Tải bản đầy đủ (.pdf) (381 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát dịch bệnh trên tôm sú nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.62 MB, 381 trang )







BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

ĐỀ TÀI TRỌNG ĐIỂM CẤP BỘ



BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát dịch bệnh trên tôm
sú (Penaeus monodon) và cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) nuôi
ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”




Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II
Chủ nhiệm đề tài: TS. Đinh Thị Thủy






9355




TP. Hồ Chí Minh, tháng 3/2012
i

MỤC LỤC


Mục lục i
Danh sách các bảng viii
Danh sách các đồ thị xi
Danh sách hình và sơ đồ xii
Bảng chú giải các chữ viết tắt xiii

I. LỜI NÓI ĐẦU 1

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Những công trình nghiên cứu về hệ thống giám sát dịch bệnh trên tôm và
cá trên thế giới và tại Việt Nam 4
2.1.1 Những công trình nghiên cứu về hệ thống giám sát dịch bệ
nh trên tôm
trên thế giới và Việt Nam 4
2.1.2 Những công trình nghiên cứu về hệ thống giám sát dịch bệnh của cá trên
thế giới và Việt Nam 6
2.2 Bệnh đốm trắng trên tôm và virus gây bệnh đốm trắng 7
2.2.1 Tình hình dịch bệnh trên thế giới và tại Việt Nam 7
2.2.1.1 Trên thế giới 7
2.2.1.2 Việt Nam 7
2.2.2 Giới thiệu bệnh đốm trắng 8
2.2.2.1 Các hướng nghiên c

ứu liên quan về dịch tễ học bệnh đốm trắng trên tôm 8
2.2.2.2 Tuổi mắc bệnh 9
2.2.2.3 Triệu chứng, bệnh tích 10
2.2.3 Một số phương pháp hiện đang áp dụng để chẩn đoán mầm bệnh WSSV
trên giáp xác 10
2.3 Bệnh gan thận mủ trên cá tra 10
ii

2.3.1 Lịch sử bệnh và tác nhân gây bệnh gan thận mủ 10
2.3.2 Bệnh gan thận mủ và vi khuẩn Edwardsiella ictaluri 11
2.3.2.1 Đường truyền lây của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri 11
2.3.2.2 Mùa vụ xuất hiện bệnh và tuổi mắc bệnh. 12
2.3.2.3 Triệu chứng bệnh tích 12
2.4 Những vấn đề liên quan đến việc thiết lập các chiến lược quản lý dịch bệnh
thủy sản trên thế giớ
i và Việt Nam 13

III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện 16
3.2 Phương pháp nghiên cứu 16
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm và vận hành hệ thống giám sát dịch
bệnh thụ động 16
3.2.1.1 Nghiên cứu hiện trạng 16
3.2.1.2 Phương pháp phát triển và thử nghiệm mô hình 16
3.2.1.3 Phương pháp đánh giá mô hình thử nghiệm 18
3.2.2 Nghiên cứu thử nghiệm và vận hành hệ thống giám sát dịch bệnh chủ
động trên tôm sú và cá tra 19
3.2.2.1 Nghiên cứu hiện trạng 19
3.2.2.2 Phát triển và thử nghiệm mô hình hệ thống giám sát dịch bệnh chủ động. 19
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu phục vụ nội dung xây dựng kế hoạch đón đầu

và xây dựng chiến lược quản lý dịch bệnh 25
3.2.4 Phương pháp nghiên cứu phục vụ n
ội dung đánh giá tác động kinh tế của
dịch bệnh 25
3.2.4.1 Thu thập thông tin 25
3.2.4.2 Phương pháp xử lý và phân tích 25



iii

IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 27
4.1 Nghiên cứu thử nghiệm và vận hành hệ thống giám sát dịch bệnh thụ động
27
4.1.1 Đánh giá hiện trạng của hệ thống giám sát dịch bệnh thụ động đã có (năm
2009) trên trên tôm sú nuôi ở Cà Mau và trên cá tra nuôi ở An Giang, Đồng
Tháp 27
4.1.1.1 Các tiêu chí đánh giá mô hình giám sát dịch bệnh thụ động 27
4.1.1.2 Kết quả đánh giá hệ thố
ng giám sát dịch bệnh thụ động trên tôm sú tại Cà
Mau 28
4.1.1.3 Kết quả đánh giá hệ thống giám sát dịch bệnh thụ động trên cá tra tại An
Giang, Đồng Tháp 28
4.1.2 Thiết lập, phát triển và vận hành thử nghiệm mô hình giám sát dịch bệnh
thụ động trên tôm sú nuôi tại Cà Mau 29
4.1.2.1 Mô hình nuôi và địa bàn giám sát 29
4.1.2.2 Xây dựng mạng lưới cộng tác viên 31
4.1.2.3 Thiết lập phiếu điề
u tra 31
4.1.2.4 Thực hiện nhiệm vụ giám sát thông qua phỏng vấn, kiểm tra, chuyển tải và

phản hồi thông tin 31
4.1.2.5 Kết quả phân tích từ phiếu báo cáo giám sát thụ động về tình hình bệnh trên
tôm sú và năng suất thu hoạch tại các vùng giám sát (2010, 2011) 34
4.1.3 Thiết lập, phát triển và vận hành thử nghiệm mô hình giám sát dịch bệnh
thụ động trên cá tra nuôi tại An Giang và Đồng Tháp 36
4.1.3.1 Mô hình nuôi và địa bàn giám sát 36
4.1.3.2 Xây dựng mạng lướ
i cộng tác viên 39
4.1.3.3 Thiết lập phiếu điều tra 39
4.1.3.4 Thực hiện nhiệm vụ giám sát thông qua phỏng vấn, kiểm tra, chuyển tải và
phản hồi thông tin. 40
4.1.3.5 Kết quả phân tích từ phiếu báo cáo giám sát thụ động 41
iv

4.1.4 Cơ chế vận hành của hệ thống giám sát dịch bệnh thụ động trên tôm sú
nuôi ở Cà Mau và trên cá tra nuôi ở An Giang và Đồng Tháp. 49
4.1.4.1 Cách tiếp cận để xây dựng cơ chế vận hành 49
4.1.4.2 Cơ chế vận hành 50
4.1.4.3 Chức năng của các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ giám sát 51
4.1.5 Đánh giá mô hình thử nghiệm giám sát dịch bệnh thụ động 55
4.1.5.1 Xây dựng tiêu chí đánh giá mô hình giám sát dịch bệnh th
ụ động 55
4.1.5.2 Kết quả đánh giá mô hình giám sát dịch bệnh thụ động tại Cà Mau 58
4.1.5.3 Kết quả đánh giá mô hình giám sát dịch bệnh thụ động tại An Giang và
Đồng Tháp 59
4.2 Nghiên cứu thử nghiệm và vận hành hệ thống giám sát dịch bệnh chủ động
60
4.2.1 Đánh giá hiện trạng của hệ thống giám sát dịch bệnh chủ động đã có
(năm 2009) trên cá tra nuôi ở
An Giang, Đồng Tháp và trên tôm sú nuôi ở Cà

