Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm dầu khí Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.03 KB, 76 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày dù đã luôn
chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn gặp phải những rủi ro bất
ngờ xảy ra không lường trước được. Một trong những rủi ro đó có tai nạn giao
thông. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì số lượng xe ô tô nhập khẩu vào
tăng lên một cách đáng kể. Tuy nhiên song song với việc số xe ô tô tăng lên
thì tình hình tai nạn giao thông xảy ra ngày một nhiều với mức độ tổn thất
ngày càng lớn. Trước tình hình đó chủ xe đã có nhiều biện pháp đề phòng hạn
chế tổn thất trong đó có việc tham gia mua bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Đó
cũng chính là lý do mà trong những năm qua doanh thu phí bảo hiểm vật chất
xe cơ giới tăng lên đáng kể trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam.
Tại PVI Thăng Long nghiệp vụ này được triển khai ngay từ khi thành lập
công ty và theo thời gian tốc độ tăng doanh thu cũng cao lên đáng kể. Tuy
nhiên để có thể cạnh tranh với các công ty bảo hiểm khác trên thị trường thì
PVI Thăng Long cần phải phục vụ khách hàng tốt hơn nữa. Một trong những
vấn đề cần quan tâm đó là công tác giám định bồi thường bởi chính khâu này
quyết định đến chất lượng sản phẩm và uy tính của doanh nghiệp.
Nhận thức được vấn đề này nên sau gần bốn tháng thực tập tại phòng
Giám định bồi thường của PVI Thăng Long, cùng với những kiến thức bảo
hiểm được thầy cô truyền đạt em quyết định chọn đề tài:
“Công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm
vật chất xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm dầu khí Thăng Long” làm chuyên
đề thực tập và luận văn tốt nghiệp.
Nội dung đề tài được chia làm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới và
công tác giám định bồi thường tổn thất.
Chương II: Thực trạng công tác giám định bồi thường tổn thất bảo
hiểm vật chất xe cơ giới tại PVI Thăng Long.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám
định và bồi thường tổn thất bảo hiểm vật chất xe cơ giới
tại PVI Thăng Long.


Trong quá trình thực tập và thực hiện bài viết này em đã nhận được sự
hướng dẫn rất tận tình của cô Bùi Quỳnh Anh cũng như của các anh chị
trong công ty PVI Thăng Long. Tuy nhiên do thời gian và điều kiện có hạn
nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được
sự góp ý của các thầy cô và các anh chị trên công ty để bài viết của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH
BỒI THƯỜNG TỔN THẤT CỦA NGHIỆP VỤ
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ
GIỚI.
1.1.1 Sự cần thiết khách quan và tác dụng của nghiệp vụ Bảo hiểm vật
chất xe cơ giới.
1.1.1.1 Sự cần thiết khách quan của nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe cơ
giới
Khi khoa học ngày càng phát triển thì các hình thức vận tải cũng ngày
càng trở nên phong phú và đa dạng hơn.Trong số các loại hình giao thông
thì vận tải bằng đường bộ - chủ yếu là xe cơ giới vẫn giữ vị trí quan trọng
và được coi là huyết mạch của nền kinh tế vì những tính năng ưu việt của
nó như:
- Xe cơ giới có giá trị không quá lớn, chi phí mua sắm và sửa chữa thấp
hơn nhiều so với các phương tiện khác, phù hợp với khả năng chi trả của gia
đình và các cơ quan xí nghiệp.
- Bên cạnh đó xe cơ giới có tính cơ động cao, việt giả tốt và tham gia
triệt để quá trình vận chuyển, hoạt động trong phạm vi rộng, kể cả những nơi
địa hình phức tạp.
- Chi phí xây dựng đường xá bến bãi cho xe cơ giới thấp hơn nhiều sơ
với phương tiện máy bay, tàu hỏa do thực tế đường bộ còn phục vụ cho nhiều
loại phương tiện khác.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt ưu điểm trên thì xe cơ giới vẫn có nhược
điểm là xác suất xảy ra rủi ro rất cao. Nguyên nhân là do:
- Ý thức người tham gia giao thông chưa cao, tình trạng phóng nhanh vượt
ẩu không làm chủ tốc độ vẫn còn phổ biến.Chất lượng đào tạo lái xe ở các
trung tâm còn kém, nhiều người không có giấy phép lái xe hợp lệ.
- Do địa hình ở Việt Nam phong phú và phức tạp, đồng thời thời tiết khí
hậu khắc nghiệt thường xảy ra lũ lụt đây cũng là nguy cơ tiềm ẩn của tai nạn
giao thông.
- Bên cạnh đó do nhiều phương tiện giao thông được sử dụng đã quá củ,
hết thời gian khấu hao nên không đảm bảo an toàn khi vận hành.
Thực tế cho thấy mặc dù đã có nhiều biện pháp đề phòng hạn chế tai nạn
giao thông xảy ra nhưng số vụ tai nạn và thiệt hại vẫn tăng lên qua từng năm.
Cũng do khoa học ngày càng phát triển nên các vụ tai nạn xãy ra ngày càng
thảm khốc hơn, thiệt hại theo đó cũng lớn hơn. Các vụ tai nạn không những
để lại hậu quả đối với chủ xe, làm gián đoạn kinh doanh mà còn gây gánh
nặng cho gia đình họ và cho toàn xã hội.
Do đó để giảm bớt gánh nặng này, bảo hiểm vật chất xe cơ giới được biết
đến như một biện pháp chuyển giao rủi ro, một điều tất yếu.
1.1.1.2 Tác dụng của nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Cũng giống như bảo hiểm nói chung, bảo hiểm vật chất xe cơ giới cũng có
những tác dụng sau:
Thứ nhất: Tích cực góp phần ngăn ngừa và đề phòng tai nạn nạn giao
thông.
Khi mua bảo hiểm vật chất xe cơ giới, chủ phương tiện phải nộp một
khoản tiền gọi là phí bảo hiểm, nguồn phí này là doanh thu chủ yếu của một
doanh nghiệp bảo hiểm, nó được dùng cho bồi thường tổn thất thuộc phạm vi
bảo hiểm ngoài ra còn được sử dụng cho việc đề phòng hạn chế tổn thất.
Hàng năm các doanh nghiệp bảo hiểm thường trích một phần phí để cùng với
các cơ quan chức năng tiến hành xây dựng các biển báo nơi nguy hiểm,
đường lánh nạn, biển báo tốc độ cho phép, thành chắn…nhằm ngăn ngừa tai

