Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Bài tuyên truyền tìm hiểu hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.12 KB, 21 trang )

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN HIẾN PHÁP NƯỚC
CHXHCN VIỆT NAM NĂM 2013
Vấn đề 1.
Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay
là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có 05 bản
Hiến pháp.
- Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946
- Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ
cộng hòa thông qua vào ngày 31/12/1959.
- Hiến pháp năm 1980 được Quốc hội khoá VI, tại kỳ họp thứ 7
ngày 18-12-1980, đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.
- Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa việt nam thông qua ngày 15/4/1992, được Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bỏ sung một số điều của Hiến pháp
năm 1992 vào ngày 25/12/2001.
- Hiến pháp pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2013 là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày
vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013.
Vấn đề 2.
- Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu
lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
- So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có
07 điều được giữ nguyên, sửa đổi 101 điều, bổ sung 12 điều.
- Điều sửa đổi, bổ sung bạn tâm đắc nhất. Phải nêu được lí do mà bản
thân tâm đắc. (Trích dẫn rõ Điều và nội dung điều sửa đổi mà bản thân tâm
đắc nhất sau đó phân tích dựa trên quan điểm cá nhân của mỗi người.
Thông thường để phân tích một điều luật nên phân tích điểm tiến bộ của


điều luật đó so với quy định của điều luật tương ứng trong bản Hiến pháp
cũ dựa trên cơ sở so sánh 2 điều luật với nhau).
Vấn đề 3.
Hin phỏp nm 2013 khng nh Nc Cng hũa xó hi ch ngha
Vit Nam do Nhõn dõn lm ch; tt c quyn lc nh nc thuc v Nhõn
dõn cỏc quy nh ca Hin phỏp nm 2013 v nhng cỏch thc Nhõn
dõn thc hin quyn lc nh nc th hin:
- Khon 2 iu 4 Hin phỏp nm 2013 quy nh:" ng Cng sn
Vit Nam gn bú mt thit vi Nhõn dõn, phc v Nhõn dõn, chu s giỏm
sỏt ca Nhõn dõn, chu trỏch nhim trc Nhõn dõn v nhng quyt inh
ca mỡnh". õy l im b sung mi quan trng th hin vai trũ lm ch
ca Nhõn dõn i vi ng, Nh nc; Nhõn dõn giao phú trỏch nhim cho
ng lónh o Nh nc v xó hi, vỡ vy, ng phi chu s giỏm sỏt
v chu trỏch nhim trc Nhõn dõn trong vic lónh o ca mỡnh.
- Ti iu 6 Hin phỏp nm 2013 quy nh: "Nhõn dõn thc hin
quyn lc nh nc bng dõn ch trc tip, bng dõn ch i din thụng
qua Quc hi, Hi ng nhõn dõn v thụng qua cỏc c quan khỏc ca Nh
nc". iu 6 Hin phỏp 1992 quy nh: Nhân dân sử dụng quyền lực
Nhà nớc thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại
diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu
trách nhiệm trớc nhân dân.
Nh vy, Hin phỏp nm 2013 a dng hn v thc hin quyn lc
ca Nhõn dõn so vi Hin phỏp nm 1992, c bit th hin nhõn dõn cú
th thc hin quyn lc nh nc bng hỡnh thc dõn ch trc tip ó lm
rừ hn, sõu sc hn vai trũ lm ch ca Nhõn dõn.
- Ln u tiờn trong Hin phỏp nm 2013 ghi nhn quyn con ngi,
quyn c bn ca cụng dõn ti chng II. Hin phỏp nm 2013 ó cú
nhng nhn thc mi v cao nhõn t con ngi, coi con ngi l ch
th, ngun lc ch yu v l mc tiờu ca s phỏt trin. iu 14 Hin phỏp
nm 2013 khng nh: nc Cng hũa xó hi ch ngha Vit Nam, cỏc

quyn con ngi, quyn cụng dõn v chớnh tr, dõn s, kinh t, vn húa, xó
hi c cụng nhn, tụn trng, bo v, bo m theo Hin phỏp v phỏp
lut.Quyn con ngi, quyn cụng dõn ch cú th b hn ch theo quy
nh ca lut, trong trng hp cn thit vỡ lý do quc phũng, an ninh quc
gia, trt t an ton xó hi, o c xó hi, sc khe cng ng.
- iu 53 Hin phỏp nm 2013 th hin: "t ai, ti nguyờn nc,
ti nguyờn khoỏng sn, ngun li vựng bin, vựng tri, ti nguyờn thiờn
nhiờn khỏc v cỏc ti sn do Nh nc u t, qun lý l ti sn cụng thuc
s hu ton dõn do Nh nc i din ch s hu v thng nht qun lý".
Hin phỏp ó khng nh quyn s hu nhng ti sn quan trng ca quc
gia thuc v Nhõn dõn v Nhõn dõn y quyn cho Nh nc i din Nhõn
dõn s hu v thng nht qun lý. Nh nc chu trỏch nhim trc
Nhõn dõn v vic qun lý ti sn do Nhõn dõn y quyn.
2
- Điều 65 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Lực lượng vũ trang nhân
dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước,
có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân,
Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất
nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế" thể hiện trách nhiệm của lực lượng vũ
trang là tuyệt đối trung thành với Nhân dân và trước hết là phải bảo vệ
Nhân dân là một chủ thể làm chủ đất nước, sau đó là bảo vệ Đảng, Nhà
nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Quốc hội là cơ quan đại
biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" đã nhấn mạnh vai trò của
Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước, tất cả quyền lực Nhà
nước đều thuộc về Nhân dân. Nhân dân ủy thác thực hiện quyền lực cao
nhất cho Quốc hội để thực hiện quyền lập hiến như đề xuất sửa đổi Hiến
pháp,