Mau 60
4.2.2 Thiết lập, phát triển và vận hành thử nghiệm mô hình giám sát dịch bệnh
chủ động trên tôm sú nuôi tại Cà Mau 61
4.2.2.1 Mô hình nuôi và địa bàn giám sát 61
4.2.2.2 Xây dựng mạng lưới cộng tác viên 61
4.2.2.3 Thiết kế phiếu điều tra 62
4.2.2.4 Thu thập thông tin qua các phiếu điều tra 62
4.2.2.5 Thu mẫu phục vụ phân tích xác định sự hiện diện của virus WSSV 63
4.2.2.6
Nhập dữ liệu, phân tích và lưu trữ dữ liệu 63
4.2.3 Thiết lập, phát triển và vận hành thử nghiệm mô hình giám sát dịch bệnh
chủ động trên cá tra nuôi tại An Giang và Đồng Tháp 63
4.2.3.1 Mô hình nuôi và địa bàn giám sát 63
4.2.3.2.Xây dựng mạng lưới cộng tác viên 64
4.2.3.3 Thiết kế phiếu điều tra 64
4.2.3.4 Thu thập thông tin qua các phiếu điều tra 65
v

4.2.3.5 Thu mẫu phục vụ phân tích xác định sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh
gan thận mủ 65
4.2.3.6 Nhập dữ liệu, phân tích và lưu trữ dữ liệu 65
4.2.4 Vận hành của hệ thống giám sát dịch bệnh chủ động 66
4.2.5 Nghiên cứu các mối nguy về sự bùng phát dịch bệnh đốm trắng trên tôm
sú nuôi ở mô hình QCCT tại Cà Mau 66
4.2.5.1 Kết quả phân tích mẫu 66
4.2.5.2 Kết quả thống kê mô tả điều tra hàng tháng ao nuôi 69
4.2.5.3 Kết quả phân tích thống kê tương quan 81
4.2.6 Nghiên cứu các mối nguy về sự bùng phát bệnh gan thận mủ trên cá tra
nuôi ao thâm canh tại An Giang và Đồng Tháp 87
4.2.6.1 Kết quả phân tích mẫu 87

4.2.6.2 Kết quả thống kê mô tả điều tra hàng tháng các hộ nuôi cá tra tại An Giang
89
4.2.6.3 Kết quả thống kê mô tả điều tra hàng tháng các hộ
nuôi cá tra tại Đồng
Tháp 96
4.2.6.4 Kết quả phân tích thống kê tương quan 103
4.2.7 Đánh giá mô hình thử nghiệm giám sát dịch bệnh chủ động 109
4.2.7.1 Xây dựng tiêu chí đánh giá mô hình giám sát dịch bệnh chủ động 109
4.2.7.2 Kết quả đánh giá mô hình giám sát dịch bệnh chủ động tại Cà Mau 111
4.2.7.3 Kết quả đánh giá mô hình giám sát dịch bệnh chủ động (cá tra tại An Giang
và Đồng Tháp) 112
4.3 Chương trình hành động khẩn c
ấp và xác định các giải pháp để kiểm soát
bệnh 113
4.3.1 Tình hình dịch bệnh trên tôm sú tại Cà Mau và trên cá tra tại An Giang
và Đồng Tháp năm 2010 113
4.3.1.1 Tình hình dịch bệnh trên tôm sú nuôi tại Cà Mau năm 2010 113
4.3.1.2 Tình hình dịch bệnh trên cá tra nuôi ao thâm canh tại An Giang, Đồng Tháp
115
vi

4.3.2 Ước tính thiệt hại do bệnh gây ra năm 2010 119
4.3.2.1 Đối với tôm sú nuôi tại Cà Mau 119
4.3.2.2 Đối với cá tra nuôi tại An Giang và Đồng Tháp 120
4.3.3 Phương pháp phòng ngừa bệnh đốm trắng trên tôm sú và bệnh gan thận
mủ trên cá tra. 120
4.3.3.1 Phương pháp phòng ngừa bệnh đốm trắng trên tôm sú 120
4.3.3.2 Phương pháp phòng ngừa bệnh gan thận mủ trên cá tra 122
4.3.4 Chương trình phản hồi với dịch bệnh 123
4.3.4.1 Đố

i với các bệnh đã biết 123
4.5.4.2 Đối với các bệnh mới 124
4.3.5 Các giải pháp kiểm soát dịch bệnh 124
4.3.5.1 Một số giải pháp quản lý tổng hợp nhằm hạn chế và kiểm soát sự bùng phát
bệnh đốm trắng trên tôm sú nuôi QCCT tại Cà Mau 124
4.3.5.2 Một số giải pháp quản lý tổng hợp nhằm hạn chế và kiểm soát sự bùng phát
bệnh gan thận mủ trên cá tra nuôi ao thâm thanh tạ
i An Giang, Đồng Tháp 129
4.4 Chiến lược quản lý dịch bệnh thủy sản 134
4.4.1 Lập kế hoạch thu thập thông tin dịch bệnh thủy sản 135
4.4.2 Xây dựng kế hoạch phòng bệnh 135
4.4.3 Xây dựng kế hoạch đón đầu, chuẩn bị các hoạt động đón đầu đối phó với
dịch bệnh thủy sản 135
4.4.3.1 Kế hoạch kiểm soát bệnh theo cấp độ
136
4.4.3.2 Kế hoạch chuẩn bị đối phó với tình trạng khẩn cấp 140
4.4.4 Xây dựng các kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản 140
4.4.4.1 Nội dung cơ bản của một kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản 140
4.4.4.2 Kế hoạch phòng chống dịch bệnh hàng năm đối với tôm sú và cá tra 141
4.4.5 Xây dựng các biện pháp xử lý khi có thông tin dịch bệnh 143
4.4.5.1 Khi dịch bệ
nh thủy sản xuất hiện trong nước 143
4.4.5.2 Đối với thông tin dịch bệnh ngoài nước 146
vii

4.4.6 Các chương trình nâng cao kỹ năng cho các cấp nhằm tăng cường khả
năng chẩn đoán và phòng trị bệnh 146
4.4.6.1 Các chương trình nâng cao kỹ năng cho các cấp đã được thực hiện trong hai
năm 2010 và 2011 tại An Giang và Đồng Tháp (đối với cá tra) 146
4.4.6.2 Các chương trình nâng cao kỹ năng cho các cấp đã được thực hiện trong hai

năm 2010 và 2011 tại Cà Mau (đối với tôm sú). 150
4.4.6.3 Đề xuất một số chương trình nâng cao k
ỹ năng bổ sung đối với tôm sú và cá
tra 151
4.4.7 Đánh giá tác động kinh tế của dịch bệnh 152
4.4.7.1 Tôm sú nuôi QCCT ở Cà Mau 153
4.4.7.2 Cá tra nuôi ao thâm canh ở An Giang 153

