Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

đánh giá sự hài lòng của sinh viên hệ cao đẳng khoá 1 về khoá học tại trường cao đẳng nghề nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.47 MB, 189 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





NGUYỄN THỊ HỒNG LINH






ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN HỆ
CAO ĐẲNG KHOÁ 1 VỀ KHOÁ HỌC TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NHA TRANG





LUẬN VĂN THẠC SĨ



Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Lớp : Cao học Quản trị kinh doanh 2008
Mã số : 60 . 34 . 05



Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ HIỂN














NHA TRANG – 2010



LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
 Hội đồng khoa học chuyên ngành Kinh tế; Khoa Kinh tế trường
Đại học Nha Trang và các thầy cô tham gia quản lý, giảng dạy động viên
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu học tập
 TS. Nguyễn Thị Hiển - Giảng viên chính - Người hướng dẫn
khoa học đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để
hoàn thành luận văn này.
 Lãnh đạo Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang đã tạo điều kiện

thuận lợi trong việc cung cấp số liệu và tư vấn khoa học trong quá trình
nghiên cứu
 Đặc biệt cảm ơn đến các em sinh viên học các lớp Cao đẳng
Khoá 1 – Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang đã dành thời gian quí báu tham
gia thảo luận và trả lời bảng câu hỏi giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này
 Xin chân thành gởi lời cảm ơn đến các anh, chị học viên lớp Cao
học Quản trị kinh doanh 2008 đã sát cánh, chia sẻ cùng tôi trong suốt quá
trình học tập cũng như thực hiện đề tài, xin trân trọng cảm ơn các cộng tác
viên đã giúp tôi hoàn thành nghiên cứu định tính của đề tài.
 Gia đình bạn bè và đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ, khích lệ
trong quá trình học tập nghiên cứu
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng Luận văn tốt nghiệp không thể
tránh khỏi sai sót. Kính xin được sự góp ý, chỉ dẫn thêm của Hội đồng khoa
học, Thầy, Cô, và các bạn.
Nguyễn Thị Hồng Linh






LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình nào khác.

Nguyễn Thị Hồng Linh






NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN




































TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Trong 10 năm qua, sự nghiệp đào tạo nghề ở nước ta có nhiều chuyển biến, góp
phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hệ thống trường nghề, cơ sở
dạy nghề ở các cấp các ngành, các doanh nghiệp không ngừng gia tăng. Tại Khánh
Hòa, chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực dạy nghề đã tạo điều kiện cho Doanh
nghiệp chủ động tiếp cận nguồn nhân lực. Trên thực tế, tất cả các cơ sở sản xuất kinh
doanh đều ưu tiên tuyển dụng lao động đã qua đào tạo và có kinh nghiệm chuyên môn
kỹ thuật, theo đó các cơ sở dạy nghề tại địa phương đã trực tiếp đến cơ sở tìm hiểu nhu
cầu và liên kết đào tạo hoặc đào tạo lại theo nhu cầu của doanh nghiệp. Trường Cao
Đẳng Nghề Nha Trang là trường dạy nghề công lập nằm trong hệ thống giáo dục của
Việt Nam với truyền thống gần 50 năm hình thành và phát triển Nhà trường đã tạo uy
tín đối với xã hội và trong hệ thống giáo dục đối với lĩnh vực dạy nghề. Hầu hết các
Trường Đại học trong cả nước đều xây dựng Trung tâm hoặc bộ phận kiểm định chất
lượng đào tạo bằng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau để đánh giá chất lượng đào
tạo. Đối với lĩnh vực đào tạo nghề thì năm 2008 Bộ Lao động – thương binh và xã hội
cũng đã ban hành Quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng các
trường Trung cấp, Cao đẳng nghề. Thực tế cho thấy việc kiểm định chất lượng giáo
dục nói chung và lĩnh vực dạy nghề nói riêng hầu hết được thực hiện trên phương diện
công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở đào tạo nghề và dựa vào kết quả kiểm
định để đưa ra các chính sách điều chỉnh phù hợp nâng cao chất lượng đào tạo Nghề,

vấn đề đặt ra nên chăng cần có những nghiên cứu độc lập mang tính khoa học nhằm
thu thập các thông tin đánh giá khách quan từ phía người học đối với sở dạy Nghề.
Trên cơ sở lý thuyết vế chất lượng dịch vụ, khách hàng, sự hài lòng của khách
hàng trong dịch vụ, tổng quan hoạt động dạy nghề và các quan điểm về chất lượng đào
tạo nghề nghiên cứu này được thực hiện nhằm khám phá các yếu tố tác động đến sự
thỏa mãn của khách hàng đặc biệt – sinh viên và thông qua đó để xem xét, tìm hiểu ý
kiến đóng góp thực tế của sinh viên đối với các hoạt động của Nhà trường thông qua
khoá học mà sinh viên cảm nhận được để đề xuất một số kiến nghị nhằm khắc phục
những tồn tại và phát huy những mặt tích cực nhằm làm gia tăng sự hài lòng của sinh
viên.