nạn giao thông. Bên cạnh đó các công ty bảo hiểm còn thực hiện công tác
tuyên truyền luật lệ an toàn giao thông, thực hiện công tác đề phòng hạn chế
tổn thất, nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ điều khiển phương tiện
nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại. Những khách hàng thực hiện tốt công tác
này thường được các công ty bảo hiểm khuyến khích bằng cách giảm phí.
Thứ hai: Góp phần ổn định tài chính, ổn định sản xuất kinh doanh cho các
chủ xe khi có rủi ro xảy ra.
Trong quá trình tham gia giao thông, do nhiều lý do khác nhau mà người
điều khiển xe có thể gặp rủi ro gây tổn thất lớn. Nếu chủ xe tham gia bảo
hiểm vật chất xe cơ giới thì mọi thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm sẽ được
công ty bảo hiểm chi trả nhằm bù đắp một phần, giảm bớt gánh nặng về mặt
tài chính, nhanh chóng ổn định cuộc sống, ổn định sản xuất kinh doanh.
Thứ ba: Góp phần tăng thu ngân sách cho nhà nước và tạo thêm công ăn
việc làm.
Khi tham gia bảo hiểm các chủ xe phải nộp một khoản tiền gọi là phí bảo
hiểm cho công ty bảo hiểm. Đó là khoản thu tương đối lớn đối với các công ty
Bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm phải có trách nhiệm
đóng thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp…góp phần tăng thu
ngân sách cho nhà nước từ đó nhà nước có điều kiện đầu tư xây dựng mối và
nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông đồng thời còn nâng cao được ý thức trách
nhiệm về chấp hành luật lệ giao thông của mọi người dân.
1.1.2 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
1.1.2.1 Đối tượng và phạm vi Bảo hiểm.
* Đối tượng Bảo hiểm.
Là tất cả những chiếc xe còn có giá trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ
của mỗi quốc gia.
Đối với xe mô tô các loại nhà bảo hiểm tiến hành bảo hiểm toàn bộ vật
chất thân xe.Tuy nhiên nhìn chung bảo hiểm vật chất xe thường được áp dụng
áp dụng cho các loại xe ô tô vì chúng thường có giá trị cao, khi xãy ra tai nạn
tổn thất thường lớn còn xe mô tô các loại do số lượng lớn, giá trị thường bé,

chi phí sữa chữa không cao.
Đối với xe ô tô các loại nhà bảo hiểm có thể bảo hiểm toàn bộ hoặc cũng
có thể là bảo hiểm từng tổng thành của xe. Căn cứ vào công dụng kỹ thuật xe
ô tô được chia thành 7 tổng thành sau đây:
- Tổng thành thân vỏ xe: Gồm toàn bộ phần vỏ, ghế ngồi, chắn bùn, cửa
kính, cần gạt, bàn đạp ga, côn số, phanh, khung, Ba đờ xốc…
- Tổng thành động cơ: Gồm động cơ, bộ chế hòa khí, bơm cao áp, bầu lọc
dầu, bầu lọc gió,bơm hơi, bộ li hợp và các thiết bị điện.
- Tổng thành hộp số:Gồm hộp số chính và hộp số phụ( nếu có).
- Tổng thành hệ thống lái: Gồm vô lăng lái, khóa vành lái, trục tay lái, thanh
kéo ngang, thanh kéo dọc, bổ trợ tay lái( nếu có),cơ cấu điều khiển gạt mưa.
- Tổng thành hệ trục trước: Bao gồm dầm cầu, trụ đứng, trục lắp, hệ thống
treo phíp, cơ cấu phanh, vỏ cầu, vi sai.
- Tổng thành hệ trục sau: Gồm dầm cầu, vỏ cầu, truyền lực chính,vi sai,
cụm mang ơ sau, cơ cấu phanh, xi lanh phanh, trục láp ngang, hệ thống treo
cầu sau.
- Tổng thành lốp: Các bộ săm lốp của xe( kể cả săm lốp dự phòng).
Trên cơ sở phân chia các tổng thành như vậy người tham gia bảo hiểm có
thể tham gia cho toàn bộ xe hay cũng có thể tham gia bảo hiểm từng loại tổng
thành.Tùy vào mỗi loại xe khác nhau mà cơ cấu giá trị tổng thành trong toàn
bộ xe cũng khác nhau
Bảng 1.1 Tỷ lệ giá trị tổng thành cho tất cả các loại xe con và xe ca
Loại xe
Tên tổng thành
Xe con Xe ca
Động cơ 15.5% 13%
Thân vỏ 53.5% 53.5%
Hộp số 7.5% 5%
Hệ trục trước 5% 4.5%
Hệ trục sau 9.5% 8.4%

