Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu cho ngành da-giầy Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 43 trang )

Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
1


BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DA-GIẦY



BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

Đề tài:Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam
Mã số đề tài: 198.11.RĐ/HĐ-KHCN

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI






ThS. Vũ Hoàng Duy








9690

HÀ NỘI, 12-2012

Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
2

TÓM TẮT NỘI DUNG BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

Đề tài « Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu cho ngành da giầy Việt Nam »
được thực hiện theo Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp
công nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN, ký
ngày 05 tháng 05 năm 2011 giữa Bộ Công Thương và Viện nghiên cứu Da-Giầy.
Cơ sở dữ liệu có vai trò rất quan trọng
đối với các tổ chức, doanh nghiệp.
Cơ sở dữ liệu ghi lại quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức theo lịch sử
thời gian hoạt động. Việc quản lý, lưu trữ cơ sở dữ liệu thực sự là một vấn đề
nóng không chỉ ở các công ty, tổ chức như kho bạc, thư viện, các trường học,
bệnh viện và các ngành nghề, lĩnh vự
c khác nhau.
Ngành da giầy nước ta có lịch sử khá lâu đời, phát triển mạnh nhất vào
cuối thế kỷ 20. Theo Hiệp hội da giầy túi xách Việt nam, cả nước có khoảng trên
700 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này, loại hình kinh doanh
rất đa dạng, bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức có vốn nhà nước, 100% vốn nước
ngoài, các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, liên doanh, các hợp tác xã, làng
nghề, hộ kinh doanh.
Ngành da giầy nước ta phát triển chủ

yếu nhờ xuất khẩu, thực hiện gia
công cho các hãng nước ngoài ngoại trừ một số doanh nghiệp lớn trong nước có
tiềm lực mạnh. Năm 2011, ngành da giầy nước ta xuất khẩu đạt khoảng 6,5 tỷ đô
la cho giầy dép các loại và 1,3 tỷ đô cho cặp, túi xách và ô dù, đứng sau ngành
Dệt may, Dầu khí.
Với mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành, Đề tài là bước khởi đầu
để thự
c hiện mục tiêu này, trước mắt đề tài tập trung vào các nội dung chính sau :
- Khảo sát, thu thập, xử lý, hệ thống hóa và lập danh mục thông tin, dữ
liệu ngành da giầy.
- Thiết kế xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu.
- Thiết kế và xây dựng chương trình tạo và quản lý cơ sở dữ liệu cho ngành
da giầy.
- Triển khai trang bị phần cứng, phần mềm hệ thống, phần m
ềm gốc, phục
vụ công tác xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu.
Tổ chức đưa hệ thống cơ sở dữ liệu ngành da giầy vào hoạt động.
Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
3

Các nội dung cụ thể được đề cập trong cơ sở dữ liệu bao gồm : Dữ liệu về
thông tin doanh nghiệp, thị trường giá cả; nguyên phụ liệu; môi trường; hợp tác
quốc tế; cơ chế chính sách; đào tạo; xuất nhập khẩu; khoa học và công nghệ.
Ngoài ra còn có thêm các chuyên mục tin tức, tra cứu dữ liệu, tiêu chuẩn Việt
Nam, khoa học công nghệ, năng lực sản xuất, quy định pháp luật.
Độc giả có thể
xem xét và truy vấn trực tiếp tại website .
Mọi thông tin góp ý cho cơ sở dữ liệu da giầy Việt Nam xin gửi về địa chỉ

email : , nhóm thực hiện Đề tài xin chân thành cảm
ơn và tiếp thu ý kiến của độc giả.
Thay mặt nhóm thực hiện đề tài
Chủ nhiệm đề tài

ThS. Vũ Hoàng Duy
Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
4

M ỤC L ỤC

TÓM TẮT NỘI DUNG BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI 2
DANH MỤC HÌNH VẼ 7
DANH MỤC BẢNG BIỂU 8
CHƯƠNG 1: 10
CƠ SỞ PHÁP LÝ, SỰ CẦN THIẾT, MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA CƠ SỞ DỮ LIỆU10
1.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ 10
1.2. SỰ CẦN THIẾT 10
1.3. KINH PHÍ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN 10
1.4. MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG ĐỀ TÀI 10
1.4.1. MỤC TIÊU 10
1.4.2. PHẠM VI 10
1.4.3. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 10
1.5. CƠ QUAN CHủ QUảN 11
1.6. ĐƠN Vị CHủ TRÌ THựC HIệN 11
1.7. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA CƠ SỞ DỮ LIỆU 11
1.7.1. KHÁI NIỆM CƠ SỞ DỮ LIỆU DA GIẦY 11
1.7.2. CƠ SỞ DỮ LIỆU GIẦY DÉP 11

