Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 18 trang )

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
Họ Tên: Nguyễn Đình Thám - 58 tuổi
Giới tính: Nam
Dân tộc: kinh
Đơn vị: trường THPT Hoàng Văn Thụ - Châu Thành
Câu 1: Thế nào là biên giới quốc gia? Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam? Khu vực biên giới đất liền và khu vực biên giới biển được quy
định cụ thể như thế nào?
Trả lời
*Biên giới quốc gia:
Biên giới quốc gia là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó xác định phạm vi chủ
quyền quốc gia của một nước đối với lãnh thổ quốc gia (vùng đất và lòng đất phía dưới;
vùng biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và khoảng không trên vùng đất và vùng biển
đó)
*Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
* Điều 1 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 nước CHXHCN Việt Nam
1. Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và
mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần
đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng
trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
* Điều 5 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 nước CHXHCN Việt Nam
1. Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết
hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.
2. Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng
hệ thống mốc quốc giới.
3. Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên
hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần
đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm
1
1982 v cỏc iu c quc t gia Cng ho xó hi ch ngha Vit Nam v cỏc quc gia
hu quan. Cỏc ng ranh gii phớa ngoi vựng tip giỏp lónh hi, vựng c quyn v


kinh t v thm lc a xỏc nh quyn ch quyn, quyn ti phỏn ca Cng ho xó hi
ch ngha Vit Nam theo Cụng c ca Liờn hp quc v Lut bin nm 1982 v cỏc
iu c quc t gia Cng ho xó hi ch ngha Vit Nam v cỏc quc gia hu quan.
4. Biờn gii quc gia trong lũng t l mt thng ng t biờn gii quc gia trờn
t lin v biờn gii quc gia trờn bin xung lũng t. Ranh gii trong lũng t thuc
vựng bin l mt thng ng t cỏc ng ranh gii phớa ngoi ca vựng c quyn v
kinh t, thm lc a xung lũng t xỏc nh quyn ch quyn, quyn ti phỏn ca Cng
ho xó hi ch ngha Vit Nam theo Cụng c ca Liờn hp quc v Lut bin nm
1982 v cỏc iu c quc t gia Cng ho xó hi ch ngha Vit Nam v cỏc quc gia
hu quan.
5. Biờn gii quc gia trờn khụng l mt thng ng t biờn gii quc gia trờn t
lin v biờn gii quc gia trờn bin lờn vựng tri.
*iu 5 Ngh nh 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ Quy
định chi tiết một số điều của Luật biên giới quốc gia nớc CHXHCN Việt Nam
1. Biờn gii quc gia trờn bin l ranh gii phớa ngoi lónh hi ca t lin, lónh
hi ca o, lónh hi ca cỏc qun o Vit Nam. nhng ni lónh hi, ni thu hoc
vựng nc lch s ca Vit Nam tip giỏp vi lónh hi, ni thu hoc vựng nc lch s
ca nc lỏng ging, biờn gii quc gia trờn bin c xỏc nh theo iu c quc t
m Vit Nam ký kt vi cỏc nc lỏng ging ú.
2. Biờn gii quc gia trờn bin c xỏc nh v ỏnh du bng cỏc to trờn hi
theo quy nh ca phỏp lut Vit Nam v iu c quc t m Vit Nam ký kt hoc
gia nhp.
* khon 2 iu 2 Ngh nh 161/2003/N-CP ngy 18 thỏng 12 nm 2003 ca Chớnh
ph v Quy ch khu vc biờn gii bin nc CHXHCN Vit Nam
Biờn gii quc gia trờn bin c hoch nh v ỏnh du bng cỏc to trờn hi
l ranh gii phớa
ngoi lónh hi ca t lin, lónh hi ca o, lónh hi ca qun o ca Vit Nam c
xỏc nh theo Cụng c ca Liờn Hp quc v Lut bin nm 1982 v cỏc iu c quc
t gia Cng ho xó hi ch ngha Vit Nam v cỏc quc gia hu quan.
*Quy nh c th v khu vc biờn gii t lin v khu vc biờn gii bin:

*Khon 1; 2 iu 6 Lut Biờn gii quc gia nm 2003 nc CHXHCN Vit Nam
1. Khu vc biờn gii trờn t lin gm xó, phng, th trn cú mt phn a gii
hnh chớnh trựng hp vi biờn gii quc gia trờn t lin;
2. Khu vc biờn gii trờn bin tớnh t biờn gii quc gia trờn bin vo ht a gii
hnh chớnh xó, phng, th trn giỏp bin v o, qun o;
* iu 8 Ngh nh 140/2004/N-CP ngy 25 thỏng 6 nm 2004 ca Chớnh ph Quy
nh chi tit mt s iu ca Lut biờn gii quc gia nc CHXHCN Vit Nam
1. Phm vi khu vc biờn gii trờn t lin tớnh t biờn gii quc gia trờn t lin vo ht
a gii hnh chớnh ca xó, phng, th trn cú mt phn a gii hnh chớnh trựng hp
vi biờn gii quc gia trờn t lin.
2. Phm vi khu vc biờn gii trờn bin tớnh t biờn gii quc gia trờn bin vo ht
a gii hnh chớnh ca xó, phng, th trn giỏp bin v o, qun o.
3. Danh sỏch cỏc xó, phng, th trn khu vc biờn gii trờn t lin, khu vc
biờn gii trờn bin c quy nh ti cỏc Ngh nh ca Chớnh ph ban hnh Quy ch
2
khu vực biên giới; trường hợp có sự thay đổi về địa giới hành chính của các xã, phường,
thị trấn ở khu vực biên giới thì sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
4. Mọi hoạt động của người, phương tiện; việc quản lý, bảo vệ, giữ gìn an ninh,
trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới thực hiện theo Nghị định về quy chế khu vực
biên giới và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
* khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/2000/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ
về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước CHXHCN Việt Nam
Khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây
gọi tắt là khu vực biên giới) bao gồm các xã, phường, thị trấn có địa giới hành chính tiếp
giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền. Mọi hoạt động trong khu vực biên giới
phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác với Nghị định này và các văn bản quy
phạm pháp luật về biên giới quốc gia thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
* khoản 1 Điều 2 Nghị định 161/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2003 của Chính

