Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà tại khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 100 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG








NGUYỄN NGỌC HẢI


PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA NGHỀ NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ
TẠI KHÁNH HÒA





LUẬN VĂN THẠC SĨ










Khánh Hòa – 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG








NGUYỄN NGỌC HẢI


PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA NGHỀ NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ
TẠI KHÁNH HÒA





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60620115



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.NGUYỄN VĂN NGỌC








Khánh Hòa – 2014
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp
đỡ của giáo viên hướng dẫn. Các thông tin, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và khách quan do chính tác giả thu thập và phân tích, chưa được sử dụng
để bảo vệ một báo cáo hay một công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Nha Trang, tháng 9 năm 2014
Học viên cao học


Nguyễn Ngọc Hải
ii

LỜI CẢM ƠN


Tác giả xin trân trọng cám ơn quí thầy, cô giáo Trường Đại Học Nha Trang,
nhất là các cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế, Phòng Đào tạo Sau Đại Học đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tác giả xin trân trọng
cảm ơn giáo viên hướng dẫn - TS Nguyễn Văn Ngọc đã hết lòng ủng hộ và hướng
dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin trân trọng cám ơn Công ty Yến Sào Khánh Hòa, Trung Tâm Kỹ
Thuật Công Nghệ Nuôi Chim Yến Trong Nhà – Sanatech, Xí Nghiệp Thiết Kế và
Xây Dựng Nhà Yến – Sanatech Land, Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Công
Nghệ Nuôi Chim Yến Trong Nhà và Quý hộ nuôi chim yến trong nhà trên địa bàn
Khánh Hòa
đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả thu thập thông
tin, tài liệu phục vụ trong công tác nghiên cứu.
Trân trọng cám ơn Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng – Chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc
Công ty Yến Sào Khánh Hòa
đã có những định hướng, hướng dẫn và tạo điều kiện
cho tác giả hoàn thành luận văn phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến
trong nhà tại Khánh Hòa.
Xin cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ khó khăn và

động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn

này.
Xin trân trọng cám ơn !
iii

MỤC LỤC
Trang

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii

Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt và các ký hiệu vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục hình viii
PHẦN MỞ ĐẦU
1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
6
1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế 6
1.1.1 Quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế 6
1.1.2 Các quan điểm mới về hiệu quả kinh tế 10
1.1.3 Bản chất và tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế 13
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngh
ề nuôi chim yến
17
1.2.1 Điều kiện tự nhiên 17
1.2.2 Kinh tế-xã hội 18
1.2.3 Tổ chức sản xuất và khoa học công nghệ 19
1.2.4 Tình hình thị trường. 19
1.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim
yến

20
1.3.1 Các chỉ tiêu phản ảnh kết quả kinh tế 21
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế 21
1.3.3 Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả xã hội 22
1.3.4 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả môi trường
Tóm tắt chương 1
22
22

Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

23
2.1 Tông quan về nghề nuôi chim yến trên thế giới và Việt Nam. 23
2.1.1 Tổng quan về nghề nuôi chim yến trên thế giới 23
iv

2.1.2 Tổng quan về nghề nuôi chim yến ở Việt Nam 24
2.2 Đặc điểm và tình hình nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa 25
2.2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu. 25
2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên 25
2.2.1.2 Tình hình nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa trong thời gian qua. 34
2.3 Một số mô hình và các giải pháp áp dụng khoa học công nghệ vào việc

nuôi chim yến trong nhà tại Việt Nam…………………………………

35
2.4 Phương pháp nghiên cứu 41
2.4.1 Quy trình nghiên cứu 41
2.4.2 Mẫu và phương pháp thu thập. 42
2.4.3 Nguồn thông tin 43
2.4.4 Phương pháp tổng hợp đánh giá các chỉ tiêu 44
2.4.5 Thiết kế bảng câu hỏi, điều tra sử dụng trong thời gian nghiên cứu. 44
2.4.6 Thiết kế nghiên cứu
Tóm tắt chương 2
45
46
Chương 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NUÔI CHIM YẾN
TRONG NHÀ TẠI KHÁNH HÒA


47
3.1 Thực trạng kết quả sản xuất của các hộ nuôi chim yến trong nhà tại

Khánh Hòa

47
3.1.1 Thông tin chung về chủ hộ và các tổ chức nuôi chim yến trong nhà 47
3.1.2 Thông tin về tình hình sản xuất của các hộ nuôi chim yến trong nhà 62
3.2 Phân tích hiệu quả kinh tế các hộ nuôi chim yến trong nhà tại Khánh

Hòa

68
3.2.1 Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế theo quy mô 68
3.2.2 Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế theo phương thức nuôi 71
3.2.3 Đánh giá hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của nghề nuôi chim

yến trong nhà tại Khánh Hòa

73
3.3 Đánh giá thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi chim yến trong nhà tại
Khánh Hòa

75
3.3.1 Thuận lợi 75
3.3.2 Khó khăn 75
v

Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CHO NGHỀ

NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ TẠI KHÁNH HÒA

77
4.1 Quan điểm phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa 77
4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi chim yến trong nhà
tại khánh hòa
4.3 Kiến nghị
Tóm tắt chương 4

