Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu công nghệ gia công các sản phẩm kích thích tăng trưởng dạng bột cho một số cây trồng nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.98 KB, 78 trang )

CÔNG TY CP THUỐC SÁT TRÙNG VIỆT NAM







BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CÁC SẢN PHẨM KÍCH
THÍCH TĂNG TRƯỞNG DẠNG BỘT CHO MỘT SỐ CÂY TRỒNG
NÔNG NGHIỆP

CNĐT : ĐOÀN TRUNG TÙNG










9594



HÀ NỘI – 2012








MỤC LỤC


Trang
CÁC TỪ VIẾT TẮT
1
DANH MỤC CÁC BẢNG
3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
4
Phần I. TỔNG QUAN
8
I. CÁC BIỆN PHÁP TĂNG NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG
CÂY TRỒNG
8
I.1. Phân bón và nhu cầu dinh dưỡng đối với cây trồng.
8
I.2. Sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng thực vật
9
II. CÁC CHẤT ĐIỀU TIẾT SINH TRƯỞNG THỰC VẬT
VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP
10
II.1. Đại cương về các chất ĐTST thực vật.

10
II.2. Vai trò của các chất ĐTST đối với cây trồng
12
II.2.1. Các auxin
13
II.2.2. Nhóm giberelin (GA
3
)
15
II.3. Sử dụng các chất KTST trong nông nghiệp hiện nay
19
II.3.1. Ảnh hưởng của chất ĐTST đến năng suất và chất lượng nông sản
19
II.3.2. Nhu cầu sử dụng và thị trường các chất ĐTST hiện nay
19
III. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG SẢN PHẨM CHỨA CÁC
CHẤT KTST THỰC VẬT
21
III.1. Công nghệ gia công các sản phẩm phục vụ nông nghiệp
21
III.2. Gia công các sản phẩm KTST cây trồng
22
III.2.1.
Gia công riêng các chất KTST thực vật
22
III.2.2. Gia công hỗn hợp các chất KTST với các chất dinh dưỡng
24
III.2.3. Lựa chọn đối tượng nghiên cứu
28
Phần II. THỰC NGHIỆM

32
I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG
32
I.1 Phương pháp nghiên cứu
32
I.2. Nội dung nghiên cứu
33
I.2.1. Nghiên cứu điều chế các muối kim loại vi lượng dạng bột Me-
lignosulfonat (Me =Zn, Cu, Mg, Mn…)
33
I.2.2. Lựa chọn công thức hỗn hợp chất KTST với các thành phần
dinh dưỡng cho từng loại cây trồng
34
I.2.3 Nghiên cứu gia công sản phẩm KTST dạng bột thấm nước (WP)
35
I.2.4. Sản xuất thử nghi
ệm sản phẩm
35
I.2.5. Khảo nghiệm, đánh giá hiệu quả của các sản phẩm trên
từng đối tượng cây trồng
35
II. NGUYÊN, VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU
36
II.1. Nguyên liệu và hóa chất
36
II.2. Thiết bị, dụng cụ
37
III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM
37

III.1. Xác định hàm lượng hoạt chất
37
III.1.1. Xác định hàm lượng Ca-lignosulfonat và các Me-lignosulfonat
37
III.1.2. Xác định hàm lượng các dinh d
ưỡng khác (N, P, K).
38
III.1.3. Xác định hàm lượng các chất KTST
38
III.2. Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm thuốc KTST
38
Phần III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
40
I. NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ CÁC MUỐI VI LƯỢNG DẠNG
BỘT ME-LIGNOSULFONAT (Me: Zn, Cu, Mg, Mn…)
41
I.1. Xác định thành phần dinh dưỡng vi lượng cho từng loại
cây trồng
41
I.1.1. Thành phần dinh dưỡng vi lượng cho cà chua (Me-LS1)
41
I.1.2. Thành phần dinh dưỡng vi lượng cho cây cam (Me-LS2)
42
I.1.3. Thành phần dinh dưỡng vi lượ
ng cho cây chè (Me-LS3)
43
I.2. Điều chế các muối vi lượng Me-lignosulfonat cho từng loại cây
43
I.2.1. Nghiên cứu cải tiến điều kiện công nghệ để tổng hợp
Me-lignosulfonat dạng bột

43
I.2.2. Xây dựng qui trình điều chế Me-lignosulfonat dạng bột
45
II. LỰA CHỌN CÔNG THỨC HỖN HỢP CHẤT KTST VỚI
CÁC THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CHO TỪNG LOẠI
CÂY TRỒNG
46
III. NGHIÊN CỨU GIA CÔNG SẢN PHẨM KTST DẠNG BỘT
THÂM NƯỚC
47
III.1. Khảo sát lựa chọn thành phần gia công sản phẩm dạng bột thấm
nước (WP).
47
III.2. Khảo sát lựa chọn chất HĐBM cho hỗn hợp gia công
48
III.3. Xây dựng công nghệ gia công sản phẩm dạng WP
49
IV. SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM
54
IV.1. Tổng hợp hỗn hợp các Me-lignosulfonat cho từng loại sản phẩm
54
IV.2. Gia công sản phẩm dạng WP
56
V. KHẢO NGHIỆ
M, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN PHẨM TRÊN
CÁC ĐỐI TƯỢNG CÂY TRỒNG
57
IV.1. Kết quả khảo nghiệm sản phẩm KT-1 trên cà chua
58
IV.2. Kết quả khảo nghiệm sản phẩm KT-2 trên cây cam

61
IV.3. Kết quả khảo nghiệm sản phẩm KT-3 trên cây chè
62
IV.4. Kết luận về khảo nghiệm
63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
68
PH
Ụ LỤC
71


1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AAS : Phổ hấp thụ nguyên tử (Atomic Absorption Spestrometer)
Bộ NN&
PTNT
: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BVTV : Bảo vệ thực vật
CIPAC : Hội đồng Hợp tác quốc tế về Phân tích thuốc BVTV
(Collaborative International Pesticides Analytical Council)
ĐC : Đối chứng
GA : Gibberellic acid
HĐBM : Hoạt động bề mặt
IAA : Indole acetic acid
IBA : Indole-3-butyric acid

