Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

slide thuyết trình danh lam thắng cảnh hang động xá nhè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 24 trang )


Nhóm tác giả : Giáo viên Trường Tiểu học số 1 Mường Nhà
E-mail:
Điện thoại di động: 0943053829
Trường PTDTBT TH số 1 Mường Nhà
Huyện Điện Biên - Tỉnh Điện Biên
Tháng 5 năm 2014
Trang Đầu

Giới Thiệu
I. Ẩm thực của người dân tộc thái Điện Biên
Giới thiệu :
- Mỗi dân tộc đều có một truyền thống văn hoá ẩm
thực riêng, có bí quyết riêng để chế biến các món ăn
ngon miệng vào những ngày lễ tết, cưới xin, hội hè ở
tây bắc, nói đến ẩm thực, người ta nhắc đến người
Thái đầu tiên.
- Dân tộc Thái ưa cái hương vị đậm đà, giàu chất
dinh dưỡng là món nướng. Món thịt trâu hoặc bò, cá,
gà nướng, lợn nướng… được người Thái tẩm, ướp gia
vị rất cầu kỳ.

Hinh
ảnh

- Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tới quý vị và các
bạn một món ăn của người dân tộc thái xã Mường
Nhà – Huyện Điện Biên – Tỉnh Điện Biên đó là
món lợn nướng.
Giới Thiệu


1,Nguyên liệu:
- Lợn : Chọn con lợn khoảng 8-10kg (chú ý chọn
lợn của người dân bản địa nuôi).
- Gia vị gồm : Riềng, xả, ớt tươi, mắc khén (hạt
tiêu rừng), lá mắc mật, súp, mì chính, mật ong, hành củ
khô.
- Than củi.
- Nước chấm : chúng ta có thể sử dụng : Nước xì
dầu, Nước chấm do người dân tộc thái pha chế

*) Sơ chế :
- Lợn : mổ, làm sạch sẽ.
- Gia vị : Riềng, xả, ớt tươi, mắc khén đem say
nhỏ.
- Hành củ khô : Làm sạch, băm nhỏ.
- Lá mắc mật : Rửa sạch.
*) Chế biến
Lợn được làm sạch ướp gia vị :
- Cách ướp : Riềng, xả, ớt tươi, mắc khén, súp, mì
chính, hành củ khô xoa đều trong bụng con lợn, tiếp
theo là cho lá mắc mật vào trong bụng lợn sau đó dùng
dây khâu lại bụng lợn.
2. Cách chế biến

-Dùng que tre tươi xiên từ đầu đến đuôi con lợn dùng
dây buộc chặt.
-Than củi được đốt nóng đỏ, đặt lợn được xiên vào
que lên để nướng, nướng tới khi da lợn khô, vàng xoa
nước mật ong lên da con lợn.
-Nướng sao cho lợn chín vàng đều, có mùi thơm là

được (khoảng 2h đồng hồ).
+ Cách nướng lợn


N
H

+ Cách trình bày và trang trí món lợn nướng :
- Sau khi lợn đã được nướng chín chúng ta đem
lợn chặt thành miếng nhỏ bày ra đĩa, trang trí thêm lá
mắc mật xung quanh đĩa thịt.
- Khi thưởng thức món thịt lợn nướng chung ta
chấm với lại nước xì dầu hoặc nước chấm chẩm chéo do
người dân tộc thái pha chế.
Cách trình bày và trang trí
món lợn nướng

II.Văn hóa của người dân tộc thái
- Nói đến nghệ thuật dân gian của người Thái không thể không
nói đến điệu múa xòe đặc trưng. Những cuộc tụ họp đông vui có
thể múa xoè quanh đống lửa, quanh hũ rượu cần với sự tham gia
đông đảo của già trẻ, trai, gái trong tiếng chiêng, tiếng trống rộn
ràng.
- Múa xòe là nét đẹp hiển nhiên mang tính truyền thống đối với
nghệ thuật trình diễn của người Thái, là đặc sản nghệ thuật và trở
thành biểu tượng văn hóa
- Điều thú vị là sáu điệu xoè cổ mang các hình thể cơ bản, nhưng
không gò bó cứng nhắc, mà ẩn chứa nội sinh và sự biến hoá vô
cùng tinh tế:
- Theo các già làng cho biết có tới 32 điệu xoè, nay chỉ còn giữ

được một số điệu. Xoè vòng sôi nổi bao nhiêu thì xoè điệu nhẹ
nhàng, tinh tế bấy nhiêu. Xoè nón thì thật duyên dáng và hấp
dẫn

