Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của mật độvà chếphẩm sinh học lên quá trình sinh trưởng và tỷlệ sống của nghêu giống (meretrix lyratasowerby, 1851) ương trong ao đầm nước lợ ven biển thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 74 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT




NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ CHẾ PHẨM
SINH HỌC LÊN QUÁ TRÌNH SINH TRƢỞNG VÀ TỶ LỆ
SỐNG CỦA NGHÊU GIỐNG (Meretrix lyrata Sowerby, 1851)
ƢƠNG TRONG AO ĐẦM NƢỚC LỢ VEN BIỂN THÁI BÌNH




LUẬN VĂN THẠC SĨ










Nha Trang – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT




NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ CHẾ PHẨM
SINH HỌC LÊN QUÁ TRÌNH SINH TRƢỞNG VÀ TỶ LỆ
SỐNG CỦA NGHÊU GIỐNG (Meretrix lyrata Sowerby, 1851)
ƢƠNG TRONG AO ĐẦM NƢỚC LỢ VEN BIỂN THÁI BÌNH


CHUYÊN NGÀNH: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 60 62 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ANH TUẤN
TS. NGUYỄN QUANG HÙNG




Nha Trang – 2013
i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
nội dung và kết quả trong luận văn này dựa trên cơ sở nguồn số liệu tự bản thân tôi trực
tiếp triển khai, thu thập và phân tích. Các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn này
với mục đích phân tích và so sánh đã được trích dẫn đầy đủ, minh bạch theo đúng quy
định. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa sử dụng để bảo vệ một
học vị nào.

Tác giả




Nguyễn Thị Minh Nguyệt















ii


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các đồng chí Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT
Thái Bình, Lãnh đạo Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Thái Bình cùng toàn thể cán bộ công
chức trong Chi cục đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hƣớng dẫn TS. Lê Anh Tuấn, TS. Nguyễn
Quang Hùng đã định hƣớng, hƣớng dẫn, góp ý và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và
hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Giảng viên, Khoa Đào tạo ĐH-SĐH, Khoa Nuôi
trồng Thuỷ sản Trƣờng Đại học Nha Trang, Phòng đào tạo sau Đại học Viện Nghiên cứu
Hải Sản đã hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học này.
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận đƣợc sự
quan tâm, động viên của gia đình và bè bạn, sự giúp đỡ nhiệt tình của các tổ chức, cá
nhân nơi tôi thực hiện đề tài.
Xin đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất!














iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I – TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện khí hậu vùng ven biển 6
1.2. Đặc điểm sinh học của nghêu 7
1.2.1. Hệ thống phân loại 7
1.2.2. Đặc điểm hình thái 7
1.2.3. Đặc điểm phân bố 8
1.2.4. Đặc điểm dinh dƣỡng 9
1.2.6. Đặc điểm sinh sản 10
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 11
1.4. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 13
1.4.1. Nuôi nghêu bãi triều 13
1.4.2. Nuôi nghêu trong đầm, bể 16
CHƢƠNG 2 – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18
2.2. Vật liệu nghiên cứu 18
2.3. Bố trí thí nghiệm 18
2.3. Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu 19
2.3.1 Phƣơng pháp thu và phân tích các chỉ tiêu thuỷ lý, thuỷ hoá 19
2.3.2. Phƣơng pháp xác định chất đáy 20
2.3.3. Phƣơng pháp thu và phân tích mẫu thực vật phù du 20
2.3.4. Theo dõi tăng trƣởng và tỷ lệ sống của nghêu 20
iv


2.3.5. Phân tích và xử lý số liệu 21
CHƢƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
3.1. Điều kiện môi trƣờng thí nghiệm 22
3.1.1. Kết quả kiểm tra tỷ lệ cát bùn 22
3.1.2. Biến động các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá 22
3.1.3. Kết quả phân tích định tính, định lƣợng tảo 25
3.1.3.1. Biến động thành phần loài TVPD trong quá trình thí nghiệm 25
3.1.3.2. Mật độ phân bố thực vật phù du 26
3.2. Tốc độ tăng trƣởng của nghêu giống 27
3.2.1. Tăng trƣởng về chiều dài 27
3.2.2. Tốc độ tăng trƣởng khối lƣợng 29
3.3. Tỷ lệ sống của nghêu 29
3.4. Năng suất và hiệu quả kinh tế 31
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 33
A. Kết luận 33
B. Đề xuất 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
v



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phƣơng pháp thu thập các thông số yếu tố môi trƣờng trong thời gian thí
nghiệm 19
Bảng 3.1: Điều kiện môi trƣờng trong thời gian thí nghiệm 22
Bảng 3.2: Biến động mật đô TVPD theo tháng tại các ao thí nghiệm 26
Bảng 3.3: Tốc độ tăng trƣởng về chiều dài của nghêu giống theo thời gian 28
Bảng 3.4: Tốc độ tăng trƣởng về khối lƣợng của nghiêu giống theo thời gian 29
Bảng 3.5: Hạch toán kinh tế của các nghiệm thức thí nghiệm 31






















vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Hình thái vỏ nghiêu (M. lyrata) 7
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 18
Hình 2.2: Ao bố trí thí nghiệm về mật độ 19
Hình 3.1: Biến động nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm 23
Hình 3.2: Biện động độ trong trong thời gian thí nghiệm 23
Hình 3.3: Biến động độ sâu trong thời gian thí nghiệm 24
Hình 3.4: Biến động pH trong thời gian thí nghiệm 24
Hình 3.5: Biến động độ mặn trong thời gian thí nghiệm 25
Hình 3.6: Tỷ lệ các ngành TVPD ở 2 ao thí nghiệm 26
Hình 3.7: Biến động mật độ TVPD theo tháng tại các ao thí nghiệm (tb/l) 27
Hình 3.8: Tỷ lệ sống của nghêu trong thời gian thí nghiệm 30


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPSH
Chế phẩm sinh học
NTHMV
Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ
NT1
Nghiệm thức 1
NT2
Nghiệm thức 2
NT3

Nghiệm thức 3
NT4
Nghiệm thức 4
NT5
Nghiệm thức 5
Cm
Centimet
Mm
Milimet
M
Mét
G
Gam
S%o
Độ muối
FAO
Food and Agriculture Organization
W
SGR

