Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

CHUYÊN ĐỀ : MÃNG CẦU VÀ ĐU ĐỦ HAI LOẠI CÂY ĂN QUẢ GIÚP NÔNG DÂN ỔN ĐỊNH CUỘC SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.9 KB, 32 trang )

1

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
MÃNG CẦU TA

Mãng cầu là một
loại cây có tính
thích ứng lớn, chịu
đƣợc mùa khô khắc
nghiệt. Trái mãng
cầu có độ ngọt cao,
vị chua nên không
lạt, lại có hƣơng
thơm của hoa hồng
nên đƣợc nhiều
ngƣời ƣa thích.
Giống: có 2 loại,
mãng cầu dai và mãng cầu bở.
- Mãng cầu bở khi chín múi nọ rời múi kia, dễ vỡ.
Thậm chí ngay khi còn ở trên cây, trái chƣa chín hẳn có thể
đã nứt.
- Mãng cầu dai thì các múi dính chặt vào nhau cả khi
chín, dễ vận chuyển vì dù có chạm mạnh trái không bị vỡ ra,
vỏ mỏng, có thể bóc ra từng mảng nhƣ vỏ quít. Độ ngọt của
mãng cầu dai cao hơn mãng cầu bở.
I. ĐẶC TÍNH
- Mãng cầu dai ƣa đất thoáng, không nên trồng ở đất
thấp úng. Tuy chịu đƣợc đất cát xấu nhƣng chỉ phát huy đƣợc
ƣu điểm nếu đất nhiều màu và không bón phân thì chóng già
2


cỗi, nhiều hạt, ít thịt (cơm). Phải chăm sóc cây từ khi trồng để
cây khoẻ, nhiều nhựa (sức sống tốt) thì mới cho trái ngon.
- Mãng cầu dai chống úng kém nhƣng chống hạn tốt. Ở
đất cát ven biển hay ở đất cao hạn gặp mùa khô, rụng hết lá,
khi mùa mƣa trở lại vào tháng 4 - 5 lại ra lá, ra hoa. Những
lứa đầu hoa rụng nhiều, sau đó khi bộ lá đã khỏe, quang hợp
đủ thì trái đậu. Những lứa hoa cuối, vào tháng 7 - 8 cũng rụng
nhiều; trái kết đƣợc cũng nhỏ vì vậy mãng cầu dai thuộc loại
trái có mùa không nhƣ chuối, dứa, đu đủ, và cả mãng cầu
xiêm nữa (ở miền Nam là loại trái quanh năm). Cũng do nhịp
độ sinh trƣởng nhƣ vậy, trồng mãng cầu dai không cần tƣới.
Tuy vậy, nếu có tƣới, chăm bón thì mùa ra trái kéo dài hơn.
- Mãng cầu dai tƣơng đối chịu rét. Mùa đông ngừng
sinh trƣởng, rụng hết lá mùa xuân ấm áp lại ra đợt lá mới, nhờ
đó mãng cầu dai không những trồng đƣợc ở miền Bắc mà còn
ở Nam Trung Quốc, Đài Loan, Bắc Ấn Độ
II. THỜI VỤ TRỒNG
- Đầu mùa xuân và có thể kéo dài đến tháng 8, 9. Nhất
thiết phải tƣới đẫm nƣớc khi vừa trồng, dù là cây ƣơng trong
bầu, hay cây đánh đi trồng cho đến khi cây xanh trở lại, phải
tƣới nếu nắng hạn. Sau này khi cây đã ra trái, tƣới bổ sung
khi gặp trời hạn cũng có lợi.
III. NHÂN GIỐNG
- Nhân giống bằng hạt: Mãng cầu đƣợc trồng chủ yếu
bằng hạt. Vào giữa vụ chọn cây mẹ năng suất cao, chất lƣợng
tốt, đã cho thu 4 - 5 vụ quả ổn định. Chọn quả mắt to, tròn
đều, trọng lƣợng 200 - 300g/quả, để chín kỹ. Sau khi ăn, thu
3

lấy hạt cho vào rổ nhựa mắt nhỏ, dùng tro bếp, cát to xát bỏ

hết thịt quả, đãi sạch, phơi khô giòn trong nắng nhẹ 20 - 30
độ C (không phơi vào buổi trƣa nắng to), phơi từ 15 - 20 ngày
sau đem gieo. Trƣớc khi gieo ngâm hạt trong nƣớc sạch 12 -
24 giờ, đãi sạch, ủ hạt trong cát ẩm. Trong khoảng từ 15 - 20
ngày sau hạt nứt nanh, cho vào bầu nylon thủng hai đáy kích
thƣớc 5x20cm; chất độn bầu gồm 70% đất bùn ải khô đập vụn
+ 29% phân chuồng mục + 1% supe lân, hạt đặt sâu 2 - 3cm.
Xếp bầu thành luống, làm giàn che mƣa to, nắng rát, sƣơng
lạnh. Cây con 2 - 3 tháng tuổi cao 20 - 25cm, có 5 - 6 lá thật,
thân mập thì xuất vƣờn. Trồng từ hạt sau 2 - 3 năm cây có thể
cho trái.
- Nhân giống vô tính bằng biện pháp ghép cành: Trƣớc
hết phải chọn những cây mẹ có những đặc tính ƣu việt nhƣ:
trái to ít hạt, hạt nhỏ, độ đƣờng cao, dễ vận chuyển (múi dính
thành một khối). Mãng cầu dai chỉ có thể ghép tốt trên 2 gốc
ghép là mãng cầu dai và nê (có ngƣời gọi là bình bát vì trái
giống bình bát) nhƣng hạt nê khó kiếm, vậy tốt nhất là dùng
gốc ghép mãng cầu dai. Có thể ghép áp, ghép cành hay ghép
mắt. Gốc ghép phải 1 - 2 tuổi. Cành ghép là cành đã hóa gỗ
đƣờng kính 01cm trở lên lấy ở đoạn cành lá đã rụng hết. Cắt
dài 12cm, có thể ghép nêm vào cành gốc ghép, cũng có thể
cắt ngọn gốc ghép rồi cắt vạt gốc ghép và cành ghép sao cho
áp vào nhau vừa vặn. Vết cắt dài khoảng 5 - 6cm.
IV. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
Mãng cầu ta chủ yếu đƣợc gieo hạt trong bầu hoặc gieo
thẳng vào chỗ cố định, do đó ít khi phải đánh bầu, đi trồng.
4