1.7.3. MÔ Tả TầM NHÌN CƠ Sở Dữ LIệU 12
1.7.4. MỤC TIÊU CỦA CƠ SỞ DỮ LIỆU 12
1.7.5. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU DA GIẦY 13
1.7.6. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU 13
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14
2.1. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU 14
2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CỦA CSDL 14
2.1.2. CÁC YÊU CẦU VỀ PHẦN MỀM 14
2.1.3. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CƠ Sở Dữ LIệU 14
2.1.4. CấU TRÚC NộI DUNG CSDL GIầY DÉP PHÂN THEO CHUỗI GIÁ TRị SảN XUấT –
TIÊU DÙNG 16

Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
5

2.1.5. CấU TRÚC NộI DUNG CSDL CặP TÚI VÍ VÀ PHụ KIệN Từ DA PHÂN THEO
CHUỗI GIÁ TRị SảN XUấT – TIÊU DÙNG 16

2.1.6. PHẠM VI CỦA CƠ SỞ DỮ LIỆU 17
2.1.7. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CƠ SỞ DỮ LIỆU 17
2.1.8. CÁC BƯớC TRIểN KHAI 17
2.1.9. ĐĂNG KÝ – ĐĂNG NHậP 18
2.1.10. CấU TRÚC NộI DUNG DOANH NGHIỆP 19
2.1.11. CấU TRÚC NộI DUNG THƯƠNG MạI VÀ PHÂN PHốI GIầY DÉP 20
2.1.12. CấU TRÚC NộI DUNG NGƯờI TIÊU DÙNG 20
2.1.13. CấU TRÚC NộI DUNG MÔI TRƯờNG THể CHế 20
2.1.14. CấU TRÚC NộI DUNG ĐầU VÀO NGÀNH 21
2.1.15. TÌM KIếM THEO LOạI Dữ LIệU 21

2.2. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN 21
2.2.1. TỔ CHỨC THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU 21
2.2.1.1. LẬP VÀ PHÁT PHIỀU ĐIỀU TRA 21
2.2.1.2. THU THẬP PHIẾU ĐIỀU TRA 22
2.2.2. TỔNG HỢP DỮ LIỆU 22
2.2.2.1 PHÂN LOẠI DỮ LIỆU 22
2.2.2.2. THÔNG TIN CÁC DOANH NGHIỆP THU THẬP 23
2.2.2.3. TỔNG HỢP DỮ LIỆU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 25
2.2.2.4. CÁC TÀI LIỆU PHỤC VỤ NGÀNH 26
2.2.2.5. CÁC DỮ LIỆU NGÀNH CẶP TÚI VÍ 27
2.2.2.6. DỮ LIỆU NGUYÊN PHỤ LIỆU 27
2.2.2.7. THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG, XÃ HỘI 28
2.2.2.8. THÔNG TIN LĨNH VỰC GIẦY DÉP 29
2.2.2.9. DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG THỂ CHẾ 30
2.2.2.10. DỮ LIỆU HỢP TÁC QUỐC TẾ 31
2.2.2.11. DỮ LIỆU ĐÀO TẠO 31
2.2.3. NHẬN XÉT 31
2.3.QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU 32
2.3.1. GIỚI THIỆU 32
Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
6

2.3.2. QUẢN LÝ VÀ CẬP NHẬT DỮ LIỆU 32
2.3.2.1. GIAO DIỆN ĐĂNG NHẬP VÀO HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU 32
2.3.2.2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU 32
2.3.3. CƠ SỞ DỮ LIỆU DÀNH CHO NGƯỜI DÙNG 33
2.3.3.1. TRUY CẬP 33
2.3.3.2.TÌM KIếM VÀ TRA CứU THÔNG TIN 35

2.3.3.3.TRA CứU Dữ LIệU XUấT KHẩU CủA NGÀNH DA GIầY TRÊN THế GIớI 37
2.3.3.4. TRA CứU THÔNG TIN DOANH NGHIệP 37
2.3.4. NHẬN XÉT 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
CÁC PHỤ LỤC 43


Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
7


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1: Mô hình phát triển phần mềm theo kiểu tiến hóa 12

