Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

giải pháp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ơ đầm nha phu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.33 MB, 71 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG






TRẦN HUY



GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ
NGUỒN LỢI THỦY SẢN Ở ĐẨM NHA PHU






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC










Nha Trang- 2013



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





TRẦN HUY


GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ
NGUỒN LỢI THỦY SẢN Ở ĐẨM NHA PHU


Chuyên ngành: Khai thác thủy sản
Mã số : 60.62.03.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. HOÀNG HOA HỒNG







Nha Trang- 2013

i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan:
- Những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa được sử dụng để bảo
vệ một học vị nào.
- Các số liệu và kết quả nghiên cứu trên do chính bản thân tác giả thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Hoa Hồng.
- Luận văn này do tôi tự viết và trình bày, trong suốt quá trình thực hiện luận
văn không xảy ra tranh chấp gì với các tổ chức, cá nhân khác.
- Kết quả của luận văn có sử dụng một số tài liệu của các tác giả trong và ngoài
nước đã được tác giả chú thích và trích dẫn rõ ràng khi sử dụng.

Người cam đoan


Trần Huy














ii

LỜI CÁM ƠN

Với sự phấn đấu và nỗ lực của bản thân, cùng với sự dạy dỗ, hướng dẫn tậntình,
chỉ bảo của các thầy giáo và sự giúp đỡ các ban ngành trong tỉnh Khánh Hòa, bà con
ngư dân và các đồng nghiệp đến nay luận án đã được hoàn thành.
Xin tỏ lòng biết ơn Thầy giáo hướng dẫn TS.Hoàng Hoa Hồng.
Trân trọng cám ơn sự giúp đỡ quý báu của Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Khánh Hòa, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa, UBND
thị xã Ninh Hòa , UBND các xã, phường và cộng đồng dân cư ven đầm Nha Phu đã
cung cấp thông tin, tư liệu và giúp cho tôi tìm hiểu thực tế, nghiên cứu và xây dựng
các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đóng góp vào sự phát triển nghề
cá có hiệu quả và bền vững tại đầm Nha Phu, tỉnh Khánh Hòa.




















iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC ĐỒ THỊ ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1. Điều kiện tự nhiên 6
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội : 7
1.3. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 8
1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước:…………………………………………………9
CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 13
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.2.1. Tiếp cận nghiên cứu 13
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 14
2.2.2.1. Tìm hiểu, khảo sát điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, các vấn đề về kinh tế-
xã hội có liên quan đến cộng đồng dân cư tại đầm Nha Phu. 14
2.2.2.2. Điều tra về thực trạng về nguồn lợi và cơ cấu nghề khai thác và các lọai
ngư cụ khai thác thủy sản ở đầm Nha Phu. 14
2.2.2.3. Xử lý số liệu. 15
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16
3.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 16
3.1.1. Giao thông, cảng sông, biển 16
3.1.2. Số hộ 16
3.1.3. Trình độ văn hoá của chủ hộ 16
3.1.4. Độ tuổi của chủ hộ 17
iv

3.1.5. Phương tiện và nghề khai thác chủ yếu 18
3.1.6. Các nghề khai thác chủ yếu 18
3.1.7.Thu nhập trong ngày và số ngày khai thác 20
3.2. THỰC TRẠNG NGHỀ KHAI THÁC THỦY SẢN KHU VỰC ĐNP 22
3.2.1. Thực trạng ngư trường nguồn lợi thủy sản 22
3.2.1.1. Các loài cá thường gặp 23
3.2.1.2. Các loài thủy sản khác 23
3.2.1.3. Các thảm cỏ biển và Rưng ngập mặn ở khu vực đầm Nha Phu 24
3.2.2. Cơ cấu nghề khai thác 25
3.2.2.1. Cơ cấu theo nghề 25
3.2.2.2. Cơ cấu nghề khai thác theo địa phương 26
3.2.2.3. Cơ cấu nghề khai thác theo công suất 27
3.2.3. Thực trạng về tàu thuyền 28

3.2.3.1. Thực trạng tàu thuyền nghề lưới kéo 28
3.2.3.2. Thực trạng tàu thuyền nghề Lờ Trung Quốc 29
3.2.3.3. Thực trạng tàu thuyền nghề sử dụng xiết điện 30
3.2.3.4. Thực trạng tàu thuyền nghề Đăng, nò 31
3.2.3.5. Thực trạng tàu thuyền nghề cắt Rong mơ 32
3.2.3.6. Thực trạng tàu thuyền nghề Họ lưới rê 32
3.2.4. Thực trạng về ngư cụ 34
3.2.4.1. Nghề sử dụng kích điện 34
3.2.4.2. Lờ Trung Quốc 34
3.2.5. Thực trạng về lao động 37
3.2.6. Thực trạng về sản lượng và kích thước của đối tượng khai thác 39
3.2.6.1. Sản lượng theo loại nghề khai thác 39
3.2.6.2. Kích thước chung đối tượng khai thác 42
3.2.7. Thực trạng về công tác quản lý 43
3.2.7.1. Tổ chức cán bộ Thanh tra chuyên ngành bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh 43
3.2.7.2. Kết quả xử lý vi phạm về hoạt động khai thác sử dụng nghề cấm 44
3.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI NGHỀ KHAI THÁC 45
3.3.1. Thuận lợi 45
v