Nếu ƣơm cây giống bằng cách gieo hạt ở trong bầu nên đợi
tới khi cây khoảng 1 năm tuổi cao khoảng 40 - 50cm đem

trồng thì dễ sống hơn.
1. Hố trồng
Hố trồng đƣợc chuẩn bị trƣớc 2 - 3 tháng, hố đào rộng
và sâu với kích thƣớc khoảng 60cm x 60 cm x 60cm hình
vuông, chữ nhật hoặc hình tròn. Khi đào hố phải để lớp đất
mặt riêng và lớp đất dƣới riêng. Mỗi hố bón lót 10 - 20kg
phân chuồng và 0,5kg lân. Sau khi bỏ phân xuống hố trộn đều
phân bón với lớp đất mặt cho vào hố trƣớc khi trồng.
Mỗi hố trồng với khoảng cách 4m ở đất xấu, 5m ở đất
tốt kết hợp chăm bón để trái to, cơm nhiều.
Cây trồng ở giữa hố, bầu đặt ngang với mặt đất (không
trồng sâu gây nghẹt rễ, sinh trƣởng kém), tƣới nƣớc, ấn cho
chặt gốc, duy trì độ ẩm 70-80%.
2. Bón phân
Nên bón 20 - 30kg phân chuồng khi trồng cho mỗi cây.
Sau đó khi cây lớn bón phân cho một cây nhƣ sau:
- Phân chuồng hai năm đầu bón 20kg/năm, sau đó từ
năm thứ ba trở đi 30kg/năm. Phân chuồng nên bón làm một
lần hoặc hai lần trƣớc mùa mƣa và sau khi thu trái.
- Phân khoáng (bón thêm với phân chuồng) năm đầu
bón phân NPK 16 -16 - 8 : 0,5kg cho mỗi cây. Từ năm thứ
hai trở đi cứ thêm 1 năm tuổi bón thêm 0,5kg. Ví dụ năm thứ
hai bón 1kg/cây, năm thứ ba 1,5kg và đến năm 9, 10 thì thôi
không tăng nữa.
5

- Để trái thêm ngọt, có thể bón thêm phân Kali từ năm
thứ ba trở đi, 0,5kg cho mỗi cây và sau đó tăng lên chút ít mỗi
năm.
3. Cách thụ phấn cho hoa mãng cầu

Vào vụ hoa nở rộ, chiều hôm trƣớc khoảng 4 - 5 giờ ra
thăm cây mãng cầu và chọn một số hoa bứt về để lấy phấn.
Chọn những hoa nhỏ, ở ngọn cành, ngọn cây nhƣng chất
lƣợng phấn vẫn phải đảm bảo. Phải chọn những hoa sắp nở,
cánh đã trắng, mở hé.
Đặt hoa lấy phấn trên một cái đĩa ở chỗ khô, mát. Sáng
hôm sau hoa sẽ nở bung. Cánh hoa, bao phấn rời khỏi trụ hoa.
Bao phấn nứt và phấn màu kem rơi ra đĩa. Nhặt sạch cuống
hoa kèm theo nhụy cái đã héo, cánh hoa, xác bao phấn, rũ cho
phấn rơi ra hết. Gom phấn lại đem thụ phấn bằng một cái bút
lông đầu nhọn và mềm, nếu không có dùng 2, 3 cái lông gà
buộc chùm lại.
Thụ phấn vào 8, 9 giờ sáng, cho những hoa đã hé mở.
Dùng bàn tay trái đỡ nhẹ hoa cái, cuống hoa lọt giữa ngón trỏ
và ngón giữa bàn tay trái và lấy ngón tay cái cũng của bàn tay
trái tách nhẹ cánh hoa ra trong khi tay phải cầm bút lông đã
tẩm vào phấn xoay nhẹ cho phấn dính vào bó nhụy ở giữa
lòng hoa.
4. Tỉa trái
Để có trái to, đẹp, cần phải tỉa trái, không nên để trái quá
nhiều trên một cành, tùy theo cành to nhỏ mà để số trái cho
phù hợp.
6

5. Xử lý ra hoa trái vụ
Để có mãng cầu bán đúng vào dịp tết, có thể xử lý ra hoa
theo phƣơng pháp sau:
Vào đầu tháng 9 dƣơng lịch (khoảng 5 - 10 tháng 8 âm
lịch) nên tiến hành tuốt lá kết hợp với tỉa bỏ những cành lá
sâu bệnh và cành nhỏ vô hiệu.

Chú ý:
- Trƣớc khi lặt lá phải bón phân, tƣới nƣớc trƣớc đó 1 -
2 tháng và lặt bỏ toàn bộ trái đã ra trong vụ thuận để cây nuôi
cành, tạo quả về sau.
- Sau khi lặt lá xong phải tiến hành làm cỏ kết hợp xới
xáo và bón phân, tƣới nƣớc (nhƣng phải để hạn 7 - 10 ngày
cho cây thuận lợi phân hóa mầm hoa tốt nhất). Kết hợp với
phun thuốc để phòng ngừa sâu bệnh và thuốc kích thích tạo
điều kiện cây ra hoa. Bón phân có hàm lƣợng đạm thấp, lân
và kali cao. Không nên bón phân đạm nhiều cây sẽ ra đọt non
làm giảm khả năng phân hóa tạo mầm hoa.
Sau khi tuốt lá khoảng 15 ngày cây mãng cầu bắt đầu
nhú mầm đồng thời giai đoạn này cũng phân hóa mầm hoa.
V. PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH
1. Rệp sáp phấn
Gây hại trên lá, trái. Cơ thể rệp phủ đầy chất sáp trắng
nhƣ phấn. Rệp sáp tập trung chích hút trên lá và trái làm cho
lá bị quăn, trái bị chai không lớn đƣợc. Nếu rệp sáp tấn công
vào giai đoạn trái non thì trái thƣờng bị rụng. Nếu tấn công
vào giai đoạn trái đã phát triển, trái sẽ mất giá trị thƣơng
phẩm. Khi chích hút trái mãng cầu, rệp sáp tiết ra chất mật
7

ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm cây sinh
trƣởng kém. Rệp sáp phấn xuất hiện quanh năm trên các vƣờn
mãng cầu, gây hại nặng vào mùa nắng.
Biện pháp phòng và trị rệp sáp phấn:
- Sau khi thu hoạch, tỉa xén cành làm cho vƣờn thật
thông thoáng đồng thời loại bỏ cành đã bị nhiễm rệp sáp.
- Khi mật độ rệp cao, có thể sử dụng các loại thuốc trừ

sâu ít gây hại cho thiên địch nhƣ: DRAGON 585EC (15ml/8
lít nƣớc), SAGO SUPER 20EC (25ml/8 lít nƣớc), DIMENAT
40EC. Nên phun 2 lần liên tiếp cách nhau 7 - 10 ngày để bảo
đảm diệt sạch rệp sáp. Chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
2. Sâu đục trái
- Thành trùng là loài bƣớm có màu nâu xám, cánh trƣớc
có màu xanh ánh kim. Sâu non có màu đen, khi phát triển đầy
đủ, sâu non dài khoảng 20 - 22mm. Sâu non mới nở ra bắt
đầu cắn đục vào bên trong thịt trái. Triệu chứng để thấy là
bên ngoài vỏ trái có phân sâu đùn ra ngoài. Thƣờng một trái
có nhiều sâu phá hại.
- Biện pháp phòng trị:
Khi mãng cầu có trái, cần thăm vƣờn thƣờng xuyên để
phát hiện sâu kịp thời. Loại bỏ những trái bị sâu ra khỏi vƣờn.
Sử dụng một trong các loại thuốc nhƣ sau: SHERZOL 205EC
(20ml pha cho 1 bình 8 lít nƣớc phun khi trái cỡ ngón tay út);
SECSAIGON 25EC, FENBIS 25EC Chú ý phun kỹ vào
trái, không cần phun tràn lan cả vƣờn để hạn chế lƣợng thuốc
sâu sử dụng đồng thời duy trì đƣợc quần thể thiên địch trong
vƣờn, cũng cần bảo đảm thời gian cách ly nhƣ quy định.
8

3. Bọ vòi voi gây hại hoa mãng cầu
- Trƣởng thành là một loài bọ cánh cứng có màu nâu lợt,
đầu kéo dài ra trƣớc tựa nhƣ cái vòi, miệng nhai ở cuối vòi.
Con cái đẻ trứng vào các vết đục trên cánh hoa. Cả thành
trùng và ấu trùng đều ăn, đục phá cánh hoa. Tấn công hoa
mới nở làm cho hoa đen và khô, các hoa bị khô vẫn dính vào
cây. Mỗi hoa có thể có từ 5 - 10 con bọ vòi voi.
- Biện pháp phòng trị:

Do bọ vòi voi thƣờng ẩn nấp trong cánh hoa nên các loại
thuốc trừ sâu thông thƣờng ít hiệu quả với chúng. Phải sử
dụng các loại thuốc có tính xông hơi mạnh mới có thể xua
đuổi con trƣởng thành và tiêu diệt đƣợc ấu trùng. Có thể sử
dụng các loại thuốc sau: DRAGON 585EC pha 10ml cho 1
bình 8 lít nƣớc, SAGO-SUPER 20 EC pha 25ml cho 1 bình 8
lít nƣớc, PYRINEX 20 EC pha 25ml cho 1 bình 8 lít nƣớc
phun đẫm lên hoa trƣớc khi đa số hoa trên cây nở.
4. Bệnh thán thƣ
- Là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây mãng
cầu. Bệnh hại cả trên lá, ngọn, hoa và quả. Trên lá, bệnh tạo
thành các đốm nâu hình tròn, xung quanh viền vàng, lâu dần
hoá thành các vòng đen đồng tâm chứa các bào tử nấm. Trên
ngọn, bệnh làm khô búp, hoa và quả. Quả non bị bệnh thì khô
đen và rụng. Quả lớn có thể bị khô đen một phần.
- Biện pháp phòng trị:
Phun ngừa từ khi trái còn nhỏ đến trƣớc khi thu hoạch
10 ngày. Nên phun định kỳ khoảng nửa tháng một lần, có thể
sử dụng các loại thuốc sau đây:
9

+BENDAZOL 50WP: Pha 10gram cho 1 bình 8 lít nƣớc.
+CARBENZIM 500FL: Pha 15ml cho 1 bình 8 lít nƣớc.
5. Bệnh thối rễ
- Do nấm Fusarium solani. Cây bị bệnh có biểu hiện sinh
trƣởng kém dần, lá vàng và rụng, quả ít và nhỏ. Nấm sống
trong đất phá hoại bộ rễ, hạn chế sự hấp thu nƣớc và chất
dinh dƣỡng cung cấp cho cây. Bị hại nặng lâu ngày bộ rễ có
thể bị hƣ hại hoàn toàn làm cây bị chết.
- Biện pháp phòng trị:

+ Không để vƣờn mãng cầu bị đọng nƣớc vào mùa
mƣa.
+ Hàng năm, bón bổ sung vôi và dùng thuốc Bordeaux
hoặc các loại thuốc gốc đồng tƣới vào gốc 2 - 3 lần cũng hạn
chế đƣợc bệnh.
VI. THU HOẠCH
Thu hoạch nhiều đợt khi quả chín. Dấu hiệu mãng cầu
chín là màu trắng xuất hiện ở các kẽ ranh giới giữa 2 mắt và
các kẽ này đầy lên, đỉnh múi thấp xuống (mãng cầu mở mắt).
Ở một số giống xuất hiện những kẽ nứt và ở các giống “mãng
cầu bở” kẽ nứt toác.
Thu hoạch khi trái đủ già, không nên để chín mới thu
hoạch sẽ khó bảo quản khi vận chuyển đi xa.
Thu hoạch vào buổi sáng, khi thu hoạch nên lót lá tƣơi,
lá chuối khô để trái khỏi sát vào nhau, vỏ nát thâm lại, mẫu
mã xấu đi. Hái xong nên vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ vì
khi chín rồi, dù là mãng cầu dai, vẫn dễ nát.