Hình 2: Quy trình xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu 15
Hình 3: Cấu trúc nội dung CSDL giầy dép 16
Hình 4: Cấu trúc CSDL cặp túi và phụ kiện 16
Hình 5. Các tài liệu khoa học công nghệ trong CSDL 26
Hình 6: Một số tài liệu phục vụ ngành trong CSDL 27
Hình 7: Một số tin dữ liệu lĩnh vực cặp túi trong CSDL 27
Hình 8: Tin tức lĩnh vực nguyên phụ liệu trong CSDL 28
Hình 9. Thông tin xuất nhập khẩu giầy dép trong CSDL 29
Hình 10. Dữ liệu nhập khẩu nguyên liệu giầy dép trong CSDL 30
Hình 11: Một số tài liệu quy định pháp luật trong cơ sở dữ liệu 30
Hình 12: Đăng nhập vào phần mềm quản trị CSDL 32
Hình 13: Các nội dung của trang quản lý CSDL 33

Hình 14: Trang chủ CSDL ngành da giầy Việt Nam dành cho người sử dụng 34
Hình 15: Đăng nhập tài khoản để truy cập CSDL 34
Hình 16: Giao diện trang CSDL sau khi đăng nhập thành công 35
Hình 17: Các lựa chọn khi tìm kiếm thông tin trong CSDL 35
Hình 18: Kết quả tìm kiếm thông tin 36
Hình 19: Nội dung thông tin dữ liệu, báo cáo, file đính kèm, thông tin liên quan
đến báo cáo. 36

Hình 20: Tra cứu dữ liệu ngành trên thế giới 37
Hình 21: Tra cứu thông tin doanh nghiệp 37
Hình 22: Thông tin chi tiết doanh nghiệp 38




Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
8


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Các trường của thủ tục đăng ký – đăng nhập 18
Bảng 2: Các trường trong thông tin doanh nghiệp 19
Bảng 3: Các thông tin trong các thủ tục thương mại, xuất nhập khẩu 20
Bảng 4: Các trường thông tin nội dung người tiêu dùng 20
Bảng 5: Các trường thông tin trong thủ tục môi trường thể chế 20
Bảng 6: Các trường thông tin đầu vào ngành 21
Bảng 7: Tổng hợp các doanh nghiệp ngành da giầy đã có trong CSDL 23

Bảng 8: Tỷ lệ phân bố các doanh nghiệp ngành da giầy trên ba miền trong CSDL
24

Bảng 9: Bảng các tổ chức, trường học trong và ngoài nước trong ngành da giầy
24

Bảng 10: Danh mục các trường tham gia đào tạo ngành da giầy 24
Bảng 11: Danh mục các Viện, hiệp hội ngành da giầy 25


Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
9


NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN


TT Họ và tên Học vị Cơ quan công tác Nhiệm vụ
1 Vũ Hoàng Duy ThS. CNHH Viện NCDG
Chủ nhiệm đề
tài
2 Lê Đắc Kháng Kỹ sư Hóa Viện NCDG Cộng tác viên
3 Nguyễn Minh Hoàng Kỹ sư Hóa Viện NCDG Cộng tác viên
4 Nguyễn Thị Hải Hưng Kỹ sư Hóa Viện NCDG Cộng tác viên
5 Nguyễn Đức Thành KS. CNTT
Cty. cổ phần truyền
thông Vmark
Cộng tác viên

6 Nguyễn ThànhTrung KS. CNTT
Cty. cổ phần truyền
thông Vmark
Cộng tác viên
7 Trần Hải Thu KS. CNTT
Cty. cổ phần truyền
thông Vmark
Cộng tác viên

Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
10

Chương 1:
CƠ SỞ PHÁP LÝ, SỰ CẦN THIẾT, MỤC TIÊU
VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA CƠ SỞ DỮ LIỆU
1.1. Cơ sở pháp lý
Đề tài được thực hiện theo Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số 198.11.RD/HĐ-
KHCN, ký ngày 05/05/2011 giữa Bộ Công Thương và Viện nghiên cứu Da-Giầy.
1.2. Sự cần thiết
Nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và
lưu trữ dữ liệu, việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho ngành da giầy là rất cần thiết
không chỉ đối với nhà nước mà còn đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam là cần thiết và rất hữu
ích, góp phần hoàn thiện cơ sở dữ liệu chung cho các ngành công nghiệp.
1.3. Kinh phí và thời gian thực hiện
- Thời gian thực hiện 02 năm từ 1/2011-12/2012.
- Kinh phí: 500 triệu đồng

