Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

nghiên cứu đáp ứng miễn dịch ở cá mú chấm cam epinephelus coioides (hamilton, 1822) nuôi tại khánh hòa đối với vi khuẩn vibrio parahaemolyticus

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.37 MB, 163 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NHA TRANG



NGUYỄN THỊ THANH THÙY



NGHIÊN CỨU ðÁP ỨNG MIỄN DỊCH Ở
CÁ MÚ CHẤM CAM Epinephelus coioides
(Hamilton, 1822) NUÔI TẠI KHÁNH HÒA ðỐI
VỚI VI KHUẨN Vibrio parahaemolyticus


Chuyên ngành : Nuôi trồng Thủy sản
Mã ngành : 62 62 03 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. NGUYỄN HỮU DŨNG
2. GS.TS. HEIDRUN I. WERGELAND



KHÁNH HÒA - 2014
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan công trình nghiên cứu “ Nghiên cứu ñáp ứng miễn dịch ở
cá mú chấm cam Epinephelus coioides (Hamilton, 1822) ñối với vi khuẩn Vibrio
parahaemolyticus” là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tôi trong suốt
thời gian từ năm 2007-2012 dưới sự hướng dẫn tận tình của Thầy Cô hướng dẫn.
Tôi xin cam ñoan các kết quả, số liệu trong luận án là trung thực và chưa từng ñược
ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Khánh Hòa, năm 2014
Nghiên cứu sinh



Nguyễn Thị Thanh Thùy









ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn ñến Ban giám hiệu Trường ðại học
Nha Trang, Khoa Nuôi Trồng Thuỷ Sản, Khoa Sau ðại học ñã tạo mọi ñiều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến Ban Lãnh ðạo Viện Nghiên cứu Nuôi

trồng Thuỷ sản III, Dự án “Mô hình hóa ven biển và quản lý sức khỏe cá-
NUFUPRO 2007/10086” ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi về thời gian và hỗ trợ toàn
bộ kinh phí cho tôi thực hiện luận án.
Lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tôi muốn dành riêng cho hai Thầy Cô
giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Dũng và Giáo sư Heidrun I. Wergeland ñã ñịnh
hướng nghiên cứu, tận tình hướng dẫn và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận án.
Xin chân thành cảm ơn Trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường và phòng
ngừa dịch bệnh khu vực miền Bắc; Trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường và
phòng ngừa dịch bệnh khu vực miền Nam ñã cung cấp chủng vi khuẩn sử dụng trong
nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn ñến PGS.TS ðỗ Thị Hòa, TS. Lê Văn Bé, TS. Phạm
Quốc Hùng, TS. ðặng Thúy Bình, ThS. Nguyễn Thị Thoa ñã sẵn lòng giúp ñỡ,
ñóng góp ý kiến quý báu, chia sẻ kinh nghiệm và ñộng viên tinh thần trong quá
trình thực hiện luận án.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn ñến các chuyên gia Phòng nghiên cứu miễn dịch
- Khoa sinh học - Trường ñại học Bergen: TS. Ragnhild A. Jakobsen, TS. Gyri T.
Haugland, TS. Eirin F. Pettersen, NCS Anita Ronneseth và KS. Paul H. Lovik ñã
tận tình hướng dẫn các kỹ thuật phân tích các thông số miễn dịch trong thời gian tôi
thực hiện nghiên cứu tại Trường ðại học Bergen, Nauy.
Cuối cùng, tự ñáy lòng cho phép tôi ñược bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn sâu
sắc nhất ñến những người thân yêu của tôi: Má, anh chị, chồng tôi Nguyễn Văn
Hùng và con gái Nguyễn Anh Thi ñã luôn bên cạnh ñộng viên khích lệ tinh thần cho
tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn và tri ân tất cả tình cảm và sự giúp ñỡ quý báu ñó.
Khánh Hòa, năm 2014
Nguyễn Thị Thanh Thùy
iii
MỤC LỤC


Trang
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH ix
MỞ ðẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Vài nét về ñối tượng cá mú chấm cam Epinephelus coioides 4
1.1.1. Một số ñặc ñiểm sinh học chủ yếu 4
1.1.2. Nghề nuôi cá mú trên thế giới và tại Việt Nam 6
1.1.3. Một số bệnh thường gặp ở cá mú nuôi 8
1.2. Vi khuẩn Vibrio và bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra trên cá biển 10
1.2.1. Vi khuẩn Vibrio 10
1.2.2. Bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra trên cá biển 15
1.3. ðặc ñiểm hệ miễn dịch ở cá xương 17
1.3.1. Miễn dịch tự nhiên 18
1.3.2. Miễn dịch ñặc hiệu 23
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng ñáp ứng miễn dịch ở cá 27
1.4. Sử dụng vaccine và các chất kích thích miễn dịch trong nghề nuôi cá 29
1.4.1. Nghiên cứu ứng dụng các chất kích thích miễn dịch ở cá nuôi 29
1.4.2. Nghiên cứu và sử dụng vaccine ở cá nuôi 30
1.5. Tình hình nghiên cứu miễn dịch và vaccine cho cá ở Việt Nam 36
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. ðối tượng, vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 40
2.1.1. ðối tượng 40
2.1.2. Vật liệu 40
2.1.3. ðịa ñiểm nghiên cứu 41
2.1.4. Thời gian nghiên cứu 41

