BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGÔ THANH VŨ
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG,
TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Khánh Hòa – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGÔ THANH VŨ
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG,
TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. QUAN MINH NHỰT
ThS. NGUYỄN THÀNH CƯỜNG
Khánh Hòa - 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác.
Người viết cam đoan
Ngô Thanh Vũ
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn tốt nghiệp, bản
thân tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn từ phía các thầy cô, bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Sau Đại học, Khoa Kinh tế
trường Đại học Nha Trang đã truyền đạt kiến thức quý báu trong chương trình học, đặc
biệt là TS. Quan Minh Nhựt; Ths. Nguyễn Thành Cường, người thầy đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các anh chị em đồng nghiệp Vườn Quốc
gia U Minh Thượng đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian tham gia
học tập, nghiên cứu cũng như thu thập số liệu cho Luận văn được nhanh chóng hoàn
thành.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đặc biệt người vợ của
tôi là Phạm Thị Hồng Như, đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được theo
đuổi khóa học và hoàn thành Luận văn này.
Chân thành cảm ơn!
iii
TÓM LƯỢC
Đề tài: “Chiến lược phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc Gia U Minh
Thượng, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020” được nghiên cứu dựa trên điều kiện thực
trạng hoạt động du lịch tại đây qua đánh giá tình hình chung và qua thu thập phân tích
ý kiến du khách bằng phương pháp quan sát, điều tra và phỏng vấn khách du lịch. Bên
cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú đa dạng và tài nguyên nhân văn
đặc sắc, Vườn Quốc gia U Minh thượng có những thế mạnh và tiềm năng phát triển du
lịch đặc biệt là du lịch sinh thái. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động du lịch tại đây còn
chưa xứng tầm với những thế mạnh có được.
Vì vậy, đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu bên
trong đơn vị cũng như phân tích đánh giá những cơ hội và đe dọa bên ngoài có ảnh
hưởng đến hoạt động du lịch bằng các công cụ phân tích là ma trận EFE, IFE, SWOT
với các phương pháp phân tích như thống kê mô tả; phỏng vấn chuyên gia; phỏng vấn
du khách ngay tại Vườn với quy mô mẫu là 100. Khi đã xác định được những điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa đề tài đã xây dựng nên các chiến lược giúp phát triển
du lịch sinh thái tại đây trong thời gian tới qua ma trận QSPM.
Kết quả phân tích là đề tài đã đưa ra 4 chiến lược phát triển du lịch cho VQG
gồm: (1) Chiến lược phát triển du lịch và dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng
phục vụ; Chiến lược phát triển du lịch theo hướng đa dạng hóa sản phẩm; (2) Chiến
lược xây dựng quy hoạch tổng thể DLST; (3) Chiến lược phát triển trang thiết bị kỹ
thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; (4) Chiến lược quy họach đào tạo phát triển
phát triển nguồn nhân lực. Sau cùng đề tài cũng đề xuất một số các giải pháp thực hiện
để hỗ trợ thực hiện các chiến lược tối ưu về cơ chế chính sách, tổ chức quản lý,
maketing, nhân sự, hợp tác đầu tư, bảo vệ môi trường và tranh thủ sự tham gia của
cộng đồng địa phương.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ viii
MỞ ĐẦU 1
CH
ƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 9
1.1.1. Cơ sở lý luận về du lich sinh thái 9
1.1.2. Cơ sở lý luận về Chiến lược và Quản trị chiến lược 19
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
1.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 23
1.2.2. Phương pháp xử lý số liệu 24
1.2.3. Phương pháp phân tích 24
1.2.4. Phương pháp chuyên gia 24
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG 25
2.1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DLST 25
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về VQGUMT 25
2.1.2. Tiềm năng phát triển DLST 30
2.1.3. Những giá trị và ý nghĩa của tự nhiên, lịch sử - văn hoá đối với phát triển du lịch 39
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI VQG U MINH THƯỢNG 40
2.2.1. Phân tích tình hình hoạt động du lịch trong những năm qua 40
2.2.2. Đánh giá chung thực trạng hoạt động du lịch tại VQGUMT 42
2.2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch qua ý kiến du khách 49
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG ĐẾN NĂM 2020 58
3.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 58
3.1.1. Phân tích các yếu tố bên ngoài (EFE) ảnh hưởng đến hoạt động du lịch VQG U
Minh thượng 58
v
3.1.2. Phân tích các yếu tố bên trong (IFE) ảnh hưởng đến hoạt động du lịch VQG U
Minh thượng 62
3.2. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DLST TẠI VƯỜN QUỐC GIA U
MINH THƯỢNG 65
3.2.1. Phân tích ma trận SWOT 65
3.2.2. Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận định lượng QSPM 69
3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 72
3.3.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách 72
3.3.2. Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý 73
3.3.3. Cải thiện, nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng 75
3.3.4. Huy động và đào tạo nguồn nhân lực 76
3.3.5. Xúc tiến quảng bá và tăng cường hợp tác đầu tư 76
