Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRUYỀN TẢI TRÊN MẠNG DI ĐỘNG 3G

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.21 KB, 31 trang )

-1-
BỘ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

THUYẾT MINH
DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ TRUYỀN TẢI TRÊN MẠNG DI ĐỘNG 3G
Hà Nội 09/2012
MỤC LỤC
1
1. Tên Quy chuẩn 6
2. Đặt vấn đề 6
2.1 Mục tiêu 6
2.2 Lý do xây dựng quy chuẩn kỹ thuật chất lượng truyền tải dịch vụ trên
mạng thông tin di động 3G 6
2.3 Mục đích xây dựng quy chuẩn kỹ thuật chất lượng truyền tải dịch vụ
trên mạng di động băng rộng 3G 7
2.4 Nội dung thực hiện 7
2.5 Phương pháp thực hiện 7
3. Sở cứ xây dựng các yêu cầu kỹ thuật 8
3.1 Giới thiệu về 3G 8
3.2 Tình hình triển khai công nghệ 3G tại Việt Nam 12
3.2.1 Tình hình triển khai 3G của Vinaphone 13
3.2.2 Tình hình triển khai 3G của Mobifone 14
3.2.3 Tình hình triển khai 3G của Viettel 15
3.2.4 Tình hình triển khai 3G của EVN Telecom và Hanoi Telecom 16
3.3 Rà soát, tổng hợp, phân tích các tài liệu tiêu chuẩn quốc tế, tài liệu kỹ
thuật, các kết quả nghiên cứu liên quan đến đối tượng tiêu chuẩn
hóa 17
3.3.1 Tài liệu của các tổ chức quốc tế 17
3.3.2 Tài liệu hiện có tại Việt Nam 24


3.4 Lựa chọn tài liệu tham chiếu chính 24
3.4.1 Tiêu chí lựa chọn tài liệu tham chiếu chính 24

2
3.4.2 Lựa chọn tài liệu tham chiếu chính 25
4. Xây dựng nội dung quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch
vụ truyền tải trên mạng di động 3G 28
5. Đối chiếu nội dung Quy chuẩn với các tài liệu tham khảo 30

3
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3-1. Bảng xác định các tham số cho từng lớp lưu lượng 19
Bảng 3-2. Các yêu cầu về hoạt động cho các dịch vụ Thoại/Thời gian thực
21
Bảng 3-3. Các yêu cầu về hoạt động cho các dịch vụ lớp tương tác 2 chiều
21
Bảng 3-4. Các yêu cầu về hoạt động cho dịch vụ luồng dữ liệu 22

4
CHỮ VIẾT TẮT
3G 3rd Generation Thế hệ thứ 3
BER Bit Error Rate Tỷ lệ lỗi bit
BS Bearer Service Dịch vụ truyền tải
CN Core Network Mạng lõi
ETSI
European Telecommunications
Standards Institute
Viện tiêu chuẩn viễn thông châu
Âu

FER Frame Erasure Rate Tỷ lệ xóa khung
FTP File Transfer Protocol Giao thức truyền file
GERAN
GSM/EDGE Radio Access
Network
Mạng truy nhập vô tuyến
GSM/EDGE
GPRS General Packet Radio Service Dịch vụ vô tuyến gói chung
GSM
Global System for Mobile
Communications
Hệ thống thông tin di động toàn
cầu
IP Internet Protocol Giao thức Internet
MT Mobile Terminal Đầu cuối di động
MP Measurement Point Điểm đo
PDP Packet Data Protocol Giao thức dữ liệu gói
PDU Protocol Data Unit Đơn vị gói giao thức
PS Packet Switched Chuyển mạch gói
QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ
RAN Radio Access Network Mạng truy nhập vô tuyến
SAP Service Access Point Điểm truy cập dịch vụ
SDU Service Data Unit Đơn vị gói dữ liệu
SGSN Serving GGSN Support Node Nút hỗ trợ phục vụ GGSN
SMS Short Massage Service Dịch vụ tin nhắn
UDP User Datagram Protocol Giao thức dữ liệu người dùng
TE Terminal Equipment Thiết bị đầu cuối
TS Technical Specification Đặc tả kỹ thuật
UE User Equipment Thiết bị người dùng
UMTS

Universal Mobile
Telecommunication System
Hệ thống viễn thông di động
toàn cầu
UTRAN
UMTS Terrestrial Radio Access
Network
Mạng truy nhập vô tuyến
UMTS

5
1. Tên Quy chuẩn
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truyền tải trên mạng di động 3G
2. Đặt vấn đề
2.1 Mục tiêu
Xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng truyền tải dịch vụ trên
mạng di động 3G.
2.2 Lý do xây dựng quy chuẩn kỹ thuật chất lượng truyền tải dịch vụ trên
mạng thông tin di động 3G
Hiện nay, sau hơn 2 năm triển khai mạng 3G, các dịch vụ trên mạng di động băng
rộng 3G càng ngày càng phong phú, đa dạng, từ nhóm dịch vụ liên lạc, nhóm dịch
vụ giải trí và nhóm dịch vụ thanh toán điện tử.
Trong tình hình thực tế triển khai mạng 3G ở Việt Nam hiện nay, vẫn chưa có tiêu
chuẩn hóa về chất lượng truyền tải dịch vụ viễn thông trên mạng băng rộng di động
3G, các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng di động 3G đã tự đưa ra các
quy định riêng về chỉ tiêu chất lượng truyền tải dịch vụ, do đó không có sự thống
nhất giữa các nhà cung cấp về các chỉ tiêu này, gây khó khăn trong việc đánh giá
chất lượng truyền tải dịch vụ của các đơn vị cung cấp, dẫn đến nhiều sự cố và khiếu
nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ cũng như làm cho công tác quản lý của
các cơ quan quản lý nhà nước gặp nhiều khó khăn.