Vấn đề 4.
Những quy định của Hiến pháp năm 2013 thể hiện tư tưởng đại đoàn
kết dân tộc là:
Tại Điều 5, Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: "1. Nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống
trên đất nước Việt Nam. 2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và
giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói,
chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền
thống và văn hóa tốt đẹp của mình. 4. Nhà nước thực hiện chính sách phát
triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực,
cùng phát triển với đất nước".
Tại Điều 42, Chương II Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân: "Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng
ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp"; hay Điều 61, Chương III:
Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường:
"Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ".
Tại khoản 1 Điều 58, Chương III kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục,
khoa học, công nghệ và môi trường quy định: “Nhà nước, xã hội đầu tư
phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện
bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng
bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.”
3
Khoản 1, Khoản 3 Điều 60, Chương III kinh tế, xã hội, văn hóa,
giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường quy định: “1. Nhà nước, xã
hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.” “3. Nhà nước, xã hội
tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây

dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có
tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân”
Điều 75 Chương V: Quốc hội quy định: “1. Hội đồng dân tộc gồm
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Chủ tịch Hội đồng dân tộc do
Quốc hội bầu; các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng dân tộc do Ủy
ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
2. Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công
tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc,
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng
bào dân tộc thiểu số.
3. Chủ tịch Hội đồng dân tộc được mời tham dự phiên họp của Chính
phủ bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban hành quy định thực
hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc.
4. Hội đồng dân tộc có những nhiệm vụ, quyền hạn khác như Ủy ban
của Quốc hội quy định tại khoản 2 Điều 76.”
Vấn đề 5.
Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân thể hiện:
Điều 14.
“1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con
người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được
công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy
định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
Điều 16.
“ 1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh
tế, văn hóa, xã hội.”

Điều 19. “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp
luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”
4
Khoản 3 Điều 20 “ Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể
người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược
học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người
phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.”
Khoản 1 Điều 21. “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời
sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự,
uy tín của mình.”
Điều 27. “1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có
chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.
2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển
toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.”
Điều 33. “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành
nghề mà pháp luật không cấm.”
Điều 34. “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.”
Điều 36. “1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo
nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn
trọng lẫn nhau.
2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của
người mẹ và trẻ em.
Điều 37. “1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm
hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những
hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
2. Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học
tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền
thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo

và bảo vệ Tổ quốc.
3. Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm
sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Điều 41. “Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn
hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa. ”
Điều 42. “Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng
ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp”
Điều 43. “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong
lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.”
Khoản 6 Điều 96. “Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội,
quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.”
5
Khoản 3 Điều 102. “ Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý,
bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân.”
Khoản 3 Điều 107. “Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ
pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh
và thống nhất.”
- Trong số những diểm mới nêu trên, lựa chọn một điểm mới mà bản
thân tâm đắc nhất và phân tích làm rõ: Vì sao bản thân tâm đắc? Điều luật
đó thể hiện sự tiến bộ như thế nào?
Vấn đề 6. Những điểm mới, quan trọng về vị trí, chức năng của
Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân trong Hiến pháp năm 2013.
Phân tích điểm mới về mối quan hệ giữa các cơ quan đó trong thực
hiện quyền lực Nhà nước.
Những điểm mới, quan trọng về vị trí, chức năng của Quốc hội,
Chính phủ, Tòa án nhân dân trong Hiến pháp năm 2013

- Quốc hội (Chương V)
Về Quốc Hội theo quy định tại Điều 83 của Hiến pháp 1992 sửa đổi,
bổ sung năm 2001, khẳng định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của
Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan “duy nhất có quyền lập hiến và
lập pháp”. Đến Hiến pháp năm 2013, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội
được quy định tại Điều 69, theo đó, Quốc hội là cơ quan “thực hiện quyền
lập hiến, quyền lập pháp”.
Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong việc “Quyết định
phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và
ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ
công, nợ chính phủ” (Khoản 4, Điều 70 Hiến pháp 2013).
Bổ sung quyền quyết định chính sách tôn giáo của Nhà nước bên
cạnh chính sách dân tộc. (Khoản 5, Điều 70).
Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc phê chuẩn việc bầu,
miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban
Quốc gia của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm
toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê
chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao để phù hợp với yêu cầu đổi mới mô hình Tòa án nhân dân, làm
rõ hơn vai trò của Quốc hội trong mối quan hệ với cơ quan thực hiện quyền
6
tư pháp, đồng thời nâng cao vị thế của Thẩm phán theo tinh thần cải cách
tư pháp. Bổ sung quyền phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng Quốc
phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia. (khoản 7 Điều 70)
Bổ sung quyền “Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do
Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn” (khoản 8 Điều 70).
Bổ sung thẩm quyền “Quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực
của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc
gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ

chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với
luật, nghị quyết của Quốc hội.” (Khoản 14 Điều 70)
- Chính phủ (Chương VII)
Hiến pháp năm 2013 kế thừa đồng thời bổ sung để thể hiện một cách
toàn diện tính chất, vị trí, chức năng của Chính phủ. Điều 109 Hiến pháp
năm 2013: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ
quan chấp hành của Quốc hội”. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến
VN, Hiến pháp chính thức khẳng định Chính phủ là cơ quan thực hiện
quyền hành pháp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp xác định cụ thể, rõ
ràng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vai trò của Chính phủ trong
điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam.
Hiến pháp đã thay đổi cách thức quy định về hình thức ban hành văn
bản quy phạm pháp luật của Chính phủ. Hiến pháp năm 1992 quy định cụ
thể các hình thức ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Các quy định này
đã được sửa đổi bởi Luật Ban hành văn bản quy phạm năm 2008. Để phù
hợp với thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta và hiến pháp nhiều nước
trên thế giới, Điều 100 Hiến pháp năm 2013 sửa lại là:“Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn
bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi
hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của
luật”.
Hiến pháp phân định cụ thể thẩm quyền của Chính phủ trong việc tổ
chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền
của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt
hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình
Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70 của Hiến pháp.