phủ về Quy chế khu vực biên giới biển nước CHXHCN Việt Nam
Khu vực biên giới biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành
chính các xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo.
3
Câu 2: Chế độ pháp lý các vùng biển và thềm lục địa nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam? Quy định đối với người, tàu, thuyền hoạt động trong khu vực biên
giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Trả lời
*Chế độ pháp lý các vùng biển và thềm lục địa nước CHXHCNVN:
Chế độ pháp lý, quy chế quản lý và bảo vệ vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền về kinh tế, thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam do pháp luật Việt Nam quy
định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước
quốc tế khác mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập (Điều 5 luật Biên giới quốc gia).
Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982 - gọi tắt là "Công ước", đã quy định rõ
ràng phạm vi và các chế độ pháp lý các vùng biển của quốc gia ven biển, gồm: nội thủy,
lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế về thềm lục địa, đồng thời quy
định quyền của quốc gia ven biển trong từng vùng biển đó.
1. Chế độ pháp lý vùng nội thủy nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, hải đảo của Việt Nam là
nội thuỷ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Tuyên bố của nước CHXHCN
Việt Nam năm 1977). Nước CHXHCN Việt Nam thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt
đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền.
*Theo công ước LHQ về Luật biển ký kết ngày 10 tháng 12 năm 1982:
Nội thủy bao phủ tất cả vùng biển và đường thủy ở bên trong đường cơ sở (phía
đất liền). Tại đây, quốc gia ven biển được tự do áp đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử
dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài không có quyền đi lại tự do trong các
vùng nội thủy.
*Điều 7 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 nước CHXHCN Việt Nam
Nội thủy của Việt Nam bao gồm: Các vùng nước phía trong đường cơ sở; Vùng
nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công

trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng.
*Luật Biển năm 1982 quy định: Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyết đối
trong nội thủy như đối với lãnh thổ của Quốc gia ven biển.
2. Chế độ pháp lý vùng lãnh hải nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
* Điều 9 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 nước CHXHCN Việt Nam
Lãnh hải của Việt Nam rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài. Lãnh hải
của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo.
* Tuyên bố của nước CHXHCN Việt Nam năm 1977:
- Lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía
ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của
các đảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trở ra.
- Vùng biển ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển là nội thuỷ của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và
toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất
dưới đáy biển của lãnh hải.
* Theo công ước LHQ về Luật biển ký kết ngày 10 tháng 12 năm 1982:
- Lãnh hải lµ vùng nằm ngoài đường cơ sở có chiều rộng 12 hải lý. Tại đây, quốc
gia ven biển được quyền tự do đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài
nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài được quyền "qua lại không gây hại" mà không cần
4
xin phép nước chủ. Đánh cá, làm ô nhiễm, dùng vũ khí, và do thám không được xếp vào
dạng "không gây hại". Nước chủ cũng có thể tạm thời cấm việc "qua lại không gây hại"
này tại một số vùng trong lãnh hải của mình khi cần bảo vệ an ninh.
- Vùng nước quần đảo:Công ước đưa ra định nghĩa về các quốc gia quần đảo,
cũng như định nghĩa về việc các quốc gia này có thể vẽ đường biên giới lãnh thổ của
mình như thế nào. Đường cơ sở được vẽ giữa các điểm ngoài cùng nhất của các đảo ở
ngoài cùng nhất, đảm bảo rằng các điểm này phải đủ gần nhau một cách thích đáng. Mọi
vùng nước bên trong đường cơ sở này sẽ là vùng nước quần đảo và được coi như là một
phần của lãnh hải quốc gia đó.

3. Chế độ pháp lý vùng tiếp giáp lãnh hải nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam:
* Tuyên bố của nước CHXHCN Việt Nam năm 1977
- Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng
biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải
Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
lãnh hải của Việt Nam.
- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát
cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền
lợi về hải quan, thuế khoá, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư
trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
* Theo công ước LHQ về Luật biển ký kết ngày 10 tháng 12 năm 1982:
Vùng tiếp giáp lãnh hải lµ vïng bên ngoài giới hạn 12 hải lý của lãnh hải là một
vành đai có bề rộng 12 hải lý, đó là vùng tiếp giáp lãnh hải. Tại đây, nước chủ có thể vẫn
thực thi luật pháp của mình đối với các hoạt động như buôn lậu hoặc nhập cư bất hợp
pháp.
4. Chế độ pháp lý vùng đặc quyền kinh tế nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam:
* Tuyên bố của nước CHXHCN Việt Nam năm 1977
- Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền
lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể
từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.
- Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc
thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không
sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ
cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm
quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô
nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

* Theo công ước LHQ về Luật biển ký kết ngày 10 tháng 12 năm 1982:
Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng này,
quốc gia ven biển được hưởng độc quyền trong việc khai thác đối với tất cả các tài
nguyên thiên nhiên. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước ngoài có quyền tự do đi lại
bằng đường thủy và đường không, tuân theo sự kiểm soát của quốc gia ven biển. Nước
ngoài cũng có thể đặt các đường ống ngầm và cáp ngầm.
5. Chế độ pháp lý thềm lục địa nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
* Tuyên bố của nước CHXHCN Việt Nam năm 1977
5
- Thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và
lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài
lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục
địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó.
- Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm
dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt
Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật
thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam.
* Theo công ước LHQ về Luật biển ký kết ngày 10 tháng 12 năm 1982:
- Thềm lục đ ịa : là vành đai mở rộng của lãnh thổ đất cho tới mép lục địa
(continental margin), hoặc 200 hải lý tính từ đường cơ sở, chọn lấy giá trị lớn hơn. Thềm
lục địa của một quốc gia có thể kéo ra ngoài 200 hải lý cho đến mép tự nhiên của lục địa,
nhưng không được vượt quá 350 hải lý, không được vượt ra ngoài đư ờng đ ẳng s â u
2500m một khoảng cách quá 100 hải lý. Tại đây, nước chủ có độc quyền khai thác
khoáng sản và các nguyên liệu không phải sinh vật sống.
- Cùng với các điều khoản định nghĩa các ranh giới trên biển, Công ước còn quy
định các nghĩa vụ tổng quát cho việc bảo vệ môi trường biển và bảo vệ quyền tự do
nghiên cứu khoa học trên biển. Công ước cũng tạo ra một cơ chế pháp lý mới cho việc
kiểm soát khai thác tài nguyên khoáng sản tại các lòng biển sâu nằm ngoài thẩm quyền
quốc gia, được thực hiện thông qua Ủy ban đá y biển quốc tế (International Seabed

