Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh “ tại công ty TNHH dược phẩm An Thiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.71 KB, 60 trang )

KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với chín sách đổi mới nền kinh tế theo cơ
chế thị trường, cũng như xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh
mẽ. Đặc biệt là sau khi nước ta ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền
kinh tế của nước ta đang phát triển một cách nhanh chóng. Điều này cũng có
nghĩa là đặt Việt Nam trước thách thức phải mở cửa nền kinh tế theo như hiệp
định đã thỏa thuận. Cùng với đó, hòa với dòng chảy hội nhập của cả nước, là sự
ra đời của hàng loạt công ty, doanh nghiệp kinh doanh trong mọi ngành nghề.
Lẽ tất nhiên là các công ty phải chịu áp lực cạnh tranh rất gay gắt từ mọi phía.
Vì vậy, một câu hỏi đặt ra mà không một doanh nghiệp nào khi bước chân ra thị
trường mà không suy nghĩ đến, đó là làm thế nào để đứng vững và phát triển.
Và thông qua hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh các công ty sẽ trả lời
được câu hỏi này.
Thật vậy, để có thể tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh gay gắt
được ví là “Thương trường như chiến trường” các công ty, doanh nghiệp phải
tập trung, chú trọng vào giải quyết ba vấn đề cơ bản là : sản xuất cho ai, sản
xuất cái gì, sản xuất như thế nào? Các công ty phải tự quản lý mọi vấn đề của
công ty từ vốn, lao động, bán hàng,…. Tất cả đều hướng tới một mục tiêu là lợi
nhuận. Và nó trở thành yếu tố quan trọng quyết định rằng công ty sẽ phát triển
hay sẽ phá sản. Vì vậy, các công ty phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực của
bản thân doanh nghiệp cũng như công ty cần nắm bắt đầy đủ, kịp thời mọi
thông tin về tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ mục
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 1
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
tiêu lợi nhuận. Do vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả luôn là
vấn đề được doanh nghiệp quan tâm và trở thành điều kiện thiết yếu để doanh
nghiệp tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “ Phân tích
hiệu quả hoạt động kinh doanh “ tại công ty TNHH dược phẩm An Thiên.
Mục tiêu của bài báo cáo này là phân tích hiệu quả hoạt động của công ty


thông qua việc nghiên cứu tính chất của từng khoản mục chi phí, doanh thu, lợi
nhuận,…, tìm ra nguyên nhân để từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Cụ thể trong bài báo cáo thực hành nghề nghiệp 2 này, em tập trung vào
phân tích bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty trong giai đoạn 2009-2011. Bằng cách tìm hiểu, thu thập và phân tích, so
sánh số liệu của công ty theo hàng dọc (phân tích, so sánh cơ cấu, tỷ trọng), và
hàng ngang (theo xu hướng). Để có thể tìm ra được các yếu tố có ảnh hưởng tốt,
yếu tố nào ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của công ty. Đồng thời dựa
vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình thực tế trong và ngoài công ty, để
có thể đưa ra các nguyên nhân từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiêu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Bài báo cáo được phân chia làm ba phần, có bố cục như sau:
Chương 1: giới thiệu tổng quát về công ty
Chương 2: phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Chương 3: nhận xét và kiến nghị
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 2
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH
DƯỢC PHẨM AN THIÊN
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1.1.1 Giới thiệu chung
− Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM AN
THIÊN
− Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: AN THIEN
PHARMACEUTICAL COMPANY LIMITED
− Tên công ty viết tắt: ANPHARCO., LTD
− Địa chỉ trụ sở chính: 314 Bông Sao, Phường 5, Quận 8, TP.HCM
− Vốn điều lệ: 20,000,000,000 VNĐ ( hai mươi tỷ đồng)
− Người đại diện pháp luật: Giám Đốc TRẦN NGỌC DŨNG

− Điện thoại: (08) 54308549
− Fax: (08) 54308476
− Website: www.anthienpharma.com.vn
− Mã số thuế: 0305706103
− Ngành, nghề kinh doanh: sản xuất, phân phối các loại dược phẩm trong và
ngoài nước.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
− CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM AN THIÊN được thành lập ngày
15/05/2008. Công ty đã đạt chuẩn thực hành phân phối thuốc ( GDP) do sở y tế
thành phố Hồ Chí Minh cấp. Do mới được thành lập gần đây nên công ty luôn
cố gắng nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất, mở rộng quy mô
phân phối và đầu tư trang thiết bị hiện đại để ngày càng hoàn thiện chất lượng
sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, nhằm mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng một cách tốt nhất và có lợi.
1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
− Tổ chức sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký.
− Quản lý tốt về tình hình tài chính của công ty, nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo
hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí tới mức thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo hiệu
quả hoạt đông, tối đa hóa giá trị của công ty.
− Luôn đảm bảo uy tín chất lương sản phẩm hàng hóa đối với khách hàng.
− Chấp hành đúng các luật lệ lao động cũng như các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế,…
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 3
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
− Chấp hành tốt việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước: nộp thuế, phí, lệ phí và
các khoản khác,…
− Thiết lập, tạo dựng những sân chơi lành mạnh, không ngừng cải thiện, góp phần
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho toàn thể công nhân viên công ty.
− Tiếp tục đầu tư để mở rông thị trường sản xuất kinh doanh nhằm duy trì và
phát triển công ty.

− Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, trình độ khoa học-kỹ thuật,
chuyên môn hóa ngiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong công ty.
− Tổ chức tốt nhiệm vụ lãnh đạo và chỉ đạo điều hành hệ thống phân phối của
toàn công ty,…
1.2 TỔ CHỨC KINH DOANH
1.2.1 Các sản phẩm hàng hóa sản xuất kinh doanh
− Như đã đăng ký khi thành lập công ty thì công ty chuyên sản xuất phân phối các
loại dược phẩm trong và ngoài nước, kinh doanh các trang thiết bị y tế. Ngoài ra
công ty còn nhập khẩu và phân phối các loại dược phẩm đặc trị đã được cấp
phép bởi sở y tế. Các sản phẩm mà công ty kinh doanh chia được chia làm:
+ Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt
+ Nhóm thuốc đều trị bệnh đường hô hấp.
+ Nhóm thuốc điều trị bệnh tim mạch.
+ Nhóm thuốc kháng sinh
+ Nhóm thuốc kháng viêm
+ Nhóm thuốc điều trị bệnh xương khớp
+ Nhóm thuốc kháng hitamin
+ Thuốc bổ.
1.2.2 Thị trường tiêu thụ
− Thị trường tiêu thụ của công ty rông khắp trên cả nước. sản phẩm của công ty
đã có mặt ở trên 50 tỉnh thành trong cả nước và dần khẳng định uy tín với khách
hàng bằng chất lượng sản phẩm và cung cách phục vụ. Ngoài trụ sở chính tại
314 Bông Sao, Phường 5, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh thì công ty còn có một chi
nhánh tại B2 Lô TT 18, khu đô thị Văn Quán, Yên Phúc - Phục La, Quận Hà
Đông, Hà Nội nhằm tạo thuận lợi cho việc phân phối và chăm sóc khách hàng.
1.2.3 Quy trình sản xuất sản phẩm
− Hiện nay, công ty đang tổ chức sản xuất nhiều mặt hàng. Nhưng tổng hợp lại thì
có hai loại sản phẩm là: sản phẩm dạng nước (các sản phẩm thuốc bổ, dịch
truyền, điều trị đường hô hấp, ) và sản phẩm dạng viên(thuốc kháng sinh,
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 4

KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
thuốc giảm đau, hạ sốt, ). Tuy nhiên dòng sản phẩm chủ yếu mà công ty tư sản
xuất là các sản phẩm dạng viên, bao gồm: viên nén, viên nhộng và viên sủi.
Dưới đây là sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất dòng sản phẩm này:
− Mô tả sơ đồ quy trình sản xuất:
+ Bươc1: hóa chất, tá dược được kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn và lưu mẫu
bảo quản (ít nhất là 3 năm) để đối chiếu trước khi được pha chế.
+ Bước 2: cân đo hóa chất, tá dược một cách chính xác theo công thức đã
định sẵn. Trước đây, bước này phải thực hiện thủ công thì phải có ít nhất
hai người, một cân và một kiểm tra, kiểm soát và có thể cân lại chọn lọc.
Sau này, công ty đã sử dụng máy móc, cân điện tử một cách tự động nên
chỉ mất thêm một người thực hiện công việc lấy mẫu và kiểm soát cũng
như vận hành máy.
+ Bước 3: trộn nguyên liệu bằng máy đã được làm sạch và khử trùng. Khi
trộn, có một công nhân túc trực để vận hành máy và kiểm tra độ ẩm, độ
đồng đều, đảm bảo không bị vón cục,…
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 5
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
+ Bước 4: xát cốm nguyên vật liệu vừa được trộn đạt tiêu chuẩn bằng máy
xát chuyên dùng đã được làm sạch và khử trùng thành dạng bột nhỏ.
+ Bước 5: sấy khô nguyên liệu dạng bột thô vừa được xát, nhiệt độ lò sấy
từ 45 đến 80 độ C trong khoảng thời gian nhất định tùy theo yêu cầu của
mỗi công thức sản xuất.
+ Bước 6: sau khi đã được sấy khô đảm bảo yêu cầu, nguyên liệu sẽ được
kiểm tra và thực hiện xát nhỏ những phần bị vón cục hay thô to chưa đạt
yêu cầu.
+ Bước 7: sau đó, chúng sẽ được đưa vào máy ép để nén thành viên theo
khuôn quy định hay vô vào viên capsule rỗng . Toàn bộ bước này được
làm bằng máy tự động, nhưng sẽ có công nhân kiểm tra lại và cân thử
một số mẫu để điều chỉnh lại theo đúng tiêu chuẩn.

+ Bước 8: sau khi được nén hay vô viên nhộng, các sản phẩm này được
đóng thành gói, vỉ thiếc hay cho vào chai thủy tinh (nhựa), một cách
chính xác về chủng loại, số lượng,… Sau đó tiến hành dán nhãn, trên
nhãn phải in rõ tên, thành phầm, số lượng hay khối lượng từng viên,…
và đặc biệt tất cả bao bì phải được in ngày sản xuất và hạn sử dụng cũng
như hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ của sản phẩm
 Đặc biệt từ bước 2 đến bước 8: sẽ có tổ kiểm soát gồm 10 thành viện là các
dược sĩ, nhà quản lí,… do tổ trưởng là dược sĩ trình độ cao học hay phó giám
đốc đi kiểm tra đột xuất các công đoạn sản xuất lấy mẫu kiểm nghiệm và có
đánh giá cho từng công đoạn, tất cả sẽ được ghi chép vào trong sổ theo dõi sản
xuất, theo dõi chất lượng sản phẩm và sổ đánh giá công nhân.
+ Bước cuối: sản phẩm sau khi hoàn tất các quy trình trên sẽ được đóng
trong thùng cacton đúng quy cách và được nhập kho. Tất cả các sản
phẩm nhập-xuất kho đều phải được lấy mãu để kiểm nghiệm lần cuối
cũng như lưu trữ ( trong ít nhất 5 năm) cho mục đích so sánh đối chiếu
sau này.
1.3 TỔ CHỨC QUẢN LÝ
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 6
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty là kiểu trực tuyến theo hàng dọc, đây là
loại hình tổ chức quản lý phù hợp nhất đối với công ty TNHH dược phẩm An
Thiên.
1.3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty
1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban
1.3.2.1 Giám đốc
− Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, có quyền điều hành cao nhất
trong công ty. Chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động trong công ty.
− Giám đốc là chủ tài khoản của công ty, ký kết các hợp đồng, chọn mục tiêu
chiến lược, chọn các biện pháp thực hiện mục tiêu của công ty và các quyết
định có liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống của công ty. Ngoài phụ

trách chung giám đốc còn trực tiếp chỉ đạo một số công việc về kinh doanh,
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 7
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
tuyển dụng nhân sự, tổ chức bộ máy, giải quyết công tác phân phối tiền lương,
tiền thưởng và các chế độ theo quy định của nhà nước cho người lao động.
1.3.2.2 Phòng kế hoạch
− Tham mưu cho ban giám đốc về việc ký kết hợp đồng. trực tiếp tổ chức thực
hiện các hợp đồng và giải quyết các vấn đề phát sinh trong khi thực hiện.
− Tiếp cận thị trường định hướng kinh doanh thích hợp cho công ty. Lập các kế
hoạch kinh doanh dựa trên cơ sở các báo cáo, thống kê định kỳ và dựa trên cơ
sở thực tế thị trường, đề ra các biện pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh.
1.3.2.3 Phòng kinh doanh
− Có nhiệm vụ mua bán hàng hóa, trực tiếp liên hệ với các phòng ban, cơ sở sản
xuất để khai thác và cung cấp sản phẩm, tổ chức nghiên cứu thị trường, nắm bắt
nhu cầu thị hiếu về từng loại sản phẩm để nhằm cải tạo và xây dựng mạng lưới
mua bán.
1.3.2.4 Phòng tổ chức hành chính
− Chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự, đôn đốc việc chấp hành điều lệ và kỷ luật
lao động. Giải quyết chế độ tiền lương-thưởng và các chế độ khác cho cán bộ,
công nhân viên trong công ty.
− Tuyển dụng bố trí lao động theo yêu cầu của công việc. Tổ chức bồi dưỡng
nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn cho cán bộ-công nhân viện trong công
ty.
− Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy công ty trong từng thời kỳ sao cho
có hiệu quả nhất. tổ chức xây dung và xét duyệt định mức lao động.
1.3.2.5 Phòng kế toán
− Phòng kế toán có nhiệm vụ theo dõi , hạch toán toàn bộ hoạt động của công ty,
quản lý toàn bộ nguồn tài chính của công ty.
− Ngoài ra còn nhiệm vụ lập báo cáo, phản ánh kết quả hoạt đông kinh doanh, báo
cáo kế toán tài chính theo từng kỳ kế toán nhằ xác định các khoản phải nộp cho

ngân sách nhà nước, nghĩa vụ đối với công nhân viện,… ngoài ra còn phải lập
và cung cấp báo cáo nội bộ ( báo cáo quản trị) theo yêu cầu của giám đốc.
1.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÔNG TY
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
− Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, toàn
bộ công việc kế toán từ việc xử lý các chứng từ, ghi sổ, đối chiếu, lập báo cáo
tài chính,… được tổ chức và thực hiện tại phòng kế toán. Các nhân viên ở các
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 8
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
bộ phận trong công ty như nhân viên bán hàng, thủ kho, có nhiệm vụ thu thập
chứng từ và gửi về phòng kế toán của công ty để kịp thời xử lý và hạch toán. Từ
đó các thông tin được xử lý kịp thời phục vụ cho kế toán quản trị cũng như các
yêu cầu của Nhà Nước và các bên lien quan.
− Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung bởi vì ưu điể
của mô hình này là công việc tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm, việc
xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng. Và để nhằm phát huy tốt nhất điều
kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công việc xử lý thông tin đã được
công ty trang bị đầy đủ, hiện đại, đồng bộ. hơn nữa phù hợp với điều kiện công
ty. Điều này thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
1.4.2 Nhân sự kế toán
1.4.2.1 Kế toán trưởng
− Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với việc tổ chức hoạt động
kinh doanh của công ty, không ngừng cải thiện bộ máy.
− Tổ chức ghi chép, tính tóan và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ
toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
− Tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế nộp ngân sách, các quỹ
công thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, các khoản nợ phải thu, phải trả.
− Xác định phản ánh kịp thời, đúng chế độ, kết quả kiểm kê tài sản hàng kỳ và đề
xuất các biện pháp giải quyết, xử lý khi có trường hợp thất thoát xảy ra.
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 9

KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
− Lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo kế toán và quyết toán của công ty theo chế
độ hiện hành.
− Tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế
toán bí mật của công ty.
− Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ
nhân viên kế toán trong công ty.
− Tham mưu cho giám đốc phương án quản lý và sử dụng nguồn vốn của công ty
để có thể đầu tư đúng hướng và hiệu quả.
1.4.2.2 Kế toán hàng tồn kho
− Kiểm soát tình hình thu mua, vân chuyển, nhập xuất và tồn kho các loại hàng
hóa về số lượng và giá trị.
− Lập và tổng hợp các báo cáo về việc nhập xuất hàng hóa trong kỳ để tiến hành
kiểm kê và đánh giá lại.
1.4.2.3 Kế toán vốn bằng tiền và công nợ
− Có nhiệm vụ theo dõi thực iện các nghiệp vụ thu chi bằng tiền khi có chỉ đạo
của cấp trên, lập kế hoạch tiền mặt gửi cho các ngân hàng có quan hệ giao dịch.
− Theo dõi tình hình công nợ phải thu và phải trả. Báo cáo lên cấp trên những
khoản nợ tồn đọng chưa thu hồi và chưa thanh toán.
1.4.2.4 Kế toán tiền lương
− Thực hiện tính toán tiền lương và các hoản trích theo lương, các khoản trợ cấp,
phụ cấp cho toàn thể công nhân viên. Theo dõi bậc lươg, bảng chấm công,…
đồng thời lập báo cáo thống kê, cung cấp số liệu cho các bộ phận khác theo quy
định của công ty.
1.4.2.5 Kế toán tài sản cố định
− Thực hiện việc phân loại, theo dõi tình hình tang giảm, sửa chữa, khấu hao tài
sản cố định, hạch toán chính xác chi phí thanh lý, nhượng bán, lập báo cáo kiểm
kê tài sản cố định.
1.4.2.6 Thủ quỹ
− Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty, hằng ngày thủ quỹ phải kiểm kê

số tồn thực tế và đối chiếu với số liệu trên sổ quỹ tiền mặt, cuối ngày đối chiếu
với sổ quỹ kế toán vốn bằng tiền và công nợ.
1.4.3 Hệ thống chưng từ
− Công ty đang áp dụng hệ thống chứng từ ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. Bên cạnh các mẫu chứng từ này, Công ty
còn sử dụng thêm một số chứng từ nội bộ như: phiếu đề nghị nhập-xuất vật tư,
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 10
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
thành phẩm, phiếu đề nghị thanh toán, phiếu đề nghị tạm ứng,… nhằm giúp
Công ty quản lý, kiểm tra và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác.
1.4.4 Hình thức sồ kế toán
− Công ty sử dụng hình thức “Nhật ký chung”, hình thức này đảm bảo phát huy
chức năng của kế toán trong công việc, cung cấp đầy đủ chính xác các chỉ tiêu
kinh tế cần thiết cho công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
cùng với hiệu quả công tác kế toán của công ty. Hình thức “Nhật ký chung”
được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
1.4.5 Chế độ kế toán
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 11
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
− Hệ thống tài khoản được sử dụng tại công ty là hệ thống tài khoản kế toán tại
doanh nghiệp được ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/09/2006.
− Tuy nhiên do quy mô của doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và
nhỏ, có một số nghiệp vụ kinh tế không phát sinh nên doanh nghiệp chỉ sử dụng
một số tài khoản cấp một. Riêng đối với tài khoản 156 “ hàng hóa”, 131 “ phải
thu khách hàng”, 331 “ phải trả người bán” thì được mở chi tiết theo từng loại
hàng hóa hay khách hàng, người bán và được hạch toán trên tùng sổ chi tiết
riêng biệt.
− Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12 hằng năm.
− Kỳ kế toán áp dụng thống kê là kỳ tháng.

− Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng (VNĐ).
− Phương pháp tính giá xuất kho hàng tồn kho: bình quân gia quyền cuối kỳ.
− Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên.
− Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: phương pháp khấu trừ.
− Phương pháp trích khấu hao: đường thẳng.
1.4.6 Phương tiện phục vụ kế toán
− Công tác kế toán được hỗ trợ bởi phần mềm kế toán FAST2006, xử lý theo
chương trình cài đặt sẵn. Từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày được ghi
vào các chứng từ kế toán, các chứng từ kế toán này được chuyển về phòng kế
toán, sau đó được phân loại và tiến hành nhập số liệu vào máy tính. Mỗi nhân
viên kế toán có một máy tính nối mạnh riêng để tiện cho công tác hạch toán.
1.5 TÌNH HÌNH KINH DOANH TRONG GIAI ĐOẠN GẦN ĐÂY
− Do công ty mới được thành lập, còn non trẻ, thiếu sức cạnh tranh với các công
ty khác đã có thương hiệu uy tín trên thị trường như: công ty cổ phần dược Nam
Hà, công ty cổ phần dược Trafaco, công ty dược Hậu Giang, công ty dược phẩm
trung ương 1,…. ( các công ty này có vốn mạnh, lại sản xuất kinh doanh từ lâu
có chỗ đứng trên thị trường). Hơn nữa công ty lại phải trải qua đợt suy thoái
năm 2008- 2009, và dư âm của đợt suy thoái này trong những năm tiếp theo.
Nhưng công ty vẫn có những bước phát triển mạnh mẽ vượt bậc nhất là trong
những năm gần đây.
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 12
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
1.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN.
1.6.1 Thuận lợi
− Ngành dược Việt Nam đang ở thời kỳ phát triển mạnh với số lượng tiêu thụ luôn
tăng cao qua mỗi năm.
− Chính phủ, bộ y tế ban hành nhiều chính sách thúc đẩy ngành dược trong nước
phát triển, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng, các cấp chính
quyền luôn quan tâm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp có cơ hội phát
triển như miễn giảm thuế, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp,…

− Mạng lưới phân phối bán hàng của công ty khá hoàn chỉnh, rộng khắp cả nước (
sản phẩm của công ty đã có mặt ở 50 tỉnh thành trên cả nước) điều này giúp
doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động bán hàng.
− Hệ thống trang thiết bị máy móc của công khá hiện đại và đồng bộ đảm bảo
năng suất và chất lượng sản phẩm được sản xuất.
− Đội ngũ cán bộ, công nhâ viên của công ty khá dồi dào và luôn tăng cả về số
lượng và chất lượng qua từng năm đáp ứng tốt nhu cầu của công ty.
1.6.2 Khó khăn
− Nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là từ khi nước ta ra nhập vào
tổ chức thương mại thế giới WTO, trong khi đó công ty mới được thành lập,
thiếu kinh nghiệm cũng như sức cạnh tranh còn yếu lại phải trải qua đợt khủng
hoảng kinh tế gần đây.
− Nguồn vốn kinh doanh của công ty còn thiếu và yếu, chưa đủ đáp ứng nhu cầu
ngày càng gia tăng . Các sản phẩm của công ty chưa có sự khác biệt so với các
công ty cùng ngành nên mức độ cạnh tranh chưa cao.
− Sự quản lý giá thuốc chưa thật sự chặt chẽ.
1.6.3 Phương hướng phát triển
− Nhiệm vụ chiến lược: xây dựng công ty trở thành một trong những công ty
dược phẩm phát triển vững mạnh toàn diện, đạt mức doanh thu …… vào năm
nay, và tăng trưởng lợi nhuận mỗi năm từ 20% trở lên cho các năm tiếp theo. Để
đạt được những mục tiêu này công ty đã đề ra những phương hướng cụ thể sau:
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 13
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
+ Phương hướng mở rộng thị trường: công ty đang nghiên cứu và triển khai
việc mở thêm một chi nhánh tại TP. Đà Nẵng và một số đại lý phân phối tại
một số tỉnh thành lớn trên khắp cả nước.
+ Phương hướng điều hành sản xuất-kinh doanh: xây dựng hoàn chỉnh hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:20000, phấn đấu đạt các
tiêu chuẩn GMP,GPP, GSP, GLP một cách toàn diện. thực hiện chuyên môn
hóa sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

+ Phương hướng nâng cao nguồn nhân lực: xây dựng đội ngũ công nhân viên,
cán bộ có trình độ, tay nghề, nâng cao tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao
đẳng, đại học và sau đại học. bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và hơn hết là
thực hiện tốt chế độ tiền lương-thưởng, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh
thần cho người lao động.
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 14
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM AN THIÊN
2.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU
2.1.1 Phân tích tổng doanh thu
− Như đã trình bày ở chương 1, thì ngành nghề kinh doanh chính của công ty
TNHH dược phẩm An Thiên là sản xuất và kinh doanh các loại thuốc, trang
thiết bị y tế trong và ngoài nước. Vì vậy tổng doanh thu của công ty được hình
thành từ ba nguồn là: doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ ( DT thuần
bán hàng), doanh thu hoạt động tài chính (DT hoạt động TC) và thu nhập khác.
Dưới đây là bảng thống kê và biểu đồ biểu diễn tình hình tổng doanh thu của
công ty qua ba năm, từ năm 2009 đến năm 2011 :
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 15
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
− Qua bảng thống kê 2.1 và biểu đồ 2.1, ta có thể nhậ thấy rằng, tổng doanh thu
của công ty tăng nhanh qua từng năm, đặc biệt là vào năm 2010. Nếu như vào
năm 2009, tổng doanh thu của công ty đạt 93.831 triệu đồng thì sang năm tiếp,
năm 2010, tổng doanh thu đã nhảy vọt lên tới 218.783 triệu đồng, tức là tăng
thêm 124.952 triệu đồng hay tương đương với mức tăng 133,2%. Đây là năm
mà công ty đã đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2009-2011. Sang năm
2011, tổng doanh thu của công ty tiếp tục tăng khá mạnh, đạt 257.420 triệu
đồng, tức là tăng 38.637 triệu đồng so với năm 2010, tương đương với tăng
17,66%. Đây là mức tổng doanh thu cao nhất mà công ty đạt được trong giai
đoạn này.

− Như đã trình bày ở phần đầu chuơng, thì tổng doanh thu của công ty được hình
thành từ 3 nguồn chính là doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ,
doanh thu hoạt động tài chính và cuối cùng là một số khỏan thu nhập khác. Để
hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đi vào phân tích kết cấu của từng nguồn hinh thành
nên tổng doanh thu của công ty, và sự tăng trưởng của từng nguồn cũng như
mức độ đóng góp của chúng vào tổng doanh thu của công ty.
+ Thứ nhất là: doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (DT thuần bán
hàng). Đây là nguồn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng doanh thu của
công ty, luôn chiếm từ 99% tổng doanh thu trở lên ( thấp nhất là vào năm
2011 chiếm 99%, cao nhất là vào năm 2010 chiếm 99,7%). Như vậy, có thể
chắc chắn rằng tổng doanh thu của công ty đa phần là do doanh thu thuần
bán hàng và cung cấp dịch vụ đóng góp. Điều này có thể suy ra sự biến động
lớn trong nguồn thu này có ảnh hưởng rất lớn đến tổng doanh thu cuả công
ty, hay nói cách khác sự tăng trưởng của doanh thu thuần bán hàng và cung
cấp dịch vụ có sự tác động mạnh đến sự tăng trưởng của tổng doanh thu và
ngược lại. Trong hai năm qua DT thuần bán hàng luôn tăng trưởng cao đạt
trung bình là 75,29%, có được con số trung bình cao này là do vào năm
2010 công ty đã tăng trưởng mạnh mẽ ( tăng 133,7%). Sự tăng trưởng mạnh
này vào năm 2010 là dựa vào 3 nguyên nhân: Thứ nhất, công ty mới được
thành lập vào năm 2008, nên sang năm 2009 tình hình sản xuất còn chưa ổn
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 16
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
định nhưng sang năm 2010 tức là vào năm thứ 3 thì tình hình sản xuất kinh
doanh của công ty đã ổn định hơn, các nhà máy cũng như từng phân xưởng
sản xuất cho sản lượng ổn định, chất lượng tốt. Thứ hai, là cũng trong năm
nay công ty đã hoàn thiện được hệ thống phân phối của công ty, làm sản
phẩm của công ty vươn tới 50 tỉnh thành trên cả nước. Thứ ba là hoạt động
quảng cáo, chiêu thị đã bắt đầu có hiệu quả, công ty đã có vị trí trên thị
trường cũng như trong long khách hàng hay người tiêu dùng. Và hiển nhiên
sau một năm phát triển vũ bão, sang năm tiếp theo tức là năm 2011 thì công

ty đã đi vào quỹ đạo phát triển ổn định với sự tăng trưởng 16,88%. Sự tăng
trưởng cao của DT thuần bán hàng đã kéo theo tổng doanh thu của công ty
tăng trưởng mạnh mẽ.
+ Thứ hai là: doanh thu từ hoạt động tài chính ( DT hoạt động TC). Nguồn thu
này chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu tổng doanh thu của công ty, chỉ
chiếm trung bình 0,018%. Và đang có xu hướng giảm dần về tỉ trọng từ
0,04% vào năm 2009 xuống còn 0,005% vào năm 2011. Đây cũng là nguồn
thu duy nhất trong ba nguồn có sự tăng trưởng âm vào năm 2011. Nhưng vì
chiếm tỉ trọng quá nhỏ nên DT hoạt động TC cũng không ãnh hưởng nhiều
đến xu hướng tăng của tổng doanh thu.
+ Cuối cùng là: thu nhập khác. Đây là nguồn thu chiếm tỉ trọng khá nhỏ, và
không đều. nhưng đang có xu hướng tăng lên qua các năm, thì vào năm 2011
lại tăng trưởng đến 299,8 %. Trung bình trong 3 năm thì thu nhập khác
chiếm 0.58% tổng doanh thu của công ty.
− Như vậy qua 3 năm, tổng doanh thu của công ty luôn đạt giá trị cao và tăng qua
hằng năm. Đặc biệt là nguồn doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
luôn giữ được mức tăng trưởng mạnh đã kéo theo tổng doanh thu tăng trưởng
ổn định qua từng năm hoạt động.
2.1.2 Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
− Như đã trình bày sơ qua trong phần phân tích tổng doanh thu, thì DT thuần bán
hàng luôn chiếm tỉ trọng cao nhất hay có thể nói là hầu như toàn bộ tổng doanh
thu của công ty TNHH dược phẩm An Thiên được đóng góp bởi doanh thu bán
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 17
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
hàng và cung cấp dịch vụ (DT bán hàng). Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng theo
dõi bảng sau:

− Thông qua những tính toán sơ bộ ở bảng thống kê trên, ta có thể dễ dàng nhận
thấy rằng, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công công ty tăng
trưởng mạnh mẽ qua các năm.

− Nếu như vào năm 2009 DT bán hàng của công ty đạt 112.762 triệu đồng thì
sang năm 2010 DT bán hàng của công ty đã có bước nhảy vọt đạt 223.145 triệu
đồng, tức là tăng thêm 110.383 triệu đồng hay 97,89%. Có thể nói năm 2010
DT bán hàng đạt mức tăng trưởng cao nhất trong các năm vừa qua. Và năm
tiếptheo, năm 2011 thì DT bán hàng của công ty không còn sự đột biến như vậy
nữa mà đã tăng trưởng một cách phù hợp hơn, trong năm này công ty đã tăng
trưởng 17,49% tương đương với tăng thêm 39.036 triệu đồng, đạt mức cao nhất
trong giai đoạn này ( giai đoạn từ 2009 đến 2011).
− Mức doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ này luôn tăng qua các năm này
đối với một công ty mới được thành lập như công ty TNHH dược phẩm An
Thiên thì thật là ấn tượng. Để đạt được điều này là do:
+ Thứ nhất: công ty đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động chiêu thị, giới
thiệu quảng bá thương hiệu của công ty cũng như những dòng sản phẩm của
công ty đến với người tiêu dùng cũng như các nhà phân phối, nhà thuốc ở
các tỉnh thành trên cả nước. mục đính là để thương hiệu, hình ảnh của công
ty được biết đến nhiều hơn, giúp công ty có thêm những khách hàng hay
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 18
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
người tiêu dùng mới. Trong những năm qua, công ty đã tích cực tham gia
các hội thảo, triển lãm, hội nghị chuyên đề giới thiệu về các sản phẩm của
công ty. Thông qua đó các sản phẩm chủ lực của công ty như các loại thuốc
đặc trị bệnh tim mạch, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị xương khớp, và các
trang thiết bị y tế được giới thiệu và quảng bá rộng rãi đến các bệnh viện
( khách hàng quan trọng của công ty), và các nhà thuốc, công ty dược phẩm.
nhờ vậy mà lượng đặt hàng cũng như các hợp đồng thương mại mà các đơn
vị mua sỉ này luôn tăng cao qua tùng năm. Công ty cũng đã tăng cường hoạt
động quảng bá sản phẩm qua nhiều phương tiện truyền thông một cách có
hiệu quả, và đặc biệt công ty đã xây dựng một trang web của riêng công ty
một các đơn giản nhưng đầy đủ thông tin về công ty và sản phẩm thuận tiện
cho việc tra cứu và tìm hiểu hay liên hệ của khách hàng.

+ Thứ hai: công ty đã không ngừng hoàn thiện kênh phân phối của công ty, với
sự cố gắng không ngừng vào đầu năm 2010 công ty đã mở một chi nhánh tại
Hà Nội và 20 văn phòng giao dịch tại các tỉnh thành khác nhằm tạo sự thuận
tiện cho việc phân phối, quảng bá, và giới thiệu sản phẩm của công ty.
Thành tựu lớn nhất mà côngty đã đạt được là sản phẩm của công ty đã có
mặt ở 50 tỉnh, thành phố trên cả nước. Điều này là một trong những động
lực khiến cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2010 có
một bước nhảy vọt.
+ Thứ ba: hoạt động sản xuất kinh doanh của không ngừng được mở rộng. hơn
nữa trong giai đoạn 2009-2011 ngành dược nước ta tăng trưởng rất nhanh cả
về doanh số và sản lượng cũng như chủng loại. Cụ thể trong năm 2009 đạt
1,6 tỉ USD, năm 2010 tăng trưởng đạt 15,6%, và trong năm 2011 đạt 16%.
Hòa với xu thế phát triển của cả ngành, công ty đã không ngừng mở rộng
quy mô sản xuất, trong năm 2009 công ty đã đưa thêm 2 dây chuyền sản
xuất hiện đại vào hoạt động và năm 2010 tiến hành khỏa sát và lắp đặt thêm
3 dây chuyền sản xuất mới và chúng được đưa vào sử dụng trong năm 2011.
Với việc mở rộng sản xuất thì sản lượng sản phẩm sản xuất được của công
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 19
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
ty tăng cao và sản phẩm của công ty được người tiêu dùng sử dụng nhiều
làm cho doanh thu của công ty tăng cao qua các năm.
+ Thứ tư: công ty cũng mở rộng hoạt động nhập khẩu các loại thuốc tân dược
và trang thiết bị y tế. Đặc biệt là các loại thuốc đặc trị về tim mạch, tiểu
đường hay ung thư, cũng như các trang thiết bị phục vụ cho công tác khám
chữa bệnh mà ngành dược trong nước chưa sản xuất được, hay sản lượng
trong nước chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Do vậy những mặt hàng luôn được
tiêu thụ mạnh và đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy DT bán hàng
tăng trưởng nhanh.
− Như vậy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty luôn tăng trưởng
mạnh qua các năm là do hoạt động sản xuất kinh doanh của côngty luôn được

duy trì và mở rộng qua các năm. Cộng với sự hiệu quả của chiến lược chiêu thị
quảng bá cũng như kênh phân phối rộng khắp, lượng tiêu thụ luôn tăng mạnh
qua mỗi năm đã giúp cho công ty đạt dược mức doanh thu này.
− Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty được hình thành nhờ hai
nguồn sản phẩm chính là sản phẩm tự sản xuất(S/P sản xuất) và sản phẩm nhập
khẩu(S/P nhập khẩu). Dưới đây là bảng thống kê tình hình tiêu thụ của công ty:
Dựa vào bảng thống kê tình hình tiêu thụ trong 3 năm qua, thì DT bán hàng
có nguồn gốc là tự sản xuất luôn chiếm tỉ trọng cao hơn trong cơ cấu hàng bán
của công ty. Nhưng các sản phẩm có nguồn gốc từ nhập khẩu cũng đóng một
vai trò quan trọng trong DT bán hàng của công ty và có xu hướng ngày càng
tăng cao chứng tỏ trong những năm gần đây công ty đã gia tăng nhập những
mặt hàng dược từ nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhưng đây có
thể làm công ty lệ thuộc rất nhiều vào các mặt hàng nhập khẩu, giảm khả năng
tự sản xuất cũng như có nguy cơ không có sự đầu tư nghiên cứu phát triển các
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 20
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
sản phẩm mới. Vì vậy công ty nên tập trung vào nghiên cứu và tự sản xuất các
mặt hàng mới như các loại thuốc đặc trị để giảm lệ thuộc vào nhập khẩu.
− Ngoài ra dựa vào” bảng 2.2 thống kê doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
trong 3 năm” ta nhận thấy rằng: DT thuần bán hàng là khoản doanh thu thực tế
mà công ty nhận được từ hoạt động kinh doanh. Trong ba năm qua DT thuần
bán hàng của công ty có sự tăng trưởng mạnh. Năm 2009 DT thuần bán hàng
của công ty đạt 93.259 triệu đồng, sang năm 2010 Khoản doanh thu này đã tăng
133,7% so với năm 2009, và năm 2011 thì tăng 16,88% so với năm 2010. Do
DT thuần bán hàng là khoản thu nhập thực tế sau khi trừ đi các khoản giảm trừ,
nên nó phụ thuộc vào DT bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu.
+ Trong giai đoạn 2009-2011, thì vào năm 2009, công ty có tỉ trọng các khoản
giảm trừ doanh thu là lớn nhất, chiếm 17,3% so với doanh thu bán hàng
tướng ứng với gia trị là 19.530 triệu đồng. Trong đó khoản “hàng bán bị trả
lại” chiếm nhiều nhất với trị giá là 9056 triệu đồng, chiếm 8,03% doanh thu

bán hàng, tiếp theo đó là khoản “giảm giá hàng bán” với trị giá 8.325 triệu
đồng và cuối cùng là chiết khấu thương mại với trị giá 2.122 triệu đồng. Lý
do công ty có các khoản giảm trừ doanh thu lớn như vậy là vì vào năm 2009
công ty mới chỉ hoạt động được 2 năm, vì vậy công ty thiếu kinh nghiệm
trong sản xuất cũng như kinh doanh, sản phẩm mà công ty tự sản xuất bị trả
lại rất nhiều do không đảm bảo chất lượng hay hư hỏng trong khâu vận
chuyển vì hệ thống phân phối, kho, xe chuyên dụng chưa có đầy đủ nên dễ
bị hư hao trong quá trình vận chuyển. Hơn nữa vì mới đi vào hoạt động nên
công ty chưa có đủ khả năng nghiên cứu phát triển các mẫu mã mới, nên
công ty phải giảm giá rất nhiều cho các mặt hàng sản xuất ra nhưng có mẫu
mã, bao bì cũ kỹ. Ngoài ra vì mới bắt đầu kinh doanh nên công ty tập trung
bán sỉ nhiều loại sản phẩm khiến cho mức chiết khấu thương mại của công
ty khá cao so với các công ty khác. Chính những điều này đã ảnh hưởng rất
nhiều đến doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty. Vì vậy
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 21
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
dễ hiểu khi mà vào năm này công ty có DT thuần bán hàng thấp nhất trong
giai đoạn này.
+ Nhưng khi sang đến những năm tiếp theo là năm 2010 và 2011, khi mà
côngty hoạt động ổn định hơn, hệ thống phân phối được hoàn thiện. Nên
doanh thu bán hàng của công ty có sự tăng trưởng mạnh ( đột biến vào năm
2010 với mức tăng 97,98%) trong khi đó các khoản giảm trừ doanh thu lại
tụt giảm mạnh, với năm 2010 so với 2009 thì “ hàng bán bị trả lại và giảm
giá hàng bán” tăng trưởng với con số âm tương ứng là -86,2% và -94,5% và
chỉ còn chiết khấu thương mại là tăng 64,37%. Tong hợp lại trong năm 2010
thì các khoản giảm trừ doanh thu chỉ còn chiếm 2,329% doanh thu bán hàng.
Tương tự như vậy thì trong năm 2011 các khoản giảm trừ doanh thu chỉ
chiếm 2,838% doanh thu bán hàng. Có được sự cắt giảm các khoản giảm trừ
doanh thu này là do công ty đã hoạt động ổn định, sản phẩm sản xuất ra đảm
bảo chất lượng, mẫu mã mới, hệ thống phân phối khá hoàn thiện làm cho

sản phẩm vận chuyển ít bị hư hao,… Trong hai năm này thì duy chỉ có chiết
khấu thương mại là tăng trưởng với con số dương, vì doanh nghiệp vẫn chú
trọng bán sỉ, hơn nữa các bệnh viện, nhà thuốc, khách hàng của công ty
luôn mua với số lượng lớn, năm sau cao hơn năm trước nên khiến cho khỏa
chiết khấu thương mại luôn luôn tăng. Hơn nữa cũng là vì công ty muốn
chiếm lĩnh một phần thị trường mà các công ty khác đã chiếm. Với sự tụt
giảm của các khoản giảm trừ cộng với doanh thu bán hàng tăng mạnh nên
hiển nhiên DT thuần bán hàng của công ty chiếm tỉ trọng lớn ( trung bình
trên97%) và tăng trưởng mạnh mẽ và có phần đột biến vào năm 2010.
2.1.3 Phân tích doanh thu hoạt động tài chính
− Doanh thu hoạt động tài chính là khoản thu nhập chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong
cơ cấu tổng doanh thu, tuy nhiên rất quan trọng bởi nó phản ánh kết quả kinh
doanh tài chính của công ty. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty được
hình thành từ ba nguồn là lãi tiền gửi, lãi do chênh lệch tỉ giá và doanh thu hoạt
động tài chính khác ( DTHĐTCK). Dựa vào bảng “ bảng 2.1 thống kê tình hình
tổng doanh thu qua ba năm 2009, 2010, 2011” ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 22
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
doanh thu hoạt động tài chính chỉ chiếm một phần rất nhỏ, trung bình chiếm
0,018% trong cơ cấu tổng doanh thu với giá trị lần lượt trong ba năm là 34 triệu,
198 triệu và 138 triệu đồng. Điều này cho thấy rằng với mức doanh thu hoạt
động tài chính này thì gần như không có ảnh hưởng đến tổng doanh thu của
công ty. Như trong năm 2010 doanh thu hoạt tài chính của công ty tăng trưởng
482,4 % nhưng tổng doanh thu chỉ tăng trưởng 133,1% trong khi DT thuần bán
hàng đã tăng 133,7%. Nguyên nhân của tình trạng này là do cả ba nguồn thu
của doanh thu hoạt động tài chính là rất thấp. Vì công ty đang trong thời kỳ tập
trung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, đầu tư trang thiết, dây chuyền sản
xuất, nên nguồn vốn dành cho hoạt động tài chính là rất thấp. Vậy nên trong
các năm tiếp theo khi mà hoạt động sản xuất kinh doanh đã ổn định công ty nên
dành thêm nguồn vốn cho hoạt động tài chính,để khoản thu nhập này chiếm tỉ

trọng cao hơn trong cơ cấu tổng doanh thu.
2.1.4 Phân tích thu nhập khác
− Cũng giống như doanh thu từ hoạt động tài chính thì thu nhập khác của công ty
chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng doanh thu, chưa vượt qua 1% tổng
doanh thu. Thu nhập khác cao nhất của công ty cũng chỉ chiếm 0.995% tổng
doanh thu vào năm 2011. Tuy nhiên, thu nhập khác có sự tăng trưởng mạnh
trong năm 2011 tăng 299,8% với giá trị tăng thêm là 1907 triệu đồng sau khi có
sự tăng trưởng 18,22%vào năm 2010. Nguyên nhân là do thu nhập khác dược
cấu thành bởi các khoản thu nhập bất thường như thanh lý tài sản cố định, tiền
phạt được hưởng do đối tác vi phạm hợp đồng,… mà công ty thì mới đi vào
hoạt động nên trong những năm 2009, 2010 thì công ty tập trung vào đầu tư chứ
ít có tài sản cố định hết thời gian hoạt động, để thanh lý. Tuy nhiên vào năm
2011 tức là sau 4 năm đi vào hoạt động thì bắt đầu đã có những tài sản cố định
hết đời sống hay hoạt động không hiệu quả nên công ty đã đem đi bán thanh lý.
Đây cũng chính là lý do mà vào năm 2011 có sự nhảy vọt trong thu nhập khác.
2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ
2.2.1 Phân tích giá vốn hàng bán
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 23
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
− Giá vốn hàng bán của công ty bao gồm các chi phí sản xuất như : chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp ( CP NVL TT), chi phí nhân công trực tiếp (CP NC
TT), chi phí sản xuất chung, giá vốn khác ( giá vốn hàng nhập khẩu bán trong
năm). Sau đây là bảng thống kê thàng phần hình thành giá vốn hàng bán trong
ba năm qua:
Và để thuận tiện cho công việc phân tích cũng như theo dõi số liệu, sau đây
là bảng thống kê tình hình tổng chi phí trong giai đoạn 2009-2011, tổng chi phí
của công ty bao gồm giá vốn hàng bán (GV hàng bán), chi phí bán hàng và quản
lý doanh nghiệp ( CP BH-QLDN), chi phí hoạt động tài chính (CP tài chính),
chi phí khác.
− Thông qua hai bảng thống kê trên, thấy rằng trong cơ cấu tổng chi phí của công

ty thì giá vốn hàng bán chiếm một tỉ trọng lớn nhất, luôn chiếm trên 85% tổng
chi phí của công ty, năm có chi phí giá vốn lớn nhất là năm 2011 với gia trị
222.003 triệu đồng tương ứng với 88,2%tổng doanh thu . Và luôn có xu hướng
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 24
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP II
gia tăng qua các năm, năm 2010 tăng 139,2% so với năm 2009, năm 2011 tăng
18,66% so với năm 2010. Với đà tăng của giá vốn hàng bán cộng với tỉ trọng
của nó trong cơ cấu tổng doanh thu đã khiến nó có ảnh hưởng rất lớn tới tổng
chi phí của công ty, sự biến động tăng của giá vốn làm cho tổng chi phí của
công ty tăng theo. Như trong năm 2010 giá vôn hàng bán gia tăng đột biến
( tăng 139,2% so với năm 2009) thì tương ứng tổng chi phí của công ty cũng đã
tăng 133,8% . Sang năm tiếp theo, năm 2011, giá vốn hàng bán tăng 18,66% thì
tổng chi phí cũng tăng 17,68% ( Có sự khác biệt trong tăng trưởng của giá vốn
và tổng chi phí là do trong tổng chi phí còn có các chi phí khác như chi phí bán
hàng, chi phí tài chính, tuy chiếm tỉ trọng nhỏ hơn nhưng cũng có ảnh hưởng
nhất định đến tổng chi phí.). Lý do của sự tăng trưởng mạnh của chi phí giá vốn
hàng bán trong giai đoạn 2009-2011, là do năm 2010 và 2011, công ty đã đi vào
sản xuất ổn định với sản lượng tăng hằng năm khiến cho CP NVL TT, CP NC
TT,… tăng theo cùng với đó trong giai đoạn này các mặt hàng dược phẩm nhập
khẩu cũng được tiêu thụ mạnh nên công ty gia tăng nhập khiến cho giá trị mua
và chi phí mua tăng theo. Để có thể hình dung rõ hơn, chúng ta sẽ đi vào phân
tích từng chi phí cấu thành nên giá vốn hàng bán.
2.2.1.1 Phân tích sự biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
− Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào quan trọng nhất chiếm trung bình trên 45%
giá vốn hàng bán (các mặt hàng tự sản xuất) và chiếm trung bình 33,1% tổng
giá vốn hàng bán của công ty. Vì vậy nếu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng
mạnh sẽ tác động đến sự gia tăng của giá vốn hàng bán. Trong ba năm qua, chi
phí nguyên vật liệu tăng mạnh qua hàng năm như năm 2010/2009 tăng 80,785%
tương ứng với giá trị tăng thêm là 23670 triệu đồng, năm 2011/2010 tăng
40,353%. Điều này là một trong những yếu tố đưa giá vốn hàng bán của công ty

không ngừng tăng cao.
− Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất thuốc của công ty chủ yếu được nhập khẩu
từ nước ngoài tại các công ty hóa dược nổii tiếng ở Mỹ, Canada, Ấn Độ, hay
Nhật Bản,
SVTH: TRẦN HẢI HÀ Trang 25

×