BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN KIM NHÀN
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Khánh Hòa, 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN KIM NHÀN
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
KHÁNH HÒA
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60 34 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HIỂN
Khánh Hòa, 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu và ứng dụng kế toán quản trị vào Công ty
Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích
dẫn trong luận văn là số liệu tôi thu thập tại Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tác giả luận văn
NGUYỄN KIM NHÀN
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo TS. Nguyễn
Thị Hiển cùng toàn thể quý Thầy Cô của trường Đại học Nha Trang đã tận tình giảng
dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các đồng nghiệp Công ty
Cổ phần xây dựng Khánh Hòa, gia đình cùng bạn bè đã tạo điều kiện và hổ trợ tôi
hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn
NGUYỄN KIM NHÀN
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT x
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH
NGHIỆP. 4
1.1. Bản chất của hệ thống kế toán quản trị trong doanh nghiệp 4
1.1.1. Khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị trong doanh nghiệp 4
1.1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị 4
1.1.1.2. Mục tiêu của kế toán quản trị 4
1.1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán quản trị 5
1.2. Mối liên hệ, sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. 5
1.2.1. Mối liên hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị 5
1.2.2. Sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị 6
1.3. Nôi dung và các phương pháp kĩ thuật kế toán quản trị 7
1.3.1 Nội dung của kế toán quản trị 7
1.3.1.1 Dự toán ngân sách 7
1.3.1.2 Kế toán các trung tâm trách nhiệm 8
1.3.1.3 Hệ thống kế toán chi phí 8
1.3.1.4 Thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định 8
1.3.2 Nội dung kế toán quản trị trong Doanh nghiệp theo thông tư số 53/2006/TT-
BTC 9
1.3.2.1 Kế toán quản trị chi phí 9
1.3.2.2. Kế toán quản trị giá thành sản phẩm 10
1.3.2.3. Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh 12
1.3.2.4. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận 12
1.3.2.5. Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định. 13
iv
1.3.2.6. Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh 14
1.3.2.7. Kế toán quản trị một số khoản mục khác 15
1.4 Một số phương pháp kỹ thuật của kế toán quản trị 16
1.4.1 Phương pháp phân loại 16
1.4.2 Phương pháp so sánh 16
1.4.3 Phương pháp phân tích mức ảnh hưởng các yếu tố 16
1.4.4 Phương pháp đồ thị- biểu đồ 16
1.4.5 Phương pháp chỉ số tài chính 16
1.4.6 Phương pháp định lượng 16
1.4.7 Phương pháp phân tích thông tin thích hợp 16
1.4.8. Phương pháp bảng cân đối thành quả 17
1.4.9 Phương pháp cân đối chi phí- lợi ích 17
1.4.10 Phương pháp phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận 17
1.4.11 Phương pháp tính thời giá tiền tệ 17
1 5 Các mô hình quản trị kinh tế- tài chính 17
1.5.1 Mô hình quản lý từ trên xuống 17
1.5.2 Mô hình quản lý từ dưới lên 18
1.5.3 Mô hình thoả thuận 18
1.6 Tổ chức công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệp 18
1.6.1 Nội dung tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp 18
1.6.2 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong các doanh nghiệp 19
1.7 Hệ thống kế toán quản trị trong các doanh nghiệp của các nước trên thế giới 19
1.7.1 Theo trường phái của Nhật 19
1.7.2 Theo trường phái của Anh, Mỹ 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. 21
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA 23
2.1. Đặc điểm chung về Công ty Cổ Phần Xây Dựng Khánh Hòa 23
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty 23
2.1.2. Quá trình phát triển của Công ty 23
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 25
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 26
v
2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty 26
2.1.3.3. Mối quan hệ giữa các phòng ban trong Công ty 27
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 31
2.1.4.1. Các nhân tố bên trong 31
2.1.4.2. Các nhân tố bên ngoài 32
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty CP Xây Dựng Khánh Hòa trong thời
gian qua 32
2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh 32
2.2.2 Tình hình tài chính 33
2.2.2.1. Bảng cân đối kế toán: 33
2.2.2.2 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 39
2.3 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP Xây dựng Khánh Hòa 40
2.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 40
2.3.2 Chức năng nhiệm vụ giữa các phần hành kế toán 41
2.3.3 Hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị 41
2.3.3.1 Hình thức sổ kế toán áp dụng 42
2.3.3.2 Trình tự ghi sổ 42