6
2.3 Mục đích xây dựng quy chuẩn kỹ thuật chất lượng truyền tải dịch vụ
trên mạng di động băng rộng 3G
Việc rà soát, cập nhật nhằm ban hành một bộ chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá chất
lượng truyền tải dịch vụ trên mạng băng rộng di động 3G là rất cần thiết, nhằm
phục vụ cho việc quản lý chất lượng dịch vụ truyền tải trên mạng di động 3G,
hướng tới mục tiêu công bố và cam kết chất lượng với khách hàng của các doanh
nghiệp được cấp phép triển khai trên mạng di động băng rộng 3G trên mạng viễn
thông của Việt Nam.
2.4 Nội dung thực hiện
- Nghiên cứu mô hình quản lý chất lượng truyền tải dịch vụ trên mạng di động
3G;
- Rà soát các kết quả nghiên cứu, xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng truyền tải dịch vụ trên mạng di động 3G;
- Nghiên cứu, cập nhật, bổ sung dự thảo quy chuẩn theo các tài liệu tham chiếu
mới;
- Xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật.
2.5 Phương pháp thực hiện
Quy chuẩn được xây dựng theo phương pháp chấp thuận phù hợp với các nội dung
tiêu chuẩn quốc tế và theo hình thức biên soạn lại.
Hình thức trình bày quy chuẩn tuân thủ theo mẫu Quy chuẩn Việt Nam do bộ Khoa
học và Công nghệ quy định.
Đảm bảo tính phù hợp và cập nhật của tài liệu tham chiếu.
Đảm bảo phù hợp với thực tiễn của thị trường viễn thông, tin học và các qui định,
chính sách.

7
3. Sở cứ xây dựng các yêu cầu kỹ thuật
3.1 Giới thiệu về 3G

Công nghệ 3G là tiêu chuẩn di động băng thông rộng thế hệ thứ 3. Đây là bước phát
triển tiếp theo của công nghệ di động 2G và 2,5G. Chuẩn 3G cho phép truyền tải
không dây đồng thời dữ liệu thoại và phi thoại (Email, hình ảnh, âm thanh, video ).
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, 3G chính là xu hướng phát triển tất yếu của công
nghệ thông tin di động.
Hầu hết các nhà khai thác di động lớn trên thế giới đều tập trung cho công nghệ
này, cả về khía cạnh thiết bị đầu cuối lẫn các dịch vụ nội dung. Nhiều tên tuổi lớn
như: SK Telecom, NTT DoCoMo, KDDI đã gặt hái được thành công khi bắt tay
khai phá mảnh đất 3G. Thậm chí, chiếc điện thoại sẽ trở thành một văn phòng di
động hay một công cụ thanh toán trực tuyến tiện ích cho những ai đam mê công
việc. Trên thực tế tại các nước đã phát triển thì các dịch vụ được sử dụng nhiều nhất
là Mobile Internet, Live TV (truyền hình trực tiếp trên ĐTDĐ), VOD/MOD (xem
phim/nghe nhạc theo yêu cầu).
Với 4 giấy phép 3G tại Việt Nam, 3G đã thực sự thu hút sự quan tâm của giới công
nghệ. trước đó, từ năm 2004 và năm 2008, nhà khai thác thông tin di động
Mobifone cũng đã triển khai thử nghiệm thành công dịch vụ 3G. Làn sóng thiết bị
di động 3G cũng đã tràn vào Việt Nam với các dòng sản phẩm của: Nokia,
Samsung, Apple mặc dù người dân chưa thể chính thức sử dụng các tiện ích của
3G… Điều này cho thấy sự quan tâm lớn của thị trường Việt Nam đối với dịch vụ
3G.
Một số loại hình dịch vụ được triển khai trên mạng di động 3G
Dịch vụ thoại
Thoại là dịch vụ phổ thông nhất của mạng thông tin di động, cho phép các thuê bao
di động có thể liên lạc với nhau trên toàn thế giới. Để có thể truy nhập vào mạng di
động, người sử dụng cần có một máy điện thoại di động hoạt động ở cùng tần số với

8
nhà cung cấp mạng và một SIM card đã được kích hoạt. Khi một máy di động đã
tham gia mạng, người sử dụng có thể thực hiện cuộc gọi từ máy di động này tới các
thiết bị khác thông qua mạng chuyển mạch điện thoại công cộng.