KHCN : Khoa học công nghệ
KTST : Kích thích sinh trưởng
ICP-MS : Phổ phát xạ cao tần ghép nối Khối phổ (Inductively coupled
plasma mass spectroscopy)
LD
50
: Liều gây chết trung bình (Lethal Dose, mg/kg)
LS : Lignosulfonate
Me-LS : Me-lignosulfonat (muối kim loại vi lượng lignosulfonat)
NAA : Naphthylacetic acid
PTN : Phòng thí nghiệm
PBL : Phân bón qua lá
ppm : Phần triệu (parts per million) .
QCVN : Qui chuẩn Việt Nam
TB : Dạng viên (Tablet)
TCN : Tiêu chuẩn ngành
2

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TSLL : Tỷ suất lơ lửng
ƯCST : Ức chế sinh trưởng
WHO : Tổ chức sức khỏe Thế giới (World Health Organization)
WDG : Dạng hạt phân tán trong nước (Water dispersible granule)
WP : Dạng bột thấm nước (Wettable powder)


















3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. : Một số chất KTST cây trồng phổ biến
Bảng 2.1.
 : Danh mục các nguyên liệu và hóa chất chính
Bảng 2.2.
 : Danh mục thiết bị và dụng cụ
Bảng 3.1.
 : Thành phần dinh dưỡng Me-LS1 cho cà chua
Bảng 3.2.
 : Thành phần dinh dưỡng Me-LS2 cho cam
Bảng 3.3.
 : Thành phần công thức phân bón lá LS3 cho chè.
Bảng 3.4.  : Khảo sát lượng nước hòa tan Ca-lignosulfonat cần thiết
Bảng 3.5.
 : Thành phần Me-lignosulfonat trong sản phẩm cho 3 loại cây
Bảng 3.6.

 : Công thức hỗn hợp giữa chất KTST với các thành phần dinh
dưỡng cho từng loại cây trồng
Bảng 3.7.
 : Kết quả khảo sát lượng lượng chất HĐBM cho sản phẩm KTST
Bảng 3.8. : Thành phần gia công các sản phẩm KTST cho 03 loại cây
Bảng 3.9. : Chỉ tiêu chất lượng các sản phẩm KTST
Bảng 3.10. : Một số chỉ tiêu chất lượng sản phẩm KTST sau thí nghiệm bảo
quản
Bảng 3.11. : Tiêu chuẩn chất lượng các Me-lignosulfonat
Bảng 3.12. : Thành phần dinh dưỡng Me-lignosulfonat
Bảng 4.1. : Ảnh hưởng của chế phẩm KT-1 đến số hoa, số
quả và tỷ lệ đậu
quả cà chua
Bảng 4.2. : Ảnh hưởng của chế phẩm KT-1 đến yếu tố cấu thành năng suất
cà chua
Bảng 4.3. : Ảnh hưởng của chế phẩm KT-1 đến năng suất cà chua tại Mê
Linh
Bảng 4.4. : Ảnh hưởng của chế phẩm KT-2 đến yếu tố cấu thành năng suất
cam
Bảng 4.5. : Ảnh hưởng của chế phẩm KT-2 đến n
ăng suất cam
Bảng 4.6. : Ảnh hưởng của chế phẩm KT-3 đến mật độ và khối lượng búp
tươi
4

Bảng 4.7. : Ảnh hưởng của chế phẩm KT-3 đến năng suất chè búp tươi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình I.1.  : Sự cân bằng giữa các chất KTST và ƯCST

Hình I.2. : Tác dụng tăng chiều dài thân cây đậu Hà Lan sau khi xử lý 7
ngày với 5 µg GA
3

Hình 3.1. : Sơ đồ dây chuyền tổng hợp hỗn hợp Me-lignosulfonat dạng bột
nhão
Hình 3.2.
 : Sơ đồ dây chuyền gia công các sản phẩm KTST dạng WP












5





MỞ ĐẦU


Trong canh tác nông nghiệp hiện đại, các chất điều tiết sinh trưởng thực

vật (ĐTST) đã và đang được ứng dụng rộng rãi như là một phương tiện hóa
học quan trọng để điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng
nhằm tăng năng suất, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao theo ý
muốn. Đây là một trong những biện pháp tăng n
ăng suất cây trồng tiên tiến và
hiệu quả. Trên cơ sở hiểu biết các quá trình chuyển hóa sinh học trong cây,
con người đã điều chế ra các chất ĐTST hóa học mang nhiều lợi ích cho trồng
trọt như kích thích nảy mầm của hạt giống, kích thích ra rễ (giâm, chiết cành),
kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển, kích thích ra hoa, đậu quả, điều
khiển quá trình quả chín theo ý muốn hoặc tạo quả không hạt Với một hàm
lượ
ng rất nhỏ, chúng có khả năng làm thay đổi những đặc trưng về hình thái
sinh lý của cây.
Trong số các chất ĐTST thực vật, các chất kích thích sinh trưởng
(KTST) đóng vai trò quan trọng và được sử dụng nhiều nhất. Ngày nay, người
ta thường sử dụng các chất KTST hỗn hợp với các chất dinh dưỡng đa lượng
và vi lượng bổ sung cho cây nhằm tăng năng suất, tăng chất lượng nông phẩm.
Sự k
ết hợp giữa các chất KTST với phân bón nhiều khi còn có tác dụng hợp
lực (synergist). Các chất dinh dưỡng vi lượng thường là các kim loại vi lượng
cần thiết cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây như Zn, Fe, Cu, Mn,
Mg, Bo, Mo được sử dụng dưới dạng muối hữu cơ tan trong nước (các chelat
của kim loại đa hóa trị). Nhưng ở Việt Nam hiện nay thường sử dụng các
6

muối vô cơ, cây khó hấp thụ qua lá; đồng thời khi rơi xuống đất sẽ dần dần
làm thay đổi thành phần cấu tạo đất. Thời gian gần đây, các muối vi lượng của
lignosulfonat hay được lựa chọn thay thế vì dễ phân huỷ sinh học, không để
lại dư lượng nên rất thân thiện với môi trường và được khuyến cáo sử dụng,
đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệ

p sạch.
Hiện nay ở Việt Nam, việc sử dụng thuốc ĐTST trong sản xuất nông
nghiệp ngày càng trở nên phổ biến. Theo Danh mục thuốc bảo vệ thực vật
(BVTV) được phép sử dụng ở Việt Nam năm 2011, các thuốc ĐTST có
khoảng 48 hoạt chất với 126 tên thương phẩm, chiếm khoảng 5% tổng số các
sản phẩm thương mại BVTV đang lưu hành trên thị trường. Trong đ
ó được sử
dụng nhiều nhất là các chất thuộc nhóm auxin (axit α-naphthylacetic, axit β-
naphthoxyacetic, axit indolylacetic…) và nhóm giberelin (chủ yếu là axit
giberelic GA
3
). Tuy nhiên, phần lớn các hoạt chất (khoảng 80%) và sản phẩm
phải nhập ngoại với giá thành cao.
Trước đây, Chi nhánh I Hà Nội - VIPESCO đã thực hiện Dự án sản xuất
thử nghiệm cấp nhà nước "Sản xuất và sử dụng các auxin phối hợp với các
nguyên tố vi lượng phục vụ cho phát triển trồng trọt", tạo ra sản phẩm hỗn hợp
giữa các chất KTST nhóm auxin với các muối kim loạ
i vi lượng. Các sản
phẩm này đã cung cấp rộng rãi cho thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế. Tuy
nhiên, sản phẩm còn bị hạn chế do sử dụng các muối kim loại vô cơ.
Nghiên cứu tạo ra các sản phẩm KTST trên cơ sở hỗn hợp các muối kim
loại vi lượng lignosulfonat thay thế các muối vô cơ sẽ khắc phục được những
nhược điểm trên và mang tính khoa học, có ý nghĩa kinh tế
- xã hội lớn. Ngoài
ra, sản phẩm được gia công dạng bột sẽ thuận tiện cho người sử dụng, đơn
giản trong khâu bảo quản, giảm công vận chuyển, từ đó giảm giá thành sản
phẩm cho người sử dụng.
Do vậy, đề tài "Nghiên cứu công nghệ gia công các sản phẩm kích thích
tăng trưởng dạng bột cho một số cây trồng nông nghiệp" vừa mang ý nghĩa
khoa học, vừa

đem lại hiệu quả kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường, có thể áp
dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sạch tại Việt Nam.
7

Mục tiêu Đề tài:
Tạo ra công nghệ gia công dạng bột các sản phẩm KTST một số cây
trong lĩnh vực nông nghiệp sạch: rau màu, cây ăn quả và chè xuất khẩu.
Nội dung Đề tài:
- Nghiên cứu điều chế một số muối hữu cơ dạng bột chứa các kim loại vi
lượng như Zn, Cu, Mg, Mn từ nguyên liệu rẻ tiền và thân thiện với môi
trường.
- Nghiên cứu gia công hỗn hợp các chất KTST (α
-NAA, β-NOA, GA
3
)
với các muối hữu cơ dạng bột sử dụng cho từng đối tượng cây trồng xác định.
- Nghiên cứu công nghệ gia công sản phẩm.
- Sản xuất thử lượng sản phẩm đủ để phục vụ thử hiệu lực sinh học trong
PTN.
- Khảo nghiệm hiệu lực sinh học của sản phẩm qui mô PTN trên từng
đối tượng cây đã nêu.











8



Phần A. TỔNG QUAN

I. CÁC BIỆN PHÁP TĂNG NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG CÂY
TRỒNG.
An ninh lương thực là vấn đề luôn được cả thế giới quan tâm do sự gia
tăng dân số hàng năm trong khi diện tích canh tác ngày càng giảm. Theo Tổ
chức Y tế thế giới (WHO), dự kiến dân số thế giới vào năm 2025 là 8 tỷ và
tăng lên khoảng 10 tỷ vào năm 2050, đặc biệt tăng nhanh ở khu vực châu Á -
Thái Bình Dương. Đồng thời diện tích canh tác tính trên đầ
u người giảm từ
0,5 ha năm 1960 xuống còn 0,33 ha vào năm 1996 và dự kiến chỉ còn 0,2 ha
vào năm 2015. Để đảm bảo nhu cầu lương thực thế giới, cần tăng năng suất
cây trồng bằng nhiều biện pháp, trong đó quan trọng nhất là đảm bảo nhu cầu
dinh dưỡng cho quá trình phát triển và ra hoa, tạo quả của cây. Đồng thời cần
áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến, như
: chuyển
đổi giống cây trồng hợp lý, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình áp
dụng biện pháp thâm canh, sử dụng hợp lý phân bón, không lạm dụng phân
hóa học, có quy trình chăm sóc hợp lý, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả,
gieo trồng đúng thời vụ, sử dụng các loại thuốc điều tiết sinh trưởng thực vật
phù hợp đối với từng loại cây, từng giai đo
ạn thích hợp
I.1. Phân bón và nhu cầu dinh dưỡng đối với cây trồng .
Cũng như các sinh vật khác, thực vật cần các chất dinh dưỡng để sinh
trưởng và phát triển. Có những chất cây cần với số lượng nhiều gọi là chất đa

lượng như: C, O, H, N, P, K Những chất đa lượng tham gia trực tiếp vào cấu
tạo tế bào, tạo nên cơ thể cây và chiếm tới 99,95% trọng lượng các chất trong
cây. Còn lạ
i trên 60 nguyên tố khác chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ gọi là các chất vi
lượng. Tuy cần với lượng rất ít nhưng các chất vi lượng có vai trò cực kỳ quan
trọng trong đời sống thực vật. Những chất vi lượng này có thể tham gia một
phần trong cấu tạo tế bào, đặc biệt là trong các enzym và cytochrom, là những
9

