Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tiểu luận Tìm hiểu mâm cỗ Tết cổ truyền của người miền Bắc nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.11 KB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - DU LỊCH HOA SỮA
*
BÀI TIỂU LUẬN
TÌM HIỂU MÂM CỖ TRUYỀN THỐNG
NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI MIỀN BẮC
Họ tên học sinh :
Lớp : CB
6
A
1

Hà Nội - 2015
LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống tinh thần của người Việt, Tết Nguyên Đán là khởi đầu
cho một năm mới, vận hội mới của gia đình, cộng đồng và cả dân tộc. Thế nên
gia đình dù còn khó khăn, người ta vẫn gắng sắm sửa mâm cỗ Tết thịnh soạn để
tưởng nhớ ông bà, Tổ tiên, mong Tổ tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe, học
hành tấn tới, làm ăn phát tài phát lộc.
Mâm cỗ Tết là nét đẹp không thể thiếu trong mỗi gia đình người VIệt Nam
trong dịp Tết cổ
truyền. Mâm cỗ Tết
là hiện diện cho
phong tục, tập quá,
khí hậu và văn hóa
của từng vùng miền
khác nhau. Mâm cỗ
Tết còn thể hiện ước
vọng cho một năm
mới an khang, sung
túc.


Tết là dịp mọi người trở về quê hương đoàn tụ với gia đình để tận hưởng
hơi ấm tình thân. Với sự khác biệt về địa lý, phong tục cũng như văn hóa ẩm
thực của mỗi miền khác nhau và hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những món
ăn cổ truyền có trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc.
Trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam vốn ưa chuộng về hình thức
nên mâm cơm ngày tết được chuẩn bị rất công phu, đẹp mắt với đĩa xôi gấc đỏ
tươi, thịt gà luộc rắc lá chanh, các món xào, món canh thì được rắc thêm hành,
rau thơm lên trên nhìn vào mâm cơm gợi nhớ như nhìn vào 1 bức tranh màu sắc
của bốn mùa mong muốn 1 năm mới ấm no, hạnh phúc.
Tết ở miền Bắc trong mâm cỗ thường gồm có 4 bát canh như: 1 bát chân
2
giò lợn nấu măng, 1 bát miến, 1 bát mọc nấm, 1 bát bóng thả và 4 đĩa thức ăn
như: 1 đĩa thịt lợn, 1 đĩa thịt gà luộc, 1 đĩa giò lụa, 1 đĩa nem rán tượng trưng
cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương.Mâm cỗ lớn thì có 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa
tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Trải qua các thay đổi của từng thời kì
nhưng mâm cỗ tết ở miền Bắc vẫn giữ bản chất đúng nét cổ truyền của dân tộc
việt Nam
Tết ở miền Bắc còn có 1 đặc sản vào dịp lễ Tết mà các vùng miền khác
không có đó là món Thịt đông
Ngoài ra, mâm cỗ Tết đầy đủ không thể thiếu được bánh chưng, xôi gấc và
đĩa dưa hành nén. Chính vì thế nên mỗi độ Tết đến xuân về lòng người lại xốn
xang rạo rực với:
“ Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”
Ngày nay do cuộc sống bận rộn, phần lớn các gia đình đều làm giản tiện,
rất ít người nấu đủ mâm cỗ như xưa. Tuỳ theo mỗi gia đình mà người ta chuẩn
bị những món khác nhau, nhưng không thể thiếu các món chính như: bánh
chưng, dưa hành, giò lụa,, nem,nộm su hào, canh bóng bì, canh măng chân giò,
miến nấu và một đĩa xào… để mâm cỗ ngày Tết luôn trọn vẹn ý nghĩa đoàn
viên, may mắn.

Có thể nói không đâu chuẩn bị mâm cỗ cúng tổ tiên và cúng gia tiên có
lòng thành kính và kỹ lưỡng như người miền Bắc, đặc biệt là người Hà Nội.
Phong tục này được lưu truyền từ trên 2000 năm cho tới nay. Khi mâm cỗ ngày
tết được hoàn tất, người ta thấy từng món ăn thể hiện đầy đủ hồn dân tộc, những
món ăn sang qúy truyền thống của ông bà xưa được phục hồi, được sáng tạo, là
dịp cho những ai đến dự cỗ trực tiếp tìm hiểu lịch sử cha ông từ văn hóa ăn uống
và nghệ thuật nấu nướng qua mâm cỗ tết của dân tộc Việt.
Không có mâm cỗ nào của người Việt Nam là không được những người
làm bếp bày tỏ tình cảm trân trọng dân tộc của mình bằng kỹ năng chế biến các
món ăn một cách nghiêm túc đến mức cầu kỳ như vậy. Thậm chí trong khi nấu
3
cũng kiêng không nếm sợ bất kính với tổ tiên Người làm bếp giỏi chỉ cần ngửi
hương vị thức ăn là có thể biết được đậm nhạt. Nếu muốn thử thức ăn chín tới
hay qúa mềm chỉ dùng đũa thử là biết. Khi đi chợ người mua cẩn thận từ cách
chọn cây rau tươi ngon, cách lựa chọn gia cầm, ví như gà cúng giao thừa nhất
thiết phải là trống hoa chưa “toòng teng” gì với bạn mái để cúng gia tiên. Nếu
gia cảnh còn khiêm tốn thì lựa chọn một cái chân giò thật ngon cũng được. Gà
để nấu là loại gà đã có con rồi nhưng chưa có cháu, nghĩa là chưa già, không béo
qúa thì thịt mới ngọt, nấu mới mềm. Những loại rau, củ, qủa cũng được lựa chọn
thật kỹ lưỡng để nấu các món hạnh nhân, món xu hào nấu nấm tôm nõn, xu hào
hoặc xúp lơ xào bóng rồi những món nấu đông, măng lưỡi lợn nấu chân giò, giò
thủ, nem rán, bánh chưng xanh, dưa hành bên đĩa sôi gấc màu hoa hiên rực rỡ.
Cơm cúng thường được nấu từ gạo dự, bây giờ giống gạo đó đã bị mai một
thì gạo tám thơm được thay thế, là những món ăn không ngán, nhìn không nhàm
và … cũng không được phép ngán, không được phép nhàm chán trong ngày đầu
năm
Cũng vì một niềm khát vọng nhớ mâm cỗ tết mà những người con, người
cháu dù công tác hay học hành ở miền xa xôi nào, dù tàu xe khó khăn đến đâu
cũng ráng thức đêm thức hôm mua được tấm vé để về dự. Cũng vì mâm cỗ cúng
tổ tiên ngày tết mà không ít Việt kiều vượt xa hàng vạn dặm để về quê hương.