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 155
5.1 KẾT LUẬN 155
5.1.1 Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát dịch bệnh thụ động trên tôm sú
nuôi tại Cà Mau và trên cá tra nuôi tại An Giang và Đồng Tháp 155
5.1.2 Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát sát dịch bệ
nh chủ động trên tôm
sú nuôi tại Cà Mau và trên cá tra nuôi tại An Giang và Đồng Tháp 156
5.1.3 Chương trình hành động khẩn cấp và xác định các giải pháp để kiểm soát
bệnhh đốm trắng trên tôm sú và bệnh gan thận mủ trên cá tra 157
5.1.4 Chiến lược quản lý dịch bệnh thủy sản 159
V.2 KIẾN NGHỊ 160
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 161
VII. PHẦN PHỤ LỤC 168





viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG


Bảng 4.1.1. Kết quả đánh giá mô hình thử nghiệm thụ động (tôm sú tại Cà Mau,
2009) 28
Bảng 4.1.2. Kết quả đánh giá mô hình thử nghiệm thụ động (cá tra An Giang, Đồng
Tháp, 2009) 29
Bảng 4.1.3. Các vùng nuôi có thực hiện giám sát 29
Bảng 4.1.4. Số thông tin đã thực hiện 32
Bảng 4.1.5. Các chương trình tập huấn, hội thảo (năm 2010, 2011) 32
Bảng 4.1.6. Thông tin tỷ lệ di
ện tích bệnh và thông tin thu hoạch (năm 2010) 34
Bảng 4.1.7. Thông tin tỷ lệ diện tích bệnh và thông tin thu hoạch (năm 2011) 35
Bảng 4.1.8. Các vùng nuôi thực hiện giám sát (An Giang) 36
Bảng 4.1.9. Các vùng nuôi thực hiện giám sát (Đồng Tháp) 39
Bảng 4.1.10. Số thông tin đã thực hiện 40
Bảng 4.1.11. Các chương trình tập huấn, hội thảo (năm 2010, 2011) 40
Bảng 4.1.12. Tỷ lệ (%) dt bệnh/dt nuôi (ao thâm canh) (2010), An Giang 42
Bảng 4.1.13. Tỷ lệ (%) dt bệnh/dt nuôi (ao thâm canh), ao giống (2011), An Giang

43
Bảng 4.1.14. Tỷ lệ (%) dt bệnh/dt nuôi (ao thâm canh) (2010), Đồng Tháp 47
Bảng 4.1.15. Tỷ lệ (%) dt bệnh/dt nuôi (ao thâm canh), ao giống (2011), Đồng Tháp
47
Bảng 4.1.16. Số lần phát hiện và thông báo đến cấp trên những vùng nuôi có bệnh
xảy ra của mạng lưới công tác viên (tôm sú Cà Mau) 55
Bảng 4.1.17. Số lần phát hiện và thông báo đến cấp trên những vùng nuôi có bệnh
xảy ra của mạng lưới công tác viên (cá tra An Giang, Đồng Tháp) 56
Bảng 4.1.18. Kết quả
đánh giá mô hình thử nghiệm thụ động (tôm sú tại Cà Mau)58
Bảng 4.1.19. Kết quả đánh giá mô hình thử nghiệm thụ động (cá tra tại An Giang,
Đồng Tháp) 59
ix


Bảng 4.2.1. Nội dung thu thập thông tin của các phiếu điều tra 62
Bảng 4.2.2. Số thông tin đã điều tra, phỏng vấn năm 2010 và 2011 63
Bảng 4.2.3. Tên các vùng nuôi thực hiện giám sát (An Giang và Đồng Tháp) 63
Bảng 4.2.4. Nội dung thu thập thông tin của các phiếu điều tra 64
Bảng 4.2.5. Số thông tin đã điều tra, phỏng vấn (An Giang, Đồng Tháp) 65
Bảng 4.2.6. Kết quả phân tích PCR trên mẫu tôm sú thu định kỳ và khi có dịch
bệnh đốm tr
ắng 68
Bảng 4.2.7. Kết quả phân tích mô học trên mẫu tôm sú thu định kỳ và khi có dịch
bệnh đốm trắng 68
Bảng 4.2.8. Thông tin chung về hiện trạng ao nuôi (2010 và 2011) 69
Bảng 4.2.9. Thông tin chung về điều kiện ao nuôi (năm 2010 và 2011) 71
Bảng 4.2.10. Thông tin về tình hình con giống thả nuôi (năm 2010 và 2011) 72
Bảng 4.2.11. Thông tin về kỹ thuật quản lý ao nuôi hàng tháng (2010, 2011) 74
Bảng 4.2.12. Lượng tôm thu hoạch hàng tháng của nông hộ (2010 và 2011) 77
Bảng 4.2.13. Thông tin về
tình trạng sức khỏe tôm nuôi ( năm 2010 và 2011) 80
Bảng 4.2.14. Các biến khảo sát có mối tương quan với bệnh đốm trắng 82
Bảng 4.2.15. Các biến khảo sát là yếu tố tiềm năng với bệnh đốm trắng 83
Bảng 4.2.16. Các biến khảo sát có mối tương quan với bệnh đốm trắng 84
Bảng 4.2.17. Các biến khảo sát là yếu tố tiềm năng với bệnh đốm trắng 84
Bảng 4.2.18. Các bi
ến khảo sát có mối tương quan với bệnh đốm trắng (năm 2011) .
85
Bảng 4.2.19. Các biến khảo sát là yếu tố tiềm năng với bệnh đốm trắng (năm 2011)
85
Bảng 4.2.20. Kết quả phân tích, định danh vi khuẩn 89
Bảng 4.2.21. Hiện trạng và điều kiện ao nuôi, An Giang (năm 2010, 2011) 90
Bảng 4.2.22. Tình hình con giống thả nuôi, An Giang (năm 2010, 2011) 91

Bảng 4.2.23. K
ỹ thuật quản lý ao nuôi, An Giang (2010, 2011) 92
Bảng 4.2.24. Tình trạng sức khỏe cá nuôi, An Giang ( năm 2010 và 2011) 95
Bảng 4.2.25. Hiện trạng và điều kiện ao nuôi, Đồng Tháp (2010, 2011) 97
x

Bảng 4.2.26. Tình hình con giống thả nuôi, Đồng Tháp (năm 2010, 2011) 97
Bảng 4.2.27. Kỹ thuật quản lý ao nuôi, Đồng Tháp (2010, 2011) 100
Bảng 4.2.28. Tình trạng sức khỏe cá nuôi, Đồng Tháp (2010, 2011) 101
Bảng 4.2.29. Các biến có mối tương quan với bệnh gan thận mủ 105
Bảng 4.2.30. Các biến là yếu tố tiềm năng với bệnh gan thận mủ 106
Bảng 4.2.31. Các biến có mối tương quan với bệnh gan thận mủ 107
Bảng 4.2.32. Các biế
n có mối tương quan với bệnh gan thận mủ (năm 2011) 108
Bảng 4.2.33. Các biến là yếu tố tiềm năng với bệnh gan thận mủ (năm 2011) 108
Bảng 4.2.34. Kết quả đánh giá mô hình thử nghiệm chủ động (tôm sú tại Cà Mau)
112
Bảng 4.2.35. Kết quả đánh giá mô hình thử nghiệm chủ động (cá tra tại An Giang,
Đồng Tháp) 112
Bảng 4.3.1. Tỷ lệ (%) diệ
n tích tôm bệnh, chết/dt đang nuôi (năm 2010) 113
Bảng 4.3.2. Tần xuất (%) ao tôm bệnh, chết và tỷ lệ (%) dấu hiệu tôm bệnh, chết
114
Bảng 4.3.3. Tỷ lệ (%) dt bệnh/dt đang nuôi (ao nuôi thâm canh) (2010), An Giang
116
Bảng 4.3.4. Thông tin về tình trạng sức khỏe cá nuôi, An Giang ( năm 2010) 117
Bảng 4.3.5. Tỷ lệ (%) dt bệnh/dt đang nuôi (ao nuôi thâm canh)(2010) Đồng Tháp
118
Bảng 4.3.6. Thông tin về
tình trạng sức khỏe cá nuôi, Đồng Tháp ( năm 2010) 119