10

VII. BẢO QUẢN
Trái cây chín nhanh thƣờng do quá trình hô hấp mạnh
(hút khí O
2
và thải khí CO
2
). Ngoài ra, trong quá trình chín,
trái cây còn thải khí
etylen và chính khí
này quay trở lại kích

thích trái cây mau
chín hơn. Cách hữu
hiệu để bảo quản trái
cây không chín
nhanh là dùng nhiệt
độ thấp. Tuy nhiên,
đối với một số loại
trái cây nhiệt đới, khi
nhiệt độ quá thấp sẽ
bị tổn thƣơng lạnh (trái nhũn, bị chấm đen, ). Vì vậy, nhiệt
độ bảo quản không nên thấp hơn so với giá trị quy định. Với
xoài cần bảo quản ở nhiệt độ không thấp hơn 13
0
C, chôm
chôm: 12
0
C, mãng cầu: 13
0
C, dƣa hấu: 10
0
C, Nếu không có
điều kiện bảo quản lạnh, có thể ngâm trái cây với dung dịch
muối canxi (CaCl
2
, nồng độ 1 - 3% trong thời gian 1 - 3 phút)
để ức chế quá trình hô hấp của trái cây.





11


KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC ĐU ĐỦ

Cây đu đủ tên La - tinh là Carica papaya L , cây ăn quả,
họ Đu đủ (Caricaceae). Thân trụ, cao 8 - 10m, không phân
nhánh, mang một chùm lá ở ngọn. Lá to, mọc cách, không có
lá kèm, cuống dài,
rỗng, gân lá hình
chân vịt, phiến chia
8 - 9 thuỳ sâu. Hoa
vàng nhạt, mọc
thành chùm ở kẽ lá,
hoa thƣờng đơn
tính khác gốc
nhƣng có khi tạp
tính (cùng một gốc
có cả hoa đực, cái
và lƣỡng tính). Quả
mọng, ruột rỗng,
mang nhiều hạt. Cây có nhiều ống nhựa mủ chứa chất papain,
có thể có ancaloit là cacpain. Đu đủ dễ trồng, ƣa đất thoát
nƣớc, đƣợc trồng ở khắp nơi để lấy quả ăn và trồng một năm
đã cho quả.
I. KHÍ HẬU
Cây đu đủ phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và
ẩm, lƣợng mƣa 100mm/tháng, không bị che bóng mát.
12


Đu đủ rất nhạy cảm với nhiệt độ và ẩm độ, khi nhiệt độ
cao 30 - 35
0
C hoặc ẩm độ cao, lƣợng mƣa nhiều 250 -
300mm/tháng, cây sẽ sinh trƣởng kém, ít đậu trái. Nhiệt độ
dƣới 0
0
C làm cây chết, hƣ hại nặng nề. Nếu khi trái chín mà
khí trời lạnh, không đủ nóng thì trái sẽ không ngọt.
Đu đủ cũng cần nhiều mƣa và mƣa phân phối đồng đều.
Nếu không mƣa thì cần tƣới nƣớc, đu đủ mới cho nhiều trái.
Thiếu nƣớc mùa nắng, hoa sẽ ít đậu trái và trái non sẽ rụng
nhiều. Tuy nhiên, nếu quá nhiều nƣớc thì rễ, lá bị hƣ hại
nhiều, cây phát triển chậm, yếu. Cây đu đủ không chịu đựng
đƣợc gió to.
II. ĐẤT ĐAI
Đu đủ dễ tính có thể trồng trên đất có độ chua thích hợp
pH từ 5,5 - 6,5. Đất trồng đu đủ phải giàu chất hữu cơ, tơi
xốp, đất không hoặc ít phèn, thuận tiện cho việc tƣới nƣớc và
thoát nƣớc tốt khi có mƣa lớn. Vùng đồng bằng phải lên líp
thật cao và đƣờng mƣơng thoát nƣớc phải sâu để dễ thoát
nƣớc.
Chuẩn bị đất: đất trƣớc khi trồng nên đánh luống rộng 2
- 2,5m. Giữa các luống có rãnh sâu 30cm để thoát nƣớc.
III. THỜI VỤ
Đu đủ có khả năng trổ hoa và đậu trái quanh năm, tuy
nhiên để hạn chế sâu bệnh có thể bố trí trồng đu đủ vào đầu
mùa mƣa (tháng 4 - 5). Những vùng chủ động tƣới tiêu trồng
vào cuối mùa mƣa (tháng 10 - 11)
13


IV. CHỌN VÀ NHÂN GIỐNG
1. Giống
Đu đủ có nhiều loại giống khác nhau nhƣng phổ biến
nhất là các giống sau:
- Giống Hong Kong da bông: cho năng suất cao, trọng
lƣợng trái trung bình từ 2,5 - 3kg, vỏ dày, chống chịu khá với
nhện đỏ và các bệnh do virus. Thịt trái có màu vàng, hàm
lƣợng đƣờng từ 9 - 10%.
- Giống Đài Loan tím: năng suất rất cao, trái nhiều, trọng
lƣợng trái từ 1,2 - 1,5 kg. Thịt trái có màu đỏ tím, chắc thịt.
Hàm lƣợng đƣờng từ 10 - 11%. Cây dễ bị nhện đỏ và các
bệnh do virus, nhƣng vẫn có khả năng cho trái tốt trong
những năm đầu.
- Giống EKSOTIKA: cho phẩm chất ngon, thịt trái màu
đỏ tía, chắc thịt, tƣơi đẹp, hàm lƣợng đƣờng 13 - 14%, trọng
lƣợng trái 0,5 - 1kg.
- Giống Sola: có đặc điểm gần giống nhƣ EKSOTIKA
nhƣng thịt trái chắc hơn, thơm ngon hơn, hàm lƣợng đƣờng
15 - 17%, trọng lƣợng trái 300 - 500g
- Giống Hồng Phi 786: cây phát triển rất khỏe, cây có
trái sớm, cây có trái đầu tiên lúc cây cao khoảng 80cm. Tỷ lệ
đậu trái cao, một mùa 1 cây có thể đậu 30 trái trở lên, sản
lƣợng rất cao. Trái lớn, trọng lƣợng trái từ 1,5 - 2kg (có thể
đạt 3kg/trái). Cây cái ra trái hình bầu dục, cây lƣỡng tính cho
trái dài. Da nhẵn bóng, thịt dày màu đỏ tƣơi, hàm lƣợng
đƣờng 13 - 14%, dễ vận chuyển.
14