Authority).
- Các nước không có biển được quyền có đường ra biển mà không bị đánh thuế
giao thông bởi các nước trên tuyến đường nối với biển đó.
* Quy đ ịnh đ ối với ng ư ời , t à u , thuyền hoạt đ ộng trong khu vực bi ê n giới biển n ư ớc
Cộng h ò a x ã hội chủ ngh ĩ a Việt Nam
Chương II:Quy định đối với người, tàu, thuyền của Việt Nam hoạt động trong khu
vực biên giới biển Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2003 của
Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới biển
Điều 10: Người, tàu thuyền của Việt Nam hoạt động trong khu vực biên giới biển phải
có các giấy tờ sau:
1. Đối với người:
a) Giấy tờ tuỳ thân do cơ quan có thẩm quyền cấp (chứng minh nhân dân hoặc giấy
tờ do công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú cấp);
b) Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, sổ thuyền viên theo quy định của pháp luật;
c) Giấy phép sử dụng vũ khí (nếu có);
2. Đối với tàu thuyền:
a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;
b) Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật theo quy định;
c) Biển số đăng ký theo quy định;
d) Sổ danh bạ thuyền viên;
đ) Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện;
e) Giấy tờ liên quan đến hàng hoá trên tàu thuyền.
3. Ngoài các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 của Điều này, người, tàu thuyền
hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có các giấy tờ khác liên quan đến lĩnh vực
hoạt động theo quy định của pháp luật.
6
Điều 11: Việc diễn tập quân sự, diễn tập tìm kiếm, cứu nạn, tổ chức bắn đạn thật hoặc sử
dụng vật liệu nổ trong khu vực biên giới biển thực hiện theo kế hoạch đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt và thông báo cho đối tượng liên quan biết, đồng thời thông báo
cho Uỷ ban nhân dân và Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh sở tại, Cục Hàng hải Việt Nam biết

ít nhất 05 ngày trước khi tiến hành.
Điều 12. Người, tàu thuyền làm nhiệm vụ thăm dò, nghiên cứu khoa học, khảo sát về địa
chất, khoáng sản trong khu vực biên giới biển, ngoài các giấy tờ quy định tại Điều 10 của
Nghị định này phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, phải thông báo cho Uỷ ban
nhân dân và Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi có biên giới biển biết ít nhất 02 ngày trước
khi thực hiện nhiệm vụ.
Chương II:Quy định đối với người, tàu, thuyền của nước ngoài hoạt động trong khu
vực biên giới biển Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2003 của
Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới biển
Điều 13. Người, tàu thuyền của nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển
phải có các giấy tờ sau:
1. Đối với người:
a) Hộ chiếu hợp lệ hoặc giấy tờ có giá trị tương đương thay hộ chiếu;
b) Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Đối với tàu thuyền:
a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;
b) Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật theo quy định;
c) Danh sách thuyền viên, nhân viên phục vụ và hành khách trên tàu;
d) Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện;
đ) Giấy tờ liên quan đến hàng hoá vận chuyển trên tàu thuyền và các giấy tờ khác
có liên quan do pháp luật Việt Nam quy định cho từng loại tàu thuyền và lĩnh vực hoạt
động (trừ trường hợp quy định tại Điều 18 của Nghị định này).
Điều 14. Người nước ngoài thường trú, tạm trú ở Việt Nam khi đến xã, phường, thị
trấn giáp biển hoặc ra, vào các đảo, quần đảo (trừ khu du lịch, dịch vụ, khu kinh tế cửa
khẩu, có quy chế riêng) phải có giấy phép của công an từ cấp tỉnh trở lên cấp và chịu sự
kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.
Điều 15. Tàu thuyền của nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển Việt Nam phải
treo cờ quốc tịch và treo quốc kỳ của Việt Nam ở đỉnh cột tàu cao nhất.
Điều 16. Tàu thuyền của nước ngoài khi neo đậu thường xuyên hoặc tạm thời ở những
cảng, bến đậu của Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự

giám sát, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.
Điều 17. Tàu thuyền của nước ngoài khi neo đậu tại cảng, bến đậu nếu thuyền viên,
nhân viên nước ngoài đi bờ phải có giấy phép của Đồn biên phòng cảng Việt Nam nơi
tàu thuyền neo đậu cấp.
Điều 18.
1. Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, tàu thuyền
nước ngoài phải tuân thủ các quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
năm 1982 và các quy định có liên quan đến việc phòng ngừa đâm va trên biển, các luật
và quy định của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các điều ước quốc tế mà
Việt Nam ký kết hoặc gia nhập về các vấn đề sau đây :
a) Không làm phương hại đến hoà bình, an ninh, trật tự môi trường sinh thái của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
b) An toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển;
7
c) Bảo vệ các thiết bị và các hệ thống bảo đảm hàng hải và các thiết bị hay công
trình khác;
d) Bảo vệ các đường dây cáp và ống dẫn;
đ) Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển;
e) Ngăn ngừa những vi phạm các luật và quy định của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam liên quan đến việc đánh bắt hải sản;
f) Gìn giữ môi trường của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ngăn ngừa,
hạn chế, chế ngự ô nhiễm môi trường;
g) Nghiên cứu khoa học biển và đo đạc thủy văn;
h) Ngăn ngừa những vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế, y tế hay nhập
cư của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Trong trường hợp để đảm bảo quốc phòng, an ninh của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài có thể bị tạm
thời đình chỉ tại các khu vực nhất định trong lãnh hải Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm thời đình chỉ việc đi qua không gây hại của
tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam.

3. Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải trong tư thế đi nổi và treo cờ
quốc tịch.
Điều 19.
1. Tàu thuyền nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu thuyền
chuyên chở chất phóng xạ, chất nguy hiểm độc hại khác khi thực hiện quyền đi qua
không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải mang đầy đủ các tài liệu và áp dụng các biện
pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của
điều ước quốc tế đối với loại tàu thuyền đó mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
2. Tàu thuyền quy định tại khoản 1 điều này chỉ được vào hoạt động tại nội thủy,
lãnh hải của Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và phải áp
dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều
ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Trong trường hợp có dấu hiệu nguy cơ gây ô nhiễm rõ ràng thì có thể bị buộc phải
chuyển hướng đi ra ngoài lãnh hải Việt Nam.
Điều 20. Người, tàu thuyền nước ngoài khi tiến hành hoạt động điều tra thăm dò, khảo
sát, nghiên cứu, đánh bắt, khai thác tài nguyên, hải sản phải được phép của cơ quan có
thẩm quyền Việt Nam, phải thông báo cho Uỷ ban nhân dân và Bộ đội Biên phòng cấp
tỉnh nơi có biên giới biển biết ít nhất 02 ngày trước khi thực hiện nhiệm vụ. Khi hoạt
động phải tuân theo pháp luật Việt Nam và quy định tại Nghị định này.
Điều 21.
1. Trong những trường hợp xẩy ra tai nạn, sự cố hoặc vì lý do khách quan khác (gọi
tắt là bị nạn) mà buộc tàu thuyền phải dừng lại hoặc thả neo trong lãnh hải Việt Nam mà
không thể tuân theo quy định trong Nghị định này và các quy định khác của pháp luật
Việt Nam thì người điều khiển tàu thuyền phải thông báo ngay với cảng vụ hoặc cơ quan
cứu hộ và cứu nạn quốc gia hoặc chính quyền địa phương hoặc cơ quan có thẩm quyền
khác của Việt Nam nơi gần nhất.
2. Các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này khi nhận được thông báo phải tổ
chức cứu nạn hoặc báo cho cơ quan có trách nhiệm tổ chức cứu nạn.
3. Người, tàu thuyền bị nạn phải tuân theo mọi hướng dẫn của cơ quan đến cứu nạn.
8

Câu 3: Những hoạt động nào ở khu vực biên giới đất liền, khu vực biên giới biển bị
nghiêm cấm? Công dân Việt Nam, người nước ngoài khi ra, vào, hoạt động tại khu
vực biên giới đất liền phải chấp hành quy định pháp luật như thế nào?
Trả lời
* Những hoạt đ ộng ở khu vực bi ê n giới đ ất liền , khu vực bi ê n giới biển bị nghi ê m
cấm :
*Điều 14 Luật Biên giới Quốc gia năm 2003 nước CHXHCN Việt Nam
Các hành vi bị nghiêm cấm:
1. Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên
giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc
giới;
2. Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư ở
khu vực biên giới; phá hoại công trình biên giới;
3. Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài
nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia;
4. Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá,
tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia; vận chuyển
qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá khác mà Nhà nước
cấm nhập khẩu, xuất khẩu;
5. Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên
không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc
phòng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ của nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật
tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới;
6. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.
* Điều 21 Nghị định 34/2000/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về Quy
chế khu vực biên giới đất liền nước CHXHCN Việt Nam. Nghiên cấm các hoạt động sau
đây ở khu vực biên giới:
1. Làm hư hỏng, xê dịch cột mốc biên giới, dấu hiệu đường biên giới, biển báo
khu vực biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm.
2. Làm thay đổi dòng chảy sông, suối biên giới.

3. Xâm canh, xâm cư qua biên giới.
4. Bắn súng qua biên giới, gây nổ, đốt nương rẫy trong vành đai biên giới.
5. Vượt biên giới quốc gia trái phép, chứa chấp, chỉ đường, chuyên chở, che dấu
bọn buôn lậu vượt biên giới trái phép.
6. Khai thác trái phép lâm thổ sản và các tài nguyên khác.
7. Buôn lậu, vận chuyển trái phép vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất độc hại, ma tuý,
văn hoá phẩm độc hại và hàng hoá cấm nhập khẩu, xuất khẩu qua biên giới.
8. Săn bắn thú rừng quý hiếm, đánh bắt cá bằng vật liệu nổ, kích điện, chất độc và
các hoạt động gây hại khác trên sông, suối biên giới.
9. Thải bỏ các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường hệ sinh thái.
10. Có hành vi khác làm mất trật tự, trị an ở khu vưc biên giới”.
11. Theo Điều 34 Nghị định 161/2003/NĐ-CP quy định: “Nghiêm cấm các hoạt
động sau đây trong khu vực biên giới biển:
12. Quay phim, chụp ảnh, vẽ cảnh vật, ghi băng hình hoặc đĩa hình, thu phát vô
tuyến điện ở khu vực có biển cấm;
13. Neo đậu tàu thuyền không đúng nơi quy định hoặc làm cản trở giao thông
đường thuỷ;
14. Khai thác hải sản, săn bắn trái với quy đỉnh của pháp luật;
15. Tổ chức, chứa chấp, dẫn đường, chuyên chở người xuất, nhập cảnh trái phép;
9
16. Đưa người, hàng hoá lên tàu thuyền hoặc từ tàu thuyền xuống trái phép;
17. Phóng lên các phương tiện bay, hạ xuống các tàu thuyền, vật thể khác trái với
quy định của pháp luật Việt Nam;
18. Mua bán, trao đổi, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí, chất cháy, chất nổ,
chất độc hại, ma tuý, hàng hoá, vật phẩm, ngoại hối;
19. Khai thác, trục vớt tài sản, đồ vật khi chưa được phép của cơ quan có thẩm
quyền Việt Nam;
20. Bám, buộc tàu thuyền vào các phao tiêu hoặc có hành vi gây tổn hại đến sự an
toàn của các công trình thiết bị trong khu vực biên giới biển;
21. Thải bỏ các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường;

22. Các hoạt động khác vi phạm pháp luật Việt Nam”.
* Điều 34 Nghị định 161/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về
Quy chế khu vực biên giới biển nước CHXHCN Việt Nam
1. Quay phim, chụp ảnh, vẽ cảnh vật, ghi băng hình hoặc đĩa hình, thu phát vô
tuyến điện ở khu vực có biển
cấm;
2. Neo đậu tàu thuyền không đúng nơi quy định hoặc làm cản trở giao thông
đường thủy;
3. Khai thác hải sản, săn bắn trái với quy định của pháp luật;
4.Tổ chức, chứa chấp, dẫn đường, chuyên chở người xuất, nhập cảnh trái phép;
5.Đưa người, hàng hoá lên tàu thuyền hoặc từ tàu thuyền xuống trái phép;
6. Phóng lên các phương tiện bay, hạ xuống các tàu thuyền, vật thể khác trái với
quy định của pháp luật Việt Nam;
7. Mua bán, trao đổi, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí, chất cháy, chất nổ,
chất độc hại, ma tuý, hàng hoá, vật phẩm, ngoại hối;
8. Khai thác, trục vớt tài sản, đồ vật khi chưa được phép của cơ quan có thẩm
quyền Việt Nam;
9. Bám, buộc tàu thuyền vào các phao tiêu hoặc có hành vi gây tổn hại đến sự an
toàn của các công trình thiết bị trong khu vực biên giới biển;
10. Thải bỏ các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường;
11. Các hoạt động khác vi phạm pháp lụât Việt Nam.
* Công dân Việt Nam, người nước ngoài khi ra, vào, hoạt động tại khu vực biên
giới đất liền phải chấp hành quy định pháp luật như sau:
*Điều 6, Điều 7 và Điều 11 Nghị định số 34/2000/NĐ-CP:
Điều 6:
1. Công dân Việt Nam khi vào khu vực biên giới phải có giấy chứng minh nhân
dân hoặc giấy tờ do công an xã, phường thị trấn nơi cư trú cấp.
2. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức khi
vào khu vực biên giới về việc riêng phải có giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng minh
của quân đội, công an.Trường hợp vào khu vực biên giới công tác phải có giấy giới thiệu

của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý.
3. Những người sau đây không được vào khu vực biên giới:
a) Người không có giấy tờ theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.
b) Người đang bị khởi tố hình sự, người đang bị Toà án tuyên phạt quản chế ở địa
phương (trừ những người đang có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới).
Điều 7:
10
1. Người nước ngoài đang công tác tại các cơ quan Trung ương vào khu vực biên
giới phải có giấy phép do Bộ Công an cấp; nếu người nước ngoài đang tạm trú tại địa
phương vào khu vực biên giới phải có giấy phép do công an cấp tỉnh nơi tạm trú cấp.
Các cơ quan, tổ chức của Việt Nam khi đưa người nước ngoài vào khu vực biên
giới phải có đủ giấy tờ theo quy định của Nghị định này và cử cán bộ đi cùng để hướng
dẫn và thông báo cho công an, Bộ đội biên phòng tỉnh nơi đến.
Người nước ngoài khi vào vành đai biên giới phải có giấy phép theo quy định tại
khoản 1 Điều này và phải trực tiếp trình báo cho Đồn biên phòng hoặc chính quyền sở tại
để thông báo cho Đồn biên phòng.
2. Trường hợp người nước ngoài đi trong tổ chức của Đoàn cấp cao vào khu vực
biên giới thì cơ quan, tổ chức của Việt Nam (cơ quan mời và làm việc với Đoàn) cử cán
bộ đi cùng Đoàn để hướng dẫn và có trách nhiệm thông báo cho cơ quan công an và Bộ
đội biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết.
3. Việc đi lại, hoạt động, tạm trú trong khu vực biên giới Việt Nam của những
người trong khu vực biên giới nước tiếp giáp thực hiện theo Hiệp định về Quy chế biên
giới giữa hai nước.
Điều 11:
1. Người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài đủ điều kiện vào khu vực biên
giới, vành đai biên giới nếu ở qua đêm phải đến cơ quan công an cấp xã, phường, thị trấn
hoặc đồn công an sở tại đăng ký quản lý tạm trú theo quy định của pháp luật về đăng ký
và quản lý hộ khẩu.
2. Người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài khi hoạt động trong khu vực
biên giới phải tuân theo quy định của Nghị định này và điều ước quốc tế về biên giới mà

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết.
3. Các phương tiện vào khu vực biên giới thì chủ phương tiện phải đăng ký tại
trạm kiểm soát biên phòng về số lượng người đi trên phương tiện, thời gian, phạm vi, nội
dung hoạt động; khi phương tiện không hoạt động phải neo, đỗ tại bến, bãi quy định và
phải chấp hành nội quy của bến, bãi.
4. Trong thời gian ở khu vực biên giới mọi hoạt động của người, phương tiện phải
chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội biên phòng, công an, chính quyền địa
phương (trừ đơn vị quân đội, công an vào khu vực biên giới làm nhiệm vụ theo lệnh do
cấp có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an).
Câu 4: Ngày tháng năm nào trong năm được xác định là "Ngày Biên phòng toàn
dân"; Nội dung của "Ngày Biên phòng toàn dân"?
Trả lời
*Ngày tháng năm nào trong năm được xác định là "Ngày Biên phòng toàn dân"
* Điều 28 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 nước CHXHCN Việt Nam
1. Nhà nước xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân
vững mạnh để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Ngày 03 tháng 3 hàng năm là “Ngày Biên phòng toàn dân”
*Nội dung của "Ngày Biên phòng toàn dân
* Điều 14 Nghị định 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ Quy
định chi tiết một số điều của Luật biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam
1. Ngày 03 tháng 3 là “Ngày Biên phòng toàn dân” được tổ chức thực hiện hàng năm
trong phạm vi cả nước. Nội dung hoạt động gồm:
11
a) Giáo dục ý thức pháp luật về biên giới quốc gia, tôn trọng biên giới, chủ quyền
lãnh thổ, tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, nhân viên cơ quan,
tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và của toàn dân; đặc biệt là cán bộ, nhân
viên cơ quan, tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, chính quyền và nhân dân khu
vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới;
b) Huy động các ngành, các địa phương hướng về biên giới, tích cực tham gia xây
dựng tiềm lực về mọi mặt ở khu vực biên giới, tạo ra sức mạnh của toàn dân, giúp đỡ Bộ

đội biên phòng và các đơn vị khác thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan chức
năng ở khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an
ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới;
c) Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng
giềng, phối hợp hai bên biên giới trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và phòng,
chống tội phạm.
2. Người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương có trách nhiệm tổ chức
thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ
Quốc phòng.
3. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có trách nhiệm tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ
đạo, hướng dẫn các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện Ngày Biên phòng
toàn dân.
a) Giáo dục ý thức pháp luật về biên giới quốc gia, tôn trọng biên giới, chủ quyền
lãnh thổ, tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, nhân viên cơ quan, tổ
chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và của toàn dân; đặc biệt là cán bộ, nhân viên
cơ quan, tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, chính quyền và nhân dân khu vực
biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.
b) Huy động các ngành, các địa phương hướng về biên giới, tích cực tham gia xây
dựng tiềm lực về mọi mặt ở khu vực biên giới, tạo ra sức mạnh của toàn dân, giúp đỡ Bộ
đội biên phòng và các đơn vị khác thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan chức
năng ở khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an
ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
c) Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng,
phối hợp hai bên biên giới trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và phòng, chống tội
phạm.
Câu 5: Nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân trong bảo vệ biên giới quốc gia và chế
độ chính sách của Nhà nước đối với người, phương tiện, tài sản của tổ chức, cá
nhân được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia?
Trả lời c â u 5
* Nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân trong bảo vệ biên giới quốc gia:

* Luật Biên giới quốc gia:
Điều 29:
1. Biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, công trình biên giới phải được giữ
gìn, quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt.
2. Người phát hiện mốc quốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị trí làm chệch
hướng đi của đường biên giới quốc gia hoặc công trình biên giới bị hư hại phải báo ngay
cho Bộ đội biên phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ quan nơi gần nhất.
Khoản 1 Điều 31:
12
Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là nhiệm vụ của
Nhà nước và của toàn dân, trước hết là của chính quyền, nhân dân khu vực biên giới và
các lực lượng vũ trang nhân dân.
*Nghị định 140/2004/NĐ-CP Điều 32:
Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc gia của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng khu vực biên giới, giữ gìn an ninh,
trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Nếu phát hiện các hành vi xâm phạm biên giới,
phá hoại an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới phải báo cho đồn biên phòng
hoặc chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước nơi gần nhất để thông báo kịp thời cho
Bộ đội biên phòng xử lý theo quy định của pháp luật.
* Trách nhiệm của công dân:
- Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc gia
của nước CHXHCN Việt Nam, xây dựng khu vực biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự, an
toàn xã hội ở khu vực biên giới. Nếu phát hiện các hành vi xâm hại biên giới hoặc có
nguy cơ làm ảnh hưởng đến đường biên giới, phá hoại an ninh trật tự, an toàn xã hội ở
khu vực biên giới phải báo cho Đồn biên phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ quan
nhà nước nơi gần nhất để thông báo kịp thời cho Bộ đội Biên phòng xử lí theo quy định
của pháp luật.
- Trước hết công dân phải nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia; Chấp hành nghiêm hiến pháp, pháp luật của Nhà nước,
- Thực hiện nghiêm luật quốc phòng, luật Nghĩa vụ dân sự, luật Biên giới; tuyệt

đối trung thành với Tổ quốc;
- Làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ quân sự, quốc
phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao; cảnh giác với mọi âm mưu
phá hoại của các thế lực thù địch.
* Trách nhiệm của học sinh:
- Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền
thống dựng nước, giữ nước của dân tộc.
- Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường,
nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc.
- Tích cực học tập kiến thức quốc phòng an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các
nhiệm vụ quốc phòng.
- Tích cực tham gia các phong trào của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,
phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng về vùng sâu, vùng xa,
biên giới hải đảo.
*Nghị định 161 Điều 9, Điều 33:
Điều 9.
Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội
trong khu vực biên giới biển là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực
lượng vũ trang, chính quyền địa phương và mọi công dân.
Điều 33.
Tổ chức, cá nhân khi phát hiện những hành vi vi phạm chủ quyền, an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới biển hoặc phát hiện, thu được tài sản chìm
đắm, trôi dạt ở biển phải có trách nhiệm thông báo, giao nộp ngay chính quyền địa
phương hoặc Đồn biên phòng hoặc cảng vụ hàng hải nơi gần nhất để xử lý theo quy định
của pháp luật.
13
* Luật dân quân tự vệ số: 43/2009/QH12/ ngày 23 tháng 11 năm 2009.
Điều 8. Nhiệm vụ của dân quân tự vệ
1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương, cơ
sở; phối hợp với các đơn vị bộ đội biên phòng, hải quân, cảnh sát biển và lực lượng khác

bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và chủ quyền, quyền chủ quyền trên các
vùng biển Việt Nam.
2. Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng
khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ; giữ
gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng,
tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
3. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm
kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng
thủ dân sự khác.
4. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng cơ sở
vững mạnh toàn diện, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, cơ sở.
5. Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự và diễn tập.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
*Pháp lệnh Bộ đội biên phòng ngày 28 tháng 03 năm1997
CHƯƠNG II: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Điều 5
Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đường biên giới Quốc gia, hệ
thống dấu hiệu mốc quốc giới; đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm lãnh thổ biên
giới, vượt biên, vượt biển, nhập cư, cư trú trái phép, khai thác trộm tài nguyên và những
hành vi khác xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự, gây hại đến môi
trường ở khu vực biên giới; chủ trì phối hợp các ngành, địa phương trong hoạt động quản
lý, bảo vệ biên giới quốc gia và duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới
trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và các cửa khẩu.
Điều 6
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, Bộ đội biên phòng có
nhiệm vụ tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia của Nhà nước
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các điều ước quốc tế có liên quan đến chủ quyền,
an ninh biên giới quốc gia trên khu vực biên giới đất liền, các hải đảo, vùng biển mà
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; kiểm soát việc xuất, nhập

cảnh qua các cửa khẩu biên giới và qua các đường qua lại biên giới
Ở tất cả các cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, dường hàng
không) đều có lực lượng của Bộ nội vụ, lực lượng của Bộ quốc phòng (Bộ đội biên
phòng) để làm nhiệm vụ theo chức năng của mỗi lực lượng.
Trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày Pháp lệnh này được công bố, Chính phủ căn
cứ vào các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật ban hành văn
bản quy định cụ thể sự phân công trách nhiệm và phối hợp hiệp đồng giữa lực lượng Bộ
đội biên phòng thuộc Bộ quốc phòng và lực lượng quản lý xuất, nhập cảnh thuộc Bộ nội
vụ trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất, nhập cảnh ở các cửa khẩu quốc tế.
Điều 7
Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ đấu tranh chống âm mưu và hành động của các
thế lực thù địch, các bọn phản cách mạng, gián điệp, thổ phỉ, hải phỉ, biệt kích, các tội
14
phạm khác xâm phạm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới trên đất liền,
các hải đảo, vùng biển.
Điều 8
Bộ đội biên phòng phối hợp với các đơn vị khác của các lục lượng vũ trang nhân
dân và dựa vào nhân dân xây dượng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới vững
mạnh; sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống gây xung đột vũ trang và chiến tranh xâm
lược.
Điều 9
Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ trực tiếp và phối hợp với các đơn vị khác của lực
lượng vũ trang nhân dân, các ngành chức năng của Nhà nước đấu tranh chống buôn lậu,
vận chuyển trái phép vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất độc hại, ma tuý, văn hoá phẩm độc
hại, hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới trên đất liền, các hải đảo, vùng
biển theo quy định của pháp luật.
Điều 10
Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính
sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, tham gia xây dựng cơ sở chính
trị, phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế

trận biên phòng toàn dân vững mạnh trong thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an
ninh nhân dân ở khu vựck biên giới.
* Chế độ chính sách của Nhà nước đối với người, phương tiện, tài sản của tổ chức,
cá nhân được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia:
*Điều 33 Luật BGQG:
1. Nhà nước có chính sách, chế độ ưu đãi đối với người trực tiếp và người được huy
động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Người được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia bảo vệ biên giới quốc gia
mà hy sinh, bị thương, bị tổn hại về sức khoẻ thì được hưởng chính sách, chế độ như đối
với dân quân, tự vệ tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
3. Tổ chức, cá nhân có phương tiện, tài sản được cơ quan có thẩm quyền huy động
trong trường hợp cấp thiết để tham gia bảo vệ biên giới quốc gia bị thiệt hại thì được bồi
thường theo quy định của pháp luật.
*Nghị định 140/2004/NĐ-CP Điều 22:
1. Chế độ, chính sách bảo đảm xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu
vực biên giới bao gồm:
a) Chế độ, chính sách đối với người trực tiếp, người tham gia xây dựng, quản lý
bảo vệ biên giới quốc gia;
b) Chế độ, chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc ở khu vực biên giới;
c) Chế độ, chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở khu
vực biên giới;
d) Chế độ, chính sách đảm bảo cho quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới.
2. Các Bộ, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm bổ sung hoàn thiện chế độ, chính sách quy định tại khoản 1 Điều này trình
cấp có thẩm quyền quyết định.
*Điều 29 Nghị định 161:
khi thực hiện quyền truy đuổi, người chỉ huy lực lượng truy đuổi được huy động
người, tàu thuyền của các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân đang hoạt động trong
khu vực biên giới biển để tham gia truy đuổi, trừ tàu thuyền, phương tiện khác của cơ
15

quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân có tàu thuyền, phương tiện, tài sản được cơ quan có thẩm quyền
huy động khi thực hiện quyền truy đuổi nếu bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy
định của pháp luật.
* Chương 5. Chế độ chính sách đối với dân quân tự vệ (Luật dân quân tự vệ số:
43/2009/QH12/ ngày 23 tháng 11 năm 2009.)
Điều 45. Chế độ phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị
1. Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương,
Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, thôn đội và cán bộ chỉ huy đơn vị dân
quân tự vệ từ cấp tiểu đội, khẩu đội trở lên được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ
huy đơn vị.
2. Chính phủ quy định mức phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị dân quân
tự vệ.
Điều 46. Chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp
xã, Thôn đội trưởng
1. Chế độ tiền lương đối với Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện
theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp hàng
tháng; đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp
luật; trường hợp có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên, nếu nghỉ việc có lý
do chính đáng mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp một lần.
3. Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng
trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên.
4. Thôn đội trưởng được hưởng phụ cấp hàng tháng.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 47. Chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ
1. Dân quân tự vệ được hưởng chế độ, chính sách trong trường hợp sau đây:
a) Khi được huy động làm nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật này;
b) Thực hiện quyết định điều động của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 44