2.4. Thực trạng công tác kế toán quản trị tại công ty Cổ Phần Xây dựng Khánh Hòa 43
2.4.1. Thực trạng kế toán quản trị tại Công ty 43
2.4.1.1 Về công tác kế toán quản trị kết quả kinh doanh: 43
2.4.1.2 Về công tác kế toán quản trị tài sản cố định 44
2.4.1.3 Về công tác kế toán quản trị công nợ: 45
2.4.2. Đánh giá hệ thống kế toán quản trị tại Công ty Cổ Phần Xây dựng Khánh Hòa 47
2.4.2.1 Những mặt đạt được 47
2.4.2.2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. 49
CHƯƠNG III. NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA 50
3.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Xây dựng
Khánh Hòa 50
3.2 Các quan điểm về tổ chức xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần
Xây dựng Khánh Hòa 51
vi
3.2.1 Tổ chức công tác kế toán quản trị phải phù hợp, hài hòa giữa chi phí, lợi ích 51
3.2.2 Tổ chức công tác kế toán quản trị phải phù hợp với yêu cầu về trình độ quản lý
của Công ty 51
3.2.3 Tổ chức công tác kế toán quản trị phải phù hợp với tình hình tổ chức quản lý
của Công ty 52
3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ
phần Xây dựng Khánh Hòa 52
3.3.1 Đặc điểm sản xuất 52
3.3.2 Tình hình nhân sự phục vụ cho công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần
Xây dựng Khánh Hòa 53
3.3.3 Hệ thống thông tin kế toán 53
3.4 Ứng dụng công tác kế toán quản trị tại Công ty CP xây dựng Khánh Hòa 54
3.4.1 Xác định những nội dung kế toán quản trị cần phải thực hiện tại Công ty Cổ
phần Xây dựng Khánh Hòa 54
3.4.2 Tổ chức thực hiện nội dung kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Xây dựng
Khánh Hòa 54
3.4.2.1 Kế toán quản trị chi phí, tính giá thành sản phẩm 54
3.4.2.2 Kế toán quản trị bán hàng và xác định kết quả kinh doanh: 59
3.4.2.3 Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận 61
3.4.2.4 Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định: 63
3.4.2.5 Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh: 64
3.4.2.6 Kế toán quản trị một số khoản mục khác 75
3.5 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị 82
3.5.1 Cơ cấu tổ chức 82
3.5.2 Nguồn nhân lực phục vụ cho công tác kế toán quản trị tại Công ty: 83
3.5.2.1 Tiêu chuẩn của người làm kế toán quản trị 84
3.5.2.2 Quyền hạn của người làm kế toán quản trị 84
3.5.2.3 Trách nhiệm của người làm kế toán quản trị 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 85
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 26
Sơ đồ 2.2: CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT 30
Sơ đồ 2.3: CƠ CẤU TỔ CHỨC Ở BỘ PHẬN SẢN XUẤT 30
Sơ đồ 2.4 : TỔ CHỨC NHÂN SỰ TRONG PHÒNG KẾ TOÁN 40
Sơ đồ 2.5: TỔ CHỨC SỔ KẾ TOÁN 42
Sơ đồ 3.1 MÔ HÌNH DỰ TOÁN 65
Sơ đồ 3.2 BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY 83
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY NĂM 2011-2012 33
Bảng 2.2 BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG- KẾT CẤU TÀI SẢN NĂM 2011-2012 34
Bảng 2.3 BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG- KẾT CẤU NGUỒN VỐN NĂM 2011-
2012 37
Bảng 2.4. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2011-2012 39
Bảng 2.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 44
Bảng 2.6 BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TSCĐ 45
Bảng 2.7 BÁO CÁO THU HỒI CÔNG NỢ ĐẾN NGÀY 25/5/2012 45
Bảng 2.8 BÁO CÁO CÔNG NỢ GIỮA CÔNG TY- CÔNG TRƯỜNG VÀ CÁC
KHÁCH HÀNG ĐẾN NGÀY 30/06/2012 46
Bảng 3.1 PHÂN LOẠI CHI PHÍ 56
Bảng 3.2 BÁO CÁO GIÁ THÀNH 59
Bảng 3.3 BÁO CÁO BÁN HÀNG 60
Bảng 3.4 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG, KINH DOANH 61
Bảng 3.5 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP 62
Bảng 3.6 DỰ TOÁN TIÊU THỤ 67
Bảng 3.7 DỰ TOÁN LỊCH THU TIỀN 68
Bảng 3.8 DỰ TOÁN SẢN XUẤT 68
Bảng 3.9 DỰ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU 69
Bảng 3.10 DỰ TOÁN LỊCH THANH TOÁN TIỀN HÀNG 70
Bảng 3.11 DỰ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP 71
Bảng 3.12 DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG 72
Bảng 3.13 DỰ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG, QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 72
Bảng 3.14 DỰ TOÁN TIỀN 73
Bảng 3.15 DỰ TOÁN BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 74
Bảng 3.16 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 75
Bảng 3.17 BẢNG THEO DÕI TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 76
Bảng 3.18 BẢNG THEO DÕI TÌNH HÌNH TĂNG, GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 77
Bảng 3.19 BẢNG THEO DÕI TÌNH HÌNH SỮA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 77
ix
Bảng 3.20 BÁO CÁO TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU 78
Bảng 3.21 BÁO CÁO TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẨM 79
Bảng 3.22 BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 80
Bảng 3.23 BẢNG THEO DÕI TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TỪNG KHÁCH HÀNG 80
