B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
***
THY Lấ
ĐáNH GIá kiến thức Về VAI TRò CủA ACID FOLIC
Và HàM LƯợNG ACID FOLIC TRONG KHẩU PHầN
CủA PHụ Nữ TUổI SINH Đẻ ở MộT HUYệN
NGOạI THàNH Hà NộI NĂM 2012
KHểA LUN TT NGHIP C NHN Y KHOA
KHểA 2009- 2013
H NI 2013
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
***
THY Lấ
ĐáNH GIá kiến thức Về VAI TRò CủA ACID FOLIC
Và HàM LƯợNG ACID FOLIC TRONG KHẩU PHầN
CủA PHụ Nữ TUổI SINH Đẻ ở MộT HUYệN
NGOạI THàNH Hà NộI NĂM 2012
KHểA LUN TT NGHIP C NHN Y KHOA
KHểA 2009- 2013
Ngi hng dn: PGS.TS. Lấ DANH TUYấN
H NI 2013
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp em đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình từ các thầy cô và sự động viên
rất lớn từ gia đình, bạn bè.
Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng
Đào tạo đại học – Trường Đại học Y Hà Nội, Viện Đào tạo Y học dự phòng
và Y tế công cộng đã đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và tạo điều
kiện cho em học tập và rèn luyện tại trường.
Với tất cả tấm lòng kính trọng em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS.Lê Danh Tuyên – người đã trực tiếp, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập cũng như hoàn
thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn Viện dinh dưỡng, Khoa thực phẩm- VSATTP-
VDD, Trạm y tế xã Đường Lâm- Sơn Tây- Hà Nội và các thầy cô tại Khoa
thực phẩm- VSATTP đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình
học tập cũng như hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn tới các bạn bè đã động viên, giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này; đặc biệt xin bày tỏ lòng
biết ơn tới gia đình, nơi đã cho tôi thêm sức mạnh trong quá trình học tập.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS.Lê Danh Tuyên; không trùng lặp với bất kỳ một công
trình nghiên cứu khoa học nào khác. Các số liệu, kết quả nghiên cứu là trung
thực và chưa được công bố.Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn
Đỗ Thúy Lê
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FAD: Cơ quan quản lý An toàn thực phẩm Hoa Kỳ
HPLC: Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
NCKN: Nhu cầu khuyến nghị
NIESH: Viện khoa học Sức khỏe và Môi trường
NTD: Khiếm khuyết ống thần kinh
PN: Phụ nữ
SSBA: Hiệp hội tình trạng nứt cột sống Scottish
TLAV: Tổng lượng ăn vào
UNICEF: Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
PHSCC: Y tế công cộng Hoa Kỳ
WHO: Tổ chức Y tế thế giới
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ ACID FOLIC 3
1.1.1. Tính chất lý hóa 4
1.1.2. Vai trò sinh học 4
1.1.3. Vai trò dinh dưỡng 5
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI 6
1.2.1. Thiếu acid folic gây thiếu máu hồng cầu to 6
1.2.2. Acid folic đặc biệt cần thiết cho phụ nữ mang thai . 6
1.2.3. Acid folic phòng tránh dị tật thai nhi, giúp ngừa sứt môi và hở hàm ếch. 7
1.2.4. Acid folic giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. 8
1.2.5. Vitamin B và acid folic giúp ngăn ngừa bệnh tim. 8
1.2.6. Axit folic giúp giảm chứng mất trí. 9
1.2.7. Acid folic giúp ngăn ngừa bệnh ung thư dạ dày, ung thư máu và
ung thư vú. 10
1.2.8. Không mang thai cũng cần bổ sung acid folic 11
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 19
2.1.1. Đối tượng 19
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 19
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 19
2.2.2. Cỡ mẫu, cách chọn mẫu 20
2.3. CÁC BIẾN SỐ VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU 21
2.4. CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 22
2.4.1. Phỏng vấn đối tượng, điều tra khẩu phần tiêu thụ trong 24h 22
2.4.2. Phương pháp xử lý mẫu và thu thập mẫu: 22
2.5. SAI SỐ VÀ CÁCH KHỐNG CHẾ SAI SỐ 24
2.5.1. Sai số 24
2.5.2. Khống chế sai số 24
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU, ĐÁNH GIÁ, NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ 24
2.6.1. Xử lý số liệu 24
2.6.2. Đánh giá, nhận định kết quả 24
2.7. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 25
2.8. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1. KIẾN THỨC VỀ ACID FOLIC CỦA PHỤ NỮ TRONG ĐỘ TUỔI
SINH ĐẺ 26
3.1.1. Độ tuổi 26
3.1.2. Quê quán 26
3.1.3. Trình độ học vấn 27
3.1.4. Nghề nghiệp hiện tại 27