của Luật này.
2. Chế độ, chính sách đối với dân quân, trừ dân quân biển và dân quân thường
trực, được quy định như sau:
a) Được trợ cấp ngày công lao động theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình
Hội đồng dân dân cùng cấp quyết định nhưng không thấp hơn hệ số 0,08 mức lương tối
thiểu chung; nếu làm nhiệm vụ từ 22 giờ đến 06 giờ hoặc ở nơi có yếu tố nguy hiểm, độc
hại thì được hưởng chế độ theo quy định của Bộ luật lao động;
b) Khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hằng ngày thì
được bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu, xe một
lần đi, về; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng dân
dân cùng cấp quyết định.
3. Tự vệ, trừ tự vệ biển, được trả nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp đi
đường và tiền tàu, xe theo chế độ hiện hành.
4. Cấp quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ thì bảo đảm chế độ,
chính sách quy định tại Điều này.
5. Dân quân nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quận tự vệ, nếu tiếp
tục được kéo dài thời hạn tham gia thực hiện nghĩa vụ thì ngoài chế độ theo quy định
16
chung, khi được huy động làm nhiệm vụ được hưởng trợ cấp ngày công lao động tăng
thêm. Mức trợ cấp tăng thêm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng dân dân cùng
cấp quyết định nhưng không thấp hơn hệ số 0,04 mức lương tối thiểu chung.
Điều 48. Chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ biển
1. Dân quân tự vệ biển khi huấn luyện, làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, tìm
kiếm, cứu nạn trên biển được hưởng các chế độ, chính sách sau đây:
a) Dân quân được trợ cấp ngày công lao động, mức trợ cấp không thấp hơn hệ số
0,12 mức lương tối thiểu chung; được hỗ trợ tiền ăn như chiến sĩ hải quân trên tàu cấp
một neo đậu tại căn cứ;
b) Tự vệ được trả nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu,
xe theo chế độ hiện hành.
2. Dân quân tự vệ biển trong thời gian làm nhiệm vụ tham gia bảo vệ chủ quyền,

quyền chủ quyền trên các vùng biển, đảo được hưởng các chế độ, chính sách do Chính
phủ quy định.
Điều 49. Chế độ, chính sách đối với dân quân thường trực
1. Dân quân thường trực được trợ cấp ngày công lao động không thấp hơn hệ số
0,08 mức lương tối thiểu chung, được bố trí nơi ăn, nghỉ.
2. Dân quân nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó
có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân thường trực thì được miễn thực hiện nghĩa vụ
quân sự tại ngũ và được hỗ trợ như sau:
a) 01 tháng lương tối thiểu chung đối với trường hợp có từ đủ 12 tháng đến dưới
18 tháng;
b) 02 tháng lương tối thiểu chung đối với trường hợp có từ đủ 18 tháng đến dưới
24 tháng;
c) 03 tháng lương tối thiểu chung đối với trường hợp có từ đủ 24 tháng trở lên.
Điều 50. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong thời gian làm nhiệm vụ của
tự vệ nòng cốt
1. Cán bộ, chiến sĩ tự vệ đang làm việc theo hợp đồng lao động tại cơ quan, tổ
chức trong thời gian tập trung thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật này thì
được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
2. Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được áp dụng theo quy định của
pháp luật về lao động.
Điều 51. Chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ bị ốm, bị tai nạn, bị chết, bị
thương, hy sinh
1. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ bị ốm, bị tai nạn, bị thương trong khi thực hiện
nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật này; nếu chưa tham gia bảo hiểm y tế thì được
thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp làm nhiệm vụ quy định tại các khoản
4, 5 và 6 Điều 8 của Luật này, nếu bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết
luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả
năng lao động; nếu bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí.
2. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ làm nhiệm vụ quy định tại các khoản 1, 2 và 3
Điều 8 của Luật này và thực hiện quyết định điều động của cấp có thẩm quyền quy định

tại Điều 44 của Luật này, nếu bị thương thì được xét hưởng chính sách như thương binh;
nếu hy sinh được xét công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục, hồ sơ, kinh phí và cơ quan chịu trách
nhiệm bảo đảm chế độ, cơ sở cho cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ quy định tại Điều này.
*Pháp lệnh Bộ đội biên phũng ngày 28 thỏng 03 năm1997
CHƯƠNG V: CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
17
Điều 13:
Trong trường hợp chiến đấu truy lùng, đuổi bắt người phạm tội quả tang, người đang
có lệnh truy nã, ngăn chặn hành vi phạm tội, cấp cứu người bị nạn, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội
biên phòng được sử dụng các loại phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông, kể
cả người điều khiển phương tiện của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và
cá nhân; trừ phương tiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền
ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật Việt nam.
Khi thực hiện nhiệm vụ, nếu người điều khiển phương tiện được huy động bị thiệt hại
về tính mạng, sức khoẻ thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ chính sách theo quy định
của Nhà nước, nếu phương tiện bị hư hỏng hoặc bị mất thì cơ quan, đơn vị sử dụng phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.
Điều 28
Chế dộ, chính sách dối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ,
công nhân, viên chức Quốc phòng trong Bộ đội biên phòng thực hiện theo các văn bản
pháp luật quy định đối với Quân đội Nhân dân Việt nam và các văn bản pháp luật liên
quan
Điều 29
Nhà nước có chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất công tác và địa bàn
hoạt động của Bộ đội biên phòng như sau:
1- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần đối với
cán bộ, chiến sĩ phục vụ ở các đồn, trạm biên phòng và đơn vị cơ động;
2- Phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng trong thời gian
trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, hải đảo;

3- Phụ cấp cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng công tác lâu năm ở biên giới,
hải đảo;
4- Chế độ, chính sách thương binh, bệnh binh, liệt sĩ đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ
đội biên phòng trực tiếp bảo vệ biên giới, hải đảo ở những nơi đăc biệt khó khăn;
5- Chế độ, chính sách khen thưởng đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng
hoạt động bảo vệ biên giới, hải đảo lâu năm;
6- Tuyển chọn con em dân tộc ít người và người ở nơi khác đến định cư ở khu
vực biên giới, hải đảo để đào tạo, phục vụ trong Bộ đội biên phòng;
7- Chế độ, chính sách đối với gia đình cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng đến
định cư ở khu vực biên giới, hải đảo và chính sách hậu phương đối với cán bộ, chiến sĩ
Bộ đội biên phòng;
Chính phủ quy định chi tiết chế độ, chính sách đối với Bộ đội biên phòng./.
Người dự thi
Nguyễn Đình Thám
18

×