Để được chắp tay trong khói nhang trầm, để được khấn nguyện chân thành trước
bàn thở gia tiên, để được thấy những sắc màu của dân tộc mình trên mâm cỗ
ngày tết. Được giao hòa trong tình cảm gia đình dưới mái ấm, bởi tình cảm ấy
không thể mua được bằng đồng mỹ kim trên sứ người. Bởi chỉ có người Việt
hiểu rõ hơn ai hết về chân gía trị mâm cỗ tết của người Việt Nam, mâm cỗ ngày
tết không cho phép lai căng bất cứ dân tộc nào để tỏ lòng thành kính sâu sắc và
thiêng liêng với tổ tiên.
Sau khi cúng tổ tiên và cúng gia tiên, dự với mâm cỗ trong ngày tết, từ
người lớn tuổi cho tới đứa trẻ nhỏ tuổi nhất cũng đều khoác trên mình trang
phục đẹp nhất. Ngồi với mâm cỗ, mọi người sẽ được lắng nghe đầy đủ cung bậc
4
cảm xúc của người thân, được hiểu biết mọi thông tin vui, lạ mà những thông tin
đại chúng chưa biết tới. Những trận cười ròn tan, những cái dướn chân mày
sửng sốt, những câu chúc mừng sự thành đạt của con, cháu, những lời dạy bảo
của người trên có gía trị hơn bất cứ loại sách vở nào. Dẫu không khí ăn tết trong
thời @ có dư vị khác xưa, nhưng chữ trung chữ hiếu, dạy con cháu tự lập, cần
kiệm, nhẫn nại trên con đường lập nghiệp, coi trọng đạo đức để đồng thời sau
này tiếp tục giáo dục lại đời sau.
“Chớ thấy sóng cả mà lo
Sóng cả mặc sóng, chèo cho có chừng.”.
Là luân lý, là nếp sống đạo đức, là di sản văn hóa về lễ giáo trong gia đình
giòng tộc rất giá trị đã được cộng đồng người Việt Nam lưu truyền cho tới nay.
Con cháu tụ hội quanh mâm cỗ ngày tết không đơn thuần được thưởng thức
miếng ngon xưa ông, bà, cha, mẹ đã từng nấu mà còn là cơ hội được chứng tỏ
mình vẫn tròn chữ hiếu, không làm rơi rớt chữ lễ và không làm mai một chữ
nghĩa. Dù con đường mưu sinh gập gềnh, khúc khuỷu mình vẫn không thể dừng
chân, bởi dừng lại là mình sẽ lạc hậu mà mình vẫn phải tự rượt đuổi chính mình
trên thương trường.
“Làm người hữu tử hưu danh
Sống lo xứng phận, thác đành tiếng thơm”.

Cho nên, chính gia đình là nơi mình tìm lại chính mình. Bởi gia đình là nơi
bắt đầu nguồn sống và đào tạo cho mình là con người hoàn chỉnh để trở lại phục
vụ cuộc sống. Gia đình cũng là nơi giúp cho mỗi người tự hoàn thiện mình, giúp
cho mình giữ được chữ thiện, chữ tâm làm gốc. Đó là nguyên nhân mà mọi
thành viên trong gia
đình luôn luôn trở về dưới mái ấm trong ngày tết cổ truyền để được quây quần
bên mâm cơm cúng gia tiên.
Trong bài này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về mâm cỗ truyền thống ngày tết của
5
người miền Bắc với những món sau:
-Bát canh măng ninh móng giò
-Bát miến lòng gà
-Bát bong thả
-Bát nấm mọc
-Đĩa bánh chưng
-Đĩa dưa hành muối
-Đĩa gà luộc + muối chấm
-Đĩa giò lụa + nước chấm
-Đĩa nem rán + nước chấm
-Đĩa thịt đông
-Đĩa nộm xu hào
-Đĩa rau xào thập cẩm
-Đĩa xôi gấc
I.BÁT CANH MĂNG NINH MÓNG GIÒ:
Măng không phải là món ăn vô bổ
như nhiều người nghĩ mà có tác dụng tiêu thực
giải độc, hỗ trợ tiêu hóa. Chân giò thúc đẩy
quá trình tạo máu. Món chân giò ninh măng,
vốn quen thuộc trong ngày Tết, nếu được ăn ở
mức vừa phải sẽ có lợi cho sức khỏe.

Trước đây, mâm cỗ ngày Tết của nhiều gia
đình không thể thiếu món chân giò ninh măng. Tuy nhiên, món này ngày nay
không được ưa chuộng như trước do xu hướng lược bỏ những món ăn quá béo
ngậy trên mâm cơm ngày thường cũng như mâm cỗ. Thực ra, món ăn này có giá
trị độc đáo về dinh dưỡng, phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe
con người.
Nhiều người cho rằng măng là một thức ăn vô bổ, thậm chí nghĩ rằng ăn
nhiều măng sẽ “hại máu”. Nhưng kỳ thực, đây là loại thực phẩm rất có giá trị,
nhất là hiện nay khi con người có xu hướng ham đồ tinh chế mà bỏ quên các
thực phẩm nhiều chất xơ.
6
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, măng vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn, có công
dụng hóa đàm hạ khí, thanh nhiệt trừ phiền, tiêu thực giải độc. Nó thường được
dùng để làm thức ăn và làm thuốc cho những người bị cảm mạo phong nhiệt, ho
do phế nhiệt có nhiều đờm vàng, phù thũng do viêm thận, suy tim, sởi và thủy
đậu ở trẻ em, ăn uống chậm tiêu, tiểu tiện bất lợi, đại tiện không thông
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, măng khá giàu đạm với 16 loại acid
amin, chứa nhiều canxi, phốt pho, sắt, vitamin nhóm B, C, mangan và rất nhiều
chất xơ. Măng có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, trợ giúp tiêu hóa, phòng
chống có tình trạng béo phì, xơ vữa động mạnh, tăng huyết áp, táo bón, ung thư
đại tràng và ung thư vú. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, với hàm lượng
mangan khá phong phú và một loại đường đa có trong thành phần, măng có khả
năng nhất định trong việc phòng ung chống ung thư.
Còn về chân giò, có người nghĩ rằng, nó chẳng qua chỉ lắm bì nhiều xương,
làm sao có nhiều chất bổ mà phải bàn. Kỳ thực không phải như vậy. Nhiều công
trình nghiên cứu của Trung Quốc đã chứng minh rằng: Người già và người gầy
yếu nếu thường xuyên ăn móng giò sẽ cải thiện được chức năng tích nước của
các tế bào mô, thúc đẩy quá trình tạo hemoglobin và hồng cầu.
Các phụ gia và gia vị trong món chân giò ninh măng cũng tốt cho sức khỏe,
như hành khô, hành tươi, miến, mắm, muối, hạt tiêu, mì chính và đặc biệt là

