Tải bản đầy đủ (.pdf) (421 trang)

Nghiên cứu, xây dựng các chỉ thị môi trường các đảo Việt Nam, áp dụng thử nghiệm tại đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.98 MB, 421 trang )


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

Tác giả: - TS. Lê Xuân Tuấn
- PGS.TS. Vũ Thanh Ca
- ThS. Phạm Văn Hiếu
- TS. Dư Văn Toán
- TS. Phùng Đăng Hiếu
- KS. Nguyễn Thế Thịnh
- CN. Hà Việt Đức
- KS.Trương Công Định
- KS.Nguyễn Thị Thúy
- KS. Nguyễn Hải Anh

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

ĐỀ TÀI “NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG CÁC CHỈ THỊ
MÔI TRƯỜNG CÁC ĐẢO VIỆT NAM-ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM
TẠI ĐẢO CỒN CỎ, QUẢNG TRỊ”


CƠ QUAN CHỦ TRÌ
(Ký tên đóng dấu)
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI





TS. Lê Xuân Tuấn






HÀ NỘI, NĂM 2012

MỤC LỤC
TÓM TẮT 6
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 9
1.1. Đặt vấn đề 9
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về chỉ thị môi trường 11
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về chỉ thị môi trường 20
1.2. Mục tiêu của đề tài 25
1.3. Cách tiếp cận 25
CHƯƠNG II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PH
ƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 27
2.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 27
2.2. Nội dung nghiên cứu 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu 28
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội các đảo ở Việt
Nam 31
3.1.1. Vùng đảo ven bờ Bắc Bộ 32
3.1.2. Vùng đảo ven bờ Bắc Trung Bộ 33
3.1.3. Vùng
đảo ven bờ Nam Trung Bộ 33

3.1.4. Vùng đảo ven bờ phía Đông Nam Bộ 34
3.1.5. Vùng đảo ven bờ phía tây Nam Bộ 34
3.1.6. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa 40
3.1.7. Tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu ở các vùng biển đảo 40
3.1.8. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của các huyện đảo 48
3.2. Xây dựng bộ chỉ thị môi trường cho các đảo 58
3.2.1. Một số nguyên tắc, ưu tiên trong xây dựng bộ chỉ thị 58
3.2.2. Chỉ thị môi trường không khí 68
3.2.3. Chỉ thị môi trường nước mặt và nước ngầm trên đảo 74
3.2.4. Chỉ thị môi trường nước biển ven đảo 80
3.3. Áp dụng thử nghiệm xây dựng bộ chỉ thị tại đảo Cồn Cỏ 86
3.3.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu 86
3.3.2.Hiện trạng chất lượng môi trường nước, không khí khu vực huyện đảo
Cồn Cỏ 93
3.3.3. Đa dạng sinh học 112
3.3.4. Áp dụng thử nghiệm bộ chỉ thị môi trường không khí 118

3.3.5. Áp dụng thử nghiệm bộ chỉ thị môi trường nước ngầm và nước mặt trên
đảo 126
3.3.6. Áp dụng thử nghiệm bộ chỉ thị môi trường nước biển ven đảo 134
3.4. Đề xuất bộ chỉ thị môi trường nước biển ven đảo Việt Nam 143
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 162
Kết luận 162
Kiến nghị 163
Lời cảm ơn 164
Tài liệu tham khảo 165
PHỤ LỤC 169






































MỤC LỤC BẢNG


Bảng 3.1. Phân vùng chức năng hệ thống đảo ven bờ Việt Nam 37
Bảng 3.2. Phân vùng hệ thống đảo ven bờ theo tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất
(đơn vị tính: ha) 38

Bảng 3.3. Phân vùng hệ thống đảo ven bờ theo số lượng và diện tích các vùng 39
Bảng 3.4. Danh sách các khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2015 42
Bảng 3.5. Nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm (0C) 87
Bảng 3.6. Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) 87
Bảng 3.7. Hệ thống giao thông đường bộ trên đảo Cồn Cỏ 90
Bảng 3.8. Đặc điểm khai thác của các lỗ khoan nước ngầm trên đảo 90
Bảng 3.9. Hàm lượng Bụi, NO2 và CO2 trên đảo ở các vị trí khác nhau 94
Bảng 3.10. Cấu trúc thành phần loài thực vật nổi khu vực huyện đảo Cồn Cỏ - Tỉnh
Quảng Trị 113

Bảng 3.11. Tóm tắt kết quả áp dụng thử nghiệm bộ chỉ thị môi trường không khí ở
đảo Cồn Cỏ 119

Bảng 3.12. Tóm tắt kết quả áp dụng thử nghiệm bộ chỉ thị môi trường nước ngầm,
nước mặt trên đảo Cồn Cỏ 126

Bảng 3.13. Tóm tắt kết quả áp dụng thử nghiệm bộ chỉ thị môi trường nước biển
ven đảo Cồn Cỏ 134

Bảng 3.14. Danh sách đề xuất bộ chỉ thị môi trường không khí cho các huyện đảo

nhóm 1 145

Bảng 3.15. Danh sách đề xuất bộ chỉ thị môi trường nước mặt và nước ngầm trên
đảo cho các huyện đảo nhóm 1 148

Bảng 3.16. Danh sách bộ chỉ thị môi trường nước biển ven đảo cho các huyện đảo
nhóm 1 151

Bảng 3.17. Danh sách đề xuất bộ chỉ thị môi trường không khí cho các huyện đảo
nhóm 2 154

Bảng 3.18. Danh sách đề xuất bộ chỉ thị môi trường nước mặt và nước ngầm trên
đảo cho các huyện đảo nhóm 2 156

Bảng 3.19. Danh sách bộ chỉ thị môi trường nước biển ven đảo cho các huyện đảo
nhóm 2 158







MỤC LỤC HÌNH


Hình 1.1. Mô hình động lực - áp lực - trạng thái - tác động - thích ứng (Driving
forces - pressure - state - impact - response: DPSIR) của OECD 14
Hình 1.2. Mô hình thiết kế cấu trúc khối tính toán thang điểm của chỉ số đánh giá
tính bền vững về môi trường (ESI) 17

Hình 1.3. Chỉ số bền vững về môi trường 18
Hình 3.1. Mô hình DPSIR tổng quát 61
Hình 3.2. Mối quan hệ giữa các thành phần trong mô hình DPSIR 62
Hình 3.3. Mô hình tháp dữ liệu và thông tin (Theo Hana, 2000) 63
Hình 3.4. Mô hình DPSIR áp dụng với lĩnh vực môi không khí 70
Hình 3.5. Mô hình DPSIR áp dụ
ng với lĩnh vực nước mặt, nước ngầm 76
Hình 3.6. Mô hình DPSIR áp dụng với lĩnh vực nước biển ven đảo 83
Hình 3.7. Vị trí các điểm khảo sát tại khu vực đảo Cồn Cỏ (9/2011-8/2012) 93
Hình 3.8. Nhiệt độ không khí quanh đảo tại các vị trí nghiên cứu 93
Hình 3.9. Nhiệt độ nước biển ven bờ tầng mặt tại các vị trí nghiên cứu 95
Hình 3.10. Nhiệt độ nước ngầm và mặt trên đảo tại các vị trí nghiên cứ
u 95
Hình 3.11. Độ mặn nước biển quanh đảo tại các vị trí nghiên cứu 96
Hình 3.12. Độ dẫn điện tại các vị trí nghiên cứu 97
Hình 3.13. pH nước biển tầng mặt quanh đảo 97
Hình 3.14. pH nước ngầm và nước mặt trên đảo 97
Hình 3.15. Hàm lượng DO nước biển tầng mặt bao quanh đảo 98
Hình 3.16. Hàm lượng DO nước ngầm và nước mặt trên đảo 98
Hình 3.17. Hàm lượng BOD nước biển tầng mặt bao quanh đảo 99
Hình 3.18. Hàm lượng BOD nước ngầm và nước mặt trên đảo 99
Hình 3.19. Hàm lượng COD nước biển tầng mặt bao quanh đảo 100
Hình 3.20. Hàm lượng COD nước ngầm và nước mặt trên đảo 100
Hình 3.21. Nồng độ chất rắn lơ lửng trong nước biển ven đảo 101
Hình 3.22. Nồng độ chất rắn lơ lửng trong nước ngầm và nước mặt trên đảo 101
Hình 3.23. Hàm lượng NO
3
-
nước biển tầng mặt bao quanh đảo 102
Hình 3.24. Hàm lượng NO

