Tải bản đầy đủ (.pdf) (483 trang)

Nghiên cứu đặc điểm địa chất, địa chất công trình vùng biển ven bờ khu vực Vũng Tàu và lân cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.53 MB, 483 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM
TRUNG TÂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN BIỂN









BÁO CÁO KẾT QUẢ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÙNG
BIỂN VEN BỜ KHU VỰC VŨNG TÀU VÀ LÂN CẬN
MÃ SỐ: TNMT.06.15







9723

HÀ NỘI, NĂM 2012



ii
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM
TRUNG TÂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN BIỂN




BÁO CÁO KẾT QUẢ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÙNG
BIỂN VEN BỜ KHU VỰC VŨNG TÀU VÀ LÂN CẬN
MÃ SỐ: TNMT.06.15


Tác giả:
ThS. Vũ Tất Tuân (Chủ nhiệm)
ThS. Văn Trọng Bộ
ThS. Đào Bùi Din
KS. Văn Tiến Hưng
KS. Vũ Viết Mạnh
KS. Văn Đức Nam
ThS. Phạm Thị Nga
ThS. Đinh Việt Khôi
PGSTS. Vũ Văn Phái
ThS. Lê Anh Thắng
KS. Ngô Thiên Thưởng và nnk
CƠ QUAN CHỦ TRÌ





TS. Vũ Trường Sơn

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI




ThS. Vũ Tất Tuân




HÀ NỘI, 2012

iii
MỤC LỤC
MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH TRONG BÁO CÁO v
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG BÁO CÁO vii
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO viii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1.1. Vài nét về dự án xây dựng tuyến đê biển Vũng Tàu - Gò Công 2
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất, địa chất công trình 3
1.1.3. Tính cấp thiết của đề tài 7

1.2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 7
1.3. CÁCH TIẾP CẬN 7
1.4. TÌNH HÌNH KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 8
1.5. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 8
CHƯƠNG 2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 11

2.1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 11
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 11
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 11
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 11
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 11
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.3.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 12
2.3.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu trong phòng 20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
3.1. KẾT QUẢ VỀ THU THẬP SỐ LIỆU 26
3.1.1. Tài liệu thu thập 26
3.1.2. Tài liệu khảo sát bổ sung 26
3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU 30
3.2.1. Các báo cáo chuyên đề 30
3.2.2. Các Hội nghị và Hội thảo khoa học 31
3.2.3. Đào tạo cán bộ 31
3.2.4. Nhận xét chung về tình hình hoạt động của đề tài 31
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH- ĐỊA MẠO 32
3.3.1. Các đơn vị địa mạo khu vực 32
3.3.2. Lịch sử phát triển địa hình khu vực Vũng Tàu - Gò Công trong Holocen .37
3.3.3. Những vấn đề địa mạo ứng dụng theo kết quả nghiên cứu chuyên đề 39

iv

3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT TẦNG NÔNG 43

3.4.1. Địa tầng 43
3.4.2. Magma 66
3.4.3. Kiến tạo và cấu trúc địa chất 68
3.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO TAI BIẾN ĐỊA
CHẤT 72

3.5.1. Hiện trạng tai biến địa chất 72
3.5.2. Cảnh báo tai biến 85
3.6. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 90
3.6.1. Những yếu tố ảnh hưởng 90
3.6.2. Phân chia các thể địa chất trên bản đồ địa chất công trình và tính chất cơ lý
của đất đá 99

3.6.3. Phân vùng địa chất công trình 123
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 127
A. Kết luận 127
B. Kiến nghị 129
C. Lời cảm ơn 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO 131

v
DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH TRONG BÁO CÁO
Hình 1.1. Vị trí vùng nghiên cứu và tuyến đê biển dự kiến trong khu vực Vũng Tàu -
Gò Công (a: Phương án I, b: Phương án II) 2

Ảnh 2.1. Máy định vị sử dụng công nghệ DGPS (BEACON DSM 232) 13
Ảnh 2.2. Máy định vị GPS cầm tay GARMIN 12XL 13
Ảnh 2.3. Máy đo sâu hồi âm F-840 13

Ảnh 2.4. Lấy mẫu bằng ống phóng trọng lực 13
Ảnh 2.5. Cuốc đại dương 13
Ảnh 2.6. Lấy mẫu bằng ống phóng trọng lực 13
Ảnh 2.7. Lắp đặt giàn khoan tại khu vực gần bờ để kéo ra vị trí khoan 14
Ảnh 2.8. Kéo giàn khoan đến vị trí khoan 15
Ảnh 2.9. Hạ giàn khoan tại vị trí khoan 15
Ảnh 2.10. Thi công khoan và hiện trường kết quả khi khí thoát ra tại lỗ khoan LKVT-116
Ảnh 2.11. Thu khí thoát ra từ lỗ khoan LKVT-1 khi mà khí đã ngừng phun đáng kể 16
Ảnh 2.12. Tổ hợp thiết bị Applied Acoustic (Anh) 20
Hình 2.1. Phân loại hình dạng phản xạ địa chấn và môi trường trầm tích 23
Hình 3.1. Sơ đồ tuyến đo ĐCNPGC ở vùng biển ven bờ khu vực Vũng Tàu và lân cận27
Hình 3.2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu địa chất, lưu, trầm tích ở vùng biển ven bờ khu vực
Vũng Tàu và lân cận 28

Hình 3.3. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nguyên dạng và không nguyên dạng ở vùng biển ven bờ
khu vực Vũng Tàu và lân cận 28

Hình 3.4. Sơ đồ vị trí lỗ khoan đã thi công ở vùng biển ven bờ khu vực Vũng Tàu và
lân cận 29

Hình 3.5. Bản đồ địa mạo ven biển và đáy biển khu vực Vũng Tàu- Gò Công 34
Hình 3.6. Mặt cắt địa chất qua tuyến đê dự kiến phương á vĩ tuyến 47
Ảnh 3.1. Trầm tích sông- biển (amQ
1
2
) trong lỗ khoan LKVT-4 49
Hình 3.7. Mặt cắt địa chấn nông độ phân giải cao tuyến KCVT11-TII và so sánh địa
tầng tại lỗ khoan LKVT-4 50

Ảnh 3.2. Trầm tích sông- biển (amQ

1
3a
) trong lỗ khoan LKVT-4 51
Ảnh 3.3. Trầm tích sông- biển (amQ
1
3a
) trong lỗ khoan LKVT-4 51
Ảnh 3.4. Trầm tích sông- biển (amQ
1
3b
) trong lỗ khoan LKVT-4 53
Ảnh 3.5. Trầm tích sông- biển (amQ
1
3b
) trong lỗ khoan LKVT-4 53
Ảnh 3.6. Trầm tích sông- biển (amQ
1
3b
) trong lỗ khoan LKVT-4 53
Ảnh 3.7. Trầm tích biển (mQ
1
3b
) trong lỗ khoan LKVT-4 54
Ảnh 3.8. Ranh giới trầm tích mQ
1
3b
với trầm tích maQ
2
3
trong lỗ khoan LKVT-4 55

Ảnh 3.9. Trầm tích biển (mQ
1
3b
) trong lỗ khoan LKVT-2 55
Ảnh 3.10. Trầm tích biển (mQ
1
3b
) trong lỗ khoan LKVT-3 55
Ảnh 3.11. Trầm tích biển- đầm lầy (mbQ
2
1-2
) trong lỗ khoan LKVT-3 56
Ảnh 3.12. Ranh giới trầm tích mbQ
2
1-2
với trầm tích mQ
1
3b
trong lỗ khoan LKVT-3 56
Ảnh 3.13. Trầm tích sông- biển (amQ
2
1-2
) trong lỗ khoan LKVT-2 56

vi
Hình 3.8. Mặt cắt địa chấn nông độ phân giải cao tuyến KCVT11-TII và so sánh với
địa tầng lỗ khoan LKVT-2 57

Ảnh 3.14. Trầm tích sông- biển (amQ
2

1-2
) trong lỗ khoan LKVT-2 57
Ảnh 3.15. Ranh giới trầm tích amQ
2
1-2
và bmQ
2
1-2
trong lỗ khoan LKVT-3 58
Ảnh 3.16. Trầm tích biển (mQ
2
1-2
) trong lỗ khoan LKVT-2 59
Ảnh 3.17. Trầm tích biển (mQ
2
1-2
) trong lỗ khoan LKVT-1 59
Hình 3.9. Mặt cắt địa chấn nông độ phân giải cao tuyến KCVT11-TII và so sánh với
địa tầng tại lỗ khoan LKVT-3 59