Trong đó: Năm 2011: 180 triệu đồng
Năm 2012: 320 triệu đồng
1.4. Mục tiêu, phạm vi, nội dung đề tài
1.4.1. Mục tiêu
-Mục tiêu tổng quát
Đáp ứng nhu cầu tiếp cận, khai thác thông tin, dữ liệu phục vụ công tác
quản lý, nghiên cứu, hoạch định chiến lược, chính sách cho ngành và các doanh
nghiệp.
- Mục tiêu cụ thể:
Xây dựng, hiệu chỉnh và hoàn thiện cơ sở dữ liệu cho ngành da giầy Việt
Nam.
1.4.2. Phạm vi
Thông tin và dữ liệu ngành da giầy và một số ngành có liên quan.
1.4.3. Nhiệm vụ đề tài
- Khảo sát, thu thập, xử lý, hệ thống hóa và lập danh mục thông tin, dữ liệu
ngành da giầy.
Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
11

- Thiết kế xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu.
- Thiết kế và xây dựng chương trình tạo ra cơ sở dữ liệu cho ngành da giầy.
- Triển khai trang bị phần cứng, phần mềm hệ thống, phần mềm gốc, truyền
thông.
- Tổ chức đưa hệ thống cơ sở dữ liệu ngành da giầy vào hoạt động.
1.5. Cơ quan chủ quản
Bộ Công Thương
1.6. Đơn vị chủ trì thực hiện
Viện nghiên cứu Da – Giầy

1.7. Khái niệm, mục tiêu và đối tượng của cơ sở dữ liệu
1.7.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu da giầy
Không có khái niệm chung là ngành da giầy mà theo phân loại quốc tế thì
ngành này là ngành footwear, theo mã HS thì gồm các nhóm sản phẩm thuộc
nhóm 64 về giầy dép; còn ngành da là một loại nguyên liệu đầu vào chủ yếu của
ngành giầy dép.
Do đó, CSDL Da giầy ở đây sẽ được hiểu là CSDL của ngành gi
ầy dép,
các ngành là đầu vào cho ngành giầy dép và các thông số đầu ra của ngành giầy
dép. Sau đây, sẽ gọi là CSDL Footwear.
1.7.2. Cơ sở dữ liệu giầy dép
Là một kho thông tin về ngành giầy dép, các nguồn lực đầu vào cho ngành
giầy dép, các thông số đầu ra về phân phối và tiêu dùng cho ngành giầy dép. Các
thông tin này được tổ chức và quản lý một cách khoa học, thuận tiện cho việc sử
dụng, khai thác và truy tìm.
Nguyên tắc xây dựng CSDL theo hướng mở ngỏ cho khả năng cả
i thiện
khôn cùng. Xây dựng CSDL dạng bán cấu trúc lưu dưới dạng XML. Đồng thời
cho phép người dùng và cộng đồng vừa có thể sử dụng, lại vừa có thể đóng góp
vào việc phát triển CSDL theo hướng phát triển trí tuệ nhân tạo về ngành giầy
dép.
Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
12


Hình 1: Mô hình phát triển phần mềm theo kiểu tiến hóa
1.7.3. Mô tả tầm nhìn cơ sở dữ liệu
Là 1 cơ sở dữ liệu SỐ của ngành da giày Việt Nam

Cơ sở dữ liệu gồm:
– Tin tức
• Thị trường
• Doanh nghiệp sản xuất & kinh doanh
• Thông tin xuất nhập khẩu ngành
– Hồ sơ & thông tin Doanh nghiệp
– Thông tin thị trường da giầy trong nước
– Văn bả
n pháp luật ngành và liên quan
– Thông tin tình hình khoa học và công nghệ ngành
– Thông tin về quản lý và xử lý môi trường trong các doanh nghiệp trong
ngành.
1.7.4. Mục tiêu của cơ sở dữ liệu
¾ Là cơ sở dữ liệu tổng hợp toàn bộ dữ liệu ngành da giày Việt Nam đảm bảo
4 tiêu chí:
– Đầy đủ
– Hệ thống hoá
– Lưu trữ an toàn
– Dễ dàng khai thác, sử dụng và quản lý
¾ Là CSDL cung cấp thông tin hữu ích cho:
– Bộ
/ Ngành và các cấp quản lý nhà nước
– Doanh nghiệp trong ngành
– Nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn tìm hiểu về thị trường da giày Việt
Nam
Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
13


1.7.5. Đối tượng sử dụng cơ sở dữ liệu da giầy
¾ Đối tượng khai thác chính sau:
– Doanh nghiệp Việt Nam, nước ngoài.
– Nhà hoạch định chính sách, quản lý ngành.
– Nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên,v.v.
1.7.6. Đối tượng tham gia xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu
¾ Viện nghiên cứu da giầy.
– Nhà nghiên cứu
– Chuyên gia về ngành và thị trường
¾ Doanh nghiệp
– Doanh nhân
– Nhà thiết kế
– Cán bộ
marketing
– Cán bộ kinh doanh
¾ Cộng đồng
- Người mẫu, nhà thiết kế, nhiếp ảnh, ngitiêudùng….
Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
14

Chương 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

2.1. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
2.1.1 Các thành phần của CSDL

 sở dữ liệu sẽ bao gồm 2 phần chính là các phần mềm và các nội dung
của cơ sở dữ liệu. Đối với phần mềm CSDL sẽ bao gồm phần mềm quản lý CSDL
và phần mềm khai thác CSDL.

