Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

nghiên cứu giải pháp bảo mật cho thoại internet voip

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 74 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG




Trịnh Việt Hùng




NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BẢO MẬT CHO THOẠI INTERNET VOIP
Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 60 48 01






LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CNTT

















Thái Nguyên – 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

I
LỜI CẢM ƠN!
Trước hết em xin gửi tới thầy giáo TS. Phạm Thanh Giang – Viện Khoa học
và công nghệ, lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình trong suốt quá trình em làm luận văn
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Viện Khoa học và
công nghệ, Trường Đại học Thái Nguyên, Khoa đào tạo sau đại học – Trường Đại
học công nghệ Thông tin và truyền thông Thái Nguyên đã hết lòng dạy bảo, giúp đỡ
em trong những năm học học tập và nghiên cứu, giúp em có những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu trong chuyên môn và cuộc sống. Những hành trang đó là một
tài sản vô giá nâng bước cho em tới được với những thành công trong tương lai
Cuối cùng, em xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã
giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011
Học viên



Trịnh Việt Hùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

II
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN! I
MỤC LỤC II
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT IV
DANH MỤC CÁC BẢNG VI
MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VỀ VOIP 1
CHƢƠNG 1. CÔNG NGHỆ VOIP 4
1.1. Khái niệm VoIP 4
1.2. Lợi ích và hạn chế của VoIP 4
1.2.1. Lợi ích của VoIP 4
1.2.2. Hạn chế của VoIP 6
1.3. Các thành phần của hệ thống VoIP 6
1.4. Các giao thức VoIP 7
1.4.1. Giao thức H.323 7
1.4.1.1. Báo hiệu RAS 8
1.4.1.2 Báo hiệu điểu khiển cuộc gọi H.225 11
1.4.1.3. Giao thức H.245 12
1.4.2. Giao thức Session Initiation Protocol (SIP) 13
1.4.2.1. Các thành phần trong mạng SIP 14
1.4.2.2. Mối liên hệ giữa các thành phần trong mạng SIP 15
1.4.2.3. Các phương thức trong SIP 17
1.4.2.4. Các bước đăng ký và thực hiện cuộc gọi SIP 18
1.4.2.5. Bảo mật trong SIP 19
CHƢƠNG 2. BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG VOIP 22

2.1. Các vấn đề về bảo mật thông tin VoIP 22
2.1.1. Tấn công từ chối dịch vụ (DoS) 22
2.1.2. Quấy rối (Annoyance SPIT) 24
2.1.3. Truy nhập trái phép (Unauthorized Access) 24
2.1.4. Nghe trộm (Eavesdropping) 24
2.1.5. Giả mạo (Masquerading) 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

III
2.1.6. Gian lận (Fraud) 25
2.2. Các giải pháp bảo mật VoIP 25
2.2.1 Nhu cầu bảo mật. 25
2.2.2. Bảo vệ tín hiệu 26
2.2.2.1. Bảo vệ tín hiệu qua SIP 26
2.2.2.2. Bảo vệ tín hiệu TLS/SSL 34
2.2.3. Bảo vệ dữ liệu thoại 38
2.2.3.1. Giao thức SRTP (Secure Real-time Transport Protocol) 38
2.2.3.2. Giao thức bảo vệ dữ liệu IPSec 42
CHƢƠNG 3. CÀI ĐẶT, XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẢO MẬT CHO HỆ
THỐNG VOIP 48
3.1.Phần mềm open source Asterisk 48
3.1.1. Lịch sử ra đời của Asterisk 48
3.1.2. Ứng dụng uyển chuyển của Asterisk 49
3.1.3. Các thành phần của Asterisk 50
3.1.3.1. Cấu trúc của Asterisk 50
3.1.3.2. Tính năng của Asterisk 51
3.1.3.3. Các giao thức VoIP được Asterisk hỗ trợ 54
3.1.3.4. Các định dạng file 55
3.1.4. Cách thức cài đặt Asterisk 57

3.1.5. Giải pháp bảo mật Asterisk 58
3.2 Xây dựng mô hình thử nghiệm 60
3.2.1. Mô hình 1 Asterisk server và nhiều Client 60
3.2.2.Mô hình nhiều Server và nhiều Client 62
3.2.2.1. Cấu hình Asterisk Server cho SIP Client 62
3.2.2.2. Cấu hình các Softphone 63
3.2.2.3. Cấu hình SPA3102 64
3.2.2.4. Cấu hình giao tiếp giữa 2 Asterisk Server : 64
KẾT LUẬN VÀ DỰ KIẾN KẾ HOẠCH 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

IV
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu
viết tắt
Viết đầy đủ
Ý nghĩa
ATM
Asynchronous Transfer Mode
Chế độ truyền không đồng bộ
HIPS
Host intrusion protection
software
Phần mềm bảo vệ Host
IKE
Internet Key Exchange
Trao đổi khóa
IP

Internet Protocol
Giao thức Internet
IPv4
IP version 4
Giao thức Internet phiên bản 4
IPv6
IP version 6
Giao thức Internet phiên bản 6
ISDN
Integrated Services Digital
Network
Mạng tích hợp dịch vụ số
ISUP
ISDN User Part
Phần người dùng ISDN
ITU-T
International
Telecommunication Union-
Telecommunicatio
Standardization Sector
Hiệp hội viễn thông quốc tế - Bộ
phận chuẩn viễn thông
IUA
ISDN User Adapter
Bộ chuyển đổi người dùng ISDN
M2PA
MTP L2 Peer-to-Peer Adapter
Bộ chuyển đổi bản tin lớp 2
ngang hàng
M2UA

MTP2 User Adapter
Bộ chuyển đổi người dùng MTP2
M3UA
MTP3 User Adapter
Bộ chuyển đổi người dùng MTP3
MTP
Message Tranfer Part
Phần truyền bản tin
PC
Personal computer
Máy tính cá nhân
PCM
Pulse-Code Modulation
Bộ mã hóa mã xung
PSTN
Public Switch Telephone
Network
Mạng điện thoại công cộng
QoS
Quality of Service
Chất lượng dịch vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

