Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

CHUYÊN ĐỀ :KINH NGHIỆM NHỎ HIỆU QUẢ LỚN CHO NÔNG DÂN TRỒNG CÂY CẢNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.39 KB, 28 trang )

1

NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG TRONG
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI


I. CÁCH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI
1. Lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại hợp lý
Chuồng nuôi xây dựng phải được đảm bảo mỹ quan,
tách biệt với nơi sinh hoạt của con người, không bị gió lùa;
thuận tiện cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phải giữ ấm
vào mùa đông, mát về mùa hè; thuận tiện về nguồn nước và
tiện cho công tác thu gom xử lý chất thải. Chuồng trại phải
được xây xa đường giao thông chính, tránh được tiếng ồn và
những hoạt động qua lại của con người.
2. Mật độ và diện tích chuồng nuôi
Mật độ nuôi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến năng suất và sức đề kháng bệnh của vật nuôi, song
hầu như ít được tuân thủ một cách nghiêm ngặt trong tổ chức
bố trí sản xuất, do đó đã tạo ra một môi trường kém về độ
thông thoáng, dễ phát sinh dịch bệnh và khả năng lây nhiễm
bệnh cao.
2

Đối với từng loại gia súc, gia cầm đều có những khuyến
cáo quy định về mật độ chăn nuôi và diện tích tối thiểu để
đảm bảo cho sản xuất đạt hiệu quả tối ưu. Đối với đại gia súc,
mật độ nuôi nên đảm bảo từ 3-5m
2
/con, tiểu gia súc từ 0,5-
2m


2
/con, gia cầm 9-10con/m
2
đối với gà thịt và 4-5con/m
2
đối
với gà giống.
3. Bố trí, sắp xếp các dãy chuồng nuôi hợp lý
Trong một trang trại chăn nuôi hoặc một hộ sản xuất khi
xây dựng chuồng trại cần đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa
các dãy chuồng từ 5-7m, như vậy sẽ thuận tiện trong quá trình
sản xuất, dễ áp dụng các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng,
thuận tiện cho việc cách ly để điều trị khi có dịch bệnh xảy ra
và phân tách được các lứa tuổi vật nuôi theo từng dãy chuồng.
Thông thường đối với nông hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ thì
chuồng nuôi nên chia thành các ngăn để thuận tiện cho việc
thực hiện các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và công tác
phòng trị bệnh.
4. Xây dựng công trình xử lý chất thải
Đối với chăn nuôi quy mô lớn và theo phương thức công
nghiệp nên xây hầm biogas là biện pháp hữu hiệu để xử lý
chất thải và tận dụng được nguồn chất đốt cho sinh hoạt.
Đối với chăn nuôi quy mô nông hộ nhỏ lẻ thì trong quy
hoạch chuồng nuôi phải xây dựng bể chứa chất thải lỏng và ủ
phân. Hàng ngày tiến hành thu gom phân rác để tập trung về
hố ủ hoai mục trước khi sử dụng bón cho cây trồng (xử lý
phân và các chất thải rắn bằng cách trộn lẫn với vôi bột + đất
bột + phân lân + lá phân xanh hoặc trấu, ủ hoai mục). Nền
3


chuồng nuôi và hố xử lý chất thải phải được xây và láng xi-
măng để dễ dàng cho quá trình cọ rửa vệ sinh và tránh được
sự thẩm thấu chất lỏng ra ngoài môi trường, tạo được độ yếm
khí của hố ủ, giúp phân chóng hoai mục. Đối với chất thải
lỏng tiến hành xử lý tại bể chứa bằng vôi bột hoặc các chất
hoá học sát trùng trước khi dẫn ra ao nuôi cá hoặc tưới nước
cho cây trồng (ngoài ra có thể xây dựng hệ thống bể lắng lọc
có trồng cỏ thuỷ sinh và bèo tây để xử lý).
5. Công tác vệ sinh chuồng trại
Ngoài việc hàng ngày tiến hành dọn vệ sinh phân rác và
nước tiêu vật
nuôi, thì cần
định kỳ hàng
tuần quy định 1
ngày thực hiện
tổng vệ sinh
chuồng trại và
khu vực chăn
nuôi, thu gom
rác về nơi quy
định để đốt và phun khử trùng khu vực chăn nuôi bằng thuốc
sát trùng để tiêu diệt nguồn mầm bệnh cư trú hoặc tiềm ẩn
trong môi trường.
6. Trồng cây xanh
Xung quanh khu vực chăn nuôi tiến hành trồng cây xanh
để tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng, ngoài ra
cây xanh còn quang hợp hút khí CO
2
và thải khí O
2

rất tốt cho
4

môi trường chăn nuôi. Nên trồng các loại cây như: nhãn, vải,
keo dậu, muồng,
Như vậy, công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi là
một trong những yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng
sản phẩm vật nuôi, giữ gìn môi trường sinh thái. Tuy nguồn
chất thải của vật nuôi có những ảnh hưởng không nhỏ đến
môi trường và hiệu quả chăn nuôi song bên cạnh đó nếu
chúng ta tuân thủ và xử lý triệt để nguồn chất thải thì đây là
nguồn phân hữu cơ chủ yếu để phục vụ cho ngành trồng trọt,
góp phần đẩy mạnh phát triển song song giữa trồng trọt và
chăn nuôi, tạo ra môi trường trong sạch và bảo vệ sức khoẻ
con người.

