Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

nghiên cứu bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra trên cá tầm (acipenser spp.) nuôi tại lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 97 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



LÊ PHƯỚC THUẦN


NGHIÊN CỨU BỆNH DO VI KHUẨN VÀ NẤM GÂY RA
TRÊN CÁ TẦM (Acipenser spp.) NUÔI TẠI LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản
Mã ngành: 60.62.70


LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. VÕ THẾ DŨNG
TS. NGUYỄN HỮU DŨNG




NHA TRANG - NĂM 2012

i


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do chính bản
thân tôi thực hiện dưới sự chỉ bảo tận tình và chu đáo của TS. Võ Thế Dũng –Viện
nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 3 và TS. Nguyễn Hữu Dũng – Trường đại học Nha
Trang cùng các anh, chị thuộc phòng Công nghệ sinh học – Viện nghiên cứu nuôi
trồng Thủy sản 3.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả
Lê Phước Thuần
ii


LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Nha
Trang, Khoa Nuôi Trồng Thuỷ Sản, Khoa đào tạo sau Đại học đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ban lãnh đạoViện Nghiên cứu Nuôi Trồng
Thuỷ Sản 3, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian, trang thiết bị, cơ sở thí nghiệm
trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự chỉ dẫn tận tình, chu đáo của cán bộ
hướng dẫn TS. Võ Thế Dũng và TS. Nguyễn Hữu Dũng đã giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn về phương pháp nghiên cứu và báo cáo khoa học.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của các anh, chị
phòng Công nghệ Sinh học Viện nghiên cứu NTTS-3, các bạn, các em sinh viên trong
quá trình thực hiện luận văn và sự truyền đạt những kiến thức quý báu của các thầy, cô
giảng viên đã tham gia giảng dạy khoá học.
Cuối cùng, cho phép tôi được bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia

đình, bạn bè đã luôn động viên khích lệ tinh thần cho tôi trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.

Tác giả
Lê Phước Thuần
iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH vi

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1. Sơ lược về hình thái phân loại, phân bố, đặc điểm sinh học, sinh sản và giá trị
của họ cá tầm Acipenseridae: 4

1.1.1. Đặc điểm phân loại, hình thái và phân bố của cá tầm: 4

1.1.2. Đặc điểm sinh học, sinh sản cá tầm: 5


1.1.3. Giá trị cá tầm: 7

1.2. Tình hình nuôi cá tầm trên Thế giới và Việt Nam: [1] 10

1.2.1. Tình hình nuôi cá tầm trên Thế giới: 10

1.2.2. Tình hình nuôi cá tầm ở Việt Nam: 11

1.2.3. Nuôi cá tầm ở Lâm Đồng: 16

1.3. Tình hình nghiên cứu dịch bệnh trên cá tầm: 18

1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới: 18

1.3.1.1. Bệnh do vi khuẩn: 18

1.3.1.2. Bệnh do nấm: 23

1.3.1.3. Bệnh do virus: 26

1.3.1.4. Bệnh do ký sinh trùng: 28

1.3.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam: 30

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu: 31

2.2. Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu: 31


2.3. Phương pháp nghiên cứu: 31

2.3.1. Sơ đồ khối nghiên cứu: 32

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu bệnh do vi khuẩn: 33

2.3.2.1. Phương pháp nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn: 33

iv

2.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu độ nhạy kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh 35

2.3.2.3. Phương pháp gây cảm nhiễm vi khuẩn gây bệnh: 36

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu bệnh do nấm: 37
2.3.3.1. Môi trường nuôi cấy nấm: 38

2.3.3.2. Phương pháp nuôi cấy và phân loại nấm: 38

2.4. Phương pháp xử lý số liệu: 39

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40

3.1. Nhận xét chung về hiện trạng nghề nuôi cá tầm nói riêng và nuôi cá nước lạnh
nói chung tại Lâm Đồng: 40

3.2. Một số bệnh thường gặp trên cá tầm nuôi thương phẩm tại Lâm Đồng xuất hiện
trong thời gian nghiên cứu: 41


3.2.1. Bệnh xuất huyết, lở loét: 42

3.2.2. Bệnh sưng miệng: 43

3.2.3. Bệnh cá bơi quay, mất định hướng: 44

3.3. Kết quả kiểm tra tổng thể các mẫu cá thu được: 44

3.4. Kết quả nghiên cứu tác nhân gây bệnh trên cá tầm nuôi thương phẩm: 46
3.4.1. Bệnh do vi khuẩn: 46

3.4.1.1. Kết quả thu mẫu: 46

3.4.1.2. Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn: 46

3.4.1.3. Đặc điểm một số loài vi khuẩn phân lập được: 51

3.4.1.4. Tính nhạy cảm của các loài vi khuẩn có tần số bắt gặp cao đối với một
số kháng sinh thông dụng: 56

3.4.1.5. Thí nghiệm cảm nhiễm: 58

3.4.2. Bệnh do nấm: 66

3.4.2.1. Kết quả thu mẫu: 66

3.4.2.2. Kết quả phân lập và định danh nấm: 68

3.4.2.3. Kết quả cảm nhiễm nấm: 71


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

PHỤ LỤC 83



v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

S‰: Độ mặn
t
0
C: Nhiệt độ
TB: Trung bình
ĐK: Đường kính
%: Phần trăm
Mcg: Microgam
KST: Ký sinh trùng
CĐCN: Cường độ cảm nhiễm
TLCN: Tỷ lệ cảm nhiễm
TSBG: Tần số bắt gặp
VK: Vi khuẩn
KSĐ: Kháng sinh đồ
NT: Nghiệm thức
vi


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Cá tầm Nga Russian Sturgeon Acipenser gueldenstaedtii Brandt & Ratzeburg, 1833 4
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 32
Hình 2.2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu bệnh do vi khuẩn 33
Hình 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm cảm nhiễm bệnh do vi khuẩn 36
Hình 2.4: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu bệnh do nấm 37
Hình 3.1: Nuôi cá trong ao nước chảy ở Giang Ly 41
Hình 3.2: Nuôi cá tầm trong lồng ở hồ Tuyền Lâm 42
Hình 3.3: Cá tầm bị bệnh xuất huyết 43
Hình 3.4: Cá tầm bị bệnh sưng miệng 43
Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn TSBG các mẫu cá tầm 46
Hình 3.6: Cá tầm chết không có dấu hiệu 46
Hình 3.7: Sơ đồ biểu thị tần số bắt gặp các loài VK trên cá tầm bị xuất huyết, lở loét 48
Hình 3.8: Đồ thị biểu thị tần số bắt gặp các loài VK trên cá tầm bị sưng miệng 49
Hình 3.9: Đồ thị biểu thị TSBG các loài VK trên cá tầm bơi quay, mất định hướng 51
Hình 3.10: Khuẩn lạc Aeromonas hydrophyla (độ phóng đại 100x) 52
Hình 3.11: Kết quả định danh Aeromonas hydrophyla bằng test API-20E 52
Hình 3.12: Khuẩn lạc Bukholderia cepacia 52
Hình 3.13: Khuẩn lạc Serratia odorifera 53
Hình 3.14: Khuẩn lạc Enterobacter sakazakii 53
Hình 3.15: Khuẩn lạc Hafnia alvei 54
Hình 3.16: Khuẩn lạc Streptococcus sp 54
Hình 3.17: Kháng sinh đồ của các loài VK phân lập từ cá tầm bệnh 58
Hình 3.18: Bể TN cảm nhiễm cá tầm 59
Hình 3.19: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ chết của cá tầm cảm nhiễm Streptococcus sp. 60
Hình 3.20: TN cảm nhiễm VK Streptococcus sp. lên cá tầm khỏe 61
Hình 3.21: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ chết của cá tầm cảm nhiễm Aeromonas hydrophyla 63
Hình 3.22: TN cảm nhiễm VK Aeromonas hydrophyla lên cá tầm khỏe 63
Hình 3.23: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ chết của cá tầm cảm nhiễm Pseudomonas cepacia 66
Hình 3.24: TN cảm nhiễm VK Pseudomonas cepacia lên cá tầm khỏe 66

