Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

slide thuyết trình pha đin nơi trời đất giao hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 30 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LOWRENCE S.TING
Cuộc thi thiết kế bài giảng e - learning
với chủ đề "Dư địa chí Việt Nam"
Tiêu đề:
PHA ĐIN NƠI TRỜI – ĐẤT GIAO HÒA
Nhóm giáo viên: Nguyễn Văn Hưng - Hoàng Xuân Thành.
Email:
Điện thoại di động: 0985488588
Trường: Phổ thông DTNT THPT huyện Tuần Giáo,
Huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
Tháng 6, năm 2014


PHA ĐIN NƠI TRỜI – ĐẤT GIAO HÒA

GIỚI THIỆU VỀ ĐÈO PHA ĐIN

Dọc theo quốc lộ 6

Nội
Hòa
Bình
Sơn
La
Điện
Biên

Sơn
La
Điện


Biên

T
u

n

G
i
á
o
T
h
u

n

C
h
â
u
Đèo
Pha Đin

- Đèo Pha Đin có độ dài 32km
nằm trên Quốc lộ 6:
+ Một phần thuộc xã Phỏng Lái,
huyện Thuận Châu, tỉnh
Sơn La.
+ Một phần thuộc xã Tỏa Tình,

huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện
Biên.
Chân đèo bên Thuận ChâuChân đèo bên Tuần Giáo

Mọi người thường xếp đèo
Pha Đin vào một trong "tứ
đại đèo" vùng Tây Bắc, bên
cạnh đèo Ô Quý Hồ, đèo
Khau Phạ và đèo Mã Pì
Lèng, đèo Lũng Lô.
Đèo Ô Quý HồĐèo Khau PhạĐèo Mã Pì Lèng

- Đèo Pha Đin nằm trong hệ
thống cao nguyên Tả Phìn
Tây. Trải nghiệm một ngày
trên đèo. Đỉnh đèo có độ cao
1.648 mét so với mực nước
biển. Không nhìn thầy bản
làng nào, chỉ còn nền trời
xanh thẳm và núi rừng hùng
vĩ như hòa quyện làm một.
Tại đây có một tháp truyền
hình tiếp sóng truyền hình
Việt Nam.
Cao nguyên Tả Phìn
Đỉnh đèo có độ cao 1.648 mét so với mực
nước biển

Từ đỉnh đèo nhìn xuống, Pha Đin
hiện ra một địa thế rất hiểm trở,

chênh vênh, con đường mỏng manh
vắt vẻo giữa một bên là vách núi và
một bên là vực sâu hun hút. Độ dốc
của đèo khoảng 10%, có chỗ 12%
đến 15%, thậm chí có những đoạn
cua ngược dốc cục bộ 19%. Lúc
lên dốc và xuống dốc, con đường
đèo ngoằn ngoèo với 8 cung đường
cua hết sức nguy hiểm, bán kính
đường cong dưới 15m và bên cạnh
đó là vô số các khúc cua tay áo, cua
chữ A, chữ Z, trong đó có nhiều
đoạn chỉ đủ cho một ô tô đi qua
Một yếu tố nguy hiểm của Pha Đin
là nằm trên khu vực núi đất đỏ,
không phải núi đá vôi như các con
đèo lừng danh khác, nên nền đất
tương đối yếu, dễ xảy ra sụt, trượt,
lở đất vào mùa mưa và thêm vào
đó, trước đây bề mặt đường rất thô
sơ, mới được rải đá cấp phối.
Chính vì vậy, những năm qua đã có
một số vụ tai nạn thảm khốc xảy ra
trên đường đèo.
Từ đỉnh đèo nhìn xuốngĐường ngoằn ngoèo

Một số tai nạn trên đèo Pha Đin

Từ đỉnh đèo xuống lưng chừng, cảnh
quan đèo Pha Đin mịt mờ mây phủ,

dưới chân đèo là những bản làng lác
đác. Đứng trên dốc đèo phía tỉnh Điện
Biên nhìn xuống, sẽ thấy thung lũng
Mường Quài trải rộng với ngút ngàn
màu xanh của đồi núi, thấp thoáng
những làng bản đầu tiên của huyện Tuần
Giáo, nơi ngày xưa trong sách giáo khoa
cấp 1, có bài đọc về tấm gương Anh
hùng lao động Hồ Giáo trên cao nguyên
này
Đèo mịt mờ mây phủ
Dưới chân đèo Pha Đin – Tuần
Giáo – Điện Biên

Còn ngược dòng lịch sử, sẽ cảm nhận được không khí trong kháng chiến chống
Pháp, chuyện 60 năm về trước, Pha Đin nằm trong tuyến huyết mạch tiếp vận vũ
khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ của bộ đội Việt Nam. Vì
thế mà Pha Đin ghi dấu chân của 8.000 thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến
với hàng trăm lượt gánh gồng, tải đạn, chở gạo qua đây mỗi ngày. Nó cũng là tuyến
đường hành quân của các lực lượng bộ binh, pháo binh…đến Trần Đình, là tên gọi
bí mật của chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
Kéo pháo, tất cả cho Điện Biên Phủ