V
RAS
Register Admission Status
Báo hiệu đăng kí, cấp phép, thông
tin trạng thái
RTCP

Real Time Control Protocol
Giao thức điều khiển thời gian thực
RTP
Real Time Protocol
Giap thức thời gian thực
RTP
Real Time Protocol
Giao thức thời gian thực
SAP
Session Announcement Protocol
Giao thức thông báo phiên
SCCP
Signaling Connection Control
Part
Phần điều khiển kết nối báo hiệu
SCP
Signal Control Point
Điểm điều khiển báo hiệu
SCTP
Stream Control Transmission
Protocol
Giao thức truyền điều khiển luồng
SDP
Session Description Protocol
Giao thức mô tả phiên
SIP
Session Initiation Protocol
Giao thức thiết lập phiên
SNMP
Simple Network Management

Protocol
Giao thức quản trị mạng đơn giản
SS7
Signaling System No.7
Hệ thống báo hiệu số 7
SSP
Switch Service Point
Điểm dịch vụ chuyển mạch
STP
Signal Tranfer Point
Điểm truyền báo hiệu
SUA
SCCP User Adapter
Bộ chuyển đổi người dùng SCCP
TCAP
Transaction Capabilities
Application Part
Phần ứng dụng cung cấp giao dịch
TCP
Transmission Control Protocol
Giao thức điều khiển truyền thông tin
ToS
Type of Service
Kiểu dịch vụ
TUP
Telephone User Part
Phần người dùng điện thoại
UDP
User Datagram Protocol
Giao thức Datagram người dùng

VoIP
Voice over IP
Công nghệ truyền thoại trên mạng IP




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

VI
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Hình 1.1 - Các thành phần của hệ thống VoIP 6
Hình 1.2 - Giao thức báo hiệu H.323 7
Hình 1.3 - Q.931 trong thiết lập cuộc gọi 12
Hình 1.4 - Cấu trúc luồng media giữa các đầu cuối 13
Hình 1.5 - Chức năng của Proxy, Redirect Server trong mạng SIP 16
Hình 1.6 - Chức năng của Location, Registrar Server trong mạng SIP 17
Hình 1.7 - Đăng ký cuộc gọi 18
Hình 1.8 - Thực hiện cuộc gọi 18
Hình 2.1- Cách thức tấn công từ DoS 23
Hình 2.2 - Các thành phần của hệ thống VoIP 23
Hình 2.3 - Cài đặt và phân tách cuộc gọi SIP 27
Hình 2.4 - Yêu cầu REGISTER (đăng ký) 28
Hình 2.5 - Yêu cầu REGISTER đã bị chỉnh sửa bởi Hacker 29
Hình 2.6 - Lừa đảo đăng ký SIP sử dụng bộ sinh tin nhắn SiVuS 30
Hình 2.7 - Tổng quan của một cuộc tấn công chiếm quyền đăng ký 31
Hình 2.8 - Các bước gói dòng phương tiện truyền thông VoiIP, sử dụng Ethereal 32
Hình 2.9 - Kiểu tấn công lừa đảo ARP 33
Hình 2.10 - Cấu trúc và giao thức của SSL 34

Hình 2.11 – Giao thức SSL và TLS 37
Hình 2.12 - Phần cố định của đơn vị dữ liệu RTP 39
Hình 2.15 – Mô hình bảo vệ các gói dữ liệu 44
Hình 2.16 – Mô hình ESP 44
Hình 2.17 – Mô hình chứng thực AH 45
Hình 2.18 - Trao đổi khóa Internet (IKE) 46
Hình 2.19 - Mô hình truyền dữ liệu 47
Hình 2.20- Mô hình Virtual Private Network 47
Hình 3.1 - Mô hình hệ thống Asterisk 48
Hình 3.2 - Cấu trúc của Asterisk 50
Hình 3.3 – Mô hình về chức năng của Asterisk 52
Hình 3.4 – Danh sách file định dạng hỗ trợ trong Asterisk 55
Hình 3.5 - Màn hình của Asterisk 58
Hình 3.6 . Mô hình 1 Server Asterisk 60
Hình 3.7 – Giao diện Asterisk và tổng đài PBX 60
Hình 3.8 - Giao diện phần mềm X-Lite 61
Hình 3.9 - Màn hình đăng ký Sip Account 61
Hình 3.10 - Phần mềm X-Lite được đăng ký tên Sip server 61
Hình 3.11 - Giao diện thực hiện cuộc gọi 62
Hình 3.12 - Mô hình thử nghiệm hệ thống gọi điện thoại nhiều Server 62
Hình 3.13 – Đăng ký SIP cho Sofphone 1 63
Hình 3.14 – Đăng ký SIP cho Sofphone 2 64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VỀ VOIP
Đầu năm 1995 công ty VOCALTEC đưa ra thị trường sản phẩm phần mềm
thực hiện cuộc thoại qua Internet đầu tiên trên thế giới. Sau đó có nhiều công ty đã
tham gia vào lĩnh vực này. Tháng 3 năm 1996, VOLCALTEC kết hợp với