Hình 3.25: Cá tầm bị lở loét được phân tích sự cảm nhiễm nấm 67
Hình 3.26: Khuẩn lạc nấm N1 trên môi trường PDA 68
Hình 3.27 : Nấm Saprolegnea sp. phân lập từ cá tầm 69
Hình 3.28: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ chết của cá tầm cảm nhiễm Saprolegnia sp 72
vii


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

Bảng 1.1: Giá trị dinh dưỡng của thịt cá tầm 8
Bảng 1.2: Thành phần dinh dưỡng của Caviar 9
Bảng 1.3: Các loài nấm được tìm thấy trên cá tầm [32] 25
Bảng 3.1: Phân bố mẫu cá tầm thu 44
Bảng 3.2: Các thông số về số lượng, chiều dài, khối lượng mẫu thu 45
Bảng 3.3: Tần số bắt gặp các mẫu cá tầm thu 45
Bảng 3.4: Tần số bắt gặp các loài VK trên cá tầm bị xuất huyết, lở loét 47
Bảng 3.5: Tần số bắt gặp các loài VK trên cá tầm bị sưng miệng 49
Bảng 3.6: Tần số bắt gặp các loài VK trên cá tầm bơi quay, mất định hướng 50
Bảng 3.7: Đặc điểm sinh hóa của một số loài VK phân lập được bằng test API-20E 55
Bảng 3.8: Kết quả kháng sinh đồ của một số loài VK có TSBG cao 56
Bảng 3.9: Kết quả thí nghiệm cảm nhiễm VK Streptococcus sp. lên cá khỏe. 59
Bảng 3.10: Kết quả thí nghiệm cảm nhiễm VK Aeromonas hydrophyla lên cá khỏe 62
Bảng 3.11: Kết quả thí nghiệm cảm nhiễm VK Pseudomonas cepacia lên cá khỏe 65
Bảng 3.12: Tổng thể các mẫu cá tầm được kiểm tra bệnh nấm 67
Bảng 3.13: TSBG nấm trên cá tầm bệnh 68














1

MỞ ĐẦU
Cá nước lạnh gồm cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) và cá tầm (Acipencer sp.)
được du nhập vào Việt Nam từ đầu năm 2005. Đối với cá tầm, đây là loài cá quý, có
giá trị dinh dưỡng cao, sản phẩm từ cá tầm được ưa chuộng trên thị trường quốc tế, đặc
biệt là trứng cá tầm được xếp vào loại thực phẩm hiếm và cao cấp. Trong nỗ lực nhằm
đa dạng hóa thành phần loài trong nuôi trồng thủy sản, thì cá tầm là đối tượng nuôi
mới, nhiều tiềm năng phát triển cho ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi
cá nước lạnh nói riêng.

Với điều kiện môi trường tự nhiên thích hợp, vài năm trở lại đây, việc nuôi thử
nghiệm cá tầm ở Việt Nam đã được tiến hành ở nhiều khu vực miền núi, nơi có khi
hậu ôn hòa. Con cá tầm lần đầu tiên được nuôi thử nghiệm ở lòng hồ Nà Hang (Tuyên
Quang) nhưng số lượng không nhiều, chỉ vài ngàn con. Sau đó được nuôi mở rộng ra
về cả quy mô và diện tích ở các lòng hồ thủy điện như hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt (Lâm
Đồng), hồ Thuỷ điện Đa Mi (Bình Thuận), hồ thủy điện Vĩnh Sơn (Bình Định), hồ
thủy điện Buôn Tu Srah (Daklak), hồ Cấm Sơn (Bắc Giang), Văn Chấn và hồ Thác Bà
Tại Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng cho kết quả rất khả quan. Tốc độ
tăng trưởng của cá nuôi ở Việt Nam nhanh hơn so với các nơi khác trên thế giới. Kết
quả đã khẳng định điều kiện tự nhiên của những địa phương này hoàn toàn phù hợp và
rất khả thi trong việc mở rộng mô hình ở quy mô công nghiệp.

Đây là những đối tượng mới nên những nghiên cứu về chúng trên thế giới mà
đặc biệt là ở Việt Nam còn chưa nhiều. Các nghiên cứu lại thường tập trung vào hoàn
thiện quy trình sản xuất giống, nuôi thương phẩm mà chưa có nhiều nghiên cứu về tình
hình dịch bệnh và quản lý sức khỏe cho cá nuôi. Cho nên nguy cơ bệnh trên cá và
bùng phát thành dịch là luôn có thể xảy ra.
Tại Lâm Đồng Từ tháng 9/2006, cá tầm bắt đầu được đưa vào nuôi thử nghiệm
và phát triển. Đây là đối tượng có thể thích nghi và phát triển tốt tại một số địa phương
trong tỉnh (hồ Tuyền Lâm, Giang ly, Lâm Hà, Di Linh…) mở ra triển vọng mới cho
phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng trên địa bàn tỉnh. Lâm
Đồng là tỉnh có tiềm năng lớn cho phát triển nghề nuôi cá tầm do có điều kiện khí hậu
mát mẻ, thủy văn phù hợp; nhiệt độ dao động từ 15–23
0
C, trung bình 19
0
C; lượng mưa
khá lớn, trung bình 1.654 mm/năm; độ ẩm cao 86%.
2

Tuy nhiên, là đối tượng nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài, cộng với việc quản lý
chưa tốt nên trong quá trình nuôi cá tầm thường xuất hiện các dấu hiệu bệnh như: xuất
huyết trên thân, gốc vây, miệng, lở loét, cá bơi quay, không định hướng, , khi giải
phẩu bên trong thì thấy nội quan bị tổn thương, ruột sưng, xuất hiện nhiều chất dịch
trong cơ thể… đây là những dấu hiệu bệnh lý chính của bệnh do vi khuẩn và có thể là
nấm gây ra trên các đối tượng NTTS.
Xuất phát từ thực tiễn trên chúng ta có thể thấy rằng những nghiên cứu về các
tác nhân gây bệnh trên cá tầm đang được nuôi đồng thời đưa ra cơ sở khoa học cho
việc phòng và trị bệnh cho loài cá nhiều tiềm năng này là vô cùng cần thiết.
Chính vì thế được sự đồng ý của Hội đồng xét duyệt đề cương luận văn cao học
chuyên ngành NTTS trường Đại học Nha Trang, Viện nghiên cứu NTTS-3 và các thầy
cô, cán bộ hướng dẫn, tôi đã thực hiện đề tài:

“Nghiên cứu bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra trên cá tầm (Acipenser spp.)
nuôi tại Lâm Đồng.”
Mục tiêu của đề tài:
Xác định được dấu hiệu bệnh lý, thành phần tác nhân là vi khuẩn và nấm gây
bệnh trên cá tầm nuôi để làm cơ sở cho việc nghiên cứu phòng trị bệnh sau này.
Nội dung
- Điều tra một số bệnh thường gặp trên cá tầm.
- Mô tả các dấu hiệu bệnh lý thường gặp.
- Xác định tác nhân ký sinh gây bệnh trên cá tầm là vi khuẩn và nấm.
- Đề xuất các biện pháp phòng và trị bệnh do các tác nhân này gây ra.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:
 Ý nghĩa khoa học:

- Lần đầu tiên thực hiện một nghiên cứu về vi khuẩn và nấm gây bệnh ở cá tầm
nuôi tại Việt Nam.
- Bổ sung thành phần vi khuẩn và nấm gây bệnh trên cá ở Việt Nam.
- Làm cơ sở cho các nghiên cứu phòng trị bệnh trên cá tầm.
 Ý nghĩa thực tiễn:
- Giúp người nuôi hiểu và nhận biết dấu hiệu của đàn cá bị nhiễm bệnh nói chung
và bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra nói riêng.
3

- Phần nào xác đinh được nguyên nhân, mùa vụ xuất hiện bệnh, giúp nâng cao
được nhận thức cũng như sự chủ động trong công tác quản lý môi trường và
dịch bệnh trên đàn cá tầm nuôi.
- Có biện pháp phòng và xử lý khi có xuất hiện bệnh trên đàn cá nuôi, góp phần
nâng cao hiệu quả nuôi và giảm được những thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
-
Học viên thực hiện
Lê Phước Thuần





















4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về hình thái phân loại, phân bố, đặc điểm sinh học, sinh sản và giá
trị của họ cá tầm Acipenseridae:
1.1.1. Đặc điểm phân loại, hình thái và phân bố của cá tầm:
Hệ thống phân loại cá tầm:
Giới: Animalia
Ngành: Chordata

Lớp: Actinopterygii
Bộ: Acipenseriformes
Họ: Acipenseridae
Giống: Acipenser (Linnaeus, 1758)
Tên tiếng Anh: Sturgeon

Hình 1.1: Cá tầm Nga Russian Sturgeon
Acipenser gueldenstaedtii Brandt & Ratzeburg, 1833
(Nguồn: )
Cá tầm thuộc họ Acipenseridae, cá có thân dài và thuôn, là loài di cư, di chuyển
nhiều và thường xuyên thay đổi vùng sinh thái. Cá tầm thuộc nhóm cá cổ, có nguồn
gốc ôn đới. Cá xuất hiện trên trái đất khoảng hơn 100 triệu năm trước và hiện chia làm
4 chủng loại khác nhau gồm 30 loài, các loài thường gặp nhất là cá tầm trắng, cá tầm
mũi ngắn, cá tầm sao, Beluga và Sterlet. Vài loài có toàn bộ vòng đời ở nước ngọt, có
loài sống ngoài biển khơi nhưng bơi ngược trở về sông để đẻ trứng. Cá tầm là một
trong những loài cá nước ngọt lớn nhất và sống lâu nhất, có con sống đến hơn 150
tuổi. Cá 12 tuổi dài chừng 1,2m và cá 20 tuổi chừng 1,8m. Con lớn nhất được tìm thấy
đến nay có khối lượng hơn 1 tấn và dài trên 4m.
5

Cá tầm thuộc loài cá xương sụn, vảy tấm, thân cá hình ống, thuôn dài, được phủ
bởi 5 hàng xương gai - vảy xương: 1 hàng trên lưng, 2 hàng ở 2 bên sườn và 2 bên
bụng. Giữa những dãy vảy xương có những tấm bản hình sao lớn nhỏ xen kẽ nhau.
Đường bên có từ 29-50 chiếc vảy xương. Da dày, nhám và không vảy, màu sắc thay
đổi tùy loài, tuổi và tùy vùng sinh thái. Miệng cá nhỏ ở phía dưới, không răng. Mũi dài
nhọn, có 4 râu dài, hình trụ cứng ở phía dưới trước miệng dùng để tìm mồi. Vây lưng
lùi về phía sau, lỗ hậu môn mở ra ở gần vây bụng. Ðuôi cá dạng chẻ đôi, phần trên của
vây đuôi có vảy sọc và dài hơn phần dưới nhiều.
Trong tự nhiên cá chỉ phân bố ở vùng Bắc Bán Cầu và thường gặp tại Bắc Ðại
Tây Dương, Bắc Thái Bình Dương, Vùng Biển Caspian, Biển Ðen, tại nhiều sông và

hồ như sông Delaware, Rhin, Garonne, Elbe, Volga, Danube và hồ Ladoga.
Cá tầm là loài di cư nên chúng di chuyển nhiều và dễ thích nghi với các điều
kiện sinh thái khác nhau, lợi dụng đặc điểm này, nhiều nước ở Châu Âu, châu Mỹ và
Châu Á đã nhập cá về nuôi và rất thành công. Các loài được nuôi phổ biến hiện nay là
cá tầm Nga, cá tầm Siberi, cá tầm trắng, cá tầm mũi ngắn, cá tầm sao, Beluga và
Sterlet. Cá tầm phân bố ở các thủy vực nước ngọt, ven biển hoặc các hồ nội địa chủ
yếu ở các nước ôn đới như: Nga, Azerbaijan, Kazakhstan, Turkmenistan, Iran,
Ukraine, Bulgaria,Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, một số nước châu Âu và Bắc Mỹ.
1.1.2. Đặc điểm sinh học, sinh sản cá tầm:
Cá tầm là loài cá ăn thịt, sống và kiếm mồi trong môi trường nước mát (lợ,
ngọt), sạch. Với chiếc mõm hình nêm, chúng sục sạo lớp đáy bùn mềm và bắt mồi
bằng cơ quan xúc giác nhạy cảm (râu). Trong tự nhiên cá có tập tính bắt mồi ở tầng
đáy, thức ăn khoái khẩu của cá tầm là các loài động vật đáy: nhuyễn thể, cá tầng đáy,
giáp xác, ốc, giun.
Cách thức bắt mồi của cá: do cấu tạo cơ quan bắt mồi của cá nằm ở phía dưới,
miệng cá phía dưới, cá không đớp mồi mà dùng 4 râu, môi nhận biết thức ăn rồi há
miệng thật rộng và đưa miệng dài ra như cái ống, hút thức ăn vào. Cá tầm thường bắt
tìm thức ăn vào ban đêm.
Trong tự nhiên, khi còn nhỏ thành phần thức ăn chính của chúng là nhuyễn thể,
giun ít tơ, ấu trùng muỗi, ấu trùng các côn trùng và tôm tép nhỏ…. Khi cá trưởng
thành thức ăn của chúng là cá nhỏ, tôm và những động vật nhỏ trong nước….
6