Ảnh 3.18. Trầm tích sông- biển- đầm lầy (ambQ
2
3
) trong lỗ khoan LKVT-1 61
Ảnh 3.19. Trầm tích biển- sông (maQ
2
3
) trong lỗ khoan LKVT-4 61
Hình 3.10. Mặt cắt địa chất qua tuyến đê dự kiến phương á kinh tuyến 62
Ảnh 3.20. Trầm tích biển- sông (maQ

2
3
) trong lỗ khoan LKVT-2 63
Hình 3.11. Mặt cắt địa chấn nông độ phân giải cao tuyến KCVT11-T3 và so sánh với
địa tầng lỗ khoan LKVT-1 63

Ảnh 3.21. Trầm tích biển- sông (maQ
2
3
) trong lỗ khoan LKVT-3 64
Ảnh 3.22. Trầm tích biển- sông (maQ
2
3
) trong lỗ khoan LKVT-3 64
Hình 3.12. Mặt cắt địa chất qua tuyến luồng Soài Rạp 65
Hình 3.13. Đọan băng địa chấn Tuyến KCVT11-1 (Đoạn băng địa chấn cho thấy đá
gốc nhô cao đáy biển) 67

Hình 3.14. Bản đồ địa chất tầng nông vùng biển ven bờ khu vực Vũng Tàu và lân cận71
Ảnh. 3.23. Tiềm năng trượt lở vách taluy đường 73
Trần Phú – Tp.Vũng Tàu ( Mai Trọng Nhuận) 73
Hình 3.15: Đoạn băng địa chấn nông độ phân giải cao thể hiện các kiểu dị thường sóng
âm dạng phản xạ liên quan đến khí nông [1] 81

Hình 3.16: Trích đoạn băng địa chấn nông độ phân giải cao trên tuyến KCVT11-3 (
thể hiện túi khí nông ) 82

Hình 3.17: Băng địa chấn nông độ phân giải cao ở Korea Strait shelf mud ( thể hiện
khí nông thoát ra môi trường biển )[2] 83


Hình 3.18: Băng địa chấn nông độ phân giải cao ở đới biển ven bờ của Bỉ, thể hiện
phản xạ hỗn độn, phản xạ trắng và hiện tượng tăng cao phản xạ liên quan đến khí
nông [4] 83

Hình 3.19. Trích đoạn băng địa chấn nông độ phân giải cao trên tuyến KCVT11-2 (
biểu hiện của khí nông thoát ra môi trường biển ) 84

Hình 3.20. Đoạn băng địa chấn nông phân giải cao trên tuyến KCVT11-TIII thể hiện
dạng phản xạ vòm liên quan với khí nông (độ sâu ms) 85

Hình 3.21. Sơ đồ tuyến đo địa chấn nông độ phân giải cao và các khu vực có biểu
hiện khi nông 88

Hình 3.22. Bản đồ hiện trạng và dự báo tai biến địa chất vùng biển ven bờ khu vực
Vũng Tàu và lân cận 89

Hình 3.23. Hệ thống lưu vực và các cử sông đổ ra vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái92

vii
Hình 3.24. Ảnh vệ tinh phân giải cao thể hiện rõ các dòng hải lưu ở vịnh Đồng Tranh
và vịnh Gành Rái 93

Hình 3.25. Sơ đồ địa hình đáy biển khu vực Vũng Tàu - Gò Công 97
Hình 3.26. Bản đồ địa chất công trình vùng biển ven bờ khu vực Vũng Tàu và lân cận100
Hình 3.27. Chú giải bản đồ địa chất công trình vùng biển ven bờ khu vực Vũng Tàu và
lân cận 101

Hình 3.28. Mặt cắt địa chất công trình qua tuyến đê dự kiến phương á vĩ tuyến 113
Hình 3.29. Mặt cắt địa chất công trình tuyến luồng Soài Rạp 120
Hình 3.30. Mặt cắt địa chất công trình qua tuyến đê dự kiến phương á kinh tuyến 122

Hình 3.31. Bản đồ phân vùng địa chất công trình vùng biển ven bờ khu vực Vũng Tàu
và lân cận 124

Hình 3.32. Chú giải bản đồ phân vùng địa chất công trình vùng biển ven bờ khu vực
Vũng Tàu và lân cận 125


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG BÁO CÁO
Bảng 2.1. Tọa độ giới hạn vùng nghiên cứu 11

Bảng 2.2. Phân chia độ chặt của đất loại cát theo N 18
Bảng 2.3. Phân chia trạng thái của đất loại sét theo N 18
Bảng 3.1. Bảng số lượng mẫu các loại đã phân tích của đề tài 30
Bảng 3.2. Thành phần hóa học của đá xâm nhập 68
Bảng 3.3. Hàm lượng trung bình của các nguyên tố trong nước biển thế giới và giới
hạn cho phép của chúng so với Quy chuẩn môi trường Việt Nam QCVN 10:
2008/BTNMT 75

Bảng 3.4. Bảng hàm lượng Zn trong nước biển khu vực Vũng Tàu và lân cận 75
Bảng 3.5. Bảng hàm lượng Pb trong nước biển khu vực Vũng Tàu và lân cận 76
Bảng 3.6. Bảng hàm lượng Mn, Cd trong nước biển khu vực Vũng Tàu và lân cận 76
Bảng 3.7. Giá trị giới hạn của các thông số trong trầm tích theo Quy chuẩn Kỹ thuật
Quốc gia về chất lượng trầm tích (QCVN 43: 2012/BTNMT) 76

Bảng 3.8. Mức độ ô nhiễm Hg trong trầm tích biển khu vực Vũng Tàu và lân cận 77
Bảng 3.9. Mức độ ô nhiễm Sb, As trong trầm tích biển khu vực Vũng Tàu và lân cận77
Bảng 3.10. Giá trị giới hạn của các thông số trong trầm tích theo Quy chuẩn Kỹ thuật
Quốc gia về chất lượng trầm tích (QCVN 43: 2012/BTNMT) 78

Bảng 3.11. Ô nhiễm TBVTV trong trầm tích biển khu vực Vũng Tàu và lân cận 78

Bảng 3.12. Lượng mưa trung bình tháng và năm tại Vũng Tàu 91
Bảng 3.13. Nhiệt độ trung bình tháng và năm tại Vũng Tàu (
o
C) 91
Bảng 3.14. Phân chia thể địa chất theo địa chất công trình khu vực 103
Vũng Tàu lân cận 103
Bảng 3.15. Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của lớp 1(amb, ma)Q
2
3
104
Bảng 3.16. Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của lớp 2 106
Bảng 3.17. Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của lớp 3 107

viii
Bảng 3.18. Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của lớp TK1 108

Bảng 3.19. Kết quả tổng hợp thành phần hạt của lớp 4 110
Bảng 3.20. Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của lớp TK2 110
Bảng 3.21. Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của lớp 5 111
Bảng 3.22. Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của lớp 6 114
Bảng 3.23. Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của lớp 8 115
Bảng 3.24. Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của lớp 11 117
Bảng 3.25. Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của lớp 12 118
BẢNG 3.26. BẢNG TỔNG HỢP CHỈ TIÊU CƠ LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ VÙNG BIỂN
NÔNG VEN BỜ KHU VỰC VŨNG TÀU VÀ LÂN CẬN 121


CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO
ĐCNĐPGC- Địa chấn nông độ phân giải cao
ĐCTV-ĐCCT- Địa chất thủy văn- địa chất công trình