II. VÀI KINH NGHIỆM CHỐNG NÓNG CHO GIA SÚC,
GIA CẦM
1. Kinh nghiệm 1
Ngày nắng nóng, cần tăng cường khẩu phần ăn cho bò.
Mùa hè nắng nóng, nhiệt độ môi trường trên 35
0
C là một
trong số những yếu tố
bất lợi trong chăn
nuôi, nhất là chăn
nuôi tập trung. Mật
độ cao, gia súc, gia
cầm thường ăn, ngủ
kém, ốm yếu, mất cân

bằng chất điện giải,
dẫn đến rối loạn quá
5

trình trao đổi chất.
Do sức đề kháng bị suy giảm, năng suất thịt, trứng, sữa
bị giảm, các loại dịch bệnh như tiêu chảy, lỵ, E.coli, phó
thương hàn, viêm phổi, dịch tả, tụ huyết trùng, cầu trùng
phát sinh, lây lan, gây tử vong và thiệt hại về kinh tế không
nhỏ cho các cơ sở chăn nuôi.
Để hạn chế ảnh hưởng xấu của stress nhiệt, ngoài yếu tố
chuồng trại thoáng mát và có thiết bị quạt chống nóng, bà con
cần chú ý một số việc sau:
- Mật độ nuôi
Nên giảm mật độ nuôi so với mật độ khuyến cáo, nhất là
gia súc, gia cầm nuôi nhốt: bò sữa tối thiểu 6-7m
2
/con, bò thịt
4-5m
2
/con; heo nái 3-4m
2
/con, heo thịt 2m
2
/con; dê, cừu sinh
sản 1,8-2m
2
/con, dê, cừu hậu bị và nuôi thịt 0,5-1m
2
/con; gà

con úm 50-60 con/m
2
, gà thịt 10-15 con/m
2
, gà giống, gà đẻ
3-5 con/m
2
và có thêm sào đậu cho gà. Số lượng máng ăn,
máng uống cũng cần tăng thêm.
- Chế độ ăn, uống
Ngày nắng nóng
nhiệt độ, ẩm độ trong
chuồng cao, gia súc, gia
cầm phải chống đỡ với
những điều kiện môi
trường tiểu khí hậu bất
lợi. Vì vậy, cần phải
đặc biệt quan tâm đến
công tác chăm sóc nuôi
6

dưỡng.
Tăng cường khẩu phần ăn xanh như rau cỏ tươi, củ quả
và các loại sinh tố, nhất là sinh tố C.
Tăng cường thức ăn giàu đạm, giảm tinh bột, mỡ, đường
trong khẩu phần.
Tăng cường cho ăn đêm hay sáng sớm hoặc chiều mát;
hạn chế cho ăn ngày, nhất là buổi trưa, khi trời nắng nóng.
Thường xuyên cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho gia súc,
gia cầm uống, nhưng không làm ẩm ướt nền chuồng.

- Chăm sóc
Tắm chải cho gia súc 1-2 lần/ngày để giảm nhiệt cho cơ
thể và định kỳ vệ sinh thân thể phòng chống các bệnh ngoài
da bằng dung dịch Diptérex, Virkon.
Đối với vật nuôi sơ sinh hay còn theo mẹ, cần giữ khô
ráo, tuyệt đối không làm ẩm ướt nền chuồng.
Hạn chế gây xáo trộn đàn gà trong những ngày nắng
nóng.
- Tăng cường sức đề kháng
Để phòng chống stress nhiệt cho gia súc, gia cầm những
ngày nắng nóng cần bổ sung vào nước uống B-complex, hỗn
hợp sinh tố, nhất là sinh tố C, các chất điện giải (như vitamin
C AT111, Multivitamin AT112, Acid-Pak-4Way ) hoặc
nước pha muối với nồng độ 1% (10-15g muối/lít nước).
- Vệ sinh phòng bệnh
Tăng cường vệ sinh tẩy uế chuồng trại, trang thiết bị,
đệm lót, dụng cụ phục vụ chăn nuôi, thay lớp đệm lót đã dùng
7

trong đợt nắng nóng trước, sát trùng định kỳ, phát hiện sớm
bệnh cho gia súc, gia cầm.
2. Kinh nghiệm 2
- Đối với gia cầm
Chuồng trại thoáng mát (nên chọn hướng đông nam, lợp
mái chuồng bằng ngói hoặc lá cọ). Nền chuồng sạch sẽ, có
phên che nắng xung quanh, hàng ngày phun nước lên mái
chuồng để hạ bớt nhiệt. Trong chuồng lắp đặt quạt điện, hệ
thống thông gió. Xung quanh chuồng trồng cây xanh tạo bóng
mát.
Nhốt vật nuôi với mật độ vừa phải, ví dụ: đối với gà: úm