Với công nghệ 3G ngày nay, người sử dụng có thể thực hiện cuộc gọi hình ảnh
(Video call). Dịch vụ thoại này cho phép các thuê bao có thể nhìn thấy hình ảnh
trực tiếp của nhau thông qua camera của máy điện thoại đi động.
Dịch vụ SMS/MMS
SMS (Short Message Service) là dịch vụ truyền tải tin nhắn dạng text từ thiết bị di
động này tới thiết bị di động khác hoặc một thiết bị được kết nối tới mạng cố định
qua tổng đài SMS. SMS không được truyền tải trực tiếp từ người gửi đến người
nhận mà luôn luôn phải qua tổng đài SMS. Điều đó có nghĩa là mỗi mạng điện thoại
di động hỗ trợ SMS sẽ có nhiều hơn một trung tâm tin nhắn để điều khiển và quản
lý tin nhắn.
Độ dài một tin nhắn có thể lên tới 160 ký tự chữ và số. Độ dài của một ký tự phụ
thuộc vào phương thức mã hóa dùng cho dịch vụ tin nhắn. Có 3 kiểu mã hóa thông
dụng trong SMS là GSM 7bit, 8bit và UCS2 (sử dụng 16 bit cho mỗi ký tự). Trong
hệ thống GSM, SMS được truyền tải qua kênh vô tuyến bằng đường báo hiệu. Tuy
nhiên trong hệ thống GPRS, SMS được hỗ trợ bởi kênh lưu lượng dữ liệu gói. Một
thiết bị di động có thể nhận và gửi một tin nhắn bất cứ lúc nào, không phục thuộc
vào việc cuộc gọi có tắc nghẽn hay không.
Điểm đặc trưng của SMS là có thể xác nhận tin nhắn đã được gửi đến. Người sử
dụng có thể nhận lại một tin nhắn thông báo tin nhắn đã được gửi đến hay chưa. Khi
một thiết bị di động gửi một tin nhắn, một báo cáo sẽ được gửi lại tới thiết bị di
động để xác nhận SC đã nhận được tin nhắn hoặc thông báo rằng không thể gửi tin
nhắn tới SC. Thủ tục này cũng được thực hiện khi thiết bị di động nhận một tin
nhắn từ SC.
Hiện nay, công nghệ chuyển mạch gói và hỗ trợ tốc độ bit cao trong mạng 2.5G và
3G cho phép phát triển các dịch vụ dữ liệu tiên tiến . Nhu cầu của người sử dụng

9
với dịch vụ đa phương tiện cùng với sự cần thiết của việc hội tụ các dịch vụ hiện có
trên Internet đã thúc đẩy phát triển một dịch vụ tin nhắn mới. MMS là dịch vụ tin
nhắn đa phương tiện được phát triển từ dịch vụ SMS và cho phép người sử dụng có

thể gửi và nhận tin nhắn kèm hình ảnh, tiếng nói và video. MMS có thể tương tác
với các hệ thống tin nhắn khác. Người sử dụng có thể gửi tin nhắn đa phương tiện
tới các điện thoại hỗ trợ MMS và tới các địa chỉ email. Đối với nhà cung cấp dịch
vụ di động, MMS là bước trung gian thuận tiện để tiến tới triển khai các dịch vụ
mới như video streaming.
Các dịch vụ dữ liệu khác
Mobile Internet: là dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp từ máy điện thoại di động
thông qua các công nghệ truyền dữ liệu GPRS/EDGE/3G của mạng. Các tiện ích
khi sử dụng dịch vụ:
- Đọc báo, tin tức trực tiếp từ điện thoại một cách dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi;
- Truy cập và xem video trực tuyến tại website chia sẻ nổi tiếng mà trước đây
mạng GPRS do giới hạn về tốc độ không thực hiện được;
- Tải nội dung về máy và upload ảnh, video từ điện thoại lên mạng một cách
nhanh chóng, thuận tiện qua các ứng dụng blog;
- Gửi, nhận email trực tiếp từ điện thoại di động nhanh chóng.
Mobile Broadband: là dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao từ máy tính thông qua
công nghệ truyền dữ liệu trên mạng điện thoại di động. Khi sử dụng dịch vụ này
SIMCard sẽ bị khóa chiều gọi/nhận cuộc gọi và chỉ có thể truy nhập Internet và
gửi/nhận tin nhắn. Người sử dụng có thể dùng DataCard (đã được lắp SIMCard
đăng ký dịch vụ Mobile Broadband), máy tính xách tay có sẵn khe cắm SIMCard để
truy cập Internet hoặc sử dụng máy tính xách tay truy cập Internet thông qua giao
thức WiFi, tiếp nhận sóng từ thiết bị phát sóng WiFi sử dụng SIMCard (thay vì sử
dụng đường ADSL như hiện nay).

10
Mobile TV: là dịch vụ cho phép người sử dụng có thể xem các kênh truyền hình
trực tiếp và các nội dung thông tin theo yêu cầu ngay trên màn hình máy điện thoại
di động.
Mobile Camera: là dịch vụ cho phép thuê bao VinaPhone có thể theo dõi trực tiếp
ngay trên màn hình máy điện thoại di động các hình ảnh thu được từ các máy quay