Trọng lƣợng tƣơng đối ngày
W
Trọng lƣợng
L
SGR

Chiều dài tƣơng đối ngày
L
Chiều dài
TVPD

Thực vật phù du
Tb/l
Tế bào trên lít
CP T6
Chế phẩm tháng 6
MĐ T6
Mật độ tháng 6
CP T7
Chế phẩm tháng 7
MĐ T7
Mật độ tháng 7
CP T8
Chế phẩm tháng 8
MĐ T8
Mật độ tháng 8
1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Động vật thân mềm (Mollusca) hai mảnh vỏ (Bivalvia) là nhóm động vật thuỷ sản có
mức độ đa dạng sinh học khá phong phú. Đến nay, trên thế giới đã xác định có khoảng
8.000 loài hiện đang sống, 12.000 loài đã hoá thạch, phần lớn chúng phân bố ở biển, trong
nƣớc ngọt chỉ chiếm 10-15% [44]. Ở Việt Nam đã xác định đƣợc khoảng 800 loài động vật
thân mềm hai mảnh vỏ, trong đó có khoảng 26 loài có giá trị kinh tế cao, phân bố chủ yếu ở
vùng bãi triều ven biển, bao gồm các loài phổ biến nhƣ: Nghêu (Meretrix), sò (Arca), vẹm
(Mytilus), hàu (Ostrea), tu hài (Lutraria), phi (Sanguinolaria), ngán (Cyclina), vọp (Cyrena),
vạng (Mactra), don (Claucomya), dắt (Aliodis), ngó (Dosinia) [37].
Sản lƣợng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (NTHMV) trên thế giới nhƣ hàu, nghêu, điệp và
vẹm tăng ổn định từ những năm 90 và đạt mức kỷ lục năm 2002 là 12,4 triệu tấn, tăng

trung bình khoảng 7,8%/năm. Trong đó, sản lƣợng NTHMV nuôi tăng đều qua các năm,
từ 5,3 triệu tấn năm 1993 lên 10,4 triệu tấn năm 2002, tăng trung bình 10,7%/năm, chiếm
83,8% sản lƣợng nuôi năm 2002; trong khi sản lƣợng khai thác giảm 27,2% (năm 1993 là
1,9-2 triệu tấn) xuống còn 16,2% năm 2002 [32]. Ở Việt Nam, theo thống kê của Tổng
cục Hải Quan năm 2009 xuất khẩu nghêu của cả nƣớc đạt 17.624 tấn, trị giá đạt trên 37,2
triệu USD, giá xuất khẩu trung bình đạt 2,11 USD/kg [41].
Họ nghêu (Veneridae) có khoảng 500 loài, phân bố rộng ở các nƣớc ôn đới, nhiệt
đới. Tại Việt Nam đã xác định đƣợc khoảng 40 loài thuộc 7 nhóm giống, phân bố dọc bờ
biển từ Bắc đến Nam, vùng ven biển phía Bắc có nghêu Dầu (Meretrix meretrix), nghêu
Mật (Meretrix lusoria), vùng ven biển phía Nam có nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) phân
bố nhiều [41]. Là nhóm động vật nhuyễn thể có tiềm năng lớn ở vùng triều nƣớc ta, kỹ
thuật nuôi không phức tạp, chu kỳ nuôi ngắn, đầu tƣ ít nhƣng có giá trị xuất khẩu. Bên
cạnh đó, nuôi nghêu còn là biện pháp tích cực để bảo vệ và phát triển nguồn lợi, góp phần
làm sạch môi trƣờng đáy vùng triều và đầm phá ven biển [41].
Tại Thái Bình, nghề nuôi nghêu Dầu (M. meretrix) bắt đầu từ những năm 1990, tại 2
huyện ven biển Thái Thuỵ và Tiền Hải với hình thức nuôi tự phát, khi thấy hiệu quả cao


2
nhiều hộ đã bắt đầu quây vùng nuôi; đến năm 2000, diện tích nuôi nghêu bãi triều đã tăng
lên 800 ha, sản lƣợng đạt 7.000 tấn. Năm 2001-2002, do ảnh hƣởng của các yếu tố môi
trƣờng không thuận lợi, nghêu Dầu chết trên 80% diện tích nuôi. Cùng năm đó, các hộ
dân đã di nhập giống nghêu Bến Tre (M. lyrata) về nuôi; kết quả cho thấy, nghêu thích
ứng, sinh trƣởng và phát triển tốt trong điều kiện môi trƣờng của miền Bắc nói chung,
Thái Bình nói riêng. Đến năm 2008, nghêu nuôi tại Thái Bình đƣợc Trung tâm Quản lý
chất lƣợng Nông - Lâm - Thuỷ sản vùng I kiểm tra giám sát, cấp giấy chứng nhận xuất xứ
để xuất khẩu vào thị trƣờng các nƣớc EU và có tên thƣơng hiệu là nghêu Bến Tre (M.
lyrata). Đến năm 2010, sản lƣợng nghêu nuôi của Thái Bình đạt 30.130 tấn/1.089 ha,
chiếm trên 1/3 sản lƣợng nghêu nuôi trong cả nƣớc [24, 25]. Năm 2011, Thái Bình đã quy
hoạch tổng thể diện tích nuôi nghêu trong toàn tỉnh giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến

2020. Trong đó mục tiêu đến 2015, diện tích nuôi nghêu (M. lyrata) bãi triều là 3.000 ha,
sản lƣợng 105 ngàn tấn; đến 2020 là 5.000 ha, sản lƣợng 200 ngàn tấn [25].
Với tiềm năng diện tích bãi triều sẵn có đó, năm 2011 toàn tỉnh đã thả nuôi 6 tỷ con
ngao giống (7.500 tấn), trong khi đó nguồn nghêu giống cung cấp tại chỗ có chất lƣợng
nhƣng số lƣợng hạn chế, chỉ đáp ứng đƣợc 15-20% nhu cầu, số lƣợng lớn (80%) nghêu
giống đƣợc nhập về từ Trung Quốc hoặc các tỉnh Nam Bộ, do thời gian vận chuyển dài nên
chất lƣợng con giống giảm, chi phí con giống tăng cao, khó kiểm soát đƣợc chất lƣợng,
không chủ động đƣợc mùa vụ nuôi đã hạn chế đến năng suất và sản lƣợng [25, 27]. Nguyên
nhân số lƣợng nghêu giống tại chỗ chiểm tỷ lệ thấp là do các cơ sở sản xuất giống trong
tỉnh chƣa làm chủ đƣợc công nghệ sinh sản nhân tạo nghêu giống; bên cạnh đó diện tích bãi
triều có thể ƣơng đƣợc nghêu giống lại hạn chế, khoảng 250 ha nhƣng chịu ảnh hƣởng trực
tiếp của sóng gió, mƣa bão và nƣớc ngọt trong nội đồng đổ ra biển từ các cửa sông lớn nên
tỷ lệ sống của nghêu giống ƣơng bãi triều đạt thấp (40-60%) [24, 25].
Xuất phát từ thực tế trên, năm 2007-2008 một số hộ dân trong tỉnh đã mạnh dạn đi
thăm quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc, về đầu tƣ cải tạo một phần diện tích
(5 ha) đầm nƣớc lợ ngoài đê quốc gia nuôi tôm sú hiệu quả thấp sang ƣơng nghêu giống,
bƣớc đầu đạt hiệu quả tốt [17]. Kết quả đến năm 2010, diện tích ƣơng nghêu giống trong
đầm tăng lên 185 ha. Ƣơng nghêu giống trong đầm kỹ thuật đơn giản nhƣ: Hút bùn ra,
bơm cát vào tạo môi trƣờng chất đáy ao nuôi phù hợp với đặc điểm sinh học của nghêu, tu