xi

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1.1. Trung bình năng suất thu hoạch (tấn/ha/vụ), An Giang (2010) 44
Đồ thị 4.1.2. Trung bình năng suất thu hoạch (tấn/ha/vụ), An Giang (2011) 46
Đồ thị 4.1.3. Năng suất thu hoạch (tấn/ha/vụ) ao thương phẩm, Đồng Tháp (2010)
48
Đồ thị 4.1.4. Năng suất thu hoạch (tấn/ha/vụ) ao thương phẩm, Đồng Tháp (2011)
49
Đồ thị 4.2.1. Trung bình mật độ thả giống năm 2010 và 2011 73
Đồ thị 4.2.2. Tỷ lệ trung bình (%) số nông hộ có cấp xổ nước và cấp bù nước 74
Đồ thị 4.2.3. Tỷ lệ (%) số nông hộ có sử dụng vôi, phân bón và hoá chất 76
Đồ thị 4.2.4. Mực nước trảng (m) của ao nuôi theo tháng (năm 2010, 2011) 76
Đồ thị 4.2.5. Mực nước mương (m) của ao nuôi theo tháng (năm 2010 và 2011).77
Đồ thị 4.2.6. T
ỷ lệ (%) các loại bệnh nhiễm trên tôm 78
Đồ thị 4.2.7. Tỷ lệ (%) cỡ tôm bệnh, chết do nhiễm bệnh đốm trắng 79
Đồ thị 4.2.8. Tỷ lệ (%) ao nuôi của các nông hộ có bệnh đốm trắng (năm 2010,
2011) 81
Đồ thị 4.2.9. Mực nước ao nuôi cá tra ở các tháng ở An Giang (năm 2010) 93
Đồ thị 4.2.10. Mực nước ao nuôi cá tra ở các tháng ở An Giang (năm 2011) 94
Đồ thị 4.2.11. Mực nướ
c ao nuôi cá tra các tháng ở Đồng Tháp (năm 2010) 98
Đồ thị 4.2.12. Mực nước ao nuôi cá tra các tháng ở Đồng Tháp (năm 2011) 100
Đồ thị 4.2.13. Tỷ lệ (%) ao nuôi có bệnh gan thận mủ (năm 2010) 104
Đồ thị 4.2.14. Tỷ lệ (%) ao nuôi có bệnh gan thận mủ (năm 2011) 104

xii


DANH SÁCH HÌNH VÀ SƠ ĐỒ


Hình 4.1.1. Khu vực giám sát tỉnh Cà Mau 30
Hình 4.1.2. Hội thảo báo cáo kết quả hoạt động (2010) và định hướng kế hoạch
(2011) (Cà Mau) 33
Hình 4.1.3. Tập huấn về cách phát hiện bệnh teo gan và một số kết quả bước đầu
(Cà Mau) 33
Hình 4.1.4. Tập huấn về cách nhận biết một số bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi và
các biện pháp phòng bệnh 34
Hình 4.1.5. Bản đồ khu vực thực hiện giám sát tỉnh An Giang 37
Hình 4.1.6. Bản đồ khu vực thực hiện giám sát tỉnh Đồng Tháp 38
Hình 4.1.7A,B. Hội thảo báo cáo kết quả hoạt động năm 2010 và định hướng kế
hoạch năm 2011 (tại An Giang) 41
Hình 4.2.1. Bản đồ địa bàn thực hiện giám sát chủ động (huyện Cái Nước, tỉnh Cà
Mau) 61
Hình 4.2.2A,B. Các mẫu tôm thu bị nhiễm đốm trắng 67
Hình 4.2.3A,B. Hình ảnh mang tôm có dấu hiệu nhiễm virus WSSV với phương
pháp phân tích mô h
ọc 67
Hình 4.2.4 a,b. Các mẫu cá thu có gan thận bị đốm trắng và có mủ 87
Hình 4.2.5. Các mẫu cá thu trong tình trạng khỏe, bình thường 88


Sơ đồ 4.1.1. Sơ đồ thu thập thông tin, phân tích dữ liệu và báo cáo 51
Sơ đồ 4.2.1. Các bước thực hiện giám sát chủ động 66





xiii

BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
QCCT Quảng canh cải tiến
TB Trung bình
Cross- sectional Nghiên cứu cắt ngang
Case- Control Nghiên cứu bệnh chứng
Cohort Nghiên cứu đoàn hệ
OR Odds ratio Tỷ số chênh
CI 95% Confidence
Interval
Độ tin cậy thống kê 95%
Std Standard Deviation Độ lệch chuẩn
N Số trường hợp được phân tích
WSSV White Spot
syndrome virus
Virus gây hội chứng đốm trắng
hay virus đốm trắng


1

I. LỜI NÓI ĐẦU
Giám sát dịch bệnh là nội dung không thể thiếu được trong những chương trình
quản lý sức khoẻ vật nuôi thủy sản. Điều này đảm bảo những hoạt động với vai trò
giúp phát hiện sớm của những bệnh cần quan tâm đã biết, những bệnh mới chưa

biết. Từ đó có biện pháp giám sát, kiểm tra và kiểm soát bệnh
(
Hệ thống giám sát dịch bệnh trên tôm sú c
ũng đã được thiết lập và thực hiện thử
nghiệm vào năm 2004 ở một số tỉnh tại Việt Nam (trong đó có tỉnh Cà Mau) dưới
sự hỗ trợ của tổ chức DANIDA. Khi dự án kết thúc thì hệ thống cũng ngừng hoạt
động có lẽ do dự án chỉ mới thiết lập và thực hiện thử nghiệm hệ thống; sự điều
chỉnh và hoàn thi
ện của hệ thống chưa được quan tâm đúng mức, cách tiếp cận chưa
thật sự được ủng hộ và thiếu kinh phí hoạt động nên tính bền vững của hệ thống
chưa được đảm bảo.
Nghiên cứu dịch tễ học tại Việt Nam khá phát triển trên các lĩnh vực y học, thú
y, nhưng đối với lĩnh vực thủy sản vẫn còn đang từng bướ
c nghiên cứu. Nghiên
cứu dịch tễ học bệnh đốm trắng trên tôm sú với mô hình luân canh tôm lúa ở Long
An vào năm 1998 là nghiên cứu đầu tiên về dịch tễ học trên tôm sú tại Việt Nam;
kết quả nghiên cứu chưa xác định được các yếu tố nguy cơ chính có tương quan đến
bệnh.
Đến năm 2001, với nghiên cứu dịch tễ học bệnh đốm trắng trên tôm sú nuôi ở
mô hình tôm lúa tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng; kế
t quả đã chỉ ra các yếu tố
kỹ thuật như mật độ và thời gian thả giống, chênh lệch độ mặn lúc thả giống là các
yếu tố nguy cơ có tương quan chặt chẽ đến bệnh đốm trắng. Năm 2002, với nghiên
cứu dịch tễ học bệnh đốm trắng trên tôm nuôi ở mô hình nuôi công nghiệp tại Vĩnh
Hậu, Bạc Liêu đã chứng minh được sự biến
động của các yếu tố môi trường như
pH, độ mặn, độ kiềm,…(đặc biệt là giai đoạn tôm dễ mẫn cảm với mầm bệnh) có
mối tương quan chặt chẽ với bệnh đốm trắng và một số yếu tố không thuận lợi như
địa hình, ô nhiễm và suy thoái môi trường cũng góp phần làm bùng phát dịch bệnh
(Nguyễn Văn Hảo và ctv, 2003).