Trong điều kiện nuôi nhân tạo, cá có chiều dài 3,05 cm (7-10 ngày sau khi trứng
nở) cá bắt đầu ăn mồi, thức ăn chủ yếu là các côn trùng, động vật phù du như
Copepoda, Cladocera, giun ít tơ. Từ những năm 1989 công trình nghiên cứu thức ăn
cho cá thành công đã mở ra triển vọng lớn cho nghề nuôi cá tầm trên thế giới.
Đối với cá tầm mới nở cho cá ăn thức ăn tươi sống cá lớn nhanh và tỷ lệ sống
cao hơn các loại thức ăn khác (cám nhỏ và cá tạp…). Thức ăn tươi sống dùng phổ
biến hiện nay là các loại giun đốt (trùn chỉ, trùn quế). Đối với cá giống và cá trưởng

thành cho ăn thức ăn nhân tạo thuận tiện hơn nhiều trong quá trình chăm sóc và quản
lý so với sử dụng thức ăn tươi sống.
Tốc độ lớn của cá bột rất nhanh, nhưng người ta hiện vẫn chưa rõ là những con
cá con ở lại vùng nước ngọt bao lâu trước khi di cư ra biển. Sau khi đạt tới tuổi trưởng
thành 2-4 năm thì tốc độ tăng trưởng của chúng dường như là chậm lại rất nhiều, mặc
dù vẫn còn tiếp tục trong vài năm. Phần lớn cỡ cá khai thác được trong tự nhiên
khoảng 15-20 kg, đôi khi cá 10-12 năm tuổi khối lượng đạt 20-30 kg.
Cá tầm sống khỏe, ít bệnh tật, phát triển nhanh trong môi trường nước ngọt,
lạnh, sạch hàm lượng ô xy hòa tan trong nước trên 5 mg/l, pH thích hợp cho cá khoảng
7.0-8.5, nhiệt độ tối ưu cho cá tầm sinh trưởng là từ 15 đến 26
0
C, chúng có thể sống
được khi nhiệt độ cao hơn, nhưng khả năng tăng trưởng kém, nếu nhiệt độ cao kéo dài
có thể gây chết hoặc phát triển dịch bệnh. Riêng cá tầm Nga có thể thích nghi và sống
khỏe mạnh được trong điều kiện nhiệt độ nước khắc nghiệt hơn (10-29
0
C). Với sự can
thiệp của con người bằng công nghệ, cá tầm có thể sống được ở 31
0
C, nhưng trên 31
0
C
cá sẽ bỏ ăn, sinh bệnh xuất huyết, lở loét, hoại tử, và ở nhiệt độ nước trên 33
0
C cá sẽ
chết hàng loạt.
Phân biệt đực cái có ý nghĩa rất quan trọng trong kỹ thuật nuôi cá tầm. Người ta
thường phải nuôi riêng cá đực và cá cái để có chế độ chăm sóc khác nhau. Tuy nhiên
hầu hết các loài cá tầm đều rất khó phân biệt theo hình thái ngoài, nhất là khi cá chưa
phát dục đầy đủ. Người nuôi chuyên nghiệp ở Nga có thể căn cứ vào màu sắc cá

trưởng thành để phân biệt. Một số loài như cá tầm mõm ngắn (A. brevirostrum), cá
tầm Đại tây dương (A. oxyrinchus oxyrinchus) và cá tầm trắng (A. transmontanus) có
thể căn cứ hình dạng lỗ niệu sinh dục cá trưởng thành để phân biệt đực cái đạt độ
chính xác đến 82%. Hiện nay có nhiều đề tài nghiên cứu nhằm xác định sớm giới tính
7

của cá tầm nhưng kết quả chưa thực sự chưa rõ ràng và ít có khả năng áp dụng vào
thực tế sản xuất.
Cá tầm thành thục ở giai đoạn 4-6 năm tuổi hoặc hơn nữa. Do tuổi phát dục cá
tầm rất muộn và cá đực phát dục sớm hơn cá cái một vài năm, nên việc nuôi cá bố mẹ
rất tốn kém và phải chờ đợi lâu. Khi cá bố mẹ đến tuổi thành thục đòi hỏi phải trải qua
thời gian mùa đông nhất định thì buồng trứng mới chuyển sang giai đoạn IV và cho đẻ
được. Cá đẻ không liên tục, khoảng cách giữa các lần đẻ là 1-2 năm. Trong tự nhiên,
cá có thời gian thành thục chậm hơn rất nhiều, thành thục sớm hay muộn phụ thuộc rất
nhiều vào yếu tố môi trường và hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn. Vào mùa đông,
nhiệt độ nước hạ xuống cũng là lúc tuyến sinh dục của cá cũng bắt đầu phát triển
mạnh. Nhiệt độ thích hợp nhất cho tuyến sinh dục của cá phát triển là 8-12
0
C.
Theo các chuyên gia Trung Quốc, cá tầm có thể thành thục trong môi trường
nước ngọt như các loài cá truyền thống khác với thời hạn ngắn hơn (5 năm). Trung
bình cá cái nặng 15-20 kg có thể cho 10-20 vạn trứng. Trong sinh sản nhân tạo năng
suất trứng bình quân là 10.000 trứng/kg cá cái, 1kg trứng có khoảng 40.000 hạt trứng.
Kích thước trứng lớn nhất 3,5mm, nhỏ nhất 2,8mm, trung bình 3,1mm. Trứng cá tầm
có hình tròn hoặc hình bầu dục, có màu xám hoặc màu xám đen. Trứng cá thành thục
là trứng có đường kính 3.1mm trở lên, có độ bóng và đàn hồi.
Ở Nga thì việc cho cá đẻ nhân tạo đã đạt được rất nhiều thành công và có ý
nghĩa rất to lớn trong quá trình khôi phục, phát triển nguồn lợi tự nhiên và nghề nuôi
cá tầm thương phẩm hàng đầu thế giới.
1.1.3. Giá trị cá tầm:

Hiện nay, cá tầm được Thế giới biết đến và ghi nhận là dòng thực phẩm cao
cấp, quý hiếm với 2 sản phẩm chính có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao là thịt cá tầm
và trứng cá đen… Thịt cá tầm thuộc loại đặc sản, thơm ngon và trứng cá tầm đen là
món ăn cao cấp thuộc hạng “cao lương mỹ vị”. Cá có thịt trắng, dai, vị béo ngậy có
thành phần dinh dưỡng cao, dễ hấp thu và dễ tiêu hóa.
8

Bảng 1.1: Giá trị dinh dưỡng của thịt cá tầm
Thành phần dinh dưỡng
(chứa trong 90 gram cá)
Cá tươi Cá hung khói

-
Calories

-
Chất béo
-
Bão hòa (saturated)
-
Monounsaturated

- Polyunsaturated
-
Tỷ lệ Calories từ chất béo
-
Cholesterol
-
Sodium
- Chất đạ

m
-
Vitamin A (IU)
-
Th
iamine (B1) ( mg)
-
Riboflavine (mg)
-
Niacin (mg)
-
Pyridoxine (mg)
-
Folic acid (mcg)
-
Vitamin B12 (mcg)
-
Calcium (mg)
-
Sắ
t (mg)
-
Magnesium (mg)
-
Potassium (mg)
-
Kẽ
m (mg)
89
3.4 g

0.8 g
1.8 g
0.4 g
35%
51 mg
46 mg
14 g
593 IU
0.06 mg
0.06 mg
7.10 mg
0.17 mg
12.8 mcg
1.9 mcg
11.1 mg
0.6 mg
29.8 mg
241 mg
0.4 mg
147
3.7 g
0.9 g
2.0 g
0.4 g
23 %
68 mg
628 mg
27 g
795 IU
0.08 mg

