Tải bản đầy đủ (.pdf) (379 trang)

Từ điển đo đạc và bản đồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.79 MB, 379 trang )

HÀ NỘI, 2008
CỤC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ VIỆT NAM
TỪ ĐIỂN
§O §¹C Vµ B¶N §å
HÀ NỘI, 2009



TỪ ĐIỂN
ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ

LỜI NÓI ĐẦU
Công tác đo đạc và bản đồ có truyền thống lịch sử lâu đời và đã để lại nhiều
thành quả quan trọng. Do xuất hiện từ rất sớm và có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác
nhau nên những thuật ngữ chuyên môn được sử dụng trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ
cũng rất phong phú, đa dạng và có nhiều nguồn gốc khác nhau. Đồng thời, sự phát triển
của ngành đo đạc và bản đồ luôn luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học và công
nghệ; các sản phẩm của ngành đo đạc và bản đồ ngày càng phong phú, đa dạng và được
ứng dụng trong nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, đang dần trở thành công cụ không
thể thiếu của mọi tầng lớp xã hội trong hoạt động chuyên môn cũng như trong cuộc sống.
Chính vì thế, số lượng các thuật ngữ về lĩnh vực đo đạc và bản đồ cũng luôn luôn được
mở rộng và được sử dụng rộng rãi.
Tuy nhiên, cho đến nay, tại Việt Nam hầu như chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống nhằm giải thích các nội dung khoa học có tính
chất bách khoa về các thuật ngữ về đo đạc và bản đồ để thống nhất sử dụng trong
chuyên môn cũng như phổ biến rộng rãi cho mọi tầng lớp xã hội. Do đó, việc xây dựng
một từ điển thuật ngữ về lĩnh vực đo đạc và bản đồ là công việc hết sức cần thiết
.
Từ điển đo đạc và bản đồ được biên soạn gồm khoảng 2700 mục từ thuộc các
lĩnh vực chuyên môn ngành đo đạc và bản đồ và một số lĩnh vực liên quan. Từ điển nhằm
đáp đòi hỏi ngày càng cao về việc cung cấp kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực này, đặc


biệt là các kiến thức được tích lũy từ sự phát triển của khoa học công nghệ đo đạc và bản
đồ của Việt nam và quốc tế. Từ điển cũng sẽ là một tài liệu phục vụ đắc lực cho việc thực
hiện quản lý nhà nước của Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, đồng thời còn là một tài liệu
rất hữu ích cho các nhà chuyên môn trong và ngoài ngành, các sinh viên trong các trường
đại học và những người có quan tâm đến công việc và các sản phẩm của ngành.
Ngoài sản phẩm từ điển đo đạc và bản đồ in trên giấy, Nhóm tác giả còn xây
d
ựng từ điển SAMDict tra cứu trên máy tính và từ điển trực tuyến tại địa chỉ
samdict.com.vn
Nhóm biên soạn từ điển xin chân thành cám ơn Lãnh đạo Cục Đo đạc và Bản
đồ Việt Nam, các nhà khoa học, các đồng nghiệp đã ủng hộ, góp ý kiến trong quá trình
biên soạn từ điển này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng vì biên soạn từ điển chuyên ngành là một
công việc rất khó khăn, kiến thức chuyên môn còn hạn chế, chưa thể bao quát hết các
lĩnh vực; đồng thời, Nhóm tác giả cũng chưa có kinh nghiệm về biên soạn từ điển; do vậy,
từ điển chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự ủng hộ, góp ý kiến của các
đồng nghiệp và bạn đọc.
Hà Nội, tháng 2 năm 2009
TM. NHÓM BIÊN SOẠN
ThS. Nguyễn Văn Thảo
Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam
Lưu ý: Khi sử dụng tài liệu, vui lòng trích dẫn nguồn “Từ điển đo đạc và bản đồ”.

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG TRONG TỪ ĐIỂN
VÀ CÁCH TRA CỨU TỪ ĐIỂN
1. Quy tắc chính tả và phiên chuyển tiếng nước ngoài trong biên tập nội dung
từ điển đo đạc và bản đồ
a) Chính tả
- Bổ sung các con chữ F, J, Z, W vào bảng chữ cái tiếng Việt để phiên chuyển tên
riêng và thuật ngữ có gốc nước ngoài;

- Dùng i thay y ở cuối âm tiết mở, trừ các âm tiết uy và các trường hợp sau qu hoặc
y đứng một mình; ví dụ: tỉ lệ, kĩ thuật, quy phạm, ý nghĩa. Tên riêng Việt Nam viết theo thói
quen truyền thống; ví dụ: Hà Nội, Bắc Kạn
- Viết hoa chữ đầu các âm tiết cấu tạo tên người, tên địa lí, kể cả những danh từ
chung đi kèm đã trở thành tên riêng (trường hợp danh từ riêng chỉ có một âm tiết hoặc tên
người; ví dụ
: Hồ Tây, TP. Hồ Chí Minh.
b) Phiên chuyển tiếng nước ngoài
- Phiên chuyển tên riêng nước ngoài theo quy định tại Quy tắc phiên chuyển địa danh
nước ngoài kèm theo Quyết định số
223/2007 ngày 14 tháng 2 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường (có bổ sung thêm bốn con chữ F, J, Z, W vào bảng chữ cái tiếng
Việt);
- Thu
ật ngữ vay mượn tiếng nước ngoài cũng phiên chuyển theo nguyên tắc trên.
c) Chuy
ển chú
Trong t
ừ điển, dùng chuyển chú trong một số trường hợp sau:
-
Đầu mục từ có các từ đồng nghĩa;
Ví dụ: ảnh macro X. ảnh vĩ mô
ống thủy X. ống bọt nước
- Dùng chuyển chú trong nội dung để tránh trùng lặp nội dung và hệ thống hóa kiến
thức. Trước từ chuyển chú có các từ viết tắt (x, X; xt, Xt.)
d)
Viết tắt trong một số trường hợp:
-
Còn gọi: cg;
-

Ví dụ: vd.
- Sau Công nguyên: sCN
-
Trước Công nguyên: tCN
- Xem: X., x.;
- Xem thêm: Xt., xt.
- Ti
ếng Anh: A
- Ti
ếng Pháp: P
- Ti
ếng Nga: N
e) Th
ứ tự các mục từ
Các mục từ trong từ điển được xếp theo thứ tự các chữ cái tiếng Việt và có bổ sung
thêm 4 chữ cái I, J, W, Z: A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, F, G, H, I, J, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R,
S, T, U, Ư, V, W, X, Y, Z và
theo các dấu giọng: không dấu, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng.

1
an toàn dữ liệu Việc bảo vệ dữ liệu khỏi
bị lộ, bị phá huỷ, bị sửa đổi trong các hệ
thống thông tin chứa trong máy tính. (A:
data security).
an toàn truy cập dữ liệu Những
phương pháp được đưa ra để kiểm soát
khả năng của người sử dụng xem hoặc
biến đổi dữ liệu. Những phương pháp này
có thể bao gồm các khung nhìn lôgich và
các quyền truy cập thực của nhóm hoặc cá

nhân người sử dụng. (A: data access
security).
Xt. quyền truy cập.
ảnh Hình thức biểu diễn hoặc miêu tả đồ
hoạ của một hình ảnh được tạo ra bởi một
thiết bị quang học hoặc điện tử. Ảnh của
một vật là tập hợp các ảnh của các điểm
trên vật. Trong một hệ kính vật hoàn hảo,
ảnh của một vật phẳng l
à một hình đồng
dạng với vật. Tỉ số giữa kích thước của
ảnh và của vật tương ứng gọi là tỉ lệ của
ảnh. Ảnh của một vật cũng có thể là thực
hay ảo, có thể nằm ở khoảng cách hữu
hạn đối với hệ quang sai hay vô cực. Ảnh
được lưu ở dạng raster l
à một bộ số liệu
dạng nhị phân hay dạng số nguyên biểu
diễn cường độ ánh sáng, nhiệt hoặc độ
rộng quang phổ điện từ.
ảnh âm X. bản âm.
ảnh ẩn Ảnh đã thu lên phim (hoặc kính)
nhạy sáng, nhưng chưa nhìn thấy được vì
chưa tráng phim.
ảnh bằng Ảnh đo vẽ địa hình được chụp
với các giá trị của các nguyên tố định
hướng ảnh đều nằm cho giới hạn cho
phép. Hiện nay, hầu hết các ảnh đo trong
công tác đo đạc chụp ảnh hàng không đều
là ảnh bằng. Nếu sử dụng hệ thống cân