2. Nhân giống

Để có nhiều cây cái, có thể áp dụng một trong các cách
sau:
- Tỉa các nhánh đu đủ non mọc ra từ cây đu đủ cái tốt
đang cho quả, đem giâm cành cây con để trồng.
- Lấy cây đu đủ cái đã ra quả nhiều lần, bổ đôi theo
chiều dọc cây, rồi đem giâm (úp phía bề mặt cắt xuống) trên
luống đất đã đƣợc chuẩn bị sẵn, tƣới và tủ lá mục hay rơm rạ
để giữ ẩm cho các mắt lá trên thân dễ sinh chồi. Khi chồi đã
mọc đều (chồi ra ở mỗi mắt lá trên thân giâm), dùng dao sắt
cắt mỗi chồi dính theo một đoạn thân rồi đem trồng hay giâm
lại sau sẽ trồng.
- Lấy những hạt đen ở giữa phần trái đu đủ (từ trái thon
dài, phát triển tốt trên cây mẹ khỏe, sạch sâu bệnh, trái phải
đủ độ già trên cây) thả vào nƣớc, vớt những hạt nổi bỏ đi, chỉ
dùng những hạt chìm làm giống. Những hạt này có thể ngâm
xâm xấp nƣớc 1 - 2 ngày đêm trong chậu, sau đó đãi sạch
chất keo, chất nhớt bám vào hạt, làm khô và cất giữ nơi khô
ráo.
Trƣớc khi gieo cần xử lý hạt, dùng dung dịch Tốp-xin
1% để khử mầm bệnh, tiếp theo ngâm hạt trong Cacbonat
natri 1% (NaHCO
3
) từ 4 - 5 tiếng đồng hồ, sau đó dùng nƣớc
rửa sạch là có thể đem gieo. Để hạt trong nhiệt độ 32 – 35
0
C
để thúc mầm, khi hạt đã nứt nanh mới đem gieo để cây mọc
đều và nhanh.
15


V. ƢƠM CÂY CON
- Gieo hạt trên các luống: đất trên luống cần đƣợc làm
kỹ, trộn đều 5 - 10kg phân hữu cơ hoai mục; 0,15 - 0,2kg
Supe lân; 0,3 - 0,5kg vôi cho 1m
2
đất luống. Hạt đƣợc gieo
theo lỗ, mỗi lỗ 2 - 3 hạt, mỗi lỗ cách nhau 5 - 10cm, gieo hạt
ở độ sâu 0,6 - 1cm (nếu sâu quá hạt sẽ khó nảy mầm hoặc
không nảy mầm), sau đó lấp đất và cần tủ một lớp rơm rạ,
thƣờng xuyên tƣới hàng ngày cho đủ ẩm, khi cây con đã mọc
tƣới ít dần, cây có 2 - 4 lá thì 2 ngày tƣới 1 lần. Khi cây cao
khoảng 4 - 6cm (có 4 - 5 lá) là có thể bứng cấy vào bầu. Chọn
những cây khỏe mạnh, kích thƣớc trung bình, rễ chùm nhiều,
nhặt mắt, gốc to, ngọn nhỏ để cấy vào bầu. Xếp các bầu cây
vào khay, điều chỉnh giàn che để cây con có đủ ánh sáng cây
sinh trƣởng mới tốt, cây mọc thẳng và cứng cáp. Nên ƣơm
cấy qua bầu để đạt đƣợc tỉ lệ sống cao.
- Gieo hạt trong bầu: dùng túi nilon kích thƣớc 12x7cm
(có đục lỗ thoát nƣớc), lấy đất phù sa hay thịt nhẹ, làm đất
nhỏ kỹ, trộn phân chuồng hoai mục với tỷ lệ 2 đất 1 phân cho
vào đầy túi. Mỗi bầu túi có thể gieo hai ba hột (để trừ hao khi
hột ít nảy mầm, sâu bệnh phá hoại hay để tỉa bớt cây đực), ấn
nhẹ hạt vào trong bầu và phủ ít đất mịn lên trên. Gieo hạt
xong cần tƣới ẩm, thƣờng xuyên tƣới nhẹ mỗi ngày một lần,
giữ ẩm cho đất ở mức 65 - 70%. Nên tƣới nƣớc vừa phải
(đừng khô quá và đừng ẩm quá), nếu quá ẩm hoặc thiếu nƣớc
hạt bị hƣ, không nảy mầm. Nên đặt bầu nơi có giàn che nắng
và che mƣa để đảm bảo hạt nẩy mầm đƣợc tốt nhất.
16


Cần chú ý: sau khi hạt nảy mầm thành cây thì tƣới thƣa
hơn vì lúc này cây chƣa cần đến nƣớc nhiều, tƣới nhiều đất
quá ẩm cây con dễ bị nhiễm bệnh.
Để hạn chế rễ cây con ăn sâu, có thể áp dụng một số
kinh nghiệm trồng bằng cách:
+ Khi cây mọc đƣợc 2 – 4 cặp lá thì dời bầu (dời bầu cây
con sang vị trí kế đó) 1 đến 2 lần để kích thích rễ mọc ngang
nhiều hơn.
+ Khi cây có từ 4 cặp lá (cao khoảng 10cm) thì cho ngã
bầu (ngã bầu nằm dài trên mặt đất), ngọn cây sẽ mọc cong lên
và rễ sẽ mọc ngang, 7 – 10 ngày sau đem trồng.
VI. KỸ THUẬT TRỒNG
1. Chuẩn bị đất trồng
- Hố trồng có kích thƣớc chiều dài, chiều rộng và chiều
sâu là 60x60x30cm.
- Khoảng cách trồng: hàng cách hàng từ 2 - 2,5m, cây
cách cây là 2m (khoảng 2.000 - 2.100 cây/ha).
Sau khi đào hố, tiến hành bón lót. Mỗi hố bón 10 - 15kg
phân chuồng; 0,5kg lân; 0,2kg kali; 0,5kg vôi bột. Trộn đều
tất cả phân với đất mặt rồi lấp đầy hố trồng.
2. Trồng cây
Khi đu đủ trong bầu cao 15 - 20cm thì đem ra trồng, chỉ
lấy những cây có thân hình tháp bút, lóng ngắn sít nhau, có lá
màu xanh đậm, xẻ 4 thùy, biểu hiện của cây cái.
Đặt bầu cây giữa hố, dùng dao sắc rạch nhẹ gỡ bỏ bầu
nilon (không làm vỡ bầu), vun đất quanh bầu, nén chặt gốc và
tƣới đủ ẩm cho cây. Dùng rơm rạ hay bèo phủ giữ ẩm cho
17

