BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
***
Tác giả: - TS. Dương Chí Công
- CN. Lê Chí Thịnh
- ThS. Nguyễn Công Sơn
- ThS. Bùi Thị Lê Hoàn
- KS. Nguyễn Thanh Bình
BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ:
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ XÂY DỰNG MÔ HÌNH
CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA ĐỘNG HỌC LÃNH THỔ VIỆT NAM
CƠ QUAN CHỦ TRÌ
Hà Minh Hòa
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TS. Dương Chí Công
Hà Nội, 2012
i
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CHÍNH
STT Họ tên Đơn vị công tác
1 TS. Dương Chí Công Viện KH Đo đạc và Bản đồ
2 CN. Lê Chí Thịnh Viện KH Đo đạc và Bản đồ
3 ThS. Nguyễn Công Sơn Viện KH Đo đạc và Bản đồ
4 ThS. Bùi Thị Lê Hoàn Viện KH Đo đạc và Bản đồ
5 KS. Nguyễn Thanh Bình Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam
6 TS. Vy Quốc Hải Viện Địa chất - Viện KHCN Việt Nam
7 TS. Nguyễn Đại Trung Viện KH Địa chất và Khoáng sản
8 ThS. Nguyễn Văn Tình Viện KH Địa chất và Khoáng sản
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ iv
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT viii
TÓM TẮT ix
SUMMARY xi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA ĐỘNG LỰC
6
I.1. Mô hình CSDL địa động lực khu vực và toàn cầu 6
I.1.1. CSDL đứt gãy của Nhật 6
I.1.2. CSDL đứt gãy của New Zealand 9
I.1.3. CSDL đứt gãy của Hoa Kỳ 10
I.1.4. CSDL động đất ở Châu Âu 12
I.2. Cơ sở khoa học của mô hình CSDL địa động lực 13
I.2.1. Khái quát về cơ sở dữ liệu địa động lực 14
I.2.2. Mô hình hệ thống thông tin địa lý GIS 15
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN DỮ LIỆU VÀ THIẾT KẾ MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU
ĐỊA ĐỘNG L
ỰC 19
II.1. Tổng quan về tình hình dữ liệu địa động lực lãnh thổ Việt Nam 19
II.1.1. Dữ liệu nền 19
II.1.2. Dữ liệu hành chính 19
II.1.3. Dữ liệu địa chất 20
II.1.4. Dữ liệu kiến tạo 25
II.1.5. Dữ liệu đứt gãy 32
II.1.6. Dữ liệu động đất 51
II.1.7. Dữ liệu trắc địa 57
II.2. Thiết kế mô hình hệ thống 80
II.2.1. Phân tích nội dung dữ liệu 80
II.2.2. Thiết kế mô hình hệ thống 81
II.3. Thiế
t kế mô hình logic 85
II.4. Thiết kế mô hình CSDL vật lý 87
II.4.1. Dữ liệu địa chất 87
II.4.2. Dữ liệu kiến tạo 87
II.4.3. Dữ liệu đứt gãy 88
II.4.4. Dữ liệu động đất 89
II.4.5. Dữ liệu trắc địa 90
II.4.6. Dữ liệu vùng hành chính cấp huyện 91
II.4.7. Nhóm dữ liệu nền 91
iii
CHƯƠNG III. PHẦN MỀM QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA ĐỘNG LỰC VÀ
MỘT SỐ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
95
III.1. Thiết kế tổng quan 95
III.2. Giới thiệu các chức năng chính trong phần mềm 96
III.3. Các kết quả thực nghiệm 99
III.3.1. Mô hình dịch chuyển cho điểm đo trắc địa 99
III.3.2. Mô hình dịch chuyển khu vực đứt gãy Lai Châu - Điện Biên 102
III.3.3. Mô hình dịch chuyển khu vực đứt gãy Sông Mã 105
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤ LỤC 116
PHỤ LỤC 1 117
PHỤ LỤC 2 129
PHỤ LỤC 3 131
Đứt gãy Lai Châu - Điện Biên 131
Đứt gãy Sông Mã 132
Đứt gãy Sơn La - Bỉm Sơn 132
Đứt gãy Sông Đà 133
Đứt gãy Mường La - Bắc Yên (Tú Lệ) 133
Đứt gãy Phong Thổ - Than Uyên 134
Đứt gãy Sông Hồng 134
Đứt gãy Sông Chảy 135
Đứt gãy Sông Lô 135
Đứt gãy Cao Bằng - Tiên Yên 135
Đứt gãy Đông Triều - Hạ Long (Đường 18A) 136
Đứt gãy Sông Cả 136
Đứt gãy Rào Nạy 137
Đứt gãy Đakrong - Huế 137
Đứt gãy Khe Sanh - A Lưới 138
Đứt gãy Đà Nẵng 138
Đứt gãy Tam Kỳ - Phước S
ơn 139
Đứt gãy Sông Trà Bồng 139
Đứt gãy Sông Pô Cô 140
Đứt gãy Sông Ba 141
Đứt gãy Tuy Hòa - Củ Chi 141
Đứt gãy Nha Trang - Tánh Linh 141
Đứt gãy Vũng Tàu - Lộc Ninh 141
Đứt gãy Sông Hậu 142
iv
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Các đứt gãy trong CSDL đứt gãy của Nhật Bản 7
Hình 2: Mô hình cấu trúc của CSDL đứt gãy động đất nam California 11
Hình 3: Các nguồn động đất trên 5.5 độ richter ở Châu Âu 13
Hình 4: Mô hình phân cấp 16
Hình 5: Mô hình lưới 17
Hình 6: Mô hình quan hệ 18
Hình 7: Sơ đồ bảng chắp bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 phần đất liền lãnh thổ Việt Nam 24
Hình 8: Sơ đồ vận tốc chuyển động thẳng đứng trũng Sông Hồng 58
Hình 9: Bản đồ vận tốc chuyển động thẳng đứng lãnh thổ miền Bắc Việt Nam 59
Hình 10: Sơ đồ lưới GPS Tam Đảo - Ba Vì 60
