Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1960 ĐẾN NĂM 1985

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.39 KB, 19 trang )

NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1960 ĐẾN NĂM 1985
PGS, TS. Nguyễn Thị Mai Hoa
1. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam trước năm 1960
Lựa chọn con đường cứu nước và giải phóng dân tộc là con đường cách
mạng vô sản, Nguyễn Ái Quốc tích cực chuẩn bị về mọi phương diện cho sự ra
đời cho chính đảng cộng sản ở Việt Nam. Đầu năm 1930, ĐCSVN ra đời đã có
ngay Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Cương lĩnh xác định phương hướng chiến
lược của cách mạng Việt Nam: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Với phương hướng chiến lược này, cách
mạng Việt Nam phải trải qua các giai đoạn: 1). Hoàn thành cách mạng giải
phóng dân tộc và giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân; 2). Đi tới xã hội
cộng sản. Như vậy, ngay từ rất sớm, Đảng CSVN đã xác định CNXH trở thành
mục tiêu của cách mạng Việt Nam; muốn đi tới CNXH, thì trước tiên phải hoàn
thành mục tiêu trực tiếp là thực hiện độc lập dân tộc, còn CNXH là phương
hướng tiến lên cho tương lai. Tiếp đó, Luận cương 10/1930
1
của Đảng Cộng sản
Đông Dương khẳng định tính chất của cách mạng Đông Dương là “cách mạng
tư sản dân quyền có tính chất thổ địa và phản đế”
2
và “tư sản dân quyền cách
mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”
3
. Sau khi cách mạng tư sản dân
quyền thắng lợi sẽ “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con
đường xã hội chủ nghĩa”
4
.Mặc dù ngay từ rất sớm, Đảng CSVN đã xác định một
cách rõ ràng phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam là tiến lên


CNXH bỏ qua thời kỳ TBCN, nhưng Đảng CSVN cũng chưa đưa ra được những
hình dung cụ thể về xã hội XHCN, về những đặc trưng cơ bản của CNXH, về
cách thức, bước đi lên CNXH bỏ qua thời kỳ TBCN.
Trong những năm đấu tranh giành chính quyền (1930-1945) và trong
những năm đầu tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-
1950), Đảng CSVN cũng chưa có điều kiện nghiên cứu sâu về đường lối
CMXHCN. Năm 1951, trải qua 6 năm kháng chiến, cuộc kháng chiến đã có
những thắng lợi quan trọng, Nhà nước VNDCCH ngày càng vững mạnh trên mọi
phương diện và thực hiện sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc một cách hiệu quả.
Cuộc kháng chiến có thế và lực mới, giành quyền chủ động tiến công chiến lược
trên chiến trường chính Bắc Bộ. Trên thế giới, CNXH không chỉ giới hạn trong
phạm vi một nước, mà nhanh chóng phát triển, trở thành hệ thống. Thế giới chia

1
Tại Hội nghị, Đảng CSVN đổi tên thành ĐCSĐD, nhưng để tiện theo dõi, trong chuyên luận nhất quán
gọi là Đảng CSVN.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.92.
3
Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 2, sđd, tr.92.
4
Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 2, sđd, tr.93-94.
thành hai hệ thống, trong đó hệ thống XHCN được mở rộng, củng cố, lớn mạnh,
tạo chỗ dựa cho phong trào cách mạng trên thế giới, tạo thế đối trọng với Mỹ và
các nước tư bản phương Tây.
Trong hoàn cảnh quốc tế, trong nước có nhiều biến động theo chiều
hướng có lợi cho cách mạng Việt Nam, Đại hội lần thứ II của Đảng (2 - 1951)
được triệu tập với yêu cầu khách quan là bổ sung đường lối chính trị phù hợp
với điều kiện thực tiễn trong nước và thế giới. Đường lối này vừa phải đáp ứng
được nhu cầu của cách mạng Việt Nam, vừa phán ánh được mối quan hệ giữa

đất nước với quốc tế, dân tộc và thời đại.
Tại Đại hội, Trường Chinh trình bày báo cáo “Hoàn thành giải phóng dân
tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội”, khẳng định cách
mạng Việt Nam “không thể có một con đường nào khác” là tiến lên CNXH. Đó là
con đường phát triển từ “xã hội có tính chất thuộc địa, nửa phong kiến, qua dân
chủ nhân dân, tiến đến xã hội xã hội chủ nghĩa”
1
Con đường đó phải trải qua ba
giai đoạn:
a) Giai đoạn tiêu diệt đế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc, củng cố
Nhà nước dân chủ nhân dân.
b) Giai đoạn xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, triệt
để thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, hoàn chỉnh chế độ dân
chủ nhân dân.
c) Giai đoạn làm xong nhiệm vụ dân chủ nhân dân, gây đầy đủ điều
kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội
2
.
Lý luận cách mạng ba giai đoạn của Trường Chinh và cũng là quan điểm
của Đại hội II được hiểu như sau:
- Con đường tiến lên CNXH của nước ta sẽ quanh co và lâu dài, gồm
nhiều giai đoạn (đại thể ít nhất là ba giai đoạn).
- Ba giai đoạn ấy không tách rời nhau, mà mật thiết liên hệ và xen lẫn với
nhau; giữa ba giai đoạn “không có bức tường rào ngăn cách”, nhưng mỗi giai
đoạn có nhiệm vụ trung tâm, chính yếu. Điều quan trọng là phải nhìn nhận việc
giải quyết các nhiệm vụ một cách linh hoạt, mềm dẻo và biện chứng.
Tư tưởng về CNXH của Đảng CSVN thể hiện chủ yếu qua nhận thức về
giai đoạn thứ ba – giai đoạn được xác định là “xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã
hội, chuẩn bị điều kiện để tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội”
3

, “song giai đoạn
thứ ba không phải hoàn toàn là một giai đoạn của cách mạng xã hội chủ nghĩa,
mà chính là một quá trình, trong đó cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt
Nam hoàn thành và biến chuyển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa”
4
. Báo cáo lý

1
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, sđd, tr.87.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, sđd, tr.87-88.
3
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, sđd, tr.88.
4
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, sđd, tr.88.
giải nguyên nhân chính khiến cách mạng Việt Nam phải trải qua ba giai đoạn
mới đạt tới CNXH là bởi “nước ta là một nước nông nghiệp, kỹ nghệ không phát
triển”
1
. Đây là một tư duy hợp lý, không nóng vội, dựa trên việc phân tích khách
quan tình hình thực tiễn của đất nước.
Với xuất phát điểm thấp, nên trong giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ trung tâm là
“đẩy mạnh kỹ nghệ hóa, phát triển kỹ nghệ nặng, phát triển thật rộng bộ phận
kinh tế nhà nước, tập thể hóa nông nghiệp dần dần, thực hiện những kế hoạch
dài hạn để gây thêm và củng cố cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, đặng tiến lên chủ
nghĩa xã hội”
2
. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trung tâm, “muốn mau phát triển kỹ
nghệ, xóa bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, thế tất phải khuyến khích tư
sản dân tộc kinh doanh và giúp đỡ tư bản tư nhân phát triển trong một thời gian

