CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Đề tài: Các giải pháp hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng
nhập khẩu sản phẩm máy chế biến chè từ thị trường Trung Quốc
của công ty TNHH phát triển thương mại M&H
1
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
NHẬP KHẨU MÁY CHẾ BIẾN CHÈ TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI M&H
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, TMQT ngày càng trở nên quan trọng
trong việc phát triển kinh tế cho mỗi quốc gia, hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với sự
phát triển của nền kinh tế. Mỗi quốc gia đều muốn xuất khẩu những mặt hàng mà mình
có lợi thế để tăng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu những mặt hàng mà mình không phải lợi
thế cạnh tranh của mình. Thông qua hoạt động nhập khẩu giúp đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nâng cao đời
sống cho nhân dân. Nhất là trong thời kỳ quá độ như nước ta hiện nay, cần phải chuẩn bị
đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, trong đó việc tiếp thu những thành
tựu khoa học công nghệ từ các nước phát triển là không thể thiếu để rút ngắn con đường
đi đó.
Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam là những mặt hàng có hàm lượng
chất xám cao, những sản phẩm máy móc công nghệ phục vụ cho quá trình công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước. Trong đó có sản phẩm máy chế biến chè phục vụ cho việc chế
biến các loại chè thúc đẩy quá trình sản xuất và xuất khấu sang thị trường nước
ngoài.Tuy nhiên việc nhập khẩu sản phẩm trên chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
các doanh nghiệp. Điều đó là do môi trường kinh doanh của doanh nghiệp chịu nhiều yếu
tố tác động tới, do nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan trong doanh
nghiêp, trong đó việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp là một trong những
yếu tố còn nhiều bất cập.
Công ty TNHH phát triển thương mại M&H là một công ty hoạt động trong lĩnh
vực mua bán máy móc, thiết bị, vật tư linh kiện phục vụ ngành cơ khí, nông , lâm, ngư
nghiệp. Sản phẩm máy chế biến chè là một trong những sản phẩm mà công ty nhập khẩu
từ thị trường nước ngoài về cung cấp cho thị trương nội địa. Quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu sản phẩm này của công ty mang tính chất nhanh chóng, một hợp đồng sẽ
được ký kết khi công ty tìm được đối tác nội để bán. Hàng hóa của công ty mang giá trị
lớn, không lưu kho mà chuyển thẳng cho khách hàng nội. Vì vậy cần một quy trình nhập
khẩu nhanh chóng thuận lợi và tránh những vướng mắc để giao hàng đúng thời gian cho
khách. Trong quá trình khảo sát em thấy việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty
vẫn nhiều bất cập, chẳng hạn như khó khăn trong quá trình kiểm tra hàng hóa, mất nhiều
thời gian cho việc làm thủ tục hải quan, hay công tác thanh toán vẫn còn gặp khó
khăn…
2
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Do đó cần phải có những biện pháp cụ thể giúp cho quy trình thực hiện hợp đồng
tốt hơn và chuyên nghiệp hơn và tránh được những rủi ro đáng tiếc. Do vậy, trong phạm
vi của một chuyên đề tốt nghiêp, nghiên cứu về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
của công ty là rất có ý nghĩa trong việc phát hiện những sai sót và đưa ra những hướng
giải quyết giúp nâng cao hiệu quả của hợp đồng.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài
Đề tài nghiên cứu quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu chung cho các doanh
nghiệp và đi sâu vào nghiên cứu quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu sản phẩm máy
chế biến chè từ thị trường Trung Quốc của công ty TNHH phát triển thương mại M&H từ
đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của
công ty.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận từng bước trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
chung cho các doanh nghiệp.
- Khảo sát thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu sản phẩm máy chế biến
chè từ thị trường Trung Quốc của công ty TNHH phát triển thương mại M&H.
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quy trình nhập khẩu của công ty.
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: tập trung nghiên cứu vấn đề thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty
TNHH phát triển thương mại M&H
- Về thời gian: số liều thu thập về công ty trong 3 năm gần đây: 2008, 2009, 2010
- Giới hạn đối tượng nghiên cứu: quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy chế biến
chè từ thị trương Trung Quốc của công ty TNHH phát triển thương mại M&H
1.5. Khái quát về hợp đồng TMQT và quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
1.5.1.Khái quát về hợp đồng TMQT
1.5.1.1. Khái niệm:
Hợp đồng TMQT là sự thỏa thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các
quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán (bên XK) có nghĩa vụ chuyển quyền
sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua (bên NK) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa,
bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
1.5.1.2. Đặc điểm của hợp đồng TMQT:
Hợp đồng TMQT trước tiên là một hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng khác với các
hợp đồng mua bán hàng hóa nội địa thông thường ở chỗ hợp đồng TMQT mang các yếu
tố quốc tế, bao gồm:
- Các bên ký kết có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau.
- Đồng tiền thanh toán là ngoại hối với một hoặc cả hai bên.
3
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
- Hàng hóa được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia.
1.5.1.3. Phân lại hợp đồng TMQT
- Căn cứ vào thời gian thực hiện hợp đồng:
+ Hợp đồng ngắn hạn
+ Hợp đồng dài hạn
- Căn cứ vào nội dung quan hệ kinh doanh:
+ Hợp đồng xuất khẩu
+ Hợp đồng nhập khẩu
- Căn cứ vào hình thức hợp đồng:
+ Hình thức văn bản
+ Hình thức miệng
Ở Việt Nam hình thức văn bản của hợp đồng là bắt buộc đối với các hợp đồng TMQT.
Thư từ, điện báo, telex cũng được coi là hình thức văn bản
- Căn cứ vào cách thức thành lập hợp đồng:
+ Hợp đồng một văn bản
+ Hợp đồng nhiều văn bản.
1.5.1.4. Luật điều chỉnh hợp đồng TMQT
- Điều ước quốc tế:
Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý do các quốc gia ký kết hoặc thừa nhận nhằm
xác lập các quyền vả nghĩa vụ của mình với các chủ thể khác trong giao dịch thương mại.
Thường tồn tại dưới hình thức các hiệp định song phương, đa phương. Ví dụ: Công ước
Vienna 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, hiệp định thương mại Việt-Mỹ 1995, các hiệp
định của tổ chức thương mại thế giới WTO.
- Luật quốc gia:
Luật quốc gia bao gồm luật của nước người bán và luật của nước người mua. Luật
quốc gia mỗi nước sẽ được lựa chọn trong hợp đồng nhập khẩu khi:
+ Các bên đã thỏa thuận luật quốc gia trong hợp đồng
+ Các bên thoả thuận luật quốc gia trong hợp đồng sau khi hợp đồng đã được ký kết.
Trong trường hợp này, dù tranh chấp xảy ra nhưng các bên vẫn có thể đàm phán với nhau
để chọn luật nào giải quyết.
+ Khi luật đó đã được quy định trong các điều ước quốc tế liên quan mà các nước đã
tham gia ký kết hoặc thừa nhận có quy định về điều khoàn luật áp dụng cho các hợp đồng
nhập khẩu có thể lựa chọn áp dụng của nước mua, nước bán hoặc luật của nước thứ 3.