iv
2.2. Sơ ñồ khối nội dung nghiên cứu chính của luận án 42
2.3. Phương pháp nghiên cứu 42
2.3.1. Nghiên cứu ñặc ñiểm của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus 42
2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của β-glucan ñến ñáp ứng miễn dịch không ñặc
hiệu ở cá mú chấm cam 45
2.3.3. Nghiên cứu ñặc ñiểm phân tử kháng thể của cá mú chấm cam 50
2.3.4. Nghiên cứu ñáp ứng miễn dịch ñặc hiệu của cá mú chấm cam ñối với vi
khuẩn Vibrio parahaemolyticus 52
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 57
3.1. ðặc ñiểm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh lở loét ở cá mú chấm cam 57
3.1.1. Bệnh xuất huyết lở loét ở cá mú chấm cam nuôi tại Khánh Hòa 57
3.1.2. ðặc ñiểm của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus 59
3.1.3. ðộc lực của các chủng Vibrio parahaemolyticus V1, V2, V3 và A ñối với
cá mú chấm cam 67
3.2. Ảnh hưởng của β-glucan ñến các thông số miễn dịch không ñặc hiệu và khả
năng kháng bệnh do Vibrio parahaemolyticus gây ra ở cá mú chấm cam 70
3.2.1. Thành phần, ñặc ñiểm hình thái và kích thước các loại tế bào máu của cá
mú chấm cam 71
3.2.2. Ảnh hưởng của β-glucan ñến thành phần bạch cầu trong máu của cá mú
chấm cam 74
3.2.3. Ảnh hưởng của β-glucan ñến chỉ số thực bào của tế bào bạch cầu tiền
thận cá mú chấm cam 77
3.2.4. Ảnh hưởng của β-glucan ñến hoạt tính bùng nổ hô hấp của tế bào bạch
cầu tiền thận cá mú chấm cam 80
3.2.5. Ảnh hưởng của β-glucan ñến khả năng kháng bệnh do vi khuẩn Vibrio
parahaemolyticus gây ra ở cá mú chấm cam 83
3.3. ðáp ứng miễn dịch ñặc hiệu ở cá mú chấm cam ñối với vi khuẩn Vibrio
parahaemolyticus 86

3.3.1. ðặc ñiểm phân tử kháng thể IgM ở cá mú chấm cam 86
3.3.2. ðáp ứng tạo kháng thể ở cá mú chấm cam ñối với 4 chủng vi khuẩn
Vibrio parahaemolyticus bất hoạt formalin không có FIA 88
v
3.3.3. ðáp ứng miễn dịch dịch thể và khả năng kháng bệnh của cá mú chấm cam
sau khi gây miễn dịch bằng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus V3 bất hoạt bằng formalin
có bổ sung chất bổ trợ FIA 89
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT Ý KIẾN 102
Kết luận 102
ðề xuất ý kiến 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ðẾN LUẬN ÁN
PHỤ LỤC






















vi
DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết ñầy ñủ tiếng Anh Viết ñầy ñủ tiếng Việt (Nếu có)
BA
BHI
CFU
CMI
CRP
DI
ðƯMD
FCA
FIA
HGNNV

HI
HRP
i-ELISA

Ig
IgM
IL-1
kDa
LD
50

LPS

MAC
MAM
MHC II
NB
NCC
NK
NTTS
Blood agar base
Brain Heart Infusion
Colony Forming Unit
Cell-Mediated Immunity
C-reaction protein
Direct Immersion

Freund’s complete Adjuvant
Freund’s Incomplete Adjuvant
Humpback grouper nervous necrosis
virus
Hyperosmotic Immersion
Horseradish peroxidase
indirect Enzyne Linked
Immunosorbent Assay
Immunoglobulin
Immunoglobulin M
Interleukin 1
Kilo Dalton
Lethal dose 50
Lipopolysacharides
Membrane attacking complex
Multivalent Adhesion Molecule

Major histocompatibility complex
Nutrient Broth
Non-specific cytotoxic cell
Natural killer cell

Môi trường thạch máu
Môi trường nuôi cấy vi khuẩn
ðơn vị tính khuẩn lạc vi khuẩn
Miễn dịch qua trung gian tế bào
Protein phản ứng C
Ngâm trực tiếp
ðáp ứng miễn dịch
Chất bổ trợ toàn phần Freund
Chất bổ trợ bán phần Freund
Loại virus gây hoại tử thần kinh ở cá mú
lưng gù
Ngâm trong dung dịch ưu trương

Kiểm ñịnh hấp phụ miễn dịch liên kết
enzyme gián tiếp
globulin miễn dịch
globulin miễn dịch lớp M

ðơn vị tính khối lượng phân tử protein
Liều gây chết 50%

Phức hợp tấn công màng
Phân tử gắn kết ña trị
Phức hợp hòa hợp mô chủ yếu lớp II
Môi trường dinh dưỡng dạng lỏng

Tế bào ñộc không ñặc hiệu
Tế bào diệt tự nhiên
Nuôi trồng thủy sản
vii
OD
OMP
PA
PBS
RBA
RPS
RPP
SAP
SDS-
PAGE
sIg
TCBS
TDH
TLH
αTNF
TNGB
TSA
TSB
TRH
Vibriosis
VNN
VSV
Optical Density
Outer Membrane Protein
Phagocytosis activity
Phosphate Buffered Saline

Respiratory burst activity
Relative Percent Survival
Relative Percent Protection
Serum Amyloid Protein
Sodium Dodecyl Sulfate -
Polyacrylamide Gel Electrophoresis
Surface immunoglobuline
Thiosulphate citrate bile salt agar
Thermostable direct haemolysin
Thermolabile haemolysin
alpha Tumor Necrosis Factor

Trypticase Soya Agar
Trypticase Soya Broth
tdh-related hemolysin

Viral Nervous Necrosis
Mật ñộ quang
Protein ngoại mạc
Hoạt tính thực bào
Dung dịch ñệm muối photphat
Hoạt tính bùng nổ hô hấp
Hệ số sinh tồn tương ñối
Hệ số bảo vệ tương ñối
Protein huyết thanh dạng sợi
ðiện di trên gel polyacrylamide có SDS

Phân tử globulin miễn dịch bề mặt
Môi trường phân lập vi khuẩn Vibrio
ðộc tố gây dung huyết bền nhiệt

