Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

quy trình thanh toán tổng quát trong thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.93 MB, 75 trang )

1
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
 
THUYẾT TRÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Chủ đề: QUY TRÌNH THANH TOÁN TỔNG QUÁT TRONG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ
Nhóm 13 – Lớp 11DMA1
2
1.QUY TRÌNH THANH TOÁN TỔNG QUÁT TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Thanh toán trực tuyến là một trong những vấn đề cốt yếu của TMĐT. Thiếu hạ tầng
thành toán, chưa thể có thương mại điện tử theo đúng nghĩa của nó.
1.1. Thanh toán điện tử trong Thương mại điện tử

Sơ đồ Thanh toán điện thử trong Thương mại điện tử tổng quát
1.1.1. Các bên tham gia:
Xác nhận chủ sở hữu
Khách
hàng
Thanh toán
Tổ chức tín dụng
(của người mua)
Phát hành
Mạng ngân hàng
Tổ chức
thứ ba
(giữ hệ
thống
thanh
toán)
Mạng Internet


Internet qua chuẩn an toàn SET
Ủy quyền
Cửa hàng
Tổ chức tín dụng
(của người bán)
Thanh toán
Xác nhận nhà cung ứng
Cổng thanh toán
3
- Người bán/ Cơ sở chấp nhận thẻ
- Người mua/ Chủ sở hữu thẻ
- Tổ chức tín dụng của người bán
- Tổ chức tín dụng của người mua
- Tổ chức thứ ba (Tổ chức giữ hệ thống thanh toán)
1.1.2. Quy trình
- Khách hàng lựa chọn các sản phẩm trên website của người bán
- Phần mềm e-cart tự động tính toán giá trị và hiển thị hóa đơn/chi tiết đơn hàng
trong quá trình khách hàng lựa chọn.
- Khách hàng điền thông tin thanh toán (ví dụ số thẻ tín dụng, tên chủ thẻ, ngày cấp,
ngày hết hạn )
- e-cart hiển thị hóa đơn để khách hàng xác nhận
- Thông tin thanh toán được mã hóa, gửi đến Tổ chức tín dụng của người mua để
kiểm tra tính xác thực và khả năng thanh toán. Nếu đủ khả năng thanh toán sẽ xử
lý trừ tiền trên tài khoản của người mua và chuyển tiền sang tài khoản của của
người bán tại Tổ chức tín dụng của người bán.
- Kết quả được gửi về cho máy chủ của người bán để xử lý chấp nhận đơn hàng hay
không
+ Nếu không đủ khả năng thanh toán, e-cart hiển thị thông báo không chấp nhận
+ Nếu đủ khả năng thanh toán, e-cart hiển thị xác nhận đơn hàng để khách hàng
lưu lại hoặc in ra làm bằng chứng sau này

- Sau đó người bán tiến hành thực hiện giao hàng
• Ngoài ra, thì còn có một hoặc hai đối tượng tham gia vào giao dịch, đó là trung tâm
xác nhận (có thể là một trung tâm xác nhận cho cả nhà cung ứng và khách hàng hoặc
hai trung tâm tách biệt cấp xác nhận cho từng đối tượng). Thông thường Thanh toán
điện tử trong Thương mại điện tử được thực hiện theo chuẩn giao thức SET (SET –
Secure Electronic Transactions – giao dịch điện tử an toàn) do tổ chức Visa
International, Master Card, Netscape và Microsoft phát triển. Ở dạng đơn giản nhất,
cấu trúc SET kế thừa từ hệ thống đơn đặt hàng của Người bán (Merchant server order
form) ở thời điểm áp dụng thánh toán bằng thẻ tín dụng. Máy chủ của người bán, thay
bằng việc kết nối trực tiếp với mạng cấp phép thẻ tín dụng, lắp đặt thêm 1 SET –
modun người bán (SET merchant module).
• Khác với Thanh toán điện tử truyền thống là Người mua vẫn cần gặp gỡ trực tiếp với
người bán để hai bên xác định hàng hóa, khả năng cung ứng và khả năng thanh toán.
Trong phương thức giao dịch này, Người mua và Người bán không cần trực tiếp gặp
4
gỡ mà chỉ liên hệ qua các cửa hàng ảo trên mạng (Cyber Mall). Vì vậy, các trung tâm
xác nhận đóng vai trò xác nhận tính hợp pháp và nhận dạng các đối tượng tham gia
giao dịch.
• Các bước để người bán muốn chấp nhận thanh toán qua mạng
- Khi xây dựng website bán hàng trên mạng, người bán hàng phải có một tài
khoản tại ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào đó. Tài khoản này được gọi
là Merchant account, là loại tài khoản đặc biệt cho phép bạn kinh doanh có thể
chấp nhận thanh toán thông qua các phương tiện điện tử như tiền mặt điện tử
hay thẻ tín dụng.
- Người bán hàng cũng phải thiết lập một dịch vụ hỗ trợ thanh toán trực tuyến
ngay tại website của mình thông qua các ngân hàng cung cấp dịch vụ này. Đây
là một chương trình phần mềm “cổng thanh toán” (payment gateway).
Payment gate way có chức năng thực hiện các giao dịch như trong quy trình
nêu trên.
1.2. Phân biệt Thanh toán điện tử truyền thống và Thanh toán điện tử trong