Hình 11: Sơ đồ lưới GPS Thác Bà 63
Hình 12: Sơ đồ lưới GPS Sơn La 66
Hình 13: Sơ đồ lưới GPS Lai Châu - Điện Biên 69
Hình 14: Sơ đồ lưới GPS Sông Mã 71
Hình 15: Sơ đồ lưới GPS Kẻ Gỗ - Sông Rác và và vận tốc dịch chuyển hiện đại dọc đứt
gãy Đức Thọ - Kỳ Anh
74
Hình 16: Sơ đồ lưới GPS TP Hồ Chí Minh 77
Hình 17: Mô hình hệ thống CSDL địa động lực 83
Hình 18: Lược đồ mô hình use case CSDL địa động lực 85
Hình 19: Mô hình liên kết của nhóm các dữ liệu địa động lực 86
Hình 20: Mô hình nhóm dữ liệu nền 86
Hình 21: Sơ đồ cấu trúc thư viện của ArcObject 95
Hình 22: Sơ đồ tổng quan phần mềm quản trị CSDL địa động lực 95
Hình 23: Giao diện chính của phần mềm quản trị CSDL địa động lực 96
Hình 24: Menu hệ thống 97
Hình 25: Menu quản lý lớp dữ liệu 97
v
Hình 26: Menu cập nhật số liệu quan trắc 97
Hình 27: Menu trợ giúp 98
Hình 28: Chức năng tìm kiếm 98
Hình 29: Chức năng xem thông tin 99
Hình 30: Mô hình dịch chuyển ngang điểm NGA1 104
Hình 31: Mô hình dịch chuyển đứng điểm NGA1 105
Hình 32: Mô hình dịch chuyển ngang điểm CHI1 107
Hình 33: Mô hình dịch chuyển đứng điểm CHI1 108
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Các thông tin thuộc tính của từng đứt gãy trong CSDL đứt gãy của Nhật 8
Bảng 2: Danh mục bản đồ địa chất Việt Nam đã được thành lập 21
Bảng 3: Các yếu tố xác định đứt gãy của đới đứt gãy Lai Châu - Điện Biên 46
Bảng 4: Hoạt động kiến tạo của đới đứt gãy Lai Châu - Điện Biên 46
Bảng 5: Các yếu tố xác định đứt gãy của đới đứt gãy Sông Mã 49
Bảng 6: Hoạt động kiến tạo của đới đứt gãy Sông Mã 49
Bảng 7: Danh mục các vùng phát sinh động đất mạnh trên lãnh thổ Việt Nam 53
Bảng 8: Danh mục các trận động đất trên lãnh thổ Việt Nam - (nguồn USGS) 54
Bảng 9: Danh sách các điểm thuộc lưới GPS Tam Đảo - Ba Vì 60
Bảng 10: Các chu kỳ đo lưới GPS Tam Đảo - Ba Vì 61
Bảng 11: Vận tốc dịch chuyển các điểm thuộc lưới GPS Tam Đảo - Ba Vì xác định theo
phần mềm Bernese 4.2 trong khoảng thời gian (1994 - 2007)
62
Bảng 12: Danh sách các điểm thuộc lưới GPS Thác Bà 62
Bảng 13: Các chu kỳ đo lưới GPS Thác Bà 63
Bảng 14: Vận tốc dịch chuyển các điểm thuộc lưới GPS Thác Bà theo Bernese 4.2 trong
khoảng thời gian (1994 - 2000)
64
Bảng 15: Danh sách các điểm thuộc lưới GPS Sơn La 65
Bảng 16: Các chu kỳ đo lưới GPS Sơn La 67
Bảng 17: Kết quả dịch chuyển các điểm thuộc lưới GPS Sơn La theo Bernese 4.2 trong
khoảng thời gian 2001 - 2005
68
Bảng 18: Danh sách các điểm thuộc lưới GPS Lại Châu - Điện Biên 68
Bảng 19: Các chu kỳ đo lưới GPS Lai Châu - Điện Biên 69
Bảng 20: Danh mục các điểm thuộc lưới GPS Sông Mã 70
Bảng 21: Các chu kỳ đo lưới GPS Sông Mã 71
vii
Bảng 22: Kết quả dịch chuyển các điểm thuộc lưới GPS Sông Mã theo GUST 1.2 trong
khoảng thời gian (2006 - 2008)
72
Bảng 23: Danh sách các điểm thuộc lưới GPS Kẻ Gỗ - Sông Rác 73
Bảng 24: Các chu kỳ đo lưới GPS Kẻ Gỗ - Sông Rác 74
Bảng 25: Kết quả dịch chuyển các điểm lưới GPS Kẻ Gỗ - Sông Rác theo GPSurvey 2.35
trong khoảng thời gian (2005 - 2006)
75
Bảng 26: Danh sách các điểm thuộc lưới GPS TP Hồ Chí Minh 76
Bảng 27: Các chu kỳ đo lưới GPS TP Hồ Chí Minh 78
Bảng 28: Kết quả dịch chuyển các điểm thuộc lưới GPS TP Hồ Chí Minh theo Bernese
4.2 trong khoảng thời gian (2007 - 2009)
78
Bảng 29: Các tác nhân của hệ thống 84
Bảng 30: Mô hình dữ liệu địa chất 87
Bảng 31: Mô hình dữ liệu kiến tạo 87
Bảng 32: Mô hình dữ liệu đứt gãy 88
Bảng 33: Bảng thông tin về các pha hoạt động của đứt gãy 88
Bảng 34: Mô hình dữ liệu động đất 89
Bảng 35: Mô hình bảng thông tin động đất 90
Bảng 36: Mô hình dữ liệu trắc địa 90
Bảng 37: Mô hình bảng tọa độ điểm GPS 91
Bảng 38: Mô hình dữ liệu vùng hành chính 91
Bảng 39: Mô hình dữ liệu lớp điểm độ cao 92
Bảng 40: Mô hình dữ liệu lớp đường bình độ 92
Bảng 41: Mô hình dữ liệu lớp bờ nước 93
Bảng 42: Mô hình dữ liệu lớp nước mặt 93
Bảng 43: Mô hình dữ liệu lớp đường giao thông 94
Bảng 44: Số liệu quan trắc theo chu kỳ lưới GPS Lai Châu - Điện Biên 103
Bảng 45: Số liệu quan trắc theo chu kỳ lưới GPS Sông Mã 105
viii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
CORS Continuously Operating Reference
Station
Trạm tham chiếu đo thường xuyên
(bằng công nghệ định vị toàn cầu)
COSMOS Consortium of Organizations for
Strong-Motion Observation Systems
Tổ chức các hệ thống quan trắc dịch