ðộc tố gây dung huyết không bền nhiệt
Yếu tố anpha gây hoại tử khối u
Tác nhân gây bệnh
Môi trường thạch dinh dưỡng tổng hợp
Môi trường lỏng dinh dưỡng tổng hợp
ðộc tố gây dung huyết liên quan tdh
Bệnh do vi khuẩn Vibrio
Bệnh hoại tử thần kinh do vi rút
Vi sinh vật









viii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Bệnh do vi khuẩn Vibrio trên cá mú nuôi 9
Bảng 3.1: ðặc ñiểm hình thái, sinh hóa, sinh lý của 4 chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus 60
Bảng 3.2: Kích thước của các loại tế bào máu ở cá mú chấm cam Epinephelus coioides 72
Bảng 3.3: Sự biến ñổi tỷ lệ các loại bạch cầu trong máu ở cá mú chấm cam sau
2 tuần ñược cho ăn β-glucan 74
Bảng 3.4: Hoạt tính thực bào của tế bào bạch cầu tiền thận cá mú chấm cam khi
ñược bổ sung β-glucan vào thức ăn ở các nồng ñộ khác nhau 77
Bảng 3.5: Tỷ lệ chết tích lũy và hệ số bảo hộ của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus bất
hoạt bằng formalin ñối với cá mú Epinephelus coioides 99







ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cá mú chấm cam Epinephelus coioides 4
Hình 1.2: Xu hướng sản lượng và giá trị cá mú trên thế giới 6
Hình 1.3: Sản lượng cá mú ở các quốc gia và vùng lãnh thổ nuôi chủ yếu 7
Hình 1.4: ðặc ñiểm cấu tạo màng tế bào vi khuẩn Vibrio 11
Hình 1.5: Vị trí và cấu tạo tuyến ức cá mú Epinephelus malabaricus 26
Hình 2.1 Sơ ñồ nội dung nghiên cứu 42
Hình 2.2: Hệ thống bể (a) và cá mú chấm cam thí nghiệm (b) 46
Hình 2.3: Các dụng cụ, thiết bị sử dụng phân lập bạch cầu 48
Hình 2.4: Các bước khảo sát hoạt tính thực bào 49
Hình 3.1: Cá mú chấm cam Epinephelus coioides bị bệnh lở loét thu tại Khánh Hòa 57
Hình 3.2: Vibrio parahaemolyticus trên môi trường thạch máu 62
Hình 3.3: Kết quả ñiện di trên gel agarose gen 16s rDNA của các chủng vi khuẩn
Vibrio parahaemolyticus 63
Hình 3.4: Cây phát sinh loài các chủng vi khuẩn Vibrio 63
Hình 3.5: Thành phần protein của các chủng Vibrio parahaemolyticus 66
Hình 3.6: Cá mú chấm cam Epinephelus coioides cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus 68
Hình 3.7: Tỷ lệ chết tích lũy (%) của cá mú chấm cam Epinephelus coioides khi bị
cảm nhiễm bởi Vibrio parahaemolyticus với các chủng và mật ñộ vi khuẩn khác
nhau 68
Hình 3.8: Hình ảnh các loại tế bào máu cá mú chấm cam Epinephelus coioides 72
Hình 3.9: Chỉ số thực bào của bạch cầu tiền thận cá mú chấm cam Epinephelus
coioides 78

Hình 3.10: Hình ảnh thực bào của các tế bào bạch cầu mô thận cá mú chấm cam
Epinephelus coioides 79
Hình 3.11: Hoạt tính RB của tế bào bạch cầu tiền thận cá mú chấm cam
Epinephelus coioides 81
Hình 3.12: Tỷ lệ chết tích lũy của cá mú chấm cam Epinephelus coioides cảm
nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus ở ngày thứ nhất (a) và ngày thứ 15 (b) sau
khi ngừng cho ăn β-glucan 83
x
Hình 3.13: Kết quả phân tích phân tử globulin miễn dịch (IgM) của cá mú chấm
cam bằng các kỹ thuật SDS-PAGE và Western Blot 86
Hình 3.14: Biến ñộng hiệu giá kháng thể ở cá mú chấm cam sau khi gây miễn dịch
bằng 4 chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus bị bất hoạt bằng formalin ñược xác
ñịnh bằng kỹ thuật ELISA ño ở bước sóng 490 nm 88
Hình 3.15: Biểu hiện liên kết giữa kháng thể của cá mú chấm cam Epinephelus
coioides với protein của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus V3 bằng kỹ thuật Western
Blot 90
Hình 3.16: Biến ñộng hiệu giá kháng thể ở cá mú chấm cam Epinephelus coioides
sau khi gây miễn dịch bằng chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus V3 ñã bất hoạt
bằng formalin ñược xác ñịnh bằng kỹ thuật ELISA ño ở bước sóng 490 nm 93
Hình 3.17: Tỷ lệ chết tích lũy ở cá mú chấm cam Epinephelus coioides công cường
ñộc ở thời ñiểm 30 ngày sau khi gây miễn dịch 97
Hình 3.18: Tỷ lệ chết tích lũy ở cá mú chấm cam Epinephelus coioides công cường
ñộc ở thời ñiểm 60 ngày sau khi gây miễn dịch 98


1

MỞ ðẦU
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng phục vụ
nhu cầu dinh dưỡng cho con người, ñồng thời ñem lại kim ngạch xuất khẩu cho