3
-
nước ngầm và nước mặt trên đảo 102
Hình 3.25. Hàm lượng PO
4
3-
nước biển tầng mặt bao quanh đảo 103
Hình 3.26. Hàm lượng PO
4
3-
nước ngầm và nước mặt trên đảo 103
Hình 3.27. Hàm lượng NH4+ nước biển tầng mặt bao quanh đảo 104
Hình 3.28. Hàm lượng NH4+ nước ngầm và nước mặt trên đảo 104
Hình 3.29. Hàm lượng NO2- nước biển tầng mặt bao quanh đảo 105

Hình 3.30. Chỉ số colifrom tại trong nước biển ven đảo 105
Hình 3.31. Chỉ số colifrom trong nước ngầm và nước mặt trên đảo 106
Hình 3.32. Nồng độ Cu tại các vị trí nghiên nước biển tầng mặt bao quanh đảo 106
Hình 3.33. Nồng độ Cu tại các vị trí nghiên nước ngầm và nước mặt trên đảo 107
Hình 3.34. Nồng độ Chì tại các vị trí nghiên nước biển quanh đảo 107
Hình 3.35. Nồng độ Chì tại các vị trí nghiên nước ngầm và nước mặt trên đả
o 108
Hình 3.36. Nồng độ Crom tại các vị trí nghiên nước biển quanh đảo 108
Hình 3.37. Nồng độ Crôm trong nước ngầm và nước mặt trên đảo 108
Hình 3.38. Nồng độ Cadmin trong nước biển quanh đảo 109
Hình 3.39. Nồng độ Cadimin trong nước ngầm và nước mặt trên đảo 109
Hình 3.40. Nồng độ Asen trong nước biển quanh đảo 110
Hình 3.41. Nồng độ Asen trong nước ngầm và nước mặt trên đảo 110
Hình 3.42. Nồng độ Thủy ngân trong nước biển quanh đảo 111
Hình 3.43. Nồ

ng độ Thủy ngân trong nước ngầm và nước mặt trên đảo 111
Hình 3.44. Nồng độ mỡ trung bình khu vực nước biển bao quanh đảo 111
Hình 3.45. Nồng độ độ Chlorophyll- a trung bình trong nước biển đảo Cồn Cỏ 112
Hình 3.46. Tỷ lệ % Thành phần loài thực vật nổi khu vực huyện đảo Cồn Cỏ tỉnh
Quảng Trị trong hai đợt khảo sát 114
Hình 3.47. Tỷ lệ % thành phần loài thực vật nổi khu vực huyện
đảo Cồn Cỏ tỉnh
Quảng Trị T9/2011 114
Hình 3.48. Tỷ lệ % thành phần loài thực vật nổi khu vực huyện đảo Cồn Cỏ tỉnh
Quảng Trị T8/2012 114
Hình 3.49. Bản đồ ranh giới và các Phân khu chức năng Khu bảo tồn biển đảo Cồn
Cỏ 118
6

TÓM TẮT

Vùng biển Việt Nam là vùng biển có giá trị tài nguyên, đa dạng sinh học cao và là vùng có
tuyến hàng hải quốc tế quan trọng của Việt Nam và thế giới. Với 12 huyện đảo (trong đó có 10 huyện
đảo ven bờ và 2 huyện đảo xa bờ là Trường Sa và Hoàng Sa) của Việt Nam, các đảo là các khu vực
có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển cũng như vị thế chính trị, xã hội, quốc phòng quan trọng
của cả nướ
c. Các đảo chịu ảnh hưởng trực tiếp và khá sâu sắc của chế độ hải dương, khí tượng thủy
văn biển. Trong những năm gần đây, các đảo đã được chú trọng phát triển kinh tế xã hội của khu vực
này. Bên cạnh những lợi ích từ kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, một số vấn đề môi trường, sinh
thái đã nảy sinh ở các đảo. Sự mất cân đối giữ
a khai thác, sử dụng tài nguyên và phát triển kinh tế xã
hội đã xuất hiện. Một số huyện đảo đã và đang phải đối diện với những tác động tiêu cực của sự phát
triển các đô thị, các hoạt động công nghiệp và hải cảng, đối với môi trường, các hệ sinh thái, gây
thiệt hại đến kinh tế, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và phúc lợi xã hội. Công tác quả
n lý, hệ

thống giám sát (monitoring), đánh giá và báo cáo hiện trạng môi trường đã được thiết lập trong nhiều
năm qua. Đó là công cụ quan trọng để cung cấp thông tin, số liệu - yếu tố đầu vào chủ chốt giúp các
nhà lãnh đạo có cơ sở ra quyết định trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường. Đồng thời, các kết
quả giám sát môi trường sẽ được phổ biến rộng rãi giúp nâng cao nhận thức cộng đồng về ch
ất lượng
môi trường. Bộ chỉ thị môi trường không khí, nước lục địa và nước biển ven bờ đã được xây dựng và
triển khai phục vụ cho công tác đánh giá, báo cáo môi trường từ năm 2009. Tuy nhiên, do có một số
đặc thù biển đảo, cần phải xây dựng bộ chỉ thị môi trường phù hợp cho các đảo của Việt Nam. Trong
bối cảnh đó, Đề tài “Nghiên cứu, xây dựng các chỉ thị môi trường các đảo Vi
ệt Nam – Áp dụng thử
nghiệm tại đảo Cồn Cỏ - Quảng Trị“ đã được triển khai với mục tiêu là nghiên cứu xây dựng bộ chỉ
thị môi trường cho các vùng hải đảo Việt Nam, áp dụng thử nghiệm tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị,
nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững các đảo Việt
Nam.
Trong nghiên c
ứu này, đề tài đã sử dụng tiếp cận quản lý tổng hợp, tiếp cận sinh thái, trên cơ
sở kế thừa các kết quả của các nghiên cứu trước đó trên thế giới và Việt Nam. Mô hình Động lực –
Áp lực - Trạng thái - Tác động - Thích ứng (Driving forces - pressure - state - impact - response:
DPSIR) đã được sử dụng là khung tiếp cận chính trong quá trình xây dựng bộ chỉ thị môi trường cho
các đảo Việt Nam. Phiếu chỉ thị môi trường sẽ
được áp dụng theo Thông tư 09/2009-BTNMT về
“Quy định về xây dựng và quản lý các chỉ thị môi trường Quốc gia“. Lĩnh vực môi trường được giới
hạn trong nghiên cứu này là: môi trường không khí, nước ngầm và nước mặt trên đảo, nước biển ven
đảo. Một số phương pháp nghiên cứu chính đã áp dụng trong nghiên cứu này là: Phương pháp thống
kê, đánh giá tài liệu; Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu điển hình hiện có củ
a các đơn vị, tổ
chức nghiên cứu khoa học liên quan đến chỉ thị môi trường; Phương pháp khảo sát thực địa nhằm
cung cấp các thông tin đầy đủ hơn về đặc điểm của các hợp phần tự nhiên, tài nguyên môi trường sau
khi đã nghiên cứu nội nghiệp; Phương pháp chuyên gia trong việc lựa chọn và đánh giá các chỉ thị
môi trường; Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp. Sau khi có đầy đủ các thông tin về khu vực

nghiên cứu cần tiến hành phân tích và đánh giá tổng hợp để đưa ra những nhận xét và những hướng
phát triển đúng đắn nhất phù hợp với tiềm năng vốn có của khu vực nghiên cứu.

Nội dung của đề tài bao gồm các nghiên cứu chính như sau:
- Tổng hợp, phân tích tài liệu về chỉ thị môi trường trên thế giới và Việt Nam làm cơ sở
phương pháp luận, đồng thời lựa chọ
n, xác định được phương pháp xây dựng bộ chỉ thị môi trường
cho các đảo của Việt Nam.
- Nghiên cứu, đánh giá các đặc trưng kinh tế - xã hội, môi trường, từ đó nêu bật các đặc điểm
chính của các đảo để xây dựng các chỉ thị môi trường phù hợp với các đảo.
7

- Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị đánh giá môi trường cho các đảo Việt Nam trong các lĩnh
vực: môi trường không khí, môi trường nước ngầm và nước mặt, môi trường nước biển ven đảo.
Nghiên cứu áp dụng bộ chỉ thị môi trường tại đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị. Từ đó, rút ra các khó
khăn, thuận lợi, tính khả thi và đề xuất bộ chỉ thị môi trường cho các đảo Việt Nam.