khá lâu”
3
. Đây là những bước đi đúng đắn, mang định hướng XHCN. Nhưng
điểm mấu chốt làm nên sự sáng tạo của đường lối nằm ở chỗ: Để gây cơ sở cho
CNXH, phát triển công nghiệp, xóa bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, cần
sử dụng sử dụng các lực lượng kinh tế, các thành phần kinh tế khác nhau (tư
bản tư nhân) với sự “kiểm soát và tiết chế”, “đưa họ vào con đường phát triển
theo lối tư bản nhà nước. Không thể nói đến cải tạo xã hội, xóa bỏ mọi hình thức
bóc lột ngay”
4
và “những bước cụ thể của giai đoạn này phải tùy theo điều kiện
cụ thể của tình hình trong nước và ngoài nước khi đó mà quyết định”
5
. Đặc biệt,
Báo cáo còn nhấn mạnh rằng, trên cơ sở của “một nước nông nghiệp lâu năm bị
đế quốc thống trị, tàn phá”
6
, thì thời gian chuẩn bị cho CNXH “so với các nước
dân chủ nhân dân khác, nhất định sẽ lâu hơn”
7
. Sự lâu dài đó nhất định phải
nhận thức và chấp nhận, CNXH chưa thể thực hiện được chừng nào “chưa
chuẩn bị cơ sở kinh tế đầy đủ và chưa làm cho số đông quần chúng nhân dân
nhận rõ chủ nghĩa xã hội là cần thiết”
8
. Với xuất phát điểm như Việt Nam, tất yếu
yếu quá trình đó là khó khăn, phức tạp, không phải một sớm, một chiều mà thực
hiện ngay được.
Với những phân tích, luận giải trên, Báo cáo cũng phê phán những quan
điểm nóng vội, cho rằng chỉ cần một hoặc hai giai đoạn cách mạng cũng đạt tới

CNXH. Những tư tưởng vội vàng, phi thực tiễn như vậy, chẳng những không
giúp cho cách mạng tiến nhanh như mong muốn, mà ngược lại, chỉ làm tổn hại
đến cách mạng mà thôi. Chánh cương Đảng Lao động Việt Nam do Đại hội II
thông qua khẳng định: “Cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc dân chủ

1
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, sđd, tr.88.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, sđd, tr.89.
3
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, sđd, tr.90.
4
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, sđd, tr.91.
5
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, sđd, tr.89.
6
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, sđd, tr.89.
7
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, sđd, tr.89.
8
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, sđd, tr.89.
nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, cho nên con đường tất yếu của nó là tiến
lên chủ nghĩa xã hội”
1
.
Nói một cách tổng quát, với nhiệm vụ tổng kết lý luận cách mạng Việt
Nam, xác định đường lối tiến hành CMDTDCND tiến lên CNXH, Đại hội II thể
hiện nhận thức của Đảng về CNXH và con đường đi lên CNXH với những nội
dung cốt lõi:
- CMDTDCND Việt Nam nhất định tiến lên CMXHCN.

- Từ CMDTDCND tiến lên CMXHCN, Việt Nam phải tiến hành qua nhiều
giai đoạn khác nhau.
- Trong những giai đoạn cách mạng đó, có một giai đoạn quan trọng – giai
đoạn chuyển tiếp, chuẩn bị điều kiện cho CNXH.
- Ở giai đoạn chuyển tiếp này, nhất định không được quan niệm giản đơn
về cải tạo xã hội, về xóa bỏ các hình thức bóc lột. Giai đoạn này có nhiều nhiệm
vụ khó khăn, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và cần phải sử dụng các thành phần
kinh tế khác nhau cho mục tiêu gây cơ sở cho CNXH.
- Giai đoạn chuyển tiếp này sẽ lâu dài, quanh co, thậm chí rất phức tạp.
Như vậy, hình dung về giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH của
Đảng CSVN tương đối rõ nét, mà nội dung chính của nó là xây dựng nền kinh tế
dân chủ mới với nhiều thành phần kinh tế. Những nhận thức này của Đảng
CSVN cho thấy sự không chủ quan, không nóng vội, không đốt cháy giai đoạn,
nhận thức đúng quy luật khách quan, thể hiện bước phát triển mới trong tư duy
lãnh đạo. Tiếc rằng khi nửa nước có hoà bình, tiến lên CNXH, thì những nhận
thức đúng đắn của Đại hội II, do những lý do khách quan, chủ quan, lại bị lãng
quên, không được áp dụng vào quá trình xây dựng CNXH trên miền Bắc.
2. Đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam từ
năm 1960 đến năm 1975
Hiệp định Gioneve 1954 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chín năm
chống thực dân Pháp xâm lược. Việt Nam bị chia cắt thành hai miền với hai chế
độ chính trị khác nhau. Miền Bắc có hòa bình và Đảng quyết định đưa miền Bắc
quá độ lên CNXH. Suốt trong những năm 1954 - 1960, các HNTƯ liên tiếp được
tổ chức (HNTƯ 8 – 8/1955); HNTƯ 12 – 3/1957; HNTƯ 13 - 12/1957; HNTƯ 14
-11/1958); HNTƯ 16 - 4/1959), xác định những nội dung cơ bản :
- Miền Bắc hiện đang ở vào thời kỳ quá độ tiến lên CNXH.
- Nhiệm vụ chủ yếu của miền Bắc lúc này là :
+ Về chính trị, củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân.
+ Về kinh tế, thay đổi tính chất nền kinh tế cũ, cải tiến từng bước QHSX
cũ, xây dựng từng bước QHSX mới, củng cố, phát triển khu vực kinh tế XHCN,


1
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, sđd, tr.435.
điều chỉnh và cải tạo từng bước kinh tế tư doanh, kinh tế cá thể ; khuyến khích
phát triển sản xuất; thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.
Những nhận thức này của Đảng CSVN là cơ sở để hình thành nên đường
lối CMXHCN của Đại hội III (9 - 1960).
Đại hội III của Đảng CSVN diễn ra trong một bối cảnh quốc tế và trong
nước hết sức phức tạp. Trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và hệ
thống XHCN xuất hiện những bất đồng ngày càng nghiêm trọng và những sai
lầm về tư tưởng chính trị. Biến động lớn nhất của các nước XHCN là sự chia rẽ
và xung đột giữa Liên Xô và Trung Quốc về quan điểm chính trị, về vị thế và ảnh
hưởng quốc tế, về lợi ích dân tộc. Điều đó đã dẫn tới sự phân hoá trong phe
XHCN, trong phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế, trong phong trào giải
phóng dân tộc. Chủ nghĩa xét lại, cơ hội xuất hiện ở nhiều nước XHCN và trong
phong trào Cộng sản quốc tế. Tại Trung Quốc diễn ra phong trào “Đại nhảy vọt”,
tiếp đó là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản”. Trong khi đó, Mỹ thay đổi chiến
lược toàn cầu, từ đối đầu chuyển sang hoà hoãn với Liên Xô, Trung Quốc và lợi
dụng mâu thuẫn giữa hai nước đó để chống phá phong trào giải phóng dân tộc.
Trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược trọng
điểm. Trong tình hình ấy, Đại hội lần thứ III của Đảng CSVN (9 – 1960) được
nhóm họp, kịp thời đưa ra đường lối chiến lược chung cho cách mạng cả nước,
mỗi miền thực hiện một nhiệm vụ chiến lược cách mạng, song cùng hướng vào
mục tiêu chung là đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Trên miền Bắc, tiến hành
CMXHCN, xây dựng miền Bắc thành căn cứ vững mạnh của cách mạng cả
nước, hậu thuẫn và chi viện đắc lực cho cách mạng miền Nam. Cuộc CMXHCN
ở miền Bắc được xác định là giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của
toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà.
Đạ hội xác định mô hình CNXH:
- Về kinh tế: Công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, dựa trên hai hình