chất giữ vai trò xúc tác hoặc thúc đẩy các phản ứng sinh học để tổng hợp hoặc
chuyển hóa các chất trong cây, đảm bảo cho các quá trình sinh trưởng, phát
triển của cây được diễn ra bình thường [2].
Phần lớn các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng cần thiết cho cây đều
có trong đất và được hấp thụ qua rễ. Tuy nhiên, một số chất có hàm lượng nhỏ
như N, P, K không đủ cung cấp cho nhu cầu của cây khi được gieo trồ
ng với
mật độ cao. Vì vậy trong trồng trọt, người ta phải bón thêm các chất này để
cung cấp cho cây dưới các dạng phân bón. Với các chất vi lượng cũng vậy,
nhiều trường hợp phải bón thêm Cu (đồng), Zn (kẽm), Fe (sắt), Mn (mangan),
B (bor), Mo (molipden)
Nhu cầu các chất dinh dưỡng phụ thụộc vào từng loại cây và từng thời
kỳ sinh trưởng của chúng. Thành phần dinh dưỡng trong đất cũng khác nhau,
tùy vào từng loại và thường không đủ cung cấp cho nhu cầ
u của cây. Vì vậy từ
xưa đến nay trong canh tác nông nghiệp, người ta thường bổ sung các chất
dinh dưỡng cho cây thông qua phân bón. Phân bón là hợp chất nhân tạo hay
tự nhiên đưa vào hệ sinh thái nông nghiệp để nâng cao dinh dưỡng cây trồng,
tăng năng suất hay cải thiện độ phì đất. Ông cha ta đã nói "nhất nước, nhì
phân, tam cần, tứ giống". Phân bón có tác dụng tăng năng suất cây trồng trong
mọi thời đại. Như vậy, vai trò của phân bón là không thể thi

ếu được trong
canh tác nông nghiệp [1].
Tùy thuộc vào thành phần dinh dưỡng, có thể chia phân bón thành các
loại như phân bón đa lượng (chứa các chất dinh dưỡng đa lượng như N, P, K),
trung lượng (chứa Ca, S) hay vi lượng (chứa các nguyên tố vi lượng như Fe,
Cu, Mn, Mg, B, Mo ). Hàm lượng các chất dinh dưỡng trên có trong phân
bón phụ thuộc vào nhu cầu và giai đoạn phát triển của từng loại cây, cấu tạo
đất trồng, điều kiện khí hậu v.v Mỗi chất dinh dưỡng đề
u có tác dụng riêng
đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, nhưng đều mang lại hiệu
quả là tăng năng suất, tăng sản lượng nông nghiệp.
I.2. Sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng thực vật
Các chất điều tiết sinh trưởng thực vật (ĐTST) nói chung và thuốc kích
thích sinh trưởng (KTST) nói riêng đã và đang được ứng dụng rất rộng rãi
10

trong ngành trồng trọt như là một phương tiện hóa học quan trọng để điều
khiển quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng nhằm thu được năng
suất cao. Đây là một trong những biện pháp tăng năng suất cây trồng hiện đại
và hiệu quả. Trên cơ sở hiểu biết các quá trình chuyển hóa sinh học trong cây,
bắt chước thiên nhiên, con người đã điều chế ra các chất ĐTST hóa học mang
nhiều lợi ích cho trồng trọt như kích thích nảy mầm của hạt giống, kích thích
ra rễ (giâm, chiết cành), kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển, kích
thích ra hoa, đậu quả, tạo quả không hạt, kích thích quá trình chín hay kéo dài
thời gian chín của quả Ví dụ: dùng Etylen để kích thích ra hoa ở dứa hay
kích thích chảy mủ cao su; Ethrel hay Ethephon dùng để kích thích ra hoa
sớm, ra trái vụ ở xoài và cây ăn trái; α-NAA kích thích ra rễ, dùng trong lĩnh
vực giâm, chiết cành; GA
3
kích thích cây phát triển, làm cho cây cao, nhiều

cành, nhiều lá, tạo điều kiện cho quá trình quang hợp của cây, từ đó giúp cây
phát triển tốt, ra hoa, đậu quả
Các chất ĐTST mang lại nhiều tác dụng hữu ích. Tuy nhiên việc sử
dụng chúng như con dao 2 lưỡi, nếu sử dụng đúng loại, đúng liều lượng, đúng
nồng độ và đúng thời kỳ của cây mới cho được kết quả tốt. Nếu không áp
d
ụng 4 đúng trên sẽ không có tác dụng hoặc tác dụng ngược lại.
II. CÁC CHẤT ĐIỀU TIẾT SINH TRƯỞNG THỰC VẬT VÀ VAI TRÒ
CỦA CHÚNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP.
II.1. Đại cương về các chất ĐTST thực vật.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây trồng không những cần
các chất dinh dưỡng cơ bản như: nước, protein, gluxit, chất khoáng mà cũng
cần các chất có hoạt tính sinh học như các vitamin, enzym và các hormon,
trong đó các hormon giữ vị trí quan tr
ọng trong việc điều tiết các quá trình
sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Các hormon này được sản sinh trong cây
và được gọi là hormon thực vật (phytohormones). Các hormon thực vật là các
chất hữu cơ có bản chất hoá học khác nhau, được tổng hợp với lượng rất
nhỏ ở các cơ quan, bộ phận nhất định của cây, từ đó được chuyển đến
những cơ quan, bộ phận khác. Chúng tham gia điều ti
ết các quá trình sinh
11

trưởng, phát triển của cây, duy trì mối quan hệ hài hoà giữa các cơ quan, bộ
phận trong cây. Cùng một hormon có thể tạo ra những phản ứng khác
nhau ở những mô tế bào khác nhau hoặc trên cùng một mô nhưng ở
những thời kỳ phát triển khác nhau.
Qua nghiên cứu bản chất của hormon thực vật, bằng con đường tổng
hợp hoá học, chúng ta đã tạo ra một loạt các chất có tác dụng sinh học
tương tự như các hormon th