Kế
t quả nghiên cứu của đề tài bao gồm các điểm chính như sau:
- Đánh giá, nêu lên các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường cơ bản cũng như định
hướng phát triển kinh tế xã hội của các đảo Việt Nam.
- Nghiên cứu đánh giá được các yếu tố động lực, áp lực, hiện trạng, tác động, thích ứng đối
với môi trường không khí trên đảo, môi trường nước ngầm – nước m
ặt trên đảo, môi trường nước
biển ven đảo. Trên cơ sở đó, xây dựng bộ chỉ thị đánh giá môi trường cho các hải đảo Việt Nam đối
trong lĩnh vực không khí, nước biển ven đảo, nước mặt - nước ngầm trên đảo.
- Khảo sát, đánh giá điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế xã hội của đảo Cồn Cỏ, Quảng
Trị.
- Nghiên cứu, áp dụng bộ chỉ th
ị môi trường đã xây dựng tại đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị; Từ đó,

nêu ra các khó khăn, thuận lợi, tính khả thi của bộ chỉ thị môi trường cho các đảo Việt Nam
- Đề xuất bộ chỉ thị môi trường cho các đảo Việt Nam
- Công bố 8 bài báo khoa học trên Hội thảo Quốc gia và Tạp chí Khoa học
- Đào tạo được 03 Thạc sĩ khoa học.
Qua nghiên cứu, có thể rút ra những kết lu
ận chính như sau:
- Các đảo, huyện đảo Việt Nam có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo
an ninh quốc phòng. Với định hướng phát triển kinh tế biển, quy hoạch kế hoạch phát triển
kinh tế của các huyện đảo, vấn đề môi trường đã và đang xuất hiện ở các huyện đảo.
- Việc áp dụng mô hình DPSIR là phù hợp với việc phân tích nguyên nhân, hậu quả của các
hoạt
động kinh tế, xã hội đối với môi trường cũng như các giải pháp đáp ứng nhằm hạn chế
hoặc ngăn ngừa các tác động tới môi trường, con người, đa dạng sinh học và sản xuất nông
nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản) trên quy mô huyện đảo.
- Các chỉ thị động lực chính đối với môi trường các đảo là phát triển dân số, phát triển du lịch,
vận tải hàng hải, phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, chế biển hải sản và một số
loại hình sản xuất công nghiệp khác.
- Các áp lực đối với môi trường không khí tập trung vào Thải lượng bụi và các khí ô nhiễm
tổng số và theo ngành; Áp lực đối với môi trường nước ngầm và nước mặt là: Nhu cầu sử
dụng nước, sự phát triển các bãi chôn lấp rác và nước thải theo các l
ĩnh vực; Áp lực đối với
môi trường nước biển ven bờ là thải lượng chất ô nhiễm từ đất liền, ô nhiễm do rò rỉ, tràn dầu
và nạo vét luồng lạch ở khu vực biển gần các đảo.
- Các biện pháp đáp ứng đối với lĩnh vực môi trường không khí bao gồm áp sử dụng nhiên liệu
sạch hơn, các biện pháp quản lý môi trường, đầu tư cho BVMT, tăng diệ
n tích cây xanh trên
đảo; các biện pháp đáp ứng trong lĩnh vực môi trường nước ngầm và nước mặt tập trung vào
kiểm soát nguồn nước thải đô thị và công nghiệp, phát triển nguồn nước sinh hoạt và sử dụng
hố xí hợp vệ sinh và các biện pháp quản lý, thu phí BVMT đối với nước thải; Các biện pháp
đáp ứng đối với lĩnh vực môi trường nước biển ven đảo tập trung vào các biện pháp pháp luật

về
môi trường biển và kiểm soát nguồn nước thải đô thị và công nghiệp thải trực tiếp vào
nước biển.
8

- Huyện đảo Cồn Cỏ là huyện đảo có định hướng ưu tiên về bảo vệ an ninh quốc phòng, phát
triển du lịch, nghề cá, kết hợp với bảo tồn đa dạng sinh học. Hiện tại, các áp lực môi trường là
nhỏ do vậy, hiện trạng môi trường không khí, môi trường nước mặt và nước ngầm trên đảo và
môi trường nước biển ven đảo là khá tốt. Việc áp dụng thí điể
m bộ chỉ thị cho đảo Cồn Cỏ
cho thấy có nhiều khó khăn về số liệu, đặc biệt là các số liệu quan trắc chất lượng môi trường
không khí, môi trường nước mặt và nước ngầm trên đảo và môi trường nước biển ven đảo.
- Bộ chỉ thị môi trường được đề xuất cho các huyện đảo Việt Nam bao gồm:
*) Nhóm 1: bao gồm các đảo có kinh tế phát triển, với đị
nh hướng ưu tiên phát triển đô thị, công
nghiệp, dịch vụ hàng hải, dịch vụ nghề cá kết hợp với bảo tồn đa dạng sinh học, thuộc các huyện
đảo Vân Đồn, Cát Hải, Phú Quý và Phú Quốc.
*) Nhóm 2: bao gồm các đảo kinh tế chưa phát triển, với định hướng ưu tiên phát triển nghề cá và
du lịch, kết hợp với bảo tồn đa dạng sinh học, thuộc các huyện
đảo Cô Tô, Bạch Long Vỹ, Lý
Sơn, Cồn Cỏ, Kiên Hải, Côn Đảo, Hoàng Sa và Trường Sa.
*) Nhóm 3: bao gồm các đảo chưa có người ở của các huyện đảo hoặc thuộc các huyện ven bờ.
Đối với các đảo thuộc nhóm 3, bộ chỉ thị sẽ được áp dụng đối với môi trường nước biển ven đảo.
Bên cạnh đó, có thể thấy, việc áp dụng sẽ được phân kỳ thành các giai đoạ
n: từ nay tới năm
2020 và sau năm 2020.

9



CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Đặt vấn đề
Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam, với khoảng trên 2700 hòn đảo phân bố dọc theo
trên 3200 km bờ biển suốt từ Bắc vào đến Nam, có vị thế rất quan trọng. Do phân bố trên
biển, khu vực lãnh thổ này chịu ảnh hưởng trực tiếp và khá sâu sắc của chế độ hải dương,
khí tượng thủy văn biển, là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển một số
ngành kinh tế biển tiềm năng như du lịch, năng lượng, tham quan, nghỉ dưỡng, đánh bắt,
nuôi trồng thủy hải sản, Bên cạnh đó, các đảo còn có tầm quan trọng đặc biệt, là “cửa
ngõ” của đất nước trong giao lưu với quốc tế và khu vực, đảm bảo an ninh quốc phòng
của cả nước.
Một số nghiên cứu về hệ
thống đảo ven bờ do các đơn vị nghiên cứu, các trường
đại học và các địa phương đã được tiến hành, như công trình “Nghiên cứu đánh giá điều
kiện tự nhiên dải ven biển và hải đảo ven bờ” mã số 48 B.05.01 do GS.TS. Lê Đức An
làm chủ nhiệm (1991); “Đặc điểm địa mạo của các đảo vùng thềm Việt Nam” của Lại
Huy Anh, Võ Thịnh, Korotky A.M (1991); “Tiềm năng tài nguyên nước của hệ thống đả
o
ven bờ Việt Nam và triển vọng sử dụng chúng” của Ngô Ngọc Cát (1996); “Tài nguyên
đất trên các đảo ven bờ Việt Nam” của Trần Quang Ngãi, v.v Trong khuôn khổ hợp tác
giữa Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (sau này là CHLB Nga) với Trung tâm KHTN &
CNQG, các nghiên cứu về địa mạo, thổ nhưỡng và sinh thái đã được tiến hành trên một số
đảo ven bờ (Ba Mùn, Phượng Hoàng, Thổ Chu và Bảy Cạnh, v.v ). Nhìn chung, các công
trình này tập trung vào nghiên cứu từng hợp phần tự nhiên của hệ thống các đảo một cách
cụ thể, cung cấp tư liệu, làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. Các đề tài, đề án thuộc
các chương trình nghiên cứu Biển và các đề tài độc lập thuộc Chương trình các nhiệm vụ
Biển Đông Hải đảo đã được triển khai thực hiện, trong đó phải kể đến các công trình
nghiên cứu theo hướng địa lý tổng hợp như đề tài KT.03.12 “Đánh giá điều kiện tự nhiên,
tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã h
ội hệ thống đảo ven bờ Việt Nam trong chiến lược