77
80
81
KẾT LUẬN
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
83
PHỤ LỤC 86









vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU


BỘ KHCN: Bộ khoa học công nghệ
BỘ NN&PTNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
BỘ TNMT: Bộ tài nguyên môi trường
CITES : Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and
Flora (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp)
DNA: Deoxyribonucleic acid (chuỗi phân tử)
IUCN: International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (Liên
minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế)
GDP: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
SNA: System of National Accounts (Hệ thống tài khoản quốc gia)
TSCĐ : Tài sản cố định.
IC : Intermediational Cost (Chi phí trung gian)
GO: Gross Output (Tổng giá trị sản xuất)
MI : Mix Income (Thu nhập hỗn hợp)
Pr : Profit (Lợi nhuận)
TC : Total Cost (Tổng chi phí)
VA: Value Advance ( Giá trị gia tăng)












vii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 : Nhiệt độ và lượng mưa trong năm của tỉnh Khánh Hòa 32
Bảng 2.2: Phân bố mẫu nghiên cứu theo vùng 43
Bảng 2.3 : Bảng tóm tắt hai giai đoạn của phương pháp nghiên cứu 46
Bảng 3.1: Phân bố tuổi của các chủ hộ nghề nuôi chim yến trong nhà 47
Bảng 3.2: Trình độ học vấn và chuyên môn của các chủ hộ nuôi………… 48
Bảng 3.3: Tổng hợp số lượng các nhà yến theo phương thức nuôi 49
Bảng 3.4: Tổng hợp số lượng các nhà yến tại Khánh Hòa 50
Bảng 3.5: Qui mô nhà yến/hộ nuôi 50
Bảng 3.6: Tổng hợp diện tích của các hộ nuôi 51
Bảng 3.7 : Tổng hợp số lượng nhà yến trong năm đầu tiên có chim làm tổ 52
Bảng 3.8: Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị 53
Bảng 3.9 : Vốn đầu tư theo quy mô 54
Bảng 3.10 : Vốn đầu tư theo phương thức nuôi 56
Bảng 3.11: Khấu hao theo quy mô 58
Bảng 3.12: Khấu hao theo phương thức nuôi…………………………………… 59
Bảng 3.13 Chi phí trung gian theo quy mô…………………………………… 61
Bảng 3.14 : Chi phí trung gian theo phương thức nuôi………………………… ……62
Bảng 3.15 : Tổng hợp chi phí theo quy mô (tính trên 1 hộ nuôi)……………… 63
Bảng 3.16 : Tổng hợp chi phí theo phuong thức nuôi……………………………… 64
Bảng 3.17: Sản lượng và doanh thu theo quy mô ………………………………… 65
Bảng 3.18: Sản lượng và doanh thu theo phương thức nuôi…………………… 66
Bảng 3.19 : Kết quả và hiệu quả kinh tế nghề nuôi chim yến trong nhà theo quy mô
nuôi (tính cho 1 hộ nuôi)…………………………………………………………… 68
Bảng 3.20 : Kết quả và hiệu quả kinh tế nghề nuôi chim yến trong nhà theo phương
thức nuôi (tính cho 1 hộ nuôi)……………………………………………………… 70





viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 : Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa 26
Hình 2.2 : Mô hình nhà yến ở Nha Trang 36
Hình 2.3: Nhà lồng nuôi chim yến 37
Hình 2.4 : Ánh sáng bên trong nhà yến 38
Hình 2.5 : Mối liên hệ giữa kích thước vòng đảo lượn bên ngoài, bên trong lối vào, chổ
thông tầng và phòng ở của khâu thiết kế nhà yến cần chú trọng 39
Hình 2.6 : Hệ thống giá tổ trong nhà yến 40
Hình 2.7: Quy trình kỹ thuật thiết kế, xây dựng mô hình nuôi chim yến trong
nhà 41
Hình 2.8 : Sơ đồ quy trình nghiên cứu 42















1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Cách đây gần 700 năm, nghề khai thác yến sào đảo yến thiên nhiên đã có mặt ở
Việt Nam. Tổ yến đã trở thành sản phẩm đặc biệt phục vụ yến tiệc thời phong kiến.
Đến nay, nghề khai thác yến sào ở Việt Nam không ngừng phát triển, quần thể đàn
chim yến và sản lượng yến sào khai thác tự nhiên ngày càng tăng cao.
Tại Việt Nam, yến sào đảo yến thiên nhiên được khai thác ở các hang đảo thuộc
vùng biển Việt Nam như: Quảng Bình, Hội An - Quảng Nam, Bình Định , Phú Yên,
Khánh Hòa, Côn Đảo – Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Quốc, Kiên Giang. Trong đó Khánh
Hòa là nơi có số lượng quần thể chim yến và sản lượng yến sào dẫn đầu cả nước.
Trong thời gian qua với sự hình thành luận điểm khoa học mới về sự phát triển quần
thể chim yến hàng gắn liền với sự hình thành và phát triển hang đảo yến mới. Các bí
quyết kỹ thuật nhân đàn, di đàn chim yến, đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ, vực dậy
tiềm năng phát triển các hang đảo yến thiên nhiên trên cả nước.
Ngoài hướng khai thác tổ yến đảo thiên nhiên, mấy năm trở lại đây ở Nước ta
phân loại chim yến trong nhà đã phát triển trên khắp các tỉnh thành từ Thanh Hóa đến
Cà Mau, Phú Quốc (Kiên Giang), các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đắc Lắc và đặc
biệt là ở Khánh Hòa, nghề nuôi chim yến đã và đang phát triển rất mạnh mẽ. Nguồn
lợi từ việc nuôi chim yến trong nhà cũng như hiệu quả của việc sử dụng yến sào ngày
càng được nhiều người biết đến. Lượng nhà nuôi chim yến xuất hiện tại địa phương đã
tạo nên một làn sóng mới và được xã hội quan tâm.
Từ trước đến nay, chim yến hàng sinh sống, làm tổ tự nhiên trong các hang đảo.
Tuy nhiên những năm gần đây đã xuất hiện phân loài chim yến nhà sinh sống, làm tổ
trong nhà với số lượng quần đàn ngày càng tăng. Hiện nay các phân loài chim yến này
phân bố ở hầu hết các địa phương trong cả nước, đặc biệt chim yến tập trung với số
lượng khá lớn ở các tỉnh duyên hải từ Nam Trung Bộ đến Cà Mau. Nghề nuôi chim
yến trong nhà đã hình thành và phát triển.

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á có bờ biển dài, nhiều ao hồ,
sông ngòi, thời tiết nhiệt đới gió mùa ẩm thích hợp với nghề nuôi chim yến
. Những điều kiện tự nhiên và khí hậu này cung cấp nguồn thức ăn phong
2

phú cho chim yến. Điều kiện sinh cảnh lý tưởng cho chim yến là vùng có
độ che phủ 30% rừng cây, 20% mặt nước, 50% đồng lúa và cây bụi thấp
với khí hậu nóng ẩm. Đất nước ta có bờ biển dài 3.444km với 4.000 hòn đảo
và nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá có lợi thế phát triển quần
thể chim yến Hàng. Gía trị sản phẩm yến sào Việt Nam được đánh giá cao hơn sản
phẩm của các nước trong khu vực. Thị trường xuất khẩu yến sào của Việt Nam khá ổn
định, duy trì khách hàng, thị trường truyền thống khá tốt. Đơn vị hàng đầu của yến sào
Việt Nam có trình độ khoa học công nghệ trong lĩnh vực chuyên ngành yến sào, được
tích lũy nhiều kinh nghiệm và giữ bí quyết công nghệ. Đội ngũ chuyên gia kỹ thuật có
trình độ, tinh thần tâm huyết, say mê nghề nghiệp và sự hỗ trợ của các nhà nghiên cứu
khoa học trong và ngoài nước. Các hộ nuôi chim yến ở nước ta có tinh thần lao động
cần cù, chịu khó, tư duy sáng tạo là thế mạnh lớn đối với ngành nghề đặc thù này.
Khánh Hòa với lợi thế về ngành nghề khai thác yến sào truyền thống và lâu đời,
quần thể chim yến trên các đảo với số lượng ngày càng tăng do công tác bảo vệ và
khai thác có khoa học, ứng dụng tốt những thành tựu khoa học công nghệ mới. Loại
chim yến sống trong nhà đã được công ty Yến Sào Khánh Hòa quản lý phát triển quần
thể từ năm 2004 đến nay đã nhân đàn nuôi thành công trong toàn tỉnh Khánh Hòa và
các tỉnh trên toàn quốc. Môi trường sống vi mô của chim yến tại địa phương Khánh
Hòa được đảm bảo như : nhiệt độ trong nhà yến và nơi làm tổ từ 27
0
C – 31
0
C, độ ẩm
không khí nằm trong phạm vi 70%-85% Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển
nghề nuôi chim yến trong nhà mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân tại địa

phương Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung.
Do quá trình đô thị hóa và nạn phá rừng, sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái của chim yến. Hiện nay nghề nuôi chim
yến trong nhà đang phát triển một cách tự phát không có định hướng, không được các
chuyên gia tư vấn áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ cao một cách có hiệu
quả. Địa phương chưa có quy hoạch cụ thể, dẫn đến nhiều rủi ro cho người dân và ảnh
hưởng đến qui hoạch phát triển đô thị. Để có cái nhìn khoa học về nghề nuôi chim yến
trong nhà tại Khánh Hòa, hướng nghề nuôi chim yến tại Khánh Hòa phát triển bền
vững, tôi chọn đề tài nghiên cứu khoa học của mình là Phân tích hiệu quả kinh tế
của nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa.
3

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến
trong nhà tại Khánh Hòa, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động cho nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa trong tương lai.
Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được mục tiêu chung nêu trên, đề tài sẽ đặt ra và giải quyết các mục tiêu
cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả kinh tế và vận dụng nó vào
nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa;
- Điều tra thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi chim yến trong nhà
tại Khánh Hòa dựa trên các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu
quả môi trường để phân tích so sánh các mô hình nuôi, phương thức và quy mô nuôi.
- Phân tích, đánh giá những thành công, thuận lợi và những khó khăn, hạn chế
ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, hướng người dân lựa
chọn phương thức nuôi và quy mô nuôi cho phù hợp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim
yến trong nhà của các đơn vị, tổ chức và các hộ nuôi tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa (trong
đề tài tác giả gọi chung là hộ nuôi ) .
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu hiệu quả của nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa trên cơ sở
đánh giá hiệu quả kinh tế của các tổ chức, đơn vị và các hộ nuôi chim yến. Các số liệu
thu thập được tính từ năm 2010 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Với mục tiêu phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà, đề
tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về kết quả và hiệu quả kinh tế để phân tích
hiệu quả kinh tế của nghề nuôi. Các chỉ tiêu được sử dụng đê phân tích hiệu quả kinh
tế gồm: Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (Gross Output); MI - thu nhập hỗn hợp (Mix
Income); Chí phí trung gian (Intermediational Cost); Năng suất lao động:GO/LĐ;
MI/LĐ; Hiệu quả sử dụng vốn: GO/IC; MI/IC; GM/IC; Các chỉ tiêu phản ánh sử dụng
chi phí , hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
4

- Các phương pháp điều tra, phân tích, so sánh, tổng hợp,… cũng được áp dụng
trong nghiên cứu này.
5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Các công trình nghiên cứu liên quan đến phân tích hiệu quả kinh tế của nghề
nuôi mà tác đã tham khảo và làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu của mình như: luận văn
thạc sĩ của tác giả Nguyễn Xuân Bão Sơn (2009), Đánh giá hiệu quả kinh tế , xã hội
nghề nuôi cá chẽm (LATES CALCARIFER, BLOCH, 1790) thương phẩm tại tỉnh
Khánh Hòa; Luận văn thạc sĩ của tác giả Trương Văn Bảo (2007), Thực trạng và giải
pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc
Giang .
Theo hiểu biết của tác giả, hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu của các
nhà khoa học trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề chim yến và nuôi chim yến
trong nhà. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nói về phân tích hiệu quả kinh tế của nghề

nuôi chim yến trong nhà nói chung và nói riêng cho tỉnh Khánh Hòa. Các công trình
nghiên cứu có liên quan đến đề tài của các nhà khoa học trong và ngoài nước
như : c
ác
công bố của Võ Quý (1975), Philip Wildash (1968) có nêu lên những danh mục và mô
tả các loài trong họ Apodidae ở Việt Nam. Một trong những công trình nghiên cứu về
sinh học của chim Việt Nam đáng chú ý là “Sinh học các loài chim thường thấy ở Việt
Nam” của tác giả Võ Quý (1971) thì phần nói về họ Apodidae cũng chỉ mới nêu lên
được một số nét sơ lược về một loài Yến cọ (Cypsiunis parvus infumatus) mà thôi.
Gần đây, khi nghiên cứu họ Apodidae ở Việt Nam, các nhà điểu học trong và ngoài
nước thường hướng sự chú ý vào các đối tượng kinh tế của họ này, cụ thể là chim Yến
hông xám Collocalia fuciphaga germani.
Thạc sỹ Lê Hữu Hoàng và Cộng sự, 2010, Bước đầu nghiên cứu ấp nuôi nhân tạo
chim yến hàng Aerodramus fuciphagus amechanus làm cở sở khoa học cho việc phát
triển đàn chim yến trong nhà ở Khánh Hòa, báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học tỉnh.
Đề tài đã dày công nghiên cứu, phân tích về: Đặc điểm sinh học sinh sản của chim yến
Aerodramus fuciphagus làm cơ sở cho việc ấp nuôi nhân tạo; kỹ thuật chăm sóc chim
con; xây dựng phương pháp cho chim bay; tổng hợp tư liệu bước đầu đưa ra phương
pháp ấp nuôi nhân tạo chim yến hàng Aerodramus fuciphagus.
5

Năm 1991, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã nghiên cứu khá kỹ đặc trưng sinh
sản, sinh trưởng phát triển của chim non, trong đó các vấn đề thời gian ấp, nhiệt độ tổ,
tập tính chim non ở tổ đã được nghiên cứu kỹ và thực hiện ấp nuôi nhân tạo thử để
kiểm tra môi trường sinh sống, thức ăn dinh dưỡng của trên đối tượng yến đảo.
Hồ Thế Ân, 1994 trong báo cáo tại Hội nghị “Những nhà xuất khẩu yến sào”
được tổ chức tại Đài Loan, đã mô tả chi tiết các tập tính sinh sản, dinh dưỡng, làm tổ,
nuôi con của C. fuciphaga germani Oust và Lịch sử phát triển nghề khai thác Yến sào
Khánh Hòa.
Năm 1997, TS. Nguyễn Quang Phách và cán bộ nghiên cứu của Công ty Yến sào

Khánh Hòa đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố vi khí hậu hang, thức ăn, tác động của
con người đến số lượng quần thể chim yến hàng và chất lượng tổ yến Khánh Hòa.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Cung cấp số liệu, dữ liệu về điều tra thực trạng và phân tích về hiệu quả kinh tế
của nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hòa một cách tin cậy và khoa học.
- Những kết luận của đề tài sẽ là một tài liệu hỗ trợ cho cơ quan chức năng trong
việc lập kế hoạch và quy hoạch vùng nuôi chim yến trong nhà một cách có hiệu quả;
kết hợp với quy hoạch và khuyến cáo các mô hình nuôi thích hợp với điều kiện tự
nhiên, khí hậu của từng vùng.
- Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân và hộ nuôi chim
yến trong nhà lựa chọn được phương thức nuôi, quy mô nuôi và giải pháp đúng đắn
nhằm phát triển một cách có hiệu quả và bền vững đối với nghề nuôi chim yến trong
nhà tại Khánh Hòa.
- Là tài liệu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu tiếp theo của các tác giả và
những người nghiên cứu có liên quan.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài gồm:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế.
Chương 2. Đặc điểm của đối tượng, địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh
Hòa.
Chương 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi chim yến trong
nhà tại Khánh Hòa.
6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
1.1.
Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
1.1.1 Các quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế

+ Hiệu quả hiểu theo nghĩa phổ thông, phổ biến trong cách nói của mọi người
“Kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” (Viện Ngôn Ngữ học, 2002).
+ Xét góc độ thuật ngữ chuyên môn, hiểu hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó là “Mối
quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hoá và dịch vụ, có thể

được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo chi phí thì được gọi
là hiệu quả kinh tế. Khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem
xét các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào” (Mai Hữu Khuê &ctv,
2001).
Ngày nay, người ta vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về hiệu quả. Ở mỗi
góc độ, lĩnh vực khác nhau thì hiệu quả cũng được xem xét nhìn nhận khác nhau và
thông thường khi nói đến hiệu quả của một lĩnh vực nào đó thì chúng ta xem xét vấn
đề hiệu quả trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và xã hội. Tương ứng ta có 3 phạm
trù: hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội.
+ Hiệu quả kinh tế:
Nếu xét trên phạm vi từng khía cạnh, từng yếu tố, từng

ngành thì chúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế. Có thể hiểu hiệu quả kinh tế là hệ số
giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Kết quả thu về đề cập

trong khái niệm này có thể là doanh thu, lợi nhuận, tổng sản phẩm công nghiệp…

Hiệu quả kinh tế thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất
kinh doanh.
+ Hiệu quả chính trị, xã hội: Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế
quốc dân thì ta có hai phạm trù hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội. Hai phạm trù này
phản ánh ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việc giải quyết
những yêu cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Và hai loại hiệu quả
này có vị trí quan trọng trong việc phát triển đất nước một cách toàn diện và bền
vững. Hiệu quả chính trị, xã hội phản ánh trình độ phát triển nền kinh tế xã hội ở các

mặt: trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý, mức sống bình quân. Phải luôn có sự
cân đối giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả chính trị, xã hội. Đây là một nguyên tắc để
7

phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia một cách liên tục và lâu dài. Bất kỳ một
sự mất cân đối nào sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Mặc dù đã có sự thống nhất rằng phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh phản
ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn chưa có sự thống
nhất trong quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các nhà kinh tế và thống kê có
nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh do điều kiện lịch sử và
giác độ nghiên cứu là không giống nhau.
+ "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu trong

tiêu thụ hàng hóa” (trích dẫn bởi Tạ Duy Bộ, 2003). Theo quan điểm này thì hiệu quả
là tốc độ tăng của kết quả đạt được như: Tốc độ tăng của doanh thu, của lợi nhuận.

Như vậy hiệu quả được đồng nhất với các chỉ tiêu kết quả hay với nhịp độ tăng của các
chỉ tiêu ấy. Quan điểm này thực sự không còn phù hợp với điều kiện ngày nay. Kết

quả sản xuất có thể tăng lên do tăng chi phí, mở rộng sử dụng các nguồn sản xuất
(đầu vào của quá trình sản xuất). Nếu hai doanh nghiệp có cùng một kết quả sản
xuất tuy
có hai mức chi phí khác nhau, theo quan điểm này thì hiệu quả sản xuất
kinh doanh
của chúng là như nhau.
+ "Hiệu quả được xác định bằng nhịp độ tăng tổng sản phẩm mà xã hội hoặc
thu nhập quốc dân”
(trích dẫn bởi Tạ Duy Bộ, 2003)
.
Xét trên phạm vi của doanh

nghiệp, theo quan điểm này thì hiệu quả sản xuất kinh doanh và nhịp độ tăng giá trị
tổng sản lượng là một. Nhìn trên một góc độ nào đó thì quan điểm này cũng gần
giống
như quan điểm trên. Nó cũng không đề cập tới chi phí bỏ ra để đạt được giá trị
tổng
sản lượng đó. Nếu tốc độ tăng của chi phí sản xuất được các nguồn lực được huy
động
tăng nhanh hơn nhịp độ tăng giá trị tổng sản lượng thì sao. Hơn nữa, việc chọn
năm
gốc có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả so sánh. Với mỗi năm gốc khác nhau chúng
ta lại có mức hiệu quả khác nhau của cùng một năm nghiên cứu.
+ "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi sản xuất không thể tăng sản lượng một loại

hàng hóa mà không cắt giảm sản xuất của một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế
có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó” (Paul A. Samuelson,
William, D. Nordhaus, 1989). Nhìn nhận quan điểm này dưới giác độ doanh nghiệp thì
tình hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả khi nằm trên đường giới hạn khả năng sản
xuất của nó. Giới hạn khả năng sản xuất của doanh nghiệp được xác định bằng giá trị
8

tổng sản lượng tiềm năng, là giá trị tổng sản lượng cao nhất có thể đạt được ứng với

tình hình công nghệ và nhân công nhất định. Theo quan điểm này thì hiệu quả thể
hiện ở sự so sánh mức thực tế và mức "tối đa" về sản lượng. Tỷ lệ so sánh càng gần 1
càng
có hiệu quả. Mặt khác ta thấy quan điểm này tuy đã đề cập đến các yếu tố đầu
vào
nhưng lại đề cập không đầy đủ.
+ "Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là mức độ hữu ích của sản phẩm


được sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng của nó chứ không phải là giá trị”
(trích dẫn

bởi Tạ Duy Bộ, 2003)
.
Theo tác giả của quan điểm này, mức độ thỏa mãn nhu cầu

phụ thuộc vào các tác dụng vật chất cụ thể chứ không phải giá trị trừu tượng nào đó.
Tuy nhiên quan điểm này gặp phải trở ngại là khó tính được tính hữu ích của sản

phẩm được sản xuất ra. Và nếu vậy thì chúng ta không thể so sánh được tính hữu ích
giữa các sản phẩm, do đó cũng không đánh giá được tính hiệu quả của hoạt động sản
xuất kinh doanh.
+ "Hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của đại
lượng kết quả và chi phí” (Đặng Đình Đào & Hoàng Đức Thân, 2002).
Công thức biểu diễn phạm trù này:
H = ΔK/ ΔC
ΔK : Phần gia tăng của kết quả sản xuất.
ΔC : Phần gia tăng của chi phí sản xuất.
H
: Hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Quan điểm này phản ánh hiệu quả chưa đầy đủ và trọn vẹn. Nó chỉ đề cập đến
hiệu quả của phần tăng thêm bằng cách so sánh giữa phần gia tăng của kinh doanh sản
xuất và phần gia tăng của chi phí sản xuất chứ chưa đề cập toàn bộ phần tham gia
vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Xét trên quan điểm triết học Mác Lênin thì mọi sự
vật, hiện tượng đều có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau chứ không tồn tại một
cách riêng lẻ, độc lập. Sản xuất kinh doanh không nằm ngoài quy luật này, các yếu tố
"tăng thêm" giảm đi có liên hệ với các yếu tố sẵn có. Chúng trực tiếp hoặc gián tiếp
các động tới kết quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là kết
quả tổng hợp

của toàn bộ phần tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Quan
điểm này chỉ đề
cập đến phần tăng thêm trong khái niệm hiệu quả là chưa đầy đủ, thiếu
chính xác.
9

+ "Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ
ra để đạt được kết qủa đó” (Đặng Đình Đào & Hoàng Đức Thân, 2002). Quan
điểm này cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế tức là nói đến phần còn lại của kết quả
sản xuất
kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Nó được đo bằng các chi phí và lời lãi.
Và cũng
nhiều tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả
thu được
với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay
giá trị sản
phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức
sinh lời của đồng vốn. Nó chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh
doanh.
+ "Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc một quá trình kinh tế) phản ánh
trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác
định” (Nguyễn Thị Thu, 1989).
Công thức để biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh:
H = K/C
. Trong đó:
H: Hiệu quả sản xuất kinh doanh.
K: Kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh.
C: Chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh (chi phí bỏ ra để đạt kết quả K).
Như vậy ta nhận thấy rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản
ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn kết quả của quá

trình sản xuất kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận) thì phản ánh số lượng của hoạt động
sản xuất kinh doanh. Vậy khi xem xét, đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp
thì phải quan tâm cả kết quả cũng như hiệu quả của doanh nghiệp đó.
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ lợi dụng các nguồn lực ở mọi
điều kiện "động" của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc tính toán hiệu quả hoàn toàn có thể thực hiện được trong sự vận động và
biến đổi không ngừng của hoạt động sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào quy
mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng. Theo Hoàng Hùng (2001):
Các quan điểm truyền thống chưa thật toàn diện khi xem xét hiệu quả kinh
tế: Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ xem
xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu rất quan trọng

không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta
xem
10

xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ
nào. Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng đầy đủ được.
Thứ hai
, nó không tính yếu tố thời gian khi tính toán
thu

chi
cho một hoạt

động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán hiệu quả kinh tế theo
quan điểm này thường chưa tính đủ và chính xác. Thứ ba, hiệu quả kinh tế theo
quan điểm truyền thống chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm
trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao
động, thu về sản phẩm và giá cả. Trong khi đó, các hoạt động đầu tư và phát triển

lại có những tác động không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả các yếu tố

khác nữa. Và có những phần thu lợi hoặc những khoản chi phí lúc đầu không

hoặc khó lượng hoá được nhưng nó là những con số không phải là nhỏ thì lại

không được phản ánh ở cách tính này (Hoàng Hùng, 2001).
1.1.2 Các quan điểm mới về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh sử dụng
các
nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện mục tiêu đặt ra.
Nó không chỉ là thước đo chất lượng phản ánh thực trạng tổ chức quản lý kinh doanh
của một doanh nghiệp, mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị
trường. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp, có liên
quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, nên doanh nghiệp
chỉ có
thể đạt hiệu quả cao khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh
doanh.
Gần đây các nhà kinh tế đã đưa ra các quan niệm mới về hiệu quả kinh tế,
nhằm
khắc phục những điểm thiếu của các quan điểm truyền thống:
Theo Hoàng Hùng (2001): quan điểm mới khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ
vào tổ hợp các yếu tố:
+ Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ
này, cần phân biệt rõ ba phạm trù: Hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency); hiệu
quả phân bổ các nguồn lực (Allocative efficiency) và hiệu quả kinh tế (Economic
efficiency)
. Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm

(O)
thu thêm trên một đơn vị đầu

vào (I) đầu tư thêm. Tỷ số DO/ DI được gọi là sản phẩm biên. Hiệu quả phân bổ
nguồn lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư thêm. Thực
11

chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào.
Nó đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên. Hiệu quả kinh tế là phần thu
thêm trên một đơn vị đầu tư thêm. Nó chỉ đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả sử dụng nguồn lực là tối đa.
+Yếu tố thời gian, các nhà kinh tế hiện nay đã coi thời gian là yếu tố trong tính
toán hiệu quả. Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng
nhau nhưng hai dự án có thể có hiệu quả khác nhau
+ Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường:
Theo quan điểm toàn diện, hiệu quả kinh tế nên được đánh giá trên ba

phương diện: Hiệu quả tài chính, xã hội và hiệu quả môi trường. Hiệu quả tài

chính mà trước đây ta quen gọi là hiệu quả kinh tế thường được thể hiện bằng

những chỉ tiêu như lợi nhuận, giá thành, tỷ lệ nội hoàn vốn, thời gian hoàn vốn Hiệu
quả xã hội của một dự án phát triển bao gồm lợi ích xã hội mà dự án đem lại
như: Việc làm, mức tăng về GDP do tác động của dự án, sự công bằng xã hội, sự
tự lập của cộng đồng và sự được bảo vệ hoặc sự hoàn thiện hơn của môi trường
sinh thái. Một số tác giả khác khi đánh giá hiệu quả kinh tế cho rằng cần phân
biệt hai khái niệm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế được hiểu
là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra.

Còn hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa các lợi ích xã hội thu được

và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật

thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất.
Việc phân biệt hiệu quả tài chính hay hiệu quả xã hội là tuỳ theo phạm vi và
mức độ của sự phân tích là của cá nhân hay cả xã hội khi xem xét. Hiệu quả tài
chính
được phân tích trên quan điểm lợi ích cá nhân của từng người đầu tư; chỉ

tính toán những lời lãi thông thường trong phạm vi tài chính để cho người đầu tư
ra quyết định đầu tư. Hiệu quả xã hội thì được phân tích trên lợi ích của toàn xã
hội để xem xét sự phát triển chung của xã hội như mức tăng trưởng, sự công bằng
xã hội và sự phát triển cộng đồng và cả về vấn đề môi trường .v.v.
Vì vậy, tuỳ theo
phạm vi xem xét là của cá nhân hay toàn xã hội mà có hiệu quả tài chính hay
hiệu quả xã hội.
Hiện nay những dự án sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, các nhà
đầu tư
thường chú ý nhiều tới hiệu quả tài chính. Thế nhưng ở những dự án phát
12

triển
như những dự án xoá đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn thì hiệu
quả của dự án chủ yếu tập trung vào hiệu quả xã hội. Chính vì vậy các dự án đầu
tư hiện nay hiệu quả đem lại chưa cao. Các dự án phát triển nông nghiệp, nông

thôn cần hướng đồng thời vào ba mục tiêu sau: Một là đảm bảo lợi ích tài chính
(tăng số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguồn

lực );
hai là

đảm bảo mục tiêu xã hội (tạo việc làm, phát triển đồng đều giữa

các vùng, các cộng đồng, các tầng lớp cư dân, giữ gìn bản sắc văn hoá, ); ba là
sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế suy thoái môi trường,

Ba mục tiêu trên luôn luôn được tính toán một cách kỹ lưỡng trong xây dựng và
thực hiện các dự án phát triển nông thôn. Một dự án phát triển được coi là đạt

hiệu quả chỉ khi đồng thời cùng một lúc đáp ứng được cả mục tiêu tài chính, xã
hội và môi trường…
+ Coi việc đánh giá dự án thông qua việc so sánh giữa lợi ích và chi phí.

Quan điểm đánh giá hiệu quả gắn với việc xem xét quá trình phát triển và tăng

trưởng cho phép đưa ra một cách nhìn tổng quát hơn về hiệu quả kinh tế. Một

mặt, quan điểm này phù hợp với quan điểm truyền thống về đánh giá hiệu quả

kinh tế ở chỗ nó cũng nhằm so sánh chi phí bỏ ra và lợi ích thu được. Mặt khác,
quan điểm này có cách nhìn nhận rộng hơn về khái niệm chi phí và lợi ích.
- Về chi phí, các quan niệm truyền thống chỉ chú ý chủ yếu vào các yếu tố

tiền bạc, vật chất, công sức bỏ ra cho một dự án đầu tư. Quan điểm mới cho rằng
ngoài yếu tố chi phí trên còn phải tính đến các chi phí phi vật chất và gián tiếp

như các tác động bất lợi của dự án đầu tư đến môi trường (ô nhiễm môi trường,
thay
đổi bất lợi cho hệ sinh thái,vv ) và đến xã hội như khoảng cách giàu và
nghèo,
công bằng trong phân phối

- Về lợi ích, quan điểm mới tính đến ba phạm trù: Lợi ích tài chính, xã hội
và lợi ích về môi trường. Lợi ích tài chính bao gồm việc đạt được kết quả, năng
suất cao cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Ở các dự án đầu tư nông
nghiệp và nông thôn thì lợi ích kinh tế chính là sự tăng lên của năng suất vật nuôi, cây
trồng, sự đa dạng hoá nền sản xuất nông nghiệp và chủng loại sản phẩm
nông nghiệp dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái khác nhau. Lợi ích xã hội
thể hiện ở khả năng đảm bảo công bằng trong phân phối các nguồn lực và
13

phúc lợi xã hội giữa các vùng, giữa các cộng đồng dân cư trong cùng một

vùng
Đồng thời đảm bảo sự bền vững của dự án thông qua các cơ chế tham
gia của
người hưởng lợi dự án vào các quá trình đầu tư và sử dụng thành quả đầu tư, thực
hiện được mục tiêu ổn định xã hội. Lợi ích môi trường là khả năng bảo tồn và phát
triển tài nguyên môi trường (đất, nước, đa dạng sinh học )
Quan niệm mới về hiệu quả đầu tư cho phép đánh giá toàn diện hơn các tác động
do dự án đầu tư mang lại, phù hợp với thời đại và chiến lược tăng trưởng và
phát
triển bền vững của các quốc gia
xu thế
ngày nay.
1.1.3 Bản chất và tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế
1.1.3.1 Bản chất của hiệu quả kinh tế
+ Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động

kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực
(lao động, thiết bị, máy móc,


tiền, nguyên vật liệu) để đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Bản chất của
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự thực hiện yêu cầu của quy luật

tiết kiệm thời gian.
Các Mác đã cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng
đặc
biệt. Mọi hoạt động của con người đều phải tuân theo quản lý đó. Con người tạo
ra
của cải vật chất bằng sức lao động. Lao động được đo lường bằng thời gian. Với
một mục tiêu nhất định con người phải thực hiện trong một thời gian lao động ít
nhất, hay
nói một cách khác thì trong một thời gian lao động nhất định kết quả đạt
được phải
cao nhất. Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu (thời gian hao phí lao động thấp nhất).
Điều này có nghĩa là với mức chi phí nhất định thì doanh nghiệp phải đạt kết quả tối
đa hoặc ngược lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu.
Tuy nhiên, để hiểu rõ
bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản
xuất kinh doanh, cũng cần
phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất
kinh doanh. Trước đây trong lý luận cũng như thực tiễn đã tồn
tại sự nhầm lẫn giữa
hai phạm trù hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh
doanh, khi đó đã coi
kết quả là mục đích và coi hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu.
Từ quan niệm nhầm lẫn đó dẫn đến sự hạn chế trong phương pháp luận giải quyết
vấn đề, đôi khi người ta hay coi đạt được kết quả là đạt được hiệu quả và rõ ràng điều
14


đó có nghĩa là không cần chú ý đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là quan niệm
sai lầm và cần phải được thay đổi.
+ Hiện nay, chúng ta có thể hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh
doanh nhất định, kết quả cần đạt bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp
có thể là những đại lượng có thể cân, đo, đong đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi
loại, doanh thu, lợi nhuận… và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất

lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của hãng, chất lượng sản phẩm…

Như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. Trong khi đó trong khái
niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh, người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả

(đầu ra)
và chi phí
(các nguồn lực đầu vào)
để đánh giá hiệu quả sản kinh doanh.

Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có
thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Tuy nhiên, sử dụng đơn vị

hiện vật để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ vấp phải khó khăn là giữa “đầu
vào” và “đầu ra” không có cùng một đơn vị đo lường, còn việc sử dụng đơn vị giá
trị
luôn luôn đưa các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường tiền tệ. Vấn
đề
được đặt ra là hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu hay phương tiện của
kinh
doanh? Trước tiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh việc thực hiện mục

tiêu của
doanh nghiệp đạt được ở trình độ nào. Nhưng xem xét hiệu quả kinh tế
không chỉ
dừng ở đó mà thông qua đó có thể phân tích, tìm ra các nhân tố cho phép
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ đó có thể có các giải pháp nhằm đạt
mục tiêu của
doanh nghiệp ở mức độ cao hơn với chi phí về nhân tài, vật lực và tiền
vốn ít hơn. Như
vậy, nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu
cần đạt và trong
nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để
nhận biết khả năng tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả.
Như đã đề cập trên, bản chất hiệu quả hoạt động kinh doanh là hiệu quả của lao
động xã hội, được so sánh giữa chất lượng kết quả lợi ích thu được với lượng hao phí
lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả hoạt động kinh doanh là tối đa hóa kết quả
hoặc tối thiểu hóa chi phí trên nguồn vốn sẵn có. Hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt

được trên cơ sở nâng cao năng suất lao động và chất lượng công tác. Để đạt hiệu
quả ngày càng cao và vững chắc, đòi hỏi các nhà kinh doanh không những nắm
15

chắc các tiềm năng tiềm ẩn về lao động, vốn, kỹ thuật… mà còn phải nắm vững tình
hình cung
cầu hàng hóa trên thị trường, đối thủ cạnh tranh…hiểu được thế mạnh
thế yếu của doanh nghiệp để khai thác hết mọi tiềm năng hiện có, tận dụng được
những cơ hội
vàng của thị trường, ngoài ra phải nghiên cứu và nhận thức một cách
đầy đủ bản chất và các quan điểm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ việc
đánh giá đúng hiệu
quả, cho phép doanh nghiệp phát hiện khả năng và tìm đúng

biện pháp để nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh:
- Thứ nhất, cần phân biệt sự khác nhau và mối quan hệ giữa kết quả kinh tế với
hiệu quả kinh tế. Về hình thức, hiệu quả kinh tế luôn là một phạm trù so sánh thể hiện
mối tương quan giữa cái phải bỏ ra và cái thu về được. Kết quả kinh tế chỉ là yếu tố

cần thiết để tính toán và phân tích hiệu quả kinh tế. Tự bản thân mình, kết quả chưa

thể hiện được nó tạo ra ở mức nào và với chi phí bao nhiêu (Nguyễn Đình Phan &

Nguyễn Kế Tuấn, 2007).
- Thứ hai, phân biệt hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế của

doanh nghiệp là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế mà

doanh nghiệp đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả xã hội phản
ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất
định. Các mục tiêu xã hội thường là: giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
trong phạm vi toàn xã hội, phạm vi từng khu vực, nâng cao trình độ văn hóa, nâng
cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường… Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp còn
thể hiện ở đóng góp của doanh nghiệp vào việc đạt mục tiêu kinh tế xã hội của toàn
bộ nền kinh tế quốc dân như đóng góp vào ngân sách, vào sự tăng trưởng kinh tế,
Hiệu quả kinh tế là tiền đề vật chất của hiệu quả xã hội. Nếu hiệu quả kinh tế

của doanh nghiệp giảm tức là doanh nghiệp mất đi khả năng cạnh tranh thiếu sức
sống
và trở thành gánh nặng cho nhà nước. Vì thế doanh nghiệp không thể đạt được
mục
tiêu xã hội.
+ Về mặt định lượng: biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được so với

chi phí bỏ ra, chênh lệch giữa kết quả thu về và chi phí đã bỏ ra càng lớn thì hiệu quả
kinh tế càng cao và ngược lại.
+ Về mặt định tính: mức độ hiệu quả kinh tế cao thu được phản ánh sự cố gắng,
nỗ lực, trình độ và năng lực quản lý ở các khâu, các cấp quản lý và sự gắn bó của việc

×