bằng con quay để ổn định máy chụp ảnh
hàng không trên máy bay thì góc nghiêng
của ảnh rất nhỏ (10-40’).
ảnh COSMOS Ảnh chụp bề mặt Trái Đất
từ tàu vũ trụ có người lái COSMOS (Liên
Xô cũ) bằng các thiết bị quét đa phổ độ
phân dải cao trên 5 kênh phổ khác nhau
với kích thước ảnh 18x18 cm, 30x30 cm.
Ngoài ra, các
ảnh chụp từ thiết bị chụp
KATE-140, MKF-6M trên trạm quỹ đạo
Salyut cho ra sau kênh ảnh thuộc dải phổ
0,40 đến 0,89µm với độ phân giải mặt đất
tại tâm ảnh đạt 20x20 m.
ảnh của bóng địa vật trên ảnh Chuẩn
đoán đọc ngược. Có hai loại bóng: bóng
bản thân và bóng đổ. Ảnh bóng địa vật có
thể gây ảnh hưởng xấu cho việc đoán đọc
ảnh vì che lấp các địa vật lân cận. Khi độ
tương phản giữa bóng và nền lớn hơn độ
tương phản của địa vật và nền thì ảnh của
bóng có thể là chuẩn đoán đọc duy nhất.
Trong nhiều trường hợp, việc xác định
chiều cao của địa vật (ống khói nhà máy,
A
2
cột ăngten tiếp sóng ) bằng cách đo chiều
dài bóng nhanh và chính xác hơn đo lập
thể.
ảnh dương Ảnh tạo ra bằng cách in từ

ảnh âm lên giấy hoặc bằng cách nghịch
đảo ảnh. Ảnh dương đen trắng tạo thành
từ những hạt bạc kim loại, trong đó những
điểm sáng và tối trên ảnh tương ứng với
những điểm sáng và tối trên vật. Ảnh
dương màu tạo thành nhờ ba loại thuốc
nhuộm màu cơ bản.
ảnh đa phổ Ảnh viễn thám thu được
đồng thời theo nhiều k
ênh phổ (thường từ
4 đến 6 kênh) bằng hệ thống máy chụp
ảnh nhiều ống kính hoặc hệ thống quét.
Ảnh đa phổ thường được quét hoặc chụp
trong các dải phổ từ 0,4 μm đến 1,1 μm.
Vd: ảnh vũ trụ Cosmos chụp bằng máy
KATE - 200 gồm các kênh phổ: 0,5 - 0,6
μm; 0,6 - 0,7 μm; 0,7 - 0,85 μm; ảnh vũ trụ
Landsat của Hoa Kì được quét trong các
kênh: 0,5 - 0,6
μm; 0,6 - 0,7 μm; 0,7 - 0,8
μm; 0,8 - 1,1 μm; ảnh vũ trụ Spot của Pháp
được quét trong các kênh 0,5 - 0,59 μm;
0,61 - 0,68 μm; 0,79 - 0,89 μm và kênh
toàn sắc 0,51 - 0,73 μm. Ảnh đa phổ có thể
là ảnh hàng không hoặc ảnh vệ tinh. Ảnh
đa phổ dựa trên nguyên lí các đối tượng
có bề mặt với tính chất vật lí khác nhau có
khả năng phản xạ phổ và đặc trưng phổ
khác nhau, nhằm nâng cao khả năng suy
giải các đối tượng của ảnh. Ảnh đa phổ

được sử dụng rộng r
ãi nhất ở các nước
cũng như ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh
vực điều tra và thành lập bản đồ, điều tra
tài nguyên thiên nhiên. Ảnh đa phổ được
đưa vào sử dụng từ đầu những năm 70
của thế kỉ 20, sau những thử nghiệm thành
công c
ủa chương trình chuyến bay tàu vũ
trụ "Apôlô" của Hoa Kì (1969) và phóng vệ
tinh Landsat 1 (ERTS) (1972 - 1973), cũng
như các thử nghiệm chụp ảnh đa phổ từ
tàu vũ trụ "Liên Hợp 12" (1973). Ảnh đa
phổ đang không ngừng được hoàn thiện
về độ phân giải và khả năng đo vẽ lập thể.
(A: multi-spectral image).
ảnh địa Mô hình thời gian – không gian
được tổng quát hoá, phản ánh các đối
tượng và hiện tượng của Trái Đất, được
thể hiện theo tỉ lệ và ở dạng đồ hoạ. Đặc
tính chung chủ yếu của các ảnh địa như: tỉ
lệ, tổng quát hoá và thể hiện các yếu tố đồ
hoạ. Có thể phân biệt thành 3 loại: ảnh địa
phẳng, ảnh địa khối, ảnh 3 chiều hay 4
chiều nổi chuyển động. (A: Geoimage).
ảnh địa ảo Những đối tượng hoặc những
quá trình thực tế hoặc trừu tượng, tích hợp
các yếu tố bản đồ, ảnh lập thể, biểu đồ
khối và hoạt hình được tạo ra bằng máy
tính. Ảnh địa ảo có lưới chiếu, tỉ lệ, yếu tố

tổng quát hoá giống như các dạng ảnh địa
khác và được tạo ra nhờ môi trường điều
khiển bằng phần mềm (A: Vitual
Geoimage).
ảnh địa khối (cg. ảnh 3 chiều – 3D),
thu
ật ngữ để chỉ các mô hình lập thể, cặp
ảnh lập thể, ảnh nổi, biểu đồ khối.
ảnh địa phẳng Hình ảnh trên mặt phẳng
2D (hoặc 2,5D) như: bản đồ in trên giấy,
bản đồ điện tử, bản đồ quét, bản đồ nổi,
ảnh rađa, ảnh hàng không, ảnh vệ tinh.
ảnh đo Ảnh được dùng vào mục đích đo
đạc. Ảnh đo là nguồn thông tin gốc của đối
tượng đo phục vụ cho quá trình đo vẽ địa
hình bằng ảnh. Ảnh đo có các tính chất
sau: 1) Nội dung của ảnh đo phản ánh
trung thực các chi tiết bề mặt của đối
tượng nhưng chưa thể hiện đúng và đầy
đủ theo y
êu cầu của bản đồ địa hình; 2)
Mức độ chi tiết và khả năng đo đạc của
ảnh đo phụ thuộc vào điều kiện và phương
thức chụp ảnh; 3) Ảnh đo chỉ là nguồn
thông tin ban đầu nên không thể trực tiếp
sử dụng như thành quả đo đạc khác (vd:
bản đồ). Các yếu tố hình học cơ bản của
ảnh đo bao gồm: mặt phẳng vật, mặt
phẳng ảnh, tâm chụp, mặt đứng chính,
đường hướng chụp, trục chụp, điểm chính

ảnh, điểm đáy ảnh, điểm đẳng giác, điểm
tụ chính, đường chân trời, đường nằm
3
ngang chính, đường đẳng tỉ lệ. Ảnh đo có
thể là ảnh viễn thám hoặc ảnh mặt đất.
ảnh hàng không Ảnh của mặt đất được
chụp từ máy bay. Hiện nay, chụp ảnh máy
bay đ
ã được sử dụng thêm các phương
tiện chụp ảnh hồng ngoại nhiệt, rađa và
các loại chụp ảnh khác bên cạnh sự tiến
bộ của ảnh chụp từ vệ tinh. Các máy quét
đa phổ, một hệ thống chụp ảnh bên sườn
thứ hai được sử dụng trong chụp ảnh hàng
không, trong đó có dạng hệ thống quét cơ
quang học để các tài liệu thu nhận được
ghi lại trên băng từ và chuyển lại thành
hình ảnh. Ngoài việc sử dụng dải phổ
giống như đối với phim (0,3- 0,9m) các
máy quét còn có th
ể sử dụng toàn bộ dải
sóng của năng lượng hồng ngoại phản xạ
đến dải sóng 3m. Các bước sóng dài hơn
cung cấp các thông tin có giá trị về thực
vật, đất và các loại đá. Về ý nghĩa hình
học, ảnh hàng không là hình chiếu xuyên
tâm tron
g đó tâm chiếu là tiêu điểm phía
sau của kính vật máy ảnh hàng không.
Ảnh hàng không nằm ngang là tấm ảnh

nhận được ở vị trí của trục quang máy ảnh
hàng không trùng với đường dây dọi. Nếu
mặt đất hoàn toàn bằng phẳng thì tỉ lệ ảnh
trên toàn bộ tấm ảnh đều như nhau và
được xác định theo công thức:
H
f
m
1