đặt tại các nút giao thông, điểm công cộng, nhà riêng… Dịch vụ này sẽ góp phần
tăng thêm tiện ích giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông tại các thành phố, đặc biệt
trợ giúp khách hàng VinaPhone có nhiều sự lựa chọn hơn khi lưu thông trên đường,
tránh được các đường ùn tắc và tiết kiệm thời gian khi di chuyển từ địa điểm này
đến địa điểm khác.
WAP Portal: Dịch vụ này được MobiFone cung cấp, là một cổng thông tin hội tụ
cung cấp một thế giới tin tức trong nước, thế giới, thể thao, đời sống, kinh doanh,
và các dịch vụ thông tin giải trí đang được ưa chuộng nhất hiện nay như Mobile TV,
Âm nhạc, Chat với Ngôi sao,…Ngoài ra, WAP Portal còn được hỗ trợ tra cứu từ
điển, gửi thư điện tử và nhiều tiện ích online thú vị khác.
Các dịch vụ trò chơi trực tuyến: Các dịch vụ này cho phép người dùng có thể chơi
game trên thiết bị điện thoại qua mạng di động. Dịch vụ gaming bao gồm các loại
game khác nhau như solo game, multiplayer game, person-to-peson game…Solo
game là trò chơi mà chỉ có một người chơi tương tác với game server trong khi
multiplayer game là trò chơi mà nhiều người chơi tương tác với nhau. Để chơi
multiplayer game, người chơi cần kết nối với game server, đăng nhập và được xác
thực. Sau đó họ có thể vào phòng chơi hoặc tạo phòng mới để chơi game. Person-
to-person game là trò chơi mà hai hay nhiều người chơi tương tác với những người
khác mà không có sự can thiệp bởi game server. Ngày càng nhiều các game mobile
được xuất bản và ứng dụng. Mỗi game đều có sự khác nhau về yêu cầu với người sử
dụng. Chẳng hạn, game bắn súng sẽ có những yêu cầu chặt chẽ hơn so với các game
theo lượt như đánh cờ. Hơn nữa, các ứng dụng game có thể chạy trên các giao thức
truyền tải khác nhau như HTTP, TCP, UDP, SMS, WAP…

11
3.2 Tình hình triển khai công nghệ 3G tại Việt Nam
Ở Việt Nam vào tháng 4/2009, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã cấp giấy
phép triển khai mạng 3G cho nhà cung cấp dịch vụ viễn thông là: Tổng Công Ty
Viễn Thông Quân Đội (Viettel), Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam
(VNPT - Đơn vị chủ quan trọng của Vinaphone), công ty Thông Tin Di Động VMS

- Đơn vị chủ quản mạng MobiFone), liên doanh giữa công ty Viễn Thông Điện Lực
(EVN Telecom) và công ty cổ phần Viễn Thông Hà Nội ( Hanoi Telecom) hiện nay
đã được đổi tên thành Vietnammobile. Chuẩn 3G mà Bộ TT-TT cấp phép cho các
nhà cung cấp dịch vụ viễn thông là WCDMA (tiêu chuẩn IMT-2000) sử dụng băng
tần 1920-2200 MHz.
Viễn cảnh kinh doanh 3G cũng không đơn giản, trong 2 năm đầu tiên không có quá
8% người sử dụng chuyển đổi sang 3G và với sự sụt giảm về doanh số do cạnh
tranh cộng với phải đầu tư rất lớn cho 3G đã gây sức ép không nhỏ cho doanh
nghiệp, khiến bài toán kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn.
Hiện nay, về mạng lưới, tổng số trạm thu phát doanh nghiệp triển khai tính đến
tháng 7/2011 trên phạm vi toàn quốc 30.334 node B, một số doanh nghiệp triển khai
vượt mức cam kết tại thời điểm 3 năm sau cấp phép. Vùng phủ sóng 3G theo dân số
và theo diện tích lãnh thổ trên cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp (không tính đến việc
roaming với mạng 3G khác), tính đến tháng 7/2011 phủ sóng trên toàn quốc với tỷ
lệ phủ sóng theo dân số từ 54.71% đến 93.68%. Các doanh nghiệp sử dụng lại
100% hạ tầng trạm BTS 2G có sẵn để triển khai trạm gốc NodeB 3G. Tốc độ tăng
trưởng lưu lượng 3G trung bình tháng đối với các dịch vụ data từ 5,4% đến 34,32%.
Việc triển khai cung cấp dịch vụ cũng được các doanh nghiệp triển khai nhanh.
Tổng số thuê bao 3G đã đạt trên 8 triệu thuê bao. Chất lượng dịch vụ 3G ổn định,
tốc độ truy nhập đạt đến 7,2 Mb/s và tỷ lệ thành công cuộc gọi đạt trên 98%.
Mạng 3G của các doanh nghiệp đã phủ sóng rộng trên toàn quốc, đáp ứng khả năng
truy nhập Internet của người dân (8 triệu thuê bao/18 tháng). Đặc biệt với việc sử
dụng thẻ USB 3G đế truy nhập Intemet đã nhanh chóng đưa dịch vụ đến vùng sâu,

12
vùng xa với mức cước cạnh tranh với dịch vụ ADSL đã góp phần thực hiện xoá
khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị, nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp
khả năng tiểp cận thông tin ở vùng nông thôn đuợc nâng cao.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp 3G phải triển khai cung cấp đa dạng các dịch vụ nội
dung để tăng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong kinh doanh

