Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN
TI NGHIấN CU KHOA HC
CP C S NM 2011
NÂNG CAO Kỹ NĂNG THUYếT TRìNH CHO SINH VIÊN
TIếNG ANH THƯƠNG MạI NHằM ĐáP ứNG YÊU CầU
CủA CáC NHà TUYểN DụNG
Mã Số: T2011.21
CHủ NHIệM Đề TàI: TS. PHM TH THANH THY
Hà NộI - 1/2013
Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN
TI NGHIấN CU KHOA HC
CP C S NM 2011
NÂNG CAO Kỹ NĂNG THUYếT TRìNH CHO SINH VIÊN TIếNG
ANH THƯƠNG MạI NHằM ĐáP ứNG YÊU CầU
CủA CáC NHà TUYểN DụNG
Mã Số: T2011.21
CHủ NHIệM Đề TàI: PHM TH THANH THY
THNH VIấN : Trn Qunh Lờ (H Quc Gia HN)
H Th Hng Sn (Khoa NNKT- KTQD)
Trn Xuõn Bỏch (Sinh viờn HKTQD)
Hà NộI - 1/2013
BÁO CÁO GIẢI TRÌNH ĐỀ TÀI NCKH CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: NÂNG CAO KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHO SINH
VIÊN TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA
CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG
I/ Những phần có chỉnh sửa:
1. Tên đề tài: Sẽ giữa nguyên tên đề tài như đã đăng ký trong bản thuyết
minh.
2. Câu hỏi nghiên cứu:
(1): Các công ty có nhu cầu về kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh như
thế nào?
(2) Khả năng sử dụng tiếng Anh để thuyết trình của sinh viên chuyên
ngành tiếng Anh Thương mại như thế nào?
(3): Có những cách làm cụ thể nào để có thể thu hẹp khoảng cách giữa
trình độ của sinh viên và đòi hỏi của nhà tuyển dụng thông qua giảng dạy kỹ
năng thuyết trình bằng tiếng Anh cho sinh viên tiếng Anh thương mại?
Sửa thành:
1. Yêu cầu của các công ty về kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh từ
phía nhân viên của mình như thế nào?
2. Khả năng thuyết trình bằng tiếng Anh của sinh viên TATM đang học
và đã tốt nghiệp như thế nào?
3. Có những biện pháp nào để thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và thực
tế yêu cầu của các nhà tuyển dụng?
3. Danh mục các công ty gửi phiếu điều tra được bổ sung vào báo cáo.
4. Bổ sung phần thuyết minh về đối tượng và cách chọn mẫu phỏng vấn
(các công ty).
5. Bổ sung phần thuyết minh về đối tượng và cách chọn mẫu phỏng vấn
(sinh viên TATM)
6. Bổ sung kết quả phỏng vấn (phụ lục 6) và bảng hỏi các nhà tuyển
dụng vào phần phụ lục (phụ lục 1).
7. Các chương mục được đánh số lại cho phù hợp với quy định.
8. Bổ sung bảng giải thích thuật ngữ.
9. Bổ sung phần phân tích kết quả khảo sát về đánh giá của những nhà
tuyển dụng đối với năng lực giao tiếp và thuyết trình của sinh viên TATM.
II/ Những phần giữ nguyên:
1. Giữ nguyên cách trích dẫn và sử dụng tài liệu vì cách trích dẫn trong
bài báo cáo áp dụng theo chuẩn của phong cách APA (American
Psychological Association).
2. Một số chữ tiếng Anh trong các tên môn học, hoặc các chủ đề trong
đề cương môn học để đảm bảo tính tương đương trong dịch thuật vì đề cương
các môn học này được viết bằng tiếng Anh.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
********************
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Tên đề tài: NÂNG CAO KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHO SINH VIÊN TIẾNG
ANH THƯƠNG MẠI NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CÁC NHÀ
TUYỂN DỤNG
Mã số: T2011.21
Chủ nhiệm: Phạm Thị Thanh Thùy
Thời gian thực hiện: 1 năm
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế quốc dân
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Các sản phẩm của đề tài
- 01 báo cáo tổng hợp có dung lượng 80 trang.
- 01 báo cáo tóm tắt có dung lượng 2 trang.
- 01 hội thảo chuyên ngành cấp Trường (tháng 8/2011)
- 01 tài liệu bổ trợ môn “Kỹ năng nói giao tiếp” cho sinh viên TATM- ĐH KTQD
năm thứ 3.
- 05 bài tham dự Hội thảo khoa học quốc gia:
o “Một số đóng góp để nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh giao tiếp đáp
ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng”, Kỷ yếu hội thảo khoa học của trường ĐH
Hà Tĩnh “Nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội” tổ chc
5/2012.
o “The Effects of Peer Cooperation and Correction on Teaching Writing
Skills for First Year Students”, kỷ yếu hội thảo khoa học của Trường ĐH
Tài Chính
o “Project Work (PW)- A Catalyst for Teaching Presentation Skills for Senior
Business English Students to Meet the Labour Market Demand”, kỷ yếu hội
thảo khoa học cấp trường “Đào tạo Ngoại Ngữ Đáp Ứng Nhu Cầu Của Thị
Trường Lao Động” do Khoa NN Kinh tế chủ trì, tổ chức 10/2011.
o “Đi tìm lời giải cho bài toán thiếu giảng viên dạy ngoại ngữ chuyên ngành
đáp ứng yêu cầu xã hội”, kỷ yếu hội thảo cấp trường “Đào tạo Ngoại Ngữ
Đáp Ứng Nhu Cầu Của Thị Trường Lao Động” do Khoa NN Kinh tế chủ
trì, tổ chức 10/2011.
o “Applying Peer Learning in Teaching English for Academic Purposes
(EAP) Writing Classes at National Economics University (NEU), kỷ yếu
hội thảo cấp trường “Dạy và học Tiếng Anh Thương mại- Đổi mới và Sáng
kiến” do trường ĐH Ngoại thương tổ chức 11/2012.
- 2 báo cáo khoa học BM:
o Nhu cầu tuyển dụng của một số công ty trên địa bàn HN (Kết quả khảo sát
của nhóm NC đề tài cấp cơ sở).
o Thực trạng năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của sinh viên TATM năm thứ
4 (Kết quả khảo sát của nhóm NC đề tài cấp cơ sở).
2. Những điểm mới trong các kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng đào tạo hiện nay đặc biệt là đào tạo tiếng Anh, báo
cáo đã đưa ra một bức tranh khá đầy đủ về môi trường đào tạo tiếng Anh nói chung và đào
tạo tiếng Anh giao tiếp, thuyết trình nói riêng trong trường ĐH Kinh tế Quốc dân hiện nay;
về giáo trình cũng như những chủ đề nội dung được đề cập trong những giáo trình đang
được sử dụng, từ đó đưa ra những đánh giá những điểm mạnh, và những điểm mà những
cuốn giáo trình giảng dạy về giao tiếp và thuyết trình cần sửa đổi.
