Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Nghiên cứu xây dựng và cải tiến chế độ báo cáo thống kê doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.28 MB, 203 trang )

TỔNG CỤC THỐNG KÊ







BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP

CNĐT : TRẦN TUẤN HƯNG













9511


HÀ NỘI – 2012








MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ, KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
BAN HÀNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP 3
1.1. Cơ sở pháp lý 3
1.1.1. Luật Thống kê năm 2003 3
1.1.2. Luật Doanh nghiệp 5
1.1.3. Luật Đầu tư 6
1.1.4. Các văn bả
n pháp quy hiện hành còn hiệu lực liên quan đến xây
dựng chế độ báo cáo thống kê doanh nghiệp 9
1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn 9
1.2.1. Cơ sở khoa học 9
1.2.2. Cơ sở thực tiễn 11
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ DOANH
NGHIỆP 15
2.1. Tổng quan về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đố
i với doanh nghiệp 15
2.2. Thực trạng chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với tổng công ty,
doanh nghiệp nhà nước 15
2.2.1. Giới thiệu lịch sử việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối
với Tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước 15

2.2.2. Một số nét khái quát về đối tượng thực hiện, đặc điểm của các đối
tượng 21
2.2.3. Hiện trạng việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với
Tổng công ty và Doanh nghiệp nhà nước 24
2.2.4. Ưu điểm, hạn chế, bất cập của chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối
với tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước 32
2.3. Thực trạng chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài 35

2.3.1. Quá trình thực hiện chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 35
2.3.2. Khái quát đối tượng báo cáo thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài 38
2.3.3. Hiện trạng việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 41
2.3.4. Mức độ đáp ứng của chế
độ báo cáo 43
2.3.5. Đánh giá ưu, nhược điểm của chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối
với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đề xuất nội dung cần
cải tiến 43
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ ÁP DỤNG ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP 47
3.1. Những vấn đề chung 47
3.1.1 Hình thức ban hành 47
3.1.2. Nguyên tắc xây dựng 48
3.1.3. Nội dung cải tiến 50
3.2. Biều mẫu và giải thích biểu mẫu 54
3.3. Giải thích biểu mẫu 121
3.3.1. Giải thích chung 121
3.3.2. Giải thích biễu mẫu cụ thể 123




DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

SƠ ĐỒ 1. TỔNG LƯỢC ĐỒ THU THẬP THÔNG TIN THỐNG KÊ: 11
BẢNG 1: TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC GỬI BÁO CÁO
THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 62/2003 29


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với các tổng công ty chính thức
được đưa vào thực hiện ngày 10 tháng 9 năm 1996 sau Quyết định số 373/TCTK-
PPCĐ của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Chế độ báo cáo thống kê định kỳ
doanh nghiệp nhà nước cũng được đưa vào thực hiện từ ngày 27/1/2003 theo Quyết
định số 62/2003/BKH của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư và Quyết định số
156/2003/QĐ-TCTK của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Ngày 31/3/1997, Bộ
kế hoạch và đầu tư và Tổng cục Thống kê đã ban hành Thông tư Liên bộ số 01/LB về
việc hướng dẫn công tác thống kê đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài và bên nước ngoài tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Cùng với sự phát tri
ển kinh tế Việt Nam trong hơn 10 năm trở lại đây, chức
năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, hình thức và quy mô hoạt động, lĩnh vực hoạt động
của các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài có nhiều thay đổi. Bên cạnh đó còn xuất hiện nhiều loại hình doanh
nghiệp mới như mô hình tập đoàn kinh tế, các tổ
ng công ty mẹ con, dự án đầu tư trực

tiếp nước ngoài…Trong khi đó nhu cầu thu thập thông tin từ các loại hình doanh
nghiệp này phục vụ cho việc quản lý, điều hành kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước
và nhu cầu thông tin của các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước ngày càng tăng.
Ngoài ra, các chế độ báo cáo thống kê hiện hành đã bộc lộ những hạn chée, bất
cập nhất định như: Văn bản pháp lý về chế
độ báoc áo doanh nghiệp đã lạc hậu, đối
tượng là doanh nghiệp đã có những thay đổi về bản chất, nhu cầu thông tin về doanh
nghiệp phục vụ quản lý điều hành của Đảng, Nhà nước và nhu cầu thông tin của tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước ngày càng tăng với chất lượng cao…
Trước bối cảnh trên thì việc sửa đổi, bổ sung chế độ báo cáo thống kê áp dụng
đối với các tổ
ng công ty, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (Sau đâu gọi tắt là chế độ báo cáo thống kê doanh nghiệp) là
một yêu cầu tất yếu.
2. Mục đích nghiên cứu:
Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở pháp lý, cơ sở thực tế việc thực hiện chế độ báo cáo
thống kê nhằm đề xuất mô hình và chế độ báo cáo thống kê cơ sở
(biểu mẫu và giải
thích) áp dụng đối với Tổng công ty, tập đoàn, công ty mẹ - con và doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định của Luật Thống kê, Luật Doanh nghiệp
và Luật Đầu tư.
Thứ hai, cải tiến chế độ báo cáo thống kê doanh nghiệp.


2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng là Tổng công ty, tập đoàn, công ty mẹ - con, doanh nghiệp nhà nước
và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập, nghiên cứu tài liệu thống kê từ các nguồn: Điều tra thống kê và Chế

độ báo cáo thống kê. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả.
5. Kết cấu của đề tài:
Trong phạm vi nghiên cứu của Đề tài, chúng tôi tập trung vào các nội dung chủ
yếu sau:
Chương 1. Cơ sở pháp lý, khoa học và cơ sở thực tiễn của việc ban hành
chế độ báo cáo thống kê doanh nghiệp
Chương 2. Thực trạng chế độ báo cáo thống kê doanh nghiệp
Chương 3. Đề xuất chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp



3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ PHÁP LÝ, KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BAN
HÀNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP

1.1. Cơ sở pháp lý
Việc ban hành chế độ báo cáo thống kê doanh nghiệp dựa trên các cơ sở pháp lý
sau đây:
1.1.1. Luật Thống kê năm 2003
Luật Thống kê đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17/6/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/1/2004 và Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/02/2004 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều củ
a Luật Thống kê. Đây là những văn bản
pháp lý cao nhất về lĩnh vực thống kê. Và chế độ báo cáo thống kê được quy định như
sau:
(1). Báo cáo thống kê
Báo cáo thống kê là hình thức thu thập thông tin thống kê theo chế độ báo cáo
thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Báo cáo thống kê bao gồm

báo cáo thống kê cơ sở và báo cáo thống kê tổng hợp.
(2). Đối tượng thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở.
Đố
i tượng thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập;
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
c) Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã
hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp
có sử dụng ngân sách nhà nướ
c;
d) Các cơ quan, đơn vị khác được quy định cụ thể trong từng chế độ báo cáo
thống kê cơ sở.
Như vậy, doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập là đối tượng để cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo thống kê doanh nghiệp.
(3). Nơi nhận báo cáo thống kê doanh nghiệp
a) Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi doanh nghiệp đóng
trụ sở
chính;
b) Cơ quan chủ quản hay cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực;
c) Cơ quan khác được quy định trong chế độ báo cáo thống kê doanh nghiệp.
(4). Nội dung chế độ báo cáo thống kê doanh nghiệp

4
Chế độ báo cáo thống kê doanh nghiệp bao gồm các quy định về đối tượng thực
hiện, phạm vi, nội dung báo cáo, kỳ hạn, thời hạn thực hiện, nơi nhận báo cáo do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thu thập thông tin thống kê từ các chứng
từ, sổ ghi chép số liệu ban đầu.
(5). Việc xây dựng và ban hành chế độ báo cáo thống kê doanh nghiệp
a) Việc xây dựng chế độ báo cáo thống kê doanh nghiệp
- C

ăn cứ vào hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được phân công.
- Bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Không được trùng lặp về nội dung, kỳ báo cáo giữa các chế độ báo cáo;
+ Đáp ứng yêu cầu của chế độ báo cáo thống kê tổng hợp và yêu cầu quản lý
ngành, lĩnh vực
+ Bảo đảm tính khả thi.
b) Việc ban hành
- Tổng cục Thống kê xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ báo
cáo thống kê doanh nghiệ
p nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thu
nhập thông tin thống kê đối với những chỉ tiêu thống kê quốc gia do Tổng cục Thống
kê được phân công thực hiện.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành chế độ báo cáo thống kê
doanh nghiệp đối với những chỉ tiêu thống kê quốc gia được phân công thực hiện và
các chỉ tiêu thống kê thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách ngoài các chỉ tiêu do Tổ
ng cục
Thống kê xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
(6). Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo thống kê
doanh nghiệp
a. Không được từ chối hoặc cản trở việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê
doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
- Ghi chép, tổng hợp số liệu, lập và nộp báo cáo theo quy định của chế độ báo
cáo thống kê doanh nghiệp.
- L
ập báo cáo thống kê doanh nghiệp trung thực, chính xác, đầy đủ trên cơ sở
các chứng từ và sổ ghi chép số liệu ban đầu; tính toán, tổng hợp các chỉ tiêu đúng nội
dung và phương pháp theo quy định của chế độ báo cáo doanh nghiệp.
b. Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng
quyết định, hành vi đó vi phạm quy định của pháp luật về chế độ báo cáo thống kê
doanh nghiệp.

Ngoài Luật Thống kê là Luật tr
ực tiếp điều chỉnh các hoạt động thống kê trong
toàn bộ nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Liên quan đến doanh nghiệp
nói chung và hoạt động thống kê ở doanh nghiệp nói riêng, còn cần nghiên cứu các

5
văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến hoạt động thống kê của doanh
nghiệp như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư,
1.1.2. Luật Doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp được Quốc hội khoá XI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005. Luật Doanh nghiệp quy định về việc thành lập,
tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công
ty hợ
p danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (sau đây gọi
chung là doanh nghiệp); quy định về nhóm công ty.
(1) Những khái niệm liên quan đến doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế
* Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp đã quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức
kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt độ
ng kinh doanh”.
* Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp quy định:
“Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của
công ty đó;
- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội
đồng quản trị, Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó”.
* Khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp quy định: “Doanh nghiệp nhà nước là

doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.”
* Điều 26 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 của Chính phủ hướng
dẫn chi tiết thi hành một số
điều của Luật Doanh nghiệp quy định về khái niệm Tập
đoàn kinh tế như sau:
- Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập,
được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua
lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích
kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợ
p kinh
doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ-công ty con.
- Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh
theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các
công ty lập thành tập đoàn tự thoả thuận quyết định.
- Công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách
nhiệm hữu hạn, đáp ứng
điều kiện nêu tại khoản 15 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp.

6
Công ty con được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm
hữu hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc của pháp luật liên quan.
Công ty mẹ, công ty con và các công ty khác hợp thành tập đoàn kinh tế có các
quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động phù hợp với hình thức tổ chức
doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật liên quan và Điều lệ
công ty.
- C
ụm từ “ tập đoàn” có thể sử dụng như một thành tố phụ trợ cấu thành tên
riêng của công ty mẹ, phù hợp với các quy định từ Điều 31 đến Điều 34 của Luật
Doanh nghiệp và đặt tên doanh nghiệp.
- Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ báo cáo tài chính hợp nhất, giám sát hoạt động

tài chính của tập đoàn kinh tế, các nhóm công ty mẹ-công ty con thuộc tập đoàn kinh
tế.
- Bộ
Công thương hướng dẫn việc giám sát các tập đoàn kinh tế, nhóm công ty
mẹ-công ty con thuộc tập đoàn kinh tế thực hiện các quy định về hạn chế cạnh tranh,
chống lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường hoặc lạm dụng vị trí độc quyền.”
(2) Nghĩa vụ của doanh nghiệp có liên quan đến công tác thống kê.
* Điều 9 Luật Doanh nghiệp đã quy định:
- Tổ
chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác,
đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê, định kỳ
báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin
đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ phải kịp thời sử
a đổi, bổ sung
các thông tin đó.”
1.1.3. Luật Đầu tư
Luật Đầu tư quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; quyền và
nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến
khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việ
t
Nam ra nước ngoài. Điều 2 Luật Đầu tư quy định về đối tượng áp dụng áp dụng như
sau:
- Nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư
trên lãnh thổ Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư.”
Và theo quy định của Điều 3 Luật Đầu tư thì:
“Nhà đầ
u tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của

pháp luật Việt Nam, bao gồm:

7
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanh nghiệp;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật này có
hiệu lực;
- Hộ kinh doanh, cá nhân;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người
nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
- Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam”.
Theo các quy định c
ủa Luật Đầu tư thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
bao gồm (i) doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động
đầu tư tại Việt Nam; và (ii) doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ
phần, sáp nhập, mua lại. Như vậy, Luật Đầu tư 2005 đã mở rộng khái niệm doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên cạnh các doanh nghiệp do nhà
đầu tư nước
ngoài thành lập, các doanh nghiệp Việt Nam có sự tham gia của nhà đầu tư nước
ngoài cũng được coi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và là đối tượng báo
cáo theo Thông tư liên bộ 01 về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Các đặc trưng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của
Luật Đầu tư nướ
c ngoài cũng đã thay đổi, cụ thể:
(1) Không có quy định về tỷ lệ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư nước ngoài trong
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Việc không quy định ngưỡng sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài để phân định
hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài là khó khăn lớn nhất cho công tác quản lý
nhà nước nói chung và công tác thống kê nói riêng hiện nay.

(2)
Khái niệm vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như
quy định trước đây không còn
Vốn pháp định theo quy định của Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29
tháng 11 năm 2005 (sau đây gọi là Luật Doanh nghiệp 2005) là mức vốn tổi thiểu

phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Chỉ doanh nghiệp
hoạt động trong một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định mới cần phải có vốn pháp
định.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, vốn điều lệ của doanh nghiệp là số
vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và
được ghi vào Điều lệ công ty.

8
Hiện không có quy định về mối liên hệ giữa vốn điều lệ của doanh nghiệp và
vốn đầu tư của dự án do doanh nghiệp thực hiện hoặc tham gia thực hiện như quy
định tương ứng nêu tại đặc trưng thứ 2 ở trên.
(3) Loại hình doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005, nhà đầu tư nước
ngoài được thành lập doanh nghiệp theo t
ất cả các hình thức quy định tại Luật Doanh
nghiệp, gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và
doanh nghiệp tư nhân.
Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài còn được thành lập tổ chức tín dụng, doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác theo quy định
của pháp luật; cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở
dịch vụ
khác có hoạt động đầu tư sinh lợi và các tổ chức kinh tế khác.
(4) Tư cách pháp nhân
Các doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập theo các hình thức quy

định tại Luật Doanh nghiệp đều có tư cách pháp nhân, trừ doanh nghiệp tư nhân.
(5) Bên nước ngoài tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Về cơ bản, đối tượng này theo quy định của Luật Đầu tư 2005 không thay đổi
nhiều so với quy định trước đây của Luật Đầ
u tư nước ngoài.
Luật Đầu tư quy định về nghĩa vụ của nhà đầu tư như sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; thực hiện hoạt động đầu tư
theo đúng nội dung đăng ký đầu tư, nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư.
Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực c
ủa nội dung
đăng ký đầu tư, hồ sơ dự án đầu tư và tính hợp pháp của các văn bản xác nhận.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán và thống kê.
- Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, lao động; tôn
trọng danh dự, nhân phẩm, bảo đả
m quyền lợi hợp pháp của người lao động.
- Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập, tham gia tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

9
1.1.4. Các văn bản pháp quy hiện hành còn hiệu lực liên quan đến xây dựng
chế độ báo cáo thống kê doanh nghiệp
(1) Chế độ báo cáo thống kê đối với Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ
quyết định thành lập theo Quyết định số 373/QĐ-TCTK ngày 10/9/1996 của Tổng
cục trưởng Tổng cục Thống kê.
(2) Chế độ báo cáo thống kê đối với Tổng công ty do Bộ trưởng quyết định
thành lập theo Quyết định s
ố 373/QĐ-TCTK ngày 10/9/1996 của Tổng cục trưởng

Tổng cục Thống kê.
(3) Chế độ báo cáo thống kê đối với Tổng công ty do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
tỉnh quyết định thành lập theo Quyết định số 373/QĐ-TCTK ngày 10/9/1996 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
(4) Chế độ báo cáo thống kê đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
theo Thông tư Liên bộ số 01/LB-TCTK-BKHĐT ngày 31/3/1997 gi
ữa Tổng cục
Thống kê và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
(5) Chế độ báo cáo thống kê đối với doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số
156/2003/QĐ-TCTK ngày 13/3/2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
(6) Chế độ báo cáo thống kê định kỳ hoạt động xuất, nhập khẩu áp dụng đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân, công ty cổ phần (ngoài công ty cổ phần nhà
nước), công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và đơn vị kinh tế tập thể, ban hành
theo Quyết định 63/2003/QĐ-BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Quyết
định số 158/2003/QĐ-TCTK của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
(7) Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Bộ, ngành ban hành
theo Quyết định 111/2008/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính
phủ.

1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn
1.2.1. Cơ sở khoa học
Cơ sở khoa học của việc ban hành chế độ báo cáo thống kê doanh nghiệp xuất
phát từ tính tất yếu về lý luận và phương pháp luận của thống kê học.
Theo lý luận và phương pháp luận của thống kê học, quá trình nghiên cứu thống
kê được chia thành ba giai đoạn:
(1) Giai đoạn thứ nhất: thu nhập thông tin thống kê;
(2) Giai đoạ
n thứ hai: tổng hợp thống kê;
(3) Giai đoạn thứ ba: phân tích thống kê.
Trong giai đoạn thứ nhất, việc thu nhập thông tin thống kê được tiến hành bằng

nhiều hình thức và phương pháp khác nhau, trong đó có báo cáo thống kê và điều tra

10
thống kê. Báo cáo thống kê bao gồm báo cáo thống kê cơ sở và báo cáo thống kê tổng
hợp. Trong báo cáo thống kê cơ sở có báo cáo thống kê doanh nghiệp, trong đó có
báo cáo thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước; báo cáo thống kê áp dụng
đối với các Tập đoàn, Tổng công ty, công ty mẹ-con; báo cáo thống kê áp dụng đối
với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Như vậy, báo cáo thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp nằm trong giai đoạn
thứ nhất.

11
1.2.2. C s thc tin
1.2.2.1. Trong thc tin, vic xỏc nh ng i ca thụng tin thng kờ c
tin hnh theo tng lc thu thp, tng hp thụng tin nh sau:
S 1. TNG LC THU THP THễNG TIN THNG Kấ:




























C s
hnh
chớnh, s
nghip
Trung ng ng, Chớnh
ph v cỏc i tng s
dng khỏc

B, ngnh

Tng cc Thng kờ

S, ngnh
cp tnh

Phòng, ban ở

cấp huyện
Cc
Thng kờ
tnh, thnh ph
Huyện uỷ,
Uỷ ban Nhân dân cấp
huyện

Phũng thng kờ
cp huyn

Hộ
gia
đình
Tnh u,
U ban Nhõn dõn cp
tnh
C s kinh t
DN nh
nc, DN
cú vn
TNN
DN và cơ
sở kinh
tế ngoài
NN
Bỏo cỏo thng kờ tng hp
Bỏo cỏo thng kờ c s
iu tra
iu tra

Bỏo cỏo thng kờ tng hp
Bỏo cỏo
thng kờ
tng hp

Bỏo cỏo
thng kờ
tng hp

Bỏo cỏo
thng kờ
tng hp

Bỏo cỏo
thng kờ
tng hp

Bỏo cỏo thng kờ
Bỏo cỏo hnh chớnh
Bỏo cỏo thng kờ tng hp

UBND
cấp xã
Bỏo cỏo hnh chớnh
Bỏo cỏo thng kờ

Bỏo cỏo hnh chớnh
Bỏo cỏo thng kờ
Bỏo cỏo hnh chớnh
Bỏo cỏo thng kờ



12
Như vậy, báo cáo thống kê của doanh nghiệp nhà nước, Tập đoàn, Tổng công
ty, Công ty mẹ - con và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hình thành như
sau:
Cơ sở lập báo cáo gửi:
- Phòng thống kê cấp huyện, phòng ban chuyên môn ở cấp huyện, nếu đơn vị
thuộc huyện.
- Cục Thống kê tỉnh, thành phố, Sở, ngành ở cấp tỉnh, nếu đơn vị thuộc cấp tỉnh;
- TCTK, Bộ
, ngành ở TW, nếu đơn vị thuộc TW. Riêng đối với ngành Thống kê
quy định gửi Cục Thống kê địa phương.
Ở đây có vấn đề đặt ra là phân thông tin theo địa bàn, đối tượng với những
doanh nghiệp có trụ sở chính ở một tỉnh, thành phố (đầu), nhưng có các chi nhánh ở
các tỉnh, thành phố khác (đuôi). Việc phân công này có thể được quy định như sau:
- Đối với “đầu”: Báo cáo được tổng hợp toàn
đơn vị, bao gồm cả “đầu” và
“đuôi”, nhưng cục Thống kê tỉnh, thành phố mà doanh nghiệp có trụ sở chính chỉ báo
cáo phần nằm trên tỉnh, thành phố, không tổng hợp các đơn vị thành viên, các chi
nhánh nằm ở các tỉnh, thành phố khác để tránh trùng lặp số liệu khi tổng hợp toàn
quốc;
- Đối với “đuôi”: nằm ở các tỉnh, thành phố khác vừa phải gửi thông tin cho
“đầu”, vừa phải gử
i thông tin cho Cục Thống kê ở địa bàn tỉnh, thành phố mà “đuôi”
đóng trụ sở.
Như vậy, doanh nghiệp “đầu” thì vẫn phải tổng hợp tất cả, Cục Thống kê sẽ căn
cứ vào danh sách các đơn vị trong báo cáo để tách phần thuộc địa bàn.
Riêng đối với những đơn vị quản lý toàn ngành mà Tổng cục Thống kê trực tiếp
tính toán, tổng hợp thì Tổng cục cần phân bổ s

ớm theo các địa bàn. Cách tốt nhất là
các vụ chuyên ngành tách theo địa bàn và thông báo cho Cục Thống kê tỉnh, thành
phố.
1.2.2.2. Những vấn đề của thực tiễn hiện nay
Hiện tại, các doanh nghiệp nhà nước thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở do
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành theo Quyết định số 62/2003/QĐ-BKH
ngày 27 tháng 01 năm 2003. Ưu điểm của chế độ báo cáo thống kê này là đ
ã được
ban hành theo hướng tập trung thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện
của doanh nghiệp nhà nước. Các Tổng công ty 90, 91 và các Tổng công ty thành lập
theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
thực hiện chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với Tổng công ty theo Quyết định số
373/QĐ-TCTK ngày 10 tháng 9 năm 1996 của Tổng c
ục trưởng Tổng cục Thống kê.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo
Thông tư Liên bộ số 01/LB-TCTK-BKHĐT ngày 31 tháng 3 năm1997 giữa Tổng

13
cục Thống kê và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Việc thực hiện các chế độ báo thống kê nói trên
đã phát huy tác dụng, nhưng đồng thời còn nhiều hạn chế, bất cập vì các lý do sau:
- Những chế độ báo thống kê ban hành áp dụng đối với Tổng công ty, doanh
nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ban hành trước khi có Luật
Thống kê và các Luật liên quan khác, do vậy có một số điểm chư
a phù hợp với những
quy định của Luật Thống kê cũng như các văn bản dưới Luật như:
- Thiếu chỉ tiêu, số liệu không nhất quán, thiếu tính khả thi; mặt khác các chế độ
báo cáo thống kê này đã lạc hậu không phù hợp với thực tiễn hiện nay, dẫn đến việc
tổng hợp chung của các cấp, các ngành rất khó khăn.
- Cơ quan Tổng cục Thống kê trước đ
ây là cơ quan thuộc Chính phủ, nay là cơ

quan trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do vậy thẩm quyền quy định trong các chế
độ báo cáo thống kê trước đó đã thay đổi .
- Do tình hình kinh tế-xã hội của đất nước biến động nhanh, phát sinh nhiều vấn
đề mới, một số loại hình xuất hiện như: Tập đoàn kinh tế, công ty mẹ-con nhà nước,
công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước m
ột thành viên chưa được quy định trong chế
độ báo cáo thống kê tổng hợp và chế độ báo cáo thống kê cơ sở.
- Hiện tượng một doanh nghiệp phải lập và gửi báo cáo cho nhiều cơ quan hay
ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê, các doanh nghiệp phải thực hiện các
cuộc điều tra thống kê khác, gây trùng chéo, nặng nề và không thống nhất.
- Có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu thông tin thống kê. Thừa
đối với những chỉ
tiêu chủ yếu thuộc thẩm quyền điều hành của doanh nghiệp, nhưng vẫn yêu cầu
doanh nghiệp phải báo cáo. Thiếu những chỉ tiêu phục vụ việc quản lý điều hành kinh
tế vĩ mô của nhà nước.
- Việc tính toán số liệu theo địa bàn còn nhiều hạn chế, giữa các thống kê
chuyên ngành và thống kê tài khoản quốc gia, giữa số liệu trên các địa bàn và số li
ệu
tổng hợp của cả nước còn có sự khác nhau, gây nghi ngờ cho người sử dụng tin.
- Việc áp dụng các bảng phân ngành kinh tế, phân loại sản phẩm, phân loại
thành phần kinh tế giữa các địa phương, giữa địa phương và trung ương còn có sự
khác biệt.
- Thủ tục hành chính trong công tác quản lý nói chung và trong công tác thống
kê nói riêng đang trong quá trình cải cách nhằm giảm bớt các yêu cầu báo cáo thống
kê đối với doanh nghiệp.
- Đi
ều kiên ứng dụng công nghệ thông tin trong việc lập và gửi báo cáo thống kê
ngày càng cải thiện hơn.
- Nhân lực về thống kê doanh nghiệp hiện nay bị hạn chế, việc kiêm nhiệm công
tác thống kê diễn ra hầu hết tại các doanh nghiệp, do vậy cần thiết phải tinh giản các

biểu mẫu báo cáo thống kê cũng như các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với cơ quan
quản lý Nhà nước.


14































15
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP
2.1. Tổng quan về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp
Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với các tổng công ty chính thức
được đưa vào thực hiện ngày 10 tháng 9 năm 1996 sau Quyết định số 373/TCTK-
PPCĐ của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Chế độ báo cáo thống kê định kỳ
doanh nghiệp nhà nước cũng được đưa vào thực hiện từ ngày 27/1/2003 theo Quyế
t
định số 62/2003/BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Quyết định số
156/2003/QĐ-TCTK của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Bên cạnh đó, để đánh
giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư và Tổng cục Thống kê đã ban hành Thông tư

Liên bộ số 01/LB ngày 31/3/1997 về hướng dẫn công tác thống kê đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và bên nước ngoài tham gia Hợp đồng hợp
tác kinh doanh.
Trong thời gian thực hiện Quyết định số 373/TCTK-PPCĐ và Quyết định số
62/2003/BKH, bên cạnh sự phát triển không ngừng của các đối tượng thống kê, Tổng
cục Thống kê cũng chưa tiến hành cải tiến, bổ sung, sửa
đổi các nội dung trong chế
độ cho phù hợp và đáp ứng nhu cầu của thời kỳ mới. Đồng thời, cũng chưa tiến hành
đánh giá nào về hiệu quả, tính khả thi và sự phù hợp của các chế độ này.
Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thực hiện nghiêm túc
các loại báo cáo theo quy định của Thông tư 01/LB đã có số liệu để các cơ quan quản

lý nhà nước tổng hợ
p, phân tích phản ánh đầy đủ, kịp thời tình hình thực hiện các dự
án có vốn đầu tư nước ngoài hàng tháng, quý, năm, làm cơ sở cho việc điều hành của
Chính phủ cũng như việc xây dựng kế hoạch, chiến lược và định hướng phát triển
kinh tế của cả nước, của từng địa phương, khu vực lãnh thổ.
Tuy nhiên, đến nay do có nhiều sự thay đổi cả về mặt pháp lý nh
ư việc ban hành
Luật Thống kê và thực trạng kinh tế xã hội có sự phát triển không ngừng, các chế độ
báo cáo thống kê này đã bộc lộ nhiều bất cập, thậm chí nhiều chỉ tiêu có trong chế độ
báo cáo thống kê này đến nay đã không thể sử dụng được nữa.
2.2. Thực trạng chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với tổng công ty,
doanh nghiệp nhà nước
2.2.1. Giới thiệu lịch sử
việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối
với Tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước
2.2.1.1. Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với Tổng công ty
Trước năm 1996, việc thực hiện báo cáo thống kê của các Tổng công ty được áp
dụng theo nhiều chế độ báo cáo được ban hành trong nhiều quyết định riêng lẻ. Cụ thể:

16
- Quyết định số 647/TCTK ngày 7/12/1985 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ban hành chế độ báo cáo thống kê kinh tế áp dụng đối với các Công ty
Thương nghiệp địa phương, Công ty thương nghiệp trung ương và Tổng công ty hạch
toán độc lập thuộc ngành nội thương.
- Quyết định số 13/TCTK ngày 13/2/1986 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống
kê ban hành chế độ báo cáo thống kê công nghiệp định kỳ áp d
ụng đối với các đơn vị
hạch toán kinh tế độc lập.
- Quyết định số 01/ TCTK-QĐ ngày 28/12/1990 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ban hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ về vận tải, bốc xép, áp dụng đối

với các đơn vị cơ sở vận tải, bốc xếp quốc doanh và công ty hợp doanh thuộc các
ngành đường bộ, đường sông, đường biển và
đường biển pha sông, các liên hiệp xí
nghiệp vận tải đường sắt, đường ô tô, đường sông, đường biển và đường biển pha
sông, Tổng công ty vận tải hàng không Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính viễn
thông.
- Quyết định số 30/TCTK ngày 8/3/1991 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống
kê ban hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với các đơn vị cơ sở kinh
doanh du lịch hạch toán kinh tế độc l
ập, Tổng công ty du lịch, Bộ văn hoá thông tin,
thể thao và du lịch
- Quyết định số 147 /TCTK-QĐ ngày 20/12/1994 của Tổng cục trưởng Tổng
cục Thống kê ban hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với các doanh
nghiệp hoạt động Công nghiệp, khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, sản xuất và phân
phối điện, khí đốt và nước thuộc các loại hình doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã,
doanh nghiệp tư
nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần có hạch toán
kinh tế độc lập.
- Quyết định số 58 /TCTK-QĐ ngày 4/4/1995 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ban hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ về vốn đầu tư xây lắp và khảo
sát thiết kế quy hoạch xây dựng áp dụng đối với các Bộ ngành và các Tổng công ty có
tổ chức hạch toán toàn ngành.
- Quyết định số 287/ TCTK-QĐ ngày 27/10/1995 c
ủa Tổng cục trưởng Tổng
cục Thống kê ban hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ ngành lâm nghiệp áp dụng
đối với các đơn vị hoạt động lâm nghiệp, ban quản lý dự án, doanh nghiệp nhà nước,
hợp tác xã, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, liên hiệp, Tổng công ty,
Chi cục kiểm lâm, Sở lâm nghiệp.

Với hình thức thực hiện như thế, các Tổng công ty hoạt động đa ngành gặp

nhiều khó khăn trong việc báo cáo thống kê do phải thực hiện nhiều chế độ báo cáo
cùng một lúc. Năm 1996, việc cải tiến và ban hành mới chế độ báo cáo thống kê cho

17
các Tổng công ty được đặt ra theo hướng chỉ ban hành một chế độ báo cáo cho tất cả
các Tổng công ty, và sẽ có phần biểu mẫu báo cáo chung và phần biểu mẫu báo cáo
riêng cho các hoạt động kinh tế riêng lẻ.
Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với Tổng công ty hiện hành là chế
độ báo cáo thống kê được ban hành theo Quyết định số 373/TCTK-PPCĐ ngày
10/9/1996 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
Chế
độ báo cáo này áp dụng cho các Tổng công ty có tổ chức hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp nhà nước và Nghị định điều lệ mẫu số 39/CP ngày 27/6/1995 của
Chính phủ. Cụ thể, chế độ báo cáo này áp dụng cho 3 loại Tổng công ty sau đây được
thành lập theo Quyết định 90/Ttg và 91/Ttg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ:
- Tổng công ty do Thủ tướng quyết định thành lập;
- Tổng công ty do Bộ trưởng ngành kinh t
ế - kỹ thuật quyết định thành lập;
- Tổng công ty do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quyết định thành lập.
Đặc điểm của chế độ báo cáo thống kê này áp dụng cho tất cả các Tổng công ty
Nhà nước có ngành nghề kinh doanh và hoạt động kinh tế khác nhau.
- Tổng công ty do Thủ tướng quyết định thành lập thực hiện 31 biểu;
- Tổng công ty do Bộ tr
ưởng ngành kinh tế - kỹ thuật quyết định thành lập thực
hiện 31 biểu;
- Tổng công ty do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quyết định thành lập thực hiện 22 biểu.
Trong số 31 biểu có:
- 9 biểu áp dụng chung cho các Tổng công ty;

- 1 biểu áp dụng thêm cho các Tổng công ty có hoạt động nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản;
- 1 biểu áp dụng thêm cho các Tổng công ty có hoạt
động công nghiệp;
- 4 biểu áp dụng thêm cho các Tổng công ty có hoạt động xây dựng và đầu tư
xây dựng cơ bản;
- 2 biểu áp dụng thêm cho các Tổng công ty có hoạt động thương nghiệp, khách
sạn, nhà hàng, du lịch và xuất nhập khẩu trực tiếp;
- 3 biểu áp dụng thêm cho các Tổng công ty có hoạt động sự nghiệp y tế, đào
tạo;
- 5 biểu áp dụng thêm cho các Ngân hàng chuyên doanh Trung ương và các
Tổng công ty có các đị
nh chế tài chính;
- 4 biểu áp dụng thêm cho các Tổng công ty Bảo hiểm và các Tổng công ty có

18
hoạt động bảo hiểm.
2.2.1.2. Chế độ báo cáo thống kê định kỳ doanh nghiệp nhà nước
Trước năm 2003, việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ của các doanh
nghiệp nhà nước được thực hiện theo những chế độ báo cáo sau:
- Quyết định số 512/TCTK ngày 22/11/1984 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ban hành chế độ báo cáo định kỳ áp dụng đối với các khố
i sản xuất thông
tin- bưu điện.
- Quyết định số 353/TCTK-PPCĐ ngày 8/8/1985 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ban hành hệ thống biểu mẫu chế độ báo cáo về kết quả sản xuất tiểu thủ
công nghiệp của các đơn vị cơ sở và của các đơn vị tổng hợp.
- Quyết định số 605/ TCTK ngày 20/11/1985 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ban hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các đơn vị cơ sở
hạch toán kinh tế độc lập, thuộc ngành lương thực, các công ty lương thực quận,

huyện, tỉnh, thành phố.
- Quyết định số 647/TCTK ngày 7/12/1985 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ban hành chế độ báo cáo thống kê kinh tế áp dụng đối với các Công ty
Thương nghiệp địa phương, Công ty thương nghi
ệp TW và Tổng công ty hạch toán
độc lập thuộc ngành nội thương.
- Quyết định số 666/TCTK ngày 23/12/1985 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ban hành chế độ thống kê kế toán định kỳ áp dung đối với các đơn vị cơ sở
hạch toán kinh tế độc lập thuộc ngành du lịch.
- Quyết định số 670/TCTK ngày 25/12/1985 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ban hành hệ thống bi
ểu mẫu báo cáo thống kê kế toán định kỳ của các đơn
vị xây lắp nhận thầu, đơn vị khảo sát thiết kế công trình xây dựng cơ bản, các ban
quản lý công trình do Trung ương và địa phương quản lý.
- Quyết định số 677/TCTK ngày 30/12/1985 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ban hành chế độ báo cáo thống kê KT định kỳ áp dụng đối với các đơn vị
cơ sở hạch toán kinh t
ế độc lập thuộc ngành lâm nghiệp.
- Quyết định số 13/TCTK ngày 13/2/1986 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ban hành chế độ báo cáo thống kê công nghiệp định kỳ áp dụng đối với các
đơn vị hạch toán kinh tế độc lập.
- Quyết định số 236/TCTK ngày 2/9/1986 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống
kê ban hành tạm thời chế độ báo cáo định kỳ về thống kê giao thông vậ
n tải áp dụng
đối với các đơn vị cơ sở quốc doanh và công tư hợp doanh vận tải ô tô có hạch toán
kinh tế độc lập.

19
- Quyết định số 237/TCTK ngày 12/9/1986 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ban hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ chính thức áp dụng đối với các

đơn vị cơ sở ngành vận tải bốc xếp đường sông.
- Quyết định số 238/TCTK ngày 12/9/1986 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ban hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ chính thức áp dụng đối với các
đơn vị
cơ sở ngành vận tải bốc xếp đường biển.
- Quyết định số 355/TCTK ngày 25/12/1986 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ban hành chế độ báo cáo thống kê kế toán định kỳ áp dụng đối với các đơn
vị cơ sở hạch toán kinh tế độc lập quốc doanh nông nghiệp.
- Quyết định số 374/TCTKngày 7/11/1987 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ban hành hệ
thống chỉ tiêu biểu mẫu báo cáo định kỳ áp dụng đối với các cơ
sở công nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh hạch toán kinh tế độc lập.
- Quyết định số 03/TCTK-PPCĐ ngày 26/12/1989 của Tổng cục trưởng Tổng
cục Tổng cục Thống kê ban hành tạm thời chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với
các đơn vị cơ sở thuộc liên hiệp hàng hải quản lý.
- Quyết định số 183/TCTK-CN ngày 22/11/1990 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ban hành chế độ báo cáo định kỳ áp dụng đối với các cơ sở công nghiệp
quốc doanh và công tư hợp doanh kinh tế độc lập.
- Quyết định số 214/TCTK ngày 20/12/1990 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ban hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với các đơn vị cơ sở

kinh doanh thương nghiệp TW, địa phương (trừ ngành lương thực) có hạch toán kinh
tế độc lập.
- Quyết đinh số 215/TCTK ngày 20/12/1990 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ban hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với các đơn vị cơ sở
ngành lương thực hạch toán kinh tế độc lập do TƯ và địa phương quản lý.
- Quyết định số 216/TCTK ngày 20/12/1990 của T
ổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ban hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với các đơn vị cơ sở
hợp tác xã mua bán TW và địa phương có hạch toán kinh tế độc lập.

- Quyết định số 01/TCTK-QĐ ngày 28/12/1990 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ban hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ về vận tải, bốc xếp, áp dụng đối
v
ới các đơn vị cơ sở vận tải, bốc xếp quốc doanh và công ty hợp doanh thuộc các
ngành đường bộ, đường sông, đường biển và đường biển pha sông, các liên hiệp xí
nghiệp vận tải đường sắt, đường ôtô, đường sông, đường biển và đường biển pha
sông, Tổng công ty vận tải hàng không Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính viễn
thông.
- Quyết định số 30/TCTK ngày 8/3/1991 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thố
ng
kê ban hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với các đơn vị cơ sở kinh

20
doanh du lịch hạch toán kinh tế độc lập, Tổng công ty du lịch, Bộ Văn hoá thông tin,
thể thao và du lịch
- Quyết định số 04/TCTK ngày 22/8/1991 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống
kê ban hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với các xí nghiệp quốc
doanh nông nghiệp TW và địa phương hạch toán kinh tế độc lập.
- Quyết định số 35/ TCTK-QĐ ngày 1/4/1994 Tổng cục trưởng Tổng cục Thố
ng
kê ban hành chế độ báo cáo thống kê đối với các doanh nghiệp, thương nghiệp, khách
sạn, nhà hàng, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế Nhà nước, tập thể, tư nhân và hỗn
hợp (trừ các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài), hạch toán kinh tế độc lập và các doanh
nghiệp thuộc các ngành khác có kinh doanh, thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng,
dịch vụ có hạch toán riêng.
- Quyết định số 109/ TCTK-QĐ ngày 15/9/1994 của Tổng cục trưởng T
ổng cục
Thống kê ban hành chế độ báo cáo thống kê kinh doanh du lịch, khách sạn thuộc các
thành phần kinh tế Nhà nước tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn hợp có hạch toán kinh tế
độc lập.

- Quyết định số 147/TCTK-QĐ ngày 20/12/1994 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ban hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với các doanh
nghiệp hoạt động Công nghiệp, khai thác mỏ, công nghiệp chế bi
ến, sản xuất và phân
phối điện, khí đốt và nước thuộc các loại hình doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã,
doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần có hạch toán
kinh tế độc lập.
- Quyết định số 01/ TCTK-QĐ ngày 5/1/1995 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ban hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với các doanh
nghiệp có hoạt động vận tả
i và bưu điện hạch toán kinh tế độc lập thuộc các loại hình
doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần.
- Quyết định số 31/TCTK-QĐ ngày 2/3/1995 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ban hành chế độ báo cáo thống kê XDCB định kỳ áp dụng đối với các chủ
đầu tư, các đơn vị xây lắp nhận thầu, các đơn vị
tư vấn khảo sát thiết kế, quy hoạch,
xây dựng thuộc các doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công
ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có hạch toán kinh tế độc lập.
Việc ban hành các chế độ báo cáo trên cũng theo hướng ban hành chế độ báo
cáo theo ngành kinh tế. Một doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều chế độ báo cáo nếu
hoạt động đa ngành. Năm 2003, chế độ báo cáo thống kê cho doanh nghiệp nhà nướ
c
được cải tiến theo hướng ban hành chung 1 chế độ báo cáo cho doanh nghiệp bao
gồm tất cả các biểu mẫu thu thập thông tin chuyên ngành của các ngành.

21
Chế độ báo cáo thống kê định kỳ doanh nghiệp nhà nước được ban hành theo
Quyết định số 62/2003/BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Quyết định số
156/2003/QĐ-TCTK của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Mục đích của việc

ban hành chế độ báo cáo này nhằm thu thập thông tin từ các doanh nghiệp nhà nước
để tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế.
Như vậy, ch
ế độ báo cáo thống kê định kỳ doanh nghiệp nhà nước hiện hành đã
được thiết kế gồm 17 biểu:
- Báo cáo tháng gồm 11 biểu, cụ thể:
+ 1 biểu cho doanh nghiệp có hoạt động sản xuát công nghiệp;
+ 1 biểu cho doanh nghiệp là chủ đầu tư;
+ 1 biểu cho doanh nghiệp có hoạt động xây dựng – khảo sát thiết kế và quy
hoạch xây dựng;
+ 1 biểu cho doanh nghiệp có hoạt động thương nghiệp, khách sạn, nhà hang, du
lịch (lữ hành) và dịch vụ;
+ 1 biểu cho doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu hang hoá;
+ 1 biểu cho doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu hàng hoá;
+ 1 biểu cho doanh nghiệp có hoạt động vận tải, bốc xếp, dịch vụ đại lý vận tải;
+ 1 biểu cho doanh nghiệp có hoạt động bưu chính viễn thông;
+ 1 biểu cho doanh nghiệp bảo hiểm;
+ 1 biểu cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
+ 1 biểu cho doanh nghiệp xổ số.
- Báo cáo 6 tháng gồm 1 biểu:
+ 1 biểu cho tất cả các doanh nghiệp.
- Báo cáo năm gồm 5 biểu, cụ thể:
+ 1 biểu cho tất cả các doanh nghiệp;
+ 1 biểu cho doanh nghiệp có hoạt động trồng cây lâu năm;
+ 1 biểu cho doanh nghiệp có hoạt động chăn nuôi;
+ 1 biểu cho doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu hàng hoá;
+ 1 biểu cho doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu hàng hoá.
2.2.2. Một số nét khái quát về đối tượng thực hiện, đặc
điểm của các đối
tượng.

2.2.2.1. Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với Tổng công ty theo
QĐ số 373/TCTK-PPCĐ ngày 10/9/1996
* Đối tượng thực hiện

×