(thương mại điện tử, e-Banking, thương mại trực tuyến, ); trong việc tổ chức xây
dựng các ứng dụng chính phủ điện tử (E-Govemment); đào tạo từ xa (E-leaning);
các chương trình quảng bá phát thanh truyền hình (broadcasting); Y tế, chăm sóc
khỏe cộng đồng.
Trong giai đoạn đầu triển khai mạng 3G thì chất lượng dịch vụ theo sự phản hồi của
người sử dụng chưa tốt, hay bị rớt mạng, ngắt quãng kết nối Có thể nói là cần thời
gian để tối ưu và vận hành mạng 3G. Đến nay, chất lượng dịch vụ đã tốt hơn. Tuy
nhiên, vẫn chưa đồng đều ở các khu vực và giữa các doanh nghiệp. Các dịch vụ nội
dung chưa được tích hợp phong phú. Trong thời gian tới các doanh nghiệp tập trung
cải thiện các nội dung này sẽ đem lại lợi ích cho phát triển kinh tế xã hội và tăng
doanh thu của các đơn vị cung cấp dịch vụ 3G.
3.2.1 Tình hình triển khai 3G của Vinaphone
Ngày 11/8/2009, Vinaphone chính thức nhận giấy phép thiết lập mạng và cung cấp
dịch vụ viễn thông di động mặt đất IMT 2000 trong băng tần 1900-2200 MHz.
Mạng 3G của Vinaphone sử dụng công nghệ WCDMA/HSPA tần số 2100 MHz,
cho phép triển khai dịch vụ 3G di động băng rộng, cung cấp cho khách hàng tốc độ
truy cập lên đến 14,4 Mbps. Việc cung cấp dịch vụ trên 2 hoặc 3 tần số hầu như
không gây khó khăn cho khách hàng vì máy đầu cuối hiện nay phần lớn đã hỗ trợ 2
băng tần 900/1800 MHz và các máy 3G đều hỗ trợ băng tần 2100MHz.
Năm 2011, Vinaphone tiếp tục đầu tư 2440 trạm SingleRAN (tích hợp 2G/3G) để
lắp đặt và phủ sóng trên địa bàn các tỉnh Hà Nội (Hà Tây cũ), Vĩnh Phúc, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng. Cho đến thời điểm hiện

13
nay (sau 18 tháng mạng 3G đi vào hoạt động), tổng số Node B đã được đầu tư là
8745 NodeB. Hiện tại Vinaphone đã lắp đặt và phát sóng được khoảng 7500 Node
B.
Như vậy với số lượng Node B đã được đầu tư và đi vào hoạt động đã đảm bảo cho
vùng phủ sóng 3G của Vinaphone theo dân số đạt 139,8%, vùng phủ sóng 3G theo
diện tích lãnh thổ đạt 58,49 % và mức độ sử dụng năng lực hạ tầng mạng lưới 3G là

53 %. Tổng vốn đầu tư khoảng trên 5.000 tỷ chủ yếu từ nguồn vốn vay.
Các dịch vụ 3G cơ bản tại thời điểm khai trương, bao gồm: Video Call, Mobile
Internet, Mobile TV, Mobile Camera và Mobile Broadband với nhiều gói cước khác
nhau, ngoài ra mạng Vinaphone có khoảng trên 40 dịch vụ giá trị gia tăng khác cho
3G và liên tục được Bộ TT-TT, khách hàng đánh giá là một trong các mạng có số
lượng và chất lượng các dịch vụ 3G tốt nhất.
Hiện nay, Vinaphone đã triển khai HSDPA trên nền kiến trúc 3G đã đề cập ở trên.
Cấu trúc của hệ thống HSDPA về cơ bản tuân theo chuẩn 3GPP Release 5 và với hạ
tầng mạng đã triển khai, Vinaphone đã cung cấp dịch vụ HSDPA với tốc độ 7,2
Mbps và đang trong tiến trình nâng cấp lên tốc độ 14,4 Mbps. Để triển khai
HSDPA, Vinaphone chỉ cần nâng cấp phần mềm trên phần cứng đã hỗ trợ sẵn tại
phần mạng UTRAN là RNC và NodeB để có thể sử dụng các kỹ thuật điều chế, mã
hóa kết hợp với các phương thức điều khiển kênh truyền, lập biểu cung cấp dịch vụ
tốc độ cao đường xuống.
3.2.2 Tình hình triển khai 3G của Mobifone
Ngày 13/8/2009, MobiFone đã chính thức nhận giấy phép 3G từ bộ thông tin truyền
thông. Giấy phép này chính thức có hiệu lực từ ngày 15/09/2009. MobiFone lựa
chọn công nghệ HSPA (High Speed Package Access) cho 3G. Đây là công nghệ
cho phép khách hàng truy cập internet, email hay nhận các dịch vụ nội dung số với
tốc độ lên tới 7,2 Mbps.

14
Xét về mặt chuẩn bị cung cấp dịch vụ 3G, thì có thể nói MobiFone là mạng chuẩn
bị kĩ lưỡng nhất. Đó là do năm 2006, MobiFone trở thành mạng di động đầu tiên tại
Việt Nam triển khai EDGE trên toàn mạng, nên có thể dùng chung rất nhiều hạ tầng
của mạng 2G cho 3G, do đó có thể giảm 40% chi phí đầu tư cho 3G. Một ưu điểm
của MobiFone khi cạnh tranh cung cấp dịch vụ 3G là việc MobiFone đã áp dụng
thành công công nghệ Extended cell- một công nghệ cho phép tăng kích thước vùng
và chất lượng phủ sóng 3G lên tới 4 lần so với thông thường. Tại Việt Nam,
MobiFone là mạng di động đầu tiên áp dụng thành công công nghệ này cho việc tối