3.1.5. Phân loại kinh tế 28
3.1.6. Tình trạng hôn nhân 28
3.1.7. Kế hoạch sinh đẻ 29
3.1.8. Kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng 29
3.1.9. Phương tiện tìm hiểu về thực phẩm và dinh dưỡng 30
3.1.10. Kiến thức acid folic trong thực phẩm và dinh dưỡng 30
3.1.11. Phương tiện tìm hiểu về acid folic trong thực phẩm và dinh dưỡng 31
3.1.12. Sử dụng thực phẩm bổ sung chứa acid folic 32
3.1.13. Kiến thức về tác dụng của acid folic đối với phụ nữ độ tuổi sinh đẻ 32
3.1.14. Giai đoạn cần bổ sung acid folic 34
3.1.15. Kiến thức về các loại thực phẩm 34
3.1.16. Liên quan giữa trình độ học vấn (HV) và kiến thức về acid folic
trong thực phẩm và dinh dưỡng (HB) 35
3.1.17. Liên quan giữa phân loại kinh tế (KT) và sử dụng thực phẩm bổ sung
chứa acid folic (SD) 36
3.1.18. Liên quan giữa kế hoạch sinh đẻ (KH) và kiến về acid folic (HB)
trong thực phẩm và dinh dưỡng 36
3.2. HÀM LƯỢNG ACID FOLIC TRONG KHẨU PHẦN ĂN CỦA PHỤ
NỮ TUỔI SINH ĐẺ 37
3.2.1. Mức tiêu thụ acid folic trung bình/24h qua 37
3.2.2. Hàm lượng acid folic trong khẩu phần ăn 24h 37
3.2.3. Khả năng đáp ứng về acid folic trong khẩu phần ăn 24h 38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 39
4.1. KIẾN THỨC VỀ ACID FOLIC TRONG KHẨU PHẦN CỦA PHỤ
NỮ ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ 39
4.1.1. Kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng 39
4.1.2. Kiến thức về acid folic trong thực phẩm và dinh dưỡng 39
4.1.3. Các tác dụng của acid folic 40
4.1.4. Các giai đoạn cần bổ sung acid folic 41
4.1.5. Các loại thực phẩm chứa nhiều acid folic 42
4.1.6. Liên quan giữa trình độ học vấn và sự hiểu biết về acid folic trong
thực phẩm và dinh dưỡng 44
4.1.7. Liên giữa phân loại kinh tế và mức độ sử dụng thực phẩm bổ sung
acid folic 44
4.1.8. Liên quan giữa kế hoạch sinh đẻ và mức độ hiểu biết về acid folic
trong thực phẩm và dinh dưỡng 45
4.2. HÀM LƯỢNG ACID FOLIC TRONG KHẨU PHẦN ĂN 24 46
4.2.1. Hàm lượng acid folic trong khẩu phần ăn 24h 46
4.2.2. Khả năng đáp ứng về acid folic trong khẩu phần ăn 24h 47
KẾT LUẬN 48
KHUYẾN NGHỊ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Phân bố dân cư 26
Bảng 3.2. Tình trạng hôn nhân 28
Bảng 3.3. Kế hoạch sinh đẻ 29
Bảng 3.4. Kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng 29
Bảng 3.5. Kiến thức về acid folic trong thực phẩm 30
Bảng 3.6. Liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức về acid folic trong
thực phẩm và dinh dưỡng 35
Bảng 3.7. Liên quan giữa phân loại kinh tế và sử dụng thực phẩm bổ sung
chứa acid folic 36
Bảng 3.8. Mối tương quan giữa kế hoạch sinh đẻ và kiến thức về acid folic
trong thực phẩm và dinh dưỡng 36
Bảng 3.9: Mức tiêu thụ acid folic trung bình/ 24h qua 37
Bảng 3.10. Hàm lượng acid folic trong khẩu phần 24h 37
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố độ tuổi 26
Biểu đồ 3.2. Trình độ học vấn 27
Biểu đồ 3.3. Phân bố nghề nghiệp 27
Biểu đồ 3.4. Phân loại kinh tế 28
Biểu đồ 3.5. Phương tiện tìm hiểu về thực phẩm và dinh dưỡng 30
Biểu đồ 3.6. Phương tiện tìm hiểu về acid folic trong thực phầm và dinh dưỡng 31
Biểu đồ 3.7. Sử dụng thực phẩm bổ sung chứa acid folic 32
Biểu đồ 3.8. Tác dụng của acid folic 33
Biểu đồ 3.9. Giai đoạn bổ sung acid folic 34
Biểu đồ 3.10. Kiến thức về thực phẩm giàu acid folic 34
Biểu đồ 3.11. Khả năng đáp ứng về acid folic trong khẩu phần 24h 38
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Acid folic hay folate thực sự đóng vai trò trong thành phần dinh dưỡng
của thức ăn. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu vai trò của acid folic vẫn
chưa được chú trọng hơn so với các sinh tố khác. Trong những thập niên gần
đây, vai trò của sinh tố này mới bắt đầu được đánh giá một cách đúng mức, vì
hiện nay chế độ dinh dưỡng thiếu rau tươi tại các quốc gia công nghệ tiên tiến
đang dẫn đến tình trạng thiếu hụt acid folic và vì ảnh hưởng quan trọng của
sinh tố này trên thai kỳ và trẻ sơ sinh. Trong khoảng thời gian ngay trước và
ngay sau khi thụ thai cần ăn đủ acid folic để bào thai được phát triển khỏe
mạnh, tránh được các biến cố bào thai hay bệnh tật bẩm sinh nguy hiểm cho
thai nhi [22]. Và theo các điều tra ở Hoa Kỳ thì đa số mọi người không ăn đủ
acid folic hàng ngày [11],[20].