Báo cáo cũng đưa ra những đánh giá về trình độ tiếng Anh của sinh viên TATM-
ĐHKTQD đặc biệt trình độ tiếng Anh trong giao tiếp và thuyết trình từ góc độ tự đánh giá của
những sinh viên TATM này và từ góc độ những nhà tuyển dụng. Từ góc độ tự đánh giá, báo
cáo đưa ra sự so sánh giữa thời gian trước khi sinh viên TATM tốt nghiệp với thời gian sau khi
tốt nghiệp và làm việc tại một số công ty, khách sạn, dự án để thấy được sự khác biệt về loại
hình nghề nghiệp, mức lương thu nhập, thăng tiến giữa mong muốn, mơ ước của sinh viên
TATM với thực tế trong môi trường đi làm. Từ góc độ đánh giá của những nhà tuyển dụng,
báo cáo nêu lên những nhận xét của những nhà tuyển dụng, của những đồng nghiệp với sinh
viên TATM tốt nghiệp về kỹ năng giao tiếp và thuyết trình của họ.
Báo cáo cũng cung cấp những thông tin về yêu cầu của những nhà tuyển dụng về kỹ
năng giao tiếp và thuyết trình đối với nhân viên của họ, để từ đó có được sự so sánh giữa
năng lực thực tế của sinh viên TATM với những yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
Từ những thực tế và yêu cầu của những nhà tuyển dụng, tác giả của đề tài cũng đưa
ra một số giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo với nhu cầu về kỹ năng giao
tiếp và thuyết trình của những nhà tuyển dụng.
3. Giá trị ứng dụng của các kết quả nghiên cứu
- Cung cấp tài liệu tham khảo cho những người chịu trách nhiệm soạn thảo chương
trình giảng dạy để từ đó có định hướng đưa những nội dung đáp ứng yêu cầu của những
nhà tuyển dụng vào chương trình giảng dạy.
- Cung cấp tài liệu tham khảo cho sinh viên TATM trong việc định hướng học tập
những kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội.
- Cung cấp tài liệu tham khảo cho giảng dạy môn thuyết trình tiếng Anh.
Ngày 29 tháng 1 năm 2013
Chủ nhiệm đề tài
Phạm Thị Thanh Thùy
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
TATM : Tiếng Anh Thương mại
BEI : (Business English Index)- chỉ số đo mức độ chuyên nghiệp trong
việc sử dụng tiếng Anh kinh doanh trong môi trường làm việc.
BE : Business English
BÁO CÁO TÓM TẮT
Tên đề tài: NÂNG CAO KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHO SINH VIÊN TIẾNG
ANH THƯƠNG MẠI NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG
Một thực trạng đáng lo ngại hiện nay đó là rất nhiều sinh viên có học lực khá
giỏi ra trường nhưng không tìm được việc làm như mong muốn chỉ vì một lý do đơn
giản là không có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong môi trường công việc.
Trong số những sinh viên may mắn tìm được việc làm sau khi ra trường thì phần
lớn trong số đó không làm đúng nghề mà mình được đào tạo cũng bởi trình độ
ngoại ngữ kém. Một thực tế khác đó là phần lớn các nhà tuyển dụng không muốn
tuyển sinh viên mới tốt nghiệp vào các vị trí đòi hỏi khả năng thuyết trình bằng
tiếng Anh cao bởi họ không muốn mạo hiểm gửi gắm những thương vụ của họ cho
những sinh viên không có những kỹ năng tiếng Anh nổi trội. Một số người cho
rằng, thực trạng đáng buồn nêu trên là do phương pháp đào tạo ở các trường phổ
thông và đặc biệt các trường đại học hiện nay chỉ đáp ứng được một phần các yêu
cầu của thị trường lao động trong việc đào tạo ngoại ngữ. Nhóm nghiên cứu chúng
tôi sẽ đi tìm hiểu thực trạng trên và phần nào đưa ra lời giải để xóa dần khoảng cách
giữa thực trạng đào tạo và yêu cầu của những nhà tuyển dụng. Nhóm nghiên cứu cố
gắng tìm câu trả lời cho những câu hỏi như (1) Yêu cầu của các công ty về kỹ năng
thuyết trình bằng tiếng Anh của nhân viên của mình như thế nào? (2) Khả năng
thuyết trình bằng tiếng Anh của sinh viên TATM như thế nào dưới góc độ tự đánh
giá và đánh giá của những nhà tuyển dụng? (3) Có những biện pháp nào để thu hẹp
khoảng cách giữa đào tạo và thực tế yêu cầu của các nhà tuyển dụng?
Nhóm nghiên cứu tiến hành đồng thời nhiều phương pháp: (1) phân tích các
mẩu quảng cáo để tìm hiểu về nhu cầu chung về ngoại ngữ của các công ty trên thị
trường lao động; (2) phát bảng hỏi những sinh viên TATM đang học trong các khóa
học về giao tiếp và thuyết trình; (3) phát bảng hỏi những sinh viên TATM mới ra
trường để tìm hiểu những mong muốn của họ trước khi học các khóa học về giao tiếp
và thuyết trình cũng như thực tế công việc họ đang làm; (4) quan sát các buổi thuyết
trình của một số sinh viên TATM đã tốt nghiệp trong các buổi thuyết trình bằng tiếng
Anh của họ tại công ty họ đang làm việc; (5) phỏng vấn sâu một số nhà tuyển dụng
để hiểu sâu hơn những yêu cầu của họ về tiếng Anh đối với những sinh viên TATM
đã tốt nghiệp và đang làm việc tại một số công ty. Kết quả thu được từ việc áp dụng
những phương pháp nêu trên sẽ được phân tích kỹ lưỡng trong báo cáo này.