DIALOGIC tung ra thị trường sản phẩm kết nối mạng PSTN và Internet. Hiệp hội
các nhà sản xuất thoại qua mạng máy tính đã sớm ra đời và thực hiện chuẩn hoá
dịch vụ thoại qua mạng Internet. Việc truyền thoại qua Internet đã gây được chú ý
lớn trong những năm qua và đã dần được ứng dụng rộng rãi trong thực tế.
Có thể định nghĩa: Voice over Internet Protocol (VoIP) là một công nghệ cho
phép truyền thoại sử dụng giao thức mạng IP, trên cơ sở hạ tầng sẵn có của mạng
Internet. VoIP là một trong những công nghệ viễn thông đang được quan tâm nhất
hiện nay không chỉ đối với các nhà khai thác, các nhà sản xuất mà còn cả với người
sử dụng dịch vụ. VoIP có thể vừa thực hiện cuộc gọi thoại như trên mạng điện thoại
kênh truyền thống (PSTN) đồng thời truyền dữ liệu trên cơ sở mạng truyền dữ liệu.
Như vậy, VoIP đã tận dụng được sức mạnh và sự phát triển vượt bậc của mạng IP
vốn chỉ được sử dụng để truyền dữ liệu thông thường.
Để có thể hiểu được những ưu điểm của VoIP mang lại, trước hết chúng ta đi
vào nghiên cứu sự khác biệt giữa mạng kênh PSTN hiện có với mạng chuyển mạch
gói nói chung và mạng VoIP nói riêng.
Kỹ thuật chuyển mạch kênh (Circuit Switching): Một đặc trưng nổi bật
của kỹ thuật này là hai trạm muốn trao đổi thông tin với nhau thì giữa chúng sẽ
được thiết lập một “kênh” (circuit) cố định, kênh kết nối này được duy trì và dành
riêng cho hai trạm cho tới khi cuộc truyền tin kết thúc. Thông tin cuộc gọi là trong
suốt quá trình thiết lập cuộc gọi tiến hành gồm 3 giai đoạn:
 Giai đoạn thiết lập kết nối: Thực chất quá trình này là liên kết các tuyến
giữa các trạm trên mạng thành một tuyến (kênh) duy nhất dành riêng cho
cuộc gọi. Kênh này đối với PSTN là 64kb/s (do bộ mã hóa PCM có tốc độ
lấy mẫu tiếng nói 8kb/s và được mã hóa 8 bit).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
 Giai đoạn truyền tin: Thông tin cuộc gọi là trong suốt. Sự trong suốt thể hiện
qua hai yếu tố: thông tin không bị thay đổi khi truyền qua mạng và độ trễ nhỏ.

 Giai đoạn giải phóng (huỷ bỏ) kết nối: Sau khi cuộc gọi kết thúc, kênh sẽ
được giải phóng để phục vụ cho các cuộc gọi khác.
Qua đó, ta nhận thấy mạng chuyển mạch kênh có những ưu điểm nổi bật như
chất lượng đường truyền tốt, ổn định, có độ trễ nhỏ. Các thiết bị mạng của chuyển
mạch kênh đơn giản, có tính ổn định cao, chống nhiễu tốt. Nhưng ta cũng không thể
không nhắc tới những hạn chế của phương thức truyền dữ liệu này như:
 Sử dụng băng thông không hiệu quả: Tính không hiệu quả này thể hiện qua
hai yếu tố. Thứ nhất, độ rộng băng thông cố định 64k/s. Thứ hai là kênh là dành
riêng cho một cuộc gọi nhất định. Như vậy, ngay cả khi tín hiệu thoại là “lặng”
(không có dữ liệu) thì kênh vẫn không được chia sẻ cho cuộc gọi khác.
 Tính an toàn: Do tín hiệu thoại được gửi nguyên bản trên đường truyền nên
rất dễ bị nghe trộm. Ngoài ra, đường dây thuê bao hoàn toàn có thể bị lợi
dụng để ăn trộm cước viễn thông.
 Khả năng mở rộng của mạng kênh kém: Thứ nhất là do cơ sở hạ tầng khó
nâng cấp và tương thích với các thiết bị cũ. Thứ hai, đó là hạn chế của hệ thống
báo hiệu vốn đã được sử dụng từ trước đó không có khả năng tùy biến cao.
Kỹ thuật chuyển mạch gói (Packet Switching):
Trong chuyển mạch gói mỗi bản tin được chia thành các gói tin (packet), có
khuôn dạng được quy định trước. Trong mỗi gói cũng có chứa thông tin điều khiển:
địa chỉ trạm nguồn, địa chỉ trạm đích và số thứ tự của gói tin, … Các thông tin điều
khiển được tối thiểu, chứa các thông tin mà mạng yêu cầu để có thể định tuyến được
cho các gói tin qua mạng và đưa nó tới đích. Tại mỗi node trên tuyến gói tin được
nhận, nhớ và sau đó thì chuyển tiếp cho tới trạm đích. Vì kỹ thuật chuyển mạch gói
trong quá trình truyền tin có thể được định tuyến động để truyền tin. Điều khó khăn
nhất đối với chuyển mạch gói là việc tập hợp các gói tin để tạo bản tin ban đầu đặc
biệt là khi mà các gói tin được truyền theo nhiều con đường khác nhau tới trạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3

đích. Chính vì lý do trên mà các gói tin cần phải được đánh dấu số thứ tự, điều này
có tác dụng, chống lặp, sửa sai và có thể truyền lại khi hiên tượng mất gói xảy ra.
Các ưu điểm của chuyển mạch gói:
 Mềm dẻo và hiệu suất truyền tin cao: Hiệu suất sử dụng đường truyền rất cao vì
trong chuyển mạch gói không có khái niệm kênh cố định và dành riêng, mỗi
đường truyền giữa các node có thể được các trạm cùng chia sẻ cho để truyền tin,
các gói tin sếp hàng và truyền theo tốc độ rất nhanh trên đường truyền.
 Khả năng truyền ưu tiên: Chuyển mạch gói còn có thể sắp thứ tự cho các gói
để có thể truyền đi theo mức độ ưu tiên. Trong chuyển mạch gói số cuộc gọi
bị từ chối ít hơn nhưng phải chấp nhận một nhược điểm vì thời gian trễ sẽ
tăng lên.
 Khả năng cung cấp nhiều dịch vụ thoại và phi thoại.
 Thích nghi tốt nếu như có lỗi xảy ra: Đặc tính này có được là nhờ khả năng
định tuyến động của mạng.
Bên cạnh những ưu điểm thì mạng chuyển mạch gói cũng bộc lộ những
nhược điểm như:
 Trễ đường truyền lớn: Do đi qua mỗi trạm, dữ liệu được lưu trữ, xử lý trước
khi được truyền đi.
 Độ tin cậy của mạng gói không cao, dễ xảy ra tắc nghẽn, lỗi mất bản tin
 Tính đa đường có thể gây là lặp bản tin, loop làm tăng lưu lượng mạng
không cần thiết.
 Tính bảo mật trên đường truyền chung là không cao.
Bên cạnh những ưu điểm mà mạng chuyển mạch gói đem lại thì hạn chế của
chuyển mạch gói là rất lớn. Vậy công nghệ VoIP có gì nổi bật và có khắc phục được
hạn chế mà mạng chuyển mạch gói mang lại hay không? Chúng ta đi tìm hiểu về
công nghệ VoIP.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4