nhiều nước có tiềm năng phát triển NTTS, trong ñó có Việt Nam.
Hiện nay, xu hướng phát triển NTTS thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
là nâng cao năng suất trên ñơn vị diện tích ven bờ nhưng ñảm bảo sự phát triển bền
vững, thân thiện với môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, cùng với mức ñộ thâm canh
hóa, dịch bệnh là trở ngại chính cho sự phát triển bền vững sản lượng NTTS.
Trong những năm qua, việc chữa trị các bệnh do vi khuẩn và do một số tác
nhân khác bằng thuốc kháng sinh và hóa chất ñã gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, ñã
không mang lại hiệu quả chữa trị như mong muốn mà còn làm tăng chi phí sản xuất.
Ngoài ra, việc lạm dụng kháng sinh trong ñiều trị dẫn ñến phát sinh các chủng vi
khuẩn kháng thuốc, không ñảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm [19] và ảnh hưởng
tới thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Trước bối cảnh ñó, nghiên cứu và phát triển vaccine phòng bệnh cho các ñối
tượng nuôi thủy sản có giá trị kinh tế thực sự là một cuộc cách mạng trong phát
triển NTTS; ñây là việc làm cấp thiết và phù hợp với mục tiêu phát triển NTTS ổn
ñịnh, bền vững và thân thiện với môi trường. ðể thực hiện ñịnh hướng này, các
nghiên cứu cơ bản về ñặc ñiểm hệ miễn dịch của ñối tượng nuôi là một trong những
bước khởi ñầu quan trọng cần tập trung ưu tiên.
Trên thế giới, nghiên cứu miễn dịch ở cá bắt ñầu từ những năm 50 của thế kỷ
thứ 18 và ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng miễn dịch học ở
cá [204]. Trong vài chục năm gần ñây, nghiên cứu sản xuất và sử dụng vaccine
phòng bệnh cá ñã ñược thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới và gần 100 loài cá ñã
ñược nghiên cứu về miễn dịch ở mức ñộ khác nhau [12].
Ở Việt Nam, nghiên cứu về miễn dịch ở cá vẫn còn khá mới mẻ và chúng ta
chỉ mới ở những bước ñi ñầu tiên. ðiều này thể hiện qua số lượng công trình nghiên
cứu liên quan ñến miễn dịch và vaccine ở cá còn rất hạn chế. Chỉ một vài cơ quan
nghiên cứu trong cả nước bắt ñầu nghiên cứu cũng như hợp tác với các tổ chức
2

trong và ngoài nước về vaccine thủy sản và ña phần là nghiên cứu vaccine vi khuẩn
trên cá nước ngọt. Mặc dù vậy, cho tới nay vẫn chưa có sản phẩm vaccine nào ñược

công bố một cách chính thức trong nước.
Cá mú chấm cam (Epinephelus coioides) là một trong những loài cá mú có giá
trị dinh dưỡng cao, lớn nhanh nên ñược nuôi rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới
và Việt Nam. Tuy nhiên, nghề nuôi cá mú ñang chịu thiệt hại nặng nề do dịch bệnh
trong những năm gần ñây. Nhiều tác nhân gây bệnh (TNGB) trên cá mú ñã ñược
thông báo như virus [81], [89], ký sinh trùng [50], [49], [81], vi khuẩn [26], [81],
[171]. Trong ñó, bệnh do vi khuẩn Vibrio (dưới ñây viết tắt là Vibriosis) ñã ñược
phát hiện trên khoảng 48 loài cá biển và gây ảnh hưởng nghiêm trọng ñến nghề nuôi
thủy sản ở nhiều nước [27]. Riêng ở cá mú, Vibriosis có thể gây chết ñến 70 % ñàn
cá mú nuôi [174]. Tại Việt Nam, Vibrio cũng ñã ñược xác ñịnh là TNGB xuất
huyết, lở loét, mòn vây ở cá mú nuôi và gây thiệt hại kinh tế ñáng kể cho người
nuôi [5], [14], [148].
ðể giảm thiểu những tổn thất kinh tế do Vibriosis gây ra, nhiều nghiên cứu
biện pháp phòng trị bệnh bằng kháng sinh và hóa chất ñã ñược chú ý. Tuy nhiên,
hiệu quả ñem lại vẫn chưa ổn ñịnh mà còn kéo theo nhiều hệ lụy. Thiệt hại do bệnh
vẫn luôn là mối ñe dọa cho nghề nuôi cá mú tại Việt Nam và các nước trong khu
vực; và cũng là nguyên nhân gây trở ngại trong việc phát triển cá mú trở thành ñối
tượng nuôi ở qui mô công nghiệp và xuất khẩu. Vì vậy, các nghiên cứu cơ bản về
miễn dịch học của cá mú ñối với TNGB sẽ góp phần cung cấp thêm những thông tin
về cơ chế kháng bệnh ở cá, làm tiền ñề cho nghiên cứu sản xuất vaccine phòng bệnh
cho cá là hướng ñi ñúng ñắn và cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, ñược sự cho phép của Trường ðại học Nha Trang,
ñề tài “Nghiên cứu ñáp ứng miễn dịch ở cá mú chấm cam Epinephelus coioides
(Hamilton,1822) nuôi tại Khánh Hòa ñối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus”
ñã ñược thực hiện.
Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài là làm rõ ñặc ñiểm ñáp ứng miễn dịch
(ðƯMD) ở cá mú chấm cam ñối với vi khuẩn V. parahaemolyticus.
3

Nội dung nghiên cứu:

1. Nghiên cứu ñặc ñiểm của vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh lở loét ở
cá mú chấm cam.
2. Nghiên cứu ðƯMD không ñặc hiệu của cá mú chấm cam ñối với vi khuẩn
V. parahaemolyticus và ảnh hưởng của chất kích thích miễn dịch β-glucan
ñến ñáp ứng này.
3. Nghiên cứu ðƯMD ñặc hiệu của cá mú chấm cam ñối với vi khuẩn V.
parahaemolyticus bất hoạt bằng formalin.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:
1. Về khoa học: Kết quả của luận án ñóng góp những thông tin khoa học về
ñặc ñiểm ðƯMD của cá mú chấm cam ñối với vi khuẩn Vibrio; Góp phần xây dựng
nền tảng ñể mở ra hướng nghiên cứu về miễn dịch học ở cá biển, một hướng mới ñã
góp phần nâng cao hiệu quả trong NTTS ở nhiều nước tiên tiến nhưng chưa ñược
phát triển ở Việt Nam.
2. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học cho
nghiên cứu ứng dụng sản xuất vaccine và dùng chất kích thích miễn dịch ñể phòng
Vibiosis cho cá biển nuôi và ñặc biệt là cá mú chấm cam tại Việt Nam.
Tính mới của luận án
1. Luận án là một trong những công trình ñầu tiên nghiên cứu cơ bản về miễn
dịch học ở cá biển nói chung và cá mú nói riêng tại Việt Nam.
2. Luận án là một trong số ít công trình ñầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về
ảnh hưởng của chất kích thích miễn dịch β-glucan ñến ðƯMD không ñặc hiệu của
cá mú chấm cam thông qua biến ñổi thành phần tế bào máu, hoạt tính thực bào, hoạt
tính hô hấp và khả năng kháng bệnh.