11
BÁO CÁO CHÍNH
Tên đề tài: NÂNG CAO KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHO SINH VIÊN TIẾNG
ANH THƯƠNG MẠI NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG
I/ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO TIẾNG ANH
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các nhà giáo dục (bên cung) thường cố
gắng giới thiệu những chương trình của mình là “đào tạo theo nhu cầu của xã hội”,
“đào tạo theo xu thế xã hội”, nhằm tạo ra những “sản phẩm” có thể đáp ứng ngay
lập tức các nhu cầu của bên “tiêu thụ”. Nhưng ở một góc độ khác, các nhà tuyển
dụng (bên cầu) thì vẫn không ngớt phàn nàn về năng lực của sinh viên mới ra
trường khi họ tuyển dụng nhân viên (Dũng 2005). Nếu nhìn vào chỉ số BEI
(Business English Index)- chỉ số đo mức độ chuyên nghiệp trong việc sử dụng tiếng
Anh kinh doanh trong môi trường làm việc ở các nơi trên thế giới, thì tuy chỉ số
BEI của người lao động Việt nam tương đối cao (4.55) so với một số nước (Brazil
2.95; Nga 3.60; Trung Quốc 4.44), người lao động Việt nam vẫn bị nhận xét là có
phản ứng còn rất thấp trong giao tiếp khi sử dụng tiếng Anh.Vậy làm thế nào để thu
hẹp khoảng cách giữa nhu cầu của bên tuyển dụng và khả năng của sinh viên mới ra
trường để “cung” gặp được “cầu”?
Nguyên cứu này sẽ không có tham vọng đi tìm câu trả lời cho tất cả vấn đề
này, mà sẽ chỉ tập trung tìm hiểu sâu hơn về một khía cạnh của vấn đề: yêu cầu về
tiếng Anh giao tiếp và thuyết trình của những nhà tuyển dụng đối với sinh viên mới
ra trường trong một số công ty trên địa bàn Hà nội và xem xét khả năng đáp ứng
của sinh viên cụ thể là sinh viên tiếng Anh thương mại (TATM)- Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân sau khi theo học một số chương trình dạy nói và thuyết trình
trong trường, để từ đó đưa ra một số gợi ý để xóa dần khoảng cách này.
I.1. Môi trường đào tạo
Kỹ năng nói cơ bản được phân bổ giảng dạy trong 4 học kỳ với tổng số 9 đơn
vị học trình (2-2-2-3). Mục tiêu của giai đoạn đào tạo kỹ năng nói cơ bản là nâng
cao và biết sử dụng tiếng Anh có hiệu quả trong các tình huống giao tiếp và về một
số chủ điểm thông thường. Đây là khối lượng tiếng Anh nằm trong khối lượng kiến
12
thức chung cơ bản tiến tới mở rộng và nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành
tiếng. Thông qua hoạt động học tập, sinh viên cần phát triển được các phẩm chất
cần thiết như khả năng tự học, tự tìm hiểu kiến thức, biết chia sẻ với người khác.
Mục tiêu cụ thể của quá trình đào tạo kỹ năng nói này là: (1) Củng cố kiến
thức và kỹ năng thực hành tiếng cơ bản, nâng cao và mở rộng các kiến thức ngôn
ngữ và các kỹ năng thực hành tiếng ở cấp độ trước trung cấp (Pre- intermediate
Level). (2) Sinh viên sẽ được trang bị vốn kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm
và kỹ năng Nói theo một hệ thống chủ điểm gắn liền với hoạt động sinh hoạt
thường nhật (xã hội, tự nhiên, văn hoá, kinh tế và môi trường.); (3) Hình thành và
phát triển khả năng độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong giao tiếp cũng như khả năng
nghiên cứu khoa học cho sinh viên trong khi học và sau khi tốt nghiệp.
Trình độ kiến thức về tiếng Anh của sinh viên đạt được sau học phần Tiếng
Anh 1 là cấp độ trước trung cấp. Sinh viên ở trình độ này có khả năng giao tiếp hiệu
quả trong hầu hết tình huống thông thường với người bản ngữ và người nước ngoài
nói tiếng Anh. Sinh viên có khả năng hiểu những thông báo ở nơi công cộng, hiểu
nội dung các bài viết và sử dụng các cấu trúc để diễn đạt các khái niệm về không
gian, thời gian , hiểu được thông tin giao tiếp với người bản địa. Sinh viên có khả
năng viết để trao đổi thông tin, tường thuật các sự kiện, miêu tả người, vật, tả cảnh,
và diễn đạt, biểu lộ ý kiến, nhận định đối với các tình huống, sự việc, bày tỏ thái độ,
tình cảm cá nhân…Sinh viên có khả năng vận dụng từ, ngữ và cấu trúc phù hợp và
chính xác trong các tình huống giao tiếp thông thường. Sinh viên có khả năng nghe
hiểu các thông điệp, thông báo công cộng, thông báo về các số liệu, sự kiện như
thông tin về thời gian, ngày tháng, nghe và hiểu nội dung các cuộc hội thoại thông
thường và hiểu được thái độ và ý định chính của người nói. Sinh viên có khả năng
tự diễn đạt để thực hiện các chức năng ngôn ngữ ở các tình huống hội thoại như gọi
điện thoại, thu xếp hẹn gặp, đặt mua hàng, đặt phòng khách sạn, có khả năng đặt
câu hỏi, hiểu và trả lời câu hỏi, có khả năng tham gia các tình huống hội thoại thông
thường và diễn đạt cảm xúc của mình.
Trong số các kỹ năng cần cho công việc được tâp trung đào tào trong chương
trình này, kỹ năng thuyết trình được đánh giá là kỹ năng thiết yếu nhất trong công
13
việc. Kỹ năng thuyết trình sẽ quyết định tới sự thành bại trong nghề nghiệp tương
lại của các ứng viên đặc biệt là các nghề liên quan tới việc nói trước công chúng.
Theo Euromonitor, 2012, những người lao động biết tiếng Anh giao tiếp có thể
kiếm được một khoản lương cao hơn 3 lần so với những người lao động không biết
tiếng Anh. Theo các nghiên cứu khác của Chiswick, B. (1986); Coleman (2009),
tiếng Anh giao tiếp là công cụ giúp người lao động tìm được việc làm tốt hơn, giúp
người phụ nữ tham gia làm việc trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học kỹ thuật, du
lịch. Tiếng Anh trở thành vấn đề sống còn trong môi trường lao động. Vì lý do đó,
sinh viên TATM được tạo nhiều cơ hội học tập, ứng dụng kỹ năng thuyết trình vào
các hoạt động trên lớp được mô phỏng trong môi trường làm việc.