Trong đó, f là tiêu cự máy ảnh; H - độ cao
bay chụp ảnh. Ảnh hàng không bằng là
tấm ảnh nhận được khi trục quang học của
máy ảnh trùng hoặc lệch với phương dây
dọi một góc nhỏ hơn 3
o
(ảnh hàng không
nằm ngang là trường hợp đặc biệt của ảnh
hàng không bằng). Ảnh hàng không
nghiêng là tấm ảnh nhận được khi trục
quang của máy ảnh lệch so với đường dây
dọi một góc bằng hoặc lớn hơn 3
o
. Trên
ảnh nghiêng, tỉ lệ ảnh ở mọi vị trí không
giống nhau. Tuỳ theo mục đích, yêu cầu
mà ảnh hàng không được chụp ở các tỉ lệ
khác nhau. Ảnh hàng không được sử dụng
trong nhiều lĩnh vực: quân sự, điều tra đất

đai, nông nghiệp, lâm nghiệp, quy hoạch
đô thị, th
ành lập các loại bản đồ, tìm kiếm
khoáng sản, thăm dò dầu khí (A: aerial
photograph).
ảnh hàng không tỉ lệ lớn Ảnh hàng
không có tỉ lệ từ 1:1 000 – 1:12 000. Ảnh
này cho phép giải đoán chính xác toàn bộ
phần cơ bản của địa hình, kể cả vi địa
hình, thành phần các quần hợp thực vật
thân gỗ và nhiều trảng cây bụi. Tuy nhiên,
vì diện tích chụp nhỏ nên ảnh chỉ dùng để
nghiên cứu các khu vực quan trọng. Ảnh
hàng không tỉ lệ lớn cũng được sử dụng
nhiều trong thành lập bản đồ địa hình tỉ lệ
lớn.
ảnh hàng không tỉ lệ nhỏ Ảnh hàng
không có tỉ lệ từ 1:35 000 đến 1:100 000.
Ảnh cho phép phân biệt các dạng và kiểu
địa hình, các kiến trúc địa chất có hạng
bậc khác biệt nhau, các kiến trúc phá hủy,
có thể dùng làm cơ sở để vẽ bản đồ địa
hình địa chất các tỉ lệ tương ứng hoặc nhỏ
hơn, phân chia được các tầng đá khác
nhau, khoanh định các diện tích có lớp
nước ngầm xuất lộ, phân chia được nhiều
kiểu cảnh quan.
ảnh hàng không tỉ lệ rất lớn Ảnh hàng
không có t
ỉ lệ  1:1 000, diện tích chụp rất

nhỏ, chủ yếu dùng trong công tác xây
dựng công trình. Ảnh hàng không tỉ lệ rất
lớn cũng cho phép đo đạc và nghiên cứu
vấn đề của một đô thị
ảnh hàng không tỉ lệ rất nhỏ Ảnh hàng
không có t
ỉ lệ nhỏ hơn 1:100 000, còn gọi
là ảnh có độ cao lớn, có nội dung gần với
ảnh vệ tinh tỉ lệ trung bình, đặc biệt có tác
dụng khi nghiên cứu những vùng có độ
phân cắt sâu lớn. Thường chụp ảnh tỉ lệ
rất nhỏ cho địa hình vùng núi cao.
ảnh hàng không tỉ lệ trung bình Ảnh
hàng không có tỉ lệ từ 1:12 000 – 1:35 000,
r
ất phù hợp cho việc giải đoán địa chất. Có
thể dùng ảnh cấp này để giải đoán địa chất
công trình tỉ lệ vừa và lớn. Khó phân biệt
được các dạng thực vật riêng biệt nhưng
4
cho phép giải đoán khá tốt lớp phủ thực
vật để định loại các kiểu thảm, phân biệt
các dạng địa hình vừa và nhỏ cũng như
các yếu tố thuỷ văn. Ảnh hàng không tỉ lệ
trung bình được sử dụng nhiều trong thành
lập bản đồ địa hình.
ảnh hồng ngoại Ảnh hình thành ở dải
phổ hồng ngoại (3,0 – 1 000 μm) nhờ sự
phát xạ nhiệt của đối tượng. Ảnh hồng
ngoại phản ánh sự tương phản nhiệt (phát

xạ) trong đó những đối tượng có nhiệt độ
cao hơn được thể hiện bằng sắc ảnh sáng
hơn và những đối tượng có nhiệt độ thấp
hơn được thể hiện bằng sắc ảnh sẫm hơn.
Ảnh hồng ngoại thu được nhờ hệ thống
thiết bị thu nhận sự tương phản về nhiệt và
chuyển thành hình ảnh có dạng như ảnh
chụp, song có ưu thế là ảnh hồng ngoại
có thể chụp vào bất kì lúc nào và trong mọi
điều kiện thời tiết. Ảnh hồng ngoại có thể
là đen trắng, màu và lập thể. Phim dùng để
chụp ảnh hồng ngoại có lớp nhũ tương X
ganines. Khi chụp, thường dùng kính lọc
đỏ sẫm hoặc kính thuỷ tinh mangan màu
đen để lọc các bức xạ nhìn thấy được. Ảnh
hồng ngoại có giá trị đặc biệt để phát hiện
những vùng cây trồng hoặc rừng bị sâu
bệnh, phát hiện dị thường nhiệt, hoạt động
của núi lửa, những kiến trúc dị thường
(như chứa dầu khí), để thành lập bản đồ
trường nhiệt và dòng chảy trên biển, nhiệt
độ của đất, các hiện tượng nước trồi cũng
như ô nhiễm nước v
à không khí Trong
lĩnh vực sinh học: nhờ khả năng xuyên qua
các vật thể, ảnh hồng ngoại xác định được
hệ thống tĩnh mạch chìm, thấy các vết sẹo
cũ đã bị mờ, phát hiện được một số bệnh
ngoài da đang hình thành Trong công tác
an ninh:

ảnh hồng ngoại chụp tài liệu qua
một phong bì dán kín, nhằm phát hiện
những dấu vết để lại trên phong bì, hoặc
các thông báo bằng mật mã dấu dưới con
tem đã dán mà không cần bóc tem ra
hoặc phát hiện các chữ kí đã có lớp sơn
phủ lên, một bức tranh bị phủ một lớp sơn
hay các vết tẩy xoá, thêm bớt trong công
văn tài liệu. Cũng có thể ứng dụng trong
công tác nghiên cứu, quan sát các hình
thái nguỵ trang trong chiến tranh.
ảnh IKONOS Ảnh vệ tinh quang học
của hãng Space Imaging (Hoa Kì). Vệ tinh
IKONOS được phóng lên quỹ đạo vào
ngày 24/9/1999. Đây là vệ tinh thế hệ mới
đầu tiên có khả năng chụp các ảnh với độ
phân giải cao. Ảnh IKONOS được thương
mại hoá vào năm 2000, quá trình chụp và
x
ử lí ảnh được ứng dụng những công
nghệ hiện đại nhất. Độ phân giải của ảnh
có ở nhiều mức độ khác nhau: 1
m
, 4
m
, 5
m