3
sửa bờ cống, cắm vây lƣới Politylen để tránh địch hại tấn công và chăm sóc quản lý [27,
28]. Đến nay, mô hình ƣơng nghêu giống và nuôi nghêu thƣơng phẩm trong đầm tại Thái
Bình đã phát triển đƣợc từ 2-3 năm và đƣợc ngành tổng kết, đánh giá mang lại hiệu quả
kinh tế cao, ổn định, xác định đây là đối tƣợng nuôi chủ lực trong thuỷ sản nƣớc mặn, lợ
của tỉnh [25]. Kế hoạch đến 2015, diện tích ƣơng nghêu giống trong đầm là 400 ha, đáp ứng
đƣợc khoảng 50% lƣợng giống phục vụ cho nhu cầu nuôi nghêu thƣơng phẩm bãi triều của
ngƣời dân ven biển [6].
Ƣơng nghêu giống trong đầm nƣớc lợ có thể chủ động kiểm soát đƣợc các yếu tố đầu

vào nhƣ con giống, môi trƣờng, bệnh nghêu nâng cao tỷ lệ sống và hạn chế đƣợc các rủi
ro do bệnh dịch gây ra so với hình thức và đối tƣợng nuôi khác. Tuy nhiên, phƣơng pháp
ƣơng nghêu giống trong đầm hiện nay chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, trong khi đó: Cỡ
nghêu giống đƣa vào ƣơng trong đầm dao động lớn (từ 1.000 con/kg đến trên 300 vạn
con/kg), thông thƣờng từ 40-100 vạn con/kg; Bộ NN&PTNT chƣa ban hành quy trình kỹ
thuật, ngƣời dân chƣa có đầy đủ cơ sở khoa học về kỹ thuật ƣơng nghêu giống nên hiệu quả
mang lại còn thiếu ổn định và tồn tại nhƣ: (1) Chƣa xác định đƣợc mật độ ƣơng thích hợp
theo từng giai đoạn sinh trƣởng của nghêu để nâng cao tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế trên
một đơn vị diện tích; (2) Nguồn thức ăn cung cấp cho nghêu sinh trƣởng phụ thuộc chủ yếu
vào mực nƣớc thủy triều (thay nƣớc khoảng 8-12 lần/tháng), thời gian còn lại nghêu thiếu
thức ăn nên tốc độ sinh trƣởng chậm, cỡ nghêu thu không đồng đều, tỷ lệ sống chƣa cao…
Vì vậy, nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ và chế phẩm sinh học (CPSH) lên quá trình sinh
trƣởng và tỷ lệ sống của nghêu giống (M. lyrata) ƣơng trong đầm nƣớc lợ là cần thiết, làm
cơ sở bổ sung vào bản hƣớng dẫn kỹ thuật ƣơng nghêu giống trong đầm nƣớc lợ các giải
pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn sản xuất đang yêu cầu. Đồng thời nhằm từng bƣớc
chủ động đáp ứng một phần nghêu giống cỡ lớn tại chỗ có chất lƣợng tốt, kịp thời vụ, kích
cỡ đồng đều cho nhu cầu nuôi nghêu thƣơng phẩm bãi triều của tỉnh, nâng cao tỷ lệ sống,
năng suất, sản lƣợng, giá thành thấp… tăng thu nhập, giải quyết việc làm, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội các xã ven biển.
Chế phẩm sinh học (CPSH) đã đƣợc các nhà nghiên cứu sử dụng trên các đối
tƣợng thuỷ sản nhƣ cá, tôm, động vật thân mềm; các kết quả nghiên cứu đều cho thấy việc
bổ sung CPSH đã góp phần hạn chế tỷ lệ chết của ấu trùng và con giống các loài 2 mảnh


4
vỏ, ngoài ra CPSH còn góp phần kích thích sinh trƣởng và tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn.
Mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá ảnh hƣởng của mật độ và chế phẩm sinh học
đến tốc độ sinhh trƣởng và tỷ lệ sống của nghêu giống (M. lyrata) ƣơng trong đầm nƣớc
lợ, so sánh kết quả trên cùng mật độ (5.000 con/m
2

) ở 2 thí nghiệm (mật độ và chế phẩm)
có và không sử dụng chế phẩm sinh học (Ezym biosule) ảnh hƣởng đến tốc độ sinh trƣởng
và tỷ lệ sống của nghêu giống (M. lyrata) ƣơng trong đầm nƣớc lợ ven biển. Trên cơ sở
đó xây dựng hoàn thiện bản hƣớng dẫn (sổ tay) kỹ thuật ƣơng nghêu giống trong đầm
nƣớc lợ để khuyến cáo cho ngƣời dân Thái Bình áp dụng vào sản xuất [42, 51, 55, 58].
2. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học và khả năng thích ứng với môi trƣờng của
nghêu giống (M. lyrata) ƣơng trong đầm nƣớc lợ ven biển Thái Bình;
- Đề xuất mật độ ƣơng nghêu giống hợp lý; trên cùng mật độ 5.000 con/m
2
so sánh
kết quả giữa thí nghiệm mật độ với thí nghiệm bổ sung chế phẩm sinh học (Ezym biosule)
ảnh hƣởng đến tốc độ sinh trƣởng và tỷ lệ sống của nghêu giống (M. lyrata) ƣơng trong
đầm nƣớc lợ ven biển;
- Bổ sung giải pháp kỹ thuật, xây dựng bản hƣớng dẫn (sổ tay) kỹ thuật ƣơng nghêu
giống trong đầm nƣớc lợ ven biển tỉnh Thái Bình.
3. Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ lên tốc độ sinh trƣởng và tỷ lệ sống của nghêu
giống ƣơng trong đầm nƣớc lợ ven biển;
2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của chế phẩm sinh học lên tốc độ sinh trƣởng và tỷ lệ
sống của nghêu giống ƣơng trong đầm nƣớc lợ ven biển;
3. Đánh giá hiệu quả, hoạch toán kinh tế và phân tích khả năng ứng dụng vào thực
tiễn sản xuất.
4. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của luận văn
a. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả của luận văn là cơ sở khoa học để bổ sung đối tƣợng nuôi mới trong vùng
đầm nƣớc lợ nuôi tôm hiệu quả thấp và đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng bản
hƣớng dẫn kỹ thuật ƣơng nghêu giống trong ao, đầm nƣớc lợ.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng để làm tài liệu tham khảo cho các



5
nghiên cứu tiếp theo, giảng dạy trong các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học kỹ thuật và
phổ thông.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Thành công của luận văn làm cơ sở chuyển đổi một phần diện tích ao đầm nuôi tôm
hiệu quả thấp sang ƣơng nghêu giống, góp phần giải quyết việc làm, phát triển kinh tế
thuỷ sản của tỉnh theo hƣớng hiệu quả và bền vững.


