Kết quả nghiên cứu đã giúp hình thành mô hình nghiên cứu lý thuyết mới dựa
trên mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu. Ở mô hình nghiên cứu mới này gồm những
thang đo có độ tin cậy giúp đo lường các thành phần chất lượng đào tạo Nghề và sự
thoả mãn của sinh viên hệ cao đẳng khoá 1 Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang. Bên
cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đưa ra những kết luận về sự đánh giá của sinh viên đối
với Khoá học đã tham gia. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy có những
khác biệt trong đánh giá các tiêu chí của các nhóm đối tượng cũng như mối quan hệ có
ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nhóm tiêu chí đề ra….Tất cả những kết quả trên là căn cứ
hết sức quan trọng để đưa ra những đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo và đề xuất
đóng góp cho sự phát triển chung của hoạt động Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang
thực hiện tốt chiến lược phát triển của Trường đến năm 2020
Bên cạnh những kết quả trên, đề tài cũng còn một số điểm hạn chế cần được lưu
ý. Việc khắc phục những hạn chế này là cơ sở tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo,
góp phần xây dựng mô hình nghiên cứu hoàn thiện có tính khái quát cao, cũng như có
thể đưa ra được những giải pháp, kiến nghị cụ thể, xác đáng chứ không chỉ dừng lại ở
tính định hướng như đề tài này.
Đề tài đã thực hiện được đầy đủ các nội dung và đi theo trọng tâm các mục tiêu
nghiên cứu đã đề ra, kết quả phân tích đôi khi còn nhiều chỗ bị trùng lắp vì phải thực
hiện các bước nghiên cứu khác nhau của cùng một nội dung nhưng cũng đã đưa ra

được nội dung cần nghiên cứu, kết luận và chỉ rõ kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, với
những hạn chế nhất định, việc đọc, phân tích, kết luận về kết qủa nghiên cứu đôi khi
vẫn còn những hàm ý mang tính chủ quan.

MỤC LỤC

Đề mục
Trang

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 01
- Tính cấp thiết của đề tài 01
- Câu hỏi nghiên cứu 05
- Mục tiêu nghiên cứu 05
- Phương pháp nghiên cứu 06
- Đối tượng nghiên cứu 06
- Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu 06
- Tình hình nghiên cứu của đề tài 07
- Kết cấu đề tài 08
Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 10
1.1 Giới thiệu 10
1.2 Tổng quan lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng trong dịch vụ 10
1.2.1 Định nghĩa về dịch vụ 10
1.2.2 Chất lượng dịch vụ 11

1.2.3 Sự hài lòng của Khách hàng 11
1.2.4 Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng 12
1.3 Tổng quan về hoạt động đào tạo Nghề 14
1.3.1 Khái niệm về đào tạo Nghề
14
1.3.2 Mục tiêu của đào tạo Nghề 14

1.3.3 Quan điểm về chất lượng đào tạo Nghề 15
1.4 Mô hình nghiên cứu 20
1.4.1 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 20
1.4.1.1 Khoảng cách trong chất lượng dịch vụ 20
1.4.1.2 Thang đo SERVQUAL biến thể SERVPERF 22
1.4.2 Các mô hình nghiên cứu liên quan 25
1.4.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 26
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1 Giới thiệu 29
2.2 Qui trình nghiên cứu 29
2.3 Thiết kế nghiên cứu 30
2.3.1 Nghiên cứu định tính 30
2.3.2 Nghiên cứu định lượng 31
2.4 Xây dựng thang đo 32
2.5 Thu thập số liệu 35
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1 Giới thiệu 41
3.2 Giới thiệu địa bàn và đối tượng nghiên cứu 41
3.2. 1 Lịch sử hình thành và phát triển Trường cao đẳng Nghề Nha Trang 41
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang 42
3.2.2.1 Chức năng 42
3.2.2.2 Nhiệm vụ 42
3.2.2.3 Quyền hạn 43

3.2.3 Ngành Nghề đào tạo 44
3.2.4 Giới thiệu về đối tượng nghiên cứu 45
3.3 Thông tin mẫu 45
3.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 50
3.4.1 Thành phần “Q1A: Hoạt động dạy - học” 50
3.4.2 Thành phần “Q1B: Chương trình đào tạo” 51
3.4.3 Thành phần “Q1C: Giáo viên” 52
3.4.4 Thành phần “Q1D: Cơ sở vật chất” 52
3.4.5 Thành phần “Q1E: Các dịch vụ cho người học Nghề” 53

3.4.6 Thành phần “Q1F: Học phí” 54
3.4.7 Thang đo “Q1G: Sự hài lòng chung” 54
3.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA 55
3.6 Phân tích hồi qui 61
3.6.1 Đánh giá độ phù hợp của mô hình 61
3.6.2 Phân tích phương sai 61
3.6.3 Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình 62
3.6.4 Đánh giá mức độ thỏa mãn của sinh viên 64
3.6.5. Dò tìm các vi phạm của hồi quy 66
3.6.5.1 Giả định phương sai của sai số không đổi 66
3.6.5.2 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư 66
3.6.5.3 Giả định về tính độc lập của sai số 67
3.6.5.4 Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập 68
3.7 Thực hiện một số kiểm định 68
3.7.1 Thống kê mô tả thang điểm Linkert đối với các thang đo được rút ra từ kết quả
phân tích nhân tố 68
3.7.1.1 Thang đo “Q1A: Hoạt động dạy – học” 68
3.7.1.2 Thang đo “Q1B: Chương trình đào tạo” 70
3.7.1.3 Thang đo “Q1C: Giáo viên” 71
3.7.1.4 Thang đo “Q1D: Cơ sở vật chất” 72

3.7.1.5 Thang đo “Q1E: Các dịch vụ cho người học Nghề” 73
3.7.1.6 Thang đo “Q1F: Học phí” 75
3.7.2 Kiểm định Mann – Whitney và kiểm định Kruskal – Wallis 76
3.7.2.1 Giả thuyết kiểm định 76
3.7.2.2 Kết quả kiểm định 77
3.7.3 Kiểm định Chi – bình phương 90
3.7.3.1 Giả thuyết kiểm định 90
3.7.3.2 Kết quả kiểm định 91
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
4.1 Kết luận 98