Thương mại điện tử.
- Về phương tiện, công cụ thanh toán:
+ TTĐT truyền thống: thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, séc, ngân phiếu thanh
toán, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng…
+ TTĐT trong TMĐT: thanh toán qua trung gian như cổng thanh toán, ví điện tử,
e-banking của ngân hàng…
- Về phạm vi thanh toán:
Không phải tất cả các hình thức thanh toán điện tử đều phục vụ cho hoạt động
thương mại điện tử. Ví dụ như mạng lưới trả tiền tự động ATM 24/24 giờ là 1 công
cụ chuyển tiền điện tử, rút tiền nhưng không được coi là một hình thức thanh toán
điện tử trong TMĐT.
Như vậy, phạm vi thanh toán của TTĐT trong TMĐT nhỏ hơn TTĐT truyền
thống- TTĐT thông thường.
- Về quy trình thanh toán
Mặc dù các hình thức TTĐT thông thường và TTĐT trong TMĐT có nhiều điểm
tương đồng nhưng điểm căn bản để phân biệt là TTĐT trong TMĐT cần có xác
nhận giao dịch về người cung ứng sản phẩm, dịch vụ và người mua hàng do các tổ
chức phát hành xác nhận (C.A) thực hiện. Các hình thức TTĐT thông thường
không cần tới các xác nhận này.
1.3. Những rủi ro liên quan đến quá trình thanh toán
5
- Sao chụp thiết bị: Trong các hệ thống dựa trên thẻ, phương pháp tấn công là làm
giả một thiết bị khác được chấp nhận như thiết bị thật, bao gồm cả chìa khóa giải
mã, số dư và các dữ liệu khác trên thẻ. Thẻ giả sẽ có chức năng như thẻ thật nhưng
chứa số dư giả mạo.
- Sửa đổi hoặc sao chép dữ liệu hoặc phần mền: Mục tiêu là thay đổi trái phép dữ
liệu lưu trữ trên thiết bị của phương tiện thanh toán điện tử.
- Lấy trộm thiết bị: Một phương pháp tấn công đơn giản là lấy trộm thiết bị của
người tiêu dùng hoặc người bán và sử dụng trái phép số sư trên đó. Giá trị lưu trên
thiết bị cũng có thể bị lấy trộm bằng sự tái tạo phi pháp.