- Tòa án nhân dân (Chương VIII)
7
Hiến pháp 2013 bổ sung quy định Tòa án nhân dân thực hiện quyền
Tư pháp (Điều 102). Sửa đổi quy định về hệ thống tổ chức Tòa án (khoản 2
Điều 102) cho phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp theo hướng không
xác định cấp Tòa án cụ thể trong Hiến pháp mà để luật định, làm cơ sở
hiến định cho việc tiếp tục đổi mới hoạt động tư pháp, phù hợp với yêu cầu
của Nhà nước pháp quyền.
Bổ sung Khoản 1 Điều 103: “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân
dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”
Điều 131, Hiến pháp 1992 quy định: “Tòa án xét xử công khai, trừ
trường hợp do luật định”. Khoản 2 Điều 103 đã quy định cụ thể trường
hợp Tòa án xét xử kín: “ Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà
nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc
giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân
có thể xét xử kín.”
Hiến pháp năm 2013 đã bỏ quyền của Quốc hội trong việc quyết
định thành lập Tòa án đặc biệt trong trường hợp đặc biệt.
- Về mối quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội, Tòa án nhân
dân:
Trên cơ sở của việc phân tích điểm mới về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm
sát nhân dân đã nêu trên để phân tích về mối quan hệ giữa các cơ
quan này về các mặt:
+ Về mặt tổ chức:
+ Phương thức hoạt động
+ Trong hoạt động lập pháp
+ Trong hoạt động giám sát
+ Trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước
Vấn đề 7.

- Cấp chính quyền địa phương quy định trong Hiến pháp năm 2013
gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: “Cấp chính quyền địa
phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù
hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc
biệt do luật định.” (Khoản 2, Điều 111 Hiến pháp 2013)
- Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương
đối với Nhân dân thể hiện:
+ Hội đồng nhân dân (Đ 113)
8
“ 1. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,
đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân
dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ
quan nhà nước cấp trên.
2. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật
định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc
thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.”
+ Ủy ban nhân dân (Đ 114)
1. Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân
dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệmtrước Hội đồng nhân dân và
cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
2. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở
địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực
hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Vấn đề 8.
Hiến pháp năm 2013 quy định về trách nhiệm của đại biểu Quốc
hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đối với cử tri và Nhân dân như sau:
- Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội đối với cử tri và Nhân được
Hiến pháp năm 2013 quy định tại Điều 79:
“1. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của

Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước. 2. Đại biểu
Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu
thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội,
các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử
tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị
của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. 3. Đại
biểu Quốc hội phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và
pháp luật”.
- Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội đối với cử tri và Nhân dân được
Hiến pháp năm 2013 quy định tại khoản 1 Điều 115 như sau:
“Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện
vọng của Nhân dân ở địa phương; phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự
giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt
động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị
của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện
9
pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân,
động viên nhân dân tham gia quản lý nhà nước”.
Vấn đề 9. “…Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ
Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh” (trích Lời nói đầu Hiến pháp năm 2013)
Nhà nước và mỗi người dân có trách nhiệm làm gì và làm như thế
nào để thi hành và bảo vệ Hiến pháp?
* Trách nhiệm của Nhà nước.
* Trách nhiệm của người dân.
Nhiều việc cần phải làm để đưa Hiến pháp sớm đi vào cuộc sống
Nhân dịp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị trực tuyến
toàn quốc triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam, Ban biên tập Trang thông tin điện tử Đại biểu nhân dân tỉnh
Nghệ An đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Văn Tấn – Tỉnh ủy viên, Trưởng
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An về một số vấn đề liên quan.
BBT: Thưa ông! Ông có thể cho biết suy nghĩ của mình đối với việc
tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam?
Ông Phạm Văn Tấn: Thời gian gần đây, Trung ương tổ chức rất
nhiều hội nghị trực tuyến. Mỗi hội nghị có tính chất, tầm quan trọng khác
nhau, nhưng tôi nhận thấy, hội nghị này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể
hiện tính chất cần thiết, vì được tổ chức cơ bản kịp thời, với các nội dung
cốt yếu có giá trị xuyên suốt đối với việc triển khai thi hành Hiến pháp.
Thành phần tham gia ở tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước,
trong đó có tỉnh Nghệ An được mời rộng hơn; đại diện các cấp, các ngành,
đoàn thể tham gia đầy đủ, tiếp thu nghiêm túc, thể hiện thái độ trận trọng
đối với Hiến pháp và trách nhiệm của mỗi ban, ngành, đoàn thể đối với
công việc theo yêu cầu của Trung ương. Nội dung được truyền đạt tại hội
nghị rất đầy đủ, cụ thể, có tính hệ thống, làm rõ những nội dung mới và cơ
bản của Hiến pháp; chú trọng nâng cao nhận thức trách nhiệm, cách làm để
đưa Hiến pháp sớm đi vào cuộc sống, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm của
các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội đoàn thể chính trị, nhất là
trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, phổ biến, tổ chức học tập, hướng
dẫn các tổ chức, cá nhân, các tầng lớp nhân dân thi hành Hiến pháp, gương
mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật để sớm đưa Hiến pháp đi vào cuộc
sống một cách có hiệu quả nhất.
10
Tất cả nội dung của Hiến pháp đều phải được phổ biến, quán triệt,
học tập. Nhưng những vấn đề cơ bản, những vấn đề mới phải được đặc biệt
chú trọng. Xét trên nhiều phương diện, toàn bộ nội dung Hiến pháp đều là
những vấn đề cơ bản, bởi đây là đạo luật cơ bản, có tính pháp lý cao nhất
của quốc gia. Nhưng trong toàn bộ nội dung của Hiến pháp thì có những