0.08 mg
9.40 mg
0.23 mg
17.0 mcg
2.5 mcg
14.4 mg
0.8 mg
40.0 mg
322 mg
0.5 mg

Trong số các món ăn đặc sản của Nga, món được toàn thế giới biết đến nhiều
nhất có lẽ là trứng cá tầm hay Caviar. Ðược xem là món ăn đặc biệt dành cho người
giàu sang và giới quyền thế. Caviar, tiếng Anh hay Caviare, tiếng Pháp, phát xuất từ
tiếng Thổ Nhĩ Kỳ khavyar để chỉ trứng (roe) ướp muối của nhiều loại cá tầm khác
nhau. Caviar phải luôn luôn trữ ở 0
0
C. Giá lạnh sẽ làm hư cấu trúc tế bào, và nhiệt độ
cao hơn sẽ làm hỏng trứng.
9

Caviar của Nga còn phân loại tùy theo loài cá:
-
Sevruga caviar: Trứng nhỏ, hạt màu xậm, đường kính 2.5 mm mùi rất nặng.
-
Osetr caviar: Hạt màu nâu, đường kính 3mm, vị như “đậu”.
- Beluga caviar: Hạt lớn nhất 3-4 mm, màu xám nhạt, đắt giá nhất.
Bảng 1.2: Thành phần dinh dưỡng của Caviar

Thành phần dinh dưỡng

(chứa trong 1 thìa canh)
Hàm lượng
-
Calories
-
Chất béo
-
Bão hòa
-
Monounsaturated
-
Tỷ lệ Cal từ chất béo
-
Cholesterol
-
Chất đạm
-
Chất bột
-
Calcium
- Sodium
-
Magnesium
-
Sắt
-
Vitamin B12
-
Vitamin A
-

Riboflavin
40
2.9 g
0.7 g
0.7 g
64 %
94 mg
3.9 g
0.6 g
44 mg
240 mg
48 mg
1.9 mg
3.2 mcg
89.6 RE
0.1 mg
Caviar chứa khá nhiều vitamin B12, và là nguồn cũng cấp sắt và magnesium
cùng vitamin A khá tốt. Tuy nhiên vì chứa nhiều sodium, nên người huyết áp cao cần
thận trọng. Tyramine trong Caviar có thể hợp với chất ức chế MAO để gây huyết áp
tăng cao. Người bị migraine cũng không nên dùng.
Caviar ăn chung với khoai tây hấp là món ăn chính của ngư phủ vùng Caspian,
và dân đánh cá vùng này được nổi tiếng là có tuổi thọ cao nhất tại Nga.
10

1.2. Tình hình nuôi cá tầm trên Thế giới và Việt Nam: [1]
1.2.1. Tình hình nuôi cá tầm trên Thế giới:
Bắt đầu từ năm 1869, ở thành phố Simbiec trên sông Volga nay là thành phố
Ulianovscơ hai người là Ovxianhicov và Penxam lần đầu tiên đã thụ tinh nhân tạo cá
Acipencer ruthenus thành công. Năm 1870 trứng thụ tinh nhân tạo và cá bột của loài
này đã được gửi sang Scotlen. Năm 1874 chúng lại được gửi sang Đức. Điều này đánh

dấu công trình đầu tiên trên thế giới về sinh sản nhân tạo cá tầm [1].
Cho dù còn gặp không ít khó khăn, nghề nuôi cá tầm ở Nga vẫn được phát triển.
Năm 1919 ở Astrakhan xuất bản tài liệu hướng dẫn sinh sản nhân tạo cá tầm. Năm
1924 phát triển nghề nuôi ở Rostov-na-Đônu. Năm 1929 phát triển nghề nuôi cá tầm ở
Kuban. Thời gian đầu người ta nuôi chúng trong ao và nghiên cứu tận dụng nguồn
thức ăn tự nhiên có bổ sung cá tạp. Kết quả sau 2 năm con lai besta đạt khối lượng
800g (Popova et al, 1997) [65].
Năm 1979, Smoljanov, I.I. [70], hoàn thiện kỹ thuật cho đẻ 2 loài cá steliat (A.
ruthenus) và cá tầm Siberi hoàn toàn sống trong điều kiện nước ngọt. Sau này kỹ thuật
đã được áp dụng ở một số nước như Pháp, Mỹ, Nhật, Đức và Ba Lan. Kỹ thuật được
sử dụng nhiều nhất để nuôi cá thịt là sử dụng cá lai nhằm tận dụng ưu điểm của con bố
và con mẹ. Một thí dụ điển hình là sử dụng cá besta, là con lai giữa cá đực steliat (A.
ruthenus) và cá cái Beluga (Huso huso). Cá này sinh trưởng nhanh và thành thục sớm.
Ở Bắc Mỹ có 8 loài cá tầm phân bố, bắt gặp nhiều nhất là cá tầm trắng (A.
transmontanus), cá tầm hồ (A. fluvescens), cá tầm mũi ngắn (A. brevirostrum) và cá
tầm vàng (Scaphirhynchus albus) [1].
Nghề nuôi cá tầm Trung Quốc bắt đầu từ khoảng năm 1996, đến năm 2000 mỗi
năm sản xuất được trên 10 triệu con giống và 3.000-5.000 tấn thịt. Các loài cá nuôi chủ
yếu là cá tầm Amua (A. schrenckii), cá tầm Amua lai, cá tầm Siberi (A. baerii), cá
steliat (A. Ruthenus), cá tầm Trung Hoa (A. sinensis) và cá tầm Thìa (Polyodon
spathula). Trong số này 3 loài đầu chiếm sản lượng trên 90%. Hiện nay Trung Quốc
đã tự sản xuất 100-200 triệu cá giống/năm, nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu
của chính họ, vì thế, Trung Quốc phải nhập khẩu khoảng 5-10 triệu trứng đã thụ tinh
hàng năm. Trung Quốc tự sản xuất chủ yếu là cá tầm Amua và cá tầm lai giữa Amua
và cá Beluga (Huso huso).
11

Việc sản xuất trứng cá tầm Trung Quốc vẫn còn phụ thuộc nhiều vào đàn cá tự
nhiên nên sản lượng không nhiều. Cá nhập khẩu chủ yếu là cá tầm osetra (Acipenser
persicus), beste của Nga và cá tầm Thìa Mỹ (Polyodon spathula). Tuy nhiên số lượng

nhập khẩu không nhiều do thủ tục giấy tờ và vận chuyển phức tạp.
Có thể nói trước năm 2000 nghề nuôi cá tầm của Trung Quốc hoàn toàn tập
trung vào sinh sản nhân tạo sản xuất ra cá giống thả ra môi trường để bảo vệ nguồn lợi.
Ba đối tượng đặc hữu là cá tầm Trung Quốc (Psephurus gldius), cá tầm Trung Hoa (A.
sinensis) và cá tầm Dương Tủ (A. dabryanus) thuộc đối tượng bảo vệ cấp quốc gia.
Phương pháp chủ yếu là bắt cá bố mẹ ngoài bãi đẻ cho thụ tinh nhân tạo và ương lên
giống rồi thả lại tự nhiên. Việc cho đẻ nhân tạo cá tầm Trung Hoa dễ hơn 2 đối tượng
kia. Tuy vậy, mãi tới năm 2001 sinh sản nhân tạo loài cá này vẫn còn gặp nhiều khó
khăn, nguyên nhân do tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của cá bột rất thấp[1].
Sau chiến tranh thế giới thứ hai nghề nuôi cá tầm được phát triển trở lại ở Liên
Xô cũ và có những bước phát triển vượt bậc. Nhưng từ năm 2000 sản lượng cá tầm
nuôi của Trung Quốc đã vượt lên đứng đầu thế giới.
Nghề nuôi cá tầm thế giới bắt đầu phát triển từ khoảng năm 1995. Sau 2-3 năm
sản lượng cá nuôi tăng lên nhanh chóng. Từ năm 2003 trở lại đây sản lượng cá tầm
tăng lên đột ngột do Trung Quốc, Chi Lê và một số nước công nghiệp phát triển như
Tây Ban Nha, Đức, Ý tham gia vào thị trường này.
Hiện nay, nước có nghề nuôi cá tầm gồm: Áo, Azerbaijan, Bỉ, Bulgaria, Chi Lê,
Estonia, Pháp, Đức, Hungary, Italia, Latvia, Ba Lan, Rumania, Slovenia, Tây Ban
Nha, Trung Quốc, Ukraine, Nga, Hoa Kỳ, Uruguay .
Các loài cá nuôi chủ yếu gồm: cá tầm trắng, cá tầm Siberi, cá Steliat, cá Beluga,
Beste, cá tầm sông Đanup, cá tầm Nga, cá tầm Ship….
1.2.2. Tình hình nuôi cá tầm ở Việt Nam:
Các loài cá nước lạnh như cá hồi, cá tầm đã được các nước Nga, Pháp, Tây
Ban Nha, Thụy Điển, Ba Lan, Ý, Đức, Mỹ… nuôi từ rất lâu và cho nhiều kết quả khả
quan. Ở VN, thông qua đầu tư của Nhà nước, nỗ lực của các tổ chức KH-CN, các tổ
chức, cá nhân, đến nay nhóm cá tầm, cá hồi đã du nhập vào nước ta và trở thành đối
tượng nuôi mới ở nhiều vùng, góp phần tạo công ăn việc làm cho một bộ phận cư dân
miền núi.
12


Tuy nhiên, phát triển cá tầm, cá hồi tại VN vẫn mang tính tự phát, chưa có luận
cứ làm cơ sở cho việc phát triển hai nhóm đối tượng này một cách bền vững tại các
vùng có tiềm năng.
Ở Việt Nam, đề tài thử nghiệm di giống và nuôi cá tầm Nga được thực hiện đầu
tiên năm 2000 tại Đà Lạt do TS. Nguyễn Quốc Ân, Viện Nghiên cứu NTTS-3 chủ trì.
Tuy nhiên, do qui định của CITES, nước Nga cấm nghiêm ngặt việc xuất trứng cá tầm
nên đề tài đã dừng lại vì không nhập được trứng thụ tinh về ương ấp. Năm 2003-2004,
Viện nghiên cứu NTTS-1 thông qua dự án hợp tác với Phần Lan đã đưa được trứng cá
tầm Siberi và cá tầm Nga về nuôi thử nghiệm tại Sapa thành công.
Từ năm 2005, Viện Nghiên cứu NTTS-1 đã khởi động dự án nhập công nghệ
sản xuất giống, đề án nuôi thử nghiệm cá nước lạnh tại Thác Bạc (Sa Pa, Lào Cai), sau
đó chuyển vào nuôi thử nghiệm tại tỉnh Lâm Đồng vào năm 2007. Đến nay, phong trào
nuôi cá nước lạnh đã phát triển mạnh trên 21 tỉnh, điển hình là Lào Cai, Lâm Đồng,
Lai Châu, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La.
Tháng 4/2006, Viện NCNTTS-3 thử nghiệm nuôi ở Đà Lạt một số ít cá tầm cỡ
lớn (2 kg/con) nhập về từ Sapa. Cá thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở đây và có tốc
độ tăng trưởng rất nhanh. Đến tháng 8 /2008 đạt khối lượng 10-15 kg/con. Từ đó nhiều
doanh nghiệp, cá nhân đã mở rộng mô hình nuôi cá tầm và bước đầu đã thành công.
Hàng loạt trại nuôi đã xuất hiện với số lượng và quy mô ngày càng tăng ở các
tỉnh vùng Đông Bắc, Tây Bắc. Tại hồ Thác Bà, Yên Bái, cá tầm được nuôi trong lồng
1 năm đạt cỡ 3-4 kg. Tuy nhiên, có thời kỳ trong năm nhiệt độ nước cao, có thể làm cá
chết. Đến nay, đã phát triển nuôi quy mô lớn theo hình thức nuôi lồng trên hồ chứa
nhưng chưa có quy hoạch cụ thể, chưa có quy trình nuôi chuẩn, phong trào muôi vẫn
mang tính tự phát.
Đối với lĩnh vực nghiên cứu và du nhập nuôi các loài cá nước lạnh, từ năm
2002 Nhà nước đã sớm quan tâm, đầu tư nghiên cứu, nhập công nghệ phục vụ phát
triển nuôi cá tầm, đã có hàng loạt dự án nhập công nghệ, đề tài nghiên cứu về sản xuất
giống và nuôi thương phẩm cá tầm được phê duyệt.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Thủy sản, đến nay có 22 tỉnh đang nuôi cá
hồi, cá tầm, tập trung lớn ở các tỉnh như: Lào Cai, Lai Châu, Bình Thuận, Lâm

Đồng và nhiều tỉnh có diện tích tiềm năng lớn như Sơn La, Yên Bái, Thái Nguyên,
Bắc Giang, Phú Thọ
13

Diện tích có thể nuôi được cá tầm ở Tây Nguyên rất lớn, đặc biệt nuôi tại các hồ
chứa với khoảng 54.000ha. Trong khi đó, diện tích thích hợp để nuôi cá hồi ở Tây
Nguyên chỉ khoảng 250ha. Đây chính là tiềm năng của Tây Nguyên nếu phát triển
nuôi cá tầm, có thể nuôi thương phẩm hoặc nuôi để lấy trứng.
Trên thực tế hiện nay, không chỉ ở các tỉnh vùng cao phía Bắc có nhiệt độ lạnh
quanh năm hay các tỉnh Tây Nguyên mà ngay cả một số vùng như Thanh Hóa, Nghệ
An, Thừa Thiên Huế… hay thậm chí các tỉnh Duyên hải miền Trung đều có những
vùng có khí hậu thích hợp với nuôi cá tầm, ví như: Trên hồ Đa Mi, tỉnh Bình Thuận,
Cty cá tầm Việt Nam và Cty cổ phần cá tầm long Đạ Mi đã đầu tư nuôi cá tầm rất
thành công trong 30 lồng với 23.000 con trên diện tích 30ha.
Tháng 11-2011 thành lập cơ sở nuôi trồng thứ 5 tại tỉnh Đắk Lắk, được đánh giá
là trại nuôi Cá tầm có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Đối với lĩnh vực nghiên cứu và du nhập nuôi các loài cá nước lạnh, từ năm
2002, Nhà nước đã sớm quan tâm, đầu tư nghiên cứu, nhập công nghệ phục vụ phát
triển nuôi cá tầm, đã có hàng loạt dự án nhập công nghệ, đề tài nghiên cứu về sản xuất
giống và nuôi thương phẩm cá tầm được phê duyệt. Đến nay đã xây dựng đàn cá phục
vụ nghiên cứu sinh sản nhân tạo, nuôi lấy trứng và đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, đã
bước đầu làm chủ công nghệ ương cá giống, nuôi thương phẩm cá tầm. Đến nay đã
bước đầu làm chủ công nghệ ương cá giống, nuôi thương phẩm, tuy nhiên kết quả
chưa ổn định, chưa làm chủ công nghệ sinh sản nhân tạo, sản xuất trứng.
Thông qua đầu tư của Nhà nước, tư nhân và với sự hỗ trợ của các tổ chức,
chuyên gia quốc tế, đến nay Việt Nam đã nhập được cá tầm Siberi, cá tầm Trung Hoa,
cá tầm Nga (A.gueldenstaedtii), cá tầm Đức (hay cá tầm Beluga) (Huso huso), cá tầm
lai (lai giữa 2 loài A.ruthenus x Huso huso).
Trong lĩnh vực nghiên cứu, lưu giữ và sản xuất giống nhân tạo, hiện nay, Viện
Nghiên cứu NTTS-1 đang lưu giữ khoảng 60 cặp cá tầm Siberi bố mẹ (Khối lượng

trung bình 15kg/con), và 20 con cá tầm Trung hoa bố mẹ, trọng lượng trung bình
khoảng 12kg/ con.
Hiện vẫn chưa chủ động việc sản xuất giống cá tầm, đề tài nghiên cứu kỹ thuật
sinh sản nhân tạo mới được tiến hành tại Viện nghiên cứu NTTS-1. Dự án nhập công
nghệ sản xuất giống cá tầm Trung hoa đã thu được một số kết quả, đã bắt đầu cho sinh
sản được một đợt tại Sapa, tuy nhiên hiện quy trình công nghệ không được tiếp tục
14

thực hiện. Bên cạnh đó, công ty cá tầm phương Bắc cũng đã có được những kết quả
sinh sản nhân tạo cá tầm ban đầu, tuy nhiên đây cũng mới là những thử nghiệm chưa
có những số liệu công bố chính thức.
Hiện nay, đang thực hiện khảo nghiệm quy trình ấp trứng cá tầm đã thụ tinh và
ương từ cá bột lên cá tầm giống; quy trình ấp trứng cá tầm Đức (hay cá tầm Beluga)
(Huso huso) đã thụ tinh và ương từ cá bột lên cá giống, khảo nghiệm cá tầm Nga
(Acipenser gueldenstaedtii) giai đoạn nuôi thương phẩm, khảo nghiệm quy trình ấp
trứng cá tầm Sterlet (Acipenser ruthenus) đã thụ tinh và ương từ cá bột lên cá giống.
 Các loài cá tầm đang được nuôi ở Việt Nam:
Hiện trên thế giới, cá tầm có 2 họ là họ cá tầm (Acipenseridae) và họ cá tầm
Thìa (Polyodontidae), trong đó có 6 chi và 30 loài khác nhau.
Tuy nhiên, hiện nay theo thống kê chỉ có 4 loài chính là cá tầm Nga (Acipenser
gueldenstaedtii), cá tầm Siberi (A. Baerii), cá tầm Ý (A. Naccarii), cá tầm Sterlet (A.
Ruthenus) và 1 con lai giữa loài cá Beluga (Huso huso) được nuôi phổ biến ở Việt
Nam vì chất lượng thương phẩm tốt, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Đặc điểm một số loài cá tầm đang được nuôi chủ yếu ở Việt Nam
 Cá tầm Sterlet
Tên khoa học: Acipenser ruthenus (Linnaeus, 1758)
Tên tiếng Anh: Sterlet Sturgeon
Loài cá tầm Sterlet sống ở biển Caspian, Biển Đen, Azov, Baltic, di cư vào
các sông như Volga, Đa-nup để sinh sản hàng năm. Cá tầm Sterlet là loài cá tầm cỡ
nhỏ nhất trong họ cá tầm, con lớn nhất nặng 16 kg, dài từ 100-125 cm. Nguồn thức ăn

chủ yếu của cá là động vật đáy như giáp xác, giun, ấu trùng côn trùng, nhuyễn thể. Cá
có tuổi thọ từ 22-25 năm. Tuổi thành thục của cá cái từ 3-7 năm và cá đực từ 5-12
năm. Sức sinh sản từ 15000-44000 trứng/cá mẹ. Thời gian sinh sản từ giữa tháng 4 đến
đầu tháng 6 khi nhiệt độ nước dao động từ 12-17
0
C. Cá tầm Sterlet được dùng để tạo
con lai như:
 Sterlet x Beluga
 Sterlet x Siberian
 Sterlet x Diamondback
 Cá tầm Nga
Tên khoa học: Acipenser gueldenstaedtii Brandt, 1833
15

Tên tiếng Anh: Russian Sturgeon
Cá tầm Nga phân bố chủ yếu ở Azerbaijan, Bulgaria, Georgia, Iran,
Kazakhstan, Romania, Nga, Thổ Nhĩ kỳ và Ukraine. Cá có mõm ngắn, tù, râu tròn
nằm gần cuối mõm, môi dưới bị gián đọan. Cá ở sông Volga đi vào sông từ tháng 3
sau khi băng tan và bắt đầu quá trình di cư kéo dài đến tháng 11. Cá đực ở sông Volga
thành thục từ 8-14 tuổi, cá cái từ 10-15 tuổi. Loài cá này có thể lớn cỡ 190 cm nặng 23
kg. Cá tầm Nga không thể sinh sản và thành thục sớm nên trong tự nhiên quần đàn của
chúng rất nhỏ, được xếp vào sách đỏ thế giới ở mức báo động đỏ.
 Cá tầm Siberi
Tên khoa học: Acipenser baerii Brandt, 1833
Tên tiếng Anh: Siberian Sturgeon
Loài này diện khắp các lưu vực sông lớn Xibia chảy hướng bắc vào biển Kara,
biển Laptev và biển Đông Xibia, bao gồm sông Ob, sông Yenisei (cấp nước cho hồ
Baikal qua sông Angara) sông Lena và sông Kolyma. Nó cũng được tìm thấy ở
Kazakhstan và Trung Quốc ở sông Irtysh một nhánh chính của sông Ob. Cá tầm Siberi
cá tầm thường nặng khoảng 65 kg và có sự khác nhau về kích thước giữa các vùng

sống khác nhau Trọng lượng tối đa là 210 kg. Như với tất cả các loài khác, cá tầm
Sibericó tưởi thọ lên đến 60 năm và chậm đạt tới thành thục sinh dục (con đực 11-24
năm, con cái 20-28 năm). Chúng đẻ trứng trong dòng sông suối chảy mạnh trên đá
hoặc sỏi nền. Tại Việt Nam, các loài cá này đang được nuôi trong 2 loại hình là trong
ao nước chảy và lồng trên hồ chứa. Ở cả 2 loại hình, mật độ nuôi tùy thuộc vào kích cỡ
và lượng ôxy hòa tan tự nhiên trong nước, có thể đạt 30 kg/m
3
.
 Cá tầm Beluga (Huso Huso)
Tên khoa học: Huso huso Linnaeus , 1758
Tên tiếng Anh: European sturgeon hoặc Beluga
Đây là loài cá tầm thuộc chi Huso trong họ Acipenseridae của bộ
Acipenseriformes, chúng có tập tính bơi ngược dòng sông để đẻ trứng. Theo đó, loài
này đôi khi được ví giống như cá biển, tuy nhiên, hầu hết các nhà khoa học xem xét là
cá sông. Nó được tìm thấy chủ yếu trong lưu vực biển Caspi và biển Đen, đôi khi cũng
tìm thấy ở biển Adriatic. Cá tầm Beluga có kích thước lớn, tối đa dài 6 mét, nhưng lớn
khá chậm và muộn phát dục, thông thường kích thước cá cái lớn hơn cá đực khoảng
20%. Chúng có thể sống tới 150 năm.
16

 Cá tầm Ý
Tên khao học: Acipenser Naccarii Bonaparte, 1836
Tên tiếng Anh: Adriatic Sturgeon
Loài cá tầm này phân bố chủ yếu ở Phía Nam Châu Âu, đặc biệt là vùng nước
ngọt ở khu vực phía Bắc nước Ý trong lưu vực của các con sông lớn như Adige,
Brenta, Bacchiglione, Livenza, Piave, Tagliamento, và Po. Arlati và các cộng sự năm
1988 đã cho sinh sản thành công loài này trong điều kiện nhân tạo, mù vụ sinh sản của
chúng ngoài tự nhiên là vào khoảng tháng 5-7 hằng năm, cá đẻ trứng trong nước ngọt
sau 1 thời gian sinh trưởng ở vùng cử sông, xảy ra trong vùng đáy cát hoặc bùn ở độ
sâu 10-40m.

1.2.3. Nuôi cá tầm ở Lâm Đồng:
Năm 2003-2004, Viện NCNTTS-1 thông qua dự án hợp tác quốc tế với Phần
Lan đã đưa được trứng cá tầm Siberi và cá tầm Nga về nuôi thử tại Sapa thành công.
Năm 2005, một số giống cá đã chuyển vào nuôi ở Đà Lạt thành công, đó là cơ sở để
các doanh nghiệp mở rộng qui mô. Năm 2007-2008, công ty cá tầm Việt Nam đã sản
xuất được gần 100 tấn cá tầm tại hồ Tuyền Lâm và Đa Nhim, Lâm Đồng, đem lại
nguồn thu đáng kể.
Thực hiện quyết định 1045/QĐ- UBND ngày 22/3/2006 của UBND tỉnh Lâm
Đồng về việc “Phê duyệt đề án nuôi thử nghiệm cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng”, mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu là tận dụng những vùng có khí hậu lạnh để nuôi
cá, đồng thời tạo môi trường thuận lợi nhất để thu hút vốn đầu tư, từ đó đẩy mạnh phát
triển kinh tế của vùng và phát triển du lịch-dịch vụ. Với mục tiêu và nhiệm vụ của đề
án được UBND tỉnh giao, từ tháng 4/2006 đến nay, sở NN & PTNT Lâm Đồng đã chủ
trì phối hợp với Viện NCNTTS-1, trạm nghiên cứu thực nghiêm Quảng Hiệp- Đức
Trọng thuộc Viện NCNTTS-3 và các công ty TNHH SX TM và DV Hoàng Phố
TP.HCM, công ty cổ phần Hà Quang Tp.HCM đã triển khai thực hiện các nội dung đề
án được duyệt, sau 2 năm thực hiện đề án nuôi cá nước lạnh có kết quả như sau:
Nuôi lồng bè trên hồ Tuyền Lâm –TP. Đà Lạt, gồm 2 đợt vận chuyển từ Sapa
và Hải Dương về Hồ Tuyền Lâm với số lượng 20 cá tầm Nga với khối lượng 1,4-
2,5kg, được nuôi trong 1 lồng. Với điều kiện sinh thái phù hợp, khả năng thích nghi và
sinh trưởng nhanh, bình quân tốc độ sinh trưởng và phát triển tốt, tăng 400-
600g/tháng, có con đạt 700-1.000g/tháng. Hiện nay khối lượng bình quân đạt
14,5kg/con, cá lớn có con đạt 20kg/con.
17

Khu ao nuôi cá nước chảy tại tiểu khu 91, thôn Klong Klanh, xã Đạ Chais,
huyện Lạc Dương nằm trong thượng nguồn suối nước lạnh Đa Mưng. Tổng diện tích
nuôi thử nghiệm 3 ha, với 4 dãy gồm 27 ao, một khu ương cá bột lên cá giống 1200m
2
.

Do vốn của UBND tỉnh Lâm Đồng và công ty TNHH SX-TM Hoàng Phố TP. HCM
tham gia đầu tư nuôi thử nghiệm và hiện nay cho kết quả rất tốt.
Sử dụng đập tràn dự phòng của hồ Tuyền Lâm triển khai kế hoạch nhập trứng
cá tầm Nga và triển khai công nghệ ấp nở, ương nuôi cá bột, cá giống để phát triển cá
tầm thương phẩm hàng hóa trên địa bàn Lâm Đồng.
Dựa vào sự thành công trong quá trình ấp nở, ương nuôi cá bột, thương phẩm,
của cá tầm Nga, Siberi trạm nghiên cứu thực nghiệm nuôi cá Quảng Hiệp kết hợp với
trung tâm nghiên cứu quốc gia đã thử nghiệm ương nuôi cá tầm Trung Hoa từ Trung
Quốc với số lượng 600 con có khối lượng trung bình 1g/con.
Ngoài ra trạm nghiên cứu thực nghiệm Quảng Hiệp còn nhập cá tầm Siberi về
nuôi thương phẩm trong ao đất theo hình thức nuôi công nghiệp, bước đầu đã thu kết
quả như mong đợi. Bên cạnh đó, vì cá tầm là đối tượng có giá trị kinh tế nên có một số
công ty đã và đang triển khai ấp trứng, ương nuôi cá bột, nuôi thương phẩm trên toàn
tỉnh Lâm Đồng.
Cuối năm 2007, được sự hướng dẫn của các chuyên gia Nga, Công ty Hà Quang
(Lâm Đồng) đã cho ấp nở 2 đợt 3 giống cá tầm là cá tầm Nga, cá tầm Siberi và cá tầm
Sterlet với tổng số cá con là 100.000 con.
Tháng 3/2008, với sự giúp đỡ của chuyên gia Ukraina, Viện NCNTTS-1 đã
phối hợp với Viện Nghiên cứu NTTS-3 ấp nở với số lượng lớn trứng cá tầm, ương
được khoảng 300.000 con giống tại thôn Klong Klanh xã Đạ Chais, Lạc Dương (Lâm
Đồng). Tỉ lệ nở đạt khoảng 70% và tỉ lệ ương đến cá cỡ 10-15 cm khoảng 50%.
Theo kết quả điều tra về môi trường tự nhiên của Viện NCNTTS-3, tại vùng
quy hoạch nuôi thả cá nước lạnh của tỉnh Lâm Đồng trên địa bàn các huyện, thành (trừ
3 huyện phía Nam) có 45 hồ chứa nước thủy lợi và 2 suối tự nhiên (suối Bướm và suối
nước lạnh Đam Rông) có đủ các điều kiện về diện tích lưu vực, mực nước dâng bình
thường, nhiệt độ và hiện trạng xung quanh thủy vực để nuôi thả cá nước lạnh (cá hồi,
cá tầm) với quy mô tương đối lớn.
Trong 45 hồ chứa nước này có nhiều hồ có lưu vực và dung tích lớn như hồ
Suối Vàng, hồ KaLa, hồ Đạ Ròn, hồ Tuyền Lâm… Nếu khai thác có hiệu quả các hồ

×