CHƢƠNG 1. CÔNG NGHỆ VOIP
Ứng dụng VoIP đầu tiên được phát triển năm 1995 bởi một công ty của
Israeli tên là VocalTel. Ứng dụng này là phần mềm điện thoại Internet chạy trên
máy tính cá nhân giống như điện thoại PC ngày nay sử dụng card âm thanh, microm
loa. Ý tưởng của nó là sử dụng các phương pháp nén tín hiệu thoại rồi chuyển
chúng vào các gói IP và truyền qua mạng Internet. Ứng dụng VoIP đầu tiên này nói
chung còn gặp phải nhiều vấn đề như: trễ, chất lượng còn thấp và không tương thích
với các mạng ngoài. Mặc dù vậy, sự ra đời của nó cũng là một bước đột phá quan
trọng. Kể từ đó đến nay, công nghệ VoIP phát triển ngày càng nhanh.
1.1. Khái niệm VoIP
VoIP (Voice Over IP ) là công nghệ cho phép truyền thông tin thoại từ nơi
này sang nơi khác thông qua các mạng sử dụng giao thức IP (Internet Protocol) để
truyền tải thông tin. VoIP cũng thường được biết đến dưới một số tên khác như:
điện thoại Internet, điện thoại IP, điện thoại dải rộng (Broadband Telephony) vv…
Ở điện thoại thông thường, tín hiệu thoại được lấy mẫu với tần số 8 KHz sau đó
lượng tử hóa 8 bit/mẫu và được truyền với tốc độ 64 KHz đến mạng chuyển mạch rồi
truyền tới đích. Ở phía thu, tín hiệu này sẽ được giải mã thành tín hiệu ban đầu.
Công nghệ VoIP cũng không hoàn toàn khác với điện thoại thông thường.
Đầu tiên, tín hiệu thoại cũng được số hóa, nhưng sau đó thay vì truyền trên mạng
PSTN qua các trường chuyển mạch, tín hiệu thoại được nén xuống tốc độ thấp rồi
đóng gói, truyền qua mạng IP. Tại bên thu, các luồng thoại sẽ được giải nén thành
các luồng PCM 64 rồi truyền tới thuê bao bị gọi.
1.2. Lợi ích và hạn chế của VoIP
1.2.1. Lợi ích của VoIP
- Giảm chi phí: Đây là ưu điểm nổi bật của VoIP so với điện thoại đường dài thông
thường. Chi phí cuộc gọi đường dài chỉ bằng chi phí cho truy nhập Internet. Một giá
cước chung sẽ thực hiện được với mạng Internet và do đó tiết kiệm đáng kể các dịch
vụ thoại và fax. Sự chia sẻ chi phí thiết bị và thao tác giữa những người sử dụng
thoại và dữ liệu cũng tăng cường hiệu quả sử dụng mạng. Đồng thời kỹ thuật nén


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
thoại tiên tiến làm giảm tốc độ bit từ 64Kbps xuống dưới 8Kbps, tức là một kênh
64Kbps lúc này có thể phục vụ đồng thời 8 kênh thoại độc lập. Như vậy, lý do lớn
nhất giúp cho chi phí thực hiện cuộc gọi VoIP thấp chính là việc sử dụng tối ưu
băng thông.
- Tích hợp nhiều dịch vụ: Do việc thiết kế cơ sở hạ tầng tích hợp nên có khả năng
hỗ trợ tất cả các hình thức thông tin cho phép chuẩn hoá tốt hơn và giảm thiểu số
thiết bị. Các tín hiệu báo hiệu, thoại và cả số liệu đều chia sẻ cùng mạng IP. Tích
hợp đa dịch vụ sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư nhân lực, chi phí xây dựng các mạng
riêng rẽ.
- Thống nhất: Vì con người là nhân tố quan trọng nhưng cũng dễ sai lầm nhất trong
một mạng viễn thông, mọi cơ hội để hợp nhất các thao tác, loại bỏ các điểm sai sót
và thống nhất các điểm thanh toán sẽ rất có ích. Trong các tổ chức kinh doanh, sự
quản lý trên cơ sở SNMP (Simple Network Management Protocol) có thể được
cung cấp cho cả dịch vụ thoại và dữ liệu sử dụng VoIP. Việc sử dụng thống nhất
giao thức IP cho tất cả các ứng dụng hứa hẹn giảm bớt phức tạp và tăng cường tính
mềm dẻo. Các ứng dụng liên quan như dịch vụ danh bạ và dịch vụ an ninh mạng có
thể được chia sẻ dễ dàng hơn.
- Vấn đề quản lý băng thông: Trong PSTN, băng thông cung cấp cho một cuộc gọi
là cố định. Trong VoIP, băng thông được cung cấp một cách linh hoạt và mềm dẻo
hơn nhiều. Chất lượng của VOIP phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là
băng thông. Do đó không có sự bắt buộc nào về mặt thông lượng giữa các thiết bị
đầu cuối mà chỉ có các chuẩn tuỳ vào băng thông có thể của mình, bản thân các đầu
cuối có thể tự điều chỉnh hệ số nén và do đó điều chỉnh được chất lượng cuộc gọi.
- Nâng cao ứng dụng và khả năng mở rộng: Thoại và fax chỉ là các ứng dụng
khởi đầu cho VoIP, các lợi ích trong thời gian dài hơn được mong đợi từ các ứng
dụng đa phương tiện (multimedia) và đa dịch vụ. Tính linh hoạt của mạng IP cho
phép tạo ra nhiều tinh năng mới trong dịch vụ thoại. Đồng thời tính mềm dẻo còn