4.2 Kiến nghị 99
4.3 Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 103
PHẦN KẾT LUẬN 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
PHỤ LỤC 1: Nghiên cứu định tính 108
PHỤ LỤC 2: Bảng câu hỏi chính thức 114
PHỤ LỤC 3: Thông tin chung về mẫu 118
PHỤ LỤC 4: Kiểm định độ tin cậy của các thang đo 121
PHỤ LỤC 5: Phân tích nhân tố EFA 126
PHỤ LỤC 6: Phân tích Hồi qui 136
PHỤ LỤC 7: Thống kê mô tả các biến của thang đo 138
PHỤ LỤC 8: KIỂM ĐỊNH KRUSKAL – WALLIS 149
PHỤ LỤC 9: KIỂM ĐỊNH MANM – WHITNEY TEST 156
PHỤ LỤC 10: KIỂM ĐỊNH CHI – SQUARE 168

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

KÝ HIỆU Ý NGHĨA


Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và đào tạo
ĐHKTTPHCM Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
GVC Giảng viên chính
TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
TCKDCLDN, 2008, TCDN
Tiêu chí kiểm định chất lượng dạy nghề năm 2008, Tổng
cục dạy nghề


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

KÝ HIỆU Ý NGHĨA

EFA Exploratory Factor Analysis
KMO Kaiser-Meyer-Olkin


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 : Tiến độ thực hiện các nghiên cứu
Bảng 3.1 Cơ cấu mẫu theo Khoa
Bảng 3.2 Cơ cấu mẫu theo nghề
Bảng 3.3 Phân tích tỷ lệ mẫu theo cơ cấu nghề nghiệp của từng Khoa
Bảng 3.4 Cơ cấu học lực của sinh viên tham gia nghiên cứu
Bảng 3.5 Cơ cấu việc làm của sinh viên
Bảng 3.6 Cơ cấu thu nhập của sinh viên có việc làm
Bảng 3.7 Phân bổ tỷ lệ lý do chưa có việc làm
Bảng 3.8 Cronbach’s Alpha thang đo “ Q1A - Hoạt động dạy – học”
Bảng 3.9 Cronbach’s Alpha thang đo “ Q1B - Chương trình đào tạo”
Bảng 3.10 Cronbach’s Alpha thang đo “Q1C - Giáo viên”

Bảng 3.11 Cronbach’s Alpha thang đo “ Q1D - Cơ sở vật chất”
Bảng 3.12 Cronbach’s Alpha thang đo “ Q1E - Các dịch vụ cho người học nghề”
Bảng 3.13 Cronbach’s Alpha thang đo “Q1F - Học phí”
Bảng 3.14 Cronbach’s Alpha thang đo “Q1G - Sự hài lòng chung”
Bảng 3.15 KMO của 35 biến quan sát
Bảng 3.16 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Bảng 3.17 Thành phần “Giáo viên” sau khi phân tích EFA
Bảng 3.18 Thành phần “Chương trình đào tạo” sau khi phân tích EFA
Bảng 3.19 Thành phần “Học phí” sau khi phân tích EFA
Bảng 3.20 Thành phần “Hoạt động dạy – học” sau khi phân tích EFA
Bảng 3.21 Thành phần “Cơ sở vật chất” sau khi phân tích EFA
Bảng 3.22 Thành phần “Các dịch vụ cho người học nghề” sau khi phân tích EFA
Bảng 3.23 Thang đo “Sự hài lòng chung” sau khi phân tích EFA
Bảng 3.24 Phân tích hồi qui tuyến tính bộ
Bảng 3.25 Phân tích phương sai ANOVA
Bảng 3.26 Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình

Bảng 3.27 Thống kê giá trị các biến tổng hợp
Bảng 3.28 Bảng mô tả thống kê thang đo Q1A – Hoạt động dạy – Học
Bảng 3.29 Bảng mô tả thống kê biến Q1A1: Nhà trường luôn lồng ghép việc giáo dục
kiến thức với kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho sinh viên
Bảng 3.30 mô tả thống kê biến Q1A4: Nhà trường sắp xếp môn học cho từng học kỳ
hợp lý, khoa học
Bảng 3.31 Bảng mô tả thống kê thang đo Q1B – Chương trình đào tạo
Bảng 3.32 Bảng mô tả thống kê biến Q1B2: Bạn dễ dàng tìm được việc làm với ngành
nghề được đào tạo
Bảng 3.33 Bảng mô tả thống kê biến Q1B4: Sinh viên được thực hành nghề nghiệp
trong các modun tích hợp
Bảng 3.34 Bảng mô tả thống kê biến Q1C
Bảng 3.35 Bảng mô tả thống kê biến Q1C1: Các giáo viên có vận dụng kiến thức thực

tiễn vào các bài giảng
Bảng 3.36 Bảng mô tả thống kê biến Q1C2: Các giáo viên có phương pháp truyền đạt
tốt, dễ hiểu
Bảng 3.37 Bảng mô tả thống kê biến Q1D
Bảng 3.38 Bảng mô tả thống kê biến Q1D1: Có đủ số phòng học đảm bảo nhu cầu học
tập
Bảng 3.39 Bảng mô tả thống kê biến Q1D6: Các máy móc, trang thiết bị phục vụ học
tập hiện đại
Bảng 3.40 Bảng mô tả thống kê biến Q1E
Bảng 3.41 Bảng mô tả thống kê biến Q1E1: Các dịch vụ của ký túc xá đảm bảo điều
kiện sinh hoạt của sinh viên
Bảng 3.42 Bảng mô tả thống kê biến Q1E3: Các dịch vụ hỗ trợ học tập cho sinh viên
được đáp ứng đầy đủ
Bảng 3.43 Bảng mô tả thống kê biến Q1F
Bảng 3.44 Bảng mô tả thống kê biến Q1F1: Việc xét học phí mỗi kỳ của sinh viên
được tiến hành một cách công khai
Bảng 3.45 Bảng mô tả thống kê biến Q1F2: Mức học phí của trường phù hợp với điều
kiện kinh tế của bạn
Bảng 3.46 Kết quả kiểm định thang đo Q1A theo Khoa