Ảnh IKONOS có ảnh màu và ảnh đen
trắng, ảnh toàn sắc độ phân giải 1

m
và ảnh
đa phổ độ phân giải
là 4
m
. Ảnh IKONOS
được phân chia thành các loại ảnh khác
nhau theo mức độ định vị, nắn ảnh, thời
điểm chụp ảnh và độ phân giải của ảnh.
Về kĩ thuật, ảnh IKONOS hoàn toàn có thể
sử dụng thay thế cho ảnh hàng không
trong vi
ệc hiện chỉnh bản đồ, quản lí cơ sở
hạ tầng, giao thông, quy hoạch ở các
vùng ngoại thành. Về kinh tế, sử dụng ảnh
vệ tinh IKONOS có giá thành thấp hơn hẳn
phương pháp sử dụng ảnh hàng không,
th
ời gian thu thập và xử lí dữ liệu ảnh
IKONOS lại ngắn hơn rất nhiều. Có thể đặt
hàng các bức ảnh theo từng khu vực.
ảnh Landsat Ảnh được chụp từ vệ tinh
nghiên cứu Trái Đất ERTS-1 (Earth
Reosourcer Technology Satellite) được
Hoa Kì
phóng lên quỹ đạo Trái Đất vào
năm 1972. Sau đó, vệ tinh này đổi tên là
Landsat 1, các vệ tinh thế hệ mới hơn là
Landsat 2, Landsat 3, Landsat 4 và
Landsat 5. Vệ tinh ERTS-1 mang theo bộ

cảm MSS (máy quét đa phổ) với bốn kênh
ph
ổ khác nhau và bộ cảm RBV (Return
Beam Vidicon) với ba kênh phổ khác nhau.
Ngoài Landsat 2, Landsat 3 còn có các vệ
tinh khác như SKYLAB (1973) và HCMM
(1978). Từ 1982 là các ảnh chuyên đề
được thực hiện tr
ên các các vệ tinh
Landsat TM 4 và Landsat TM 5 với 7 kênh
phổ khác nhau từ dải sóng nhìn thấy đến
5
hồng ngoại nhiệt cho phép nghiên cứu Trái
Đất từ nhiều dải phổ khác nhau. Hiện nay,
đã có vệ tinh Landsat 7 (1999) là thế hệ
mới nhất.
ảnh LiDAR (dò tìm bằng ánh sáng và
t
ập hợp ánh sáng), thuộc loại bộ cảm chủ
động nhưng sử dụng sóng laze. Ảnh
LiDAR có đặc điểm: 1) Sử dụng bước
sóng trong khoảng chàm đến cận hồng
ngoại; 2) Đo khoảng cách giữa bộ cảm và
đối tượng; 3) Có thể triển khai hệ thống
quét và chụp ảnh; 4) Có khả năng đo/ghi
lại những tín hiệu phản hồi rời rạc, hệ
thống hiện đại hơn có thể đo/ghi lại toàn
bộ các dạng sóng từ tín hiệu phản hồi. Ảnh
LiDAR sử dụng phổ biến trong thu thập
thông tin về mô hình số độ cao (DEM) và

cũng có thể sử dụng để đo chiều cao và
cấu trúc thảm thực vật. Xử lí ảnh LiDAR
cần có những phần mềm chuyên biệt, khác
với các phần mềm xử lí ảnh viễn thám
quang học. Hiện nay, công nghệ LiDAR
đang bước đầu được nghiên và ứng dụng
trong công tác đo đạc và bản đồ tại Việt
Nam. (A: Light Detection And Ranging).
ảnh LISS Ảnh chụp từ các vệ tinh IRS
của Ấn Độ thuộc nhiều hệ khác nhau.
ảnh mẫu đoán đọc Hình ảnh điển hình
c
ủa một khu đo nào đó đã được khảo sát
và điều vẽ ngoài trời mà với một độ tin cậy
nhất định nó phản ánh toàn bộ hình ảnh
địa vật trên ảnh trong điều kiện chụp ảnh
xác định. Mẫu đoán đọc thường được
thành lập từ các cặp ảnh lập thể. Theo nội
dung, ảnh mẫu chia ra ảnh mẫu chuyên đề
và ảnh mẫu tổng hợp; theo công dụng,
chia ra ảnh mẫu dùng chung và ảnh mẫu
dùng riêng.
ảnh MOS-1 Một loại ảnh vệ tinh của
Nhật phục vụ cho quan sát biển phóng lên
quỹ đạo từ tháng 2/1987, MOS -1b phóng
lên quỹ đạo tháng 2/1990. (A: Marine
Orsetvation Satellite).
ảnh nằm ngang (cg. ảnh lí tưởng),
ảnh đo được chụp với điều kiện lí tưởng
khi các góc nghiêng của tia sáng chính,

góc phương vị của trục chụp và góc xoay
c
ủa ảnh đều có giá trị bằng 0
o
.
ảnh nắn Ảnh đã được đưa về dạng ảnh
nằm ngang bằng phép nắn, trong đó sai số
do góc nghiêng của ảnh đã được loại trừ
và sai số do chênh cao địa hình gây ra đã
được làm giảm đến giới hạn cho phép.
Trong ảnh nắn trực giao (Ortho) thì sai số
do chênh cao địa hình được loại trừ
.
ảnh nổi Ảnh chụp bằng máy ảnh chuyên
d
ụng, có hai ống kính, ghi lại thành hai
dương bản lệch pha. Dùng kính xem ảnh
nổi thì hai hình ảnh ấy chập lại, tạo ra một
cảm giác về không gian ba chiều. Một bức
ảnh nổi chụp tốt làm cho người xem tưởng
như đứng trước cảnh thực. Nguyên tắc
này được áp dụng trong đo vẽ địa hình
bằng ảnh lập thể (A: stereophotograph).
ảnh nửa tông Ảnh của người, vật,
thiên nhiên tông đen trắng, tông m
àu, thu
nhận được qua máy chụp ảnh, thể hiện
trên giấy hoặc phim có độ chênh lệch tầng
thứ giữa đen và trắng, đậm và nhạt, tối và
sáng, chuy

ển tiếp không có ranh giới.
ảnh nghiêng Ảnh đo được chụp với
các giá trị bất kì của các nguyên tố định
hướng ngoài của ảnh.
ảnh nhị phân Tập hợp các bit được
lưu giữ trong bộ nhớ máy tính, được bố trí
thành một ma trận chữ nhật để biểu diễn
các ảnh thật. Màn hình máy tính là một
dạng ảnh nhị phân mà người sử dụng nhìn
thấy được.
ảnh quang học Ảnh thu được nhờ tác
động của hệ thống quang học l
ên các tia
sáng do đối tượng chụp ảnh phát ra hoặc
phản xạ. Ảnh quang học tái tạo hình và
các chi tiết của đối tượng với độ chính xác
không cao (do quang sai của các hệ thống
quang học). Có hai loại ảnh quang học:
ảnh thực v
à ảnh ảo: 1) Ảnh thực: ảnh
6
ngược A’B’ của vật AB tạo thành do thấu
kính L (F là tiêu điểm của thấu kính), ảnh
có thể hứng trên màn, do chùm sáng hội tụ
tạo thành ; 2) Ảnh ảo: ảnh A’B’ của vật AB
tạo thành do thấu kính L, ảnh không thể
hứng trên màn, nhưng có thể nhìn thấy
bằng mắt hoặc chụp ảnh do chùm sáng
phân kì tạo thành.
a –

Ảnh
thực A’B’
của vật AB
tạo thành
do thấu
kính L; F –
tiêu điểm;
b – Ảnh ảo
A’B’ của vật AB tạo thành do thấu kính L
ảnh quét Ảnh thu được bằng hệ thống
quét đặt tr
ên máy bay hoặc vệ tinh, trong
đó hình ảnh được tạo thành bởi tập hợp
các điểm ảnh (phần tử ảnh) tuần tự thu
được sau quá tr
ình truyền tín hiệu từ bộ
phận quét (gương dao động) sang bộ phận
thu quang điện theo từng dòng vuông góc
với hướng chuyển động của vệ tinh hoặc
máy bay rồi chuyển thành tín hiệu truyền
xuống trạm thu mặt đất và được ghi lại
dưới dạng ảnh hoặc trên băng từ. Ảnh
quét có dạng một dải liên tục do nhiều
dòng hợp thành. Ảnh Landsat và ảnh Spot
đều là ảnh quét. Ảnh quét thường có độ
phân giải kém ảnh chụp. Bằng phương
pháp quét có khả năng thu nhận được ảnh
nhanh và ở dạng số, tạo điều kiện thuận
lợi cho khâu xử lí bằng phương pháp số.
ảnh QuickBird Ảnh vệ tinh độ phân giải