tạo khả năng mở rộng mạng và các dịch vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
- Tính bảo mật cao: Các giao thức SIP (Session Ineitiation Protocol – giao thức
khởi đầu phiên) có thể thành mật mã và xác nhận các thông điệp báo hiệu đầu cuối.
RTP (Real Time Protocol) hỗ trợ mã thành mật mã của phương thức truyền thông
trên toàn tuyến được mã hoá thành mật mã đảm bảo truyền thông an toàn.
Vì VoIP được xây dựng trên nền tảng Internet vốn không an toàn, do đó sẽ
dẫn đến khả năng các thông tin có thể bị đánh cắp khi các gói tin bị thu lượm hoặc
định tuyến sai địa chỉ một cách cố ý khi chúng truyền trên mạng. Vậy VoIP có
những hạn chế gì mà chúng ta cần phải tìm hiểu?
1.2.2. Hạn chế của VoIP
- Chất lƣợng dịch vụ : Do các mạng truyền số liệu vốn dĩ không được thiết kế để
truyền thoại thời gian thực cho nên việc trễ truyền hay việc mất mát các gói tin hoàn
toàn có thể xảy ra và sẽ gây ra chất lượng dịch vụ thấp .
- Bảo mật : Do mạng Internet là một mạng hỗn hợp và rộng khắp bao gồm rất nhiều
máy tính cùng sử dụng cho nên việc bảo mật các thông tin cá nhân là rất phức tạp
và khó khăn.
1.3. Các thành phần của hệ thống VoIP

Hình 1.1 - Các thành phần của hệ thống VoIP

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Mạng VoIP phải có khả năng thực hiện các chức năng mà mạng điện thoại
công cộng thực hiện, ngoài ra phải thực hiện chức năng của một gateway giữa mạng
IP và mạng điện thoại công cộng. Thành phần của mạng điện thoại IP có thể gồm

các phần tử sau đây:
- Thiết bị đầu cuối kết nối với mạng IP (Terminal): Có thể là một phần mềm máy
tính (softphone) hoặc một điện thoại IP (hardphone).
- Mạng truy nhập IP: Là các loại mạng dữ liệu sử dụng giao thức TCP/IP, phổ biến
nhất là mạng Internet.
- Gateway: Là thiết bị có chức năng kết nối hai mạng không giống nhau, hầu hết các
trường hợp đó là mạng IP và mạng PSTN. Có 3 loại gateway là: Gateway truyền tải
kênh thoại, Gateway điều khiển truyền tải kênh thoại và Gateway báo hiệu.
- Gatekeeper: Có thể xem gatekeeper như là bộ não của hệ thống mạng điện thoại
IP. Nó cung cấp chức năng quản lý cuộc gọi một cách tập trung và một số các dịch
vụ quan trọng khác như là: nhận dạng các đầu cuối và gateway, quản lý băng thông,
chuyển đổi địa chỉ (từ địa chỉ IP sang địa chỉ E.164 và ngược lại), đăng ký hay tính
cước Mỗi gatekeeper sẽ quản lý một vùng bao gồm các đầu cuối đã đăng ký,
nhưng cũng có thể nhiều gatekeeper cùng quản lý một vùng trong trường hợp một
vùng có nhiều gatekeeper.
1.4. Các giao thức VoIP
Hai giao thức quan trọng trong VoIP liên quan trực tiếp bảo mật, thiết lập,
báo hiệu, kết thúc cuộc gọi là H323 và SIP.
1.4.1. Giao thức H.323

Hình 1.2 - Giao thức báo hiệu H.323

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Giao thức H.323 được chia làm 3 phần chính:
- Báo hiệu H.225 RAS (Registration, Admissions and Status): báo hiệu giữa thiết bị
đầu cuối với H.323 gatekeeper trước khi thiết lập cuộc gọi
- Báo hiệu H.225, Q.931 sử dụng để kết nối, duy trì và hủy kết nối giữa hai đầu cuối
- Báo hiệu H.245 sử dụng để thiết lập phiên truyền media sử dụng giao thức RTP

1.4.1.1. Báo hiệu RAS
Báo hiệu RAS cung cấp điều khiển chi phí cuộc gọi trong mạng H.323 có tồn
tại gatekeeper và một vùng dịch vụ (do gatekeeper đó quản lý). Kênh RAS được
thiết lập giữa các thiết bị đầu cuối và gatekeeper qua mạng IP. Kênh RAS được mở
trước khi các kênh khác được thiết lập và độc lập với các kênh điều khiển cuộc gọi
và media khác. Báo hiệu này được truyền trên UDP cho phép đăng kí, chấp nhận,
thay đổi băng thông, trạng thái và hủy
Báo hiệu RAS chia làm các loại sau:
 Tìm kiếm Gatekeeper: việc này có thể được thực hiện thủ công hoặc tự
động cho phép xác định gatekeeper mà thiết bị đầu cuối đăng kí (để có thể sử
dụng dịch vụ sau này); bao gồm:
 Gatekeeper Request (GRQ): bản tin multicast gửi bởi thiết bị đầu cuối
để tìm gatekeeper
 Gatekeeper Confirm (GCF): bản tin thông báo địa chỉ kênh RAS của
gatekeeper cho thiết bị đầu cuối
 Gatekeeper Reject (GRJ): báo cho thiết bị đầu cuối biết rằng đã
gatekeeper từ chối.
 Đăng kí: Cho phép Gateway, thiết bị đầu cuối và MCU tham gia vào một
vùng dịch vụ do Gatekeeper quản lý và thống báo cho Gatekeeper về địa chỉ
và bí danh của nó bao gồm:
 Registration Request (RRQ): được gửi từ thiết bị đầu cuối tới địa chỉ
kênh RAS của gatekeeper
 Registration Confirm (RCF): được gửi bởi gatekeeper để xác nhận
cho phép việc đăng ký bởi bản tin RRQ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
 Registration Reject (RRJ): không chấp nhận đăng kí của thiết bị
 Unregister Request (URQ): được gửi bởi thiết bị đầu cuối để hủy đăng