chuyển mạnh
DEM Digital Elevation Model Mô hình số độ cao
EU Europe Union Liên minh Châu Âu
GMT Greenwich Mean Time Giờ quốc tế (giờ mặt trời trung bình)
tại Greenwich (Anh)
GPS Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu
HTML Hypertext Markup Language Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
IGS International Global Navigation
Satellite System Service
Tổ chức dịch vụ quốc tế về hệ thống
vệ tinh dẫn đường toàn cầu
ITRF International Terrestrial Reference
Frame
Khung qui chiếu Quả đất quốc tế
MySQL My Structured Query Language Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
WRMS Weighted Root Mean Square Sai số trung phương trọng số
AKT Á kinh tuyến
CSDL Cơ sở dữ liệu
ĐĐLHĐ Địa động lực hiện đại
TBĐC Tai biến Địa chất
TƯSKT Trường ứng suất kiến tạo
ix
TÓM TẮT
Ở Việt Nam, nghiên cứu Địa động lực hiện đại trong đó nghiên cứu dịch chuyển
của vỏ Trái đất bằng tổ hợp các phương pháp địa chất, địa mạo, địa vật lý, trắc địa,… đã
được triển khai từ những năm 80 thế kỷ XX như: thiết lập Bản đồ chuyển động thẳng
đứng vỏ Trái đất Bắc Việt Nam từ kết qu
ả đo lặp thủy chuẩn, nghiên cứu tính chất hoạt
động và cơ chế dịch chuyển các đới đứt gãy trong Tân kiến tạo và Hiện đại, ứng dụng kĩ
thuật định vị vệ tinh toàn cầu GPS để đo đạc chuyển động hiện đại dọc các đới đứt gãy
hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam: đứt gãy Sông Hồng, đứt gãy Lai Châu - Điện Biên, đứt
gãy Sơn La - Bỉm S
ơn, đứt gãy Sông Đà, đứt gãy Sông Mã,
Từ đó đến nay, đã có một số lượng lớn các kết quả nghiên cứu dịch chuyển hiện đại
vỏ Trái đất ở nước ta. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào tổng hợp các kết quả này.
Do đó, từ góc độ chuyên môn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng mô hình
cơ sở dữ liệu (CSDL) địa động lực sẽ góp phần hệ thống hóa, nâng cao khả
năng liên kết
và sử dụng các kết quả nghiên cứu Địa động lực hiện đại trong nước.
Đề tài “Nghiên cứu thiết kế xây dựng mô hình CSDL địa động học lãnh thổ Việt
Nam” với mục tiêu chính là đề xuất mô hình CSDL địa động lực lãnh thổ Việt Nam làm cơ sở
khoa học cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập, quản lý các kết quả nghiên cứu
liên ngành địa chất, địa v
ật lý, trắc địa, trong một hệ quy chiếu thống nhất, phục vụ công tác
quản lý lãnh thổ, giảm nhẹ các tai biến thiên nhiên, ổn định cuộc sống cho nhân dân tại các vùng
có nguy cơ cao và tạo cơ sở cho việc triển khai cung cấp các số liệu trợ giúp công tác nghiên
cứu về tai biến tự nhiên, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai ở nước ta hiện nay.
Để đạt được mục tiêu trên đề tài đã sử dụng các phương pháp chủ y
ếu sau: phân tích
tổng hợp, mô hình hóa, xử lý toán học và thể hiện bản đồ. Công việc đầu tiên là đã tiến
hành nghiên cứu đánh giá tổng quan một số mô hình CSDL địa động lực tiêu biểu trên thế
giới để bước đầu xác định các cơ sở khoa học xây dựng mô hình CSDL. Việc thu thập, hệ
thống hóa một số dữ liệu chủ yếu trong nghiên cứu địa động lực như dữ liệ
u nền, địa chất,
kiến tạo, đứt gãy hoạt động, động đất, trắc địa được tiến hành chủ yếu trên tỉ lệ 1 :500.000
và tham khảo chuẩn ISO/TC211, bộ chuẩn thông tin địa lý quốc gia (đang được Cục Đo
đạc và Bản đồ Việt Nam xây dựng) và các chuẩn thông tin địa lý của các dự án đã được
phê duyệt. Trên cơ sở các dữ liệu được thu thập và biên tập, đã thiế
t kế mô hình hệ thống,
mô hình CSDL logic và mô hình CSDL vật lý cho mô hình CSDL địa động lực. Đề tài đã
ứng dụng hệ quản trị CSDL MySQL, các ngôn ngữ Visual Basic, ArcEngine để lập trình
x
các môđun quản lý, cập nhật, tra cứu, tìm kiếm, hiển thị dữ liệu và tạo đĩa CD cho mô
hình CSDL.
Đề tài đã giải quyết được một số vấn đề sau:
1. Thu thập và hệ thống hóa các nguồn dữ liệu nền, địa chất, kiến tạo, đứt gãy hoạt
động, động đất, tai biến địa chất, trắc địa liên quan đến địa động lực lãnh thổ Việt Nam;
2. Đề
xuất giải pháp xây dựng mô hình CSDL địa động lực lãnh thổ Việt Nam;
3. Thiết kế xây dựng mô hình CSDL địa động lực trên cơ sở ứng dụng hệ quản trị
CSDL MySQL, các ngôn ngữ lập trình Visual Basic, ArcEngine;
4. Thử nghiệm xây dựng mô hình dịch chuyển ngang và thẳng đứng từ kết quả đo trắc
địa dọc theo đứt gãy Lai Châu - Điện Biên và đứt gãy Sông Mã.