Giới Thiệu
Từ điệu xoè vòng, dần dần phát triển thành
các điệu xoè cổ khác ẩn chứa những ý nghĩa nhân
sinh lớn lao:
Điệu vòng tròn vỗ tay (ỏm lọm tốp mứ):
Các vũ công bước theo vòng tròn từ trái qua phải
rồi ngược lại, nhảy co từng chân
và đồng thời vỗ tay theo nhịp trống, tạo nên không
khí vui tươi, rộn rã, thể hiện
niềm vui của cộng đồng sau mùa vụ bội thu, săn
bắt thú rừng, mừng nhà mới, đám
cưới, hội xuân…

ẢNH

Điệu bổ bốn (phá xí): Người tham gia xếp thành hai
hàng từ hai bên, quay mặt vào nhau, tay trong tay, tiến vào
tạo thành vòng tròn. Từ vòng tròn trung tâm toả ra thành
bốn vòng tròn nhỏ xung quanh như bông hoa ban năm
cánh.
Các vòng tròn nhỏ lúc biến thể thành các hình
vuông, lúc tạo thành các hình thoi hoặc hình bình hành,
các vũ công vừa biến đổi tạo hình, vừa nhún bước theo
nhịp trống, tay đan chạm vào nhau trong bước tiến.
Các điệu múa



Ngắm các điệu xoè Thái Tây Bắc mà
như thấy được cuộc sống chiến đấu, lao
động, tư tưởng tình cảm cùng những quan
niệm về vũ trụ, đất trời, lửa nước, những ý
nghĩa nhân sinh cao đẹp ẩn chứa trong
từng bước vũ. Nếu các điệu xòe vòng, hấp
dẫn bởi sự sôi nổi, mạnh mẽ, lôi cuốn mọi
đối tượng tham gia, không cần luyện tập, thì
các bài xòe điệu lại làm say lòng người bởi
sự tinh tế, thướt tha, uyển chuyển.


Điệu xoè vòng (Xé vóng): Đây là điệu xoè cổ nhất,
bởi sự đơn giản trong bước vũ.
Quanh đống lửa mọi người không phân biệt độ
tuổi và giới tính, nắm tay nhau tiến lùi theo nhịp trống
2/4. Khi tiến tay vung ngang tầm vai, khi lùi tay buông
thẳng, nhẹ nhàng dịch chuyển theo chiều kim đồng hồ.
Xoè vòng không cần luyện tập, không giới hạn số người
tham gia và có thể xếp thành nhiều vòng tròn đồng tâm.
Điệu xoè thể hiện sự gắn kết bền vững của cộng
đồng, chuyên chở khát vọng một cuộc sống ấm no, hạnh
phúc trong sự vận động không ngừng của đất trời, vạn
vật.



Điệu xoè diễn tả tình đoàn kết gắn bó keo sơn. Cuộc
sống dẫu muôn vàn khó khăn gian khổ, lúc thắng lợi, lúc chưa

thành, thậm chí anh em ly tán, nhưng tình người không bao giờ
thay đổi. Lòng người luôn hướng về cội, tin vào sức mình,vươn
lên chiến đấu và chiến thắng.
Điệu xoè còn mang bóng dáng quan niệm về vũ trụ, triết
lý âm dương ngũ hành một cách tinh tế và sâu sắc.
Các cô gái Thái trong điệu xoè nón với chiếc nón trong
tay lúc chạm vào lúc mở ra từ từ từng cánh như bông hoa trắng
muốt. Có lúc nón lao nhanh trên đầu, lúc lại nhẹ nhàng quay
trên vai, nghiêng nghiêng bên má, khi e thẹn xoay tròn trước
ngực rồi lại dập dờn như cánh bướm mùa xuân.


Bắt nguồn từ cuộc sống, những điệu múa dân
gian của người Thái Tây Bắc sống mãi với thời gian, là
món ăn tinh thần không thể thiếu. Để rồi qua mỗi điệu
múa, đêm xòe, mỗi người thêm yêu đời, yêu người, tự
tin bước vào một ngày mới tốt đẹp hơn. Cũng vì vậy
các điệu múa Thái đã trở thành vốn văn hóa quý báu, là
niềm tự hào của người Thái Tây Bắc và dân tộc Việt
Nam.

Đây là bài giảng được thiết kế theo chuẩn bài
giảng Elearning, sử dụng phần mềm Presenter 7.0
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bài giảng có sử dụng nguồn của một số trang
Web:dulichdienbienphu.com , phununet.com ,
dantocviet.vn, Một số tranh ảnh, tài liệu trên
trang Web “Dac san tay bac”
- Có sử dụng ghi âm ngoài
Trang cuối


Kết thúc

×