Đời sống kinh tế xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự hiểu biết
ngày càng cao về vai trò dinh dưỡng đối với bà mẹ và thai nhi nói riêng và
đời sống sức khoẻ nói chung. Đòi hỏi các cơ quan chức năng, các Viện
nghiên cứu, cần đưa ra những số liệu về dinh dưỡng vi chất nhằm đáp ứng
nhu cầu của người dân. Ảnh hưởng của sắt và folic đối với phụ nữ trước và
trong quá trình mang thai đã có nhiều công trình được nghiên cứu và công bố.
Hậu quả của việc thiếu hụt folic đối với bà mẹ và thai nhi thì đã rõ ràng,
nhưng các nghiên cứu về acid folic trong khẩu phần ăn của phụ nữ tuổi sinh
đẻ hiện nay thì vẫn còn rất ít.
Các nghiên cứu về thực phẩm, về các nguyên tố vi lượng, trong đó có
acid folic và folic với phụ nữ tuổi sinh đẻ là một đòi hỏi cấp bách. Nó có ý
nghĩa quan trọng không chỉ trong lĩnh vực khoa học thực phẩm mà còn làm
cơ sở cho các nghiên cứu về khoa học dự phòng, dinh dưỡng cộng đồng, dinh
dưỡng lâm sàng và xây dựng các lời khuyên dinh dưỡng hợp lý và các can
2
thiệp phù hợp nhằm đảm bảo mức đáp ứng folic với nhu cầu hàng ngày của
phụ nữ tuổi sinh đẻ.
Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:“Đánh giá kiến thức về
vai trò của acid folic và hàm lượng acid folic trong khẩu phần của phụ nữ tuổi
sinh đẻ ở một huyện ngoại thành Hà Nội năm 2012.”, nhằm các mục tiêu sau:
1. Khảo sát kiến thức về acid folic của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở phường Yên
Thịnh và xã Đường Lâm, Sơn Tây, ngoại thành Hà Nội năm 2012.
2. Đánh giá hàm lượng acid folic trong khẩu phần của phụ nữ sinh đẻ ở
phường Yên Thịnh và xã Đường Lâm, ngoại thành Hà Nội năm 2012.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ ACID FOLIC
Acid folic hay Vitamin B9 (folate) lần đầu tiên được phát hiện bởi nhà
sinh vật học William khi ông nghiên cứu về sự sinh trưởng của vi sinh vật
năm 1941. Do tính chất phổ biến của hợp chất này trong lá (folium) nên nó
được đặt tên là acid folic. Folate là dạng tồn tại trong tự nhiên của vitamin
B9, còn acid folic là dạng tổng hợp.
Dạng công thức hóa học của acid folic:
Cấu trúc phân tử của Acid folic:
4
1.1.1. Tính chất lý hóa
Tên hóa học
N-[4(2- Amino-4hydroxy-pteridin-6- ylmethylamino)-
benzoyl]-L(+)-glutamic acid.
Tên khác:
Axit pteroyl-L-glutamic, Vitamin B9, VitaminM, Folacin
Công thức hóa học
C
19
H
19
N
7
O
6
Phân tử gam
441,40g/mol.
Tính chất:
Bột tinh thể vàng cam
Độ hòa tan trong
nước
8,5g/100ml (20
0
C).
Trong ethanol, ete,
axeton
không tan
Điểm nóng chảy
250
0
C
Độ nguy hiểm
không độc, không cháy
Phổ UV/VIS
259 nm
1.1.2. Vai trò sinh học
Acid folic có ảnh hưởng quan trọng trên thai kỳ và trẻ sơ sinh. Nó giữ
vai trò tối cần thiết cho hiện tượng phân chia tế bào, đặc biệt trong quá trình
sản xuất hồng cầu và tổng hợp gene của tế bào.
Acid folic có vai trò sinh học trong việc tạo ra tế bào mới và duy trì
chúng [15]. Nó đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phân chia và lớn lên của tế
bào ở trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Chất này cần thiết trong việc nhân đôi
ADN và giúp tránh đột biến ADN, là một yếu tố có khả năng gây ung thư.
5
Việc thiếu acid folic làm chậm quá trình tổng hợp ADN và phân chia tế
bào, ảnh hưởng tới các khu vực có sự tái tạo tế bào nhanh như ở tủy xương.
Sự thiếu hụt acid folic làm chậm sự tổng hợp ADN, trong khi đó không ảnh
hưởng đến quá trình tổng hợp protein, khiến tạo ra nhiều tế bào hồng cầu lớn
trong máu gọi là nguyên hồng cầu to, gây ra sự thiếu hồng cầu bình thường và
chứng bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu to [12],[27].
1.1.3. Vai trò dinh dưỡng
Theo các điều tra ở Hoa Kỳ (năm 1988-91, 1994-96) đa số mọi người
không ăn đủ acid folic hằng ngày [11],[20]. Tại Hoa Kỳ có chiến dịch tăng
cường acid folic trong khẩu phần ăn, trong ngũ cốc và thức ăn sống bằng ngũ
cốc và bước đầu đó cho kết quả khả quan [16]. Tuy nhiên cũng chương trình
tương tự ở Châu Âu có ít hiệu quả hơn [20]. Bác sỹ David A S. Schwartz giám
đốc của NIEHS cho biết: “Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ trong suốt thời kỳ là
một nhân tố bên ngoài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bào thai”.