Hệ thống lái 5.2% 6.2%
Săm lốp 3.8% 9.4%
( Nguồn PVI Thăng Long)
Để trở thành đối tượng được bảo hiểm, xe cơ giới phải đảm bảo những
điều kiện về mặt pháp lý và kỹ thuật. Cụ thể là chủ xe phải có giấy phép lưu
hành, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường hợp lệ để
được phép lưu hành, giấy chuyển quyền sở hữu nếu có và các loại giấy tờ cần
thiết khác.
a. Phạm vi Bảo hiểm
* Rủi ro được bảo hiểm.
Các công ty bảo hiểm bồi thường cho chủ xe những thiệt hại vật chất xe
xãy ra do những tai nạn bất ngờ, không lường trước được ngoài sự kiểm soát
của chủ xe, lái xe trong những trường hợp sau đây:
- Đâm, va, lật, đổ.
- Hỏa hoạn, cháy, nổ
- Những tổn thất do thiên nhiên: Bão, lũ lụt, sét đánh, động đất mưa đá, sụt lỡ…
- Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe.
- Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên.
Ngoài ra các công ty bảo hiểm còn thanh toán những chi phí cần thiết và
hợp lý nhằm:
- Ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các
nguyên nhân trên
- Chi phí bảo vệ và đưa xe thiệt hại tới nới sửa chữa gần nhất.
- Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
- Trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm
không được vượt quá số tiền bảo hiểm đã ghi trên đơn hay giấy chứng nhận
bảo hiểm.
b. Rủi ro không được bảo hiểm.
- Hao mòn tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật
hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa.

- Hành động cố ý gây tai nạn, gây thiệt hại của chủ xe hay những người
được giao sử dụng hay bảo quản.
- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo quy
định của Luật an toàn giao thông đường bộ.
- Lái xe vi phạm nghiêm trọng luật an toàn giao thông đường bộ như:
+ Lái xe đang điều khiển xe trên đường mà nồng độ cồn trong máu vượt
quá quy định của pháp luật hiện hành hoặc có các chất kích thích khác mà
pháp luật cấm sử dụng.
+ Xe không có không có giấy phép lưu hành
+ Lái xe không có bằng lái, hoặc có nhưng không hợp lệ.
+ Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép.
+ Xe chở quá trọng tải hoặc số hành khách quy định
+ Xe đi vào đường cầm
+ Xe đi đêm không đèn
+ Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa
- Thiệt hại do chiến tranh.
- Mất cắp bộ phận của xe.
1.1.2.2 Giá trị Bảo hiểm và Số tiền Bảo hiểm
* Giá trị Bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của xe trên thị trường tại thời điểm
người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm.
Việc xác định đúng giá trị của xe có vai trò rất lớn đối với công tác bồi
thường.Tuy nhiên thực tế giá xe trên thị trường thường xuyên biến động và có
thêm nhiều chủng loại mới tham gia giao thông nên việc xác định chính xác
giá trị xe rất khó.
Đối với xe mới đưa vào sử dụng thường giá trị xe xác định đúng bằng giá
trị thực tế của xe ghi trên hóa đơn chứng từ
Đối với xe đã sử dụng một thời gian thì giá trị của xe được tính dựa vào
- Giá mua xe lúc ban đầu
- Giá mua bán trên thị trường của những chiếc xe cùng chủng loại, có chất

lượng tương đương
- Tình trạng hao mòn thực tế của xe
- Tình trạng kỹ thuật và hình thức bên ngoài của xe
Các công ty thường tính giá trị của xe theo công thức:
Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu – Giá trị khấu hao
* Số tiền Bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là số tiền mà chủ xe yêu cầu công ty bảo hiểm nhận bảo
hiểm cho xe của mình và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm hay giấy chứng
nhận bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm đối với
chủ xe khi có tổn thất xãy ra đối với đối tượng bảo hiểm. Nghĩa là trong bất
kỳ trường hợp tổn thất nào thì số tiền bồi thường tối đa cũng chỉ bằng với số
tiền bảo hiểm.
Các công ty bảo hiểm thường xác định số tiền bảo hiểm theo các trường hợp:
- Bảo hiểm ngang giá trị tức là số tiền bảo hiểm bằng với giá trị bảo hiểm.
- Bảo hiểm trên giá trị thực tế là trường hợp số tiền bảo hiểm lớn hơn so
với giá trị thực tế của xe.
- Bảo hiểm dưới giá trị thực tế của xe là trường hợp số tiền bảo hiểm bé
hơn giá trị thực tế của xe.
Trên thực tế, hầu hết mọi trường hợp tham gia bảo hiểm ngang giá trị
hoặc là dưới giá trị. Còn trường hợp bảo hiểm trên giá trị chỉ xãy ra khi có sự
cam kết của chủ xe và công ty bảo hiểm.
1.1.2.3 Phí bảo hiểm.
Phí bảo hiểm là số tiền mà người tham gia bảo hiểm phải nộp cho công
ty bảo hiểm để đổi lấy sự bảo đảm trước các rủi ro chuyển sang cho công ty
bảo hiểm.
Để xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia cụ thể các công ty
bảo hiểm thường căn cứ vào những nhân tố sau:
* Loại xe: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại xe khác nhau. Các loại
xe khác nhau đó có đặc điểm kỹ thuật khác nhau, có mức độ rủi ro khác nhau