mộc nhĩ đen. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, mộc nhĩ đen có khả năng ức
chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống đông máu do nghẽn mạch, ngăn
cản sự hình thành các mảng xơ vữa trong lòng huyết quản. Bởi vậy, với những
người bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng
động mạch vành , mộc nhĩ là một trong những thực phẩm lý tưởng.
Mặt khác, chất keo thực vật vốn có khá nhiều trong mộc nhĩ có tác dụng làm
sạch dạ dày và ruột, chống lão hóa, kháng khuẩn, chống phóng xạ và ức chế một
số chủng tế bào ung thư. Bởi vậy, nhiều chuyên gia dinh dưỡng coi mộc nhĩ là
một trong những thực phẩm có công năng trường thọ.
Canh măng giò heo là một sự phối hợp tuyêt vời giữa sự giòn thanh của
7
măng và dai béo của chân giò làm cho món ăn ngon mà không ngán, là món ăn
dân dã nhưng đặc sắc, ăn với cơm hay ăn miến đều hấp dẫn và ngon.
Trong mâm cỗ miền Bắc không bao giờ thiếu canh măng hầm giò heo, và
tất nhiên ngày Tết lại càng không thể thiếu tô canh măng này. Giống như miền
Nam không thể thiếu canh khổ qua nhồi thịt vậy.
Nguyên liệu:
- Giò heo 1kg (chân trước)
- Hành tươi 0.3kg
- Nước mắm, muối, tiêu, bột ngọt
- Măng khô 0.5kg
(Ngon nhất là măng le xé Kon Chiêng-Mang Yang-Gia Lai. Đây là phần mầm
non vừa nhú, xẻ ra sấy,chắc và nhuyễn không có sợi xơ. Măng đem ngâm nước
ấm, luộc và xả cho ra hết chất quánh lâu ngày. Trước khi nấu có thể xào với mỡ,
hành và nêm gia vị cho thấm. Đảm bảo với các bạn không đâu có thể có được
hương vị đặc trưng này).
Cách làm:
- Chân giò làm sạch chặt miếng to, ướp mắm, muối để 15'-20' cho ngấm.
- Măng ngâm nước gạo 1 đêm cho nở (hoặc ngâm nước ấm cũng được), rửa sạch
cho nước vào luộc, thay nước 2-3 lần cho măng hết đắng, khi thấy nước luộc

trong là được, vớt ra thái miếng hơi dầy to bản, rửa lại bằng nước lạnh để ráo
nước.
- Hành tươi rửa sạch thái nhỏ một ít củ, còn lại thái dài (chỉ lấy củ và phần gần
củ, bỏ bớt lá).
- Đun dầu ăn nóng già già bỏ hành thái nhỏ một vào phi thơm, cho chân giò vào
xào săn bỏ tiếp măng vào xào chung, nêm mắm vào đảo đều cho ngấm, đổ nước
ngập măng đun sôi vớt bỏ bọt, rút bớt lửa để sôi âm ỉ 1-2 tiếng đồng hồ.
- Khi chân giò chín nhừ nêm gia vị vừa ăn rồi cho hành tươi bắc ra, múc ra bát
8
to vớt mấy lát củ hành tươi lên trên cho đẹp, rắc hạt tiêu, dọn ra ăn nóng.
Thưởng thức:
Tô canh thành phẩm thơm phức mùi thịt giò hầm, thoang thoảng vị măng.
Nước canh trong vắt, óng ánh mỡ tươm từ giò heo, trên mặt tô canh điểm tô bởi
màu xanh tươi mát của hành và lấm chấm những hạt tiêu xay, làm nổi bật hơn
những miếng thịt giò nâu hồng: lớp thịt - lớp gân mỡ - lớp da, đang chen vai với
những miếng măng màu nâu đậm.
Trước tiên, nếm thử một muổng nước canh để khai vị; nước canh ngọt ngào,
đậm đà vị thịt và thơm đặc trưng vị măng làm kích thích khẩu vị.
Tiếp theo, xắng một miếng thịt giò, chấm vào nước mắm, đưa lên miệng để
cảm nhận miếng giò heo thơm phức, hầm vừa mềm tới, vừa béo vừa dai giòn lực
xực thật ngon, thật tuyệt vời.
Nhưng tuyệt phẩm trong món canh măng hầm giò heo nầy lại chính là những
miếng măng
Hãy gắp một miếng măng thưởng thức: miếng măng giòn thanh, ngon ngọt lạ
thường. Bao nhiêu đậm đà tinh túy của các chất liệu trong nồi canh măng đã tích
tụ vào đây. Chẳng lạ lùng sao khi miếng thịt giò thơm ngon kia thường đóng vai
trò chủ đạo ở các món ăn khác trở thành thứ yếu so với miếng măng ở trong
món canh giò heo hầm măng nầy.
Từng miếng măng giòn ngọt, hương vị đậm đà vì các vị ngon ngọt từ thịt giò
tiết ra được rút hết- ngấm vào các thớ măng. Một nồi canh măng nấu khéo khi

ăn thịt giò dòn – ngon một thì măng sẽ ngon gấp bội phần, và luôn có tình
huống: măng bao giờ cũng hết trước thịt giò.
II.BÁT MIẾN LÒNG GÀ:
9
Sau khi đã luộc gà xong(cách luộc gà sẽ có ở phần dưới),thì ta sẽ tận dụng lấy
nước dùng gà và thêm bộ lòng
Mề gà nữa
Nguyên liệu:
-lòng mề gà(có thẻ them buồng trứng non
nếu có)
-nước dung gà
-mọc nhĩ,nấm hương
-hành khô,hành tươi,rau mùi,rau răm…
-Gia vị: muối ,mỳ chính,tiêu…

Cách làm:
B1:Đầu tiên đem ngâm miến với nước cho nở rồi cắt
B2:nấm hương,mộc nhĩ cũng ngâm cho nở rồi rửa sạch, cắt chân nấm và mộc
nhĩ rồi thái nhỏ.
B3: các loại hành lá,rau mùi, rau răm… sơ chế sạch rồi thái nhỏ.
B4:lòng ,mề gà sơ chế sạch rồi ướp với 1 chút gia vị cho ngấm.
B5:Bắc nồi lên bếp, cho 1 chút dầu ăn vào rồi cho long mề gà đã ướp vào xào
chung với nấm và mộc nhĩ cho chin.
B6:nước dùng gà đun sôi lại, nêm gia vị vừa ăn
Thả miến vào trần rồi vớt ra bát(không nên trần miến quá lâu, vì miến sẽ bị nở
quá, nhão miến ăn sẽ không ngon)
Khi miến đã vớt ra bát, rắc nhâm lên trên( gồm rau gia vị thái nhỏ + lòng mề gà,
nấm và mộc nhĩ đã xào chín: tất cả đã được trộn đều)
Cuối cùng đổ nước dùng vào,rắc 1 chút tiêu lên trên và thưởng thức!
Với cách nấu miến lòng gà này, chỉ khi nào ăn thì bạn mới trụng miến