Bảng 3.47 Kết quả kiểm định thang đo Q1B theo Khoa
Bảng 3.48 Kết quả tính hạng trung bình của các khoa theo các tiêu chí Q1B1, Q1B4,
Q1B5
Bảng 3.49 Kết quả kiểm định thang đo Q1C theo Khoa
Bảng 3.50 Kết quả tính hạng trung bình của các khoa theo các tiêu chí Q1C3, Q1C5,
Q1C7
Bảng 3.51 Kết quả kiểm định thang đo Q1D theo Khoa
Bảng 3.52 Kết quả tính hạng trung bình của các khoa theo các tiêu chí Q1D1
Bảng 3.53 Kết quả kiểm định thang đo Q1E theo Khoa
Bảng 3.54 Kết quả tính hạng trung bình của các khoa theo các tiêu chí Q1E

Bảng 3.55 Kết quả kiểm định thang đo Q1F theo Khoa
Bảng 3.54 Kết quả tính hạng trung bình của các khoa theo các tiêu chí Q1F2, Q1F4
Bảng 3.55 Kết quả kiểm định thang đo Q1A theo Giới tính
Bảng 3.56 Kết quả kiểm định thang đo Q1B theo Giới tính
Bảng 3.57 Kết quả tính hạng trung bình của Giới tính theo các tiêu chí Q1B1, Q1B2,
Q1B4 và Q1B5
Bảng 3.58 Kết quả kiểm định thang đo Q1C theo Giới tính
Bảng 3.59 Kết quả tính hạng trung bình của Giới tính theo các tiêu chí Q1C3, Q1C4,
Q1C5 và Q1C7
Bảng 3.60 Kết quả kiểm định thang đo Q1D theo Giới tính
Bảng 3.61 Kết quả tính hạng trung bình của Giới tính theo các tiêu chí Q1D1, Q1D5
Bảng 3.62 Kết quả kiểm định thang đo Q1E theo Giới tính
Bảng 3.63 Kết quả tính hạng trung bình của Giới tính theo các tiêu chí Q1E1, Q1E2
Bảng 3.64 Kết quả kiểm định thang đo Q1F theo Giới tính
Bảng 3.65 Kết quả kiểm định thang đo Q1A theo tình trạng việc làm
Bảng 3.66 Kết quả kiểm định thang đo Q1B theo tình trạng việc làm
Bảng 3.67 Kết quả kiểm định thang đo Q1C theo tình trạng việc làm
Bảng 3.68 Kết quả tính hạng trung bình của tình trạng việc làm theo các tiêu chí
Q1C4, Q1C7
Bảng 3.69 Kết quả kiểm định thang đo Q1D theo tình trạng việc làm
Bảng 3.70 Kết quả tính hạng trung bình của tình trạng việc làm theo tiêu chí Q1D3
Bảng 3.71 Kết quả kiểm định thang đo Q1E theo tình trạng việc làm

Bảng 3.72 Kết quả tính hạng trung bình của tình trạng việc làm theo tiêu chí Q1E3
Bảng 3.73 Kết quả kiểm định thang đo Q1F theo tình trạng việc làm
Bảng 3.74 Kết quả tính hạng trung bình của tình trạng việc làm theo tiêu chí Q1F3
Bảng 3.75 Ma trận quan hệ giữa Kết quả tốt nghiệp với tình trạng việc làm
Bảng 3.76 Ma trận quan hệ giữa Kết quả tốt nghiệp với Doanh nghiệp tuyển dụng
Bảng 3.77 Ma trận quan hệ giữa Kết quả tốt nghiệp với thu nhập
Bảng 3.78 Ma trận quan hệ giữa ngành nghề đào tạo với tình trạng việc làm

Bảng 3.79 Ma trận quan hệ giữa ngành nghề đào tạo với thu nhập
Bảng 3.80 Ma trận quan hệ giữa ngành nghề đào tạo với tình trạng công việc

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1 Mối quan hệ giữa sự chấp nhận chất lượng dịch vụ và sự thoả mãn của
khách hàng
Hình 1.2 Sơ đồ đánh giá chất lượng đào tạo của GS – TS Đặng Quốc Bảo
Hình 1.3: Mô hình chất lượng dịch vụ
Hình 1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 2.1 : Bảng tiến trình thực hiện nghiên cứu (được điều chỉnh từ quy trình nghiên
cứu của Nguyễn Đình Thọ & Các cộng sự - 2003)
Hình 3.1 Cơ cấu học lực của sinh viên tham gia nghiêm cứu
Hình 3.2 Cơ cấu thu nhập của sinh viên có việc làm
Hình 3.3: Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết
Hình 3.4 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa
Hình 3.5 Đồ thị thể hiện phần dư theo thứ tự quan sát


1
PHẦN MỞ ĐẦU

- Tính cấp thiết của đề tài
+ Đặt vấn đề:
Theo dự thảo Chiến lược dạy nghề giai đoạn 2011-2020, đến năm 2020 dân số
Việt Nam đạt 99 triệu người, trong đó có 50 triệu người có việc làm. Khi đó nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Do đó nền kinh tế cần có đội ngũ
lao động có kiến thức, kỹ năng nghề với cơ cấu và trình độ phù hợp. Điều này đòi hỏi
dạy nghề phải thay đổi mạnh mẽ, phát triển nhanh mới đáp ứng nhu cầu bức thiết của
doanh nghiệp. [vneconomy, 2009]

Trong 10 năm qua, sự nghiệp đào tạo nghề ở nước ta có nhiều chuyển biến, góp
phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hệ thống trường nghề, cơ sở
dạy nghề ở các cấp các ngành, các doanh nghiệp không ngừng gia tăng. Theo báo cáo
của Bộ GD&ĐT, hiện nay nước ta có 506 cơ sở đào tạo TCCN và 230 trường cao
đẳng, cao đẳng nghề, đại học và học viện có đào tạo TCCN. Quy mô đào tạo đã tăng
gấp 2,4 lần từ 255.000 học sinh năm 2000 đến trên 614.000 học sinh năm 2008. [24h,
12/2009]
Một số trường dạy nghề nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia, chương
trình dự án nước ngoài được đầu tư trang thiết bị, máy móc, phương tiện khá khang
trang hiện đại, nổi trội như một mô hình, nhân tố mới, thúc đẩy phát triển sự nghiệp
đào tạo nghề ở nước ta. Cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước điều chỉnh theo yêu cầu,
cơ cấu của sản xuất – kinh doanh – dịch vụ, yêu cầu đa dạng của xã hội. Có những
trường, cơ sở dạy nghề, nghề đào tạo phù hợp yêu cầu sản xuất, chất lượng tay nghề
cao, học sinh khi tốt nghiệp ra trường được các doanh nghiệp đón nhận vào làm việc
với mức thu nhập khá.
Tại Khánh Hòa, chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực dạy nghề đã tạo điều kiện
cho Doanh nghiệp chủ động tiếp cận nguồn nhân lực. Năm 2002 trở về trước, khi xây
dựng nhà máy, doanh nghiệp phải tự lo khâu tuyển dụng và đào tạo theo kiểu “cầm tay
chỉ việc”, nhưng gần đây, hệ thống trường nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã dần
dần đáp ứng được chất lượng lao động nhờ chuyển hướng đào tạo theo “đơn đặt hàng”.
Toàn tỉnh hiện có 2 trường Cao đẳng Nghề, 4 trường trung cấp Nghề, 10 trung tâm dạy
nghề và 44 cơ sở đào tạo Nghề dưới nhiều hình thức. Trên thực tế, tất cả các cơ sở sản
2
xuất kinh doanh đều ưu tiên tuyển dụng lao động đã qua đào tạo và có kinh nghiệm
chuyên môn kỹ thuật, theo đó các cơ sở dạy nghề tại địa phương đã trực tiếp đến cơ sở
tìm hiểu nhu cầu và liên kết đào tạo hoặc đào tạo lại theo nhu cầu của doanh nghiệp.
[Báo Khánh Hoà, 2009]
Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang là trường dạy nghề công lập nằm trong hệ
thống giáo dục của Việt Nam với truyền thống gần 50 năm hình thành và phát triển
Nhà trường đã tạo uy tín đối với xã hội và trong hệ thống giáo dục đối với lĩnh vực dạy

nghề. Trong những năm qua chủ trương xã hội hoá giáo dục của Nhà nước ta với các
ưu đãi trong lĩnh vực đào tạo giáo dục đã có hàng loạt các Trường Đại học, cao đẳng,
các trường trung cấp và các cơ sở dạy nghề mở ra tạo điều kiện thuận lợi cho người
học có thể lựa chọn ngành nghề học tập theo năng lực của cá nhân. Chính điều đó đã
tạo điều kiện cho Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang có điều kiện phát triển hệ thống
đào tạo các cấp bậc và ngành nghề khác nhau trong tương lai. Tuy nhiên để làm được
điều đó, cần có sự nỗ lực không ngừng của lãnh đạo Trường Cao đẳng Nghề Nha
Trang bởi sự cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục trên cả nước nói chung và trên địa bàn
thành phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hoà nói riêng đang diễn ra gay gắt.
Hầu hết các Trường Đại học trong cả nước đều xây dựng Trung tâm hoặc bộ
phận kiểm định chất lượng đào tạo bằng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau để
đánh giá chất lượng đào tạo. Đối với lĩnh vực đào tạo nghề thì năm 2008 Bộ Lao động
– thương binh và xã hội cũng đã ban hành Quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm
định chất lượng các trường Trung cấp, Cao đẳng nghề. Trên cơ sở hệ thống các tiêu
chí chất lượng đã được ban hành, năm 2009 Tổng cục dạy nghề tiến hành thí điểm
kiểm định 21 trường Trung cấp, Cao đẳng nghề trong cả nước, kết quả kiểm định trong
tổng số 16 trường cao đẳng nghề đã được kiểm định chất lượng, có 12 trường đạt cấp
độ 3 (chiếm tỷ lệ 75,0 %), 3 trường đạt cấp độ 2 (18,8 %), 1 trường đạt cấp độ 1 (6,3
%), đối với 5 trường Trung cấp nghề đã đựơc kiểm định có 2 trường đạt cấp độ 3
(chiếm tỷ lệ 40,0 %), 1 trường đạt cấp độ 2 (20,0 %) và 2 trường đạt cấp độ 1 (40,0
%). [Nguồn Tổng cục dạy nghề]. Thực tế cho thấy việc kiểm định chất lượng giáo dục
nói chung và lĩnh vực dạy nghề nói riêng hầu hết được thực hiện trên phương diện
công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở đào tạo nghề và dựa vào kết quả kiểm
định để đưa ra các chính sách điều chỉnh phù hợp nâng cao chất lượng đào tạo Nghề,
vấn đề đặt ra nên chăng cần có những nghiên cứu độc lập mang tính khoa học nhằm
3
thu thập các thông tin đánh giá khách quan về người học đối với sở dạy Nghề? Đó
chính là mức độ hài lòng của sinh viên đối với khoá học mà họ đã tham gia.
+ Sự cần thiết của nghiên cứu
Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng là yếu tố rất quan trọng

trong quản lý. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng yếu tố đo lường sự thỏa
mãn của khách hàng làm tiền đề để đánh giá hoạt động của họ.
Xã hội hoá giáo dục hay thương mại hoá giáo dục? Câu hỏi gây nhiều tranh cãi
giữa các nhà quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu, các giảng viên và những ai quan
tâm đến giáo dục, câu hỏi đã tốn rất nhiều giấy mực trên các diễn đàn bàn luận, tuy
nhiên trên thực tế chúng ta cũng dễ dàng nhận ra lĩnh vực giáo dục từ lâu đã không còn
một ngành dịch vụ công thuần tuý bởi ngành giáo dục nói chung và lĩnh vực dạy nghề
nói riêng đã và đang chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường, đã xuất hiện các yếu
tố thị trường, giá cả, cung – cầu trong lĩnh vực giáo dục [Bành Tiến Long, Thứ trưởng
bộ Giáo dục và đào tạo]. Như vậy nếu xem giáo dục nói chung và hoạt động dạy nghề
nói riêng là một ngành dịch vụ thì việc làm gia tăng sự hài lòng của khách hàng là điều
kiện tiên quyết của các đơn vị hiện nay.
Tại hội thảo “Dạy nghề đáp ứng nhu cầu của Doanh nghiệp” diễn ra vào tháng
07/2010 tại Thành Phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia cho rằng khách hàng của các
Trường, cơ sở dạy nghề gồm có 03 nhóm chính đó là Người học, Doanh nghiệp và
Nhà nước [Nguồn ]
Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu nhóm khách hàng là Người học. Đặc điểm
khác biệt của nhóm đối tượng khách hàng này so với khách hàng của các ngành dịch
vụ là:
+ Khách hàng phải chứng minh năng lực tiêu thụ sản phẩm và nếu không có
năng lực tiêu thụ sản phẩm có thể buộc bị ngừng tiêu thụ sản phẩm.
+ Khách hàng tiêu dùng sản phẩm với tư cách là yếu tố đầu vào của một quá
trình sản xuất hay nói cách khác sinh viên vừa là khách hàng nhưng cũng lại vừa là sản
phẩm của quá trình đào tạo.
+ Việc chi trả cho tiêu dùng sản phẩm có thể do cá nhân khách hàng hoặc tài trợ
của gia đình nhưng một phần do tài trợ của xã hội.
+ Khách hàng chịu trách nhiệm một phần về chất lượng sản phẩm. [Nguyễn
Long Thành, 2006]
4
+ Khách hàng tiêu dùng sản phẩm 01 lần duy nhất trong đời không tiêu dùng

sản phẩm lần thứ 02
+ Khách hàng không được dùng thử sản phẩm hoàn chỉnh.
Sự khác biệt của đối tượng khách hàng này so với khách hàng trong lĩnh vực
sản xuất, dịch vụ đã cho thấy nghiên cứu cần được thực hiện nhằm tìm kiếm các nhân
tố tác động đến sự hài lòng của nhóm khách hàng đặc biệt này dựa trên lý thuyết đo
lường về chất lượng dịch vụ.
Đối với hoạt động của các Trường Cao đẳng Nghề tại Việt Nam nói chung thì
tổ chức đánh giá nội bộ, việc kiểm định chất lượng dạy – học đến năm 2009 chỉ mới
dừng lại ở việc thí điểm ở 21 trường Cao đẳng, Trung cấp nghề trên cả nước [Nguồn
Tổng cục dạy nghề] và năm 2010 tiếp tục triển khai thực hiện rộng rãi, còn tại trường
Cao đẳng Nghề Nha Trang nói riêng trong năm học 2009 – 2010 đã triển khai hoạt
động kiểm định nội bộ và đăng ký kiểm định với Tổng cục với các tiêu chí qui định.
Tuy nhiên, bên cạnh việc thực hiện kiểm định các trường thì những nghiên cứu về
người học mà đặc biệt đối với lĩnh vực dạy nghề thì bậc học Cao Đẳng là bậc học cao
nhất hiện nay cần được quan tâm đúng mức. Nếu những nghiên cứu này được thực
hiện sẽ là tài liệu có căn cứ khoa học để xem xét chất lượng hoạt động của các cơ sở
dạy nghề và là cơ sở để có những hiệu chỉnh phù hợp với nhu cầu học tập nghề nghiệp
của người học.
Kể từ 31/01/2007, Trường Trung học kỹ thuật Nha Trang được Bộ Lao động
Thương binh – Xã hội ra quyết định số 192/2007/QĐ – BLĐTBXH đổi tên thành
Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang và được đào tạo trình độ Nghề bậc Cao đẳng.Trong
năm học 2007 – 2009 Trường đã tuyển sinh hệ đào tạo nghề Cao đẳng Khóa 1 với số
lượng khoảng hơn 300 sinh viên cho 06 ngành nghề đào tạo và hiện nay số sinh viên
này đã ra trường và bắt đầu gia nhập vào thị trường lao động. Qua 03 năm được đào
tạo tại Trường cũng như quá trình thực tập nghề nghiệp trong thực tế sẽ giúp cho sinh
viên hệ Cao đẳng Nghề Khoá 1 sẽ có những nhìn nhận và đánh giá một cách xác thực
về toàn khoá học. Trong thực tế, sinh viên có thật sự hài lòng về khóa học Cao đẳng
nghề mà mình đã lựa chọn với ngành nghề yêu thích? Và những nhân tố nào ảnh
hưởng đến sự hài lòng đó? Kết quả nghiên cứu trên sẽ góp phần giúp đơn vị có cơ sở
ra các quyết định phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập nghề nghiệp của sinh viên

các khoá sau.
5
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài: “Đánh giá sự hài lòng của sinh
viên hệ Cao đẳng khoá 1 tại Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang” làm đề tài tốt
nghiệp.
- Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu chung:
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu khám phá các nhân tố tác động đến sự hài lòng
của sinh viên hệ Cao đẳng về khoá học tại Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang.
Dựa trên những lý thuyết đo lường chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của
khách hàng để xem xét, tìm hiểu ý kiến đánh giá của sinh viên hệ Cao Đẳng Khoá 1
đối với các hoạt động tại Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang. Tìm hiểu mối liên hệ
giữa các yếu tố tác động vào sự hài lòng của sinh viên cùng với những góp ý của sinh
viên trong suốt quá trình điều tra nghiên cứu thực tế, từ đó bàn luận thêm các giải pháp
để góp phần thỏa mãn tốt nhất nhu cầu học tập của sinh viên nhằm nâng cao vị thế
cạnh tranh của đơn vị trong lĩnh vực dạy nghề
+ Mục tiêu cụ thể
Thông qua luận giải cơ sở khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu – đánh giá
sự hài lòng của sinh viên hệ Cao Đẳng Khoá 1 đối với Khoá học tại trường Cao đẳng
Nghề Nha Trang để:
♦ Xác định các nhân tố có khả năng tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối
với Khoá học
♦ Xây dựng mô hình giả thuyết, thang đo sự hài lòng của sinh viên và phương
pháp tiến hành thực hiện đo lường sự hài lòng của sinh viên hệ cao đẳng Khoá 1 về
Khoá học tại trường Cao đẳng Nghề Nha Trang thông qua việc kế thừa, vận dụng và
điều chỉnh mô hình SERVPERF sao cho phù hợp với thực tế tại đơn vị
♦ Đánh giá sự hài lòng của sinh viên hệ cao đẳng Khoá 1 về Khoá học tại
trường Cao đẳng Nghề Nha Trang thông qua điều tra thực tế.
♦ Tìm hiểu sự liên quan giữa các nhân tố, phân tích các kết quả khảo sát và bàn
luận một số giải pháp để vận dụng vào thực tế.

- Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua 02 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức:
6
♦ Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng nghiên cứu định tính thông qua các
hoạt động: nghiên cứu và hợp tuyển lý thuyết, các công trình nghiên cứu đi trước có
liên quan, xin ý kiến chuyên gia, thảo luận nhóm để tìm ra các nhân tố tác động đến
sự hài lòng của sinh viên, từ đó xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu chính thức
và đưa ra các giải thuyết nghiên cứu.
♦ Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng nghiên cứu định lượng bằng
kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi nhằm mục đích thu thập dữ liệu
về sự hài lòng của sinh viên hệ Cao đẳng khoá 01 trong suốt quá trình tham gia học
tập tại Trường.
♦ Kết quả thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm ứng dụng tin học, cụ
thể Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach
Alpha, phân tích EFA, phân tích tương quan hồi quy và thực hiện một số kiểm định
phi tham số.
- Đối tượng nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh viên hệ Cao đẳng Khoá 1 của tất cả các
ngành đang học tập tại Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang.
+ Phạm vi nghiên cứu
♦ Về phía Nhà trường: Tập trung vào nghiên cứu vào hoạt động tổng thể, mục
tiêu đào tạo, ngành nghề đào tạo, …
♦ Về phía sinh viên: Hệ Cao đẳng chính quy Khoá 1 của tất cả các ngành của
Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang
♦ Địa bàn khảo sát: Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang
- Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
♦ Tiếp cận được phương pháp nghiên cứu đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng
ứng dụng vào thực tế trong lĩnh vực đào tạo nghề với nhiều tiêu thức khác nhau, đa

dạng nhưng thực tế trên cơ sở xử lý các dữ liệu điều tra thực tế bằng cả phương pháp
định tính lẫn định lượng.
♦ Đề tài sẽ cung cấp kết quả khảo sát, đánh giá sự hài lòng của sinh viên hệ Cao
đẳng Khoá 1 về khoá học tại Trường do chính những sinh viên đang học hệ Cao đẳng
Khoá 1 tại Trường cung cấp một cách khách quan
7
♦ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên hệ cao đẳng
Khoá 1 về Khoá học tại trường Cao đẳng Nghề Nha Trang và mối quan hệ giữa các
nhân tố đó. Kết quả phân tích này là căn cứ khoa học thực tiễn để giúp Trường Cao
đẳng Nghề Nha Trang có thể:
+ Từ kết quả điều tra có thể biết được mức độ hài lòng của sinh viên khoá 1 hệ
Cao đẳng Nghề về khoá học tại Trường và những mong muốn của người học về khoá
học để có cơ sở khoa học xem xét các hoạt động của nhà trường đáp ứng nhu cầu
người học ở các khoá sau.
+ Biết được các nhân tố có ảnh hưởng làm gia tăng sự hài lòng hay giảm bớt sự
hài lòng của người học mà cụ thể đối tượng ở đây là sinh viên được đào tạo Nghề ở
trình độ Cao đẳng (Khóa 1) để từ đó có những chính sách phát triển đơn vị một cách
phù hợp và có căn cứ nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của đơn vị.
- Tình hình nghiên cứu của đề tài
+ Các nghiên cứu trong nước
♦ Có một bài báo Nghiên cứu Khoa học tên “Sử dụng thang đo SERVPERF
để đánh giá chất lượng đào tạo Đại học tại trường Đại Học An Giang” của tác giả
Ths. Nguyễn Thành Long, đăng trên tạp chí khoa học Đại học An Giang số 27 tháng
09 năm 2006 có nội dung đề cập đến việc nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo của
Trường Đại học An Giang thông qua đánh giá sự hài lòng của sinh viên.
♦ Trang có đăng
một bài báo tựa “Đánh giá chất lượng đào tạo nhìn từ góc độ cựu sinh viên của
Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM” nghiên cứu của GVC. ThS. Nguyễn Thúy
Quỳnh Loan - Khoa Quản lý Công nghiệp - Trường Đại học Bách khoa Tp. HCM và
cử nhân Nguyễn Thị Thanh Thoản - Ban Đảm bảo Chất lượng - Trường Đại học

Bách khoa Tp. HCM đề cập đến việc khảo sát và phân tích đánh giá của Cựu sinh viên
của trường Đại học Bách Khoa đánh giá về chất lượng đào tạo của Trường thông qua
công tác thực tiễn.
♦ Đối với nội dung nghiên cứu “Đo lường, đánh giá Chất lượng dịch vụ và sự
thỏa mãn của khách hàng về …” các chủng loại sản phẩm dịch vụ khác nhau thì cũng
đã có một số đề tài cấp tiến sĩ (Lê Quang Hùng – ĐHKTTPHCM - 2005), các công
trình khoa học (TS. Nguyễn Đình Thọ), các tạp chí chuyên ngành (Marketing, Sài gòn
Giải phóng), các đề tài Thạc sĩ thuộc nhóm ngành kinh tế, các bài báo … đã đề cập
8
đến. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến phương pháp tiếp cận
nghiên cứu chung, các kết quả nghiên cứu tình huống cụ thể ở các lĩnh vực khác nhau
nhưng không liên quan gì đến hoạt động giáo dục tại Trường Cao Đẳng Nghề Nha
Trang, và tại Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang chỉ có 01 đề tài Thạc sĩ kinh tế
“Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển hệ thống đào tạo Nghề tại Trường Cao
đẳng Nghề Nha Trang đến năm 2020” của học viên Trần Văn Hải - Cao học Kinh tế
2007, Đại học Nha Trang. Và cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề
cập đến vấn đề nghiên cứu tương tự như luận văn này tại Trường Cao Đẳng Nghề Nha
Trang.
♦ Đã có một số công trình nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu khoa học tại các
Trường đại học của các trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần
Thơ, Đại học Đà Nẵng… về đánh giá chất lượng sinh viên nhưng chưa thấy có đề tài
nào đề cập đến vấn đề của luận văn này.
+ Các nghiên cứu ngoài nước
Đối với các nước khác trên thế giới, đặc biệt là các nước tiên tiến, có nền kinh
tế - khoa học – kỹ thuật phát triển chắc chắn sẽ có rất nhiều công trình nghiên cứu
những nội dung không chỉ ở vấn đề mà đề tài đang đề cập mà còn ở nhiều lĩnh vực
khác nhau tương tự với nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, tác giả
chỉ mới tìm được tài liệu liên quan:
♦ W. David Carr, PhD, ATC*; Elizabeth Swann, PhD, ATC†; Bruce B. Frey, PhD*
Satisfaction and Importance Factors in Athletic Training Education; www.nataej.org

- Kết cấu đề tài
Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, các danh mục phụ lục và tóm tắt đề tài, đề tài
bao gồm 04 chương với kết cấu và nội dung cụ thể như sau:
♦ MỞ ĐẦU
Giới thiệu tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và giới thiệu tổng quan về
tình hình nghiên cứu.
♦ Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Nội dung của chương này sẽ hệ thống hóa cơ sở về dạy nghề, đặc điểm của dạy
nghề, lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng trong dịch vụ và các mô hình đo lường
sự hài lòng của khách hàng và đưa ra mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết.
9
♦ Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu phương pháp thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo, quá trình thu
thập thông tin và giới thiệu phương pháp xử lý, phân tích số liệu thống kê.
♦ Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Phân tích đối tượng khảo sát, kết quả đánh giá về độ tin cậy và độ giá trị của
thang đo, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, kết quả đo lường sự hài lòng của sinh
viên đối với khoá học cùng các kết quả thống kê suy diễn và một số kiểm định phi
tham số khác.
♦ Chương 4: Kết luận và kiến nghị
Chương 4 đưa ra kết luận của nghiên cứu và đề xuất một số kiến nghị nhằm
nâng cao sự hài lòng của sinh viên hệ Cao đẳng trường Cao đẳng Nghề Nha Trang.


×