4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vài nét về ñối tượng cá mú chấm cam Epinephelus coioides
1.1.1. Một số ñặc ñiểm sinh học chủ yếu
Hệ thống phân loại:
Ngành ñộng vật có xương sống Vertebrata
Lớp cá xương Osteichthys
Bộ cá vược Perciformes
Họ cá mú Serranidae
Giống cá mú Epinephelus
Loài cá mú chấm cam: Epinephelus coioides (Hamilton, 1822) [163]










Hình 1.1: Cá mú chấm cam Epinephelus coioides
Tên tiếng Anh: Orange-spotted grouper [163], Green grouper [118].
Tên tiếng Việt: Tùy theo từng ñịa phương mà loài này có các tên gọi là cá mú
chấm cam, cá mú chấm nâu, cá mú ñen.
Cá mú chấm cam có ñặc ñiểm chung của giống cá mú Epinephelus như có
thân thuôn dài, mình hơi hẹp, miệng rộng, có nhiều răng nhỏ, sắc nhọn. ðặc ñiểm
nhận biết riêng như vây lưng có XI gai cứng và 13 - 16 tia vây mềm, vây ngực có
18 - 20 tia mềm, vây bụng có I gai cứng và 5 tia mềm, vây hậu môn có III gai cứng
5


và 8 tia mềm; vây ñuôi mềm và tròn. ðường bên của cá có 58 - 65 vẩy. Vẩy trên cơ
thể có dạng hình lược, trừ ở ngực, bụng và vùng trên vây hậu môn. Cuống ñuôi
thường hẹp. Mỗi bên mang, lược mang có 8 - 10 phiến mang trên và 14 - 17 phiến
mang dưới. Nắp mang có 3 gai thẳng và thường bị phủ dưới da. Trên cơ thể có
nhiều chấm màu cam hoặc nâu, màu sắc cơ thể thay ñổi thích nghi theo môi trường
sống, giai ñoạn phát triển và trạng thái sinh lý [163]. Cá thể có khối lượng lớn nhất
ghi nhận ñược là 32 kg, chiều dài ñạt 120 cm [68].
Giống với nhiều loài trong họ cá mú, cá mú chấm cam phân bố chủ yếu ở các
vùng biển nhiệt ñới và cận nhiệt ñới, là loài thích sống nơi có rạn san hô và bãi ñá
ngầm. ða số các loài phân bố ở ñộ sâu nhỏ hơn 100 m, chỉ một vài loài phân bố ở
ñộ sâu 100 - 200 m (có trường hợp ñến 500 m) [68], [163]. Ở Việt Nam, cá mú
chấm cam phân bố từ vịnh Bắc Bộ ñến vịnh Thái Lan, tập trung chủ yếu ở khu vực
miền Trung nơi có nhiều vịnh, biển ven bờ với các rạn san hô, bãi ñá ngầm, cỏ biển
rất thích hợp cho cá mú sinh sống [10].
Cá mú chấm cam thuộc loài cá dữ, trong tự nhiên, chúng ăn giáp xác, cá có
kích thước nhỏ, ñộng vật thân mềm. Tập tính bắt mồi của cá mú rất ñặc trưng là
rình trong các khe ñá, bụi rong, san hô ñể chộp mồi. Khả năng bắt mồi của cá mú
tốt nhất ở 22 - 30
o
C và có xu hướng giảm khi nhiệt ñộ nước thấp hơn 18
o
C [163].
Cá mú chấm cam có tuổi thọ trung bình khoảng 22 năm, cá thể cái trưởng
thành ñạt chiều dài thân từ 25 - 30 cm ở 2 ñến 3 năm tuổi, hiện tượng chuyển ñổi
giới tính xảy ra khi kích thước của cá ñạt từ 55 - 75 cm [75]. Cá mú chấm cam
trưởng thành có hiện tượng kết cặp trong mùa sinh sản, thường vào tháng 3 ñến
tháng 6 hàng năm. Sức sinh sản thực tế phụ thuộc kích thước cá cái, dao ñộng
khoảng 85 vạn trứng (cá cái dài 35 cm) ñến gần 3 triệu trứng (cá cái dài 62 cm). Cá
mú chấm cam thường ñẻ trứng ở vùng biển khơi, nơi có ñộ mặn thích hợp từ 30 - 35
‰ và nhiệt ñộ khoảng 30 °C. Ấu trùng cá mú chấm cam sống ở vùng cửa sông, nơi

có nhiều bùn lẫn cát, sỏi hoặc ở vùng rừng ngập mặn [68], [88].
6

1.1.2. Nghề nuôi cá mú trên thế giới và tại Việt Nam
Nuôi trồng thủy sản trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ với nhiều ñối
tượng nuôi có giá trị nhằm ñáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Trong ñó, cá
mú ñược xem là loài có giá trị kinh tế ở khu vực nhiệt ñới và cận nhiệt ñới. Thống
kê của Pierre et al. (2007) cho thấy khoảng 90 % thực phẩm trên thế giới có nguồn
gốc từ biển, trong ñó, cá mú chiếm tỷ lệ khá lớn [158]. Với ñặc tính dinh dưỡng
cao, thịt thơm ngon nên cá mú rất ñược ưa chuộng ở thị trường Nhật Bản, Hàn
Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc và một số nước Châu Mỹ. Giá cá mú sống tại thị
trường phía Nam Trung Quốc và Hồng Kông lên tới 100 USD/kg [116].
Sản lượng cá mú tăng liên tục trong những năm gần ñây. Trong ñó, sản lượng
khai thác chiếm phần lớn trong tổng sản lượng cá mú trên toàn thế giới và ngày
càng có xu hướng tăng chậm do nguồn lợi suy giảm trong khi sản lượng nuôi ñang
tăng lên nhanh chóng. Thống kê của FAO (2012) cho thấy sản lượng khai thác năm
2010 ñạt hơn 300 ngàn tấn, tăng 25 % so với sản lượng năm 2000 (244 ngàn tấn) và
chiếm 79 % tổng sản lượng cá mú trong cùng năm. Trái lại, sản lượng cá mú nuôi
tăng ñột biến từ 9,5 ngàn tấn (năm 2000) ñến 81 ngàn tấn (năm 2010), tăng hơn 747
%, chiếm 21 % tổng sản lượng cá mú trên toàn thế giới [69] (Hình 1.2).