cao do hãng Global (Hoa Kì) cung cấp.
Ảnh QuickBird có ảnh to
àn sắc độ phân
giải từ 0,21 – 1 m và ảnh đa phổ độ phân
giải từ 2,44 - 4 m.
ảnh rađa Ảnh được tạo ra bởi việc thu
nhận các bước sóng siêu cao tần (bước
sóng lớn hơn 2 cm). Viễn thám rađa tích
cực thu nhận ảnh bằng việc phát sóng dài
siêu tần và thu tia phản hồi cho phép thực
hiện các nghiên cứu độc lập không phụ
thuộc vào thời tiết. Sóng rađa có khả năng
xuyên qua mây, lớp đất mỏng và là nguồn
sóng nhân tạo nên có thể hoạt động cả
ngày và đêm, không phụ thuộc vào năng
lượng Mặt Trời (A: radarscope
photograph).
ánh sáng Sóng điện từ trong khoảng
tần số mà mắt người nhận biết được, có
bước sóng từ 0,74
m (ánh sáng đỏ) đến
0,40 m (ánh sáng tím). Theo nghĩa rộng,
ánh sáng là bức xạ quang học (bao gồm
cả phần bức xạ hồng ngoại và tử ngoại).
Những tính chất quan trọng của ánh sáng
là phản xạ, khúc xạ, giao thoa và phân
cực. Ánh sáng lan truyền trong chân không
vào khoảng 300 000 km/s. Trong ngành
điện ảnh và nhiếp ảnh, ánh sáng được
phân biệt: ánh sáng nội là ánh sáng được

phát ra và chiếu bởi các loại đèn; ánh sáng
ngoại là ánh sáng Mặt Trời. Ngoài ra, có
ánh sáng chủ, ánh sáng phụ, ánh sáng
ngược, ánh sáng ven là những loại ánh
sáng được tạo nên nhằm đáp ứng nội
dung nghệ thuật của bộ phim, của bức ảnh
xuất phát từ sự quan sát thực tiễn với
không gian chân thực.
ánh sáng ban ngày nhân tạo Ánh sáng
t
ạo bởi nguồn phát sáng nhân tạo mà
chúng được phân bố gần đúng theo quang
ph
ổ của ánh sáng tự nhiên ban ngày với
tương quan về sắc độ.
ánh sáng đơn sắc Các dao động sáng
có cùng một tần số, do đó có cùng một
màu sắc. Có thể thu được ánh sáng gần
với ánh sáng đơn sắc bằng cách tách riêng
t
ừ phổ ánh sáng ra một vạch phổ hoặc một
dải phổ hẹp nhờ các máy đơn sắc, bộ lọc
sắc Thực tế, không có ánh sáng hoàn
toàn đơn sắc mà chỉ có thể tạo được ánh
sáng có bước sóng nằm trong một khoảng
nhỏ từ  + đến  - ;  càng nhỏ thì
ánh sáng càng g
ần với ánh sáng đơn sắc.
7
Ánh sáng đơn sắc có thể được phát ra bởi

laze, điôt phát quang, máy đơn sắc.
ánh sáng hoàng đạo Sự phát sáng của
bầu trời ban đêm do bụi trong không gian
giữa các hành tinh khuếch tán bức xạ Mặt
Trời. Có thể thấy lúc hoàng hôn ở phía Tây
hoặc lúc bình minh ở phía Đông
ánh sáng màu Ánh sáng có bước sóng
0,74 – 0,40 m, từ ánh sáng tím qua các
màu lam, lục, vàng, da cam đến đỏ. Dưới
ánh sáng tím là tia cực tím, trên ánh sáng
đỏ là tia hồng ngoại, mắt người không nhìn
thấy được nhưng các loại phim kĩ thuật
hoặc các bộ cảm đa phổ có thể ghi nhận
được
ánh sáng ngược Ánh sáng có hướng
chiếu trực tiếp vào phía ống kính của máy
chụp, tạo nên sự tương phản quan trọng,
vì những chi tiết của đối tượng (đối diện
với ống kính) đều nằm trong bóng tối. Ánh
sáng ngược làm cho hình ảnh của đối
tượng nổi bật trên các lớp cảnh của thiên
nhiên, nổi bật trên nền trời với đường viền
sắc nét.
ánh sáng nhân tạo Ánh sáng do con
người tạo nên từ ngọn nến, đèn dầu, lửa
đốt, đèn điện, đèn chớp điện tử Sử dụng
nguồn sáng nhân tạo cho phép khống chế
được cường độ, tính chất, thành phần
quang phổ của nó. Nguồn sáng nhân tạo
mang đặc tính khác với nguồn sáng tự

nhiên ở chỗ: thành phần quang phổ hay
nhiệt độ màu trong từng loại nguồn sáng
đa dạng hơn. Trừ đèn chớp điện tử, các
nguồn sáng nhân tạo khác có nhiệt độ màu
t
ừ 1 853
o
K đến 20 000
o
K. Cường độ ánh
sáng nhân tạo có từ 1 lux đến hàng triệu
lux. Chụp ảnh với ánh sáng nhân tạo, có
thể chủ động tạo nên góc chiếu thích hợp.
ánh sáng tự nhiên (cg. ánh sáng Mặt
Trời), ánh sáng có cường độ và nhiệt độ
màu cao. Ánh sáng Mặt Trời khi đi qua lớp
khí quyển bị thay đổi khá nhiều theo mùa
hoặc theo vị trí địa lí. Thành phần các tia
sáng đơn sắc của ánh sáng Mặt Trời cũng
thay đổi theo từng thời điểm. Sự biến đổi
về cường độ ánh sáng cũng như thành
phần các tia màu, quang phổ của nguồn
sáng có ảnh hưởng lớn đến quá trình chụp
ảnh, đặc biệt là ảnh màu, phim màu phụ
thuộc rất lớn đến chất lượng quang phổ
của nguồn ánh sáng tự nhiên.
ánh sáng trắng Tập hợp các bức xạ điện
từ gây cho mắt người bình thường một
cảm giác về màu sắc như ánh sáng Mặt
Trời. Ánh sáng do vật rắn hoặc chất lỏng

phát ra khi được nung nóng đến nhiệt độ
cao gần đúng là sánh sáng trắng. Hỗn hợp
hai hoặc ba bức xạ đơn sắc thích hợp theo
một tỉ lệ thích hợp cũng gây được cảm
giác về ánh sáng trắng.
ánh sáng xuôi Hướng ánh sáng chiếu
lên đối tượng đồng đều, không r
õ phần
sáng và phần tối. Độ tương phản kém, làm
mất hình khối. Các lớp cảnh khác nhau từ
tiền cảnh đến chân trời khó phân biệt.
Không nên dùng phim đen trắng chụp loại
ánh sáng này, nhưng có thể dùng phim
màu đảo dương chụp một số đối tượng có
nhiều màu rực rỡ. Trong trường hợp này,
độ tương phản màu thay thế cho độ tương
phản ánh sáng.
ảnh số Dạng tư liệu ảnh không lưu trên
giấy ảnh hoặc phim mà được lưu trên
băng từ, đĩa từ hoặc các thiết bị nhớ khác.
Ảnh số được chia thành nhiều phần tử nhỏ
được gọi l
à pixel, mỗi pixel tương ứng với
một đơn vị không gian. Quá trình chia mỗi
ảnh tương tự thành các pixel được gọi là
chia mẫu và quá trình chia các độ xám liên
tục thành một số nguyên hữu hạn gọi là
lượng tử hoá. Các pixel thường có dạng
hình vuông. Mỗi pixel được xác định bằng
toạ độ hàng và cột. Hệ toạ độ ảnh thường

có điểm 0 ở góc bên trái và tăng dần từ trái
sang phải đối với toạ độ cột và từ trên
xuống đối với chỉ số hàng. Trong trường
hợp chia mẫu một ảnh tương tự thành một
ảnh số thì độ lớn của pixel hay tần số chia
8
mẫu phải được chọn tối ưu. Độ lớn của
pixel quá lớn thì chất lượng ảnh sẽ xấu,
nếu pixel quá nhỏ thì dung lượng thông tin
lại quá lớn. Ảnh số được ghi lại theo
những giải phổ khác nhau nên còn lại là tư
liệu đa phổ (A: digital image).
ảnh SPOT Ảnh vệ tinh của Pháp. Hiện
nay, ảnh SPOT-5 có độ phân giải cao từ
2,5m đến 10 m được sử dụng khá rộng rãi.
Kích thước của mỗi cảnh ảnh là 60 km x
60 km. Hi
ện nay, ảnh SPOT-5 có nhiều
loại ảnh khác nhau: ảnh màu đa phổ độ
phân giải 10 m, ảnh đen trắng độ phân giải
5 m, ảnh đen trắng super-mode độ phân
giải 2,5 m. Ảnh SPOT thường được sử
dụng để hiện chỉnh bản đồ địa hình.
ảnh tổng hợp màu Sự mã hoá bằng
màu sắc các khác biệt về phổ của đối
tượng trên ảnh vệ tinh. Đối với phổ chụp ở
vùng hồng ngoại, ảnh tổng hợp màu chỉ
cho màu giả không có thực trong tự nhiên.
Ảnh tổng hợp màu là tư liệu tốt cho việc
giải đoán bằng mắt.