kí với gatekeeper trước đó và được trả lời bằng Unregister Confirm
(UCF) và Unregister Reject (URJ)(tương tự như trên).
 Xác định vị trí thiết bị đầu cuối: Thiết bị đầu cuối và gatekeeper sử dụng
bản tin này để lấy thêm thông tin khi chỉ có thông tin ví danh được chỉ ra.
Bản tin này được gửi thông qua địa chỉ kênh RAS của gatekeeper hoặc
multicast. Loại bản tin này bao gồm:
 Location Request (LRQ): được gửi để yêu cầu thông tin về thiết bị
đầu cuối, gatekeeper hay địa chỉ E.164
 Location Confirm (LCF): được gửi bởi gatekeeper chứa các kênh báo
hiệu cuộc gọi hay địa chỉ kênh RAS của nó hay thiết bị đầu cuối đã
yêu cầu
 Location Reject (LRJ): được gửi bởi gatekeeper thông báo LRQ trước
đó không hợp lệ.
 Admissions: bản tin giữa các thiết bị đầu cuối và gatekeeper cung cấp cơ sở
cho việc thiết lập cuộc gọi và điều khiển băng thông sau này. Bản tin này bao
gồm cả các yêu cầu về băng thông (có thể được thay đổi bởi gatekeeper).
Loại bản tin này gồm:
 Admission Request (ARQ): Gửi bởi thiết bị đầu cuối để thiết lập cuộc gọi
 Admission Confirm (ACF): Cho phép thiết lập cuộc gọi. Bản tin này
có chứa địa chỉ IP của thiết bị được gọi hay gatekeeper và cho phép
gateway nguồn thiết lập cuộc gọi
 Admission Reject (ARJ): không cho phép thiết bị đầu cuối thiết lập
cuộc gọi.
 Thông tin trạng thái: dùng để lấy thông tin trạng thái của một thiết bị đầu
cuối. Ta có thể sử dụng bản tin này để theo dõi trạng thái online hay offline
của thiết bị đầu cuối trong tình trạng mạng bị lỗi. Thông thường bản tin này
sẽ được gửi 10 giây một lần. Trong quá trình cuộc gọi, gatekeeper có thể yêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
cầu thiết bị đầu cuối gửi theo chu kì các bản tin trạng thái. Loại bản tin này
bao gồm:
 Information Request (IRQ): gửi từ gatekeeper tới thiết bị đầu cuối yêu
cầu thông tin trạng thái
 Information Request Response (IRR): được gửi từ thiết bị đầu cuối tới
gatekeeper trả lời cho bản tin IRQ. Bản tin này cũng được gửi từ thiết
bị đầu cuối tới gatekeeper theo chu kì
 Status Enquiry Sent: Thiết bị đầu cuối hay gatekeeper có thể gửi bản tin này
tới thiết bị đầu cuối khác để xác thực về trạng thái cuộc gọi.
 Điều khiển băng thông: Dùng để thay đổi băng thông cho cuộc gọi với các
bản tin như sau:
 Bandwidth Request (BRQ): gửi bởi thiết bị đầu cuối để yêu cầu tăng
hoặc giảm băng thông cuộc gọi
 Bandwidth Confirm (BCF): chấp nhận thay đổi yêu cầu bởi thiết bị
đầu cuối
 Bandwidth Reject (BRJ): không chấp nhận thay đổi yêu cầu bởi thiết
bị đầu cuối.
 Hủy kết nối: Khi muốn kết thúc cuộc gọi thì trước hết thiết bị đầu cuối dừng
hết mọi kết nối và đóng hết các kênh logic lại. Sau đó, nó sẽ ngắt phiên
H.245 và gửi tín hiệu RLC trên kênh báo hiệu cuộc gọi. Ở bước này, nếu
không có gatekeeper thì cuộc gọi sẽ được hủy còn nếu không thì các bản tin
sau sẽ được gửi trên kênh RAS để kết thúc cuộc gọi:
 Disengage Request (DRQ): Gửi bởi thiết bị đầu cuối hay gatekeeper
để kết thúc cuộc gọi
 Disengage Confirm (DCF): Gửi bởi thiết bị đầu cuối hay gatekeeper
để chấp nhận bản tin DRQ trước đó
 Disengage Reject (DRJ): Được gửi bởi thiết bị đầu cuối hoặc
gatekeeper thông báo không chấp nhận yêu cầu DRQ.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
1.4.1.2 Báo hiệu điểu khiển cuộc gọi H.225
Trong mạng H.323, chức năng điều khiển cuộc gọi dựa trên cơ sở giao thức
H.323 với việc sử dụng bản tin báo hiệu Q.931. Một kênh điều khiển cuộc gọi được
tạo ra dựa trên giao thức TCP/IP với cổng 1720. Cổng này thiết lập các bản tin điều
khiển cuộc gọi giữa hai thiết bị đầu cuối với mục đích thiết lập, duy trì và kết thúc
cuộc gọi. H.225 cũng sử dụng bản tin Q.932 cho các dịch vụ bổ sung. Các bản tin
Q.931 và Q.932 thường được sử dụng trong mạng H.323:
 Setup: Được gửi từ thực thể H.323 chủ gọi để cố gắng thiết lập kết nối tới
thực thể H.323 bị gọi qua cổng 1720 TCP.
 Call Proceeding: thực thể bị gọi gửi bản tin này tới thực thể chủ gọi để chỉ
thị rằng thủ tục thiết lập cuộc gọi đã được khởi tạo.
 Alerting: Được gửi từ thực thể bị gọi tới thực thể chủ gọi để chỉ thị rằng
chuông bên đích bắt đầu rung.
 Connect: Được gửi từ thực thể bị gọi để thông báo rằng bên bị gọi đã trả lời
cuộc gọi. Bản tin Connnect có thể mang địa chỉ truyền vận UDP/IP.
 Release Complete: Được gửi bởi một đầu cuối khởi tạo ngắt kết nối, nó chỉ
thị rằng cuộc gọi đang bị giải phóng. Bản tin này chỉ có thể được gửi đi nếu
kênh báo hiệu cuộc gọi được mở hoặc đang hoạt động.
 Facility: Đây là một bản tin Q.932 dùng để yêu cầu hoặc phúc đáp các dịch
vụ bổ sung. Nó cũng được dùng để cảnh báo rằng một cuộc gọi sẽ được định
tuyến trực tiếp hay thông qua GK.
Các bản tin trong quá trình thiết lập cuộc gọi như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12