Các kết quả mà đề tài này đã đạt được là cơ s
ở khoa học quan trọng cho việc xây
dựng bộ CSDL địa động lực trên lãnh thổ Việt Nam.
xi
SUMMARY
In Vietnam, recent geodynamic research including study of Crustal Movements
with combination of methods of geology, geomorphology, geophysics, geodesy, etc. has
been carried out from the 80s last century such as: establishment of Vertical Movement
Scheme of North Vietnam from repeated levelling data, study of characteristics and
mechanisms of fault’s activity and movement in Neotectonic - Present time, use of GPS
technique for observation of Recent Movements along active faults as: Red River, Lai
Chau – Dien Bien, Son La – Bim Son, Song Da, Song Ma, ones.
Since then there have been a large number of results of Recent Crustal Movements
studies. However, there is no synthesis of such results. Therefore, from a technical point
of view the application of information technology to build the model of Geodynamics
database will contribute to systematization and enhancement of the ability to link and use
of these results inland.
This project titled “Research and design of model of Geodynamics database for
Vietnam’s territory” with the main objective to initialize a model of Geodynamics
database for Vietnam’s territory as scientific basis of application of information
technology to collect, systematize and manage the results related to multidisciplinary
geology, geophysics, geodesy, etc. in a uniform reference system, for territory
management, to minimize damage caused by natural hazards, to stabilize people’s lives in
highly risk areas and to provide the basis for implementation of supply of data which
support research, prevention and mitigation of natural disasters in our country today.
To achieve this goal our project has used the following main methods: analysis,
synthesis, modeling, mathematical processing and mapping. The first step was an
evaluation of several of Geodynamics databases on the World in order to initially
determine the scientific basis of database modeling. Collecting, systematizing a number of
key data in geodynamic study as base map, geological, tectonic, active faults, earthquakes,
geodetic geodynamic networks data, was carried out mainly on the scale of 1: 500,000 and
referenced to ISO/TC211, the national geographic information standard (is establishing by
the Department of Survey and Mapping Vietnam) and ones of other approved projects. On
the basis of collected and edited data, the systematic, logical and physical models for
database were designed. Our project used MySQL database management system, Visual
xii
Basic, ArcEngine languages to write management, update, data look – up, data retrieve
and display modules and created CD for model of database.
Our project has solved the followings:
1. Collect and systematize the data sources of base map, geology, tectonics, active faults,
earthquakes, geohazards, and geodetic networks related to geodynamics in Vietnam’s
territory;
2. Propose solution of building model of Geodynamics database for Vietnam’s territory;
3. Design and build model of Geodynamics database on the basis of application of
MySQL database management system, Visual Basic and ArcEngine programming
languages;
4. Test experimental models of vertical and horizontal movement from geodetic
observations along Lai Chau - Dien Bien and Song Ma faults.
The results achieved by this project are an important scientific basis for building
Geodynamic database for the whole territory of Vietnam.
1
MỞ ĐẦU
Địa động lực là một bộ môn khoa học nghiên cứu về Trái đất, nằm giao tiếp giữa
các lĩnh vực địa chất, địa vật lý, trắc địa, thiên văn, hải dương học, Nhiệm vụ của địa
động lực là nghiên cứu các vấn đề động học liên quan tới các quá trình nội sinh và tương
tác ngoại sinh xảy ra trên Trái đất (Journal of Geodynamics). Trên quan điểm chuyên
ngành địa chất, nghiên cứu địa động l
ực bao gồm nghiên cứu chuyển động kiến tạo,
nghiên cứu sự biến dạng do chúng tạo nên và nghiên cứu cả nguyên nhân sinh ra chúng.
Địa động lực hiện đại (ĐĐLHĐ) được hiểu là những quá trình địa động lực xảy ra trong
thời gian khoảng từ 200 năm trở lại đây.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu ĐĐLHĐ đã được khởi đầu từ những năm 80 thế kỷ
XX bằng Chương trình tiến bộ khoa học – kỹ thuật cấp Nhà nước mã số 48.02: “Nghiên
cứu sự thành tạo khe nứt hiện đại và một số biện pháp phòng chống chủ yếu” giai đoạn
1981 – 1985 do GS. Nguyễn Trọng Yêm làm chủ nhiệm. Từ đó đến nay, các nhà khoa học
đã tập trung nghiên cứu các vấn đề như: cấu trúc vỏ Trái đất, trường ứng suất kiến tạo
(TƯSKT), xác lập các m
ảng, vi mảng, khối cấu trúc, các đới đứt gãy hoạt động, đặc điểm
chuyển động của các khối cấu trúc, hoạt động núi lửa, động đất, nứt đất, v.v… Như vậy
các dữ liệu thu thập được và các kết quả nghiên cứu về địa động lực rất phong phú và đa
dạng, có thể kể đến như sau: các dữ liệu về cấu trúc vỏ Trái đất v
ới các trường địa vật lý;
các dữ liệu về bình đồ kiến trúc (gồm các mảng, vi mảng, khối, vi khối,…); các dữ liệu về
kiến tạo, trường ứng suất kiến tạo, đứt gãy hoạt động, chuyển động hiện đại vỏ Trái đất
(dữ liệu về mạng lưới đo, kết quả đo chuyển động hiện đại) và các dữ liệu về quá trình
địa
chất động lực (động đất, nứt đất, núi lửa,…). Trong đó phải kể đến các mạng lưới đo