- Không ghi lại giao dịch: Một người sử dụng có thể cố tình không ghi lại giao dịch,
không thực hiện nghĩa vụ trả tiền, dẫn tới thất thoát cho người bán cũng như nhà
phát hành sản phẩm tiền điện tử.
- Sự cố hoạt động: các phương tiện thanh toán điện tử có thể bị sự cố ngẫu nhiên
hoặc bị mất các dữ liệu lưu trên thiết bị, một chức năng nào đó ngừng hoạt động,
như chức năng kế toán hoặc chức năng bảo mật, hoặc lỗi trong quá trình truyền tải,
xử lý thông tin.
2. QUY TRÌNH THANH TOÁN CỦA CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN TRONG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.1. Quy trình thanh toán bằng thẻ
Là phương thức thanh toán đặc trưng nhất của các giao dịch thương mại điện tử trên
Internet. Đây là hình thức thanh toán sử dụng trong mô hình thương mại B2C. Thẻ tín
dụng bao gồm các loại thẻ Visa, MasterCard… có tính quốc tế, chủ thẻ có thể dùng trên
toàn cầu. Tên gọi là tín dụng vì chủ thẻ có thể sử dụng trước tiền của ngân hàng để chi trả,
đến cuối tháng chủ thẻ mới phải thanh toán lại cho ngân hàng.
Để sử dụng phương thức thanh toán này, các doanh nghiệp kinh doanh trên mạng
phải liên hệ với nhà cung cấp Merchant Account, đầu tư chương trình phần mềm và thiết
bị máy móc cần cho việc thanh toán thẻ tín dụng trên cửa hàng ảo của mình. Có 3 nhóm
cung cấp Merchant Account chính:
- Nhà cung cấp trực tiếp, mà đại diện là các ngân hàng sẽ trực tiếp đưa giao dịch
thanh toán phát sinh từ của hàng ảo đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng của ngân hàng
thông qua phần mềm “Payment Gateway”. Sử dụng dịch vụ này, doanh nghiệp
phải đóng một khoản tiền đặt cọc tại ngân hàng, đồng thời phải đóng phí thuê bao
hàng tháng.
- Nhà môi giới, hoạt động với tư cách là một trung gian giữa doanh nghiệp với các
nhà cung cấp trực tiếp, giúp doanh nghiệp xác định được rõ nhu cầu của mình cũng
như thực trạng của nhà cung cấp.
6
- Nhà cung cấp thứ ba, là nhà cung cấp dịch vụ thanh toán có chức năng chuyển quá
trình thanh toán thẻ tín dụng từ đơn đặt hàng trên cửa hàng ảo bằng chính tài khoản

của họ. Khi doanh nghiệp ký kết với nhóm nhà cung cấp này, việc thanh toán của
khách hàng sẽ được thực hiện thông qua tài khoản của nhà cung cấp dịch vụ thanh
toán.
2.1.1. Quy trình
Quy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng
- Bước 1: người mua đặt lệnh mua trên website của người bán sau khi đã chọn hàng
hóa. Sau đó người mua thông báo thông tin thẻ tín dụng của mình.
- Bước 2 : thông tin thẻ tín dụng của người mua sẽ được chuyển thẳng đến ngân hàng
của người bán (người bán có Merchant Account) hoặc đến nhà cung cấp dịch vụ
xử lý thanh toán qua mạng (bên thứ ba mà người bán đã chọn).
- Bước 3: Ngân hàng của người bán hoặc bên thứ ba sẽ kiểm tra tính hợp lệ của thẻ
với ngân hàng phát hành thẻ thông qua giao thức SET.
- Bước 4: ngân hàng phát hành thẻ sẽ phản hồi (thông tin được mã hóa theo quy
định) cho ngân hàng của người bán hoặc bên thứ ba về tính hợp lệ của thẻ.
- Bước 5 : sau đó thông tin này được giải mã và gửi về cho người bán.
- Bước 6: người bán dựa trên thông tin phản hồi này quyết định bán hay không
bán.Nếu bán thì gửi email xác nhận, hóa đơn và các văn bản cần thiết cho người
mua, đồng thời xử lý đơn hàng, nếu không thì giao dịch coi như kết thúc, người
bán cũng gửi thông điệp cho người mua nêu rõ lý do không bán.
2.1.2. Ví dụ Thanh toán bằng thẻ quốc tế thương hiệu VISA, MASTER trên
baohiemtructuyen
Sau khi chọn phương thức thanh toán Thanh toán trực tuyến với thẻ quốc tế (Visa,
MasterCard) trên trang web , quý khách sẽ thực hiện
thanh toán tại Cổng thanh toán OnePAY theo hướng dẫn sau:
7
 Bước 1: Nhập thông tin thanh toán
Địa chỉ website (URL) đúng phải được bắt đầu bằng:
Quý khách nhập các thông tin để tiến hành thanh toán bao gồm:
- Số thẻ (Card Number);
- Ngày hiệu lực (Expiry Date);

