Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Các hệ điều hành trên máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN – ĐHQG TP.HCM
______
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1
BÀI BÁO CÁO TÌM HIỂU MỘT SỐ HỆ ĐIỀU HÀNH
THÔNG DỤNG TRÊN MÁY TÍNH
30/10/2014
Trang 1
LỚP 14CTT2.1
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 – IT POWER
1. Nguyễn Thanh Hưởng - 1412220
2. Bùi Khắc Hòa - 1412188
3. Huỳnh Phát Huy - 1412200
Mục lục
Trang 2
CHƯƠNG 0: KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH
Hệ điều hành là một chương trình hay một hệ chương trình hoạt động giữa người sử dụng
(user) và phần cứng của máy tính. Mục tiêu của hệ điều hành là cung cấp một môi trường để
người sử dụng có thể thi hành các chương trình. Nó làm cho máy tính dể sử dụng hơn, thuận
lợi hơn và hiệu quả hơn.
Hệ điều hành là một phần quan trọng của hầu hết các hệ thống máy tính. Một hệ thống máy
tính thường được chia làm bốn phần chính: phần cứng, hệ điều hành, các chương trình ứng
dụng và người sử dụng.
Hình 0 Mô hình trừu tượng của hệ thống máy tính
Phần cứng (Hardware): bao gồm bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ, thiết bị xuất/nhập,… cung
cấp tài nguyên cơ bản cho hệ thống.
Các chương trình ứng dụng (application programs): trình biên dịch (compiler), trình soạn thảo
văn bản (text editor), hệ cơ sở dữ liệu (databasesystem), trình duyệt Web, định nghĩa cách
mà trong đó các tài nguyên được sử dụng để giải quyết yêu cầu của người dùng.
Người dùng (user): có nhiều loại người dùng khác nhau, thực hiện những yêu cầu khác nhau,
do đó sẽ có nhiều ứng dụng khác nhau.


Hệ điều hành (operating system): hay còn gọi là chương trình hệ thống,điều khiển và hợp tác
việc sử dụng phần cứng giữa những chương trình ứng dụng khác nhau cho những người dùng
khác nhau. Hệ điều hành có thể được khám phá từ hai phía: người dùng và hệ thống
Trang 3
CHƯƠNG I: HỆ ĐIỀU HÀNH MICROSOFT WINDOWS
I. Giới thiệu hệ điều hành Microsoft Windows
Giữa thập niên 80, công ty phần mềm máy tính Microsoft công bố phiên bản đầu tiên
của dòng hệ điều hành Windows là Microsoft Windows® 1.0. Đây là hệ điều hành dùng giao
diện đồ họa khác với giao diện ký tự (text hay console) của MS-DOS. Tuy nhiên phải đến phiên
bản thứ hai (Windows 2.0 - tháng 11 năm 1987) thì mới có bước cải tiến đáng kể, đó là sự mở
rộng giao tiếp giữa bàn phím và thiết bị chuột và giao diện đồ họa (GUI-Graphic User Interface)
như trình đơn (menu) và hộp thoại (dialog). Trong phiên bản này Windows chỉ yêu cầu bộ vi xử
lý Intel 8086 hay 8088 chạy ở real-mode để truy xuất 1 megabyte bộ nhớ.
Tháng 5 năm 1990, Microsoft công bố phiên bản tiếp theo là Windows 3.0. Sự thay đổi
lớn trong phiên bản này là Windows 3.0 hỗ trợ protected-mode 16 bit của các bộ vi xử lý 286,
386, và 486 của Intel. Sự thay đổi này cho phép các ứng dụng trên Windows truy xuất 16
megabyte bộ nhớ. Tiếp bước với sự phát triển là phiên bản Windows 3.1 ra đời năm 1992,
Microsoft đưa công nghệ Font TrueType, âm nhạc (multimedia), liên kết và nhúng đối tượng
(OLE- Object Linking and Embedding), và đưa ra các hộp thoại chung đã được chuẩn hóa.
Trong sự phát triển mạnh mẽ của những thập niên 90, Microsoft công bố tiếp dòng
hệ điều hành Windows với ứng dụng công nghệ mới (1993). Hệ điều hành này lấy tên
là Windows® NT® (Windows New Technology), đây là phiên bản hệ điều hành đầu tiên của
Windows hỗ trợ 32 bit cho bộ xử lý 386, 486 và Pentium. Trong hệ điều hành này thì các ứng
dụng phải truy xuất bộ nhớ với địa chỉ là 32-bit và các tập lệnh hay chỉ thị 32-bit. Ngoài ra
Windows NT cũng được thiết kế để chạy các bộ vi xử lý (CPU) khác ngoài Intel và có thể chạy
trên các máy trạm (workstation).
Hệ điều hành Windows 95 được công bố năm 1995 cũng là một hệ điều hành 32-bit cho
Intel 386 trở về sau. Tuy thiếu tính bảo mật như Windows NT và việc thích nghi với máy trạm
công nghệ RISC, nhưng bù lại hệ điều hành này yêu cầu phần cứng không cao.
Song song với sự phát triển phần mềm thì công nghệ phần cứng cũng phát triển không

kém. Để tận dụng sức mạnh của phần cứng thì các thế hệ Windows tiếp theo ngày càng hoàn
thiện hơn. Như Windows 98 phát triển từ Window 95 và có nhiều cải thiện như hiệu năng làm
việc, hỗ trợ các thiết bị phần cứng tốt hơn, và cuối cùng là việc tích hợp chặt chẽ
với Internet và Word Wide Web.
Windows 2000 là hệ điều hành được xem là ổn định và tốt của dòng Windows, phiên
bản này tăng cường các tính năng bảo mật thích hợp trong mội trường mạng và giao diện đẹp.
Đây là cơ sở đề hang tiếp tục phát triển các phiên bản tiếp theo cho tới Windows 10.
Trang 4
II. Đặc điểm chung của hệ điều hành Microsoft Windows
1. Giao diện người dùng thân thiện, dễ sử dụng
Windows là một hệ điều hành sử dụng giao tiếp người dùng đồ họa (GUI), hay còn gọi
là hệ điều hành trực quan (Visual interface). GUI sử dụng đồ họa dựa trên màn hình ảnh nhị
phân (Bitmapped video display). Do đó tận dụng được tài nguyên thực của màn hình, và cung
cấp một môi trường giàu tính trực quan và sinh động.
Windows không đơn điệu như MS-DOS (hay một số hệ điều hành giao diện console) mà
màn hình được sử dụng chỉ để thể hiện chuỗi ký tự, do người dùng gõ từ bàn phím (keyboard)
hay để xuất thông tin dạng văn bản. Trong giao diện người dùng đồ họa, màn hình giao tiếp với
người sử dụng đa dạng hơn, người dùng có thể nhập dữ liệu thông qua chuột bằng cách nhấn
vào các nút nhấn (button) các hôp chọn (combo box)…thiết bị bây giờ được nhập, có thể là
bàn phím và thiết bị chuột (mouse device). Thiết bị chuột là một thiết bị định vị trên màn hình,
sử dụng thiết bị chuột người dùng có thể nhập dữ liệu một cách trực quan bằng cách kích hoạt
một nút lệnh, hay làm việc với các đối tượng đồ họa liên quan đến tọa độ trên màn hình.
Để giao tiếp trong môi trường đồ họa, Windows đưa ra một số các thành phần gọi là
các điều khiển chung (common control), các điều khiển chung là các đối tượng được đưa vào
trong hộp thoại để giao tiếp với người dùng. Bao gồm : hộp văn bản (text box), nút nhấn
(button), nút chọn (check box), hộp danh sách (list box), hộp chọn (combo box)…
Thật ra một ứng dụng trên Windows không phải là quá phức tạp vì chúng có hình thức
chung. Chương trình ứng dụng thuờng chiếm một phạm vi hình chữ nhật trên màn hình gọi là
một cửa sổ. Trên cùng của mỗi cửa sổ là thanh tiêu đề (title bar). Các chức năng của chương
trình thì được liệt kê trong thực đơn lựa chọn của chương trình (menu) , hay xuất hiện dưới