3.3.6. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch 78
3.3.7. Quan tâm công tác đánh giá tác động môi trường và công tác giáo dục môi
trường 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO i
PHỤ LỤC ii
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT : Công nghệ thông tin
DLST : Du lịch sinh thái
DLST & GDMT : Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường
DTLSVH : Di tích lịch sử văn hóa
DTSQ : Dự trữ sinh quyển
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
GDMT : Giáo dục môi trường
KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên
KG : Kiên Giang
KHCN : Khoa học công nghệ
SWOT : Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats
UBND : Ủy Ban Nhân Dân
VQG : Vườn Quốc Gia
VQGUMT : Vườn Quốc Gia U Minh Thượng
UMT : U Minh Thượng
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Ma trận SWOT 23
Bảng 2.1: Các đơn vị thực vật trên đất than bùn trong vùng Lõi VQGUMT 26
Bảng 2.2: Nhiệt độ các tháng ở VQGUMT 27
Bảng 2.3: Kết quả theo dõi tổng lượng nước mất đi bình quân/ngày các tháng mùa khô 28
Bảng 2.4: Lượng khách đến VQG trong các năm 40
Bảng 2.5: Thông tin về đáp viên 50
Bảng 2.6: Khách biết đến VQG qua kênh thông tin 52
Bảng 2.7: Mục đích tham quan VQG 52
Bảng 2.8: Những yếu tố hấp dẫn du khách đến VQGUMT 53
Bảng 2.9: Điều làm du khách thích nhất ở VQGUMT 53
Bảng 2.10: Bảng đánh giá các yếu tố dịch vụ 54
Bảng 2.11: Ý định quay trở lại của du khách 57
Bảng 3.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE-External Factor Estimation) 61
Bảng 3.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE-Internal Factor Estimation) 64
Bảng 3.3: Ma trận SWOT 65
Bảng 3.4: Ma trận QSPM – Nhóm WO 69
Bảng 3.5: Ma trận QSPM – Nhóm WT 71
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cổng chào vào khu du lịch VQG 25
Hình 2.2: Cây Mật Cật là loài thực vật tại VQG U Minh Thượng 31
Hình 2.3: Sân Chim VQG U Minh Thượng 33
Hình 2.4: Tê tê (Trúc) tại VQG 34
Hình 2.5: Rái cá lông mũi tại VQG 34
Hình 2.6: Cá Sặc Rằn tại VQG 36
Hình 2.7: Sinh cảnh rừng tràm tại VQG 47
Hình 2.8: Sân chim VQG U Minh Thượng 47
Hình 2.9: Máng dơi tại VQG U Minh Thượng 48
Hình 2.11: Hoạt động đưa khách đi tham quan tại VQG 50
Hình 2.12: Rừng nguyên sinh VQG 54
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Doanh thu từ hoạt động du lịch
41
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu trình độ của đội ngủ cán bộ, nhân viên trong Phòng du lịch VQG
năm 2012 46
Biểu đồ 2.3 Các hoạt động du lịch được du khách lựa chọn.
55
Biểu đồ 2.4: Mức độ hài lòng của du khách qua chuyến tham quan Vườn.
56
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Khung nghiên cứu của luận văn 4
Sơ đồ 2: Mô hình Quản trị chiến lược toàn diện 21
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Du lịch sinh thái (DLST) là một khái niệm khá mới ở Việt Nam. Nhiều cơ quan
ban ngành đã và đang xây dựng các dự án về DLST cho một số Vườn Quốc Gia và
khu bảo tồn thiên nhiên trong cả nước. Tuy nhiên, đến bây giờ vẫn còn ít công trình
nghiên cứu nào mang tính học thuật chuyên sâu về DLST mặc dù nhu cầu trong nước
rất nhiều, các cơ quan quản lý nhà nước cũng ban hành khá nhiều văn bản cho công
tác này. Việc phát triển DLST ở Việt Nam vẫn còn mang tính đơn lẽ và bột phát, tiềm
năng khai thác và phát triển DLST trong những năm vừa qua chưa cao. Vai trò của
DLST là không giới hạn nhưng các mạo hiểm của DLST sẽ rất nhiều nếu chúng ta
không tiếp cận một cách tổng hợp đa lĩnh vực, quy hoạch cẩn thận, hướng chỉ đạo và
luật lệ nghiêm túc để có thể đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Sẽ không thể có
DLST nếu như không có thiên nhiên (được bảo vệ tốt) và sự hấp dẫn của thiên nhiên
để thưởng thức.
Du lịch sinh thái được xem là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa
bản địa có giáo dục môi trường, đóng góp cho bảo tồn với sự tham gia tích cực của
cộng đồng địa phương. Do đó du lịch sinh thái được xác định là loại hình ưu tiên trong
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
(Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, 2012) dưới góc độ bảo tồn thiên nhiên môi trường
nói chung và đa dạng sinh học nói riêng. Du lịch sinh thái với bản chất là rất nhạy cảm
và có trách nhiệm với môi trường, hiện nay có xu thế phát triển với tốc độ nhanh
chóng và đã trở thành một lĩnh vực được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Tuy nhiên để khách du lịch hiểu đúng từ du lịch sinh thái là điều không phải dễ dàng
vì ngay cả những người làm DLST chưa chắc đã thực sự nắm được bản chất, hoặc tuân
theo những quy luật về sinh thái vì có tồn tại chăng một sự mâu thuẫn giữa lợi ích kinh
tế và việc bảo vệ sinh thái lâu dài?
Trong số các tiềm năng hấp dẫn khách du lịch của Việt nam, vai trò của các
Vườn Quốc gia và các Khu bảo tồn tự nhiên đối với hoạt động DLST ngày càng nổi
bật và được quan tâm nhiều hơn. Trong vài thập kỷ qua số lượng các VQG và KBTTN
được thành lập ngày càng tăng. Ngoài mục đích quan trọng hàng đầu là bảo tồn các giá
trị môi trường tự nhiên, nghiên cứu khoa học, các VQG và các KBTTN cũng là môi
trường để mọi người có cơ hội tham quan, giải trí thư giãn và nâng cao nhận thức về
môi trường. Du Lịch sinh thái được coi là một trong những cách thức vừa hỗ trợ bảo
2
tồn, đồng thời phát triển kinh tế xã hội một cách hiệu quả. Trong những năm gần đây,
DLST đã có những biến đổi mạnh mẽ, dần trở thành xu thế trên toàn cầu.