Con nhẹ cân vì mẹ thiếu acid folic, người mẹ mang thai bị thiếu vi chất
này trong máu rất dễ sinh con nhẹ cân. Acid folic là một dạng tổng hợp của
folate, đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của tế bào thai và hoạt động
của gene, giúp sản sinh và duy trì tế bào mới. Phụ nữ thường được khuyến
cáo bổ xung acid folic, trước khi thụ thai và trong những tháng đầu của thai
kỳ. Mục tiêu là giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh. Các nhà khoa học của đại
học Newcatstle (Anh) đã kiểm tra hàm lượng folate trong các tế bào huyết ở
gần 1000 thai phụ và phân tích dữ liệu về lối sống của họ. Kết quả cho thấy
hàm lượng folate cao có liên quan đến sự gia tăng trọng lượng của trẻ. Tăng
cân là dấu hiệu cho thấy thai nhi có sức khỏe tốt. Ít folate trong những tuần
thai đầu có thể khiến cho trọng lượng thai nhi thấp. Những bà mẹ thiếu folate
thường sinh con nhẹ cân. Trưởng nhóm Caroline Relton kết luận: Trẻ nhẹ cân
(dưới 2,5 kg) dễ có chỉ số thông minh thấp và gặp nhiều sự cố về sức khoẻ sau
6
này . Phụ nữ hút thuốc lá thường bị thiếu folate và đây chính là nguyên nhân
vì sao họ hay sinh ra những đứa trẻ nhẹ cân. Nghiên cứu của Relton [11] đã
cho thấy tầm quan trọng của các loại thực phẩm bổ xung vi chất như bánh mì,
ngũ cốc có acid folic. Mỹ là nước tiên phong đưa acid folic vào bột mì vài
năm trước sau khi phát hiện ra vai trò của vi chất này đối với rối loạn ống
thần kinh, thường xảy ra trong thời kỳ đầu phát triển của bào thai [16].
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1. Thiếu acid folic gây thiếu máu hồng cầu to
Sự tổng hợp nên globin trong huyết cầu tố cần phải có protein, vitamin
B12 và acid folic. Acid folic, nằm trong 13 vitamin cần được cung cấp hằng
ngày (gồm 4 vitamin tan trong dầu A, D, E, K, vitamin C và 8 vitamin nhóm
B tan trong nước, axit folic thuộc nhóm B tan trong nước).
Acid folic là chất cần thiết góp phần tạo hồng cầu bình thường và có
ảnh hưởng đến sự tổng hợp ADN và ARN, liên quan mật thiết đến quá trình
phân chia tế bào. Dấu hiệu bệnh lý do thiếu sinh tố acid folic biểu lộ với triệu
chứng thiếu máu, thiếu máu hồng cầu khổng lồ (megaloblastic anemia) [27].
1.2.2. Acid folic đặc biệt cần thiết cho phụ nữ mang thai .
Nghiên cứu thực hiện trên 24.000 thai phụ Trung Quốc do các nhà khoa
học Mỹ và Trung Quốc (2004) cho thấy: “Acid folic không làm tăng nguy cơ
sảy thai như một số nghiên cứu đã đưa mà ngược lại nó còn rất tốt cho việc
bảo vệ thai nhi khỏi bị khuyết tật cột sống”. Trong khoảng thời gian ngay
trước và ngay sau khi thụ thai, cần ăn đủ acid folic, để bào thai được phát
triển khỏe mạnh, tránh được các biến cố bào thai hay bệnh tật bẩm sinh nguy
hiểm cho thai nhi. Một trong các nguy cơ cho bào thai nếu thiếu acid folic là
bệnh khuyết tật ống thần kinh [18],[11], bệnh này có thể gây ra hở xương
sống, hở hộp sọ thậm chí vỡ não. Nguy cơ này có thể giảm nếu uống thêm
7
acid folic ngoài chế độ dinh dưỡng có acid folic bình thường [18],[11]. Nhu
cầu hằng ngày về acid folic là 200 mcg. Thai phụ cần gấp đôi hàm lượng bình
thường, người đang cho con bú cần thêm 50% hàm lượng acid folic. Theo
một số nghiên cứu cho rằng phụ nữ mang thai uống thêm khoảng 400 mcg
acid folic hàng ngày cùng với bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cho nhu
cầu dinh dưỡng về acid folic của phụ nữ có thai đạt 600 microgam/ngày.
Hơn thế nữa, acid folic còn có khả năng làm giảm nguy cơ sinh non,
sinh thiếu tháng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nếu trước khi có ý định mang
thai, người phụ nữ nên bổ sung acid folic trước một năm thì sẽ giảm được
50% nguy cơ sẩy thai, suy dinh dưỡng bào thai, chửa ngoài dạ con.
1.2.3. Acid folic phòng tránh dị tật thai nhi, giúp ngừa sứt môi và hở hàm ếch.
Các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Sức khoẻ và Môi trường
(NIEHS), thuộc Viện y tế Quốc gia, phát hiện rằng thai phụ dùng 0,4 mg acid
folic mỗi ngày sẽ làm giảm 1/3 nguy cơ sinh con bị tật sứt môi. Bác sỹ Allen
J. Wilcox, người đứng đầu cuộc nghiên cứu của Viện khoa học Sức khỏe và
Môi trường (NIEHS), cho biết kết quả nghiên cứu này phát hiện rằng acid
folic giúp ngăn ngừa tật miệng rộng, là một trong những tật bẩm sinh. Ở Hoa
Kỳ, cứ 750 trẻ ra đời thì có khoảng 1 trẻ sứt môi và hoặc hở hàm ếch [20].