Một phần trong chương trình học là kỹ năng thực hành nói trong môi trường
học thuật. Kỹ năng này được dạy trong 15 tuần, với các nội dung liên quan tới kỹ
năng truyền đạt thông tin và luyện tập thuyết trình. Tài liệu được sử dụng trong
chương trình học rất đa dạng, bao gồm các slides do giáo viên đảm nhiệm giảng dạy
soạn thảo nhằm cung cấp cho học viên những kỹ năng thuyết trình cơ bản. Bên cạnh
đó các video clips phục vụ riêng cho việc giảng dạy thuyết trình cũng được lồng
ghép sử dụng trong chương trình học nhằm cung cấp cho sinh viên một cái nhìn
thực tế về việc thuyết trình trong môi trường học thuật. Giáo viên còn sử dụng các
trích đoạn video do sinh viên Việt nam đã học chương trình thuyết trình trước
trong các bài giảng để sinh viên phân tích điểm tốt, điểm cần sửa đổi trong các
video đó, từ đó sinh viên học tìm được câu trả lời thế nào là một bài thuyết trình
hay. Các kỳ học nói và kỳ học thuyết trình trong môi trường học thuật chỉ là một
sự chuẩn bị cho sinh viên thực hành thuyết trình trên lớp trong các chương trình
học tiếng Anh chuyên ngành trong năm thứ 3 và 4 của chương trình đào tạo cử
nhân Tiếng Anh Thương mại như các môn marketing, tiếng Anh quản trị kinh
doanh, tiếng Anh tài chính ngân hàng, tiếng Anh quản trị quốc tế cũng như các
môn văn hóa các nước nói tiếng Anh, lý thuyết từ vựng học. Tất cả các hoạt động
trong các kỳ học dạy nói, dạy thuyết trình hay các giờ thực tập trong các môn
chuyên ngành sẽ là sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho sinh viên làm việc trong môi trường
công việc sau khi tốt nghiệp sau này.
14
Trong bài nghiên cứu này chúng tôi chỉ nghiên cứu tình hình học kỹ năng
thuyết trình của sinh viên năm thứ 3 và thứ 4 tiếng Anh Thương mại để từ đó hiểu
được điểm mạnh, điểm yếu của sinh viên để từ đó đưa ra những cách thức tăng
cường điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của sinh viên trong kỹ năng thuyết trình.
I.2. Giáo trình đào tạo kỹ năng giao tiếp và thuyết trình
I.2.1. Nội dung và kỹ năng rèn luyện
Các sách tiếng Anh được sử dụng trong khóa học nâng cao kỹ năng giao tiếp
và thuyết trình cho sinh viên nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức về lễ
nghi trong xã hội, trong kinh doanh, cuộc sống đời thường, các phong tục tập quán,
các vấn đề xã hội, tự nhiên và các tình huống giao tiếp trong môi trường kinh
doanh.
Cụ thể, trong học kỳ đầu, sinh viên TATM được học các giờ học luyện kỹ
năng giao tiếp nói 1 (speaking 1). Trong những giờ học này, sinh viên được cung
cấp những thông tin cơ bản về những hiện tượng tự nhiên, xã hội, lễ nghi… để từ đó
sinh viên có cơ hội được sử dụng những vốn từ vựng liên quan tới những chủ đề đó
nói về bản thân mình, miêu tả về vẻ mặt và đặc điểm của một người (appearance
and characteristics), các hoạt động lúc rảnh rỗi (leisure activities); lối sống (life
style); gia đình mình (your home and house), trường lớp nơi mình đang học (your
school and classmates); nghề nghiệp (job and duties); thời tiết (weather and
climates); thức ăn đồ uống (food and drinks); giao thông (traffic); kỳ nghỉ
(holidays). các cách xử lý các tình huống khó khăn khi gặp phải… Học kỳ đầu này
sinh viên được làm quen với kỹ năng độc thoại về một chủ đề có sẵn trong một
khoảng thời gian giới hạn. Việc vận dụng những từ vựng trong các chủ đề vào các
tình huống mà giáo viên đưa ra cũng như các câu hỏi bất ngờ trên lớp tạo điều kiện
để sinh viên sử dụng từ vựng “sống động” (life language) trong giao tiếp.
Sang học kỳ 2, sinh viên TATM vẫn được cung cấp những chủ đề liên quan
tới các vấn đề về tự nhiên, xã hội, nhưng chuyên sâu hơn như các sáng kiến mới
(great ideas); các mối đe dọa tới môi trường (threats to our environment); giải pháp
bảo vệ môi trường (saving our environment); các sự kiện đang diễn ra (current
events); an toàn (safety); lịch sử (history); nghệ thuật và giải trí (art and
15
entertainment); hài hước (comedy); bí ẩn (misteries); danh tiếng (fame); khoa học
công nghệ (scientific technology). Nhưng trong học kỳ 2 này, sinh viên TATM
được rèn luyện những kỹ năng giao tiếp mang tính hàn lâm hơn nhằm thực hiện quá
trình giao tiếp thành công hơn như kỹ năng chỉ dẫn thông tin cho người khác
(giving instructions); kỹ năng nhận xét (giving comments); kỹ năng thể hiện sự lo
lắng, quan tâm (Expressing anxiety and worries); kỹ năng thể hiện sự cam kết trước
một hành động (Expressing commitments); kỹ năng báo cáo thông tin (reporting
news); kỹ năng đưa ra dự đoán (expressing predictions); kỹ năng thể hiện sự ngạc
nhiên (expressing surprise); kỹ năng đưa ra một lời cảnh báo (expressing a warning)
… Đây là những kỹ năng rất cần thiết trong cuộc sống. Sở hữu những kỹ năng này
sẽ giúp cho sinh viên tự tin, chủ động hơn trong giao tiếp hàng ngày và trong công
việc sau này. Những tình huống được giáo viên đưa ra trong hoạt động trên lớp tạo
thuận lợi cho sinh viên làm việc theo cặp hoặc theo nhóm, từ đó sinh viên có thể
quen với việc trình bày một vấn đề cho người khác, tiếp lời trong giao tiếp (thể hiện
sự quan tâm khi người khác nói chuyện) và trả lời những câu hỏi liên quan tới chủ
đề đó bằng tiếng Anh.
Các chủ đề mà sinh viên TATM được cung cấp trong học kỳ 3 học về kỹ năng
thuyết trình liên quan tới các vấn đề về xã hội và tới kinh doanh như công việc
(work); tổ chức doanh nghiệp (corporate organization); tiền (money); ngôn ngữ
(language); chất lượng (quality); môi trường (environment); văn hóa (culture); lãnh
đạo (leadership); toàn cầu hóa (globalization); đổi mới (innovation). Các chủ đề này
cung cấp cho sinh viên TATM một bức tranh toàn cảnh về văn hóa, xã hội, kinh tế
với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Bên cạnh các chủ đề này, sinh viên
TATM còn được cung cấp các tình huống xử lý với những thông tin thực về một
công ty đang hoạt động trong nước hoặc trên thế giới, để từ đó sinh viên hiểu được
hoạt động kinh doanh của công ty đó, các vấn đề mà công ty đang mắc phải. Nhờ
những tình huống xử lý thực này, sinh viên TATM có cơ hội được rèn luyện kỹ
năng trình bày những giải pháp thực tháo gỡ cho những vấn đề mà các công ty này
đang mắc phải trong một môi trường thực. Học kỳ 3 tạo điều kiện cho sinh viên
TATM được rèn luyện các kỹ năng về hoạt động cặp và hoạt động nhóm. Sinh viên
16
TATM được rèn luyện kỹ năng kiểm soát thời gian khi trình bày, kỹ năng thuyết
phục người khác về một vấn đề cho trước và kỹ năng tổng kết nội dung thảo luận
trong một thời gian nhất định.