VQG U Minh Thượng được thành lập năm 2002, vị trí địa lí, địa hình và địa
mạo đã tạo cho VQG U Minh Thượng những giá trị đặc sắc không chỉ về ĐDSH, cảnh
quan thiên nhiên mà còn về giá trị lịch sử, văn hóa. Những điều đó đã tạo cho VQG U
Minh Thượng có tiềm năng rất lớn để phát triển DLST. Tuy nhiên, hiện nay tại VQG
U Minh Thượng vẫn chưa có định hướng phát triển đúng đắn cho hoạt động DLST. Là
một cán bộ đang công tác tại VQGUMT, tác giả nhận thức rõ tiềm năng du lịch sẵn có
của VQG, nhưng thực trạng phát triển DLST tại đây vẫn chưa được khai thác một cách
có hiệu qủa, còn mang tính tự phát: làm đến đâu tính đến đó. Vì vậy, việc nghiên cứu
giải pháp và định hướng để xây dựng một chiến lược phát triển bền vững DLST trên
cơ sở tiềm năng du lịch sẵn có và thực trạng đang diễn ra tại Vườn Quốc gia UMT,
tỉnh Kiên Giang là một việc làm quan trọng và hết sức cần thiết. Đó là lý do mà tác giả
chọn đề tài nghiên cứu ” Chiến lược phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U
Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Xuất phát từ các cơ sở lý luận về DLST, từ thực tiễn và nhận thức được tính cấp
thiết của vấn đề, mục tiêu nghiên cứu chung của luận văn là phân tích thực trạng hoạt
động và các nhân tố tác động đến DLST ở Vườn Quốc gia UMT, trên cơ sở đó hoạch
định chiến lược phát triển DLST – để DLST trở thành một trong những hoạt động mũi
nhọn tạo nền tảng phát triển Vườn Quốc gia UMT, huyện UMT nói riêng và tỉnh Kiên
Giang nói chung.
2.2. Mục tiêu cụ thể
(1). Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển DLST trong những năm qua để
thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa của du lịch VQG UMT.
(2). Xây dựng chiến lược phát triển DLST tại VQG UMT từ nay đến năm 2020.
(3). Đề xuất những định hướng, giải pháp theo chiến lược đã lựa chọn nhằm phát
triển DLST phù hợp theo hướng phát triển bền vững, làm tiền đề quan trọng cho việc giữ
gìn, bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái của VQG UMT.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
(1). DLST tại VQG UMT từ khi bắt đầu hoạt động (2004) cho đến nay (2012)
thực trạng đã diễn ra như thế nào?
3
(2). Đâu là cơ hội và thách thức đang ở phía trước mà DLST VQG UMT đã,
đang và sẽ đối diện?
(3). Những nhân tố nào ảnh hưởng đến DLST ở Vườn Quốc gia UMT?
(4). Những định hướng và giải pháp cơ bản nào để giúp phát triển DLST tại
VQG UMT trong thời gian tới?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để hoạch định xây dựng chiến lược phát triển DLST cho Vườn Quốc gia UMT
đến năm 2020, nội dung luận văn tập trung phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng
phát triển du lịch tại VQG UMT cũng như nhận dạng những điểm mạnh, điểm yếu của
hoạt động DLST trong địa bàn nghiên cứu.
Vùng nghiên cứu là toàn bộ những khu vực thuộc Vườn Quốc gia U Minh
Thượng, huyện U Minh Thượng và một số địa bàn có liên quan hoặc có ảnh hưởng của
hoạt động du lịch. Số liệu thứ cấp được sử dụng là lấy từ báo cáo hoạt động du lịch
sinh thái của Vườn Quốc gia U Minh Thượng trong 05 năm từ năm 2008 đến năm
2012.
4. Phương pháp luận nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý thuyết
Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết về DLST, mối
quan hệ giữa DLST và các VQG; Lý thuyết và mô hình quản trị chiến lược.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp giữa phương pháp định
tính và định lượng nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu. Cụ thể:
Mục tiêu 1:
Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê mô tả để đánh
giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa đối với DLST VQG UMT. Công cụ
phân tích dựa trên các ma trận nội bộ IFE, ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE, ma
trận SWOT.
Mục tiêu 2:
Sử dụng phương pháp phân tích và công cụ QSPM- ma trận hoạch
định chiến lược có thể định lượng- để xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển
DLST cho VQG UMT giai đoạn 2012-2020.
Mục tiêu 3: Tác giả áp dụng các kết quả phân tích từ 2 mục tiêu trên để định
hướng và đề ra các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện các chiến lược phát triển đã lựa
chọn.
4
4.3. Nguồn số liệu và Phương pháp thu thập số liệu
Dữ liệu thứ cấp: Những tài liệu có sẳn như sách, báo, tạp chí khoa học, các báo
cáo của các tổ chức có liên quan, những đề tài nghiên cứu trước đó, internet tìm hiểu
những thông tin cơ bản làm cơ sở lý luận, lý thuyết cho luận văn.
Dữ liệu sơ cấp: Khảo sát thực tế, phỏng vấn khách tham quan du lịch và ý kiến
của các chuyên gia, ban lãnh đạo VQG UMT, cộng đồng địa phương thông qua bảng
câu hỏi để làm cơ sở phân tích làm rõ hơn những quan điểm của tác giả và làm tăng
tính khả thi của luận văn. Với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và thuận tiện, trong
điều kiện có thể, quy mô mẫu sẽ có khả năng >= 100 mẫu.