6
CHƢƠNG I – TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện khí hậu vùng ven biển
Vị trí địa lý: Vùng ven biển tỉnh Thái Bình có toạ độ từ 20
o
17
'
–22
o
44
'
vĩ độ Bắc;
106
o
06'–106
o
39
'
kinh độ Đông, đƣợc giới hạn từ cửa sông Thái Bình đến cửa sông Ba Lạt.
Phía Bắc giáp huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng, phía Nam giáp huyện Giao Thuỷ
tỉnh Nam Định, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ, phía tây là các xã nội đồng của 2 huyện
Thái Thuỵ và Tiền Hải. Bờ biển có chiều dài 52 km, với 5 cửa sông lớn chảy ra biển (cửa
sông Hóa, Diêm Điền, Trà Lý, Cửa Lân, Ba Lạt) và 4 con sông lớn chảy qua địa phận tỉnh
(sông Hóa, sông Luộc, Trà Lý, sông Hồng) hàng năm chuyển ra biển khoảng 60–80 triệu
tấn bùn cát bồi tích. Địa hình bãi triều ven biển tƣơng đối bằng phẳng, độ dốc khoảng
0,5m/1km, có nhiều luồng lạch, phía ngoài bãi triều có các cồn cát nổi tạo nên bức tƣờng

chắn sóng, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi nghêu [26, 28, 41].
Đặc điểm khí hậu: Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa nóng và mƣa
từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh và khô từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23–24
o
C, nhiệt độ thấp nhất là 4
o
C, cao nhất 38–39
o
C.
Số giờ nắng trong năm từ 1.600–1.800 giờ. Lƣợng mƣa trung bình năm từ 1.500–
1.900mm, cao nhất 2.528mm, thấp nhất 1.173mm. Độ ẩm trung bình nhiều năm từ 85–
90% [41, 27].
Chế độ thuỷ triều: Ven biển Thái Bình thuộc vùng có chế độ nhật triều thuần nhất,
một tháng có 2 chu kỳ triều, một chu kỳ có 14 con triều. Biên độ triều lớn nhất vào các
tháng 6, 7 và tháng 12, 1 đạt tới 3,6–3,7 m. Hàng năm có tới 176 ngày có đỉnh triều cao
3,0 m trở lên, biên độ triều trung bình 2,5 m, mực nƣớc triều dâng cao nhất 3,9 m (so số 0
hải đồ) [27, 41].
Đặc điểm nền đáy: Chất đáy vùng triều ven biển Thái Bình chủ yếu là bùn, bùn cát.
Hàng năm lƣu lƣợng nƣớc từ thƣợng nguồn đổ về, kéo theo lƣợng bùn, trầm tích hữu cơ,
hàm lƣợng muối khoáng và nhiều yếu tố khác với khối lƣợng lớn, bị các Cồn ven biển
ngăn lại không cho trầm tích đổ ra biển. Do đó, khu vực này đƣợc bồi đắp tạo nên vùng
triều rộng, lớn khoảng 25.000 ha, có hàm lƣợng muối khoáng cao, trầm tích lớn, thời gian
phơi bãi thuận lợi cho nuôi nhuyễn thể, đặc biệt là nuôi nghêu [27, 41].


7
1.2. Đặc điểm sinh học của nghêu
1.2.1. Hệ thống phân loại
Ngành thân mềm

Mollusca
Lớp hai mảnh vỏ
Bivalvia
Bộ mang thật
Eulamellibranchia
Bộ phụ
Schzodonta
Phân bộ
Heterodonta
Tổng họ
Veneracea
Họ
Veneridae
Giống
Meretrix
Loài nghêu Bến Tre: Meretrix lyrata (Sowerby, 1851)
Tên tiếng Anh: Lyrate Asiatic Hard Clam.
Tên địa phƣơng: Nghêu Bến Tre.
Loài nghêu Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) đã đƣợc Bộ Thủy sản Việt
Nam xếp vào danh mục các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam [41].
1.2.2. Đặc điểm hình thái

Hình 1.1: Hình thái vỏ nghêu (M. lyrata)
Các chi tiết cấu tạo và hình thái quan trọng của nghêu đƣợc các nhà nghiên cứu mô
tả nhƣ sau: Vỏ nghêu có hình tam giác, hai vỏ to bằng nhau, vỏ dày và chắc. Chiều dài vỏ


8
lớn hơn chiều cao vỏ. Đỉnh vỏ nhô lên uốn cong về phía bụng. Vòng sinh trƣởng thô, phía
trƣớc của đỉnh vỏ mặt nguyệt thuôn dài, phía sau đỉnh vỏ có đai nề màu đen. Mặt trong

của vỏ màu trắng, trơn nhẵn; vết cơ khép vỏ trƣớc nhỏ, hình bán nguyệt, vết cơ khép vỏ
sau to hình trứng tròn. Bên ngoài vỏ có màu trắng ngà, trắng xám hoặc nâu, trên mặt vỏ
có nhiều đƣờng gân lồi gần nhƣ song song với nhau uốn cong theo miệng vỏ và thƣa dần
về phía mặt bụng là những vòng sinh trƣởng đồng tâm. Nghêu lớn có chiều dài 40-50 mm,
chiều cao 40-45 mm và chiều rộng 30-35 mm [41].
1.2.3. Đặc điểm phân bố
Theo nghiên cứu của Nguyễn Chính (1996), nghêu (M. lyrata) phân bố chủ yếu ở
vùng biển ấm Tây Thái Bình Dƣơng từ biển Đài Loan đến Việt Nam. Ở Việt Nam chúng
phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam Bộ nhƣ: Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu,
Cà Mau, Trà Vinh [5].
Nghêu phân bố ở các bãi biển có nền đáy cát hay cát bùn, trong đó cát chiếm tỷ lệ từ
60-90% với kích cỡ hạt từ 0,006-0,25 mm [5]. Nghêu phân bố chủ yếu ở vùng trung triều
và hạ triều, nơi có độ dốc tƣơng đối bằng phẳng [18]. Theo Nguyễn Tác An và Nguyễn
Văn Lục (1994), nghêu phân bố ở những vùng thời gian phơi bãi từ 2–8 giờ/ngày. Độ sâu
cực đại tìm thấy nghêu lúc nƣớc ròng là 2,5 m, nơi có nền đáy cát mịn đến cát trung pha
lẫn hàm lƣợng bùn lỏng và xác hữu cơ (10-18%), vào mùa mƣa bùn lỏng bao phủ nền đáy
bãi nghêu (1,5-2,5 cm). Độ mặn đặc trƣng cho bãi nghêu dao động từ 7–25‰; pH nƣớc
6,5–8,5 và nhiệt độ là 26–32
o
C [1]. Nghêu con tập trung ở độ cao khoảng 0,8–1,5 m so
với số 0 hải đồ [41].
Theo nghiên cứu của Dƣơng Văn Hiệp (2005), nghêu phân bố rộng trên các bãi triều,
độ sâu khoảng từ 1,5-4 m, chất đáy là cát pha bùn, trong đó cát chiếm khoảng 50-80%.
Nếu đáy toàn bùn nghêu dễ bị chết ngạt dƣới bùn, đáy cát thuần nghêu không sống đƣợc
vì khô và nóng. Nghêu là loài sống đáy và dùng chân rất phát triển để đào cát vùi mình,
muốn hô hấp và dinh dƣỡng nghêu đƣa vòi lên mặt bãi và hình thành một lỗ nhỏ hình bầu
dục màu vàng nhạt, nhìn lỗ ta có thể biết chỗ ở của nghêu để khai thác. Vòi nghêu ngắn
nên nghêu không thể chui đƣợc sâu, chỉ cách mặt đất chừng vài phân. Khi trời nóng hoặc
lạnh nghêu chui xuống sâu nhƣng không quá 10 cm [11].