chuyển động hiện đại thường xuyên hoặc theo chu kỳ như: lưới đo trắc địa, lưới hoặc
tuyến đo địa hóa khí đất, địa nhiệt,… Có nhiều đề tài, dự án nghiên cứu ĐĐLHĐ được các
viện, trường đại học và các tổ chứ
c khoa học trong và ngoài nước phối hợp cùng thực
hiện. Các nghiên cứu đã dần làm sáng tỏ cơ chế biến dạng, bối cảnh địa động lực
Kainozoi (65 triệu năm trở lại đây), đặc biệt là bối cảnh ĐĐLHĐ lãnh thổ nước ta. Một số
công trình nổi bật như: Lê Như Lai (1983), Phan Văn Quýnh và nnk (1995, 1997),
Nguyễn Cẩn (1991), Lê Duy Bách (1988), Nguyễn Trọng Yêm và nnk (1996, 2005,
2006), Nguyễn Đình Xuyên và nnk (1992, 1997, 2003), Phạm Văn Thụ
c và nnk (2004),
Vũ Nghiễm và nnk (1986), Trần Đình Lữ và nnk (1991), Trần Đình Tô và nnk (1991,
1994, 2001), Bùi Yên Tĩnh (2005), Hà Minh Hòa và nnk (2005, 2009), Vũ Văn Chinh
2
(2002), Nguyễn Đăng Túc (2002), Nguyễn Văn Hùng (2002), Bùi Văn Thơm (2002),
Phạm Văn Hùng (2002, 2004, 2006),… Mỗi công trình đề cập đến khía cạnh khác nhau và
đã đạt được những thành tựu quan trọng trong nghiên cứu ĐĐLHĐ: Trần Đình Lữ và nnk
(1991), Trần Đình Tô và nnk (1991, 1994) đã thiết lập Bản đồ Chuyển động thẳng đứng
vỏ Trái đất miền Bắc Việt Nam từ kết quả đo lặp thủy chuẩn; Trầ
n Đình Tô và nnk
(2001), Hà Minh Hòa và nnk (2005, 2009) đã ứng dụng kĩ thuật định vị vệ tinh toàn cầu
GPS để đo đạc chuyển động hiện đại tại các đới đứt gãy lớn trên lãnh thổ Việt Nam: đứt
gãy Sông Hồng, đứt gãy Lai Châu - Điện Biên, đứt gãy Sơn La - Bỉm Sơn, đứt gãy Sông
Đà, đứt gãy Sông Mã; từ dữ liệu tọa độ địa tâm không gian XYZ Bùi Yên Tĩnh (2005) đã
xác định được mô hình dịch chuyển ngang và thẳng
đứng các điểm đo GPS, từ đó đề xuất
áp dụng mô hình hiệu chỉnh tọa độ các điểm trong mạng lưới IGS quốc tế và lưới trắc địa
quốc gia Việt Nam; Nguyễn Trọng Yêm (2006) đã thiết lập Bản đồ tổng hợp và phân
vùng nguy cơ một số dạng tai biến như trượt lở, lũ quét, động đất, nứt đất, liên quan đến
hoạt độ
ng địa động lực vỏ Trái đất lãnh thổ Việt Nam ở 3 tỷ lệ: 1:3.000.000, 1:1.000.000
và 1:500.000.
Năm 2010, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ kết hợp với Viện Khoa học Địa chất và
Khoáng sản đã đề xuất và được phê duyệt Dự án “Xây dựng mạng lưới Trắc địa địa động
lực trên khu vực các đứt gãy thuộc lãnh thổ Việt Nam phục vụ công tác dự báo tai biến t
ự
nhiên”. Trong khuôn khổ dự án sẽ khảo sát đánh giá địa chất các đới đứt gãy đang hoạt
động, tiến hành đo đạc nhiều chu kỳ bằng công nghệ GPS và xác định vận tốc dịch chuyển
các đứt gãy nhằm dự báo và đề xuất các biện pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại của các tai
biến tự nhiên liên quan (Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, 2010).
Trong năm 2012, “Dự án Quy hoạch mạ
ng lưới trạm định vị toàn cầu (GPS) trên
lãnh thổ Việt Nam” sẽ được Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam triển khai thực hiện (thiết
lập các điểm cơ sở cho hệ tọa độ quốc gia, phục vụ công tác xây dựng hệ quy chiếu động,
phục vụ cho hoạt động đo đạc thành lập bản đồ địa chính, địa hình các tỷ lệ, các hoạt độ
ng
khảo sát, thi công các công trình xây dựng, giao thông; phục vụ cho công tác giám sát,
điều khiển, dẫn đường các phương tiện hàng không, đường sắt, đường bộ, hàng hải yêu
cầu độ chính xác cao,…) nhằm đáp ứng các nhu cầu quản lý Nhà nước về lãnh thổ, quản
lý các hoạt động kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, hỗ trợ công tác đo đạc dịch
chuyển hiện đại vỏ Trái đất, phòng chống thiên tai…
Như đã nêu trên, hiện đang có một số lượng lớn các kết quả nghiên cứu ĐĐLHĐ ở
nước ta. Nhưng vẫn chưa có công trình nào tổng hợp các kết quả này. Do đó, từ góc độ
3
chuyên môn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu
(CSDL) địa động lực sẽ góp phần hệ thống hóa các kết quả chủ yếu trong nghiên cứu
ĐĐLHĐ. Vì vậy thực hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế xây dựng mô hình CSDL địa động
học lãnh thổ Việt Nam” với mục đích ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập, hệ thống
hóa, quản lý các kết qu
ả nghiên cứu về địa động lực liên quan đến đa ngành địa chất, địa vật lý,
trắc địa, trong một hệ quy chiếu thống nhất, phục vụ công tác quản lý lãnh thổ, giảm thiểu thiệt
hại do tai biến thiên nhiên gây ra là rất cần thiết. Chính vì mục đích trên trong nội dung báo cáo
tổng kết đề tài sẽ sử dụng thuật ngữ CSDL địa động lực thay cho CSDL địa động họ
c.
Về mặt xã hội, việc thực hiện đề tài này còn là một bước quan trọng trong triển
khai cung cấp các số liệu trợ giúp công tác nghiên cứu về tai biến tự nhiên, phòng tránh
giảm nhẹ thiên tai ở nước ta hiện nay. Do đó, kết quả của đề tài sẽ có ý nghĩa khoa học và
ý nghĩa thực tiễn to lớn.
Mục tiêu tổng quát của đề tài là tạo cơ sở ban đầu cho việc thiết lập mô hình cơ
sở
dữ liệu địa động lực lãnh thổ Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể của đề tài như sau:
- Đề xuất mô hình cơ sở dữ liệu địa động lực lãnh thổ Việt Nam.
- Thử nghiệm mô hình dịch chuyển theo kết quả đo trắc địa tại khu vực đứt gãy Lai
Châu - Điện Biên và đứt gãy Sông Mã.
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, phạm vi nhiệm v
ụ của đề tài gồm:
- Thu thập, hệ thống hóa một số dữ liệu địa động lực cơ bản.
- Nghiên cứu khả năng sử dụng và liên kết của các dữ liệu thành phần.
- Đề xuất mô hình CSDL Địa động lực.
Nội dung các nhiệm vụ cụ thể như sau:
1) Nghiên cứu đánh giá tổng quan các mô hình CSDL địa động lực trên thế giới.