vì vậy mức phí cũng phải khác nhau. Thông thường các công ty bảo hiểm
thường căn cứ vào tốc độ tối đa của xe, tỷ lệ gia tốc; chi phí, mức độ khó
khăn khi sửa chữa và sự khan hiếm của phụ tùng để phân loại xe. Mỗi công ty
bảo hiểm sẽ có một biểu phí riêng cụ thể cho từng loại xe.
Giống như cách tính phí bảo hiểm nói chung phí bảo hiểm phải đóng cho
mỗi đầu xe được xác định theo công thức:
P = f + d
Với : P là phí thu mỗi đầu xe
f là phí thuần
d là phụ phí
Hoặc có thể sử dụng công thức
P = Sb * (R1 + R2)
Với : R1 là tỷ lệ phí thuần
R2 là tỷ lệ phụ phí.
Tỷ lệ phí thuần R1 phụ thuộc vào
+ Xác suất thống kê những vụ tai nạn giao thông nói chung
+ Thiệt hại bình quân mỗi vụ tai nạn liên quan đến bản thân mỗi chiếc
xe cơ giới.
+ Thời hạn tham gia bảo hiểm.
* Khu vực giữ xe và để xe: Hiện nay có rất ít công ty bảo hiểm quan tâm đến
nhân tố này khi tính phí tuy nhiên đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ
rủi ro của xe tham gia bảo hiểm.
* Mục đích sử dụng xe: Do mục đích sử dụng xe có quan hệ chặt chẻ với khả
năng xảy ra rủi ro nên khi định phí các công ty bảo hiểm thường rất coi trọng
yếu tố này.
* Tuổi tác, kinh nghiệm lái xe của người tham gia bảo hiểm và những người
thường xuyên sử dụng chiếc xe được bảo hiểm. Qua số liệu thống kê cho thấy
rằng các lái xe trẻ tuổi thường bị tai nạn nhiều hơn là lái xe lớn tuổi. Do đó
các công ty bảo hiểm thường áp dụng giảm phí bảo hiểm cho các lái xe trên
50 hoặc 55 tuổi do thực tế cho thấy những người này ít gặp tai nạn hơn.

Giảm phí bảo hiểm : Các công ty bảo hiểm thường áp dụng chính sách
giảm phí cho khách hàng trong những trường hợp như khách hàng lâu năm,
khách hàng thực hiện tốt việc đề phòng hạn chế tổn thất hay khách hàng tham
gia bảo hiểm với số lượng lớn. Chẳng hạn như PVI Thăng Long trong trường
hợp không có tổn thất, khiếu nại bồi thường trong vòng :
2 năm liên tục có thể giảm đến 15%
3 năm liên tục có thể giảm đến 20%
Hoàn phí: Đối với những xe đóng phí cả năm nhưng vì một lý do nào đó
chỉ hoạt động một số ngày trong năm, thì chủ xe chủ xe sẽ được hoàn lại phí.
Phí hoàn
lại
=
Mức phí
cả năm
x
Số tháng xe không hoạt động trong
năm
12
Trên thực tế các DNBH có biểu phí riêng được lập ra thành bảng cố định. Ví
dụ đối với PVI Thăng Long thì biểu phí cho nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe
cơ giới như sau:
Bảng 1.2. Mức phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới( trường hợp bồi thường
không tính khấu hao thay thế mới)
( Đơn vị tính : %)
Phạm vi bảo hiểm
Đặc điểm xe
Bảo hiểm toàn
bộ
Bảo hiểm bộ
phận

Xe mới 100% 1.5 2.5
Xe đã sử dụng dưới 3 năm, còn trên
85% giá trị
1.6 2.6
Xe đã sử dụng 3- 6 năm, còn 65- 85%
giá trị
1.8 2.8
Xe đã sử dụng 6- 9 năm, còn 50-65%
giá trị
2.0 3.0
Xe đã sử dụng trên 9 năm, còn 50% giá
trị
2.3 3.3
( Nguồn PVI Thăng Long)
1.1.2.4. Hợp đồng Bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
* Khái niệm
Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo
hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo
hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, ngược lại doanh nghiệp bảo hiểm phải có
trách nhiệm bồi thường tổn thất cho người tham gia khi có các sự kiện bảo
hiểm gây tổn thất cho xe họ.
Bên mua bảo hiểm có thể là cá nhân hay tổ chức kí kết hợp đồng bảo hiểm
vơi DNBH và đóng phí bảo hiểm.
DNBH là các tổ chức pháp nhân kinh doanh sản phẩm bảo hiểm.
Sự kiện bảo hiểm là những sự kiện khách quan do các bên trong hợp đồng
bảo hiểm thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
* Nguyên tắc.
Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới cũng như hợp đồng bảo hiểm nói
chung phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc bàn bạc thống nhất: Trong thực tế do lợi ích kinh tế của các