-Tập quán TMQT:
Tập quán quốc tế về thương mại là những thói quen, phong tục về thương mại, phổ
biến được hình thành từ lâu đời, được thường xuyên áp dụng trên phạm vi toàn cầu hoặc
4
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
từng khu vực bởi các chủ thể của Luật TMQT. Một số tập quán TMQT được sử dụng
hiện nay: INCOTERM 2000, UCP500, UCP600
Tập quán quốc tế về thương mại chỉ có giá trị bổ sung trong hợp đồng. Vì vậy,
những vấn đề gì hợp đồng đã quy định thì tập quán quốc tế không có giá trị, hay nói cách
khác, hợp đồng mua bán hàng hóa có giá trị pháp lý cao hơn so với tập quán TMQT. Khi
áp dụng, cần chú ý là do tập quán TMQT có nhiều loại nên để tránh sự nhầm lẫn hoặc
hiểu không thống nhất về một tập quán nào đó, cần phải quy định cụ thể tập quán đó
trong hợp đồng
1.5.1.5. Các nội dung chủ yếu của hợp đồng TMQT
Cấu trúc của một hợp đồng TMQT bao gồm hai phần chính: những điều trình bày
chung và những điều khoản của hợp đồng
- Phần trình bày chung bao gồm:
+ Số hiệu của hợp đồng ( Contrac No…) Đây không phải là nội dung pháp lý bắt buộc
của hợp đồng. Nhưng nó tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kiểm tra, giám sát, điều
hành và thực hiện hợp đồng của các bên.
+ Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng: Nội dung này có thể để ở đầu của hợp đồng
nhưng cũng có thể để ở cuối của hợp đồng. Nếu như trong hợp đồng không có những
thỏa thuận gì thêm thì hợp đồng sẽ có hiệu lực pháp lý sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký kết.
+ Tên và địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng: Đây là phần chỉ rõ các chủ thể
của hợp đồng, cho nên phải nêu rõ ràng, đầy đủ, chính xác: Tên (theo giấy phép thành
lập), địa chỉ, số tài khoản, người đại diện, chức vụ của các bên tham gia ký kết hợp
đồng…
+ Các định nghĩa dùng trong hợp đồng( General definition).Trong hợp đồng có thể sử
dụng các thuật ngữ, mà các thuật ngữ này có thể ở các quốc gia khác nhau sẽ hiểu theo
các nghĩa khác nhau. Để tránh những sự hiểu lầm, những thuật ngữ hay những vấn đề
quan trong cần phải được định nghĩa.
+ Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng: Đây có thể là các hiệp định Chính phủ đẽ ký kết,
hoặc các Nghị định thư ký kết giữa các Bộ ở các quốc gia, hoặc nêu ra sự tự nguyện thực
sự của hai bên ký kết hợp đồng.
- Phần các điều khoản của hợp đồng:
+ Theo mức độ quan trọng của các điều khoản có thể chia thành
*Các điều khoản chủ yếu:là các điều khoản bắt buộc phải có đối với một hợp đồng mua
bán, thiếu các điều khoản đó hợp đồng không có giá trị pháp lý.
*Các điều khoản khác: là các điều khoản rất cần thiết cho một hợp đồng, nhưng nếu
không có nó hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý.
+ Theo tính chất của các điều khoản chia ra:
5
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
* Các điều khoản về hàng hóa
* Các diều khoản về tài chính
* Các điều khoản về vận tải
* Các điều khoản pháp lý
* Các điều khoản khác
1.5.1.6. Các điều khoản cơ bản của một hợp đồng TMQT
- Điều khoản về tên hàng (Commodity): Điều khoản này chỉ rõ đối tượng cần giao dịch,
cần phải dùng các phương pháp quy định chính xác tên hàng. Nếu gồm nhiều mặt hàng
chia thành nhiều loại với các đặc điểm khác nhau thì phải lập bảng liệt kê (bảng phụ lục)
và phải ghi rõ trong hợp đồng để phụ lục thành một bộ phận của điều khoản tên hàng.
- Điều khoản về chất lượng (Quality): Quy định chất lượng của hàng hóa giao nhận, và là
cơ sở để giao nhận chất lượng hàng hóa, đánh giá, so sánh và giải quyết tranh chấp chất
lượng cho nên tùy vào từng hàng hóa mà có phương pháp quy định chất lượng cho chính
xác, phù hợp và tối ưu. Nếu dùng tiêu chuẩn hóa, tài liệu, kỹ thuật, mẫu hàng để quy
định chất lượng thì phải được xác nhận và trở thành một bộ phận không thể tách rời hợp
đồng. Ngoài ra điều khoản này còn quy định về kiểm tra chất lượng như: thời điểm kiểm
tra, địa điểm kiểm tra cơ quan kiểm tra và giấy chứng nhận chất lượng.
- Điều khoản về số lượng hàng hóa (Quantity):
Quy định số lượng hàng hóa giao nhận, đơn vị tính, phương pháp xác định trọng
lượng. Nếu số lượng hàng hóa giao nhận quy định phỏng chừng thì phải quy định người
được phép lựa chọn dung sai về số lượng và giá tính cho số lượng hàng cho khoản dung
sai đó.
- Điều khoản về bao bì, ký mã hiệu (Packing and marking):
Quy định loại bao bì, hình dáng, kích thước, số lớp bao bì, phương thức cung cấp
bao bì, giá bao bì. Quy định về nội dung và số lượng của ký mã hiệu.
- Điều khoản về giá cả (Price):
Quy định mức giá cụ thể cùng đồng tiền tính giá, phương pháp quy định giá và quy
tắc giảm giá (nếu có)
- Điều khoản về thanh toán (Payment):
Quy định đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, địa điểm thanh toán, phương
thức thanh toán, bộ chứng từ dùng cho thanh toán.
- Điều khoản giao hàng (Shipment/Delivery):
Quy định số lần giao hàng, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng (ga, cảng) đi (ga,
cảng) đến (ga, cảng) thông qua, phương thức giao nhận, giao nhận cuối cùng, thông báo
giao hàng, số lần thông báo, thời điểm thông báo, nội dung thông báo và một số các quy
định khác về việc giao hàng.
6
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
- Điều khoản về trường hợp miễn trách (Force majeure/Acts of god):
Quy định những trường hợp được miễn hoặc hoãn thưc hiện các nghĩa vụ của hợp
đồng cho nên thường quy định: Nguyên tắc xác định các trường hợp miễn trách, liệt kê
những sự kiện được coi là trường hợp miễn trách và những sự kiện không được coi là
trường hợp miễn trách. Quy định trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên khi xảy ra trường
hợp miễn trách.
- Điều khoản khiếu nại (Claim):
Quy định thời hạn khiếu nại, thể thức khiếu nại, và nghĩa vụ của các bên khi khiếu
nại.
- Điều khoản bảo hành (Warranty):
Quy định thời hạn bảo hành, địa điểm bảo hành, nội dung bảo hành và trách nhiệm
của mỗi bên trong nội dung bảo hành.
- Phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty):
Quy định các trường hợp phạt và bồi thường, trị giá phạt và bồi thường tùy theo từng
hợp đồng có thể có riêng từng điều khoản phạt và bồi thường hoặc được kết hợp với các
điều khoản giao hàng, thanh toán.
- Điều khoản trọng tài (Arbitration):
Quy định các nội dung: Ai là người đứng ra phân xử, luật áp dụng vào việc xét xử
địa điểm tiến hành trọng tài cam kết chấp hành tài quyết và phân định chi phí trọng tài.
1.5.2. Quy trình thực hiện hợp đồng nhâp khẩu
1.5.2.1. Xin giấy phép nhập khẩu
Chỉ những hàng hóa khi nhập khẩu phải có điều kiên và bắt buộc xin giấy phép thì
mới phải xin giấy phép nhập khẩu. Doanh nghiệp phải làm đơn theo mẫu gửi lên cơ quan
thẩm quyền chức năng phụ trách hàng hóa đó. Hiện nay, việc cấp giấy phép nhập khẩu
được tiến hành bởi bộ công thương.
Hồ sơ xin giấy phép gồm:
- Đơn xin giấy phép
- Bản sao hợp đồng đã ký với đối tác hoặc bản sao L/C
Mỗi giấy phép chỉ được cấp cho một chủ hàng kinh doanh để nhập khẩu hoặc một số
mặt hàng nhất định, chuyên chở bằng phương tiện vận tải và giao tại một địa điểm nhất
định. Hiện nay theo quy định của pháp luật những ngành nghề kinh doanh nào mà có
trong giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp thì không cần xin giấy phép nhập khẩu.
