Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Nghiên cứu áp dụng việc tính toán Chỉ số đổi mới công nghiệp tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 145 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI








HỒ SƠ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC




Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG VIỆC TÍNH TOÁN “CHỈ SỐ
ĐỔI MỚI CÔNG NGHIỆP” TẠI VIỆT NAM



Mã số: 172.12. RD/HĐ-KHCN
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Tú Oanh









9712


NĂM 2012



BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: .RD/HĐ-KHCN Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2012
HỢP ĐỒNG
ĐẶT HÀNG SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
(Dành cho đề tài R&D)
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Nghị
định số 44/2011/NĐ -CP ngày 14/6/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung điều 3 Nghị
đị
nh số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ
Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự
nghiệp công sử dụ
ng ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 6968/QĐ-BCT ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương về việc đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2012.
Chúng tôi gồm:
1. Bên đặt hàng là: Bộ Công Thương (dưới đây gọi là Bên A)
Đại diện là bà: Phạm Thu Giang
Chức vụ : Phó Vụ trưởng - Vụ Khoa học và Công nghệ
Địa chỉ : 54, Hai Bà Tr
ưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 04.22202343
2. Bên cung cấp dịch vụ là: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
(dưới đây gọi là Bên B)
Đại diện là ông: Đỗ Văn Chiến
Chức vụ : Giám đốc
Địa chỉ : 46 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Điện thoại: 0438250713
Tài khoản: 8123 (301.01.216) Tại Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm–Hà Nội
Mã ĐVQHNS:
1055532
Cùng thoả thuận và thống nhất ký Hợp đồng nghiên cứu khoa h
ọc và phát triển công
nghệ với các nội dung như sau:
Điều 1. Trách nhiệm và quyền của bên B:
1. Bên B cam kết thực hiện đề tài “Nghiên cứu áp dụng việc tính toán “Chỉ số
đổi mới công nghiệp” tại Việt Nam” theo các yêu cầu về nội dung, tiến độ thực hiện
và dự toán kinh phí được nêu trong Thuyết minh đề tài kèm theo Hợp đồng này.
2. Chấp hành các quy định pháp luật và những yêu cầu của cơ quan quản lý trong
quá trình thực hiện Hợp đồng; gửi báo cáo giữa kỳ và báo cáo đột xuấ
t (nếu có) về tình
hình thực hiện đề tài về Bộ theo yêu cầu.
3. Hoàn thành các thủ tục nghiệm thu các cấp, thanh quyết toán tài chính theo

tiến độ nêu trong Thuyết minh đề tài kèm theo Hợp đồng và nộp Báo cáo tổng kết đề
tài về Bộ Công Thương và Cục Thông tin KH&CN Quốc gia theo quy định.
4. Báo cáo kịp thời với bên A các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đề
tài và đề xuất các kiến nghị điều chỉnh cần thiết
để bên A xem xét, giải quyết.
Điều 2
. Kinh phí và thời gian thực hiện hợp đồng
1. Kinh phí cấp từ Ngân sách Nhà nước để thực hiện Hợp đồng là: 160.000.000
đồng (bằng chữ: một trăm sáu mươi triệu đồng chẵn).
2. Thời gian thực hiện hợp đồng là: 12 tháng; từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012.
Điều 3
. Trách nhiệm và quyền của Bên A
1. Duyệt Thuyết minh đề tài và tổ chức kiểm tra tình hình bên B thực hiện Hợp
đồng theo các nội dung, tiến độ nêu trong Thuyết minh đề tài.
2. Chuyển cho bên B số kinh phí thực hiện Hợp đồng nêu tại Điều 2 theo quy
định hiện hành về cấp phát kinh phí từ ngân sách Nhà nước.
3. Tổ chức kiểm tra giữa kỳ và đánh giá nghiệm thu cấp Bộ kết quả thực hiện đề
tài và thanh lý Hợp
đồng với Bên B theo các quy định hiện hành.
4. Kịp thời xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền
giải quyết các kiến nghị của bên B khi có phát sinh.
5. Được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng và thu hồi kinh phí đã cấp theo
quy định trong các trường hợp sau:
- Bên B không đủ khả năng thực hiện Hợp đồng hoặc cố tình dây dưa không thực
hiện Hợp đồng và không báo cáo khi đượ
c bên A yêu cầu.
- Thực hiện không đúng nội dung nghiên cứu nêu trong Thuyết minh Hợp đồng;
sử dụng kinh phí không đúng mục đích.
Điều 4
. Điều chỉnh, bổ sung nội dung Hợp đồng

Trong trường hợp kiến nghị liên quan đến đề tài của bên B được bên A xem xét,
giải quyết thì văn bản trả lời/chấp thuận của bên A sẽ là bộ phận của Hợp đồng làm
căn cứ xem xét khi nghiệm thu đề tài.
Điều 5. Điều khoản thi hành
- Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Nếu có
yêu cầu cần thay đổi, hoặc có vi phạm Hợp đồng, hai bên sẽ thoả thuận để giải quyết.
- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký, được lập thành 07 bản có giá trị như nhau.
Bên A giữ 4 bản./.

Đại diện Bên A
TL. BỘ TRƯỞNG
KT.VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHÓ VỤ TRƯỞNG






Phạm Thu Giang
Đại diện Bên B
GIÁM ĐỐC
TRUNG TÂM THÔNG TIN
CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI







Đỗ Văn Chiến























THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
(kèm theo Hợp đồng số …………/HĐ-KHCN, ký ngày tháng năm 2012)
1. Tên đề tài: Nghiên cứu áp dụng việc tính toán “Chỉ số đổi mới
công nghiệp” tại Việt Nam
2 . Mã số:


3. Thuộc Chương trình trọng điểm cấp Bộ/Chuyên mục (nếu có)
4. Thời gian thực hiện: 12 tháng (Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012)
5. Kinh phí:
- Tổng số: 160.000.000 đ
- Trong đó, từ ngân sách SNKH: 160.000.000 đ
6. Họ tên chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Tú Oanh
Học hàm, học vị, chuyên môn: Thạc sỹ
Chức vụ: Phó trưởng phòng
Cơ quan: Trung tâm thông tin Công nghiệp - Thương mại
Địa chỉ: 76 Nguyễn Trường Tộ
Điện thoại CQ: 04.22192890 Di động: 0983557655
Fax: 04. 37150520 E-mail:
7. Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hà Nội
Điện thoại: 04.38262316 Fax: 04. 39349177 Email:
8. Cơ quan phối hợp chính:
- Vụ Kế hoạch, Vụ Công nghiệp nhẹ, Vụ Công nghiệp nặng, Vụ HTQT, Vụ
KHCN, Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương
- Tổng cục Thống kê
- Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH và CN
- Một số Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
9. Danh sách những người thực hiện chính:
STT Họ và tên Học vị, học hàm Cơ quan
chuyên môn
Nguyễn Thị Tú Oanh Thạc sỹ Trung tâm Thông tin CN và TM
Nguyễn Xuân Hòa Cử nhân Trung tâm Thông tin CN và TM
Lê Mai Thanh Cử nhân Trung tâm Thông tin CN và TM
Phạm Huyền Trang Cử nhân Trung tâm Thông tin CN và TM
Nguyễn Thị Ánh Ngọc Cử nhân Trung tâm Thông tin CN và TM

Nguyễn Duy Tuấn Cử nhân Trung tâm Thông tin CN và TM
Trần Thị Phương Thảo Cử nhân Trung tâm Thông tin CN và TM
Hoàng Lan Hương Cử nhân Trung tâm Thông tin CN và TM
Đào Đặng Tùng Lâm Cử nhân Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Công Th
ương
10. Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu áp dụng việc tính toán “Chỉ số đổi mới công nghiệp” tại Việt Nam với
các mục tiêu chính là:
- Những vấn đề lý luận, phương pháp tính toán và thực tiễn tính toán chỉ số đổi mới
của các tổ chức quốc tế, các nước phát triển, các tập đoàn lớn trên thế giới.
- Khả năng áp dụng chỉ số đổi mới công nghiệp đối vớ
i ngành công nghiệp Việt Nam
và một số tính toán thử
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện việc tính toán chỉ số đổi mới công nghiệp và bổ
sung vào danh mục chỉ tiêu thống kê của ngành Công Thương.

11. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
Chỉ số đổi mới đã được nghiên cứu và tính toán ở một số tổ chức như OEDC, Viện
nghiên cứu Melbourne, và được dùng để đánh giá mức độ đổi mới của nhiều lĩnh
vực như đầu tư công, công nghiệp, khoa học, công nghệ

12. Tình hình nghiên cứu ở trong nước:
Hiện nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến chỉ số đổi mới ở Việt
Nam.

13. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện việc nghiên cứu Đề tài, một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử
dụng kết hợp là:
- Thu thập số liệu, tài liệu
- Khảo sát thực chứng

- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
- Phương pháp chuyên gia, hội thảo chuyên đề
14. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của đề tài gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phương pháp tính và bộ chỉ tiêu tính toán chỉ số
đổi mới, đổi mới công nghiệp đã được sử dụng trên thế giới
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.2 Khái luận về chỉ
số đổi mới, chỉ số đổi mới công nghiệp
1.3 Thực tế tính toán và công bố chỉ số đổi mới, chỉ số đổi mới công nghiệp
trên thế giới
1.4 Kinh nghiệm quốc tế về tính toán và công bố chỉ số đổi mới, chỉ số đổi
mới công nghiệp và một số bài học cho Việt Nam
Chương 2: Nghiên cứu áp dụng và tính toán thử đối với ngành công nghiệp Việ
t Nam
2.1 Phương pháp tính chỉ số đổi mới và các điều kiện áp dụng
2.1.1 Phương pháp tính chỉ số đổi mới
Chỉ số đổi mới công nghiệp bao gồm những quy trình mới, công nghệ mới, sản
phẩm mới và các giải pháp hữu ích được tính theo năm tài chính. Được tính toán theo các
tiêu chí:
- Nghiên cứu triển khai(R&D): Tính bằng % tiền( ngân sách) chi cho R&D của
ngành (doanh nghiệp)/tổng ngân sách trong năm tài chính của ngành (doanh
nghiệp) và % lao động cho R&D/ tổng lao động sử dụ
ng trong ngành (doanh nghiệp)
- Bằng sáng chế: Tính bằng số đơn xin cấp bằng/ tổng lao động trong ngành
(doanh nghiệp)
- Nhãn hiệu hàng hóa: Tính bằng nhãn hiệu hàng hóa(mới)/ tổng lao động trong
ngành (doanh nghiệp)
- Khả năng sáng tạo thiết kế: Tính bằng số thiết kế, sáng tạo mới/ tổng lao động

trong ngành (doanh nghiệp)(nếu có)
- Đổi mới tổ chức, quản lý: Dựa trên việc trả lời bảng câu hỏi có sẵn.(nếu có)
- N
ăng suất lao động: Tính bằng giá trị tăng thêm/1 người lao động trong ngành
(doanh nghiệp)
2.1.2 Các điều kiện áp dụng tính toán
2.2 Tính toán thử chỉ số đổi mới công nghiệp đối với một số ngành công
nghiệp chính của Việt Nam
2.2.1. Tính toán thử chỉ số đổi mới công nghiệp
2.2.2. Tính toán thử chỉ chỉ số đổi mới công nghiệp đối với ngành khai khoáng
2.2.3. Tính toán thử chỉ chỉ số đổi mớ
i đối với ngành công nghiệp chế biến chế tạo
2.3 Đánh giá chung về khả năng áp dụng tính toán chỉ số đổi mới công
nghiệp phù hợp điều kiện Việt Nam
2.3.1. Đánh giá nguồn số liệu đầu vào để tính toán chỉ số đổi mới công nghiệp
2.3.2. Đánh giá khả năng áp dụng tính toán và công bố chỉ số đổi mới công nghiệp ở
Việt Nam.
Chương 3: Đề xu
ất giải pháp hoàn thiện việc tính toán chỉ số đổi mới công nghiệp
và bổ sung vào danh mục chỉ tiêu thống kê của ngành Công Thương
3.1 Tính hữu ích của việc tính toán thử chỉ số đổi mới công nghiệp đối với
định hướng phát triển ngành công nghiệp của Việt Nam.
- Tính hữu ích của chỉ số đối với cơ quan quản lý Nhà nước
- Tính hữu ích của chỉ số đối với doanh nghiệp sả
n xuất công nghiệp
- Định hướng phát triển công nghiệp
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện việc tính toán và công bố chỉ số đổi mới công
nghiệp
3.2.1. Đề xuất đối với việc hoàn thiện dữ liệu thống kê.
3.2.2. Đề xuất trong quá trình tính toán và công bố chỉ số đổi mới công nghiệp.



15. Hợp tác quốc tế
Tên đối tác Nội dung hợp tác
Đã hợp tác
Dự kiến hợp tác

16. Dạng sản phẩm, kết quả tạo ra
I
- Mẫu (model, market)
- Sản phẩm
- Vật liệu
- Thiết bị, máy móc
- Dây chuyền công nghệ
- Giống cây trồng
- Giống con

II
- Quy trình công nghệ,
kỹ thuật
- Phương pháp
- Tiêu chuẩn
- Quy phạm

III
- Sơ đồ
- Bảng số liệu x
- Báo cáo phân tích x
- Tài liệu dự báo
- Đề án, quy hoạch

- Luận chứng KTKT
- Chương trình máy
tính
- Bản kiến nghị
x
- Khác
17. Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm (cho dạng sản phẩm II và III trong mục 16)
STT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học Chú thích
1
2
3

Bảng số liệu
Các chuyên đề
Báo cáo tổng hợp,
báo cáo tóm tắt
Đảm bảo tính chính xác, tin cậy
Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu
Đảm bảo tính khoa học, chính xác, lôgíc,
đáp ứng mục tiêu đặt ra

18. Yêu cầu kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng đối với sản phẩm (cho đề tài R&D)
Mức chất lượng
TT Mẫu tương tự


Tên sản phẩm và chỉ
tiêu chất lượng chủ yếu

Đơn

vị đo
Kết
quả đạt
được
Trong
nước
Thế
giới
Số lượng
sản phẩm
tạo ra
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)






19. Tiến độ thực hiện
Thời gian thực hiện
Kết quả cụ
thể
(Số lượng,
khối lượng,
chất lượng)

Ghi chú

TT


Nội dung
Từ Đến
1 2 3 4 5 6
1 Xây dựng kế hoạch, triển 1/2012 2/2012 Trình duyệt
B
an CNĐT
Thời gian thực hiện Kết quả cụ
thể
(Số lượng,
khối lượng,
chất lượng)

Ghi chú

TT

Nội dung
Từ Đến
1 2 3 4 5 6
khai đề tài/nhiệm vụ và Vụ
KHCN- BCT
2 Điều tra, khảo sát, thu thập
số liệu, tài liệu
3/2012 4/2012
Bảng số liệu,
tài liệu
BCN và CQ
phối hợp
3 Viết các chuyên đề về:
- Nghiên cứu, tìm hiểu

phương pháp tính và bộ chỉ
tiêu tính toán chỉ số đổi
mới, đổi mới công nghiệp
đã được sử dụng trên thế
giới.

-
Nghiên cứu áp dụng và tính
toán thử đối với ngành công
nghiệp Việt Nam.

- Đề xuất giải pháp hoàn
thiện việc tính toán chỉ số
đổi mới công nghiệp và bổ
sung vào danh mục chỉ tiêu
thống kê của ngành Công
Thương.

4/2012 10/2012
Các báo cáo
chuyên đề
Ban CNĐT
và cơ quan
phối hợp
4
Báo cáo giữa kỳ về kết quả
triển khai với Bên A
01/6/2012 31/6/2012
Báo cáo giữa
kỳ các nội

dung đã thực
hiện.
BCN và CQ
phối hợp
5 Viết Báo cáo tổng hợp và
Báo cáo tóm tắt 10/2012 11/2012
Dự thảo
BCTH và
BCTT
BCN và các
CQ phối
hợp
6 Hội thảo khoa học, lấy ý kiến
chuyên gia, chỉnh sửa báo
cáo
10/2012 11/2012
Báo cáo tổng
hợp và BCTT
BCN và các
chuyên gia
7
Nghiệm thu cấp cơ sở và nộp
hồ sơ đề tài về Bên A để
nghiệm thu cấp Bộ.

1/12/2012

15/12/2012
Hồ sơ trình
nghiệm thu đề

tài cấp Bộ
TT Thông
tin CN và
TM
8
Nộp báo cáo tổng kết, thanh
lý, quyết toán tài chính
5
/12/2012
2
5/1/2013
- Giấy biên
nhận nộp BC
tổng kết
-Biên bản
nghiệm thu
cấp Bộ và
thanh lý hợp
đồng
- Hoàn tất thủ
Trung tâm
Thông tin
CN và TM
& Bộ Công
Thương
Thời gian thực hiện Kết quả cụ
thể
(Số lượng,
khối lượng,
chất lượng)


Ghi chú

TT

Nội dung
Từ Đến
1 2 3 4 5 6
tục thanh
quyết toán tài
chính
20. Dự toán Kinh phí thực hiện đề tài
1

Thành tiền (nghìn đồng)
Nguồn NSNN cấp
Trong đó
TT Nội dung thực hiện
Đơn
vị
tính
Khối
lượng
Đơn
giá
(nghìn
đồng)
Tổng
số
Khoán

Không
khoán
Nguồn
khác
1 Chi công lao động

124,000

- Chi thanh toán hợp
đồng thực hiện nghiệp
vụ chuyên môn (chuyên
đề)
CĐ 11

10,000

110,000


- Xây dựng đề cương
chi tiết
ĐC 1

2,000

2,000

- Xây dựng báo cáo
tổng hợp BC 1


8,000

8,000


- Xây dựng báo cáo
tóm tắt BC 1

4,000

4,000

2
Chi mua vật tư,
nguyên, nhiên, vật
liệu, tài liệu, dụng
cụ phục vụ nghiên
cứu


3,000

Chi mua sách, báo, tài
liệu dùng cho công tác
chuyên môn

3,000

3
Chi sửa chữa, mua

sắm tài sản cố định


4 Các khoản chi khác


33,000

4.1
Phụ cấp chủ nhiệm đề
tài
tháng 12

1,000

12,000


1
Ghi chú: Chi tiết dự toán kinh phí lập theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN
ngày 07 tháng 5 năm 2007 hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án
khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước và Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN
ngày 04 tháng 10 năm 2006 về hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử
dụng ngân sách nhà nước.
4.2
Hội nghị, hội thảo,
nghiệm thu cấp cơ sở

6,700



- Hội thảo khoa học


2,700

- Nghiệm thu cấp cơ sở

4,000

4.3
Văn phòng phẩm, in
ấn, dịch tài liệu

2,900
4.4
Quản lý chung nhiệm
vụ KH&CN



11,400
Tổng cộng

160,000
(Một trăm sáu mươi triệu đồng)
Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2012 Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2012
TRUNG TÂM THÔNG TIN
CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI
GIÁM ĐỐC Chủ nhiệm đề tài





Đỗ Văn Chiến Nguyễn Thị Tú Oanh

Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2012
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KH&CN KT. VỤ TRƯỞNG VỤ TÀI CHÍNH
PHÓ VỤ TRƯỞNG PHÓ VỤ TRƯỞNG





Phạm Thu Giang Nguyễn H
ồng Dương

Phụ lục: Danh sách các chuyên đề khoa học của đề tài

Nội dung các chuyên đề cụ thể
Kinh phí
thực hiện
(1000 VNĐ)
Thời gian
thực hiện
01
Tình hình nghiên cứu chỉ số đổi mới trên thế giới (các
khái niệm cơ bản, các vấn đề lý luận)
10.000

4/2012 -
6/2012
02
Tình hình tính toán và công bố chỉ số đổi mới, chỉ số đổi
mới công nghiệp trên thế giới
10.000
4/2012 -
6/2012
03
Nghiên cứu phương pháp tính toán chỉ số đổi mới và chỉ
số đổi mới công nghiệp, các điều kiện áp dụng tại Việt
Nam
10.000
4/2012 -
6/2012
04
Đánh giá khả năng áp dụng tính toán và tính toán thử chỉ
số đổi mới công nghiệp đối với ngành mỏ, khai khoáng
10.000
4/2012 -
6/2012
05
Đánh giá khả năng áp dụng tính toán và tính toán thử chỉ
số đổi mới công nghiệp đối với một số ngành công
nghiệp nặng
10.000
4/2012 -
6/2012
06
Đánh giá khả năng áp dụng tính toán và tính toán thử chỉ

số đổi mới công nghiệp đối với một số ngành công
nghiệp nhẹ
10.000
4/2012 -
6/2012
07
Thực trạng nguồn số liệu đầu vào trong việc tính toán
chỉ số đổi mới công nghiệp và khả năng tính toán, công
bố chỉ số đổi mới công nghiệp tại Việt Nam
10.000
4/2012 -
6/2012
08
Định hướng phát triển ngành công nghiệp của Việt Nam
và tính hữu ích của việc tính toán thử chỉ số đổi mới
công nghiệp
10.000
4/2012 -
6/2012
09
Một số đề xuất đối với hoàn thiện hệ thống số liệu thống
kê làm nguyên liệu đầu vào cho việc tính toán chỉ số đổi
mới công nghiệp
10.000
4/2012 -
6/2012
10
Một số đề xuất trong quá trình tính toán và công bố chỉ
số đổi mới công nghiệp Việt Nam
10.000

4/2012 -
6/2012

11
Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện tính toán và
công bố chỉ số sản xuất công nghiệp
10.000
4/2012 -
6/2012


1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh ngày càng khốc
liệt và đổi mới trở thành yêu cầu cấp thiết với tất cả các doanh nghiệp, các
ngành và các quốc gia. Vấn đề then chốt của mỗi doanh nghiệp, ngành, quốc
gia hiện nay là phải không ngừng đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trước
các đối thủ. Đổi mới là quá trình liên tục làm tăng sứ
c cạnh tranh của nền
kinh tế, của ngành, doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đáp ứng xu
hướng thay đổi của xã hội.
Đối với các doanh nghiệp lớn trên thế giới, quá trình đổi mới đã được
xây dựng thành tập hợp các quy trình, bao gồm phát triển ý tưởng, sàng lọc
ý tưởng, phát triển và thử nghiệm khái niệm, phân tích kinh doanh, phát
triển và thử nghiệm vật mẫu, marketing thử nghiệm và thương mại hóa. Sự

đổi mới không chỉ giới hạn trong các sản phẩm và dịch vụ mới mà còn bao
hàm cả công việc kinh doanh mới và cách thức kinh doanh mới.
Chỉ số đổi mới của các doanh nghiệp lớn trên thế giới đã được nghiên

cứu và tính toán. Khi xem xét, đánh giá doanh nghiệp, chỉ số đổi mới là chỉ
số quan trọng phản ánh sức sống của doanh nghiệp. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ
doanh số
của các sản phẩm mới có trong vòng ba năm gần nhất. Không có
công ty nào tồn tại được với chỉ số đổi mới là con số không. Các doanh
nghiệp, các ngành kinh tế sẽ gặp khó khăn và không thể thành công được
nếu chỉ số đổi mới của họ đạt mức thấp.
Chỉ số đổi mới công nghiệp là chỉ số dùng để đo lường mức độ đổi
mới công nghiệ
p của một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định. Thông
qua chỉ số đổi mới công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước có những biện
pháp thích hợp nhằm khuyến khích sự phát triển của ngành công nghiệp
cũng như các mục tiêu an sinh xã hội khác.

2
Ở cấp độ ngành và cấp độ nền kinh tế, chỉ số đổi mới đã được nghiên
cứu tính toán và công bố tại nhiều quốc gia và đã phát huy hiệu quả nhất
định. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chỉ số này hiện vẫn chưa được nghiên cứu tìm
hiểu, tính toán và công bố.
Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển của nền kinh tế được phản ánh
qua hệ thống các chỉ số. Chỉ
số đổi mới công nghiệp là một chỉ số quan
trọng phản ánh mức độ đổi mới của ngành công nghiệp - ngành được coi là
nền tảng cho sự phát triển kinh tế quốc dân (nhất là đối với các nước đang
phát triển), phản ánh sức sống của nền kinh tế, của các ngành, các doanh
nghiệp nên việc tính toán và công bố chỉ số này là hết sức cần thiết. Do đó,
nhóm nghiên cứu đã b
ước đầu Nghiên cứu áp dụng việc tính toán “Chỉ
số đổi mới công nghiệp” tại Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài phải đạt được các mục tiêu chính là:
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn tính toán chỉ số đổi mới
của một số tổ chức quốc tế và một số nước trên thế giới;
- Nghiên cứu, tính toán thử và chỉ rõ khả năng áp dụng việ
c tính toán
và công bố chỉ số đổi mới công nghiệp ở Việt Nam;
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện việc tính toán chỉ số đổi mới
công nghiệp ở Việt Nam và bổ sung vào danh mục chỉ tiêu thống kê của
ngành Công Thương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a/ Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là: Chỉ số đổi mới, chỉ số đổi mới
công nghi
ệp và chỉ số đổi mới của các yếu tố cấu thành chỉ số đổi mới công
nghiệp.
b/ Phạm vi nghiên cứu:
Do giới hạn về nhiều mặt, đề tài tập trung nghiên cứu phương pháp
tính và bộ chỉ tiêu tính toán chỉ số đổi mới công nghiệp đã được sử dụng

3
trên thế giới và từ đó áp dụng để tính toán thử đối với ngành công nghiệp
Việt Nam nói chung và một số ngành công nghiệp riêng biệt.
4. Nội dung nghiên cứu:
Ngoài lời nói đầu, kết luận và các phụ lục, nội dung nghiên cứu của
đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp tính và bộ chỉ tiêu tính
toán chỉ số đổi mới công nghiệp đã được sử dụng trên thế giới
Ch
ương 2: Nghiên cứu áp dụng và tính toán thử chỉ số đổi mới đối
với ngành công nghiệp Việt Nam
Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện việc tính toán chỉ số đổi mới

công nghiệp và bổ sung vào danh mục chỉ tiêu thống kê của ngành Công
Thương.












4
Chương 1
NGHIÊN CỨU, TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ
BỘ CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN CHỈ SỐ ĐỔI MỚI CÔNG NGHIỆP
ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRÊN THẾ GIỚI
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Chỉ số, chỉ số đổi mới công nghiệp
a/ Khái niệm về chỉ số
Chỉ số là một đại lượng dùng để so sánh mức độ thay đổi của cùng một
đại lượng tại thời điểm hiện tại so với thời điểm gốc đã được chọn trước.
Các chỉ số thường được tính toán bằng % thay đổi so v
ới năm gốc.
Công thức tính chung:


Trong đó:

I
q
: Tốc độ phát triển của đại lượng cần đo.
i
q
: Tốc độ phát triển của đại lượng thành phần cấu thành nên đại lượng cần
đo.
W
q
: Quyền số được tính bằng giá trị tăng thêm kỳ gốc của đại lượng cần
đo, tính theo đơn vị tự nhiên của đại lượng đó. (Ví dụ: Đơn vị khối lượng tính
bằng tấn, kg…; đơn vị giá trị tính bằng tiền: Ngàn, triệu, tỷ, ngàn tỷ… (USD,
VND…).
Bản chất của việc tính toán chỉ số là xác định tốc độ tăng trưởng/phát
triển của đại lượng cần đo. Với phương pháp tính chỉ số, ta có th
ể đánh giá
được tốc độ tăng trưởng cho toàn ngành công nghiệp/ngành công nghiệp cụ
thể hay một doanh nghiệp công nghiệp một cách chính xác, kịp thời, đáp ứng

5
tốt cho nhu cầu điều hành nhanh, linh hoạt của các cấp quản lý trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế.
Phương pháp tính chỉ số là phương pháp đã và đang được các nước trên
thế giới áp dụng để tính toán sự biến động của các đại lượng thường gặp. Đặc
biệt, phương pháp tính chỉ số thường được sử dụng để tính chỉ số giá, chỉ s

sản xuất, các chỉ số trên thị trường chứng khoán… và thường xuyên được tính
toán và công bố của các tổ chức/cơ quan thống kê quốc tế.
Đặc điểm của việc sử dụng các chỉ số trong thống kê:
- Tính toán các chỉ số trong thống kê cho phép phản ánh và đánh giá

xu hướng thay đổi của các đại lượng sát với thực tế.
- Tính toán các chỉ số trong thống kê cho kết quả phong phú, chi ti
ết,
đa dạng theo các ngành/lĩnh vực chi tiết, cụ thể.
- Kết quả tính toán các chỉ số trong thống kê có thể dùng để so sánh
với các thống kê của các nước khác hoặc thống kê quốc tế.
Tuy nhiên, do các chỉ số chú trọng vào phản ánh sự thay đổi của các đại
lượng thống kê (số %) nên không thể hiện được bằng giá trị tuyệt đối. Mặt
khác, các bộ chỉ số thường sử d
ụng mốc thời gian nhất định nào đó làm gốc
để so sánh nên không phản ánh được một cách chính xác sự biến động của
những chu kỳ tính tiếp theo so với chu kỳ liền trước nó.
b/ Khái niệm về đổi mới công nghiệp và chỉ số đổi mới công nghiệp
+ Công nghiệp là một ngành, một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh
vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩ
m của nó bắt buộc phải qua khâu
chế tạo, chế biến nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cho
nhu cầu tiêu dùng của dân cư.
Theo cách phân loại của Việt Nam, ngành công nghiệp được phân loại
thành các nhóm chính là: Công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến,
chế tạo; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt và Công
nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thả
i, nước thải. Đây là

6
các nhóm ngành công nghiệp cơ bản, được sử dụng ổn định trong các hệ
thống thống kê và từ đó có thể phân chia thành các nhóm ngành nhỏ hơn tùy
theo đặc điểm của từng nhóm ngành. Trong hệ thống thống kê, các nhóm
ngành nhỏ hơn có sự ổn định thấp hơn so với các nhóm ngành chính.
Tại Việt Nam, hệ thống ngành kinh tế hiện nay được áp dụng thống

nhất theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 củ
a
Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt
Nam.
Theo đó, Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được chia làm 5 cấp (21
ngành cấp 1, 88 ngành cấp 2, 242 ngành cấp 3, 437 ngành cấp 4, 642 ngành
cấp 5).
Trong số đó, ngành công nghiệp có 4 nhóm ngành cấp 1 là: Khai
khoáng, Công nghiệp chế biến, chế tạo; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt,
nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; Cung cấp nước, hoạt
động quản
lý và xử lý rác thải, nước thải
.
Cách hiểu và phân loại các ngành công nghiệp của Việt Nam cũng được
sử dụng ở một số nước trên thế giới, các lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp
(theo cách phân loại trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam) cũng tương
tự như cách phân ngành kinh tế của nhiều nước.
Tuy nhiên, một số nước lại đưa thêm một số lĩnh vực khác vào ngành
công nghiệp như các dịch vụ hậu c
ần (vận chuyển, kho bãi, thậm chí cả tài
chính, bảo hiểm ) liên quan trực tiếp đến sản xuất hàng hóa, xây dựng nhà
xưởng ).
+ Đổi mới công nghiệp
Đổi mới là quá trình làm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, của ngành
hoặc của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực,

7
hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về hàng hóa, dịch vụ của
xã hội.
Đổi mới được xem như là nguồn gốc của sự thịnh vượng kinh tế ở tất cả

các quốc gia và là nền tảng để duy trì sự phát triển ổn định của doanh nghiệp,
của một ngành kinh tế hay của toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh
cạnh tranh th
ị trường đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các ngành, các lĩnh vực
kinh tế với quy mô và mức độ ngày càng cao.
Đổi mới công nghiệp hiểu theo cách đơn giản nhất là quá trình làm thay
đổi quy trình công nghệ cũ và một quy trình “mới và hữu dụng” được áp
dụng với mục tiêu mang lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy ngành công nghiệp
phát triển.
Để nghiên cứu về đổi mới công nghiệp, cần nghiên cứu m
ột cách toàn
diện về hoạt động đổi mới của ngành công nghiệp nói chung, của các ngành
công nghiệp riêng biệt (khai khoáng; chế biến, chế tạo…) và của các tập đoàn,
doanh nghiệp công nghiệp.
Trên thực tế, đổi mới công nghiệp thường được nhận dạng sau khi các
quy trình, công nghệ mới được áp dụng, các sản phẩm mới được đưa vào thực
tế đời sống và bản thân nó đã phát huy hiệu quả trong tă
ng trưởng sản lượng
công nghiệp, gắn với việc sản xuất ra sản phẩm mới với chất lượng tốt, giá
thành hạ.
Tuy nhiên, đổi mới công nghiệp không chỉ được hiểu đơn giản là việc
áp dụng quy trình, công nghệ mới và tạo ra sản phẩm mới mà nó còn mang
nghĩa rộng hơn (bao gồm nhiều hoạt động khác của ngành và của doanh
nghiệp công nghiệp như: Tổ chức và v
ận hành bộ máy, cách sắp xếp, phân
công lao động trong các khâu, các công đoạn của ngành/doanh nghiệp…).
Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh luận trong việc xác định sản phẩm, quy
trình, công nghệ thế nào được gọi là “mới”.
Nhiều ý kiến cho rằng, đổi mới công nghiệp phải là quá trình tạo ra và
đưa vào ứng dụng một sản phẩm, quy trình, công nghệ hoàn toàn mới đối với


8
thế giới chứ việc đưa mô hình hoạt động của tập đoàn/doanh nghiệp A sang
áp dụng ở tập đoàn/doanh nghiệp B chỉ là sự đổi mới đối với doanh nghiệp B
nhưng không có gì mới với doanh nghiệp A.
Để thuận tiện trong việc nghiên cứu và thống kê, trong phạm vi đề tài
nghiên cứu này, đổi mới sẽ được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả 2 cấp độ
(cấp độ quốc gia và cấp độ doanh nghiệp).
Cụ thể, đổi mới được hiểu là những gì mới đối với thế giới, đối với một
quốc gia hay ngành kinh tế nào đó (Ví dụ: Các phát minh, sáng chế…) và
những gì được coi là mới đối với công ty/doanh nghiệp (Ví dụ: Thương hiệu,
kiểu dáng…).
Mặt khác, đề tài cũng tập trung nghiên cứu tất cả các hoạt động đổi mới
công nghi
ệp không chỉ ở các hoạt động trực tiếp, mang lại kết quả cụ thể mà
cả ở các hoạt động đổi mới được thực hiện gián tiếp (số liệu thống kê ngân
sách cho hoạt động R&D).
Như vậy, đổi mới công nghiệp không chỉ được nghiên cứu dựa trên các
đổi mới hữu hình (sản phẩm mới, công nghệ mới, quy trình sản xuất mới) mà
còn được tính toán trên các đổ
i mới vô hình thông qua việc thu thập thông tin
liên quan đến đổi mới hoạt động của ngành/doanh nghiệp. Tất cả những thống
kê này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về hoạt động đổi mới.
Trong một số trường hợp nhất định, kể cả khi đã có khái niệm về đổi
mới tương đối rõ ràng, thì vấn đề thống kê các yếu tố về “đổi mới” để tính chỉ
số
đổi mới công nghiệp cũng sẽ rất phức tạp.
Điều này quả là khó khăn khi mà các cơ quan thống kê phải đo lường,
tính toán các yếu tố “đổi mới” khi các yếu tố này luôn ở trạng thái động (luôn
thay đổi).

Hơn thế, ở cấp độ doanh nghiệp, các hoạt động đổi mới trong nội bộ
doanh nghiệp công nghiệp (bí mật thương mại hoặc quá trình cải tiến sả
n
phẩm…) đều không được tiết lộ ra bên ngoài. Những sự đổi mới này sẽ được
đo lường gián tiếp thông qua việc doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền

9
công nhận hoặc cấp giấy chứng nhận (sản phẩm mới, bằng phát minh, sáng
chế mới, giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa mới…) và được khách hàng
thừa nhận rằng họ được doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm có chất lượng
tốt hơn, hợp sở thích hơn, với giá rẻ hơn.
+ Khái niệm về chỉ số đổi mới công nghiệp
Như ta đã biết, ở
một số nước trên thế giới, các ngành được đưa vào
tính toán chỉ số đổi mới công nghiệp gồm: Ngành mỏ, khai khoáng, sản xuất,
xây dựng, thương mại bán buôn, thương mại bán lẻ, dịch vụ gia tăng, vận tải
và kho bãi, truyền thông, tài chính, bảo hiểm…
Tuy nhiên, ở Việt Nam, chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu và tính toán
thử đối với các ngành công nghiệp được quy định tại Quyết định số
10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 c
ủa Thủ tướng Chính phủ về
việc Ban hành Hệ thống Ngành kinh tế của Việt Nam.
Trong bối cảnh như vậy, nhóm thực hiện đề tài đã nghiên cứu và đưa ra
khái niệm về chỉ số đổi mới công nghiệp như sau:
Chỉ số đổi mới công nghiệp là chỉ số tổng hợp được xây dựng với mục
tiêu lượng hóa toàn bộ các hoạt động đổi mới trong ngành công nghi
ệp của
một quốc gia/doanh nghiệp công nghiệp trong phạm vi thời gian nhất định.
Chỉ số đổi mới công nghiệp thường được tính theo năm.
Các yếu tố được đưa vào tính toán chỉ số đổi mới công nghiệp bao

gồm:
(1) Nghiên cứu và phát triển (R&D);
(2) Số liệu bằng sáng chế;
(3) Nhãn hiệu hàng hóa mới;
(4) Khả năng sáng tạo, thiết kế;
(5) Các hoạt động đổi mới tổ
chức, quản lý;
(6) Năng suất lao động.

10
Để tính toán chỉ số đổi mới công nghiệp nói chung và chỉ số đổi mới
đối với từng ngành công nghiệp riêng biệt, cần xem xét, tính toán và lượng
hóa được những thay đổi của mọi yếu tố nêu trên và áp dụng vào công thức
tính. Việc tính toán và lượng hóa những thay đổi của mọi yếu tố trên càng
chính xác bao nhiêu thì việc tính toán chỉ số đổi mới công nghiệp càng thể
hiện rõ những thay đổi về chất, những thay đổi bên trong củ
a ngành công
nghiệp một cách chính xác và hiệu quả hơn.
1.1.2. Một số khái niệm khác có liên quan
- Nghiên cứu và phát triển (R&D)
+ Đối với ngành công nghiệp nói chung, hoạt động nghiên cứu và phát
triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành thực hiện và/hoặc mua bán các kết quả
nghiên cứu hoặc công nghệ mới phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của
ngành công nghiệp cũng như doanh nghiệp trong ngành.
Hoạt động nghiên cứu và phát triển c
ũng nhằm khám phá những tri
thức mới liên quan đến sản phẩm, đến quy trình sản xuất, cung ứng và các
dịch vụ liên quan, sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm mới
có quy trình sản xuất, cung ứng mới, có các dịch vụ liên quan mới, hoàn hảo,
có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường một

cách tốt hơn.
Hoạt độ
ng R&D của ngành công nghiệp bao gồm cả hoạt động nghiên
cứu, phục vụ mục tiêu phát triển ngành nói chung và mục tiêu phát triển các
ngành công nghiệp riêng biệt cũng như phát triển các doanh nghiệp trong
ngành.
Hoạt động R&D của ngành công nghiệp thường được thực hiện tại các
cơ quan, tổ chức chuyên thực hiện hoạt động nghiên cứu như: Các viện

11
nghiên cứu chuyên ngành, các trường đại học, các hoạt động đầu tư nghiên
cứu độc lập liên quan đến ngành
+ Đối với các doanh nghiệp công nghiệp, hoạt động R&D của doanh
nghiệp thường được thực hiện thông qua bộ phận R&D (phòng hoặc ban
nghiên cứu), với một số giới hạn các mục tiêu nghiên cứu và nhân lực thực
hiện.
Trong phạm vi doanh nghiệp, các hoạt động R&D thường hướng tới
mục tiêu phát triể
n sản phẩm mới, dịch vụ mới, cải tiến quy trình sản xuất,
nghiên cứu áp dụng các tiến bộ mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất
lao động và chất lượng sản phẩm.
- Bằng sáng chế
Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2009 (ngày
19 tháng 6 năm 2009), có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2010, sáng chế là
giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một
vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Thuộc tính cơ bản của sáng chế/giải pháp hữu ích là đặc tính kỹ thuật
bởi vì sáng chế/giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật, tức là dùng biện pháp
mang tính kỹ thuậ
t giải quyết vấn đề mục tiêu.

Sáng chế/giải pháp hữu ích có thể được thể hiện dưới 5 dạng sau đây:
v Cơ cấu là tập hợp các chi tiết có chức năng giống nhau hoặc
khác nhau, liên kết với nhau để thực hiện một chức năng nhất định (ví dụ:
Dụng cụ, máy móc, thiết bị, chi tiết máy, cụm chi tiết máy, các sản phẩm
khác ).
v Chấ
t là tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ với nhau, được
đặc trưng bởi sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử tạo thành và có

12
chức năng nhất định. Chất có thể là hợp chất hóa học, hỗn hợp chất (ví dụ:
Vật liệu, thực phẩm, dược phẩm…).
v Phương pháp là quy trình thực hiện các công đoạn hoặc hàng
loạt các công đoạn xảy ra cùng một lúc hoặc liên tiếp theo thời gian, trong
điều kiện kỹ thuật xác định nhờ sử dụng phương tiện xác định (ví dụ: phương
pháp hoặc quy trình sản xuất, xử lý, khai thác, đo đạc, thăm dò ).
v Vật liệu sinh học là vật liệu có chứa các thông tin di truyền, có
khả năng tự tái tạo hoặc được tái tạo trong hệ thống sinh học (ví dụ: tế bào,
gen…).
v Sử dụng một cơ cấu (hoặc một chất, một phương pháp, một vật
liệu sinh học) đã biết theo chức năng mớ
i (khác với chức năng đã biết).
Sáng chế do cá nhân hay tổ chức nghiên cứu, sáng tạo và chỉ được thừa
nhận khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu
công nghiệp đối với sáng chế đó bằng văn bản.
Hay nói cách khác, Bằng sáng chế là văn bản do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghi
ệp
đối với sáng chế đó.
Để được cấp Bằng sáng chế và được bảo hộ của Nhà nước, sáng chế

cần có những tiêu chuẩn sau:
(1) Có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới;
(2) Có trình độ sáng tạo;
(3) Có khả năng áp dụng trong sản xuất công nghiệp.
- Nhãn hiệu hàng hóa

13
Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2009 (ngày
19 tháng 6 năm 2009), có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2010 thì “nhãn hiệu
hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh
nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ
cùng loại của các doanh nghiệp khác”.
Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết
hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm:
- Chữ có kh
ả năng phát âm, có nghĩa hoặc không có nghĩa, trình bày
dưới dạng chữ viết, chữ in hoặc chữ được viết cách điệu.
- Hình vẽ, ảnh chụp…
- Chữ hoặc tập hợp các chữ kết hợp với hình vẽ, ảnh chụp.
Với chức năng của công cụ marketing nhằm truyền đạt tới người tiêu
dùng uy tín của sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu
được hình thành bởi trí tuệ
mà doanh nghiệp đầu tư cho sản phẩm, dịch vụ nên nhãn hiệu được pháp luật
coi là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
Nhãn hiệu hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh
nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Nhãn hiệu hàng
hóa giúp người dùng nhận ra sản phẩm cần lựa chọn một cách nhanh chóng
nhất. Vì thế việc đặt tên cho sản phẩm là yế
u tố rất quan trọng.

Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình được hình thành bởi trí
tuệ mà doanh nghiệp đầu tư cho sản phẩm, dịch vụ và là một trong các đối
tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.
Tuy nhiên, tùy theo luật ở mỗi quốc gia, nhãn hiệu cần đăng ký để trở
thành thương hiệu được bảo hộ theo luật định.

×