ực vật để điều tiết quá trình sinh trưởng, phát
triển của cây trồng theo ý muốn nhằm thu năng suất cao, phẩm chất tốt. Các
chất này được gọi là các chất điều tiết sinh trưởng tổng hợp. Như vậy, các
chất ĐTST thực vật bao gồm cả các chất có nguồn gốc tự nhiên và các chất
tổng hợp.
Phân loại các chất ĐTST cây trồng:
Danh mục các chấ
t ĐTSTcây trồng rất đa dạng. Dựa vào hoạt tính sinh
học, chúng có thể được chia thành hai nhóm chính:
- Các chất kích thích sinh trưởng (KTST) bao gồm: các auxin như acid
3-indole acetic (IAA), acid indole-3-butyric (IBA), acid 1- naphtylacetic (α-
NAA), acid 2-naphthoxyacetic (β-NOA), acid 2,4-dichlorphenoxyacetic (2,4-
D…); các cytokinin (Kinetin, Zeatin, Benzyladenin ); nhóm giberelin gồm
các giberelin, acid giberelic (GA
3
)
- Các chất ức chế sinh trưởng (ƯCST) bao gồm: acid abscisic; các chất
kháng auxin (anti-auxin) như: acid chlorfibric, acid 2,3,5- triiodobenzoic); các
chất làm chậm quá trình sinh trưởng như CCC, Uniconazol; các chất diệt cỏ,
các chất làm dụng lá như: Metoxuron, Fosamine, Hydrazid maleic, Ethephon
Sự cân bằng giữa các chất KTST và các chất ƯCST trong cây giữ vai
trò quyết định đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Các chất KTST
được tạo ra chủ yếu ở những bộ phận non của cây như: chồi, lá, quả, rễ non,
phôi và chi ph
ối sự hình thành và phát triển của các cơ quan sinh dưỡng.
Trong khi đó, các chất ƯCST được hình thành và tích lũy chủ yếu trong các
cơ quan đã trưởng thành, cơ quan dự trữ và cơ quan sinh sản (hạt, củ).
12

Trong quá trình phát triển của cây trồng từ khi sinh ra cho đến khi

chết (đối với cây ra hoa, quả một lần), cân bằng hormon diễn ra theo hướng
được minh họa trong Hình I.1:

Hình I.1. Sự cân bằng giữa các chất KTST và ƯCST

Đồ thị trên chỉ ra ảnh hưởng kích thích (KTST) giảm dần và ảnh
hưởng ức chế (ƯCST) tăng dần cho đến khi hàm lượng các nhóm hormon
thực vật đạt tới sự cân bằng là lúc cây chuyển từ quá trình sinh dưỡng sang
quá trình sinh sản mà biểu hiện bên ngoài là sự ra hoa. Bên cạnh đó, bất cứ
một biểu hiện sinh trưởng, phát triển nào của cây trồng cũng chịu ảnh
hưởng của sự điề
u chỉnh tỷ lệ giữa các nhóm hormon thực vật trong cây. Ví
dụ: Sự nảy mầm của hạt, củ được điều chỉnh bởi tỷ lệ giberelin và axit
abscisic; sự chín của quả được điều chỉnh bởi tỷ lệ auxin và etylen; sự phát
triển chồi non của cây được điều chỉnh bởi tỷ lệ auxin và cytokinin Điều
này có ý nghĩa rất lớn trong việc sử d
ụng chất điều tiết sinh trưởng nhằm
điều khiển sinh trưởng của cây theo định hướng mong muốn.
Trên thực tế, với mục đích nâng cao năng suất và sản lượng nông phẩm,
các chất KTST được sử dụng nhiều hơn các chất ƯCST.
II.2. Vai trò của các chất ĐTST đối với cây trồng
Các chất ĐTST thực vật đóng vai trò quan trọng vào quá trình điều
khiển sinh tr
ưởng, phát triển của cây. Nói cách khác, hầu như tất cả các quá
trình hoạt động của cây đều có sự tham gia của các chất điều tiết sinh trưởng.
13

Với một hàm lượng rất nhỏ, chúng có khả năng làm thay đổi những đặc trưng
về hình thái sinh lý của cây. Tùy thuộc vào từng loại chất, các chất ĐTST có
thể tham gia vào các quá trình cơ bản như:

- Điều khiển các quá trình ra lá, phát chồi, tăng chiều cao và đường kính
thân cây.
- Điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả chính vụ và trái vụ.
- Điều khiển các quá trình ra rễ của cây, cành giâm, cành chiết.
- Điề
u khiển quá trình bảo quản hoa, quả.
- Điều khiển quá trình sinh trưởng các bộ phận của cây.
Hiện nay trong các tài liệu chuyên môn, phổ biến sử dụng cách phân
loại theo phương thức tác động lên các mô tế bào thực vật và tác dụng của
hoạt chất đối với quá trình chuyển hoá liên quan đến sinh trưởng, phát triển
của cây. Theo tiêu chí này, người ta có thể phân loại các chất điều tiết sinh
trưởng thành các nhóm như:
các auxin, giberelin, cytokinin, nhóm ethylen và
các chất giải phóng ethylen, nhóm acid abscisic…Dưới đây là một số nhóm
tiêu biểu, có nhiều ứng dụng thực tế trên thế giới và Việt Nam:
II.2.1. Các auxin:
Auxin là phytohormon được phát hiện đầu tiên bởi nhiều nhà khoa
học như Dawin (1880); Daol (1919), Went (1928). Năm 1934, Kogl đã xác
định chất đó là acid indole acetic (IAA ) và gọi là auxin. Sau đó, bằng con
đường hóa học, hàng loạt các hợp chất có bản chất auxin đã ra đời, trong đó
có các chất quan trọng nhất là: α-NAA (acid α-naphtylacetic), IBA (acid
indolebutyric), 2,4- D (acid 2,4- dichlorphenoxyacetic)
Vai trò chính và tác dụng sinh học của các auxin bao gồm [3,5]:
- Kích thích sự kéo dài và phân chia tế bào cây: dưới tác dụng của
auxin, tế bào tăng kích thước dẫn tới tăng diện tích lá, tăng đường kính và
chiều dài thân, cành, rễ, tăng kích thước quả, củ…Auxin có vai trò trong
hình thành và tái sinh mô tế bào, giúp cây mau lành vết thương.
- Phá bỏ ưu thế phát triển ngọn. Kích thích sự hình thành rễ, đặc biệt
là rễ phụ trên cành giâm, cành chiết và trên mô nuôi cấy.
14