phát triển kinh tế xã hội biển” do GS.TS. Lê Đức An làm chủ nhiệm (từ năm 1994-1998).
Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng những luận cứ khoa học cho công tác di dân ra đảo,
sử dụng hợp lý tài nguyên cũng như để phát triển KT-XH hệ thống đảo. Các kết quả đạt
được của các công trình nghiên cứu này đã có những đề xuất, kiến nghị cho công tác khai
10

thác, sử dụng tài nguyên các khu vực biển, đảo và nhất là đã hình thành nên một bộ tư liệu
khá đầy đủ về tiềm năng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên hệ thống đảo ven bờ nước ta.
Trong những năm 2001-2004, trong khuôn khổ Chương trình Điều tra cơ bản và
nghiên cứu ứng dụng công nghệ biển do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội chủ trì thực hiện, GS.TS. Lê
Đức Tố làm chủ nhiệm đã nghiên cứu theo
hướng kinh tế - sinh thái với đề tài “Luận chứng khoa học về một mô hình phát triển kinh
tế - sinh thái trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn vùng biển ven bờ Việt Nam”. Đề tài đã
nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển kinh tế sinh thái hải đảo, cung cấp bộ cơ sở dữ liệu
(CSDL) về điều kiện tự
nhiên và môi trường và đưa ra được các mô hình kinh tế - sinh
thái ở một số đảo. Năm 2006, TSKH. Phạm Hoàng Hải đã chủ trì thực hiện đề tài: “Đánh
giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội; thiết lập cơ sở khoa học và các giải pháp
phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho một số huyện đảo”. Đề tài đã thiết lập cơ sở dữ
liệu tương
đối đầy đủ, đồng bộ về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội các
huyện đảo. Đề xuất định hướng phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đảm bảo an ninh
quốc phòng cho một số huyện đảo (huyện đảo Cô Tô tỉnh Quảng Ninh và huyện đảo Lý
Sơn tỉnh Quảng Ngãi) và cho toàn hệ thống các huyện đảo của nước ta. Ngoài ra, còn rất
nhiều các công trình, các đề tài nghiên cứ
u khác về từng hợp phần cụ thể như địa mạo, địa
chất, địa chất thủy văn, khí hậu, thủy văn trên các đảo của các cá nhân, các cơ quan
nghiên cứu, các trường đại học.
Về phương diện hành chính, Việt Nam có 12 huyện đảo (trong đó có 10 huyện đảo

ven bờ và 2 huyện đảo xa bờ là Trường Sa và Hoàng Sa). Có thể thấy, trừ một vài huyện
đảo sát ven bờ, sự phát triển KT-XH c
ủa khu vực lãnh thổ này còn chậm so với yêu cầu
của đất nước, đặc biệt trong bối cảnh mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy vậy, trong
những năm gần đây, nhờ các chính sách phát huy tiềm năng các đảo, phát triển kinh tế
biển và đảm bảo chủ quyền của đất nước nên tình hình kinh tế xã hội ở các huyện đảo đã
có nhiều khởi sắc. Cùng vớ
i sự phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ thì đã có những vấn đề
môi trường nảy sinh như: rác thải, chất thải dân sinh, từ các khu nuôi trồng thủy hải sản,
sản xuất công nghiệp, cảng biển, hoạt động hàng hải, khai thác khoáng sản, dầu khí, vv.
Môi trường tự nhiên ở nhiều vùng biển ven các đảo bị xuống cấp. Môi trường không khí,
nước ngầm và nước mặt trên các đảo cũng bị tác
động. Những thách thức này tác động
đến cuộc sống của người dân đảo, các hệ sinh thái ở các vùng biển đảo. Như vậy, tồn tại
các khó khăn, thách thức trong việc cân đối giữa nhu cầu phát triển, khai thác và sử dụng
hợp lý tài nguyên trên nguyên tắc phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.
11

Trong bối cảnh đó, các vấn đề về quản lý môi trường, các công cụ quản lý môi
trường đã được đề cập, thể hiện trong các văn bản pháp luật ở những năm gần đây. Quản
lý tổng hợp vùng ven biển cũng đã được chú trọng, xây dựng và triển khai trong thời gian
qua. Tuy nhiên, cần thiết có một công cụ để có thể giám sát, đánh giá được sự thay đổi
môi trường c
ũng như nguyên nhân, hậu quả của nó. Giám sát (monitoring) môi trường
được đánh giá là một công cụ quan trọng để cung cấp thông tin, số liệu - yếu tố đầu vào
chủ chốt giúp các nhà lãnh đạo có cơ sở ra quyết định. Đồng thời, các kết quả giám sát
môi trường sẽ được phổ biến rộng rãi giúp nâng cao nhận thức cộng đồng về chất lượng
môi trường. Thông tin về hiện trạng môi trường cần được di
ễn dịch thành dạng dễ hiểu
giúp cho cơ quan chức năng có biện pháp trong việc quản lý môi trường. Bộ chỉ thị môi

trường là một trong những công cụ đang được áp dụng hiệu quả trong việc giám sát môi
trường và đã được xây dựng đối với môi trường không khí, nước mặt lục địa, nước biển
ven bờ ở Việt Nam. Tuy nhiên, do các đảo có đặc thù riêng về vị trí địa lý, điều kiệ
n tự
nhiên, môi trường cũng như kinh tế xã hội nên việc xây dựng bộ chỉ thị môi trường các
đảo Việt Nam là rất cần thiết.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về chỉ thị môi trường
Chỉ thị và báo cáo môi trường
Thuật ngữ chỉ thị đã được sử dụng khá phổ biến từ lâu. Trước đây, trong khoa học
về Trái Đất, người ta đã sử dụng các chỉ
thị (đất đá, thực vật…) để phát hiện các mỏ
khoáng sản, các vành phân tán các nguyên tố… Trong sinh thái học, khoa học môi
trường… người ta cũng sử dụng sinh vật là các dấu hiệu sinh học (bioindicator,
biomarker) để quan trắc định tính sự phát triển của hệ sinh thái hoặc phát hiện biến động
môi trường (chẳng hạn sự có mặt của lươn chỉ thị cho môi trường nước ngọt bị ô nhiễm).
Khoảng vài thậ
p kỷ qua, thuật ngữ chỉ thị môi trường và phát triển bền vững xuất hiện
nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà khoa học, quản lý, hoạch định chính sách và công
chúng về các thông tin lượng hóa trên cơ sở dữ liệu thu thập trong quá trình khảo sát, điều
tra và quan trắc các hệ thống môi trường, tài nguyên, từ đó có được những giải pháp thích
hợp cho phát triển bền vững. Vì vậy, thuật ngữ chỉ thị môi tr
ường ngoài nghĩa hẹp như tên
gọi, người ta còn sử dụng thuật ngữ này theo nghĩa rộng hơn, bao gồm cả các chỉ thị về
sinh thái, tài nguyên.
Chỉ thị có thể được hiểu là các tập hợp định tính/định lượng hoặc các thông số có
thể đo đếm/quan sát được dùng để mô tả trạng thái hiện tại và xác định sự thay đổi hoặc
xu hướng theo thời gian. Việc truyền đạt thông tin là ch
ức năng chính của các chỉ thị: các
12