2) Thu thập, hệ thố
ng hóa một số nguồn dữ liệu địa động lực lãnh thổ Việt Nam (dữ liệu
nền, địa chất, địa khu kiến tạo, đứt gãy hoạt động, động đất, trắc địa).
3) Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu địa động lực.
4) Lập trình môđun quản trị cơ sở dữ liệu địa động lực lãnh thổ Việt Nam.
4
5) Thử nghiệm thiết lập mô hình CSDL địa động lực khu vực đứt gãy Lai Châu - Điện
Biên và đứt gãy Sông Mã.
Các phương pháp phân tích tổng hợp, mô hình hóa, xử lý toán học và thể hiện bản
đồ đã được sử dụng để thực hiện các nội dung nghiên cứu.
Các sản phẩm chủ yếu của đề tài là:
- Mô hình CSDL địa động lực,
- Quy trình xây dựng, sử dụng mô hình CSDL địa động lực,
- Báo cáo tổng kết
đề tài.
Nội dung báo cáo tổng kết đề tài bao gồm phần Mở đầu, 3 chương, Kết luận và
Kiến nghị và Tài liệu tham khảo được trình bày trong 115 trang, có 33 hình vẽ, 45 bảng,
tham khảo 48 văn liệu trong nước và quốc tế, một số trang web, cùng 27 trang phụ lục
kèm theo:
Phần MỞ ĐẦU trình bày tính cấp thiết, mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, phạm
vi nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
CHƯƠNG I nghiên cứu đánh giá tổng quan các mô hình CSDL địa động lực trên thế
giới, giới thiệu cơ sở khoa học xây dựng mô hình CSDL địa động lực lãnh thổ Việt Nam.
CHƯƠNG II thu thập, đánh giá, phân tích các dữ liệu địa động lực (dữ liệu nền,
địa chất, kiến tạo, đứt gãy hoạt động, động đất, trắc địa) và thiết kế mô hình cơ sở dữ liệ
u
địa động lực lãnh thổ Việt Nam.
CHƯƠNG III giới thiệu phần mềm Quản trị CSDL và thử nghiệm thiết lập mô
hình dịch chuyển theo kết quả đo trắc địa khu vực đứt gãy Lai Châu - Điện Biên và đứt
gãy Sông Mã.
Phần KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ khẳng định việc nghiên cứu thiết kế xây
dựng mô hình CSDL địa động lực lãnh thổ Việt Nam là hoàn toàn phù hợp v
ới thực tiễn
nước ta hiện nay, đánh giá các kết quả đạt được: đã thu thập và hệ thống hóa các nguồn dữ
liệu địa động lực chủ yếu ở Việt Nam, đề xuất giải pháp và xây dựng mô hình CSDL địa
động lực lãnh thổ Việt Nam, thử nghiệm thiết lập mô hình dịch chuyển theo kết quả đo
trắc địa khu vực đứt gãy Lai Châu - Điện Biên và đứt gãy Sông Mã,
đưa ra quy trình xây
dựng, sử dụng mô hình CSDL địa động lực phù hợp với các xu thế phát triển hiện nay trên
thế giới. Các công việc cần tiến hành trong thời gian tới cũng được đề xuất trong hướng
tiếp tục hoàn thiện các mô hình dịch chuyển theo kết quả đo trắc địa.
5
Một số hình vẽ trong mô hình CSDL địa động lực này đã được hoàn thành bởi
phần mềm Công cụ bản đồ mã nguồn mở GMT (Generic Mapping Tools) (Wessel and
Smith, 1998).
Chúng tôi xin cảm ơn Ông Trịnh Anh Cơ - Hội Trắc địa - Bản đồ - Viễn thám Việt
Nam - đã đóng góp những ý kiến quan trọng phục vụ thiết thực cho công tác chuẩn hóa dữ
liệu nền.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Viện Khoa
học Đo đạc và Bản đồ, Vụ Khoa học-Công nghệ (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tạo
điều kiện và giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực hiện đề tài này.
6
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA ĐỘNG LỰC
I.1. Mô hình CSDL địa động lực khu vực và toàn cầu
Nghiên cứu ĐĐLHĐ trong đó nghiên cứu chuyển động hiện đại vỏ Trái đất đã được
triển khai từ những năm 60 thế kỷ trước tại một số nơi trên Thế giới như Thụy Điển, Liên
Xô cũ,… Các kết quả đo chuyển động hiện đại thường xuyên hoặc theo chu kỳ ngày càng
được cập nhật nhiều hơn cùng với sự ra đời và phát tri
ển của công nghệ định vị vệ tinh
(Lưới hơn 1000 điểm đo GPS thường xuyên tại Nhật Bản, SCIGN: hệ thống các lưới đo
GPS tại Nam California Mỹ,…). Vì vậy việc thống nhất, tập hợp các kết quả nghiên cứu
ĐĐLHĐ vào các CSDL đã trở nên rất cấp thiết và đã được thực hiện theo từng khu vực,
từng quốc gia. Sau đây sẽ điểm qua m
ột số CSDL địa động lực của Nhật Bản,
NewZealand, Mỹ,…
I.1.1. CSDL đứt gãy của Nhật
CSDL này được xuất bản lần đầu tiên năm 2005 với phiên bản tiếng Anh do Viện
Khoa học và Công nghệ Công nghiệp quốc gia Nhật (National Institute of Advanced
Industrial Science and Technology AIST) xây dựng. Năm 2006, CSDL được đưa lên
mạng internet. Năm 2008, CSDL được tích hợp trên Google Maps. Đến năm 2009, CSDL
cho phép những người quan tâm có thể khai thác dưới dạng shape file và các dữ liệu liên
quan. CSDL thể hiệ
n các hệ thống đứt gãy theo các đoạn khác nhau. CSDL các đoạn đứt