- Mã số bảo mật in trên thẻ (Security Code – CVV, CVC);
- Thông tin về địa chỉ (địa chỉ cá nhân đăng ký với ngân hàng phát hành);
- Mật khẩu giao dịch trực tuyến và thông tin cá nhân (nếu Quý khách đã tham gia
chương trình 3D-Secure của ngân hàng phát hành: chương trình Verified by Visa
với thẻ Visa , MasterCard Secure Code với thẻ Master và J- secure với thẻ JCB).
Quý khách bấm bào nút "PAY" để thanh toán.
8
 Bước 2: Nhận kết quả thanh toán
Quý khách sẽ chờ trong vài giây để nhận kết quả xử lý từ cổng thanh toán. Chúng tôi sẽ
gửi email xác nhận đơn hàng và kết quả thanh toán thành công cho Quý khách.
Lưu ý: Trong trường hợp quý khách nhận được kết quả thông báo giao dịch không thành
công dạng "Your payment was NOT successful, Your payment is declined by the Issuer".
Nguyên nhân không thành công có thể do:
- Quý khách nhập sai thông tin
- Hạn mức tín dụng hoặc tài khoản thẻ của Quý khách không đủ tiền để thanh toán;
hoặc
- Thẻ của Quý khách chưa được ngân hàng phát hành kích hoạt chức năng thanh
toán trực tuyến. Quý khách vui lòng liên hệ với ngân hàng phát hành để kích hoạt;
hoặc
- Thẻ của quý khách được bảo vệ bằng mật khẩu khi thanh toán online nhưng quý
khách không nhập hoặc nhập sai mật khẩu.
Vui lòng liên hệ với ngân hàng phát hành để biết thêm chi tiết.
2.2. Quy trình thanh toán bằng chuyển khoản
Thông qua ATM hoặc giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, chủ tài khoản chuyển khoản
sang tài khoản của người bán một số tiền trước khi nhận hàng.
Các hình thức này chỉ nên thực hiện khi người mua có thể tin cậy ở người bán,
thông thường khi hai bên là khách quen trên các website mua sắm hoặc người bán là một
đối tác có uy tín. Phương thức này rất hữu ích trong trường hợp người mua và người bán
ở cách xa nhau không thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, nhưng có rủi ro cho người
mua, khi người bán không giao hàng hoặc giao hàng kém phẩm chất so với khi rao bán.

2.2.1 Quy trình
- Bước 1: người mua đặt lệnh mua trên website của người bán sau khi đã chọn hàng
hóa.
- Bước 2: Chọn thanh toán bằng chuyển khoản tại quầy Ngân hàng
- Bước 3: Xác nhận thanh toán tại ngân hàng và thông báo cho bên bán biết.
- Bước 4: Ra quầy và thực hiện chuyển khoản.
9
2.2.2. Ví dụ Mua hàng trên Vatgia.com bằng chuyển khoản
 Bước 1: Truy cập Vatgia.com, chọn sản phẩm và mua hàng
Tiến hành thanh toán
10
 Bước 2: Chọn thanh toán bằng chuyển khoản tại quầy Ngân hàng
11
12
Lưu lại các thông tin để ra quầy Ngân hàng và chuyển khoản
Bạn lưu lại thông tin chuyển khoản để chuyển khoản tại quầy Ngân hàng:
Tên người nhận: Công ty Cổ phần thương mại điện tử Bảo Kim
Số tài khoản: Là số tài khoản Ngân hàng của Bảo Kim ứng với từng ngân hàng khác
nhau. Số tài khoản Ngân hàng có dạng: 1332026169010
Nội dung chuyển tiền: Là mã số hệ thống sinh ra cho giao dịch của bạn. Có dạng:
BK˽123456
 Bước 3: Nhắn tin đến 8077 (Để thông báo cho Bảo Kim biết bạn chuyển tiền)
Soạn tin nhắn từ số điện thoại bạn đăng ký, theo mẫu:
13
Nội dung chuyển tiền ˽ Số tài khoản Ngân hàng của bạn, gửi đến 8077.
(Phí: 1000đ/1 tin nhắn)
Ví dụ: BK˽101456˽0201899777 rồi gửi đến 8077
 Bước 4: Ra quầy Ngân hàng thực hiện chuyển khoản
Bạn ra quầy Ngân hàng và thực hiện chuyển khoản theo các thông tin ở trên.
Quy trình thanh toán của bạn kết thúc!