4.4. Phương pháp xử lý số liệu
Từ nguồn dữ liệu sơ cấp thu thập được, tác giả dùng phần mềm Excel và phần
mềm SPSS để phân tích tần số xuất hiện của các yếu tố được quan tâm.
4.5. Khung nghiên cứu
Sơ đồ 1. Khung nghiên cứu của luận văn
5. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Nghiên cứu về du lịch sinh thái đã có một số tác giả trong và ngoài nước thực
hiện theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Nội dung dưới đây tác giả trình bày tổng
quan kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu có liên quan đến du lịch sinh
thái trong và ngoài nước.
Yếu tố nội bộ IFE Yếu tố bên ngoài EFE
Số liệu thứ cấp Số liệu sơ cấp
Tiềm năng, thực trạng phát triển DLST tại VQG UMT thời gian qua.
Ma trận SWOT-Xây dựng chiến lược
Ma trận QSPM-Lựa chọn chiến lược
Đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược
5
- Nina Iversen (2003), “Phát triển du lịch Vườn Quốc gia U Minh Thượng Việt
Nam”. Thông qua quan sát, tham quan, đàm thoại với người dân và lãnh đạo, phỏng
vấn Sở Thương mại và du lịch và qua báo chí, các bài viết, internet, các luận văn
trước, các tài liệu dự án đã được nghiên cứu. Đề tài đã đánh giá tiềm năng phát triển
du lịch ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng để trình bày cho các bên liên quan của
Vườn Quốc gia một viễn cảnh và những nguyên tắc hướng dẫn cho sự phát triển du
lịch đảm bảo được sự bảo tồn của Vườn Quốc gia và mang lại lợi ích cho cư dân địa
phương ở vùng đệm về mặt kinh tế và văn hóa xã hội.
- Phạm Trung Lương, Nguyễn Quang Mỹ (1998), “Cơ sở khoa học của phát
triển DLST ở Việt Nam” của Viện nghiên cứu phát triển du lịch tại Hội thảo về DLST
với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam ở Hà Nội, tháng 4/1998. Đã tập hợp được
sự đóng góp tham luận của nhiều tác giả; chủ yếu tổng quan một số khía cạnh lý luận
về DLST và đã có một số nghiên cứu đánh giá về tiềm năng DLST ở Việt Nam.
- Hội thảo “Xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển DLST tại Việt Nam”
(tháng 9/1999) được tổ chức với sự phối hợp của Tổng cục Du lịch Việt Nam, IUCN,
ESCAP và sự tài trợ của tổ chức SIDA. Rất nhiều tham luận đã đóng góp những kinh
nghiệm và thực tiễn phát triển DLST ở nhiều nơi. Các kết quả hội thảo đạt được là những
cơ sở bổ ích cho việc xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST ở Việt Nam.
- Lê Huy Bá, Thái Lê Nguyên và Phạm Trung Lương, “Du lịch sinh thái những
vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam”. Tài liệu có những khái niệm về
du lịch, DLST, phân tích những tiềm năng du lịch và đánh giá thực trạng phát triển ở Việt
Nam, định hướng phát triển du lịch và DLST của các vùng trên lãnh thổ Việt Nam.
- Nguyễn Quốc Xuyên (2006), “Đánh giá tiềm năng và định hướng quy hoạch
phát triển du lịch VQG UMT, Tỉnh Kiên giang”. Với Khảo sát thực địa, bản đồ, tiếp
cận và phân tích hệ thống, đề tài đánh giá được tiềm năng du lịch ở VQG UMT nhằm
làm cơ sở cho việc đầu tư và quy hoạch phát triển DLST được khả thi hơn, đảm bảo
phát triển du lịch theo hướng bền vững.
- Nguyễn Trọng Nhân, Lê Thông, “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái
Vườn Quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp”, Tạp chí khoa học 2011, tr 228 - 239.
Thông qua thu thập và xử lý số liệu, thực địa, điều tra xã hội học, công cụ bản đồ. Đề
tài đã phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển loại hình du lịch sinh thái, từ đó đề
xuất các định hướng và giải pháp để nâng cao khả năng hoạt động và góp phần bảo tồn
tài nguyên môi trường du lịch, đồng thời đem lại lợi ích cho người dân.
6
Qua sơ lược lịch sử các nghiên cứu liên quan đến du lịch sinh thái và vấn đề
bảo tồn tự nhiên, nghiên cứu tác giả có những điểm giống và khác biệt sau đây:
Điểm giống: Trên thế giới cũng như ở Việt Nam lĩnh vực du lịch và DLST đã
được rất nhiều nha khoa học quan tâm nghiên cứu, các vấn đề lý luận, thực tiễn, hướng
dẫn quy hoạch, quản lý, định hướng phát triển đều là mục tiêu nghiên cứu của
những ai quan tâm đã đang và sẽ nghiên cứu, luận văn của tác giả cũng không nằm
ngoài những mục tiêu trên.
Điểm khác: Ở Việt Nam, DLST là một lĩnh vực tuy không mới mẻ nhưng các
vấn đề về lý luận của DLST vẫn đang tiếp tục được thảo luận để đi đến thống nhất về
nhận thức và quan niệm trong các nhà nghiên cứu và điều hành du lịch. Việc đánh giá
hoạt động du lịch dưới góc độ của DLST trong các khu Bảo tồn thiên nhiên, các Vườn
Quốc gia là rất ít. Ngoài lợi ít về kinh tế mà luận văn đang hướng đến để cần thiết phải
xây dựng một chiến lược phát triển DLST của Vườn Quốc gia UMT trong giai đoạn
tới mà tác giả còn đặc biệt quan tâm nghiên cứu về tác động của du lịch đến môi
trường, nhu cầu của cộng đồng địa phương nhằm định hướng sao cho phát triển DLST
ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng là bền vững. Bên cạnh những phương pháp phân
tích mà luận văn đã tiếp thu và kế thừa của những nghiên cứu đi trước, tác giả còn sử
dụng các phương pháp như thống kê mô tả, phân tích xu thế để suy ra xu hướng dự
báo qua các chỉ tiêu, các công cụ phân tích: ma trận SWOT, ma trận IFE – EFE, ma
trận chiến lược định lượng QSPM để xây dựng chiến lược phát triển DLST Vườn
Quốc gia UMT. Ngoài ra đối tượng thụ hưởng là những người trực tiếp làm công tác
DLST Vườn Quốc gia UMT; là cộng đồng dân cư địa phương cũng như chính quyền
huyện U Minh Thượng và các du khách đến Vườn Quốc gia UMT.
6. Những đóng góp khoa học và điểm mới của đề tài
Về mặt lý luận, đề tài đã tổng quan phần cơ sở lý luận về DLST và ứng dụng
chúng cho một điểm cụ thể, đó là VQG U Minh Thượng.
Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tin cậy
cho việc quy hoạch phát triển DLST tại VQG.
7. Ý nghĩa của đề tài
Tác giả cố gắng nghiên cứu để đưa ra những định hướng và giải pháp sao cho
kết quả mong đợi từ đề tài nghiên cứu này phù hợp và thỏa mãn những mong muốn
của những người có liên quan:
7
- Lợi ích kinh tế từ hoạt động phát triển DLST ở VQG UMT cũng như các hoạt
động kinh doanh du lịch khác sẽ góp phần cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa
phương trên địa bàn huyện U Minh Thượng, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của
ngành Du lịch tỉnh Kiên Giang nói riêng của cả nước nói chung.
- Hoạt động phát triển DLST sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho những người trực
tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ và phát triển VQG UMT trong hoàn cảnh cuộc sống của họ
còn nhiều khó khăn và trách nhiệm bảo vệ rừng rất nặng nề.
- Phát triển DLST tốt còn giúp cho cộng đồng dân cư tại địa phương có điều
kiện, cơ hội tham gia các dịch vụ du lịch và họ có thêm việc làm, có thêm thu nhập cải
thiện được đời sống kinh tế, sẽ làm hạn chế việc vi phạm vào rừng trộm cắp, tàn phá
tài sản quốc gia.
- Tổ chức hoạt động phát triển DLST tốt góp phần giáo dục tuyên truyền cho du
khách cũng như người dân địa phương có ý thức hơn về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và môi trường, yêu rừng hơn và cùng ra sức bảo vệ tài nguyên rừng.
8. Bố cục của đề tài
Kết cấu luận văn bao gồm:
- Phần mở đầu: Mục tiêu phần này tác giả trình bày về sự cần thiết, cũng như
mục tiêu, đối tượng và phương pháp của vấn đề nghiên cứu. Đồng thời trong phần này tác
giả cũng đề ra những đóng góp khoa học về những điểm mới và đưa ra ý nghĩa của việc
nghiên cứu vần đề này, nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo trong đề tài.
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Mục tiêu tác giá
trình bày chương này để làm rõ thêm cơ sở lý thuyết của DLST cũng như cơ sở lý
thuyết liên quan đến quản trị chiến lược. Từ đó, có thể nhìn nhận rõ hơn về thực trạng
cũng như tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của Vườn Quốc gia U Minh Thượng
mà luận văn sẽ làm rõ thêm trong phần tiếp theo.
- Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn
Quốc gia U Minh Thượng. Qua đánh giá về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch
sinh thái tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng. Tác giả sẽ phân tích những cơ hội,
những thách thức cũng như tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu để đề xuất các chiến
lược phát triển du lịch sinh thái nhằm tương xứng với tiềm năng thế mạnh sẵn có của
Vườn Quốc gia U Minh Thượng.
- Chương 3: Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc
gia U Minh Thượng đến năm 2020. Các chiến lược trong phần này đều xuất phát từ
8
thực trạng phát triển hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng.
Tất cả các chiến lược này cần được thực hiên đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ của
các bên liên quan, nhằm hướng tới phát triển du lịch sinh thái VQG U Minh Thượng
mang tính bền vững.
- Phần kết luận và kiến nghị: Mục tiêu phần này tác giả đã trình bày về những
nội dung đã nghiên cứu về thực trạng cũng như xây dựng chiến lược phát triển DLST
tại một khu vực cụ thể đó là VQGUMT, tỉnh Kiên giang. Qua đó tác giả cũng kiến
nghị với các cơ quan có liên quan cùng với VQGUMT phối hợp chặt chẽ để thực hiện
việc phát triển DLST tại đây đúng theo tiềm năng và thế mạnh sẵn có.
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.1. Cơ sở lý luận về du lich sinh thái
1.1.1.1. Các khái niện về du lịch sinh thái
Ngày nay sự hiểu biết về du lịch sinh thái đã phần nào được cải thiện, thực sự
đã có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến lược
và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc gia và
thế giới. Thực sự đã có nhiều nhà khoa học danh tiếng tiên phong nghiên cứu lĩnh vực
này, điển hình như sau: [3]
Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái
(DLST), định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinh thái là du
lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu
đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật
hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá
trong những khu vực này".
Năm 1994 nước Úc đã đưa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiên nhiên,
có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên được quản lý bền
vững về mặt sinh thái”.
Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998 “DLST là du lịch có mục đích với các
khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không
làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế,
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”.
Một định nghĩa khác của Honey (1999) “DLST là du lịch hướng tới những khu
vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại
và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó
trực tiêp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó
khuyến khích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người” [20].
Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc
gia về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là
hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác
10
động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về
tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”.
Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái “DLST là một
loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho
những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay
nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa
phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo
dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách
bền vững”. [1]
Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinh thái
là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự
tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [7]. Theo quy chế quản lý các hoạt
động du lịch sinh thái tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và
PTNT ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh thái được hiểu là “Du lịch sinh thái: Là
hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham
gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững” [4].
Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì
“DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và
cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”.
Ngoài ra còn rất nhiều định nghĩa khác về DLST, tuy nhiên dù theo định nghĩa
nào thì DLST cũng cần phải hội tụ đủ hai yếu tố: Sự quan tâm tới môi trường và thiên
nhiên; trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.
1.1.1.2. Những đặc trưng cơ bản phát triển DLST
Theo Dowling, sự khác biệt giữa DLST với các loại hình du lịch khác ở 5 đặc
trưng sau:
- DLST phát triển trên địa bàn phong phú về tự nhiên và văn hóa bản địa: Đối
tượng của DLST là những khu vực hấp dẫn về tự nhiên và văn hóa bản địa. Đặc biệt,
những khu tự nhiên còn tương đối nguyên sơ, ít bị tác động. Vì vậy, hoạt động DLST
thích hợp với các khu bảo tồn tự nhiên có giá trị.
- Đảm bảo tính bền vững về sinh thái và hỗ trợ bảo tồn: Do DLST phát triển
trên môi trường phong phú về tự nhiên nên hình thức, và mức độ sử dụng cho các hoạt
động du lịch phải được duy trì và quản lý cho tính bền vững của hệ sinh thái và ngành
du lịch. Đặc trưng này thể hiện ở quy mô nhóm khách tham quan thường có số lượng
11
nhỏ, yêu cầu sử dụng phương tiện, dịch vụ về tiện nghi thấp hơn yêu cầu về việc đảm
bảo kinh nghiệm du lịch có chất lượng. Các hoạt động trong DLST thường gây tác
động ít đến môi trường và du khách sẵn sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trường.
- Giáo dục môi trường: Giáo dục và thuyết minh môi trường bằng các nguồn
thông tin, truyền tải thông tin đến du khách thông qua tài liệu, hướng dẫn viên. Phương
tiện sử dụng cho mục đích giáo dục môi trường trên các tuyến tham quan là những
hình thức quan trọng làm giàu kinh nghiệm du lịch, nâng cao nhận thức về môi trường
và bảo tồn. Giáo dục môi trường trong DLST có tác dụng làm thay đổi thái độ của
khách, cộng đồng và ngành du lịch đối với giá trị bảo tồn, góp phần tạo nên sự bền
vững lâu dài của khu tự nhiên. Không những thế, GDMT trong DLST còn được coi là
công cụ quản lý hữu hiệu cho các khu tự nhiên.
- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và hưởng lợi ích từ hoạt động
du lịch: DLST cải thiện đời sống, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương trên cơ
sở cung cấp về kiến thức, kinh nghiệm thực tế để người dân có khả năng tham gia vào
việc quản lý, vận hành dịch vụ DLST. Đây cũng là cách để người dân trở thành những
người hỗ trợ bảo tồn tích cực.
- Cung cấp kinh nghiệm du lịch với chất lượng cao cho du khách: Nâng cao
hiểu biết và kinh nghiệm du lịch cho du khách là sự tồn tại của ngành DLST. Vì vậy,
các dịch vụ du lịch trong DLST tập trung vào đáp ứng nhu cầu nhận thức và kinh
nghiệm du lịch hơn là dịch vụ cho nhu cầu tiện nghi.
1.1.1.3. Nguyên tắc của du lịch sinh thái
DLST phát triển trên nguyên tắc hướng tới phát triển bền vững. Đây là nguyên
tắc không chỉ sử dụng cho các nhà quản lý mà còn cho cả đội ngũ nhân viên hoạt động
trong DLST. Cochrane đã tổng kết các nguyên tắc đó như sau:
- Sử dụng thận trọng các nguồn tài nguyên, hỗ trợ bảo tồn và giảm thiểu nguồn
gây ô nhiễm (ví dụ: rác trong sinh hoạt, trong hoạt động du lịch).
- Tạo lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng địa phương, những người được làm
chủ trong sự phát triển và trong hoạch định.
- Các chiến dịch thị trường cần tôn trọng môi trường, du lịch không nên làm tổn
hại đến nền văn hóa và xã hội địa phương.
- Có khả năng hấp dẫn số lượng khách du lịch và thường xuyên đáp ứng cho du
khách những kinh nghiệm du lịch lý thú.
12
- Khách du lịch cần được cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về khu vực
đến thăm, đảm bảo tính giáo dục cao.
Đối chiếu với nguyên tắc của du lịch bền vững, các nguyên tắc của DLST cũng
nhằm vào các mục tiêu hướng tới du lịch bền vững. Để đạt được mục tiêu này, việc
tìm hiểu, đánh giá sự phát triển DLST ở các Vườn Quốc gia cũng như lợi ích và những
nguy cơ nảy sinh tiêu cực đến môi trường và cộng đồng địa phương trong các khu vực
này là hết sức cần thiết.
1.1.1.4. Phát triển du lịch sinh thái ở các Vườn Quốc gia
Qua tìm hiểu các khái niệm, các nguyên tắc, đặc trưng và yếu tố cơ bản trên ta
có thể thấy rằng các khu bảo tồn và VQG là nơi phù hợp nhất, bởi đây chính là nơi có
nhiều yếu tố hấp dẫn khách du lịch sinh thái.
Ở Việt Nam nói chung và ở VQG nói riêng, một yếu tố gây hấp dẫn cho khách
du lich đó là những thông tin về Đa dạng sinh học, những phát hiện mới về các loài
động thực vật và những cảnh đẹp thiên nhiên. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng
các khách đến với các khu bảo tồn và VQG không hẳn là khách Du lịch sinh thái, mà
họ chỉ có những sở thích về muốn khám phá cảnh đẹp, do vậy họ chỉ lưu lại những khu
vực này với thời gian rất ngắn, họ không muốn có những trải nghiệm thực sự với thiên
nhiên. Nhưng không là quan trọng miễn là chúng ta có cách quản lý tốt, họ cũng là
những nguồn thu lợi hiệu quả góp phần vào cho việc bảo tồn và cải thiện sinh kế cho
người dân ở đây như một giải pháp trước mắt, nhưng đó không phải là đối tượng chính
cho của hoạt động du lịch sinh thái. Mà các hoạt động du lịch sinh thái ở đây phải
được xây dựng bám sát định nghĩa về du lịch sinh thái. Nhằm đảm bảo rằng phát triển
du lịch sinh thái không làm tổn hại đến VQG và tăng nguồn thu nhập một cách bền
vững cho cộng đồng địa phương bằng các hoạt động du lịch sinh thái.
Những yếu tố này có thể là một hoặc nhiều loài động thực vật quý hiếm và đặc
hữu, cuộc sống hoang dã phong tục tập quán, tính đa dạng sinh học cao, địa hình hùng
vĩ, các khu di tích lịch sử hoặc văn hóa đương đại, mang tính đặc thù trong điều kiện
tự nhiên. Những yếu tố này sẽ làm lợi cho các đơn vị tổ chức du lịch sinh thái và cộng
đồng địa phương do vậy các yếu tố này sẽ được bảo vệ tốt, chính đây là mối quan hệ
giữa du lịch và các Khu bảo tồn và VQG.
13
a. Mối quan hệ giữa DLST và các VQG
(1). Khái niệm VQG
Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về VQG của các nhà nghiên cứu và quản
lý VQG. hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới đã cố gắng đưa ra một định nghĩa chuẩn
về VQG như sau [1]:
Một VQG là một lãnh thổ rộng trên đất liền hay trên biển mà:
- Ở đó có một hay vài hệ sinh thái không bị thay đổi lớn do sự khai thác hoặc
chiếm lĩnh của con người. Các loài động, thực vật, các đặc điểm hình thái, địa mạo và
nơi cư trú của các loài, hoặc các cảnh quan thiên nhiên đẹp trong đó là mối quan tâm
cho nghiên cứu khoa học, cho giáo dục và giải trí.
- Ở đó có ban quản lý thực hiện các biện pháp ngăn chặn hoặc loại bỏ càng
nhanh càng tốt sự khai thác hoặc chiếm lĩnh và tăng cường sự tôn trọng những đặc
trưng về sinh thái, hình thái học và cảnh quan.
- Ở đó cho phép khách du lịch đến thăm, dưới những điều kiện đặc biệt, cho các
mục đích nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, giải trí và lòng ngưỡng mộ.
Việc thiết lập các VQG và các khu bảo tồn nhằm vào 03 mục tiêu chủ yếu là:
Bảo tồn đa dạng sinh học và tính toàn vẹn lãnh thổ; Phục vụ nghiên cứu khoa học và
giáo dục; Tạo môi trường du lịch. Như vậy, VQG là những địa bàn khá phù hợp cho sự
phát triển của DLST.
(2). Khả năng hấp dẫn DLST của các VQG
Các VQG và các khu cảnh quan tự nhiên hấp dẫn ngày càng được quan tâm
trong việc sử dụng để đầu tư cho phát triển du lịch vì sự phong phú của tự nhiên, sự đa
dạng của hệ sinh thái và các cảnh quan đẹp. Chúng được coi như là nền tảng cho sự
phát triển DLST và mang lại lợi ích về kinh tế và xã hội. Một trong những yếu tố kích
thích việc thành lập các VQG chính là tạo cơ hội cho mọi người tham quan, giải trí trong
thiên nhiên. Bởi vậy, với nhiều quốc gia, khả năng hấp dẫn du lịch là một trong những
động lực quan trọng trong việc quyết định thành lập các VQG và các khu bảo tồn.
Các yếu tố khiến một VQG hoặc một khu tự nhiên trở thành hấp dẫn khách du
lịch rất đa dạng bao gồm:
- Vị trí ở gần/ xa sân bay quốc tế, nội địa hay một trung tâm du lịch lớn.
- Khả năng đến khu vực tham quan, dễ hay khó?
- Các đặc điểm sinh thái tự nhiên: sự đa dạng, các loài quý hiếm, điển hình, các
loài đặc hữu, sự hấp dẫn và khả năng dễ quan sát chúng (bằng cách nào, thường xuyên
hay mang tính mùa), sự an toàn khi quan sát.
14
- Các yếu tố hấp dẫn khác như; bãi biển, sông, hồ, nước với các thiết bị giải trí;
thác nước hoặc bể bơi; và các loại giải trí khác.
- Các yếu tố văn hóa xã hội địa phương hấp dẫn khách?
- Mức độ đảm bảo các dịch vụ: ăn uống. Nơi ở và các dịch vụ khác.
- Mức độ khác biệt so với các khu du lịch khác?
- Mức độ gần/xa các điểm du lịch lân cận, sự hấp dẫn của các điểm này đối với
du khách, khả năng kết hợp tham quan?
Thông thường, khách DLST mong muốn tìm đến những nơi có đặc điểm khác biệt,
và có thể kết hợp với những hoạt động giải trí khác. Vì vậy, một khu tự nhiên hay một VQG
sẽ có nhiều khả năng hấp dẫn khách du lịch khi có nhiều các yếu tố trên kết hợp.
(3). Những lợi ích mà du lịch có thể mang lại cho các VQG
Du lịch có khả năng mang lại lợi ích về nhiều mặt cho một quốc gia hay một
lãnh thổ du lịch cụ thể. Ở góc độ này, nó được coi là một công cụ cho sự phát triển,
nhất là các nước đang phát triển. Những lợi ích từ du lịch đối với các VQG đã được
các nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế quan tâm. Các lợi ích có thể được khái quát
như sau:
- Tạo động lực quan trọng trong việc thiết lập và bảo vệ các VQG. nghĩa là lợi
ích hai chiều được hình thành khi du lịch hoạt động trong các VQG.
- Các nguồn thu từ du lịch, nếu được sử dụng hợp lý, có khả năng tạo ra một cơ
chế tự hạch toán tài chính cho VQG, trong đó có cả việc duy trì bảo tồn các giá trị của
VQG, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch.
- Du lịch tạo cơ hội để du khách được tham quan, tiếp xúc và nâng cao hiểu biết
về môi trường thiên nhiên, từ đó có thể làm thay đổi thái độ của họ và ủng hộ tích cực
trong việc bảo tồn tài nguyên môi trường.
- Những lợi ích thu từ du lịch ở các VQG hoặc các KBTTN, nhất là những vùng
đất ít có giá trị cho nông nghiệp, tạo cho các vùng đó trở nên có giá trị hơn, kích thích
sự phát triển khu vực và lân cận.
- Du lịch còn khuyến khích mở rộng những vùng đất giáp ranh, tạo điều kiện
duy trì độ che phủ thực vật tự nhiên, tăng cường bảo vệ môi trường.
- Du lịch tạo điều kiện cải thiện đời sống của dân cư địa phương, từ đó giảm bớt
sức ép lên môi trường của VQG.
15
(4). Những tác động tiêu cực có thể nảy sinh từ du lịch ở các VQG
Vấn đề lớn nhất của các VQG và các khu bảo tồn ngày nay là làm sao để đối
phó với mức độ ngày càng tăng những áp lực do các hoạt động khai thác của cư dân
địa phương và hoạt động quá tải của du lịch. Du lịch tác động vào các khu tự nhiên
được bảo vệ có thể phân ra 2 loại: trực tiếp và gián tiếp. Các tác động trực tiếp gây ra
bởi sự có mặt của du khách, còn các tác động gián tiếp nảy sinh từ cơ sở hạ tầng, các
cơ sở dịch vụ liên quan với các hoạt động du lịch. Các tác động bao gồm:
- Tác động vào các cấu trúc địa chất, cấu tạo đá, khoáng sản: do các hoạt động
leo núi, thăm hang động, thu lượm mẫu đá, khoáng sản làm kỷ niệm.
- Tác động lên thổ nhưỡng: các hoạt động đi bộ, tham quan trên các đường mòn,
các khu vực cắm trại, các bãi đỗ xe làm tăng cường sự kết chặt đất, lở đất, xói mòn hoặc
phá vỡ cấu tạo đất, ảnh hưởng đến môi trường và điều kiện sống của hệ sinh vật.
- Tác động vào nguồn tài nguyên nước: việc sử dụng tập trung của số đông
khách du lịch sẽ ảnh hưởng đến cả số lượng và chất lượng của nguồn nước. Việc xử lý
các chất thải không triệt để và hợp lý sẽ làm tăng thêm nguy cơ giảm chất lượng nguồn
nước của khu du lịch và vùng lân cận.
- Tác động lên hệ thực vật: các hoạt động du lịch, giải trí có thể tạo ra những tác
động lên tập hợp các loài thực vật như sự giẫm đạp, bẻ cành, hái hoa, thu lượm cây
cảnh, sự đi lại khí thải của các loại xe du lịch. Các yêu cầu làm đường mòn, bải đỗ xe,
các công trình dịch vụ, bãi cắm trại, nhu cầu củi cho đốt lửa trại, nấu ăn cũng gây ảnh
hưởng đến thảm thực vật, cháy rừng.
- Tác động lên hệ động vật: các hoạt động thăm thú, tiếng ồn của khách, của xe
cộ khiến các loài động vật hoảng sợ, dẫn đến thay đổi các diễn biến sinh hoạt, địa bàn
cư trú, hoạt động kiếm ăn, săn mồi của chúng.
Ngoài ra, việc thải rác bừa bãi có thể gây ra sự nhiễm dịch bệnh cho động vật
hoang dã, phổ biến các loài ngoại lai không thích hợp đối với hệ sinh thái. Nhu cầu
tiêu dùng xa xỉ các món ăn từ nguồn động vật hoang dã của khách du lịch dẫn đến việc
săn lùng, buôn bán chúng cũng là những tác động làm suy giảm số lượng quần thể
động vật. Kết cục là, dẫn đến sự thay đổi hay phá hủy cấu trúc hệ sinh thái ban đầu.
- Những tác động về mặt thẩm mỹ, vệ sinh môi trường lên cảnh quan thiên
nhiên: do thải rác, vệ sinh không đúng chỗ, nước thải không xử lý triệt để, gây ô nhiễm
môi trường. Sự phá hoại dưới nhiều hình thức như: khắc, đẽo, viết, vẽ lên thân cây,