ảnh tương tự Ảnh chụp thu được từ các
bộ cảm dùng phim trên cơ sở của lớp cảm
quang halôgien bạc. Ảnh tương tự có độ
phân giải không gian cao nhưng kém về độ
phân giải phổ, đồng thời độ méo hình lớn
do ảnh hưởng của độ cong bề mặt Trái
Đất.
ảnh vệ tinh Ảnh chụp bề mặt Trái Đất từ
các vệ tinh với độ cao khoảng 350 - 830
km. Các thi
ết bị chụp có thể là máy ảnh đa
phổ, máy quét đa phổ, rađa, viđeo truyền
hình Vì vệ tinh bay thường xuyên vòng
quanh Trái Đất, nên ảnh vệ tinh có thể
cung cấp những thông tin về sự biến đổi
bề mặt Trái Đất qua các mùa hoặc các
năm.
Hiện nay, những tấm ảnh vệ tinh thu
được có độ phân giải đạt được từ 80 m
đến 0,2 m. Với độ phân giải ngày càng
cao, ảnh vệ tinh có thể thay thế ảnh hàng
không trong việc cập nhật bản đồ hiện
trạng, xây dựng các bản đồ chuyên đề,
hiện chỉnh bản dồ địa hình Ngoài ra, ảnh
vệ tinh độ phân giải cao có một ưu điểm
nổi bật so với ảnh hàng không là thời gian
đặt chụp ảnh nhanh, kho tư liệu ảnh lịch
sử phong phú… Hiện tại, các loại ảnh vệ
tinh có độ phân giải cao bao gồm: Ảnh
Ikonos độ phân giải 1

m. Ảnh QuickBird độ
phân giải 0,2 m . Ảnh SPOT độ phân giải 5
m hay 2,5 m , ảnh RadarSAR độ phân giải
cao từ 1-3 m (ảnh Terra-X của châu Âu và
ảnh ALOS của Nhật). Điều này sẽ mở ra
khả năng ứng dụng ảnh SAR cho bản đồ tỉ
lệ lớn và các ứng dụng đòi hỏi độ chính
xác cao. Ảnh vệ tinh có loại chuyên dùng
để dự báo thời tiết như ảnh Meteo của
Liên Xô (cũ); Iros - Noaa, Meteosat của
Hoa Kì; có loại chuyên để nghiên cứu biển
như Seasat (Hoa Kì). Vệ tinh SPOT cung
cấp những cặp ảnh lập thể giúp nhìn rõ địa
hình. Phương pháp viễn thám sử dụng kĩ
thuật tổng hợp màu để giải đoán bằng mắt
hoặc dùng máy vi tính để xử lí ảnh vũ trụ
với mục đích nghiên cứu tự nhiên như cấu
trúc địa chất, sự thay đổi thảm thực vật, dự
báo mùa màng, sự biến đổi của môi
trường địa lí, ô nhiễm môi trường, lập bản
đồ tỉ lệ nhỏ Ở Việt Nam, các lĩnh vực sử
dụng nhiều ảnh vệ tinh là nông nghiệp, lâm
nghiệp, địa chất, đo đạc và bản đồ, địa lí.
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
đưa vào sử dụng trạm thu ảnh vệ tinh tại
Hà Nội. Trạm được trang bị 3 hệ thống bao
gồm trạm thu các loại ảnh của Pháp và 2
lo
ại ảnh vũ trụ châu Âu. Việc xây dựng
thành công trạm thu ảnh vệ tinh mang lại

hiệu quả kinh tế lớn, tạo được sự chủ
động của Việt Nam trong nghiên cứu so
với giải pháp phải mua ảnh như trước đây.
(A: satellite image).
ảnh vệ tinh độ phân giải cao Ảnh vệ
tinh có độ phân giải nhỏ hơn 10m. Các loại
ảnh vệ tinh thường d
ùng hiện nay là:
QuickBird, ảnh toàn sắc có độ phân giải từ
0,2-1 m, ảnh đa phổ có độ phân giải 2,44-4
m; Corona (
độ phân giải 5 m); Ikonos, ảnh
đơn kênh có độ phân giải 1m, ảnh đa phổ
(4 kênh) độ phân giải 4m, thường dùng để
9
hiện chỉnh bản đồ địa hình tỉ lệ trung bình
và lớn.
ảnh vệ tinh độ phân giải thấp Ảnh vệ
tinh có độ phân giải lớn hơn 100 m. Các
loại ảnh vệ tinh thường dùng hiện nay là:
MODIS (độ phân giải 500 m), SPOT
Vegetation.
ảnh vệ tinh độ phân giải trung bình
Ảnh vệ tinh có độ phân giải từ 15 đến 100
m. Các loại ảnh vệ tinh thường dùng hiện
nay là: Landsat TM/ETM (độ phân giải 30
m): bao gồm 7 kênh phổ, thường dùng để
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất,
hiện chỉnh bản đồ tỉ lệ nhỏ; SPOT: ảnh đen
trắng độ phân giải 5m, ảnh lập thể có thể

dùng cho ứng dụng 3D; ASTER (độ phân
giải 15 m);
ảnh viễn thám Thuật ngữ để chỉ các
loại ảnh chụp Trái Đất từ các thiết bị trên
máy bay hoặc vệ tinh. Ảnh viễn thám bao
gồm các loại sau: 1) Ảnh quang học: ảnh
được tạo ra bởi việc thu nhận các bước
sóng ánh sáng nhìn thấy (bước sóng 0,4-
0,76
m); 2) Ảnh hồng ngoại: ảnh được
tạo ra bởi việc thu nhận các bước sóng
hồng ngoại phát ra từ vật thể (bước sóng
8-14 m); 3) Ảnh rađa: ảnh được tạo ra
bởi việc thu nhận các bước sóng trong dải
sóng siêu cao tần (bước sóng lớn hơn 2
cm); 4) Ảnh thu được bằng sóng địa chấn.
Ảnh viễn thám có thể được lưu theo các
kênh ảnh đơn (trắng đen) ở dạng số trong
máy tính hoặc các kênh ảnh được tổ hợp
(ảnh màu) hoặc có thể in ra giấy, tùy theo
mục đích người sử dụng.
ảo ảnh Hiện tượng quang học gây ra bởi
sự phản xạ toàn phần của các tia sáng khi
đi qua các lớp khí quyển ở gần mặt đất có
chiết suất khác nhau; thường gặp ở sa
mạc, xuất hiện ở chân trời, có thể là hình
ảnh bị biến dạng của một phần bầu trời
hoặc của người, vật.
áp dụng tiêu chuẩn Việc sử dụng tiêu
chuẩn trong công việc sản xuất, kinh

doanh. Có hai cách áp dụng tiêu chuẩn: 1)
Áp dụng trực tiếp, là sử dụng tiêu chuẩn
trong sản xuất, kinh doanh; 2) Áp dụng
gián tiếp, là áp dụng tiêu chuẩn thông qua
một tiêu chuẩn hay tài lài liệu khác.
áp kế Dụng cụ dùng để đo áp suất chất
lỏng hoặc không khí. Căn cứ vào kết cấu
độ nhạy người ta chia áp kế ra các loại:
lỏng, kim loại, píttông, biến dạng và lò xo.
Có áp kế tuyệt đối dùng để đo áp suất
tuyệt đối, áp kế tương đối dùng để đo hiệu
giữa áp suất trong một hệ thống nào đó
với áp suất khí quyển. Trong trắc địa có
áp-nhiệt kế dùng để đo áp suất, nhiệt độ
và độ ẩm, từ đó tính ra được độ cao của
điểm đặt máy.
ASCII Bộ mã chuẩn 7 bit của Hoa Kì
dùng để trao đổi thông tin giữa các thiết bị
xử lí và truyền thông tin, trong đó mỗi kí tự
đồ hoạ và điều khiển ứng với một mã nhị
phân duy nhất. Bảng mã ASCII chuẩn định
nghĩa 128 kí tự (từ 0 đến 127). Trong đó
32 kí tự đầu tiên là kí tự điều khiển và 96 kí
tự sau thể hiện các kí tự in được. Bảng mã
ASCII chuẩn bổ sung thêm 128 kí tự được
gọi là bảng mã ASCII mở rộng, bảng mã
này ph
ụ thuộc hệ nền. Có 2 bảng mã
ASCII mở rộng phổ biến là: 1) OEM : dùng
nhiều cho máy PC trước khi nạp hệ điều