thức sở hữu: Toàn dân và tập thể.
- Về chính trị: Chính quyền dân chủ nhân dân.
- Về văn hóa – xã hội: Văn hóa và khoa học tiên tiến, đời sống nhân dân
ấm no, hạnh phúc, có sức mạnh vật chất, tinh thần to lớn.
Xác định con đường xây dựng CNXH:
- Nguyên tắc chung: Đồng thời cải tạo XHCN và xây dựng CNXH là hai
mặt của cuộc CMXHCN, tác động qua lại và thúc đẩy nhau cùng phát triển, trong
đó cải tạo XHCN cần phải đi trước một bước để mở đường.
- Biện pháp và con đường thực hiện:
+ Sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của
chuyên chính vô sản để tổ chức và thực hiện CMXHCN.
+ Thực hiện cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương
nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh và đồng thời phát triển
thành phần kinh tế quốc doanh.
+ CNH XHCN là nhiệm vụ trung tâm suốt thời kỳ quá độ.
+ Đẩy mạnh CMXHCN về tư tưởng, văn hoá và kỹ thuật.
Ý thức được tầm quan trọng của CNH XHCN trong việc chuyển đổi căn
bản nền kinh tế lạc hậu Việt Nam sang nền sản xuất lớn XHCN, Đại hội III rất
chú trọng bản về CNH. Vấn đề CNH XHCN được Đại hội III xác định: “Thực hiện
công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
một cách hợp lý đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”
1
.
Để thúc đẩy quá trình CNH, cần “tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng trong
đó cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt nhằm đưa miền Bắc tiến lên
công nghiệp hiện đại”
2
. Tháng 2 - 1962, Hội nghị lần thứ 7 BCHTW (khóa III) có
Nghị quyết chuyên bàn về CNH, bổ sung cho đường lối CNH của Đại hội III.
Như vậy, nội dung cơ bản của đường lối xây dựng CNXH ở miền Bắc đã

chỉ ra những định hướng và nguyên tắc cho con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Về cơ bản, đường lối đã định hướng con đường phát triển của miền Bắc với tư
cách là hậu phương lớn XHCN cho tuyền tuyến lớn miền Nam. Bên cạnh đó,
đường lối còn chung chung, chưa phân kỳ, phân chặng đường với những mục
tiêu cụ thể. Đại hội III cũng chưa kế thừa được những tư duy đúng đắn của Đại
hội II về giai đoạn chuyển tiếp, về thời kỳ quá độ lên CNXH.
Thực hiện đường lối do Đại hội III đề ra, trong những năm 1960 - 1970,
miền Bắc tập trung cho công cuộc xây dựng CNXH, biến miền Bắc thành hậu
phương vững chắc, căn cứ địa cho cách mạng cả nước. Sau hai cuộc chiến
tranh phá hoại của Mỹ, miền Bắc chuyển sang giai đoạn khôi phục kinh tế. Trong
tình hình đó, HNTƯ 19 (3 - 1971) tiếp tục bổ sung cho đường lối CMXHCN của
Đại hội III, làm sáng tỏ hơn một số vấn đề về con đường, biện pháp tiến hành
CMXHCN:
- Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của
nhân dân.
- Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: Cách mạng về QHSX, cách
mạng kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa, trong đó cách mạng kỹ thuật là
then chốt.
- Kết hợp chặt chẽ việc phát triển LLSX với củng cố QHSX XHCN, củng cố
chế độ công hữu.
- CNH được tiến hành bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một
cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ [19, tr. 203].
Quan điểm CNH của HNTƯ 19 về căn bản đã kế thừa quan điểm CNH
XHCN đã được khẳng định từ Đại hội III (1960), nhưng đã có một số thay đổi.
Từ quan điểm “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý đồng thời

1
Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 21, sđd, tr.923.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 21, sđd, tr.923.

phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” sang quan điểm “ưu tiên phát triển
công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công
nghiệp nhẹ”. Quan điểm này cũng là cơ sở để xác định nội dung CNH tại Đại hội
lần thứ IV (12- 1976).
Những nội dung trên đây là những nét mới trong đường lối CMXHCN của
Đảng, bổ sung chủ yếu về biện pháp xây dựng CNXH, giải quyết mối quan hệ
trong cơ cấu kinh tế, giữa LLSX và QHSX, giữa chuyên chính vô sản và quyền
làm chủ của nhân dân…Về cơ bản, mô hình CNXH và con đường xây dựng
CNXH có từ Đại hội III hầu như không thay đổi. Rất nhiều vấn đề về đặc trưng
của xã hội XHCN, về thời kỳ quá độ, về cải tạo XHCN… trong quá trình xây
dựng CNXH những năm 1960 – 1975 vẫn chưa được luận giải. Đường lối
CMXHCN của Đảng CSVN mới chỉ được hình thành trên những nét lớn. Điều
cần nhấn mạnh là CNXH, con đường đi lên CNXH ở miền Bắc thời kỳ này được
Đảng CSVN tiếp cận chủ yếu dưới góc độ xây dựng hậu phương lớn miền Bắc
XHCN, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần cho cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, hướng vào mục tiêu chung thống nhất nước nhà. Vì thế, còn rất nhiều
vấn đề về các chặng đường của thời kỳ quá độ, về cơ chế kinh tế, cơ cấu kinh
tế, về các quy luật kinh tế chi phối sự vận hành của nền kinh tế… vẫn chưa có
thời gian và cơ hội giải quyết thấu đáo. Những vấn đề này được tiếp tục đặt ra,
đòi hỏi Đảng CSVN giải quyết trong thời kỳ đất nước có hoà bình, thống nhất
thực sự, quá độ lên CNXH ở chặng đường tiếp theo.
3. Đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam từ
năm 1975 đến năm 1985
Đại thắng Mùa Xuân 1975 đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc – kỷ
nguyên của độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Với niềm tin tưởng vào tương
lai, cả dân tộc có tâm trạng phấn chấn cùng tiến về phía trước trong cuộc trường
chinh xây dựng CNXH. Trong bối cảnh mang tính lịch sử đó, sau khi tiến hành
thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, Đảng tiến hành Đại hội lần thứ IV (12 -
1976), xác định đường lối CMXHCN, mô hình và con đường xây dựng CNXH,
quyết định đưa cả nước quá độ lên CNXH.

Về mô hình CNXH
Mô hình bốn mục tiêu:
- Xây dựng chế độ làm chủ XHCN (mục tiêu bao trùm).
- Xây dựng nền sản xuất lớn XHCN (cơ sở kinh tế của chế độ làm chủ tập
thể).
- Xây dựng con người mới XHCN.
- Xây dựng nền văn hoá mới XHCN.
Về con đường xây dựng CNXH
- Trong lĩnh vực kinh tế: Xây dựng nền sản xuất lớn XHCN. Đẩy mạnh CNH
XHCN bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở
phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Kết hợp phát triển LLSX với xác lập và
hoàn thiện QHSX, xác lập chế độ công hữu về TLSX. Đưa nền kinh tế từ sản
xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN trong vòng 20 năm.
- Trong lĩnh vực chính trị: Xây dựng nền chuyên chính vô sản và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân lao động là công cụ của quá trình thực thi ba cuộc
cách mạng (QHSX; khoa học - kỹ thuật (then chốt); văn hoá, tư tưởng).
- Trong lĩnh vực văn hóa: Xây dựng nền văn hoá mới và con người mới
XHCN (con người làm chủ tập thể), nhằm tạo ra kiến trúc thượng tầng tiến bộ
(văn hoá, tư tưởng, đạo đức…) trên nền tảng kinh tế XHCN.
- Trong lĩnh vực đối ngoại: Thực hiện chính sách đối ngoại chủ yếu với các
nước XHCN, dựa trên nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế XHCN.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976), một trong những vấn đề
được chú trọng là CNH XHCN trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Quan điểm về
CNH của Đại hội nhất quán với quan điểm của HNTƯ 19 (3 - 1971): “Ưu tiên
phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp
và công nghiệp nhẹ”. CNH được dự kiến tiến hành trong khoảng 20 năm và tới
lúc đó, Việt Nam sẽ có nền sản xuất lớn XHCN với công – nông nghiệp hiện đại.
Như vậy, nhận thức của Đảng về CNH ở thời điểm này mới chỉ dừng lại ở mức
quan tâm hơn đến nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, mà chưa ý thức hoàn toàn
rằng, trong điều kiện của một nước nông nghiệp lạc hậu, để thực hiện CNH, cần