Bảng 3.24 BẢNG THEO DÕI TÌNH HÌNH TẠM ỨNG 81
Bảng 3.25 BẢNG THEO DÕI TIẾN ĐỘ THI CÔNG TỪNG CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG 82
x
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- SXKD : Sản xuất kinh doanh
- XD : Xây dựng
- DN : Doanh nghiệp
- TSCĐ : Tài sản cố định
- NG : Nguyên giá
- KH : Khấu hao
-CP : Cổ phần
- VLXD : Vật liệu xây dựng
- KPCĐ : Kinh phí công đoàn
- BHXH : bảo hiểm xã hội
- QLDN : Quản lý doanh nghiệp
- BHYT : bảo hiểm y tế
- NVLTT : Nguyên vật liệu trực tiếp
- BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
- CPSXC : Chi phí sản xuất chung
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận văn
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải thường xuyên dựa vào nhiều
nguồn thông tin khác nhau để ra quyết định quản trị nhằm đạt được kết quả tốt nhất
trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên để có được nguồn thông tin
đầy đủ, tin cậy, kịp thời, phục vụ tốt nhất cho công tác ra quyết định quản lý, doanh
nghiệp không có cách nào khác là phải xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho doanh
nghiệp mình. Nhưng trong thời gian qua vấn đề áp dụng hệ thống kế toán quản trị ở
Việt Nam chưa được lãnh đạo các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Các quyết định
đã được đưa ra dựa vào nguồn thông tin không phù hợp đã làm cho các doanh nghiệp
mất đi nhiều lợi thế trong thời buổi cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Bên cạnh đó, công tác quản trị các nguồn lực sản xuất, nguồn lực tài chính và nguồn
nhân lực của nhiều doanh nghiệp Việt Nam thực sự chưa đạt được hiệu quả như mong
muốn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại, phát triển và khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thương trường. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp chưa có
một hệ thống quản trị các nguồn lực một cách bài bản. Kinh nghiệm của nhiều nước công
nghiệp phát triển trên thế giới chỉ ra rằng, muốn khắc phục tình trạng trên nhất thiết phải
xây dựng và áp dụng một hệ thống kế toán quản trị cho doanh nghiệp.
Ngày nay hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam đang được xây dựng và
ngày càng hoàn thiện, việc nhận thức đúng đắn và đầy đủ bản chất của kế toán quản
trị, cho thấy được hiệu quả thiết thực của kế toán quản trị trong quá trình ra quyết định
quản lý, cũng như phải nhanh chóng xây dựng và áp dụng hệ thống kế toán quản trị
cho các doanh nghiệp.
Những vấn đề liên quan đến kế toán quản trị như bản chất, vai trò, ý nghĩa và vị
trí của nó trong hệ thống quản trị doanh nghiệp, trong lý thuyết kế toán cũng như hiệu
quả mang lại từ việc áp dụng kế toán trong doanh nghiệp còn lâu mới đạt được sự
thống nhất. Ngay như khái niệm về “kế toán quản trị” vẫn còn nhiều cách hiểu khác
nhau. Chẳng hạn, theo các tác giả S.Kaplan và A. Atkinson thì: “Hệ thống kế toán
quản trị cung cấp thông tin giúp cho những người quản lý doanh nghiệp trong việc
hoạch định và kiểm soát hoạt động của họ ”, theo tác giả H.Garrison: “Kế toán quản trị
liên quan đến việc cung cấp các thông tin cho các nhà quản lý bên trong doanh nghiệp
- những người có vai trò điều khiển hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán quản trị có
2
thể tương phản với kế toán tài chính - liên quan đến việc cung cấp thông tin cho cổ
đông, chủ nợ và những người khác bên ngoài doanh nghiệp”.
Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề đã đề cập ở trên, cũng như ý nghĩa thực
tiễn của việc áp dụng hệ thống kế toán quản trị vào việc giải quyết nhiều vấn đề liên
quan đến công tác quản trị của công ty Cổ Phần xây dựng Khánh Hòa trong nền kinh
tế thị trường là cơ sở để tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu và ứng dụng hệ thống kế
toán quản trị tại công ty Cổ Phần Xây dựng Khánh Hòa” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
- Các nước trên thế giới: Hiện nay trên thế giới có 2 trường phái về kế toán
quản trị là Nhật và Mỹ.
- Tại Việt Nam: Kế toán Quản trị ra đời năm 2003 cùng với Luật kế toán và
đến tháng 6/2006 Bộ Tài Chính đã ban hành các thông tư hướng dẫn thực
hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
- Tình hình áp dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp hiện nay ở Việt
Nam: Các DN hiện nay vẫn chưa chú trọng nhiều đến việc xây dựng hệ thống
kế toán quản trị của doanh nghiệp và các nhà quản trị vẫn chưa xem nó như
một công cụ để quản lý hiệu quả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại
đơn vị.
- Các đề tài nghiên cứu về kế toán quản trị:
+ Tác giả Phạm Hồng Chuyên (2009), “Xây dựng hệ thống kiểm soát chi phí ngành
Thủy sản tỉnh Vĩnh Long”, Trường đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
+ Tác giả Huỳnh Thị Hòa (2010), “Nghiên cứu ứng dụng kế toán quản trị vào
Công ty hải sản Nha Trang” , Trường đại học Nha Trang. .