Hình 1.3 - Q.931 trong thiết lập cuộc gọi

1. Thiết bị đầu cuối H.323 gửi bản tin Setup yêu cầu thiết lập cuộc gọi. Giả
sử ở đây bản tin được gửi tới Gatekeeper (thiết lập cuộc gọi thông qua
Gatekeeper)
2. Gatekeeper sẻ gửi trả lại bản tin Call Proceeding nhằm thông báo cho
phía gọi rằng: Thiết bị này đang thực hiện thiết lập cuộc gọi
3. Khi đầu cuối bị gọi rung chuông, Gatekeeper sẽ gửi bản tin Alerting về
đầu cuối gọi thông báo về trạng thái này
4. Khi người được gọi nhấc máy, bản tin Connect sẽ được gửi tới đầu cuối
gọi thông báo cuộc gọi đã được thiết lập
5. Cuộc gọi được thực hiện.
1.4.1.3. Giao thức H.245
Chức năng H.245 là thiết lập các kênh logic để truyền audio, video, data và
các thông tin kênh điều khiển. Giữa hai thiết bị đầu cuối được thiết lập một kênh
H.245 cho một cuộc gọi. Kênh điều khiển này được tạo dựa trên TCP gán động
port. Chức năng điều khiển của kênh H.245 là thương lượng về một số thông số sau:
 Bộ mã hóa tiếng nói sẽ đƣợc sử dụng ở hai phía. Lấy ví dụ, chuẩn mã hóa
tiếng nói và tốc độ bit tương ứng như sau: G.729 - 8 kbps, G.728 - 16 kbps,
G.711 - 64 kbps, G.723 - 5.3 hay 6.3 kbps, G.722 - 48, 56, và 64 kbps…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
 Thƣơng lƣợng về Server/Client giữa hai thiết bị đầu cuối: xác lập vai trò
của các thiết bị trong khi thực hiện cuộc gọi tránh hiện tượng xung đột.
 Round-Trip Delay: xác định độ trễ giữa phía phát và phía thu. Dựa vào
thông số này để xác định kết nối vẫn hoạt động.
 Báo hiệu trên kênh logic để thực hiện việc mở và đóng các kênh logic.
Các kênh này được thiết lập trước khi thông tin được truyền đến đó. Báo

hiệu này có thể thiết lập kênh đơn hướng hoặc song hướng. Sau khi kênh
logic đã được thiết lập, cổng UDP cho kênh media RTP được truyền từ phía
nhận tới phía phát. Khi sử dụng một hình định tuyến qua Gatekeeper thì
Gatekeeper sẽ chuyển hướng luồng RTP bằng cách cung cấp địa chỉ UDP/IP
thực của thiết bị đầu cuối. Luồng RTP sẽ truyền trực tiếp giữa hai thiết bị
đầu cuối với nhau.
Mỗi kênh media – sử dụng RTP để truyền thời gian thực - sẽ có một kênh
phản hồi về chất lượng dịch vụ QoS theo chiều ngược lại giúp phía phát kiểm soát
được luồng media truyền đi và có những điều chỉnh phù hợp.

Hình 1.4 - Cấu trúc luồng media giữa các đầu cuối
1.4.2. Giao thức Session Initiation Protocol (SIP)
SIP (Session Initiation Protcol ) là giao thức báo hiệu điều khiển lớp ứng
dụng được dùng để thiết lập, duy trì, kết thúc các phiên truyền thông đa phương tiện
(multimedia). Các phiên multimedia bao gồm thoại Internet, hội nghị, và các ứng
dụng tương tự có liên quan đến các phương tiện truyền đạt (media) như âm thanh,
hình ảnh, và dữ liệu. SIP sử dụng các bản tin mời (INVITE) để thiết lập các phiên
và để mang các thông tin mô tả phiên truyền dẫn. SIP hỗ trợ các phiên đơn bá
(unicast) và quảng bá (multicast) tương ứng các cuộc gọi điểm tới điểm và cuộc gọi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
đa điểm. Có thể sử dụng năm chức năng của SIP để thiết lập và kết thúc truyền dẫn
là định vị thuê bao, khả năng thuê bao, độ sẵn sàng của thuê bao, thiết lập cuộc gọi
và xử lý cuộc gọi. SIP được IETF đưa ra trong RFC 2543. Nó là một giao thức dựa
trên ý tưởng và cấu trúc của HTTP (HyperText Transfer Protocol) giao thức trao đổi
thông tin của World Wide Web và là một phần trong kiến trúc multimedia của
IETF. Các giao thức có liên quan đến SIP bao gồm giao thức đặt trước tài nguyên
RSVP (Resource Reservation Protocol), giao thức truyền vận thời gian thực

(Realtime Transport Protocol), giao thức cảnh báo phiên SAP (Session
Announcement Protocol), giao thức miêu tả phiên SDP (Session Description
Protocol). Các chức năng của SIP độc lập, nên chúng không phụ thuộc vào bất kỳ
giao thức nào thuộc các giao thức trên.
Mặt khác, SIP có thể hoạt động kết hợp với các giao thức báo hiệu khác như
H.323. SIP là một giao thức theo thiết kế mở do đó nó có thể được mở rộng để phát
triển thêm các chức năng mới. Sự linh hoạt của các bản tin SIP cũng cho phép đáp
ứng các dịch vụ thoại tiên tiến bao gồm cả các dịch vụ di động.
1.4.2.1. Các thành phần trong mạng SIP


 SIP Client: là thiết bị hỗ trợ giao thức SIP như SIP phone, chương trình
chat,… Đây chính là giao diện và dịch vụ của mạng SIP cho người dùng.
Hình 1.5 - Các giao thức trong SIP