Học kỳ 4 của năm thứ 2. Lúc này trình độ tiếng Anh của sinh viên TATM đã
đạt trình độ trên trung cấp (upper-intermediate). Chủ đề của học kỳ này xoay quanh
hoạt động họp (meeting) và đàm phán thương mại (business negotiations). Sinh
viên TATM được rèn luyện các kỹ năng về mở màn cuộc họp (opening a meeting);
các nguyên tắc tham gia một cuộc họp (principles to participate a meeting); kỹ năng
dẫn dắt một cuộc họp (leading a meeting); các kỹ năng đàm phán; các loại phương
tiện đàm phán; ngôn ngữ trong đàm phán…Trong học kỳ này, sinh viên TATM
thực sự được đắm mình trong một môi trường kinh doanh nơi các tình huống và các
thông tin thương mại thay đổi, diễn biến khó đoán biết. Học kỳ này giúp cho sinh
viên TATM học được các kỹ năng xử lý các tình huống kinh doanh mau lẹ, khôn
khéo trong một môi trường tiếng Anh cao cấp.
Sang học kỳ 5, sinh viên TATM được học kỹ năng thuyết trình trong môi
trường tiếng Anh học thuật (EAP). Sinh viên được cung cấp lý thuyết về cách
thuyết trình như các cách mở đầu một buổi thuyết trình, kỹ năng phát triển bài
thuyết trình, ngôn ngữ thuyết trình phù hợp với những đối tượng phù hợp, kỹ năng
kết thúc bài thuyết trình, kỹ năng xử lý trôi chảy các câu hỏi trong buổi thuyết trình
hoặc sau buổi thuyết trình. Sinh viên TATM cũng được thực hành sau mỗi phần lý
thuyết cùng với nhóm của mình, do đó sinh viên TATM được áp dụng ngay những
phần lý thuyết vừa học vào bài thuyết trình ngắn 5-10’ của mình dưới sự chứng kiến
và nhận xét của những sinh viên khác và của giáo viên.
Giáo trình trong cách học kỳ này đều được tổng hợp và chọn lựa từ các sách
giảng dạy kỹ năng giao tiếp và thuyết trình được viết bởi người bản ngữ, do đó
ngôn ngữ được sử dụng trong giáo trình là ngôn ngữ chuẩn, được cập nhật. Bên
cạnh đó, giáo viên giảng dạy các kỹ năng này còn cung cấp cho sinh viên những bài
đọc trên mạng phù hợp với trình độ, nội dung và phong cách học của sinh viên, do
đó sinh viên cũng đồng thời được cung cấp những thông tin mới mẻ trên thế giới.
17
I.2.2. Bố cục của giáo trình
Giáo trình được bố cục thống nhất trong toàn bộ 4 học kỳ. Đầu mỗi cuốn giáo
trình là tóm tắt toàn bộ nội dung sẽ được giảng dạy, những kỹ năng mà sinh viên sẽ
được phát triển, phần tài liệu giáo trình cũng như tài liệu tham khảo sẽ được sử
dụng trong quá trình giảng dạy.
Tuy bộ giáo trình này là tập bài giảng được tổng hợp từ các sách dạy giao tiếp
khác nhau nhưng tài liệu được lựa chọn đều do các tác giả bản ngữ viết, do đó ngôn
ngữ tiếng Anh trong giáo trình là tiếng Anh chuẩn. Bộ giáo trình được chia thành
các phần như sau: phần 1 cung cấp cho sinh viên vốn từ vựng cơ bản liên quan tới
chủ đề để sinh viên có thể vận dụng những từ vựng đó vào thảo luận những câu hỏi
đơn giản do giáo viên đưa ra về các vấn đề liên quan tới thông tin cá nhân, đời sống.
Phần từ vựng được thiết kế với các dạng bài tập nhỏ, giúp sinh viên học từ vựng
một cách nhẹ nhàng thông qua việc làm các bài tập nhỏ này. Sau phần từ vựng là
phần bài đọc- cung cấp cho sinh viên thông tin cần thiết để sinh viên có thể sử dụng
những nội dung đó làm cứ liệu, trích dẫn khi thảo luận, và phần bài đọc này còn
giúp sinh viên biết cách sử dụng từ vựng vừa học trong một văn cảnh thực- tránh
cho việc sử dụng từ vựng “chay”- học từ từ điển mà không hiểu về nghĩa cũng như
cách dùng của các từ vựng đó. Sau mỗi bài đọc là phần tình huống hoặc các câu hỏi
giúp cho sinh viên được sử dụng ngôn ngữ trong hoàn cảnh có nghĩa và có thể vận
dụng thông tin trong bài đọc để phát triển quá trình giao tiếp của mình. Các câu hỏi
trong phần này được xây dựng từ dễ (vì mục đích chính của bài đọc là giúp sinh
viên có thể lấy thông tin trong bài đọc để nói) đến khó (sinh viên phải phân tích và
bổ sung thêm ý kiến cá nhân của mình để trả lời các câu hỏi được đưa ra này).
Trong bài còn có các bức tranh minh họa để làm cho cuốn sách sinh động hơn.
I.2.3. Đánh giá
Về bố cục, các cuốn giáo trình được trình bày rất hệ thống và thống nhất trong
toàn bộ 4 cuốn giáo trình. Các bài đọc cung cấp nội dung từ dễ đến khó, từ chung
chung tới hàn lâm. Độ khó của các học phần sau (3-4) ngày càng cao và nội dung
cũng như từ vựng càng phức tạp. Nội dung của học phần 4 chỉ chuyên sâu vào chủ
đề họp hành và đàm phán nên thông tin rất tập trung và rất thiết yếu cho sinh viên
sử dụng sau này trong môi trường nghề nghiệp.
18
Tuy giáo trình chỉ chuyên về rèn luyện cho sinh viên kỹ năng giao tiếp và
thuyết trình, nhưng nội dung bài đọc có ý nghĩa hỗ trợ rất cao trong việc cung cấp
cho sinh viên vốn từ vựng và kiến thức cập nhật nhằm giúp họ phát triển được nội
dung giao tiếp sâu. Tuy phần giáo trình không nhằm dạy cho sinh viên về ngữ pháp,
nhưng thông qua bài đọc và một số bài tập ngắn, sinh viên sẽ phần nào được củng
cố thêm vốn ngữ pháp của họ.