Tuy nhiên trước khi tiến hành nhập khẩu thì doanh nghiệp phải đăng ký mã số kinh
doanh XNK tại cục hải quan tỉnh.
1.5.2.2. Thuê phương tiện vận tải
- Những căn cứ để thuê phương tiện vận tải:
7
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
+ Căn cứ vào hợp đồng TMQT: như điều kiện cơ sở giao hàng, những quy định về đặc
điểm của phương tiện vận tải,quy định về mức bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ
+ Căn cứ vào khối lượng hàng hóa và đặc điểm hàng hóa: với mục đích tối đa hóa tải
trọng của phương tiện, từ đó tối ưu hóa được chi phí và lựa chọn phương tiện đảm bảo an
toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
+ Căn cứ vào điều kiện vận tải: đó là hàng rơi hay hàng đóng trong container, hàng hóa
thông dụng hay đặc biệt, vận chuyển trên tuyến đường bình thường hay đặc biệt
- Tổ chức thuê phương tiện vận tải:
Tùy theo vào các trường hợp cụ thể doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai cách sau:
+ Phương thức thuê tầu chợ (Liner):
Tầu chợ là tầu chạy theo một hành trình và thời gian xác định. Quá trình thuê tầu chợ
được tiến hành theo các bước cơ bản sau:
* Xác định số lượng hàng cần chuyên chở, đặc điểm hàng cần chuyên chở, tuyến đường
chyên chở, thời điểm giao hàng.
* Nghiên cứu các hãng tàu: Đặc điểm của tầu có phù hợp với đặc điểm hàng hóa cần vận
chuyển không, lịch trình tàu chạy, dự kiến tàu đến, cước phí, uy tín của hãng và các quy
định khác.
* Lựa chọn hãng tầu vận tải thích hợp.
* Lập bảng kê khai hàng (Cargo list) và ký đơn xin lưu khoang (Booking note), đồng thời
trả trước phí vận chuyển.
* Tập kết hàng để giao cho tầu và nhận vận đơn.
+ Phương thức thuê tầu chuyến (Voyage charter):
Thuê tầu chuyến là người chủ tầu cho người thuê tầu thuê toàn bộ chiếc tầu để
chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng và nhận tiền cước thuê tầu do hai bên thỏa
thuận.
Quá trình thuê tầu chuyến bao gồm các nội dung sau:
* Xác định nhu cầu vận tải gồm: Lượng hàng hóa cần vận chuyển, đặc điểm của hàng
hóa, hành trình, lịch trình của tàu, tải trọng cần thiết của tàu, chất lượng tàu, đặc điểm của
tầu.
* Xác định hình thức thuê tàu:
Thuê một chuyến (Single Voyage)
Thuê khứ hồi (Round Yoyage)
Thuê nhiều chuyến (Consecurive Voyage)
Thuê bao cả tầu (Lumpsum)
8
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
* Nghiên cứu các hãng tàu trên các nội dung: Chất lượng tầu, chất lượng và điều kiện
phục vụ, mức độ đáp ứng nhu cầu về vận tải, giá cước, uy tín… để lựa chọn những hãng
tàu có tiềm năng nhất.
* Đàm phán và ký hợp đồng thuê tầu với hãng tầu.
1.5.2.3. Mua bảo hiểm cho hàng hóa.
- Các căn cứ để mua bảo hiểm cho hàng hóa:
+ Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng TMQT:
Một nguyên tắc có tính cơ bản là rủi ro về hàng hóa trong quá trình vận chuyển thuộc
về người xuất khẩu hay nhập khẩu, thì người đó cần xem xét để mua bảo hiểm cho hàng
hóa. Nguyên tắc này do điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng TMQT quy định.
Ngoại trừ trường hợp CIP và CIF người bản phải có nghĩa vụ mua bảo hiểm.
+ Căn cứ vào hàng hóa vận chuyển: khối lượng của hàng hóa, giá trị của hàng hóa, đặc
điểm của hàng hóa vận chuyển là căn cứ quan trọng để lựa chọn các quyết định mua bảo
hiểm.
+ Căn cứ vào điều kiện vận chuyển: Loại phương tiện vận chuyển, chất lượng của
phương tiện, loại bao bì bốc dỡ, đặc điểm của hành trình vận chuyển.
+ Căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng.
- Tổ chức mua bảo hiểm cho hàng hóa:
Các bước tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa:
+ Xác định nhu cầu bảo hiểm: bao gồm xác định giá trị bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm.
* Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của lô hàng, bao gồm giá hàng hóa, cước phí chuyên
chở, phí bảo hiểm và các chi phí liên quan khác.
* Có ba điều kiện bảo hiểm chính:
Điều kiện bảo hiểm C: những rủi ro, tổn thất được bảo hiểm:
Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hóa được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho
các nguyên nhân sau:
Cháy hoặc nổ;
tàu hay xà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;
tàu đâm va nhau hay tàu, sà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ
vặt thể gì bên ngoài không kể nước hay bị mất tích;
Dỡ hàng tại cảng nơi tàu gặp nạn;
Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ, hoặc bị trật bánh.
Những mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa được bảo hiểm do các nguyên nhân
sau:
Hi sinh tổn thất chung;
Ném hàng khỏi tàu.
9
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Hàng hóa bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng bị mất tích.
Điều kiện bảo hiểm B:
Giống như điều kiện bảo hiểm C nhưng còn thêm một số rủi ro sau:
Động đất, núi lử phun, sét đánh;
Nước cuốn hàng khỏi tàu;
Nươc biển, nước sông, nước hồ chảy vào tàu, xà lan, hầm hàng, phương tiện vận
chuyển, container hoặc nơi chứa hàng;
Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng do rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp
hàng lên hay dỡ hàng khỏi tàu hay xà lan.
Điều kiện bảo hiểm A:
Theo điều kiện bảo hiểm này thì người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về mọi rủi ro
gây ra mất mát, hư hỏng cho hàng hóa bảo hiểm trừ những rủi ro ngoại trừ. Rủi ro được
bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm này bao gồm cả những rủi ro chính (tàu mắc cạn, đắm,
cháy, đâm va nhau, đâm va phải vất thể khác, mất tích ) không giao hàng ) do tác động
ngẫu nhiên bên ngoài trong quá trình vận chuyển,xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho
hàng hóa.
1.5.2.4. Làm thủ tục hải quan
Để làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp có thể trực tiếp tiến hành hoặc ủy quyền cho
đại lý làm thủ tục hải quan. Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu
theo luật hải quan Việt Nam bao gồm các bước chính sau đây:
* Khai và nộp hồ sơ hải quan:
Người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa trong thời hạn
quy định.
Khai hải quan được thực hiện thống nhất theo mẫu tờ khai hải quan do Tổng cục hải quan
quy định. Có hai hình thức khai hải quan là khai thủ công và khai điện tử.
Người khai hải quan sau khi khai vào tờ khai hải quan, cùng với các chứng từ tạo thành
hồ sơ hải quan. Hồ sơ hải quan bao gồm các chứng từ theo quy định của luật hải quan.
Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở hải quan. Trong một
số trường hợp đặc biệt có thể gia hạn nộp một số chứng từ cho đến trước thời điểm kiểm
tra thực tế hàng hóa của hải quan. Hồ sơ hải quan sau khi tiếp nhận được qua hệ thống
quản lý rủi ro tự động phân luồng: luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ. Hồ sơ luồng đổ
phải kiểm tra thực tế hàng hóa.