phải chú trọng và đặt trọng tâm vào nông nghiệp - một vấn đề có tính quy luật
của hầu hết các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển tiến hành CNH.
Nói một cách khái quát, Đảng đã đưa ra đường lối xây dựng đất nước,
phát triển kinh tế gần giống như tại Đại hội lần thứ III và tạo nên một mô hình
phát triển xã hội giống như mô hình chung của các nước XHCN, mà không nhận
ra rằng, từ Đại hội III đến Đại hội IV là khoảng thời gian 16 năm – một khoảng
thời gian không hề ngắn, đã diễn ra những đổi thay lớn lao trên thế giới, cần phải
cập nhật và có những tư duy mới để bắt nhịp với sự phát triển chung. Hơn thế
nữa, Đảng CSVN cũng chưa nhìn ra sự trì trệ và dấu hiệu khủng hoảng đang lộ
rõ trong mô hình phát triển của các nước XHCN, rập khuôn một cách cứng nhắc,
máy móc mô hình. Đường lối đã có điểm phát triển mới khi nhấn mạnh phát huy
tinh thần làm chủ tập thể của nhân dân lao động, với mong muốn bảo đảm cho
dân thật sự là chủ và làm chủ đất nước. Tuy nhiên, do chưa tính hết các điều
kiện thực tế, đã nhấn mạnh quá mức và đưa ra một số chủ trương chưa phù
hợp. Đồng thời, khi đề ra đường lối chung “tiến hành đồng thời ba cuộc cách
mạng, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt tiến hành CNH
XHCN là nhiệm vụ trung tâm suốt thời kỳ quá độ” tuy phù hợp với đặc điểm và
đòi hỏi của một nước từ sản xuất nhỏ, kinh tế nghèo nàn và lạc hậu, bỏ qua chế
độ tư bản đi lên CNXH, nhưng Đại hội đã quá nóng vội, không đánh giá đúng
tình hình trong nước và quốc tế, xác định việc hoàn thành về cơ bản quá trình
đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN, kết thúc thời kỳ
quá độ trong vòng 15 - 20 năm. Từ đó, dẫn đến chủ trương bỏ qua "bước đi ban
đầu"; bố trí cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư không hợp lý, vượt quá nguồn lực
có sẵn; tiến hành cải tạo XHCN các thành phần kinh tế cá thể và tư bản tư
doanh ở miền Nam một cách vội vã, ồ ạt; tổ chức lại sản xuất theo quy mô lớn
trong nông nghiệp, kéo theo mở rộng quy mô hợp tác xã, quy mô xã, huyện, tỉnh;
mở rộng và duy trì quá lâu cơ chế quản lý thời chiến đã làm mất động lực phát
triển khi chuyển sang lấy xây dựng kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm.
Có thể nói rằng, nhận thức về CNXH, về con đường đi lên CNXH của
Đảng CSVN ở Đại hội IV còn chủ quan, duy ý chí, không tuân thủ quy luật khách

quan, đốt cháy giai đoạn, muốn tiến nhanh lên CNXH. Những khuyết điểm, sai
lầm này là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế - xã hội trong những năm 1976
- 1981.
Đặc biệt, trong vấn đề xây dựng chế độ làm chủ XHCN (vấn đề làm chủ
tập thể, chế độ làm chủ tập thể, cơ chế làm chủ tập thể), Đại hội còn thiếu thực
tế, khi đặt chế độ làm chủ XHCN vào mức lý tưởng. Đại hội không tính đến các
yếu tố chế định nó, đặc biệt là khi tách rời quyền sở hữu với quyền sử dụng. Đại
hội cũng không nhìn thấy rằng, bản thân cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao
cấp với công cụ kế hoạch hóa tuyệt đối và bình quân chủ nghĩa kéo dài, thì tạo
dựng chế độ làm chủ XHCN là có phần ảo tưởng.
Kế hoạch 5 năm (1976 - 1981) được triển khai, song đất nước rơi vào tình
trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Sản lượng lương thực không đạt
chỉ tiêu do Đại hội IV đề ra, bình quân lương thực giảm (nông nghiệp phải nhập
1.274.000 tấn lương thực (năm 1980) mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu). Sản
xuất công nghiệp không đạt chỉ tiêu do Đại hội IV đề ra. Lưu thông, phân phối trở
nên rối ren, cán cân thương mại chênh lệch, nhập gấp 4 - 5 lần xuất. Giá cả tăng vọt.
Trong lúc đó, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá Việt Nam từ bên ngoài và
trên nhiều phương diện. Biên giới phía Bắc tiếp tục căng thẳng, tình hình ở
Campuchia vẫn còn rất phức tạp, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tiếp tục nỗ lực
giải quyết. Tình thế bắt buộc chúng ta phải có những đổi mới tư duy, xây dựng
và củng cố vững chắc đất nước. Đại hội V của Đảng CSVN (3 - 1982) được tiến
hành trong bối cảnh như thế và đã đưa ra ra một số phương hướng mới xây
dựng CNXH.
Đại hội V của Đảng CSVN đã có một thử nghiệm, tìm tòi quan trọng về
con đường đi lên CNXH, bổ sung cho những nội dung căn bản về con đường đi
lên CNXH của Đại hội IV. Những tư duy mới của Đại hội V có thể coi như phần
tổng kết đầu tiên những kết quả đổi mới cục bộ mà Đảng, Nhà nước đã tiến
hành trong những năm 1978 - 1981. Dù chưa có đột phá trong tư duy, nhưng
những phương hướng mới về xây dựng CNXH mà Đại hội V đưa ra được coi
như một “cứu cánh” quan trọng cho nỗ lực thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã

hội ngày đang trầm trọng thêm. Đóng góp của Đại hội V thể hiện qua những nội
dung:
1). Đưa ra khái niệm “chặng đường đầu tiên” của thời kỳ quá độ, phân kỳ
con đường đi lên CNXH ở Việt Nam với những nhiệm vụ và biện pháp phù hợp.
“Chặng đường đầu tiên” có vai trò tạo tiền đề cho CNH XHCN.
2). Thừa nhận trong thời gian nhất định, vẫn còn tồn tại nhiều thành phần
kinh tế (ở miền Bắc là 3 thành phần kinh tế, ở miền Nam là 5 thành phần kinh tế
- quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, cá thể và tư bản tư doanh).
3). Tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt
trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn XHCN, ra sức đẩy
mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp
nặng quan trọng, kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công
nghiệp nặng thành một cơ cấu công – nông nghiệp hợp lý
1
.
Nội dung thứ ba thể hiện nội dung, cách thức CNH trong chặng đường
đầu tiên và là một trong những nhận thức mới của Đại hội V. Xem nông nghiệp
là mặt trận hàng đầu, chú trọng công nghiệp nhẹ, còn công nghiệp nặng không
được “ưu tiên” như tinh thần của Đại hội III, IV, mà chỉ tập trung phát triển những
ngành có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
và đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn của đất nước. Việc điều chỉnh nội dung,
cách thức CNH là nhằm mục tiêu tạo ra LLSX mới trong chặng đường đầu tiên,
chuẩn bị những tiền đề căn bản và lực lượng cần thiết cho việc đẩy mạnh CNH
ở thời kỳ tiếp theo.
Tổng quát lại, có thể nhận thấy rằng, Đại hội lần thứ V của Đảng CSVN đã
có những bước tiến trong đổi mới tư duy trong việc tìm tòi con đường đi lên
CNXH: Về nội dung, cách thức CNH trong chặng đường đầu tiên; về việc cần
phải cụ thể hoá đường lối xây dựng CNXH thành những chặng đường với
những biện pháp và nhiệm vụ phù hợp; bước đầu đưa ra chủ trương đổi mới cơ
chế quản lý… Một trong những đóng góp quan trọng nhất của Đại hội V là tư duy