Hình 1.2: Xu hướng sản lượng và giá trị cá mú trên thế giới [69]

(a. Sản lượng cá mú nuôi và khai thác; b. Sản lượng cá mú nuôi và giá trị)
b.

a.

Năm

7

Mặc dù số liệu thống kê thể hiện sản lượng cá mú nuôi tăng lên nhưng tổng
giá trị ở các năm lại không ổn ñịnh, có năm lại giảm mạnh như năm 2006 và năm
2009 (Hình 1.2.b). ðiều này cho thấy hiện tượng bão hòa của thị trường ñối với cá
mú nuôi, ñặc biệt do người nuôi chuyển sang sản xuất các loài cá mú có giá thấp
hơn nên dẫn ñến tổng giá trị giảm xuống [141].
Nghề nuôi cá mú ñã bắt ñầu từ năm 1970 ở Singapore, Malaysia, Hồng Kông,
Thái Lan và ðài Loan [179]. Ngày nay, cá mú ñược nuôi ở nhiều quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan,
ðài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Australia…[158]. Sản lượng cá mú nuôi trong
giai ñoạn từ năm 2000 ñến 2010 tại các quốc gia và vùng lãnh thổ nuôi cá mú chủ
yếu ñược thể hiện ở Hình 1.3.











Hình 1.3: Sản lượng cá mú ở các quốc gia và vùng lãnh thổ nuôi chủ yếu [69]
Hình 1.3 cho thấy Trung Quốc, ðài Loan, Indonesia, Malaysia là những quốc
gia và vùng lãnh thổ có sản lượng cá mú nuôi cao nhất thế giới và ñối tượng ñược
nuôi phổ biến nhất là cá mú chấm cam.
Tại Việt Nam, nghề nuôi cá mú bắt ñầu hình thành từ năm 1988, ñược duy trì
và phát triển ñến ngày nay. Vùng nuôi cá mú tập trung ở Hải Phòng, Quảng Ninh,
Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu. Các ñối tượng nuôi chủ yếu bao gồm cá mú chấm
cam E. coioides, cá mú chấm ñen E. malabaricus, cá mú chấm ñỏ E. akaara, cá mú
8

sỏi E. bleekeri, cá mú mỡ E. tauvina, cá mú cọp E. fuscoguttatus, cá mú sáu vạch E.
sexfasciatus, cá mú chấm tổ ong E. merra, cá mú chấm xanh Plectropomus
leopardus [13]. Nguồn cá mú giống cung cấp cho nuôi thương phẩm chủ yếu ñược
ñánh bắt từ tự nhiên và hình thức nuôi chủ yếu là nuôi lồng trên biển hoặc nuôi ao
ñìa vùng triều với qui mô hộ gia ñình. Hiện nay, cả nước có khoảng gần 7000 lồng
nuôi cá biển, trong ñó, lồng nuôi cá mú chiếm 80 % và khoảng 500 ha ao ñìa nuôi
cá mú với sản lượng ước tính khoảng 3.000 tấn/năm [13].
1.1.3. Một số bệnh thường gặp ở cá mú nuôi
• Bệnh do vi rút ở cá mú nuôi
Bệnh do vi rút nguy hiểm nhất ñối với cá mú là bệnh hoại tử thần kinh do vi
rút Viral Nervous Necrosis (VNN). Bệnh này xuất hiện trên cá ở các giai ñoạn từ
con giống cho ñến trưởng thành và gây chết với tỷ lệ cao, có thể lên ñến 100 %
quần ñàn trong thời gian ngắn. Bệnh xảy ra phổ biến nhất ở cá mú chấm ñỏ E.
akaara, cá mú cọp E. fuscogutatus, cá mú chấm ñen E. malabaricus…[81]. Cá
giống 2 – 5 cm bị nhiễm VNN thường có những biểu hiện ñặc trưng là thân có màu
ñen, bơi xoay vòng không ñịnh hướng và chết rất nhanh, không có biểu hiện tổn
thương ở bên ngoài. Tác nhân gây bệnh do virus trên cá mú ñã ñược nghiên cứu bởi
nhiều tác giả trên thế giới và biện pháp khắc phục thiệt hại do bệnh này ñến nay chủ
yếu là phòng bệnh [81], [89].
• Bệnh do ký sinh trùng ở cá mú nuôi

Bệnh do ký sinh trùng (KST) gây ra cũng rất phổ biến ở cá mú [50], [49],
[81]. Hơn 80 % nông hộ cho biết cá nuôi có những biểu hiện bệnh liên quan ñến
KST. Các loại KST gặp nhiều nhất trên cá mú nuôi lồng là sán lá ñơn chủ
Monogenea, giáp xác chân chèo Copepoda, giáp xác chân ñều Isopoda và ñộng
vật ñơn bào (Trichodina, Cryptocaryon, Apiosoma). Chúng ký sinh trên da, trong
miệng, mang, nắp mang, gây tưa mang, khó thở, làm cá bỏ ăn, chậm lớn và
thường gây chết cao ở giai ñoạn cá nhỏ [81].