2.3. Quy trình thanh toán bằng tiền mặt
Đây là hình thức được người mua hàng yêu thích hơn. Đa phần các website thương
mại điện tử đều áp dụng phương thức COD (Cash on delivery) cho phép người dùng đặt
hàng và nhận hàng mà không cần phải thanh toán trước. Sau khi hàng được mang đến tận
tay người dùng để kiểm tra, nếu người mua hài lòng sẽ tiến hành thanh toán trực tiếp cho
người giao hàng. Hình thức này được xem là hiệu quả nhất tại Việt Nam hiện nay do
thương mại điện tử chưa mang lại niềm tin tuyệt đối cho người dùng.
2.3.1. Quy trình
- Bước 1: khách hàng lựa sản phẩm trên website người bán.
- Bước 2: thông báo cho người bán biết sản phẩm mình lựa chọn và tiến hành lựa
chọn địa điểm giao dịch
- Bước 3: khách hàng và người bán tiến hành giao dịch và kiểm tra sản phẩm, giao
dịch có thể bị hủy nếu sản phẩm không đúng theo những thông tin lúc đầu tìm
hiểu.
2.4. Quy trình thanh toán qua cổng thanh toán điện tử
Cổng thanh toán điện tử, thực chất là một hệ thống phần mềm cho phép các website
thương mại điện tử có thể kết nối được với các kênh thanh toán như ngân hàng, nhằm
cung cấp công cụ giúp cho khách hàng, có tài khoản tín dụng hoặc các loại thẻ tín dụng
có thể thực hiện các thủ tục thanh toán hàng hoá, dịch vụ ngay trên website khi mua hàng.
Như vậy, thay vì phải ra ngân hàng chuyển tiền hoặc nộp tiền mặt trực tiếp, thì khách
hàng chỉ cần xác nhận thanh toán là xong, tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại. Cổng
TTĐT tương đương như một điểm bán hàng. Hiện nay, có rất nhiều cổng thanh toán của
Techcombank, Paynet hay PayPal, Moneybrooker, Ngân Lượng, Mobivi của Việt Nam….
Cổng TTĐT gồm 2 thành phần chính:
- Merchant account là một tài khoản điểm chấp nhận thanh toán, cho phép bạn khi
kinh doanh có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Việc thanh toán bằng
thẻ tín dụng chỉ có thể tiến hành thông qua dạng tài khoản này.
14
- Payment gateway là một chương trình phần mềm. Phần mềm này sẽ chuyển dữ
liệu của các giao dịch từ website của người bán sang trung tâm thanh toán thẻ tín

dụng để hợp thức hoá quá trình thanh toán thẻ tín dụng.
Sau khi hàng hoá hoặc dịch vụ được doanh nghiệp cung cấp, thì doanh nghiệp thông
báo cho ngân hàng nơi họ đăng ký tài khoản thanh toán TMĐT để ngân hàng này thực
hiện chuyển tiền từ ngân hàng người mua vào tài khoản của doanh nghiệp. Tương ứng với
mỗi giao dịch, ngân hàng sẽ thu một khoản chi phí thực hiện giao dịch.
2.4.1. Quy trình
- Bước 1: Người mua tạo tài khoản trên cổng thanh toán
- Bước 2: Khi đã chọn được món hàng ưng ý, người mua đặt lệnh mua trên website
của người bán, chọn cổng thanh toán mà website này có liên kết. Sau đó, người
mua khai báo đầy đủ thông tin có liên quan đến tài khoản cổng thanh toán
- Bước 3: Cổng thanh toán điện tử sẽ tiến hành kiểm tra chính xác và hợp lệ thông
tin về thẻ tín dụng của người mua tại ngân hàng phát hành thẻ
- Bước 4: Cổng thanh toán sẽ phản hồi (được mã hóa theo quy định) cho ngân hàng
hoặc cổng thanh toán của người bán về tính hợp lệ của tài khoản
- Bước 5: Thông tin này sẽ được giải mã về cho người bán
- Bước 6: Người bán dựa vào thông tin phản hồi này để quyết định bán hay không
bán sản phẩm. Nếu bán thì người bán sẽ gửi hóa đơn và các văn bản cần thiết khác
để cổng thanh toán xác nhận và gửi lại cho người mua. Nếu không bán thì coi như
giao dịch kết thúc, cổng thanh toán cũng sẽ gửi thông tin để thông báo cho người
mua.
2.4.2. Ví dụ Cổng thanh toán PAYPAL
a. Khái niệm
PayPal là một cổng thanh toán trực tuyến nhằm hỗ trợ cho việc thanh toán, chuyển
tiền qua mạng internet. PayPal như một trung gian trong quá trình giao dịch của bạn. Có
một tài khoản PayPal, bạn có thể chuyển tiền vào tài khoản này để thanh toán online hoặc
rút tiền từ về tài khoản ngân hàng của mình dễ dàng.
Ra đời từ năm 1998, hiện nay PayPal đang được quản lý bởi công ty eBay. Sau hơn
12 năm hoạt động, cổng thanh toán trực tuyến này càng được mọi người tin dùng hơn, bởi
sự uy tín, an toàn và độ bảo mật cao. Điều đó đã được minh chứng qua số lượng người
đăng ký sử dụng và website tích hợp cổng thanh toán ngày một tăng trên thế giới. Tính