mới về CNH. Nhận thức về CNH của Đảng CSVN từ Đại hội III đến Đại hội V có
thể phác họa thành giản đồ sau:
“Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát
triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” - > “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một
cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” -> “Tập trung
sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; đẩy mạnh sản
xuất hàng tiêu dùng; tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan
trọng, kết hợp thành cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý”. Phân tích giản đồ trên,
điểm khác biệt và cũng là bước chuyển căn bản trong nhận thức về CNH của
Đại hội V thể hiện rất rõ nét, trở về với đúng với hướng CNH cần thiết phải đi

1
Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập 1, Nxb. Sự thật, Hà
Nội, tr.63.
của một nước nông nghiệp có xuất phát điểm thấp.
Tuy nhiên, dừng lại ở những nhận thức trên, Đại hội V thể hiện sự dùng
dằng, chưa dứt khoát trong tư duy, chưa dứt khoát đổi mới. Trong nhiều chủ
trương của Đại hội vẫn còn có sự mâu thuẫn và chưa có những bước phát triển
đột phá, bắt kịp với những thay đổi đang diễn ra mạnh mẽ và toàn diện trên thế
giới. Đại hội coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nhưng chưa có chính sách,
giải pháp cụ thể và đồng bộ để giải phóng LLSX trong nông nghiệp. Rất nhiều
vấn đề mang tính quy luật của nền kinh tế, Đại hội V vẫn chưa phát hiện và nhìn
nhận thấu đáo (về cơ chế quản lý kinh tế, vấn đề kế hoạch, công tác quản lý lưu
thông, phân phối…). Những hạn chế này của Đại hội V là nguyên nhân của
những khó khăn mà đất nước phải vượt qua thời gian sau Đại hội.
4. Thành tựu, hạn chế của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô
hình truyền thống
Tổng quát về mô hình CNXH của Việt Nam (1960 - 1985)
Qua ba kỳ đại hội (Đại hội III, IV, V), trong khoảng thời gian 25 năm, Đảng
CSVN đã đưa ra, xác định, bổ sung về mô hình, về đường lối xây dựng CNXH ở

Việt Nam, nhằm thực hiện nhất quán mục tiêu, con đường đã lựa chọn. Có thể
khái quát về mô hình CNXH, về con đường xây dựng CNXH trong ¼ thế kỷ qua
như sau:
- Về chính trị, xác định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua
nhà nước chuyên chính vô sản, trên cơ sở liên minh công nông và trí thức; xây
dựng chế độ làm chủ XHCN.
- Về kinh tế, xây dựng nền kinh tế khép kín về LLSX và chế độ công hữu
về TLSX; phát triển một nền kinh tế theo kế hoạch tập trung, thống nhất, coi kế
hoạch là đặc trưng quan trọng nhất của nền kinh tế XHCN, triệt tiêu các quan hệ
thị trường; coi CNH XHCN là nhiệm vụ trung tâm suốt thời kỳ quá độ, trong đó chủ
yếu coi trọng công nghiệp nặng.
- Về văn hoá - xã hội, tiến hành cuộc cách mạng văn hoá, tư tưởng, xây
dựng nền văn hoá mới XHCN, con người mới XHCN.
Đây được gọi là “mô hình CNXH truyền thống” hay mô hình CNXH kiểu Xô
- viết – mô hình có xuất phát điểm từ Liên Xô, sau được các nước XHCN khác
(trong đó có Việt Nam) áp dụng rộng rãi. Có thể so sánh mô hình này với mô hình
CNXH truyền thống của Liên Xô, Trung Quốc, để thấy rõ hơn kết luận này.
* Mô hình CNXH truyền thống Liên Xô
Với tư tưởng “CNXH chưa định hình ở đâu đó một cách rõ ràng”, Liên Xô
là quốc gia đầu tiên trên thế giới mò mẫm tìm kiếm mô hình và phương thức xây
dựng CNXH căn cứ vào ý tưởng đại thể của C. Mác về xã hội XHCN tương lai,
kết hợp với điều kiện Liên Xô. Mô hình CNXH Liên Xô có những đặc trưng sau:
- Về chính trị, Ðảng đồng nhất với Nhà nước; giai cấp công nhân trở thành
giai cấp lãnh đạo nhà nước, trên cơ sở liên minh công, nông, trí.
- Về kinh tế, xóa bỏ nền kinh tế tư hữu; biến nền kinh tế cá thể thành kinh
tế tập thể với chế độ sở hữu thuần nhất, chế độ công hữu cao độ; thể chế kế
hoạch hóa tập trung, cứng nhắc; nhấn mạnh phiến diện, thái quá đến phát triển
công nghiệp, coi nhẹ phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, dẫn đến sự
mất cân đối trong tỷ trọng của nền kinh tế quốc dân; quan hệ kinh tế đối ngoại
đóng hẹp, thoát ly nhịp độ của kinh tế thế giới và làn sóng khoa học – kỹ thuật.

- Về văn hóa - xã hội, xóa bỏ giai cấp bóc lột, xóa bỏ thất nghiệp và nghèo
đói; nhân dân lao động trở thành người làm chủ đất nước; xây dựng nền văn
hóa mới XHCN.
* Mô hình CNXH truyền thống Trung Quốc
Năm 1949, sau khi cách mạng Trung Quốc thành công, bàn về con đường
phát triển của Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã khẳng định: “Đi con đường của
người Nga”. Tiến theo bước chân của người đi trước, điều đó cũng có nghĩa là
mang theo cả những ưu lẫn khuyết điểm của những gì đã có. Về tổng thể, mô
hình CNXH truyền thống Trung Quốc lúc này là:
- Về chính trị, thực hiện quyền tập trung cao về chính trị, Đảng đồng hóa
với Nhà nước.
- Về kinh tế, cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao độ, kế hoạch một chiều;
chế độ công hữu hóa TLSX; tập trung phát triển công nghiệp nặng; quan hệ kinh
tế đối ngoại khép kín.
- Về văn hoá - xã hội, tiến hành cuộc cách mạng văn hoá - tư tưởng; xóa bỏ
giai cấp bóc lột, xã hội thuần nhất với liên minh công – nông – trí thức mới.
Tổng quát lại, mô hình CNXH truyền thống ở Việt Nam và ở các nước
XHCN khác (điển hình là ở Liên Xô, Trung Quốc) còn có những khuyết tật:
Thứ nhất, về chính trị, hệ thống chính trị cứng nhắc, đặt mục tiêu thiết lập,
nắm vững chuyên chính vô sản và không ngừng tăng cường chuyên chính vô
sản, chúng ta đã đánh đồng sức mạnh của Nhà nước với sức mạnh của chuyên
chính vô sản; chuyên chính vô sản được giản lược vào chuyên chính của Ðảng,
Đảng lãnh đạo nhưng lại làm những chức năng của cơ quan quyền lực nhà
nước; bộ máy nhà nước quan liêu, cồng kềnh. Đặc biệt, hệ thống chính trị vận
hành thiếu dân chủ, chưa nhận thức đúng về dân chủ với tư cách là động lực
quan trọng hàng đầu, là mục tiêu của CNXH. Vì thế, dân chủ trong kinh tế, chính
trị, tư tưởng – văn hóa không được coi trọng đúng mức. Dân chủ không thực
chất, không thực hiện đúng theo tư tưởng của Lênin về “dân chủ gấp triệu lần”
so với xã hội tư bản.
Thứ hai, về kinh tế, sai lầm, nóng vội, duy ý chí trong xử lý mối quan hệ