* Xuất trình hàng hóa: Đối với hồ sơ thuộc luồng đỏ doanh nghiệp phải xuất trình hàng
hóa để cơ quan kiểm tra thực tế hàng hóa. Hệ thống quản lý rủi ro tự động xác định các
hình thức kiểm tra:
10
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
- Kiểm tra đại diện không quá 10% đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu là nguyên liệu
sản xuất hàng xuất khẩu và gia công xuất khẩu, hàng cùng chủng loại, hàng đống gói
đồng nhất
- Kiểm tra toàn bộ lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp
luật hải quan, lô hàng mà có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan.
Khi xuất trình hàng hóa doanh nghiệp phải thống nhất với cơ quan hải quan về địa điểm
và thời điểm kiểm tra hàng hóa
* Nộp thuế và thực hiện các quyết định của hải quan:
Sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hồ sơ luồng xanh, luồng vàng và kiểm tra thực tế
hàng hóa, hải quan sẽ có quyết định sau:
- Cho hàng qua biên giới.
- Cho hàng hóa qua biên giới có điều kiện như phải sửa chữa khắc phục lại, phải nộp bổ
sung thuế nhập khẩu.
- Không được phép xuất nhập khẩu.
Nếu doanh nghiệp không nhất trí với các kết luận của cơ quan hải quan, thì có thể yêu
cầu xem xét lại, nếu hai bên không thống nhất được thì doanh nghiệp có thể khiếu kiện
theo trình tự của pháp luật.
1.5.2.5. Nhận hàng
- Nhận hàng từ tàu biển: bao gồm các bước sau:
+ Chuẩn bị các chứng từ để nhận hàng
+ Ký hợp đồng ủy thác cho cơ quan ga cảng về việc giao nhận hàng từ nước ngoài về.
+ Xác nhận với cơ quan ga cảng về kế hoạch tiếp nhận hàng, lịch tầu, cơ cấu mặt hàng,
điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ và bảo quản hàng hóa.
+ Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hóa như vận đơn, lệnh giao
hàng…
+ Tiến hành nhận hàng
+ Thanh toán chi phí giao nhận, bốc xếp, bảo quản hàng cho cơ quan ga cảng
- Nhận hàng chuyên chở bàng container, bao gồm các bước:
+ Nhận vận đơn và các chứng từ khác
+ Trình vận đơn và các chứng từ khác cho hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng
+ Nhà xuất khẩu đến trạm hoặc bãi container để nhận hàng
*Nếu hàng đủ container (FCL), người xuất khẩu muốn nhận container về kiểm tra tại kho
riêng thì trước đó phải làm đơn đề nghị với cơ quan hải quan, đồng thời đề nghị hãng tầu
để mượn container. Khi được chấp thuận, chủ hàng kiểm tra niêm phong, kẹp chì của
contaiiner, vận chuyển container về kho riêng, dỡ hàng sau đó hoàn trả container cho
hãng tàu.
11
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
* Nếu hàng không đủ container (LCL) doanh nghiệp đến bãi container làm thủ tục nhận
hàng tại kho CFS và vận chuyển hàng về kho của doanh nghiệp.
- Nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt:
+ Nếu hàng đầy toa xe, nhận cả toa xe kiểm tra niêm phong, kẹp chì làm thủ tục hải
quan, dỡ hàng, kiểm tra hàng hóa tổ chức vận chuyển hàng hóa về kho của doanh nghiệp.
+ Nếu hàng không đủ toa xe, người nhập khẩu nhận hàng tại trạm giao hàng của ngành
đường sắt tổ chức vận chuyển hàng hóa về kho riêng.
- Nhận hàng chuyên chở bằng đường bộ:
+ Nếu nhận tại cơ sở của người nhập khẩu (thường là đầy một xe hàng) người nhập khẩu
làm thủ tục và chịu trách nhiệm bốc hàng xuống để nhận hàng.
+ Nếu nhận tại cơ sở của người vận tải người nhập khẩu phải kiểm tra hàng và tổ chức
vận chuyển hàng về kho riêng.
+ Nhận hàng chuyên chở bằng đường hàng không:
Người nhập khẩu làm thủ tục nhận hàng tại trạm giao nhận hàng không và tổ chức vận
chuyển hàng về kho riêng của mình.
1.5.2.6. Kiểm tra hàng nhập khẩu
Mục đích của quá trình kiểm tra hàng nhập khẩu là để bảo về quyền lợi hợp pháp của
người mua và là cơ sở để khiếu nại sau này nếu có.
Nội dung kiểm tra là:
- Kiểm tra về số lượng: số lượng hàng thiếu, số lượng hàng đổ vỡ và nguyên nhân.
- Kiểm tra về chất lượng:
+ Số lượng hàng hóa sai về chủng loại, kích thước, nhãn hiệu, quy cách, màu sắc
+ Số lượng hàng hóa bị suy giảm về chất lượng, mức độ suy giảm, nguyên nhân suy
giảm
- Kiểm tra bao bì: sự phù hợp của bao bì so với yêu cầu được quy định trong hợp đồng.
- Kiểm dịch thực vật nếu hàng hóa là thực vật.
- Kiểm dịch động vật nếu hàng hóa là động vật.
Khi nhận được hóa đơn hàng, vân đơn, trong một số trường hợp còn cả giấy chứng
nhận số lượng, chất lượng thì phải so sánh với hợp đồng mua bán và các chứng từ khác.
Nếu có sai sót về số và chất lượng hàng hóa thì cần mời đại diện của cơ quan bảo hiểm,
cảng, hãng vận tải và đại diện của người bán.
Khi nhận hàng từ phương tiện ga, cảng phải kiểm tra niêm phong, cặp chì trước khi
dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải.
Nếu hàng chuyên chở bằng đường biển mà bị thiếu hụt mất mát phải lập “Biên bản
kết toán nhận hàng với tầu). Nếu bị đổ vỡ phải lập “Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng”
12
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Nếu hàng năm trong danh mục hàng phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, doanh
nghiệp phải căn cứ vào các văn bản hướng dẫn mời cơ quan kiểm nghiệm, kiểm tra chất
lượng theo tiêu chuẩn quy định và cấp giấy chứng nhận.
1.5.2.7. Thanh toán tiền hàng nhập khẩu
* Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
- Mở L/C: Để tiến hành mở L/C người nhập khẩu phải đến ngân hàng làm đơn xin mở
L/C trả tiền cho người xuất khẩu (đơn theo mẫu in sẵn của từng ngân hàng) và nộp tiền
ký quỹ. Đơn xin mở L/C là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa ngân
hàng mở L/C và người xin mở L/C, đồng thời cũng là cơ sở để ngân hàng mở cho bên
xuất khẩu. Vì vậy nhà nhập khẩu phải chú đến nội dung của đơn xin mở L/C sao cho
chính xác, đúng mẫu đơn và phải phù hợp với nội dung mình mong muốn. Cần cân nhắc
các điều kiện ràng buộc bên xuất khẩu sao cho vừa chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi của
mình, vừa phải tôn trọng các điều khoản của hợp đồng, tránh mâu thuẫn, đảm bảo cho
bên xuất khẩu chấp nhận được.
- Kiểm tra chứng từ: Sau khi L/C có hiệu lực, người xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng,
đồng thời gửi bộ chứng từ đến cho người nhập khẩu. Người nhập khẩu phải tiến hành
kiểm tra bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ phù hợp thì người nhập khẩu nhận chứng từ để
nhận hàng và thanh toán tiền hàng, nếu bộ chứng từ không phù hợp thì từ chối nhận
chứng từ.
* Thanh toán bằng phương thức nhờ thu (D/P hoặc D/A)
Khi nhận chứng từ ở ngân hàng doanh nghiệp nhập khẩu phải kiểm tra các chứng từ.
Nếu chứng từ phù hợp theo hợp đồng hai bên đã ký kết thì chấp nhận trả tiền (D/A) hoặc
trả tiền (D/P) để nhận chứng từ nhận hàng.