50-60 con/m
2
, gà 0,5-1kg nhốt 20-30 con/m
2
, gà 2-3kg nhốt
7-10 con/m
2
. Nếu quá
nóng có thể thả gà ra
vườn, gốc cây quanh
chuồng.
Tăng sức đề kháng cho
gia cầm bằng cách cho
uống B-complex (đặc biệt
là Vitamin C), chất điện
giải. Phòng bệnh cho gia cầm bằng các loại vắc-xin: dịch tả
vịt, Lasota, Gumboro, Newcastle gà, tụ huyết trùng… để tăng
khả năng miễn dịch chống lại các loại bệnh nguy hiểm.
- Đối với lợn
Chuồng trại áp dụng như đối với gia cầm.
Mật độ nuôi nhốt là 2m
2
/con.
8

Cần tắm cho lợn 1-2 lần/ngày, cho uống đủ nước, trộn
B-complex, chất điện giải (đặc biệt là Vitamin C) vào thức ăn
để giải nhiệt.
Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin: phó thương hàn lợn
con, dịch tả, tụ huyết trùng… để tăng khả năng miễn dịch.

- Đối với trâu, bò, dê
Buổi sáng đi chăn thả sớm: 6 giờ thả, 9 giờ về; buổi
chiều chăn thả muộn: 4 giờ thả, 6 giờ về chuồng. Nên buộc ở
những nơi có cây xanh bóng mát cho trâu, bò nghỉ ngơi.
Mật độ nuôi nhốt đối với trâu bò thịt: 4-5m
2
/con, dê 1,8-
2m
2
/con.
Cho uống đủ nước, bổ sung Vitamin C. Tiêm phòng đầy
đủ vắc xin theo qui định.
Nên tắm chải cho trâu bò 1-2 lần/ngày để giảm nhiệt cho
cơ thể và định kỳ vệ sinh thân thể, phòng chống các bệnh
ngoài da.

9

III. BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHO GIA SÚC, GIA
CẦM TRONG MÙA MƯA BÃO
Mưa bão là yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe gia súc,
gia cầm. Mặt khác khi mưa to có thể gây ngập úng cục bộ
hoặc lụt trên diện rộng, tạo cơ hội phát tán mầm bệnh, là điều
kiện thuận lợi để phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia
cầm. Vì vậy, chăm sóc gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão
để tăng khả năng chống chịu các tác động bất lợi của thời tiết
và sự đe dọa của dịch bệnh là rất cần thiết. Do vậy, bà con
trong các nông hộ chăn nuôi cần cần thục hiện một số biện
pháp sau:
1. Chuồng trại

Vị trí xây dựng chuồng nuôi nên chọn nơi cao ráo,
thoáng mát. Chuồng trại phải chắc chắn, chống dột, ngập lụt,
có tấm che chắn mưa gió để bảo vệ gia súc, gia cầm khi mưa
to, gió lớn; phù hợp với số lượng, đặc tính, lứa tuổi gia súc,
gia cầm.
Kiểm tra hệ thống thoát nước chung của cả khu vực, đặc
biệt phải củng cố hệ thống thoát nước thải, nơi chứa chất thải
để hạn chế ô nhiễm khi mưa to hoặc ngập lụt. Khu chứa chất
thải (phân, rác và nước thải) phải xa chuồng nuôi, cuối hướng
gió, vị trí thấp và xa nguồn nước ngầm, trường học, bệnh
viện.
Nên có hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi hoặc định kỳ
rắc vôi bột phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi gia súc,
gia cầm.
10

Ở những vùng đất trũng, nền chuồng phải tôn cao để tránh
ngập úng. Trường hợp mưa to, có thể gây ngập úng chuồng
trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, hộ chăn nuôi phải có phương
án di dời đàn vật nuôi lên nơi cao để tránh ngập, úng. Khi
nước rút tổ chức cọ rửa, quét dọn vệ sinh chuồng trại, môi
trường chăn nuôi, thu gom chất thải, sau đó tiến hành phun
khử trùng tiêu độc bằng các chất sát trùng để tiêu diệt mầm
bệnh ngoài môi trường.
2. Chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm
Tăng cường công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gia
súc, gia cầm nhằm nâng cao sức đề kháng, phòng chống lại
các tác động bất lợi của thời tiết, hạn chế phát sinh dịch bệnh.
Thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, phù hợp với
giống, lứa tuổi, tính biệt và mục đích sản xuất của từng loại

gia súc, gia cầm. Dự trữ nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm
đảm bảo đầy đủ trong mùa mưa bão, cụ thể.
- Đối với trâu, bò: cần dự trữ thức ăn xanh, có thể phơi
khô, ủ chua rơm rạ, cỏ khô, thân cây bắp.
- Đối với lợn, gia cầm: dự trữ thức ăn tinh và trong thức ăn
thành phần phải đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp với từng
giai đoạn phát triển của gia súc, gia cầm. Thức ăn dự trữ cần
bảo quản ở những nơi khô ráo để tránh ẩm mốc.
Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa vào
thức ăn khi thời tiết bất lợi, để tăng cường sức đề kháng và
phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi.
11

Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống, có thể sử dụng
Chloramin-B, T để khử trùng nước đối với những nơi nguồn
nước bị ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước cho vật nuôi.
3. Phòng bệnh cho gia súc, gia cầm
Gia súc, gia
cầm để lạnh chân,
nuôi trong môi
trường ẩm ướt sẽ rất
dễ mắc bệnh. Vì vậy,
phải luôn để gia súc,
gia cầm nơi khô ráo,
sạch sẽ bằng mọi
biện pháp.
Tăng cường vệ sinh phòng bệnh cho gia súc, gia cầm:
thường xuyên quét dọn, vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài
chuồng nuôi; vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn
nuôi; định kỳ, tuần 1-2 lần phun thuốc sát trùng tẩy uế

chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi để tiêu diệt
mầm bệnh bằng vôi bột hoặc các loại thuốc sát trùng như
Benkocid, Han-Iodine. Khi sử dụng, người chăn nuôi cần
phải xem kỹ nhãn mác trên chai thuốc để biết nồng độ thuốc
để pha, phương pháp sử dụng. Nên chọn những loại thuốc sát
trùng có hoạt phổ rộng để tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn,
vi rút, nấm, thời gian diệt trùng nhanh, hoạt lực kéo dài, ổn
định và chi phí thấp, ít ảnh hưởng đến gia súc, gia cầm.
Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin, tổ chức tiêm phòng
đầy đủ và đúng lịch các vắc xin phòng chống bệnh cho đàn
12

vật nuôi, cụ thể:
Đối với trâu, bò: tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, lở
mồm long móng.
- Đối với lợn:
tiêm phòng dịch tả
lợn, tụ huyết trùng,
phó thương hàn, lở
mồm long móng, tai
xanh.
- Đối với gia cầm:
vịt, ngan cần tiêm
phòng dịch tả vịt,
viêm gan do vi rút, cúm gia cầm, tụ huyết trùng; gà cần tiêm
phòng vacxin Niu-cát-xơn, Gumboro, cúm gia cầm, tụ huyết
trùng.
Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt
phát hiện sớm những bất thường trên đàn gia súc, gia cầm
như uể oải, ủ rũ, kém ăn. Kiểm tra lượng thức ăn, nước uống

tiêu thụ hàng ngày của gia súc, gia cầm để biết được tình
trạng sức khoẻ đàn gia súc, gia cầm. Cách ly kịp thời những
vật nuôi có biểu hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu
cần thiết, không được bán hoặc phát tán gia súc, gia cầm ốm,
chết và chất thải của chúng ra môi trường xung quanh. Khai
báo ngay với nhân viên thú y xã, trưởng thôn và chính quyền
địa phương hoặc trạm Thú y cấp huyện khi nghi ngờ gia súc,
gia cầm mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm gia
13

cầm, lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở lợn để được
hướng dẫn phòng, chống.
Chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh của
chính quyền địa phương và quy định của pháp luật về thú y.
Hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm phải thực hiện tốt: không giấu
dịch; không bán chạy gia súc, gia cầm bị bệnh; không vận
chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm bị
bệnh; không ăn thịt gia súc, gia cầm ốm, chết hoặc không rõ
nguồn gốc; không vứt xác gia súc, gia cầm ốm, chết ra ngoài
môi trường xung quanh.
Phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm nhất là
trong mùa mưa bão cần được các hộ chăn nuôi tổ chức thực
hiện thường xuyên, liên tục và cần được sự quan tâm từ các
cấp quản lý để đảm bảo an toàn dịch bện gia súc, gia cầm và
giảm bớt thiệt hại cho người chăn nuôi.

VI. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ĐÀN GIA
SÚC TRONG MÙA MƯA LŨ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

14


Vào mùa mưa ngành chăn nuôi gia súc bị ảnh hưởng
rất nhiều do thiếu thức ăn và dịch bệnh, trong đó dịch bệnh
là yếu tố gây thiệt hại lớn trên đàn gia súc. Để giảm thiệt hại
cho đàn gia súc người chăn nuôi cần biết cách phòng chống
các bệnh thường gặp trên gia súc trong mùa mưa như
chướng hơi dạ cỏ ở loài nhai lại, hội chứng ỉa chảy, bệnh tụ
huyết trùng, bệnh ký sinh trùng,…
1. Hội chứng ỉa chảy
- Nguyên nhân
Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa ẩm làm bãi chăn,
đồng cỏ, chuồng trại bị ô nhiễm tạo điều kiện cho các loại
mầm bệnh như vi khuẩn, vi rút hay ký sinh trùng phát triển
bám vào thức ăn và theo nguồn nước xâm nhập vào cơ thể và
gây bệnh.
Do gia súc ăn thức ăn dính bẩn, ôi thiu, thức ăn quá
nhiều đạm, thay đổi thức ăn đột ngột dẫn đến rối loạn tiêu hóa
gây ỉa chảy.
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều ở gia súc
non dưới 6 tháng tuổi do mẫn cảm với mầm bệnh và thay đổi
đột ngột nhiệt độ môi trường chăn nuôi.
- Triệu chứng
Gia súc ăn ít hoặc bỏ ăn, không nhai lại, uống nhiều
nước, sau đó ỉa lỏng, ban đầu phân chỉ là dịch màu xám
xanh, xám vàng có mùi tanh, gia súc bệnh bị mất nước
nhanh, da nhăn nheo.
15