chỉ thị phải có khả năng đảm bảo hay hỗ trợ việc trao đổi những thông tin liên quan đến
vấn đề mà chỉ thị đang đề cập tới. Các chỉ thị môi trường cung cấp những thông tin về các
hiện tượng được coi là điển hình và/ hoặc đóng vai trò trọng yếu đối với chất lượng môi
trường.
Các chỉ thị là công cụ quan trọng trong công tác quản lý, có vai trò như m
ột tín
hiệu cảnh báo sớm về các vấn đề mới phát sinh hoặc cung cấp các thông điệp xúc tích cho
cho cộng đồng và các nhà quản lý. Như vậy, các chỉ thị thường được đơn giản hoá nhằm
lượng hoá các hiện tượng phức tạp, nhờ đó cho phép hoặc tăng cường chia sẻ thông tin
cho các nhà hoạch định chính sách, các bên quan tâm khác và toàn xã hội.
Do yêu cầu của các cơ quan quản lý, các báo cáo môi trường trình bày các thông
tin dựa trên các đơn vị khác nhau như l
ưu vực sông, các hệ sinh thái hay các thành phần
môi trường (đất, thảm thực vật, nước, ). Các vấn đề ưu tiên có liên quan của các báo cáo
môi trường cũng khác nhau: như sự thiệt hại, ô nhiễm, các tác động, hậu quả kinh tế
(Rump, 1996); US GAO 2004). Trong giai đoạn tiếp theo, các báo cáo môi trường hướng
tới việc lựa chọn tập hợp các chỉ thị để mô tả, phân tích nhằm truyền tải các số liệu phức
tạp về
dạng thông tin tổng hợp, có thể thể hiện theo các chỉ số và chỉ ra được xu hướng
thay đổi (CGER 2000; Keating, 2001).
Năm 1972, cộng đồng quốc tế nhận thấy nhu cầu phải có những báo cáo về môi
trường định kỳ để có được những đánh giá, giám sát môi trường ở các cấp độ khác nhau:
quốc gia, vùng (UNEP, 1972). Trong các báo cáo đầu tiên, hiện trạng môi trường và xu
hướng thay đổi chất lượng môi trường đã được mô tả, tậ
p trung vào các lĩnh vực không
khí, nước ngọt, đất, tài nguyên biển, tài nguyên rừng, (Rump, 1996). Các chuỗi số liệu
thường không đảm bảo cho yêu cầu phân tích xu thế. Hơn nữa, mặc dù con người là một
phần của môi trường, nhưng mối quan hệ giữa hoạt động của con người và sự thay đổi
môi trường thường bị tách rời. Canada là tổ chức đóng vai trò then chốt trong lĩnh vực
phát triển báo cáo môi trường. Sau năm 1992, các chỉ thị

về phát triển bền vững đã được
phát triển và sau đó được lồng ghép vào báo cáo môi trường (NIRO, 2003; SCOPE,
2003).
Khung tiếp cận
Vào cuối những năm 1970, Canada đã phát triển tiếp cận “sinh thái“, là sự tổng
hợp của các khía cạnh kinh tế và sinh thái. Khung tiếp cận “sinh thái“ là tiền đề cho việc
phát triển “Mô hình áp lực – trạng thái – đáp ứng (PSR)“ được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Khung chỉ thị đầu tiên được biết đế
n là “khung áp lực-Đáp ứng“ - STRESS (Rapport và
13

Friend, 1979). Khung này dựa trên cơ sở hành vi sinh thái với giải thuyết là: áp lực môi
trường (áp lực lên hệ sinh thái), hiện trạng môi trường và đáp ứng của hệ sinh thái/hệ
thống. OECD đã loại bỏ đi thành phần „đáp ứng sinh thái“ trong khung STRESS. “Đáp
ứng“ được hiểu là đáp ứng của xã hội và khung này được chuyển thành “Mô hình PSR“
(OECD, 1991). Mô hình PSR giúp cho người phân tích kết nối giữa sự thay đổi môi
trường và phản ánh tương tác giữa hoạt
động của con người với các qúa trình sinh, hóa
vật lý của môi trường (NIRO, 2003). Mô hình này trả lời cho các câu hỏi: cái gì xảy ra
với môi trường? tại sạo lại xảy ra? Chúng ta làm gì để giải quyết vấn đề môi trường? Chỉ
thị trạng thái mô tả các thông tin định lượng về điều kiện và xu hướng môi trường của các
thành phần môi trường. Các chỉ thị áp lực mô tả các áp lực tự nhiên cũng như do con
người tạo ra và c
ả các động lực hay các yếu tố tiềm ẩn dưới các tác động của chính sách
dẫn đến các áp lực trực tiếp như phát thải ô nhiễm hay khai thác tài nguyên, Các chỉ thị
dáp ứng mô tả các chính sách/hành động của chính quyền, nhà quản lý, cộng đồng nhằm
mục đích giảm thiểu các vấn đề về môi trường (UNDP, 2000; Pinter and Swanson, 2004).
Do vấn đề môi trường không chỉ là áp lực, trạng thái, đáp ứng mà bao gồm cả các
ho
ạt động kinh tế ban đầu, nên Mô hinh PSR được mở rộng thành Mô hình Driving

forces - pressure - state - impact – response (DPSIR) trong đầu những năm 1990 (Hình
1.1). Mô hình DPSIR được mô tả là: các hoạt động của con người, áp lực, hiện trạng môi
trường, tác động tới hệ sinh thái và vật chất/sức khỏe của con người, đáp ứng. Mô hình đã
được Cơ quan môi trường châu Âu áp dụng vào năm 1995 (EEA, 1995) trong công tác
quản lý, biên soạn báo cáo môi trường của mình và sau đó được sử dụng rộng rãi. Tunner
và cộng s
ự (1997) đã áp dụng Mô hình DPSIR để phân tích quản lý tổng hợp các hệ sinh
thái, đới bờ biển.

14

Hình 1.1. Mô hình động lực - áp lực - trạng thái - tác động - thích ứng (Driving forces -
pressure - state - impact - response: DPSIR) của OECD

Theo báo cáo kỹ thuật số 24 của Cơ quan môi trường châu Âu (EEA), năm yếu tố
cấu thành chuỗi DPSIR bao gồm (EEA, 1999):
- Động lực thường là các yếu tố vĩ mô, ảnh hưởng gián tiếp đến hệ tự nhiên, hay là
“nguyên nhân sâu xa”. Các chỉ thị động lực mô tả các hoạt động xã hội, nhân khẩu học và
kinh tế trong xã hội. Chúng có thể gây ra những thay đổi ở mức độ tổng thể trong sản xuất
và tiêu dùng, do đó nh
ững thay đổi này gây áp lực đối với môi trường.
- Các chỉ thị áp lực thường mô tả các thông tin định tính và định lượng về việc xả
nước thải, phần dư của ứng dụng từ các đại lý sinh học và hóa học, sử dụng đất đai và các
nguồn tài nguyên khác, v…v…. Những áp lực được gây ra bởi mô hình sản xuất và tiêu
thụ của xã hội sau đó được chuyển đổi theo một loạ
t các quá trình mà có thể dẫn đến
những thay đổi trạng thái của môi trường. Như vậy, áp lực là các nguyên nhân trực tiếp
của vấn đề, chúng gây nên sự thay đổi trạng thái (môi trường, hế thống sinh kế). Sự thay
đổi này dẫn đến các tác động mang tính lâu dài, trên diện rộng như sự thay đổi các quá
trình, chức năng của hệ tự nhiên.

- Các chỉ thị hiện trạng cung cấp thông tin về trình độ, chất lượng và/ ho
ặc số
lượng của hiện tượng vật lý, sinh học và hóa học trong một thời điểm nhất định. Chúng
thường thay đổi chậm và những thay đổi đó có thể gây ra những tác động môi trường và
kinh tế đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người, về kinh tế và phúc lợi xã hội của toàn bộ
xã hội.
- Các chỉ thị tác động có liên quan đến các hậu quả của sự thay
đổi trạng thái môi
trường. Hậu quả của các áp lực là làm thay đổi các sản phẩm mà con người khai thác từ
hệ tự nhiên, phúc lợi xã hội, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, các giá trị tồn tại, bảo
tồn. Thông thường, những tác động này có thể xảy ra chậm hơn sự thay đổi trạng thái và
không thể trực tiếp và ngay lập tức thay đổi bằng việc ứng phó.
- Các chỉ thị
ứng phó mô tả những nỗ lực của xã hội (Chính phủ, tổ chức, hiệp hội
và cá nhân) để ngăn ngừa hay làm giảm những ảnh hưởng tiêu cực của các thay đổi trạng
thái. Điều đó đòi hỏi các bên tham gia (stakeholders) có những giải pháp thích ứng với sự
thay đổi của trạng thái. Mặc dù xu hướng của chung của mô hình là làm giảm các áp lực,
nhưng trong một số trường hợp, việc gi
ảm áp lực này có thể làm tăng áp lực khác. Các
15

phản ứng có thể được kết cấu trong nghiên cứu, quy định, nhận thức và sự tham gia cộng
đồng, hợp tác với các quyết định cấp hoặc những vùng lãnh thổ khác.
Những động lực thường bắt nguồn từ các ngành kinh tế của xã hội như nông
nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng. Một loại áp lực có thể sinh ra từ một
ngành cụ thể của xã hộ
i hoặc từ nhiều ngành. Tương tự, các hoạt động trong một ngành
cụ thể có thể tạo ra 1 vài hoặc một chuỗi những áp lực khác nhau vì thế ảnh hưởng tới 1
vài hoặc nhiều vấn đề/chủ đề môi trường. Mức độ áp lực do các hoạt động của một ngành
cụ thể gây ra tuỳ thuộc vào mức độ và loại hình hoạt động, công nghệ áp dụng khi tiến