ưu hóa mạng 2G và sắp tới là cho mạng 3G. Tiếp đó, MobiFone cũng là mạng di
động đầu tiên thử nghiệm 3G thành công với các đối tác quốc tế. Xét ở những khía
cạnh này, MobiFone là mạng di động có kinh nghiệm về 3G được đánh giá cao.
Tính đến thời điểm tháng 7/2011, MobiFone đã lắp đặt được 5.400 trạm BTS, đáp
ứng 119% theo mật độ dân số. Dự kiến đến tháng 12/2011, MobiFone sẽ nâng tổng
số trạm BTS lên con số 8.500, vượt 900 trạm so với quy định.
3.2.3 Tình hình triển khai 3G của Viettel
Ngày 13/8/2009, bộ thông tin và truyền thông đã chính thức trao giấy phép 3G
(chuẩn IMT 2000 trong băng tần 1900-2200MHz) cho Viettel.
Dịch vụ 3G của Viettel sử dụng chuẩn HSPA (3.75G), có tốc độ đường truyền lên
tới 7,2 Mbps. Với chuẩn HSPA thì tốc độ truy cập dịch vụ Internet di động của
Viettel sẽ đạt mức tối thiểu là 2Mbps tại khu vực thành phố, cao hơn 5 lần so với
yêu cầu của bộ đưa ra (384 Kbps). Viettel chọn Nokia Siemens Network làm nhà
cung cấp thiết bị 3G (trạm gốc Flexi). Nokia Siemens Networks bắt đầu cung cấp
thiết bị cho Viettel từ tháng 8/2009.
Trong số 4 đơn vị triển khai mạng 3G, Viettel có số lượng trạm BTS lớn nhất
(15000 trạm).

15
3.2.4 Tình hình triển khai 3G của EVN Telecom và Hanoi Telecom
Hiện tại, EVN Telecom khai thác mạng di động với băng tần là 450 MHz, băng tần
450 MHz thường xuyên bị can nhiễu và có quá ít nhà cung cấp thiết bị và máy đầu
cuối CDMA cho băng tần này.
Ngày 23/9/2009, Bộ TT-TT đã chính thức trao giấy phét băng tần 3G, sử dụng công
nghệ WCDMA (IMT 2000) trên băng tần 1900- 2200 MHz cho liên danh EVN
Telecom và Hanoi Telecom.
Trong số 4 đơn vị được cấp giấy phép 3G, hiện duy nhất Hanoi Telecom chưa tuyên
bố khai trương dịch vụ.
Có thể nói việc triển khai công nghệ 3G tại Việt Nam đã tạo được những chuyển
biến tốt trong ngành viễn thông, thúc đẩy thị trường viễn thông phát triển sôi động,

phong phú hơn, hội nhập nhanh với nền viễn thông thế giới. Tuy nhiên, trong quá
trình triển khai, chất lượng dịch vụ 3G chưa đồng đều ở các khu vực và giữa các
DN; các dịch vụ nội dung chưa được tích hợp phong phú để đáp ứng nhu cầu của xã
hội; việc phát triển hạ tầng còn thiếu quy hoạch, nhiều khó khăn, vướng mắc chậm
được khắc phục.

16
3.3 Rà soát, tổng hợp, phân tích các tài liệu tiêu chuẩn quốc tế, tài liệu kỹ
thuật, các kết quả nghiên cứu liên quan đến đối tượng tiêu chuẩn hóa
3.3.1 Tài liệu của các tổ chức quốc tế
ETSI 123.107 V10.2.0 (2012-01)
Tài liệu ETSI 123.107 đưa ra khái niệm về chất lượng dịch vụ như sau.
Các dịch vụ mạng được xem như là end-to-end, tức là từ một đầu cuối đến đầu cuối
khác. Một dịch vụ end-to-end có một chất lượng dịch vụ (QoS) xác định cho người
dùng sử dụng dịch vụ đó. Người dùng sẽ quyết định có thỏa mãn với chất lượng
dịch vụ được cung cấp hay không.
Kiến trúc phân lớp dịch vụ truyền tải UMTS được mô tả trong Hình 3 -1.

TE

MT

RAN

CN

EDGE

NODE


CN

Gateway

TE

UMTS

End-to-End Service

TE/MT Local

Bearer Service

UMTS Bearer Service

External Bearer

Service

UMTS Bearer Service

Radio Access Bearer Service

CN Bearer

Service

Backbone


Bearer Service

RAN Access

Bearer Service

Radio Bearer

Service

Physical Radio
Bearer Service

Physical
Bearer Service

Hình 3-1. Kiến trúc phân lớp chất lượng dịch vụ trên mạng UMTS

17
Chất lượng dịch vụ truyền tải của một mạng được xác định bởi các đặc tính và chức
năng được thiết lập từ nguồn đến đích của dịch vụ đó. Dịch vụ truyền tải (bearer
service) cho phép giám sát chất lượng dịch vụ QoS đã thỏa thuận trước.
Tài liệu ETSI 123.107 phân loại dịch vụ được sử dụng cho UMTS thành 4 lớp với
tiêu chí phân loại dựa theo mức độ nhạy cảm về trễ của lớp dịch vụ đó:
• Lớp thoại
• Lớp luồng dữ liệu
• Lớp tương tác
• Lớp cơ bản
Lớp thoại và luồng dữ liệu chủ yếu dành cho các ứng dụng thời gian thực. Lưu
lượng của dịch vụ thoại thời gian thực, ví dụ như video call, và các dữ liệu liên quan