Đứng về phía nhà tuyển dụng, chúng tôi thấy các cuốn giáo trình giảng dạy về
kỹ năng giao tiếp và thuyết trình này chưa thực sự cung cấp cho sinh viên vốn từ
vựng và chủ đề về thương mại, kinh tế- đây chính là điều mà sinh viên TATM khá
yếu khi ra làm việc thực sự. Tất nhiên không thể cung cấp cho sinh viên tất cả các
vốn từ vựng về các lĩnh vực liên quan tới nghề nghiệp của họ sau này, do đó, giáo
trình cần gợi ý những chủ đề khác nhau để sinh viên luyện tập giao tiếp với các chủ
để đó để từ đó sinh viên phải xây dựng vốn từ vựng cho riêng mình. Các kỹ năng
được xây dựng trong các học phần như trao đổi cặp, thảo luận nhóm, dẫn các cuộc
họp, phát triển và kiểm soát thảo luận trong cuộc họp … là những kỹ năng thực sự
cần thiết cho sinh viên sau này trong môi trường công việc. Tuy nhiên những điều mà
sinh viên TATM được sử dụng và thảo luận trên lớp chỉ mang tính chất “mô phỏng”,
những tình huống được dựng lên nhằm phục vụ cho mục đích giảng dạy kỹ năng giao
tiếp mà thôi. Do đó, các giáo trình này nên có nhiều tình huống thực về các công ty
có thực và các case study để từ đó sinh viên được thực sự “đắm mình” trong một môi
trường kinh doanh và thương mại, được sử dụng từ vựng để nói về một tình huống
thực, từ đó phần nào họ quen với các phân tích tình huống những khó khăn của các
công ty mà họ có thể gặp trong môi trường công việc trong tương lai.
II/ THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ SINH VIÊN TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI
Sinh viên TATM thi đầu vào khối D theo đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tuy nhiên đề thi không kiểm tra kỹ năng nghe và nói của sinh viên mà chỉ tập trung
vào ngữ pháp, kỹ năng đọc hiểu của sinh viên. Sinh viên được kiểm tra kỹ năng đọc
hiểu thông qua việc trả lời các bài đọc hiểu ngắn với những câu hỏi trắc nghiệm
hoặc trả lời thông tin ngắn sau bài đọc. Kỹ năng viết của sinh viên được kiểm tra
thông qua bài dựng câu và viết lại câu với các từ hoặc cụm từ cho sẵn. Sinh viên
19
phải sử dụng những cụm từ cho sẵn để viết lại một câu khác sao cho nội dung của
những câu viết lại không bị thay đổi so với câu đã cho sẵn. Một dạng bài khác là
sinh viên viết lại các câu từ những cụm từ cho sẵn bằng cách viết thêm những từ nối
vào những cụm từ cho sẵn, hoặc chia động từ trong các câu cho sẵn đó. Chính vì
cách thi này mà sinh viên thi đại học nói chung và sinh viên TATM nói riêng
thường không có ý thức học kỹ năng nghe, nói trước khi vào trường và kết quả là họ
rất kém về hai kỹ năng này. Nhận biết được sự hạn chế này của sinh viên tiếng Anh
thương mại khi vào trường, bộ môn Tiếng Anh thương mại- phụ trách chuyên môn
đào tạo sinh viên tiếng Anh Thương mại đã thiết kế một chương trình tiếng Anh tập
trung đào tạo cho sinh viên mình kỹ năng nghe và nói bên cạnh củng cố những kiến
thức ngữ pháp, từ vựng, kỹ năng đọc, và viết cho sinh viên. Chúng tôi tiến hành
nghiên cứu thực trạng của sinh viên TATM về khả năng thuyết trình bằng tiếng Anh
để có được cái nhìn tương đối toàn diện về trình độ của sinh viên và hiểu được sự
khác biệt giữa những gì mà thực tế sinh viên có thể đạt được với những gì mà nhà
tuyển dụng yêu cầu, từ đó xây dựng một chương trình môn học thỏa mãn gần nhất
nhu cầu của sinh viên, cũng như yêu cầu của nhà tuyển dụng.
II.1. Trình độ của sinh viên TATM dưới góc độ tự đánh giá của sinh viên
TATM.
Nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá trình độ của sinh viên TATM từ góc độ
người học tự đánh giá. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là 300 sinh viên tiếng
Anh Thương mại của Khoa Ngoại ngữ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
các khóa 48 đến 51. Thông qua mạng lưới cựu sinh viên TATM của Khoa, chúng
tôi gửi đường link bảng hỏi từ SurveyMonkey tới hòm thư của tất cả 300 sinh viên
có trong mạng lưới cựu sinh viên để họ trả lời câu hỏi. Chúng tôi gửi các bảng hỏi
khác nhau cho các đối tượng sinh viên TATM khác nhau. Chúng tôi tiến hành khảo
sát thông qua việc gửi các đường link của phần mềm SurveyMonkey tới 2 đối tượng
sinh viên TATM. Đối tượng 1 là những sinh viên đang học chương trình TATM tại
Khoa Ngoại ngữ Kinh tế- ĐHKTQD nhằm thu nhận những đánh giá của họ về các
khóa học giao tiếp và kỹ năng thuyết trình đang được tiến hành tại bộ môn TATM
cũng như tìm hiểu về những đánh giá, mong mỏi của họ về bản thân sau khi ra
20
trường. Bảng hỏi (phụ lục 5) gồm 12 câu hỏi. Các câu hỏi xoay quanh những thực
tế mà sinh viên đang trải nghiệm, những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong các
khóa học về kỹ năng nói tiếng Anh, thuyết trình bằng tiếng Anh. Tự đánh giá những
điểm mạnh, điểm yếu của họ cũng như những đề xuất của họ để nâng cao tính hiệu
quả của các khóa học. Để tìm hiểu năng lực của nhóm đối tượng 1 này, chúng tôi
còn tiến hành phỏng vấn sâu (phụ lục 2) một số giáo viên giảng dạy kỹ năng nói và
kỹ năng thuyết trình của sinh viên TATM. Phần phỏng vấn này đi sâu vào những
điểm mạnh, điểm yếu của sinh viên TATM, những trở ngại của giáo viên khi giảng
giải cho sinh viên TATM, những so sánh của giáo viên về năng lực nói, thuyết trình
của sinh viên trong các lớp và các khóa học.
