Tải bản đầy đủ (.ppt) (56 trang)

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.09 KB, 56 trang )

PHẦN THỨ BA
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
I.GIỚI THIỆU NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC.
II/ HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP
GẮN VỚI ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN.
III/ HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP
KiỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG
NĂNG LỰC CỦA CÁC CHỦ ĐỀ TRONG
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CẤP
TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN HÀNH.
VI/ XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA
1.
.
Giới thiệu những vấn đề chung
về đánh giá theo đònh hướng năng lực
2. Hướng dẫn biên soạn câu hỏi, bài
tập gắn với đời sống thực tiễn
I/ GIỚI THIỆU NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC

Theo quan điểm phát triển năng lực, đánh giá theo
năng lực là việc đánh giá không lấy việc kiểm tra
khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm
của việc đánh giá mà chú trọng đến khả năng vận
dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng
dụng khác nhau. Hay nói cách khác: đánh giá
năng lực là đánh giá KT,KN và thái độ trong bối
cảnh có ý nghĩa (Leen pil, 2011)
1.KHÁI NIỆM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC:


I/ GIỚI THIỆU NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
1. KHÁI NIỆM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC:
Hiện nay có hai hướng tiếp cận chính về đánh giá kết quả
học tập:
- Đánh giá dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương
trình giáo dục phổ thông.
- Đánh giá dựa vào năng lực.
Cách đánh giá thứ nhất thiên về đánh giá mức độ tiếp
nhận nội dung chương trình môn học; cách đánh giá thứ
hai thiên về xác định các mức độ năng lực của cá nhân
người học so với mục tiêu đặt ra của môn học.
Có thể so sánh hai hướng tiếp cận này trên một số
phương diện sau: mục tiêu đánh giá, nội dung đánh giá,
phương pháp đánh giá, phân tích và sử dụng kết quả
đánh giá.
Đánh giá theo
chuẩn KT-KN
Đánh giá theo
hướng hình thành
năng lực
Mục êu đánh giá



 !"#$%&
'()
*++!,-(
.//01
,2/.345/0

67
Nội dung đánh giá
849#$&(
6%&!:&
(./;%<
/=!>
%&!>(?
 @+,29A
BC=#!,-
(./9#D
4$)
8/
E"#$!9(F
6949/
0G&!>(HI
J/(
./1/E
9"#$
Đánh giá theo
chuẩn KT-KN
Đánh giá theo
hướng hình thành
năng lực
+ Phân chia các mục
tiêu học tập thành các
lĩnh vực
+ Phân chia mục tiêu
thuộc mỗi lĩnh vực
thành các mức độ khác
nhau

+ Nêu các tiêu chí xác
định từng mức độ của
kết quả học tập
- Lựa chọn các nội
dung cụ thể của môn
học phù hợp với các
phương diện, mức độ
năng lực của người
học.
Phương pháp
đánh giá
-
Các PP cần vận dụng:
trắc nghiệm, hồ sơ,
quan sát, tự đánh giá.
- Chú trọng cả đánh giá
quá trình và đánh giá
tổng kết
-
Các PP cần vận dụng:
trắc nghiệm, hồ sơ,
quan sát, tự đánh giá
- Chú trọng cả đánh giá
quá trình và đánh giá
tổng kết
Đánh giá theo
chuẩn KT-KN
Đánh giá theo
hướng hình thành
năng lực

Phương pháp
đánh giá
Không chỉ đánh
giá kết quả đầu
ra mà còn đánh
giá quá trình đi
đến kết quả đó.
Kết quả
đánh giá
Tỷ lệ đạt chuẩn
KT-KN của môn
học
Các mức độ
phân hóa về
năng lực của
người học trong
việc thực hiện
mục tiêu môn
học
Như vậy so với cách tiếp cận đánh giá theo chuẩn
KT, KN của môn học thì cách tiếp cận đánh giá theo
hướng hình thành năng lực có một số nét khác biệt
sau:
- Nếu đánh giá theo chuẩn KT, KN quan tâm đến
thành tích chung của người học theo mức độ đạt
được mục tiêu môn học thì đánh giá theo năng lực
quan tâm nhiều hơn đến sự tiến bộ và khả năng của
mỗi cá nhân được bộc lộ trong qúa trình học tập.
- Nếu đánh giá theo chuẩn KT, KN lấy căn cứ từ nội
dung chương trình môn học thì đánh giá theo NL lấy