Phần mềm quản lý CSDL được thiết kế sao cho có thể quản lý, truy cập,
cập nhật, sửa chữa từ xa qua mạng internet giúp cho người quản lý linh hoạt hơn,
có thể ở bất kỳ
đâu cũng truy cập và quản lý được phần mềm.
Phần mềm khai thác CSDL, chủ yếu phục vụ người dùng sẽ phát triển
dưới dạng website đảm bảo người dùng có thể khai thác được tiện lợi và rộng rãi
trên cả nước cũng như trên toàn cầu thông qua mạng internet.
Các nội dung CSDL sẽ bao gồm các nội dung chính sau: thông tin doanh
nghiệp, tổ chức ngành da giầy, thông tin xuất nhập khẩu ngành, thông tin khoa
học công nghệ, thông tin thị trường, thông tin môi tr
ường, thông tin đào tạo, thông
tin cơ chế chính sách…
2.1.2. Các yêu cầu về phần mềm
Phần mềm CSDL phải đạt các yêu cầu cơ bản sau:
- Lưu trữ đầy đủ thông tin về CSDL ngành da giầy.
- Có giao diện đơn giản, thân thiện, dễ sử dụng, dễ khai thác.
- Dễ phục hồi, nâng cấp, an toàn dữ liệu.
- Có tính mở.
- Dễ chạy trên các máy tính với các môi trường khác nhau.
-
Giao tiếp với các phần mềm khác dễ dàng.
2.1.3. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu
Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy có thể khái quát như sau:
Nhóm thực hiện đề tài sẽ cùng các chuyên gia thiết kế xem xét các mục tiêu, tiêu
chí của cơ sở dữ liệu (mục 1.72 đến 1.7.6).
Căn cứ vào các nội dung thống nhất, nhóm thực hiện đề tài sẽ chia làm 2
nhóm, một nhóm tập trung thiết kế và xây dựng phầ
n mềm khai thác và sử dụng,
một nhóm làm công tác thu thập và xử lý các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau
thành dữ liệu quy định.

Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
15

































Hình 2: Quy trình xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu
Xây dựng các modul
Nidung
CSDL

Lập
trình
vi
ên
Ra đầu bài
Bộ phận
nhập dữ
li
ệu
Đăng ký, đăng nhập,
khai thác sử d

n
g
Các loại dữ liệu rời rạc
Thu th
ập

VIỆN NGHIÊN CỨU DA GIẦY

Nhóm thiết kế
Nhóm
thu thập
d

li

u
Phân loại và
xử lý dữ liệu
chu
â
̉
n

a
Phối ghép các modul
Thiết kế giao diện
Đóng gói
PHẦNMỀM
CSDL
NỘI
DUNG
CSDL
Khai
thác, sử
dụ
ng
Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy


Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
16

Sau khi 2 nhóm hoàn thành các công việc của mình lúc đó bắt đầu đưa dữ
liệu vào CSDL rồi tiến hành chạy thử, chỉnh sửa. Quá trình được tiến hành nhiều
lần qua nhiều cuộc hội thảo góp ý của các chuyên gia, tổ chức, hiệp hội, doanh
nghiệp. Cuối cùng sau khi thống nhất về các form mẫu, giao diện, cách quản lý,
khai thác, nhóm thực hiện phần mềm sẽ bàn giao chính thức cho nhóm dữ liệu để
tiến hành đưa các dữ liệ
u vào phần mềm quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu.
2.1.4. Cấu trúc nội dung CSDL giầy dép phân theo chuỗi giá trị sản xuất –
tiêu dùng
Có thể mô tả cấu trúc nội dung CSDL giầy dép theo sơ đồ sau.










Hình 3: Cấu trúc nội dung CSDL giầy dép
2.1.5. Cấu trúc nội dung CSDL cặp túi ví và phụ kiện từ da phân theo chuỗi
giá trị sản xuất – tiêu dùng











Hình 4: Cấu trúc CSDL cặp túi và phụ kiện
Nguyên phụ
liệu
Công nghệ
Nhân lực
Năng lực
tài
chính

Thương mại
và phân phối

Người tiêu
dùng và thị
trư
ờng
1
3
4
2
Môi trường ngành
5
Ngành giầy dép
Ngành da (DN sản

xuất da và doanh
nghiệp kinh doanh
thương mại da)
1
3
4
2
Môi trườn
g
n
g
ành
Doanh nghiệp sản xuất
sử dụng da – Khách hàng
công nghiệp
Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
17

2.1.6. Phạm vi của cơ sở dữ liệu
• Cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp sản xuất trong ngành (xuất khẩu và nội
địa);
• Cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp kinh doanh;
• Cơ sở dữ liệu xuất khẩu ( của Việt nam, các nước nhập khẩu, các đối thủ
cạnh tranh).
• Cơ sở dữ liệu nhập khẩu (nguyên liệu, máy móc thiết bị, nguyên phụ

liệu…).
• Cơ sở dữ liệu về các văn bản pháp quy liên quan tới ngành.

2.1.7. Chiến lược phát triển cơ sở dữ liệu
• Giai đoạn 1
: Xây dựng cơ sở dữ liệu
– Xây dựng cấu trúc nội dung CSDL.
– Xây dựng phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu và hạ tầng phần cứng để vận
hành.
– Xây dựng, cập nhật và phát triển nội dung CSDL: Cung cấp thông tin, dữ
liệu, báo cáo ngành.
– Quảng bá và gây dựng hình ảnh và thu hút người sử dụng.
• Giai đoạn 2
: Kinh doanh sản phẩm
– Bán thông tin cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
– Quảng cáo.
– Liên kết.
• Giai đoạn 3
: Phát triển chuyên sâu
– Xuất bản các báo cáo ngành.
– Ý kiến chuyên gia.
– Phát triển các mô hình toán và thống kê ứng dụng để phục vụ công tác
kết xuất dữ liệu cũng như các dự báo thị trường.
2.1.8. Các bước triển khai
Bước 1: Phân tích yêu cầu nội dung & tính năng sản phẩm.
Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
18

Bước 2: Thiết kế hệ thống các giao diện người dùng và giao diện quản trị nội
dung.
Bước 3: Xây dựng web mẫu CSDL.

Bước 4: Lập trình phần hiển thị & quản trị theo giao diện và trang web mẫu
đã thống nhất.
Bước 5: Kiểm tra và dùng thử sản phẩm (cập nhật thử nội dung theo chuẩn).
Bước 6: Hướng dẫn quản lý, đào tạo sử dụng.
2.1.9. Đăng ký – đăng nhập


Bảng 1: Các trường của thủ tục đăng ký – đăng nhập
Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
19

2.1.10. Cấu trúc nội dung doanh nghiệp


Bảng 2: Các trường trong thông tin doanh nghiệp
Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
20


2.1.11. Cấu trúc nội dung thương mại và phân phối giầy dép


Bảng 3: Các thông tin trong các thủ tục thương mại, xuất nhập khẩu
2.1.12. Cấu trúc nội dung người tiêu dùng



Bảng 4: Các trường thông tin nội dung người tiêu dùng
2.1.13. Cấu trúc nội dung môi trường thể chế


Bảng 5: Các trường thông tin trong thủ tục môi trường thể chế
Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
21

2.1.14. Cấu trúc nội dung đầu vào ngành

Bảng 6: Các trường thông tin đầu vào ngành
2.1.15. Tìm kiếm theo loại dữ liệu
Định dạng file: doc, xls, pdf, ppt.
Định dạng file ảnh và video.
Quy định quy tắc ghi tên file tải lên và cách thức tìm kiếm nội dung trong file
theo cấu trúc hoặc công cụ tìm kiếm theo từ khóa.
2.2. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN
2.2.1. Tổ chức thu thập và xử lý dữ liệu
2.2.1.1. Lập và phát phiều điều tra
a. Lập phiếu điều tra
- Phiếu điều tra tập trung vào các tiêu chí sau:
+ Ngắn gọn.
+ Đầy đủ sát với thông tin cầ
n sưu tập.
+ Dễ hiểu.
+ Dễ thu thập thông tin.
- Các mẫu được gửi đi lấy thông tin có Mẫu 01/2012 (xem phụ lục).
b. Tổ chức thu thập thông tin

- Phiếu thu thập thông tin được gửi tới các doanh nghiệp qua con đường bưu
chính.
Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
22