hành hoạt
động cũng như “hành vi môi trường” của những người đang thực hiện các hoạt
động đó. Ba yếu tố: hoạt động, công nghệ và hành vi chính là các điểm trọng tâm của các
chính sách và biện pháp mà xã hội có thể áp dụng nhằm giảm các áp lực đối với môi
trường.
Hiện trạng môi trường thường được mô tả theo hiện trạng vật lý, hoá học cũng như
sinh học của môi trường. Hiện trạ
ng vật lý gồm những vấn đề thuỷ văn, khí tượng, thuỷ
động lực, cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên. Hiện trạng hoá học gồm chất lượng không
khí, nước và đất tính theo thành phần và nồng độ các chất khác nhau trong những môi
trường này.
Những tác động vào tự nhiên có thể là làm suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên,
làm suy yếu các chức năng đang vận hành rất tốt của nhiều hệ sinh thái khác nhau (sông,
hồ, rừng ), hoặc nói theo một cách khác là làm giảm tính đ
a dạng sinh học. Những tác
động này cũng bao gồm việc làm cạn kiệt hoặc phá huỷ nguồn tài nguyên thiên nhiên như
đất nông nghiệp. Những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ do những vấn đề môi trường
gây ra là một khía cạnh quan trọng của những tác động tới con người, hoặc thậm chí trong
một số trường hợp còn có khả năng đe doạ tới mọi sinh kế của con người. Tác
động lên
nguồn lực nhân tạo gồm rất nhiều loại tổn thất khác nhau (ví dụ xói mòn, lũ lụt) làm giảm
thời gian tồn tại và chức năng của nguồn lực này.
Trên cơ sở những đánh giá về các tác động không mong muốn, mô tả một cách hệ
thống bức tranh cũng như tổng quan về những tác động tương hỗ giữa chất lượng môi
trường, các áp lực và các hoạt
động trong những lĩnh vực khác nhau mà mô hình DPSIR
đưa ra, xã hội sẽ có các biện pháp đáp ứng để chống lại những tác động không mong
muốn này. Việc áp dụng các biện pháp đáp ứng này hàm chứa việc đưa ra những vấn đề
ưu tiên, đặt ra những mục tiêu về môi trường và xây dựng, thực hiện các chính sách phù
hợp về môi trường (hoặc những điều chỉnh hợp lý các chính sách ngành). Những chính

16

sách và biện pháp này có thể bao gồm cả những biện pháp về pháp lý và những biện pháp
tài chính, những biện pháp thuyết phục, đầu tư và các hoạt động công cộng, thông tin,
hướng dẫn và tư vấn.
Mô hình DPSIR có thể cung cấp một khung linh hoạt theo đó các phân tích có thể
hỗ trợ trong các công tác sau:
- Nâng cao hiểu biết về tính phức tạp của những liên kết và những phản hồi giữa các
yếu tố nguyên nhân - hậu qu
ả trong các vấn đề về môi trường
- Xác định các chỉ thị để giải thích và định lượng những liên kết và những phản hồi
này.
Các chỉ thị môi trường trong phát triển bền vững
Bên cạnh đó, có một số mô hình/tiếp cận khác của các tổ chức quốc tế trong lĩnh
vực môi trường và phát triển bền vững để có một số phép đo nhằm đánh giá tổng thể mức
bền vững. Ví dụ một dạng “GDP xanh” như Chỉ số thịnh vượng kinh tế bền vững (ISEW).
Các chỉ số được tính toán dựa theo các giả thiết ưu tiên là những ví dụ về
các chỉ thị có
khả năng diễn đạt những thông điệp phức tạp như “Xét một cách toàn diện thì liệu chúng
ta có thịnh vượng hơn không?” Tuy nhiên rất khó xây dựng được các chỉ số loại này và
quy trình xây dựng rất phức tạp.
Chương trình nghị sự 21 đã đưa ra các chỉ thị phát triển bền vững (SD) cấp quốc
gia, vùng và toàn cầu. Trong giai đoạn tiếp theo (1995 – 2000), Hội đồng PTBV LHQ
(UN/CSD) đã
đề xuất và khuyến nghị áp dụng Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững về môi
trường theo 05 lĩnh vực, 13 chủ đề và tổng số 19 chỉ thị. Tuy nhiên, đây là cách tiếp cận
còn khá thô, rời rạc, thiên về thử nghiệm và kiểm chứng thực tiễn bước đầu về khả năng
đánh giá định lượng hoá tính bền vững trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, song
cũng đã được khá nhi
ều quốc gia ủng hộ và triển khai cụ thể hoá vào điều kiện phát triển

cụ thể của nước mình.
Chỉ số bền vững môi trường Environmental Sustainability Index (ESI) do trường
đại học Yale và Columbia thiết lập. Sau năm 2000, Hội đồng PTBV LHQ (UN/CSD) đã
đưa ra áp dụng Bộ chỉ số đánh giá tính bền vững về môi trường (ESI) của các nước gồm 5
chủ đề chính, 21 chỉ thị và 76 biến số có tính chấ
t khá bao quát về tài nguyên, môi trường,
sinh thái, thể chế, xã hội. Từ năm 2001, hàng năm UN/CSD đều có phát hành Bảng chỉ thị
đánh giá tính bền vững về môi trường của các nước, với thang bậc xếp loại thứ hạng vị trí
cao - thấp cụ thể giữa các quốc gia và các nhóm khu vực quốc gia.
17

Mô hình thiết kế cấu trúc khối tính toán thang điểm của chỉ thị đánh giá tính bền
vững về môi trường (ESI) được trình bày tại hình 1.2.
Hình 1.2. Mô hình thiết kế cấu trúc khối tính toán thang điểm của chỉ số đánh giá tính bền
vững về môi trường (ESI).
Chỉ số này đã được cập nhật vào năm 2005, được tổng hợp từ 76 chỉ thị khác nhau
bao trùm các lĩnh vực môi trường, kinh tế và quản lý đặc biệt quản lý môi trường. Điểm
tối đa của chỉ số này là 100 điểm. Năm 2005, Phần Lan là nước
đạt chỉ số cao nhất với 75
điểm. Việt nam cũng đã được đưa vào danh sách các nước tính chỉ số. Việt nam đạt 42.3
điểm và đứng thứ 127 trong số 146 nước trong danh sách (hình 1.3).
18

















Hình 1.3. Chỉ số bền vững về môi trường
Tuy có một số quốc gia đã ứng dụng các bảng xếp hạng của UN/CSD, Tổ chức
OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) và Tổ chức các nước nằm ngoài OECD
(điển hình ở khu vực ASEAN là Philippin) vào việc phân tích và hoạch định chính sách
PTBV về tài nguyên và môi trường, song cơ bản các bảng ESI này còn có độ tương thích
chưa cao, cho thấy vấn đề xây dựng Bộ chỉ
số, chỉ thị, biến số PTBV về tài nguyên và
môi trường trên thế giới còn chưa được giải quyết triệt để, chưa thống nhất và tiếp tục
phải hoàn thiện.
Bộ chỉ số thành tựu về môi trường - Environmental Performance Index (EPI) đã
được phát triển trên cơ sở bộ chỉ số ESI là phương pháp cho điểm về chất lượng và số
lượng các thành tựu đạt được khi thực hi
ện các chính sách môi trường. Bộ chỉ số này đã
được công bố vào các năm 2006, 2008, 2010 và 2012. Trong năm 2012, báo cáo về EPI
đã xếp hạng các quốc gia, chỉ ra các nước có xu hướng cải thienej môi trường và các nước
mà thành tựu môi trường có xu hướng giảm đi.
19

Một số nước phát triển như Thụy Điển; Vương Quốc Anh (Châu Âu) và Hoa Kỳ
(Mỹ) có phương pháp xây dựng Bộ chỉ thị theo tính hệ khá thống nhất và hài hoà giữa
kinh tế - xã hội - thể chế và môi trường. Ví dụ, Thụy Điển có 30 tiêu chí phát triển bền
vững thuộc 4 nhóm chủ đề, trong đó có các tiêu chí sau đây liên quan đến tài nguyên và

môi trường:
• Chất thải.
• Phát thải CO
2

• Các loài quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng.
• Khai thác cá trích ở biển Bantic.
• Diện tích rừng được bảo vệ.
• Tổng nhu cầu tiêu thụ năng lượng theo GDP.
Có thể thấy rằng tuỳ thuộc mức độ phát triển và tình hình thực tế của mỗi nước, bộ
tiêu chí và số lượng các tiêu chí phát triển bền vững có thể khác nhau, song các tiêu chí về
tài nguyên và môi trường đều theo những chủ đề chính giố
ng nhau và tương đồng với
những tiêu chí do Tổ chức UN/CSD đề xuất.
Một số nước đang phát triển như Philippin, Indonexia, Thái Lan (ASEAN) và
Trung Quốc có phương pháp xây dựng Bộ chỉ thị theo thành phần tài nguyên và môi
trường quan tâm.
Phillippin có tiêu chí về phát triển bền vững liên quan đến môi trường như sau:
Vấn đề toàn cầu Tiêu chí phát triển bền vững
Tiêu dùng bình quân đầu người sản phẩm có tác động
đến tầng ozone.