hành hay dùng với hệ điều hành MS-DOS.
Bảng này bao gồm nhiều kí tự kẻ khung,
thường được định nghĩa là để dùng tùy
qu
ốc gia; 2) ANSI : chuẩn cho các hệ
thống như Windows, vài hệ thống Unix và
nhiều ứng dụng khác. Bob Bemer là người
phát triển hệ thống mã hoá ASCII vào
những năm 1950 - 1960. (A. American
Standard Code for Information
Interchange).
Atlas Server Một giải pháp client - server
cho phép qu
ản lí, phân tích, cập nhật,
phân phối thông tin bản đồ và GIS trên
mạng LAN, WAN, Internet. Giảm thiểu chi
phí đầu tư phần mềm, phần cứng cho
người d
ùng cuối; giao diện thân thiện, đơn
10
giản phù hợp với nhiều người dùng. Atlas
Server thích hợp với các cơ sở dữ liệu bản
đồ, GIS từ rất nhỏ cho đến rất lớn, có khả
năng tuỳ biến cao, phù hợp với nhiều loại
hình tổ chức. Các tính năng của Atlas
Server: 1) Cho phép quản lí nhiều bản đồ;
2) Cho phép chọn lọc, tìm kiếm thông tin;
3) Cho phép cập nhật thông tin; 4) Quản lí
biểu đồ; 5) Quản trị hệ thống; 6) Quản lí
bản đồ, chương bản đồ; 7) In ấn; 8) Tích

hợp Multimedia và Atlas Server
atlat (cg. tập bản đồ), một tập hợp có hệ
thống hoàn chỉnh các bản đồ có liên quan
hữu cơ với nhau, chỉnh hợp và bổ sung
cho nhau, được xây dựng theo một đề
cương chung, hợp th
ành một thể thống
nhất. Từ "Atlat" xuất hiện lần đầu tiên trên
bìa tập bản đồ của Mecato (1512 - 94).
Atlat rất đa dạng: atlat tổng hợp, atlat quốc
gia, atlat khu vực; theo nội dung (atlat địa lí
phổ thông, atlat địa lí tự nhiên, atlat kinh tế
- xã hội, atlat chuyên ngành ); theo mục
đích sử dụng (atlat giáo khoa, atlat du lịch,
atlat tra cứu khoa học ). Atlat đầu tiên
trên thế giới do nhà toán học, thiên văn
học, địa lí học người Hi Lạp Ptôlêmê thành
l
ập vào thế kỉ 2. Trên bìa của những tập
bản đồ xuất bản lần đầu tiên có vẽ tượng
thần Atlat vác quả địa cầu trên vai (Trong
thần thoại Hi lạp, Atlat là con của thần
Titang Đapê và là anh em ruột với thần
Ptôlêmê, người đã đem ngọn lửa cho loài
người. Do thần Atlat chống lại Dơt, vị thần
chúa tể thế giới, nên đã bị trừng trị phải giơ
vai gánh đỡ cả bầu trời). Tất cả các tập
bản đồ in sau này tuy bìa không vẽ tượng
thần Atlat nữa, nhưng theo thói quen,
người ta vẫn gọi chung là Atlat (kể cả một

số tập tranh ảnh của các môn khoa học
khác như Sinh học, Cơ khí ). Atlat được
nhiều quốc gia xuất bản với nhiều chủ đề
khác nhau. Tại Anh, đã xuất bản atlat với
kích thước 60cm x 47cm, nặng 30 kg, bao
gồm 154 bản đồ lớn, nhỏ kèm theo 800
bức ảnh. Phía dưới mỗi bức tranh là
những dòng miêu tả khá chi tiết về địa lí,
văn hóa và lịch sử của các quốc gia gắn
liền với những địa danh và các sự kiện văn
hóa đó. Hiện trên thế giới có khoảng 3000
bản sao tập atlat này được bày bán trong
các phòng tr
ưng bày. Atlat đầu tiên ở Việt
Nam là t
ập Hồng Đức đồ bản (1490). Xt.
tập bản đồ.
atlat ảo Một tập hợp có hệ thống hoàn
ch
ỉnh các bản đồ được thành lập bằng
công nghệ số và sử dụng ở dạng số hoặc
trên màn hình
. Cùng với sự ra đời và phát
triển của công nghệ thông tin, việc xây
dựng và sử dụng atlat ảo ngày càng trở
nên phổ biến vì tính phong phú và tính
năng tiện dụng khi sử dụng bản đồ. Ngoài
vi
ệc sử dụng để đọc các bản đồ như tập
bản đồ in trên giấy, atlat ảo còn cho phép

đo khoảng cách trên bản đồ, tra cứu cứu
thông tin dưới dạng đa phương tiện. (A:
virtual atlas).
Xt. atlat điện tử
atlat địa lí Tập hợp các bản đồ mang
tính hệ thống, được xây dựng theo một đề
cương thống nhất, được in ra dưới dạng
sách hoặc các tờ rời. Sự thống nhất bên
trong của atlat được đảm bảo bởi sự đối
ứng, bổ trợ lẫn nhau, có sự liên hệ giữa
các trang bản đồ và các chương, có sự lựa
chọn hợp lí về lưới chiếu và tỉ lệ bản đồ
(với số lượng không nhiều), có sự quy định
thống nhất về tổng quát hóa bản đồ, phù
hợp với hệ thống kí hiệu biểu thị và sự
thiết kế thống nhất. Atlat được phân biệt
theo: sự bao quát không gian (atlat hành
tinh, thế giới, châu lục, đại dương, nhóm
quốc gia, quốc gia
, đơn vị hành chính,
vùng, thành phố ); theo nội dung (chung,
chuyên đề, vd: atlat địa lí tự nhiên, atlat
kinh tế, atlat phức hợp); theo ý nghĩa
(nghiên cứu khoa học, địa phương, giáo
khoa, phổ thông trung học, quân sự, du
lịch
, giao thông ); về kích thước (lớn, để
bàn, sách, nhỏ, bỏ túi); về phương pháp
thành lập (truyền thống, máy tính, in ra
giấy hoặc atlat điện tử

).
11
atlat điện tử Một tập hợp có hệ thống
hoàn chỉnh các bản đồ được thành lập và
sử dụng bằng công nghệ số, có liên quan
hữu cơ với nhau, chỉnh hợp và bổ sung
cho nhau, được xây dựng theo một đề
cương chung, hợp th
ành một thể thống
nhất. Các bản đồ được trực quan hoá và
sử dụng trên màn hình, tiếp cận GIS và sử
dụng kĩ thuật đa phương tiện, có khả năng
phân tích và truy xuất dữ liệu không gian.
Atlat điện tử có thể được bi
ên tập để phát
hành trên đĩa CD-ROM, DVD-ROM hoặc
trên mạng Internet. Các chức năng tương
đối phổ biến của atlat điện tử bao gồm: 1)
Cho phép hiển thị theo từng chuyên đề,
theo các lớp đối tượng; 2) Cho phép phóng
to, thu nhỏ bản đồ và di chuyển hình ảnh
bản đồ trên màn hình; 3) Cho phép đo, tính
trên bản đồ: tọa độ, khoảng cách, phương
hướng, diện tích, khối lượng ; 4) Cho
phép thực hiện một số phép chuyển đổi; 5)
Cho phép xuất các bản đồ sang dạng khác
hoặc in ra giấy
. Một số loại atlat điện tử
còn có thêm một số chức năng tương tác
ở mức cao hơn như: 1) Hiển thị các thông

tin thuộc tính của đối tượng đồ họa; 2) Tìm
ki
ếm các đối tượng theo dấu hiệu nào đó.
Hiện nay, atlat điện tử được nhiều quốc
gia xây dựng và phát hành vì những tính
năng tiện lợi của atlat và dễ dàng phổ biến
thông qua đĩa CD-ROM, mạng Internet.
Hàng năm, hãng Microsof đều phát hành
b
ộ đĩa CD-ROM (hoặc DVD-ROM) Encata,
trong đó có hệ thống bản đồ điện tử rất đa
dạng và phong phú của toàn thế giới cũng
như các khu vực, quốc gia. Tại Việt Nam,
năm 1998, Dự án GIS quốc gia thuộc Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường (cũ)
đ
ã phối hợp với Tổng cục Du lịch phát
hành đĩa CD-ROM "Atlas tài nguyên và
môi trường Việt Nam". Sau đó, đã có nhiều
sản phẩm atlas điện tử được xây dựng
như: atlas địa lí Việt Nam, atlas môi trường
vùng Đông Bắc Việt Nam, atlas nông
nghiệp Việt Nam, atlas tỉnh Đồng Nai, atlat
tỉnh Cao Bằng Hiện nay, atlat điện tử đã
được nhiều cơ quan, địa phương xây dựng
(A: electronic atlas).
atlat giáo khoa X. tập bản đồ giáo khoa.
atlat khu vực Loại atlat tổng hợp bao
trùm một khu vực, từ các đơn vị hành
chính trong phạm vi một nước (huyện, tỉnh,