TBVTV- Thuốc bảo vệ thực vật
NTS- Nuôi thủy sản












1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng biển ven bờ Vũng Tàu - Gò Công có 2 vịnh là vịnh Đồng Tranh và vịnh
Gành Rái. Đây là cửa ngõ giao lưu kinh tế của khu vực Đông Nam Bộ. Trên đất liền,
khu vực thuộc hạ du sông Đồng Nai - sông Sài Gòn, đây đồng thời cũng là một khu
vực kinh tế quan trọng của các tỉnh phía Nam và của cả nước.
Từ những v
ị thế như trên, vùng biển ven bờ Vũng Tàu - Gò Công được đánh
giá là nơi hội tụ đủ những điều kiện thuận lợi cơ bản và quan trọng để phát triển thành
một trung tâm kinh tế - xã hội của nước ta.
Thực tế, trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời gian
qua, toàn bộ lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn và Thị Vải đã phát triển với tốc độ
nhanh, (v
ới khoảng 2070 nhà máy thuộc hơn 40 khu công nghiệp và khu chế suất đang
hoạt động). Đi kèm với quá trình phát triển là hệ lụy về môi trường, như một số nhà

khoa học đã nhận định, “Lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn và Thị Vải nói chung hiện
đang có xu thế trở thành 1 bãi rác lớn trong khu vực” [13]
Trong vùng biển ven bờ Vũng Tàu - Gò Công (vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành
Rái), các hoạt động kinh tế đang diễn ra sôi động. Đó là ho
ạt động giao thông đường
thủy, các công trình xây dựng cảng biển, các công trình kè bờ, các công trình xây dựng
đê Đây cũng là những hoạt động nhạy cảm đối với môi trường và phát triển bền
vững.
Đặc biệt trong thời gian gần đây, một dự án mang tầm cỡ khu vực đang được
các cơ quan chức năng đưa ra bàn thảo đó là “Dự án xây dựng tuyến đê biển Vũng Tàu
- Gò Công”. Đây đượ
c coi là một dự án lớn, xét theo mọi góc độ: lợi ích thực tiễn, lợi
ích về kinh tế, giao thông, ý nghĩa về khoa học, thậm chí cả văn hóa - xã hội, du lịch,
đời sống,… . Song phải khẳng định rằng mức độ và ảnh hưởng, tác động của nó tới
môi trường cũng sẽ vô cùng lớn.
Cho tới nay, các dữ liệu thực tiễn cũng như khoa học về điều tra cơ
bản, chi tiết
ở các vũng, vịnh ven bờ nước ta còn nhiều hạn chế. Các dữ liệu hiện có về điều tra cơ
bản (kể cả ở ven biển và đáy biển), trong thời gian gần đây hầu hết ở tỷ lệ nhỏ (1:
1.000.000, 1: 500.000, 1: 200.000). Chúng chỉ đại diện cho không gian rộng lớn. Do
vậy, các số liệu, bản đồ… có thể nói là chưa đủ để đ
áp ứng cho các khu vực cụ thể (ở
phạm vi nhỏ như các vũng, vịnh ven bờ…).
Chính vì vậy, để có thêm luận chứng, cơ sở khoa học về việc xây dựng tuyến đê
biển nói trên, thì công tác nghiên cứu về địa chất nói riêng và nghiên cứu tổng thể về
các điều kiện tự nhiên của các vùng biển ven bờ và các vũng vịnh nói chung là thực sự
cần thiết.
Việc nghiên cứ
u chi tiết các chuyên đề Địa chất tầng nông, đặc điểm địa chất
công trình vùng biển ven bờ khu vực Vũng Tàu và lân cận sẽ cho phép thành lập

được bộ cơ sở dữ liệu quan trọng, đồng bộ (cùng với các chuyên đề khác của đề tài),
trước mắt phục vụ trực tiếp cho công tác lập báo cáo đầu tư dự án và báo cáo đánh giá

2
tác động môi trường của Dự án xây dựng tuyến đê biển Vũng Tàu - Gò Công. Sau đó,
là cơ sở thực tiễn và khoa học để đáp ứng cho các nhiệm vụ xây dựng các công trình
biển khác trong vùng, đồng thời góp phần cho công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng, quản
lý không gian ven biển, biển ven bờ, định hướng cho công tác bảo vệ môi trường, phát
triển kinh tế biển bền vững của vùng nghiên cứu. Công tác này còn nhằm
đáp ứng
nhanh, nhạy chiến lược biển mà Chính phủ đã ban hành với các địa phương, các
ngành, các lĩnh vực.
1.1.1. Vài nét về dự án xây dựng tuyến đê biển Vũng Tàu - Gò Công
Dự án được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất. Bước đầu các cơ
quan chức năng đưa ra 2 phương án dự kiến xây dựng tuyến đê biển như sau, (hình
1.1).
a
b
Hình 1.1. Vị trí vùng nghiên cứu và tuyến đê biển dự kiến trong khu vực Vũng Tàu -
Gò Công (a: Phương án I, b: Phương án II)
Phương án I: gồm một tuyến đê biển xuất phát từ Vũng Tàu đến Gò Công, dài
khoảng 33km, mặt đê rộng 25-50m, với các hệ thống cống kiểm soát triều, thoát lũ
(rộng khoảng 500m) và các âu thuyền phục vụ giao thông thủy. Sau khi đê được xây
dựng sẽ tạo được một hồ chứa v
ới diện tích mặt nước khoảng 56.000ha, dung tích hồ
chứa khoảng 3,3 tỷ m
3
(nếu kể cả trong sông khoảng 5 tỷ m
3
).

Phương án II: tuyến đê nối từ Gò Công đến gần Vũng Tàu (cách Vũng Tàu
khoảng 4km), nối tiếp với tuyến đê nhỏ đi vào rừng Cần Giờ. Chiều dài tuyến đê chính
dài khoảng 29km, rộng 25-50m. Tuyến đê phụ dài khoảng 13km nối từ đầu cầu phía
đê chính đi vào Gần Giờ với chiều rộng bề mặt đê là 10m. Với tính toán phương án II
cho thấy kinh phí làm cầu và đo
ạn đê nhỏ tương đương kinh phí của 4km đê đoạn sâu
nhất.
Theo báo cáo tiền khả thi thì nếu tuyến đê này được xây dựng, nó sẽ giải quyết
được phần lớn các vấn đề về lũ, xâm nhập mặn, úng ngập cho khoảng hơn 1 triệu ha
vùng trũng thấp của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, trong giai đoạn trước
mắt cũng như lâu dài, trong điều kiệ
n biến đổi khí hậu kèm theo nước biển dâng. Công
trình sẽ đem lại hiệu ích tổng hợp cho phát triển kinh tế - xã hội trong vùng và miền

3
Đông Nam Bộ (rút ngắn khoảng cách giao thông, tạo sự liên kết giữa các tỉnh miền
Tây với Vũng Tàu và các tỉnh ở Nam Trung Bộ).
Bước đầu, Dự án đã thu hút được sự quan tâm và ủng hộ của các Bộ, Ban,
Ngành từ Trung ương tới địa phương. Theo đánh giá của các chuyên gia (kể cả trong
nước và ngoài nước) thì đây là một Dự án có tính khả thi cao, nó mang lại không chỉ
lợi ích to lớn về kinh tế mà còn có ý nghĩa quan tr
ọng về mặt xã hội, khoa học.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất, địa chất công trình
1.1.2.1. Các nghiên cứu địa chất ở lục địa ven biển
Phần đất liền ven biển hiện nay đã được điều tra địa chất, địa chất đô thị và địa
chất công trình (khu vực Vũng Tàu) ở tỷ lệ 1: 200.000 và 1: 50.000, cụ thể là:
- Đề án "Địa chất và Khoáng sản 1:200.000 nhóm tờ Đồng bằng Nam Bộ" của
Nguyễn Ngọc Hoa (Liên đoàn Địa chất miền Nam - 1991).
- Đề án "Địa chất và Khoáng sản nhóm tờ Đông Thành phố Hồ Chí Minh
1:50.000" c

ủa Ma Công Cọ (Liên đoàn Địa chất miền Nam - 1994).
- Đề án "Điều tra Địa chất Đô thị thành phố Vũng Tàu và Thị xã Bà Rịa" của
Trần Hồng Phú (Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Nam - 1997).
- Đề án "Địa chất và Khoáng sản 1: 50.000 nhóm tờ Thành phố Hồ Chí Minh"
của Hà Quang Hải, Ma Công Cọ (Liên đoàn Địa chất miền Nam - 1988).
- Đề án "Địa chất Thủy văn - Địa chất Công trình 1: 50.000 Thành phố Hồ Chí
Minh" củ
a Đoàn Văn Tín (Đoàn 801, Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Nam - 1989).
- Đề án “Phân chia, liên kết địa tầng Neogen- Đệ tứ và nghiên cứu cấu trúc
Đồng bằng Nam bộ, ở tỉ lệ 1: 500.000” (Liên đoàn Địa chất miền Nam, do Nguyễn
Huy Dũng và nhiều người khác đã thực hiện trong các năm 2001-2004). Trong công
trình này tác giả đã phân chia và đối sánh địa tầng trầm tích theo tuổi, nguồn gốc, xác
định đặc điểm các chu kỳ trầm tích, đặ
c điểm tướng đá cổ địa lý các thới kỳ phục vụ
tốt cho đánh giá triển vọng khoáng sản và tìm kiếm nước ngầm của khu vực.
Ngoài ra, trong năm 2010, toàn bộ vùng nghiên cứu đã được đo vẽ địa hình đáy
biển (Trung tâm Trắc địa Bản đồ biển) ở tỷ lệ 1: 50.000 với mạng lưới tuyến đo sâu
cách nhau 0,5km. Bản đồ đã được Cục
Đo đạc và Bản đồ Việt Nam xuất bản, gồm hai
tờ: Cần Giờ - C-48-46-B (6329 I) và Vũng Tàu - C-48-47-A (6429 IV).
Các đề án này đã nghiên cứu khá chi tiết về địa chất và lập các bản đồ cũng như
mặt cắt địa chất khu vực đất liền ven biển, bên cạnh đó đã thành lập các tờ bản đồ địa
chất công trình và bản đồ phân vùng địa chất công trình ở các tỷ lệ khác nhau. Đ
ây là
nguồn tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
1.1.2.2. Các nghiên cứu địa chất ở vùng biển ven bờ
Sau ngày giải phóng, công tác điều tra địa chất biển được Đảng và Nhà nước
đặc biệt quan tâm. Từ 1977 đến 2005 đã có 6 chương trình nghiên cứu biển cấp Nhà
nước được thực hiện và đã thu được nhiều kết quả khả quan:
a. Các chương trình điều tra tổng hợp