9

• Bệnh xuất huyết lở loét do vi khuẩn Vibrio
Bệnh xuất huyết lở loét là một trong những bệnh thường gặp nhất và xuất hiện
ở hầu hết các giai ñoạn phát triển của cá mú nuôi, gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá
mú ở nhiều nước. TNGB thuộc giống Vibrio, các loài thường gặp là V.
parahaemolyticus, V. alginolyticus, V. vulnificus, V. carchariae…[81]. Dấu hiệu ñầu
tiên của bệnh là cá bỏ ăn, bơi lờ ñờ, màu sắc thân ñen dần. Cá nhiễm nặng thường có
hiện tượng mất thăng bằng, bơi ngửa bụng, mang nhợt nhạt, xuất huyết quanh miệng
và vây, có nhiều vết loét trên bề mặt cơ thể; nội quan có hiện tượng xuất huyết ở
thận, gan và thành ruột. Tỷ lệ chết của cá mú nuôi do Vibriosis có thể ñến 70 %
quần ñàn [174]. Một số vi khuẩn Vibrio gây bệnh cho cá mú nuôi trên thế giới ñược
tổng hợp ở Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Bệnh do vi khuẩn Vibrio trên cá mú nuôi
Tác nhân Nước Ký chủ Tài liệu tham khảo
Vibrio spp.

Malaysia
Malaysia
Malaysia
Indonesia
Trung Quốc

Italia
Philippines
E. malabaricus
E. salmoides
Epinephelus spp.
Epinephelus spp.
E. coioides
E. marginatus
E. suillus
Nash et al. (1987) [146]
Ong (1988) [152]
Leong and Wong (1988) [122]
Sarjito et al. (2009) [174]
Sun et al. (2009)(Trích [82])
Mesa et al. (2008)(Trích [82])
Lavilla -Pitogo et al.(1992)(Trích [82])

V. parahaemolyticus



Malaysia

Thái Lan
Epinephelus spp.

E. malabaricus
Najiah et al. (2003) [144],
Shyne et al. (2008) [182]
Danayadol et al. (1999) [55]

V. alginolyticus

Hàn Quốc
Thái Lan
E. malabaricus
E. malabaricus
Lee (1995) [121]
Danayadol et al. (1999) [55]
V. carchariae

Hàn Quốc
ðài Loan
ðài Loan
E. malabaricus
Epinephelus spp.
E. coioides
Chi et al. (1997)(Trích [82])
Lee et al. (1999) (Trích [82])
Yii et al. (1997) [214]
V. harveyi

Kuwaiit
Ấn ðộ

E. tauvina
E. tauvina

Saeed (1995) [171]
Punitha et al.(2008)(Trích [82])
Chinabut (1996)(Trích [82]


10

Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu cũng ñã phát hiện vi khuẩn V.
parahaemolyticus, V. alginolyticus, V. carchariae, V. vulnificus là TNGB xuất
huyết lở loét cho cá mú nuôi ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Dấu hiệu bệnh lý ñặc
trưng là các vết xuất huyết lở loét trên thân, bệnh lây lan nhanh và có thể gây chết
ñến 30 % ñàn cá nuôi [5], [8], [14], [148].
Trong các bệnh thường gặp ở cá mú, bệnh lở loét xuất huyết do vi khuẩn
Vibrio spp. gây ra là bệnh thường gặp nhất và có mức ñộ lây lan nhanh. Những
hiểu biết sâu hơn về ñặc ñiểm cấu tạo, cơ chế gây ñộc của vi khuẩn Vibrio cũng
như tác hại của chúng trên các ñối tượng nuôi trở nên rất cần thiết, là cơ sở ứng
dụng nghiên cứu phòng trị bệnh nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho người nuôi.
1.2. Vi khuẩn Vibrio và bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra trên cá biển
1.2.1. Vi khuẩn Vibrio
• Hệ thống phân loại: Khóa phân loại của Bergey [90]
Ngành : Proteobacteria
Lớp: Gamma Proteobacteria
Bộ : Vibrionales
Họ: Vibrionaceae
Giống: Vibrio
Loài: V. parahaemolyticus
• ðặc ñiểm hình thái cấu tạo, sinh thái, sinh lý và sinh hóa
Giống Vibrio thuộc họ Vibrionaceae có ñặc ñiểm chung là vi khuẩn Gram âm,
cấu tạo có dạng hình que hay hình dấu phẩy, kích thước tế bào từ 0,3 - 0,5 µm x 1,4
- 2,6 µm. Vibrio có khả năng di ñộng nhờ một tiên mao hoặc nhiều tiên mao mảnh,
ña phần có phản ứng Oxydase dương tính, có khả năng oxy hoá và lên men trong
môi trường O/F glucose, không có khả năng sinh H
2
S và nhạy với Vibriostat 2,4-

diamino-6,7-diisopropylpteridine phosphate (0/129). Môi trường TCBS là môi
trường chọn lọc của Vibrio spp.
Hầu hết các loài thuộc giống Vibrio ñều phân bố trong môi trường nước mặn,
thích hợp ở 20 - 40 ‰, cá biệt có loài có thể phát triển ở ñộ mặn 70 ‰ [4].
11

Màng tế bào vi khuẩn Gram âm cấu tạo gồm 3 lớp: lớp trong (inner
membrane), lớp peptidoglycan và lớp màng ngoài (outer membrane) (Hình 1.4a).
Thành phần chính của màng là protein, lipopolysacharides (LPS) và phospholipids.
Trong ñó, protein và phospholipid là thành phần không bền nhiệt trong khi LPS khá
bền với nhiệt.
LPS tạo nên lớp màng ngoài vi khuẩn Gram âm, thành phần gồm lipid và
polysaccharide. Cấu trúc của LPS gồm 3 phần (Hình 1.4b): phần lipid A gồm các
acid béo làm cầu nối giữa chuỗi polysaccharide và màng tế bào, tiếp ñến là phần lõi
(core) là một Oligosaccharide, và ngoài cùng là phần chuỗi O-polysaccharide gồm
các phân tử ñường gắn với nhau tạo thành chuỗi, ñây là phần khác nhau giữa các
loài vi khuẩn Gram âm. Trong ñó, lipid A, thành phần gây ñộc của phân tử LPS,
gây nên sự giải phóng hàng loạt các cytokine gây viêm và hoạt hóa hệ bổ thể, trong
khi ñó phần chuỗi O tạo nên tính kháng nguyên ñặc hiệu ở vi khuẩn Gram âm [137].