giữa LLSX và QHSX, sớm xóa bỏ các thành phần kinh tế tư bản, cá thể Bố trí
sai cơ cấu kinh tế (thể hiện trong quan điểm về công nghiệp hoá XHCN, coi nhẹ
nông nghiệp, chỉ chú trọng công nghiệp nặng – mất cân đối cơ cấu của nền kinh
tế). Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ cản trở sự phát triển
của LLSX. Không đánh giá được đầy đủ vai trò của khoa học – kỹ thuật trong
phát triển kinh tế. Mô hình kinh tế thiếu hụt các nội dung động lực để phát triển,
mà hạt nhân của nó là vấn đề lợi ích.
Thứ ba, về văn hóa - xã hội, hiểu sai về giai cấp và đấu tranh giai cấp,
không nắm vững mục đích của CNXH là “thay cho xã hội tư sản cũ, với những
giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, xuất hiện một liên hợp trong đó sự phát
triển tự do của mọi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi
người”; nhấn mạnh cách mạng văn hóa – tư tưởng, bao cấp văn hóa - tư tưởng;
không thực hiện tốt quyền công dân theo quy định của luật pháp, không đáp ứng
được khát vọng về quyền tự do cá nhân chính đáng; chưa xác lập được hệ
thống chính sách và giải pháp phát huy nguồn lực con người, nhất là nguồn lực
trí tuệ.
Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, mặc dù còn rất nhiều khiếm khuyết,
nhưng mô hình CNXH truyền thống đã có tác dụng to lớn trong điều kiện chiến
tranh, đã phát huy được vai trò của mình, phát huy sức mạnh trước thử thách của
chiến tranh tàn khốc. Miền Bắc hoàn thành xuất sắc vai trò hậu phương lớn đối
với tiền tuyến lớn, đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc tế đối với cách mạng
Lào và cách mạng Campuchia.
Nhưng trong hòa bình, khi sự vật và quá trình phải vận hành theo một cơ
chế bình thường, tuân thủ những quy luật khách quan, thì với những hạn chế
trên, mô hình CNXH mà Đảng CSVN xác định trong những năm 1960-1985 trở
thành một trong những lực cản trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Đất nước, dân
tộc đứng trước nhu cầu cấp thiết phải đổi mới, nhận thức rõ hơn về CNXH, về
con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Thành tựu, hạn chế của quá trình xây dựng CNXH theo mô hình truyền
thống(1960-1985)

* Xây dựng CNXH trên miền Bắc trong những năm 1960 - 1975
- Những thành tựu cơ bản
+ Trong lĩnh vực kinh tế:
Một số cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu của CNXH được xây dựng và có
tích lũy từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Đến năm 1975, trong khu vực sản xuất
vật chất 99,7% tài sản cố định đã thuộc về kinh tế XHCN, tăng 5,1 lần so với
năm 1955. Trong công nghiệp, đã có những cơ sở đầu tiên của các ngành công
nghiệp nặng quan trọng như điện, than, cơ khí, hoá chất, luyện kim một số
ngành công nghiệp nhẹ đã được xây dựng, hình thành một mạng lưới công
nghiệp nhiều cấp ở khắp các tỉnh. Chỉ tính riêng trong bốn năm (1960 – 1964),
công nghiệp quốc doanh đã có những bước phát triển vượt bậc. Đến cuối năm
1964, đã xây dựng được 1.045 xí nghiệp mới, trong đó có 250 xí nghiệp lớn,
nhiều cơ sở đầu tiên về cơ khí, hóa chất, luyện kim So với năm 1955, sản
lượng điện năm 1965 tăng gần 10 lần, cơ khí tăng bình quân hàng năm 30%.
Đến cuối năm 1964, miền Bắc cơ bản bảo đảm được từ 80-90% các mặt hàng
tiêu dùng thông thường.
Trong nông nghiệp, nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng, bảo đảm
tưới, tiêu cho hàng chục vạn hécta canh tác; quá nửa số hợp tác xã nông nghiệp
đã được trang bị máy móc nhỏ; bước đầu áp dụng một số thành tựu khoa học -
kỹ thuật mới. Vì vậy, nông nghiệp đã có những chuyển biến lớn như tăng năng
suất và tăng vụ, bảo đảm lương thực, thực phẩm trong chiến tranh. Năm 1961,
sản lượng lương thực trên miền Bắc đạt 5,8 triệu tấn, tăng 8,8% so với năm
1960. Đến năm 1965, 88,8% số hộ nông dân đã vào hợp tác xã nông nghiệp,
trong đó có 71,7% số hộ lên hợp tác xã bậc cao. Trong những năm 1965 - 1968,
sản lượng lương thực hàng năm vẫn đạt xấp xỉ năm 1961; hàng nghìn hợp tác
xã đạt năng suất 5 tấn/ha.
+ Trong lĩnh vực chính trị - xã hội:
Chế độ người bóc lột người đã được xoá bỏ. Cơ cấu xã hội - giai cấp đã có
sự thay đổi lớn. Giai cấp công nhân đã trưởng thành cả về số lượng và chất
lượng. Khối liên minh công - nông được củng cố trên cơ sở mới. Tầng lớp trí

thức XHCN được tăng cường. Xã hội miền Bắc đã trở thành xã hội của những
người lao động bình đẳng. Các dân tộc chung sống trên tinh thần đoàn kết, hoà hợp.
+ Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế:
Sự nghiệp giáo dục, văn hoá, y tế phát triển nhanh. Năm 1965, miền Bắc
có 4,5 triệu người đi học (trong 16 triệu dân), có 10.290 trường phổ thông các
cấp (năm 1960 có 7.066 trường), có 18 trường đại học và cao đẳng với 34.000
sinh viên (năm 1960 có 9 trường và 8.000 sinh viên). Năm 1975, cứ ba người
có một người đi học. Đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật và cán bộ quản lý có
trình độ trên đại học, đại học, trung học chuyên nghiệp hơn 43 vạn người, tăng 19 lần
so với năm 1960. Mạng lưới y tế được mở rộng. Số bác sĩ, y sĩ tăng 13,4 lần so
với năm 1960. Hoạt động văn hoá, nghệ thuật cũng phát triển trên nhiều mặt với nội
dung phong phú.
- Những hạn chế chủ yếu:
+ Về kinh tế:
Sau hơn 20 năm xây dựng CNXH, nền kinh tế miền Bắc còn mang nặng
tính chất sản xuất nhỏ. Cơ sở vật chất - kỹ thuật còn thấp kém, 80% lực lượng
lao động xã hội vẫn là lao động thủ công, năng suất lao động thấp. Tổ chức sản
xuất trong nông nghiệp và trình độ quản lý của cán bộ chưa đáp ứng được yêu
cầu, cơ sở vật chất nghèo nàn, nông cụ chủ yếu là thô sơ. Tỉ lệ xã viên xin ra
khỏi hợp tác xã cao. Quan niệm về CNH còn giản đơn, giáo điều, đồng nhất
CNH với việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH, quá nhấn mạnh đến
việc phát triển công nghiệp nặng, đầu tư quá nhiều vào xây dựng cơ bản trong
điều kiện có chiến tranh phá hoại.
+ Về đời sống – xã hội:
Mức sống của nhân dân còn thấp và có nhiều khó khăn. Tổng sản phẩm
và thu nhập quốc dân còn chưa đảm bảo được nhu cầu cơ bản của đời sống
nhân dân và nhu cầu tích luỹ cho xây dựng CNXH. Nhịp độ tăng dân số nhanh
(từ 16,1 triệu/1960 tăng lên 24,6 triệu người/1975) [45, tr. 65], trong khi thu nhập
quốc dân tăng chậm chạp (năm 1961 là 3.722 triệu đồng; năm 1965 là 4.822;
năm 1970 là 4.716; năm 1973 là 5.312; năm 1974 là 6.177 và 1975 là 6.464) [45,

tr. 65].
Nguyên nhân của những hạn chế bao gồm nguyên nhân khách quan và
chủ quan. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan là chính yếu, Đảng và Nhà nước đã
mắc một số sai lầm, bắt nguồn từ những nhận thức còn giản đơn, duy ý chí,
chưa nắm đúng quy luật vận động đi lên CNXH từ một nước thuộc địa, nửa phong
kiến, nền sản xuất nhỏ mang tính tự cấp, tự túc, đưa ra mô hình CNXH, con đường đi
lên CNXH rập khuôn, máy móc (như đã lý giải ở trên).
* Quá độ lên CNXH trong phạm vi cả nước (1976 - 1985)
- Thành tựu cơ bản
Trong kế hoạch 5 năm 1976 - 1980, Nhà nước đã dùng 1/3 ngân sách để
đầu tư xây dựng cơ bản (theo giá so sánh năm 1982), xấp xỉ tổng 1 mức đầu tư
xây dựng cơ bản của miền Bắc 21 năm trước đây. Do đó, cơ sở vật chất - kỹ
thuật của nền kình tế quốc dân tăng lên đáng kể. Riêng ngành công nghiệp đã
có thêm 714 xí nghiệp quốc doanh, trong đó 415 xí nghiệp thuộc các ngành công
nghiệp nặng. Nhờ vậy, công suất của nhiều ngành công nghiệp tăng lên rõ rệt.
Ngành nông nghiệp đã phục hoá được 50 vạn héc ta ruộng đất bị bỏ hoang
trong thời kỳ chiến tranh, khai hoang 70 vạn ha, diện tích tiêu tăng 86 vạn ha,
diện tích trồng cây hàng năm tăng 2 triệu ha, diện tích trồng rừng tăng 58 vạn
ha. Ngoài ra, nông nghiệp còn được trang bị thêm 18.000 chiếc máy kéo, đưa
diện tích cày bừa bằng máy đạt 25% tổng diện tích gieo trồng. Ngành giao thông
vận tải đã khôi phục và xây dựng mới tuyến đường sắt Bắc - Nam với chiều dài
hơn 1.700 km, làm thêm 3.800 km đường ô tô, xây dựng lại những cầu đường
bộ bị chiến tranh tàn phá và xây dựng mới một số cầu đường bộ khác với chiều
dài tổng cộng 30.000 mét.
Trong kế hoạch năm năm (1981 - 1985), đã ngăn chặn đà giảm sút trong
nông nghiệp và công nghiệp (đặc biệt là những năm 1979 - 1980) và đạt được
những tiến bộ rõ rệt. Nông nghiệp tăng hàng năm 4,9% so với 1,9% của những
năm 1976 - 1980; công nghiệp tăng 9,5% so với 0,6% thời kỳ 1976 - 1980; thu
nhập quốc dân tăng bình quân hàng năm 6,4% so với 0,4 % những năm 1976-
1980. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH tiếp tục được tăng cường. Như vậy,

so với kế hoạch 5 năm trước, thì kế hoạch 5 năm 1981 - 1985 có một số thành
tựu mới đáng ghi nhận, bởi Đảng CSVN và Nhà nước đã tiến hành một bước
điều chỉnh cơ cấu đầu tư và nhịp độ phát triển đi đôi với một số thay đổi cục bộ
trong cơ chế quản lý kinh tế. Mặc dù vậy, do nền kinh tế trong những năm 1981-
1985 về cơ bản vẫn vận hành theo cơ chế quản lý cũ - cơ chế kế hoạch hoá tập
trung, quan liêu và bao cấp, nên tuy có bước tăng trưởng khá hơn, nhưng hiệu
quả đầu tư vẫn thấp, đầu tư cao nhưng tăng trưởng sản xuất vẫn chậm và không
ổn định. Nhiều chỉ tiêu bình quân đầu người năm 1985 vẫn thấp hơn năm 1976.
Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế tiếp tục phát triển và có những đóng góp
nhất định vào việc xây dựng nền văn hóa mới, con người mới. Một số nội dung
của cải cách giáo dục đã được thực hiện. Nhiều loại hình trường lớp được mở
ra. Hệ thống dạy nghề chính quy đã được hình thành. Nội dung giảng dạy, học
tập có một số điểm sửa đổi. Các trường đều đẩy mạnh lao động sản xuất, gắn
nhiệm vụ giáo dục với các chương trình kinh tế - xã hội của cả nước và của từng
địa phương.
- Những hạn chế chủ yếu
Sau hai kế hoạch 5 năm xây dựng và phát triển kinh tế theo mô hình cũ,
nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng. QHSX chưa phù hợp với
tính chất và trình độ phát triển của LLSX. Trong kế hoạch 5 năm (1976 – 1980),
đã nỗ lực tiến hành cải tạo QHSX, xoá bỏ tư hữu, nhanh chóng thiết lập hai hình
thức sở hữu toàn dân và tập thể, coi hình thức này như là tiêu chí hàng đầu của
CNXH. Kết thúc kế hoạch, QHSX XHCN với chế độ công hữu về TLSX và hai
thành phần kinh tế chủ yếu là quốc doanh và tập thể đã được đẩy tới mức cao
nhất ở các tỉnh phía Bắc, đồng thời được xác lập ở các tỉnh phía Nam. Về hình
thức, công cuộc cải tạo QHSX đã thành công. Tuy nhiên, nếu xét dưới góc độ
QHSX có phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX hay không, có
đem lại hiệu quả kinh tế hay không, thì vấn đề lại hoàn toàn khác. Do nôn nóng
đẩy nhanh QHSX đi trước để mở đường và lên cao hơn một bước so với LLSX,
nên nền kinh tế lập tức nảy sinh vấn đề. Cộng thêm vào đó, Nhà nước quản lý
toàn bộ kinh tế - xã hội bằng biện pháp hành chính, hình thức phân phối thực

hiện theo lao động (rơi vào chủ nghĩa bình quân, không khuyến khích được nhiệt
tình sáng tạo của người lao động), nên tình trạng kinh tế xấu đi nhanh chóng.
Khu vực kinh tế quốc doanh, mặc dù được đầu tư trọng điểm, nhưng làm ăn
kém hiệu quả. Khu vực kinh tế tập thể cũng không mấy sáng sủa. Ở miền Bắc,
quy mô của các HTX nông nghiệp càng lớn thì hiệu quả càng thấp. Ở miền Nam,
các HTX, tập đoàn sản xuất được thành lập một cách ồ ạt, nhưng làm ăn kém
hiệu quả nên nông dân không hưởng ứng. Cuối năm 1980, ngay sau khi được
đánh giá là đã hoàn thành hợp tác hóa nông nghiệp, thì hàng loạt HTX và tập
đoàn sản xuất tan rã, toàn miền Nam chỉ còn lại 3.732 tập đoàn sản xuất và 173
HTX quy mô vừa.
Với kế hoạch 1976 - 1980, kinh tế - xã hội đã lộ ra những yếu kém, hạn
chế, khó khăn rõ rệt. Về kinh tế, mặc dù cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế
quốc dân được tăng cường so với trước, nhưng hiệu quả của nền kinh tế rất
thấp, thể hiện ở tốc độ tăng không tương xứng với mức đầu tư xây dựng cơ bản;
giá trị tài sản cố định tăng chỉ bằng 46,8 % tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản;
hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ sở vật chất lại thấp, chỉ huy động được trên
dưới 50 % công suất; năng suất lao động xã hội tính bằng thu nhập quốc dân
theo giá so sánh giảm, mặc dù giá trị tài sản cố định và trang bị tài sản cho một
lao động tăng. Vì vậy, trong những năm đầu, nền kinh tế còn đạt được tốc độ
tăng trưởng, nhưng từ năm 1979, tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân đều
giảm. Tính chung lại, trong kế hoạch 1976 - 1980, bình quân một năm tổng sản
phẩm xã hội chỉ tăng 1,4 %, thu nhập quốc dân tăng 0,4 % (kế hoạch là 13 -
14%). Kết thúc kế hoạch 5 năm (1980), tất cả 15 chỉ tiêu chủ yếu đều không đạt
kế hoạch, thậm chí một số sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp quan trọng
bình quân đầu người không giữ được mức của năm 1976. Tình trạng thiếu
lương thực diễn ra gay gắt, năm 1980, Nhà nước phải nhập 1.576 triệu tấn
lương thực. Ngân sách thiếu hụt lớn, giá cả tăng hàng năm 20%, nhập khẩu
nhiều gấp 4 - 5 lần xuất khẩu, Nhà nước thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhiều
công trình phải bỏ dở. Về mặt xã hội, trong khi tổng sản phẩm xã hội và thu nhập
quốc dân đều giảm, thì dân số tăng với tốc độ bình quân 2,24 %. Tình hình kinh

tế đi xuống cộng hưởng với những sai lầm trong lưu thông, phân phối và sự
không ổn định của thị trường tài chính, tiền tệ, nên lạm phát diễn ra nghiêm trọng
(lạm phát phi mã tới ba con số), hàng tiêu dùng thiết yếu thiếu trầm trọng.
Trong kế hoạch 5 năm (1981 - 1985), sản xuất tăng chậm, không tương
xứng với khả năng và nguồn vốn bỏ ra, không đáp ứng được yêu cầu về ổn định
đời sống người lao động. Một số chỉ tiêu của kế hoạch không đạt đã ảnh hưởng
đến toàn bộ hoạt động và đời sống của nhân dân. Hiệu quả sản xuất và đầu tư
thấp. Tài nguyên của đất nước chưa được khai thác tốt, lại bị lãng phí trong sử dụng.
Phân phối lưu thông rối ren, căng thẳng. Vật giá tăng nhanh, ngân sách thâm
hụt, nạn lạm phát tăng (198: lạm phát 313%; 1986: 774,7%). Nhà nước không
nắm được hàng, tiền, có lúc không đủ tiền để trả lương và thu mua hàng hoá. QHSX
chậm được củng cố, kinh tế quốc doanh suy yếu. Những thành phần kinh tế khác
không được sử dụng và cải tạo tốt. Những mặt mất cân đối trong nền kinh tế chậm
được thu hẹp, có phần gay gắt hơn trước.
Tựu chung lại, 10 sau khi đất nước thống nhất, sau hai kế hoạch 5 năm
(1976 - 1980; 1981 - 1985) xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội theo mô hình
cũ, nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng: QHSX chưa phù hợp
với trình độ phát triển của LLSX; kinh tế tăng trưởng thấp. Nếu tính chung từ
năm 1976 đến năm 1985, tổng sản phẩm xã hội tăng 50,5%, bình quân mỗi năm
tăng 4,6 %. Thu nhập quốc dân tăng 38,8%, bình quân tăng 3,7%/năm. Sản xuất
trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Hàng năm, Nhà
nước không những phải nhập các mặt hàng quan trọng cho sản xuất, mà còn
phải nhập hàng tiêu dùng, kể cả những loại hàng hóa lẽ ra sản xuất trong nước
có thể đáp ứng được như gạo và vải mặc. Từ 1976 đến 1985, Nhà nước đã
nhập 60 triệu mét vải các loại và gần 1,5 triệu tấn lương thực quy gạo, nhưng số
người bị thiếu đói vẫn lên đến 3 triệu người. Thu chi ngân sách phải dựa vào vay
và viện trợ nước ngoài. Tính đến năm 1985, nợ nước ngoài lên tới 8,5 tỷ rúp và
1,9 tỷ USD. Bội chi ngân sách năm 1980 là 18,1% và năm 1985 là 36,6%, phải
bù đắp bằng phát hành giấy bạc. Hậu quả nhãn tiền là tình trạng siêu lạm phát
diễn ra ở mức trầm trọng, tăng vọt tới ba con số vào năm 1986 (774,7%). Khủng

hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm ngày trở nên trầm trọng hơn trên phạm vi cả nước.
Đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Sự hoài nghi về CNXH, về sự
lựa chọn con đường phát triển của đất nước xuất hiện và có dấu hiệu lan rộng,
lòng tin của nhân dân đối với chế độ giảm sút nghiêm trọng. Đất nước rơi vào
tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
Nguyên nhân của những hạn chế kể trên là do trong những năm 1975 -
1985, Đảng CSVN đã phạm phải nhiều sai lầm nghiêm trọng trong nội dung lãnh
đạo và quản lý xã hội. Đó là những sai lầm trong chủ trương, đường lối, trong
đánh giá tình hình và xác định mục tiêu, bước đi xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật, cải tạo XHCN, đề ra những mục tiêu quá lớn, bỏ qua những bước đi cần
thiết, yếu kém, khuyết điểm trong quản lý kinh tế. “Những sai lầm nói trên là
những sai lầm nghiêm trọng, kéo dài về chủ trương và chính sách lớn, sai lầm
về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”
1
. Nguyên nhân sai lầm có nguồn gốc
chủ yếu là ở bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng
vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan, bất chấp quy luật, áp đặt đường lối, chính
sách, kéo theo những khuyết điểm, sai lầm chủ quan từ lãnh đạo, chỉ đạo quản
lý, điều hành thực hiện chính sách dẫn đến những sai lệch, méo mó, phiến
diện trong nội dung lãnh đạo của Đảng. Đây là một bài học đắt giá về nhận thức
và tuân thủ quy luật phát triển xã hội.
Có thể thấy, những đổi mới cục bộ trong những năm 1979 - 1985 (bước
đầu “cởi trói”, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; một số phương hướng mới xây
dựng CNXH…) đã làm lộ diện những yếu kém của cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp trên mọi chiều cạnh, nhưng chưa đủ sức phá vỡ cơ chế đó, càng không
đủ khả năng tạo ra một cơ chế mới. Trong nhiều chủ trương của Đảng CSVN
vẫn còn có sự mâu thuẫn và chưa thấy được sự cần thiết phải duy trì nền kinh tế
nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ, chưa xác định được những quan
điểm cụ thể về kết hợp kế hoạch với thị trường, công tác quản lý lưu thông, phân
phối vẫn một chiều do kế hoạch Nhà nước quyết định; do đó, chưa tạo ra động lực

thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Đổi mới cục bộ chưa và không đủ để tạo ra
được cú hích cần thiết, tuy nhiên, nó tạo tiền đề cho bước đi đổi mới toàn diện của Đại
hội lần thứ VI Đảng CSVN (1986).

1
Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội,
tr.26.

×