Đối tượng 2 là những sinh viên TATM sau khi đã tốt nghiệp và hiện tại đang
làm tại một số công ty. Bảng câu hỏi (phụ lục 4) dành cho đối tượng này nhằm tìm
hiểu thực trạng khả năng đáp ứng những yêu cầu nghề nghiệp của những sinh viên
TATM sau khi ra trường so với yêu cầu của công việc họ đang làm. Bảng hỏi này đi
sâu tìm hiểu khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của họ trong các công ty; những
điểm mạnh, điểm yếu của họ trong quá trình thực hiện thuyết trình trong công ty;
các đặc điểm của các buổi thuyết trình trong các công ty; chủ trương đào tạo kỹ
năng thuyết trình của công ty. Ngoài ra chúng tôi còn yêu cầu đối tượng 2 đưa ra
những gợi ý để cải thiện các khóa học nói và thuyết trình được tốt hơn từ góc độ
những người đã được đào tạo và làm việc trong thực tế. Bên cạnh thu thập thông tin
bằng bảng hỏi đối với đối tượng 2, chúng tôi còn tiến hành quan sát một số buổi
thuyết trình (05) của một số sinh viên TATM đã tốt nghiệp và hiện đang làm việc
tại một số công ty, khách sạn nhằm đánh giá năng lực thực sự của đối tượng 2 này
trong môi trường làm việc của họ.
II.1.1. Sinh viên TATM tự đánh giá năng lực giao tiếp và thuyết trình.
II.1.1.1. Kiến thức:
Về mặt kiến thức, sinh viên TATM trong các khóa học về kỹ năng thuyết trình
có một khối lượng kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ tiếng Anh, văn hóa, xã hôi về
các nước nói tiếng Anh, có năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh ở cấp độ cao trong
các tình huống trong cuộc sống. Sau khóa học, sinh viên TATM có thể có đủ kiến
21
thức để làm việc trong những lĩnh vực như giảng dạy, biên, phiên dịch, kinh doanh,
thương mại, kinh tế, quản trị, tài chính, ngân hàng, trong các công ty viễn thông, các
trung tâm nghiên cứu (ngôn ngữ, kinh tế, quản lý…); nhân viên các dự án kinh tế,
viễn thông, dịch vụ, marketing… hoặc trong các tổ chức có sử dụng tiếng Anh.
Bên cạnh đó, nhiều sinh viên có đủ trình độ tiếng Anh học thuật ở cấp độ cao
để có thể tiếp tục học xa hơn và trau dồi kiến thức về tiếng Anh nhằm khám phá thế
giới khoa học rộng lớn cũng như khối kiến thức rộng hơn về văn hóa của các nước
nói tiếng Anh.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất mà hầu hết sinh viên TATM phải cần
sau khi tốt nghiệp đó là kỹ năng sử dụng tiếng Anh để giao tiếp và đặc biệt là kỹ
năng thuyết trình. Thông thường kỹ năng thuyết trình thường được hiểu là việc tŽnh
bày một vấn đề mang tính hàn lâm trước một nhóm người hoặc một cuộc họp và có
sử dụng các phương tiện hỗ trợ như slide PowerPoint, hình ảnh, âm thanh… Tuy
nhiên, thực ra kỹ năng thuyết trình luôn cần thiết và được mọi người sử dụng hàng
ngày từ giáo viên đứng giảng trước lớp, các doanh nhân sử dụng kỹ năng thuyết
trình để thuyết phục khách hàng, để trình bày chiến lược, kế hoạch kinh doanh của
mình hoặc của công ty mình, đến những người đầu bếp cũng phải sử dụng kỹ năng
thuyết trình khi muốn trình bày món ăn của mình trước thực khách hoặc các đồng
nghiệp của mình… Đặc biệt trong thế giới mà thương mại và kinh doanh phát triển
như hiện nay, tính cạnh tranh trong môi trường làm việc cũng rất khắc nghiệt và
điều này đòi hỏi người tham gia vào môi trường làm việc đó phải biết thể hiện năng
lực công việc của mình bằng việc trình bày những ý tưởng, kế hoạch của mình
trước một người hoặc một nhóm người. Sinh viên TATM sau khi học qua các khóa
học về kỹ năng nói và thuyết trình trên lớp sẽ có thể làm chủ được ngôn ngữ nói của
mình, tự tin khi đứng trước đám đông và các học kỳ rèn luyện kỹ năng nói giúp họ
củng cố các cách thức tiếp cận các tình huống khác nhau, tập trung vào giải quyết
ngay các vấn đề thay vì đi lan man tiêu tốn thời gian của cả người nghe và người
nói. Môi trường đào tạo năng động và chuyên nghiệp của các kỳ học về kỹ năng nói
giúp sinh viên có được những kiến thức về kỹ năng thuyết trình, và sự tự tin khi
thuyết phục người nghe. Khi được hỏi, hầu hết sinh viên TATM (80%) đều nhận
22
thức được tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình. 52% sinh viên TATM cho rằng
họ có khả năng giải quyết được các tình huống khó khăn trong cuộc sống và những
kiến thức trong khóa học giúp họ giải quyết các thương vụ đàm phán và kể cả công
việc trong cuộc sống nào. Dưới góc độ tự đánh giá, 60% sinh viên TATM cho rằng
sau các kỳ học kỹ năng nói và thuyết trình, họ sẽ có thể đáp ứng những yêu cầu khắt
khe về kỹ năng nói, thuyết trình của những nhà tuyển dụng.
Được học tập trong một môi trường năng động luôn là mong ước của bất kỳ
sinh viên nào. Sinh viên TATM được học tập trong môi trường Đại học Kinh tế
Quốc dân năng động là một điều may mắn. Đã từ lâu trường Đại học Kinh tế Quốc
dân đã nổi tiếng bởi tính tự chủ của Hội đồng Nhà trường, bởi những chương trình
đào tạo liên kết, tới những hoạt động ngoài giờ, những hội sinh viên tình nguyện lớn
mạnh nhất miền Bắc, và các cuộc thi tạo tính chủ động, năng động cho sinh viên.