bên là khác nhau nên để có được sự công bằng giữa các bên thì cần phải
thống nhất về ý muốn của mỗi bên
Nguyên tắc công bằng và hai bên cùng có lọi: Theo nguyên tắc này các
điều khoản đưa ra trong hợp đồng phải đưa ra phải tính đến quyền lợi của mỗi
bên, tôn trọng đến lợi ích của mỗi bên. Các bên được hưởng quyền lợi thì phải
thực hiện các nghĩa vụ nhất đinh.
Nguyên tắc tự nguyện: Hợp đồng được thiết lập trên cơ sở tự nguyện có
nghĩa là các bên phải tự nguyên tham gia và thỏa thuận không vì một lý do ép
buộc nào cả.
Nguyên tắc không làm tổn hại đến lợi ích chung của xã hội: Để duy trì sự
ổn định và phát triển của xã hội thì tất cả mọi hoạt động kinh tế xã hội đều
không được làm tổn hại đến lợi ích chung của xã hội, do đó hợp đồng bảo
hiểm vật chất xe cơ giới cũng không ngoại lệ.
* Nội dung.
Nội dung của HĐBH thể hiện mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa các
bên tham gia và được quy định dưới hình thức điều khoản hợp đồng. Điều
khoản hợp đồng gồm hai phần đó là loại điều khoản do pháp luật quy định và
loại điều khoản do hai bên tự thỏa thuận. Nội dung chủ y ếu của một HĐBH
thường bao gồm:
Đối tượng tham gia bảo hiểm và DNBH
Đối tượng bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm
Rủi ro được bảo hiểm và rủi ro loại trừ
Phí bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm.
Mức phí, cách thức nộp phí.
Các quy định về cách thức giải quyết bồi thường
Các quy định về giải quyết tranh chấp nếu có.
Chữ ký hai bên.
Trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới để cho tiện lợi và đỡ phức tạp người ta

sử dụng giấy chứng nhận bảo hiểm thay cho hợp đồng bảo hiểm
* . Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
a. Bên tham gia bảo hiểm.
- Quyền lợi của bên tham gia:
+ Bên tham gia có quyền yêu cầu DNBH giải thích rõ ràng các điều kiện,
điều khoản bảo hiểm, quy trình cấp đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm
+ Bên tham gia được bồi thường kịp thời, chính xác, thỏa đáng khi có
tổn thất xãy ra thuộc phạm vi bảo hiểm.
+ Bên tham gia có quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng theo quy định
của pháp luật nếu như phát hiện thấy DNBH cố tình cung cấp thông tin sai
lệch khi ký kết hợp đồng ( trường hợp này thường xuất hiện khi đại lý bảo
hiểm muốn kí kết hợp đồng nên đã hứa hẹn những điều không có trong điều
khoản)
+ Bên tham gia có quyền chuyển nhượng hợp đồng trong trường hợp
bán xe cho người khác.
- Nghĩa vụ của bên tham gia bảo hiểm :
+ Bên tham gia phải có trách nhiệm đóng đủ, đúng thời gian quy định
cũng như phương thức đóng đã được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
+ Phải kê khai một cách trung thực, đầy đủ thông tin cho công ty bảo
hiểm khi ký hợp đồng.
+ Khi có rủi ro xảy ra gây tổn thất cho xe thì chủ xe phải kịp thời báo cho
DNBH. Chủ xe không được tự ý di chuyển, sửa chữa hiện trường khi chưa có
ý kiến của DNBH trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo giao thông hay giảm
thiệt hại cho người và tài sản.
+ Nếu có sự thay đổi về mục đích sử dụng xe thì chủ xe phải có trách
nhiệm báo ngay cho DNBH để họ điều chỉnh lại phí cho phù hợp.
b. Doanh nghiệp nghiệp bảo hiểm.
- Quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm:
+ DNBH có quyền thu phí theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và
được phép sử dụng phí bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

+ DNBH được phép hủy bỏ hợp đồng nếu như phát hiện thấy các thông
tin bên tham gia bảo hiểm cung cấp sai sự thật hoặc từ chối bồi thường nếu
như bên tham gia có hành vi trục lợi bảo hiểm.
+ DNBH có quyền yêu cầu người tham gia áp dụng các biện pháp đề
phòng hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật cũng như việc yêu cầu
chủ xe cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết liên quan tới việc giám định bồi
thường một cách kịp thời.
- Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:
+ Giải thích cẩn thận cho người tham gia biết về các điều khoản, điều
kiện, quyền và nghĩa vụ của họ khi mua sản phẩm bảo hiểm vật chất xe cơ
giới. Trong một số trường hợp còn tư vấn để giúp họ lựa chọn số tiền bảo
hiểm .
+ Thực hiện cấp đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm cho người
tham gia ngay sau khi ký kết hợp đồng.
+ Khi có rủi ro xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm thì DNBH phải có
trách nhiệm thống nhất với khách hàng về thời gian và địa điểm giám
định. Sau đó hướng dẫn khách hàng hoàn thành hồ sơ để giải quyết bồi
thường.
+ Sau khi đã có hồ sơ bồi thường đầy đủ và hợp lệ DNBH phải giải
quyết bồi thường nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
+ DNBH phải có trách nhiệm nộp thuế cho nhà nước và thực hiện đúng
các quy định của pháp luật.
1.2 CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TỔN THẤT TRONG
BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI
1.2.1 Tầm quan trọng của Công tác giám định và bồi thường tổn thất
trong hoạt động kinh doanh Bảo hiểm.
Thông thường một DNBH khi triển khai một sản phẩm bảo hiểm bất kỳ
cũng phải trải qua lần lượt bốn giai đoạn là : Thiết kế sản phẩm mới; khai thác
sản phẩm mới; đề phòng hạn chế tổn thất; giám định và bồi thường. Như vậy
giám định bồi thường là khâu cuối cùng trong quá trình thiết kế một sản phẩm