2

Cá tra hiện là đối tượng nuôi nước ngọt chủ lực ở một số tỉnh thuộc ĐBSCL.
Cho đến nay, hệ thống giám sát dịch bệnh vẫn chưa được thiết lập và hoạt động
hiệu quả. Việc quản lý ao nuôi còn mang tính tự phát, kiến thức nhận biết bệnh,
cách phòng và trị bệnh còn nhiều hạn chế. Các quá trình thu mẫu bệnh, phân tích,
chẩn đoán và sự phản hồi kết qu
ả còn chậm trễ. Đặc biệt trong một vài năm gần
đây, bệnh gan thận mủ trên cá tra đã gây chết hàng loạt, dịch bệnh không chỉ xảy ra
ở một vùng, một khu vực, mà có dấu hiệu lây nhiễm trên diện rộng và việc chữa trị
không mang lại hiệu quả đã làm ảnh hưởng lớn đến năng suất cá nuôi.
Tóm lại, trên cá tra và tôm sú nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, dịch bệnh xảy
ra hàng n
ăm rất lớn, nhưng cho đến nay nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát
dịch bệnh vẫn chưa có cách tiếp cận mới và thưc sự chưa được thiết lập và hoạt
động hiệu quả. Các giải pháp kiểm soát bệnh nếu có cũng chỉ mang tính tự phát,
chưa xây dựng thành hệ thống và việc thực hiện chưa khả thi. Mặc dù, một vài
nghiên cứu trước có nghiên cứu xây dựng hệ th
ống giám sát dịch bệnh nhưng chưa
được nghiên cứu chi tiết và nghiên cứu chưa có hệ thống. Vì vậy, khi triển khai gặp
nhiều khó khăn nên vẫn còn nằm trong phạm vi thăm dò. Mặc khác, phổ biến trong
các nghiên cứu trước là đi tìm tác nhân gây bệnh, chưa nghiên cứu đi sâu về bệnh.
Dịch tễ học được triển khai và thực hiện, nhưng chưa có hiệu quả. Công việc giám
sát dịch bệnh khi triển khai và thự
c hiện chưa được thống nhất giữa các cấp từ cấp
trung ương đến địa phương nên tính bền vững của hệ thống đã không được đảm
bảo.
Tất cả những điều trên chính là lý do cần thiết để nghiên cứu và thực hiện đề tài
Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát dịch bệnh trên tôm sú (Penaeus

monodon) và cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long
Mụ
c tiêu của đề tài: Xây dựng hệ thống giám sát và các giải pháp kiểm soát dịch
bệnh trên tôm sú và cá tra nuôi.



3

Đề tài gồm 04 nội dung chính sau đây:
1. Nghiên cứu thử nghiệm và vận hành hệ thống giám sát dịch bệnh thụ động
trên tôm sú và cá tra
2. Nghiên cứu thử nghiệm và vận hành hệ thống giám sát dịch bệnh chủ động
trên tôm sú và cá tra
3. Thiết lập chương trình hành động khẩn cấp phù hợp và xác định các giải
pháp kiểm soát dịch bệnh
4. Xây dựng chiến lược quản lý dịch bệnh thủy s
ản
Theo hợp đồng số 10/2010/HĐ-BNN-TS giữa Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông
thôn và Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II, đề tài phải hoàn thành các sản
phẩm sau đây:
1. Hệ thống giám sát dịch bệnh đốm trắng trên tôm sú và bệnh gan thận mủ trên cá
tra
2. Cơ chế vận hành của hệ thống giám sát
3. Báo cáo dịch tễ học bệnh đốm trắng trên tôm sú và bệnh gan thận mủ trên cá tra
4. Các giải pháp kiể
m soát dịch bệnh
* 04 báo cáo chuyên đề:
- Chiến lược quản lý dịch bệnh thủy sản

- Kế hoạch và chuẩn bị các hoạt động đón đầu
- Nâng cao kỹ năng cho các cấp
- Đánh giá tác động kinh tế của dịch bệnh









4

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Những công trình nghiên cứu về hệ thống giám sát dịch bệnh trên tôm và
cá trên thế giới và tại Việt Nam
2.1.1 Những công trình nghiên cứu về hệ thống giám sát dịch bệnh trên tôm
trên thế giới và Việt Nam
Hệ thống giám sát dịch bệnh là hệ thống thu thập và phân tích các dữ liệu một
cách có hệ thống để phục vụ cho việc phát hiện bệnh mới, phát hiện các ổ (vùng)
dịch bệnh, từ
đó có các biện pháp quản lý thích hợp. Hệ thống giám sát dịch bệnh
đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng cho các đối tượng gia súc, gia cầm, Đối
với thủy sản, tại Philipine, chương trình giám sát dịch bệnh đối với bệnh do virus
gây nên trên tôm sú nuôi và tôm hoang dã đã thực hiện vào năm 2004 và kết quả đã
kiểm soát được dịch bệnh bùng phát đảm bảo được năng suất đề ra.
Một trong các nộ
i dung lớn của hệ thống giám sát dịch bệnh là xác định rõ các
mối nguy có liên quan đến việc bùng phát dịch bệnh và từ đó đề xuất các giải pháp

chiến lược cho việc kiểm soát dịch bệnh đối với vật nuôi. Đây chính là các nội dung
có liên quan đến dịch tễ học. Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu các yếu tố quyết
định và gây ảnh hưởng đến tần suất và phân bố của bệ
nh hoăc các yếu tố khác có
liên quan, nguyên nhân của chúng trong quần thể được xác định nhằm thiết lập ra
các giải pháp phòng ngừa và kiểm soát sự phát triển và lây lan dịch bệnh.
Trên các lĩnh vực nhân y, thú y, , dịch tễ học được ứng dụng rộng rãi và đã
mang lại nhiều lợi ích trong việc ngăn ngừa và phòng trừ dịch bệnh, nhưng nghiên
cứu dịch tễ học trên các đối tượng thủy sản chỉ m
ới được áp dụng gần đây. Năm
2000, MPEDA (Marine Products Export Development Authority) và NACA
(Network Aquaculture Centres in Asia-Pacific) đã tiến hành nghiên cứu chi tiết các
yếu tố nguy cơ dẫn đến sự bùng phát dịch bệnh trên tôm sú nuôi ở West Goodavari,
Kadaleru, Nagai thuộc Ấn Độ. Kết quả đã chứng minh bệnh đốm trắng đã gây tác
hại lớn nhất cho tôm sú nuôi trong khu vực, làm giảm nghiêm trọng sản lượng tôm
nuôi. Sau đó, một nghiên cứu sâu hơn đã đề cập đế
n các yếu tố rủi ro có thể dẫn đến
sự bùng phát dịch bệnh đốm trắng trong vùng nuôi này; nghiên cứu đã dựa trên việc

