Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Đồ án tốt ngiệp lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Mỹ Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.06 KB, 69 trang )

Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ DỰ ÁN
THUYẾT MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH
NHÀ MÁY XI MĂNG MỸ ĐỨC, HÀ NỘI
ĐÀ NẴNG 2014
Trang 1
Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
LỜI TỰA
Nước ta với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cùng tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu
về không gian xây dựng đô thị sẽ ngày một lớn và khiến nhu cầu về gạch xây dựng gia
tăng theo. Xi măng là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong mọi công trình xây
dựng. Với tốc độ xây dựng tăng nhanh trong các năm gần đây, sản lượng tiêu thụ xi
măng cũng không ngừng tăng theo. Dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên gần 90 triệu
tấn Để đáp ứng được yêu cầu trên, hoạt động đầu tư xây dựng đang ngày càng phát
triển, trong đó Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Mỹ Đức góp một phần quan
trọng đối với quá trình xây dựng và phát triển vật liệu xây dựng.
Được sự giúp đỡ, giảng dạy của các giảng viên trường Đại học Bách Khoa Đà
Nẵng, của quý thầy cô trong Khoa Quản lý dự án và sự hướng dẫn tận tình bởi Th.S
Nguyễn Thị Thu Thủy và KS Nguyễn Thị Cúc đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thu
thập thêm kiến thức, kinh nghiệm trong suốt những năm học và nay hoàn thành Đồ án
tốt nghiệp này.
Trong quá trình làm đồ án giúp em hiểu rộng hơn, nhìn nhận vấn đề thực tế hơn
và biết cách vận dụng những kiến thức đã học của mình để lập nên một dự án đầu tư.


Trong quá trình hoàn thành Đồ án, mặc dù em đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn
không thể tránh được những thiếu sót nhất định. Mong thầy cô góp ý để Đồ án của
được hoàn thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Trang 2
Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH 6
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 7
Ký hiệu 7
Ý nghĩa 7
CP 7
Cổ phần 7
TNHH 7
Trách nhiện hữu hạn 7
QLDA 7
Quản lý dự án 7
ĐM 7
Định mức 7
CLCT 7
Chất lượng công trình 7
DAĐT 7
Dự án đầu tư 7
HSMT 7
Hồ sơ mời thầu 7
NVL 7
Nguyên vật liệu 7
CBCNV 7

Cán bộ, công nhân viên 7
VLXD 7
Vật liệu xây dựng 7
PHẦN MỞ ĐẦU 8
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ CHỦ ĐẦU TƯ 8
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 10
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT VÀ LỰA CHỌN CÔNG SUẤT DỰ ÁN 21
LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 30
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ TỔ CHỨC MẶT BẰNG SẢN XUẤT 34
Trang 3
Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NHÂN SỰ 43
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 51
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 65
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 67
Trang 4
Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tình hình sản xuất xi măng giai đoạn 2003-2014 15
Bảng 1.2 Tình hình tiêu thụ xi măng giai đoạn 2003-2014 15
Bảng 1.3 Nhu cầu xi măng của các khu vực lân cận đến năm 2020 18
Bảng 1.4 Năng lực sản xuất xi măng của các khu vực lân cận 18
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng PCB40 21
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu chất lượng của clinker PC50 22
Bảng 2.3 Công suất dự kiến của dự án 23
Bảng 2.4 Danh sách máy móc thiết bị 26
Bảng 2.5 Nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất 27
Bảng 2.6 Định mức tiêu hao nguyên vật liệu và năng lượng 27

Bảng 3.1 So sánh các địa điểm thực hiện dự án 31
Bảng 4.1 Máy móc, thiết bị trong các công đoạn 37
Bảng 4.2 Phân tích lựa chọn dây chuyền sản xuất 39
Bảng 5.1 Dự kiến nhân sự và kế hoạch tiền lương của Công ty 48
Bảng 5.2 Chế độ làm việc 49
Bảng 6.1 Tính toán vốn lưu động 55
Bảng 6.2 Tổng mức đầu tư bao gồm lãi vay 56
Bảng 6.3 Tổng mức đầu tư bao gồm lãi vay 57
Bảng 6.4 Cơ cấu nguồn vốn 57
Bảng 6.5 Kế hoạch trả nợ 57
Bảng 6.6 Cơ cấu sản phẩm và giá thành dự kiến 58
Bảng 6.7 Doanh thu dự kiến 58
Bảng 6.8 Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu và năng lượng 58
Bảng 6.9 Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa hàng năm 59
Bảng 6.10 NPV và IRR khi giá bán thay đổi 64
Bảng 6.11 NPV và IRR khi chi phí nguyên vật liệu thay đổi 64
Trang 5
Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Biểu đồ thống kê sản lượng sản xuất và tiêu thụ xi măng trong giai đoạn
2003-2014 16
Hình 1.2 Biểu đồ dự báo sản lượng sản xuất và tiêu thụ xi măng giai đoạn 2015-2026
17
Hình 5.1 Sơ đồ tổ chức thực hiện dự án 44
Hình 5.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và vận hành dự án 45
Trang 6
Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Ý nghĩa
CP Cổ phần
TNHH Trách nhiện hữu hạn
QLDA Quản lý dự án
ĐM Định mức
CLCT Chất lượng công trình
DAĐT Dự án đầu tư
HSMT Hồ sơ mời thầu
NVL Nguyên vật liệu
CBCNV Cán bộ, công nhân viên
VLXD Vật liệu xây dựng
Trang 7
Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
PHẦN MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ CHỦ ĐẦU TƯ
 Giới thiệu về dự án
- Tên công trình : Dự án xây dựng nhà máy xi măng Mỹ Đức
- Chủ đầu tư : Công ty cổ phần xi măng Mỹ Đức
- Hình thức quản lý : Ban QLDA tổ chức quản lý
- Nguồn vốn : Vốn tự có và vốn vay thương mại
- Hình thức đầu tư : Xây dựng mới
- Địa điểm xây dựng : Đồi đất Văn Phú thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà
Nội.
 Mục tiêu đầu tư :
• Khai thác nguồn nguyên liệu thiên nhiên sẵn có: Đá vôi mỏ Nam Hợp Tiến, đá
sét mỏ Văn Phú huyện Mỹ Đức, bazan mỏ Hòa Thạch huyện Quốc Oai và các
nguồn nguyên liệu khác để sản xuất xi măng chất lượng cao.
• Cung cấp xi măng cho thị trường khu vực đồng bằng sông Hồng, chủ yếu là thị
trường Hà Nội, Hòa Bình và một số tỉnh lân cận.