mới. Chỉ khi có rủi ro xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm đối với đối tượng bảo
hiểm thì mới có giám định và bồi thường và cũng chính lúc đó khách hàng
mới được nhận giá trị sử dụng của sản phẩm bảo hiểm. Chính vì thế Giám
định và bồi thường có vai trò rất quan trọng đối với mỗi DNBH. Cụ thể:
* Giám định bồi thường là khâu quan trọng trực tiếp quyết định đến khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp: Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm dịch vụ
dễ bắt chước, vì vậy chiến lược cạnh tranh thông qua giá cả không đem lại
nhiều hiệu quả cho DNBH. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện
nay các hầu hết các DNBH đều rất quan tâm tới chất lượng sản phẩm để tăng
khả năng cạnh tranh của mình. Mà giám định và bồi thường được khách hàng
đánh giá rất cao. Mong muốn lớn nhất của khách hàng khi tham gia bảo hiểm
là nếu không may gặp phải rủi ro thì được các DNBH giải quyết một cách
nhanh chóng thỏa đáng. Do vậy làm tốt công tác này sẽ làm tăng tính hấp dẫn
của sản phẩm và uy tính của DNBH trên thị trường từ đó làm tăng khả năng
cạnh tranh.
* Giám định và bồi thường ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí của DNBH.
Chi bồi thường tổn thất là khoản chi lớn nhất đối với bất kỳ một DNBH
nào. Vì vậy việc xác định đúng số tiền bồi thường có ý nghĩa rất lớn trong
việc cân đối thu chi cũng như đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của DNBH.
* Giám định và bồi thường có vai trò quan trọng trong việc chống trục
lợi bảo hiểm.
Thông thường tất cả các vụ trục lợi bảo hiểm xảy ra đều có liên quan tới
giám định và bồi thường. Nếu các giám định viên cẩn thận có năng lực thì sẽ
dễ để phát hiện ra các hành vi lừa đảo của chủ xe từ đó bồi thường chính xác
hơn.
* Giám định bồi thường ảnh hưởng đến quyết định tái tục của khách
hàng.
Nếu công tác giám định và bồi thường được thực hiện tốt thì sẽ để lại ấn
tượng rất lớn cho khách hàng và cũng chính vì lý do đó mà khách hành sẽ
quyết định tái tục tiếp hợp đồng bảo hiểm với DNBH đó. Và việc giữ một

khách hàng củ cho DNBH có lợi hơn rất nhiều so với việc khai thác thêm một
khách hàng mới.
1.2.2 Nguyên tắc giám định và bồi thường tổn thất trong Bảo hiểm vật
chất xe cơ giới.
1.2.2.1 Nguyên tắc giám định tổn thất
- Việc giám định phải đảm bảo kịp thời, chính xác, khách quan và thỏa
đáng.
- Căn cứ vào năng lực của mình và tính chất phức tạp của từng vụ tổn thất
mà DNBH quyết định sẽ tự giám định hay thuê giám định độc lập. Trường
hợp tự giám định thì đơn vị giám định phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước
pháp luật và công ty về tính trung thực, chính xác và chất lượng báo cáo giám
định.
- Việc giám định phải được thực hiện trong thời gian sớm nhất có thể sau
khi nhận được thông báo tai nạn và không quá 24 giờ kể từ khi nhận được
thông báo. Trong trường hợp chậm trể phải có lý do hợp lý và lý do đó phải
được thể hiện trong báo cáo giám định.
- Quá trình giám định phải có mặt đại diện của các bên liên quan và cùng
ký vào biên bản giám định. Nếu bên tham gia không thống nhất với kết quả
của giám định viên thì giám định viên phải giải thích rõ ràng cho các bên liên
quan về đánh giá của mình. Nếu bên tham gia vẫn không thỏa mãn thì hai bên
sẽ thỏa thuận mời giám định viên độc lập. Khi kết quả giám định của bên
giám định viên độc lập mà trùng với kết quả giám định của giám định viên
bảo hiểm thì người tham gia phải thanh toán phí giám định cho giám định
viên độc lập ngược lại thì DNBH sẽ thanh toán.
- Việc giám định phải có mặt của cảnh sát giao thông hoặc chính quyền
địa phương chứng kiến để xác định chính xác nguyên nhân và mức độ thiệt
hại.
1.2.2.2 Nguyên tắc bồi thường tổn thất.
- Sau khi có kết quả giám định DNBH phải tính toán số tiền bồi thường
để tiến hành chi trả cho người tham gia kịp thời, nhanh gọn, tận tình, chu đáo.