đất. Khi cây bén rễ sinh trƣởng tốt, cắm cọc ghì cây để giữ

cây khỏi đổ ngã khi có mƣa gió bão, khi cây lớn nới dần dây
buộc ra.
Khi đặt cây con, nên đặt thân nằm nghiêng xuôi theo
chiều gió mạnh để hạn chế bộ rễ ăn sâu. Phƣơng pháp này
còn giúp chống gió bão gây hại, tránh nƣớc đọng quá nhiều
ngay cổ rễ và giúp dễ thu hoạch (do cây thấp).
Khi cây cao 40 - 50cm (2,5 - 3 tháng tuổi) phải vun gốc
bón thúc bằng phân tổng hợp NPK hay DAP, hay bón 100g
urê + 300g super lân + 50g kali quanh gốc sau đó tƣới nƣớc
cho phân tan để cây hút đƣợc chất dinh dƣỡng.
Khoảng 5 - 6 tháng sau khi đặt vào hố, cây đu đủ bắt
đầu trổ hoa. Chỉ nên giữ lại các cây cái hay cây lƣỡng tính
mọc mạnh, tỉa bỏ các cây khác. Khi cây đã ra hoa, trái nên
bón phân thêm một lần nữa, liều lƣợng phân bón nhƣ đã nêu
trên.
Khoảng 9 - 10 tháng sau khi trồng là đu đủ có trái và
cây ra trái suốt năm. Điều quan trọng là gốc đu đủ phải luôn
sạch cỏ, đƣợc tủ gốc để giữ ẩm thì đu đủ mới sai và to trái, vỏ
căng, mẫu mã đẹp.
3. Chăm sóc
Chặt bỏ và tiêu hủy những cây bị bệnh để tránh lây lan
cho các cây khác. Đu đủ có bộ rễ ăn nông, cây dễ đổ ngã do
gió, bão và khả năng chịu úng ngập rất kém, vì vậy cần chú ý
làm cỏ, vun gốc cho cây, chống đổ trong mùa mƣa gió và
khơi rãnh thoát nƣớc trong mùa mƣa, bão. Những nơi mùa
khô kéo dài, thiếu nƣớc cần có biện pháp tƣới nƣớc và giữ ẩm
18

cho cây. Tốt nhất là tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm.
Những nơi lạnh cần bao bọc quả. Để đạt năng suất cao cần

thụ phấn bổ khuyết cho hoa. Khi cây mang quả nặng cần cắm
cọc chống gió bão cho đu đủ, cắt bỏ lá già gần gốc, khơi rãnh
thoát nƣớc chống úng cho cây; làm sạch cỏ dại, xới xáo cho
đất thông thoáng. Năm sau, cây đu đủ thƣờng phát triển kém
đi, chọn để lại những cây khoẻ, loại bỏ cây yếu kém và trồng
thế bằng cây con mới. Chế độ chăm sóc năm sau không khác
gì năm đầu.
Thƣờng cứ 30 - 45 ngày làm cỏ, tỉa hoa, tỉa quả, cành lá
một lần. Nên dùng đất thịt mới ở ruộng cày ải, đất bùn ao
phơi khô xếp vào xung quanh gốc, hoặc đất phù sa thật
tốt. Khi cây ra quả và hoa nhiều, cần thƣờng xuyên tỉa bớt
quả èo uột, hoa xấu, bỏ bớt những chùm quả quá dày. Cây đu
đủ nào cao trên 03m ở những nơi thoáng gió cần tỉa đốn ngọn
(có nơi dùng nồi đất, gạch ngói úp lên ngọn đã cắt) cho cây
đâm nhánh không vƣơn lên cao.
- Cắm cây cọc: thông thƣờng đu đủ đều trồng thẳng, khi
gặp gió bão phải cắm cọc chống gió, dùng 03 cây cọc cắm
chéo hoặc một cây cọc cắm thẳng và cột chắc cây đu đủ vào
cọc. Vào thời kỳ cây đậu trái nhiều mà gặp gió bão có thể
chặt bớt một số lá già gần gốc, để giảm bớt sức cản gió,
chống đổ ngã hoặc gãy.
- Tỉa cành và hái trái: sau khi xuống giống, nếu trên
thân chính mọc ra nhánh con phải ngắt bỏ sớm. Vào thời kỳ
đậu trái phải hái bỏ kịp thời những trái bị méo, bị sâu bệnh,
những lá già héo chết phải ngắt bỏ luôn cuống lá.
19

- Tưới nước: đu đủ là loại cây cần nhiều nƣớc nhƣng rất
sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nƣớc cho cây vào mùa
nắng và thoát nƣớc tốt cho cây vào mùa mƣa hoặc khi bị úng,

lũ. Nếu đất khô cây sinh trƣởng phát triển chậm, lá nhanh
vàng úa, rụng hoa và quả non, năng suất và chất lƣợng quả
giảm. Đất quá ẩm cây dễ bị nhiễm các bệnh nấm gốc.
- Làm cỏ: cỏ dại cạnh tranh dinh dƣỡng và là nơi trú ẩn
của sâu bệnh vì vậy cần làm cỏ thƣờng xuyên quanh gốc. Rễ
cây đu đủ ăn nông nên phải xới nông, nhổ cỏ bằng tay để
không ảnh hƣởng đến rễ cây.
- Tủ gốc: vật liệu tủ gốc là rơm rạ, cỏ khô hoặc bùn phơi
khô, tủ quanh gốc vào mùa nắng. Tủ gốc giúp giữ ẩm cho đất,
che bớt nắng cho cây con, hạn chế đất bị bí chặt và giữ nhiệt
độ thích hợp cho cây.
- Thụ phấn bổ sung: khi trong vƣờn trồng có số cây đu
đủ cái nhiều, việc tạo điều kiện thụ phấn để các bông cái này
có thể đậu trái và có thêm thu nhập cũng cần thiết. Việc cho
thụ phấn bổ sung có thể thực hiện bằng cách:
+ Để thụ phấn chéo tự nhiên trong vƣờn: bằng cách
chừa lại 2 - 5% số cây đực (so với tổng số cây cái) trong
vƣờn.
+ Thụ phấn nhân tạo bằng tay: để tăng khả năng đậu
trái. Cách thụ phấn đơn giản là dùng một kim nhọn đâm nhẹ
vào thân, trái non để dính nhựa, sau đó lăn lấy phấn trên nhị
đực và xát nhẹ trên muốm vòi nhụy cái của hoa cái chƣa hoặc
mới nở. Thời điểm thụ phấn tốt nhất là từ 8 - 10 giờ sáng và
trời không mƣa.
20