10
thôi nhé! Bởi miến để lâu sẽ trương lên, ăn không còn ngon nữa. Ngày Tết, món
miến lòng gà là một món ngon không thể thiếu trong mâm cỗ Tết thờ cúng tổ
tiên. Món miến lòng gà cũng được nhiều gia đình sử dụng làm món ăn sáng
trong những ngày đầu xuân. Miến dai dai, sần sật, lòng gà thơm lừng, nước dùng
ngọt tự nhiên khiến cho bất cứ ai thưởng thức cũng thấy ngon miệng.
III.BÁT BÓNG THẢ:
Canh bóng thả thanh đạm, không dầu mỡ sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể và
lấy lại sự tập trung để khởi đầu một năm bận rộn.
Canh bóng thả là một trong những món ăn dân dã, thường hiện diện trong
những dịp cỗ bàn, lễ Tết. Cách làm canh bóng thả đơn giản mà chứa đựng trong
đó sự tinh tế, tỉ mỉ và cẩn thận từng chi tiết.
Nguyên liệu làm canh bóng thả
 500gr tôm khô
 1 cây súp lơ xanh, 1 cây
súp lơ trắng
 1 củ su hào
 2 củ cà rốt
 1 củ gừng
 200gr bóng
 200ml rượu trắng
 200gr đậu Hà Lan
 200gr nấm hương
 1 bát giò sống
 Hạt tiêu, gia vị
Cách làm
 Bóng thả: Ngâm rửa bóng, cắt bóng theo chiều ngang mỗi miếng khoảng
4cm. Sau đó cắt chéo từng miếng hình quả trám. Gừng đập, băm nhỏ hòa
11
cùng rượu để rửa bóng. Dùng rượu trắng hòa lẫn với gừng để rửa bóng.

Bóp nhẹ bóng để ngấm với rượu và gừng
(Khi chọn bóng, chú ý chọn miếng trong, dày, không có lông để đảm bảo
vị tươi ngon, xốp)
 Tôm ngâm rửa sạch rồi cho vào nồi đun, ninh nhừ, cho một ít gia vị nêm
nếm vừa phải vào nồi nước.
 Cắt bỏ chân nấm. Cho 1 thìa café hạt tiêu trộn cùng giò sống. Dùng thìa
trộn đều, phết đều bên bề mặt phía dưới của nấm.
 Nhặt đậu Hà Lan, bỏ xơ
 Gọt su hào, cà rốt, cắt tỉa hình hoa rồi thái mỏng, đều
 Cắt súp lơ, chẻ dọc thân súp lơ thành từng miếng nhỏ.
 Cho tất cả và nồi nước chần qua rồi vớt lên cho vào bát, chú ý vớt nhanh
không sẽ dễ làm nát.
 Đổ nước tôm vào bát, rải đều tôm lên bát. Ta có bát canh bóng thơm
ngon, hợp với mọi món ăn ngày Tết.
Canh bóng thả đạt tiêu chuẩn phải giữ được vị ngọt của nước tôm, vị thanh mát
của các loại rau củ, nước trong và đậm đà.
Khi dùng có thể thêm rau mùi vào bát canh để tăng cảm giác ngon miệng.
Canh bóng thả dùng nóng hay dùng nguội đều ngon!
IV.BÁT CANH NẤM MỌC:
Canh nấm mọc là một trong những món ăn tinh túy
của người Tràng An (theo cách gọi của người Hà
Nội xưa), những miếng mọc giòn đượm thơm vị
nấm, vị ngọt của nước xương và thanh mát của rau
củ khiến người thưởng thức cứ muốn ăn mãi. Cách
thực hiện món ăn này cũng không hề khó khăn chút
nào.
Nguyên liệu :
12
Giò sống: 150 g
Nấm đông cô: 10 tai

Cà rốt: 1 củ
Súp lơ xanh: 1 cái
Đậu Hà Lan: 50g
Hành tím: 3 tép
Gia vị: Dầu ăn, bột canh, hạt nêm, mì chính, nước mắm.
Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm nước xương hầm (xương ống hoặc xương
sườn non) để món canh thêm ngọt và đậm vị nhé.
Các bước thực hiện món canh nấm mọc:
Nấm đông cô: Rửa sạch, cắt bỏ chân sau đó bạn cho giò sống vào trong lòng của
nấm nhé.
Cà rốt: Rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng hoặc tỉa hoa.
Đậu Hà Lan, súp lơ: Rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
Hành tím: Bóc vỏ, đập dập hoặc băm nhỏ.
Bắc một nồi nhỏ lên bếp, bạn làm nóng chút dầu rồi cho hành tím vào phi thơm.
Sau đó cho nước hầm xương (hoặc nước lọc) vào và đun sôi.
Canh sôi, bạn cho nấm mọc vào đun trước, tầm khoảng 3-4 phút để nấm mọc
chín nhé, thêm chút bột canh, mì chính, nước mắm (tùy chỉnh gia vị cho vừa ăn).
Tiếp đến, bạn cho súp lơ xanh, đun sôi lại 1 chút rồi mới cho cà rốt và đậu Hà
Lan vào. Thêm chút hạt nêm và nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng nhé. Đun
thêm 1-2 phút là được, bạn không nên đun chín quá vì như vậy các loại rau củ sẽ
mất đi độ mướt vàgiòn. Tắt bếp.
Cuối cùng, bạn cho canh nấm mọc ra bát và thưởng thức.
V.ĐĨA BÁNH CHƯNG VUÔNG ( BÁNH CHƯNG VUÔNG):
13
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện
lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm
bánh chưng gồm gaọ nếp, đậu xanh, thịt lợn,lá dong và bánh thường được làm
vào các dịp tết cổ truyền của dân tộc Việt. Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu
đời trong ẩm thực truyền thống ViệtNamcòn
được sử sách nhắc lại, bánh chưngcó vị trí đặc

biệt trong tâm thức của cộngđồng người Việt
và nguồn gốc của nó có thể truy nguyên về
truyền thuyết liên quan đến hoàng tử lang
liêu vào đời vua hùng thứ 6. Sự tích trên
muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của
dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như
nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy
trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên
trong nền văn hóa lúa nướcBánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái
Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết
lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông
Tròn của Việt Nam nói riêng.
1.cách chọn nguyên liệu để gói bánh
- Lá dong: Chọn loại lá bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) thì mới dễ gói,
mỗi bánh chọn 4 chiếc lá. Ngâm lá vào nước cho mềm, rửa sạch hai mặt lá và để
ráo nước. Dùng khăn sạch lau lá cho thật khô, cắt bớt gân lá cho lá mềm để dễ
gói.
- Lạt: Lạt gói bánh chưng là loại lạt giang, mỏng, mềm và dẻo dai. Mỗi một
chiếc bánh cần khoảng 2-4 chiếc lạt tuỳ bạn muốn buộc hình chữ thập (2 lạt) hay
hình vuông (4 lạt) trên bánh.
- Gạo nếp: Chọn loại nếp có hạt đều, mẩy ngon nhất là loại nếp cái hoa vàng,
vừa thơm vừa dẻo. Loại gạo nếp nương của Điện Biên cũng rất thơm ngon.
- Đỗ xanh: Chọn loại đỗ xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng thì sẽ thơm ngon hơn.
- Thịt lợn: Chọn loại thịt ba chỉ hoặc thịt vai sấn thì mới ngon. Không nên chọn
loại thịt quá nạc.
Sau khi đã chọn được nguyên liệu để gói bánh thì ta tiến hành làm bánh:
 Bước 1: Trước hết, ngâm gạo trong khoảng 2 tiếng để hạt gạo mềm.
Không nên ngâm quá lâu sẽ khiến gạo bị chua và vỡ hạt. Đỗ xanh ngâm
trong nước lạnh khoảng 2 tiếng để đỗ vừa nở tới, tiếp theo đãi sạch và nhặt
bỏ những hạt đỗ xấu rồi cho một thìa nhỏ muối tinh vào trộn đều.