- Kích thích sự hình thành và phát triển của quả và tạo quả không hạt.
Khi dùng để tạo quả không hạt, tác dụng của auxin thường được hỗ trợ bởi
giberelin.
- Kìm hãm sự rụng lá, rụng hoa, rụng quả của cây.
- Điều khiển tính hướng của cây trồng do có sự phân bố nồng độ
auxin khác nhau ở 2 phía của cây (phía được nhiều sáng và phía che khuất)
mà cây trồng thường có xu hướng vươn ra phía ngoài sáng và rễ luôn hướng
về phía đấ
t (hướng địa). Điều khiển ưu thế ngọn do có sự tích lũy nhiều
auxin ở đỉnh ngọn hoặc đầu rễ. Khi chồi ngọn và rễ chính sinh trưởng mạnh
sẽ ức chế sinh trưởng của trồi bên và rễ phụ. Việc tạo hình, tạo tán cho cây
như chè, cây ăn quả, cây hoa đều dựa trên nguyên tắc loại bỏ hoặc làm yếu
ưu thế ngọn tạo điề
u kiện cho sự phân cành.
Một số ứng dụng thực tế và lợi ích kinh tế do các auxin tạo ra[8,9]:
1. Nảy mầm: IAA, IBA, 2,4-D được sử dụng rộng rãi để ngâm hạt
giống nhằm kích thích nảy mầm. Auxin có tác dụng phá vỡ sự ngủ của hạt
giống. Xử lý hạt giống trước khi gieo với IAA, IBA, 2,4-D v.v… sẽ làm
tăng chiều dài của đế mầm ở nồng độ thấp và rút ngắn ở nồ
ng độ cao hơn.
Theo Bhardwaj và Rao (Pandey và Sinha, 2006), ở nồng độ xử lý 10 ppm,
2,4-D có tác dụng t
 Auxin có thể có tác dụng rất hiệu quả ở nồng độ rất
thấp. Nồng độ cao hơn và làm chậm điều trị kéo dài và giảm nảy mầm ăng
năng suất sản lượng lúa mì lên 33%.
Auxin có tác dụng rất hiệu quả ở nồng độ rất thấp. Ở nồng độ cao hơn
và khi xử lý kéo dài sẽ làm chậm và giảm quá trình nảy mầm của hạt.
2. Phát triển rễ
: NAA và IBA được sử dụng để kích thích hình thành

các rễ của cành giâm cây thân gỗ. Malik và Chhonker (Pandey và
Sinha,2006) đã nghiên cứu tác động lên rễ của auxin khác nhau và phát
hiện rằng IBA và IAA tốt hơn hơn so với các loại auxin khác. Ảnh hưởng
của NAA đối với các giống xoài cho thấy 10% cây thí nghiệm đã phát triển
100% rễ.
15

3. Kích thích ra hoa: Hitchcock và Zimnermann (như trích dẫn trên)
chỉ ra rằng một lượng nhỏ auxin cũng tăng tốc độ nở hoa và IAA thúc đẩy
hình thành hoa cái. Các ứng dụng của auxin cũng kích thích ra hoa và làm
tăng năng suất lúa mì. Das và Singh (1958) cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng
của IAA đến quá trình ra hoa và đậu quả của dứa. NAA và 2,4-D thúc đẩy
cây ra hoa của vải và dứa.
4. Tạo quả không hạt chủ yếu bởi NAA và IBA. Xử lý NAA đối với
dưa chuộ
t và dưa sẽ cho quả không hạt (Das, 1962).
5. Phòng trừ cỏ dại: Một số auxin có thể sử dụng như những thuốc trừ
cỏ không chọn lọc trong trồng trọt, trồng rừng như 2,4-D, 2,4,5-T.
Một số auxin tiêu biểu, có nhiều ứng dụng thực tế là: acid
indoleacetic (IAA), acid indole-3-butyric (IBA), acid 1- naphtylacetic (α-
NAA), acid 2-naphtoxyacetic (β-NOA), acid 2,4-dichlorphenoxyacetic
(2,4-D) Công thức cấu tạo và cấu trúc hóa học của chúng được trình bày
tại Bảng I.1.
Các auxin tổng hợ
p có thể thu được bằng phương pháp hóa học. Các
phương pháp này đã được công bố rộng rãi trên thế giới. Qui trình công
nghệ sản xuất một số sản phẩm đã được áp dụng thực tế ở Việt Nam.
Nồng độ sử dụng thích hợp của các auxin là 0,01 - 10 mg/L, tùy
thuộc vào từng loại cây và mục đích nhận được.
II.2.2. Nhóm giberelin (GA):

Giberelin là nhóm phytohormon thứ hai được phát hiện (sau nhóm
auxin) từ các nghiên cứu bệnh “lúa von” ở Nhậ
t Bản do loài nấm ký sinh
trên cây lúa Gebberella fujicuroi (nấm Fusarium moniliforme ở giai đoạn
dinh dưỡng) gây nên năm 1926. Nhưng tới năm 1955, các nhà khoa học
Anh, Mỹ mới xác định được bản chất hóa học của chất gây bệnh von đó là
acid giberelic. Sau đó axit này được xác định là một phytohormon. Đến năm
2003 người ta đã tìm thấy 126 loại GA khác nhau và đặt tên từ GA
1
, GA
2
,
GA
3
đến GA
126
. Trong 126 loại này thì GA
3
được ứng dụng nhiều nhất, có
hoạt tính KTST thực vật cao nhất, vì vậy được sản xuất và ứng dụng rộng rãi
16

trên thế giới. Các thí nghiệm cho thấy trong cây các dạng Giberelin nhanh
chóng bị hydrat hoá thành dạng không hoạt tính nhưng dạng GA
3
bị chuyển
thành dạng không hoạt tính chậm hơn so với các dạng khác. Đồng thời các
nghiên cứu cũng cho thấy dạng GA
3
bị chuyển hoá ở các thân cây đã trưởng

thành nhanh hơn so với cây con (Huapu, M Blake et al).
GA
3
được công ty ICI Plant Protection (nay là Tập đoàn Syngenta AG)
lần đầu tiên đưa vào nông nghiệp ở dạng sản phẩm thương mại. Ngày nay trên
thị trường GA
3
được sản xuất bởi nhiều hãng khác nhau với các tên thương
phẩm khác nhau, chẳng hạn như 920 (BSI), Berelex (ICI), Gib-Tabs (Elanco),
Gib-sol (Elanco), pro-Gibb (Abbott), Pro-Gibb Plus (Abbott), Activol
Vai trò chính và tác dụng sinh học của giberelin bao gồm [3]:

- Kích thích sinh trưởng kéo dài thân, gióng của cây do tác dụng lên
pha giãn dọc của tế bào.
- Kích thích sự nảy mầm của hạt, củ. Do đó có thể sử dụng giberelin
để phá quá trình ngủ nghỉ của các cơ quan này.
- Ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây và sự phân hóa giới tính đực ở các
họ cây bầu bí.
- Ảnh hưởng đến sự lớn lên của quả và sự tạo quả không hạt
- Ngăn cản quá trình rụng củ
a các cơ quan như lá, hoa, quả, làm
chậm quá trình chín, quá trình già hóa của các cơ quan và của toàn cây.
Cơ chế tác động của giberelin rất phức tạp và đa dạng nên sử dụng
chúng cần rất thận trọng mới thu được kết quả mong muốn.
Một số ứng dụng và lợi ích kinh tế do nhóm giberelin tạo ra[7]:
17

1. Nảy mầm: GA được tìm thấy để tăng
chiều dài của đế mầm và lá mầm (Chakravarti,
1958). GA cũng có vai trò quan trọng trong

việc nảy mầm của hạt ngũ cốc.
2. Phát triển rễ: Nhiều thí nghiệm khác
nhau cho thấy các giberelin có ảnh hưởng đến
rễ. Kato (1958) chỉ rằng nó không chỉ ức chế
sự hình thành rễ mà còn chống lại khả năng
kích thích rễ của auxin.
3. Kích thích ra hoa: GA kích thích quá
Hình I.2. Tác dụng tăng chiều dài
thân cây đậu Hà Lan sau khi xử lý
7 ngày với 5
µ
g GA
3

trình ra hoa trong thời gian nhiều ngày. Nó cũng thúc đẩy sự hình thành và
phát triển hoa đực.
4. Tạo quả: GA ảnh hưởng tích cực đến quá trình tạo quả. Randhaw
và Singh (1959) quan sát thấy sự gia tăng quá trình tạo quả nho không hạt,
tăng kích cỡ và đậu quả. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng làm cho quả cà tím,
ổi không có hạt
Giberelin cũng được sử dụng để tăng tốc độ tăng trưởng và sản lượng
mía đường. Nó còn có tác dụng làm tăng chiều dài thân, phá vỡ
chế độ của
ngủ, kích thích ra hoa, quả phát triển nhanh và tăng kích thước, tăng hàm
lượng đường, từ đó nâng cao chất lượng quả.
Giberelin chủ yếu được sản xuất bằng phương pháp chiết xuất từ
thực vật và phương pháp lên men vi sinh, trong đó phương pháp lên men vi
sinh cho hiệu quả cao hơn. Quá trình lên men thực hiện bằng việc nuôi cấy
nấm Fusarium moniliforme, sau đó tách chiết hoạt chất khỏi dịch nuôi c
ấy

và kết tinh dưới dạng tinh thể màu trắng. Tuy nhiên phương pháp này cho
giá thành cao nên khó triển khai trong công nghiệp.
Ngoài các nhóm sản phẩm trên, Ethylen và các chất giải phóng
ethylen như Ethephon (Ethren)… cũng có nhiều ứng dụng tại Việt nam,
dùng kích thích quả mau chín, kháng bệnh và ức chế sự phát triển của thân
cây.
18

Bảng 1.1. Một số chất KTST cây trồng phổ biến
TT Tên chất Cấu trúc hoá học
Chức năng,
Tác dụng
Liều
dùng
(mg/l)
I. Các auxin
1
A
cid 3-indoleacetic (IAA)
H
N
CH
2
COOH

Kích thích (KT)
hình thành rễ phụ
(ở nồng độ cao)
0,01 - 3,0
2

A
cid indole-3-butyric
(IBA)
H
N
C
3
H
6
COOH

KT hình thành
chồi phụ (ở nồng
độ thấp)
0,1 - 10
3
A
cid 1-naphtylacetic
(α-NAA)
CH
2
- COOH

K
T hình thành rễ,
phân chia tế bào
0,1 - 10
4
A
cid 2-naphtoxyacetic

(β-NOA)
O
CH
2
- COOH
KT ra hoa, hình
thành quả, củ.
KT quả chín sớm
0,1 - 10
5
A
cid
2
,4-dichlorphenoxyacetic
(2,4-D)
O -CH
2
- COOH
Cl
Cl

Hình thành và
phát triển các nốt
sần. Diệt cỏ
0,01 - 6,0
6
A
cid chlorfibric
O
C - COOH

CH
3
CH
3

Chất kháng auxin
(anti-auxin)

I
I. Nhóm các giberelin (Tổng số có trên 100 sản phẩm)
7
A
cid gibberellic (GA
3
)
CO
O
OH
COOH
H
3
C
HO
CH
2

KT phát triển
chồi,đánh thức
hạt, phôi, chồi
khỏi trạng thái

ngủ
0,01 - 5,0
II
I. Các cytokinin
8
Z
eatin
H
N
N
N
N
NH
CH
3
HO-CH
2

Ức chế phát triển
chồi non
0,01 - 5,0
19

9
K
inetin
H
N
N
N

N
NH
O
CH
2

Tạo sự phân chia
tế bào
0,1 - 5,0
10
B
enzyladeline
(6-benzylamino purin,
B
AP)
H
N
N
N
N
CH
2
- NH

KT hình thành rễ 0,1 - 5,0
IV. Các chất giải phóng ethylen
11
E
tylen
H

2
C = CH
2
Thúc đẩy quá
trình chín quả
12
E
thephon (Ethrel)
P
OH
OH
O
Cl - CH
2
- H
2
C

Giải phóng
etylen, thúc đẩy
quá trình chín
quả. Làm rụng lá

II.3. Sử dụng các chất KTST trong nông nghiệp hiện nay.
II.3.1. Ảnh hưởng của chất ĐTST đến năng suất và chất lượng nông sản:
Các chất ĐTST có khả năng điều tiết sinh trưởng và phát triển của
cây, dẫn tới tăng năng suất cây trồng. Tùy theo mục đích ban đầu là tăng sản
lượng (lá, hoa, quả, thân hay rễ), điều chỉnh quá trình đậu quả (sớm hay
muộn) ho
ặc tăng khả năng chống chịu với thời tiết (mưa, hạn, nhiệt độ…) mà

ta phải sử dụng từng chất ĐTST riêng biệt hoặc hỗn hợp chúng, hoặc hỗn hợp,
bổ sung những thành phần khác. Tuy nhiên, tác dụng tăng năng suất nông sản
là ưu điểm quan trọng nhất của các chất KTST.
Nhìn chung, khi phun chất KTST lên cây trồng đúng giai đoạn,
đúng liều lượ
ng thì có thể cho năng suất tăng trung bình từ 10 ÷100 %, tùy
theo đối tượng[5,6]. Ví dụ: Khi phun giberelin cho cây nho có thể tăng năng
suất từ 20 - 100%, nhưng phun cho các cây rau lấy lá thì tăng năng suất không
vượt quá 30% cho mỗi lứa hái. Phun giberelin và α-NAA cho cây đậu tương
vào thời kỳ trước khi ra hoa và ra hoa rộ làm cho cây phát triển tốt, tăng số
lượng lá trên cây, tăng số lượng và kích thước nốt sần ở rễ và tăng năng suất
đậu từ 15 - 17%. Đố
i với cây lạc, khi phun giberelin, α-NAA và β-NOA có
thể cho năng suất tăng từ 8
÷ 15% so với đối chứng
20

