Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

ảnh hưởng của manan-oligosacharide(mos) đến sức khỏe của tôm sú nuôi (penaeus monodon fabricius, 1798)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




TRẦN VĂN BẰNG



ẢNH HƯỞNG CỦA MANAN-OLIGOSACHARIDE
(MOS) ĐẾN SỨC KHỎE CỦA TÔM SÚ NUÔI
(Penaeus monodon Fabricius, 1798)




LUẬN VĂN THẠC SĨ







Khánh Hòa, tháng 12 năm 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





TRẦN VĂN BẰNG



ẢNH HƯỞNG CỦA MANAN-OLIGOSACHARIDE
(MOS) ĐẾN SỨC KHỎE CỦA TÔM SÚ NUÔI
(Penaeus monodon Fabricius, 1798)

Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản
Mã số: 60 62 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ


GV HƯỚNG DẪN : TS. LÊ ANH TUẤN
: TS. HUỲNH MINH SANG


Khánh Hòa, tháng 12 năm 2012

i


LỜI CAM ĐOAN

Đây là một trong những kết quả nghiên cứu của đề tài “Ảnh hưởng của mannan-
oligosacharide đến sức khỏe của tôm sú nuôi (Penaeus monodon Fabricius, 1798)”
được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2012. Đề tài do Quỹ phát triển khoa học và

công nghệ quốc gia đầu tư, viện Hải Dương Học chủ trì thực hiện, chủ nhiệm đề tài TS.
Huỳnh Minh Sang – Phòng Công nghệ nuôi trồng, thời gian thực hiện (2012 - 2014). Bởi
vậy, những số liệu trong luận văn là do nhóm nghiên cứu đề tài thực hiện, chưa được ai
công bố trên bất cứ tạp chí hay hội thảo nào.

ii


LỜI CẢM ƠN

Để có được công trình nghiên cứu và kết quả trong thời gian qua
Trước tiên tôi xin gửi đến Ban Giám Hiệu nhà trường, khoa Nuôi trồng thủy sản –
Trường đại học Nha Trang lòng biết ơn sâu sắc, niềm tự hào đã được học tập và nghiên
cứu tại trường trong những năm vừa qua.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy: TS. Lê Anh Tuấn – Trường đại học Nha Trang,
TS. Huỳnh Minh Sang – Viện Hải Dương Học Nha Trang đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt,
giúp đỡ và có những lời khuyên quý báu cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành gửi đến tất cả các thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức
và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu ở lớp học Cao
học Nuôi trồng Thủy Sản khóa 2010 – 2012.
Xin chân thành cảm ơn Quỹ khoa học và công nghệ quốc gia đã có những định
hướng để khuyến khích các tập thể, cá nhân tập trung trí - lực phục vụ cho sự phát triển
khoa học của đất nước.
Xin cảm ơn Viện Hải Dương Học Nha Trang đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất
cũng như tổ chức thực hiện để đề tài đạt hiệu quả cao trong thời gian vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn Chi nhánh ven biển – Trung tâm Nhiệt Đới Việt –Nga,
cùng các đồng nghiệp đã cho phép, tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có thời gian học tập và
hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi muốn cảm ơn cha mẹ, anh chị em, vợ và các con đã động viên và
giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập cũng như nghiên cứu thực hiện luận văn

cao học này.



iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan … ………………………………………………………………………….i
Lời cảm ơn ………………………………………………………………… …………….ii
Mục lục ……………………………………………………………………………… iii
Danh mục các từ viết tắt ………………………………………………………………….vi
Danh mục các bảng …………………………………………………………………… vii
Danh mục các hình …………………………………………………………………… viii
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………… 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.1 Phân loại và phân bố của tôm sú …………………………………………… 4
I.1.1 Phân loại ….……………………………………………………………………….…4
I.1.2 Phân bố …………………………………………………………………… 5
I.2 Tình hình nuôi tôm sú và dịch bệnh trong tôm nuôi ở Việt Nam….………………… 5
I.3 Hệ thống miễn dịch của giáp xác .…………………………………………………… 8
I.3.1 Hệ thống miễn dịch không đặt hiệu của giáp xác ………………………………… 8
I.3.2 Các loại tế bào máu và chức năng của chúng …………………………………… 10
I.4. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chất kích thích hệ miễn dịch trong nuôi thủy sản 12
I.4.1 Nghiên cứu và sử dụng chất kích thích hệ miễn dịch trong nuôi giáp xác ……… 12
I.4.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng MOS trong nuôi thủy sản ………………………14
I.5. Các phương pháp đánh giá hiệu quả của prebiotic lên sức khỏe của giáp xác …… .18
I.5.1 Tốc độ tăng trưởng tương đối và năng suất thu hoạch …………………………… 19
I.5.2 Các chỉ tiêu sinh lý ……………………………………………………………… 19
a. Chỉ số tuyến gan tụy ……………………………………………………………… … 19

b. Chỉ số tỷ lệ cơ đuôi trên khối lượng cơ thể và hàm lượng nước trong cơ đuôi …… 19
I.5.3 Các chỉ số miễn dịch ………………………………………………………………. 20
a. Tổng số tế bào máu (THC) ………………………………………………………… 20
b. Tỷ lệ các loại tế bào máu (DHC) ……………………………………………………. 20
c. Vi khuẩn trong máu ………………………………………………………………… 20
d. Khả năng thực bào và các phản ứng dịch thể ……………………………………… 20

iv

e. Thời gian đông máu ………………………………………………………………… 21
f. Thời gian lưu giữ Neutral red của màng lysosome ……………………………………21
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
II.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu ………………………………………22
II.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ……………………………………………………22
II.3. Hệ thống bể thí nghiệm …………………………………………………………… 23
II.4. Nguồn tôm thí nghiệm …………………………………………………………… 23
II.5. Chuẩn bị thức ăn thí nghiệm ……………………………………………………… 24
II.6. Bố trí các thí nghiệm ………………………………………………………………. 24
II.7. Phân tích mẫu và thu thập số liệu ………………………………………………… 26
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Các yếu tố môi trường nước trong hệ thống bể nuôi tôm thí nghiệm ………… ……30
3.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn sử dụng trong các thí nghiệm nuôi …………. .31
3.3. Kết quả về ảnh hưởng của MOS đến sức khỏe của tôm sú nuôi…………………….32
3.3.1. Ảnh hưởng của MOS lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm sú …………………32
a. Tăng trưởng về khối lượng theo thời gian nuôi ……………………………………… 34
b. Tỉ lệ sống của tôm sú theo thời gian nuôi …………………………………………… 35
3.3.2. Ảnh hưởng của MOS lêncác thông số sinh lý …………………………………….36
3.3.3. Ảnh hưởng của MOS lên các thông số miễn dịch ……………………………… 38
3.3.4. Ảnh hưởng của MOS đến mô ruột của tôm sú ……………………………………41
3.4. Hiệu quả của MOS lên khả năng kháng lại vi khuẩn Vibrio sp gây bệnh trên

tôm sú ….…………………………………………………………………………… 42
3.4.1. Hiệu quả của MOS lên tỷ lệ sống của tôm sú nuôi khi cảm nhiễm với vi khuẩn….42
3.4.2. Hiệu quả của MOS lên các chỉ tiêu sinh lý của tôm sú nuôi khi cảm nhiễm
với vi khuẩn………………………………………………………………………… 43
3.4.3. Hiệu quả của MOS lên các thông số miễn dịch của tôm sú nuôi khi cảm nhiễm
với vi khuẩn ………………………………………………………………………….45
3.5. Thảo luận chung ……………………………………………………………………. 49
3.5.1. Phương pháp và liều lượng sử dụng ………………………………………………49
3.5.2. Ảnh hưởng của MOS lên tăng trưởng, tỷ lệ sống, chức năng sinh lý, miễn

v

dịch và sức khỏe hệ tiêu hóa của tôm sú ……………………………………………50
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
4.1. Kết luận ……………………………………………………………………………. .53
4.2. Đề xuất ý kiến ……………………………………………………………………… 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADG: Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối (tuần)
ANOVA: Analysis of Variance
CFU/mL: Colony forming unit per milliliter
DHC: Tỉ lệ các loại tế bào máu
D: Nghiệm thức thí nghiệm
FCR: Hệ số thức ăn
Gc: Tế bào hạt

GCs: Tế bào hạt của tôm khi cảm nhiễm với vi khuẩn
HM%: Độ ẩm tuyến gan tụy
MOS: Mannan Oligosacharite
ProPO: Prophenoloxidase
SGc: Tế bào bán hạt
tb/ml: Tế bào/mililit
TM%: Độ ẩm cơ đuôi
TMIwet: Chỉ số cơ đuôi ướt
TMIdry: Chỉ số cơ đuôi khô
TmP: Chỉ số protein trong cơ thịt
THC: Tổng tế bào máu
THCs: Tổng tế bào máu tôm khi cảm nhiễm với vi khuẩn
Hyaline: Tế bào Hyaline
HSIwet: Chỉ số tuyến gan tụy ướt
HSIdry: Chỉ số tuyến gan tụy khô
SGR: Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (tương đối)
t: Thời gian (ngày)
UP: Thức ăn tổng hợp UniPresident
VHDH: Viện Hải Dương Học
W: Khối lượng
wk: Thời gian (tuần)


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng trang
Bảng 1.1: Các loại tế bào máu của giáp xác ………………………………………….10
Bảng 1.2: Chức năng sinh học của các loại tế bào máu giáp xác …………………… 11

Bảng 1.3: Chất kích thích miễn dịch sử dụng trong nuôi giáp xác ………………… 13
Bảng 1.4: Hiệu quả của mannan-oligosaccharides (MOS) bổ sung vào
thức ăn ở một số đối tượng thủy sản ………………………………………16
Bảng 3.1. Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm …………………… 30
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng của tổ hợp các nghiệm thức thức ăn thức ………31
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của MOS lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm sú 32
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của MOS đến các thông số sinh lý của tôm sú ………… ……36
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của MOS lên các thông số miễn dịch của tôm sú …………… 38
Bảng 3.6: Vai trò của MOS lên miễn dịch của một số loài giáp xác …………………39
Bảng 3.7: Các chỉ tiêu sinh lý của tôm sú khi cảm nhiễm với vi khuẩn
Vibrio alginolitycus ……….…………………………………………………43
Bảng 3.8: Các thông số miễn dịch của tôm sú sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn
Vibrio alginolitycus gây bệnh ………………………………….46







viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Tên hình Trang
Hình 1.1: Hình dáng ngoài của tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798)…………….4
Hình 1.2: Hệ thống miễn dịch của giáp xác …………………………………………… 9
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu…………………………………………… 22
Hình 2.2: Hệ thống bể nuôi tại trại thực nghiệm Viện Hải Dương Học……………… 23
Hình 2.3: Vệ sinh, chăm sóc tôm trong quá trình nuôi thí nghiệm …………………… 25
Hình 3.1: Tăng trưởng về khối lượng của tôm sú theo thời gian nuôi khi cho ăn thức

ăn đối chứng và thức ăn bổ sung MOS với các hàm lượng khác nhau ………34
Hình 3.2: Tỉ lệ sống của tôm sú theo thời gian nuôi khi cho ăn thức ăn đối
chứng và thức ăn bổ sung MOS với các hàm lượng khác nhau…………… 35
Hình 3.3: Hình thái ruột của tôm sú khi cho ăn thức ăn đối chứng và thức ăn
bổ sung MOS với các hàm lượng khác nhau (độ phóng đại 10 x 40)……… 40
Hình 3.4 : Tỷ lệ sống của tôm sú khi cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio alginolitycus…. 42









1

MỞ ĐẦU
Nuôi trồng thủy sản hiện nay là một trong lĩnh vực sản xuất có mức tăng trưởng
cao nhất trong các nghành kinh tế của thế giới, sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản từ năm
1970 đến 2006 tăng từ 0,7 kg lên 7,8 kg trên đầu người, tốc độ tăng trưởng trung bình
hàng năm là 6,9% [35]. Nuôi trồng thủy sản được xem là nguồn cung cấp lương thực
chính trong tương lai [109]. Từ sản lượng thấp, chỉ hơn 1 triệu tấn vào những năm 1950
đến năm 2006 sản lượng nuôi thủy sản đạt 51,7 triệu tấn tương đương với giá trị 78,8 tỷ
USD. Theo dự tính của FAO, với tốc độ tăng dân số như hiện nay thì đến năm 2030 sản
lượng nuôi thủy sản hàng năm phải đạt ít nhất 100 triệu tấn mới đáp ứng được nhu cầu
thực phẩm của con người [34].
Tôm sú là một trong những đối tượng nuôi nước lợ chủ lực của nhiều nước trên thế
giới trong đó có Việt Nam. Năm 2011, diện tích nuôi tôm sú của nước ta là 623.377 ha,
đạt sản lượng 319.206 tấn, bằng 95,81% năm 2010 nhưng sản lượng tôm nước lợ được

xuất khẩu sang 91 thị trường trên thế giới đạt 2,396 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm 2010.
Tuy nhiên, do dịch bệnh lây lan trên diện rộng tại các vùng nuôi tôm ở khu vực đồng
bằng sông Cửu Long khiến cho diện tích nuôi tôm bị thiệt hại lớn nhất từ trước tới nay [6].
Đó là do nghề nuôi tôm phụ thuộc vào nguồn giống sinh sản nhân tạo, nguồn giống này
luôn tiềm ẩn những mầm bệnh do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra. Mặt khác, mô hình nuôi
tôm thâm canh với mật độ cao, lượng thức ăn sử dụng nhiều, chất lượng nước nuôi giảm
đã làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh [62]. Trong các điều kiện này, mầm bệnh do các
vi khuẩn như Vibrio spp. hoặc Pseudomonas spp. sẽ phát triển mạnh. Thêm vào đó, việc
nuôi liên tục trong thời gian dài đã tích lũy vi khuẩn gây bệnh và vi khuẩn cơ hội trong
môi trường nước cũng như trong nền đáy ao nuôi [89].
Sử dụng kháng sinh và hóa chất trong phòng trị bệnh cho tôm cá nuôi là biện pháp
thông dụng đã mang lại hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản thông qua việc nâng cao tăng
trưởng, tỷ lệ sống [78]. Tuy nhiên, biện pháp này thường tốn kém và có nhiều nguy cơ
làm suy thoái môi trường, làm giảm chất lượng sản phẩm [23] cũng như làm tăng tỷ lệ dị
hình của giống sản xuất [100]. Ngoài ra, việc sử dụng lặp lại kháng sinh trong thời gian
dài sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc [10]. Vì thế, những nghiên cứu

2

nhằm làm tăng khả năng kháng bệnh đối với đối tượng nuôi và giảm việc sử dụng kháng
sinh, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản là rất cần thiết [12].
“Chất kích thích hệ miễn dịch” là từ dùng để chỉ các chất dùng trong nuôi trồng
thủy sản với mục đích đẩy nhanh phản ứng miễn dịch, cải thiện tỷ lệ sống, tăng cường
khả năng kháng lại sự cảm nhiễm vi sinh vật gây hại cho đối tượng nuôi [89, 95]. Gần đây,
chất kích thích miễn dịch được quan tâm nghiên cứu và đã được chứng minh có hiệu quả
trong việc nâng cao tỷ lệ sống của giáp xác. Trong đó, Prebiotic đã được xem là chất kích
thích hệ miễn dịch tự nhiên có thể thay thế kháng sinh giúp kích thích tăng trưởng, tăng
cường khả năng kháng bệnh cho một số đối tượng nuôi thủy sản một cách có hiệu quả và
thân thiện với môi trường [78]. Prebiotic được định nghĩa “là thành phần lên men có chọn
lọc làm thay đổi tính đặc trưng về thành phần và hoạt động của hệ vi sinh vật đường ruột

từ đó tăng cường sức khỏe cho vật nuôi một cách gián tiếp” [44]. Thông qua việc cung
cấp dinh dưỡng một cách có chọn lọc cho một hoặc một số vi sinh vật trong đường ruột,
prebiotic làm thay đổi có chọn lọc hệ vi sinh vật đường ruột của vật chủ [104]. Chính vì
vậy, prebiotic ngày càng được áp dụng rộng rãi trong việc phòng bệnh và nâng cao sức
khỏe gia súc, gia cầm và động vật thủy sản. Trong số những loại Prebiotic đã được nghiên
cứu, mannan-oligosaccharide (MOS) là chất được quan tâm nhiều nhất và đã áp dụng
trong nuôi trồng thủy sản. MOS là chất chiết xuất từ thành tế bào nấm men
(Saccharomyces cerevisiae 1026) có chức năng “prebiotic” và kích thích miễn dịch trong
nuôi một số loài thủy sản. Những kết quả nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của MOS
khi bổ sung vào thức ăn trên nhiều loài cá và giáp xác nuôi [27, 29, 30, 31].
Ở Việt Nam, còn rất ít nghiên cứu và tài liệu công bố về vai trò của prebiotic nói
chung của MOS nói riêng trong nuôi trồng thủy sản. Một số nghiên cứu về MOS như
nghiên cứu của Sang và Fotedar (2010) [83] trên tôm hùm bông (Panulirus ornatus) cho
thấy khi bổ sung MOS vào trong thức ăn của tôm hùm bông đã làm tăng tỷ lệ sống, tốc độ
tăng trưởng, nâng cao khả năng miễn dịch cũng như kháng lại vi khuẩn gây bệnh cho tôm.
Bên cạnh đó, một số thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn bổ sung MOS lên sức khỏe cá tra
đang được tiến hành bởi các nhà khoa học của trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh nhưng kết quả vẫn chưa được công bố. Trên đối tượng tôm sú việc sử dụng
MOS để bổ sung vào thức ăn vẫn chưa được nghiên cứu.

3

Chính vì vậy, đề tài luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của mannan-oligosacharide
(MOS) đến sức khỏe của tôm sú nuôi (Penaeus monodon Fabricius, 1798)” được đề
xuất thực hiện từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012 với mục tiêu làm rõ ảnh
hưởng của MOS lên sức khỏe của tôm sú nuôi. Đây là một phần trong đề tài do TS.
Huỳnh Minh Sang, phòng Công Nghệ Nuôi Trồng, Viện Hải Dương Học Nha Trang làm
chủ nhiệm.
Các nội dung chính của đề tài bao gồm:
 Đánh giá ảnh hưởng của các mức bổ sung MOS khác nhau vào thức ăn lên tăng

trưởng, tỷ lệ sống của tôm sú.
 Nghiên cứu ảnh hưởng của MOS lên các thông số miễn dịch, thông số sinh lý, các
thông số về sức khỏe của hệ thống tiêu hóa của tôm sú.
 Nghiên cứu hiệu quả của MOS lên khả năng kháng lại sự cảm nhiễm của vi khuẩn
Vibrio sp gây bệnh trên tôm.


















4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I.1. Phân loại và phân bố của tôm sú
I.1.1. Vị trí phân loại:
Theo Hothuis (1980) và Barnes (1987) trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải và cộng tác

viên (1999) thì tôm sú được định loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Natantia
Phân bộ: Penaeidea
Họ: Penaeidae
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus monodon Fabricius, 1798


Tên tiếng Anh gọi là: Black tiger prawn
Tên tiếng Việt thường được gọi là: tôm sú, tôm cỏ, tôm he
I.1.2. Phân bố
Theo Racek (1955), Holthuis và Rosa (1965), Motoh (1981) thì tôm sú là loài rộng
muối nên chúng có mặt từ Ấn Ðộ Dương đến Nhật Bản, Ðài Loan, phía Ðông Tahiti, phía
Tây Châu Phi và phía Nam Châu Úc. Nhìn chung tôm sú phân bố từ kinh độ 30
0
E đến
Hình 1.1: Hình dáng ngoài của tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798)

5

155
0
E và từ vĩ độ 35
0
N đến 35
0
S xung quanh các nước vùng xích đạo như: Philipines,

Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam Ở Việt Nam, tôm sú phân bố tự nhiên ở hầu
hết các vùng biển Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ, đặc biệt tập trung ở vùng duyên hải miền
Trung [1]. Tôm trưởng thành sống ở ngoài khơi, đẻ trứng nở ra ấu trùng Nauplius do sóng
gió nên đến giai đoạn Postlarvae được đưa vào vùng triều, giai đoạn ấu niên và thiếu niên
ở vùng cửa sông, giai đoạn cuối thiếu niên và trưởng thành nó lại đi ra ngoài khơi để sinh
sống. Tôm sú trưởng thành có thể phân bố đến độ sâu 162m, thông thường chúng sống ở
độ sâu 20 – 70m [2].
I.2. Tình hình nuôi tôm sú và dịch bệnh trong tôm nuôi ở Việt Nam
Tôm sú được tiến hành sinh sản nhân tạo và nuôi thử nghiệm đầu tiên vào năm
1971 tại viện nghiên cứu Hải Sản Hải Phòng nhưng đạt hiệu quả rất thấp, đến năm 1987
dưới sự trợ giúp của chuyên gia Nhật Bản về công trình sản xuất và kỹ thuật nuôi nên đã
sinh sản thành công đối tượng Penaeus merguiensis. Từ đó đến nay, nghề nuôi tôm sú bắt
đầu phát triển và trở thành một trong những đối tượng chủ đạo trong nghành nuôi trồng
thủy sản [5]. Miền Trung là khu vực đi đầu trong lĩnh vực phát triển công nghệ nuôi tôm
ở nước ta, năm 1995 năng suất tôm nuôi trung bình mới đạt 415 đến 1144kg/ha/năm, năm
1996 do một số mô hình nuôi công nghiệp (thâm canh) phát triển ở Ninh Hòa, Nha Trang
và Cam Ranh theo công nghệ của CP (Thái Lan) nên đã đạt năng suất trên 5 tấn/ha/vụ.
Năm 1997, mô hình nuôi tôm công nghiệp của Thái Lan đã thử nghiệm thành công taị
Ninh Thuận, Bình Thuận và được nhân rộng ở khu vực miền Trung. Nuôi tôm sú bán
công nghiệp (bán thâm canh) đã được hầu hết các hộ nuôi tôm áp dụng, năm 1999 tổng
diện tích nuôi tôm sú ở miền Trung là 12.530 ha [6].
Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh các vùng nuôi tôm tập trung bán thâm canh
trong khi đầu tư cho sở hạ tầng còn thấp, đặc biệt hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng
với mô hình nuôi nên vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh thường xảy ra. Qua điều tra
cho thấy đa số hệ thống ao đìa nuôi tôm đều có chỉ số ngư trại bền vững (Aquaculture
sustainable index: ASI) ở “vùng kém bền vững”. Mặt khác, hệ thống quan trắc cảnh báo
còn nhiều hạn chế nên công tác thông tin, dự báo, ngăn ngừa và xử lý tôm nuôi bị dịch
bệnh gặp nhiều khó khăn, công tác xét nghiệm mẫu dịch bệnh còn chậm, chưa có mạng
lưới quản lý thủy sản ở cấp cơ sở đặc biệt khi tôm nuôi bị dịch bệnh chưa được xử lý kịp


6

thời. Việc sử dụng kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học chưa tuân thủ quy định của
nhà nước, người dân còn nhiều chủ quan, con giống mua không qua kiểm dịch, chưa tuân
thủ nghiêm lịch thời vụ nuôi trong khi đây là nghề phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết,
thổ nhưỡng. Bên cạnh đó, thị trường đầu ra không ổn định dẫn đến nghề nuôi tôm ở nước
ta đang gặp nhiều thách thức.
Một số ví dụ điển hình: tại Bình Định, các vùng nuôi tôm tập trung chủ yếu tại các
đầm Thị Nại, Đề Gi, vùng cửa sông Tam Quan và An Dũ. Hệ thống ao đìa và hệ thống
thủy lợi hầu như chưa được đầu tư, chỉ phù hợp cho hình thức nuôi quảng canh. Tuy
nhiên, do nhu cầu phát triển nên người dân đã đầu tư nuôi bán thâm canh, thâm canh trên
hiện trạng hệ thống ao nuôi này. Kết quả phân tích chỉ số ngư trại bền vững ở khu vực
đầm Thị Nại cho thấy hầu hết các ao đìa nuôi tôm ở đây đều nằm ở “vùng kém bền vững”
(ASI =31,3±6,5%), chỉ một số ít nằm ở “vùng bền vững trung bình”. Trong khi đó, môi
trường vùng nuôi tôm cũng chịu ảnh hưởng của các nguồn chất thải từ các ngành kinh tế
như nông nghiệp, công nghiệp, cảng đổ vào đầm, phá, rừng ngập mặn đúng nghĩa hầu
như không còn Những nguyên nhân trên đã dẫn đến tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi
trường, bệnh tôm phát sinh với tần suất cao, hàng năm diện tích tôm bị bệnh thường
chiếm tỷ lệ 30 - 40% diện tích nuôi toàn tỉnh, đỉnh cao là năm 2005 với diện tích tôm bị
dịch bệnh lên đến 77% [7].
Tại Khánh Hòa, năm 2009 diện tích nuôi tôm thâm canh (2 ha) và bán thâm canh
(316 ha) giảm hơn 10 lần so với năm 2005. Việc quản lý chất lượng tôm giống trong thủy
sản gặp nhiều khó khăn, môi trường nuôi bị ô nhiễm do tình trạng nước thải không qua xử
lý và xả trực tiếp ra ngoài môi trường. Việc sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học chưa
được quản lý nghiêm, đặc biệt là sự lạm dụng thuốc kháng sinh đã ảnh hưởng đến chất
lượng môi trường nuôi. Mặt khác, một số người nuôi chưa tuân thủ lịch thời vụ. Hệ quả là
khi thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh thường xảy ra [9].
Tại Ninh Thuận, trong 6 tháng đầu năm 2009 tổng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh là
476 ha (tôm sú 91,3 ha, tôm chân trắng 384,7 ha) trong đó diện tích tôm nuôi bị bệnh là
106,7 ha chủ yếu là bệnh đỏ thân, đốm trắng, ước thiệt hại khoảng 60-120 triệu đồng/ha.

Người nuôi đã được cảnh báo hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất, khuyến khích
dùng vôi và chế phẩm sinh học trong quản lý môi trường ao nuôi. Tuy nhiên, việc tăng

7

cường kiểm soát dư lượng kháng sinh và những tranh chấp thương mại quốc tế làm cho
thị trường xuất khẩu khó khăn hơn, giá xuất khẩu thủy sản giảm. Bên cạnh đó hệ thống
thủy lợi chưa được đầu tư đúng mức, nguồn nước mặt, nước ngầm có dấu hiệu cạn kiện.
Đây là những khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nuôi tôm của địa phương [8].
Khu vực phía Nam có điều kiện thời tiết khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi cho sự
phát triển nuôi tôm sú. Cà Mau và Bạc Liêu là hai tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả
nước với 150.000 ha. Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi của người dân ở đây chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm nên tỷ lệ rủi ro do dịch bệnh còn cao, đặc biệt tình hình dịch bệnh làm tôm chết
trên diện rộng từ năm 1993 đến nay đã gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người nuôi
tôm khu vực này [5].
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản tại “Hội nghị tổng kết tình hình nuôi tôm
nước lợ năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2012” tổ chức ngày 8/2/2012 tại Cà Mau
cho thấy, năm 2011 diện tích nuôi tôm nước lợ là 656.425 ha sản lượng đạt 495.657 tấn,
tăng 2,71% về diện tích và 5,48% về sản lượng so với năm 2010. Trong đó, diện tích nuôi
tôm sú là 623.377 ha, đạt sản lượng 319.206 tấn, bằng 95,81% năm 2010; tôm thẻ chân
trắng là 33.049 ha, đạt sản lượng 176.451 tấn, bằng 129,06% năm 2010. Riêng khu vực
đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích nuôi tôm là 602.416 ha (588.419 ha nuôi tôm
sú và 18.498 ha nuôi tôm thẻ chân trắng), chiếm 91,8% diện tích nuôi tôm của cả nước.
Tuy nhiên, do dịch bệnh lây lan trên diện rộng tại các vùng nuôi tôm khu vực đồng bằng
sông Cửu Long khiến cho diện tích nuôi tôm bị thiệt hại lớn nhất từ trước tới nay, với
97.691ha, nghiêm trọng nhất là Sóc Trăng (25.000 ha tôm nuôi thâm canh và bán thâm
canh bị bệnh chết). Sau đợt thiệt hại này, một số hộ dân đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân
trắng nhưng đây là đối tượng nuôi mới, tập tính sinh sống khác với tôm sú, do áp dụng kỹ
thuật chăm sóc giống như đối với tôm sú nên hiệu quả chưa cao. Hầu hết các hộ bị thiệt
hại là do chưa nắm chắc kỹ thuật nuôi, chủ yếu làm theo kinh nghiệm, không tuân thủ lịch

mùa vụ, việc cải tạo nền đáy ao không theo quy trình, nhiều ao nuôi lâu năm không nạo
vét đáy nên tích tụ mùn bã hữu cơ, tồn lưu hóa chất độc hại, vi sinh vật tiềm ẩn mầm bệnh
trong ao. Thực tế cho thấy, những cơ sở sử dụng vi sinh thường cho kết quả tốt hơn
những cơ sở áp dụng kỹ thuật nuôi truyền thống [6].

8

Đến nay, một trong những tác nhân gây chết tôm hàng loạt được xác định là do hội
chứng ngộ độc bắt nguồn từ thuốc bảo vệ thực vật. Phần lớn các hộ bị thiệt hại thường
dùng các sản phẩm có độc tính cao như Cypermethrin, Deltamerthrin để diệt tạp trong
vùng nuôi tôm và cải tạo ao nuôi, thậm chí một số hộ dân còn sử dụng trực tiếp các loại
thuốc bảo vệ thực vật như Padan, Dexit, Visher… Các thuốc này có tác dụng diệt tạp hiệu
quả, lại dễ mua với giá rẻ so với các sản phẩm dùng trong thủy sản nên người dân sử dụng
ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây. Hệ quả, các chất này tích tụ dần trong bùn
đáy ao, việc dùng quạt nước tăng oxy trong ao nuôi tôm đã vô tình làm khuấy động các
chất độc từ đáy ao gây ngộ độc cho tôm nuôi, dẫn đến hiện tượng tôm chết hàng loạt. Bên
cạnh đó, hệ thống thủy lợi vùng nuôi tôm không đảm bảo với mô hình nuôi thâm canh,
thiếu nước sạch, các hộ tận dụng hết đất để làm ao nên không có ao lắng xử lý nước mà
bơm trực tiếp nước từ mương chung nên nước thường mang theo đất phù sa và vi sinh vật
gây hại cho ao tôm [6].
Để giảm thiểu tình trạng dịch bệnh trong nuôi tôm hiện nay cần phải có những giải
pháp đồng bộ bao gồm quản lý chất lượng giống, cập nhật quy trình nuôi, quản lý chặt
chẽ và xử lý nghiêm những vi phạm trong việc sử dụng và kinh doanh thuốc, hóa chất,
chế phẩm sinh học chưa được kiểm nghiệm, quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng
nuôi tôm. Việc tìm kiếm sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế kháng sinh và hóa
chất trong phòng bệnh nhằm nâng cao sức khỏe cho tôm nuôi là một trong những giải
pháp góp phần nâng cao hiệu quả nghề nuôi tôm, giữ vững được “vai trò chủ đạo của con
tôm sú trong cơ cấu xuất khẩu tôm của Việt Nam” như Hội nghị tổng kết tình hình nuôi
tôm nước lợ năm 2011 đã nêu [6].
I.3. Hệ thống miễn dịch của giáp xác

I.3.1. Hệ thống miễn dịch không đặc hiệu
Không giống như cá, giáp xác chỉ có hệ thống miễn dịch không đặc hiệu còn gọi là
hệ miễn dịch tự nhiên để nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh [94]. Hệ thống bảo vệ cơ thể
bao gồm miễn dịch tế bào và phản ứng dịch thể trong đó tế bào có vai trò rất quan trọng
trong hệ thống miễn dịch [12]. Chúng có thể giải phóng protein diệt khuẩn [89] trực tiếp
cô lập và tiêu diệt tác nhân xâm nhập cơ thể [94]. Các chức năng quan trọng của tế bào
máu giáp xác gồm thực bào (phagocytosis), bao vây, cô lập (encapsulation/Opsonization),

9

tạo nốt sần (nodule formation), sự đông máu (clotting), sự kết dính tế bào
(agglutination/adhesion), hoạt hóa hệ thống Prophenoloxidase (ProPO) và hoạt động diệt
khuẩn (microbicidal activity) [94]. Chức năng bảo vệ cơ thể của tế bào máu giáp xác có
thể tóm tắt trong sơ đồ đơn giản sau [89].















Hình 1.2: Hệ thống miễn dịch của giáp xác (Smith et al., 2003)

Hệ thống ProPO là hệ thống các chất xúc tác sinh học (men hay enzyme) có khả
năng chống lại sự xâm nhập của nhiều vật thể lạ vào cơ thể bằng cách thúc đẩy quá trình
tương tác giữa các tế bào nhằm loại bỏ các vật thể lạ khỏi cơ thể. Phenoloxidase (PO) là
enzyme cuối cùng trong hệ thống các enzyme này, nó vừa có tác dụng nhận diện vật thể lạ
vừa là thành phần cấu trúc nên hệ thống bảo vệ của giáp xác [78] vì Phenoloxidase có thể
bị kích hoạt bởi các đường (sugars) của các polysaccharides chủ yếu từ thành tế bào nấm
và vi khuẩn [93]. Mặt khác khi các tác nhân gây bệnh đi vào máu (hemolymph), chúng bị
β
-
1,3
-
glucans

Peptidoglycan
Live bacteria
Bacterial antigen

β
-
1,3
-
gl
ucan binding protein


Degranulation


Antibacterial


peptides
Inactive serine

proteinase
Prophenoloxidase

(ProPO)
Cell adhesion

Release of reactive O
2-

Opsonization
Encapsulation (đóng gói)

Phenoloxidase

Serine

Proteinase
hoạt hóa

Melanin


Quinones


Semigranular


Haemocytes

Granular

Haemocyte

Hyalinocytes


Phagocytosis
(Th

c bào
)

Phenolic compounds

10

các tế bào máu bao vây, cô lập, và tạo thành một số sản phẩm chống lại vi khuẩn có chứa
oxy hoạt hóa (Reactive oxygen species: ROS) như O
2
-
, OH
-
, H
2
O
2
và oxy nguyên tử O

2
,
có vai trò quan trọng trong hoạt động diệt khuẩn. Sự giải phóng ra các anion O
2
-
được gọi
là sự bùng nổ hô hấp (respiratory burst), nó đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động
diệt khuẩn [69]. Mặc dù oxy là yếu tố cần thiết cho các tế bào hiếu khí, nhưng nó cũng có
nguy cơ cao trong phá hủy tế bào (cytotoxic) do các sản phẩm oxy hoạt hóa này được sinh
ra trong quá trình hô hấp. Việc loại bỏ nhanh và hiệu quả các sản phẩm oxy hoạt hóa là
cần thiết cho hoạt động và sinh tồn của giáp xác. Quá trình này được thực hiện bởi cơ chế
bảo vệ chống oxy hóa, trong đó bao gồm cả việc loại bỏ các anion O
2
-
(Superoxide
dismutase: SOD) [52].
I.3.2. Các loại tế bào máu và chức năng của chúng
Các loại tế bào máu khác nhau ở giáp xác được phân biệt dựa trên hình thái và
chức năng sinh học của chúng [13]. Cornick và Stewart cho rằng có 4 loại tế bào máu
trong máu tôm hùm Mỹ (Homarus americanus) bao gồm prohyalocytes, hyalinocytes,
eosinophilic granulocytes và chromophobic granulocytes [24], ngược lại Hose và cộng sự
cho rằng tôm hùm chỉ có 2 loại tế bào máu là hyaline (hyalinocytes) và tế bào hạt
(granulocytes) [53]. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng máu của giáp xác chứa 3 loại tế
bào gồm tế bào hyaline, tế bào bán hạt (semigranocytes) và tế bào hạt [39, 89]. Phân biệt
sự khác nhau giữa các loại tế bào này dựa trên hình thái, nhân, mạng lưới nội chất, hạt tự
do (ribosomes), thể lưới (golgi), hạt nhỏ (granules), màng trong tế bào (lysosomes) và cấu
trúc ti thể (mitchondria) [13]. (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Các loại tế bào máu của giáp xác
Thông số Hyaline Semi-granular Granular
Hình dạng Tròn hoặ

c ovan
Ovan hoặc vuốt nhọn đầu Ovan
Nhân

Ở giữa, hình
tròn, lớn
ở giữa hoặc lệch tâm, hình
ovan, dạng thùy
Lệch tâm,
hình quả thận
Lưới nội chất Ít Nhiều Tương đối nhiều
Rebosome tự
do
Có ít Nhiều Tương đối nhiều
Thể Golgi 0 hoặc 1 1 nhiều hơn 0 hoặc 1
Hạt granules 0 hoặc ít Có tương đối Có nhiều

11

Lysosomes - Có có
Mitochondria Tương đối Nhiều Nhiều
Các loại tế bào khác nhau tham gia vào chức năng sinh học khác nhau của máu
giáp xác [94] (Bảng 1.2). Tế bào hyaline thực hiện chức năng thực bào (phagocyte) [58],
xúc tiến hoặc tham gia vào chức năng đông máu của giáp xác [53] và góp phần hình thành
và làm cứng lớp tế bào chitin khi lột xác [107]. Tế bào bán hạt (semi-granular) tham gia
hoạt động bao vây vật lạ [78] và có một ít khả năng thực bào [91]. Các tế bào này tham
gia vào quá trình hoạt hóa hệ thống ProPO [58]. Tuy nhiên, có nhiều kết quả gây tranh cãi
về vai trò của từng loại tế bào máu giáp xác trong hoạt động miễn dịch (chủ yếu là chức
năng thực bào). Ví dụ, ở cua (Callinectes sapidus), chỉ có tế bào hyaline có khả năng thực
bào đối với Paramoeba perniciosa trong khi các vi khuẩn gram âm lại bị thực bào bởi cả

tế bào hyaline và tế bào hạt (Johnson, 1976). Một số nghiên cứu ở điều kiện vitro cho
thấy, ở tôm càng xanh (M. Rosenbergii ) và tôm sú (P. monodon) chỉ có tế bào hạt và bán
hạt thực hiện chức năng thực bào đối với nấm men [41]. Ngược lại, trong một nghiên cứu
khác ở tôm sú lại cho thấy chỉ có tế bào hyaline mới có khả năng thực bào đối với các hạt
nhựa (latex) [101]. Tế bào hạt tham gia vào hệ thống đông máu [11] và làm cứng vỏ
chitin, tạo vỏ, tạo màng gốc của tế bào chữa vết thương [108]. Chúng là các tế bào thực
bào nguyên thủy [56] có khả năng bao vậy vật lạ và tiêu diệt tế bào vi khuẩn theo cách
thực bào [53]. Chức năng quan trong nhất của tế bào hạt là nơi chứa hệ thống
Prophenoloxidase [57, 58, 94].
Bảng 1.2: Chức năng sinh học của các loại tế bào máu giáp xác
Loại tế bào Thực bào Bao vây tế bào Độc tế bào
(Cytotoxic)
Hoạt hóa hệ
thống ProPO
Hyaline Có Không Chưa biết Không
Semi-granular Giới hạn Có Có Có
Granular Không Giới hạn Có Có




12

I.4. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chất kích thích hệ miễn dịch trong nuôi thủy sản
I.4.1 Nghiên cứu và sử dụng chất kích thích hệ miễn dịch trong nuôi giáp xác
Sử dụng chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc tự nhiên trong nuôi trồng thủy sản
để kích thích hoạt động của hệ miễn dịch không đặc hiệu và đặc hiệu, tăng cường sức
khỏe và tỷ lệ sống của đối tượng nuôi đang được quan tâm nghiên cứu. Chất kích thích hệ
miễn dịch được định nghĩa là “một hợp chất tự nhiên có thể điều chỉnh hệ thống miễn
dịch bằng cách tăng khả năng kháng bệnh của vật chủ” [17]. Các chất kích thích hệ miễn

dịch được chia thành các nhóm dựa trên chức năng hoặc nguồn gốc [88]. Trong nuôi
trồng thủy sản, chất kích thích hệ miễn dịch được chia thành 5 nhóm: vi khuẩn sống, vi
khuẩn chết (bacterins or bacterial antigen), glucans, peptidoglycans, và
lipopolysaccharides (LPS) [89]. Smith và cộng sự đã tổng quan một số chất kích thích
miễn dịch áp dụng có hiệu quả trong nuôi giáp xác như sau [89] (Bảng 1.3).
Bảng 1.3: Chất kích thích miễn dịch sử dụng trong nuôi giáp xác
Tên chất Loài giáp xác Thí nghiệm Tài liệu tham
khảo
(i) Live bacteria

Vibrio spp. Penaeus
monodon
Cảm nhiễm in vitro (Teunissen et al.,
1998)
V harveyi (Strain PDEX) Penaeus
monodon
Thử nghiệm in vitro (Alabi et al., 2000)
(ii) Killed bacteria

Aerococcus viridans var.
homari
Homarus
americanus
Tỷ lệ sống (Keith et al., 1992)
V. vulnificans

Penaeus
monodon
Xác định
Phenoloxidase và

Superoxide
(Sung et al., 1996)
V. harveyi (strains, BP03,
BP04, BP05, and IN7)
Penaeus indicus Tỷ lệ sống (Alabi et al., 1999)
Vibrio spp. (ANM 708)
Photobacterium spp. (AAC
727)
Macrobrachium
rosenbergii

Tỷ lệ sống

(Vici et al., 2000)

13

(iii) Glucan

-1,6-/-1,3-glucan from
Saccharomyces cerevisiae
Penaeus
monodon
Xác định
Phenoloxidase và tỷ
lệ sống
(Sung et al., 1994)
-1,6-/-1,3-glucan from
Saccharomyces cerevisiae
Penaeus

monodon
Khả năng chống lại
stress, tỷ lệ sống và
tăng trưởng
(Song et al., 1997)
-1,6-/-1,3-glucan from
Saccharomyces cerevisiae
Litopenaeus
vannamei
Tỷ lệ sống và tăng
trưởng
(Scholz et al.,
1999)
-1,6-/-1,3-glucan from
Laminaria digitata
Penaeus
monodon
Thử nghiệm in vitro (Sritunyalucksana
et al., 1999)
-1,6-/-1,3-glucan from
Schizophyllum Commune
Penaeus
monodon
Tỷ lệ sống (Chang et al.,
2000)
(iv) Peptidoglycans

From Brevibacterium
lactofermentum
Penaeus

monodon
Tỷ lệ sống và tăng
trưởng
(Boonyaratpalin et
al., 1995)
From Bifdobacterium
Thermophilum
Penaeus
japonicus
Tỷ lệ sống và phản
ứng thực bào
(Itami et al., 1998)
Commercial formulation

Penaeus
monodon
Thử nghiệm In vitro

Sritunyalucksana

et al., 1999)
(v) Lipopolysaccharides

From Escherichia coli
serotype 055:135
Penaeus
monodon
Thử nghiệm in vitro
(Sritunyalucksana et
al., 1999)

From Pantea agglomerans Penaeus
japonicus
Tỷ lệ sống và thử
nghiệm in vitro
(Takahashi et al.,
2000)
Chất kích thích miễn dịch được sử dụng trong nuôi thủy sản bằng nhiều cách khác
nhau như tắm, bổ sung vào thức ăn, làm giầu hóa hoặc tiêm trực tiếp. Phương pháp sử
dụng có thể là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của chất kích thích miễn dịch
đối với khả năng kháng bệnh của đối tượng nuôi [89]. Nhiều nhà nghiên cứu kết luận rằng
tiêm trực tiếp là phương pháp hiệu quả nhất [79], tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều

14

nhân lực và chi phí cao, hơn nữa còn có thể gây sốc cho đối tượng nuôi. Phương pháp
ngâm hoặc bổ sung vào thức ăn được cho là thích hợp trong các trại nuôi giáp xác [89].
I.4.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng MOS trong nuôi thủy sản
Gần đây, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy mannan oligosaccharide (MOS) có
hiệu quả tích cực lên tỷ lệ sống, tăng trưởng và khả năng miễn dịch của một số loài cá và
giáp xác [15, 26, 28, 29, 42, 99, 105].
Trong những nghiên cứu khác, MOS được biết đến là một prebiotic dùng trong
chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi thủy sản [18, 44, 78, 99, 111]. Staykov và cộng sự
(2006) đã tiến hành thí nghiệm trên cá chép tại trường đại học Trakia-Bulgaria với hàm
lượng bổ sung 0,2% MOS vào thức ăn thương mại có chứa 23.5% protein và 5.4% lipid,
kết quả cho thấy khối lượng trung bình của cá ăn thức ăn có MOS là 480g và của đối
chứng là 430g, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) giảm, tỷ lệ chết của cá ở lô thí nghiệm
cho ăn bổ sung MOS là 1,92% thấp hơn so với lô đối chứng là 3,59% [99]. Khi bổ sung
0,6% MOS vào thức ăn để nuôi cá chép (Cyprinus carpio L), Culjak và cộng sự (2006) đã
chứng minh với hàm lượng bổ sung l0,6% MOS thì khối lượng của cá ăn thức ăn có bổ
sung MOS cao hơn 24% so với đối chứng, hệ số chuyển đổi thức ăn FCR giảm từ 2,06

xuống còn 1,06, tỷ lệ chết cũng giảm từ 50% xuống còn 16,7% [26].
Những thí nghiệm tương tự được thực hiện trên cá hồi (Oncorhynchus mykiss) với
mức bổ sung 0,2% MOS vào thức ăn của cá đã cho kết quả khối lượng trung bình của cá
tăng 13,7%, tỷ lệ chết (0,58%) và FCR (0,83) thấp hơn so với lô đối chứng (1,68% và
0,91). Với cá nuôi từ giai đoạn 100g đến xấp xỉ 310g trong hệ thống nuôi nước chảy, kết
quả cho thấy MOS cải thiện đáng kể sự tăng trưởng và sức khỏe của cá, khối lượng của cá
hồi cho ăn thức ăn có bổ sung MOS cao hơn 10% so với cá đối chứng, FCR của cá ăn
thức ăn có bổ sung MOS thấp hơn 11,2% so với lô đối chứng, tỷ lệ chết của cá cũng giảm
từ 5% xuống còn 2,95% [99]. Thí nghiệm tương tự được thực hiện trên cá nheo giống
(Silurus glanis) cho thấy khối lượng trung bình của cá ăn thức ăn có bổ sung MOS cao
hơn 9,7% so với cá ở lô đối chứng, FCR của cá ăn bổ sung MOS giảm 11,6% so với lô
đối chứng và tỷ lệ chết cũng giảm từ 28,33% xuống còn 16,67% [15]. Hanley và cộng sự
(1995) nghiên cứu trên cá rô phi đỏ cũng cho kết quả tương tự khi bổ sung 0,6% MOS
vào thức ăn của cá, tỷ lệ sống và khối lượng của cá có bổ sung MOS tăng 22,5% và

15

27,2% so với cá đối chứng [48]. Thí nghiệm của Hossu và cộng sự (2005) thực hiện trên
cá vược (Morone chrysop, M. saxatilis) cho thấy sau 12 tuần nuôi khối lượng cá ăn thức
ăn có bổ sung MOS cao hơn đáng kế so với cá ăn thức ăn đối chứng, tỷ lệ sống của cá ở
lô thí nghiệm có bổ sung MOS là 80%, cao hơn đáng kể so với lô đối chứng (72-73%) sau
21 tuần nuôi [54] . Một thí nghiệm khác về thức ăn được thực hiện tại trường đại học Las
Palmas of Gran Canaria - Tây Ban Nha trên cá vược giống (Dicentrarchus labrax), cá có
khối lượng ban đầu là 35g, kết quả cho thấy hàm lượng MOS bổ sung ở mức 0,2 và 0,4%
vào thức ăn có ảnh hưởng đến tăng trưởng, mô học và những đặc tính sinh hóa của cá,
khối lượng cá sau kết thúc thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGR) và tuyệt đối
của cá ăn thức ăn có bổ sung MOS cao hơn đáng kể (khoảng 10% so với) cá không ăn
thức ăn có MOS [107].
MOS được sử dụng một cách có hệ thống trong thức ăn dùng trong các trại nuôi
thương phẩm và đã cho thấy hiệu quả của nó trong việc cải thiện sinh trưởng, tỷ lệ sống

và hệ số chuyển đổi thức ăn của cá chẽm và cá tráp [54]. Tuy nhiên, tăng trưởng của cá ở
lô đối chứng đã không được cải thiện [31].
Ngược lại, nhiều nghiên cứu cho thấy MOS không có hiệu quả tích cực đối với
một số loài cá nuôi. Cụ thể là việc bổ sung MOS vào thức ăn không có ảnh hưởng đến
tăng trưởng của nhiều loài cá trong điều kiện thí nghiệm như: cá tầm (Acipenser
oxyrinchus desotoi) [76], cá bơn giống (Psetta maxima) [64], cá rô phi lai (Oreochromis
niloticus X O. aureus) [43], cá tráp [31] và cá hồi Đại Tây Dương (Salmo sarla) [46]. Lý
do của việc MOS không có hiệu quả lên các loài cá này vẫn chưa được giải thích, rất có
thể do điều kiện thí nghiệm và giai đoạn sống của cá nuôi. Tuy nhiên, MOS lại có ảnh
hưởng một cách rõ ràng lên những chức năng sinh lý của các loài cá này, cá hồi ăn thức
ăn có MOS cho thấy cá tiêu thụ oxy thấp hơn 11%, hàm lượng protein trong thịt cá thấp
hơn 5%, năng lượng trong cơ thể cao hơn 3% và năng lượng dự trữ cao hơn 7% so với cá
ăn thức ăn đối chứng [46]. Hệ số điều kiện sống (K) và chỉ số tế bào gan (HSI) của cá tráp
thấp hơn đáng kể ở cá ăn thức ăn có bổ sung 0,2 đến 0,4% MOS [31]. Craig và McLean
(2003) nghiên cứu trên cá rô phi cho thấy hàm lượng MOS bổ sung vào thức ăn của cá rô
phi (Oreochromis niloticus) từ 0,25 đến 2% đã cho kết quả thịt cá ít mỡ hơn so với cá ở lô
đối chứng [25], tuy nhiên MOS đã không làm giảm hàm lượng lipid tích lũy trong gan ở

×