Tiến sĩ Wilcox cho biết thiếu hụt acid folic làm cho các động vật thí nghiệm
bị tật rộng miệng. Cuộc nghiên cứu này được tiến hành trên cơ sở là người
dân Na Uy, một trong những nước có tỉ lệ bị tật rộng miệng cao nhất châu Âu,
và là nước không cho phép bổ xung acid folic vào thực phẩm [20],[16]. Các
nhà nghiên cứu đã liên lạc với tất cả các gia đình có trẻ sơ sinh bị tật rộng
miệng có hay không có hở hàm ếch ra đời trong khoảng thời gian 1996-2001.
Có 377 trẻ được gửi câu hỏi phỏng vấn đến các bà mẹ về chế độ ăn uống dinh
dưỡng, dùng thuốc vitamin, acid folic. Các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng
có thể ngăn ngừa được 22% trường hợp bị sứt môi ở Na Uy nếu tất cả phụ nữ
8
mang thai dùng 400 mcg acid folic mỗi ngày [20],[16].
1.2.4. Acid folic giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
Khuyết tật ống thần kinh là một nhóm các bất thường bẩm sinh gây ra
do ống thần kinh không đóng lại được. Điều này gây ra những rối loại tâm
thần và thể chất nghiêm trọng. Trẻ có thể bị thoát vị màng não tủy (màng não
lồi ra qua khe cột sống), thoát vị dây cột sống – màng tủy (dây cột sống và
các dễ thần kinh lộ ra, thường dính vào lớp màng mỏng bao quanh) gây liệt
các chi và không kìm chế được tiểu tiện. Đứa trẻ chào đời sẽ mang tật ở não
bộ hoặc tủy sống, những tật này gọi chung là khuyết tật của ống thần kinh.
Tật này liên quan tới lượng acid folic trong cơ thể người mẹ. Nếu phòng ngừa
bằng cách cho phụ nữ trong tuổi sinh đẻ được uống acid folic đầy đủ, khuyết
tật này có thể giảm đáng kể. Từ khi Mỹ bắt đầu chương trình bổ sung acid
folic, số trẻ sơ sinh bị nứt đốt sống và dị tật thiếu một phần não đó giảm hẳn.
Sau Mỹ là các nước như Canada, Australia, Mexico và Chile thực hiện chiến
dịch này. Như vậy, có thể tăng lượng folate cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
bằng cách bổ sung acid folic vào thực phẩm, chúng giúp giảm tỷ lệ khuyết tật
ống thần kinh ở thai nhi [17],[18].
1.2.5. Vitamin B và acid folic giúp ngăn ngừa bệnh tim.
Một nghiên cứu của đại học Caliornia (Mỹ) cho biết, việc bổ xung
vitamin B và acid folic vào thức ăn của những người bệnh tim và người có
nguy cơ mắc bệnh sẽ làm giảm lượng homocystein (một acid amin gây bệnh
tim) trong máu dẫn tới giảm đáng kể những cơn đau tim cũng như những
bệnh về tim khác.Vai trò của homocystein, một dẫn xuất của chuyển hóa acid
amin methionin đối với bệnh tim mạch được quan tâm rất nhiều trong những
năm gần đây. Protein bị phân hoá sẽ giải phóng methionin, từ methionin
chuyển tới cystein sẽ tạo thành hemocystein có tính độc với nội mô mạch máu
làm tăng kết dính tiểu cầu và biến đổi nhiều yếu tố đông máu. Ở người khỏe
9
mạnh bình thường vùng chuyển hóa methionin- homocystein xảy ra bình
thường, lượng homocystein nếu có thừa sẽ được bài xuất. Trong chuyển hóa
homocystein cần có sự tham gia của bộ ba vitamin nhóm B: B6, B12, và acid
folic nhưng trong số đó acid folic tỏ ra có hiệu lực nhất để giảm mức
homocystein trong máu khi cho bổ sung riêng biệt [12],[27].
Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu chứng minh sự tăng nồng độ
homoncystein trong máu có thể gây nhiều bệnh lý tim mạch như: Xơ vữa
động mạch, huyết khối trong động mạch, thiếu máu cơ tim và bổ sung acid
folic kết hợp với một số vitamin nhóm B khác có thể làm giảm homocystein
trong máu xuống giúp ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch. Trong nhiều nghiên
cứu cho thấy nồng độ homocystein trong máu cao đi kèm với nguy cơ cao bị
bệnh mạch vành [25]. Tiêu thụ không đủ acid folic làm tăng nồng độ
homocystein, làm tăng bệnh tim mạch. Nồng độ folate trong máu cao, sẽ giảm
nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
1.2.6. Axit folic giúp giảm chứng mất trí.
Các chuyên gia của Viện quốc gia Mỹ về lão hóa, đã nghiên cứu các
chế độ ăn uống trong hơn 7 năm, họ phát hiện những người cao tuổi ăn acid
folic, một dạng vitamin B bổ dưỡng hàng ngày theo hướng dẫn, giúp giảm
được nguy cơ mắc bệnh tật. Nghiên cứu ở Anh mới đây cho biết acid folic
còn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Nó làm giảm nồng độ
homocysteine trong máu mà các nghiên cứu trước đây cho thấy nồng độ
homocysteinetăng cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Gần đây nhất ở
Mỹ, các bác sĩ đã phân tích các dữ liệu về chế độ ăn uống của 579 người từ 60
tuổi trở lên để tìm hiểu về mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và nguy cơ mắc
bệnh Alzheimer (những người này không có dấu hiệu cho thấy có các vấn đề
về trí nhớ khi bắt đầu nghiên cứu). Kết thúc nghiên cứu các nhà khoa học
nhận thấy những người ăn ít nhất 400 mcg acid folic mỗi ngàygiảm đến 55%
10
nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer so với những người không thực hiện chế
độ ăn này. Bác sĩ Susanne Sorensen, người đứng đầu Hội bệnh Alzheimer tại
Anh nói: “Nghiên cứu này cho thấy bằng chứng thuyết phục rằng acid folic
giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer”. Trong khi đó, các loại vitamin
khác hiện vẫn chưa cho thấy làm giảm nguy cơ phát triển bệnh này.
1.2.7. Acid folic giúp ngăn ngừa bệnh ung thư dạ dày, ung thư máu và
ung thư vú.
Nguy cơ bị ung thư dạ dày sẽ được giảm đáng kể nếu tiêu thụ một
lượng lớn acid folic mỗi ngày. Các nhà khoa học Trung Quốc đã đưa ra kết
luận sau khi thí nghiệm thành công trên động vật. Người ta đưa chất gây ung
thư vào 16 con thú săn trong vòng 8 tháng. Một nửa trong số này được nhận
một lượng acid folic (20mg) mỗi ngày. Qua 15 tháng theo dõi, các tác giả
nhận thấy tất cả những con chỉ nhận hóa chất gây ung thư đều bị ung thư dạ
dày, trong khi chỉ 3 con trong số nhận acid folic bị bệnh. Người ta hy vọng
acid folic cũng có kết quả tương tự đối với con người.
Các nhà khoa học Tây Australia thì kết luận: “Việc phụ nữ có thai dùng
acid folic và bổ xung sắt giúp giảm 60% nguy cơ phát bệnh ung thư máu ở
con cái họ sau này”. Điều tra được thực hiện trên 83 trẻ bị bệnh bạch cầu cấp
thể nguyên bào lympho và 166 trẻ bình thường [11]. Lượng tiêu thụ acid folic
càng cao thì càng ít nguy cơ mắc ung thư kết tràng [13] và ung thư vú [21].
Ngày nay người ta khuyên nên bổ xung acid folic thêm vào thực phẩm.
Theo FDA Hoa Kỳ từ tháng 1/1998 đã cho phép các sản phẩm hạt ngũ cốc
đều được tăng cường thêm acid folic dưới dạng tổng hợp hoặc dạng sinh học
ở mức 140 mcg axit folic/100g. Đối với người trung niên và người già cho bổ
sung 400 mcg/ ngày là có lợi. Theo khuyến cáo của WHO, lượng acid folic
cần thiết hàng ngày được tóm tắt ở bảng sau:
11
Nam giới
Nữ giới
Trên 19 tuổi
Trên 19 tuổi
Mang thai
Cho con bú
400 mcg
400 mcg
600mcg
500mcg
1mcg thức ăn chứa acid folic = 0,6
g acid folic trong thuốc bổ trợ
Các nhà Y tế công cộng Hoa Kỳ (PHSCC) cho rằng nếu người phụ nữ
đó từng có con bị vỡ não (anencephaly), hay hở cột sống (spina bifida) để
phòng tái phát, một tháng trước khi có bầu nên tăng liều sử dụng acid folic lên
đến 400 mcg mỗi ngày và giữ liều này cho đến cuối tháng thứ ba của thai kỳ.
Ở Mỹ, Canada luật pháp qui định các nhà sản xuất thực phẩm phải cho
acid folic thêm vào các thực phẩm ngũ cốc chế biến như bột gạo, bột mỳ, bột bắp,
Để tự nhiên các thực phẩm tại đây chỉ cung cấp chừng 50% nhu cầu cần thiết về
acid folic, tức là 100 mcg. Mục đích là tăng thêm 100 mcg acid folic trong khẩu
phần trung bình mỗi ngày, cho đủ mức khuyến cáo là 200 mcg [26],[19].
Việc tăng cường lượng folate trong thực phẩm cũng khó có thể thực
hiện ở những nước đang phát triển do giá cả, sự phân phối không đồng nhất
và thiếu hệ thống sản xuất thực phẩm theo cách công nghiệp. Vì vậy tăng
cường folate trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật được xem như là
một chiến lược thay thế hiệu quả nhằm gia tăng sự hấp thụ lượng folate tự
nhiên ở những nước giàu cũng như những nước nghèo. Acid folic có nhiều
trong rau củ có màu xanh thẫm, quả chua (cam, chanh, bưởi), đậu, ngũ cốc
còn nguyên cám, gan lợn, thịt gà
1.2.8. Không mang thai cũng cần bổ sung acid folic
Thiếu acid folic, phụ nữ từ 16 - 45 tuổi rất dễ gặp tình trạng nứt đốt sống
cũng như các bệnh tật không đáng có khác. Tất cả phụ nữ đến tuổi có thể sinh
con đều được khuyến cáo bổ sung acid folic sau khi các chuyên gia nhận thấy
tình trạng nứt đốt sống (gây ốm yếu tàn tật nghiêm trọng) đang tăng nhanh.
12
Hiệp hội tình trạng nứt đốt sống Scottish (SSBA) đã đưa ra lời cảnh báo này
sau khi khám phá ra số trẻ sơ sinh sinh ra cùng bệnh tật tăng gấp đôi trong năm
này . Trưởng Hiệp hội SSBA, Margo Whiteford cho hay, “Chúng tôi đã làm
nghiên cứu với những người phụ nữ trong nửa đầu năm nay và nhận thấy hầu
như các chị em đều không bổ sung đủ acid folic đúng thời điểm. Những người
phụ nữ biết acid folic có khả năng ngăn chặn hiện tượng nứt đốt sống, nhưng
lại vẫn thờ ơ bàng quan” [26]. Nghiên cứu cũng cho thấy acid folic giúp cơ thể
người ngăn chặn được những bệnh tật không đáng có. Những phụ nữ có kế
hoạch mang thai nên bổ sung acid folic trong 3 tháng trước khi thụ thai và
trong suốt những tháng đầu của thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, những chuyên
gia sức khoẻ cũng cho biết thêm, kể cả những phụ nữ không có kế hoạch sinh
con vẫn cần bổ sung acid folic trước khi quá muộn. Một phát ngôn viên của
SSBA phát biểu, “Bất kỳ người phụ nữ nào có quan hệ tình dục và đến tuổi có
thể sinh con nên bổ sung lượng acid folic”.Việc mang thai đôi khi ngoài dự
tính cuả bạn, nên việc bổ sung acid folic sẽ rất quan trọng đối với những phụ
nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ. Hiện nay tổ chức y tế thế giới khuyến cáo mọi
phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung 400 mcg acid folic mỗi ngày nhằm giảm
thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh trong khi mang thai.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Thiếu acid folic rất phổ biến ở các phụ nữ có thai và có thể gây thiếu
máu, mặc dù cơ thể người phụ nữ thiếu acid folic nhưng vẫn ưu tiên chuyển
acid folic cho bào thai, trong những trường hợp nặng quá, đứa trẻ vẫn bị thiếu
máu như mẹ nó. Cũng như ở Việt Nam, nếu chúng ta quan tâm vấn đề này và
cung cấp đủ acid folic cho phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, sẽ cải thiện sức khỏe của
người mẹ mà cả sức khỏe của bào thai và trẻ sơ sinh, kể cả vấn đề khuyết tật
ống thần kinh.
13
Ngày nay, phụ nữ bị thiếu acid folic là rất phổ biến và chế độ dinh
dưỡng chưa hợp lý là một trong những nguyên nhân dẫn tới vấn đề này. Ở
nước ngoài, người dân thường ăn rau tươi, tuy nhiên tại Việt Nam thì mọi
người thường có thói quen làm chín rau rồi mới ăn. Rất nhiều những điều tra
đã chứng minh được rằng rau khi nấu chín sẽ bị mất khoảng 80% hàm lượng
acid folic ở trong [7].
Theo Hồ Văn Hiền (2005) nghiên cứu về “Phụ nữ tuổi có thể mang thai
và acid folic ngừa khuyết tật ống thần kinh”cho biết cứ 1000 đứa trẻ chào đời
sẽ có một đứa trẻ mang tật ở não hoặc tuỷ sống, những tật này gọi chung là
khuyết tật của ống thần kinh. Tật này liên quan tới lượng acid folic trong cơ
thể người mẹ [4]. Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ sinh ra bị dị tật ống thần kinh là
2,5/1.000. Lượng acid folic trong cơ thể thai phụ thấp, bào thai dễ bị chứng
này hơn. Nếu phòng ngừa bằng cách cho phụ nữ trong tuổi sinh đẻ uống acid
folic đầy đủ, khuyết tật này có thể giảm đến 50-70% trong những trẻ chào đời
(theo số liệu thống kê của Bệnh viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh Hà Nội -
giai đoạn 1995-1998).
Nước ta, mặc dù chưa có nhiều số liệu nghiên cứu về acid folic, nhưng
vai trò của nó đối với thai phụ và thai nhi cũng được xác nhận. Một chương
trình điều tra và bổ xung sắt- acid folic cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con
bú trên diện rộng đã được triển khai. Thiếu máu dinh dưỡng là vấn đề sức
khỏe cộng đồng quan trọng ở Việt Nam, chương trình phòng chống thiếu máu
dinh dưỡng đã được sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF).
Bổ xung sắt /acid folic cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú: Bổ sung đại
trà sắt/acid folic cho tất cả phụ nữ có thai, liều mỗi tuần 60mg sắt nguyên tố
và 0,4 mg folat. Bắt đầu từ khi có thai cho tới một tháng sau khi sinh. Bổ
xung cho thiếu nữ và phụ nữ không có thai mỗi tuần uống 60mg sắt và
400mcg folat, tối thiểu được bổ xung 16 tuần/năm [10].
14
Bà mẹ thiếu sắt, acid folic có thể dẫn đến thiếu máu và có nguy cơ sinh
con nhẹ cân. Lê Bạch Mai và Cộng Sự –Viện Dinh Dưỡng (2006) qua nghiên
cứu “Tình trạng dinh dưỡng, nồng độ hemoglubin và một số yếu tố liên quan
ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên” cho thấy: “Bà mẹ bị thiếu
máu có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao gấp 16,5 lần so với bà mẹ không bị
thiếu máu trong thời kỳ mang thai” [5].
Theo Hoàng Kim Thanh - Viện dinh dưỡng (2003) cho biết: Những
thành phần dinh dưỡng dễ bị thiếu hụt trong đó có acid folic, phân bố không
đều trong thực phẩm và tỉ lệ hấp thu thấp, sử dụng trong cơ thể rất khác nhau.
Trong thời kỳ có thai, nhu cầu acid folic (hay folate) tǎng lên rõ rệt. Nếu khẩu
phần ǎn của người mẹ trong giai đoạn mang thai bị thiếu folate sẽ ảnh hưởng
đến quá trình tạo máu và phát triển thai nhi bao gồm cân nặng sơ sinh thấp, dẫn
đến nhiều bệnh lý của cơ thể như bại liệt, não úng thủy, thai chết lưu
Trong những năm gần đây vai trò của acid folic đã được biết đến và đã
được sự quan tâm không chỉ của các nhà khoa học dinh dưỡng mà là của cả
xã hội. Tháng 8/2005 Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh phối hợp
cùng Công ty New Zealand Milk và Báo Gia đình – Xã hội tổ chức Hội thảo
Khoa học về chuyên đề “Acid folic và phụ nữ ở lứa tuổi sinh sản”.
Theo Lương Lễ Hoàng – Trong Tạp chí sức khỏe (2010) đã nêu “Khỏe
vì sinh tố, mạnh nhờ khoáng tố”. Nguồn thực phẩm chứa folat rất đa dạng:
các loại rau xanh, đậu quả, nước quả gan, các hạt nảy mầm (mầm lúa mỳ,
mầm lúa, giá đỗ ). Folat trong thực phẩm dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ, ánh
sáng mặt trời. Trong quá trình chế biến tỷ lệ folate bị mất từ 50-90%.
Để có đủ folate trong khẩu phần ǎn hàng ngày, các bà mẹ cần ǎn phối
hợp nhiều loại thực phẩm, tǎng cường ǎn rau quả tươi, thực phẩm mua về cần
chế biến ngay và thực hiện ǎn ngay sau khi nấu. Riêng với acid folic nhu cầu
15
người mẹ mang thai cao hơn nhiều so với bình thường (thường cao gấp đôi),
do vậy một chế độ ǎn uống bình thường sẽ không cấp đủ các thành phần dinh
dưỡng và dễ dẫn đến thiếu hụt, và dẫn đến thiếu máu cho người mẹ mang
thai. Qua số liệu điều tra của Viện Dinh Dưỡng có khoảng 60% bà mẹ bị thiếu
máu trong thời kỳ thai nghén [24].
Tại Việt Nam cũng cũng ít điều tra nói lên mức độ thiếu acid folic,
nhưng vấn đề thiếu hụt acid folic nhất là phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh là hoàn
toàn có thể. Trong khi thực phẩm chức năng và thức ăn có bổ sung đủ dinh
dưỡng còn quá sa xỉ đối với nhiều người thì nguồn cung cấp vitamin trong rau
quả là phương thức hữu hiệu nhất, bổ sung cho những thiếu hụt này.
Theo Nguyễn Thị Lâm (Báo Tiền Phong ngày 31/12/2006), cho biết:
Nếu thường xuyên có tâm trạng mệt mỏi bồn chồn, khó tập trung vào công
việc hay có vấn đề về trí nhớ thì nên nghĩ ngay đến chế độ ăn thiếu chất. Hoạt
động của não sẽ bị hủy hoại một cách nghiêm trọng nếu trong khẩu phần ăn
thường xuyên thiếu vitamin C, nhóm B, đặc biệt là B1, B12 và acid folic.
Acid folic có nhiều trong bột xay thô, trong hoa lơ, đậu nành, hành lá, nấm.
Ngoài ra trong gan, pho mát, trứng cũng có hàm lượng lớn vitamin này.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam kết
hợp với Đại học Otago (New Zealand) tiến hành nghiên cứu tại Hà Nội và
Hải Dương (2011) công bố tại hội thảo “Tăng cường folate cho thai nhi phát
triển trọn vẹn” diễn ra tại TPHCM, 63% trong số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
có hàm lượng folate trong máu thấp hơn ngưỡng tối thiểu cần thiết là 905
nmol/l. Điều này cho thấy nguy cơ mắc phải dị tật ống thần kinh (NTD) sẽ
vào khoảng 14,7 trẻ/10.000 trẻ được sinh ra. Nguyên nhân chính dẫn đến tình
trạng trên là do ăn uống thiếu chất dinh dưỡng. Việc bổ sung folate thông qua
chế độ dinh dưỡng cho thai phụ tại Việt Nam hiện chưa được chú trọng đúng