kết quả đầu ra và các yêu cầu về năng lực của
người học làm căn cứ đánh giá
Do vậy nếu đánh giá theo chuẩn chú ý tới việc lựa
chọn nội dung đánh giá phù hợp với các chuẩn KT-
KN đã được quy định trong chương trình môn học thì
đánh giá dựa theo năng lực chú ý đến các nội dung
đánh giá mang tính tổng hợp, gắn với việc giải quyết
các tình huống thực tiễn.
- Nếu đánh giá theo chuẩn nhằm đo được những yêu
cầu cơ bản, tối thiểu về KT, KN trong nội dung môn
học thì đánh giá dựa theo năng lực cần xác định các
mức độ đo năng lực trên một dải tần rộng để có sự
phân hóa chính xác và cụ thể năng lực của người
học.
Nhìn từ sự so sánh này thì thấy hai hướng tiếp cận
thực ra không phải là hai hướng riêng tách bạch mà
thực chất có mối quan hệ qua lại với nhau bởi chúng
đều gắn với nội dung chương trình môn học. Khi
đánh giá theo hướng năng lực cũng vẫn phải căn cứ
vào chuẩn KT-KN của môn học. Tuy nhiên do năng
lực mang tính tổng hợp và tích hợp nên
các chuẩn KT,KN cần được tổ hợp lại
trong các mối quan hệ nhất quán để thể
hiện được các năng lực của người học.
Mặc khác , do chuẩn KT, KN của môn
học là yêu cầu, mức độ tối thiểu, nên khi
đánh giá theo năng lực cần căn cứ vào
nội dung môn học để xác định được
những mức năng lực theo chuẩn và cao
hơn chuẩn để tạo được sự phân hóa,

nhằm đo được khả năng và sự tiến bộ
của tất cả các đối tượng người học.
BẢNG TÓM TẮT SO SÁNH CÁCH ĐÁNH GIÁ
THEO KT-KN VÀ ĐÁNH GIÁ THEO NĂNG LỰC
Đánh giá theo chuẩn KT -KN Đánh giá năng lực
ĐG mức độ đạt chuẩn ĐG mức độ năng lực của HS
Xác định nội dung KT, KN cần đạt
(theo chủ đề, phân môn,…)
Xác định các phương diện NL cần
phát triển – cụ thể hoá thành các tiêu
chí, chỉ số
Xác định các cấp độ của chuẩn
theo các nội dung tương ứng
Mô tả các mức độ NL theo quá trình
phát triển
Chú ý đến kết quả đạt được Chú ý đến quá trình đi đến kết quả
Câu hỏi thiên về nội dung kiến thức, kĩ
năng cụ thể
Chú ý những nội dung phức hợp, gắn
với tình huống thực tiễn
Chú ý đến tỷ lệ đạt chuẩn của môn
học
Chú ý đến mức độ phân hoá trong
việc thực hiện mục tiêu môn học
BẢNG TÓM TẮT
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP NGỮ VĂN THEO NĂNG LỰC
1.Không có mâu thuẫn giữa ĐGNL và ĐG theo
chuẩn KT-KN.
2.Không lấy việc kiểm tra KT-KN đã học làm
trung tâm mà chú trọng khả năng vận dụng

KT-KN trong những tình huống khác nhau.
3.Việc KTĐG hướng tới khả năng làm phong
phú và mở rộng cuộc sống cá nhân của HS
4.Kết nối những vấn đề được học với thực tiễn
cuộc sống (ngoài trường học)
5.Giúp HS có cơ hội bộc lộ quan điểm và cách
cảm nhận cá nhân, phát triển tư duy sáng tạo
2/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC:
2.1 Các phương pháp và hình thức đánh giá chung:
a) Đánh giá quá trình (thường xuyên):
- Đánh giá thường xuyên có thể thực hiện qua hình
thức kiểm tra vấn đáp hoặc kiểm tra viết (thường
gọi là kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút). Việc kiểm
tra được tiến hành trong tất cả các thời điểm của
tiết học (kiểm tra đầu giờ, giữa giờ hoặc cuối
giờ)trong tất cả các hoạt động của tiến trình học
tập (kiểm tra bài cũ, tìm hiểu bài mới, vận dụng kiến
thức, củng cố bài học).
- KTTX cho phép đánh giá khả năng tiếp thu bài học
đang diễn ra và những nội dung học tập có liên
quan đến bài học, giúp GV nhanh chóng nắm bắt tình
hình học tập, trình độ nhận thức của HS mà có
những điều chỉnh cần thiết cho việc giảng dạy tiếp
theo. Việc kiểm tra miệng, 15 phút còn rèn cho HS
năng lực giải quyết các vấn đề đặt ra một cách nhạy
bén và nhanh gọn, đây cũng là một trong những đòi
hỏi của xã hội hiện đại đối với mỗi con người.
b) Đánh giá tổng kết:
Đánh giá TK được thực hiện sau khi học xong một

chương, một phần của chương trình hoặc sau một
HK. Việc kiểm tra giúp GV và HS nhìn lại kết quả dạy
và học sau những kì hạn nhất định, đánh giá trình độ
HS nắm bắt một khối lượng KT, KN tương đối hệ
thống, củng cố mở rộng những điều đã học, đặt cơ sở
tiếp tục sang những phần học mới.
-
Khi biên soạn đề kiểm tra, GV cần lưu ý phân tích kĩ nội dung
chương trình và SGK, xác định những kiến thức và KN trọng
tâm của CT, của mạch nội dung vừa học để xây dựng ma trận
và phân bố số điểm hợp lý.
-
Bài đánh giá TK nhằm đánh giá năng lực học tập tổng hợp, khả
năng khái quát, hệ thống hóa kiến thức, năng lực trình bày diễn
đạt một cách bài bản, rõ ràng, trong sáng. Để đạt được mục
đích ĐG thì đòi hỏi đề KT phải đáp ứng được đầy đủ các yêu
cầu đặt ra như: đánh giá năng lực của HS một cách toàn diện,
khách quan, khoa học, phản ánh được đầy đủ bản chất và tính
chất của môn học và phân hóa được trình độ của HS.
-
Bên cạnh việc phối hợp các loại hình kiểm tra để việc đánh
giá được tiến hành liên tục, cũng cần tăng cường tính hiệu
lực của các kết quả đánh giá khác nhau trong quá trình học
tập môn Ngữ văn của HS như: làm bài tập nghiên cứu nhỏ,
các bài luyện nói trước tập thể, tham gia vào các hoạt động
ngữ văn…, đánh giá qua quan sát của GV cũng như sự tự
nhận xét , tự đánh giá của chính HS, và cả những dự cảm,
dự đoán của GV để có thể phát hiện và bồi dưỡng
những HS có năng khiếu. Hiện nay đã có những
quy định về số điểm kiểm tra tối thiểu cho mỗi HS

trong một HK, tuy nhiên nếu GV biết chú ý đúng
mức đến tầm quan trọng của việc kiểm tra trong
dạy và học thì hoàn toàn có thể chủ động trong việc
xây dựng những câu hỏi kiểm tra để có thể đánh giá
NL học tập của HS một cách cụ thể qua từng giờ
học, bài học.
c) Đánh giá trên lớp học:
Đánh giá trên lớp học nhằm tạo ra được một môi
trường học tập phù hợp để hỗ trợ trực tiếp việc dạy
và học của HS, giúp cho việc lập kế hoạch và điều
chỉnh kế hoạch dạy học kịp thời, hiệu quả, làm căn
cứ để sắp xếp HS vào các nhóm năng lực khác
nhau, cung cấp những thông tin phản hồi nhanh
chóng cho cha mẹ HS để phối hợp giáo dục HS.
Khi thực hiện đánh giá trên lớp học cần phối hợp các
PP đánh giá khác nhau, giúp cho việc thu nhập các
thông tin được phong phú. Chẳng hạn đánh giá bằng
quan sát, trắc nghiệm, bài luận, hồ sơ học tập, đánh
giá bằng nhận xét….Đặc biệt cần chú ý đến việc HS
tự đánh giá trong quá trình học tập.
d) Đánh giá trên diện rộng:
Đánh giá trên diện rộng là đánh giá kết quả học tập
của HS theo quy mô lớn, từ cấp quận/huyện,
tỉnh/thành phố, vùng lãnh thổ, quốc gia, quốc tế(các
kì thi quốc gia, quốc tế)
-
Đánh giá trên diện rộng nhằm cung cấp những
thông tin đáng tin cậy cho các cơ quan quản lí nhà
nước trong việc đưa ra những quyết định trong GD
K)KFL@-F=M49<N0!

&!>O4"A
a) Kiểm tra miệng:
Theo cách hiểu trước đây, KTM chỉ là kiểm tra bài cũ
đầu tiết học, với quan niệm đánh giá mới thì KTM
được áp dụng rộng rãi trong đánh giá thường xuyên,
được sử dụng ở mọi thời điểm của tiết học, từ kiểm
tra bài cũ, tìm hiểu bài mới, luyện nghe, nói, đọc, viết
trong giờ học.
-
Câu hỏi KTM cần phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn,
phù hợp với nhận thức của HS, có sự phân hóa cho
những đối tượng trong lớp.
- Câu hỏi cần đặt ra được những “tình huống có vấn
đề” để kích thích óc tư duy và sự phản xạ nhanh của
HS.Đồng thời qua những câu hỏi khuyến khích HS
bộc lộ những suy nghĩ của mình trong việc trả lời và
trình bày ý kiến cá nhân ngay cả khi ý kiến đó là sai
hoặc chưa hoàn toàn chính xác.
- Việc đánh giá kết quả trả lời của HS không đơn
thuần chỉ là cho điểm. Trước khi cho điểm GV cần
lưu ý sửa cho HS những lỗi cần tránh trong nói tiếng
Việt
- Lưu ý: cần hướng tới sử dụng hình thức này trong
các cấp độ đánh giá cao hơn (ví dụ thi vấn đáp trong
đánh giá tổng kết) để có thể đo được các năng lực
của HS một cách toàn diện, đặc biệt là KN nói.
b) Kiểm tra viết:
Kiểm tra viết không chỉ nhằm đánh giá kết quả học tập
chung của lớp học mà còn đánh giá chất lượng học
tập của mỗi HS, vì vậy trong đề KT nên có những câu

hỏi phân hóa trình độ HS. Thời gian để thực hiện một đề KT
viết có thể là 15 phút, 45 phút, 90 phút hoặc hơn 90 phút(các
đề thi có quy mô tương đối lớn)
Hiện nay trong hình thức KT viết có hai dạng thiết kế câu hỏi:
Là những câu hỏi yêu cầu HS phải trả lời bằng cách suy nghĩ
và diễn đạt qua ngôn ngữ (nói và viết). Với hình thức KT này,
không nên cho HS viết dài mà viết có giới hạn dung lượng, có
cân nhắc suy nghĩ trong việc ra đề để GV có thể chấm cả ý lẫn
lời văn. Cần chú ý ra các câu hỏi nhằm khai thác văn bản ở
nhiều phương diện (cả về văn, TV, TLV) để thể hiện được yêu
cầu tích hợp của CT. Trong câu hỏi / bài tập và đề tự luận,
ngoài hình thức câu hỏi luận đề, GV có thể đa dạng hóa các
cách ra đề khác như: tìm ý, đề xuất ý, viết đoạn văn (MB, kết
luận, triển khai một ý của thân bài), tóm tắt văn bản, chữa câu,
đoan,viết theo mẫu, theo gợi ý….
- Trong một bài kiểm tra tổng hợp thì việc phân bố thời lượng
cũng như điểm số đối với các câu hỏi tự luận không thể dưới
50% tổng điểm toàn bài
* Câu hỏi trắc nghiệm tự luận (cách nói thông thường
hiện nay là tự luận):
* Câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ)
Có nhiều dạng thức TNKQ, song hiện nay thường sử dụng 4
dạng thức sau:
-
Câu nhiều lựa chon:
Đưa ra một nhận định hoặc một câu hỏi với các phương án
trả lời ( thường là 4 lựa chọn). HS phải chọn, đánh dấu vào
một phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất, hoặc lựa chọn
các phương án trả lời đúng trong nhiều phương án được đưa
ra.

-
Câu điền khuyết:
Đưa ra một mệnh đề có khuyết một bộ phận, yêu cầu HS
phải chọn một hoặc một số trong những từ ngữ cho trước để
điền vào chỗ trống hoặc tự tìm từ ngữ để điền vào chỗ trống
-
Câu đúng- sai:
Đưa ra một nhận định, yêu cầu HS phải lựa chọn một trong
hai phương án trả lời để khẳng định đó là đúng hoặc sai
-
Câu ghép đôi:
Yêu cầu HS phải ghép đúng các cặp từ, các phần của cột trái
(A ) với cột phải ( B ) sao cho hợp nghĩa, hợp logic.
Theo định hướng về KT-ĐG của Chương trình giáo
dục phổ thông môn Ngữ văn, cần có sự kết hợp một
cách hợp lí cả hai dạng TNKQ và TNTL. Đối với môn
Ngữ văn THCS thì một trong những nội dung rất quan
trọng mà việc đánh giá cần hướng tới là năng lực
phân tích, bình giá và cảm thụ văn học nghệ thuật một
cách chủ động, tích cực của mỗi HS cũng như năng
lực tư duy và giao tiếp bằng tiếng Việt. Những năng
lực này chỉ có thể được bộc lộ qua việc tạo lập các
văn bản (nói và viết).
MỘT SỐ YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ KĨ THUẬT
BIÊN SOẠN CÂU HỎI KIỂM TRA
1.Câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn:
-
Chỉ có một phương án đúng.
-
Các phương án sai phải có vẻ hợp lí

-
Nên dùng 4 hoặc 5 phương án để lựa chọn.
-
Đảm bảo cho các câu dẫn nối liền với mọi phương
án chọn theo đúng ngữ pháp
-
Tránh dùng câu phủ định, đặc biệt là câu phủ định
hai lần.
-
Tránh lạm dụng kiểu”không phương án nào trên đây đúng”
hoặc “mọi phương án trên đây đều đúng”.
-
Tránh việc tạo phương án đúng khác biệt so với các phương
án khác ( dài hơn hoặc ngắn hơn, mô tả tỉ mỉ hơn…)
-
Phải sắp xếp phương án đúng theo thứ tự ngẫu nhiên.
MỘT SỐ YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ KĨ THUẬT
BIÊN SOẠN CÂU HỎI KIỂM TRA
2. Loại câu hỏi TNKQ đúng – sai:
-
Câu phát biểu phải hoàn toàn đúng hoặc sai, không có ngoại
lệ.
-
Soạn câu trả lời thật đơn giản.
-
Tránh dùng câu phủ định, đặc biệt là câu phủ định hai lần.
3. Loại câu hỏi TNKQ ghép đôi:
-
Hướng dẫn rõ về yêu cầu của việc ghép đôi cho phù hợp.
-

Cần đánh số ở một cột và chữ ở cột kia.
-
Các dòng trên mỗi cột phải tương đương về nội dung, hình
thức, cấu trúc ngữ pháp, độ dài
-
Tránh dùng các câu phủ định
-
Tránh tạo nên việc ghép đôi theo kiểu một – một
MỘT SỐ YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ KĨ THUẬT
BIÊN SOẠN CÂU HỎI KIỂM TRA
4) Loại câu hỏi TNKQ điền khuyết:
-
Chỉ để một chỗ trống
-
Thiết kế sao cho có thể trả lời bằng một từ
đơn nhất mang tính đặc trưng (người, vật,
địa điểm, thời gian, khái niệm…)
-
Cung cấp đủ thông tin để chọn từ trả lời
chính xác
-
Chỉ có một lựa chọn là đúng

×