• Xây dựng cơ sở kinh tế quy mô lớn, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và
việc làm cho người lao động góp phần phát triển nền công nghiệp cả nước nói
chung và Hà Nội nói riêng.
 Giới thiệu về chủ đầu tư
- Chủ đầu tư dự án : Công ty cổ phần xi măng Mỹ Đức
- Trụ sở chính : Xã An Phú, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Nội
- Người đại diện : Ông Đặng Đình Bình – Giám đốc công ty
- Ngành nghề kinh doanh:
• Sản xuất kinh doanh xi măng, khai thác nguyên nhiên vật liệu và các phụ gia
phục vụ sản xuất xi măng.
• Xuất nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm xi măng và các vật tư máy
móc thiết bị phục vụ sản xuất xi măng.
• Cung ứng, vận tải, đầu tư xây dựng, lắp đặt nhà máy và trạm nghiền xi măng.
• Các thành viên sáng lập:
Tổng công ty xây dựng Hà Nội :53%
Công ty xây dựng Lũng Lô :10%
Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn :12%
Công ty TNHH Thung lũng Vua :15%
Công ty cổ phần phát triển TN :10%
 Các căn cứ pháp lý hình thành dự án
Văn bản pháp lý của nhà nước và chính phủ
- Luật đầu tư của Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam 59-2205-QH11 ngày
29/11/2005.
Trang 8
Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
- Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ Tướng chính phủ về
phê duyệt “Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020”.
- Văn bản số 295/TTg-CN ngày 23/03/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho

phép đầu tư Dự án nhà máy xi măng Mỹ Đức.
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng.
- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 19/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ
sung một số điều của ND16.
- Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của chính phủ về quản lí chi phí đầu
tư xây dựng công trình.
Văn bản pháp lý của Bộ, Ngành có liên quan
- Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/07/2005 của bộ xây dựng về việc hướng
dẫn một số nội dung về quản lí chất lượng công trình xây dựng và điều kiện, năng lực
tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng.
- Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ xây dựng hướng
dẫn lập và quản lí chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Văn bản số 2729/VHTT-BTBT ngày 24/6/2003 của bộ văn hóa – thông tin gửi
UBND tỉnh Hà Tây về việc xây dựng và khai thác nguyên liệu nhà máy xi măng tại
Mỹ Đức.
- Văn bản số 136/CHK-QLHDB ngày 28/01/2004 của cục Hàng không Việt Nam
về “Thỏa thuận tuyến đường dây và vị trí trạm 110kV cấp điện cho nhà máy xi măng
Mỹ Đức”.
- Văn bản số 579/KTDA ngày 6/4/2004 của BQL dự án đường Hồ Chí Minh về
việc “Nút giao đường vào nhà máy XM Mỹ Đức”
- Văn bản số 6321/CV-EVN-TĐ-KH ngày 16/12/2004 của tổng công ty điện lực
Việt Nam về thỏa thuận “Thỏa thuận phương án cấp điện chi nhà máy xi măng Mỹ
Đức”.
- Công văn số 2178/TCT-KHDT ngày 11/11/2003 của Tổng công ty xây dựng Hà
Nội thông báo kết luận của Thứ trưởng Tống Văn Nga về phương án lựa chọn địa
điểm xây dựng nhà máy xi măng Mỹ Đức (theo điều kiện dịa hình, địa chất công trình)
- Văn bản số 02602/2005/TCB về việc thu xếp cho vay vốn của Techcombank

ngày 30/11/2005.
- Hợp đồng kinh tế 1784/TCT-KHĐT, ngày 03/10/2003 về việc lập dự án đầu tư
xây dựng Nhà máy xi măng Mỹ Đức.
Trang 9
Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
- Văn bản số 119/CT-KHKT ngày 05/11/2007 của Công ty cổ phần xi măng Mỹ
Đức về việc “Chỉnh sửa bổ sung một số nội dung báo cáo dự án đầu tư nhà máy xi
măng Mỹ Đức”.
- Văn bản số 125/CT-KHKT ngày 13/11/2007 của Công ty cổ phần xi măng Mỹ
Đức về việc “Cung cấp bảng tiến độ và bản chào của ngân hàng cho CCMM”.
- Văn bản số 129/CT-KHKT ngày 17/11/2007 của Công ty cổ phần xi măng Mỹ
Đức về việc “Xem xét điều chỉnh một số nội dung trong báo cáo dự án đầu tư Nhà
máy xi măng Mỹ Đức”
CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
1.1 PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN DỰ
ÁN
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
 Vị trí
Huyện Mỹ Đức nằm phía tây nam Hà Nội, phía đông giáp huyện Ứng Hòa, ranh
giới là con sông Đáy, phía bắc giáp huyện Chương Mỹ. phía tây giáp các huyện của
tỉnh Hòa Bình: Lương Sơn (ở phía tây Bắc), Kim Bôi (ở phía chính Tây), Lạc Thủy (ở
phía Tây Nam), phía Đông Nam giáp huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.
Nhà máy được xây dựng ở xã An Phú nằm ở phía Tây Nam huyện Mỹ Đức. Xã
An Phú cũng nằm tiếp giáp với an toàn khu ATK thuộc tỉnh Hòa Bình, có đường HCM
và Quốc lộ 21A chạy qua xã.
Từ đó ta thấy khu vực xây dựng nhà máy có có vị trí quan trọng về an ninh, có
điều kiện giao thông thuận lợi, có tiềm năng kinh tế trong tương lai.
Trang 10

Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
 Địa hình
Phía Tây xã là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 40-60m so với mặt nước
biển, giáp với vùng nguyên vật liệu đá bazan. Còn lại địa hình tương đối bằng phẳng,
độ dốc từ 3 – 5
o
Phần trung tâm xã có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 2-3.7m,
đây là vùng tập trung đông dân cư và các hoạt đông nông nghiệp của xã hiện nay.
Địa hình khá bằng phẳng, độ dốc trung bình thấp, thuận lợi cho việc xây dựng
công trình công nghiệp, đô thị phát triển giao thông vận tải, xây dựng những vùng cơ
hóa giới.
 Địa chất công trình
Căn cứ vào điều kiện địa chất trong báo cáo khảo sát địa chất công trình tại mặt
bằng Nhà máy xi măng Mỹ Đức, do công ty khảo sát và Bộ Xây dựng lập tháng
2/2013, kết quả khảo sát địa chất công trình khu tram đập và tuyến vận chuyển băng
tải đá vôi do Công ty TNHH nhà nước MTV Khảo sát và Xây dựng lập tháng 05/2013
và tải trọng của các hạng mục công trình, địa hình khu vực xây dựng nhà máy tương
đối thuận lợi.
Có thể lợi dụng địa hình và đặc điểm của các hạng mục công trình để có giải pháp
san nền và xử lý móng cho các hạng mục một cách thuận lợi.
 Thủy văn
Đoạn sông Đáy từ đập Đáy đến Mai Lĩnh dài 32km. Chiều rộng của sông giữa 2
đê trên dưới là 3000m. Lòng dẫn chủ yếu của sông là dòng chảy tràn giữa hai đê. Đoạn
từ Mai Lĩnh đến Ba Thái dài 27km, khoảng cách giữa hai đê còn khá rộng, nơi rộng
nhất tới 4000m, hẹp nhất cũng tới 700m. Theo thống kê nhiều năm gần đây, mực nước
tại các cửa tiêu chính của sông Đáy ít biến động.
Đặc điểm thủy văn ở đoạn giáp đường Hồ Chí Minh: Đoạn này đi vuông góc với
nhánh sông nhỏ phụ lưu cấp 1 đổ vào sông Đáy, cách sông Đáy khoảng 10km. Mực
nước thủy văn dọc tuyến chỉ phụ thuộc vào mưa úng nội đồng.

Đặc điểm thủy văn đoạn giáp đường QL21A: Tuyến đi cao, men theo sườn núi
nên chế độ thủy văn dọc tuyến chủ yếu phụ thuộc vào chế độ lũ do mưa ròa trên các
lưu vực nhỏ, hiện tại trên tuyến đã bố trí các cống qua đường.
Đặc điểm thủy văn ở đây tương đối thuận lợi, đã có các công trình thủy lợi tiêu
nước, không có tình trạng ngập lụt, thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy
 Khí hậu
Khí hậu trong khu vực mang nét đặc trưng rõ rệt của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Khí
hậu trong khu vực chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
Trang 11
Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
Nhìn chung không xảy ra nhiệt độ quá thấp trong mùa đông như vùng núi cao,
cũng ít gặp những ngày thời tiết khô như vùng trung bộ.
- Nhiệt độ trung bình năm là 23,3 °C,
- Độ ẩm tương đối trung bình hằng năm khoảng 84%
- Lượng mưa ngày lớn nhất đo được tại trạm Phủ Lý là 333.1mm
- Khu vực nằm trong vùng có số giờ nắng ở mức độ trung bình trên lãnh thổ Việt
Nam.
Khí hậu ở đây tương đối thuận lợi, ít có các dạng thời tiết cực đoan ảnh hưởng
đến đến việc xây dựng cũng như vận hành nhà máy.
 Tài nguyên khoáng sản
- Khu vực Mỹ Đức, gần địa điểm xây dựng nhà máy có là khu vực có trữ lượng đá
vôi ở các mỏ như sau:Mỏ đá vôi An Tiến thuộc xã An Phú huyện Mỹ Đức với thành
phần hóa học như sau: CaO 52 – 53%, MgO 1,42%, SiO
2
1,06%, Mỏ đá vôi Nam Hợp
Tiến thuộc xã An Phú huyện Mỹ Đức với thành phần hóa học như sau: CaO 49 – 54%,
MgO 1,66%, SiO
2
2,19%.

- Mỏ đá bazan tại núi Trán Voi thuộc xã Hòa Thạch và Phú Mãn huyện Quốc Oai,
đá có màu xám đen, cấu tạo thành khối, kiến trúc hạt nhỏ, mịn, chắc, thành phần hóa
học như sau: SiO
2
48,95%, Al
2
O
3
13,42%, Fe
2
O
3
13.43%
- Trên địa bàn huyện Mỹ Đức có 2 mỏ poluzan với trữ lượng 3,202 triệu tấn m3.
Do đó phần nào cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho nhà máy, có mỏ đá vôi thuận
tiện cho việc mở rộng nhà máy sau này.
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số 6,936,000 người (2013), mật độ dân số 2,087 người/km
2
(theo Niên giám
thống kê tỉnh Hà Nội tháng 6-2013). Dân số độ tuổi lao động: 3,500,000 người.
Do đó có nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho dự án.
Năm 2012, với dân số chiếm 7,84% cả nước, thành phố Hà Nội đã đóng góp
10,06% GDP, 9% kim ngạch xuất khẩu, 13,5% giá trị sản xuất công nghiệp, 23,5%
vốn đầu tư phát triển, 19,73% thu ngân sách và 23,5% tổng vốn đầu tư toàn xã
hội.Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm
2011, Hà Nội xếp ở vị trí thứ 36/63 tỉnh thành. Năm 2012, Chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh của Hà Nội xếp thứ 51/63 tỉnh thành. Công nghiệp vật liệu vẫn là một trong 5
lĩnh vực chính trong việc phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội.
Công nghệ vật liệu vẫn là ngành trọng điểm, do đó sẽ có nhiều chính sách ưu đãi

đầu tư và phát triển.
1.1.3 Nhận xét chung.
Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng dự án rất
thuận lợi để tiến hành thực hiện. Thứ nhất là gần các nguồn vật liệu có thể sản xuất,
Trang 12
Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
khu khai thác mỏ để giảm chi phí vận chuyển vật liệu đầu vào. Thứ hai là hệ thống
giao thông rất thuận lợi nên có thể bán được hàng ngay sau khi ra thành phẩm. Thứ ba
là ở vùng ngoại ô, xa dân cư như vậy sẽ tránh được các tranh chấp không cần thiết có
thể xảy ra.
1.1.4 Định hướng phát triển của nhà nước với khu vực triển khai dự án và sản
phẩm mà dự án cung cấp
Căn cứ Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2035.
- Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chính về ngành sản xuất vật liệu
xây dựng như sau:
- Phát triển khoa học công nghệ, đưa công nghệ mới và thiết bị hiện đại vào sản
xuất vật liệu xây dựng nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức
cạnh tranh trên thị trường.
- Lựa chọn quy mô đầu tư hợp lý, tiếp tục phát triển sản xuất các sản phẩm có khả
năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành sản xuất vật liệu xây dựng giai
đoạn đến năm 2020 đạt 8 - 9% và giai đoạn đến năm 2030 đạt 6 - 7%.
- Năm 2020 tỷ trọng ngành sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 5 - 6% và năm 2030
chiếm 4 - 5% trong cơ cấu ngành công nghiệp; đáp ứng khoảng 90% nhu cầu thị
trường trong nước về các sản phẩm xây dựng thông thường, năm 2030 đáp ứng 95 -
100%.