Trường hợp bệnh do gia súc bị ký sinh trùng làm tổn
thương thành ruột gây xuất huyết và nhiễm khuẩn kế phát,

gia súc đi ngoài phân nhầy có lẫn máu và niêm mạc.
- Phòng bệnh
Định kỳ tiêu độc chuồng trại bãi chăn thả bằng các loại
thuốc sát trùng.
Định kỳ tẩy trừ giun sán ký sinh đường tiêu hóa bằng
Vimectin và VimeFasci hoặc Hanmectin mỗi năm 2 lần,
cách nhau 6 tháng.
Rửa sạch và hong khô thức ăn trước khi cho gia súc ăn,
tập cho gia súc quen dần với thức ăn mới.
Che chắn chuồng nuôi tránh rét, gió lùa và mưa tạt.
- Điều trị
Kiểm tra chất lượng thức ăn, nước uống sử dụng cho
gia súc trước khi cho ăn.
Cách ly con vật bệnh, vệ sinh, che chắn chuồng trại giữ
ấm cho gia súc.
Cho uống dung dịch điện giải 1g/4 lít nước để bù nước
và cân bằng chất điện giải. Nếu tiêu chảy nặng cần truyền
nước sinh lý để chống mất nước.
Dùng một trong các loại kháng sinh chống nhiễm
khuẩn đường tiêu hóa như Oxytracyclin, Colistin,
Kanamycin tiêm cho gia súc với liệu trình từ 5-7 ngày với
liều lượng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.
Nếu tiêu chảy lẫn máu cần tiêm vitamin K với liều
1ml/20kg trọng lượng để cầm máu.
16

Trường hợp ở bê, nghé nếu điều trị bằng kháng sinh
không có hiệu quả cần lưu ý đến các nguyên nhân gây ỉa
chảy do ký sinh trùng như giun đũa hay cầu trùng với triệu
chứng nhận biết và cách điều trị như sau:

+ Ỉa chảy do giun đũa: gia súc non có biểu hiện bụng
căng, lông dựng, nằm im một chỗ, ban đầu đi ỉa phân lổn
nhổn, phân từ màu đen, chuyển sang màu vàng xám sền sệt
sau đó ngả màu trắng như xi-măng lỏng, mùi tanh khẳm.
Điều trị bằng bằng cách cho uống hoặc tiêm các loại thuốc
trị ký sinh trùng như: Piperazin, Tetramisol, Menbendazon,
Hanmectin theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.
+ Ỉa chảy do cầu trùng: gặp ở gia súc non với triệu
chứng ỉa chảy, con vật cong lưng rặn nhưng phân ra ít, phân
lẫn máu và có dịch nhầy phủ bề mặt. Điều trị bằng một
trong số các loại thuốc sau: Cocizet Nitrofuran,
Phenolthiazin, Sulfamerazin, Sulfadimerazin với liều lượng
và cách dùng ghi trên nhãn thuốc.
2. Bệnh chướng hơi dạ cỏ ở các loài nhai lại
- Thời điểm mắc bệnh
Bệnh chướng hơi dạ cỏ của gia súc nhai lại là bệnh xảy
ra quanh năm nhưng hay gặp nhất là vào mùa xuân và mùa
mưa.
Bệnh xảy ra vào tháng 3-4 hoặc tháng 7-8 âm lịch.
Bệnh thường ở thể cấp tính, diễn biến nhanh, nếu không
điều trị đúng, kịp thời, gia súc sẽ chết rất nhanh.


17

- Nguyên nhân
Do thức ăn: cỏ, thân lá cây non chứa nhiều nước, thức
ăn bị dính nước mưa, thức ăn ôi thiu, lên men quá chua,
nấm mốc, thức ăn chứa chất nhầy sinh bọt khí, gia súc ăn
quá nhiều các loại thức ăn tinh bột dễ lên men và sinh hơi

(củ sắn, bột ngô,…).
Thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến rối loạn tiêu hóa do
loạn khuẩn đường tiêu hóa (trời đang nắng nóng, đột ngột
mưa lạnh kéo dài)
- Triệu chứng lâm sàng (dấu hiệu nhận biết bệnh)
Ban đầu gia súc kém ăn, bỏ ăn, không nhai lại, đứng
choãi chân ra phía trước, sùi bọt mép, miệng ngáp ợ hơi liên
tục.
Các triệu chứng tiếp theo như bụng căng, lõm hông
bên trái căng phồng, gõ tay vào nghe thấy tiếng kêu rõ, con
vật có hiện tượng khó thở do phổi bị chèn ép, lỗ mũi mở to.
Các triệu chứng trên xảy ra kế tiếp nhau và rất nhanh
trong khoảng vài giờ, nếu không điều trị kịp thời con vật có
thể chết do ngạt thở.
- Cách phòng và trị bệnh
+ Phòng bệnh:
Trong mùa mưa cần chú ý tránh để thức ăn thô xanh
dính nước, thức ăn thu hái gặp mưa cần hong khô trước khi
cho gia súc ăn, nếu thức ăn quá non cần bổ sung rơm khô,
cỏ khô để giảm nước trong thức ăn.
Không cho ăn quá nhiều thức ăn tinh, thức ăn giàu
đạm, thức ăn chứa chất nhầy dễ lên men sinh hơi.
18

Không nên chăn thả gia súc khi trời mưa.
+ Trị bệnh:
Bước 1: Khi thấy gia súc có dấu hiệu nêu ở trên cần để
gia súc nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng mát, nơi có nền
dốc, để gia súc đứng đầu quay lên dốc tạo điều kiện giúp gia
súc dễ thở.

Bước 2: Dùng rơm khô hoặc bọc giẻ chứa muối rang
nóng, hay gừng trộn rượu chà xát, xoa bên ngoài vùng dạ cỏ
theo chiều kim đồng hồ nhằm kích thích nhu động dạ cỏ.
Bước 3: Cho uống ngay một trong các loại dung dịch
sau:
- Dung dịch thuốc tím: 1gr/1 lít nước, uống 3-5 lít.
- Nước dưa chua: 3-5 lít.
- Bia hơi: 3-5 lít.
- Có thể sử dụng bài thuốc nam sau để điều trị cho gia
súc: tỏi 50-100 gam, lá trầu không 200 gam, gừng 100 gam,
phèn chua 10 gam, dọc khoai nước 500 gam, muối ăn
(NaCl) 30-50 gam. Giã nhỏ hoà 1-2 lít nước, vắt kiệt, bỏ bã,
cho uống để chống lên men sinh hơi.
Bước 4: Dùng tay thuận kéo lưỡi gia súc ra, tay còn lại
xát gừng đã được giã nhỏ lên lưỡi để kích thích cơ thực
quản co bóp đẩy hơi ra ngoài.
Bước 5: Sau khi thực hiện các việc trên nếu không thuyên
giảm cần báo ngay cho cán bộ thú y đến điều trị kịp thời.
19










3. Bệnh tụ huyết trùng

- Nguyên nhân và cách truyền lan do bệnh
Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, nguồn
lây bệnh từ thức ăn, nước uống hay từ chất thải của động vật
ốm sang động vật khỏe.
Bệnh cũng có thể phát sinh do vi khuẩn có sẵn trong
đường tiêu hóa hoặc hô hấp của gia súc khi thời tiết thay đổi
đột ngột, gia súc ốm yếu giảm sức đề kháng tạo điều kiện
cho vi khuẩn tụ huyết trùng phát triển và gây bệnh.
Ở nước ta bệnh xảy ra rải rác quanh năm và ở tất cả
các vùng, nhưng phát mạnh nhất vào mùa mưa lũ do vi
khuẩn lây lan theo nước và bám vào thức ăn.
- Triệu chứng
Bệnh thường ở thể cấp tính đối với trâu bò, thời gian ủ
bệnh chỉ 1-3 ngày, con vật có biểu hiện như sau:
20

Không nhai lại, mệt nhọc, sốt cao đột ngột 40-42
0
C;
nước mắt, mũi chảy liên tục; niêm mạc mắt, mồm, mũi, tổ
chức dưới da có tụ huyết đỏ sẫm, tối xám.
Hầu sưng to, gia súc phải lè lưỡi ra để thở, động tác thở
rất mạnh, thường gọi là “bệnh trâu bò hai lưỡi”, gia súc đi
lại khó khăn do sưng thùy hạch lâm ba vai, đùi.
Một số gia súc bị thể đường ruột thì xuất hiện các triệu
chứng ỉa chảy dữ dội, phân lẫn máu và tế bào ruột bong
tróc.
Lúc gần chết, trâu bò bệnh nằm liệt, đái ra máu, thở rất
khó, xuất huyết ở các niêm mạc mắt, mũi. Diễn biến bệnh
trong 3-5 ngày, chết đến 90-100%, nếu nhiễm trùng máu

chết nhanh hơn trong 1-1,5 ngày.
Nếu bệnh ác tính hay còn gọi là thể quá cấp tính thì đột
nhiên bò sốt cao đến 42
0
C, hung dữ, điên cuồng, đập đầu
vào thành chuồng, chết nhanh trong 24 giờ.
Gia súc bệnh không chết sẽ chuyển ra mãn tính, ruột
viêm lúc ỉa chảy, lúc táo bón, viêm khớp, viêm phế quản và
phổi mãn tính. Trong vài tuần, gia súc có thể khỏi bệnh
nhưng thường gầy rạc.
- Phòng và trị bệnh
Hàng năm, cần tiêm vacxin tụ huyết trùng 6 tháng một
lần và tiêm trước mùa mưa lũ bằng một trong các loại
vacxin sau:
+ Vacxin pha formol và keo phèn tiêm 3-5ml/lần, sau 5
ngày có miễn dịch, miễm dịch kéo dài trong 6 tháng.
21

+ Vacxin nhũ hóa, liều tiêm 5ml, miễn dịch sau 7-10
ngày miễm dịch kéo dài 6-8 tháng.
+ Vacxin nhược độc, tiêm 1-2ml, miễn dịch sau 7
ngày, kéo dài 4-6 tháng.
Chuẩn bị đầy đủ thức ăn cho gia súc trước mùa mưa lũ,
chăm sóc nuôi dưỡng gia súc tốt đảm bảo sức đề kháng với
bệnh.

V. TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH
CHO ĐÀN GIA SÚC GIA CẦM TRONG THỜI ĐIỂM
CHUYỂN GIAO MÙA
Giai đoạn chuyển từ mùa xuân sang mùa hè ban ngày có

thể nắng nóng song đến đêm, nhất là về sáng sớm trời vẫn có
thể trở rét, gió lạnh. Người chăn nuôi chưa kịp che chắn
chuồng trại hoặc không chủ động phòng bệnh làm cho con
vật nhiễm bệnh. Đối với trâu bò một số bệnh hay nhiễm tại
thời điểm này như bệnh tụ huyêt trùng, viêm phổi ở bê nghé
non, bệnh lở mồm long móng, bệnh cảm lạnh. Với đàn bò sữa
có thể mắc thêm các bệnh về sinh sản như viêm vú, viêm tử
cung âm đạo, bệnh chậm sinh. Trên đàn lợn có thể mắc một
số bệnh như bệnh tai xanh, lở mồm long móng, đặc biệt hay
mắc bệnh truyền nhễm như 04 bệnh đỏ (tụ huyết trùng, dịch
tả, phó thương hàn, đóng dấu). Ở lợn con hay mắc hội chứng
tiêu chảy, viêm phổi, Ecoli. Với gia cầm một số bệnh hay gặp
như bệnh Gumboro, Niwcastle, bệnh cúm, hội chứng tiêu
chảy. Ở thời điểm chuyển giao mùa cũng là thời điểm bệnh
xảy ra, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời cũng rất dễ
22

phát sinh thành dịch do mầm bệnh (vi khuẩn, virut) có điều
kiện thuận lợi để sinh sôi nảy nở, phát tán nhanh qua không
khí, qua gió, qua thức ăn nước uống, vật dụng chuồng nuôi.
Để chủ động phòng bệnh, người chăn nuôi áp dụng
một số biện pháp sau:
- Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn của ngành
thú y. Một số vác xin cần tiêm ngay, đảm bảo định kỳ là: đối
với trâu bò tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long
móng. Với lợn đảm bảo tiêm phòng 04 bệnh đỏ, bệnh tai
xanh, lở mồm long móng. Với lợn nái tiêm thêm vác xin
Leptospira, suyễn lợn, lợn con tiêm Ecoli. Với đàn gia cầm
đảm bảo tiêm đầy đủ vác xin Newcastle, Gumboro, cúm gia
cầm.

- Chú ý vệ sinh chuồng trại, có thể nói đây là biện pháp
tuy đơn giản nhưng thực tế người chăn nuôi chưa chú trọng
và thật sự quan tâm. Biện pháp này có tác dụng rất quan trọng
nhằm loại trừ và hạn chế mầm bệnh sinh trưởng và phát triển.
Hai công đoạn cần làm trong vệ sinh chuồng trại là vệ sinh cơ
giới và phun thuốc sát trùng. Vệ sinh cơ giới là quét dọn rửa
chuồng, khơi thông cống rãnh không để ứ nước đọng, lưu ý
khi khâu này cần được làm hàng ngày. Sau khi vệ sinh cơ giới
xong phun thuốc sát trùng, một số loại thuốc sát trùng có hiệu
quả cao, an toàn như Vikol, Halamit, Biocid, Haniodil. Việc
phun phòng tốt nhất là phun định kỳ, diện tích phun rộng cả
khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh. Đối với các
trang trại cần thực hiện tốt việc dùng các hố sát trùng và rắc
vôi bột ngoài khu vực chuồng nuôi. Đối với các hộ còn nuôi ở
23

trong gia đình cần lưu ý hệ thống thoát nước thải ra ngoài khu
dân cư, tốt nhất cần có hệ thống bioga để bảo vệ môi trường
chăn nuôi cũng như môi trường công cộng.
- Hiện nay có một số sản phẩm khử mùi hôi trong chuồng
có tác dụng rất tốt để xử lý chuồng trại như sản phẩm
FarmCleam, sử dụng 50g/10m
2
, nếu là hố ủ thì sử dụng
50g/m
3
, cách sử dụng là trực tiếp rắc trên nền chuồng hoặc
trực tiếp vào hố ủ.
- Khi thời tiết có thay đổi cần chú ý che chắn chuồng trại,
tránh gió lùa, nhất là những ngày có gió mùa đông bắc.

Những ngày mưa phùn ẩm độ cao cần giữ ấm cho con vật,
nhất là đối với gia súc gia cầm non. Với bê nghé non cho đi
chăn thả muộn, cho về sớm.
- Đảm bảo dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng, khi thực hiện
tốt sẽ nâng cao sức đề kháng cho con vật. Với trâu bò, nhất là
bò sữa cần cân đối lượng thức ăn tinh và thức ăn thô xanh.
Chú ý ủ thức ăn xanh hoặc ủ rơm với ure để dự trữ thức ăn
mùa đông cho bò, mặt khác khi trâu bò ăn thức ăn ủ chua còn
có tác dụng kích thích cho con vật ngon miệng ăn tốt hơn.
- Bổ sung các loại khoáng chất, vitamin để giúp cho con
vật nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn mầm bệnh. Đối với lợn
và gia cầm có thể bổ sung vào thức ăn, nước uống một số
vitamin, khoáng chất, chất điện giải cho con vật ăn trực tiếp.
- Đảm bảo đủ nước uống cho con vật, nước uống bổ sung
một lượng muối nhất định, cần cho uống nước sạch, ngày
nhiệt độ xuống thấp, trời lạnh cần cho con vật uống nước ấm.
24

- Định kỳ thăm khám cho con vật, khi phát hiện con vật
không bình thường (bỏ ăn, sốt, ho, thở nhanh, tiếng thở khò
khè, con vật đi đứng không bình thường, thích nằm, ) cần
tách nuôi nhốt riêng để theo dõi, kiểm tra, giữ ấm cho con vật
nếu không thấy tiến triển tốt cần báo ngay cho cán bộ thú y để
có biện pháp phòng trị bệnh tích cực.
- Với gia súc gia cầm có nhu cầu vận chuyển từ nơi này
sang nơi khác cần chú ý đảm bảo các quy trình vận chuyển,
thực hiện nghiêm kiểm dịch vận chuyển để đảm bảo an toàn
dịch bệnh. Khi mới nhập đàn trong thời điểm này với trâu bò
ngoài việc tiêm phòng các vác xin thông thường cần tiêm
phòng thuốc phòng ký sinh trùng đường máu. Tăng cường

thực hiện công tác kiểm soát giết mổ, nhất là ở các chợ kinh
doanh động vật và sản phẩm động vật.
Người chăn nuôi chủ động thực hiện tốt các biện pháp
phòng bệnh trên sẽ đảm bảo sức khỏe cho đàn gia súc gia cầm
nhất là trong giai đoạn chuyển giao mùa.

VI. PHÒNG BỆNH CHO GÀ CON

25

Để phòng bệnh cho gà con mới nở, bạn cần thực hiện tốt
quy trình úm gà con đến 4 tuần tuổi, trong đó có quy trình
phòng bệnh cho gà bằng vắc xin.
Sử dụng Vắc xin đối với đàn gà có quy mô nhỏ người ta
thường áp dụng các phương pháp nhỏ giọt có hiệu quả cao
hơn phương pháp cho uống hoặc phun sương (thường chỉ áp
dụng đối với các đàn gà có quy mô lớn).
Mỗi lọai vắc xin chỉ phòng một bệnh cụ thể, nên không thể sử
dụng một loại vắc xin để phòng bệnh chung các bệnh cho đàn
gà, thường người ta sử dụng nhiều loại vắc xin theo một lịch
cụ thể để phòng bệnh. Tùy theo từng đối tượng nuôi cụ thể
người ta áp dụng lịch phòng vắc xin khác nhau, bạn có thể thể
tham khảo lịch phòng vắc xin cho gà thịt thả vườn lông màu
(gà tam hoàng, gà lương phượng, ) sau:
- 3 ngày tuổi nhỏ ND hệ 2: Lasota
- 7 ngày tuổi chủng đậu
- 10 ngày tuổi nhỏ IBD (bệnh Gumboro)
- 21 ngày tuổi nhỏ ND hệ 2: Lasota.
- 30 ngày tuổi tiêm tụ huyết trùng (thường ít sử dụng, có
thể phòng bằng thuốc kháng sinh khi có dấu hiệu bệnh)

- 2 tháng tuổi tiêm ND hệ 1.
Chú thích: ND: bệnh Newcastle, hiện nay cũng có vắc xin
phòng hỗn hợp 2 bệnh ND và IBD
Ngoài ra bạn cũng cần sử dụng các lọai vitamin và
kháng sinh chống sốc vận chuyển, phòng các bệnh đường
ruột, CRD và sử dụng các loại thuốc phòng bệnh cầu trùng
cho gà con.

×