+ “ Nghiên cứu và ứng dụng hệ thống kế toán quản trị tại Công ty Cổ Phần Xây
dựng Khánh Hòa” hiện chưa có công trình nào đề cập.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục tiêu của luận văn là xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho công ty Cổ phần
Xây dựng Khánh Hòa, nhằm hỗ trợ cho lãnh đạo doanh nghiệp những thông tin đầy đủ
và kịp thời trong quá trình ra quyết định quản lý. Với mục tiêu đã đề ra, luận văn cần
phải giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ bản chất, vai trò và vị trí của kế toán quản trị trong hệ thống quản trị doanh
nghiệp và trong lý thuyết kế toán.
3
- Đánh giá thực trạng công tác kế toán và kế toán quản trị tại Công Ty Cổ Phần Xây
dựng Khánh Hòa.
- Nghiên cứu áp dụng hệ thống kế toán quản trị tại công Ty Cổ Phần Xây dựng Khánh
Hòa. Xây dựng hệ thống các nguyên tắc cần phải tuân theo trong quá trình xây dựng
và áp dụng hệ thống kế toán quản trị.
- Đưa ra các khuyến nghị cho công ty Cổ Phần xây dựng Khánh Hòa trong việc xây
dựng và áp dụng hệ thống kế toán quản trị.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác kế toán quản trị tại công ty Cổ
Phần Xây dựng Khánh Hòa. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là công ty Cổ Phần Xây
dựng Khánh Hòa
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện luận văn, các phương pháp chung nghiên cứu khoa học
đã được áp dụng như: phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp tổng hợp, phương
pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp so sánh, lý thuyết ra quyết định
6. Những đóng góp của luận văn.
Về ý nghĩa lý thuyết, luận văn góp phần làm rõ bản chất của kế toán quản trị,
khẳng định ý nghĩa, vai trò và vị trí của kế toán quản trị trong hệ thống quản trị doanh
nghiệp và trong lý thuyết kế toán. Về ý nghĩa thực tiễn, luận văn làm phong phú thêm
thực tế kinh nghiệm xây dựng và áp dụng hệ thống kế toán quản trị vào các doanh
nghiệp xây dựng, đặc biệt là công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa. Luận văn cũng có
thể làm tài liệu để nghiên cứu và giảng dạy môn “Kế toán quản trị” trong các trường
Đại học.
7. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được cấu
trúc thành ba chương như sau:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH
NGHIỆP.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA.
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA
4
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG
DOANH NGHIỆP.
1.1. Bản chất của hệ thống kế toán quản trị trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị trong doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị
Theo luật kế toán Việt Nam, kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và
cung cấp thông tin, kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài
chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
Theo định nghĩa của Viện kế toán quản trị Hoa Kỳ thì kế toán quản trị là: Quá
trình nhận diện, đo lường, phân tích, diễn giải và truyền đạt thông tin trong quá trình
thực hiện các mục đích của tổ chức. Kế toán quản trị là một bộ phận thống nhất trong
quá trình quản lý và nhân viên kế toán quản trị là những đối tác chiến lược quan trọng
trong đội ngũ quản lý của tổ chức.
- Nhận diện: là sự ghi nhận và đánh giá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm có
hành động kế toán thích hợp.
- Đo lường: là sự định lượng gồm cả ước tính, các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra
hoặc dự báo các sự kiện có thể xảy ra.
- Phân tích: là sự xác định nguyên nhân của các kết quả trên báo cáo và mối quan
hệ của các nguyên nhân đó với các sự kiện kinh tế.
- Diễn giải: là sự liên kết các số liệu kế toán hay số liệu kế hoạch nhằm trình bày
thông tin một cách hợp lý, đồng thời đưa ra các kết luận rút ra từ các số liệu đó.
- Truyền đạt: là sự báo cáo các thông tin thích hợp cho nhà quản trị và những
người khác trong tổ chức
1.1.1.2. Mục tiêu của kế toán quản trị
- Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định và lập kế hoạch, tham gia một
cách tích cực, với vai trò là một thành phần của đội ngũ quản lý vào các quá trình ra
quyết định và lập kế hoạch.
- Hỗ trợ nhà quản trị trong việc định hướng và kiểm soát các mặt hoạt động kinh doanh.
- Thúc đẩy các nhà quản trị và nhân viên nhắm vào các mục đích của tổ chức.
- Đo lường kết quả của các mặt hoạt động, các đơn vị, làm việc cùng với các nhà
quản trị để đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài của tổ chức trong ngành.
5
Ngày nay, thông tin phân tích của kế toán quản trị được xem là rất quan trọng cho
quá trình quản lý của doanh nghiệp đến nỗi các nhân viên kế toán quản trị trở thành
đội ngũ qunả lý trong doanh nghiệp. Họ không còn chỉ là những người cung cấp thông
tin mà đã có một vai trò tích cực trong cả việc ra quyết định chiến lược cũng như các
quyết định hang ngày của doanh nghiệp.