- Đến năm 2020
• Đẩy mạnh phát triển các nhà máy sản xuất vật liệu không nung.
• Hoàn thành việc chuyển đổi công nghệ các nhà máy sản xuất xi măng lò đứng
sang lò quay trước năm 2016. Cân đối năng lực đồng bộ giữa nghiền xi măng với
sản xuất clinker, giữa các vùng với mức cao nhất.
• Nâng công suất sản xuất gạch ốp lát, sứ vệ sinh đáp ứng nhu cầu của thị trường
trong nước và một phần cho xuất khẩu.
• Tạm dừng đầu tư xây dựng mới các nhà máy sản xuất kính xây dựng thông
thường, tập trung vào nghiên cứu sản xuất các sản phẩm kính đặc biệt, có giá trị sử
dụng cao, đáp ứng nhu cầu cho các công trình kiến trúc hiện đại.
• Tiếp tục triển khai các dự án mở rộng giai đoạn 2 và một số dự án mới theo Quy
hoạch của ngành sản xuất vật liệu xây dựng đã được phê duyệt.
Riêng khu vực Mỹ Đức – Hà Nội được xem là khu vực có triển vọng phát triển xi
măng thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, đồng thời cũng là khu gần thị trường tiêu thụ
được đánh giá là lớn nhất trong toàn quốc. Ngoài việc có khả năng sản xuất và đáp
Trang 13
Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
ứng đầy đủ nhu cầu xi măng trong vùng và còn vận chuyển clinker vào khu vực phía
nam để tiến hành nghiền, cung cấp cho khu vực phía Nam.
1.2 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ DỰ BÁO NHU CẦU
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Xi măng
 Xi măng châu Á
Trong bối cảnh nền kinh tế khu vực châu Á còn nhiều thách thức, Chính phủ các
nước có nền công nghiệp sản xuất xi măng vẫn chú trọng chủ động mở cửa thu hút đầu
tư, khơi thông hàng hóa giúp ngành này trong thời gian qua có những tăng trưởng tích
cực.
Bộ Xây dựng Việt Nam ước tính, tiêu thụ xi măng sẽ đạt 66.2 triệu tấn trong năm
nay, tức là tăng nhẹ 1,5-3% so với con số năm 2013. Hiện nay, cả nước đã hoạt động
106 nhà máy xi măng. Mục tiêu xuất khẩu 14 triệu tấn đã được nhận định sẽ ngang

bằng như năm trước. Hiện thị trường vật liệu xây dựng tại Việt Nam đã phục hồi nhẹ
và xi măng tăng trưởng tích cực.
Tại Thái Lan, tình trạng bất ổn chính trị đang ảnh hưởng xấu đến ngành công
nghiệp xi măng của nước này. Siam Cement Plc - nhà sản xuất xi măng lớn nhất tại
Thái Lan cho biết, nhu cầu tăng trưởng xi măng trong nước của Thái Lan năm nay sẽ
thấp hơn 7%, con số tăng trưởng của năm 2013.
Tiêu thụ xi măng tại Indonesia dự kiến sẽ tăng trong năm 2014 với tốc độ tương
tự như trong năm 2013. Mặc dù giá xi măng tăng được các nhà sản xuất trong ngành
dự tính nhằm bù đắp chi phí giá điện cao và kế hoạch tăng trưởng doanh thu thấp hơn
mong đợi. Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Indonesia Widodo Santoso đã dự
đoán rằng, tiêu thụ xi măng của Indonesia sẽ tăng 6-7% trong năm nay.
Theo dự báo từ Cemex, Tập đoàn hàng đầu trong ngành xi măng của Philippines,
tăng trưởng bền vững dự kiến ở Philippines trong năm nay đã giúp Chính phủ tăng
cường các hoạt động xây dựng và tăng ngân sách cho các chương trình hạ tầng và nhà
ở. Thêm vào đó, các dự án xây dựng tái thiết đất nước do hậu quả của cơn bão Haiyan
đang được thực hiện. Cemex Philippines cũng đang có kế hoạch phân bổ khoảng 80
triệu USD để tài trợ nâng cấp nhà máy Naga. Kinh phí sẽ giúp nâng công suất thêm
khoảng 1,5 triệu tấn và phát triển các đại lý, các đơn vị phân phối cho Cemex.
Trong Chương trình chuyển đổi kinh tế kế hoạch Malaysia lần thứ 10 (ETP),
Ngân hàng Đầu tư CIMB của Malaysia đã chỉ ra rằng, sản lượng tăng trưởng trong
ngành công nghiệp xi măng được dự kiến từ 4 - 5% trong năm 2014. Điều này đã được
khẳng định bởi Lafarge Malaysia BHD, đơn vị sản xuất xi măng lớn nhất của đất nước
này. Công ty dự kiến sẽ tăng trưởng ổn định trong hoạt động xây dựng do Malaysia
Trang 14
Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy, Lafarge đã dành 3 triệu RM vào
việc xây dựng một phòng thí nghiệm phát triển xây dựng ở Petaling Jaya, Selangor.
 Xi măng Việt Nam
Theo Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), lượng xi măng tiêu thụ 8 tháng đầu

năm 2014 là 42,53 triệu tấn, bằng 108% so với cùng kỳ và đạt 68,6% kế hoạch năm
2014.
Tiêu thụ nội địa 8 tháng 2014 ước đạt 32,85 triệu tấn, bằng 107% so với cùng kỳ
năm 2013. Xuất khẩu xi măng trong 8 tháng qua cũng vẫn giữ được mức tăng trưởng
ổn định với mức 9,68 triệu tấn, bằng 109% so với 8 tháng năm 2013.
Cụ thể, lượng xi măng tiêu thụ trong tháng 8/2014 ước đạt khoảng 5,29 triệu tấn,
bằng 102% so tháng 7/2014 và bằng 103% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tiêu
thụ trên thị trường nội địa ước đạt 4,19 triệu tấn, bằng mức tiêu thụ như tháng 7/2014
và tăng 9% so với cùng kỳ. Đáng chú ý là xi măng xuất khẩu trong tháng 8 đạt kết quả
khá ấn tượng, ước đạt 1,10 triệu tấn, tăng 12% so với tháng 7/2014.
Vụ Vật liệu Xây dựng cho biết, hiện giá bán xi măng cuối nguồn tháng 8 vẫn
tương đối ổn định, không có biến động nhiều. Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm xi
măng ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu cho thấy thị trường này vẫn phát đi những
tín hiệu khả quan do tác động tích cực của nền kinh tế và thị trường bất động sản.
1.2.2 Số liệu thống kê về sản lượng sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm Xi
măng
 Sản xuất
Bảng 1.1 Tình hình sản xuất xi măng giai đoạn 2003-2014
ĐVT: Triệu tấn
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Sản xuất 24,38 26,45 28,6 32,4 36,1 40,5
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Sản xuất 48 55 56 59 63 67
Nguồn: Hiệp hội Xi Măng Việt Nam
 Tiêu thụ
Bảng 1.2 Tình hình tiêu thụ xi măng giai đoạn 2003-2014
ĐVT: Triệu tấn
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tiêu thụ 25 27 29 33 36.9 40.2
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tiêu thụ 47 50,26 51 51.5 54 63,7
Nguồn: Hiệp hội Xi Măng Việt Nam
Trang 15
Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
Hình 1.1 Biểu đồ thống kê sản lượng sản xuất và tiêu thụ xi măng trong giai đoạn
2003-2014
1.2.3 Dự báo nhu cầu trong tương lai của sản phẩm Xi măng
Qua thu thập số liệu ta thấy dãy số liệu điều tra không đều, do đó chọn phương
pháp dự báo bình phương bé nhất để dự báo cho giai đoạn 2015 – 2026.
Với hàm dự báo của:
Sản xuất là Y = 3.89 * X + 18.41
Tiêu thụ là Y = 3.87 * X + 18.92
Trang 16
Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
Hình 1.2 Biểu đồ dự báo sản lượng sản xuất và tiêu thụ xi măng giai đoạn 2015-
2026
1.2.4 Phân tích cạnh tranh
 Những yếu tố bất lợi và những lợi thế trong cạnh tranh
- Yếu tố bất lợi:
• Xi măng Mỹ Đức chưa có thương hiệu trên thị trường.
• Dự án nằm trong khu vực có nhiều nhà máy sản xuất xi măng với tổng công suất
lên tới 21 triệu tấn/năm vào năm 2020 nên khả năng cạnh tranh rất lớn về địa bàn
tiêu thụ. Một số sản phẩm xi măng như Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn,
Chinfon…đã có thương hiệu trên thị trường được nhiều người dung biết đến trong
nhiều năm qua.
- Yếu tố thuận lợi:
• Thiết bị công nghệ chính của châu Âu và các nước phát triển.
• Các mỏ nguyên liệu chính nằm gần nhà máy

• Được hưởng ưu đãi đầu tư của tỉnh Hà Nội.
• Địa điểm nhà máy nằm gần thị trường lớn về tiêu thụ xi măng là Hà Nội, có lợi
thế về chi phí vận tải so với các nhà máy khác trong khu vực.
• Về đường giao thông Hồ Chí Minh đi qua khu vực Nhà máy xi măng nối với các
đường QL6,21,32, thuận lợi cho việc vận chuyển tới các tỉnh và huyện miền núi dọc
theo tuyến đường như Hòa Bình, vùng Tây Bắc…
• Công ty cổ phần xi măng Mỹ Đức mà các thành viên trong công ty là các đơn vị
chuyên doanh xây lắp nên nhu cầu xi măng hàng năm cho xây dựng các công trình
rất lớn. Có khả năng bao tiêu sản phẩm của nhà máy.
 Các đối thủ tiềm tàng, khả năng cạnh tranh của dự án.
Căn cứ vào “Dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
Trang 17
Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
dự báo tốc độ tăng trưởng và nhu cầu xi măng các tỉnh trong khu vực nghiên cứu đến
năm 2020 như sau:
Bảng 1.3 Nhu cầu xi măng của các khu vực lân cận đến năm 2020
TT Tên tỉnh Đơn vị 2020
1 Hà Nội 1000 tấn 5300
2 Hòa Bình 1000 tấn 348,7
3 Tây Bắc 1000 tấn 815
Tổng cộng 1000 tấn 5792
Nguồn: Hiệp hội Xi Măng Việt Nam
Bảng 1.4 Năng lực sản xuất xi măng của các khu vực lân cận
TT Tên nhà máy Tên tỉnh CS thiết kế đến 2020
A Các nhà máy xi măng hiện có (1000 tấn)
1 Nhà máy xi măng Sài Sơn Hà Nội 120
2 Nhà máy xi măng Tiên Sơn Hà Nội 120
3 Trạm nghiền Xuân Mai Hà Nội 100

4 Trạm nghiền Việt Mỹ Hà Nội 100
5 Nhà máy xi măng Lương Sơn Hòa Bình 88
6 Nhà máy xi măng Sông Đà Hòa Bình 82
7 Nhà máy xi măng X18 Hòa Bình 120
Tổng cộng (I) 1,938
B Nhà máy theo quy hoạch
1 Nhà máy xi măng Mỹ Đức Hà Nội 2,500
2 Nhà máy xi măng Trung sơn Hòa Bình 350
Tổng cộng (II) 1,350
Tổng cộng (I+II) 3,288
Nguồn: Hiệp hội Xi Măng Việt Nam
Theo bảng phân tích trên cơ sở năng lực sản xuất của khu vực ở trên và khả năng
tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh, trong các điều kiện nhà máy xi măng đều phát huy 100%
công suất thiết kế thì vẫn không đáp ứng đủ được. Tuy nhiên trong khu vực đồng bằng
sông Hồng đã có sản phẩm của nhiều nhà máy xi măng lò quay công suất lớn như xi
măng Hải Phòng, Hoàng Trạch, Bút Sơn, Bỉm Sơn…Các sản phẩm trên đã có thương
hiệu và chiếm được long tin người tiêu dùng. Nhưng những năm gần đây xuất hiện
thêm các sản phẩm xi măng của một số nhà máy vừa mới đưa vào sản xuất như Tam
Điệp và sắp tới là hàng loạt các sản phẩm xi măng từ các nhà máy có công suất lớn
như Duyên Hà, Phúc Sơn, Thái Nguyên… và một số có nhà máy có công suất trung
bình, ngòai ra còn có sản phẩm xi măng lò đứng ở địa phương cũng cạnh tranh với ưu
thế giá rẻ.
Vì vậy để tiếp cận và tiêu thụ được sản phẩm ở khu vực này thì sản phẩm xi
măng Mỹ Đức cần phải đạt được các tiêu chí về chất lượng tốt, giá rẻ hơn và tổ chức
Trang 18
Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
bán hàng rộng rãi, thực hiện chiến dịch khuyến mãi về sản phẩm của mình để từng
bước tiếp cận thị trường, tang dẫn mức tiêu thụ sản phẩm.
1.2.5 Kết luận về sự cần thiết đầu tư và nêu mục tiêu, nhiệm vụ đầu tư

 Mục tiêu, nhiệm vụ đầu tư
Khai thác nguồn nguyên liệu thiên nhiên sẵn có: Đá vôi mỏ Nam Hợp Tiến, Đá
sét mỏ Văn Phú và các nguồn nguyên liệu khác để sản xuất xi măng chất lượng cao
Cung cấp xi măng cho thị trường khu vực đồng bằng sông Hồng, chủ yếu là thị
trường Hà Nội, Hòa Bình và một số tỉnh lân cận.
Xây dựng cơ sở kinh tế quy mô lớn, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và
việc làm cho người lao động góp phần phát triển nền công nghiệp cả nước nói chung
và Hà Nội nói riêng.
 Kết luận về sự cần thiết đầu tư
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong 10 năm nữa là tập trung
vào việc đưa nền kinh tế vượt qua những thách thức gay gắt, giữ được nhịp độ tăng
trưởng khá và ổn định theo hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện đổi mới cơ bản về cơ
cấu kinh tế, cơ cấu và trình độ công nghệ tiên tiến theo hướng xây dựng nền tảng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và đinh hình cơ chế thị trường, hội nhập thành công với các
thể chế khu vực và quốc tế…
Để thực hiện được đường lối trên, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế nước
ta trong giai đoạn tới sẽ có bước phát triển mạnh và đồng bộ trên mọi lĩnh vực và điều
đó sẽ làm cho nhu cầu xi măng tăng lên đáng kể, có thể nói Việt Nam là một thị trường
tiêu thụ xi măng đầy tiềm năng. Việc xây dựng hạ tầng cơ sở, xây dựng các khu công
nghiệp, các đô thị, các công trình công cộng và nhà ở của các tầng lớp dân cư sẽ đòi
hỏi một khối lượng xi măng ngày càng lớn.
Theo số liệu báo cáo của Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ thì sau thời
gian khủng hoảng kinh tế dẫn đến thị trường xi măng bị trì trệ thì đến nay qua 8 tháng
đầu năm 2014 thị trường xi măng đã có bước tăng đáng kể.
Về các khu công nghiệp có khả năng phát triển công nghiệp xi măng ở nước ta,
dự án quy hoạch đã nhận định: nguồn nguyên liệu làm từ xi măng rất phong phú
nhưng không phân bố đồng đều trên lãnh thổ, chỉ tập trung chủ yếu ở các vùng: Đông
Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, các vùng khác chỉ có một vài
khu vực có đá vôi nhưng trữ lượng cũng hạn chế.
Như vậy sản xuất xi măng tập trung ở miền Bắc, trong khi khu vực phía Nam từ

Đà Nẵng trở vào có ít nguyên liệu để sản xuất xi măng lại có nhu cầu tiêu thụ xi măng
khá cao. Do đó lường vận tải xi măng từ Bắc vào Nam với khối lượng ngày càng lớn.
Đứng trước thực tế đó các nhà máy xi măng có điều kiện thuận lợi cho việc vận
Trang 19
Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
chuyển xi măng vào Nam sẽ điều tiết khối lượng này để tạo điều kiện thuận lợi cho
việc đầu tư xây mới và cải tạo mở rộng các nhà máy vừa và nhỏ tại khu vực.
Do vậy việc đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất xi măng tại vùng có nguyên
liệu là cần thiết phù hợp với quy hoạch phát triển xi măng Việt Nam theo Quyết định
108/2005/QĐ-TTg. Riêng khu vực Mỹ Đức được xem là khu vực có triển vọng phát
triển xi măng thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, đồng thời cũng là khu vực gần thị
trường tiêu thụ được đánh giá là lớn nhất toàn quốc. Ngoài việc có khả năng sản xuất
và đáp ứng nhu cầu xi măng trong vùng mà còn có thể huy động cho các vùng khác.
Với những phân tích ở trên, việc đầu tư xây dựng nhà máy xi măng lò quay tại
Mỹ Đức là hết sức cần thiết, không những phù hợp với định hướng phát triển các vùng
kinh tế và tinh thần quyết định 108/2005/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ mà còn
mang lại lợi ích và sự phát triển kinh tế cho đất nước.
Trang 20
Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT VÀ LỰA CHỌN CÔNG SUẤT DỰ ÁN
2.1 MÔ TẢ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
 Các chỉ tiêu chất lượng xi măng PCB40
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng PCB40
Tên chỉ tiêu
Mức
PCB40
1. Cường độ chịu nén, N/mm

2
, không nhỏ hơn.
- 72 giờ ± 45 phút.
- 28 ngày ± 2 giờ.
18
40
2. Thời gian đông kết (phút)
- Bắt đầu, phút, không nhỏ hơn.
- Kết thúc, giờ, không lớn hơn.
45
420
3. Độ nghiền mịn.
- Phần còn lại trên sàng 0,09mm, %, không lớn hơn
- Bề mặt riêng, xác định theo phương pháp Blaine, cm
2
/g
không nhỏ hơn.
10
2800
4. Độ ổn định thể tích, xác định theo phương pháp
Le Chatelier, mm, không lớn hơn
10
5. Hàm lượng anhydric sunphuric (SO
3
),%, không lớn hơn 3,5
6. Độ nở autoclave, %, không lớn hơn 0,8
 Đặc điểm xi măng PCB40
- PCB là ký hiệu qui ước cho xi măng poóclăng hỗn hợp.
- Trị số 40 là giới hạn cường độ chịu nén của mẫu vữa xi măng sau 28 ngày dưỡng
hộ tính bằng N/mm

2

• Độ mịn cao
• Màu sắc xanh xám - đen
• Thời gian ninh kết: Bắt đầu khoảng 110 ÷ 140 phút
Kết thúc sau 3 ÷ 4 giờ
• Tốc độ phát triển cường độ ban đầu nhanh, rất phù hợp cho các công trình cần
tháo dỡ cốp pha nhanh.
- Xi măng Mỹ Đức có hàm lượng khoáng C
3
S cao, hàm lượng C
3
A thấp, hàm
lượng vôi tự do nhỏ, độ ổn định thể tích tốt.
- Chất lượng sản phẩm đảm bảo đủ các TCVN, chứng chỉ quản lý hệ thống chất
lượng ISO.
- Xi măng phải đảm bảo đặc tính về màu sắc phù hợp với thị hiếu tiêu dung (khi
pha trộn với cát vẫn nổi được màu xanh đen của xi măng).
- Xi măng phải đảm bảo độ dẻo, dễ dàng thi công, tiết kiệm nguyên liệu, thuận tiện
cho các nhóm thợ thực hiện.
Trang 21
Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
 Các chỉ tiêu chất lượng clinker PC50
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu chất lượng của clinker PC50
STT Tên chỉ tiêu Giá trị
I Thành phần hóa học

1 Hàm lượng SiO
2

20 ÷ 23 %
2 Hàm lượng Al
2
O
3
4 ÷ 6 %
3 Hàm lượng Fe
2
O
3
2.5 ÷ 3.5 %
4 Hàm lượng CaO 65 ÷ 68 %
5 Hàm lượng MgO ≤ 1,5%
6 Lượng cặn không tan, không lớn hơn 0,75%
7 Hàm lượng vôi tự do (CaOtd), không lớn hơn 1,5%
8 Hàm lượng kiềm tương đương (Na
2
Otd) ≤1,0 %
9 Mất khi nung (MKN), không lớn hơn 1%
II Hoạt tính cường độ (kiểm tra khi cần):
1 3 ngày ± 45 phút > 32 N/mm
2
2 28 ngày ± 8 giờ > 60N/mm
2
III Các điều kiện khác:
1 Màu sắc: Xanh, xám
2
Cỡ hạt:
- Nhỏ hơn 1mm, không lớn hơn
- Nhỏ hơn 25mm và lớn hơn 5mm

≤ 10
≥ 50
3 Độ ẩm ≤1 %
4 Hệ số nghiền ≥ 1,2
- Sản phẩm clinker PC50 của Công ty cổ phần xi măng Thăng Long luôn đảm bảo
kết hạt chắc, có màu xám, đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 7024:2002.
 Bao bì của sản phẩm
- Bao bì của sản phẩm có màu vàng thâm, dai, độ dài thích hợp để bao căng tròn,
không nhầu nát, tạo cảm giác tin tưởng về khối lượng và chất lượng bảo quản sản
phẩm.
- Bao bì thể hiện được chức năng bảo quản và xúc tiến sản phẩm…
- Bao bì mang đặc trưng của nhãn hiệu, dễ nhận biết, tạo sự khác biệt với nhãn
hiệu cạnh tranh.
2.2 LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
Dựa vào quy mô và mục tiêu của dự án mà chủ đầu tư sẽ chọn một hình thức một
trong các hình thức đầu tư dưới đây cho phù hợp:
Đầu tư mới: Tức là đầu tư xây dựng mới, mua sắm thiết bị và máy móc mới toàn
bộ.
Trang 22
Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
Đầu tư cải tạo và mở rộng: Trên cơ sở công trình, nhà máy xí nghiệp đã có sẵn,
chỉ đầu tư để cải tạo hoặc thay thế các loại tài sản cố định hiện đã lạc hậu, hoặc mở
rộng hoạt động sản xuất của nhà máy, xí nghiệp với quy mô lớn hơn.
Hình thức đầu tư mở rộng còn được phân ra làm hai loại là: Đầu tư theo chiều
rộng và đầu tư theo chiều sâu.
Đầu tư theo chiều rộng là đầu tư để mở rộng sản xuất bằng kỹ thuật mà công
nghệ lặp lại như cũ.
Đầu tư theo chiều sâu là đầu tư mở rộng sản xuất với công nghệ tiến bộ và hiệu
quả hơn.

Áp dụng vào Dự án xây dựng nhà máy sản xuất xi măng Mỹ Đức đặt tại Đồi đất
Văn Phú thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Nội, hiện khu đất là đất trống chưa
được sử dụng. Dự án đầu tư mới, xây dựng một công trình cấp 1 mới hoàn toàn với
trang thiết bị được trang bị mới toàn bộ.
2.3 XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN
2.3.1 Cơ sở lựa chon công suất của dự án
Quy mô đầu tư của dự án được xác định trên cơ sở nhu cầu thị trường khu vực,
khả năng điều phối clinker trong tổng công ty, khả năng cung cấp phụ gia puzzalan
hoạt tính, thạch cao.
Các phân tích dự báo thị trường xi măng Việt Nam, đặc biệt là thị trường xung
quanh khu vực nhà máy.
Quy hoạch phát triển điều chỉnh xi măng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030.
Các điều kiện cơ sở hạ tầng, vận tải, cung cấp nguyên liệu, năng lượng cũng như
các dịch vụ cần thiết khác, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và lưu thông sản phẩm trên
thị trường của địa điểm đầu tư.
Dựa vào quy mô đầu tư và khả năng mở rộng của dự án phương án vận chuyển
vật liệu bằng dây chuyền tự động hay bằng vận chuyển ô tô thông thường cũng được
xem xét nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho dự án.
2.3.2 Lựa chọn công suất cho dự án
Dựa vào cơ sở trên, căn cứ vào điều kiện của dự án nên lựa chọn công suất cho
nhà máy như sau:
Bảng 2.3 Công suất dự kiến của dự án
TT Sản phẩm Công suất (Tấn/năm) Ghi chú
1
Tính theo clinker 1.600.000
2
Tính theo xi măng PCB40 2.403.000
3
Nghiền tại Quảng Bình 500.000

Trang 23
Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
4
Vận chuyển vào Nam 1.266.000 Clinker
2.3.3 Xác định mức sản xuất dự kiến của dự án
Thời gian nhà máy bắt đầu sản xuất từ tháng 1 năm 2016. Dựa vào hiệu suất máy
móc, tình hình nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm xi măng, dự án sẽ cung
cấp cho thị trường 3 loại sản phẩm là:
- Xi măng PCB40 bao và Xi măng PCB40
- Clinker PC50
Với mức sản xuất dự kiến như sau:
Năm 1 2 3 trở đi
Công suất (%) 80 90 100
2.4 XÁC ĐỊNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CHO DỰ ÁN
2.4.1 Định hướng trình độ hiện đại của công nghệ
Dây chuyền sản xuất nhà máy xi măng Mỹ Đức được lựa chọn với thiết bị tiên
tiến và hiện đại, công nghệ sản xuất xi măng lò quay theo phương pháp khô với tháp
trao đổi nhiệt và buồng phân hủy. Thiết bị công nghệ được trang bị đồng bộ cùng với
hệ thống kiểm tra đo lường, điều chỉnh và điều khiển tự động ở mức tiên tiến trên thế
giới, cho phép mở rộng phạm vi sử dụng nguyên, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng, tao
ra các sản phẩm công nghệ cao và ổn định, đồng thời đảm bảo trong quá trình sản
xuất, vệ sinh công nghiệp và môi trường thiên nhiên.
Khâu tiếp nguyên liệu, nhiên liệu và vận chuyển về các kho chứa hoàn toàn được
cơ giới hóa.
Lựa chọn hệ thống đồng nhất bột liệu theo kiểu nạp và tháo liên tục nhằm tang
khả năng đồng nhất, hợp lý về thời gian dự trữ và tiết kiệm cho phí xây dựng silo
chứa.
Nghiền xi măng được thực hiện trong hệ thống máy nghiền gồm máy nghiền con
lăn đứng tích hợp với thiết bị phân ly hiệu suất cao và lọc bụi túi, đảm bảo độ mịn sản

phẩm theo tiêu chuẩn TCVN 6260:1997 và tính tối ưu trong quá trình sản xuất.
Sử dụng máy đóng bao 8 vòi kiểu quay với thiết bị nạp bao tự động và hệ thống
cân điện tử có độ chính xác cao, hệ thống làm sạch bao và tự động phá bao khi bao xi
măng có trọng ượng không đạt yêu cầu, có trang thiết bị tự động in số lô trên vỏ bao.
Các thiết bị vận chuyển trong dây chuyền sản xuất được lựa chọn phù hợp với
tính chất và cự ly vận chuyển nhằm giảm chi phí đầu tư, tiết kiệm nawng lượng,an
toàn trong vận hành, bảo dưỡng thuận lợi.
Dây chuyền được trang bị hệ thống tự động hóa khâu kiểm tra, đo lường xử lý
thông tin.
Trang 24
Đồ án tốt nghiệp
Lập dự án đầu tư XDCT
Điều chỉnh và điều khiển dây chuyền nhằm tối ưu hóa quá trình công nghệ sản
xuất
2.4.2 Xác định dây chuyền công nghệ và lựa chọn máy móc thiết bị
Dây chuyền sản xuất nhà máy xi măng Mỹ Đức được lựa chọn với thiết bị tiên
tiến và hiện đại, công nghiệ sản xuất xi măng lò quay theo phương pháp khô và tháp
trao đổi nhiệt và buồng phân hủy, thiết bị công nghệ được trang bị đồng bộ cùng với
hệ thống kiểm tra, đo lường điều chỉnh và điều khiển tự động ở mức tiên tiến trên thế
gới, cho phép mở rộng phạm vi sử dụng nguyên, nhiên liệu tiết kiệm năng lượng, tạo
ra sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, đồng thời đảm bảo an toàn trong quá trình
sản xuất, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường thiên nhiên. Cụ thể như sau:
Khâu tiếp nhận nguyên liệu, nhiên liệu và vận chuyển về các kho chứa hoàn toàn
được cơ giới hóa.
Căn cứ tính chất cơ lý của các nguyên vật liệu chính, dây chuyền công nghệ sử
dụng búa để đập đá vôi, máy đập 2 trục có rang xoắn để đập được đất sét cứng và sét
có độ ẩm cao.
Sử dụng máy nghiền đứng để nghiền nguyên liệu nhằm tiết kiệm năng lượng
nghiền và nâng cao khả năng sấy khi nguyên liệu sử dụng có độ ẩm cao. Hệ thống
nghiền nguyên liệu sử dụng khí thải từ tháp trao đổi nhiệt của lò nung làm tác nhân sấy

cho quá trình nghiền nhằm tiết kiệm năng lượng nhiệt.
Nguyên liệu chính cho sản xuất được đập tới cỡ hạt hợp lý và dụ trữ trong kho
với thiết bị đồng nhất sơ bộ được lựa chọn để đảm bảo nguyên liệu đồng nhất ở mức
cao và ổn định trong quá trình sản xuất.
Lựa chọn hệ thống đồng nhất bột liệu theo kiểu nạp và tháo liên tục nhằm tăng
khả năng đồng nhất, hợp lý về thời gian dự trữ và tiết kiệm chi phí xây dựng silo chứa.
Sử dụng máy nghiền đứng để nghiêng than nhằm tiết kiệm điện năng, đảm bảo
hệ thống lò nung được sử dụng liên tục 100% than trong quá trình vận hành bình
thường. Trang bị đầy đủ, đồng bộ các thiết bị an toàn phòng chống cháy nổ cho hệ
thống nghiền và chứa than mịn. Sử dụng lọc bụi túi để khử bụi nhằm bảo vệ môi
trường.
Nung nguyên liệu clinker thực hiện trong lò quay với tháp trao đổ nhiệt 2 nhánh,
5 tầng cyclon có buông phân hủy và thiết bị làm nguội clinker kiểu ghi với hiệu suất
thu hồi nhiệt cao. Nhiên liệu sử dụng cho quá trình nung luyện clinker 100% là than
cám. Dầu DO chỉ sử dụng trong giai đoạn khởi động sấy lò để ổn định nhiệt ở lò nung,
buồng phân hủy khi cần thiết nhằm cung cấp khí nóng cho các máy nghiền khi độ ẩm
nguyên liệu cao hoặc khi khởi động lò và trong trường hợp than mịn dao động quá lớn.
Khí nóng thải ra từ thiết bị làm nguội clinker một phần được đưa trở lại đầu lò nhờ ống
Trang 25

×