Nếu chứng từ không phù hợp theo quy định của hợp đồng thì người nhập khẩu có thể từ
chối thanh toán. Việc vi phạm hợp đồng của nhà nhập khẩu sẽ được hai bên trực tiếp giải
quyết.
* Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền:
Người xuất khẩu khi giao hàng xong phải nhanh chóng hoàn thành việc lập bộ chứng
từ phù hợp với yêu cầu của hợp đồng, đồng thời chuyển đến cho người nhập khẩu. Khi
người nhập khẩu chuyển tiền thanh toán đến, ngân hàng sẽ gửi giấy báo cho đơn vị xuất
khẩu.
Người nhập khẩu khi nhận được bộ chứng từ do người xuất khẩu chuyển đến, tiến
hành kiểm tra, nếu thấy phù hợp thì viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng yêu cầu
ngân hàng chuyển tiền (bằng điện T/T, hoặc bằng thư M/T) để trả tiền cho người xuất
khẩu, nếu bộ chứng từ không phù hợp thì từ chối nhận chứng từ.
13
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
* Thanh toán bằng phương thức giao chứng từ trả tiền
Nếu trong hợp đồng quy định than toán bằng phương thức giao chứng từ trả tiền, thì
đến kỳ hạn thanh toán người nhập khẩu đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu thực hiện
dịch vụ CAD hoặc COD ký một bản ghi nhớ, đồng thời thực hiện ký quỹ 100% giá trị
của thương vụ để lập tài khoản ký thác. Sau khi ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ do người
xuất khẩu chuyển đến nếu thấy phù hợp thì ngân hàng chấp nhận chứng từ và thanh toán
cho bên XK đồng thời chuyển chứng từ đó đến cho người NK để tiến hành nhận hàng.
1.5.2.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Trong thực hiện hợp đồng thường có các trường hợp khiếu nại như sau:
- Người mua khiếu nại người bán hoặc người bán khiếu nại người mua.
Người mua khiếu nại người bán khi người bán vi phạm bất kỳ điều khoản quy định về
nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng.
Để khiếu nại, người khiếu nại phải lập hồ sơ khiếu nại bao gồm: Đơn khiếu nại, bằng
chứng về sự vi phạm và các chứng từ khác có liên quan.
Khi nhận được hồ sơ khiếu nại, bên bị khiếu nại cần nghiêm túc, nhanh chóng nghiên
cứu hồ sơ tìm các giải pháp để giải quyết một cách thỏa đáng nhất.
- Người bán hoặc người mua khiếu nại người chuyên chở và bảo hiểm.
Ngươì bán hoặc người mua khiếu nại người chuyên chở khi người chuyên chở vi
phạm hợp đồng chuyên chở. Hồ sơ khiếu nại bao gồm đơn khiếu nại, các chứng từ kèm
theo gửi trực tiếp đến cho người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở trong
thời gian ngắn nhất.
Người bán hoặc người mua có thể khiếu nại người bảo hiểm, khi hàng hóa bị tổn
thất do các rủi ro đã được mua bảo hiểm gây nên. Đơn khiếu nại phải kèm theo những
bằng chứng về việc thổn thất cùng các chứng từ khac gửi đến công ty bảo hiểm trong thời
gian ngắn nhất.
14
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU SẢN
PHẨM MÁY CHẾ BIẾN CHÈ TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG
TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI M&H
2.1. Phương pháp hệ nghiện cứu.
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.
2.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.
* Phương pháp sử dụng phiếu điều tra:
Mẫu phiếu được phát cho các cán bộ trong phòng kinh doanh, phòng XNK. Số phiếu
phát ra 5 và thu về được 5 phiếu hợp lệ. Kết quả tổng hợp của 5 phiếu được biểu thị bằng
các bảng trong đó có phần trăm số phiếu tán thành về việc vi phạm các lỗi trong quy
trình, hay mức độ quan trọng của các nghiệp vụ trong quy trình nhập khẩu.
* Phương pháp phỏng vấn các chuyên gia
Đây là một phương pháp mang hiệu quả khá cao. Bằng cách tự thiết kế các câu hỏi
phỏng vấn các nhân viên hay lãnh đạo trong công ty về các vấn đề cần nghiên cứu, chúng
ta có thể phát hiện ra những vấn đề mà trong công ty đang gặp phải trong việc thực hiện
hợp đồng và những kết quả mà công ty đạt được.
2.1.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.
* Từ nguồn dữ liệu nội bộ của doanh nghiệp:
Các tài liệu liên quan đến kết quả họat động kinh doanh của công ty, các báo cáo tài
chính, tình hình kim ngạch nhập khẩu, số lượng hợp đồng ký kết trong ba năm 2008,
2009, 2010… Từ đó có thể phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, nhập khẩu hay xu
hướng phát triển của công ty trong các giai đoạn.
* Từ nguồn dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp:
Thu thập dữ liệu từ internet, báo, tạp chí,… tìm hiểu về môi trường kinh doanh của
doanh nghiệp, về nhà cung cấp, đối thủ, hay các chính sách vĩ mô của nhà nước từ đó có
những đánh giá về những nhân tố tác động tới hoạt động của doanh nghiệp, có những
phương hướng trong việc đề ra các giải pháp cho việc thực hiện hợp đồng nhạp khẩu máy
chế biến chè
Bên cạnh đó em còn tham khảo những mẫu luận văn của các anh chị khóa trước có
cùng hướng đề tài để so sánh các kết quả nghiên cứu trước và thời điểm hiện tại từ đó
đưa ra những giải pháp cụ thể nhất trong việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu.
*Phương pháp thống kê bảng:
Thống kê kết quả từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các bảng tổng kết của
doanh nghiệp.
15
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
*Phương pháp phân tích:
Từ phiếu điều tra và những thông tin phỏng vấn có thể đánh giá mức độ thực hiện
hợp đồng nhập khẩu của doanh nghiệp tại các khâu trong quy trình
*Phương pháp so sánh:
Căn cứ vào số liệu qua các năm 2008, 2009, 2010 về tình hình hoạt động kinh doanh,
tình hình nhập khẩu, mức độ mắc lỗi trong các bước để đưa ra những đánh giá về các
bước trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu và dự báo xu hướng phts triển của
công ty.
*Phương pháp tiếp cận thực tiễn với các vấn đề lý luận:
Phân tích những bước trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu trên cơ sở lý
thuyết từ đó đưa ra những đánh giá và đề xuất giải pháp, trên cơ sở đó có những so sánh
giữ lý luận và thực tiễn.
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến việc
thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy chế biến chè từ thị trường Trung Quốc của
công ty TNHH phát triển thương mại M&H.
2.2.1. Khái quát về công ty TNHH phát triển thương mại M&H.
2.2.1.1. Một vài nét về công ty TNHH phát triển thương mại M&H.
- Tên công ty: Công ty TNHH phát triển thương mại M&H
- Tên giao dịch: M&H DEVELOPMENT TRADING COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: M&H TRACO.,LTD
- Địa chỉ trụ sở chính: Số nhà 127, phố Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa,
Thành phố Hà Nội
- Email:
2.2.1.2. Ngành, nghề kinh doanh của công ty:
- Mua bán: vật tư, thiết bị kỹ thuật ngành công nghiệp; máy công cụ, vật liệu điện, máy
tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh truyền hình và âm thanh, vật liệu xây dựng,
hàng trang trí nội, ngoại thất;
- Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư, linh kiện phục vụ ngành cơ khí, nông, lâm, ngư
nghiệp;
- Mua bán hàng điện, điện tử, điện lạnh, máy tính, linh kiện máy tính, hàng cơ khí, kim
khí, máy xây dựng, thiết bị văn phòng;
- Sản xuất, mua bán các sản phẩm ngành nông nghiệp, thủy, hải sản;
- Sản xuất, mua bán hàng thủ công mỹ nghệ;
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh;
- Tư vấn, dịch vụ kỹ thuật trong ngành công nghiêp;
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gứi hàng hóa.