Sinh viên TATM học tiếng Anh cơ bản trong hai năm đầu và học tiếng Anh chuyên
ngành từ học kỳ 5 của năm thứ 3. Bên cạnh kiến thức về tiếng Anh, sinh viên
TATM được cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh tế, kinh doanh trong gần bốn
năm học ở trường đại học. Chính vì vậy, phần lớn sinh viên TATM cho rằng những
kỳ học tiếng Anh cơ bản và tiếng Anh chuyên ngành sẽ giúp họ nâng cao bốn kỹ
năng tiếng Anh cơ bản và kiến thức về kinh doanh, thương mại. Bên cạnh đó, trong
các kỳ học kỹ năng nói, kỹ năng thuyết trình, sinh viên TATM còn được luyện tập
các tình huống thực tế bằng tiếng Anh trong môi trường làm việc thông qua các
case studies như tình huống phỏng vấn, đàm phán, mặc cả, trình bày các vấn đề
trong công việc, tổ chức họp hành với các đối tác, thảo luận nhóm, trao đổi ý kiến
có liên quan tới một số vấn đề trong công việc. Các nội dung trong các kỳ học kỹ
năng nói và kỹ năng thuyết trình được thiết kế logic cả về nội dung lẫn tăng dần về
độ khó sẽ nhanh chóng giúp sinh viên nắm bắt được lý thuyết và áp dụng vào các
tình huống thực hành thực tế để chủ trì một cuộc họp (với các mục đích họp khác
nhau), tạo lợi thế cạnh tranh trong đàm phán, thực hành các loại hình đám phán…
Nhờ những hoạt động thực tế trong môi trường làm việc như vậy sinh viên TATM
được rèn luyện những tình huống khó khăn trước khi tốt nghiệp. Chính vì vậy phần
lớn sinh viên TATM (65%) khẳng định rằng họ có thể tự tin trong các cuộc phỏng
23
vấn và có thể được chấp nhận vào làm trong các công ty nước ngoài hoặc các tổ
chức có sử dụng tiếng nước ngoài để giao tiếp hoặc thuyết trình.
II.1.1.2. Lĩnh vực làm việc
Theo như kết quả khảo sát cho những sinh viên TATM sắp ra trường của
nhóm nghiên cứu, 45,5% sinh viên TATM cho rằng họ có thể tự tin lựa chọn công
việc sau này của họ trong lĩnh vực kinh tế như làm tư vấn cho các tổ chức nghiên
cứu các vấn đề kinh tế, các hãng kinh doanh, các công ty nước ngoài. Những lĩnh
vực khác được nhiều sinh viên TATM lựa chọn là tài chính, quản lý, quản trị, luận,
dược, các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, các tổ chức hợp tác quốc tế, ngân
hàng thương mại quốc tế, cũng như các tổ chức chuyên về nghiên cứu hàn lâm.
Nguyên nhân chính khiến cho sinh viên TATM muốn làm trong lĩnh vực kinh
tế, kinh doanh là vì họ cho rằng làm việc trong những môi trường này sẽ giúp họ có
cơ hội được làm việc trong một môi trường năng động, linh hoạt, họ có thể có được
nguồn thu nhập cao, có cơ hội thăng chức trong nghề. Làm việc trong các lĩnh vực
dịch vụ cũng là một lựa chọn của nhiều sinh viên TATM. Các lĩnh vực dịch vụ dần
dần trở thành một nhân tố quan trọng đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế
các nước trên thế giới. Việt nam cũng nằm trong xu thế chung của thế giới. Nhìn
chung sinh viên tốt nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế thường nghĩ rằng học có thể
làm trong các lĩnh vực dịch vụ vì lĩnh vực dịch vụ có liên quan tới kinh tế và hỗ trợ
cho sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Sinh viên TATM khẳng định họ có thể
làm được các vị trí như lễ tân trong các khách sạn, làm hướng dẫn viên du lịch trong
các hãng lữ hành. Cũng theo kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu, 18.4% sinh viên
mong muốn được làm trong các lĩnh vực biên, phiên dịch; 13% sinh viên mong
muốn làm trong lĩnh vực báo chí, phóng viên. Nguyên nhân của những sinh viên lựa
chọn làm việc trong lĩnh vực dịch vụ và biên phiên dịch vì họ nghĩ rằng họ sẽ có cơ
hội được sử dụng tiếng Anh mà họ đã được đào tạo, họ có thể không phải dành thời
gian cả ngày trong văn phòng làm việc, mà có thể có cơ hội đi du lịch, gặp gỡ mọi
người và họ có thể kiếm được nhiều tiền từ những vị trí trong những lĩnh vực này.
Công việc trong lĩnh vực giáo dục cũng hấp dẫn nhiều sinh viên TATM.
Nhiều sinh viên TATM cho rằng họ có thể làm giáo viên, giảng viên đại học, nhà
24
nghiên cứu trong các viện nghiên cứu…Nghiên cứu cũng chỉ ra số lượng sinh viên
TATM mong muốn trở thành giảng viên tiếng Anh rất cao (47%). Theo kết quả
khảo sát, phần lớn sinh viên trả lời bảng hỏi cho rằng họ nhận thức được sự khó
khăn, vất vả của nghề giáo và đặc biệt trong một trường đại học, nhưng họ vẫn
thích làm giảng viên tiếng Anh bởi họ được đào tạo các kỹ năng giao tiếp bằng
tiếng Anh một cách bài bản, nghề giáo cũng khá ổn định và ít khốc liệt hơn các
nghề kinh doanh bên ngoài.
Một điều thú vị trong nghiên cứu này là có tới 48.6% sinh viên TATM cho
rằng làm đúng chuyên ngành mình được đào tạo hay không không quan trọng, mà
miễn là họ được làm việc là được. Sinh viên TATM dường như rất linh hoạt và
phóng khoáng trong việc tìm xác định nghề nghiệp trong tương lai.
II.1.1.3. Các tổ chức tham gia làm việc
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tới 67.4% sinh viên TATM được
hỏi cho rằng họ phù hợp làm việc cho các tổ chức quốc tế. Theo họ, hội nhập quốc
tế là một tất yếu cho tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, chính vì
vậy hiểu biết một thứ tiếng nước ngoài là một lợi thế cho tất cả những người đi tìm
việc. Có được lợi thế trong việc học song ngành: hiểu biết ngoại ngữ và có được
kiến thức kinh tế, sinh viên TATM chắc chắn sẽ có thể tìm được một công việc
trong một công ty nước ngoài. Theo sinh viên TATM, làm việc trong các công ty
nước ngoài sẽ giúp họ có thu nhập cao và áp dụng những kiến thức ngoại ngữ và
kinh tế vào thực tế công việc. Chính vì vậy phần lớn sinh viên TATM (56%) được
hỏi mong muốn họ có thể nhận được khoản lương khoảng 6-10 triệu VND/tháng.
Đây là một mức lương cao và khó đạt được đối với một sinh viên mới ra trường.
Những sinh viên này cho rằng họ xứng đáng được trả mức lương đó bởi họ tự tin về
năng lực của mình sau khi ra trường, và họ có quyền mong muốn có được mức thu
nhập đó. Đây có thể là một điều đáng mừng vì theo như một số các nghiên cứu khác
thì phần lớn sinh viên mới ra trường chỉ mong muốn có được một vị trí ổn định, có
được mối quan hệ tốt với những đồng nghiệp đã làm việc trước ở đó. Trong khi đó
có 22,3% sinh viên TATM được hỏi cho rằng họ có thể làm được trong các công ty
trong nước và trong các phòng ban như phòng tổ chức, phòng bán hàng. Những sinh
25