1.1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán quản trị
Kế toán quản trị trong doanh nghiệp có các nhiệm vụ sau:
- Thống kê các nguồn lực trong doanh nghiệp: Một trong những chức năng quan
trọng của quản trị là thống kê kịp thời, đầy đủ và đáng tin cậy các nguồn lực của doanh
nghiệp thông qua các báo cáo quản trị và các chỉ tiêu đánh giá.
- Kiểm soát và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Kiểm soát các hoạt
động sản xuất kinh doanh theo quan điểm của kế toán quản trị là hoạt động nhằm tới
hỗ trợ đầy đủ thông tin tài chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; theo dõi,
đánh giá và đo lường các chỉ tiêu hoạt động căn bản; điều chỉnh các hoạt động cần
thiết để đạt được mục tiêu đề ra.
- Hoạch định. Hoạch định được hiểu là quá trình xây dựng mục tiêu, hình thành,
đánh giá và lựa chọn chính sách, chiến lược, chiến thuật và các hành động cụ thể để
đạt được mục tiêu đề ra, cũng như đánh giá về mặt định lượng các tác động ảnh hưởng
đến doanh nghiệp.
- Dự báo và đánh giá dự báo. Đưa ra kết luận về hành động mong đợi trong
tương lai của các sự kiện, trên cơ sở phân tích các hành động trong quá khứ và tìm
kiếm phương pháp hành động tối ưu. Thực hiện công tác dự báo bao gồm việc xử lý
thông tin và thể hiện thông tin dưới dạng xu hướng và mối quan hệ tương quan.
1.2. Mối liên hệ, sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.
1.2.1. Mối liên hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
Kế toán quản trị là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển kế toán tài chính. Nó là
một hệ thống tích hợp của hệ thống kế toán nội bộ, cung cấp các thông tin về chi phí
và kết quả hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp, cũng như của từng bộ phận, phòng
ban chức năng riêng lẻ nhằm hỗ trợ cho quá trình ra quyết định quản lý của nhà quản
trị. Kế toán quản trị cho phép giải quyết được các bài toán của quản lý nội bộ. Khác
với kế toán tài chính, kế toán quản trị mang tính chất chủ quan và bí mật của hoạt động
sản xuất kinh doanh.
6
1.2.2. S khỏc nhau gia k toỏn ti chớnh v k toỏn qun tr
hiu c y bn cht ca k toỏn qun tr cn phi ch ra s khỏc bit
gia k toỏn ti chớnh vi k toỏn qun tr. Tuy nhiờn s phõn chia k toỏn ra lm hai
loi l k toỏn ti chớnh v k toỏn qun tr ch mang tớnh cht tng i. S khỏc nhau
cng c phn ỏnh trong cỏc quan im khỏc nhau. Trong bng di õy ch ra
nhng khỏc nhau c bn gia k toỏn ti chớnh v k toỏn qun tr.
Để hiểu đợc đầy đủ bản chất của kế toán quản trị cần phải chỉ ra sự khác biệt
giữa kế toán tài chính với kế toán quản trị. Tuy nhiên sự phân chia kế toán ra làm hai
loại là kế toán tài chính và kế toán quản trị chỉ mang tính chất tơng đối. Sự khác nhau
cũng đợc phản ánh trong các quan điểm khác nhau. Trong bảng dới đây chỉ ra những
khác nhau cơ bản giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.
c im K toỏn ti chớnh K toỏn qun tr
1. Cỏc i tng chớnh
s dng thụng tin
Ngi s dng bờn ngoi
doanh nghip nh: c
quan thu, cỏc nh tớn
dng, cỏc nh u t
Ngi s dng bờn trong doanh
nghip nh: cỏn b qun lý doanh
nghip.
2. Mc tiờu ca k
toỏn
Tớnh thu, thụng tin cho
ngi s dng bờn ngoi
v xu hng phỏt trin ca
doanh nghip.
H tr cho lónh o doanh nghip
thụng tin cn thit ra quyt nh
qun lý.
3. Tớnh bt buc
Theo yờu cu ca phỏp
lut.
Thc hin theo quyt nh ca lónh
o doanh nghip.
4. Nhng qui tc c bn
Theo cỏc vn bn phỏp quy ca
Nh nc.
Theo cỏc quy nh ni b ca lónh o
doanh nghip.
5. Phm vi k toỏn
Phn ỏnh ton b hot
ng ca doanh nghip
mc tng th.
Phn ỏnh hot ng ca doanh nghip
mc chi tit nh: cỏc hp ng
kinh t, sn phm, cỏc dng hot
ng, trung tõm trỏch nhim.
6. Khớa cnh thi gian
ca thụng tin
Phn ỏnh thụng tin quỏ
kh v hin ti.
Phn ỏnh thụng tin hin ti v tng
lai.
7. Phng phỏp thc
hin.
Phng phỏp k toỏn kộp. Phng phỏp c xỏc nh bi quyt
nh ca lónh o.
8. n v o lng. Tin t. Tin t v hin vt.
9. Tiờu chun ca
thụng tin
Khỏch quan, tin cy. Tớnh xỏc thc, hu ớch, chp nhn
c.
10. Tớnh phỏp lnh
Cú tớnh phỏp lnh. Khụng cú tớnh phỏp lnh.
11. Yờu cu chớnh i
vi thụng tin
Tớnh chớnh xỏc ca thụng
tin.
Tc cung cp thụng tin.
12. K hn lp bỏo cỏo
Thng trong vũng 1 nm. Trong tng thi on khỏc nhau.
7
1.3. Nôi dung và các phương pháp kĩ thuật kế toán quản trị
1.3.1 Nội dung của kế toán quản trị
1.3.1.1 Dự toán ngân sách
a. Khái niệm dự toán ngân sách
Dự toán ngân sách là những tính toán, dự kiến một cách toàn diện mục tiêu kinh
tế, tài chính mà doanh nghiệp cần đạt được trong kì hoạt động, đông fthời chỉ rõ cách
thức, biện pháp huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đó. Dự
toán ngân sách là một hệ thống bao gồm nhiều dự toán như: Dự toán tiêu thụ, dự toán
sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu, dự toán chi phí nhân công, dự toán chi phí
sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp, dự
toán giá vốn hàng bán, dự toán vốn đầu tư, dự toán tiền, dự toán báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán. Dự toán ngân sách là cở sở để đánh
giá thành quả hoạt động của từng bộ phận, từ đó xác định trách nhiệm của từng bộ
phận nhằm phục vụ tốt cho quá trình tố chức và hoạch định.
b. Phân loại dự toán ngân sách
Dự toán là công cụ của nhà quản lý, chính vì thế đòi hỏi nhà quản lý phải am
hiểu các loại dự toán để thích ứng với nhu cầu riêng lẻ và từng hoàn ảnh cụ thể của
từng tổ chức trong từng thời kì, từng giai đoạn. Tuỳ theo cách phân loại sẽ có các loại
dự toán ngân sách sau đây:
- Phân loại theo thời gian:
+ Dự toán ngân sách ngắn hạn.
+ Dự toán ngân sách dài hạn.
- Phân loại theo chức năng:
+ Dự toán hoạt động.
+ Dự toán tài chính.
- Phân loại theo phương pháp lập:
+ Dự toán ngân sách linh hoạt.
+ Dự toán ngân sách cố định.
- Phân loại theo mức độ phân tích.
+ Dự toán từ gốc.
+ Dự toán cuốn chiếu.
8
1.3.1.2 Kế toán các trung tâm trách nhiệm
Kế toán trách nhiệm là hệ thống thu thập , xử lý và truyền đạt thông tin có thể
kiểm soát được theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt được mục
tiêu chung của tổ chức.
Gắn với kế toán trách nhiệm là trung tâm trách nhiệm. Trung tâm trách nhiệm là
một bộ phận hay một phòng ban chức năng mà kết quả của nó được gắn trách nhiệm
trực tiếp của một nhà quản lý cụ thể. Có bốn loại trung tâm trách nhiệm:
- Trung tâm chi phí
- Trung tâm doanh thu
- Trung tâm lợi nhuận
- Trung tâm đầu tư.
1.3.1.3 Hệ thống kế toán chi phí
Chi phí có thể được hiểu là giá trị của các nguồn lực chi ra tiêu dùng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của tổ chức để đạt được một mục đích nào đó. Bản chất của
chi phí là phải mất đi để đổi lấy một kết quả, kết quả đó có thể dưới dạng vật chất như
sản phẩm, hàng hoá….hoặc không có dạng vật chất như dịch vụ được phục vụ.
Tuy nhiên, mục đích của kế toán quản trị trong lĩnh vực chi phí là nhằm cung cấp
thông tin thích hợp, hữu ích kịp thời cho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị.
Vì thế đối với kế toán quản trị, chi phí có thể là những phí tổn thực tế phát sinh gắn liền
với hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp, chi phí cũng có thể là
những phí tổn ước tính để thực hiện một dự án, hy sinh cơ hội kinh doanh. Do đó, việc
phân loại chi phí theo nhiều tiêu thức khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu quản lý khác
nhau của kế toán chi phí.
1.3.1.4 Thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí- khối lượng- lợi nhuận là xem xét mối quan
hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến, kết
cấu mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng cúa các nhân tố đó tới công ty.
Phân tích thông tin kế toán quản trị để ra các quyết định đầu tư ngắn hạn, dài hạn
là quá trình lựa chọn nhiều phương án khác nhau trong đó mỗi phương án được xem
xét bao gồm rất nhiều thông tin khác nhau. Mỗi phương án hành động là một tình
huống khác nhau với số lượng các khoản mục chi phí, thu nhập và giá trị khác nhau.
Và để đảm bảo cho quá trình ra quyết định đúng đắn, nhà quản trị cần phải có công cụ
9
thích hợp để giúp họ xác định các thông tin thích hợp và thông tin không thích hợp cần
được loại bỏ ra khỏi cơ cấu thông tin cần xem xét và chỉ có những thông tin cần thiết
mới thích hợp cho việc ra các quyết định đó.
1.3.2 Nội dung kế toán quản trị trong Doanh nghiệp theo thông tư số 53/2006/TT-
BTC
Để cụ thể hoá công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Việt Nam, ngày
12/6/2006, Bộ Tài Chính ban hành Thông tư số 53/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng
kế toán quản trị trong doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp tố chức tốt công tác
kế toán quản trị.
Thông tư hướng dẫn một số nội dung cơ bản của kế toán quản trị áp dụng trong
doanh nghiệp sau:
1.3.2.1 Kế toán quản trị chi phí
Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý để tổ chức tập
hợp chi phí theo từng trung tâm phát sinh chi phí, như: Tổ, đội, phân xưởng hoặc cho
từng công việc, từng sản phẩm, từng công đoạn sản xuất hoặc cho cả quá trình sản
xuất và xác định các loại chi phí của doanh nghiệp theo các nội dung sau:
a. Phân loại
- Theo mối quan hệ với việc lập kế hoạch và kiểm tra, chi phí được chia ra:
+ Chi phí khả biến;
+ Chi phí bất biến;
+ Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí gồm cả yếu tố khả biến và bất biến (Ví dụ:
Chi phí điện thoại, chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ, ).
- Theo tính chất chi phí, chi phí được chia ra:
+ Chi phí trực tiếp: Là chi phí cấu thành sản phẩm, gắn liền với một sản phẩm
hoặc dịch vụ nhất định hoàn thành.
+ Chi phí gián tiếp là chi phí liên quan đến nhiều sản phẩm, hoặc nhiều dịch vụ
khác nhau không làm tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ.
+ Chi phí kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý dự đoán được sự phát sinh
và thuộc quyền quyết định của cấp quản lý đó;
+ Chi phí không kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý không dự đoán được
sự phát sinh của nó, đồng thời không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp quản lý đó.
10
- Theo yêu cầu sử dụng chi phí trong việc lựa chọn dự án đầu tư, chi phí của
một dự án được phân loại như sau:
- Chi phí thích hợp;
- Chi phí chênh lệch;
- Chi phí cơ hội;
- Chi phí chìm.
b. Phương pháp tập hợp chi phí
Doanh nghiệp cần lựa chọn các phương pháp tập hợp chi phí phù hợp từng loại
chi phí:
- Phương pháp trực tiếp: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh chỉ liên
quan đến một đối tượng chịu chi phí. Theo phương pháp này thì chi phí của đối tượng
nào được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó.
- Phương pháp phân bổ: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh liên quan
đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Khi thực hiện phương pháp phân bổ chi phí doanh
nghiệp có thể lựa chọn một trong các căn cứ phân bổ sau: Giờ công, ngày công, giờ
máy hoạt động, diện tích sử dụng,…và phương pháp phân bổ là trực tiếp hoặc phân bổ
theo cấp bậc.
1.3.2.2. Kế toán quản trị giá thành sản phẩm
a. Phương pháp tính giá thành.
Tuỳ theo đặc điểm của sản phẩm hoặc mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán
chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm để doanh nghiệp lựa chọn một phương
pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Các phương pháp tính giá thành chủ yếu là:
* Phương pháp tính giá thành theo công việc, sản phẩm
Tính giá thành theo công việc (hoặc sản phẩm) là quá trình tập hợp và phân bổ
chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất
chung có liên quan đến một công việc, một sản phẩm riêng biệt hoặc một nhóm sản
phẩm cụ thể, một đơn đặt hàng:
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tập
hợp trực tiếp cho từng công việc, sản phẩm riêng biệt;
11
+ Chi phí sản xuất chung: Khi có chi phí sản xuất chung phát sinh được tập hợp
chung cho các công việc, sản phẩm sau đó tiến hành phân bổ.
Áp dụng phương pháp này doanh nghiệp căn cứ vào tình hình cụ thể để chọn
một trong những phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung, như sau:
+ Phân bổ chi phí sản xuất chung theo mức thực tế;
Theo phương pháp này doanh nghiệp sẽ điều chỉnh số chênh lệch giữa số ước
tính phân bổ và chi phí chung thực tế phát sinh ghi tăng hoặc giảm “Giá vốn hàng bán”
trong kỳ (Nếu số chênh lệch nhỏ không đáng kể) hoặc sẽ phân bổ số chênh lệch cho số
chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, thành phẩm và giá vốn hàng bán trên cơ sở tỷ lệ
với số dư (hoặc số luỹ kế) của các tài khoản này trước khi phân bổ mức chênh lệch chi
phí sản xuất chung.
+ Ước tính chi phí sản xuất chung của từng công việc, sản phẩm, ngay từ đầu
kỳ, cuối kỳ tiến hành điều chỉnh chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh và mức chi
phí sản xuất chung đã ước tính.
* Phương pháp tính giá thành theo quá trình sản xuất (Phương pháp tổng cộng
chi phí);
* Phương pháp tính giá thành theo định mức;
* Phương pháp hệ số;
* Phương pháp loại trừ chi phí theo các sản phẩm phụ.
b. Đối tượng và kỳ tính giá thành.
* Đối tượng tính giá thành có thể là một chi tiết thành phẩm, thành phẩm, nhóm
thành phẩm, công việc cụ thể hoặc giá thành bộ phận lĩnh vực. Doanh nghiệp có thể
dựa vào một hoặc một số căn cứ sau để xác định đối tượng tính giá thành phù hợp:
* Đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý;
* Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất;
* Điều kiện và trình độ kế toán, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
* Kỳ tính giá thành thông thường là theo tháng, quý, hoặc theo năm. Doanh nghiệp
căn cứ vào loại hình sản xuất sản phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản xuất
sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành. Đối với sản phẩm đơn chiếc thì kỳ tính giá thành là
khi sản phẩm đơn chiếc hoàn thành.
12
c. Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo các bước
như sau:
+ Tập hợp chi phí (trực tiếp, gián tiếp và phân bổ);
+ Tổng hợp chi phí, xử lý chênh lệch thừa, thiếu;
+ Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang, xác định chi phí dở dang;
+ Xác định phương pháp tính giá thành áp dụng;
+ Lập báo cáo (thẻ tính) giá thành sản phẩm.
1.3.2.3. Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh
Doanh nghiệp cũng có thể tổ chức kế toán bán hàng bằng cách kết hợp nhiều
tiêu thức với nhau, tuỳ theo yêu cầu quản lý của mình và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể
của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Doanh nghiệp cần xây dựng mô hình tài khoản, sổ kế toán và báo cáo bán hàng
và kết quả bán hàng một cách liên hoàn và linh hoạt để có thể kế toán phù hợp với các
trường hợp bán hàng trong từng giai đoạn đáp ứng được yêu cầu xác định kết quả hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2.4. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận
Mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận là mối quan hệ giữa các nhân
tố giá bán, khối lượng (số lượng, mức độ hoạt động), kết cấu hàng bán chi phí (cố
định, biến đổi) và sự tác động của các nhân tố này đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần phân tích mối quan hệ này thông qua hệ thống chỉ tiêu phân
tích, gồm:
* Số dư đảm phí: là khoản chênh lệch giữa giá bán và chi phí biến đổi.
Khi đó toàn bộ chi phí được phân tích thành hai loại chi phí đó là chi phí biến
đổi và chi phí cố định.
Số dư đảm phí đơn vị = Giá bán - Biến phí đơn vị
Tổng số dư đảm phí = Tổng doanh thu - Tổng biến phí
* Tỷ lệ số dư đảm phí: là tỷ lệ giữa số dư đảm phí trên doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
Tỷ lệ số dư
đảm phí đơn vị
=
Số dư đảm phí đơn vị
Giá bán đơn vị
*
100%
13
* Điểm hòa vốn: Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu đủ bù đắp các chi phí
hoạt động kinh doanh đã bỏ ra, hay nói cách khác điểm hòa vốn là điểm mà tại đó
doanh nghiệp không có lãi cũng như không bị lỗ.
Sản lượng hòa vốn ( SL
h
) được xác định bằng:
Sản lượng hòa vốn
=
Định phí
Số dư đảm phí đơn vị
Doanh thu hòa vốn là doanh thu của sản lượng hòa vốn.
Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn * Giá bán
Công suất hòa vốn là công suất cần huy động để đạt được sản lượng hòa vốn.
Công suất hòa vốn
=
Sản lượng hòa vốn
Sản lượng có thể khai thác
*
100%
* Đòn bẩy kinh doanh: Đòn bẩy kinh doanh là thuật ngữ để phản ánh về mức độ sử
dụng chi phí cố định trong doanh nghiệp.Để kiểm soát và sử dụng đòn bẩy kinh doanh
phù hợp và có hiệu quả, các nhà quản trị cần phải xác định độ lớn của đòn bẩy kinh
doanh (ký hiệu ĐB).
Độ lớn của đòn bẩy
kinh doanh
=
Tốc độ tăng lợi nhuận
Tốc độ tăng doanh thu
Việc phân tích mối quan hệ này giúp doanh nghiệp đưa ra được các quyết định
trong sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
1.3.2.5. Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định.
Để lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn, kế toán quản
trị doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau :
Bước 1: Xác định vấn đề: Kế toán quản trị sẽ phải cung cấp các thông tin cần
thiết cho quá trình ra quyết định. Do đó, nhân viên kế toán quản trị phải am hiểu các
quyết định của nhà quản lý. Để giúp nhà quản trị ra các quyết định kinh doanh chính
xác thì các thông tin này cần phải là thông tin phù hợp, chính xác và kịp thời.
+ Thích hợp: Tính thích hợp của thông tin cho từng trường hợp ra quyết định là rất
quan trọng. Những tình huống ra quyết định khác nhau cần những thông tin khác nhau.