16
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
2.2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH phát triển thương mại M&H
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH phát triển thương mại M&H
2.2.1.4. Cơ cấu các thị trường nhập khẩu của công ty
Công ty nhập khẩu máy chế biến chè từ thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ trong
đó thị trường chính là Trung Quốc.
Bảng 2.1- Cơ cấu các thị trường nhập khẩu máy chế biến chè của công ty
STT Thị trường
2008 2009 2010
Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng
(%)
1 Trung Quốc 64,87 58,05 70,43
2 Đài Loan 28,05 28,34 19,53
3 Mỹ 7,08 13,61 10,04
2.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đối với việc thực hiện hợp đồng nhập
khẩu của công ty TNHH phát triển thương mại M&H.
2.2.2.1. Những yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp.
* Nhân sự:
Đội ngũ cán bộ của công ty phần lớn là những người trẻ tuổi, năng động, đa số cán
bộ có trình độ năng lực tốt. Công ty có tổng số cán bộ nhân viên là 38 trong đó: số nhân
17
PGĐ kinh tế PGĐ kỹ thuật
Phòng
kế toán
Phòng
kinh
doanh
Bộ
phận
bảo
hành
Phòng
XNK
Phòng
hành
chính-
Nhân
sự
Bộ
phận
lắp đặt
Giám đốc
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
lực có trình độ đại học trở lên: 17(44%), số nhân lực tốt nghiệp khối kinh tế và quản trị
kinh doanh: 21(55,3%), số nhân viên tốt nghiệp từ Đại học Thương mại là 3 nhân viên.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ của công ty năng động phù hợp với xu thế phát triển ngày
nay. Tuy nhiên những sai sót trong cong việc do thiếu kinh nghiệm là không thể tránh
khỏi do đội ngũ nhân sự phần lớn là những người trẻ tuổi. Đo đó công ty thường xuyên
mở các khóa đào tạo cho cán bộ nhân viên để nâng cao trình độ.
* Tài chính:
Công ty có vốn điều lệ được xác nhận vào ngày 13/2/2004 là 5 tỷ VNĐ. Với số vốn
khởi đầu như vậy, công ty vẫn phải vay vốn từ các nguồn khác do trong thời gian đầu gặp
nhiều khó khăn. Việc vay vốn hết sức phức tạp do chưa tạo được uy tín từ phía ngân
hàng.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty diễn ra nhanh chóng , hàng
nhập về được giao luôn cho đối tác trong nước nên việc xây dựng cơ sở vật chất về nhà
kho chứa hàng là không có. Công ty chủ yếu là ký hợp đồng thuê phương tiện vận tải.
2.2.2.2. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
* Môi trường kinh tế:
Có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố thuộc môi
trường vĩ mô như tỷ giá, lãi suất, lạm phát ảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu của công
ty. Việc phân tích tác động và có những biện pháp phòng ngừa rủi ro là rất cần thiết để
đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả. Lạm phát làm giảm giá trị đồng
tiền, lãi suất cũng có thể làm tăng chi phí vốn của công ty, tỷ giá cũng là một trong những
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng hợp đồng. Các hợp đồng nhập
khẩu của công ty thường được thanh toán bằng USD, khi giá ngoại tệ tăng lên so vời
đồng tiền trong nước thì quyền lợi của công ty bị thiệt nhiều. Ví dụ như cuối năm 2008
tình hình kinh tế tài chính không ổn định, lãi suất cao, lạm phát tăng, tỷ giá có lúc lên làm
cho công ty có một số mặt hàng bị thu lỗ, ngừng ký hợp đồng.
* Môi trường tự nhiên:
Công ty nhập hàng về chuyển cho khách hàng trong nước luôn nên việc đảm bảo tiến
độ giao hàng là rất cần thiết. Điều đó còn phải phụ thuộc một phần vào thiên nhiên vì
thiên nhiên ảnh hưởng rất lớn đến việc vận chuyển, kiểm tra, bốc dỡ hàng hóa.
*Chính trị, pháp luật:
Chính sách pháp luật của nhà nước cũng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động nhập
khẩu của doanh nghiệp. Về mặt chính trị thì luôn ổn định, nhà nước có những chính sách
quản lý kinh tế hiệu quả như chính sách thuế nhập khẩu, chính sách quản lý ngoại hối.
Nhà nước đã mở ra cơ chế thông thoáng hơn về các thủ tục hành chính liên quan đến
18
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
nhập khẩu, mở rộng các mối quan hệ kinh tế với việc tham gia các tổ chức: ASEAN,
APEC, WTO,…
Các thủ tục hành chính được cải thiện nhưng vẫn gây khó khăn cho doanh nghiệp, hơn
nữa hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa hoàn thiện, những quy định vẫn chưa chặt chẽ
rõ ràng khiến cho các doanh nghiệp áp dụng không đồng nhất.
*Khách hàng:
Khách hàng của công ty là các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu về sản phẩm
máy chế biến chè như công ty cổ phần chè Kim Anh, công ty TNHH chế biến trà Tân
Nam Hiện nay cũng có các công ty nhập khẩu máy chế biên chè theo phương thức trực
tiếp chứ không qua các công ty thương mại. Điều này làm giảm tập khách hàng của công
ty TNHH phát triển thương mại M&H. Vì vậy công ty luôn phải tạo ra chính sách về giá
và sản phẩm hợp lý. Công ty luôn cố gắng để đảm bảo đúng lịch trình trong hợp đồng.
* Đối thủ cạnh tranh:
Việc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp là một điều không thể tránh được
trong nền kinh tế thị trường. Đối thủ cạnh tranh lâu năm của doanh nghiệp là công ty
TNHH Hưng Thịnh là doanh nghiệp nhập khẩu các thiết bị máy móc với số lượng lớn
nên có giá thành cạnh tranh. Hiện nay công ty vẫn chưa có chính sách cụ thể để có thể
nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường.
* Nhà cung cấp:
Nhà cung cấp của công ty về sản phẩm máy chế biến chè là các công ty của Trung Quốc,
Đài Loan, Mỹ nhưng chủ yếu ở thị trường Trung Quốc. Công ty có quan hệ lậu dài ổn
định với một số nhà cung cấp như Pingxiang Huahong trade CO.,LTD.(China). Điều này
rất có lợi cho công ty trong việc đàm phán thương lượng, giúp cho quy trình nhập khẩu
được dễ dàng và gặp ít rủi ro hơn.
2.3. Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu sản phẩm máy chế biến
chè từ thị trường Trung Quốc của công ty TNHH phát triển thương mại M&H.
2.3.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
2.3.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây
Bảng 2.2 - Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây
ĐVT: Triệu đồng
STT Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Tổng doanh thu 25.416,69 27.564,79 38.435,60
2 Tổng chi phí 23.333,36 24532,66 32.670,26
3 Lợi nhuận trước thuế 2.083,33 3.032,13 5.765,34
4 Lợi nhuận sau thuế 1562,50 2.274,10 4.324,01
Nguồn: Phòng kế toán- Tài chính
19
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Qua kết quả trên ta thấy tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty trong ba năm gần
đây có xu hướng tăng dần đặc biệt là từ năm 2009 đến năm 2010. Năm 2008 kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty thấp hơn do ảnh hưởng của nền kinh tề tài chính đất nước.
2.3.1.2. Tình hình nhập khẩu sản phẩm máy chế biến chè của công ty trong những
năm gần đây.