gãy gồm các thông tin về địa chất và địa chấn cổ sinh như tốc độ trượt, mức độ trượt sau
mỗi dư chấn, khoảng thời gian đứt gãy hoạt động trở lại. Hiện nay, CSDL này được tổ
chức trong hệ thông tin địa lý và được tích hợp vào hệ thống bản đồ ảnh vệ tinh toàn cầu
Google Maps. Trên CSDL trực tuy
ến người dùng có thể tìm kiếm thông tin về các đứt gãy
thông qua các dữ liệu thuộc tính của đứt gãy như tên, tuổi, chiều dài, tốc độ trượt, các trận
động đất đã xảy ra…
7
Hình 1: Các đứt gãy trong CSDL đứt gãy của Nhật Bản
8
Bảng 1: Các thông tin thuộc tính của từng đứt gãy trong CSDL đứt gãy của Nhật
Số lượng
phân đoạn
Tên phân đoạn Hướng Độ dốc
Chiều dài
(km)
Kiểu đứt
gãy
Mặt trượt
Tốc độ trượt
(m/1000
năm)
Khoảng
trượt
[m]
Khoảng thời gian
ngừng hoạt động
(1000 năm)
001 - 01 Rausudake 40° 60 ° - 13 Nor. - 1.0 1.5 1.5
002 - 01 Kotanuka 40° 45 ° W 23 Rev. W 0.3 2.7 8.9
003 - 01 Minehama 40° 45 ° E 14 Rev. E 1.0 1.6 1.6
004 - 01 Kaiyo 40° 45 ° W 18 Rev. W 0.3 2.1 7.0
004 - 02 Yoroushi 40° 45 ° W 7 Rev. W 0.1
005 - 01
Abashiriko -
toho
0° 45 ° E 16 Rev. E 0.3 1.9 6.2
006 - 01 Shihoro 10° 30 ° E 62 Rev. E 0.4 7.2 18.0
006 - 02 Tobetsugawa 0° 30 ° E 40 Rev. E 0.3 4.7 16.0
006 - 03 Otofuke 0° 30 ° E 18 Rev. E 0.0
007 - 01 Kochien 330° 45 ° E 26 Rev. E 0.1 3.0 24.0
9
I.1.2. CSDL đứt gãy của New Zealand
CSDL đứt gãy của New Zealand được xây dựng năm 2004 do Viện Khoa học địa
chất và hạt nhân New Zealand (Institute of Geological and Nuclear Sciences Limited, năm
2006 trở thành GNS Science) thực hiện. CSDL này được thiết kế nhằm lưu trữ toàn bộ dữ
liệu thu thập từ sự điều tra, khảo sát những đứt gãy hoạt động. CSDL lưu trữ các thông tin
đo đạc ngoài thực địa, ngày tháng, những lý giải về hình dạng của đứt gãy, khoảng th
ời
gian đứt gãy tái hoạt động, tốc độ trượt, ngày dịch chuyển cuối cùng của đứt gãy. Các
thông tin chi tiết này bao gồm: tên đứt gãy, hướng đứt gãy, khoảng thời gian đứt gãy tái
hoạt động, thời điểm hoạt động gần nhất, tốc độ trượt, sự dịch chuyển của mỗi cánh đứt
gãy.
a. CSDL thông tin động đất quốc gia
Những thông tin động đất của New Zealand gồm các tâm động đấ
t, độ sâu và độ lớn
cùng với thông tin khác. Ngoài ra, những thông tin động đất cũng bao gồm cả các biểu đồ
địa chấn được ghi bởi mạng lưới các biểu đồ địa chấn của New Zealand. CSDL này cho
phép người sử dụng chiết tách những thông tin về vị trí xảy ra động đất ở New Zealand ở
định dạng KML, CSV hoặc IMS 1.0, hoặc vẽ các vị trí này dưới dạng bản đồ ảnh địa chấn
vớ
i định dạng JPEG. Các thông tin gồm có ngày, vị trí, độ sâu chấn tâm, độ lớn và các
giải pháp ứng phó.
b. CSDL núi lửa New Zealand
CSDL quan hệ gồm 2 nhóm tập hợp dữ liệu bao trùm các núi lửa đã ngừng hoạt
động và đang hoạt động của New Zealand.
Dữ liệu theo thời gian gồm chủ yếu những giá trị đo địa vật lý (vi địa chấn, nhiệt độ
hồ và suối), những đo đạc địa độ
ng lực, những quan sát phun trào và biểu đồ ảnh.
Tuyển tập các bài báo trong lịch sử gồm bài báo, giá trị ghi chép hàng ngày, các báo
cáo, bài báo khoa học và biểu đồ ảnh.
c. CSDL địa từ của New Zealand
CSDL này gồm những dao động trong thời gian dài và ngắn trong trường điện từ của
từng khu vực ở New Zealand. Chúng bao gồm ảnh hưởng cảm ứng và ảnh hưởng hàng
ngày.
New Zealand thực hiện các quan sát điện từ tại Eyrewell ở Canterbury và Scott Base
ở Nam bán c
ầu và trợ giúp trạm giám sát Apia ở Samoa. Những trạm quan sát cho biết
10
những thay đổi theo thời gian của trường điện từ và ghi lại 3 hợp phần của trường điện từ
mỗi giây.
Trạm quan sát lặp lại được xây dựng tại nhiều vị trí ở New Zealand và tại các vị trí ở
vùng cận Nam bán cầu và các đảo Nam Thái Bình Dương.
• Dữ liệu theo giờ được ưu tiên: Dữ liệu theo giờ từ năm 2000 đến năm 2008 sẵn có
ở dạng số.
• Dữ liệu theo phút từ những năm gần đây sẵn có ở trên các đĩa CDROM, và khi tải
dữ liệu này thì quyên ưu tiên sẽ thấp hơn.
• Dữ liệu 1 giây và 5 giây được lập kế hoạch để tạo ra các dữ liệu sẵn có trong
tương lai.
d. CSDL các vận động mạnh
Những ghi chép về vận động mạnh (chuyển động địa chấn đủ mạnh được quan tâm
bởi các nhà kỹ sư liên quan để việc thiết kế mức kháng chấn) từ mạng lưới rộng khắp
New Zealand.
Biểu đồ gia tốc vận động mạ
nh được đặt ở trung tâm dân cư, gần các đứt gãy quan
trọng hoặc trong các loại cấu trúc xây dựng khác nhau. Chúng có thể đo đạc các rung lắc
rất mạnh gây ra các trận động đất nguy hiểm.