4. Bón phân
Đu đủ có quả quanh năm, vì vậy cần phải bón phân để
cung cấp dinh dƣỡng cho cây nuôi hoa, quả. Ngoài việc bón
lót trƣớc khi trồng, cần bón thúc các loại phân hữu cơ, đạm,

lân, kali trong đó chú ý đến lân, kali. Lƣợng phân bón cho
một cây nhƣ sau:
- Trong vƣờn ƣơm: Trộn 1/3 phân chuồng hoai với 2/3
đất mặt. Cứ 100kg hỗn hợp này thêm 3 – 5kg lân trộn thật
đều và cho vào bầu. Khi cây có 2 cặp lá bắt đầu tƣới phân.
Hòa 20 – 30g NPK 20-20-15 trong 10 lít nƣớc tƣới định kỳ 7
– 10 ngày/lần. Khi cây có 3 cặp lá thì tiến hành đảo bầu và
đặt bầu hơi nghiêng để kích thích rễ ngang, hạn chế rễ cọc.
- Bón lót khi trồng: trƣớc khi trồng cần bón cho mỗi cây
5 – 10kg phân hữu cơ hoai mục và 1 – 2kg lân. Trong trƣờng
hợp đất chua cần bón 0,1 – 0,2kg vôi cho mỗi hố cùng với
phân hữu cơ.
- Năm thứ nhất: phân chuồng 10 - 15kg + 0,3 - 0,5kg urê
+ 0,5 - 1kg lân super + 0,2 - 0,3kg kali sulfat
- Năm thứ hai: phân chuồng 15 - 20kg + 0,3 - 0,4kg urê
+ 1 - 1,5kg lân super + 0,3 - 0,4kg kali sulfat
- Các thời kỳ bón phân cho cây:
+ Sau trồng: 1,5 - 02 tháng hoặc vào đầu mùa mƣa
(năm thứ 2) bón toàn bộ phân chuồng, 30% lân, 30% đạm.
+ Khi cây ra hoa: 30% đạm, 30% lân và 50% kali.
+ Sau khi thu quả lứa đầu (sau trồng khoảng 7 - 8
tháng) bón 20% đạm, 40% lân, 20% kali.
21

- Cách bón phân: khi bón phân cần xăm đất, rải phân kết
hợp với vun gốc lấp phân cho cây. Cũng có thể chia lƣợng
phân ra bón nhiều lần. Các đợt bón kết hợp với làm cỏ vun
gốc cho cây. Bón thúc 03 lần trong năm đầu: lần 1 sau trồng 4
- 6 tuần, lần 2 khi cây ra hoa kết quả, lần 3 khi quả lớn.
VII. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

Trong quá trình sinh trƣởng, đu đủ có thể bị một
số bệnh nhƣ sau:
- Bệnh phấn trắng: phòng trị bằng cách phun Anvil
0,2%, Rovzal 0,2%;
- Bệnh cháy lá: gây cháy lá và làm cho lá biến màu, khô
rụng. Phun Kitazin 0,2% có thể hỗn hợp với vôi;
- Bệnh đốm lá: thƣờng là làm hƣ trái non lúc trời mƣa.
Lá cũng có khi nhiễm bệnh. Có thể trị bằng cách xịt maneb
nồng độ 1/500, 10 ngày một lần. Nếu trời mƣa và ẩm thấp thì
phải xịt một tuần một lần;
- Bệnh do virus: làm cho lá quăn, hoa rụng, lá vàng úa,
cây còi cọc, có thể héo vàng dẫn đến chết. Bệnh do virus rất
khó chữa trị. Tốt nhất là nhổ đi đem đốt hoặc chôn sâu. Gốc
cây bệnh rắc vôi bột, bỏ một thời gian không trồng. Những
nơi bệnh này cần tăng cƣờng phòng chống và vƣờn cây đƣợc
2 - 3 năm nên chặt bỏ trồng lại cây mới;
- Bệnh thối cổ rễ: hay xảy ra ở nơi ẩm ƣớt, nơi đất có
mực nƣớc ngầm cao thƣờng bị ngập úng. Những nơi này
trồng đu đủ phải lên líp cao và chú ý đắp gốc.
- Rệp sáp: làm hại lá và quả non, những cây bị bệnh này
dùng Bi 58 tỷ lệ 0,1 - 0,2% phun cho cây bệnh.
22

Để phòng tránh bệnh và khắc phục các tác hại trên, nên
thực hiện tốt luân canh cây trồng, chọn giống kháng bệnh,
bón cân đối NPK để cây khỏe, chống chịu bệnh tốt. Phát hiện
sớm bệnh để phun thuốc. Cần lƣu ý khắc phục các khâu sau:
- Ngoài việc chọn đất tốt, ít mùn rác bẩn để tránh tuyến
trùng hại rễ, thoát nƣớc mƣa nhanh chóng vào mùa mƣa, tiện
cho việc tƣới nƣớc vào mùa nắng, vƣờn đu đủ cần đƣợc bố trí

hƣớng khuất gió;
- Khi trồng đu đủ, cần bón lót nhiều phân hữu cơ. Càng
nhiều phân, cây càng mập, lá xanh đậm, tạo điều kiện cho cây
đạt năng suất cao. Ngoài ra, cây có tốt thì mới đủ sức để
chống chịu với mƣa gió và sâu bệnh sau này;
- Cần tƣới giữ ẩm thƣờng xuyên cho cây, không đƣợc
để mặt đất khô trắng. Mỗi lần tƣới, có thể tƣới phun hoặc tát
nƣớc vào rãnh líp cho đất hút đủ nƣớc. Mỗi tháng, kết hợp
phun 2 - 3 lần boóc-đô hay Oxyclorua đồng. Các chất này vừa
cung cấp canxi vừa cung cấp vi lƣợng, giúp cho cây tạo diệp
lục tố.
VIII. THU HOẠCH
Đu đủ sau khi trồng 7 tháng có thể thu hoạch
quả xanh làm rau xanh, thu quả chín sau trồng 9 - 10 tháng.
Cây đu đủ có thể thu hoạch quanh năm.
Khi quả chín vàng (hay đỏ) từ 2/3 quả trở lên, trên quả
đã xuất hiện các sọc vàng nhạt, lúc này vật chất khô trong quả
đã tích lũy tối đa để khi làm chín, quả đạt chất lƣợng thƣơng
phẩm tốt.
23

Khi thu hái trái (cây cao dùng thang) nên vặn từng quả
một nhẹ nhàng. Quả chín đem xếp vào sọt, mỗi lớp quả có
một lớp rơm. Trên cùng phủ kín rơm hay bao tải để 3 - 5 ngày
vàng đều và sờ tay hơi mềm là có thể lấy ra ăn hay đem bán.
Mỗi cây có thể cho thu hoạch trung bình 70kg quả, cây
cho thu hoạch cao có thể đạt 100 - 120kg quả/cây.
IX. KỸ THUẬT TRỒNG ĐU ĐỦ TRONG CHẬU
Chơi đu đủ cảnh là cách chơi lƣỡng dụng, quả ăn và cây
làm cảnh, có thể coi là cái thú ăn chơi đủ đầy bền vững không

thừa và không
thiếu. Một chậu đu
đủ cảnh đƣợc coi là
đẹp chơi trong
những ngày tết, trên
cây phải có đủ hoa,
lá và quả. Quả có
đủ 3 loại, non, già
và chín, thế dáng
siêu - nghiêng đều
về một bên, thân gốc to gồ, rễ con nổi bật. Để có đƣợc những
chậu đu đủ cảnh nhƣ vậy, ngƣời làm vƣờn có thể tham khảo
một số biện pháp kỹ thuật cơ bản dƣới đây:
1. Thời vụ
Từ trồng bầu cây lên chậu đến khi chậu cây có giá trị sử
dụng làm cảnh cần khoảng thời gian từ 7 - 8 tháng. Nếu trồng
cho mục đích kinh doanh, cần tính toán thời vụ trồng để có
chậu cây cung ứng kịp thời cho nhu cầu thị trƣờng trong dịp
24

tết Nguyên Đán, khi đó giá trị cảnh của đu đủ sẽ cao gấp 20 -
30 lần so với trồng đủ đủ thuần trên cùng diện tích đất để thu
quả bán ăn tƣơi.
2. Giống trồng
Chọn giống đu đủ lai F1, loại chuyên trồng làm cảnh:
cây lùn, lóng đốt ngắn, giống sinh trƣởng khỏe, khả năng
chống chịu tốt với điều kiện bất thuận, sai hoa, nhiều quả,
chất lƣợng quả cao, trồng cây nào có quả cây đó (thường là
các giống có nguồn gốc từ Thái Lan hoặc Đài Loan).
3. Chuẩn bị chậu và đất trồng

-
Chậu: dùng chậu sứ hoặc chậu xi măng chuyên dụng,
kích thƣớc: 90 x 40 x 40cm, các lỗ thoát nƣớc ở đáy và xung
quanh.
- Đất trồng: bao gồm hỗn hợp đất thịt ải, xỉ than tỷ lệ
3:1, ủ kỹ 12 - 15 ngày trƣớc khi đƣa vào chậu, 1m
3
hỗn hợp
này đủ cho 11 - 12 chậu trồng đu đủ cảnh.
Yêu cầu: đất thịt ải phải là đất mới chƣa qua gieo trồng
bất cứ loại rau màu nào, có thể lấy đất từ ruộng chuyên canh
lúa nƣớc, tốt nhất khai thác đất từ các hồ, ao, sông, trục, kênh,
mƣơng phơi khô ải, đập nhỏ. Đây là khâu kỹ thuật then chốt,
có ý nghĩa quyết định tỷ lệ sống của cây đu đủ trên chậu sau
trồng.
4. Ƣơm giâm bầu cây và trồng cây con lên chậu
Trồng đu đủ cảnh nhất thiết phải trồng bằng cây con đã
gieo ƣơm trong bầu. Thông thƣờng các nhà vƣờn mua giống
cây đã gieo ƣơm trong bầu, loại bầu có kích thƣớc (10-12cm)
x (12 - 15cm), cây giống to mập, khỏe, sạch bệnh có từ 4-5
25

cặp lá, cao 10 - 15cm, sau đó đƣa về giâm lại trong vƣờn nhà,
nơi cao ráo, thoáng mát. Hàng ngày tƣới nhẹ, bón thúc 1 lần
sau giâm cây 2 - 3 ngày bằng Super lân, liều lƣợng 100-150g
Super lân pha cho bình 8 - 12 lít nƣớc, phun ƣớt đều cho các
bầu cây, nên kết hợp phun cùng một số thuốc bảo vệ thực vật
phòng ngừa nhện đỏ, rệp sáp và bệnh khảm. Khoảng 12 - 15
ngày sau giâm có thể đƣa cây trồng lên chậu. Nếu mua cây
giống có kích thƣớc bầu nhỏ hơn, cần phải sang lại bầu có

kích thƣớc lớn hơn bằng bằng kích thƣớc bầu nêu trên, sau đó
mới tiến hành giâm lại theo cách làm nhƣ trên.
Trồng cây lên chậu:
- Đƣa hỗn hợp đất, xỉ than đã chuẩn bị trƣớc đó đổ
đầy cách miệng chậu 5 - 7cm.
- Bón lót mỗi chậu 0,5kg NPK (15 - 9 - 17+TE), và
0,2kg vôi bột (trộn đều trong đất trước khi đưa vào chậu).
- Nhấc nhẹ bầu cây, dùng dao sắc rạch nhẹ vừa đứt
lớp vỏ bao bầu một đƣờng từ trên xuống sát đáy bầu, nhƣng
không bóc bỏ vỏ bầu, để định hƣớng sự phát triển rễ cây
trong chậu sau này.
- Đặt bầu cây (còn nguyên túi nilon bao ngoài)
trồng ngay ngắn trong chậu, phủ đất kín bầu cây, nén chặt
nhẹ, tƣới dƣỡng ẩm hàng ngày.
- Đặt các chậu cây trong vƣờn so le nanh sấu cách
nhau 2m x (1,5 - 1,7m).
- Nếu uốn cây theo hƣớng Đông - Tây, thì hƣớng
vết rạch vỏ bầu trồng về hƣớng Đông. Trong quá trình sinh
trƣởng, bộ rễ cây sẽ bị hạn chế phát triển bởi phần túi nilon

×