được truyền qua lớp Thoại.
Lớp tương tác và lớp cơ bản được áp dụng trên những ứng dụng Internet truyền
thống như WWW, Email, Telnet, FTP. Do đặc điểm yêu cầu về độ trễ ít hơn so với
2 lớp dịch vụ trên, cả 2 loại dịch vụ này đưa ra mức độ sửa lỗi tốt hơn bằng cách mã
hóa kênh và cơ chế truyền lại (retransmission). Lớp tương tác bao gồm các dịch vụ
tương tác như Email, Web-Browsing. Lớp cơ bản bao gồm các dịch vụ như
download Email, download file. Lưu lượng của lớp tương tác có mức ưu tiên cao
hơn lớp cơ bản, do đó các ứng dụng trên lớp cơ bản chỉ sử dụng đường truyền khi
lớp tương tác không sử dụng. Điều này rất quan trọng trong môi trường vô tuyến do
băng thông thấp hơn so với mạng cố định.
Tiêu chuẩn ETSI 123.107 đồng thời đã đưa ra khái niêm Bộ thuộc tính đặc trưng
của dịch vụ truyền tải (Bearer Service) cho từng lớp dịch vụ như sau.

18
Bảng 3-1. Bảng xác định các tham số cho từng lớp lưu lượng
Lớp lưu lượng Lớp thoại Lớp luồng
dữ liệu
Lớp tương
tác
Lớp cơ bản
Tốc độ bit cực đại x x x x
Trình tự phát x x x x
Kích thước SDU
tối đa (octet)
x x x x
Thông tin định
dạng SDU
x x x
Tỷ lệ lỗi SDU x x x x
Tỷ lệ lỗi bit dư x x x x

Phát đi các SDU
bị lỗi
x x x
Trễ truyền tin
(ms)
x x
Tốc độ bit đảm
bảo
x x
Ưu tiên điều
khiển lưu lượng
x x
Ưu tiên cấp
phát/duy trì
x x x x
Thống kê nguồn x x
Chỉ dẫn báo hiệu x
ETSI 122.105 V10.0.0 (2011-05)
Tài liệu ETSI 122.105 đưa ra định nghĩa về “Dịch vụ truyền tải – Bearer Service”
như sau: Dịch vụ truyền tải là khả năng truyền tải thông tin giữa các điểm truy cập
dịch vụ và bao gồm các chức năng của các lớp ở mức thấp (trong mô hình OSI).
Người dùng sẽ chọn tập các giao thức ở lớp trên cho dịch vụ tương ứng.

19
Hình 3-2. Mô hình phân cấp dịch vụ
Tài liệu ETSI 122.105 phân loại 4 lớp lưu lượng truyền tải trên mạng 3G với tiêu
chí đánh giá mức độ ảnh hưởng của trễ và mất thông tin lên các lớp dịch vụ đó.
Hình 3-3. Phân lớp dịch vụ
Tiêu chuẩn này cũng đưa ra các tiêu chí đánh giá hoạt động của dịch vụ, bao gồm:
• Trễ đường truyền: là khoảng thời gian giữa yêu cầu truyền thông tin tại một

access point đến khi nhận được tại một access point khác;
• Biến động trễ (Delay variation): hỗ trợ các dịch vụ thời gian thực, thường
được quy định bởi một dải giá trị thay vì một giá trị cố định;

20
• Tỉ lệ lỗi bit: Tỉ lệ giữa các bit bị lỗi trên toàn bộ các bit thông tin được gửi đi,
thường được quy định bởi một dải giá trị thay vì một giá trị cố định;
• Tốc độ dữ liệu: xác định bởi lượng dữ liệu truyền đi giữa 2 access point chia
khoảng thời gian truyền.
Các bảng dưới đây chỉ rõ mức ngưỡng đề xuất cho các tham số đối với từng dịch
vụ.
Bảng 3-2. Các yêu cầu về hoạt động cho các dịch vụ Thoại/Thời gian thực
Ứng dụng
Mức đối
xứng
Tốc độ dữ
liệu
Chỉ tiêu đánh giá
Trễ 1
chiều
Biến
thiên
trễ
Tỷ lệ mất
thông tin
Âm thanh Thoại 2 chiều 4-13kbps < 150ms < 1ms
<3% FER
Hình ảnh
Thoại có
hình

2 chiều 32-384kbps < 150ms
Không
quy
định
<1% FER
Dữ liệu
Các trò
chơi thời
gian thực
2 chiều < 60 kbps < 75ms
Không
quy
định
<3% FER
Dữ liệu Telnet 2 chiều < 250ms
Không
quy
định
0
Dữ liệu
Điều
khiển từ
xa
2 chiều < 28.8kb/s < 250ms
Không
quy
định
0
Bảng 3-3. Các yêu cầu về hoạt động cho các dịch vụ lớp tương tác 2 chiều