Khí hậu
Tiêu dùng bình quân đầu người năng lượng hoá thạch
của phương tiện giao thông
Chi phí bảo vệ môi trường tính theo GDP (%)
Thay đổi độ che phủ
của đất
Tỷ trọng nhập khẩu hàng hoá có tác động tới môi trường

Năm 1999 Indonesia đã lựa chọn 21 tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia,
trong đó có 4 tiêu chí liên quan trực tiếp đến tài nguyên và môi trường:
• Phát thải khí CO
2

20

• Diện tích rừng so với diện tích tự nhiên.
• Số người được sử dụng nước sạch.
• Tỷ lệ số hộ có phương tiện xử lý chất thải hợp vệ sinh.
Thái Lan đã lựa chọn 16 chỉ tiêu phát triển bền vững chủ yếu, trong số đó có 2 chỉ
tiêu về tài nguyên và môi trường là Tiếp cận nước sạch và Tiêp cận vệ sinh.
Như
vậy, xây dựng chỉ thị đánh giá môi trường trường phục vụ hoạch định chính
sách phát triển bền vững đã được các cơ quan (quản lý và nghiên cứu) của nhiều quốc gia
trên thế giới tiến hành, triển khai trong thực tế. Có thể thấy, các phương pháp xây dựng và
áp dụng hệ thống chỉ thị đánh giá môi trường dựa trên quan điểm tổng hợp, phát triển bền
vững, phục v
ụ trực tiếp cho công tác quản lý nhà nước tài nguyên – môi trường. Các kết
quả nghiên cứu đề xuất đã có những sự khác biệt khá lớn về số lượng các vấn đề môi
trường quan tâm và số lượng các chỉ thị áp dụng. Các yêu cầu đánh giá cho từng vấn đề
môi trường quan tâm cũng có những quan điểm tiếp cận nghiên cứu khá khác nhau. Trong
quá trình xây dựng các chỉ thị, khung tiếp cận DPSIR cũng đã được áp dụ
ng khá linh hoạt
và rộng rãi. Việc học tập kinh nghiệm thực tiễn của các nước, kế thừa, điều chỉnh cho phù
hợp với thể chế, chính sách và thực tế công tác quản lý tổng hợp và thống nhất biển và hải
đảo của Việt Nam trong quá trình xây dựng bộ tiêu chí, chỉ thị về môi trường là rất cần
thiết và phù hợp với điều kiện thực tế.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu
ở Việt Nam về chỉ thị môi trường

Ở Việt Nam, trong một số công trình đã đề cập đến các chỉ thị môi trường và phát
biển bền vững tài nguyên. Năm 1996, Cục Môi trường đã phối hợp với Trung tâm Môi
trường và Phát triển Bền vững (MT&PTBV) nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị môi trường ở
nước ta, trên cơ sở phương pháp luận của UNEP, EPA-AP (trong đó chia thành 6 vấn đề
lớn, 20 vấ
n đề cụ thể) và theo 3 bước: Áp lực (Pressure), Tình trạng (State) và Đáp ứng
(Response), gọi tắt là PSR [OECD, 1993]. Đã có 80 chỉ thị, trong đó 33 chỉ thị xây dựng
trong năm 1997, 47 chỉ thị trong năm 1998, phân thành 8 nhóm. Kết quả là đã có được bộ
chỉ thị môi trường đầu tiên của Việt Nam bao gồm 16 vấn đề lớn, 20 vấn đề cụ thể với 80
chỉ thị sau khi rà soát số lượng CTMT do Cục MT đề xuất (16 v
ấn đề lớn, 69 vấn đề cụ
thể). Mẫu phiếu chỉ thị gồm 10 mục:
1. Tên chỉ thị
2. Ký hiệu chỉ thị
3. Loại chỉ thị Tình trạng/Áp lực/Đáp ứng
21

4. Thuộc vấn đề
5. Thuyết minh về chỉ thị
6. Trị số của chỉ thị
7. Trị số của chỉ thị 5 năm trước
8. Mục tiêu phấn đấu của chỉ thị
9. Nguồn cung cấp dữ liệu
10. Sơ đồ
Năm 1998, Bộ chỉ thị được Cục Môi trường ban hành thử nghiệm gồm 44 chỉ thị,
trong đó: Môi trường
đất có 7 chỉ thị; nước trên lục địa có 5 chỉ thị; nước biển có 4 chỉ
thị; không khí có 6 chỉ thị; chất thải rắn có 3 chỉ thị; đa dạng sinh học có 11 chỉ thị và sự
cố môi trường có 8 chỉ thị. Ngoài ra, lĩnh vực quản lý môi trường cũng được đề xuất Bộ
chỉ thị gồm 16 chỉ thị.

Năm 1999, đề tài trong khuôn khổ “Chương trình Nghị sự
21 của Việt Nam” đã đề
xuất bộ chỉ thị phát triển bền vững (được gọi là tiêu chí) gồm 30 chỉ thị, trong đó có 4 chỉ
thị về kinh tế, 15 chỉ thị về xã hội và 11 chỉ thị về môi trường.
Năm 2002, Viện Môi trường và Phát triển bền vững, thuộc Hội Bảo vệ thiên nhiên
và môi trường/Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam đã tiếp tục nghiên cứu kế th
ừa các kết
quả trước và kiến nghị bộ chỉ thị phát triển bền vững gồm 34 chỉ thị cấp quốc gia. Trong
đó có 4 về kinh tế, 12 về xã hội, 14 về môi trường và 4 về đáp ứng của xã hội với yêu cầu
PTBV. Từ các chỉ tiêu PTBV quốc gia đề tài cũng đã kiến nghị bộ chỉ thị PTBV cho cấp
cơ sở là cấp xã với 29 chỉ thị, trong
đó 6 về kinh tế, 10 về xã hội, 10 về môi trường và 3
về đáp ứng. Những chỉ thị môi trường được đề cập tới bao gồm: Diện tích nhà ở/người;
Diện tích đất thổ cư/người; Chất lượng không khí khu đô thị và công nghiệp; Chất lượng
môi trường nước sông, hồ tự nhiên; Tỷ lệ rác thải được thu gom và xử lý; Diện tích các
khu bảo tồn/ diện tích lãnh thổ; Tổ
ng lượng xả thải các khí nhà kính; Tổng thiệt hại do
thiên tai và sự cố môi trường.
Năm 2003, Hội Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam đề xuất Bộ chỉ thị PTBV về tài
nguyên và môi trường gồm 17 chỉ thị, và Bộ chỉ thị rút gọn gồm 10 chỉ thị. Năm 2005,
trong khuôn khổ dự án VIE/01/21 của Viện Chiến lược và Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch
và Đầu tư đã thực hiệ
n đề tài “Xác định bộ chỉ tiêu PTBV và cơ chế xây dựng cơ sở dữ
liệu PTBV ở Việt Nam” dựa trên các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa nghèo. Đề
22

tài đã đề xuất bộ Chỉ thị PTBV của Việt Nam bao gồm 14 chỉ thị về xã hội, 5 chỉ thị về
môi trường, 7 chỉ thị về kinh tế và 6 chỉ thị về thể chế. Những chỉ thị về lĩnh vực môi
trường bao gồm: Đất canh tác và diện tích cây lâu năm; Đất canh tác được thủy lợi tưới,