- Số tiền bồi thường trong mọi trường hợp đều không thể lớn hơn số tiền
bảo hiểm.
- Áp dụng nguyên tắc thế quyền hợp pháp: Khi xuất hiện người thứ ba có
lỗi gây ra tổn thất cho đối tượng bảo hiểm thì DNBH sau khi bồi thường toàn
bộ số tiền tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho khách hàng sẽ được thế quyền
người được bảo hiểm đòi người thứ ba số tiền thuộc trách nhiệm của họ
- Nguyên tắc bảo hiểm trùng: Theo nguyên tắc này khi một đối tượng
bảo hiểm được bảo hiểm bởi nhiều DNBH cho cùng một rủi ro trong cùng
một khoảng thời gian, khi xảy ra rủi ro gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm
thì số tiền bồi thường được xác định theo công thức:
Số tiền bồi thường
của DNBH
=
Giá trị thiệt hại thực tế x Số tiền bảo hiểm từng
doanh nghiệp
Số tiền bảo hiểm
- Bồi thường bằng tiền, không bồi thường bằng hiện vật. Thông thường
nộp phí bảo hiểm bằng loại tiền nào sẽ được bồi thường bằng loại tiền đó.
1.2.3 Quy trình giám định và bồi thường tổn thất trong Bảo hiểm vật
chất xe cơ giới.
Hiện nay các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt
Nam đã quan tâm rất nhiều tới công tác GĐBT. Mỗi công ty đều có một quy
trình giám định đặc trưng và cụ thể khác nhau tuy nhiên về cơ bản thì cũng
có các bước như sau:
1.2.3.1 Quy trình giám định tổn thất.
Trách nhiệm Tiến trình
Mô tả công việc
- Nhân viên khai thác
- Đại lý
- GĐV

- Ghi sổ tiếp nhận tai
nạn tổn thất
- Hỏi về các thông tin
cần thiết về vụ tai nạn
- Giám định viên
- Lãnh đạo đơn vị/lãnh
đạo
- Chụp ảnh
- Lập biên bản giám
định
- Giám định viên
- Lãnh đạo
Thỏa thuận với chủ xe
địa điểm sửa, phương
thức sửa xe…
- Giám định viên
Hướng dẫn chủ xe thu
thập các giấy tờ cần
thiết liên quan tới công
tác GĐBT
Sơ đồ 1.1: Quy trình giám định tổn thất bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Bước I: Tiếp nhận và xử lý thông tin.
Khi xảy ra tai nạn chủ xe, lái xe hay những người thân trong gia đình,
chính quyền địa phương phải kịp thời thông báo cho nhà bảo hiểm biết để giải
quyết. Bên phía người tham gia phải giữ nguyên hiện trường, không di
chuyển tháo gỡ hoặc tự ý sửa chưa xe khi chưa có ý kiến của bên nhà bảo
hiểm trừ trường hợp phải thi hành chỉ thị của cơ quan có thẩm quyền hoặc
Tiến hành giám định
Tiếp nhận và xử lý
thông tin

Lựa chọn phương án khắc
phục hậu quả
Hướng dẫn chủ xe hoặc lái
xe lập hồ sơ bồi thường
tránh ùn tắc giao thông. Chủ xe phải thực hiện các biện pháp đề phòng hạn
chế tổn thất phát sinh thêm. Những thông tin chủ xe bắt buộc phải cung cấp
cho DNBH gồm:
+ Tình hình tai nạn : Số lượng xe, địa điểm, thời gian xảy ra tai nạn,
nguyên nhân, thiệt hại sơ bộ.
+ Loại hình tham gia bảo hiểm, nơi cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, thời
hạn bảo hiểm.
+ Tên chủ xe, biển số xe, số chứng nhận bảo hiểm.
Bước II: Tiến hành giám định
Sau khi tiếp nhận thông tin và kiểm tra tính hợp lý thì tùy vào mức độ thiệt
hại DNBH sẽ cử giám định viên đến hiện trường để giám định hay yêu cầu
chủ xe đến đơn vị bảo hiểm để giám định.
* Chụp ảnh xác nhận tai nạn: Giám định viên phải chụp ảnh ghi nhận được
biển số đăng ký của xe và tổng thể hiện trường tai nạn. Đối với những vụ tai
nạn có giá trị thiệt hại lớn thì phải chụp cả số khung số máy để xác minh đúng
chiếc xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn, ngăn chặn hiện tượng trục lợi bảo
hiểm. Ảnh được in màu ra và đưa vào hồ sơ phải đảm bảo có ngày chụp, tên
người chụp chú thích và dấu xác nhận.
* Lập biên bản giám định: Biên bản giám định phải khách quan, chi tiết
thể hiện được đầy đủ những thiệt hại do tai nạn gây ra đồng thời phải đề xuất
các biện phương án sửa chữa, khắc phục thiệt hại một cách hợp lý và có lợi
cho DNBH. Nội dung biên bản giám định thường có:
- Ngày, giờ giám định thiệt hại.
- Họ tên, chức vụ, số điện thoại liên hệ của giám định viên
- Tên chủ xe, lái xe, số hiệu giấy phép lưu hành xe.
- Biển số xe, số khung, số máy, loại xe, nhãn hiệu xe.

- Địa điểm và thời gian xảy ra tai nạn.
- Nguyên nhân xảy ra tai nạn và thiệt hại thực tế.
Bước III: Lựa chọn phương án khắc phục hậu quả :
Sau khi đã xác định rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm thì DNBH sẽ thỏa
thuận với chủ xe phương án sửa chữa như địa điểm sửa chữa, thay mới hay
sửa chữa…
Bước IV: Hướng dẫn chủ xe hoặc lái xe lập hồ sơ bồi thường:
Giám định viên phải có trách nhiệm hướng dẫn chủ xe thu thập đầy đủ
những giấy tờ cần thiết liên quan tới vụ tai nạn để khiếu nại bồi thường. Hồ sơ
gồm:
- Các hóa đơn đóng phí bảo hiểm
- Giấy yêu cầu bồi thường
- Biên bản giám định tổn thất
- Tờ trình bồi thường
- Báo cáo của công an ( nếu có)
- Bản sao giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy đăng kí xe, giấy phép lái xe,
giấy kiểm định kỹ thuật và môi trường, giấy phép kinh doanh vận tải hành
khách( nếu có)
- Các biên bản, giấy tờ xác định trách nhiệm của người thứ ba
- Quyết định của tòa án nếu có
- Các chứng từ liên quan : Bản đề xuất phương án sửa chữa xe cơ giới,
dự toán sửa chữa, báo giá, hợp đồng sửa chữa, các hóa đơn chứng từ liên quan
tới sửa chữa mua mới tài sản bị thiệt hại…
1.2.3.2 Quy trình bồi thường tổn thất
Trách nhiệm Tiến trình Mô tả công việc/Tài liệu
-Cán bộ bồi thường
-Ghi sổ tiếp nhận hồ sơ
-
Tiếp nhận hồ sơ
-Cán bộ bồi thường