- Địa chỉ tiếp nhận qua các kênh: Hiệp hội da giầy thành phố Hồ Chí Minh; Hiệp
hội da giầy Việt Nam; Viện nghiên cứu da giầy.
- Bản fax , pdf gửi qua mail hay số fax trực tiếp của 3 địa chỉ trên.
- Các hình thức thu thập thông tin khác: qua các cổng thông tin của chính phủ,
các Bộ, các tỉnh thành, các tổ chức, hiệp hội trong cả nước.
2.2.1.2. Thu thập phiếu điều tra
Việc tổ chức điều tra được th
ực hiện trong 2 đợt, đợt 1 vào giữa năm
2011, đợt 2 đầu năm 2012.
Hình thức điều tra được thực hiện theo phương thức trực tiếp và gửi phiếu.
Cách gặp trực tiếp đảm bảo láy được thông tin đầy đủ chính xác, tuy nhiên chi phí
thực hiện khá cao, trước khi đến doanh nghiệp nhóm điều tra đã liên hệ và đặt lịch
trước, đảm bảo doanh nghiệp có người tiếp và cung cấp thông tin. Các doanh
nghiệ
p điều tra trực tiếp chủ yếu ở Hà Nội và thành phố HỒ Chí Minh là chính.
Hình thức điều tra gián tiếp bằng gửi phiếu điều tra cho hiệu quả thấp,
thông tin thiếu chính xác, có tính chất đại khái, không trung thực.
Chúng tôi cũng đã kết hợp với Hiệp hội da giầy túi xách Việt Nam để tiếp
cận các doanh nghiệp trong hiệp hội nên cách này cũng khá hiệu quả.
Ngoài ra chúng tôi còn thu thập thông tin qua các website của các tổ chứ
c,
cổng thông tin của chính phủ, các bộ, các tỉnh thành và các công ty, các tổ chức
quản lý khác.

2.2.2. Tổng hợp dữ liệu
2.2.2.1 Phân loại dữ liệu
Dữ liệu được phân theo 3 kênh chính là Giầy dép, thuộc da, túi sách.
Mỗi kênh chính bao gồm 9 lĩnh vực nhỏ sau:
+ Thông tin doanh nghiệp
+ Thông tin xuất nhập khẩu
+ Thông tin khoa học công nghệ
+ Thông tin nguyên phụ liệu
+ Thông tin môi trường
+ Thông tin hợp tác quốc tế
+ Thông tin cơ chế chính sách
+ Thông tin đào tạo
Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
23

Ngoài ra còn có các thông tin khác thể hiện trên giao diện người dùng như tin tức
ngành, tra cứu tài liệu.
2.2.2.2. Thông tin các doanh nghiệp thu thập
Qua tổng hợp thông tin các doanh nghiệp thu thập được, chúng tôi thấy có
mấy điểm nổi bật sau:
- Nhiều doanh nghiệp đổi tên gọi do thay đổi loại hình doanh nghiệp.
- Nhiều doanh nghiệp phát triển thêm một số lĩnh vực kinh doanh khác như
xây dựng, bất động sản, v.v.
- Các doanh nghiệp lớn, có thương hiệu hiện vẫn
đang hoạt động tốt mặc dù
sản lượng, đơn hàng năm 2012 có giảm hơn năm 2011.
- Các doanh nghiệp nhỏ, không có nhiều khách hàng để tồn tại đã phải nhận
gia công lại cho các doanh nghiệp lớn.

- Số doanh nghiệp điều tra theo hình thức gián tiếp thông tin thu thập được
không chính xác và không đầy đủ (email, điện thoại, thông tin quản lý xã hội, môi
trường, sản lượng, v.v.).
Bảng 7: Tổng hợp các doanh nghiệp ngành da giầy đã có trong CSDL
Tên Tỉnh Số lượng doanh
nghiệp
Tên Tỉnh Số lượng doanh
nghiệp
Hà Nội 43 Thái Bình 1
Hưng Yên 6 Thanh Hóa 3
Phú Thọ 1 Thừa Thiên Huế 2
Vĩnh Phú 6 Quảng Nam 1
Hải Dương 9 Đà Nẵng 1
Hải Phòng 28 Long An 11
Bắc Ninh 1 Cần Thơ 5
Bắc Giang 1 Tây Ninh 5
Hà Nam 1 Vĩnh Long 3
Nam ĐỊnh 1 Bà rịa vũng tàu 8
Nghệ An 1 Bình Dương 88
Đồng Nai 37 Hồ Chí Minh 280
Tổng cộng 534

Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
24

Hiện tại CSDL đã cập nhật được hơn 500 doanh nghiệp (xin mời xem trên
trang ), tổ chức ngành da giầy trong cả nước,
tập trung chủ yếu ở phía nam 80,5 %, phần nhỏ ở miền trung 0,7%, còn lại ở

phía Bắc 18,8% (Bảng 7).
Bảng 8: Tỷ lệ phân bố các doanh nghiệp ngành da giầy trên ba miền trong CSDL
TT Khu vực Số lượng Tỷ lệ
1 Phía Bắc 102 18,8
2 Miền Trung 4 0,7
3 Phía Nam 437 80,5
Tổng 543 100,0
Các tổ chức, hiệp hội, trường học tham gia hoạt động trong lĩnh vực da giầy trên
cả nước có khoảng 71, số liệu chi tiết thể hiện trên bảng 9.
Bảng 9: Bảng các tổ chức, trường học trong và ngoài nước trong ngành da giầy
Nội dung Số lượng tổ chức,
trường học
Trường đào tạo 9
Hiệp hội liên quan 21
Tạp chí ấn phẩm 12
Hiệp hội da giầy nước ngoài 29
Tổng cộng 71

Bảng 10: Danh mục các trường tham gia đào tạo ngành da giầy
TT Tên Trường Địa chỉ Khu vực
01 Đại học Bách khoa Hà Nội 17 Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội
Bắc
02 Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội 360 Đê La Thành, phường Ô chợ dừa, quận
Đống đa, thành phố Hà Nội
Bắc
03 Cao đẳng mỹ thuật trang trí 368 đường 30-4, phường Trung Dũng,
thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Nam
04 Cao đẳng kinh tế công nghiệp

II
20 Tăng Nhơn Phú, phường Phước Long B,
quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
Nam
05 Đại học sư phạm kiến trúc Thủ
Đức
1 Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức, thành phố
Hồ Chí Minh
Nam
Mã số 198.11.RĐ/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da-Giầy

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành da giầy Việt Nam - ThS. Vũ Hoàng Duy
25

06 Đại học Kiến Trúc HCM 196 paster, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh Nam
07 Đại học dân lập Hồng Bàng 28-30 Ngô Quyền, quận 3, thành phố Hồ
Chí Minh
Nam
08 Đào tạo nghiệp vụ kỹ thuật
MTC
171 Cao Thắng (nối dài), phường 12, quận
10, thành phố Hồ Chí Minh
Nam
09 Đại học dân lập kỹ thuật công
nghệ
422 Đào Duy Anh, phường 9, quận Phú
Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Nam
10 Đại học Mỹ thuật TP HCM 5 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, thành
phố Hồ Chí Minh

Nam

Bảng 11: Danh mục các Viện, hiệp hội ngành da giầy
TT Tên Tổ chức Địa chỉ Khu vực
01 Viện nghiên cứu da giầy 160 Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội Bắc
02 Hiệp hội da giầy túi xách
VN
Chi nhánh phía Bắc:160 Hoàng Hoa Thám,
Tây Hồ, Hà Nội
Bắc
03 Hội da giầy TP HCM 180-182 Lý Chính Thắng, phường 9, quận 3,
thành phố Hồ Chí Minh
Nam
04 Hội da giầy quận 4 5 đưởng Tôn Đản, phường 13, quận 4, thành
phố Hồ Chí Minh
Nam
05 Hội da giầy thành phố Hà
Nội
Kiêu Kỵ, Gia lâm, Hà Nội Bắc
06 Hội da giầy phú yên 107 Giã Hạ, xã Phú Yên, huyện Phú xuyên,
Hà Nội
Bắc

2.2.2.3. Tổng hợp dữ liệu khoa học công nghệ
Ngành da giầy nước ta có lịch sử khá lâu đời, tuy nhiên những tài liệu ghi
chép lại quá trình làm giầy hay thuộc da của các thế hệ trước để lại rất ít, chủ yếu
truyền dạy nghề bằng thực tế (điển hình ở các làng nghề).
Các tài liệu ngành da giầy nước ta kể từ sau khi Tổng công ty da giầy Việt
Nam giải thể hiện bị thấ
t lạc nhiều và không được phổ biến, ngoại trừ một số thư

viện còn lưu trữ.
Hiện nay, đơn vị hoạt động khoa học chính tắc nhất của cả nước trong lĩnh
vực da giầy là Viện nghiên cứu da giầy. Một số Viện nghiên cứu khác trong nước
tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực nguyên liệu cho thuộc da,

×