4
- Từ năm 1977-1980 chương trình điều tra vùng biển Minh Hải-Thuận Hải đã
được thực hiện nhờ tàu “Biển Đông” và NCB03 tại 352 trạm khảo sát ở độ sâu 14-
125m nước. Đặc điểm địa hình, địa mạo, trầm tích tầng mặt và các cấu trúc sâu đáy
biển được nghiên cứu ở mức khái quát. Địa tầng các bồn Kainozoi đã được nghiên cứu
và phân chia một cách khá chi tiết (Lê Văn Cự
và nnk, 1980).
- Từ 1981-1985: Chương trình nghiên cứu biển 48.06 do GS.TSKH. Đặng
Ngọc Thanh chủ trì đã điều tra tổng hợp vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Trong
đó có báo cáo tổng hợp về cấu trúc địa chất và triển vọng dầu khí ở thềm lục địa Việt
Nam (Hồ Đắc Hoài), sơ bộ xác định được đặc điểm cấu trúc sâu vỏ quả đất (Bùi
Công Quế, 1985) và thành lập được b
ản đồ đẳng sâu tỷ lệ 1:1.000.000.
- Từ 1986 - 1990, trong phạm vi chương trình “Điều tra tổng hợp biển và
thềm lục địa (48-B) và chương trình Thăm dò đánh giá tiềm năng dầu khí (22- 01),
đề tài 48B-03-01 nghiên cứu địa chất thềm lục địa Việt Nam (Hồ Đắc Hoài, 1991),
đề tài 48B -03-02 nghiên cứu đặc điểm trường địa vật lý (Bùi Công Quế, 1991) đã
bước đầu giải quyết được một số v
ấn đề liên quan đến đặc điểm cấu trúc địa chất,
các đặc trưng trường từ và trọng lực, triển vọng khoáng sản thềm lục địa, đã thành
lập một loạt bản đồ trọng lực, từ và địa chấn cho toàn vùng thềm lục địa tỷ lệ
1:500.000 và bản đồ trọng lực Biển Đông tỷ lệ 1: 2.000.000. Việc nghiên cứu đánh
giá tổ
ng hợp điều kiện tự nhiên dải ven biển cũng được tiến hành trong phạm vi đề
tài 48B.05.01 (Lê Đức An, 1991).
- Các năm 1991-1995 chương trình nghiên cứu biển KT.03 được thực hiện.
Nhiều đề tài đã được thực hiện trong đó đáng lưu ý là đề tài KT- 03 - 02 - nghiên cứu
về địa chất, địa động lực và tiềm năng khoáng sản biển (Bùi Công Quế, 1995). Đề
tài này đã kế thừa được các kế

t quả trong các giai đoạn trước, đưa ra những kết
luận thỏa đáng hơn về cấu trúc sâu, đặc điểm trầm tích Đệ Tam liên quan đến tiềm
năng dầu khí; một loạt các bản đồ bất thường từ, trọng lực, địa chấn, bản đồ cấu
trúc các mặt ranh giới cơ bản trong vỏ trái đất ở tỷ lệ 1:1.000.000 được thành lập.
Ngoài ra còn một s
ố đề tài thuộc chương trình KT-01 (cũng được thực hiện ở giai
đoạn 1991-1995) liên quan đến cấu trúc địa chất biển, đó là đề tài KT-01-17 nghiên
cứu trầm tích trước Kainozoi (Phan Trung Điền, 1995), đặc điểm trầm tích bể Sông
Hồng (KT-01-16, Lê Văn Trương, 1995), bể trầm tích Kainozoi vịnh Thái Lan (KT
01-19, Phùng Sỹ Tài, 1995), đặc điểm kiến tạo, magma (KT- 01-18, Võ Năng Lạc,
1995).
- Năm 2001-2004 [16], Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm
địa chất – địa chất công
trình vùng Đông Nam thềm lục địa Việt Nam phục vụ chiến lược phát triển kinh tế và
xây dựng công trình biển” (mã số KC.09-09) do GS.TSKH. Mai Thanh Tân chủ
nhiệm. Đề tài này có phạm vi nghiên cứu rộng lớn (250.000 km
2
), đã thành lập bộ bản
đồ tỷ lệ 1: 250.000 thuộc các lĩnh vực: địa chất, địa mạo, cấu trúc kiến tạo, trầm tích -
tướng đá - cổ địa lý, địa chất công trình. Bản đồ địa chất công trình của đề tài đã cho
thấy đáy biển khu vực Vũng Tàu và lân cận thuộc loại trầm tích ma,mbQ
2
3
thuộc lớp

5
"không có liên kết cứng", nhóm "trầm tích", phụ nhóm "trầm tích mềm dính xen mềm
rời".
- Các Chương trình nghiên cứu biển tổng hợp KHCN.06 (giai đoạn 1995-
2000), KC-09 (giai đoạn 2001-2005) đã chú trọng thu thập, khai thác xử lý nhiều

nguồn tài liệu; điều tra khảo sát bổ sung, thành lập bộ bản đồ về địa vật lý, trầm tích
tầng mặt, khí tượng thủy văn, động lực, môi trường cho những vùng khác nhau trên
Biển
Đông và thể hiện ở những tỷ lệ khác nhau, như Bản đồ kiến tạo Biển Đông và các
vùng kế cận tỷ lệ 1: 3.000.000 (Lê Duy Bách, 2000), Bản đồ địa mạo biển Việt Nam
và các vùng kế cận tỷ lệ 1: 1.000.000 (Đặng Văn Bát, Nguyễn Thế Tiệp, 2000), Bản
đồ trầm tích đáy biển thềm lục địa Việt Nam và các vùng kế cận tỷ lệ 1: 1.000.000
(Trần Nghi, 2000), Bản đồ
cấu trúc kiến tạo thềm lục địa Việt Nam và kế cận tỷ lệ 1:
1.000.000 (Lê Như Lai, 2002). Đây là những bản đồ lần đầu tiên được thành lập ở tỷ lệ
1: 1.000.000 cho toàn vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, bao gồm cả Trường Sa,
Hoàng Sa, Tư Chính, vịnh Thái Lan và các vùng kế cận trên Biển Đông, vùng biển
Đông Nam thềm lục địa Việt Nam (Mai Thanh Tân, 2002) là những tài liệu quan trọng
trong việc đị
nh hướng khảo sát địa chất- địa chất công trình biển ở vùng biển ven bờ
khu vực Vũng Tàu và lân cận.
- Vũ Văn Vĩnh, 2006 [21]. Báo cáo chuyên đề "Đặc điểm tân kiến tạo vùng hạ
du sông Đồng Nai - sông Sài Gòn" (thuộc đề tài KHCN cấp NN mã số KC-08.29:
"Nghiên cứu đề xuất các giải pháp KHCN để ổn định lòng dẫn hạ du hệ thống sông
Đồng Nai - Sài Gòn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ"). Lư
u trữ
Bộ KH&CN. Kết quả của đề tài đã xác định khu vực Cần Giờ chủ yếu là hoạt động sụt
lún (khối hạ Hồ Chí Minh- Gò Công) và các khu vực cửa sông Đồng Nai- Sài Gòn xảy
ra các hoạt động xói lở bổi tụ mạnh. Vùng Cần Giờ có 3 tầng địa chất công trình từ
dưới lên: tầng đất có độ chịu tải từ 4-5kg/cm
2
(tuổi Pliocen- Pleistocen), tầng đất có độ
chịu tải <0,5kg/cm
2
(nguồn gốc đầm lầy- sông- biển tuổi Holocen), tầng đất có độ chịu