-Lãnh đạo đơn vị
-Tham chiếu quy tắc/HĐBH
-Cán bộ bồi thường
-Lãnh đạo đơn vị
-Căn cứ vào điều khoản
trong hợp đồng
- Kết quả giám định
-Khối/Bộ phận GĐ-
BT
-Khối/Bộ phận kế
toán
-Lập thông báo bồi thường
gửi cho khách hàng
Hướng dẫn đòi người thứ 3
-Khối/Bộ phận GĐ-
BT
-Khối/Bộ phận kế
toán
Sơ đồ 1.2: Quy trình bồi thường tổn thất bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Bước 1: Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ:
Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại
Kiểm tra sơ bộ các chứng từ cơ bản của hồ sơ
Vào sổ khiếu nại
Bước 2: Tính toán số tiền bồi thường
* Cơ sở tính toán số tiền bồi thường.
Sau khi thực hiện xong công tác giám định, doanh nghiệp bảo hiểm phải
tiến hành tính toán số tiền bồi thường căn cứ vào:
Kiểm tra và
hoàn thiện hồ sơ
Tính toán bồi thường

Trả tiền bồi
thường
Thu hồi tài sản và đòi
người thứ 3
- Thiệt hại thực tế và các chi phí sửa chữa hợp lý mà các bên đã thỏa thuận
trong khi giám định.
- Cách thức tham gia bảo hiểm , phạm vi bảo hiểm
- Các chi phí hợp lý phát sinh trong khi giám định.
* Cách thức tính số tiền bồi thường:
- Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế :
STBT = Giá trị thiệt hại thực tế *
GTBH
STBH
- Trường hợp xe tham gia trên giá trị thực tế:
Về nguyên tắc thì DNBH không nhận bảo hiểm trên giá trị nghĩa là với
STBH lớn hơn GTBH. Vì vậy khi phát hiện người tham gia bảo hiểm cố tình
tham gia trên giá trị với mục đích trục lợi bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm sẽ
không còn hiệu lực. Tuy nhiên nếu vì vô tình tham gia bảo hiểm với STBH
lớn hơn GTBH thì khi tổn thất xảy ra DNBH vẫn tiến hành bồi thường nhưng
STBT tối đa cũng chỉ bằng GTBH
- Trường hợp tổn thất bộ phận
Khi tổn thất bộ phận xảy ra STBT tối đa của nhà bảo hiểm cũng chỉ bằng
cơ cấu giá trị của bộ phận đó trong tổng giá trị thực tế chiếc xe khi tham gia
bảo hiểm.Những bộ phận thay thế mới khi bồi thường phải trừ đi khấu hao
hoặc chỉ tính bằng giá trị của bộ phận đó ngay trước khi xảy ra tai nạn.
- Trường hợp tổn thất toàn bộ
Xe được xem là tổn thất toàn bộ khi bị mất cắp, mất tích hoặc xe bị thiệt
hại nặng đến mức không thể sửa chữa để tiếp tục lưu hành hay nếu sửa thì chi
phí lớn hơn so với STBH. Trong trường hợp này STBT bồi thường lớn nhất
cũng chỉ bằng STBH trừ đi khấu hao trong thời gian xe đã sử dụng hay bằng

với giá trị của xe ngay trước khi xảy ra tai nạn.
Bước 3: Trả tiền bồi thường.
Phòng giám định bồi thường có trách nhiệm lập bảng thông báo bồi
thường gửi cho khách hàng.Khi đó khách hàng có thể đến phòng tài chính kế
toán để nhận tiền bồi thường hoặc thông qua chuyển khoản. Trong nhiều
trường hợp DNBH có thể thanh toán trực tiếp cho xưởng sửa chữa.
Bước 4: Thu hồi tài sản và đòi người thứ ba
+ Tùy theo số lượng tài sản thu hồi, định kỳ hàng tháng hàng quý hoặc sáu
tháng đơn vị tiến hành thanh lý tài sản thu hồi sau bồi thường như sau:
- Thành lập hội đồng quản lý gồm đại diện các phòng GĐBT, phòng kế
toán, phòng kinh doanh.
- Lập danh sách chi tiết các tài sản thu hồi
- Lên phương án hủy đối với tài sản không còn sử dụng được nữa và mời
các đơn vị có nhu cầu để thanh lý các tài sản còn sử dụng được.
- Báo cáo lãnh đạo đơn vị kết quả bán thanh lý.
+ Nếu có phát sinh trách nhiệm của bên thứ ba đối với tổn thất thì phải tiến
hành truy đòi trách nhiệm bên thứ ba.

×