vấn đề mang đầy đủ tính chất cơ bản như: Lời nói đầu; Bản chất và tổ
chức quyền lực của nhà nước; vị trí, vai trò lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt
Nam; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các
thành phần kinh tế; vấn đề thu hồi đất; nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; nhiệm vụ
và quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; nhiệm vụ và
quyền hạn của Chủ tịch nước; nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ và
Thủ tướng Chính phủ; Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; Chính
quyền địa phương; Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.
Ở khía cạnh thứ hai, theo tôi, những nội dung cơ bản trong Hiến
pháp đều chứa đựng những điểm mới cả phương diện kỹ thuật lập pháp và
cả nội dung được quy định. Hiến pháp lần này cô đọng, ngắn gọn hơn. Nếu
như Hiến pháp năm 1992 có 12 chương, 147 điều, thì Hiến pháp lần này
chỉ có 11 chương và 120 điều. Đây là một cố gắng rất lớn trong kỹ thuật
lập pháp theo hướng vừa toàn diện, vừa hiện đại, bảo đảm những vấn đề cơ
bản, lâu dài cho quốc gia và đó cũng là sự tổng kết, kế thừa các bản Hiến
pháp trước đó. Một số chương, điều của Hiến pháp được cấu tạo lại, được
chuyển trật tự và trong các điều, khoản đều chứa đựng những điểm mới. Ví
dụ như chương về quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân ở Hiến pháp năm
1992 được đặt ở chương V, nhưng Hiến pháp lần này được đưa lên ở
chương II, sau chương chế độ chính, vị trí trang trọng của một văn bản
Hiến pháp.
Cùng với những điểm mới về kỹ thuật lập pháp là những vấn đề nội
dung. Xin được đề cập một số vấn đề trong rất nhiều vấn đề mới. Quyền
con người đã được bổ sung và khẳng định. “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo
Hiến pháp và pháp luật”. Hay là về vai trò, bản chất quyền lực nhà nước
cũng được thể hiện rõ hơn, đầy đủ, sâu sắc hơn, khẳng định Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống

nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng
trời. Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ.
Bản chất của Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có
sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhân dân thực hiện
11
quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp… Chương liên quan đến việc
thu hồi đất, mặc dù việc này đã được quy định cụ thể trong Luật đất đai
(sửa đổi), nhưng ở Hiến pháp lần này có chi tiết rất quan trọng, đó là trong
quá trình phát triển đất nước thì việc thu hồi đất để thực hiện các dự án
phát triển kinh tế - xã hội phải gắn trực tiếp với mục tiêu vì lợi ích quốc
gia, công cộng. Điểm mới này của Hiến pháp sẽ hạn chế tình trạng thu hồi
tràn lan, tùy tiện, không phục vụ cho mục đích chung, thậm chí chỉ phục
vụ mục đích cho một số tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Chương chính
địa phương thay Chương Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của Hiến
pháp trước đó. Chính quyền địa phương được quy định khái quát theo
hướng: Chính quyền địa phương được tổ chức ở những đơn vị hành chính
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền đại
phương gồm có HĐND, UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông
thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Việc tổ chức
HĐND và UBND cụ thể ở từng đơn vị hành chính sẽ được quy định trong
Luật tổ chức chính quyền đại phương dự kiến được Quốc hội thông qua
vào cuối năm 2015.
Hiến pháp là đạo luật cơ bản có giá trị pháp lý cao nhất của nước ta;
là sản phẩm, trí tuệ, tấm lòng, trách nhiệm của toàn dân. Cho nên, tôi nghĩ
rằng, việc làm cho Hiến pháp được thấm, được thấu vào mỗi người dân để
mỗi người dân thi hành Hiến pháp và Hiến pháp được bảo vệ, bảo đảm thi
hành một cách triệt để trong cuộc sống, là yêu cầu có tính bắt buộc. Chính
vì vậy, theo tôi trước hết phải chú trọng việc học tập, phổ biến, tuyên

truyền. Muốn việc học tập, phổ biến, tuyên truyền hiệu quả thì cần phải
chọn phương pháp, cách làm cụ thể, kể cả việc in ấn tài liệu cũng phải phù
hợp từng đối tượng, từng điều kiện khu dân cư, đặc điểm địa lý vùng
miền Vì thế, từng cấp, từng ngành, tổ chức, cơ quan, đơn vị, đoàn thể cần
phải có kế hoạch chi tiết, tương ứng phù hợp với từng cấp, ngành, tổ chức,
đơn vị và các đoàn viên, hội viên, thành viên của mình trong quá trình thực
hiện các nhiệm vụ chính trị mà Hiến pháp và Pháp luật quy định. Cùng với
việc này, từng địa phương, đơn vị phải chăm lo xây dựng các quy chế, quy
định, đảm bảo thực hành dân chủ để người dân thi hành Hiến pháp và được
thực hiện đầy đủ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân do
Hiến pháp quy định. Hiến pháp là bao quát, có tính hệ thống, tất cả mọi
người, mọi ngành, mọi cấp đều phải thi hành. Nhưng điều quan trọng có
tính trực tiếp là mỗi thành viên, hội viên các tổ chức phải nghiêm chỉnh
thực hiện các quy định và nhiệm vụ của tổ chức mình thì đó cũng là việc
góp phần cho việc Hiến pháp được thi hành.
Thứ hai, tuyên truyền, phổ biến là một khâu quan trọng và bước đầu
của việc triển khai thi hành Hiến pháp. Vì vậy, trên cơ sở kết quả, kinh
12
nghiệm của đợt lấy ý kiến nhân dân đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp được tiến hành trong năm 2013, việc phổ biến, tuyên truyền triển khai
thi hành Hiến pháp cũng cần được tổ chức thực hiện một cách khoa học,
thiết thực, bài bản trên các phương tiện thông tin, trên các kênh tuyên
truyền để mỗi người dân có điều kiện tiếp cận một cách trực tiếp, thường
xuyên, kịp thời cùng với việc phổ biến, tuyên truyền các cơ quan nhà nước
và các tổ chức đoàn thể. Cuối cùng, dù là trong điều kiện nào khi mà người
dân có thái độ, trách nhiệm thượng tôn pháp luật thì người dân sẽ có trách
nhiệm chủ động, tự giác để tìm hiểu, tiếp cận các văn bản luật và Hiến
pháp để có đủ điều kiện về mặt nhận thức, có đủ thông tin đối với pháp luật
và Hiến pháp, đó cũng chính là một trong những nội dung, điều kiện không
thể thiếu trong quá trình chúng ta làm cho Hiến pháp và pháp luật đi vào

cuộc sống của người dân; đó cũng chính là cơ sở để đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân và cũng là việc công dân thực hiện các nghĩa vụ
đối với quốc gia, đất nước thông qua việc sống và làm việc theo Hiến pháp
và pháp luật.
ai trò của Hiến pháp trong Nhà nước pháp quyền
Để tồn tại và phát triển, con người buộc phải liên kết lại với nhau
thành những cộng đồng, thành xã hội. Và cùng với những sự liên kết đó,
trong mỗi cộng đồng đã sinh ra quyền lực công cộng - một phương tiện để
duy trì trật tự trong mỗi cộng đồng, cũng như trong toàn xã hội và để phối
hợp hoạt động của cả cộng đồng, của xã hội theo những định hướng nhất
định vì những mục tiêu chung nhằm đạt tới tự do, hạnh phúc cho mỗi
người và cho cả cộng đồng. Khi trong xã hội xuất hiện nhà nước, cũng có
nghĩa là xuất hiện quyền lực nhà nước - một loại quyền lực công cộng đặc
biệt bắt nguồn từ nhân dân, thuộc về nhân dân nhưng không do toàn thể
nhân dân tự thực hiện mà do một bộ máy chuyên môn thay mặt nhân dân
thực hiện. Song trên thực tế, sự kiểm soát của nhân dân đối với quyền lực
nhà nước từ xưa đến nay luôn là vấn đề rất khó khăn; trong nhiều trường
hợp có thể nói là nhân dân hầu như không thể kiểm soát được quyền lực
nhà nước. Để nhân dân có thể kiểm soát được quyền lực nhà nước, làm cho
nhà nước thực sự là “của dân, do dân và vì dân” thì cần phải xác lập một
cơ chế giao và kiểm soát quyền lực chặt chẽ từ phía nhân dân đối với các
cơ quan nhà nước, những người đại diện cho nhân dân để nhân dân không
bị biến thành công cụ, phương tiện phục vụ lợi ích cho những người mà họ
đã uỷ quyền, thì biện pháp tốt nhất trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là
phải xây dựng nhà nước pháp quyền.
13
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi Nhà nước
ta phải được tổ chức và hoạt động theo pháp luật, luôn đề cao vị trí, vai trò
của pháp luật, phấn đấu nhằm đưa lại tự do, hạnh phúc cho con người, tạo
điều kiện cho xã hội tồn tại và phát triển thông qua hệ thống các thể chế và

yêu cầu dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền Việt Nam là
người đại diện chính thức cho toàn xã hội, nên cần phải bảo đảm tính tối
cao của quyền lực nhà nước so với quyền lực của các tổ chức khác trong xã
hội, còn pháp luật phải là công cụ quản lý xã hội mang tính tối cao so với
các công cụ quản lý khác, do vậy, đòi hỏi mọi tổ chức, cá nhân đều phải
tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật. Đương nhiên, để được tôn
trọng và thực hiện nghiêm minh, pháp luật phải luôn phù hợp với quy luật
khách quan, luôn thúc đẩy, tạo điều kiện cho xã hội phát triển vì hạnh phúc
của mọi người. Để có được điều đó thì một trong những yêu cầu quan
trọng là phải bảo đảm tính tối cao của hiến pháp trong quá trình xây dựng
nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Trước hết, phải khẳng định rằng: hiến pháp là một bộ phận, nhưng là
bộ phận quan trọng nhất của pháp luật. Trong hệ thống các văn bản pháp
luật của nhà nước ta thì Hiến pháp được xem là luật cơ bản, nó “là một văn
bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp
lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, ở từng
giai đoạn phát triển, hiến pháp là văn bản, là phương tiện pháp lý thể hiện
tư tưởng của Đảng dưới hình thức những quy phạm pháp luật”1. Hiến pháp
của Nhà nước ta do Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ban hành theo trình tự, thủ tục đặc biệt (việc thông qua hoặc sửa
đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội
biểu quyết tán thành). Do vậy, có thể nói, Hiến pháp nước ta là văn bản
pháp lý đặc biệt thể hiện một cách tập trung nhất ý chí và những lợi ích cơ
bản của nhân dân lao động trên các lĩnh vực của đời sống nhà nước và đời
sống xã hội. Thông qua hiến pháp, nhân dân thực hiện việc giao quyền cho
các cơ quan nhà nước, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà
nước, xác định địa vị pháp lý của các tổ chức xã hội, quy chế pháp lý của
các cá nhân Đồng thời, thông qua hiến pháp, nhân dân quy định sự kiểm
soát của mình đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã

hội và các cá nhân. Vì vậy, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân nghiêm chỉnh chấp
hành hiến pháp tức là chấp hành ý chí của nhân dân.
Sự cần thiết phải bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp
14
Nhưng hiến pháp cũng chỉ là một văn bản luật. Với khuôn khổ có
hạn, hiến pháp trong nhiều trường hợp không thể quy định một cách chi
tiết và cụ thể để áp dụng trong mọi tình huống, mà chỉ có thể quy định
những vấn đề chung, cơ bản, mang tính nguyên tắc của nhà nước và của xã
hội như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội, cơ cấu tổ chức bộ
máy nhà nước, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Do hiến pháp
không thể quy định được tất cả những gì liên quan tới nhà nước và xã hội
nên đòi hỏi phải có sự chi tiết, cụ thể hóa các quy định của hiến pháp bằng
các văn bản pháp luật khác. Nếu không có sự chi tiết, cụ thể đó, những quy
định của hiến pháp sẽ khó đi vào cuộc sống, thậm chí có những quy định
không thể thực hiện được. Vì lẽ đó, thông qua hiến pháp, nhân dân còn uỷ
quyền cho các cơ quan nhà nước trong quá trình hoạt động có thể ban hành
luật và các văn bản dưới luật khác để chi tiết hoá hiến pháp, nhằm để thực
hiện hiến pháp. Việc chi tiết, cụ thể hoá hiến pháp bằng các văn bản pháp
luật khác phải được thực hiện trên cơ sở hiến pháp và phải bảo đảm điều
kiện là tất cả các văn bản pháp luật đó luôn phù hợp với hiến pháp, không
được trái với hiến pháp. Những cơ quan nhà nước nếu không được tổ chức
và hoạt động trên cơ sở các quy định của hiến pháp thì có nghĩa là họ đã
vượt quá những nhiệm vụ, quyền hạn mà nhân dân giao cho, nếu họ ban
hành các văn bản pháp luật không phù hợp với hiến pháp, trái hiến pháp
tức là trái với ý chí của nhân dân, không tuân theo ý chí của nhân dân.
Chưa kể là, nếu không bảo đảm tính tối cao của hiến pháp thì sẽ dẫn đến
tình trạng tản mạn, trùng lặp, chồng chéo hoặc mâu thuẫn trong các văn
bản pháp luật, phá vỡ tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Như vậy, bảo
đảm tính tối cao của hiến pháp không những là sự tôn trọng ý chí và

nguyện vọng của nhân dân mà còn tạo nên tính thống nhất của hệ thống
pháp luật, làm cho việc nhận thức và thực hiện pháp luật chính xác, thống
nhất hơn. Chính vì thế, Điều 146 của Hiến pháp nước ta đã khẳng định:
“Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của
Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải
phù hợp với hiến pháp”.
Yêu cầu của việc bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp
Bảo đảm tính tối cao của hiến pháp đòi hỏi:
1. Tất cả các cơ quan nhà nước được nhân dân uỷ quyền không
những phải tổ chức và hoạt động theo quy định của hiến pháp mà các cơ
15
quan này còn phải ban hành các văn bản pháp luật (kể cả các văn bản luật
và văn bản dưới luật) phù hợp với hiến pháp. Xuất phát từ nguyên tắc này
thì: các văn bản dưới luật phải được ban hành trên cơ sở các văn bản luật,
phù hợp với các văn bản luật, nội dung không được trái với các văn bản
luật, nhằm để thực hiện các văn bản luật; văn bản của các cơ quan chấp
hành và điều hành phải được ban hành phù hợp với văn bản của các cơ
quan quyền lực, đại diện; văn bản của các cơ quan cấp dưới phải được ban
hành phù hợp với văn bản của cơ quan cấp trên, nhưng phải bảo đảm sự
phân định rõ ràng về thẩm quyền của cơ quan ở mỗi cấp; mọi văn bản pháp
luật khác phải phù hợp với hiến pháp.
2. Nhà nước không được tham gia ký kết các điều ước quốc tế có
nội dung mâu thuẫn, đối lập với các quy định của hiến pháp. Khi có mâu
thuẫn, đối lập giữa quy định của điều ước với hiến pháp thì cơ quan nhà
nước có thẩm quyền không tham gia ký kết, không phê chuẩn hoặc phải
bảo lưu (không thực hiện) đối với những điều mâu thuẫn đó của các điều
ước quốc tế.
3. Tính tối cao của hiến pháp còn đòi hỏi văn kiện của các tổ chức
chính trị- xã hội khác cũng không được có nội dung trái với hiến pháp và
pháp luật.

4. Trong những trường hợp có sự mâu thuẫn giữa quy định của các
văn bản pháp luật khác với các quy định của hiến pháp thì thực hiện theo
quy định của hiến pháp, nếu văn kiện của các tổ chức, đoàn thể xã hội có
nội dung trái với hiến pháp và các văn bản luật khác của nhà nước thì phải
áp dụng quy định của hiến pháp, của các văn bản luật.
Để bảo đảm được tính tối cao của hiến pháp đối với nước ta trong
giai đoạn hiện nay, theo chúng tôi, cần chú ý những yêu cầu cơ bản sau:
Một là, do vị trí và tính chất đặc biệt của hiến pháp trong hệ thống
các văn bản pháp luật của đất nước, theo chúng tôi, cần có thủ tục nhân dân
bỏ phiếu trưng cầu về hiến pháp. Nghĩa là, sau khi được Quốc hội chính
thức thông qua, thì bản hiến pháp cần được đưa ra trưng cầu dân ý để cử tri
cả nước biểu thị ý chí của mình đối với bản hiến pháp hoặc chí ít là đối với
những vấn đề quan trọng, còn nhiều tranh luận được quy định trong hiến
pháp. Điều này cũng thể hiện quyền lực tối cao của nhân dân. Là chủ thể
16
quyền lực nhà nước, nhân dân phải được trực tiếp thông qua hiến pháp, tự
quyết định vận mệnh của mình. Nếu “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân”, thì việc nhân dân giao quyền cho ai, đến đâu, phải do nhân
dân quyết định thông qua hiến pháp. Nói một cách cụ thể hơn, nhiệm vụ,
quyền hạn của các cơ quan nhà nước, của những người đại diện nhân dân
do hiến pháp quy định phải được sự đồng ý của nhân dân. Các cơ quan nhà
nước, những người đại diện nhân dân chỉ được làm những gì mà nhân dân
thông qua hiến pháp và pháp luật cho phép, do vậy, họ phải quản lý xã hội
bằng pháp luật chứ không phải bằng ý chí chủ quan của mình.
Hai là, về mặt kỹ thuật, hiến pháp cần được xây dựng như một văn
bản mẫu, tránh việc dùng các thuật ngữ không thống nhất trong hiến pháp.
Chẳng hạn, hiến pháp khi quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc
hội là thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo hiến pháp (Điều 84),
nhưng đối với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì lại là giám sát việc thi hành
hiến pháp (Điều 91), lẽ ra trong cả hai trường hợp đều dùng chữ thực hiện

thì sẽ khái quát và thống nhất hơn; Quốc hội làm hiến pháp, làm luật (Điều
84), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh (Điều 91), Chủ tịch nước
ban hành lệnh, quyết định (Điều 106), nếu tất cả đều dùng chữ ban hành thì
thống nhất hơn; Chủ tịch nước công bố hiến pháp, luật , ra lệnh tổng động
viên , ban bố tình trạng khẩn cấp (Điều 103), nếu tất cả đều dùng chữ
công bố sẽ hợp lý hơn.
Ba là, sau khi hiến pháp được ban hành phải nhanh chóng chi tiết, cụ
thể hóa những quy định của hiến pháp bằng các văn bản luật khác, tạo cơ
sở cho sự phát triển và hoàn thiện của toàn bộ hệ thống pháp luật. Đồng
thời, phải tiến hành giải thích chính thức đối với những quy định của hiến
pháp, đặc biệt là những quy định dễ gây ra sự nhận thức không thống nhất.
Bốn là, cần thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với công tác tổ chức
và hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước, thường xuyên thực hiện việc
kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp đối với các văn bản pháp luật
của các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, kể cả của các cơ
quan nhà nước cao nhất. Đồng thời, cũng phải kiểm tra, giám sát đối với
hoạt động và văn bản của các tổ chức, đoàn thể xã hội trong đất nước.
Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa hiến pháp với các văn bản khác thì
phải nhanh chóng khắc phục và xử lý kiên quyết những văn bản được ban
hành trái hiến pháp.
17
Mặc dù hiến pháp hiện hành ở nước ta đã giao cho Quốc hội thực
hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo hiến pháp, Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội giám sát việc thi hành hiến pháp, nhưng trên thực tế, hiệu quả
hoạt động giám sát của hai cơ quan này đối với việc thực hiện hiến pháp
chưa cao. Do vậy, theo chúng tôi, nên chăng hiến pháp nước ta cần quy
định một cơ chế giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước trong việc
tôn trọng và thực hiện hiến pháp. Hoặc nghiên cứu thành lập một cơ quan
có thể là Hội đồng hay Uỷ ban bảo hiến hoặc Toà án hiến pháp (thuộc
Quốc hội) thay mặt nhân dân chỉ chuyên làm nhiệm vụ giám sát việc thực

hiện hiến pháp (kể cả đối với Quốc hội) để bảo vệ tính tối cao của hiến
pháp. Về cơ quan này, cần phải tiếp tục nghiên cứu trên nhiều bình diện,
nhưng sơ bộ về mặt cơ cấu (thành phần), để phù hợp với thể chế chính trị
nước ta hiện nay, chúng tôi cho rằng, cơ quan này có thể gồm Tổng Bí thư
Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và cựu Chủ tịch nước, cựu Chánh án Toà án nhân dân tối cao,
cựu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng một vài chuyên gia
nữa. Sự phán quyết của cơ quan này về tính hợp hiến của một văn bản hay
một hoạt động cụ thể nào đó là không thể thay đổi và văn bản hay hoạt
động cụ thể vi hiến đó cần phải được đình chỉ, huỷ bỏ hoặc chấm dứt.
Chúng ta cần tránh tình trạng tính tối cao của hiến pháp bị vi phạm nhưng
Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không có biện pháp xử lý. Chẳng
hạn, Hiến pháp năm 1980 quy định việc khám, chữa bệnh không mất tiền,
nhưng Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989 lại quy định người bệnh
phải nộp viện phí. Hay Hiến pháp năm 1992 quy định rừng núi thuộc sở
hữu toàn dân, nhưng Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 lại quy định
lâm sản của rừng trồng thì thuộc về người trồng Trong những trường hợp
trên, theo chúng tôi, khi ban hành luật, nếu chúng ta đồng thời sửa các quy
định của hiến pháp cho phù hợp với tình hình mới thì tốt biết bao.
Bảo đảm tính tối cao của hiến pháp trong quá trình xây dựng nhà
nước pháp quyền Việt Nam là yêu cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một
mặt, nhằm bảo đảm quyền lực tối cao của nhân dân, tôn trọng ý chí và
nguyện vọng của nhân dân; mặt khác, nhằm bảo đảm tính thống nhất của
hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho sự phát triển và
hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm cơ sở để thiết lập trật tự pháp luật, xây
dựng nhà nước pháp quyền, củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
Tham gia tích cực, đầy đủ các buổi tuyên truyền, học tập, phổ biến
nội dung Hiến pháp ở địa phương.
18

- Hiểu rõ và đúng các quy định cơ bản của Hiến pháp để tôn trọng,
chấp hành và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật.
- Hiểu rõ và đúng các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa
vụ của công dân, đặc biệt các quy định liên quan đến bình đẳng giới, phụ
nữ, trẻ em, hôn nhân và gia đình được quy định trong Hiến pháp.
- Nắm được các quy định về Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam để có
thể kiến nghị, đề xuất Hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của mình và của chị em phụ nữ.
- Tuyên truyền, trao đổi với người thân và những người xung quanh
về các nội dung của Hiến pháp để mọi người cùng hiểu đúng về Hiến pháp;
không nghe theo các luận điệu xuyên tạc của kẻ xấu.
- Nghiêm túc thực hiện theo các quy định của Hiến pháp, vận động
người thân và những người xung quanh cùng thực hiện Hiến pháp trong
cuộc sống hàng ngày.
- Báo tin với chính quyền hoặc Hội Liên hiệp Phụ nữ địa phương khi
phát hiện được những biểu hiện vi phạm Hiến pháp, pháp luật.
Tại Hội nghị toàn quốc triển khai thi hành Hiến pháp mới đây, Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Triển khai Hiến pháp là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả một hệ thống chính trị trong năm
2014. Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị tích cực
triển khai thi hành Hiến pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng bảo đảm nguyên
tắc tập trung thống nhất để Hiến pháp sớm đi vào cuộc sống.
Trả lời phỏng vấn VOV online, TS Trần Văn Miều, nguyên Giám
đốc Trung tâm Văn hóa Giáo dục thanh thiếu niên Trung ương cho biết,
ông cũng như nhiều người dân khác quan tâm đến vấn đề triển khai và thực
hiện Hiến pháp như thế nào?.
“Tôi cho rằng, lần này triển khai Hiến pháp không chỉ làm cho dân
biết, mà còn phải làm cho dân hiểu những vấn đề cơ bản của Hiến pháp.
Có hiểu thì dân mới có thể tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát; có
hiểu thì dân mới tham gia vào quá trình xây dựng các luật khác. Tôi quan

niệm, xây dựng được Hiến pháp đã khó, nhưng thực hiện Hiến pháp lại
càng khó khăn hơn. Bởi vì, nước ta vẫn còn một tồn tại, đó là: đưa ra nhiều
19
văn bản luật pháp và chính sách, nhưng luật pháp và chính sách được ban
hành không đi vào cuộc sống”- Tiến sĩ Trần Văn Miều nói.
Phải đánh giá được nhận thức, hành vi của dân đối với Hiến pháp
Theo TS Miều, câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để mọi người dân tiếp
cận và hiểu Hiến pháp? Trước hết, phải có tư duy mới, cách tiếp cận mới
và cách làm mới để triển khai thực hiện Hiến pháp. Công tác tuyên truyền
phổ biến và tổ chức thực hiện luật pháp của nước ta được làm từ lâu. Do
đó, cần có tư duy mới, tức là khuyến khích cộng đồng dân cư tự tìm hiểu
Hiến pháp. Có nghĩa là, dùng những người có uy tín, có trình độ trong từng
cộng đồng nói cho mọi người hiểu.
Thứ hai, phải có phương pháp tiếp cận mới, nghĩa là tiếp cận vào
từng cộng đồng dân cư. Các cộng đồng dân cư có trách nhiệm tuyên truyền
phổ biến cho mọi người hiểu Hiến pháp và cách tiếp cận theo các đoàn thể
nhân dân. Các đoàn thể nhân dân có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến
Hiến pháp cho đoàn viên, hội viên của mình.
Thứ ba, phải có cách làm mới. Đó là: đổi mới cách đánh giá hiệu quả
công tác tuyên truyền phổ biến Hiến pháp. Thay cho việc đánh giá “tổng số
mũi tên bắn ra”-tức là chỉ đánh giá các sản phẩm trung gian như: in được
bao nhiêu tài liệu, phát được cho bao nhiêu người dân, tổ chức được bao
nhiêu đợt học tập, với bao nhiêu lượt người tham gia? bằng phải tính
“tổng số mũi tên trúng đích”-tức là phải đánh giá hiệu quả cuối cùng: nhận
thức và hành vi của người dân đối với Hiến pháp thế nào. Rất cần đánh giá
tác động của việc tuyên truyền phổ biến Hiến pháp đến cộng đồng dân cư.
TS Miều cho rằng, cần có cách làm mới để tuyên truyền phổ biến và
tổ chức thực hiện Hiến pháp, nghĩa là phải chọn đối tượng chính của đợt
tuyên truyền phổ biến Hiến pháp lần này.
“Tôi đề xuất, lấy trường học làm trung tâm, lấy học sinh và sinh viên

làm đối tượng chính. Hiện nay, nước ta có trên 22 triệu học sinh, sinh viên.
Đây là lực lượng to lớn và có tiềm năng trong công tác triển khai thực hiện
Hiến pháp. Nếu chúng ta chỉ lấy số học sinh từ trung học cơ sở trở lên để
làm công việc này thì cũng có trên 10 triệu người. Cộng với toàn ngành
giáo dục có trên 2 triệu giáo viên và giảng viên. Chúng ta sử dụng học
sinh, sinh viên và giáo viên, giảng viên vào công tác tuyên truyền phổ biến
Hiến pháp ngay cho gia đình mình và người thân của mình thì hiệu quả
không phải nhỏ”- TS Miều đề nghị.
Theo TS Miều, chỉ cần mỗi người trong trường học tuyên truyền phổ
biến cho gia đình mình thì có trên 10 triệu gia đình được tiếp cận và hiểu
Hiến pháp. Cách làm này cần phối hợp với các cơ quan truyền thông đại
20
chúng và các đoàn thể như: Đoàn, Hội, Đội. “Tôi nghĩ, đây là cách làm
mới, sẽ tiết kiệm được thời gian, kinh phí, nhưng lại có hiệu quả cao”.
TS Miều cũng cho rằng, một việc nữa rất quan trọng trong quá trình
triển khai và thực hiện Hiến pháp là sớm xây dựng, sửa đổi, bổ sung luật
pháp theo tinh thần của Hiến pháp. Làm được như vậy thì Hiến pháp mới
đi vào cuộc sống./.
21

×