Theo phỏng vấn các chuyên gia cho biết kể từ năm 2006 thành lập tới nay thì hoạt
động nhập khẩu vẫn là hoạt động chủ yếu của công ty. Trong thời gian đầu công ty mới
thành lập, sản phẩm máy chế biến chè không đạt được theo kế hoạch về số lượng sản
phẩm tiêu thụ. Năm 2006 số lượng hợp đồng ký kết chỉ có 10 hợp đồng. Trong những
năm gần đây hoạt động nhập khẩu máy chế biến chè của công ty được tăng trưởng đáng
kể về số lượng và giá trị hợp đồng. Từ thông tin thứ cấp thu thập được về hoạt động nhập
khẩu của công ty ta có:
Bảng 2.3 - Kết quả hoạt động nhập khẩu máy chế biến chè của công ty trong 3 năm
gần đây
Năm
Nước
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
KNNK Tỉ lệ
(%)
KNNK Tỉ lệ
(%)
KNNK Tỉ lệ
(%)
Trung Quốc 12.126 64,87 14.032 58,05 23.541 70,43
Đài Loan 5.243 28,05 6.852 28,34 6.528 19,53
Mỹ 1.324 7,08 3.287 13,61 3.354 10,04
Tổng 18.693 100 24.174 100 33.423 100
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng kinh doanh
Theo bảng số liệu trên ta thấy kim ngạch nhập khẩu của sản phẩm máy chế biến chè
qua các năm có xu hướng tăng dần. Đặc biệt là từ năm 2009 đến 2010 kim ngạch nhập
khẩu .tăng nhanh từ 24.174 (triệu đồng) lên đến 33.423 (triệu đồng) ( tăng 38,26%).
Trong đó kim ngạch nhập khẩu từ thị trường trung Quốc luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất.
qua các năm và cũng có xu hướng tăng dần.
Trong đó cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc qua các năm được
biểu thị qua bảng sau:
20
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Bảng 2.4- Cơ cấu mặt hàng máy chế biến chè nhập khẩu từ Trung Quốc trong 3 năm gần
đây
ĐVT: Triệu đồng
STT
Năm
Sản phẩm
2008 2009 2010
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
1 Máy sao lăn chè 3.462 28,55 3.154 22,48 6.501 27,62
2 Máy sấy chè 2.543 20,97 2.068 14,74 4.825 20,50
3 Máy vò chè 2.658 21,92 3.892 27,74 6.056 25,72
4 Máy đóng gói chè chân
không
2.150 17,73 1.674 11,93 3.206 13,62
5 Máy quấn quả hình cánh
sen
1.313 10,83 3.244 23,11 2.953 12,54
6 Tổng 12.126 100 14.032 100 23.541 100
Nguồn: Phòng kinh doanh
Nhận xét: bảng số liệu trên cho biết về cơ cấu mặt hàng máy chế biến chè nhập khẩu
từ thị trường Trung Quốc trong những năm gần đây. Qua đó cho thấy các mặt hàng máy
sao lăn chè, máy sấy chè, máy vò chè chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số sản phẩm nhập
khẩu.
2.3.2.Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy chế biến chè từ thị
trường Trung Quốc của công ty TNHH phát triển thương mại M&H.
Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty TNHH phát triển thương mại
M&H được thực hiện theo các bước sau:
- Thuê phương tiện vận tải
- Làm thủ tục hải quan
- Nhận hàng và kiểm tra hàng hóa
-Thanh toán tiền hàng nhập khẩu
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Dựa trên kết quả phân tích phiếu điều tra trắc nghiệm, kết quả phỏng vấn các nhân
viên trong công ty và những tài liệu thu thập được, ta có thể đánh giá tổng quan về các
bước trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu trong công ty
21
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Bảng 2.5- Đánh giá các bước trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Nội
dung các
bước
trong
quy trình
Mức độ
quan
trọng các
chỉ tiêu
Mức độ
Rất tốt Tốt
Đạt yêu
cầu
Còn thiếu
sót
Kém
SP
Tỷ
lệ
(%)
SP
Tỷ
lệ
(%)
SP
Tỷ
lệ
(%)
SP
Tỷ
lệ
(%)
SP
Tỷ
lệ
(%)
Thuê
PTVT
2,5 0/5 0 1/5 20 3/5 60 1/5 20 0/5 0
Làm thủ
tục HQ
2,2 0/5 0 0/5 0 3/5 60 2/5 40 0/5 0
Nhận và
kiểm tra
hàng hóa
1,8 0/5 0 0/5 0 3/5 60 2/5 40 0/5 0
Làm thủ
tục thanh
toán
1,3 0/5 0 0/5 0 4/5 80 1/5 20 0/5 0
Khiếu
nại và
giải
quyết
khiếu nại
3,2 0/5 0 2/5 40 2/5 40 1/5 20 0/5 0
Qua kết quả phiếu điều tra thu được ta thấy các bước trong quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu tương đối đạt yêu cầu. Bên cạnh đó một số trường hợp vẫn còn gặp thiếu
sót. Phân tích từng bước trong quy trình để làm rõ hơn những vướng mắc trong từng
nghiệp vụ
2.3.2.1. Thuê phương tiện vận tải
Dựa trên kết quả điều tra trắc nghiệm ta thấy mức độ thực hiện nghiệp vụ thuê phương
tiện vận tải của công ty tương đối tốt. Công ty nhập khẩu máy chế biến chè thao điều kiện
DAF, việc thuê phương tiện vận tải để chuyên chở hàng hóa tới đích cuối cùng là do
công ty làm. Công ty thường thuê phương tiện vận tải của một số hãng lớn như
VIETTRANS nên không gặp nhiều vấn đề trở ngại trong khâu này.
2.3.2.3. Làm thủ tục hải quan.
Theo điều tra trắc nghiệm 100% số phiếu cho rằng việc làm thủ tục hải quan là do
công ty tự làm chứ không phải đi thuê đại lý hải quan.
Quy trình làm thủ tục hải quan cho hợp đồng nhập khẩu sản phẩm máy chế biến chè từ
thị trường Trung Quốc của công ty TNHH phát triển thương mại M&H:
* Khai và nộp hồ sơ hải quan:
22
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Theo Kết quả điều tra trắc nghiêm 100% số phiếu cho rằng hiện nay công ty vẫn áp
dụng kê khai theo phương pháp thủ công.
Trong hợp đồng nhập khẩu sản phẩm máy chế biến chè từ thị trường Trung Quốc, điều
kiện cơ sở giao hàng là DAF, vì vậy công ty tiến hành nhận hàng và làm thủ tục hải quan
tại cục hải quan tỉnh Lạng Sơn. Khi hàng hóa về tại biên giới, công ty cử cán bô của
phòng XNK đến tận nới để tiến hành làm thủ tục hải quan.
Hồ sơ hải quan bao gồm:
- Tờ khai hải quan: 02 bản chính
- Phụ lục tờ khai hải quan: 02 bản chính ( nếu số lượng hang nhiều hơn 3)
- Hợp đồng và bản dịch hợp đồng: 01 bản sao
- Hóa đơn thương mại: 01 bản chính và 01 bản sao y
- Bảng kê chi tiết hàng hóa: 01 bản chính và 01 bản sao
- Giấy phép NK, đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế nhập khẩu (01 bản sao)
* Xuất trình hàng hóa:
Sau khi khai và nộp hồ sơ hải quan, công ty phải xuất trình hàng hóa cho công ty hải
quan kiểm tra. Các lô hàng nhập khẩu của công ty thường là kiểm tra toàn bộ. Điều này
mất thời gian cho công ty vì phải chờ cơ quan hải quan kiểm tra xong hàng Một số mặt
hàng mới đặc biệt do công ty nhập khẩu chưa có trong danh mục hàng hóa của cơ quan
hải quan do vậy phải chờ bên hải quan xác minh để kiểm tra và áp thuế nên mất thêm
thời gian và chi phí cho công ty.