9
Một số nghiên cứu khác cho thấy, nghêu có thể di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác
bằng chân trên mặt bãi nuôi, dùng chân phát triển để đào cát vùi mình. Khi gặp điều kiện
môi trƣờng không thuận lợi (nhiệt độ, độ mặn), nghêu có thể di chuyển đi nơi khác bằng
cách tiết ra một túi nhầy hoặc một dải chất nhầy để giảm nhẹ tỷ trọng cơ thể, nổi lên trong
nƣớc ở độ cao 1,2 m theo dòng nƣớc triều di chuyển đi nơi khác [31, 41].
1.2.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Thức ăn của nghêu biến đổi theo mùa, mùa xuân hè khí hậu ấm áp, cƣờng độ chiếu
sáng mạnh, thích hợp cho các loài tảo phát triển nên nghêu có nhiều thức ăn và lớn nhanh
hơn [9, 33].
Phƣơng thức bắt mồi của nghêu là bị động, khi triều dâng nghêu đƣa vòi lên cát để
lọc mồi ăn, chọn những hạt vụn hữu cơ, tảo có kích cỡ thích hợp. Nhờ hoạt động của tiêm
mao trên mang và dịch nhầy là sản phẩm tiết của các tế bào tuyến trên mô bì của mang,
thức ăn đƣợc cuốn thành viên rồi chuyển về miệng. Sau khi qua phần thực quản, thức ăn
đƣợc chuyển vào dạ dày, tại đây chúng đƣợc tiêu hoá [41].
Giai đoạn ấu trùng thức ăn của nhóm Bivalvia là vi khuẩn (Bacteria), tảo Silic
(Diatoms), mùn bã hữu cơ (Detritus), nguyên sinh động vật (Flagellata) có kích thƣớc nhỏ
khoảng 10µ hoặc nhỏ hơn. Giai đoạn trƣởng thành ăn các loại mùn bã hữu cơ, tảo phù du
[27, 59, 60].
Theo Nguyễn Hữu Phụng (1996), thành phần thức ăn chính của nghêu vùng Trà
Vinh là mùn bã hữu cơ chiếm từ 75-90%, tảo chiếm từ 10-25%. Trong thành phần tảo, tảo
Silic chiếm 90-95%, tảo Giáp chiếm 3,3-6,6%, còn lại là tảo Lam, tảo Lục, tảo Vàng Ánh
chiếm 0,8-1% [16].
Kết quả phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày nghêu ở vùng biển Tân Thành
của Trƣơng Quốc Phú (1999) cho thấy, thức ăn chính của nghêu là mùn bã hữu cơ (chiếm
78,82-90,38%), phần còn lại là tảo (chiếm 9,62-21,18%). Những loài tảo bắt gặp trong dạ
dày nghêu đa số là những loài tảo đáy bùn (Epipelic algae) và có dạng tròn hoặc gần tròn
nhƣ Coscinodiscus, Cyclotella do nghêu là loài sống vùi nên chúng bắt đƣợc nhiều tảo
đáy hơn các loài tảo phiêu sinh. Mặt khác nghêu bắt mồi chọn lọc theo kích cỡ hạt thức ăn,

những loài tảo có kích thƣớc lớn, dạng sợi nhƣ Chaetoceros, Skeletonema,
Bacteriastrum, nghêu khó bắt đƣợc, cỡ hạt thức ăn đƣợc tìm thấy trong ruột nghêu tối


10
đa là 150µm. Thành phần, số lƣợng thức ăn trong dạ dày nghêu có sự biến động theo mùa,
mùa mƣa tháng 9-10 mùn bã hữu cơ tăng, tảo giảm và ngƣợc lại [18]. Theo Quayle &
Newkirk (1989), cỡ hạt thức ăn mà nhóm Bivalvia có thể bắt đƣợc là 10-100µm [60].
1.2.5. Đặc điểm sinh trưởng
Nghiên cứu của Nguyễn Việt Nam và Lê Thanh Lựu (2001) cho thấy, sức lớn của
nghêu liên quan chặt chẽ với môi trƣờng sống, nghêu sống ở vùng triều thấp sinh trƣởng
nhanh hơn vùng triều cao, ở vùng cửa sông có nhiều thức ăn, hàm lƣợng ôxy dồi dào nên
quá trình trao đổi chất mạnh, lƣợng bắt mồi tăng, nghêu sinh trƣởng nhanh. Nghêu dầu 1
tuổi trọng lƣợng cá thể 5-7 g, 4 tuổi 12 g, về sau tăng càng chậm. Hàng năm nghêu lớn
nhanh từ tháng 4 đến tháng 9, hai năm đầu lớn nhanh, nhìn chung nghêu không sống quá
4 tuổi [15].
Theo nghiên cứu của Trƣơng Quốc Phú (1999), tốc độ sinh trƣởng của nghêu theo
mùa, nhanh từ tháng 5 đến tháng 9 và chậm từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau [18].
Nhiệt độ tốt nhất cho nghêu sinh trƣởng và phát triển là 18-30
o
C, trong đó 25,5
o
C là
nhiệt độ tối ƣu cho sự hoạt động của các tơ mang. Nghêu có thể chết ở nhiệt độ < 1,5
o
C
hoặc > 41
o
C [15, 41].
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Xuân Thu (2003), giới hạn chịu nhiệt cao

của nghêu là 43
o
C, tăng lên 45
o
C nghêu chết toàn bộ. Ở nhiệt độ 37,5
o
C nghêu sống đƣợc
10 giờ, ở 40
o
C nghêu sống đƣợc 5,3 giờ, ở nhiệt độ 42
o
C sống đƣợc 1,5 giờ. Khi nhiệt độ
giảm xuống 0
o
C các tơ mang ngừng hoạt động, ở nhiệt độ âm 2-3
o
C, sau 3 tuần nghêu
chết 10%. Nghêu có sức chịu đựng tốt với tỷ trọng cao, ở độ mặn 16-19‰ nghêu sinh
trƣởng tốt nhất, trong môi trƣờng tự nhiên, nếu độ mặn biến đổi đột ngột sẽ gây chết hàng
loạt, những vùng nƣớc lũ kéo dài ảnh hƣởng lớn đến sinh trƣởng của nghêu [36].
1.2.6. Đặc điểm sinh sản
Nghiên cứu của Appeldorn (1984), trên đối tƣợng Mya arenaria (soft shell clam)
cho thấy, tuyến sinh dục của nhóm Bivalvia thƣờng phân tính, cũng có một số trƣờng hợp
lƣỡng tính, kết quả từ 25 quần thể khác nhau cho thấy tỷ lệ đực là 48% và cái 25% [43].
Một số giống loài có tuyến sinh dục lƣỡng tính nhƣ Pecten, Teredo còn lại đa số
là đơn tính. Đặc biệt ở hầu (Crassostrea) có hiện tƣợng thay đổi tuyến sinhh dục, đực
chuyển thành cái và ngƣợc lại, hiện tƣợng này lặp đi lặp lại suốt đời [2].


11

Nghêu là loài phân tính đực cái, dựa vào hình dạng bên ngoài rất khó xác định giới
tính. Khi tuyến sinh dục thành thục, con cái có màu vàng, con đực có màu trắng sữa bao
phủ khắp nội tạng [31, 15]. Nghêu 1 năm tuổi có thể thành thục tuyến sinh dục, nghêu chỉ
thành thục 1 lần/năm [41]. Lƣợng trứng trong một con nghêu thành thục từ 4-6 triệu trứng
[20]. Mùa sinh sản của nghêu phụ thuộc vào từng vùng địa lý khác nhau, thƣờng từ tháng
5 đến tháng 9. Hoạt động sinh sản của cá thể đực và cái tƣơng tự nhau và diễn ra nhờ sự
co giãn của cơ khép vỏ, vỏ mở ra và khép lại nhanh, mạnh tạo thành lực ép đẩy tinh trùng
hoặc trứng thoát ra ngoài. Thông thƣờng con đực phóng tinh trùng sớm hơn con cái ở
cùng một thời gian kích thích (con đực phóng tinh từ 1-10 phút, con cái đẻ từ 10-20 phút
sau khi kích thích). Trong mỗi đợt đẻ, cá thể đực và cái đẻ từ 4-6 lần trong thời gian từ
20-30 phút, tinh trùng có màu trắng đục, trứng có màu vàng nhạt [11, 15].
Theo Nguyễn Tác An và Nguyễn Văn Lục (1994), nghêu sinh sản hai kỳ trong năm,
thời kỳ đầu vào tháng 3–5, thời kỳ thứ 2 vào lúc kết thúc mùa mƣa khoảng tháng 10–11
hàng năm [1]. Một số nghiên cứu khác, mùa sinh sản chính của nghêu từ tháng 5 đến
tháng 7 và mùa phụ từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau (có năm không thấy xuất hiện mùa
phụ) với mật độ nghêu giống xuất hiện thấp hơn, tỷ lệ đực/cái trong tự nhiên là 1/1 [41].
Theo kết quả nghiên cứu của Trƣơng Quốc Phú (1999), tại vùng biển Tiền Giang
cho thấy: Nghêu cỡ 1,6 cm (500 mg) sau 12 tháng nuôi đạt trung bình 3,5 cm có thể thành
thục và tham gia sinh sản lần đầu tiên, sức sinh sản tuyệt đối trung bình của nghêu đạt từ
2.747.000-4.031.000 trứng/cá thể. Một số cá thể nghêu có hiện tƣợng lƣỡng tính, chiếm tỷ
lệ 6,82%. Nghêu ở Tiền Giang không sinh sản trong thời gian từ tháng 11-2 (lúc này
tuyến sinh dục ở giai đoạn 0, 1 và 2). Từ tháng 3 trở đi nghêu bắt đầu sinh sản, tập trung
từ tháng 3-6, rải rác từ tháng 7-10, tháng 6 là đỉnh điểm của mùa sinh sản, chỉ sinh sản
một lần trong năm [19].
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nghêu (M. lyrata Sowerby, 1851) là loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ có giá trị kinh tế đƣợc
nhiều nƣớc trên thế giới khai thác giống tự nhiên và nuôi thƣơng phẩm. Nghêu phân bố chủ
yếu ở vùng biển ấm Tây Thái Bình Dƣơng từ biển Đài Loan đến Việt Nam, tập trung nhiều
ở Nam Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippine, Úc, Ấn Độ, Việt Nam [48].



12
Trung Quốc là nƣớc dẫn đầu về nuôi nhuyễn thể, sản lƣợng tăng từ 86.900 tấn năm
1950 lên 15,5 triệu tấn năm 2009, chiếm 80,3% tổng sản lƣợng nhuyễn thể và 80,2% sản
lƣợng nhuyễn thể nuôi. Tỉnh Triết Giang sản lƣợng nuôi nhuyễn thể là 900 tấn/120.000 ha,
trong đó lƣợng nghêu nuôi chiếm gần 85%. Tại đây, quy trình nuôi nghêu trong ao đất đƣợc
chia ra làm 2 giai đoạn, thả nghêu giống cỡ 16-20 vạn con/kg nuôi lên cỡ 600-1.000 con/kg;
nuôi trong 2 năm nghêu đạt kích cỡ 30-60 con/kg [32, 41].
Ở Thái Lan, nghề nuôi nghêu bắt đầu từ những năm 1973, nguồn giống đƣợc nhập
từ Malaysia về nuôi tại tỉnh Satun, từ đó nuôi nghêu phát triển lan rộng ở các tỉnh phía
Nam Thái Lan. Quá trình nuôi đƣợc tiến hành theo các bƣớc nhƣ: Thu giống  chuẩn bị
bãi nuôi  thả giống  quản lý, chăm sóc  thu hoạch. Nghêu giống cỡ 5.000 con/kg
sau 12–15 tháng nuôi thu đƣợc nghêu có kích thƣớc > 31,8 mm [45, 47, 53, 57].
Theo Mao and Su (2006), tại Đài Loan kỹ thuật nuôi nghêu đƣợc Nhật Bản giới
thiệu công nghệ nuôi vào năm 1925, nghêu đƣợc nuôi rộng rãi trên các bãi triều ven biển.
Đến nay nghêu đƣợc nuôi trong các ao nƣớc lợ, đặc biệt ở bờ biển phía tây để kiểm soát
chất lƣợng nƣớc [54].
Kỹ thuật nuôi nghêu ở Đài Loan gần đây đã nghiên cứu tỷ lệ và thành phần các loại
thức ăn bổ sung trong ao nuôi nghêu thƣơng phẩm. Tỷ lệ tiêu thụ thức ăn tỷ lệ thuận với
kích thƣớc cơ thể và trong phạm vi tập trung nhiều thức ăn thì đặc điểm tiêu hoá của
chúng có mối quan hệ mật thiết với nền đáy [56, 57]. Để tối đa hoá sản lƣợng và lợi
nhuận, nghêu đƣợc nuôi với các mật độ khác nhau từ 55-455 con/m
2
. Kết quả cho thấy,
mật độ thả có tác động đến tốc độ tăng trƣởng và sản lƣợng nghêu nuôi, 200-244 con/m
2

là mật độ tối ƣu nhƣng với mật độ cao hơn thì tốc độ tăng trƣởng chậm lại. Ngoài ra các
yếu tố môi trƣờng trong thí nghiệm nhƣ pH 7,9-8,4, DO 4,2-11,2 mg/l, độ mặn 30-35%o
dƣờng nhƣ không có mối quan hệ ảnh hƣởng trực tiếp với tốc độ tăng trƣởng của nghêu,

ngoại trừ yếu tố nhiệt độ ao nuôi là ảnh hƣởng lớn đến tăng trƣởng của nghêu [52].
Theo nghiên cứu của Chien và Hsu (2006), kỹ thuật nuôi nghêu trong ao đất tại Đài
Loan đƣợc thí nghiệm trên nghêu M. lusoria với các nghiệm thức bố trí thành phần và
loại thức ăn bổ sung khác nhau. Để xác định loại thức ăn và tỷ lệ cho ăn tối ƣu tới tốc độ
tăng trƣởng, thí nghiệm đƣợc tiến hành trên 6 loại thức ăn bổ sung khác nhau: Bột đậu
nành, bột thịt cá, thức ăn thƣơng mại cho nghêu, men bánh mỳ, tảo Nannochloropsis


13
oculata và tảo Tetraselmis chui với tỷ lệ cho ăn của mỗi loại là 20, 200 và 633 gam/l.
Nghêu đƣợc bố trí thí nghiệm với các kích cỡ ban đầu là 7-11 g, 12-17 g và 18-26 g. Kết
quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ hấp thụ thức ăn trên nghêu giảm dần theo các loại thức ăn
bổ sung là bột đậu nành, thức ăn thƣơng mại cho nghêu, bột thịt cá, men bánh mỳ, tảo
Nannochloropsis và tảo Tetraselmis chui [46].
Để phát triển nghề nuôi nghêu ở quy mô trong ao bền vững và thành công, Chien và
Hsu khuyến cáo nên bổ sung thành phần hỗn hợp các loại thức ăn nhân tạo nhằm tăng tỷ
lệ sống và tốc độ tăng trƣởng cho nghêu nuôi, quản lý ổn định ao nuôi nghêu có thức ăn
tự nhiên, nhằm bổ sung các khoáng vi lƣợng và các cơ chất đảm bảo chất lƣợng thịt sản
phẩm, tăng tỷ lệ sống, tăng khả năng kháng bệnh và năng suất nuôi.
Modassir (1990) nghiên cứu sinh trƣởng và sức sản xuất của M. casta ở cửa sông
Mandovi (Ấn Độ) cho thấy tốc độ sinh trƣởng trung bình là 3 mm/tháng, sức sản xuất
trung bình là 31,38 g/m
2
/năm (theo vật chất khô) và chỉ số B/P là 3,4 [56].
Ho (1991) nghiên cứu sinh trƣởng của M. lusoria nuôi trong ao và bể, cỡ giống thả
1g (chiều dài 15,9 mm) với 6 mật độ khác nhau từ 60–360 con/m
2
. Sau 11 tháng nuôi,
nghêu đạt 16,7 g (40,2 mm) ở lô nuôi trong ao, nghêu nuôi trong bể ở mật độ 60 và 360
con/m

2
đạt 8,3 g (31,7 mm) và 3,9 g (24,6 mm) [49].
1.4. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
1.4.1. Nuôi nghêu bãi triều
Theo Lê Trung Kỳ và La Xuân Thảo (2004), Ở Việt Nam hoạt động nuôi nghêu ở Bến
Tre bắt đầu từ những năm 1970, nghêu giống có sẵn trong các bãi triều tự nhiên; sau đó
chuyển sang Tiền Giang và Trà Vinh năm 1995 [12]. Nghêu là loài ăn lọc thụ động, đƣợc
nuôi ở các vùng biển cạn, chất đáy nghêu phân bố là cát pha bùn, tỷ lệ cát 60–70% [41].
Kết quả nghiên cứu của Trƣơng Quốc Phú (1999), tốc độ sinh trƣởng nghêu thay
đổi theo mùa, mùa sinh trƣởng nhanh từ tháng 5-9, chậm từ tháng 10 đến tháng 4 năm
sau. Nhân tố chính ảnh hƣởng đến tốc độ sinh trƣởng là độ mặn, sóng gió, hàm lƣợng chất
lơ lửng trong nƣớc. Tốc độ sinh trƣởng về khối lƣợng nhanh hơn sinh trƣởng về chiều dài,
tốc độ tăng trọng của nghêu trong mùa mƣa nhanh hơn mùa khô [18].
Nhƣ văn Cẩn, Chu Chí Thiết và Martin S Kumar (2009), nghiên cứu ảnh hƣởng của
mật độ đến sinh trƣởng và tỷ lệ sống của 2 cỡ nghêu giống (M. lyrata) nuôi ở bãi triều


14
trong điều kiện nhiệt độ trung bình thấp của miền Bắc là 23,59±2,40
o
C cho thấy, mật độ
nuôi ảnh hƣởng rõ rệt tới tốc độ sinh trƣởng và tỷ lệ sống của nghêu ở cả 2 kích cỡ khác
nhau. Tốc độ tăng trƣởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ gia tăng khối lƣợng nghêu nuôi tăng theo tỷ
lệ nghịch với mật độ nuôi, mật độ càng cao thì tốc độ sinh trƣởng càng chậm, tỷ lệ gia
tăng khối lƣợng và tỷ lệ sống càng giảm. Đối với cỡ nghêu 1 cm, mật độ nuôi 2 tấn/ha
cho hiệu quả cao nhất. Cỡ nghêu 1,7 cm, mật độ 3,4 tấn/ha cho hiệu quả kinh tế nhất.
Trong cùng mật độ nuôi (3 tấn/ha), nghêu cỡ 1 cm có tốc độ sinh trƣởng nhanh hơn 1,7
cm và cho hiệu quả kinh tế cao hơn [6].
Theo kết quả nghiên cứu về sinh học và kỹ thuật nuôi nghêu ở Gò Công Đông của
tác giả Trƣơng Quốc Phú (1999), mùn bã hữu cơ là thành phần thức ăn chính của nghêu

(chiếm 78,82-90,38%), tảo chiếm tỷ lệ thấp (9,62-21,18%), trong đó một số giống loài
của tảo Silic Coscinodiscus, Cyclotella, Nitzschia chiếm 93,18%, tảo Lam 4,55%).
Thành phần thức ăn biến đổi theo mùa, mùa mƣa lƣợng mùn bã hữu cơ tăng, tảo giảm,
mùa khô biến đổi ngƣợc lại [19].
Trƣơng Quốc Phú (1999), tƣơng quan giữa chiều dài và khối lƣợng của nghêu là
Wtt=0,0138L
3,7639
(R
2
=0,9975) và Wthịt=0,0034L
3,6582
(R
2
=0,9959). Tốc độ sinh trƣởng
khối lƣợng nhanh hơn chiều dài, sinh trƣởng phần vỏ và phần thân mềm đồng thời trong
suốt vòng đời. Nghêu sinh trƣởng chậm từ tháng 10-4 và nhanh từ 5-9. Tốc độ sinh
trƣởng tuyệt đối 1,72 mm/tháng (73%) và 789,47 mg/tháng (27,02%), sinh trƣởng chậm
nhất vào khoảng tháng 12-1, nhanh vào tháng 7. Các yếu tố độ muối, sóng gió và hàm
lƣợng vật chất lơ lửng là những yếu tố chính ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của nghêu [18].
Nghêu cỡ lớn có khả năng chịu đựng nồng độ muối thấp tốt hơn cỡ nghêu nhỏ, độ
mặn 4‰ là giới hạn giới của nghêu, 16‰ là độ mặn an toàn cho hoạt động sống của nghêu.
Trong môi trƣờng trao đổi nƣớc kém, tại thời điểm NH
3
có hàm lƣợng là 0,0256-0,0425
mg/l (N-NH
4
tổng số 1,033-1,333 mg/l) nghêu chết 50% sau 14-19 giờ. Nghêu cỡ lớn có
khả năng sống trong môi trƣờng khô tốt hơn nghêu cỡ nhỏ, thời gian sống của nhóm nghêu
có (chiều dài) L = 4,9 cm sau 97-191 giờ (trung bình 146 giờ), nhóm L = 3,8 cm sau 46-95
giờ (trung bình 76 giờ), nhóm L = 2,4 cm sau 59-73 giờ (trung bình 64 giờ) [18].

Nghiên cứu của Lê Thanh Tùng (2011), ảnh hƣởng của mật độ nuôi đến sinh trƣởng,
tỷ lệ sống và năng suất của 2 cỡ nghêu giống M. lyrata ở các vùng bãi triều ven biển cho


15
thấy: Mật độ nuôi không ảnh hƣởng đến tỷ lệ thịt nghêu mà ảnh hƣởng tới tốc độ sinh
trƣởng và tỷ lệ sống của nghêu. Mật độ cao làm tăng cạnh tranh về nguồn dinh dƣỡng, nơi
sống, có thể dẫn tới suy giảm sức sống của nghêu nuôi trƣớc điều kiện bất thƣờng của
thời tiết [34].
Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Tùng (2011) về TVPD và thức ăn của nghêu nuôi
tại vùng triều ven biển Thái Bình đã bắt gặp 189 loài thực vật phù du, thuộc 5 nghành
khác nhau là tảo Silic (Bacillariophycophyta), tảo giáp (Dinoflagellata), tảo lam
(Cyanobacteria), tảo lục (Chlorophyta) và tảo mắt (Euglenophyta). Trong đó tảo silic luôn
chiếm ƣu thế với số lƣợng 121 loài (chiếm 66%), sau đó là tảo giáp với 31 loài (chiếm
17%), tảo mắt có 13 loài (chiếm 7%), tảo lam và tảo lục có 12 loài (chiếm 6%) [34].
Khi phân tích thành phần loài TVPD trong ruột nghêu nuôi tại vùng triều ven biển
Thái Bình cho thấy có 139 loài thuộc 5 ngành tảo, trong đó tảo silic chiếm ƣu thế lớn với
57 loài (chiếm 41%), sau đó là tảo lục 43 loài (31%), tảo mắt 19 loài (14%), tảo lam 13
loài (9%) và thấp nhất là nhóm tảo giáp 7 loài (5%). Từ kết quả này cho thấy, tỷ lệ thức
ăn trong ruột nghêu so với ngoài môi trƣờng nƣớc có sự tƣơng đồng, trong đó loài tảo
Silic có sự tƣơng đồng cao hơn so với các nhóm khác, tảo lục và tảo mắt bắt gặp trong dạ
dày nghêu nhiều hơn ngoài môi trƣờng nƣớc. Có loài bắt gặp mật độ cao ngoài môi
trƣờng nƣớc (Skeletonema costatum) nhƣng không tìm thấy trong dạ dày nghêu và ngƣợc
lại ở khu vực vùng triều huyện Thái Thuỵ trong dạ dày nghêu có tới 35 loài tảo lục nhƣng
chỉ bắt gặp 3 loài ngoài môi trƣờng nƣớc [34].
Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011), diện tích nuôi
nghêu năm 2010 trong cả nƣớc là trên 15.000 ha, sản lƣợng đạt trên 85.000 tấn, xuất khẩu
đƣợc gần 19.000 tấn sản phẩm, trị giá trên 40 triệu USD (dự kiến năm 2011, diện tích
nuôi nghêu trong cả nƣớc là 15.600 ha, sản lƣợng đạt 123.500 tấn). Trong đó sản lƣợng
cao nhất là Thái Bình 30.130 tấn/1.089 ha, Nam Định 18.751 tấn/1.709 ha, Bến Tre 7.500

tấn/ 3.645 ha. Tuy nhiên, cho đến nay hình thức nuôi nghêu bãi triều vẫn chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm, chƣa có quy trình hay tài liệu kỹ thuật chính thức. Mật độ nuôi trung bình
trong cả nƣớc là 120–150 con/m
2
, năng suất 5–6 tấn/ha; cao nhất Thái Bình mật độ nuôi >
300 con/m
2
, năng suất > 30 tấn/ha. Trong khi đó, nguồn giống phục vụ cho nuôi nghêu
thƣơng phẩm phần lớn dựa vào khai thác tự nhiên từ các bãi triều thuộc các tỉnh Tiền


16
Giang, Bến Tre, Cà mau, Bạc Liêu Tuy nhiên, do chƣa quản lý tốt nên nguồn nghêu
giống tự nhiên ngày một giảm dần, lƣợng giống sản xuất nhân tạo chỉ đạt khoảng 1 tỷ con.
Trong khi nhu cầu giống cần 22,5 tỷ con để nuôi trong 16 tháng, tính ra trong 1 năm (12
tháng) cần gần 17 tỷ nghêu giống [3].
1.4.2. Nuôi nghêu trong đầm, bể
Kỹ thuật nuôi nghêu giống, nghêu thịt của ngƣ dân các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang
bằng hình thức nuôi trong các kênh mƣơng gần bãi triều hoặc trong ruộng có đáy cát bùn
dày trên 10 cm. Ƣơng nghêu giống từ cỡ 2-6 vạn con/kg, mật độ 8-20 triệu con/1.000 m
2
,
thu giống đạt kích thƣớc 800 con/kg; thả cỡ giống 400-600 con/kg sau 9-12 tháng nuôi
đạt 40-60 con/kg [19].
Kết quả nuôi nghêu trong ao nuôi tôm sú nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm môi
trƣờng, đa dạng hoá đối tƣợng và phát triển nuôi bền vững tại Thừa Thiên Huế cho thấy,
tốc độ sinh trƣởng có sự khác nhau về các vùng nuôi trong tỉnh, các khu vực thấp triều,
đáy cát, bùn và độ mặn ổn định 10‰, mực nƣớc 1,2 m, cỡ giống thả 150–200 con/kg, mật
độ 30–50 con/m
2

là thích hợp. Tỷ lệ sống trung bình 50–70%, năng suất 4,2–6,6 tấn/ha.
Nghêu sinh trƣởng chậm khi độ mặn giảm, màu sắc của nghêu thay đổi theo nền đáy ao
nuôi [41].
Theo Chu Chí Thiết và ctv (2009), nuôi nghêu thành công trong điều kiện ao quy
mô nhỏ, nền đáy tốt nhất là cát bùn (tỷ lệ 80/20), độ mặn 10-25‰. Nghêu có trọng lƣợng
300-500 con/kg, tỷ lệ sống trung bình 55-90%, nuôi ở mật độ 90 con/m
2
cho tăng trƣởng
nhanh hơn so với 120 con/m
2
[30].
Nghiên cứu của Ngô Thị Thu Thảo, Đào Thị Mỹ Dung và Võ Minh Thế (2012)
nghiên cứu ảnh hƣởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học đến sinh trƣởng và tỷ lệ sống
của nghêu (M. lyrata) giai đoạn giống cho thấy, việc bổ sung định kỳ chế phẩm sinh học
vào bể ƣơng thì mật độ vi khuẩn Bacillus tăng cao, dao động 7,1x10
4
- 9,8x10
4
CFU/ml
và khác biệt với nghiệm thức không bổ sung chế phẩm sinh học, mật độ Bacillus đạt thấp
và giảm dần qua các lần thu mẫu. Ở nghiệm thức thí nghiệm, bổ sung gián tiếp chế phẩm
sinh học để nuôi tảo làm cho mật độ vi khuẩn Bacillus cao hơn ở nghiệm thức đối chứng
và thấp hơn kết quả bổ sung trực tiếp chế phẩm vào bể ƣơng. Sau 90 ngày nuôi, tốc độ
tăng chiều dài của nghêu đạt cao (0,39% ngày) khi đƣợc bổ sung trực tiếp CPSH vào môi

×