Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu chế tạo các thanh điện cực phóng trong các trường lọc bụi tĩnh điện trên cơ sở các ống kim loại định hình không hàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 115 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ








BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO CÁC THANH ĐIỆN CỰC PHÓNG
TRONG CÁC TRƯỜNG LỌC BỤI TĨNH ĐIỆN TRÊN CƠ SỞ CÁC
ỐNG KIM LOẠI ĐỊNH HÌNH KHÔNG HÀN


CNĐT: PHẠM VĂN QUẾ












9709



HÀ NỘI – 2012


MỤC LỤC

Ký hiệu Nội dung Trang
(1) (2) (3)
Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương 1 – Tổng quan 3
1.1 Đặt vấn đề 3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
1.3 Phạm vi và nội dung nghiên cứu 4
1.4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 4
1.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 5
Kết luận chương 1 9
Chương 2 – Lọc bụi tĩnh điện và các dạng thanh cực
phóng trong lọc bụi tĩnh điện
10
2.1 Giới thiệu chung về hệ thống lọc bụi 10
2.1.1 Tầm quan trọng của hệ thống lọc bụi trong một số
ngành công nghiệp
10
2.1.2 Một số phương pháp lọc bụi 10
2.2 Lọc bụi tĩnh điện 12
2.2.1 Cơ sở lý thuyết hệ thống lọc bụi tĩnh điện 12
2.2.2 Hoạt động của hệ thống lọc bụi tĩnh điện 15
2.2.3 Một số bộ phận khác của hệ thống lọc bụi tĩnh điện 24
2.3 Một số loại lọc bụi tĩnh điện phổ biến 26

2.3.1 Lọc bụi tĩnh điện loại UG 26
2.3.2 Lọc bụi tĩnh điện loại EGA 27
2.3.3 Lọc bụi tĩnh điện loại UGT 27
2.4 Ảnh hưởng của các thành phần cấu tạo đến hoạt động
của lọc bụi tĩnh điện
28
2.4.1 Mô tả nguyên lý 28
2.4.2 Ảnh hưởng của các tấm điện cực lắng 29
2.4.3 Ảnh hưởng của các thanh điện cực phóng 31
Kết luận chương 2 36
Chương 3 - Cơ sở lý thuyết chế tạo thanh cực phóng
trên cơ sở ống kim loại định hình không hàn
37

(1) (2) (3)
3.1 Quá trình uốn kim loại 37
3.1.1 Khái niệm 37
3.1.2 Đặc điểm qua trình uốn 37
3.1.3 Bán kính uốn lớn nhất và bán kính uốn nhỏ nhất cho
phép
40
3.1.4 Tính đàn hồi khi uốn 41
3.2 Cán uốn tạo hình và những đặc điểm trong qua trình
chế tạo
45
3.2.1 Những đặc trưng cơ bản của công nghệ cán uốn 45
3.2.2 Những yêu cầu cơ bản khi thực hiện công nghệ cán uốn 48
3.2.3 Phôi dùng cho cán uốn 49
3.2.4 Điều kiện kỹ thuật của sản phẩm cán uốn 53
3.3 Công nghệ cán uốn 53

3.3.1 Sơ đồ công nghệ cán uốn 53
3.3.2 Tính toán chiều rộng của phôi 55
3.3.3 Xác định chế độ biến dạng 57
3.3.4 Tính toán biên dạng lỗ hình trên trục cán 59
Kết luận chương 3 62
Chương 4 – Công nghệ chế tạo thanh điện cực
phóng trên cơ sở ống định hình không hàn
63
4.1 Sản phẩm và công nghệ chế tạo 63
4.1.1 Sản phẩm thanh điện cực phóng dạng ống định hình
không hàn
63
4.1.2 Các bước công nghệ chế tạo 63
4.2 Tính toán động lực học máy 68
4.2.1 Tính lực cán 69
4.2.2 Tính mômen cán 70
4.2.3 Tính công suất động cơ 75
Kết luận chương 4 77
Kết luận và đề xuất 78
Lời cảm ơn 80
Phụ lục (Các văn bản kiểm tra, nghiệm thu, hình
ảnh hoạt động của đề tài)

Tài liệu tham khảo
Đềtài:“Nghiêncứuchếtạocácthanhđiệncựcphóngtrongcáctrườnglọcbụitĩnhđiệntrêncơ
sởcácốngkimloạiđịnhhìnhkhônghàn”

- 1 -

LỜI NÓI ĐẦU


Nâng cao tỷ suất nội địa hoá thiết bị nhà máy nhiệt điện đốt than là
nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển ngành sản xuất nhiệt diện
giai đoạn 2010 đến năm 2020 của Chính phủ.
Nhằm tạo ra bước chuyển biến tích cực về công tác nghiên cứu thiết kế, chế
tạo thiết bị cho ngành nhiệt điện, tạo điều kiện để chúng ta t
ừng bước làm chủ
dây chuyền công nghệ sản xuất nhiệt điện.
Đề tài: “Nghiên cứu chế tạo các thanh điện cực phóng trong các trường
lọc bụi tĩnh điện trên cơ sở các ống kim loại định hình không hàn”, đi sâu
nghiên cứu tính toán thiết kế và công nghệ chế tạo một trong số những sản
phẩm quan trọng của thiết bị lọc bụi tĩnh điệ
n cho dây chuyền nhà máy nhiệt
điện đốt than công suất 55÷300MW, lưu lượng khí thải đến 200.000m
3
/h và
làm cơ sở cho công tác nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị lọc bụi có công
suất lớn hơn trong và ngoài ngành sản xuất nhiệt điện.
Trong khuôn khổ báo cáo này chúng tôi chỉ giới hạn ở nội dung báo
cáo kết quả nghiên cứu chế tạo các thanh điện cực phóng trong các trường lọc
bụi tĩnh điện trên cơ sở các ống kim loại định hình không hàn trong dây
chuyền nhà máy nhiệt đi
ện đốt than công suất 55÷300MW, lưu lượng khí thải
đến 200.000m
3
/h.
Báo cáo gồm 4 phần:
- Tổng quan
- Nghiên cứu thiết bị lọc bụi tĩnh điện (LBTĐ)
- Cơ sở lý thuyết chế tạo ống kim loại định hình không hàn

- Thiết kế và lập QTCN chế tạo các thanh điện cực phóng trong các
trường lọc bụi tĩnh điện trên cơ sở các ống kim loại định hình không hàn
trong dây chuyền nhà máy nhiệt điện đốt than công suất 55÷300MW, lưu
l
ượng khí thải đến 200.000m
3
/h
Nhóm thực hiện đề tài chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và cộng tác của
Bộ Công thương, Công ty TNHH 1TV Nhiệt điện Uông Bí, Viện Nghiên cứu
Đềtài:“Nghiêncứuchếtạocácthanhđiệncựcphóngtrongcáctrườnglọcbụitĩnhđiệntrêncơ
sởcácốngkimloạiđịnhhìnhkhônghàn”

- 2 -

Cơ khí cùng với các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài Viện đã
giúp đỡ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên bản báo cáo khó tránh khỏi những thiếu sót, đề tài mong
nhận được sự góp ý và giúp đỡ của các cơ quan và các chuyên gia trong và
ngoài Viện để bản báo cáo được hoàn chỉnh hơn.





























Đềtài:“Nghiêncứuchếtạocácthanhđiệncựcphóngtrongcáctrườnglọcbụitĩnhđiệntrêncơ
sởcácốngkimloạiđịnhhìnhkhônghàn”

- 3 -

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1. Đặt vấn đề
Xây dựng các nhà máy nhiệt điện đốt than đã được Chính phủ phê duyệt
nằm trong chiến lược phát triển công nghiệp điện năng đến năm 2015 và định
hướng phát triển cho đến năm 2020. Mục tiêu phát triển của ngành công
nghiệp điện là đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng năng lương của thị trường trong
nước và có thể xuất khẩ
u, phấn đấu đưa ngành điện Việt nam thành một

ngành công nghiệp mạnh, có công nghệ hiện đại, tạo tiền đề cho sự nghiệp
CNH và HĐH đất nước.
Nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư, làm chủ thiết kế, làm chủ công nghệ và
tạo cơ hội cho ngành công nghiệp chế tạo thiết bị trong nước phát triển thì
việc xây dựng lộ trình cho việc nội đị
a hoá các thiết bị chủ yếu của dây
chuyền nhiệt điện là một việc tất yếu.
Đề tài: “Nghiên cứu chế tạo các thanh điện cực phóng trong các trường
lọc bụi tĩnh điện trên cơ sở các ống kim loại định hình không hàn”, với mục
tiêu thay thế một loại sản phẩm có công nghệ chế tạo phức tạp, giá thành
nhập ngoại cao bằng sản phẩm KHCN trong n
ước, thực hiện tiến trình nội địa
hoá đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững nền công nghiệp nước nhà.
Do vậy, việc đi sâu phân tích, đánh giá chung tình hình nghiên cứu trong
và ngoài nước đối với thiết bị lọc bụi ở các dây chuyền sản xuất nhiệt điện
cũng như nắm vững cơ sở lý thuyết về các phương pháp xử lý bụi trong công
nghiệp giúp cho việc nghiên cứu, tính toán thi
ết kế chế tạo các thanh điện cực
phóng trong các trường lọc bụi tĩnh điện có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp
thiết. Từ đó nêu lên được vấn đề cần nghiên cứu, đề suất, đưa ra phương
pháp nghiên cứu và cách giải quyết vấn đề.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Tính toán thiết kế, công nghệ chế tạo các thanh điện cự
c phóng trong
các trường lọc bụi tĩnh điện trên cơ sở các ống kim loại định hình không hàn,
Đềtài:“Nghiêncứuchếtạocácthanhđiệncựcphóngtrongcáctrườnglọcbụitĩnhđiệntrêncơ
sởcácốngkimloạiđịnhhìnhkhônghàn”

- 4 -


quy trình lắp ráp, khảo nghiệm và vận hành thiết bị lọc bụi tĩnh điện công suất
lớn cho dây chuyền sản xuất nhiệt điện đốt than.
- Là cơ sở để nghiên cứu thiết kế, chế tạo nhiều loại phụ kiện của thiết
bị lọc bụi tĩnh điện trong dây chuyền sản xuất nhiệt điện đốt than có công suất
l
ớn hơn (đến 600MW) và thiết kế, chế tạo thiết bị lọc bụi tĩnh điện cho các
ngành công nghiệp khác, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa tới 70-75% về khối lượng
và 40-50% về giá trị.
1.3. Phạm vi và nội dung nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Nghiên cứu chế tạo các thanh điện cực
phóng trong các trường lọc bụi tĩnh điện trên cơ s
ở các ống kim loại định hình
không hàn cho dây chuyền nhà máy Nhiệt điện đốt than công suất
55÷300MW, lưu lượng khí thải đến 200.000m
3
/h.
1.3.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu thiết kế thiết các thanh điện cực phóng trong các trường lọc
bụi tĩnh điện trên cơ sở các ống kim loại định hình không hàn;
- Nghiên cứu thiết kế công nghệ chế tạo trên cơ sở bản thiết kế kỹ thuật
phù hợp với trình độ công nghệ thực tế của Việt Nam;
- Chế tạo sản phẩm áp d
ụng ngay cho hệ thống lọc bụi tĩnh điện trong tổ
máy phát 55MW của Công ty TNHH1TV Nhiệt điện Uông bí;
- Khảo nghiệm và đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm.
1.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
1.4.1. Cách tiếp cận
- Khảo sát các điện cực phóng của thiết bị lọc bụi tiên tiến trong và ngoài
nước

- Lựa chọn thiết bị lọc bụi c
ủa hãng Lurgi, IHI, F.L.Smidth, LB Nga, là
đối tượng nghiên cứu thiết kế.
1.4.2.Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết:
Đềtài:“Nghiêncứuchếtạocácthanhđiệncựcphóngtrongcáctrườnglọcbụitĩnhđiệntrêncơ
sởcácốngkimloạiđịnhhìnhkhônghàn”

- 5 -

+ Nghiên cứu tổng quan
+ Nghiên cứu lý thuyết
- Sử dụng chuyên gia:
Sử dụng những chuyên gia chuyên ngành giàu kinh nghiệm trong nước
làm công tác thiết kế và chế tạo;
1.5. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
1.5.1. Trong nước
Việt Nam đã tiếp cận với thiết bị lọc bụi trong các dây chuyền sản xuất
khá lâu, các thiết bị này được chuyển giao đồng bộ với dây chuyền. Trong
những năm qua, Việt Nam đã nhập hàng ch
ục dây chuyền công nghệ nhiệt
điện đốt than và trên 30 dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng, sản xuất vật
liệu xây dựng và hóa chất. Trong các dự án này, cơ khí trong nước đã chế tạo
và cung cấp được một số phụ kiện của thiết bị lọc bụi tĩnh điện cho dây
chuyền sản xuất, nhưng cũng chỉ là các phụ kiện tương đối đơn gi
ản, có khối
lượng lớn nhưng giá thành thấp, chế tạo dựa theo thiết kế của nước ngoài. Lọc
bụi tĩnh điện thường nhập đồng bộ theo dây chuyền.
Một số cơ sở, đơn vị trong nước có kinh nghiệm trong lĩnh vực này
gồm:

- Viện Nghiên cứu Cơ khí – Bộ Công Thương (NARIME)
Đây là một Viện hàng đầu của Bộ Công Thương về lĩnh v
ực cơ khí, là
đơn vị nghiên cứu triển khai áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế
sản xuất. Viện NARIME nhiều năm qua đã thiết kế chế tạo nhiều phụ tùng và
thiết bị cho dây chuyền nhà máy nhiệt điện, xi măng như chế tạo hệ cực lắng,
cực phóng theo mẫu dạng thanh thường không phức tạp phục vụ công tác sửa
chữ
a, thay thế phụ tùng.
Hiện nay với thiết bị lọc bụi tĩnh điện, Narime đang hợp tác với một số
hãng trên thế giới: hãng KONDOR ECO – SFNHIOGAZ (LBNga), LURGI
(Đức), về công tác thiết kế và chế tạo thiết bị tại Việt Nam, trong đó có lọc
bụi tĩnh điện của dự án nhiệt điện Vũng Áng, công suất tổ máy là 600MW.
Đềtài:“Nghiêncứuchếtạocácthanhđiệncựcphóngtrongcáctrườnglọcbụitĩnhđiệntrêncơ
sởcácốngkimloạiđịnhhìnhkhônghàn”

- 6 -

Tuy nhiên những phụ tùng phức tạp: cực phóng và cực lắng đang phải nhập
khẩu từ nước ngoài.
- Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp (IMI) – Bộ Công Thương
Đây là một Viện đã chuyển đổi hoạt động theo hình thức “Công ty mẹ
– công ty con” cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp chế tạo một số
phụ tùng thiết bị lọc bụi tĩnh điện công suấ
t nhỏ cho các ngành công nghiệp.
- Viện nghiên cứu khoa học Mỏ và Luyện kim
Là đơn vị cũng đã nghiên cứu và chế tạo thiết bị lọc bụi công suất nhỏ
cho ngành công nghiệp. Loại lọc bụi tĩnh điện nhỏ cho dây chuyền xi măng lò
đứng cỡ 6 ÷ 8 vạn tấn /năm đã được Viện chế tạo và lắp tại nhà máy xi măng
Lưu Xá và Cầu Đước trong những năm 1995 -1997 nh

ưng hiệu quả sử dụng
và tính ổn định còn bị hạn chế.
Ngoài ra các công ty lắp máy và xây dựng của Tổng Công ty LILAMA
Việt Nam và COMA thuộc Bộ Xây dựng cũng đã chế tạo một phần phụ tùng
thiết bị lọc bụi cho các nhà máy nhiệt điện, xi măng và một số dây chuyền sản
xuất vật liệu xây dựng nhưng cũng chỉ dừng lại ở chế
tạo phần khung vỏ
thiết bị theo thiết kế của nước ngoài.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia cơ khí thì các thiết bị lọc bụi cho
các dây chuyền sản xuất nhiệt điện, vật liệu xây dựng, hóa chất, trong đó phụ
tùng cơ bản là cực phóng và cực lắng ngành cơ khí trong nước đều có thể đảm
nhận được công việc chế tạo nếu chúng ta có bộ thiết kế
thiết bị và thiết kế
quy trình công nghệ hoàn chỉnh. Tuy nhiên cho đến nay chúng ta chưa chế tạo
được thiết bị lọc bụi công suất lớn vì những lý do sau:
- Việt Nam chưa có bộ thiết kế thiết bị và bộ thiết kế quy trình chế tạo
phụ tùng cơ bản cũng như toàn bộ thiết bị lọc bụi tĩnh điện;
- Chưa có cơ chế chính sách hợp lý, tạo
điều kiện và khuyến khích các
đơn vị trong nước đi sâu nghiên cứu thiết kế, đào tạo nguồn lực và chế tạo thiết
bị.
Đềtài:“Nghiêncứuchếtạocácthanhđiệncựcphóngtrongcáctrườnglọcbụitĩnhđiệntrêncơ
sởcácốngkimloạiđịnhhìnhkhônghàn”

- 7 -

Trong dây chuyền công nghệ sản xuất nhiệt điện, xi măng, vật liệu xây
dựng, hóa chất, thiết bị lọc bụi tĩnh điện được sử dụng tại các công đoạn lò
hơi, lò quay, nghiền liệu. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển
nhanh chóng của các ngành công nghiệp thì nhu cấu về các phụ tùng thay thế

và các thiết bị đồng bộ là rất lớn. Làm chủ
được thiết kế kỹ thuật và thiết kế
công nghệ chế tạo phụ tùng đến thiết bị lọc bụi tĩnh điện có ý nghĩa kinh tế
hết sức to lớn tăng năng lực sản xuất trong nước, hạn chế sản phẩm nhập
ngoại.
1.5.2. Ngoài nước
Thiết bị lọc bụi được sử dụng ở tất cả các dây chuyền s
ản xuất thuộc
nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là trong dây chuyền sản xuất nhiệt điện, xi
măng. Lọc bụi tĩnh điện được sử dụng chủ yếu trong dây chuyền sản xuất do
chúng có những ưu việt về hiệu xuất thu hồi bụi cao và đạt được chỉ tiêu về
nồng độ bụi thải ra môi trường so với các loại lọc bụi khác (lọ
c xyclon, lọc
buồng).
Các nước Pháp, Đức , Đan Mạch, Nga, Nhật là những nước đi đầu về
chế tạo và xuất khẩu thiết bị lọc bụi tĩnh điện cho nhiều nước trên thế giới.
Các hãng Lurgi (Đức), IHI (Nhật), F. L. Smidth (Đan Mạch),
ENVIROTHERM (Đức), hãng KONDORECO – SFNILOGAZ (Nga) chiếm
thị phần lớn về cung cấp các thiết bị công nghệ, thiết bị lọc lọc bụ
i điện trên
thế giới.
Một số nước ở châu Á như: Trung Quốc, ấn Độ, trên cơ sở tiếp thu kỹ
thuật của nước ngoài đã làm chủ được công nghệ và chế tạo được thiết bị lọc
bụi công suất lớn theo kỹ thuật của F. L. Smidth trên 10 năm.
Một vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu với các hãng sản xuất là phải
không ngừ
ng cải thiện tính năng của thiết bị, nâng cao hiệu suất lọc bụi. Để
giải quyết bài toán đó vấn đề nâng cao tính ổn định và tối ưu của phụ tùng có
vị trí hàng đầu và hết sức quan trọng
Đềtài:“Nghiêncứuchếtạocácthanhđiệncựcphóngtrongcáctrườnglọcbụitĩnhđiệntrêncơ

sởcácốngkimloạiđịnhhìnhkhônghàn”

- 8 -

Đề tài: “Nghiên cứu chế tạo các thanh điện cực phóng trong các trường
lọc bụi tĩnh điện trên cơ sở các ống kim loại định hình không hàn”, đi sâu
nghiên cứu tính toán thiết kế và công nghệ chế tạo một trong số những sản
phẩm quan trọng của thiết bị lọc bụi tĩnh điện là cấp thiết, thúc đẩy phát triển
KHCN, phát triển ngành cơ khí trong nước và đem l
ại hiệu quả kinh tế - xã
hội, góp phần thực hiện chương trình nội địa hóa thiết bị trong lĩnh vực sản
xuất công nghiệp của Nhà Nước.
Đềtài:“Nghiêncứuchếtạocácthanhđiệncựcphóngtrongcáctrườnglọcbụitĩnhđiệntrêncơ
sởcácốngkimloạiđịnhhìnhkhônghàn”

- 9 -


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Cùng sự phát triển với nhịp độ cao của các ngành sản xuất công nghiệp:
nhiệt điện, vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón, … thì nhu cầu cung ứng
thiết bị, vật tư phụ tùng thay thế cho các dây chuyền sản xuất trong đó có thiết
bị lọc bụi tĩnh điện đặt ra cấp thiết.
Thiết bị đồng bộ trong các dây chuyền sản xuất trong nước hầu hế
t đều
nhập khẩu từ nước ngoài với nhiều quốc gia khác nhau. Nhiều chi tiết sản
phẩm với năng lực trong nước có thể triển khai chế tạo được nhưng chưa có
cơ sở sản xuất nào thực hiện nghiên cứu ứng dụng sản xuất cung ứng sản
phẩm cho thị trường.

Với yêu cầu thực tiễn và khả năng thực hiện, đề
tài: “Nghiên cứu chế tạo
các thanh điện cực phóng trong các trường lọc bụi tĩnh điện trên cơ sở các ống
kim loại định hình không hàn” mong muốn đi sâu nghiên cứu nhằm tạo ra
một hướng công nghệ mới, có thiết kế và quy trình công nghệ đầy đủ, chi tiết
và sản phẩm chế tạo được lắp đặt, vận hành đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu kỹ
thuật củ
a hệ thống thiết bị.
Việc làm chủ được thiết kế kỹ thuật và công nghệ chế tạo phụ tùng thiết
bị lọc bụi tĩnh điện có ý nghĩa kinh tế hết sức to lớn tăng năng lực sản xuất
trong nước, hạn chế sản phẩm nhập ngoại.
Đềtài:“Nghiêncứuchếtạocácthanhđiệncựcphóngtrongcáctrườnglọcbụitĩnhđiệntrêncơ
sởcácốngkimloạiđịnhhìnhkhônghàn”

- 10 -

CHƯƠNG 2
LỌC BỤI TĨNH ĐIỆN VÀ CÁC DẠNG THANH ĐIỆN CỰC PHÓNG
TRONG LỌC BỤI TĨNH ĐIỆN

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG LỌC BỤI
2.1.1. Tầm quan trọng của hệ thống lọc bụi trong một số ngành công
nghiệp
Công nghiệp ngày càng phát triển đồng nghĩa với lượng bụi thải ra
càng nhiều. Vấn đề bảo vệ môi trường sống hiện nay lại càng được đặc biệt
quan tâm. Lọc bụi trong công nghiệp là một trong các vấn đề kỹ thuật cần
thiết và bắt buộc, nhằm bảo vệ môi trường trong sạch,
điều kiện làm việc cho
người lao động và bảo vệ môi trường sống nói chung.
Hầu hết các lĩnh vực công nghiệp như nhiệt điện, xi măng, luyện kim,

khai khoáng, … đều phải xử lý bụi trong quá trình sản xuất. Các bước thiết kế
và sử dụng hệ thống lọc bụi công nghiệp, cần phải tính đến nhiều yếu tố khi
lựa chọn thiết bị lọc b
ụi cho một đối tượng công nghiệp cụ thể nào đó. Khi
lựa chọn các phương pháp và thiết bị để làm sạch khí, ngoài kích thước của
bụi phụ thuộc vào điều kiện hình thành của nó, cần tính đến tính chất lý hóa
của bụi.
Để tiến hành thiết kế, phải thu thập được đầy đủ các số liệu ban đầu,
sau đó phác họa những sơ đồ các hệ thống lọ
c bụi có thể sử dụng được và tiến
hành tính toán để chọn phương án tối ưu và hiệu suất lọc bụi, chi phí đầu tư
xây dựng và sử dụng chúng.
2.1.2. Một số phương pháp lọc bụi
• Lọc bụi theo phương pháp trọng lực
Các hạt bụi đều có khối lượng, dưới tác dụng của trọng lực các hạt có xu
hướng chuyển động từ trên xướng dưới (đáy của thiết bị). Tuy nhiên, đối với
các hạt nhỏ, ngoài tác dụng của trọng lực còn có lực chuyển động của dòng
khí và lực ma sát môi trường. Như đã biết trở lực phụ thuộc vào nhiều nhân t

trong đó có kích thước hạt bụi, do đó sẽ ảnh hưởng tới tốc độ lắng của hạt bụi.
Đềtài:“Nghiêncứuchếtạocácthanhđiệncựcphóngtrongcáctrườnglọcbụitĩnhđiệntrêncơ
sởcácốngkimloạiđịnhhìnhkhônghàn”

- 11 -

Vì vậy lọc bụi theo phương pháp lọc bụi trọng lực này chỉ áp dụng với những
hạt có kích thước lớn.
• Lọc bụi theo phương pháp ly tâm-xiclon-tấm chớp-lọc bụi theo quán tính
Khi dòng chuyển động đổi hướng hoặc chuyển động theo đường cong,
ngoài trọng lực tác dụng lên hạt còn có lực quán tính, lực này lớn hơn rất

nhiều lần so với trọng lực. Dưới ảnh hưởng của lực quán tính, hạt có xu
hướng chuyển động thẳng, nghĩa là các hạt có khả năng tách ra khỏi dòng khí.
Hiện tượng này được sử
dụng trong các thiết bị lọc xiclon-tấm chớp… Các
thiết bị này chỉ có khả năng tách các hạt có kích thước > 10µm, nên dùng các
hạt nhỏ sẽ không có hiệu quả.
• Lọc bụi theo phương pháp ẩm
Khi các hạt bụi tiếp xúc với bề mặt dịch thể các hạt bụi sẽ bám trên bề
mặt đó, dựa trên nguyên tắc đó có thể tách các hạt bụi ra khỏi dòng khí. Thực
nghiệm cho thấy theo phương pháp này chỉ thu hồi các hạt bụi có kích thước
> 3 ÷ 5µm. Các hạt bụi nhỏ nếu lọc bụi theo phương pháp ẩm sẽ kém hiệu
quả.
• Lọc bụi theo phương pháp lọc bụi tĩnh điện
Khí chứa bụi được dẫn qua điện trường có điện thế cao. Dưới tác dụng
của điện trường khí bị ion hóa. Các ion tạo thành bám trên các hạt bụi và tích
điện cho chúng. Các hạt sau khi tích điện được qua một điện trường, chúng sẽ
bị hút về các cực trái dấu. Phương pháp này dùng để thu hồi các hạt bụi nhỏ

có kích thước bất kỳ. Ngoài ra lọc bụi tĩnh điện còn có những ưu điểm khác
như: hiệu suất khử bụi cao: có thể hơn 99%, tổn thất áp lực dòng nhỏ, có thể
lọc được bụi có kích thước rất nhỏ: 0.1́µm, tiêu hao điện năng thấp, lưu lượng
khói đi qua thiết bị lớn, chịu được nhiệt độ cao: có thể lên đến 4500C,
Lọc b
ụi tĩnh điện có 2 loại: Lọc bụi tĩnh điện kiểu ướt và lọc bụi tĩnh
điện kiểu khô.
Lọc bụi tĩnh điện kiểu ướt có nhiều điểm giống với kiểu khô cả về
nguyên lý và thiết kế, tuy nhiên một khác biệt cơ bản là loại ướt được sử dụng
Đềtài:“Nghiêncứuchếtạocácthanhđiệncựcphóngtrongcáctrườnglọcbụitĩnhđiệntrêncơ
sởcácốngkimloạiđịnhhìnhkhônghàn”


- 12 -

trong môi trường nhiệt độ khí bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ đọng sương. Ngoài
ra, các cơ cấu liên kết gõ tách bụi của hệ thống khô được thay thế bởi hệ
thống rửa không liên tục sử dụng nước hoặc các chất lỏng khác để tách bụi
trên cực thu.
Lọc bụi tĩnh điện kiểu ướt có ưu điểm thu được các hạt bụi có tính bền
cao và các hạt kích cỡ nhỏ ở trạng thái khí.
Khi có sự tham gia của hệ thống lọc bụi tĩnh điện trong dây truyền sản
xuất, sẽ giữ cho môi trường ở khu vực đó luôn đảm bảo tiêu chuẩn môi
trường về chất lượng không khí – khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất
vô cơ giúp cho các Nhà máy đạt tiêu chuẩn ISO trong sản xuất.
Ngoài vấn đề bảo vệ môi trường, hệ thố
ng lọc bụi tĩnh điện hoạt động
tốt còn cho phép các nhà máy, xí nghiệp thu hồi lại được một lượng nguyên
liệu không nhỏ có trong bụi, ví dụ tại các nhà máy Xi măng thì mỗi buồng lọc
sẽ thu hồi được khoảng từ 1 ÷ 1,5 tấn xi măng/1 ca sản xuất. Còn đối với công
nghệ chế biến quặng bằng thiêu kết thì lọc bụi tĩnh điện là giải pháp tốt nhấ
t
để thu hồi quặng sau thiêu kết.
Với những ưu điểm trên ta chọn lọc bụi tĩnh điện cho các nhà máy có
lưu lượng bụi thải ra nhiều như nhà máy xi măng, luyện kim, khai khoáng, …
là tối ưu hơn cả.
2.2. LỌC BỤI TĨNH ĐIỆN
2.2.1. Cơ sở lý thuyết cho hệ thống lọc bụi tĩnh điện
2.2.1.1. Điện trường và cường độ điện trường [8]
Khoảng không chứa điện tích có các tính chất vật lý xác định, nếu có
một điện tích khác màng vào khoảng không đó, nó sẽ chịu một lực tác dụng
tĩnh điện theo định luật Culong. Trạng thái khoảng không quanh vật tích điện
gọi là điện trường. Thực nghiệm cho thấy lực tác dụng lên điện tích điểm q

nằm trong điện trường, trong các điều kiện khác nhau thì tỉ lệ với đại lượng q,
vì vậy lực này không đặc trưng cho bản thân điện trường. Để đặc trưng cho
điện trường, ta phải đưa vào một đại lượng vật lý gọi là cường độ điệ
n trường.
Đềtài:“Nghiêncứuchếtạocácthanhđiệncựcphóngtrongcáctrườnglọcbụitĩnhđiệntrêncơ
sởcácốngkimloạiđịnhhìnhkhônghàn”

- 13 -

Lực trong điện trường tác dụng lên một đơn vị dương gọi là cường độ điện
trường.
Điện tích đơn vị được đặt vào điện trường giả thiết là điện tích điểm gọi
là điện tích thử. Nếu điện trường tác dụng lên điện tích thử q0 một lực F0 thì
cường độ điện trườ
ng E
0
sẽ bằng:
o
o
o
q
F
E =
(2.1) [8]

2.2.1.2 Thế điện trường và thế hiệu điện trường
Lực tác dụng lên bất kỳ điện tích có trong điện trường, khi điện tích đó
chuyển dịch từ điểm này sang điểm khác trong điện trường sẽ thực hiện một
công xác định. Giá trị của công tỉ lệ với trị số điện tích chuyể
n dịch, không

phụ thuộc vào hình dạng đường chuyển dịch mà chỉ phụ thuộc vào khoảng
cách giữa các điểm nằm trong điện trường mà điện tích chuyển dịch.
Thế điện trường ở một điểm đã cho là tỷ số giữa công tạo nên do điện
tích dương chuyển động từ vô tận đến điểm đã cho của đi
ện trường với trị số
điện tích dịch chuyển. Về trị số, thế điện trường bằng công tiêu hao để chuyển
dịch một đơn vị điện tích dương từ vô tận đến điểm đã cho. Nếu ký hiệu thế
điện trường là φ
A
ta có:
q
A
A
=
ϕ
(2.2) [8]
Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường gọi là thế hiệu điện
trường giữa hai điểm đó. Nếu thế điện trường của hai điểm C và D gọi là φ
C

và φ
D
là U:
U = φ
C
– φ
D
(2.3) [8]

2.2.1.3. Dòng điện trong chất khí – Sự ion hóa

Sự chuyển dịch có hướng của các điện tích gọi là dòng điện. Các vật
chất được chia ra thành 2 loại: vật dẫn điện và vật không dẫn điện.
Đềtài:“Nghiêncứuchếtạocácthanhđiệncựcphóngtrongcáctrườnglọcbụitĩnhđiệntrêncơ
sởcácốngkimloạiđịnhhìnhkhônghàn”

- 14 -

Trong điều kiện bình thường các phân tử, nguyên tử tồn tại ở trạng thái
trung hòa. Nếu các khí được ion hóa sẽ tạo thành các ion dương và ion âm.
Trong khí có thể tạo thành các ion âm vì một phần tử khí trung hòa kết hợp
với các điện tử tự do.
Khí được ion hóa dưới ảnh hưởng các tác động bên ngoài khác nhau
như: nung nóng rất mạnh, tác dụng của tia Ronghen…
Khi tăng thế hiệu giữa các điện cực, dòng điện tăng h
ầu như tỉ lệ với
điện áp. Tiếp tục tăng điện áp, sự tăng dòng điện chậm lại, nếu tăng điện áp
thêm nữa thì dòng điện không tăng là do không thay đổi cường độ ion hóa, do
vậy số lượng điện tích tự do trong khí không thay đổi. Dòng điện cực đại ứng
với cường độ ion hóa đã cho gọi là dòng điện bão hòa.
Khi thế
hiệu đủ lớn, các điện tích có trong khí chuyển động được tăng
tốc mạnh đã gây nên sự va đập các phần tử khí và tiếp tục ion hóa chúng. Các
ion và điện tử mới tạo thành sẽ chuyển động và được tăng tốc bởi điện trường.
Đồng thời tiếp tục ion hóa các phần tử khí mới. Số lượng lớn các ion và
electron tạo thành trong khí dẫn đến làm tăng dòng điệ
n đột biến.
2.2.1.4. Quầng sáng trong các thiết bị lọc bụi tĩnh điện
Thực chất của quá trình lọc bụi điện là sự nạp điện cho các hạt bụi chứa
trong khí. Các hạt này sẽ tách ra khỏi dòng khí dưới tác dụng của điện trường.
Quá trình này xảy ra trong trường điện gồm có các điện cực phóng và điện

cực thu. Để tích điện cho các h
ạt bụi thì dòng ion được tạo nên bởi quầng
sáng trong điện trường không đều gồm hai hệ thống điện cực: điện cực phóng
(-) và điện cực thu (+). Điện tích quầng sáng chỉ phát sinh ở cường độ điện
trường xác định. Điều kiện đó phụ thuộc vào hình dạng, vị trí điện cực, thành
phần áp suất, nhiệt độ khí.
T
ăng áp suất trong thiết bị lọc bụi có thể cho phép nó làm việc với
cường độ điện trường cao. Tăng nhiệt độ khí cho kết quả ngược lại.
2.2.1.5. Sự tích điện của các hạt bụi trong thiết bị lọc bụi tĩnh điện
Vùng cạnh điện cực lắng xảy ra sự va đập ion gọi là quầng sáng, vùng
nằm giữa điện cự
c phóng và điện cực thu gọi là vùng ngoài chiếm thành phần
Đềtài:“Nghiêncứuchếtạocácthanhđiệncựcphóngtrongcáctrườnglọcbụitĩnhđiệntrêncơ
sởcácốngkimloạiđịnhhìnhkhônghàn”

- 15 -

chủ yếu không gian chứa các điện cực. Khi điện cực phóng được cấp điện âm,
các ion dương tạo thành sẽ trung hòa điện ở điện cực phóng. Dưới tác dụng
của điện các ion âm sẽ chuyển động ra vùng ngoài và bị hút tới điện cực lắng.
Sự tích điện cho các hạt bụi trong thiết bị lọc là vì có sự bắn phá ion
dưới tác dụng c
ủa điện trường. Ngoài ra các ion tiếp xúc được với các hạt bụi
còn là vì sự chuyển động nhiệt phần tử.
2.2.1.6. Sự chuyển động của các hạt bụi được tích điện trong điện trường
Dấu điện tích trên các hạt cũng chính là dấu mà các ion trao cho hạt. Vì
vậy khi các hạt chứa bụi điện tích nằm ở khoảng không gian giữa hai điện cực
thì nó sẽ chuy
ển động từ điện cực phóng tới điện cực thu. Nếu ở vùng quầng

sáng có các ion dương thì một số hạt bụi sẽ tích điện dương và bị hút tới cực
thu.
Nếu ở vùng quầng sáng có các ion dương thì một số hạt bụi sẽ tích điện
dương và bị hút tới điện cực phóng. Lực tác dụng tương hỗ giữa điệ
n trường và
điện tích hạt bụi bằng tích số cường độ điện trường với trị số điện tích đó nghĩa
là:
F = E x q (2.4) [8]

Ngoài ra tác dụng lên điện tích còn có các lực sau: trọng lực, lực gió
điện, lực dòng khí cuốn các hạt bụi. Các lực này tác dụng lên các hạt bụi trong
thiết bị có thể coi là không đáng kể.
2.2.2. Hoạt động của hệ th
ống lọc bụi tĩnh điện
2.2.2.1. Nguyên lý hoạt động của bộ lọc bụi tĩnh điện
Lọc bụi tĩnh điện là hệ thống lọc bỏ các hạt bụi có kích thước nhỏ khỏi
dòng không khí chảy qua buồng lọc, trên nguyên lý ion hoá và tách bụi ra
khỏi không khí khi chúng đi qua vùng có trường điện lớn. Buồng lọc bụi tĩnh
điện (hay Silo lọc bụi) được c
ấu tạo hình tháp tròn hoặc hình hộp chữ nhật,
bên trong có đặt các tấm cực song song hoặc các dây thép gai. Hạt bụi với
kích thước nhỏ, nhẹ bay lơ lửng trong không khí được đưa qua buồng lọc có
đặt các tấm cực. Trên các tấm cực, ta cấp điện cao áp một chiều cỡ từ vài
Đềtài:“Nghiêncứuchếtạocácthanhđiệncựcphóngtrongcáctrườnglọcbụitĩnhđiệntrêncơ
sởcácốngkimloạiđịnhhìnhkhônghàn”

- 16 -

chục cho đến 100kV để tạo thành một điện trường có cường độ lớn. Hạt bụi
khi đi qua điện trường mạnh sẽ bị ion hoá thành các phân tử ion mang điện

tích âm sau đó chuyển động về phía tấm cực dương và bám vào tấm cực đó


Hình 2.1 - Nguyên lý làm việc của lọc bụi tĩnh điện [10]
Hiệu quả của hệ thống lọc bụi tĩnh điện phụ thuộc vào rất nhiều các yếu
tố như: kích thước của hạt bụi, tính chất của điện cực, thiết bị điện điều khiển
điện trường, tốc độ chuyển động và sự
phân bố đồng đều lượng không khí
trong vùng điện trường. Tùy theo lưu lượng bụi của buồng lọc mà hệ thống tự
động điều chỉnh điện áp cao áp vào buồng lọc, sao cho đạt được hiệu suất lọc
bụi cao nhất.
Sau một thời gian bụi bám trên bề mặt điện cực sẽ có chiều dày nhất
định thì sẽ được hệ thống búa gõ, máy rung tách các hạt bụ
i và đưa về phễu
thu hồi.
2.2.2.2. Cấu tạo của bộ lọc bụi tĩnh điện
Một hệ thống lọc bụi tĩnh điện (hình 2.2) thường được cấu tạo bởi các bộ
phận chính sau:
- Khung, vỏ
Đềtài:“Nghiêncứuchếtạocácthanhđiệncựcphóngtrongcáctrườnglọcbụitĩnhđiệntrêncơ
sởcácốngkimloạiđịnhhìnhkhônghàn”

- 17 -

- Hệ thống điện
- Các điện cực phóng
- Các điện cực thu
- Cơ cấu rung gõ
- Phễu thu bụi
- Hệ thống thải bụi




Hình 2.2 - Cấu tạo bộ lọc bụi tĩnh điện [10]

a) Điện cực phóng
Đềtài:“Nghiêncứuchếtạocácthanhđiệncựcphóngtrongcáctrườnglọcbụitĩnhđiệntrêncơ
sởcácốngkimloạiđịnhhìnhkhônghàn”

- 18 -

Trong trường lọc bụi tĩnh điện, các thanh điện cực phóng được lắp vào
khung tạo thành điện cực phóng, điện cực phóng được lắp xen kẽ với điện cực
thu dạng tấm theo một khoảng cách nhất định. Khi được cung cấp nguồn điện
cao áp một chiều từ 25-100KV, giữa các điện cực phóng và các tấm điện cực
thu phát sinh một tr
ường điện với cường độ mạnh. Trường điện này buộc các
hạt bụi trong dòng khí đi qua phải dịch chuyển hướng về phía các tấm điện
cực thu. Sau đó, các hạt bụi lắng tủa lại trên các tấm điện cực thu.
Các loại điện cực phóng điện phổ biến bao gồm các dây tròn thẳng, các
cặp dây cáp xoắn đôi, các dây thép gai phóng điện, các cộ
t thép cứng, các
khung giàn cứng, các ống cứng đầu nhọn và các sợi dây xoắn. Các điện cực
phóng điện được đỡ bởi giàn phóng điện phía trên và được duy trì thẳng hàng
giữa các giàn phóng điện phía trên và phía dưới. Giàn phóng điện phía trên
lần lượt được đỡ từ nóc vỏ thiết bị lọc bụi. Các bộ cách điện điện áp cao được
tích hợp vào hệ thống đỡ. Trong các hệ thố
ng dây có điều chỉnh, các điện cực
phóng điện được giữ căng nhờ các khối nặng ở đầu dưới của các sợi dây.
Điện cực phóng kiểu dạng các vòng dây mỏng có kích thước đường kính

khác nhau từ 0,13 -0,38 cm (0.05-0,15 inch). Hầu hết trong các thiết kế thông
thường sử dụng dây dẫn có đường kính khoảng 0,25cm . Các điện cực phóng
điện gồm dây treo thẳng ở phía trên và được căng thẳ
ng đứng bởi một vật
nặng ở phía dưới.

Đềtài:“Nghiêncứuchếtạocácthanhđiệncựcphóngtrongcáctrườnglọcbụitĩnhđiệntrêncơ
sởcácốngkimloạiđịnhhìnhkhônghàn”

- 19 -

Hình 2.3 - Điện cực phóng dây và điện cực phóng khung cứng [10]
Các dây này thường được làm từ thép carbon cao, nhưng cũng có thể
được làm bằng thép không gỉ, đồng, hợp kim titan, inconel và nhôm. Các vật
nặng được làm bằng hợp kim gang và nặng trên 11,4 kg. Dây của điện cực
phóng phải có khả năng chống đứt gãy do giảm độ bền cơ. Các dây chuyển
động dưới ảnh hưởng của các lực khí động học và lực đ
iện, và ảnh hưởng tới
độ bền cơ học. Các khối nặng ở dưới cùng của dây được gắn vào khung để
dây luôn căng. Các quả nặng này sẽ ngăn cản không cho dây rơi vào phễu khi
dây bị đứt. Phần đầu và phần cuối của dây được phủ bởi những vòng thép
dạng ống. Các vòng này làm giảm thiểu tình trạng đánh lửa và ăn mòn kim
loại do đánh lửa tại các đi
ểm đó trên dây. Kích thước và hình dạng của các
điện cực được điều chỉnh bởi những yêu cầu cơ khí của hệ thống.
Điện cực
phóng
Trên tấm
che
Dưới tấm

che
Đối trọng
Điều chỉnh
vênh
Điều chỉnh
khung thấp
hơn
Điều chỉnh
phia trên
khung
Đềtài:“Nghiêncứuchếtạocácthanhđiệncựcphóngtrongcáctrườnglọcbụitĩnhđiệntrêncơ
sởcácốngkimloạiđịnhhìnhkhônghàn”

- 20 -


Hình 2.4 – Một số loại điện cực phóng [9]
b) Điện cực thu
Các tấm thu nhận được thiết kế để thu nhận và giữ các hạt kết tủa lại cho
đến khi chúng được tháo vào phễu thu. Các tấm thu nhận cũng là một bộ phận
của mạch điện năng trong thiết bị lọc bụi. Các chức năng của tấm thu nhận
này được đưa vào ph
ần thiết kế của thiết bị lọc bụi. Các tấm ngăn bụi ngăn
các hạt kết tủa lại khỏi dòng khí trong khi các bề mặt phẳng nhẵn cấp điện áp
vận hành cao.
Các tấm thu nhận được treo từ vỏ thiết bị lọc bụi và tạo thành các đường
khí ở trong thiết bị lọc bụi. Có hai loại kết cấu phổ biến của các tấm thu nhậ
n
trong số các kết cấu được thay đổi bởi nhà sản xuất. Trong trường hợp các
tấm được đỡ từ các dầm dạng đe ở cả hai đầu. Dầm dạng đe này cũng là điểm

tác động đối với các tấm gõ thu nhận được đỡ bởi các móc treo trực tiếp từ vỏ
thiết bị lọc bụi. Trong trường hợp khác hai hoặc nhiều tấm thu nhận
được liên
kết tại hoặc gần tâm đỡ nhờ các dầm bộ gõ mà sau đó hoạt động như là các
điểm tác động của hệ thống rũ bụi.
Đềtài:“Nghiêncứuchếtạocácthanhđiệncựcphóngtrongcáctrườnglọcbụitĩnhđiệntrêncơ
sởcácốngkimloạiđịnhhìnhkhônghàn”

- 21 -


Hình 2.5 - Tấm điện cực thu [9]
c) Hệ thống điện cao áp
Hệ thống điện cao áp tạo ra và điều khiển điện trường giữa hai cực
phóng và cực thu. Điều này được thực hiện nhờ sử dụng biến áp - chỉnh lưu
và hệ thống đo kiểm soát mạch điện tự động. Điện áp được duy trì ở m
ức cao
mà không gây phóng điện giữa hai bản cực.


Hình 2.6 - Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện của lọc bụi tĩnh điện
Máy biến áp - chỉnh lưu, các thiết bị điện áp cao điều khiển cường độ
điện trường phát ra giữa 2 cực phóng và thu. Điều này được thực hiện bằng
cách sử dụng máy biến áp - chỉnh lưu T_R. Máy BA nâng điện áp từ 400V
lên điện áp khoảng 20.000 - 70.000V. Đây là đ
iện áp cao đủ để gia tốc cho
các hạt di chuyển tới cực thu. Bộ chỉnh lưu biến dòng xoay chiều thành dòng
Đềtài:“Nghiêncứuchếtạocácthanhđiệncựcphóngtrongcáctrườnglọcbụitĩnhđiệntrêncơ
sởcácốngkimloạiđịnhhìnhkhônghàn”


- 22 -

một chiều. Đa số các bộ lọc bụi ngày nay sử dụng các bộ chỉnh lưu bán dẫn và
MBA dầu hoặc MBA askarel-filled.
Hệ thống đồng hồ đo các thông số sau:
- Điện áp sơ cấp: điện áp sơ cấp thường từ 220- 400V
- Điện áp thứ cấp: Đồng hồ đo điện áp một chiều được đặt giữa đầu ra của
chỉ
nh lưu và cực phóng.
- Dòng điện thứ cấp: Dòng điện thứ cấp được đo bằng đồng hồ có thang đo
milliampe. Đồng hồ đo được đặt giữa đầu ra của chỉnh lưu và bộ điều khiển
điện áp tự động.
- Số lần phóng điện: Đồng hồ đo số lần phóng điện trong một phút.
d) Cơ cấu rung gõ

Bụi chất đống trên cực thu và phóng được loại bỏ bằng cách gõ. Bụi bám
thành mảng hoàn toàn được loại bỏ bằng cách rung cơ khí hoặc các dao động
lan truyền dọc theo điện cực. Hệ thống gõ được thiết kế để gõ theo cường độ
và tần số có thể điều chỉnh theo điều kiện làm việc thực tế. Mỗi khi chu kỳ
làm việc được thiết lậ
p hệ thống phải có khả năng duy trì gõ đều đặn trong
thời gian dài.
Cực thu được gõ theo một số cách. Một hệ thống gõ sử dụng búa đặt trên
trục quay. Khi trục quay, các tay búa nện xuống và đập xuống các thanh đỡ
các tấm cực thu. Cường độ gõ được điều khiển bởi trọng lượng búa và độ dài
của tay búa. Tần số gõ có thể thay đổi bằng cách hiệu chỉnh tốc độ củ
a trục
quay. Vì thế, cường độ gõ và tần số gõ có thể hiệu chỉnh theo sự thay đổi theo
mật độ của bụi. Một hệ thống gõ khác sử dụng trong 1 số thiết kế của Mỹ bao
gồm các dụng cụ gõ xung từ. Một bộ gõ xung từ có chày thép được nâng lên

bởi xung dòng điện trong cuộn dây. Chày thép sau đó chuyển động trở về vì
lực trọng trường và đập xuống 1 cầ
n nối với nhiều tấm cực như hình 2.7

×