tải từ 1,5-2kg/cm
2
(nguồn gốc biển tuổi Holocen).
- Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm địa chất công trình của nền san hô ở một số vùng
trọng điểm và các giải pháp thích hợp cho xây dựng các công trình biển phục vụ phát
triển kinh tế và quốc phòng” (mã số KC.09.08) do GS.TS. Hoàng Xuân Lượng chủ trì.
- Đề tài “Nghiên cứu các chỉ tiêu kỹ thuật của nền san hô và tương tác giữa kết
cấu công trình và nền san hô” do GS.TS. Hoàng Xuân Lượng chủ trì.
- Trần Nghi, 2008 [13]. Báo cáo tổ
ng kết dự án "Điều tra khảo sát và nghiên
cứu chế độ thủy động lực, thạch động lực nhằm đề xuất các giải pháp quy hoạch và cải
tạo môi trường nước vùng hạ lưu – cửa sông Đồng Nai – Sài Gòn phục vụ phát triển
bền vững". Lưu trữ Tổng cục Môi trường. Trong báo cáo này các tác giả đã thành lập
các bản đồ địa mạo, bản đồ địa chất
Đệ tứ, bản đồ địa động lực hiện đại, bản đồ thủy
thạch động lực, cho vùng hạ lưu- cửa sông Đồng Nai- Sài Sòn. Trong đó, đã xác
định nhiều khu vực cửa sông Đồng Tranh, sông Lòng Tàu có địa hình bị đào khoét sâu

6
nham nhở, đã xác định có 5 chu kỳ trầm tích, nhiều khu vực đã và đang bị ô nhiễm
môi trường nước và môi trường trầm tích bởi kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ,
Nhìn chung các chương trình nghiên cứu biển tổng hợp đã đem lại nhiều kết
quả có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn do tập hợp được nhiều chuyên gia của
nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau cùng nghiên c
ứu. Những nét cơ bản về địa chất- địa
chất công trình biển Việt Nam đã được phản ánh đầy đủ, các phương pháp nghiên cứu
dần dần được hoàn thiện và phần nào đã hội nhập được với khu vực. Tuy nhiên, hầu
hết các bản đồ đều ở tỷ lệ nhỏ, mang tính khái quát. Nhiều công trình nghiên cứu mới
chỉ giới hạn bởi thu thập tài liệu có trước và đ
iều tra bổ sung với mạng lưới khảo sát

thưa, chưa đồng bộ trên toàn vùng biển nghiên cứu nên còn nhiều khu vực các kết quả
thể hiện trên bản đồ chủ yếu là kết quả ngoại suy, độ tin cậy thấp.
b. Các đề tài, dự án có nội dung liên quan trực tiếp tới đề tài
Năm 1991 đến 2000, Trung tâm Địa chất Khoáng sản biển thực hiện đề án:
“Điều tra địa chấ
t và tìm kiếm khoáng sản rắn đới biển nông ven bờ (0-30m nước)
Việt Nam tỷ lệ 1: 500.000” [7]. Trong công trình này, lần đầu tiên đã tiến hành khảo
sát tổng hợp về địa mạo, địa chất - địa vật lý, khoáng sản, địa hoá, địa chất môi trường,
địa mạo, trầm tích, thủy động lực toàn bộ đới biển nông (0-30m nước) Việt Nam.
Trong diện tích vùng nghiên cứu của dự án này, đã tiến hành khảo sát theo mạng lướ
i
là 5km x 5km (ở đới có độ sâu 10-30m nước) và 2,5km x 2,5km (ở đới có độ sâu 0-
10m nước). Kết quả là đã thành lập được bộ bản đồ tỷ lệ 1: 500.000, bao gồm: bản đồ
độ sâu đáy biển, địa mạo, địa chất, trầm tích tầng mặt, thuỷ động lực, cấu trúc kiến tạo,
dị thường phổ gamma, dị thường địa hóa, trọng sa, phân bố và dự báo khoáng sản, địa
ch
ất môi trường. Các tài liệu khảo sát của đề án này trong vùng biển Vũng Tàu và lân
cận (thực hiện năm 2000) gồm: đo địa chấn nông độ phân giải cao và đo từ biển
khoảng 10km (khu vực ven bờ Vũng Tàu ở độ sâu >10m nước), khảo sát tổng hợp tại
54 trạm, khoan máy tại bãi triều ven biển Gò Công Đông (188m/1 lỗ khoan); nhiều kết
quả phân tích mẫu địa chất, khoáng sản, môi trường.
Năm 2001- 2006, Trung tâm Địa ch
ất và Khoáng sản biển thực hiện dự án
“Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất vùng biển Nam
Trung Bộ từ 0-30m nước ở tỷ lệ 1: 100.000 và một số vùng trọng điểm ở tỷ lệ 1:
50.000” [19]. Đề án đã tiến hành đo địa chấn nông độ phân giải cao + từ biển khoảng
282 km (theo các tuyến vuông góc và song song với bờ biển khu vực cử
a vịnh Gành
Rái - mũi Vũng Tàu), khảo sát tổng hợp tại 119 trạm (mạng lưới 1,6 x 1,6 km); khoan
tay bãi triều (sâu <6m) dọc bờ biển Vũng Tàu, Cần Giờ. Các vị trí khảo sát đều được

lấy và phân tích mẫu địa chất, khoáng sản, môi trường trầm tích.
Trong các năm 2010, 2011, Dự án thành phần "Điều tra đặc điểm địa chất, địa
động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai bi
ến địa chất vùng
biển 30-100m nước Việt Nam tỷ lệ 1: 500.000" [20] đã tiến hành khảo sát (để liên kết
địa tầng) 01 tuyến địa chấn nông (~30km tuyến) và khoan 03 lỗ khoan (221m khoan)
sâu 60-80m dọc theo luồng Soài Rạp.

7
Cả ba đề án/dự án nêu trên đều do Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển chủ
trì thực hiện vì vậy rất thuận lợi cho việc sử dụng các dữ liệu này phục vụ định hướng
nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, các đề án/ dự án này phần lớn chưa có nhiệm vụ
nghiên cứu địa chất công trình mà tập trung chủ yếu vào điều tra địa chất, tìm kiếm
khoáng sản, tai biến
địa chất.
Tóm lại, có thể rút ra nhận định như sau về lịch sử nghiên cứu Địa chất- địa
chất công trình tại khu vực Vũng Tàu - Gò Công (và lân cận):
Các nghiên cứu về địa chất- địa chất công trình phần đất liền ven biển cho tới
thời điểm hiện tại là khá đồng bộ, đầy đủ, chi tiết. Các tài liệu thu thập hoàn toàn có
thể đáp ứng được yêu cầu tổng h
ợp cho phần Địa chất- địa chất công trình khu vực
lục địa ven biển ở tỷ lệ 1: 50.000.
Riêng phần địa chất- địa chất công trình vùng biển ven bờ còn ở mức khái quát,
không đồng bộ, cần tập trung tổng hợp, xử lý tài liệu khảo sát bổ sung để có thể đưa
ra được bức tranh địa chất- địa chất công trình ở tỷ lệ 1: 50.000 hoàn chỉnh nhất.
1.1.3. Tính cấp thiết c
ủa đề tài
Hiện nay, nhu cầu xây dựng các công trình biển (cảng biển, đê biển, ) phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội của các Bộ, Ngành, địa phương ven biển ngày càng gia tăng.
Các dự án xây dựng công trình biển hầu hết diễn ra ở các vũng, vịnh ven bờ. Trong khi

đó các đề tài nghiên cứu về địa chất công trình biển trong thời gian gần đây chủ yếu
được tiến hành trên các vùng nước xa bờ, thềm lục
địa (Các đề tài KHCN cấp Nhà
nước mã số: KC09-08, KC09-09, KC09-01/06-10); các kết quả nghiên cứu thường đại
diện cho một không gian rộng lớn, số liệu, bản đồ ở tỷ lệ nhỏ (1: 1.000.000, 1:
500.000, 1: 200.000), chưa đủ để đáp ứng cho các khu vực cụ thể (ở phạm vi nhỏ như
các vũng, vịnh ven bờ).
Vùng biển ven bờ, đặc biệt là các vũng vịnh ven bờ hiện còn thiếu nhiều tài
li
ệu, kết quả nghiên cứu về lĩnh vực này, đòi hỏi cần thiết phải tiến hành các nghiên
cứu về địa chất công trình, trước mắt cần tiến hành tại các vũng vịnh trọng điểm như:
Gành Rái (Vũng Tàu - TP. Hồ Chí Minh), Đồng Tranh (TP. Hồ Chí Minh - Tiền
Giang) để phục vụ trực tiếp cho các dự án xây dựng công trình biển, đặc biệt là dự án
Xây dựng tuyến đê biển Vũ
ng Tàu - Gò Công.
1.2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Xác định được các đặc điểm cơ bản về điều kiện địa chất, địa chất công trình
vùng biển ven bờ khu vực Vũng Tàu và lân cận phục vụ xây dựng công trình biển (tập
trung nghiên cứu dọc theo tuyến dự kiến đắp đê biển).
1.3. CÁCH TIẾP CẬN
Để thực hiện được tốt nhiệm vụ c
ủa đề tài, đề tài đã có các cách tiếp cận sau:
- Tiếp cận hệ thống: Coi vùng nghiên cứu là một hệ thống tự nhiên – xã hội (hệ
thống tài nguyên – môi trường – sinh thái – xã hội), trong đó mọi thành phần của hệ
thống này có quan hệ chặt chẽ với nhau, mọi biến động của từng thành phần trong hệ

8
thống đều có tác động đến các thành phần khác. Nghiên cứu đặc điểm địa chất, địa
chất công trình là nghiên cứu đặc điểm địa hình, địa mạo; cấu trúc địa chất; đặc điểm
kiến tạo; đặc điểm địa chất thuỷ văn; đặc điểm khí tượng - thuỷ văn; thành phần thạch

học; các tính chất cơ - lý của đấ
t đá; các quá trình địa chất tự nhiên, địa chất công trình
bất lợi, các quá trình nội ngoại sinh, lịch sử phát triển, môi trường và điều kiện hình
thành chúng. Theo cách tiếp cận này, việc nghiên cứu địa chất, địa chất công trình phải
được tiến hành đồng bộ, hệ thống, toàn diện.
- Tiếp cận theo diện và theo điểm: các đối tượng địa chất và các quá trình địa
chất có mối quan hệ không gian chặt chẽ v
ới nhau, vừa mang tính chất khu vực đặc
trưng cho một vùng rộng lớn, vừa mang tính chất địa phương đặc trưng cho từng vùng
nhỏ và từng thực thể địa chất. Vì vậy, khi nghiên cứu địa chất, địa chất công trình vừa
phải nghiên cứu các đặc điểm chung về địa chất theo tính khu vực, vừa nghiên cứu
trọng tâm cụ thể theo mục đích sử dụng cũng như
theo yếu tố chủ đạo. Trong vùng
nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập tổng hợp các loại tài liệu liên quan, bên cạnh đó
cũng đã khảo sát bổ sung về địa chất, địa vật lý và phân tích mẫu để phục vụ cho
công tác nghiên cứu chuyên đề.
1.4. TÌNH HÌNH KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Kinh phí được cấp là 1.499.000.0000, thực hiện trong 2 năm (2011 và 2012).
Đề tài đã đảm bảo sử dụng đúng mục đích và quyết toán đầy đủ
. Ngoài ra, đã phối hợp
nghiên cứu với các viện và các doanh nghiệp nhằm tiết kiệm kinh phí và đạt hiệu quả
cao: phối hợp với Công ty Cổ phần Khảo sát và Xây dựng Long Thành để khoan lấy
mẫu tại 4 lỗ khoan, với Công ty Đo đạc và Khoáng sản để khảo sát- đo sâu địa hình
đáy biển. Với Viện Địa chất- Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khảo cổ
học, Viện Hóa h
ọc Công nghiệp Việt Nam, Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Thí
nghiệm và Xây dựng Hồng Minh để phân tích mẫu các loại về địa chất- địa chất công
trình.
1.5. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
+ Mục tiêu: xác định được các đặc điểm cơ bản về điều kiện địa chất, địa chất

công trình vùng biển ven bờ khu vực Vũng Tàu và lân cận phục vụ xây dựng công
trình biển (t
ập trung nghiên cứu dọc theo tuyến dự kiến đắp đê biển).
+ Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu, xác định các đặc điểm về địa hình- địa
mạo, địa chất, tai biến địa chất; nghiên cứu, xác định đặc điểm địa chất công trình;
khảo sát bổ sung, kiểm chứng tài liệu địa chất, địa vật lý và địa chất công trình theo
diện và theo mặt cắt chuẩn.
+ Ph
ương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền
thống trong nghiên cứu địa chất biển, bao gồm:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa: phương pháp lộ trình khảo
sát trên biển; phương pháp trắc địa; phương pháp lấy mẫu trầm tích; phương pháp
khoan biển; phương pháp thí nghiệm xuyên động trong hố khoan (SPT); phương pháp
địa vật lý.

9
- Nhóm phương pháp nghiên cứu trong phòng: phương pháp thu thập và tổng
hợp tài liệu; phương pháp phân tích mẫu các loại; phương pháp xử lý số liệu; phương
pháp nghiên cứu địa tầng; phương pháp nghiên cứu địa mạo; phương pháp nghiên cứu
kiến tạo, địa động lực; phương pháp nghiên cứu địa chất công trình; phương pháp
minh giải địa chấn nông độ phân giải cao.
+ Các kết quả khoa học công nghệ
- Đã hoàn thành toàn bộ khối l
ượng công việc theo đúng mục tiêu và nội dung
nghiên cứu của đề tài được phê duyệt. Thành lập bộ bản đồ tỷ lệ 1: 50.000 về địa hình-
địa mạo, địa chất tầng nông, hiện trạng và dự báo tai biến địa chất, địa chất công trình
cho vùng biển ven bờ khu vực Vũng Tàu và lân cận. Ngoài ra, lập bảng tổng hợp chỉ
tiêu và tính chất cơ lý các loại đất đá cho vùng nghiên cứu; lập các mặt c
ắt địa chất,
địa chất công trình, cột địa tầng các lỗ khoan.

- Các báo cáo chuyên đề:
. Lập bản đồ địa mạo ven biển và đáy biển vùng biển Vũng Tàu và lân cận,
tỷ lệ 1: 50.000.
. Lập bản đồ địa chất tầng nông vùng biển ven bờ khu vực Vũng Tàu và lân
cận, tỷ lệ 1: 50.000.
. Lập bản đồ hiện trạng và dự báo tai biến địa chất vùng biển ven b
ờ khu
vực Vũng Tàu và lân cận tỷ lệ 1: 50.000.
. Phân loại đất đá theo địa chất công trình và xác định tính chất cơ lý của
chúng.
. Nghiên cứu, xác định điều kiện hóa lý nước dưới đất và nước mặt phục vụ
xây dựng công trình biển.
. Lập cột địa tầng địa chất công trình theo các lỗ khoan.
. Phân vùng địa chất công trình và đánh giá điều kiện xây dựng công trình
biển vùng biể
n ven bờ khu vực Vũng Tàu và lân cận.
. Báo cáo kết quả nghiên cứu đặc điểm địa chất công trình vùng biển Vũng
Tàu và lân cận.
. Báo cáo kết quả đề tài.
+ Kết luận
1. Đặc điểm địa hình- địa mạo vùng nghiên cứu đa dạng có nhiều kiểu địa
hình địa mạo khác nhau. Theo nguyên tắc hình thái- nguồn gốc- động lực, vùng biển
ven bờ khu vực Vũng Tàu và lân cận được phân ra 10
đơn vị địa mạo. Trong đó, các
đơn vị địa mạo: Bãi biển tích tụ hiện đại do tác động của triều- sóng (đơn vị địa mạo
số 6) chủ yếu xảy ra các hiện tượng bồi tụ, đôi khi xói lở ảnh hưởng trực tiếp tới công
trình biển; Bề mặt tích tụ hiện đại nguồn gốc hỗn hợp sông - biển, sông- biển- đầ
m lầy
do tác động của sóng chiếm ưu thế (số 7 và số 8, phân bố trong phạm vi độ sâu <5m
nước, chủ yếu xảy ra các hiện tượng bồi tụ là chủ yếu, tính chất cơ lý của các thành tạo

này có sức chịu tải yếu; Bề mặt tích tụ - xâm thực, xâm thực- tích tụ do tác động của

10
dòng chảy chiếm ưu thế (số 9 và số 10), địa hình đáy biển ở đây luôn luôn biến động,
độ sâu mực nước biển lớn ít thuận lợi cho xây dựng công trình biển.
2. Đặc điểm địa chất tầng nông khu vực nghiên cứu khá phức tạp. Đã xác
lập được 20 phân vị địa tầng Đệ tứ theo tuổi- nguồn gốc. Có 5 chu kỳ trầm tích: Q
1
1
,
Q
1
2
, Q
1
3a
, Q
1
3b
-Q
2
1-2
, Q
2
3
. Đặc điểm bề dày trầm tích Đệ tứ có xu hướng tăng dần về
phía Vũng Tàu và mỏng dần ở khu vực trung tâm vịnh Đồng Tranh. Trong vùng
nghiên cứu có mặt 2 hệ thống đứt gãy: hệ thống đứt gãy phương tây bắc - đông nam
gồm có đứt gãy Vàm Cỏ Đông và đứt gãy Vũng Tàu- Sông Sài Gòn. Hệ thống đứt
phương đông bắc - tây nam: gồm có 1 đứt gãy Bắc Vũng Tàu đến xã Bình Ba. Trong

đó hệ th
ống đứt gãy tây bắc – đông nam có biểu hiện hoạt động trong Đệ tứ, điều này
sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tuyến đê biển có hướng á kinh tuyến.
3. Hiện trạng và dự báo tai biến địa chất trong khu vực nghiên cứu tồn tại ba
loại hình tai biến chính: tai biến xói lở- bồi tụ xảy ra ở các khu vực cửa sông như tuyến
luồng Soài Rạp, Đồng Tranh, Lòng Tàu và các đ
oàn bờ ở Cần Giờ cũng như ở các
tuyến luồng nói trên; tai biến địa hóa xảy ra ở vịnh Gành Rái; tai biến khí nông có thể
xảy ra chủ yếu ở khu vực mũi Cần Giờ- Vũng Tàu và một số vùng nằm rải rác trong
vịnh Đồng Tranh.
4. Đặc điểm địa chất công trình
- Điều kiện địa chất công trình vùng biển ven bờ khu vực Vũng Tàu và lân
cận rất ph
ức tạp, chúng liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, trong đó tính chất cơ lý
của các thành tạo có tuổi Holocen thường không thuận lợi cho nền móng địa chất công
trình, ngược lại các thành tạo có tuổi Pleistocen có sức chịu tải lớn hơn và thường
thuận lợi hơn cho nền móng địa chất công trình. Mặt khác, các phức hệ Đệ tứ có 6 tầng
chứa nước bị nhiễm mặn và có tính ăn mòn sulphat (SO
4
2-
), có các túi khi nông phân
bố ở độ sâu dưới 25m so với đáy biển, chúng đều có ảnh hưởng trực tiếp tới tuyến đê
biển. Tuy nhiên, đối với vùng I-1 có điều kiện nền móng công trình có phần thuận lợi
hơn, ngược lại vùng I-2 có điều nền móng công trình phức tạp hơn và yếu hơn.

11
CHƯƠNG 2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài có hai nội dung nghiên cứu chính: nghiên cứu, xác định các đặc điểm về
địa hình- địa mạo, địa chất, tai biến địa chất; nghiên cứu, xác định đặc điểm địa chất
công trình. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài là địa hình đáy biển, các thành t
ạo
địa chất, các yếu tố và quá trình nội ngoại sinh có ảnh hưởng đến nền móng công trình.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Với nhiệm vụ của đề tài là xác định được các đặc điểm cơ bản về điều kiện địa
chất, địa chất công trình vùng biển ven bờ khu vực Vũng Tàu và lân cận phục vụ xây
dựng công trình biển, vì vậy không gian nghiên cứu là vùng biển ven bờ khu vự
c Vũng
Tàu và lân cận. Vùng nghiên cứu là khu vực cửa sông của sông Nhà Bè, sông Đồng
Tranh, sông Lòng Tàu, sông Thị Vải, có hai vịnh là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành
Rái. Trên đất liền, khu vực thuộc hạ du sông Đồng Nai - sông Sài Gòn.
Bảng 2.1. Tọa độ giới hạn vùng nghiên cứu
Vĩ độ Bắc Kinh độ Đông
10
o
15’ 30”- 10
o
26’ 30” 106
o
45’ 10”- 107
o
05’ 30”
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài thực hiện trong 2 năm (2011 và 2012). Trong năm 2011 thực hiện các
nhiệm vụ:
- Thu thập tổng hợp tài liệu.
- Thi công khảo sát thực địa theo mạng lưới đã thiết kế: khảo sát địa hình- địa
mạo đáy biển; đo địa chấn nông độ phân giải cao; khảo sát địa chất, địa chất công

trình, hiện trạng địa chất môi trường và tái biến địa chất.
Trong n
ăm 2012 thực hiện các nhiệm vụ:
- Thi công khoan biển, thí nghiệm hiện trường và lấy mẫu các loại trong hố
khoan.
- Thực hiện nghiên cứu các chuyên đề và thành lập các bản đồ chuyên đề phục
vụ thành lập báo cáo kết quả của đề tài.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
+ Nghiên cứu, xác định các đặc điểm về địa hình- địa mạo, địa chất, tai
bi
ến địa chất
- Nghiên cứu đặc điểm địa hình - địa mạo;
- Nghiên cứu, xác định các đặc điểm địa chất tầng nông (tập trung vào các
thành tạo từ Pleistocen muộn, phần muộn đến Holocen);
- Nghiên cứu, xác định các đặc điểm tai biến địa chất

12
+ Nghiên cứu, xác định đặc điểm địa chất công trình
- Phân loại đất đá theo địa chất công trình và xác định tính chất cơ lý của
chúng.
- Nghiên cứu, xác định điều kiện hóa lý nước dưới đất và nước mặt phục vụ
xây dựng công trình biển.
- Xây dựng cột địa tầng địa chất công trình theo các lỗ khoan.
- Phân vùng địa chất công trình và đánh giá điều kiện xây dựng công trình
biển.
- Lập bản đồ địa chất công trình vùng biển Vũng Tàu và lân cận tỷ lệ 1:
50.000.
+ Khảo sát bổ sung, kiểm chứng tài liệu địa chất, địa vật lý và địa chất
công trình theo diện và theo mặt cắt chuẩn

- Khảo sát địa hình- địa mạo đáy biển, khảo sát địa chất- địa chất công trình,
địa vật lý (địa chấn nông độ phân giải cảo) và khoan địa chất công trình.
- Chọ
n gửi gia công phân tích mẫu các loại mẫu về địa chất, địa chất công
trình, thu thập số liệu từ các đề tài và dự án đã thực hiện trong vùng nghiên cứu,
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
2.3.1.1. Phương pháp lộ trình khảo sát trên biển
- Phương tiện khảo sát: sử dụng tàu công suất 64 CV.
- Nội dung: khảo sát địa chất lấy mẫu theo mạng lưới đã được thiết kế ở Thuyết
minh Đề tài. Thu thập các tài liệu về địa hình, địa chất, tai biến địa chất, địa động lực
(sụt lún đáy biển, trượt lở đáy biển, san lấp luồng lạch, v.v ).
2.3.1.2. Phương pháp trắc địa
Đối với công tác định vị và dẫn đường cho tàu khảo sát địa vật lý ở tỷ lệ
1:50.000 được tiến hành bằng hệ thống định vị GPS Garmin 12 XL và phần mềm dẫn
đường Hydro Navigation. Số liệu định vị được đồng bộ với máy địa chấn của địa vật
lý và ghi vào máy tính với một giây một số liệu.
Đối với công tác dẫn đường và định vị các trạm lấy mẫ
u địa chất trên thuyền,
đã sử dụng máy GPS Garmin 12 XL. Toạ độ các trạm khảo sát được xác định hai lần,
trước và sau khi lấy mẫu và được ghi vào sổ nhật ký. Toạ độ chính thức là giá trị trung
bình của hai lần đo.



13
Ảnh 2.1. Máy định vị sử dụng công nghệ
DGPS (BEACON DSM 232)
Ảnh 2.2. Máy định vị GPS cầm tay
GARMIN 12XL


Ảnh 2.3. Máy đo sâu hồi âm F-840 Ảnh 2.4. Lấy mẫu bằng ống phóng trọng lực
2.3.1.3. Phương pháp lấy mẫu trầm tích
- Phương pháp lấy mẫu trầm tích: đã sử dụng các thiết bị khảo sát tiên tiến, hiện
đại, đáp ứng yêu cầu lấy mẫu của chuyên đề, cụ thể như sau:
+ Cuốc đại dương: do Việt Nam sản xuất theo mẫu của Nga, Mỹ. Cuốc đại
dương sử dụng để lấy mẫu trầm tích tầng mặt đến độ sâu 30-40cm, dung tích 20- 50
lít.
+ Ống phóng trọng lực do Vi
ệt Nam chế tạo. Ống phóng có trọng lượng
<100kg; lấy mẫu sâu 0,3 - 0,5m khi trầm tích là cát bùn và 1,5 - 2m khi trầm tích là
bùn, bùn sét, bùn pha cát.


Ảnh 2.5. Cuốc đại dương Ảnh 2.6. Lấy mẫu bằng ống phóng trọng lực
2.3.1.4. Phương pháp khoan biển
Khoan biển được tiến hành ở nơi có cấu trúc địa chất Đệ tứ đặc trưng để có khả
năng khoan qua được tối đa các địa tầng Đệ tứ tầng nông, đặc biệt là đã khoan ở tuyến
đê dự kiến để có tài liệu đối chiếu với kết quả đo địa vật lý, Vị trí lỗ khoan, cột địa
tầng đã được thiết k
ế trước khi triển khai thực địa.
a. Mục tiêu
Làm rõ cấu trúc, thành phần lớp phủ Đệ tứ, làm cơ sở đối sánh với tài liệu địa
chấn nông độ phân giải cao nhằm phân chia chính xác địa tầng địa chất công trình
trong vùng nghiên cứu.

14
b. Thiết bị và yêu cầu kỹ thuật
- Sử dụng khoan xoay lấy mẫu kết hợp với đóng lấy mẫu;
- Thiết bị là máy khoan có thể khoan tới độ sâu 300m:

+ Áp lực khoan lên đáy 250 - 350kg, loại tạ 60kg;
+ Đường kính lỗ khoan: φ 110 và φ 91;
+ Số vòng quay 250 vòng/phút; đập 15 lần/phút;
+ Nước rửa 1,5l/giây đổ bổ sung vào lỗ khoan;
+ Dung dịch: V = 1,15; 1,15 - 1,2;
+ Bộ ống lấy mẫu: nòng đôi, ống múc, ống đứng.
- Tỷ lệ mẫu thu hồi ≥ 85%
- Độ sâu của từng hiệp khoan đối với trầm tích bùn, bùn sét 1 - 2m/hiệp, đối với
trầm tích cát 0,5 - 1m/ hiệp.
c. Trình tự tiến hành khoan máy bãi triều
- Từ công tác lắp đặt giàn khoan, kéo giàn khoan, hạ giàn khoan, thi công
khoan, theo dõi- mô tả lỗ khoan và lấy mẫu đều đảm bảo an toàn lao động và theo
đúng quy chế hiện hành.
Dựa vào đặc điểm cấu trúc, kiến tạo và đặc điểm trầm tích Đệ
tứ, đề tài đã thiết
kế và thi công được 150m/4 lỗ khoan.

Ảnh 2.7. Lắp đặt giàn khoan tại khu vực gần bờ để kéo ra vị trí khoan

Khóa ôm c
ột
C

t chốn
g

φ
226
Block chính


p
treo
Than
g

Block phụ
Hàng rào

15


Ảnh 2.8. Kéo giàn khoan đến vị trí khoan


Ảnh 2.9. Hạ giàn khoan tại vị trí khoan

16

Ảnh 2.10. Thi công khoan và hiện trường kết quả khi khí thoát ra tại lỗ khoan LKVT-1


Ảnh 2.11. Thu khí thoát ra từ lỗ khoan LKVT-1 khi mà khí đã ngừng phun đáng kể
+ Lấy mẫu nguyên trạng (Chủ yếu là đất sét, sét pha, cát pha, cát mịn chặt)
- Đảm bảo mỗi lớp đất lấy 1 mẫu. Tuy nhiên, nếu lớp đất có chiều dày nhỏ hơn
2 mét lấy 1 mẫu, từ 2 đến 5 mét lấy 2 mẫu và lớn hơn 5 mét thì 3 mét lấy 1 mẫu, trong
đó có 1 mẫu ở đáy lớp.
- Với các loại đất tố
t: khi khoan đến độ sâu cần lấy mẫu, đưa ống mẫu xuống,
dùng phương pháp đóng tạ hoặc khoan xoay. Sau khi rút ống mẫu lên, dùng giẻ lau
sạch (lau khô) rồi mở ra để lấy mẫu. Khi mở ống mẫu, dùng dao mỏng để cắt đất thừa

ở hai đầu ống đựng mẫu (vì đầu trên bị nén, đầu dưới bị biến dạng do cắt mẫu nên
không còn nguyên trạng), lấy đoạn ở
giữa khoảng 20-25cm cho vào ống nhựa, đầu trên
của ống mẫu có đặt 1 thẻ mẫu gói trong túi nilon nhỏ để tránh thấm, sau đó bọc nilon
hai đầu, cuốn băng dính xung quanh ống chắc chắn (đảm bảo giữ nguyên độ ẩm), phía
ngoài mẫu cũng được dán một thẻ mẫu khác có nội dung tương tự (viết bằng mực

17
không nhòe), xếp vào hộp đựng mẫu (xếp nằm ngang), chèn chặt để vận chuyển về nơi
thí nghiệm. Khi chiều dài ống mẫu có hạn, không thể lấy đủ chiều dài mẫu theo yêu
cầu thì đã lấy mẫu đúp (vài mẫu dài liên tục theo độ sâu). Trong trường hợp này, đã
lựa chọn các vị trí lấy mẫu trong một lớp đất để đảm bảo các mẫu có độ đồng nhấ
t cao.
Ống lấy mẫu hoặc mũi khoan hợp kim, mũi khoan hợp kim nòng đôi để lấy
mẫu nguyên trạng có đường kính lớn hơn 48 mm. Hộp hoặc ống đựng mẫu được đồng
bộ, có đường kính và độ dài phù hợp với từng loại ống lấy mẫu, tháo dễ dàng. Dùng
hộp tôn với khe hở không rộng quá 0,5 mm và không chồng mép lên nhau.
+ Lấy mẫu không nguyên trạng giữ ẩm (Đối với đất r
ời)
Lấy mẫu bằng mũi khoan ống, mũi khoan hợp kim nòng đôi hoặc ống mẫu chẻ
của mũi xuyên SPT. Phương pháp lấy mẫu là khoan động, khoan xoay kết hợp bơm
dung dịch sét hoặc lấy mẫu kết hợp thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn. Nếu mẫu lấy từ mũi
khoan, ống được hứng trực tiếp vào khay. Trong khi hứng mẫu đã trực tiếp quan sát
mẫu kết hợp v
ới quan sát và ghi chép về sự thay đổi địa tầng, quan sát sự tồn tại của
các lớp xen kẹp, lớp kết hạch, trong quá trình khoan (màu sắc, thành phần hạt, dạng
hạt, vật xen lẫn v.v ) để làm cơ sở phân chia lớp.
Cách bảo quản mẫu: tương tự như cách làm đối với các mẫu nguyên trạng.
Khối lượng mẫu không nguyên trạng giữ ẩm được lấy đối với từng loại tr
ầm

tích như sau:
Đối với đất rời: 0,5-2,0 kg
Đối với cát, sỏi: 3,0-5,0 kg
+ Lấy mẫu không nguyên trạng không giữ ẩm (Đối với đất rời)
Cách thức lấy mẫu không nguyên trạng không giữ ẩm tương tự như cách lấy
mẫu không nguyên trạng giữ ẩm nhưng không cần bọc giữ ẩm.
+ Lấy mẫu nước trong hố khoan
Khi khoan hết độ sâu lỗ khoan, hạ ống chống qua các l
ớp đất có khả năng thấm
nước khoảng 2-3m hoặc cắm ngập vào đáy lỗ khoan, thổi rửa sạch lỗ khoan. Sau khi
nước đã dâng lên trong lỗ khoan ổn định, dùng tay bịt chặt một đầu của ống hút (bằng
nhựa dẻo, đường kính khoảng 3 phân), hạ đầu còn lại xuống độ sâu cần lấy mẫu nước,
bỏ tay bịt đầu trên của ống ra cho nước vào ống (quy tắ
c bình thông nhau). Khi nước
đã vào ống ổn định, lấy tay bịt chặt lại đầu trên của ống hút, rút ống lên, trong quá
trình rút ống vẫn phải bịt chặt tay vào đầu ống trên để nước không ra. Khi toàn bộ ống
được rút lên, đưa đáy ống vào dụng cụ đựng mẫu nước (can), bỏ tay bịt đầu kia của
ống ra để nước chảy vào. Cứ làm như thế cho đến khi lấy đủ lượng nước cầ
n thiết, lắp
chặt dụng cụ đựng nước, dán nhãn, xếp vào thùng đựng mẫu, vận chuyển về nơi thí
nghiệm.
2.3.1.5. Phương pháp thí nghiệm xuyên động trong hố khoan (SPT)
Phương pháp này hiện nay được sử dụng rất rộng rãi trong khảo sát ĐCCT.
Trong khảo sát ĐCCT, phương pháp xuyên tiêu chuẩn cho phép giải quyết các nhiệm
vụ cụ thể sau:

×