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
 SIP Server: là thiết bị trong mạng xử lý các bản tin SIP với các chức năng cụ
thể như sau:
1) Proxy Server: là thực thể trong mạng SIP làm nhiệm vụ chuyển tiếp
các SIP request tới thực thể khác trong mạng. Như vậy, chức năng
chính của nó trong mạng là định tuyến cho các bản tin đến đích. Proxy
server cũng cung cấp các chức năng xác thực trước khi cho khai thác
dịch vụ. Một proxy có thể lưu (stateful) hoặc không lưu trạng thái
(stateless) của bản tin trước đó. Thông thường, proxy có lưu trạng
thái, chúng duy trì trạng thái trong suốt transaction (khoảng 32 giây)
2) Redirect Server: trả về bản tin lớp 300 để thông báo thiết bị là chuyển
hướng bản tin tới địa chỉ khác – tự liên lạc thông qua địa chỉ trả về
3) Registrar server: là server nhận bản tin SIP REGISTER yêu cầu và

cập nhật thông tin từ bản tin request vào “location database” nằm
trong Location Server
4) Location Server: lưu thông tin trạng thái hiện tại của người dùng trong
mạng SIP.
1.4.2.2. Mối liên hệ giữa các thành phần trong mạng SIP
Trong ví dụ trên, cho ta có một cái nhìn khái quát về chức năng của Proxy
Server, Redirect Server, SIP Phone trong mạng. Giả sử thuê bao có tên user1 trong
miền dịch vụ do here.com muốn thực hiện một cuộc gọi thoại tới thuê bao có thể là
user2 (thuộc there.com)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16

Hình 1.5 - Chức năng của Proxy, Redirect Server trong mạng SIP

1. Khi User 1 muốn gọi tới User2, trước hết nó sẽ gửi bản tin INVITE1
đến Proxy Server1. Proxy Server1 chuyển tiếp bản tin tới Redirect
Server.
2. Redirect Server này xử lý và trả về mã 3xx thông báo cho Proxy
Server tự thực hiện kết nối.
3. Proxy Server 1 gửi bản tin INVITE 2 tới đích trả về bởi Redirect
Server (chính là Stateless Proxy Server 1). Vì đây là Stateful Proxy
nên thực chất bản tin INVITE được gửi bởi Stateful Proxy là khác so
với bản tin nhận được từ User1 (ban đầu).
4. Stateless Proxy Server chuyển tiếp bản tin INVITE tới SIP Statefull Proxy 2.
Do là Stateless Proxy nên công việc của nó đơn giản là chuyển tiếp bản tin.
5. SIP Statefull Proxy 2 chuyển tiếp bản tin INVITE tới user2.
6. Khi user2 nhấc máy thì nó sẽ gửi bản tin 200 OK theo chiều ngược lại.
7. Sau khi nhận được bản tin 200 OK, user1 sẽ gửi xác nhận ACK tới user2.

8. Luồng RTP trực tiếp giữa hai thuê bao được thiết lập. Và cuộc gọi
được thực hiện.
Trong ví dụ dưới đây sẽ mô tả quá trình một SIP Phone đăng kí với với
Registrar Server quản lý nó, hoạt động của Location Server, Proxy Server.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17

Hình 1.6 - Chức năng của Location, Registrar Server trong mạng SIP
Khi một SIP Phone được kết nối với mạng. Nó liên tục gửi bản tin
REGISTER tới Registrar Server để thông báo vị trí hiện tại của nó. Giả sử trong
miền dịch vụ có tên chicago.com thì quá trình REGISTER (đăng kí) được tiến hành
như sau:
1. Thuê bao có tên Carol gửi bản tin REGISTER tới Registrar Server. Server
này tiến hành xác thực. Nếu hợp lệ thì các thông tin đó được lưu trong
Location Server.
2. Khi một thuê bao khác (có tên là Bob) gửi bản tin INVITE tới Proxy Server
để xin kết nối tới thuê bao Carol. Proxy Server sẽ truy vấn các thông tin về
thuê bao bị gọi thông qua Location Server.
3. Proxy Server gửi bản tin INVITE tới thuê bao Carol để thiết lập cuộc gọi.
1.4.2.3. Các phương thức trong SIP
Thông điệp INVITE
Thông điệp Invite là thông điệp đầu tiên được người gọi gửi đi để báo hiệu
cuộc gọi. Thông điệp chứa thông tin cuộc gọi trong SIP, qua đó định danh cuộc gọi,
người gọi, người nhận cuộc gọi, chỉ số tuần tự của cuộc gọi và các thông tin về giao
thức tầng dưới.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


18
Thông điệp ACK
Một phiên SIP đơn giản thành công được bắt đầu bằng thông điệp INVITE. Sau đó
sẽ là đáp ứng OK từ đối tác được mời và được xác nhận bằng thông điệp ACK.
Thông điệp OPTION
Thông điệp Option được gửi để truy vấn các khả năng của một đại diện gọi,
cũng như để cho đối tác kia biết các khả năng của nơi truyền.
Thông điệp BYE
Khi một đối tác muốn giải phóng cuộc gọi sẽ gửi thông điệp BYE đến đối tác
tham gia phiên thoại.
Thông điệp CANCEL
Thông điệp Cancel được sử dụng để huỷ bỏ một yêu cầu trong tiến trình nhưng
không ảnh hưởng đến việc thiết lập gọi khi không có yêu cầu nào đang xúc tiến.
1.4.2.4. Các bước đăng ký và thực hiện cuộc gọi SIP
Cần có 6 bước để thiết lập và thực hiện một cuộc gọi sử dụng giao thức SIP:
1. Đăng ký, khởi tạo, xác định vị trí của người dùng.
2. Xác định phương tiện truyền thông được sử dụng rồi chuyển các thông tin
liên quan tới người nhận cuộc gọi.
3. Xác nhận sự chấp nhận truyền thông của bên được gọi, bên được gọi phải
gửi gói tin trả lời để xác nhận việc chấp nhận hay từ chối cuộc gọi.
4. Thiết lập cuộc gọi.
5. Thay đổi cuộc gọi; ví dụ: Giữ máy, chuyển cuộc gọi.
6. Kết thúc cuộc gọi.

Hình 1.7 - Đăng ký cuộc gọi

Hình 1.8 - Thực hiện cuộc gọi

×