 Bước 2: Thịt ba chỉ rửa sạch, rồi thái thành những miếng dài khoảng từ 5-
7cm, dày cỡ 1 cm. Có thể để thịt trong ngăn đá tủ lạnh để thịt hơi cứng lại
14
cho dễ thái. Sau đó, trộn đều với thịt với một củ hành tím băm nhuyễn, một
thìa cà phê hạt tiêu, một thìa đường, 2 thìa cà phê hạt nêm và để vài tiếng
để thịt ngấm đều gia vị.
 Bước 3: Lá dong ngâm nước khoảng 15 phút rồi rửa sạch, lau khô. Gập
đôi lá dong theo chiều dọc, tiếp tục gập làm 4 theo chiều ngang. Sau đó
dùng cái lạt dài bằng chiều dài cạnh lòng khuôn, đo từ phần gập ngang của
lá tới đầu lá và cắt bỏ phần lá thừa. Mỗi một chiếc bánh chưng sẽ tương
ứng với 4 lớp lá dong.
 Bước 4: Xếp lạt thành hình chữ nhật rồi đặt khuôn lên trên. Xếp lá dong
thành các cạnh hình chữ nhật trong khuôn. Khi xếp lá dong nên để các
mặt xanh đậm của lá vào bên trong và mặt xanh nhạt hơn ra bên ngoài để
mặt đậm của lá tiếp xúc với gạo sẽ làm cho bánh được xanh hơn.
 Bước 5: Lấy miệng bát con gạo (khoảng 200gr gạo) cho vào khuôn, ấn và
dàn đều gạo khắp đáy khuôn. Lấy đỗ rải đều lên trên gạo, đặt 2 miếng thịt
lên trên đỗ rồi lại dùng nắm đỗ khác rải đều cho phủ kín thịt (khi rải đỗ
nên chừa lại khoảng 1,5 cm, không nên rải hết đến cạnh khuôn). Sau đó
xúc miệng bát gạo khác rải đều xung quanh và phủ kín mặt đỗ. Dùng tay
ấn nhẹ gạo ở các góc và mặt bánh cho gạo nén xuống.
 Bước 6: Cuối cùng gập các cạnh lá lại cho gọn, tay trái giữ cho lá khỏi
bung ra, tay phải lấy khuôn ra đeo vào cổ tay trái. Đổi tay phải giữ lá rồi
bỏ khuôn ra khỏi tay. Kéo hai đầu của mỗi sợi lạt cột bánh lại. Có thể
dùng lạt để cột hai chiếc bánh chưng lại thành một cặp bánh.
 Bước 7: Xếp bánh chưng vào nồi theo chiều thẳng đứng, đổ nước ngập
quá mặt bánh một chút, Khi luộc bánh nếu thấy nước cạn thì phải đổ thêm
nước sôi vào cho ngập mặt bánh để bánh chín đều. Nếu đun bằng bếp ga
chỉ để lửa to đến khi bánh sôi rồi vặn nhỏ lửa để bánh có thời gian chín
kỹ.

 Bước 8: Sau từ 7 đến 10 tiếng thì vớt bánh ra ngâm vào nước lạnh, rửa
sạch nhớt trên mặt bánh và để ráo nước trên bánh.
Cách cắt bánh chưng bằng lạt:
B1: Đầu tiên ta bóc bánh, ta chỉ bóc làm sao để hở 1 mặt của bánh
B2: tận dụng lạt buộc bánh, lấy 1 cái tước làm 4 sợi nhỏ. Sau đó đặt lạt lên bánh
như thế này (phải nhớ thứ tự đặt từng sợi dây nhé ^^! )
15
B3:lấy 1 cái đĩa, úp mặt của đĩa xuống
bánh.
B4:dùng 2 tay giữ bánh và đĩa lật ngược trở lại, rồi bóc hết phần lá còn lại trên
bánh.
B5:tiến hành cắt bánh
Sợi dây nào đặt xuống bánh trước thì được sử dụng đầu tiên ^^!
Hai tay của ta vắt chéo Cầm hai đầu dây của sợi dây đó kéo mở tay sang 2 bên
để cắt bánh. Cắt xong dây nào thì bỏ dây đó ra luôn.
Các dây còn lại làm tương tự
Chú ý: khi cắt phải chú ý cắt dứt khoát,để ý vết cắt làm sao cho các miếng cân
xứng.
Khi cắt bánh xong ta sẽ được 1 đĩa bánh
chưng như thế này.
16
VI.ĐĨA DƯA HÀNH MUỐI:
Trong mâm cơm ngày Tết, đĩa dưa hành muối là một món ăn không thể thiếu
trong mỗi gia đình, ăn kèm với bánh chưng hay các món như thịt đông, chân giò
hầm măng , bạn sẽ thấy bớt “ngấy” hơn trong bữa ăn ngày tết. Cách muối hành
củ không quá khó, nhưng bạn nên muối sớm để món dưa hành ăn ngon vào đúng
dịp Tết. Bên cạnh những món ăn truyền thống như dưa muối, giò chả, giò xào
thì đĩa dưa hành củ muối là món ăn dân dã, bình dị không thể thiếu trong mâm
cơm Tết.
-Tác dụng của củ hành muối: Hành muối không chỉ là món ăn truyền thống

được nhiều người ưa chuộng trong dịp tết mà còn có nhiều tác dụng rất tốt cho
sức khỏe như:
Hỗ trợ tiêu hóa
Hành muối là món ăn được lên men nên
chứa nhiều men vi sinh có lợi cho hệ tiêu
hóa. Trong dịp Tết, nếu bạn ăn quá nhiều
món ăn chứa chất béo như thịt đông, bánh
chưng… thì hãy nhớ ăn hành muối để giảm
hiện tượng chướng bụng, khó tiêu…
Tăng cường miễn dịch
Hành muối vị hăng nên giúp lưu thông máu, tăng cường tiết mồ hôi. Trong thời
tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt, chống cảm lạnh và cảm
cúm rất tốt.
Giảm cholesterol
Chỉ cần mỗi ngày ăn nửa củ hành thôi là bạn đã có thể giảm đáng kể lượng
cholesterol cho mình và giúp bản thân ngăn ngừa những cơn đau tim.
Phòng chống ung thư ruột kết
Fructo-oligosaccharides trong hành kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi
trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.
Lợi tiểu
Hành có tác dụng giữ nước để tránh sỏi tiết niệu , viêm khớp và bệnh gout.
Nguyên liệu:
17
- 1kg hành củ (bạn có thể chọn hành bánh tẻ, sẽ nhanh được ăn hơn, đỡ hăng
hơn, hoặc chọn hành già, thì thời gian muối sẽ lâu hơn)
- 1.5l nước - 70gr muối (hoặc gia giảm tùy khẩu vị, nhưng k nên quá nhạt, hành
dễ bị hỏng)
- 1 thìa canh đường trắng
- 2 thìa dấm hoặc rượu trắng (tùy thích)
Thực hiện:

Hành củ cắt bỏ rễ, bóc vỏ già, cắt bỏ lá xanh. Rửa sạch hành để ráo nước. Nước,
đường, muối đun sôi, gạn bỏ cặn (nếu có) rồi để nguội bớt, khi nước còn hơi ấm
bạn cho dấm/rượu vào.
Cho hành củ đã rửa sạch vào hũ rồi đổ nước muối ngập hành. Có thể dùng vỉ tre
hay vật nặng để chặn cho hành luôn chìm trong nước muối. Nếu hành nổi, nước
sẽ bị nổi váng và hành sẽ hỏng.
Muốn món hành củ muối ngon, bạn nên đợi trong khoảng 7 - 10 ngày là ăn
được. Nếu trời lạnh hay hành già thì thời gian muối lâu hơn.
Khi hành đã được muối chua, vớt hành ra và ngâm vào nước muối loãng hơn sẽ
để hành được lâu hơn và không bị nát. Trước khi ăn, bạn có thể bóc bớt vỏ, cắt
đầu và cuống hành để nhìn đẹp mắt hơn rồi trộn với chút ớt bột và nước mắm
cho đậm đà.
Món hành muối có thể ăn kèm với bất cứ món ăn nào trong bữa cơm ngày Tết,
với vị chua chua, cay cay đậm đà sẽ khiến món ăn ngày tết bớt ngán ngấy.
VI.ĐĨA GÀ LUỘC:
Ngày tết là dịp gia đình sum họp nhưng
cũng là dịp để hướng về nguồn cội, ông bà tổ
18
tiên. Món gà luộc để cúng cho ngày cuối và đầu năm là không thể thiếu cho bất
cứ mâm cỗ cúng tết nào. Không biết tự bao giờ mà gà luộc đã trở thành món ăn
không thể thiếu trong các dịp trọng đại. Có lẽ vì người ta tin rằng món gà luộc sẽ
mang đến một khởi đầu thuận lợi, vạn phúc đong đầy. Vì thế, hãy khởi đầu năm
mới của bạn bằng món gà luộc để cả năm đều được như ý.
Đầu tiên, muốn có được một món gà luộc thật ngon và hấp dẫn thì bước
đầu tiên là bước chọn gà
-Gà để luộc thì nên chọn gà mái tơ ( đã đẻ 1-2 lứa,thịt sẽ chắc và ngọt thịt
không dai và nhão)
-Gà phải trông khỏe mạnh, nhanh nhẹn,mào gà đỏ tươi,mắt nhìn linh hoạt,không
lờ đờ, long óng mượt,áp sát than.
-Mỏ gà bén nhọn,không có hiện tượng chảy nhớt ở mỏ.

-Chân gà thăng,thon nhỏ,da chân vàng đều và sang bóng.
Sau khi đã chọn được gà thì nguyên liệu để chúng ta làm món gà luộc là:
NGUYÊN LIỆU và DỤNG CỤ:
-Gà ta: 1 con
-1 củ gừng
- lá chanh: 5-7 cái ( thái chỉ)
- quả chanh: 1 quả
-gia vị: muối,tiêu,1 quả ớt tươi
-Thớt và dao chặt
- đĩa bầu dục: 2 cái
CÁCH LÀM:
B1:Gà ta sơ chế sạch, sau đó xát 1 ít muối vào mình gà ( hoặc nước gừng) để
khử mùi hôi của gà, rửa sạch và để ráo nước.
B2: đặt gà vào nồi, đổ nước lạnh vào nồi ( ngập gà), cho miếng gừng đập dập
vào cùng rồi đặt lên bếp, cho lửa to.
Ban đầu bật lửa to và đậy nắp nồi. Khi nước sôi thì hớt bọt cho nước luộc
trong. Để sôi khoảng 5 phút thì giảm lửa nhỏ liu riu, nếu để nước sôi sung sục
19
liên tục thì gà sẽ bị rách da, thịt bên ngoài co rút lại mà bên trong chưa kịp chín.
Tùy theo trọng lượng và gà non hay già mà thời gian luộc sẽ khác nhau. Trung
bình luộc gà mất khoảng 30 phút. Nhưng muốn gà chín đều, da giòn và vàng
óng thì có thể luộc lửa nhỏ liu riu khoảng 45 - 60 phút.
Để thử xem gà chín chưa thì lấy cây tăm xăm thử vào chỗ thịt dày nhất, nếu
không có màu hồng là gà đã chín. Nếu gà chưa chín, tiếp tục luộc lửa liu riu
thêm chút nữa.
Nếu có nhiều thời gian, sau khi nước sôi thì tắt bếp. Đậy kín nắp và ngâm gà
trongnướcluộckhoảng30phút.
Gà luộc muốn có làn da căng mọng, không bị xuống màu thì sau khi vớt ra,
bạn nên nhúng ngay vào nước lạnh đến khi gà nguội hẳn.
Sau đó ta vớt ra để ráo nước và nguội hẳn rồi mới tiến hành chặt gà thì khi

đó thịt gà sẽ săn chắc và không bị nát.
CHẶT GÀ:
Khi chặt gà nên dùng loại dao nặng và sắc, thớt dày to bản ( tất cả đều phải vệ
sinh trước khi chặt gà),nên lót 1 tấm vải dưới thớt để khi chặt được chắc chắn và
không bị kênh.
Đặt gà lên thớt và tiến hành chặt gà
-Dùng dao sắc chặt cổ gà, rồi chặt thành miếng vừa ăn đặt vào lòng đĩa bầu dục.
-Cắt cánh gà theo nách nhưng hơi phạm vào ức (ngực) một ít để cho phần cánh
thêm ngon,rồi để riêng.
- Cắt đùi gà theo phần nách tiến tới lưng gà sao cho phần đùi của gà thành hình
chữ nhật là đẹp .
-Bổ thân gà làm đôi, bỏ 1 phần riêng ra, còn lại 1 phần trên thớt.
- Phần trên thớt ta tiếp tục chặt làm 2 nửa theo chiều dọc, sau đó chặt thành
miếng vừa ăn( khi chặt lưu ý để miếng gà ngửa phần da lên trên và chặt phải dứt
khoát, cố gắng không chặt nhát thứ 2 trên 1 vết thì gà sẽ không bị nát)
-Chặt được phần nào xếp luôn lên đĩa ( theo hình của nửa con gà khi chưa chặt)
-Lấy 1 cái đùi gà chặt thành miếng vừa ăn rồi đặt lên trên cùng
-lấy 1 cái cánh gà chặt thành miếng vừa ăn đặt vào đầu con gà
Khi xếp gà ta chú ý xếp làm sao cho đĩa gà phồng lên .những miếng vuông vắn,
da vàng đẹp nên ở trên cùng.
Phần gà còn lại ta có thể chặt được 1 đĩa nữa ( tương tự như trên)
Sau đó rắc lá chanh đã thái chỉ lên trên
Với món gà luộc thì ăn kèm với gia vị là muối,tiêu,chanh,ớt tươi
Ta trộn muối + tiêu + ớt với nhau rồi vắt chanh vào thì sẽ được nước chấm
gà ngon
VII.ĐĨA GIÒ LỤA:
20
Trong những ngày lễ hay ngày tết của Việt Nam món Giò lụa là món ăn
không thể thiếu, có khoanh giò lụa trong câm cơm gia đình cảm thấy không khí
gia đình thật ấm cúng.

Giò lụa từ lâu đã trở thành một phần không thể
thiếu trong mâm cơm ngày Tết của mỗi gia đình
Việt. Không chỉ là món ăn, giò lụa còn là một nét
văn hoá truyền thống.
NGUYÊN LIỆU- DỤNG CỤ:
- Thịt nạc lợn mông: 1kg( hoặc 95% thịt nạc pha ít
mỡ cho giò không bị khô)
- Bột năng: 30g
- Bột nở : 5g
- Đường: 10g
- Nước mắm, muối, nước lạnh, lá chuối và lạt để gói giò
- cối,chày
CÁCH LÀM:
Bước 1
Để làm giò lụa tại nhà được ngon, cần chọn mua loại thịt chân giò. Thịt chân
giò vừa mềm, vừa dẻo nên khi làm giò lụa, giò sẽ dẻo mà vẫn chắc dính. Thịt
chân giò lọc bỏ hết phần gân bên ngoài, rồi rửa sạch, đê ráo
Tiếp theo thái thịt thành từng miếng nhỏ. Phần mỡ cũng cắt thành từng miếng
nhỏ. Có phần mỡ này, giò lụa sẽ không bị khô mà lại thêm mùi thơm, hương béo
ngậy.
Bước 2
Để làm giò lụa ngon nhất, nên cho thịt vào cối để quết. Có thể dùng máy để
xay, nhưng nếu dùng máy thì các xớ thịt sẽ bị đứt như vậy giò lụa sẽ không
được chắc nữa. Tốt hơn nên dùng cối để quết thịt như vậy giò lụa khi làm xong
sẽ rất mềm, dẻo mà cực kỳ thơm ngon.
Khi giã thịt, nhớ cho 2 muỗng canh nước mắm ra chén, khi giã thịt hãy lấy
chày nhúng qua nước mắm và cho vào để giã thịt. Mục đích để thịt được đều gia
vị hơn, mắm cũng khiến cho món giò của bạn có hương vị đậm đà tự nhiên. nên
giã thịt cùng với phần mỡ, phần bột nở và bột năng.
21

Khi giã thịt được 50% thì cho tiêu, muối và đường vào cối và tiếp tục giã cho
đến khi thịt nhuyễn và bám xung quanh cối, thì ngưng giã. Thịt giã khi nhuyễn,
mịn như bột làm bánh thì đạt tiêu chuẩn để gói giò lụa.
Bước 3
Đến bước gói giò này, cần hết sức chú ý cách gói giò lụa sao cho chắc tay
nhất. Trước tiên, dùng lá chuối gói giò lụa là tốt nhất, vì giò lụa có ngon cũng là
do có mùi thơm của lá chuối khi hấp quện lại. Hơ là chuối trên hơi nước để lá
chuối được mềm hơn, sau đó dùng khăn sạch lau khô nước trên lá. Nhặt khoảng
2-3 lá ra, cắt thành từng miếng có chiều ngang khoảng 15cm để gói 2 đầu chả
lụa.
Xếp 2 lá chuối cạnh mép nhau theo chiều dọc, sau đó xếp tiếp 2 lá chuối còn
lại chồng lên 2 lá chuối trước sao cho theo mắt nhìn là chiều ngang. Cho thịt vừa
mới được giã xong vào giừa lá chuối, dùng tay quấn tròn lá lại. Có thể dùng dây
giữ lại ở giữa nếu tay giữ bị yếu.
Tiếp tục làm kín 2 đầu còn lại, gấp 1 đầu lá chuối lại rồi dựng chả lụa dọc lên.
Sau đó, bạn gấp lá chuối lại, lấy 2 miếng lá chuối cắt nhỏ ở bước 5 phủ hình chữ
thập lên rồi dùng lạt buộc lại. Làm tương tự cho đầu bên kia, sau đó buộc thêm 2
lạt ở giữa nữa để chả lụa thêm chặt.
Bước 4
Cho giò vào hấp khoảng 50 – 60 phút và đậy kín nắp. Khi giò chín thì lấy giò
ra và để nguội tự nhiên. Khi gói cây giò sẽ trông nhăn nheo nhưng khi hấp xong
khoanh giò lụa sẽ nở căng tròn, tròn trịa rất ngon mắt. Để biết được giò đã chín
chưa, có thể kiểm tra bằng cách chọc 1 cây tăm nhỏ vào khoanh giò, nếu tăm
còn dính thịt hoặc có nước tiết ra tức là giò chưa chín cần để thêm một lúc nữa
cho giò chín hẳn.
Lưu ý
Khi hấp giò xong, nhiều người vội vàng lấy giò ra, rồi thả vào chậu nước lạnh để
giò nhanh nguội, họ tin rằng làm như vậy giò sẽ săn chắc hơn. Nhưng đó là một
sai lầm. Cho giò vào chậu nước lúc đó sẽ khiến nước vào giò , sẽ làm giò thâm
lại, ăn bở bở, không ngon. Các bà nội trợ hãy cứ để giò nguội tự nhiên. Lúc mới