21
Ứng dụng
Mức đối
Tốc độ dữ
Chỉ tiêu đánh giá
Trễ 1 chiều
Biến
thiên
trễ
Tỷ lệ mất
thông tin
Âm thanh
Tin nhắn
thoại
1 chiều 4 -13kb/s
< 1s cho
phát lại
< 2s cho ghi
âm
< 1ms
< 3%
FER
Dữ liệu
Duyệt
web
1 chiều < 4s
Không
quy
định
0

Dữ liệu
Thương
mại điện
tử, ATM
2 chiều < 4s
Không
quy
định
0
Dữ liệu
E-mail
(Truy cập
máy chủ)
1 chiều < 4s
Không
quy
định
0
Bảng 3-4. Các yêu cầu về hoạt động cho dịch vụ luồng dữ liệu
Ứng dụng
Mức đối
xứng
Tốc độ dữ
liệu
Chỉ tiêu đánh giá
Trễ 1 chiều
Biến
thiên
trễ
Tỷ lệ mất

gói
Âm thanh
Thoại,
nhạc chất
lượng cao
1 chiều
5
-128kbps
< 10s < 2s < 1%
Hình ảnh
Đoạn
phim
ngắn,
giám sát,
phim thời
gian thực
1 chiều
20-
384kbps
< 10s <2s < 1%

22
Dữ liệu
Truyền dữ
liệu dung
lượng lớn
1 chiều <384kbps < 10s
Không
quy
định

0
Dữ liệu
Hình ảnh
tĩnh
1 chiều < 10s
Không
quy
định
0
ITU-T Y.1540
Tài liệu ITU - T Y.1540 đưa ra các tham số dùng để xác định và đánh giá hoạt động
của các dịch vụ viễn thông dựa trên giao thức IP và được áp dụng cho các dịch vụ
end-to-end chạy trên giao thức IPv4. Các tham số đánh giá hoạt động của các dịch
vụ IP được dựa trên cơ sở giám sát các gói tin IP tại các điểm đo (MP).
Hình 3-4. Kiến trúc phân lớp của các dịch vụ IP
Tài liệu này cũng đồng thời đưa ra một số tham số đánh giá chất lượng truyền tải
gói tin IP, dựa trên các thống kê đặt tại các điểm đo như sau:

23
- Trễ truyền gói tin IP (IP packet transfer delay);
- Biến thiên trễ của gói tin IP;
- Tỷ lệ mất gói.
3.3.2 Tài liệu hiện có tại Việt Nam
Cho tới thời điểm này, ở nước ta vẫn chưa có tiêu chuẩn hay quy chuẩn kỹ thuật,
quy định chất lượng dịch vụ truyền tải trên mạng băng rộng di động 3G, được ban
hành.
Năm 2011, Viện KHKT Bưu điện đã xây dựng dự thảo quy chuẩn về chất lượng
truyền tải dịch vụ trên mạng di động băng rộng 3G dựa trên tài liệu tham chiếu
ETSI 123 107 V9.1.0 (2010). Tuy nhiên, do việc đề xuất các chỉ tiêu đánh giá và
phương pháp đo còn nhiều vướng mắc nên quy chuẩn này chưa được ban hành.

3.4 Lựa chọn tài liệu tham chiếu chính
ETSI TS 122 105 V10.0.0 (2011-05): “Digital cellular telecommunications system
(Phase 2+); Universal Mobile Telecommunications System (UMTS); LTE; Services
and service capabilities (3GPP TS 22.105 version 10.0.0 Release 10)”
3.4.1 Tiêu chí lựa chọn tài liệu tham chiếu chính
Tài liệu tham chiếu chính làm cơ sở cho việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng truyền tải dịch vụ trên mạng băng rộng di động 3G, phải đảm bảo các
tiêu chí sau:
- Có liên quan đến các yêu cầu chất lượng dịch vụ truyền tải dịch vụ trên mạng
băng rộng di động 3G;
- Tài liệu được các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, khu vực có uy tín ban hành;
- Có nội dung đầy đủ và cập nhật mới nhất.
Phạm vi xây dựng quy chuẩn tập trung vào các dịch thuộc miền chuyển mạch gói
PS của mạng lõi UMTS. Do đó, việc đánh giá dịch vụ truyền tải được hiểu là đánh

24
giá hoạt động của kết nối logic từ đầu cuối đến biên mạng lõi của mạng 3G (GGSN)
với việc sử dụng giao thức IP thuộc lớp 3 (Network layer) trong mô hình OSI (Hình
3 -5).
Hình 3-5. Mô hình giao thức của dịch vụ truyền tải qua mạng băng rộng di
động 3G
3.4.2 Lựa chọn tài liệu tham chiếu chính
ETSI TS 123 107 V10.2.0 (2012-01):” Digital cellular telecommunications system
(Phase 2+); Universal Mobile Telecommunications System (UMTS); LTE; Quality
of Service (QoS) concept and architecture (3GPP TS 23.107 version 10.2.0 Release
10)”:
Hệ thống viễn thông tế bào số (Pha 2+); Hệ thống viễn thông di động toàn cầu
(UMTS); LTE; Khái niệm và cấu trúc chất lượng dịch vụ (QoS) (3GPP TS 23. 107
phiên bản 10.2.0 Phát hành 10).
Tài liệu này đưa ra được mô hình quản lý chất lượng dịch vụ trong mạng UMTS và

phân dịch vụ người dùng thành 4 lớp: Lớp thoại, lớp luồng dữ liệu, lớp tương tác và

25

×