Đèo Pha Đin chính là điểm khởi đầu
gian nan nhất của hành trình kéo pháo
bằng sức người của những chiến sỹ Điện
Biên năm xưa, bắt đầu từ đèo Pha Đin,
qua nhiều đèo, nhiều dốc, nhiều vực sâu,
núi cao đến điểm cuối là nơi những viên
đạn pháo rời nòng súng, hướng tới cứ

điểm Him Lam, đồi Độc Lập, đồi A1,
Hầm De Castries…Bây giờ, khó có thể
trải nghiệm gian nan khi đi ô tô qua đèo
Pha Đin, càng khó có thể có những trải
nghiệm về con đường kéo pháo bằng sức
người như những người lính Điện Biên
năm xưa. Nhạc sỹ Hoàng Vân kể lại: Khi
kéo pháo, trên đó phải có mấy chục
người ở hai đầu. Một đầu có người kéo
ở trên, một đầu có người đẩy ở dưới. Có
một cái tời nối với cái trục như trục kim
đồng hồ. Cứ hò dô ta thì lại đặt cái khấc
trên trục ấy và pháo lại nhích được lên.
Nhưng không phải lúc nào cũng êm đềm
như vậy. Có khi, pháo địch bắn cầm
canh làm đứt dây tời, pháo có thể lăn
xuống vực nếu như không cứu kịp
thời. Chính anh hùng Tô Vĩnh Diện đã
hy sinh trong trường hợp phải cứu pháo
khi pháo địch bắn đứt tời như vậy.
Các chiến sĩ Điện Biên năm xưa lấy
thân mình kéo pháo


Đường kéo pháo vào Điện Biên, giờ
còn điểm đầu là đèo Pha Đin sững
sững giữa mây ngàn. Điểm cuối cùng
của di tích đường kéo pháo được tôn
tạo là nơi anh hùng Tô Vĩnh Diện hy
sinh khi lấy thân mình chèn pháo.

Cách thành phố Điện Biên Phủ
khoảng 20 km về hướng bắc, nơi đây
dựng một cụm tượng đài dài 24 mét,
rộng 8 mét, cao 12,5 mét, nặng 1200
tấn, vinh danh trung đội pháo binh
của anh hùng Tô Vĩnh Diện trên triền
đồi Bó Hôm năm nào. Chỉ đơn giản
như vậy. Đủ để lớp lớp cháu con
người Việt hình dung về con đường
dẫn lối vào trang sử hào hùng của
những người lính Điện Biên Phủ năm
xưa./.
Tượng đài kéo pháo

Pha Đin ngày nay
Từ 2006 đến 2009, cung
đường đã được đầu tư sửa
chữa và nâng cấp, rải nhựa.
Vì vậy, ngày nay đi trên
cung đường này, cuộc vượt
đèo đã nhàn nhã hơn rất
nhiều.


Nếu như trước đây trên
đỉnh đèo chỉ là núi mây
trùng điệp, hoang vắng,
thì nay xa xa trên những
cung đèo của Pha Đin
lại thấy lấp ló xuất hiện

những ngôi nhà, những
bản làng của người dân
tộc Mông, dân tộc Thái,
thậm chí là của người
dân tộc kinh.

Đời sống của người dân nơi
con đèo đi qua cũng đã có
nhiều thay đổi. Cuộc sống
trước kia của những con người
nơi đây gần như gắn với công
việc nương rẫy, chăn nuôi trâu,
bò, dê…

Ngày nay cuộc sống của
người dân nơi đây đã có
nhiều thay đổi, ngoài công
việc thường ngày của nhà
nông, thì những người dân
nơi đây đã biết buôn bán
bằng việc tận dụng những
sản phẩm có tiếng, đặc sản
của vùng như: táo mèo, dưa
mèo, mận hậu…

Hiện nay trên đỉnh đèo một số
người kinh lên tận đỉnh đèo làm
nhà, mở nhà hàng ăn uống và
mở của hàng bán hàng tạp hóa
phục vụ người dân nơi đây và

khách thập phương dừng chân
trong chặng đường lên thăm
Điện Biên Phủ anh hùng…

Bên cạnh đó trong những
năm gần đây với chủ chương
phát triển kinh tế của tỉnh của
huyện, phòng nông nghiệp
huyện Tuần Giáo, đã đưa
giống cây cà phê đến với
người dân nơi đây, với mục
đích xóa đói giảm nghèo cho
đồng bào dân tộc thiểu số nơi
đây. Kết quả bước đầu khá
khả quan và trên những
nương rãy cà phê đã đâm hoa
kết trái. Dự báo đây là loại
cây giúp người dân nơi đây
thoát nghèo.

Bên cạnh phát triển cây cà
phê, người dân nơi đây còn
trồng cây táo mèo, dựa trên
ưu thế về khí hậu, thổ
nhưỡng nơi đây và đây cũng
là loại cây hứa hẹn mạng lại
hiệu quả kinh tế cao góp
phần xóa đói giảm nghèo
cho đồng bào nơi đây.

×