Các chất điều tiết sinh trưởng cây trồng không những làm tăng năng
suất cây trồng mà còn làm tăng phẩm chất nông sản đặc biệt là IBA, α-NAA,
giberelin … Tuy nhiên khi sử dụng riêng biệt một số chất ĐTST để phun
cho cây trồng thì năng suất được tăng lên nhưng chất lượng nông sản giảm
xuống (giảm nồng độ đường, vitamin, tăng khả năng tích nước). Do đó trong
thực tế
sản xuất không nên dùng riêng rẽ chất ĐTST để phun cho cây, đặc
biệt ở nồng độ cao. Trong các chế phẩm nên hỗn hợp các chất ĐTST với nhau
và phối hợp thêm các thành phần vi lượng vào để đảm bảo chất lượng nông
sản.
II.3.2. Nhu cầu sử dụng và thị trường các chất ĐTST hiện nay:
Xuất phát từ nhu cầu bảo an ninh lương thực thế giới, ngành nông
nghiệp cần tăng s

ản lượng cây trồng trong khi diện tích canh tác ngày một
giảm và dân số thế giới ngày càng tăng. Từ đó, nhu cầu sử dụng các chất
ĐTST thực vật, đặc biệt là các chất KTST đã tăng trong những năm gần đây.
Hiện nay trên thế giới, Trung Quốc là nước sản xuất và cung cấp chủ yếu các
sản phẩm ĐTST, chiếm khoảng 60% sản lượng toàn cầu, sau đó là Ấn Độ.
Các chất ĐTST cây trồng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như
sản xuất lương thực, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng hoa, ươm giống
v.v Tùy thuộc vào vòng đời của cây và nhu cầu cụ thể, chúng được sử dụng
trong canh tác nông nghiệp, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ hóa sinh,
phòng thí nghiệm, và nghiên cứu các quá trình chuyển hóa trong cây.
Dựa trên cơ sở sự gia tăng toàn cầu hóa, xu hướng mới của thị trườ
ng,
tiếp cận công nghệ mới trong nông nghiệp, sự nghiên cứu và phát triển công
nghiệp hóa chất nông dược, các chất ĐTST thực vật có vai trò quan trọng
trong ngành nông nghiệp hiện đại, phục vu mục đích mang lại một cuộc cách
mạng xanh trên toàn thế giới.
Tại Trung Quốc, công nghiệp sản xuất các chất ĐTST đã có những tiến
bộ đáng kể trong những năm gần đây, qua đó cho thấy ti
ềm năng thị trường
hấp dẫn trong tương lai. Năm 2009, tổng giá trị sản lượng các chất ĐTST thực
vật đạt 29.962 tấn và 256 triệu USD, trong đó khoảng 60% được xuất khẩu,
40% sản lượng còn lại (khoảng 11.776 tấn) được tiêu thụ trong nước [9].
21

Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã sử dụng nhiều chất ĐTST
thực vật trong sản xuất nông nghiệp nằm tăng năng suất và sản lượng cây
trồng. Các chất KTST thuộc nhóm auxin như NAA, NOA, IBA…được nghiên
cứu tổng hợp và sử dụng từ lâu. Sau đó nhóm chất GA cũng được áp dụng vào
thực tế từ những năm 90 của thế kỹ trước. Hiệ
n nay, trong Danh mục thuốc

BVTV được phép sử dụng hàng năm do Bộ NN&PTNT công bố, có hàng
chục hoạt chất với hàng trăm sản phẩm thương mại KTST cây trồng được
đăng ký và sử dụng. Các sản phẩm KTST thực vật đã và đang đóng góp đáng
kể vào việc tăng năng suất lương thực và các cây trồng khác, đặc biệt trong
lĩnh vực trồng rau.
Tuy nhiên, do hiểu biết chưa đủ và do nhữ
ng lợi ích trước mắt đem lại
cho nhười dân, việc sử dụng các chất KTST thực vật một cách tràn lan và
không theo qui trình kỹ thuật, theo liều lượng khuyến cáo đã gây ra nhiều hậu
quả xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
III. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG SẢN PHẨM CHỨA CÁC CHẤT
KTST THỰC VẬT
III.1. Công nghệ gia công các sản phẩm phục vụ nông nghiệp
Các sản phẩm hóa chất ph
ục vụ nông nghiệp thường gặp là phân bón,
thuốc BVTV, các chất ĐTST cây trồng… Các hóa chất đều có những tính chất
hoá - lý khác nhau, hoạt tính sinh học khác nhau và khó có thể sử dụng trực
tiếp trong phòng trừ sâu bệnh. Để áp dụng chúng vào thực tế, người ta phải
thông qua một số công đoạn như hoà tan, pha loãng, nghiền, trộn, hỗn
hợp…với các chất khác không có hoạt tính phòng trừ (gọi là chất trơ hoặc phụ
gia) nhằm tạ
o ra những sản phẩm thương mại và đăng ký với cơ quan quản lý
chuyên ngành của nhà nước. Các công đoạn này tạo nên quá trình gia công.
Gia công là một quá trình không thể thiếu được trong sản xuất và sử
dụng các sản phẩm phục vụ nông nghiệp. Mục đích của gia công là tối ưu hóa
hoạt tính sinh học của hoạt chất và tạo ra sản phẩm an toàn với môi trường
thuận tiện cho sử dụng, nhằm:

×