Hình 1.4: ðặc ñiểm cấu tạo màng tế bào vi khuẩn Vibrio [137]
(a: Cấu tạo màng tế bào; b: Cấu trúc sợi Lipopolysacharite)
12

Dựa trên sự tổ hợp giữa các thành phần mang tính kháng nguyên có mặt ở
vách tế bào chủ yếu là LPS (Kháng nguyên O) và ở lớp vỏ tế bào (Kháng nguyên
K) tạo nên các tuýp huyết thanh (Serotype) khác nhau của vi khuẩn V.
parahaemolyticus [56]. Tổng hợp tài liệu ñã công bố, Christopher et al. (2011) ñã
xác ñịnh có khoảng 13 loại kháng nguyên O với hơn 70 loại kháng nguyên K và có
ít nhất 12 serotype của V. parahaemolyticus ñược nhận dạng [44].
Sự phân bố của V. parahaemolyticus có mối liên quan chặt chẽ với nhiệt ñộ
nước. Ở những vùng nước có nhiệt ñộ trên 15
o
C, chúng có mặt quanh năm trong
nước, chất lắng cặn và có mật ñộ tăng cùng với sự tăng lên của nhiệt ñộ nước [44],
[108]. Ngoài ra, pH của môi trường cũng có ảnh hưởng ñến hoạt ñộng của vi khuẩn
này. Nghiên cứu của Kazuyuki et al. (1979) cho thấy cả 20 chủng V.
parahaemolyticus thí nghiệm ñều phát triển ñược trên môi trường NB với pH biến
thiên từ 6,0 - 9,0. Tuy nhiên, ở pH 9,0 vi khuẩn không tiết ra hemolysin trong khi ở
các pH khác ñều có hiện tượng này. Hơn nữa, khả năng vận ñộng bằng tiên mao
của vi khuẩn bị ức chế trong môi trường kiềm nhưng không bị ảnh hưởng ở môi
trường trung tính và axit. Kết quả nghiên cứu này cho thấy pH của môi trường có
ảnh hưởng ñến quá trình trao ñổi chất và khả năng vận ñộng của V.
parahaemolyticus [110]. Nghiên cứu của Christopher et al. (2011) cho thấy khi ở ñộ
mặn thích hợp và pH 8,0, vi khuẩn V. parahaemolyticus có khả năng di ñộng bằng
tiên mao với vận tốc 60 µm/s [44].
• ðộc tính của vi khuẩn Vibrio

Vi khuẩn Vibrio gây bệnh cho ký chủ thông qua các loại ñộc tố (toxin), ñây là
các hoạt chất sinh học có bản chất protein hoặc không phải protein do vi khuẩn tiết
ra nhằm gây ñộc cho tế bào vật chủ. Quá trình gây bệnh của chúng diễn ra theo trình
tự bám dính, xâm nhập vào tế bào vật chủ và tiết ra các ñộc tố phá vỡ màng tế bào
và gây ñộc cho tế bào vật chủ. Nghiên cứu của Krachler et al. (2011) cho thấy sự
bám dính ñầu tiên của V. parahaemolyticus vào tế bào vật chủ thông qua phân tử
gắn kết ña trị (Multivalent Adhesion Molecule - MAM) chứa 6 hoặc 7 vùng gắn kết
(Trích [44]). Hoạt tính dung huyết, thủy phân, phân giải protein, lipid, phospholipid,
13

cytotoxin, yếu tố gây bám dính, ngưng kết ñều liên quan tới khả năng gây bệnh của
nhiều loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio và ñược quy ñịnh bởi các gen ñộc tố ñặc
trưng [217].
ðã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan ñến yếu tố gây ñộc ở một số loài
vi khuẩn thuộc giống Vibrio như: V. cholerae, V. parahaemolyticus, V. harveyi,
V. alginolyticus, V. anguillarium….[43], [145], [162], [184], [217].
Nghiên cứu của Lee (1995) ñã khảo sát các yếu tố gây ñộc của vi khuẩn V.
alginolyticus phân lập từ cá mú E. malabaricus nuôi tại ðài Loan. Kết quả nghiên
cứu cho thấy liều gây chết 50 % (LD
50
) ở cá khi tiêm cảm nhiễm bằng tế bào vi
khuẩn là 0,5 x 10
3
cfu/g cá; bằng sản phẩm ngoại bào do vi khuẩn này tiết ra là 0,52
µg/g cá và bằng protein có khối lượng phân tử 34 kDa ñược tách chiết từ sản phẩm
ngoại bào của vi khuẩn này là 0,17 µg/g cá [121]. Nghiên cứu của Quinones et al.
(2010) cho thấy tất cả các chủng V. vulnificus phân lập từ hầu ở Mexico ñều có ñộc
tố proteolysin, 98 % các chủng có khả năng bám chặt vào các tế bào biểu mô, 91,4
% có khả năng phân giải DNA, 77,6 % phân giải mucin, 97,8 % phân giải lecithine
và 79,8 % có khả năng phân giải lipid [162].

Cũng như các loài vi khuẩn khác thuộc giống Vibrio, vi khuẩn V.
parahaemolyticus cũng tồn tại rất nhiều chủng mang các yếu tố gây ñộc khác nhau.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt tính dung huyết (haemolysis) là một trong những
yếu tố gây ñộc của vi khuẩn V. parahaemolyticus ñối với vật chủ. Haemolysin là
một exotoxin, chúng bám lên màng tế bào hồng cầu, gây thủng màng và giải phóng
haemoglobin. Kết quả là tạo ra hiện tượng dung huyết hoàn toàn (β-haemolysis)
hoặc không hoàn toàn (α-haemolysis) [217].
Ngày nay, người ta ñã phát hiện có 4 nhóm protein ñộc tố gây ra hiện tượng
dung huyết ở vi khuẩn Vibrio bao gồm TDH (Thermostable direct haemolysin), Hly
A (E1 Tor haemolysin), TLH (Thermolabile haemolysin) và δ-VPH (Thermostable
haemolysin) [217]. Trong ñó, TDH, TLH và δ-VPH thường gặp ở V.
parahaemolyticus trong khi Hly A thường gặp ở V. cholerae [217].

×