* Nộp thuế và thực hiện các quyết định của hải quan.
Đây là bước cuối cùng trong khâu làm thủ tục hải quan. Công ty luôn chấp hành
đúng các quy định về nộp thuế và lệ phí cho cơ quan hải quan. Thông thường mỗi lần
nhập hàng chi phí cho việc làm thủ tục hải quan của công ty mất từ 800.000 đến
1500.000 đ.
Việc làm thủ tục hải quan là một bước quan trọng trong quy trình nhập khẩu hàng hóa
của các doanh nghiệp, nếu không chuẩn bị các giấy tờ đầy đủ và quy định cần thiết sẽ
mất nhiều thời gian cho công ty và làm chậm tiến độ giao hàng cho đối tác trong nước.
Bảng 2.6 - Các sai sót thường gặp trong khâu làm thủ tục hải quan
Các sai sót Số phiếu
1. Khai sai tên hàng hóa 3/5
2. Thiếu giấy tờ 4/5
3. Các lỗi khác 1/5
Trên đây là các sai sót thường gặp do cán bộ XNK gặp phải trong quá trình làm thủ
tục hải quan.
2.3.2.4. Nhận hàng và kiểm tra hàng hóa.
23
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Vì điều kiện cơ sở giao hàng là DAF, hàng hóa được giao tại cửa khẩu Lạng Sơn
trên phương tiện vận tải đường bộ chở đến, chưa dỡ ra, chưa làm thủ tục thông quan NK.
Công ty phải nhận hàng từ biên giới, làm ccs thủ tục thông quan nhập khẩu và trả tiền
chuyên chở tiếp. Việc nhận hàng đôi khi không được thuận lợi do các chứng từ In
Invoice, Packing list từ phía Trung Quốc gửi về chậm hay do các giấy tờ có mâu thuẫn
với nhau.
Về việc kiểm tra hàng hóa theo kết quả điều tra phỏng vấn thì 100% là do công ty tự
kiểm tra chất lượng hàng hóa. Việc kiểm tra dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật đã được thỏa
thuận giữa hai bên trong hợp đồng và do các chuyên viên kỹ thuật của công ty kiểm
tra.Nếu hàng kiểm tra phù hợp với hợp đồng ký kết, các cán bộ công ty tiến hành vận
chuyển hàng về địa điểm đích bằng phương tiện vận tải đã thuê. Nếu kiểm tra thấy sai sót
về hàng hóa so với hợp đồng, với những sai sót nhỏ không ảnh hưởng lớn đến chất lượng
sản phẩm thì công ty có thể thương lượng với bên bán để tạo quan hệ làm ăn lâu dài.
Trong trường hợp sai sót lớn không thỏa thuận được giữa hai bên thì mời công ty
Vinacontrol đến giám định, và là cơ sở để giải quyết khiếu nại
Các kết quả điều tra trắc nghiệm cho thấy trong quá trình nhận hàng và kiểm tra hàng
hóa công ty vẫn mắc phải một số lỗi:
Bảng 2.7- Các sai sót trong quá trình nhận và kiểm tra hàng hóa
Các sai sót Số phiếu
1.Không mang đủ giấy tờ theo quy định để nhận
hàng
4/5
2. Không đôn đốc bên gửi chứng từ để nhận hàng 3/5
3. Người kiểm tra hàng hóa không phát hiện ra sai
sót
3/5
4. Các lỗi khác 1/5
2.3.2.5. Thanh toán tiền hàng nhập khẩu.
T heo kết quả điều tra trắc nghiệm cho thấy 5/5 phiếu cho biết công ty sử dụng 100%
là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C không hủy ngang trả ngay). Đo đặc thù
sản phẩm máy móc của công ty có giá trị lớn nên việc thanh toán bằng phương thức tín
dụng chứng từ mang lại độ rủi ro ít. Trong đó ngân hàng mà công ty thường mở L/C là
Agribank và Vietcombank do các ngân hàng này có uy tín và nghiệp vụ thanh toán khá
nhiều thuận lợi như: tỷ lệ ký quỹ thấp, các thủ tục giấy tờ được thực hiện nhanh chóng,
gọn nhẹ hơn.
* Mở L/C:
Để mở L/C thì công ty phải làm đơn xin mở L/C theo mẫu có sẵn của ngân hàng
Agribank, Vietcombank. Ngoài đơn xin mở L/C thì công ty phải có một số giấy tờ khác
kèm theo: Hợp đồng và bản dịch hợp đồng, bản giải trình hợp đồng, ủy nhiệm chi để trả
24
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
phí mở L/C cho ngân hàng. Lệ phí mở L/C thường 0,35% giá trị hợp đồng. Thời gian mở
L/C của công ty thường là 10 ngày sau khi ký hợp đồng.
* Thanh toán tiền hàng nhập khẩu:
Khi bộ chứng từ hàng hóa về tới ngân hàng phát hành, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm
tra bộ chứng từ, nếu hợp lệ thì ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán. Công ty chủ yếu
thanh toán bằng đồng ngoại tệ chính là USD. Nếu bộ chứng từ không hợp lệ, ngân hàng
sẽ thông báo cho công ty về việc có chấp nhận lỗi đó hay không. Nếu công ty không
chấp nhận lỗi đó thì ngân hàng sẽ gửi lại cho người bán để chỉnh sửa, bổ sung sao cho
phù hợp với nội dung L/C để tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng và bên mua nhận
được hàng hóa.
Trong nghiệp vụ thanh toán tiền hàng nhập khẩu của doanh nghiệp, các lỗi xảy ra
chủ yếu là ở khâu mở L/C:
Bảng 2.8- Các lỗi trong mở L/C
Các lỗi trong mở L/C Số phiếu
1. Viết sai lỗi chính tả 4/5
2. Thiếu một số quy định cần thiết 5/5
3. Các điều khoản không chặt chẽ và đa nghĩa 3/5
4. Thời hạn mở L/C không phù hợp với khả năng
của nhà cung ứng
1/5
5. Các lỗi khác 1/5
Trong quá trình soạn thảo văn bản người mở L/C của doanh nghiệp hay mắc phải
một số lỗi như ghi sai tên ngân hàng, hay thiếu cơ sỏ giao hàng, thời hạn hiệu lực của
L/C…làm chậm tiến độ quá trình mở L/C của công ty.
2.3.2.6. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Theo kết quả điều tra trắc nghiệm 100% số phiếu cho rằng công ty chưa xảy ra vụ
khiếu nại nào mà chỉ dựa trên thương lượng là chính. Trên thực tế chỉ có một số hợp
đồng có sai lệch nhỏ về số lượng hàng giao hay sai lệch không đáng kể về chất lượng nên
công ty chủ động thương lượng với đối tác để tạo quan hệ làm ăn lâu dài. Tùy theo thỏa
thuận mà bên bán sẽ tiến hành sửa chữa, hay bồi thường về chi phí do ảnh hưởng của
việc giao hàng chậm. Vì công ty sẽ chuyển thẳng hàng nhập khẩu tới khách hàng nên
việc giao hàng không đúng hạn và không đúng quy định có ảnh hưởng lớn tới tiến trình
giao hàng cho khách và mất uy tín của công ty với khách hàng.
Nói chung thì những tranh chấp, phát sinh giữa công ty và đối tác trong quy tình thực
hiện hợp đồng có xảy ra nhưng không quá gay gắt , căng thẳng đến mức phải sử dụng
hợp đồng trọng tài, hoặc đưa nhau ra tòa dể giải quyết. Các tranh chấp phát sinh đều
được hai bên chủ đông thỏa thuận với nhau trên tinh thần hợp tác.
Chương 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỰC
HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU SẢN PHẨM MÁY CHẾ BIẾN CHÈ CỦA CÔNG
TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI M&H.
25