đến cuối năm 2011, lượng tài khoản PayPal đạt khoảng 110 triệu tài khoản đang hoạt
động và hầu hết các website bán hàng, thanh toán qua mạng đều tích hợp cổng thanh toán
trực tuyến PayPal để giao dịch.
15
16
b. Lợi ích khi sử dụng PayPal
- Mức độ bảo mật cao
- Hỗ trợ an toàn trong giao dịch của cả người mua lẫn người bán
- Thanh toán nhanh, an toàn, tiện lợi
- Hạn chế bị lộ thông tin tài khoản ngân hàng, vì mỗi lần thanh toán, bạn không phải
nhập số thẻ thanh toán quốc tế (VISA, Mastercard) của mình vì đã cung cấp cho
PayPal khi đăng ký tài khoản.
- Uyển chuyển trong việc quản lý tiền trong tài khoản. Bạn có thể lấy lại tiền sau khi
đã chuyển tiền đến tài khoản khác, thông qua chức năng chargeback. Vì vậy, người
sử dụng có thể hoàn toàn an tâm về vấn đề bị lừa đảo.
- Tính phổ biến của PayPal trên thế giới hiện nay sẽ giúp bạn thuận tiện hơn rất
nhiều cho việc thanh toán trực tuyến.
c. Hướng dẫn tạo tài khoản trên PayPal
 Bước 1:Truy cập vào trang chủ PayPal (www.paypal.com), bấm vào nút Sign Up
Tại trang đăng ký, bạn sẽ thấy có 3 loại tài khoản để mình chọn lựa: Personal,
Premier, Business. Sự khác nhau của 3 loại tài khoản này cơ bản như sau:
o Personal: chỉ sử dụng mua hàng trực tuyến; giới hạn nhận và gửi tiền là
$500/tháng; không thể nạp tiền trực tiếp từ thẻ thanh toán vào tài khoản PayPal của
bạn; tỉ lệ bị giới hạn tài khoản thấp.
o Premier: sử dụng mua/bán trực tuyến, nhận và chuyển tiền vào tài khoản
PayPal; tỉ lệ bị giới hạn của tài khoản cao.
17
o Business: kinh doanh với số lượng chuyển khoản lớn (dành cho công ty, tổ
chức, nhóm cá nhân); không bị giới hạn tiền nhận và gửi; có thể đăng nhập vào
một tài khoản PayPal từ nhiều IP khác nhau; tỉ lệ bị giới hạn của tài khoản cao.

Chọn loại tài khoản mà bạn muốn tạo, sau đó chọn Get Started
18
 Bước 2: Bạn cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân của mình (để
thuận tiện giải quyết các vấn đề xảy ra sau này) và bấm Agree and Create Account
19
 Bước 3: Paypal cần bạn cung cấp số thẻ thanh toán để thực hiện giao dịch
Nhập 16 chữ số thẻ thanh toán của bạn.
Chọn loại thẻ thanh toán của bạn (là VISA, Mastercard hay American Express)
Nhập ngày hết hạn, số CSC (hay còn gọi là số CVV)
Sau khi điền xong bấm Continue để tiếp tục xác nhận thẻ
Hoặc có thể bấm Go to My Account để đến trang quản lý tài khoản của mình. Sau
khi xác nhận qua email là bạn có thể gửi và nhận tiền.
20
Bạn đã hoàn thành việc đăng kí tài khoản của mình trên PayPal (với tình trạng
Personal và chưa xác nhận tài khoản)
21
d. Xác nhận tài khoản trên PayPal
Xác nhận tài khoản email và thẻ thanh toán của bạn là 2 việc cần thực hiện nếu
muốn xác nhận một tài khoản PayPal.
 Xác nhận qua Mail
 Bước 4: Vào Email mà bạn dùng để đăng kí, Paypal gửi cho bạn Code để xác nhận
tài khoản
22
Đăng nhập vào tài khoản PayPal của bạn; chọn mục Confirm email address
23
 Bước 5: Bấm dòng chữ “Click here if the button does not appear in the email
24
Nhập mã code vào, bấm confirm
25
Đây là thông báo PayPal xác nhận việc xác nhận tk của bạn bằng Mail

 Xác nhận qua thẻ
 Bước 6: đăng kí thẻ Debit hoặc Credit
Tới Ngân hàng để có thể được cung cấp thẻ

×