tiêu; Tỷ lệ che phủ rừng; Diện tích đấ
t thành thị chính thức; Diện tích các khu bảo tồn
thiên nhiên so với tổng diện tích.
Từ tháng 8/2003 với sự giúp đỡ của DANIDA thông qua Chương trình Hỗ trợ Môi
trường của Đan Mạch đối với Việt Nam dự án “Thông tin và báo cáo môi trường (EIR)”
do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) quản lí, trong đó có nội dưng rất quan trọng,
làm cơ sở cho các thông tin và báo cáo môi trường là xây dựng bộ chỉ thị môi trường đã
được triển khai. Dự án này sử dụng mô hình DPSIR hoàn chỉ
nh hơn, tách áp lực (P) làm
2: Động lực (hay nguyên nhân sâu xa D) và Áp lực (hay nguyên nhân trực tiếp P). Dự án
này hạn chế cho 3 lĩnh vực là môi trường không khí, nước mặt lục địa và nước biển ven
bờ. Dự án đã đưa ra các khuôn mẫu thống nhất cho 5 loại chỉ thị môi trường D, P, S, I, R
và xây dựng các chỉ thị môi trường theo 5 loại đó ở cấp trung ương. Còn ở cấp tỉnh/thành,
đã có 4 tỉnh/thành xây dựng các chỉ thị môi trường cho các t
ỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà
Nam, Thái Nguyên, Quảng Nam.
Năm 2006, TS. Chế Đình Lý, Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG Thành phố
Hồ Chí Minh đã sử dụng mô hình DPSIR trong nghiên cứu và áp dụng hệ thống chỉ thị
môi trường trên phạm vi lưu vực sông Sài gòn - Đồng Nai. Lê Xuân Tuấn và cộng sự,
năm 2006 cũng áp dụng mô hình Mô hình DPSIR trong nghiên cứu của mình vào công
tác quản lý tổng hợp tài nguyên vùng ven biển nhằm đánh giá hiện trạng tài nguyên, việc
khai thác và quản lý tài nguyên ở cấp địa ph
ương trên cơ sở tiếp cận quản lý tổng hợp đới
bờ; qua đó, xác định những vấn đề nổi cộm nhất trong công tác quản lý ở vùng ven biển
Thái Bình.
Năm 2007, Phạm Hồng Nga, Đại học Thủy lợi cũng đã sử dụng phương pháp đánh
giá tổng hợp DPSIR trong việc xây dựng bộ thông số chỉ thị cho chiến lược giám sát vùng
đầm phá Thừa Thiên - Huế, từ
đó giúp phân tích và đánh giá chuỗi quan hệ nhân quả, ảnh
hưởng của hoạt động kinh tế xã hội và quá trình tự nhiên tới chất lượng môi trường và đa

dạng sinh học.
Luận án tiến sỹ “Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng biển ven
bờ Đông Bắc Việt Nam trên cơ sở xây dựng chỉ thị môi trường’’ đã đề xuất 30 chỉ thị môi
trường phục vụ sử dụng h
ợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng biển ven bờ Đông Bắc, gồm
09 chỉ thị sức ép, 18 chỉ thị hiện trạng và 03 chỉ thị phản hồi (Trần Đình Lân, 2007). Luận
23

án đã bước đầu góp phần phát triển lý luận về quản lý đới bờ biển ở vùng biển ven bờ
Đông Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung, hình thành các công cụ giúp cho các nhà
khoa học, nhà quản lý và hoạch định chính sách, cũng như cộng đồng có thể giám sát và
đánh giá khách quan về tác động của các chính sách, kế hoạch phát triển cũng như bảo vệ
môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Phát triển và kế thừa nghiên cứu của mình trong
luận án tiến sĩ, đế
n năm 2010 với vai trò là Chủ nhiệm đề tài “ Xây dựng chỉ số phát triển
bền vững tài nguyên đất ngập nước vùng bờ biển phía Tây Vịnh Bắc Bộ’’ tác giả đã đưa
ra 30 chỉ thị với qui mô áp dụng cho 3 hệ sinh thái cơ bản là rạn san hô, cỏ biển và rừng
ngập mặn.
Việc xây dựng các chỉ thị môi trường và yêu cầu biên soạn các báo cáo môi trường
có sử dụng các chỉ thị môi trườ
ng đã được đề cập đến trong các văn bản pháp luật sau:
• Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, trong điều
98, chương X định nghĩa: “Chỉ thị môi trường là một hoặc tập hợp thông số về môi
trường để chỉ ra đặc trưng của môi trường”.
• Quyết định số 18/2007/QĐ-BTNMT ngày 05 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường v/v ban hành hệ
thống các chỉ tiêu thống kê ngành
tài nguyên và môi trường tại Việt Nam.
• Chỉ thị số 26/2007/CT-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc
theo dõi, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về tài

nguyên – môi trường và phát triển bền vững tại Việt Nam.
• Nghị định 25/2009/NĐ-CP ngày 6/3/2009 của Chính phủ về việc quản lý tổng hợp
tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, trong đó có quy
định trách nhiệm
của Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các tỉnh
ven biển xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên
và bảo vệ môi trường ven biển; xây dựng các chỉ thị đánh giá tiến độ và kết quả công
tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường ven biển”.
• Thông tư 09/2009/TT-BTNMT ngày 11/08/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc: “Quy định về
xây dựng và quản lý các chỉ thị môi trường Quốc
gia” định nghĩa: Chỉ thị môi trường là thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc
trưng của môi trường phục vụ mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng
môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường. Chỉ thị môi trường là cơ sở để
lượng hóa chất lượng môi trường, theo dõi diễn biến chất l
ượng môi trường, lập
báo cáo hiện trạng môi trường và là công cụ thiết yếu đối với quản lý môi trường.
24

• Thông tư 10/2009/TT-BTNMT ngày 11 tháng 08 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc: Quy định về Bộ chỉ thị môi trường quốc gia đối với môi
trường không khí, nước mặt lục địa, nước biển ven bờ.
Thông tư 08/2010/TT-BTNMT ngày 18/03/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc Quy định việc xây dựng báo cáo môi trường quốc gia. Phiếu chỉ thị môi
trường ban hành trong Thông tư này có nhiều điểm mới, cung cấp nhiề
u thông tin cụ thể
hơn so với phiếu chỉ thị thử nghiệm năm 1997. Báo cáo tình hình tác động môi trường của
ngành, lĩnh vực và báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh cũng sử dụng mô hình DPSIR
(Động lực - Áp lực – Hiện trạng –Tác động – Đáp ứng) trong việc xây dựng báo cáo hiện
trạng môi trường. Theo mô hình này, các chỉ thị về môi trường thường được phân loại

theo tính chất sau:
• Các chỉ thị tr
ạng thái: chỉ rõ trạng thái của hệ thống tại một thời điểm cụ thể, ví dụ
như: chất lượng không khí hiện tại, mức ồn bên cạnh các trục giao thông (ký hiệu
là nhóm S-State).
• Các chỉ thị áp lực: là các chỉ thị trực tiếp tác động đến các vấn đề môi trường, ví
dụ: thải khí CO
2
, tiếng ồn… (ký hiệu nhóm P-Pressure).
• Các chỉ thị động lực: đề cập đến các yếu tố kinh tế - xã hội làm tăng thêm áp lực
đối với môi trường, ví dụ: phát triển công nghiệp, tăng dân số… (ký hiệu nhóm D-
Driving force).
• Các chỉ thị ảnh hưởng: Chỉ rõ các tác động đến sự thay đổi trạng thái, ví dụ: tỷ lệ
chết vì bệnh tim do tiếng ồn gây ra… (ký hiệu nhóm I-Impact).
• Các chỉ thị
đáp ứng: chỉ ra nỗ lực của xã hội giải quyết các vấn đề, ví dụ: các
chương trình nâng cao chất lượng không khí… (ký hiệu nhóm R-Response).
Như vậy, chỉ thị môi trường đã được quy định tại văn bản pháp luật, quy phạm của
Nhà nước trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng nhằm đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi
trường. Bộ chỉ th
ị môi trường là cơ sở, tiêu chí quan trọng đánh giá hiện trạng môi trường
đã và đang bị tác động như thế nào, từ đó đánh giá tính bền vững, hoạch định hướng
chính sách phát triển bền vững tài nguyên và môi trường các hải đảo Việt Nam. Đề xuất
các chỉ thị môi trường phục vụ sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên thiên nhiên các hải
đảo là một hướng tiếp cận cần thiế
t trong xây dựng cơ sở quản lý và hoạch định chính
sách cũng như nâng cao kiến thức về môi trường và tài nguyên
Về lĩnh vực tài nguyên và môi trường biển và hải đảo, mặc dù đã có một số nghiên
cứu tiếp cận xác định chỉ thị về môi trường và quản lý đới bờ biển, phát triển các chỉ thị

×