Các nguồn dữ liệu vận động mạnh trên toàn thế giới được kiểm sát tại trung tâm dữ
liệu COSMOS. Chúng ta có thể truy cập vào CSDL về các thông số dữ liệu chuyển động
mặt đất mạnh và các mối liên hệ đế
n các trung tâm dữ liệu và các website của các cơ quan
cộng tác.
I.1.3. CSDL đứt gãy của Hoa Kỳ
Tính đến năm 2009, Cục địa chất Mỹ đã xây dựng CSDL động đất, đứt gãy và uốn
nếp cũng như bản đồ và dữ liệu nguy cơ động đất trên toàn nước Mỹ. Trong CSDL cũng
đưa ra hệ thống giám sát biến dạng vỏ Trái đất dựa vào các giá trị đo GPS, mức độ biến
dạng vỏ
Trái đất do động đất, đứt gãy. CSDL này đã được đưa lên Website sử dụng.
Năm 2003, Cục địa chất Mỹ, phòng địa chất mỏ California và trung tâm động đất
nam California đã xây dựng CSDL tương đối đầy đủ nhằm đánh giá các thông số dịch
chuyển lớp vỏ Trái đất. Hệ thống CSDL này quản lý các loại dữ liệu và thông tin động
đất. Các đứt gãy trong CSDL được chia thành các đoạn đặc trưng. Tốc độ
trượt địa chất
được gán cho các đoạn đứt gãy lớn và được đo đạc ngoài thực địa. CSDL này cũng đưa ra
11
các thông số đứt gãy địa chấn cổ sinh và đứt gãy địa chất. Các thông số trong CSDL này
gồm vị trí, hình dạng đứt gãy, tốc độ trượt tại các vị trí được đo đạc. Ngoài các thông số
này trong CSDL còn có các thông số đứt gãy được nội suy như đoạn đặc trưng, khoảng
thời gian trung bình mà đứt gãy có thể hoạt động trở lại, độ lớn của các đứt gãy đặc trưng.
CSDL này được xây dựng dựa trên h
ệ quản trị CSDL quan hệ (MySQL). Hệ quản trị
CSDL này chạy trên máy PC, hệ điều hành LINUX. Hệ CSDL đứt gãy động đất được xây
dựng trợ giúp xác định, lưu trữ, truy cập và điều khiển các dữ liệu liên quan.
Hình 2: Mô hình cấu trúc của CSDL đứt gãy động đất nam California
(nguồn: :8080
)
Trong mô hình trên, phần giao diện người sử dụng “User Interface” ngôn ngữ HTML
(Hypertext Markup Language) và JavaScript được sử dụng để lập trình. Dữ liệu đứt gãy
gồm dữ liệu không gian và các dữ liệu thuộc tính liên quan như:
- tên đứt gãy;
- ID;
- tác giả nghiên cứu;
- quy mô (độ rộng) của đới đứt gãy;
- tọa độ điểm bắt đầu và kết thúc đứt gãy;
- năm xảy ra động đất gần đây nhất;
- phương pháp thu th
ập dữ liệu đứt gãy;
- khoảng thời gian trung bình giữa các trận động đất có độ lớn hoặc khoảng độ lớn nào
đó có thể xảy ra trên đứt gãy;
12
- khoảng thời gian nhỏ nhất giữa các trận động đất có độ lớn hoặc khoảng độ lớn nào
đó có thể xảy ra trên đứt gãy;
- khoảng thời gian lớn nhất giữa các trận động đất có độ lớn hoặc khoảng độ lớn nào
đó có thể xảy ra trên đứt gãy;
- mức độ trượt trung bình trên một đứt gãy khi các trận động đã xảy ra và đã được
quan sát;
- mức
độ trượt nhỏ nhất trên một đứt gãy khi các trận động đã xảy ra và đã được quan sát;
- mức độ trượt lớn nhất trên một đứt gãy khi các trận động đã xảy ra và đã được quan sát;
- mức độ lún trung bình của đứt gãy do các trận động đã xảy ra và đã được quan sát;
- mức độ lún nhỏ nhất của đứt gãy do các trận động đã xảy ra và đã được quan sát;
- mức độ
lún lớn nhất của đứt gãy do các trận động đã xảy ra và đã được quan sát.
I.1.4. CSDL động đất ở Châu Âu
CSDL các nguồn động đất tiềm tàng trên 5.5 độ richter ở Châu Âu là kết quả chính
của FAUST (Faults as a Seismologists' Tool), một dự án được tài trợ bởi chương trình
Môi trường và Khí hậu của EU (1994 - 1998). Mục tiêu chính của dự án là tập hợp tất cả
các thông tin sẵn có về các đứt gãy địa chấn riêng lẻ ở châu Âu thành một CSDL có thể sử
dụng rộng rãi trên internet. Việc tham thảo trên mạng này chỉ ra sự hữu ích của dữ liệu đối
với các nhóm quan tâm (các nhà địa chất, các nhà địa chấn, kỹ sư xây dựng…). CSDL này
đã hoạt động nhưng cần được cập nhật thường xuyên.
Cấu trúc nội dung và dữ liệu của CSDL được lấy mẫu từ CSDL các nguồn động đất
tiềm năng lớn hơn 5.5 độ richter ở Italia, một tài li
ệu về khoảng 300 nguồn địa chấn tại
Italy. Tuy nhiên, không giống bản gốc, CSDL này được phát triển như một ứng dụng trên
nền GIS, được thực hiện như giao diện mạng đơn giản và hiệu quả. CSDL có thể được
truy cập qua mạng internet với các trình duyệt đơn giản. Dữ liệu được giới thiệu bằng các
bản đồ và các bảng. Giao diện được cải tiến cho phép ngườ
i dùng lựa chọn và tải xuống
các dữ liệu cần thiết. Để khai thác được CSDL trên cần phải tải về một số phần mềm cần
thiết được hiển thị trong cửa sổ giao diện trang web của CSDL. Mối nguồn động đất được
mô tả bằng một hình chữ nhật với các dữ liệu về vị trí, kích thước, hình dạng, động năng,
các tính chất lặp l
ại theo thời gian và các thông tin nền liên quan.
Các đứt gãy được chia thành ba loại chính theo kiểu dữ liệu lấy từ: