Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.19 KB, 18 trang )

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH
Phân tích báo cáo tài chính xét theo nghĩa khái quát đề cập tới nghệ thuật
phân tích và giải thích các báo cáo tài chính. Trong phân tích cuối cùng, việc ra
quyết định là mục đích chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính. Dù cho đó là nhà
đầu tư cổ phần vốn có tiềm năng, một nhà cho vay tiềm tàng, hay một nhà phân
tích tham mưu của một công ty đang được phân tích, thì mục tiêu cuối cùng đều
như nhau đó là cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định hợp lý. Các quyết định xem
nên mua hay bán cổ phần, nên cho vay hay từ chối hoặc nên lựa chọn giữa cách
tiếp tục kiểu trước đây hay là chuyển sang một quy trình mới, tất cả sẽ phần lớn sẽ
phụ thuộc vào các kết quả phân tích tài chính có chất lượng. Loại hình quyết định
đang được xem xét sẽ là yếu tố quan trọng của phạm vi phân tích, nhưng mục tiêu
ra quyết định là không thay đổi. Chẳng hạn, cả những người mua bán cổ phần lẫn
nhà cho vay ngân hàng đều phân tích các báo cáo tài chính và coi đó như là một
công việc hỗ trợ cho việc ra quyết định, tuy nhiên phạm vị chú ý chính trong
những phân tích của họ sẽ khác nhau. Nhà cho vay ngân hàng có thể quan tâm
nhiều hơn tới khả năng cơ động chuyển sang tiền mặt trong thời kỳ ngắn hạn và giá
trị lý giải của các tài sản có tính cơ động. Còn các nhà đầu tư cổ phần tiềm năng
quan tâm hơn đến khả năng sinh lợi lâu dài và cơ cấu vốn. Tuy nhiên, trong cả hai
trường hợp, sự định hướng vào việc ra quyết định của công tác phân tích là đặc
trưng chung.
Có hai mục đích hoặc mục tiêu trung gian trong phân tích báo cáo tài chính,
đồng thời là mối quan tâm cho mọi nhà phân tích thông minh. Thứ nhất, mục tiêu
ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu được các con số"
hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như
là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Như vậy,
người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những
quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu. Thứ hai, do
sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một
mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương
lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả
những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các


công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có
căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài
chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những
sự cố kinh tế trong tương lai.
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm có 4 bảng đó là: Bảng báo cáo kết
quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh
báo cáo tài chính.
Trong phạm vi của chương này chúng ta chỉ đi tìm hiểu về kết cấu, các chỉ
tiêu, mục đích của việc phân tích cũng như cách phân tích Bảng báo cáo kết quả
kinh doanh.
3.1. Mục đích của phân tích báo cáo kết quả kinh doanh.
Báo cáo kết quả kinh doanh là một tài liệu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp, phân tích báo cáo kết quả kinh doanh nhằm mục đích:
- Xem xét doanh thu bán hàng của doanh nghiệp đang tăng ổn định hay sụt giảm?
Câu trả lời cho thấy khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước những thay đổi
của môi trường kinh doanh, những thay đổi trong thị hiếu và nhu cầu của thị
trường.
- Xem xét sự biến động của doanh thu do tác động của lượng bán hay giá bán? Mức
tăng trưởng doanh thu do tác động của lượng bán thường được đánh giá cao hơn sự
tăng lên của giá bán sản phẩm, sở dĩ như vậy là do sự tăng trưởng của lượng bán
chẳng những cải thiện kết quả tài chính, mà còn cải thiện vị thế của doanh nghiệp
trên thị trường.
- Đánh giá thị phần của doanh nghiệp đang được mở rộng hay thu hẹp? Thị phần
biểu hiện vị thế và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thị phần
lớn và đang mở rộng thường được đánh giá cao. Thông thường khi khối lượng sản
phẩm tiêu thụ tăng thị phần của họ sẽ được cải thiện, tuy vậy không hiếm những
trường hợp doanh nghiệp tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ nhưng thị phần của họ
vẫn bị thu hẹp, trong trường hợp này doanh nghiệp bị đánh giá là có sức cạnh tranh
yếu.
- Lợi nhuận của doanh nghiệp có được cải thiện không? Thông thường khi doanh số

bán hàng tăng, lợi nhuận sẽ tăng, tuy vậy cũng có thể chúng biến đổi ngược chiều,
doanh số tăng nhưng lợi nhuận lại sụt giảm. Trong trường hợp này cần xem xét
từng khoản mục chi phí trong báo cáo kết quả kinh doanh, có thể do giá vốn hàng
bán tăng quá cao, doanh nghiệp không thể kiểm soát được sự tăng lên của giá cả
hàng hóa đầu vào hoặc sự gia tăng giá thành sản xuất, cũng có thể do áp lực cạnh
tranh buộc doanh nghiệp phải tăng chi phí cho quảng cáo, khuyến mãi hoặc giảm
giá hàng bán.
- Lợi nhuận tạo ra có đủ để trả lãi vay cho các chủ nợ hay không? Để giải đáp câu
hỏi này, người ta thường so sánh lợi nhuận trước thuế và trước lãi vay với chi phí
lãi vay phải trả trong kỳ.
- Chính sách phân phối của doanh nghiệp có hợp lí không? Doanh nghiệp phải có
khả năng kiểm soát quá trình phân phối lợi nhuận thu được nhằm cân đối các nhu
cầu về chia cổ tức và tích tụ vốn để tài trợ cho sự tăng trưởng. Ngân hàng luôn
đánh giá cao các doanh nghiệp dành phần lớn lợi nhuận sau thuế để tăng vốn, bỡi
lẽ nó tạo ra sự ổn định lâu dài cho doanh nghiệp, chứng tỏ niềm tin của chủ sở hữu
vào sự phát triển và khả năng gia tăng lợi nhuận trong tương lai. Lợi nhuận giữ lại
làm tăng vốn chủ sở hữu nhờ vậy mà làm giảm thiểu rủi ro cho cả chủ doanh
nghiệp và chủ nợ. Nếu doanh nghiệp thường xuyên chia lợi nhuận cho cổ đông ở
mức cao, một phần tiền mặt của doanh nghiệp sẽ bị mất đi, ảnh hưởng xấu đến khả
năng thanh toán của doanh nghiệp.
3.2.Nội dung của các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh.
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 201 …
Đơn vị tính: ……….
Chỉ tiêu M
ã
số
Thuyế
t minh
Năm

nay
Năm
trướ
c
1 2 3 4 5
1. Doanh thu
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về hoạt động kinh doanh
(10=01-02)
4. Chi phí hoạt động kinh doanh, giá vốn
hàng bán
5. Lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh
(20=10-11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
{30=20+(21-22)-25}
10. Thu nhập khác
11. Chi phí khác
12. Lợi nhuận khác (40=31-32)
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50=30+40)
14. Chi phí thuế TNDN hiện hành
15. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
16. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51-52)
17. Lãi trên cổ phiếu (*)
01
02
10

11
20
21
22
25
30

31
32
40
50
51
52
60
70
VI.28
VI.29

VI.30

VI.31
VI.32







VI.33

VI.34

3.2.1.Tổng doanh thu
Tổng doanh thu phản ánh tổng giá trị ban đầu của khối lượng sản phẩm,
hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán hoặc đã cung ứng cho khách hàng trong
kỳ. Đây là một chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá tình hình và kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu tăng thể hiện sự phát triển của doanh
nghiệp, là điều kiện cần thiết để gia tăng lợi nhuận hoạt động, tuy vậy mức tăng
trưởng quá nóng có thể gây ra thâm hụt tiền mặt, ảnh hưởng tới khả năng thanh
toán của doanh nghiệp, bởi lẽ trong trường hợp như vậy, doanh nghiệp phải chi
nhiều tiền mặt hơn để dự trữ them hàng tồn kho và tăng khoản phải thu khách hàng
do gia tăng bán chịu.
Sự biến động của tổng doanh thu chịu sự tác động của 2 yếu tố: khối lượng
tiêu thụ và đơn giá bán bình quân của sản phẩm, tuy vậy giải pháp cơ bản để tăng
doanh thu là mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất để gia tăng khối lượng
tiêu thụ. Việc gia tăng doanh thu còn giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận với tỷ
lệ cao hơn khi công ty khai thác tối đa công suất hoạt động, giảm định phí trên một
đơn vị sản phẩm hoặc trên một đồng doanh thu.
3.2.2.Các khoản giảm trừ
Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, để đẩy mạnh hàng bán ra, thu hồi
nhanh chóng tiền bán hàng, doanh nghiệp cần có chế độ khuyến khích đối với
khách hàng. Nếu khách hàng mua với khối lượng hàng hoá lớn sẽ được doanh
nghiệp giảm giá, nếu khách hàng thanh toán sớm tiền hàng sẽ được doanh nghiệp
chiết khấu, còn nếu hàng kém chất lượng thì khách hàng có thể không chấp nhận
thanh toán hoặc yêu cầu doanh nghiệp giảm giá. Các khoản trên sẽ phải ghi vào
hoạt động tài chính hoặc giảm trừ doanh thu ghi trên hoá đơn.
Các khoản giảm trừ phản ánh các khoản phải ghi giảm trừ vào tổng doanh
thu để xác định mức doanh thu thực sự được hưởng của doanh nghiệp. Các khoản
giảm trừ bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị
trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế GTGT phải nộp theo phương

thức trực tiếp. Các khoản giảm trừ là những khoản được tính vào tổng doanh thu
nhưng doanh nghiệp không được hưởng nên phải trừ ra khỏi doanh thu.
- Chiết khấu thương mại: là số tiền doanh nghiệp ưu đãi giảm trừ cho khách hàng
nhằm khuyến khích khách hàng mua hàng với khối lượng lớn hoặc vì lý do đặc
biệt nào khác. Chiết khấu thương mại, không có số dư cuối kỳ.
Chiết khấu thương mại là tính trên giá bán. Nếu giá bán đã bao gồm thuế
GTGT (công ty kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp Trực
tiếp) thì chiết khấu này tính trên giá đã có thuế. Nếu giá bán chưa bao gồm thuế
GTGT (công ty kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
thì chiết khấu này tính trên giá chưa có thuế.
Ví dụ điển hình nhất cho hình thức chiết khấu này đó chính là chiết khấu ở
các siêu thị như hiện nay. Chương trình Khách hàng thân thiết chuyển đổi từ tích
lũy doanh số sang tích lũy điểm. Việc chuyển đổi này làm cho chương trình linh
hoạt hơn trong việc quy đổi chiết khấu cho khách hàng. Cụ thể, cứ mỗi 10.000
đồng mua hàng, khách hàng sẽ tích lũy được 1 điểm. Vào thời điểm cuối năm,
khách hàng sẽ được quy đổi điểm tích lũy thành phiếu Chiết khấu thương mại với
giá trị quy đổi chiết khấu 1 điểm bằng 200 đồng, đồng nghĩa là khách hàng được
tiết kiệm 2% khi mua sắm. Ngoài ra, hiệu quả còn được nâng cao hơn khi khách
hàng còn được tặng thêm Điểm Thưởng thông qua các chương trình khuyến mãi,
làm nâng mức tiết kiệm lên đến 3%.
Ví dụ về cách tính chiết khấu thương mại : Tại công ty Thiên Ưng có hóa
đơn GTGT số 0014 xuất tháng 5 cho công ty T&T (hình thức thanh toán chuyển
khoản sau) ghi:
Sản phẩm A: 1.000 kg * 10.000 = 10.000.000 đ
Sản phẩm B: 2.000 kg * 7.500 = 15.000.000 đ
Chiết khấu thương mại tháng 4: 10 kg sản phẩm A và 20 kg sản phẩm B tương
đương: 100.000 đ + 150.000 đ = 250.000 đ
Thành tiền: 10.000.000 + 15.000.000 – 250.000 = 24.750.000 đ
Thuế GTGT 10%: 2.475.000 đ
Tổng cộng: 27.225.000 đ

- Giảm giá hàng bán: phản ánh số tiền doanh nghiệp giảm giá cho khách hàng do
sản phẩm, hàng hóa kém hoặc mất phẩm chất. Đây là những khoản tiền doanh
nghiệp chấp nhận cho khách hàng được hưởng ngoài hóa đơn.
- Giá trị hàng bán bị trả lại: phản ánh trị giá theo giá bán của số sản phẩm, hàng
hóa doanh nghiệp đã bán, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do
hàng giao sai quy cách, kém phẩm chất hoặc do vi phạm hợp đồng mà lỗi thuộc về
người bán.
Trường hợp người mua là đối tượng không có hoá đơn, khi trả lại hàng hoá,
bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng
trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số
ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã
lập.( Theo điểm 2.8 phụ lục 4 của Thông tư 64/2013/TT-BCTC)
Một số nguyên nhân hàng bán bị trả lại được ghi nhận như sau:
(1). Hàng hóa đã được giao, nhưng khách hàng không hài lòng và trả lại. Đối
với trường hợp này, không phải tất cả mọi trường hợp đều do chất lượng hàng hóa,
mà còn có thể do kênh phân phối của doanh nghiệp. Khi xuống đến kênh phân phối
cấp dưới, mặc nhiên doanh thu đã được ghi nhận. Thời gian từ lúc đó đến khi đến
được tay khách hàng cuối cùng phụ thuộc mức độ hiệu quả của kênh phân phối. Có
trường hợp, chưa đến tay khách hàng cuối cùng, hàng hóa đã hết hạn sử dụng và tất
nhiên sẽ bị trả lại. Đây là một trường hợp khá phổ biến trong kinh doanh hàng hóa,
thực phẩm…
(2). Khách hàng mua hàng đi kèm các cam kết đối với nhà cung cấp, nhưng
không thực hiện và nhà cung cấp thu hồi lại hàng hóa, dịch vụ theo đúng thỏa
thuận.
Ví dụ: Năm 2013 chứng kiến nhiều vụ thu hồi hàng hóa sản phẩm kém chất lượng
gây ngộ độc, tử vong hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng. Nhiều loại
sản phẩm đã được thu hồi nhưng sau khi kiểm tra thì lại được khẳng định là an
toàn. Tiêu biểu nhất và vụ thu hồi của tập đoàn Toyota.
- Tập đoàn ô tô Toyota Nhật Bản chính thức thực hiện chiến dịch triệu hồi trên toàn
cầu để kiểm tra và thay thế lò xo xu páp trên 4 dòng xe (Tacoma, Coaster, Land

Cruiser Prado và Hiace) được sản xuất tại Nhật Bản từ ngày 24-5-2013 đến 23-10-
2013.
Toyota Việt Nam đã gửi báo cáo sơ bộ đến Cục Đăng Kiểm Việt Nam về kế
hoạch thực hiện chiến dịch triệu hồi này dành cho 2 sản phẩm nhập khẩu hiện đang
được phân phối chính thức bởi TMV bao gồm Land Cruiser Prado và Hiace.
Theo đó, Toyota Việt Nam thu hồi khoảng 126 xe Hiace và Land Cruiser
Prado nhập khẩu từ Nhật Bản do dính lỗi trong quá trình sản xuất. Trong năm
2013, Toyota và hàng loạt hãng xe ô tô khác cũng phải tiến hành triệu hồi hàng
trăm ngàn chiếc xe khác nhau do lỗi kĩ thuật.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT phải nộp theo phương
pháp trực tiếp: phản ánh tổng số thuế doanh nghiệp đã thu hộ và phải nộp lại cho
Nhà nước trong kỳ báo cáo. Theo chế độ kế toán hiện hành số thuế này là bộ phận
cấu thành tổng doanh thu bán hàng, do vậy nó phải được loại trừ khi xác định
doanh thu thuần.
Sau đây là nội dung cơ bản của các loại thuế chủ yếu:
 Thuế giá trị gia tăng ( VAT): là loại thuế gián thu, được tính trên giá trị tăng
thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu
dùng. Thuế suất được quy định theo mức thuế suất cố định, căn cứ vào dịch vụ và
mặt hàng kinh doanh.
- Đối tượng áp dụng:
Các tổ chức cá nhân, chưa thực hiện đầy đủ điều kiện về kế toán, hóa đơn,
chứng từ để tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Các cơ sở kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
- Cách tính thuế:
Số thuế = GTGT của hàng hóa, Thuế suất thuế
GTGT dịch vụ êu thụ x GTGT của
phải nộp trong kỳ hàng hóa,dịch vụ đó

Trong đó:
GTGT của hàng hóa, doanh thu eu thụ Giá vốn của

dịch vụ êu thụ = hàng hóa, dịch vụ - hàng hóa, dịch vụ
trong kỳ trong kỳ êu thụ trong kỳ

Doanh thu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trong kỳ được tính theo giá bán thực
tế bên mua phải thanh toán trực tiếp cho bên bán bao gồm cả thuế GTGT và các
khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả.
 Thuế thu nhập doanh nghiệp(TNDN): là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào
thu nhập chịu thuế từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của doanh
nghiệp.
- Việc áp dụng thuế TNDNlà một sự điều tiết của Nhà nước đối với lợi nhuận thu
được của các đơn vị hoạt động kinh doanh, nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất phát
triển và động viên một phần lợi nhuận của cơ sở kinh doanh cho NSNN, đảm bảo
sự đóng góp công bằng, hợp lý giãu các thành phần kinh tế.
- Phương pháp xác định
Mức thuế nộp trong kỳ = thu nhập chịu thuế x thuế suất thuế TNDN.
Trong đó: thu nhập chịu thuế là các khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh và
thu nhập từ hoạt động khác. TNCT hoạt động kinh doanh được xác định bằng doah
thu hoạt động kinh doanh trừ những chi phí hợp lý, hợp lệ tong kỳ tính thuế và các
khoản thuế gián thu phải nộp. Thu nhập chịu thuế từ các hoạt động khác được xác
định bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của các hoạt đọng khác.
 Thuế tiêu thụ đặc biệt: là loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa dịch
vụ đặc biệt, xa xỉ và chỉ đánh một lần ở khâu xuất khẩu hay sản xuất với mức thuế
suất cao.
Phương pháp xác định:
Thuế TTĐB = số lượng hàng hóa x giá tính thuế x thuế suất
phải nộp tiêu thụ đơn vị hàng hóa
Trong đó: giá tính thuế TTĐB
3.2.3.Doanh thu thuần.
Doanh thu thuần là phần còn lại của tổng doanh thu sau khi đã trừ các khừ các
khoản giảm trừ, phản ánh số thu nhập phản ánh số thu nhập từ bán hàng và cung

ứng dịch vụ mà doanh nghiệp thực sự được hưởng.
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - các khoản giảm trừ.
3.2.4. Giá vốn hàng bán ( Cost Of Goods Sold – COGS )
Giá vốn hàng bán là chi phí trực tiếp mà công ty phải bỏ ra tương ứng với
doanh thu.
Đối với lĩnh vực thương mại, giá vốn hàng bán phản ánh tổng giá mua và chi
phí thu mua của hàng hóa đã bán trong kỳ.
Đối với lĩnh vực dịch vụ, giá vốn hàng bán là những chi phí trực tiếp tạo ra
dịch vụ đã cung ứng trong kỳ.
Đối với lĩnh vực sản xuất, giá vốn hàng bán là tổng giá thành sản xuất của
khối lượng sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ báo cáo. Đối với doanh nghiệp sản xuất,
giá vốn hàng bán thực chất là tổng mức chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra để sản
xuất khối lượng sản phẩm đã bán, do vậy sự biến động của giá vốn hàng bán chịu
tác động trực tiếp của khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá thành sản xuất sản
phẩm.
Ngoài nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ và dịch vụ cung ứng, sự biến
động của giá vốn hàng bán còn do sự thay đổi của giá thành sản xuất đơn vị sản
phẩm tiêu thụ. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tiết giảm chi phí, hạ giá
thành sẽ làm cho tốc độ tăng giá vốn hàng bán thấp hơn tốc độ tăng doanh thu, nhờ
vậy àm giảm mức chi phí trực tiếp trên 100 đồng doanh thu thuần.
Các phương pháp xác định giá vốn sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ và vật tư xuất
dung cho sản xuất – kinh doanh:
- Phương pháp giá thực tế đích danh: vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa được xác
định giá trị theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc
xuất dung.
- Phương pháp Nhập trước – Xuất trước (FIFO): lô hàng nào nhập kho trước sẽ được
xuất dùng trước, vì vậy lô hàng nào xuất ra thuộc lần nhập nào thì tính theo giá
thực tế của lần nhập đó.
- Phương pháp Nhập sau – Xuất trước (LIFO): ngược lại với phương pháp FIFO.
- Phương pháp giá bình quân:

Để tính giá đơn vị bình quân, có các phương pháp sau:
• Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ:
• Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập:
• Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước:
- Phương pháp hệ số:
Áp dụng đối với doanh nghiệp có nhiều loại vật liệu, CCDC, hàng hóa giá cả
thường xuyên biến động, các nghiệp vụ xuất – nhập diễn ra thường xuyên
Giá thực tế hàng xuất trong kỳ = Giá hạch toán hàng xuất trong kỳ x hệ số giá
Trong đó:
Tổng giá vốn hàng xuất kho = (số lượng hàng xuất kho x Giá đơn vị hàng
xuất kho) + CP thu mua phân bổ (đối với doạnh nghiệp thương mại)
3.2.5. Lợi nhuận gộp (Gross Profit)
Lợi nhuận gộp là phần chệnh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán.
Sự biến động của lợi nhuận gộp do tác động của ba nhân tố: khối lượng sản
phẩm tiêu thụ, đơn giá bán sản phẩm và giá vốn đơn vị sản phẩm tiêu thụ, đơn giá
bán sản phẩm và giá vốn đơn vị sản phẩm tiêu thụ. Ngoài mức lợi nhuận tuyệt đối,
người ta còn sử dụng chỉ tiêu tương đối bằng cách xác định tỷ lệ lợi nhuận gộp trên
doanh thu, ta có:
Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận gộp có được từ 100 đồng doanh thu
thuần. Khác với chỉ tiêu tuyệt đối, tỷ suất lợi nhuận gộp không phụ thuộc vào khối
lượng sản phẩm tiêu thụ mà chịu tác động của các nhân tố: đơn giá bán sản phẩm,
giá vốn đơn vị và kết cấu mặt hàng tiêu thụ.
Cụ thể hơn, khi doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm khác
nhau, nhiều mặt hàng khác nhau, mỗi loại sản phẩm có thể có một tỷ lệ lợi nhuận
gộp khác nhau. Lúc này tỷ suất lợi nhuận gộp của n loại sản phẩm sẽ được xác
định như sau:
3.2.6. Chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng phản ánh tổng số chi phí bán hàng phân bổ cho số sản
phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ báo cáo, bao gồm cả phần chi phí bán hàng
phát sinh trong kỳ và phân bổ cho hàng hóa trong kỳ và chi phí phát sinh kỳ trước

kết chuyển vào kỳ này.
Chi phí bán hàng là chi phí phát sinh trong quá trình lưu thông hàng hóa và
tiếp thị bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, lương và phụ cấp lương của
nhân viên bán hàng và tiếp thị, hoa hồng đại lý, chi phí quảng cáo, khuyến mãi, chi
phí hội nghị khách hàng… Cụ thể: chi phí nhân viên; chi phí vật liệu, bao bì; chi
phí dụng cụ, đồ dùng; chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí bảo hành; chi phí
dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác.
Trong các khoản chi phí trên có khoản là chi phí khả biến, có khoản là bất
biến, nhưng các khoản chiếm tỷ trọng lớn như: quảng cáo, khuyến mãi… lại thuộc
về chi phí bất biến, do vậy ở các giai đoạn có mức doanh thu lớn, mức chi phí bán
hàng trên 100 đồng doanh thu thấp, ngược lại những giai đoạn doanh thu thấp chi
phí trên 100 đồng doanh thu ở mức cao hơn.
3.2.7. Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh tổng số chi phí quản lý doanh nghiệp
phân bổ cho số sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ báo cáo. Chi phí quản lý
doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên quản lý; chi phí vật liệu quản lý; chi phí
dụng cụ, đồ dùng văn phòng; chi phí khấu hao TSCĐ; thuế, phí, lệ phí; chi phí dự
phòng; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác.
Theo chế độ kế toán hiện hành ở Việt Nam, cuối kỳ kế toán tổng chi phí
quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ sẽ được kết chuyển toàn bộ vào tài khoản
kết quả kinh doanh (TK 911), nhưng ở những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài,
tổng chi phí phát sinh có thể kết chuyển một phần vào chi phí kinh doanh trong kỳ
để xác định kết quả kinh doanh, số còn lại được kết chuyển vào kết quả của kỳ sau,
do vậy trên báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ tiêu chi phí quản lý có thể bao gồm cả
chi phí phát sinh trong kỳ và chi phí kỳ trước chuyển sang.
Chi phí quản lý là những khoản chi phí để duy trì bộ máy quản lý và hành
chính của doanh nghiệp, phần lớn các khoản chi cho mục đích này thuộc chi phí
bất biến, do vậy khi doanh số tăng nhanh, mức chi phí quản lý trên 100 đồng doanh
thu sẽ giảm.
3.2.8. Lợi nhuận của việc tiêu thụ sản phẩm và cung ứng dịch vụ

a. Ý nghĩa của lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ
Bất kỳ một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới; mục tiêu sẽ khác
nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của những tổ chức phi
lợi nhuận là những công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo… không
mang tính chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản
của chủ sở hữu doanh nghiệp, trong nền kinh tế thị trường thì nói đến cùng đó là
lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đề xoay quanh mục tiêu lợi nhuận bền
vững, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. Theo lý thuyết kinh tế, lợi nhuận
trong sản xuất kinh doanh quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội. Lợi
nhuận được bổ sung vào khối lượng tư bản cho chu kỳ sản xuất sau, cao hơn trước.
Về mặt xã hội: lợi nhuận tăng sẽ làm cho doanh nghiệp mở rộng phát triển sản
xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và tiêu dùng xã hội, đẩy mạnh tốc độ
tăng trưởng kinh tế. Đối với doanh nghiệp: Lợi nhuận quyết định sự tồn vong,
khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh doanh nghiệp trong một nền kinh tế mà
vốn dĩ đầy bất trắc và khắc nghiệt. Vì vậy, tạo ra lợi nhuận là chức năng duy nhất
của doanh nghiệp. Phần quan trọng nhất trong tổng lợi nhuận trước thuế của doanh
nghiệp chính là lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm và cung ứng dịch vụ là phần lợi nhuận thu được
do tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc chức năng kinh doanh chính
của doanh nghiệp. Vì vậy, nó còn được gọi là lợi nhuận hoạt động kinh doanh
chính.
Khi xem xét các khoản vay, ngân hàng cần phải được đảm bảo rằng lợi
nhuận của hoạt động kinh doanh chính phải đủ dể bù đắp chi phí lãi vay cho doanh
nghiệp.
b. Xác định lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Các khoản giảm trừ doanh thu
= Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Giá vốn hàng bán
= Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
= Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ
c. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có hai nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch
vụ là doanh thu bán hàng và chi phí hoạt động kinh doanh.
3.3. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính
Hoạt động đầu tư tài chính trong doanh nghiệp liên quan đến việc huy động
vốn và sử dụng vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp để đầu tư ra bên ngoài.
Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính là phần chênh lệch giữa doanh thu
hoạt động tài chính và chi phí của hoạt động tài chính.
Chi phí hoạt động tài chính bao gồm chi phí lãi vay, chi phí hoạt động tài
chính, chiết khấu thanh toán trả cho khách hàng và các khoản lỗ phát sinh từ hoạt
động đầu tư tài chính và lỗ do chênh lệch tỷ giá.
Ví dụ về chênh lệch tỷ giá: Một hợp đồng xuất khẩu gạo trị giá 500.000
USD. Hợp đồng quy định đồng tiền thanh toán là USD. Tại thời điểm ký kết, tỷ
giá USD/VND = 21.246 đồng. Nhưng đến ngày thanh toán là 16/10/2014 thì tỷ giá
này giảm còn 21.036 đồng. Do đó tổng doanh thu thực tế đã giảm 504.991 đồng.
Phần giảm này chính là chi phí hoạt động tài chính.
Thu nhập hoạt động tài chính bao gồm các khoản lãi của hoạt động đầu tư tài
chính, lãi do kinh doanh chênh lệch tỷ giá, lãi tiền gửi và chiết khấu thanh toán
được hưởng.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính= doanh thu từ hoạt động tài chính –chi phí từ
hoạt động tài chính
3.4 Lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác là lợi nhuận thu được từ các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động
thông thường của doanh nghiệp, chẳng hạn: nhượng bán, thanh lý TSCĐ, tiền phạt
bồi thường bồi thường được hưởng do đối tác vi phạm hợp đồng,thu hồi các khoản
phải thu phải xử lý Đặc trưng của các khoản thu này là không thường xuyên,
không ổn định, do vậy mức tăng lên của khoản lợi nhuận không được xem là kết

quả tốt.
Lợi nhuận khác= thu nhập khác- chi phí khác
3.5. Tổng lợi nhuận trước thuế (EBT)
Tổng lợi nhuận trước thuế phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động của doanh nghiệp
trong kỳ chưa thuế, thu nhập doanh nghiệp phải nộp, do vậy mức biến động của chỉ
tiêu này không phụ thuộc vào sự thay đổi của thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp.
Tổng lợi nhuận trước thuế = lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính + lợi nhuận
hoạt động tài chính +lợi nhuận khác.
3.6. Lợi nhuận sau thuế (EAT)
Lợi nhuận sau thuế là phần chênh lệch giữa tổng lợi nhuận trước thuế với số thu
nhập doanh nghiệp phải nộp,đây chính là số thu nhập mà chủ doanh nghiệp được
hưởng.
Lợi nhuận sau thuế = tổng lợi nhuận kế toán trước thuế – chi phí thuế TNDN

×