3.3.2. Khó khăn 46
3.4. NỘI DUNG CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
QUẢN LÝ KHAI THÁC NHẰM BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY
SẢN 46
3.4.1. Nội dung về giải pháp quản lý tàu thuyền 46
3.4.1.1. Căn cứ đề xuất 46
3.4.1.2. Biện pháp triển khai thực hiện giải pháp 46
3.4.1.3. Tính khả thi của giải pháp. 47
3.4.2. Nội dung về giải pháp quản lý nghề 50
3.4.2.1. Căn cứ đề xuất 50

3.4.2.2. Biện pháp triển khai thực hiện giải pháp 50
3.4.2.3. Tính khả thi của giải pháp 51
3.4.3. Nội dung về giải pháp quản lý ngư trường 51
3.4.3.1. Căn cứ đề xuất 51
3.4.3.2. Biện pháp triển khai thực hiện giải pháp 52
3.4.3.3. Tính khả thi của giải pháp 53
3.4.4. Nội dung về giải pháp nâng cao năng lực quản lý 53
3.4.4.1. Căn cứ đề xuất 53
3.4.4.2. Biện pháp triển khai thực hiện giải pháp 53
3.4.4.3. Tính khả thi của giải pháp 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
1. Kết luận 55
2. Kiến nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57






vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

- BVNL : Bảo vệ nguồn lợi
- BVNLTS : Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- PTNT : Phát triển nông thôn
- UBND : Ủy ban nhân dân
- RNM : Rừng ngập mặn

- ĐNP : Đầm Nha Phu
- KTXH : Kinh tế xã hội
- HST : Hệ sinh thái
















vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang

Bảng 1: Trình độ học vấn của chủ hộ 14
Bảng 2: Độ tuổi của chủ hộ 15
Bảng 3: Phương tiện (Thuyền) 16
Bảng 4: Tỷ lệ thuyền máy 16
Bảng 5: Cơ cấu các loại nghề khai thác thủy sản. 17
Bảng 6: Tần suất về thời gian khai thác thủy sản theo nghề 17

Bảng 7: Thu nhập trong ngày 18
Bảng 8: Số ngày khai thác trong 01 tháng 19
Bảng 9: Cơ cấu nghề khai thác theo hộ gia đình và năm 22
Bảng 10: Cơ cấu nghề khai thác theo hộ gia đình và địa phương 23
Bảng 11: Phân loại nghề theo công suất 25
Bảng 12: Phân chiều dài tàu theo nghề lưới kéo 26
Bảng 14: Phân chiều dài tàu theo nghề Lờ Trung Quốc 27
Bảng 15: Phân chiều rộng tàu theo nghề Lờ Trung Quốc 27
Bảng 16: Phân chiều dài tàu theo nghề Đăng, nò 28
Bảng 17: Phân chiều rộng tàu theo nghề Đăng, nò 28
Bảng 18: Phân chiều dài tàu theo nghề Họ lưới rê 29
Bảng 19: Phân chiều rộng tàu theo nghề Họ lưới rê 30
Bảng 20: Cơ cấu lao động 35
Bảng 21: Sản lượng theo loaị nghề khai thác 37
Bảng 22: Đánh giá chung nghề khai thác thủy sản trong vùng ĐNP: 38
Bảng 23: kích chung của đối tượng khai thác 39
Bảng 24: Tổ chức cán bộ Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh 40
Bảng 26: Kết quả xử lý vi phạm về hoạt động khai thác sử dụng nghề cấm 41



viii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 01: Bản đồ đầm Nha Phu 4
Hình 02: Nghề khai thác rong mơ 32
Hình 03: Bộ kích điện 34
Hình 04: Bình Acquy 34
Hình 05: Một số hình ảnh nghề Lờ Trung Quốc 35

Hình 06: Tàu thuyền và thúng chai dung để khai thác nghề Lờ Trung Quốc 36
Hình 07 :Một số hình ảnh đăng, nò. 36




ix

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 01: Trình độ học vấn của cư dân sống quanh Đầm 14
Đồ thị 02: Độ tuổi của cư dân sống quanh Đầm. 15
Đồ thị 03: Cơ cấu các loại nghề khai thác thủy sản. 17
Đồ thị 04: Đồ thị nghề khai thác của từng địa phương qua từng năm. 23
Đồ thị 05: Đồ thị số hộ khai thác qua từng năm 24









1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khánh Hòa là tỉnh có thế mạnh nổi bật về kinh tế biển. Do có các mạch
núi ăn lan ra biển, nên từ phía Bắc xuống phía Nam, có các bán đảo và các

đảo ven bờ chắn gió, tạo nên các vũng vịnh như Vịnh Vân Phong, Đầm Nha
Phu, Vịnh Nha Trang, Vịnh Cam Ranh(3). Khánh Hoà có thềm lục địa và
vùng lãnh hải rộng lớn với gần 40 đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển, trong đó
có quần đảo Trường Sa. Đây là những địa bàn rất thuận lợi cho sự tập trung
các hoạt động kinh tế như du lịch biển, nuôi hải sản nước mặn (nuôi biển),
đóng tầu, cảng biển. Những bãi biển tốt cho phát triển du lịch như bãi biển Đại
Lãnh, Dốc Lết, Đầm Môn, Bãi Tiên, Bãi Sạn, bãi Dài Cam Ranh. Có 8 cửa
sông, cửa lạch thuận lợi cho neo đậu các tàu thuyền đánh cá và phân bố các làng
cá, các khu vực dịch vụ hậu cần nghề cá.
Khí hậu Khánh Hòa mang đặc điểm tiêu biểu của khí hậu Nam Trung Bộ,
rất thuận lợi cho phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản.Đặc biệt, Khánh Hòa rất
hiếm khi bị bão đổ bộ vào đất liền. Tài nguyên biển- tiền đề cho việc khai thác và
nuôi trồng thủy sản rất dễ bị cạn kiệt, ô nhiễm và thường bị cạnh tranh (mâu
thuẫn) với các mục đích khai thác kinh tế khác như du lịch, phát triển đô thị, cảng
biển, khai thác khoáng sản Điều này rất rõ ở Khánh Hòa. Trong đó Đầm Nha Phu là
một trong những Đầm trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa. Theo số liệu điều tra của
chúng tôi cho thấy, các cộng đồng ở ven đầm Nha Phu được thành lập muộn hơn
vào đầu thế kỷ 20, bởi các tộc họ lớn. Các xã, thôn đều có truyền thống về lịch sử
phát triển cộng đồng trên cơ sở huyết thống một số dòng họ lớn. Tuy nhiên, cũng
cần quan tâm đến việc phần lớn họ là những người từ các nơi khác di cư đến nên
tính gắn bó với việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản sẽ không cao.
+ Sơ lược về Đầm Nha Phu và hoạt động nghề cá.
Ðầm Nha Phu là khu vực nông với độ sâu trung bình từ 1 - 2m. Diện tích
đầm Nha Phu lúc triều cao nhất khoảng 5000 ha, lúc triều thấp nhất khoảng 3000
ha, bãi triều rộng 1.500 ha. Ðầm ăn sâu vào đất liền, được tạo thành bởi bán đảo
Hòn Hèo ở phía Ðông - Ðông Bắc, Hòn Hoải, Hòn Vang, ở phía Tây bắc, phía
Ðông nam Hòn Thị, Hòn Sầm. Ðỉnh đầm Nha Phu có một số sông suối đổ vào
như : Sông Dinh, sông Cà Lam, sông Nga Hầu, sông Rọ Tượng. Các sông này
ngắn và nhỏ, lượng nước trung bình hàng năm không lớn, bắt nguồn từ những dãy
2


núi trong tỉnh Khánh Hoà, lưu vực của các con sông này là các vùng có các hoạt
động kinh tế sôi động của tỉnh, đặc biệt là trong lĩnh vực thuỷ sản.
Từ trước 1975 đến nay, đầm Nha Phu là ngư trường sản xuất chung của
ngư dân Ninh Hoà và Nha Trang, gồm có 7 xã quanh đầm là : Ninh Ích, Ninh
Phú, Ninh Hà, Ninh Giang, Ninh Lộc, Ninh Vân (Thị xã Ninh Hoà) và xã Vĩnh
Lương (Tp.Nha Trang). Dân số các xã ven đầm Nha Phu là 36.439 nhân khẩu
với 7.785 hộ.
Hệ sinh thái Đầm Nha Phu có các hệ sinh thái nhiệt đới như rạn san hô,
thảm cỏ biển, rừng ngập mặn cùng tồn tại với độ phong phú cao. Ðã xác định
được 78 loài động vật thân mềm, 47 loài động vật giáp xác và 108 loài cá ở đầm
Nha Phu. Hải sản kinh tế trong đầm gồm 6 loài 2 mảnh vỏ, 1 loài ốc, 3 loài tôm,
2 loài cua, 1 loài tôm hùm và 13 loài cá. Các ấu trùng tôm, cua, hai mảnh vỏ và
chân bụng gần như xuất hiện quanh năm ở đầm. Vịnh Bình Cang - Nha Trang là
nơi cung cấp nguồn giống tôm, cua, ghẹ cho đầm Nha Phu.
Các hệ sinh thái RNM chủ yếu là hệ sinh thái cỏ biển, rong biển có vai trò
rất quan trọng đối với môi trường và nguồn lợi sinh vật, không chỉ riêng cho
Đầm Nha Phu mà cả cho vùng biển phía ngoài Cửa Đầm Nha Phu, các vùng
biển lân cận. Có nơi chúng phân bố đan xen với nhau tạo thành sinh cảnh đặc
sắc. Vai trò của chúng thể hiện qua các chức năng chống gió bão, điều hoà khí
hậu, bảo vệ bờ, chống xói lỡ, làm cân bằng sinh thái và nâng cao chất lượng môi
trường nước. Chúng là nơi cư trú đa dạng và lý tưởng cho các loài sinh vật biển
có giá trị kinh tế, là vườn ươm, nơi sinh sống, bắt mồi và nuôi dưỡng ấu thể các
loài cá, giáp xác, thân mềm, nhờ đó đã cung cấp giống và duy trì nguồn lợi cho
các vùng biển xung quanh.
Trong thời gian qua phong trào nuôi tôm, cua phát triển nhanh, khai thác
quá mức với các nghề cấm như giã cào, giã nhủi, xiết điện , đăng đáy, nò, cùng
với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng ở các xã ven đầm đã xáo
trộn môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các hệ sinh thái san
hô, cỏ biển và rừng ngập mặn tại đầm, đang làm mất đi cái nôi sinh sản, nơi

ươm nuôi ấu trùng, con non, nơi cư trú kiếm ăn và nguồn cung cấp thức ăn cho
thuỷ vực về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phong phú nguồn lợi và
tính đa dạng sinh vật biển tại đầm. Đây là những nguồn lợi kinh tế và môi
3

trường khổng lồ đối với người dân ở các địa phương nếu biết bảo vệ và khai thác
hợp lý.
Theo số liệu thống kê đến tháng 5 năm 2008 có 2995 hộ làm nghề khai
thác thuỷ sản tại đầm Nha Phu. Sự tranh chấp ngư trường giữa ngư dân làm nghề
thủ công với nghề giã cào, giã nhủi, siết điện, Lờ Trung Quốc, Họ lưới rê đánh
bắt bằng thuốc nổ vẫn thường xảy ra. Mấy năm gần đây, sự tranh chấp càng trở
nên quyết liệt và đã từng xảy ra đánh nhau gây thương tích. Cấp địa phương chỉ
mới đưa ra văn bản V/v Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tại Ðầm Nha
Phu theo Chỉ thị số 26 CT/UB ngày 1/6/1994 chứ chưa đưa ra những quy định
chung cho các nghề khai thác hủy diệt như: Lờ Trung Quốc, Đăng, Nò, Họ lưới
rê có mắt lưới nhỏ.
Việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng trong lĩnh vực khai thác
thủy sản và những tác động có liên quan đến nguồn lợi, môi trường thủy sản
nhằm tìm kiếm các giải pháp cụ thể, khả thi về khai thác và bảo vệ nguồn lợi có
hiệu quả và bền vững, gắn kết trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong việc
quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các vùng đầm phá ven biển là
việc làm rất cần thiết. Đặc biệt là việc chọn lựa địa điểm nghiên cứu đầm Nha
Phu nơi có tính chất đặc thù và điển hình của vùng đất ngập nước, chứa đựng
nhiều nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng, khu vực đang bị tàn phá nghiêm
trọng về môi trường và nguồn lợi thủy sản do việc khai thác bằng các công cụ,
phương tiện mang tính hủy diệt và nhiều họat động kinh tế khác như: phá rừng
ngập mặn, xả thải công nghiệp, tàu thuyền Từ đó làm cơ sở khoa học cần thiết
cho việc quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững nghề khai thác thủy sản tại các
đầm trong tỉnh Khánh Hòa. Đó là những vấn đề mang tính cấp thiết đặt ra trong
thực tiễn quản lý nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại Đầm Nha

Phu, Tỉnh Khánh Hòa.
2. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu: Đề xuất giải pháp quản lý khai
thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại đầm Nha Phu có tính khoa học và khả thi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động khai thác thủy sản và các hoạt động
quản lý có liên quan đến việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
4

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Cộng đồng ngư dân nghề cá sống ven đầm Nha Phu tại các xã, phường: Xã
Vĩnh Lương thuộc thành phố Nha Trang, các xã thuộc thị xã Ninh Hòa (Ninh Ích,
Ninh Lộc, Ninh Hà, Ninh Phú, Ninh Giang, Ninh Vân).
- Phạm vi giới hạn nghiên cứu

Hình 01: Bản đồ đầm Nha Phu.

4. Nội dung nghiên cứu.
-
Tình hình kinh tế - xã hội.
- Thực trạng nghề khai thác thủy sản tại khu vực Đầm Nha Phu.
- Thuận lợi và khó khăn đối với nghề khai thác.
- Đề xuất các giải pháp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
+ Giải pháp quản lý tàu thuyền.
+ Giải pháp quản lý nghề.
+ Giải pháp quản lý ngư trường.
5

+ Giải pháp nâng cao năng lực quản lý.

5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Xây dựng cơ sở khoa học cho việc quy họach, kế họach bảo vệ nguồn lợi
thủy sản, tổ chức khai thác hợp lý ở đầm Nha Phu được đảm bảo khai thác lâu dài.
- Góp phần bảo vệ đa dạng sinh học khu vực đầm Nha Phu, nơi có sức bổ
sung lớn về nguồn lợi thủy sản ở các vùng biển Việt Nam.
- Khôi phục lại nguồn lợi và các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao có nguy
cơ bị tuyệt chủng.
- Áp dụng mô hình quản lý trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại
khu vực đầm Nha Phu, với điều kiện kinh tế - xã hội tai Đầm.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp cho chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng xác định tiềm
năng về nguồn lợi thủy sản của đầm Nha Phu để có những kế họach trước mắt và
lâu dài cho việc định hướng phát triển về kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Tăng cường nhận thức của người dân về ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản
tại các khu vực Đầm, nhằm phát triển các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, nâng
cao và cải thiện đời sống cho cộng đồng ngư dân sống quanh Đầm.

6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Điều kiện tự nhiên
- Về đặc điểm thuỷ văn và môi trường.
Mùa khô nhiệt độ trung bình tại tầng mặt là 30,44 và 31,35ºC. Mùa mưa
nhiệt độ trung bình tầng mặt là 28,37ºC và 20,61º, thấp hơn mùa khô tương ứng là
2,07ºC và 9,74ºC. Ðiều đáng lưu ý là do biên độ ngày đêm của độ mặn vào mùa
mưa rất cao, nên các sinh vật có khả năng thích ứng thấp với sự biến đổi độ mặn (độ
rộng muối thấp) sẽ khó tồn tại trong vùng này. Còn mùa khô bức xạ nhiệt rất cao tác
động có hại tới các sinh vật sống và được nuôi trồng. Các tháng có mức nước cực đại

là tháng 10, 11, 12. Nước dâng do bão vào đúng thời kỳ triều cường và lụt.
Theo đánh giá của các nghiên cứu gần đây cho thấy, môi trường đầm Nha
Phu có thể đang bị ưu dưỡng hoá, bắt đầu ô nhiễm dầu, chất thải từ sông Dinh và
các dòng nước khác, hoạt động đánh bắt hải sản (giã cào, giã nhủi, đăng đáy, nò,
nuôi trồng thủy sản), chất thải sinh hoạt từ các khu dân và nuôi trồng hải sản ven
đầm là các tác nhân có khả năng làm thay đổi chất lượng môi trường đầm Nha Phu
- Mưa
Toàn tỉnh có tổng lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng
2000 – 4000 mm, vùng đồng bằng ven biển thường có lượng mưa trung bình năm
từ 2000 – 3000 mm, tập trung trong các tháng 9, 10 và 11 (Chiếm 85% lượng mưa
cả năm). Do lượng mưa tập trung nên vùng ven biển thường xuyên bị lũ lụt, ngập
úng gây ảnh hưởng trực tiếp đối với đại bộ phận nông - ngư dân.
- Chế độ gió
Nha trang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 02 mùa là mùa
mưa và mùa khô. Gió mùa Đông - Bắc thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau,
trung bình mỗi đợt kéo dài từ 6 đến 8 ngày. Loại gió này làm thời tiết trở nên lạnh,
nhiệt độ nước biển xuống thấp, gây sóng, gió làm ảnh hưởng đến khai thác hải
sản. Gió Tây Nam khô nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, khí hậu nóng và ẩm,
nhiệt độ nước biển nâng lên thích hợp với điều kiện sinh sống của nhiều loài hải
sản, đây là thời gian thuận lợi nhất cho các nghề khai thác, nuôi trồng thuỷ sản
phát triển.
Hàng năm tỉnh Khánh Hòa chịu ảnh hưởng từ 2 đến 4 cơn bão và áp thấp
nhiệt đới, tần xuất cao từ tháng 9 đến tháng 11, thường gây tổn thất về người và
7

tài sản nhất là đối với nghề khai thác thủy sản. Trong những năm qua trên địa bàn
tỉnh, thời tiết đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân, nhất là
bà con ngư dân.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội :
- Theo kết quả điều tra của năm 2012 về sự thay đổi cường lực và nghề

khai thác của các xã ven ĐNP có thể nhận xét như sau: So với năm 2008 số lượng
thuyền thủ công giảm 136 chiếc, thuyền gắn máy tăng thêm 16 chiếc, nhưng tổng
công suất tăng gấp đôi (từ 632 CV lên 1.303 CV); tất cả các hộ khai thác các đ
nghề như: Giã cào, Họ lưới rê, Lờ Trung Quốc, Đăng, Nò
Các thuyền không gắn máy và thuyền gắn máy với công suất từ 30cv trở
xuống làm các nghề chủ yếu như: Lờ Trung Quốc, Đăng, Nò, Họ lưới rê (Lưới
tôm, lưới cua ghẹ, lưới bén ). Các nghề trên được khai thác quanh năm, đồng thời
các hộ đều kiêm thêm nghề theo mùa vụ. Hầu hết các hộ thủ công là hộ nghèo. Hộ
nghèo chiếm 9,37% (theo chuẩn 1997), không có cơ hội phát triển kinh tế, mức độ
phụ thuộc 100% vào đánh cá chiếm 69,5%, trình độ dân trí thấp (65% tiểu học,
30% trung học, 1% phổ thông trung học, 4% mù chữ), chất lượng cuộc sống thấp,
cơ sở hạ tầng ở các thôn biển của xã còn yếu kém.
1.3. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
- Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề khai thác cá
biển nói chung, khai thác nguồn lợi thủy sản trong đầm vịnh nói riêng. Vấn đề
khai thác có trách nhiệm đã được đề cập nhiều trong các hội nghị nghề cá Quốc tế
và khu vực
- Do sự bùng nổ về dân số, đô thị hóa, nhu cầu về thực phẩm thủy sản gia
tăng trên thế giới, việc khai thác nguồn lợi thủy sản bằng nhiều cách khác nhau đã
làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, đặc biệt là nguồn lợi ven bờ.
- Trước nguy cơ nguồn lợi suy giảm nghiêm trọng, hệ sinh thái bị tàn phá.
Một số phương pháp khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lý được nghiên
cứu và áp dụng trên thế giới như:
+ Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng để thực hiện quản lý nguồn lợi ven bờ.
Để bảo vệ nguồn lợi ven bờ Thái lan đã xây dựng những vùng cấm đánh bắt ven bờ,
khai thác có mùa vụ, khuyến khích ngư dân đóng tàu có công lớn khai thác xa bờ, xây
dựng nhiều khu bảo tồn biển. Quản lý nguồn lợi ven bờ theo hình thức khu bảo tồn
biển dựa trên cơ sở cộng đồng đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng như: Khu bảo
8


tồn biển vịnh Co Tong, đảo San Salvador - Philipines, đồng quản lý nguồn lợi Jemluk -
Indonesia.
+ Quản lý nghề cá có trách nhiệm: các nước thuộc liên minh Châu Âu đã
hỗ trợ hàng trăm triệu Euro vào ngành công nghiệp khai thác làm cho số lượng tàu
thuyền công suất lớn gia tăng rất nhanh, giảm số lượng tàu thuyền nhỏ và nâng
cao trách nhiệm giữa những người quản lý và người dân trong việc khôi phục
nguồn lợi (Steffen Henrich, Markus Salomon, 2005). Các thành viên Châu Âu đã
thực hiện hiệu quả việc khôi phục trữ lượng, giảm áp lực khai thác ven bờ và đem
lại lợi ích kinh tế cho ngành công nghiệp khai thác của mình.
+ Một số nước (Iceland, Nauy, Nhật, Trung Quốc) nghiên cứu áp dụng
phương pháp cắt giảm số lượng tàu thuyền khai thác cũ, kém hiệu quả và tăng
cường tập huấn chuyển đổi ngành nghề sang lĩnh vực nuôi trồng thủy sản theo sự
quy hoạch của nhà nước.
Việc nghiên cứu các mô hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở các
nước, cho ta thấy rằng việc triển khai và ứng dụng mô hình đồng quản lý mỗi lãnh
thổ, mỗi vùng nước, phạm vi đều có một cách triển khai phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội, nguồn lợi và môi trường, phong tục tập quán, trình độ văn hóa,
quyền sử dụng mặt nước của cộng đồng Tất cả các mô hình đều đạt được những
kết quả nhất định như: nhận thức của cộng đồng ngư dân trong việc khai thác và
sử dụng nguồn lợi thủy sản được nâng lên, các quy định về quản lý, giám sát đã
được tổ chức ngư dân đưa ra và thực hiện rất tốt, thu nhập đã dần tăng lên, nguồn
lợi cá được phục hồi nhanh chóng,

và cộng đồng ngư dân có trách nhiệm cùng với
chính quyền trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước
- Trong những năm qua, các tỉnh đã có một số chính sách, đề tài nghiên
cứu, mô hình dự án chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cho những hộ gia đình tham
gia khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ từ các nghề khai thác bị cấm sang những
nghề khai thác hạn chế nguồn lợi thủy sản ven bờ.

- Các mô hình quản lý nguồn lợi thủy sản ven bờ.
+ Mô hình chuyển đổi nghề cấm từ: te xiệp, lưới kéo ven bờ sang các nghề
lưới rê, câu tại tỉnh Kiên Giang (năm 1999).
+ Mô hình chuyển đổi nghề từ cấm: nghề lưới kéo, xiệp điện trong đầm
Nha Phu sang nuôi vẹm xanh và ương tôm hùm giống tại tỉnh Khánh Hòa (năm 1999)
9

+ Mô hình quản lý nguồn lợi thủy sản ven bờ dựa vào cộng đồng tại Phù
Long, Cát Bà , Hải Phòng.
+ Mô hình quy hoạch tổng thể quản lý khai thác thủy sản tại đầm phá Tam
Giang, Thừa Thiên Huế.
+ Mô hình phát triển nghề cá dựa vào cộng đồng tại đầm phá Thừa Thiên Huế
+ Mô hình quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.
+ Mô hình đồng quản lý Khu bảo tồn biển Rạn Trào huyện Vạn Ninh tỉnh
Khánh Hòa
- Đề tài nghiên cứu về Đầm Nha Phu
+ Hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản và giải pháp bảo vệ, phát triển
bền vững tãi xã Ninh Ích, Đầm Nha Phu, Ninh Hòa, Khánh Hòa.
+ Hiện trạng nguồn lợi thủy sản khai thác bằng nò sáo tại thôn Tân Đảo,
Ninh Ích, Đầm Nha Phu, Ninh Hòa, Khánh Hòa.
- Trong các mô hình quản lý nói trên, đặc biệt “Mô hình đồng quản lý khu
bảo tồn biển Rạn Trào” sau ba năm thực hiện đã trở thành một trong những khu
bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam do địa phương quản lý góp phần quản lý bền
vững nguồn lợi ven bờ. Một số mô hình đã thành công được một số nội dung cơ
bản sau:
+ Năng lực quản lý nguồn lợi thuỷ sản ven bờ của người dân và cán bộ
thuỷ sản được nâng cao thông qua các hoạt động đào tạo và quản lý dự án.
+ Ý thức gìn giữ môi trường biển và nguồn lợi thuỷ sản tại vùng dự án
được nâng cao, nhận thức về bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và
nguồn lợi biển của đại bộ phận nhân dân được nâng cao rõ rệt.

+ Người dân đã có ý thức trong việc vệ sinh môi trường biển và đất liền,
không xả chất thải sản xuất và sinh hoạt làm ô nhiếm môi trường.
+ Tình trạng khai thác thuỷ sản bằng các hình thức huỷ diệt đánh mìn, dùng
xianua, phá hoại các rạn san hô cơ bản đã được xoá bỏ.
+ Nguồn lợi rạn san hô và cá rạn san hô tại khu vực của dự án được bảo vệ
và tái tạo với số chủng loại và trữ lượng loài tăng lên rõ rệt.
+ Các nguồn sinh kế thay thế cho người dân được tăng cường, người dân
được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn tín dụng, tăng cường sinh kế, các kỹ thuật
nuôi trồng hải sản lựa chọn được cải thiện theo hướng tăng năng suất và giảm
thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường biển.
10

+ Mô hình nuôi trồng thuỷ sản kết hợp bền vững được người dân ủng hộ và
tham gia tích cực. Người dân được chính quyền và các tổ chức hỗ trợ cho vay vốn
phát triển sản xuất nuôi trồng thuỷ sản có kết quả, đời sống được cải thiện, tỷ lệ
các hộ nghèo trong vùng dự án giảm nhanh.
- Tuy nhiên, ngoài các kết quả đã đạt được ở trên cũng nhận thấy những
mặt hạn chế của dự án về quy mô của dự án, kế hoạch quản lý nguồn lợi sau khi
dự án kết thúc và hướng phát triển sinh kế cho người dân những vấn đề còn tồn tại
mà người dân thực hiện “Mô hình đông quản lý khu bảo tồn biển Rạn Trào” nói
riêng và các mô hình quản lý nguồn lợi thủy sản ven bờ nói chung cần phải giải
quyết và có các giải pháp khắc phục khi dự án kết thúc như:
+ Dự án chỉ tập trung một thôn hoặc hai thôn, chưa mở rộng ra các thôn khác để
người dân có thể tham gia và hưởng ứng nhiều hơn nữa, chưa có tính bao quát, phổ cập.
+ Các hoạt động của dự án chưa gắn được với quy hoạch chung về nuôi
trồng thuỷ sản ở địa phương, xã, huyện. Chỉ tập trung vào phục hồi rạn san hô.
+ Chưa có kế hoạch khai thác nguồn lợi hợp lý, do nguồn lợi thuỷ sản phục
hồi nhanh, nhiều cá nên đã kích thích một bộ phận ngư dân lén lút khai thác trộm.
+ Chưa có sự ủng hộ, gắn kết giữa dự án với chính quyền địa phương và
cơ quan chức năng là Chi cục KT và BVNL Thủy sản, vì vậy rất khó khăn cho

việc duy trì lâu dài.
+ Số lượng thành viên tham gia đang giảm dần, thường thay nhau canh gác
khu bảo tồn, không có chính sách hỗ trợ về tài chính của các thành viên tham gia
bảo vệ khu bảo tồn nên khâu quản lý gặp rất nhiều khó khăn.
+ Chưa có kế hoạch cho những bước tiếp theo sau khi dự án kết thúc, đây
là một vấn đề cần được các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương nghiên
cứu xem xét và đề xuất được để đảm bảo tính bền vững của mô hình.
Nhận xét chung về các mô hình quản lý
-Việc áp dụng mô hình quản lý trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn
lợi thủy sản ven bờ đã được triển khai rộng khắp tại các vùng miền, tại các thủy
vực: đầm, hồ và vùng ven biển; Các mô hình quản lý đã đi vào hoạt động đều
mang lại hiệu quả về các khía cạnh: môi trường, nguồn lợi, kinh tế- xã hội và thể
chế quản lý nguồn lợi; Cộng đồng ngư dân và chính quyền tại các địa phương ứng
dụng các mô hình quản lý ý thức hơn về vai trò và trách nhiệm trong việc bảo vệ
và phát triển nguồn lợi thủy sản; Hầu hết các mô hình quản lý được thành lập đều
11

xuất phát trên cơ sở thực tiễn, từ những bức xúc trong quản lý và đề xuất của
chính ngư dân. Hình thức tổ chức mô hình phong phú và đa dạng với các chi hội,
hiệp hội nghề nghiệp, tổ nghề nghiệp, tổ cộng đồng, câu lạc bộ hay các hợp tác xã.
Bên cạnh đó việc triển khai, tổ chức các mô hình quản lý cũng gặp những khó
khăn: về thể chế và thiết chế chưa có văn bản pháp quy hướng dẫn giao ranh giới
vùng nước thực hiện đồng quản lý cho cộng đồng; nhận thức của người dân về
môi trường, nguồn lợi, sinh trưởng và bảo tồn còn hạn chế; mức thu nhập thường
xuyên từ nguồn lợi thủy sản của cộng đồng vẫn còn thấp và việc chuyển đổi sinh
kế cho cộng đồng đồng ngư dân vẫn là bài toán nan giải cho các mô hình đồng
quản lý nguồn lợi thủy sản hiện nay.
Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
-
Các mô hình dự án quản lý nói trên đã nêu ra nhiều vấn đề về lý luận và

thực tiễn trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản dưới nhiều góc độ.
Đồng thời các mô hình dự án này bước đầu chỉ mới đưa ra được sự tham gia quản
lý của cộng đồng đối với nguồn lợi thủy sản, chưa đưa ra được các giải pháp quản
lý khai thác hợp lý cho cộng đồng ngư dân sống quanh Đầm
- Tuy nhiên có thể nói rằng, đến nay chưa có công trình khoa học nào
nghiên cứu đầy đủ cho việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại đầm Nha
Phu, tỉnh Khánh Hòa. Điều này cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu một cách
đầy đủ, nhiều hơn và sử dụng phương pháp tiếp cận theo hướng phát triển nghề cá
bền vững, phù hợp với định hướng phát triển nghề cá quy mô nhỏ. Luận án: “Giải
pháp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại đầm Nha Phu” nhằm tạo
cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp cụ thể, khả thi về bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thủy sản có hiệu quả và theo hướng bền vững, gắn kết trách nhiệm
của cộng đồng dân cư trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
tại đầm Nha Phu. Từ đó làm cơ sở cho việc ứng dụng các giải pháp để triển khai
mô hình quản lý.

12

CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
-
Tình hình kinh tế - xã hội.
- Thực trạng nghề khai thác thủy sản tại khu vực Đầm Nha Phu.
- Thuận lợi và khó khăn đối với nghề khai thác.
- Đề xuất các giải pháp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
+ Giải pháp quản lý tàu thuyền.
+ Giải pháp quản lý nghề.
+ Giải pháp quản lý ngư trường.
+ Giải pháp nâng cao năng lực quản lý.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Tiếp cận nghiên cứu
Các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng đầm Nha
Phu phải theo định hướng đảm bảo hài hoà giữa ba trụ cột của phát triển khai thác
bền vững là gia tăng hiệu quả khai thác, bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
và góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo ra sinh kế bền vững.
Nghề cá được xem là một hệ thống gồm ba thành tố cơ bản:
- Tài nguyên thiên nhiên : Nguồn lợi thủy sản (cá, tôm…); Hệ sinh thái ;
Các yếu tố môi trường.
- Con người: Ngư dân (người tham gia khai thác, nuôi trồng thủy sản trên
đầm ); Cộng đồng ngư dân; Các đối tượng tham gia khác (mua bán, chế biến…);
Gia đình các ngư dân; Cộng đồng xã hội.
- Quản lý: Chính sách và kế hoạch quản lý; Nghiên cứu nghề cá.
Ba thành tố trên sẽ tác động tương hỗ nhau và để quản lý thành công nghề
cá, nhất quyết phải quan tâm đến cả ba thành tố cơ bản của hệ thống nghề cá nêu trên.
Trước đây khi đề cập đến nghề cá bền vững, người ta thường gắn liền đến
việc xác định một sản lượng khai thác bền vững và giám sát việc khai thác theo
sản lượng bền vững. Gần đây, nghề cá bền vững còn được hiểu là bền vững của
một hệ thống bao gồm sự bền vững về hệ sinh thái, đồng thời đảm bảo bền vững
về hệ thống xã hội với ngư dân là chủ thể chính. Hiện nay, bền vững trong nghề cá
cá được đề cập đến như là tìm kiếm một sự cân bằng giữa việc bảo vệ hệ sinh thái và
13

đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của con người và đảm bảo sự
cân bằng này mãi mãi.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, các vấn đề về kinh tế- xã
hội có liên quan đến cộng đồng dân cư tại đầm Nha Phu.
- Các số liệu trên được cung cấp bằng các phương pháp :
+ Sử dụng tư liệu: tài liệu liên quan tới điều kiện tự nhiên, môi trường ở

đầm Nha Phu tại 7 xã ven đầm Nha Phu; số liệu báo cáo về tình hình kinh tế - xã
hội của UBND các xã thuộc thị xã Ninh Hòa (Ninh Ích, Ninh Lộc, Ninh Hà, Ninh
Phú, Ninh Giang, Ninh Vân), và một xã Vĩnh Lương, Nha Trang.
+ Sử dụng các mô hình nghiên cứu trước đây về nguồn lợi thủy sản ở đầm
Nha Phu : Tài liệu điều tra của trường Đại học thủy sản Nha Trang trong những
năm (1978 – 1981) và điều tra bổ sung của Viện Hải dương học Nha Trang (2000-2001).
+ Sử dụng phiếu điều tra kinh tế - xã hội (mẫu số 1- phụ lục).
2.2.2.2. Điều tra về thực trạng về nguồn lợi và cơ cấu nghề khai thác và các
lọai ngư cụ khai thác thủy sản ở đầm Nha Phu.
- Các số liệu trên được cung cấp bằng các phương pháp :
+ Sử dụng mẫu phiếu điều tra khảo sát nghề khai thác ở khu vực đầm Nha Phu (mẫu
số 2 - Phụ lục), kết hợp với thông tin quản lý nghề cá của các xã, phường quanh Đầm.
+ Sử dụng nhóm điều tra qua việc phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn gia đình,
phỏng vấn nhóm ngư dân.
+ Thống kê số lượng phương tiện, nghề nghiệp khai thác, số lao động từ số
liệu quản lý tàu thuyền hàng năm của Chi cục Khai thác và BVNL Thủy sản.
+ Báo cáo sản lượng khai thác tại đầm Nha Phu từ năm 2008 đến năm 2012.
+ Sử dụng các văn bản về bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Chính phủ, Bộ
Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2.2.2.3. Xử lý số liệu.
- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý và tính toán các chỉ số về cường lực
khai thác, năng suất khai thác, sản lượng, hiệu quả kinh tế của các nghề khai thác.




14


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
3.1.1. Giao thông, cảng sông, biển
- Giao thông đường thủy trên Đầm Nha Phu là điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho việc đi lại, giao thương, vận chuyển hàng hoá, neo đậu tàu thuyền của nhân
dân trong vùng từ bao đời nay và phục vụ cho các tour, tuyến du lịch. Tại khu vực
như: Bến du lịch Long Phú, Ninh Vân đã xây dựng bến cảng phục vụ cho tuyến
du lịch cho các đảo như: Suối Hoa Lan, Đảo Khỉ v.v
3.1.2. Số hộ
- Trong điều tra KT - XH của dân cư sống ở ven Đầm Nha Phu, đa số các
hộ phụ thuộc vào nghề làm biển, khai thác các nghề như: Giã cào, Lờ Trung
Quốc, họ Lưới rê, Đăng, Nò. Do vậy, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát 100
hộ dân làm nghề khai thác thủy sản. Liên quan đến vùng ven Đầm và đã tiến hành
khảo sát ở 7 xã (phường) như sau: Vĩnh Lương 30 hộ, Ninh Ích 30 hộ, Ninh Lộc
10 hộ, Ninh Phú 10 hộ, Ninh Hà 10 hộ, Ninh Giang 05 hộ, Ninh Vân 05 hộ.
3.1.3. Trình độ văn hoá của chủ hộ
Bảng 1: Trình độ học vấn của chủ hộ
Stt Trình độ học vấn Số hộ Tỷ lệ ( % )
1 Cấp 1 65 65
2 Cấp 2 30 30
3 Cấp 3 1 1
4 Không biết chữ 4 4


Đồ thị 01: Trình độ học vấn của cư dân sống quanh Đầm.

×