dạng trực quan hơn là các thanh công cụ (toolbar). Các thanh công cụ này chứa các chức
năng được sử dụng thường xuyên trong thực đơn để giảm thời gian cho người dùng phải mở
thực đơn và chọn. Thông thường khi cần lấy thông tin hay cung cấp thông tin cho người dùng
thì một ứng dụng sẽ đưa ra một hộp thoại, trong hộp thoại này sẽ chứa các điều khiển chung
để giao tiếp với người dùng. Windows cũng ra tạo một số các hộp thoại chuẩn như Open
Files, và một số hộp thoại tương tự như nhau.
2. Hệ điều hành đa nhiệm
Windows là một hệ điều hành đa nhiệm, tùy thuộc vào bộ nhớ mà ta có thể chạy nhiều
ứng dụng cùng một lúc, và cũng có thể đồng thời chuyển qua lại giữa các ứng dụng và thực thi
chúng. Trong các phiên bản của Windows® 98 và NT® trở về sau, các chương trình ứng dụng
tự bản thân chúng chia thành nhiều tiểu trình (thread) để xử lý và với tốc độ xử lý nhanh tạo
cảm giác những chương trình ứng dụng này chạy đồng thời với nhau.
Trang 5
Trong Windows, chương trình ứng dụng khi thực thi được chia sẻ những thủ tục mà
Windows cung cấp sẵn, các tập tin cung cấp những thủ tục trên được gọi là thư viện liên
kết động (Dynamic Link Libraries - DLL). Windows có cơ chế liên kết những chương trình ứng
dụng với các thủ tực được cung cấp trong thư viện liên kết động.
3. Tính tương thích cao, hỗ trợ tốt thiết bị Plug and Play
Khả năng tương thích của Windows cũng rất cao. Các chương trình ứng dụng được viết
cho Windows không truy xuất trực tiếp phần cứng của những thiết bị đồ hoạ như màn hình và
máy in. Mà thay vào đó, hệ điều hành cung cấp một ngôn ngữ lập trình đồ họa (gọi là Giao tiếp
thiết bị đồ hoạ - Graphic Device Interface - GDI) cho phép hiển thị những đối tượng đồ họa một
cách dễ dàng. Nhờ vậy một ứng dụng viết cho Windows sẽ chạy với bất cứ thiết bị màn hình
nào hay bất kì máy in, miễn là đã cài đặt trình điều khiển thiết bị hỗ trợ cho Windows. Chương
trình ứng dụng không quan tâm đến kiểu thiết bị kết nối với hệ thống.
Như giới thiệu ở phần trên khái niệm liên kết động là thành phần quan trọng của
Windows, nó được xem như là hạt nhân của hệ điều hành, vì bản thân của Windows là các tập
thư viện liên kết động. Windows cung cấp rất nhiều hàm cho những chương trình ứng dụng để
cài đặt giao diện người dùng và hiển thị văn bản hay đồ họa trên màn hình. Những hàm
này được càiđặt trong thư viện liên kết động hay còn gọi là DLL. Đó là các tập tin có dạng

phần mở rộng là *.DLL hay *.EXE, hầu hết được chứa trong thư
mục \Windows\System,\Windows\system32 của Windows® 98 và các thư
mục \WinNT\System, \WinNT\System32 của Windows® NT®.
4. Hệ thống thư viện đa dạng, tiện lợi
Trong các phiên bản sau này, hệ thống liên kết động được tạo ra rất nhiều, tuy nhiên,
hầu hết các hàm được gọi trong thư viện này phân thành 3 đơn vị sau: Kernel, User, và GDI.
Kernel cung cấp các hàm và thủ tục mà một hạt nhân hệ điều hành truyền thống quản
lý, như quản lý bộ nhớ, xuất nhập tập tin và tác vụ. Thư viện này được cài đặt trong tập
tinKRNL386.EXE 16 bit và KERNEL32.DLL 32 bit.
User quản lý giao diện người dùng, cài đặt tất cả khung cửa sổ ở mức luận lý. Thư viện
User được cài đặt trong tập tin USER.EXE 16 bit và USER32.DLL 32 bit.
GDI cung cấp toàn bộ giao diện thiết bị đồ hoạ (Graphics Device Interface), cho phép
chương trình ứng dụng hiển thị văn bản và đồ hoạ trên các thiết bị xuất phần cứng như màn
hình và máy in.
Trang 6
Trong Windows 98, thư viện liên kết động chứa khoảng vài ngàn hàm, mỗi hàm có
tên đặc tả, ví dụ CreateWindow, hàm này dùng để tạo một cửa sổ cho ứng dụng. Khi sử dụng
các hàm mà Windows cung cấp cho thì các ứng dụng phải khai báo trong các tập tin
tiêu đề .h hay .hpp (header file).
Trong một chương trình Windows, có sự khác biệt khi ta gọi một hàm của thư viện C và
một hàm của Windows hay thư viện liên kết động cung cấp. Đó là khi biên dịch mã máy, các
hàm thư viện C sẽ được liên kết thành mã chương trình. Trong khi các hàm Windows sẽ được
gọi khi chương trình cần dùng đến chứ không liên kết vào chương trình. Để thực hiện được
các lời gọi này thì một chương trình Windows *.EXE luôn chứa một tham chiếu đến thư viện
liên kết động khác mà nó cần dùng. Khi đó, một chương trình Windows được nạp vào bộ nhớ
sẽ tạo con trỏ tham chiếu đến những hàm thư viện DLL mà chương trình dùng, nếu thư viện
này chưa được nạp vào bộ nhớ trước đó thì bây giờ sẽ được nạp.
III. Các phiên bản của hệ điều hành Windows
1. Windows 1.0:
- Windows 1.0 là một hệ điều hành máy tính cá nhân đồ họa được phát triển

bởi Microsoft. Phiên bản đầu tiên phát hành vào ngày 20 Tháng 11 1985 là phiên
bản đầu tiên của dòng Microsoft Windows, Windows 1.0 hỗ trợ đồ họa, 16-bit đa
tác vụ trên đầu phần cài đặt MS-DOS, cung cấp một môi trường mà có thể chạy
các chương trình đồ họa thiết kế cho Windows, cùng với phần mềm MS-DOS hiện
có.
Trang 7
2. Windows 2.0:
- Được ra mắt vào năm 1987 với thiết kế dành cho chip xử lí Intel 286, phiên
bản này bổ sung thêm các biểu tượng trên Desktop, phím tắt cũng như cải thiện
khả năng hỗ trợ đồ họa.
3. Windows 3.0 - 3.1:
- Vào tháng 5 năm 1990, Microsoft tiếp tục cho ra bản Windows 3.0 với
những biểu tượng được cải thiện, tốc độ cũng như khả năng xử lí đồ họa 16 màu
thích hợp với bộ vi xử lí Intel 386. Phiên bản Windows này dấu sự xuất hiện một
hệ thống giao diện chuẩn của Windows được duy trì và phát triển nhiều năm tiếp
đó.
- Bên cạnh đó, các tựa game kinh điển được gìn giữ đến bây giờ như Hearts,
Minesweeper và Solitaire cũng lần đầu tiên xuất hiện trong Windows. Bản 3.0
được thế chỗ bằng bản 3.1 cho tới năm 1992.
Trang 8
4. Windows 95:
- Phiên bản Windows 95 được ra mắt trong một sự kiện lớn chưa từng có của
Microsoft vào năm 1995. So với người tiền nhiệm Windows 3.1, Windows 95 sở
hữu một sức mạnh vượt trội hơn hẳn. Bên cạnh việc thay đổi giao diện bắt mắt
hơn, Windows 95 còn được phát triển toàn diện từ bên trong với khả năng hỗ trợ
các ứng dụng 32-bit.
- Mặc dù vẫn có thể chạy các ứng dụng dành cho các bản Windows cũ hơn
hay của DOS, nhưng về bản chất, nền tảng của Windows 95 đã không còn giống
DOS nữa. Nhờ đó, nhiều hạn chế của DOS được khắc phục như bộ nhớ giới hạn
640K hay tên tệp bị giới hạn trong 8 kí tự.

- Windows 95 có các phiên bản:
+ Windows 95 OEM Service Release 1 (95A) và 2(95B)
+ Windows 95 OEM Service Release 2.1 và 2.5C
5. Windows 98:
- Windows 98 có 2 phiên bản là Windows 98 và Windows 98 Edition là phiên
bản nâng cấp của Windows 98.
- Nối tiếp sự thành công của phiên bản 95, Windows 98 cho phép hỗ trợ
nhiều công nghệ mới như FAT32, AGP, MMX, USB, DVD và ACPI. Trong đó, nổi
Trang 9
bật nhất đó là sự tích hợp của trình duyệt Web IE trong hệ điều hành. Nhờ đó, việc
truy cập của người sử dụng vào một máy chủ cách đó nửa vòng trái đất trở nên
đơn giản giống như mở một tệp văn bản trong ổ cứng máy tính.
6. Windows 2000:
- Thường được viết tắt là “W2K”, Windows 2000 được thiết kế dành cho cả
máy tính để bàn cũng như laptop, cho phép người sử dụng cài đặt cũng khởi chạy
ứng dụng, kết nối Internet và các mạng cục bộ như tệp tin, máy in cũng như tài
nguyên khác bên trọng hệ thống mạng. Microsoft đưa ra thị trường Windows 2000
như các phiên bản Windows an toàn nhất bao giờ hết vào thời điểm đó
- Windows 2000 có tất cả 4 phiên bản đó là Professional, Server, Advanced
Server và Datacenter Server phục vụ cho các nhu cầu sử dụng khác nhau.
- Windows 2000 được đánh giá là nhanh và ổn định.
- Phiên bản đầy đủ của Windows 2000 là hệ điều hành tốt nhất để đi cùng
trong năm. Sản phẩm này vẫn còn trong đó là giai đoạn hỗ trợ mở rộng cung cấp
cho khách hàng những cập nhật bảo mật quan trọng. Tuyệt vời cho văn phòng và
sử dụng nhà.
- Windows 2000 là hệ điều hành ổn định hơn cho các trò chơi cổ điển với
công nghệ cũ như cổng AGP, ATA HDD
- Windows 2000 được Microsolf phát hành để sản xuất vào ngày 15 tháng 12
năm 1999 và đưa ra để bán lẻ trên 17 tháng 2 năm 2000. Nó là sự kế thừa
Trang 10

cho Windows NT 4.0 , và là phiên bản cuối cùng của Microsoft Windows để hiển thị
"Windows NT" chỉ định.
- Bốn phiên bản của windows 2000:
+ Windows 2000 Professional được thiết kế như hệ điều hành máy tính để bàn
cho doanh nghiệp và người sử dụng điện . Nó là phiên bản client của Windows
2000. Nó cung cấp bảo mật cao hơn và ổn định hơn so với nhiều hệ điều hành
máy tính để bàn trước Windows. Nó hỗ trợ lên đến hai bộ vi xử lý , và có thể giải
quyết lên đến 4 GB của RAM . Các yêu cầu hệ thống là một bộ vi xử lý Pentium
(hoặc tương đương) của 133 MHz hoặc cao hơn, ít nhất 32 MB RAM, 650 MB
không gian ổ đĩa cứng, và một đĩa CD-ROM ổ đĩa (đề nghị: Pentium II , 128 MB
RAM, 2 GB không gian ổ cứng, và ổ đĩa CD-ROM).
+ Windows 2000 Server có cùng giao diện người dùng với Windows 2000
Professional, nhưng có chứa các thành phần bổ sung cho máy tính để thực hiện
các máy chủ vai trò và cơ sở hạ tầng và chạy phần mềm ứng dụng . Một thành
phần quan trọng mới được giới thiệu trong phiên bản máy chủ là Active Directory ,
mà là một dịch vụ thư mục trên toàn doanh nghiệp dựa trên LDAP (Lightweight
Directory Access Protocol). Ngoài ra, Microsoft tích hợp Kerberos xác thực mạng,
thay thế thường chỉ trích NTLM hệ thống (NT LAN Manager) xác thực được sử
dụng trong các phiên bản trước. Điều này cũng cung cấp một hoàn toàn transitive-
tin tưởng mối quan hệ giữa Windows 2000 tên miền trong một rừng (một bộ sưu
tập của một hoặc nhiều Windows 2000 lĩnh vực có chung một phổ biến sơ đồ , cấu
hình, và cửa hàng toàn cầu , được liên kết với hai chiều tín transitive ). Hơn nữa,
Windows 2000 giới thiệu một Domain Name Server cho phép đăng ký năng động
của IP địa chỉ. Windows 2000 Server hỗ trợ lên đến 4 bộ vi xử lý và RAM 4GB, với
yêu cầu tối thiểu là 128 MB bộ nhớ RAM và 1 GB không gian đĩa cứng, tuy nhiên
yêu cầu có thể cao hơn tùy thuộc vào thành phần cài đặt.
+ Windows 2000 Advanced Server là một biến thể của Windows 2000 hệ thống
điều hành máy chủ được thiết kế cho trung bình đến lớn doanh nghiệp. Nó cung
cấp phân nhómcơ sở hạ tầng sẵn sàng cao và khả năng mở rộng các ứng dụng và
dịch vụ, bao gồm cả hỗ trợ lên đến 8 CPU, một số lượng bộ nhớ chính lên đến 8

gigabytes (GB) trên Physical Address Extension (PAE) hệ thống và khả năng để
làm 8 chiều SMP . Nó hỗ trợ TCP / IP cân bằng tải và các cụm máy chủ hai nút
tăng cường dựa trên Microsoft Cluster Server(MSC) trong Windows NT Server 4.0
Enterprise Edition. Yêu cầu hệ thống tương tự như của Windows 2000 Server, Tuy
nhiên họ có thể cần phải cao hơn để quy mô cơ sở hạ tầng lớn.
+ Windows 2000 Datacenter Server là một biến thể của Windows 2000 Server
được thiết kế cho các doanh nghiệp lớn mà di chuyển số lượng lớn dữ liệu bí mật
Trang 11
hoặc nhạy cảm thường xuyên thông qua một trung tâm máy chủ . Giống như
Advanced Server, nó hỗ trợ phân nhóm , chuyển đổi dự phòng và cân bằng
tải . Tối thiểu yêu cầu hệ thống là bình thường, nhưng nó được thiết kế để có khả
năng bàn giao cao cấp, chịu lỗi và khả năng mở rộng phần cứng máy tính ví dụ
cho lên đến 32 CPU và 32 GB bộ nhớ RAM, với thử nghiệm nghiêm ngặt hệ thống
và trình độ, phân vùng phần cứng, bảo trì phối hợp và kiểm soát thay đổi . Yêu cầu
hệ thống tương tự như của Windows 2000 Advanced Server, tuy nhiên họ có thể
cần phải cao hơn để mở rộng cơ sở hạ tầng lớn. Windows 2000 Datacenter Server
đã được phát hành để sản xuất trên 11 Tháng Tám 2000 và ra mắt vào ngày 26
Tháng Chín năm 2000. Phiên bản này được dựa trên Windows 2000 với Service
Pack 1 và không có sẵn tại bán lẻ.
7. Windows XP:
- Vào tháng 10 năm 2001, Windows XP chính thức trình làng với giao diện sử
dụng được thiết kế lại trên bộ khung của Windows 2000. Có thể nói đây là bản
Windows được xem là ổn định với môi trường thân thiện tốt nhất so với các bản
Windows trước. Microsoft dành cho người sử dụng 2 lựa chọn với Windows XP
Home và Windows XP Professional. Cả hai đều được công ty tập trung vào khả
năng di động được thể hiện qua tính năng kết nối không dây.
- Hệ điều hành này cũng hỗ trợ chuẩn Wifi bảo mật 802.11x. Windows XP là
một trong những sản phẩm bán chạy nhất trong lịch sử của Microsoft.
- Windows XP là một dòng hệ điều hành do Microsoft sản xuất dành cho
các máy tính cá nhân chạy trên các bộ xử lý x86 và IA-64 (mã phiên bản là 5.1),

bao gồm các máy tính dùng cho gia đình và kinh doanh, máy tính xách tay,
và trung tâm phương tiện. Tên "XP" là cách viết ngắn gọn của "experience.
Trang 12
Windows XP là hệ điều hành kế tục của cả Windows 2000
Professionalvà Windows Me, và là hệ điều hành đầu tiên của Microsoft hướng đến
người tiêu dùng được xây dựng trên nhân và kiến trúc của Windows NT.
- Các phiên bản của windows XP:
+ Có 6 phiên bản Windows XP
+ Windows XP Home Edition (cho người dùng trung bình)
+ Windows XP Professional (có thêm một số tính năng so với phiên bản trên)
+ Windows XP Media Center Edition (dùng trên một số dòng máy tính giải trí)
+ Windows XP Tablet PC Edition (dùng cho máy tính xách tay loại có màn hình
cảm ứng)
+ Windows XP Embedded (dùng trong một số thiết bị điện tử)
+ Windows XP Starter Edition (phiên bản giá rẻ, ít tính năng, dành cho thị trường
các nước thuộc "thế giới thứ ba")
+ Khai tử ngày 8/4/2014
8. Windows Vista:
- Tháng 11 năm 2006 đánh dấu sự chào đời của Windows Vista với hàng loạt
cải tiến vượt trội hơn so với Windows XP. Lần đầu tiên, Windows hỗ trợ khả năng
tự động phát hiện sự cố với phần cứng trước khi chúng xảy ra, hệ thống bảo mật
chặt chẽ hơn. Windows Vista đã đơn giản hóa và tập trung hơn vào khả năng quản
lí Desktop trên Windows, giúp tiết kiệm chi phí cho việc liên tục phải cập nhật hệ
thống.
- Windows Vista là một hệ điều hành của Microsoft sử dụng cho máy tính cá
nhân, trong đó có máy tính để bàn của các gia đình và doanh nghiệp, máy tính
xách tay, máy tính bảng và máy tính giải trí gia đình.
- Các phiên bản của Windows Vista:
+ Windows Vista Home Premium chính là sản phẩm chủ lực trong dòng sản phẩm
dành cho người dùng cuối, với chức năng thu và xem các chương trình truyền

hình độ nét cao (high-definition television), ghi DVD và các chức năng đa phương
tiện khác. Đồng thời, công nghệ tương hợp với máy tính bảng cho phép người
dùng có thể viết những ghi chú trực tiếp lên máy tính.
+ Windows Vista Ultimate bao gồm luôn nhiều công cụ hướng doanh nghiệp.
+ Windows Vista Home Basic thì thiếu vắng một số chức năng đa phương tiện.
+ Windows Vista Business dành cho đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ và không
có bộ phận công nghệ thông tin.
+ Windows Vista Enterprise hướng đến các doanh nghiệp lớn, các công ty đa
quốc gia, với những chức năng ấn tượng như khả năng tương thích với các ứng
dụng được thiết kế trên các hệ điều hành cũ, khả năng bảo mật và mã hóa thông
tin, bảo vệ thông tin ngay cả khi máy tính bị mất.
Trang 13
9. Windows 7:
- Phiên bản Windows 7 đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay được ra
mắt cách đây 3 năm vào ngày 22 tháng 10 năm 2009. Bên cạnh các tính năng
thừa hưởng từ Windows Vista, Windows 7 còn hỗ trợ cảm ứng đa điểm, IE 8, thay
đổi một chút giao diện khởi động và nâng cấp thêm tính bảo mật.
- Ứng dụng Windows Media Center trên phiên bản này cũng được Microsoft
tập trung chăm chút phát triển tốt hơn trước đó.
- Điểm khác biệt của 6 phiên bản của windows 7:
+ Windows 7 Starter: thiếu giao diện Aero, không cho chạy quá 3 chương trình
cùng lúc (không tính chương trình chạy ngầm), thiếu hỗ trợ quản lý mạng và các
chức năng dành cho máy tính xách tay.
Trang 14
+ Windows 7 Home Basic: thiếu giao diện Aero, không có chức năng xem trước
cửa sổ phần mềm khi đưa chuột qua biểu tượng trên thanh Taskbar, cũng như chia
sẻ kết nối Internet.
+ Windows 7 Home Premium: hỗ trợ giao diện Aero, cảm ứng đa điểm chạm, hỗ
trợ các tính năng giải trí đa phương tiện dành cho xem phim & ghi đĩa, hỗ trợ tạo
mạng nội bộ thuận tiện.

+ Windows 7 Professional: hỗ trợ các tính năng tạo & quản lý mạng phức tạp, sao
lưu thuận tiện, in ấn thông minh, cùng các tính năng dành cho người dùng di động
và thuyết trình.
+ Windows 7 Enterprise: tương tự Professional, bổ sung một số tính năng bảo mật
cao cấp như Direct Acess, Bitlocker, AppLocker.
+ Windows 7 Ultimate: có đầy đủ tất cả các tính năng của các phiên bản còn lại,
nhưng không có phần bổ sung Ultimate Extra tải về cài đặt riêng như Vista
Ultimate.
+ Chính thức khai tử ngày 31/10/2014, trừ bản Pro cho doanh nghiệp.
10.Windows 8 và 8.1
- Được giới thiệu dùng thử từ năm 2011, Windows 8 chiếm khá nhiều cảm
tình của người dùng. Sau 1 năm chạy thử, Microsoft chính thức tung ra bản
Windows 8 "xịn". Đầu tháng 8, Phiên bản được phát hành là Windows 8 Enterprise
bao gồm tất cả tính năng trên Windows 8 Pro cùng một số tiện ích dành cho doanh
nghiệp.
- The Verge cho biết, Windows 8 Enterprise giống hệt Windows 8 Pro đồng
thời được bổ sung thêm các tính năng cho doanh nghiệp như Windows To Go (cho
phép cài đặt hệ điều hành qua USB). Đây được cho là lựa chọn tốt dành cho
những người muốn dùng thử Windows 8 phiên bản chính thức. Tuy vậy, họ sẽ phải
cài đặt lại hệ điều hành khi Microsoft chính thức tung ra Windows 8 và Windows 8
Pro vào ngày 26/10.
Trang 15
- Các phiên bản của windows 8:
+ Bản dành cho người dùng gia đình (Windows 8).
+ Bản dành cho doanh nghiệp (Windows 8 Pro).
+ Bản dành cho thiết bị chạy chip ARM (Windows RT).
+ Bản dành cho doanh nghiệp mua số lượng lớn (Windows 8 Enterprise).
11. Windows 10 Technical Preview
+ Bản mới nhất của Microsoft, ra mắt đầu tháng 10/2014
IV. Cấu hình của hệ điều hành Windows:

Windows được xem là hệ điều hành dành cho máy tính phổ biến nhất trên thế giới khi
cứ 10 chiếc máy tính lại có 9 chiếc sử dụng Windows. Sự thành công của hệ điều hành này
không chỉ đưa tên tuổi của Microsoft lên vị trí hàng đầu thế giới mà còn giúp nhà sáng lập Bill
Trang 16
Gates trở thành một trong những người giàu nhất hành tinh. Để đạt được thành công như ngày
hôm nay thì hãng này đã không ngừng nâng cấp các phiên bản hệ điều hành khác nhau. Từ
những ngày đầu khi hệ điều hành Windows lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1985 với tên
gọi Microsoft Windows 1.0 cho đến nay là phiên bản mới nhất Windows 10 Technical Preview.
Và với mỗi phiên bản khác nhau thì lại có một câu hình khác, tất nhiên các phiên bản sau này
lại cần cấu hình lớn hơn phiên bản trước. Sau đây là cấu hình của những hệ điều hành mới
nhât:
1. Windows XP: (Gồm Windows XP Home Edition và Windows XP Professional )
• Bộ xử lý Pentium 233-megahertz (MHz) hoặc nhanh hơn (đề xuất loại 300 MHz)
• Tối thiểu bộ nhớ 64 megabyte (MB) RAM (đề xuất loại 128 MB)
• Tối thiểu 1,5 gigabyte (GB) không gian sẵn có trên đĩa cứng
• Ổ CD-ROM hoặc DVD-ROM
• Bàn phím và Chuột của Microsoft hoặc thiết bị trỏ tương thích khác
• Bộ điều hợp video và màn hình có độ phân giải Super VGA (800 x 600) hoặc cao hơn
• Thẻ âm thanh
• Loa hoặc tai nghe
2. Windows Vista:
2.1/ Windows Vista Home Basic:
• 800-megahertz (MHz) 32-bit (x 86) bộ vi xử lý hoặc bộ xử lý 800-MHz 64-bit (x 64)
• 512 megabyte (MB) của bộ nhớ hệ thống
• Lưu ý: Trên cấu hình hệ thống sử dụng bộ nhớ hệ thống như là bộ nhớ đồ họa, ít nhất
448 MB của bộ nhớ hệ thống phải có sẵn cho hệ điều hành sau khi một số bộ nhớ được
cấp phát cho đồ họa.
• DirectX card đồ họa lớp 9
• 32 MB của bộ nhớ đồ họa
• 20-gigabyte (GB) đĩa cứng có 15 GB dung lượng đĩa cứng

• Nội bộ hoặc bên ngoài ổ đĩa DVD
• Khả năng truy cập Internet
• Khả năng âm thanh đầu ra
Trang 17
2.2/ Windows Vista Home Premium, Windows Vista Business, Windows Vista
Enterprise và Windows Vista Ultimate:
• 1-gigahertz bộ vi xử lý (GHz) 32-bit (x 86) hoặc bộ xử lý 1-GHz 64-bit (x 64)
• 1 GB bộ nhớ hệ thống
• Card đồ họa có khả năng Aero Windows
• Lưu ý: Điều này bao gồm một card đồ họa lớp 9 DirectX hỗ trợ sau đây:
 Một trình điều khiển WDDM
 Đổ bóng pixel 2.0 trong phần cứng
 32 bit / pixel
• 128 MB của bộ nhớ đồ họa (tối thiểu)
• 40 GB đĩa cứng có 15 GB dung lượng đĩa cứng trống (15GB miễn phí không gian
cung cấp chỗ cho lưu trữ tạm thời tập tin trong quá trình cài đặt chuyên biệt hoặc
nâng cấp.)
• Nội bộ hoặc bên ngoài ổ đĩa DVD
• Khả năng truy cập Internet
• Khả năng âm thanh đầu ra
Lưu ý: Một card màn hình Windows Aero-khả năng là một card đồ họa mà đáp ứng các yêu
cầu sau:
• Hỗ trợ một trình điều khiển mô hình trình điều khiển hiển thị Windows (WDDM)
• Có một DirectX 9 cấp đồ họa bộ xử lý đơn vị (GPU) hỗ trợ Pixel Shader 2.0
• Hỗ trợ 32 bit / pixel
• Vượt qua sự chấp nhận Windows Aero kiểm tra trong trình điều khiển Windows Kit
(WDK)
3. Windows 7:
Bộ xử lý 1GHz (32- hoặc 64-bit)
RAM 1 GB (32-bit); RAM 2 GB (64-bit)

Ổ đĩa trống 16 GB (32-bit); Ổ đĩa trống 20 GB (64-bit)
Thiết bị đồ họa DirectX 9 với WDDM 1.0 hoặc ổ lớn hơn
Tuy nhiên, theo ZDNet “nếu bạn dự định chạy Windows XP Mode cùng với Windows 7,
Microsoft khuyến nghị PC với tối thiểu 2GB bộ nhớ và thêm 15GB ổ đĩa trống". Microsoft
nhấn mạnh “Thêm nữa, Windows Virtual PC yêu cầu một PC với Intel-VT hoặc AMD-V
vì nó tận dụng những tiên tiến mới nhất trong phần cứng ảo hóa”.
4. Windows 8 & Windows 10 Technical Preview:
CPU: 1GHz hoặc lớn hơn
RAM: 1GB (32 bit) hoặc 2GB (64 bit)
Trang 18
Ổ cứng HDD: 16GB (32 bit) hoặc 20GB (64 bit)
Card đồ họa: Microsoft DirectX 9 với trình điều khiển WDDM
V. Độ phổ dụng:
1. Tính phổ biến của một số hệ điều hành Windows:
Windows hiện là hệ điều hành chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường thế giới. Với
nhiều phiên bản ra đời từ tháng 11/1985 cho tới nay, cùng những cải tiến và nâng cấp
không ngừng đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng.
1.1. Các phiên bản đầu tiên:
- Thành công đầu tiên phải kể tới là Windows 3.0. Đây là phiên bản đầu tiên của
Windows đạt được thành công thương mại lớn, bán được 2 triệu bản trong 6 tháng đầu.
- Tiếp theo, sự ra đời của Windows 95 với tính năng ổn định, giao diện mới, là một
thành công thương mại lớn của Microsoft.
- Ngày 25/10/2001, phiên bản Windows mới nhất ra đời – Windows XP. Mặc dù
được đưa vào sử dụng đã lâu, Windows XP vẫn là một trong những hệ điều hành phổ
biến nhất hiện nay. Một trong những lý do giải thích cho điều này là vì người dùng ngại
không muốn nâng cấp lên những phiên bản hệ điều hành mới hơn, hơn nữa, việc nâng
cấp lên phiên bản mới đồng nghĩa với việc phải nâng cấp cấu hình của máy để đáp ứng
yêu cầu về phần cứng. Đồng thời, Windows XP hiện vẫn được ưa chuộng trong giới
game thủ do khả năng tương thích cao với các chương trình dù mới hay cũ. Mặc dù
Windows XP không được bán kể từ khi Windows 7 ra đời, Microsoft cam kết sẽ cung

cấp dịch vụ hỗ trợ cho hệ điều hành này đến tận năm 2014.
1.2. Các phiên bản gần đây:
- Ngày 22/7/2009, đây là thời điểm Microsoft công bố Windows 7. Windows 7 hỗ trợ
cảm ứng đa điểm, giao diện cải tiến với thanh điều hướng mới, hệ thống mạng nhà gọi
là HomeGroup

và cải thiện hiệu năng. Sau 18 tháng phát hành, Microsoft đã bán được
hơn 350 triệu bản Windows 7, trở thành hệ điều hành có tốc độ tiêu thụ nhanh nhất
trong lịch sử các hệ điều hành.
Trang 19
Trong bài viết đã đăng tải, Brandom LeBlanc, một nhân viên của Microsoft đã hào
hứng cho biết: “Nếu tiếp tục đà phát triển hiện nay, Windows 7 sẽ trở thành bất bại.”
- Windows 8, kế nhiệm Windows 7, được chính thức ra mắt vào ngày 26/10/2012.
Microsoft Windows 8 hiện là hệ điều hành phổ biến hơn so với hệ điều hành luôn bị "sỉ
vả" Windows Vista. Điều này giúp loại bỏ một nguồn chỉ trích về những cố gắng chậm
chạp của Microsoft với hệ điều hành mới nhất của mình.
- Ngày 17/10/2013, một bản cập nhật mới của của Windows 8 là Windows 8.1 được
khai sinh, đạt thị phần khá đáng kể và đã vượt qua người tiền nhiệm là Windows 8 (Các
thông số thống kê sẽ được biểu hiện rõ ở 2).
- Ngày 30/9/2014, Microsoft giới thiệu Windows 10 là sự kế thừa cho Windows 8.1.
Nó sẽ được phát hành vào cuối năm 2015 và nhằm tới những thiếu sót trong giao diện
người dùng đầu tiên được giới thiệu với Windows 8.
2. Con số thông kê:
Hãng nghiên cứu thị trường Net Applications mới đây vừa công bố các con số thống
kê về thị phần hệ điều hành máy tính. (Số liệu ngày 2/6/2014)
Theo đó, Windows 7 vẫn là phiên
bản Windows phổ biến nhất,
chiếm
hơn
1 nửa thị trường, tăng lên thành 50,06% từ 49,3% hồi tháng

trước. Windows 8.1 đã vượt qua người tiền nhiệm Windows 8.
Cụ thể, tính đến hết tháng Năm vừa qua, Windows 8.1
chiếm 6,35% thị phần, tăng từ 5,88% trong tháng Tư. Trong khi đó Windows 8 bị suy
giảm, chỉ còn chiếm 6,3% thị trường, giảm từ 6,36% trong tháng trước. Có thể nói sự
tăng trưởng này là một điều đã được dự báo trước. Được ra mắt hồi tháng Mười năm
ngoái, Windows 8.1 được Microsoft bổ sung thêm nhiều tính năng thân thiện với người
dùng PC truyền thống như cho phép khởi động thẳng vào giao diện desktop, đồng bộ
Trang 20
ảnh background Bản Update 1 dành cho Windows 8.1 được phát hành hồi tháng
Tư cũng bổ sung thêm hàng loạt tính năng hữu ích nữa cho những ai dùng máy tính với
con chuột và bàn phím. Ở một bản cập nhật khác trong tương lai, Microsoft hứa hẹn sẽ
đem thanh Start quen thuộc trở lại và nút Start mới sẽ được cải tiến để có thể hiển thị
cả các Live Title của giao diện Modern UI.
Windows XP cũng giảm đôi chút thị phần, xuống còn 25,27% trong tháng Năm so
với 26,3% trong tháng Tư. Có thể nói đây là một tin vui đối với Microsoft, khi mà hãng
đã và đang tìm mọi cách để "khai tử" Windows XP vốn đã tồn tại hơn cả 1 thập kỉ nay,
đồng thời khuyến khích người dùng nâng cấp lên các phiên bản Windows mới hơn như
Windows 7 hay Windows 8.1. Tuy nhiên, dù có đôi chút suy giảm thị phần thì với việc
XP vẫn chiếm tới 1/4 thị trường, việc HĐH này hoàn toàn "biến mất" sẽ không thể diễn
ra trong "một sớm một chiều".

VI. Tích hợp ứng dụng
Có thể nói hệ điều hành Windows của Microsoft là một hệ điều hành mạnh mẽ nhất hiện
nay. Bên trong nó còn được tích hợp thêm nhiều tiện ích và ứng dụng từ cơ bản đến nâng cao.
Với phiên bản Hệ điều hành mới nhất là Windows 8.1. Bên cạnh những ứng dụng chạy trên
môi trường Desktop, Microsoft còn cài sẵn nhiều ứng dụng chạy trên nền Modern UI mới mà
hãng giới thiệu từ Windows 8.
Một số ứng dụng cài sẵn có thể kể đến như: trình duyệt Web Internet Explorer, Windows
Media Player, Windows Defender, Paint, Sticky Notes, WordPad, NotePad, Calculator Bên
cạnh những ứng dụng này, còn vô số những ứng dụng của các bên thứ 3 phát triển (Third-

party Apps) mạnh mẽ và chuyên nghiệp hơn mà bản thân hệ điều hành chưa tích hợp.
Đến với phiên bản Windows 8, Microsoft giới thiệu thêm một kho ứng dụng của hãng là
Windows Store. Trên kho ứng dụng này, Microsoft cho phép các lập trình viên và nhà phát triển
đưa ứng dụng của mình như Apple đã làm với OS X qua Mac App Store, việc này giúp
Microsoft dễ dàng quản lý phần mềm mà người dùng cài vào máy của họ, hạn chế cài những
phần mềm không rõ nguồn gốc có thể gây hại đến HĐH cũng như phần cứng máy. Một số dự
đoán từ các trang tin công nghệ nổi tiếng rằng trong tương lai, việc cài đặt ứng dụng từ các
bên thứ 3 vào Windows đều phải thông qua kho ứng dụng này.
Trang 21
VII. Độ bảo mật:
Phiên bản tiêu dùng của Windows được thiết kế ban đầu cho tính dễ sử dụng trên máy
tính một người dùng mà không cần kết nối mạng, và không có tính năng bảo mật được xây
dựng từ đầu. Tuy nhiên, Windows NT và những người kế nhiệm của nó được thiết kế cho bảo
mật (bao gồm cả trên mạng) và máy tính đa người dùng, nhưng ban đầu không được thiết kế
với an ninh Internet, kể từ khi nó được phát triển đầu tiên vào đầu những năm 1990, việc sử
dụng Internet ít phổ biến hơn.
Những vấn đề thiết kế kết hợp với lỗi lập trình và sự phổ biến của Windows khiến nó trở
thành mục tiêu của virus và sâu máy tính. Tháng Sáu 2005, Counterpane Internet Security của
Bruce Schneier báo cáo rằng trong 6 tháng có tới hơn 1000 mẫu virus và sâu mới. Năm
2005, Kaspersky tìm thấy khảng 11.000 các chương trình độc hại và virus, Trojan, cho
Windows.
Microsoft thường tung ra các bản vá lỗi qua Windows Update khoảng 1 tháng một lần
(thường vào ngày thứ Ba thứ 2 của tháng), còn một vài các cập nhật quan trọng thường được
tung ra sớm hơn khi cần. Trong các phiên bản từ Windows 2000 SP3 trở lên, các bản cập nhật
có thể được tự động tải xuống và cài đặt khi người dùng cho phép. Kết quả là các Gói dịch vụ
(Service Pack) 2 cho Windows XP và 1 cho Windows Server 2003 được cài đặt nhanh chóng
hơn nhiều.
Dòng hệ điều hành Windows NT thì ngược lại, là hệ điều hành đa người dùng thực sự
và thực hiện bảo vệ bộ nhớ tuyệt đối. Tuy nhiên, rất nhiều lợi thế của một hệ điều hành đa
người dùng thực sự đã được vô hiệu hóa bởi một thực tế là, trước Windows Vista, tài khoản

người dùng đầu tiên được tạo ra trong quá trình cài đặt là một tài khoản quản trị, mà đó cũng là
mặc định cho tài khoản mới. Mặc dù Windows XP đã có tài khoản hạn chế, đa số người dùng
gia đình không thay đổi một loại tài khoản có ít quyền - một phần do số lượng các chương trình
không cần yêu cầu quyền quản trị - và vì vậy hầu hết người dùng gia đình vẫn chạy tài khoản
quản trị.
Windows Vista đã thay đổi điều này bằng cách giới thiệu một hệ thống đặc quyền cao
được gọi là User Account Control (UAC). Khi đăng nhập như một người dùng chuẩn, một phiên
đăng nhập được tạo ra và một thẻ chỉ chứa các đặc quyền cơ bản nhất được đưa ra. Bằng
cách này, các phiên đăng nhập mới sẽ không có khả năng làm những thay đổi ảnh hưởng đến
toàn bộ hệ thống. Khi một ứng dụng yêu cầu đặc quyền cao hơn hoặc "Run as administrator"
được nhấp, UAC sẽ yêu cầu để xác nhận, và nếu đồng ý (bao gồm cả thông tin quản trị nếu tài
khoản yêu cầu độ cao không phải là một thành viên của nhóm quản trị viên), bắt đầu quá trình
sử dụng các mã thông báo không hạn chế
Trang 22
Windows Defender
Ngày 06 tháng Giêng 2005, Microsoft phát hành phiên bản Beta của Microsoft
AntiSpyware, dựa trên bản phát hành trước đó Giant AntiSpyware. Ngày 14 tháng Hai 2006,
Microsoft AntiSpyware đã trở thành Windows Defender với việc phát hành bản Beta
2. Windows Defender là một chương trình phần mềm miễn phí được thiết kế để bảo vệ chống
lại phần mềm gián điệp và phần mềm không mong muốn khác. Người dùng Windows XP và
Windows Server 2003 có bản sao chính hãng của Microsoft Windows có thể tự do tải chương
trình từ trang web của Microsoft và Windows Defender như một phần của Windows
Vista và 7. Trong Windows 8, Windows Defender và Microsoft Security Essentials có được kết
hợp thành một chương trình duy nhất, có tên là Windows Defender. Nó dựa trên Microsoft
Security Essentials, vay mượn những tính năng và giao diện người dùng. Mặc dù nó được kích
hoạt theo mặc định, nó có thể được tắt để sử dụng một giải pháp chống virus khác. Windows
Malicious Software Removal Tool và Microsoft Safety Scanner là hai sản phẩm bảo mật miễn
phí khác được cung cấp bởi Microsoft.
VII. Kết luận – Đánh giá:
Sự ra đời của nhiều phiên bản Windows khác nhau với việc nâng cấp, mở rộng,

cải thiện thiếu sót từ phiên bản trước, hướng đối tượng đến người sử dụng, tạo giao
diện đẹp mắt, gần gũi, dễ sử dụng đã mang lại thành công thương mại vô cùng lớn cho
Microsoft. Đó là lý do tại sao Windows đang nắm giữ tổng số thị phần áp đảo hơn hẳn
so với các hệ điều hành còn lại ( hơn 80% thị phần toàn cầu).
CHƯƠNG II: HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX:
I. Giới thiệu hệ điều hành Linux:
Linux® đang ở thời điểm phát triển mạnh. Tính đến năm 2013 thì Linux đã ra đời được
22 năm, một hệ điều hành hoàn thiện với sự hỗ trợ cho một loạt các mô hình sử dụng. Nhưng
thật khó khi nghĩ rằng Linux chỉ là một hệ điều hành - nó giống như một con tắc kè hoa thì đúng
hơn. Nhân mô đun và tính linh hoạt của nó có thể xử lý trong nhiều mô hình sử dụng (từ siêu
máy tính lớn nhất đến các thiết bị nhúng nhỏ nhất) đến mức thật khó phân loại nó vào bất cứ
thứ gì khác hơn là một công nghệ khả dụng. Trong thực tế, Linux là một nền tảng. Nó là một
công nghệ then chốt cho phép tạo ra các sản phẩm mới, mà một vài trong số các sản phẩm đó
mới chỉ được giới thiệu gần đây.
Hãy bắt đầu bằng một cuộc khảo sát nhanh về Linux, kiến trúc cơ bản và một số nguyên
tắc quan trọng của nó. Sau đó, xem xét Linux áp dụng những nguyên tắc này như thế nào cho
Trang 23
một loạt các mô hình sử dụng và tại sao nó là một nền tảng, chứ không chỉ là một hệ điều
hành.
Linux là gì?
Nhìn bề ngoài, Linux là một hệ điều hành. Như thể hiện trong Hình 1, Linux gồm có một
nhân kernel (mã cốt lõi quản lý các tài nguyên phần cứng và phần mềm) và một bộ sưu tập các
ứng dụng của người dùng (chẳng hạn như các thư viện, các trình quản lý cửa sổ và các ứng
dụng).
Hình 1. Linux nhìn bề ngoài
Sơ đồ trên chỉ ra các thành phần quan trọng. Tầng cuối cùng chính là một tập hợp mã
kiến trúc giúp Linux có thể hỗ trợ đa nền tảng phần cứng (ARM, PowerPC, Tilera TILE v.v ).
Tất nhiên, chức năng này được đăng ký theo giấy phép GNU, tạo nên tính di động của Linux.
Linux theo phong cách riêng của mình trong lĩnh vực về tính di động . Hệ thống con của
trình điều khiển (là rất lớn về khả năng của nó) hỗ trợ động các mô đun được nạp mà không

ảnh hưởng đến hiệu năng, tạo nên tính mô đun (thêm vào một nền tảng động hơn). Linux cũng
bảo mật ở mức nhân kernel (trong một số lược đồ) tạo nên một nền tảng bảo mật Trong miền
hệ thống tệp bên ngoài, Linux tạo nên một mảng lớn nhất về hỗ trợ hệ thống tệp của bất kỳ hệ
điều hành nào, như là một ví dụ, tạo nên tính linh hoạt thông qua tính mô đun thiết kế. Linux
thực hiện không chỉ các tính năng lên lịch trình tiêu chuẩn mà còn lên lịch trình thời gian
thực bao gồm các bảo đảm về độ trễ ngắt).
Cuối cùng, Linux là mở, có nghĩa là trên thực tế bất cứ ai cũng có thể xem và cải thiện
dựa vào nguồn gốc của nó. Tính mở này cũng giảm thiểu các cơ hội bị lợi dụng, tạo ra một nền
tảng an toàn hơn. Nhiều công ty đóng góp cho Linux, bảo đảm rằng nó sẽ tiếp tục giải quyết
một loạt các mô hình sử dụng trong khi vẫn duy trì các đặc tính cốt lõi của mình.
Trang 24
Bảy nguyên tắc quan trọng này chắc chắn không phải là các thuộc tính duy nhất mà Linux cung
cấp, nhưng chúng cho phép Linux dùng như một nền tảng đa năng trên rất nhiều các mô hình
sử dụng. Hơn nữa, Linux là như nhau trên các mô hình sử dụng này - không chỉ các nguyên
tắc thiết kế mà còn bản thân mã của nó nữa. Người ta không thể nói điều này về các hệ điều
hành khác (như Windows® - máy tính để bàn, máy chủ, hoặc thiết bị nhúng - hoặc Mac OS X
hoặc Apple iOS), chúng có phân khúc dịch vụ và mô hình sử dụng khác.
II. Đặc điểm hệ điều hành Linux:
Do mã nguồn Linux phân phối tự do và miễn phí, nên ngay từ đầu đã có rất nhiều nhà lập trình
tham gia vào quá trình phát triển hệ thống.Nhờ đó đến thời điểm hiện nay Linux là hệ điều
hành hiện đại, bền vững và phát triển nhanh nhất, hỗ trợ các công nghệ mới gần như ngay lập
tức. Linux có tất cả các khả năng và tính năng của một hệ điều hành.
1. Đa nhiệm:
Tất cả các tiến trình là độc lập, không một tiến trình nào được cản trở công việc của tiến
trình khác. Để làm được điều này nhân thực hiện chế độ phân chia thời gian của bộ xử lý trung
tâm, lần lượt chia cho mỗi tiến trình mộtkhoảng thời gian thực hiện. Cách này hoàn toàn khác
với chế độ “nhiều tiến trình đẩy nhau” được thực hiện trong Windows 95, khi một tiến trình
phải nhường bộ xử lý cho các tiến trình khác (và có thể làm chậm trễ rất lâu việc thực hiện).
2. Đa người dùng:
Linux không chỉ là HĐH nhiều tiến trình, Linux cho phép nhiều người làm việc cùng lúc.

Lúc ấy Linux có thể cung cấp tất cả các tài nguyên hệ thống cho người dùng làm việc qua các
terminal.
3. Đưa bộ nhớ swap lên đĩa:
Bộ nhớ swap cho phép làm việc với Linux khi dung lượng bộ nhớ có hạn. Nội dung của
một số phần (trang) bộ nhớ được ghi lên vùng đĩa cứng xác định từ trước. Vùng đĩa cứng này
được coi là bộ nhớ phụ thêm vào. Việc này có làm giảm tốc độ làm việc, nhưng cho phép chạy
các chương trình cần bộ nhớ dung lượng lớn mà thực tế không có trên máy tính.
4. Tổ chức bộ nhớ theo trang:
Hệ thống bộ nhớ Linux được tổ chức ở dạng các trang với dung lượng 4K. Nếu bộ nhớ
đầy, thì HĐH sẽ tìm những trang bộ nhớ đã lâu không được sử dụng để chuyển chúng từ bộ
nhớ lên đĩa cứng. Nếu có trang nào đó trong số những trang này lại trở thành cần thiết, thì
Linux sẽ phục hồi chúng từ đĩa cứng (vào bộ nhớ). Một số hệ thống Unix cũ và một số hệ
thống hiện đại (bao gồm cả Microsoft Windows) chuyển lên đĩa tất cả nội dung của bộ
nhớ thuộc về những ứng dụng không làm việc tại thời điểm hiện thời (tức là TẤt CẢ các trang
Trang 25

×