hấp xong, giò căng tròn lên, nẩy như quả bóng, chỉ một lúc sau, giò trở về hình
dáng của khoanh giò truyền thống.
SẢM PHẨM:
Giò lụa ngon khi CẮT RA giò có MÀU TRẮNG ngà hơi ngả sang màu
hỒNG nhạt, bề mặt có một vài lỗ rỗ
[3]
, mùi thơm, vị ăn ngọt, giòn, mịn màng,
không khô rắn, không mềm nát và không bị bã.
Giò lụa thường được thái thành khoanh ngang và xắt làm 4-8 miếng theo
22
đường kính, trình bày trên đĩa thành hình hoa hoa thi và chấm nước mắm ngon
rắc chút bột tiêu thơm nhẹ, có thể gia thêm chút tinh dầu cà cuống vào bát nước
mắm.
IX. ĐĨA NEM RÁN:
Nem rán là một món ăn thơm
ngon, giòn rụm được rất nhiều người
ưa thích. Món ăn cũng chính là một
phần không thể thiếu trong mâm cỗ
ngày Tết. Dưới đây sẽ là những
hướng dẫn chi tiết giúp bạn chế biến
được món nem rán ngon như ý muốn.
Nguyên liệu:
- Thịt sấn vai: 400g
- Hành tây: 1 củ nhỏ
- Giá đỗ: 150gr
- Miến: 100gr
- Nấm hương: vài cái
- Mộc nhĩ: vài tai
- Cà rốt: 1 củ
- Trứng: 2 quả

- Hành hoa, rau mùi, hạt tiêu, mắm, gia vị.
- Vỏ bánh đa nem: 35 - 40 cái
Cách làm:
- Bước 1: Thịt đem rửa sạch, xay (hoặc băm nhỏ).
- Bước 2: Hành tây, cà rốt thái nhỏ (hoặc xay thô nhỏ).
- Bước 3: Miến ngâm nước ấm tầm 30 độ C khoảng 5 phút cho mềm, cắt ngắn.
- Bước 4: Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, thái nhỏ.
- Bước 5: Giá đỗ, hành hoa, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.
- Bước 6: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở các bước trên vào một âu
lớn. Rưới vào âu một thìa ăn cơm dầu ăn, thêm hạt tiêu, mắm, gia vị, hạt nêm
(nên cho nhạt vì khi ăn còn chấm cùng mắm chua ngọt). Đập vào âu 2 quả trứng
23
rồi trộn đều lên để các nguyên liệu quyện vào với nhau.
- Bước 7: Trải bánh đa nem ra, dùng tay nhúng vào bia rồi xoa đều quanh mặt
chiếc bánh (bia có tác dụng làm vỏ bánh được giòn). Xúc một ít nhân cho vào 1
đầu của chiếc bánh rồi cuốn lại (khi cuốn không nên cuốn chặt quá, khi rán nem
sẽ bị bục).
- Bước 8: Đun sôi dầu ăn, cho nem vào rán qua, khi ăn sẽ rán nem lại 1 lần nữa
cho chín vàng đều là được (nên rán nem ngập dầu và lửa to sẽ làm nem không bị
ngậm quá nhiều dầu ăn).
Ngoài ra nước chấm nem cũng là 1 phần không thể thiếu tạo nên sức hấp dẫn
cho món ăn này.
NGUYÊN LIỆU LÀM NƯỚC CHẤM:
• - 1 thìa nước mắm ngon
• – 1 thìa đường
• – 1 thìa giấm ngon
• – 5 thìa nước lọc
• – Tỏi, ớt băm nhỏ
Pha nước chấm theo tỉ lệ: 1:1:1:5. Tức là 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1
thìa giấm, 5 thìa nước lọc. .tỉ lệ này có thể điều chỉnh theo khẩu vị từng người

Đầu tiên ta cho mắm,đường,dấm,nước lọc vào khuấy trước cho tan rồi điều
chỉnh cho vừa ăn,sau đó mới cho tỏi,ớt băm vào ( bởi vì cho tỏi ớt vào sớm sẽ bị
lẫn vị và khó điều chỉnh vị theo ý muốn
Múc nước chấm vào 1 bát nhỏ để vào đĩa nem, rồi xếp nem bên cạnh và trang
trí.
X.ĐĨA THỊT KHO ĐÔNG:
Món thịt kho đông được coi là món truyền
thống của người Miền Bắc những ngày thời
tiết se lạnh, thường là vào mùa cuối năm, và
đặc biệt là những ngày giáp tết. thịt đông được
coi là món ngon của ngày tết cổ truyền của
người Miền Bắc.
24
Ngày nay công nghệ phát triển, điều kiện kinh tế cũng khấm khá do đó
thường gia đình nào cũng được trang bị tủ lạnh nên món thịt kho đông bạn hoàn
toàn có thể làm bất cứ lúc nào chứ không nhất thiết phải đợi đến mùa lạnh mới
thực hiện được.
Thịt kho đông có thể ăn kèm với DUƯA CHUA, cơm nóng. Đúng là một sự kết
hợp đơn giản mà tuyệt vời đến khó tin.
NGUYÊN LIÊU:
 Thịt chân giò: 500gr
 Bì heo: 100gr
 Nấm hương, mộc nhĩ, hành khô
 Nước mắm, hạt tiêu, gia vị, dầu ăn, hạt nêm
CÁCH LÀM:
Bước 1: Bì heo cạo sạch lông ở da, thịt chân giò đem rửa sạch rồi thái thành
từng miếng vừa ăn.
Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ.
-Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở rồi thái sợi.
Bước 2: Ướp thịt vừa thái với 1 chút nước mắm, hạt nêm, ít gia vị và 1/3 chỗ

hành khô đã băm nhỏ. Để cho thịt ngấm gia vị, ướp trong khoảng 20 – 30p.
Bước 3: Lấy 1/3 phần hành khô vừa băm phi thơm với dầu ăn. sau đó đổ thịt
vào xào cho ngấm mắm ngấm muối, đảo đến khi hơi săn lại.
Đổ nước ngập thịt, dùng cả phần nước ngâm nấm gạn bỏ cặn cho vào cùng, đun
sôi rồi hớt bọt, đun trong khoảng 30-40 phút tới khi thịt chín mềm. Trong quá
trình nấu tiếp tục hớt đến khi hết bọt thì thôi nhé.
Bước 4: Lấy chỗ hành khô còn lại tiếp tục phi thơm với 1 chút dầu ăn, rồi cho
nấm hương, mộc nhĩ đã thái vào nêm chút gia vị xào săn
Bước 5: Khi thịt đã nhừ thì cho nấm và mộc nhĩ vào, đun sôi thêm khoảng 4-5
phút nữa thì tắt bếp, rắc hạt tiêu vào đảo đề
Bước 6: Để thêm phần đẹp mắt thì bày vài miếng cà rốt cắt hình hoa hoặc ít ra
mùi xuống đáy bát và rắc 1 chút hạt tiêu lên.
Chờ thịt nguội bớt múc vào bát và để vào ngăn tủ mát của tủ lạnh
Khi sử dụng bạn hãy dùng dao sắc khoét vòng quanh bát rồi úp thịt ra đĩa.
XI:ĐĨA NỘM SU HÀO CÀ RỐT
25

×