5

thu thập thông tin từ 365 ao nuôi được chọn một cách ngẫu nhiên ở Andhra Pradesh
trong một vụ nuôi. Kết quả đã cho thấy nguy cơ dẫn đến bệnh đốm trắng bùng phát
bao hàm nhiều yếu tố như việc chăm sóc quản lý ao nuôi, chất lượng con giống,
mùa vụ thả giống, cải tạo ao, quản lý môi trường nước và đáy ao cho đến việc quản
lý thức ăn và dịch bệnh. Corsin và ctv (2001) cũng đ
ã công bố mối quan hệ giữa
bệnh đốm trắng và một số chỉ tiêu chất lượng tôm giống; đặc biệt, nếu thả con
giống có nhiễm virus đốm trắng sẽ là nguy cơ cho sự bùng phát dịch bệnh sau này.
Điều đó cho thấy chất lượng tôm giống cũng được xem là một yếu tố quyết định

đến thành công của vụ nuôi. Ngoài ra, các tác giả này cũng đã chỉ ra ý nghĩa của
những mẫu tôm chết xuất hiện trong ao nuôi; những mẫu tôm chết có thể cung cấp
những thông tin hữu ích trong việc giám sát dịch bệnh và khảo sát dịch tễ học bệnh
đốm trắng trên tôm sú. Cụ thể, sự xuất hiện của chúng trong ao nuôi nhiễm virus
đốm trắng là một trong những chỉ thị của việc thu hoạch trước thời vụ (< 90 ngày),
khi đó tỷ lệ sống và trọng lượng trung bình của tôm thu hoạ
ch cũng thấp hơn.
Năm 2005, các nhà nghiên cứu tại Ecuador đã xây dựng một hệ thống cảnh báo
sớm dịch bệnh tôm nuôi tại khu vực nuôi tôm lớn nhất nước này là hệ thống báo
động dịch tễ học và quản lý nuôi thủy sản (SAEMA: Epidemiological Alert
Systems and Aquacuture Management). Hệ thống SAEMA được xây dựng trên cơ
sở hệ thống định vị địa lý GIS và các dữ liệu điều tra về sản lượng trong khu v
ực.
Khu vực nghiên cứu được chia thành dạng lưới mà mỗi đơn vị ô lưới có diện tích
tương đương 12.868 ha. Các chỉ số về sản lượng và quản lý ao nuôi được tính toán
từ các dữ liệu thu hoạch của mỗi ao nuôi. Độ lệch chuẩn trung bình từ các năm
trước đó và mức độ báo động được tính toán từ mỗi ao và mỗi đơn vị ô lưới trong
khu vực nghiên cứu. Bằng hệ thống này, d
ữ liệu được mã hóa và hiển thị trên trang
thông tin điện tử, mức độ báo động được biểu diễn với màu sắc chỉ thị khác nhau:
khu vực màu vàng, xanh là không có dịch bệnh, màu cam và đỏ biểu thị mức độ
dịch bệnh và khả năng lây lan. Hệ thống đã bắt đầu hoạt động từ tháng 5/2006; nhờ
tương tác trên trang thông tin điện tử, người sản xuất có thể theo dõi sớm tình hình

6

dịch bệnh và các hộ tham gia trong nghiên cứu có thể cập nhập nhanh các dữ liệu
khoa học được yêu cầu ().
Việc giám sát dịch bệnh đối với tôm sú nuôi ở ĐBSCL, bệnh đốm trắng là bệnh
điển hình, bệnh đã xảy ra trong nhiều vùng, đã lây nhiễm trên diện rộng và đã gây

tổn thất lớn trên tôm sú nuôi trong nhiều năm qua. Dưới sự hỗ trợ của tổ chức
DANIDA, năm 2004, một h
ệ thống giám sát dịch bệnh đã được xác lập cho tôm
nuôi ở một số tỉnh trong đó có Cà Mau. Hệ thống hoạt động dựa trên việc thu thập
thông tin về dịch bệnh từ các cán bộ khuyến ngư cơ sở, sử dụng tin nhắn với các mã
hoá về dịch bệnh để truyền tải thông tin về trung tâm đặt tại Hà Nội. Khi dự án kết
thúc thì hệ thống cũng ngừ
ng hoạt động có lẽ do dự án chỉ mới thiết lập và thực
hiện thử nghiệm hệ thống; sự điều chỉnh và hoàn thiện của hệ thống chưa được
quan tâm đúng mức, cách tiếp cận chưa thật sự được ủng hộ và thiếu kinh phí hoạt
động nên tính bền vững của hệ thống chưa được đảm bảo.
2.1.2 Những công trình nghiên cứu về
hệ thống giám sát dịch bệnh của cá trên
thế giới và Việt Nam
Đối với lĩnh vực thủy sản (cá) trên thế giới, một số nước như Thái lan, Malaysia
đã được áp dụng đối với bệnh KHV (Koi Herpesvirus) trên cá Koi nhằm kiểm soát
dịch bệnh bùng phát và đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
Đối với cá tra, tại Việt nam, hầu như những nghiên cứu về quản lý dịch b
ệnh
chưa được công bố chính thức; mặc dù trên thực tế việc thiết lập hệ thống giám sát
dịch bệnh trên cá tra đã thực hiện trong những năm trước đây tại An Giang nhưng
kết quả nghiên cứu chưa được công bố.
Hiện nay hướng dẫn về giám sát dịch bệnh thủy sản đã được đưa ra trong Bộ
luật Thú y Thủy sản năm 2008 của OIE. Đây c
ũng là một điều kiện thuận lợi để
chương trình nghiên cứu này có điều kiện tiếp cận, bổ sung và hoàn thiện các biện
pháp triển khai, các giải pháp kiểm soát dịch bệnh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Gần đây, dưới sự tài trợ của IMOLA, FAO và chính phủ Việt Nam, một hệ
thống giám sát dịch bệnh với hướng tiếp cận mới đã đượ
c xây dựng cho việc quản

lý bệnh tôm, cá tại tỉnh Thừa Thiên Huế và đã thu được những hiệu quả nhất định.

7

2.2 Bệnh đốm trắng trên tôm và virus gây bệnh đốm trắng
2.2.1 Tình hình dịch bệnh trên thế giới và tại Việt Nam
2.2.1.1 Trên thế giới
Từ những năm đầu thập niên 80, từ khi kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo thành
công và được áp dụng vào ngành nuôi tôm biển thì nuôi tôm trở thành ngành kinh tế
quan trọng trên thế giới, đặc biệt là các nước ở khu vực Châu Á. Diện tích nuôi tôm
ngày được mở rộng với sản lượng tôm tăng nhanh, n
ăm 1987, sản lượng tôm nuôi
của Đài Loan đạt 95.000 tấn; Thái Lan với sản lượng từ 20.000 tấn năm 1980 tăng
lên 250.000 tấn năm 1994 (World Shrimp Farming, 1996, Annual report, Shrimp
International). Trung Quốc nuôi tôm bắt đầu vào năm 1978 với diện tích nuôi là
1.300 ha và sản lượng đạt 4.500 tấn; đến năm 1988 diện tích nuôi được mở rộng lên
đến 162.000 ha và sản lượng hàng năm đạt 200.000 tấn chiếm 35 % sản lượng nuôi
tôm thế giới. Song song với việc gia tăng diện tích nuôi và sả
n lượng, đồng nghĩa
với việc phát triển ồ ạt của nghề nuôi tôm sú trên thế giới, chính là nguyên nhân dẫn
đến sự suy thoái môi trường và dịch bệnh xảy ra khắp nơi gây nhiều tổn thất lớn.
Dịch bệnh đốm trắng được phát hiện đầu tiên ở khu vực châu Á trong khoảng
thời gian từ 1992 đến 1993 và lan rộng một cách nhanh chóng. Đến năm 1996, bệnh
này tác động nghiêm trọng đến nghề nuôi tôm của các n
ước như Nhật Bản, Thái
Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc (Huang và ctv, 1995; Hameed và
ctv, 1998). Ở Đài Loan vào năm 1988 dịch bệnh tôm xảy ra và gây chết hàng loạt,
sản lượng giảm 70 % chỉ còn 30.000 tấn (Liao và ctv, 1992). Mặc dù Indonexia là
nước đứng thứ 3 về sản lượng tôm nuôi trong năm 1993, nhưng cũng không tránh
khỏi bị dịch bệnh hoành hành; dịch bệnh xảy ra liên tiếp trong những năm từ 1992

và sau đó, với sản lượng từ
140.000 tấn năm 1991 giảm còn 130.000 tấn năm 1992
và tiếp tục giảm còn 80.000 tấn năm 1993.
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu,
việc phát triển nghề nuôi tôm sú trên thế giới cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dịch
bệnh thường xuyên xảy ra và tiếp tục làm ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi.
2.2.1.2 Việt Nam: ở Việt Nam, tình hình cũng di
ễn ra tương tự.

8

Cuối năm 1993, dịch bệnh tôm xảy ra ở một số tỉnh ĐBSCL như Tiền Giang, Trà
Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau và vùng Đông Nam Bộ như Bà Rịa, Vũng Tàu.
Tính đến cuối năm 1994, toàn vùng ĐBSCL có diện tích nuôi tôm chết trên 84.000
ha với sản lượng thiệt hại ước tính 5.220 tấn. Liên tiếp sau đó những năm 1996,
1997 và 1998, diện tích nuôi tôm có tăng nhưng sản lượng tôm nuôi hàng năm lại
giảm, năm 1996 sản lượng giả
m còn 39.652 tấn, năm 1997 sản lượng tiếp tục giảm
còn 38.133 tấn và năm 1998 sản lượng tăng nhẹ, dao động trong khoảng 39.382 tấn.
Tại ĐBSCL đến năm 1999, diện tích nuôi là 173.510 ha và sản lượng đạt 49.822
tấn; đến năm 2001, diện tích nuôi tăng lên thành 404.911 ha và sản lượng đạt
143.822 tấn (Nguyễn Văn Hảo và ctv, 2007). Đến năm 2002, dịch bệnh lại tiếp tục
bùng nổ và gây tổn thất lớn cho ng
ười nuôi, nhiều nông dân mất trắng. Trong những
năm gần đây, đặc biệt trong các năm 2009, 2010 và 2011, một phần do ảnh hưởng
biến đổi khí hậu, thời tiết xấu, nguồn nước ô nhiễm trầm trọng, bệnh tôm ngày
càng gia tăng, không chỉ là những bệnh cũ thường gặp như bệnh đốm trắng, đầu
vàng, mà còn xuất hiện thêm bệnh mới như hội chứng gan tụy ở các vùng nuôi
khu v
ực ĐBSCL thuộc các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, và bệnh cũng đã

xảy ra trên tất cả các mô hình nuôi khác nhau.
2.2.2 Giới thiệu bệnh đốm trắng
2.2.2.1 Các hướng nghiên cứu liên quan về dịch tễ học bệnh đốm trắng trên
tôm
Nghiên cứu dịch tễ học bệnh đốm trắng trên tôm sú nhằm xác định các yếu tố rủi
ro liên quan đến sự xuất hiện bệnh. Nhiệt độ nước có liên quan đến tỷ
lệ chết của ao
tôm bị nhiễm WSSV, nếu nhiệt độ trên 25
o
C thì tỷ lệ tôm chết trên 50,0 % và nếu
nhiệt độ nước dưới 20
o
C thì tỷ lệ tôm chết giảm xuống dưới 30,0 % (Chou và ctv,
1998).
Mùa vụ và độ mặn cũng là yếu tố liên quan đến sự xuất hiện của bệnh đốm trắng
và Karumasagar (1997) đã báo cáo tỷ lệ WSSV xuất hiện cao trong mùa mưa, khi
độ mặn gần bằng 0 %o. Đối với ao tôm đã nhiễm bệnh, Chou và ctv (1998) cho
rằng nếu càng thay nước thì bệnh càng trở nên trầm trọng hơn so với ao ít thay nước

9

hoặc không thay nước. Nghiên cứu của Đỗ Thị Hòa và ctv (2004) cũng ghi nhận
các yếu tố mùa mưa và nhiệt độ thấp có liên quan đến sự xuất hiện của bệnh đốm
trắng và nhiệt độ biến động là các yếu tố nguy cơ (Tendencia và ctv, 2008).
Với nghiên cứu dịch tễ trên tôm sú được thực hiện tại một số tỉnh ĐBSCL như
với mô hình tôm lúa ở Long An, Corsin và ctv (2001) đã xác định vị trí ao nuôi gần
biển hơn các ao khác, kích cỡ tôm nhỏ sau 1 tháng thả nuôi có liên quan đến sự xuất
hiện của bệnh đốm trắng. Ngoài ra các yếu tố khác trong lĩnh vực quản lý ao nuôi
như mật độ nuôi cao, con giống nhiễm virus gây bệnh là các yếu tố nguy cơ với
bệnh đốm trắng (Mohan và ctv, 2004; Corsin và ctv, 2003). Wang và ctv (1999) cho

rằng WSSV lây lan giữa các ao, các trại nuôi tôm thông qua việc sử dụng nguồn
nước thải từ các ao, trang trại có nhiễm bệnh. Đồng thời, Nguyễ
n Văn Hảo và ctv
(2003) trong kết quả nghiên cứu dịch tễ học WSSV tại Vĩnh Hậu, Bạc Liêu đã chỉ
ra trong khu vực nuôi xảy ra dịch bệnh, con đường nước thẩm thấu từ các ao nuôi
kề cận nhau đóng vai trò quan trọng cho virus lây lan.
Vật chủ của WSSV gồm 29 loài tôm, 36 loài cua, 8 loài tôm hùm, 6 loài crayfish
và 1 loài côn trùng. Chim và một số côn trùng có cánh cũng đóng vai trò truyền lan
WSSV từ ao này sang ao khác (Wang và ctv, 1999). Trứng của Rotifer có trong bùn
đáy ao nuôi tôm (Penaeus chinensis) tại Trung Quốc là nguồn chứa virus đố
m
trắng. Hameed và ctv (1998) đã công bố, WSSV không thể xâm nhiễm Artemia (ở
tất cả các giai đoạn phát triển) trong quá trình gây nhiễm bằng cách ngâm tắm hoặc
cho ăn. Trong nghiên cứu của Chang và ctv (2002) cũng khẳng định không thấy kết
quả dương tính với WSSV trên các ấu trùng Nauplii nở từ trứng của Artemia (với
kỹ thuật phân tích PCR).
Nguyễn Văn Hảo (2003) đã khẳng định sự xuất hiện của bệnh đốm trắng có liên
quan đến sự hiện diện của nhiều mầm bệnh khác (như bệnh còi, đầu vàng, nhiễm
khuẩn và ký sinh trùng) trên tôm sú nuôi ở mô hình thâm canh tại Tiền Giang.
2.2.2.2 Tuổi mắc bệnh
Với kết quả nghiên cứu dịch tễ học của Chou và ctv (1998) ghi nhận tôm ở mọi
lứa tuổi (từ tôm giống đến tôm trưởng thành) đều nhiễm WSSV. Nhưng đặc biệt

10

tôm nuôi ở tuổi tháng thứ nhất và thứ hai thường hay nhiễm bệnh. Ở Trung Quốc
tôm nuôi có biểu hiện đốm trắng sau 1 tháng thả nuôi và tôm bị chết sau 3 ngày
phát bệnh, tỷ lệ bệnh chết lên 100 % trong vòng từ 2 đến 4 ngày và theo báo cáo của
Lý Thị Thanh Loan (2003) cũng cho rằng tôm bị đốm trắng chết hàng loạt sau 30
đến 40 ngày thả nuôi tại các huyện Bình Đại, Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre và huyện

Cần Giờ, TPHCM.
2.2.2.3 Triệu chứng, bệnh tích
Lo và ctv (1996), Tapay và ctv (1997)
đã phát hiện nhóm virus gây hội chứng
đốm trắng (White Spot Syndrom Virus). Khi tôm bắt đầu chớm bệnh đốm trắng có
biểu hiện bỏ ăn, lờ đờ; sau đó hoạt động kém dần, có khuynh hướng cặp mé bờ
(Wang và ctv, 1999). Tôm bệnh xuất hiện nhiều đốm trắng ở mặt trong lớp vỏ kitin,
các đốm trắng đường kính khoảng 0,5 mm đến 2 mm. Khi quan sát dưới kính hiển
vi quang học, trên đốm trắng có nhiều vòng đồng tâm hiện ra, dày
ở phía trung tâm
của vòng đồng tâm, càng ra phía mép thì vòng đồng tâm càng mỏng. Gan tụy của
tôm nhiễm WSSV thường hay trương phình, có màu trắng hoặc hơi vàng (Chou và
ctv, 1998). 100 % tỷ lệ chết trên tôm nhiễm WSSV có thể được tìm thấy trong vòng
từ 3 đến 10 ngày nhiễm virus (Lightner, 1996; Nakano và ctv, 1994).
2.2.3 Một số phương pháp hiện đang áp dụng để chẩn đoán mầm bệnh WSSV
trên giáp xác
Các phương pháp chẩn đoán mầm bệnh WSSV trên giáp xác đang được áp dụng
như: phương pháp phân tích mô học (Lightner, 1996); kỹ thu
ật phân tích PCR 1-
step, 2- step PCR (Lo và ctv, 1996), one-tube nested PCR (Lo và ctv, 1998); kỹ
thuật phân tích PCR định lượng: Realtime-PCR (Dhar và ctv, 2001; Durand và
Lightner, 2002); kỹ thuật kính hiển vi điện tử (TEM: Transmission electron
microscopy); kỹ thuật Dot blot, Western blot analysis (Nadala và ctv, 1997) và
phương pháp In situ DNA hybridisation (Chang và ctv, 1996).
2.3 Bệnh gan thận mủ trên cá tra
2.3.1 Lịch sử bệnh và tác nhân gây bệnh gan thận mủ

11

Năm 2001, lần đầu tiên tác nhân gây bệnh gan gan thận mủ trên nhóm cá nheo

(catfish) được công bố là do Bacillus sp. (Ferguson và ctv, 2001), nhóm nghiên cứu
này đã báo cáo đây là bệnh có tỷ lệ chết rất cao kèm theo các dấu hiệu như xuất
huyết đuôi, vây, đôi khi xuất huyết rải rác khắp cơ thể. Nội tạng bị tổn thương, xuất
hiện những đốm trắng có dạng hạt mủ đường kính từ 1 mm đến 3 mm, các đốm này
ăn sâu vào nhu mô c
ủa gan, thận, lách; mang nhạt màu và nhiều nhớt. Trong nghiên
cứu của Crumlish và ctv (2002) từ năm 1998 đến 2002 đã công bố vi khuẩn E.
Ictaluri là tác nhân chính gây ra bệnh gan thận mủ trên cá tra nuôi ở ĐBSCL. Sau
đó đến năm 2002, nhóm nghiên cứu của Ferguson và ctv (2003) đã khẳng định lại
tác nhân gây bệnh gan thận mủ được xác định là Edwardsiella ictaluri. Trần Thị
Minh Tâm và ctv (2003) đã xác định hai loài vi khuẩn Hafnia alvei và Plesiomonas
shigelloides là tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra nuôi ở ĐBSCL. Cũng cá
tra nuôi ở
ĐBSCL, trong những năm gần đây, Thu và ctv (2007) đã nghiên cứu và
xác định vi khuẩn Edwardsiella ictaluri là tác nhân chính của bệnh gan thận mủ.
Cho đến nay tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra còn khác nhau ở các nhóm
nghiên cứu. Tất cả những loài vi khuẩn nêu trên được xem là các tác nhân gây bệnh
gan thận mủ và đều thuộc nhóm trực khuẩn gram âm.
2.3.2 Bệnh gan thận mủ và vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
2.3.2.1 Đường truyền lây của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
Vi khuẩn E. ictaluri có thể lây cho cá qua nhiều con đườ
ng khác nhau:
(a) Vi khuẩn trong nước có thể xâm nhập vào cơ thể cá thông qua đường mũi
đến dây thần kinh khứu giác rồi đến màng não (Miyazaki và Plumb, 1985; Shotts và
ctv, 1986). Sự nhiễm trùng bắt đầu và lan rộng từ màng não đến hộp sọ và vùng da
trên sọ tạo thành một lỗ lõm đầu (Plumb, 1994). Vi khuẩn này tấn công vào mũi
làm giảm chức năng niên mạc mũi ở lớp màng nhầy, khi quan sát dưới kính hiển vi
nhận thấy có sự xuất hiện E. ictaluri trên bề
mặt màng nhầy và trong biểu mô.
(b) E. ictaluri cũng có thể xâm nhập qua đường tiêu hóa. Đầu tiên vi khuẩn qua

đường miệng đến ruột, gan, thận và cơ trong vòng 2 tuần gây nhiễm làm ruột trương

×