vùng kinh tế) đến các khu vực liên quốc
gia (vd: Atlat hạ lưu sông Mêkông). Atlat
khu vực đa dạng về mục đích sử dụng,
tính chất và ý nghĩa giá trị (tuỳ thuộc vào
đặc điểm khu vực; mục đích sử dụng, trình
độ phát triển). Atlat khu vực có thể đáp
ứng nhiều mục đích hoặc nhằm giải quyết
một nhiệm vụ cụ thể nào đó.
Atlat quốc gia Việt Nam Một công trình
khoa học của rất nhiều lĩnh vực, được xuất
bản năm 1996. Cuối năm 1980, khi tiến
hành xây dựng kế hoạch 5 năm 1981-
1986, Viện Khoa học Việt Nam (nay là
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã
đăng ký công trình nghiên cứu xây dựng
Atlas quốc gia thành một chương trình
nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà
nước. Chương trình Xây dựng Atlas quốc
gia có mã số 48.03, do GS.TS Nguyễn Văn
Chiển, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa
học Việt Nam làm chủ nhiệm. Nhà nước
đã cử ra Ban chủ nhiệm để lãnh đạo thực
hiện chương trình nghiên cứu quan trọng
này. Ban chủ nhiệm chương trình, Ban
biên tập khoa học của Chương trình bao
gồm các nhà khoa học từ 5 cơ quan
nghiên cứu khoa học chủ chốt của Nhà
nước và các viện nghiên cứu của 10 Bộ và
các trường đại học tham gia. Tổng số tác
giả tham gia thành lập bản đồ cho Atlat

quốc gia là 349 người. Trong quá trình
thực hiện, Nhà nước đã cho phép Chương
trình mời chuyên gia Liên Xô (cũ) giúp đỡ
về những lĩnh vực khoa học mà Việt Nam
còn thiếu cán bộ có kinh nghiệm. Đã có 11
chuyên gia về địa lí và hải dương học tham
gia thực hiện Chương trình này. Chương
trình khoa học 48.03 đã hoàn thành phần
xây dựng các bản đồ tác giả của atlat vào
12
năm 1986. Từ năm 1987 đến 1996, Cục
Đo đạc và Bản đồ Nhà nước, tiếp đó là
Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên
và Môi trường) đảm nhiệm phần biên tập,
xây dựng bản gốc biên vẽ, chế bản và in
atlat.
V
ề cấu trúc, nội dung: Atlat quốc gia Việt
Nam có kích thước 38 cm x 54 cm, tỉ lệ
các bản đồ chính là 1:3 000 000. Atlas
quốc gia Việt Nam gồm 14 chương với 114
trang bản đồ, 49 trang thuyết minh và tra
cứu địa danh, thể hiện bằng ngôn ngữ Việt
và Anh, gồm các phần chủ yếu sau: 1)
Phần mở đầu: 9 trang, gồm các bản đồ:
Việt Nam nhìn từ vũ trụ, Việt Nam trên bản
đồ thế giới, Việt Nam và các nước lân cận,
Đại Nam nhất thống toàn đồ, H
ành chính
Việt Nam, Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí

Minh; 2) Phần tự nhiên: 8 chương, trình
bày trên 55 trang. Chương I: Địa chất - 13
bản đồ; Chương II: Địa hình - 7 bản đồ;
Chương III: Khí hậu
- 7 bản đồ; Chương
IV: Thủy văn - 14 bản đồ; Chương V: Thổ
nhưỡng - 4 bản đồ; Chương VI: Thực vật
- 10 bản đồ; Chương VII: Động vật - 8 bản
đồ; Chương VIII: Biển Đông - 15 bản đồ; 3)
Phần kinh tế - xã hội: 6 chương, trình bày
trên 49 trang. Chương IX: Dân cư - 8 bản
đồ; Chương X: Nông nghiệp - 10 bản đồ;
Chương XI: Công nghiệp - 9 bản đồ;
Chương XII: Vận tải, bưu điện, thương
nghiệp - 6 bản đồ; Chương XIII: Kinh tế
chung - 2 bản đồ; Chương XIV: Giáo dục,
văn hóa, y tế, du lịch - 7 bản đồ; 4) Phần
thuyết minh bản đồ: Tiếng Việt - 19 trang,
tiếng Anh - 19 trang.
Đây là Atlat quốc gia có quy mô lớn và đầy
đủ nhất của Việt Nam, được đánh giá cao
về trình độ khoa học bản đồ của Việt Nam.
Năm 2005, công trình Atlat quốc gia Việt
Nam đã được Nhà nước tặng giải thưởng
Hồ Chí Minh. Trung tâm sách kỷ lục Việt
Nam đã đề xuất Atlas Quốc gia Việt Nam
là quyển sách có kích thước lớn nhất Việt
Nam.
atmôtphe Đơn vị đo khí áp, tính bằng
áp suất gây ra bởi một cột thủy ngân cao

760mm, (có khối lượng riêng bằng
13,5951 g/cm
3
, ở nhiệt độ 0
o
C và tại nơi có
gia tốc trọng trường bằng 980,665 cm/s
2
).
ăngten Bộ phận của hệ thống vô tuyến
mà từ đó sóng vô tuyến được phát vào khí
quyển hoặc không gian (ăngten phát) hoặc
nhờ nó thu được sóng vô tuyến (ăngten
thu). Ăngten định hướng là ăngten phát
hoặc thu năng lượng một cách có hiệu quả
hơn từ một số hướng so với những hướng
khác. Ăngten mọi hướng phát hoặc thu tốt
như nhau trong mọi hướng. Trong hệ
thống GPS, có thể phân làm 4 loại ăngten:
ăngten đơn cực hoặc lưỡng cực; ăngten
xoắn bốn dây hoặc lò xo ruột gà; ăngten
băng chữ nhật; ăngten xoắn hình công
hoặc lo xo hình nón. Mọi ăngten của hệ
GPS đều cần phải cực hoá theo vòng tròn.
ăngten chủ động X. ăngten định hướng.
ăngten định hướng (cg. ăngten chủ
động), ăngten bức xạ hay thu năng lượng
sóng vô tuyến theo một số hướng ưu tiên
nhất định. Tính định hướng có thể được
thực hiện bằng bộ phản xạ (ăngten phản

xạ) hoặc bộ hướng sóng (ăngten hướng
sóng). Trong đo GPS, ăngten định hướng
sử dụng để khuếch đại tín hiệu trước khi
truyền đến máy thu.
ăngten tự thích ứng (cg. ăngten thông
minh), ăngen có búp sóng hội tụ nhằm v
ào
m
ục tiêu (vd: ăngten điện thoại trên xe ô
tô). Ăngten có thể quay tự động để bám
mục tiêu khi xe đang di động, cự lihoạt
động xa hơn so với ăngten thường.
ăngten thông minh X. ăngten tự thích
ứng.
ăngten Yagi Giàn ăngten định hướng
sử dụng rộng rãi cho truyền hình và kính
thiên văn vô tuyến. Nó gồm một hoặc hai
lưỡng cực, bộ phản xạ song song và một
loạt các bộ định hướng có giãn cách nhau
t
ừ 0,15 – 0,25 bước sóng ở phía trước
13
lưỡng cực. Khi sử dụng để thu, cấu trúc
này điều tiêu tín hiệu tới lên lưỡng cực. Để
truyền, tín hiệu ra của lưỡng cực được
tăng cường bởi các bộ định hướng.
Ăngten này được đặt theo t
ên của
Hidetsuga Yagi (1886-1976).
ăngten xoắn ốc bốn dây Mộtkiểu ăngten

của GPS gồm bốn dây hình xoắn trôn ốc
trên mặt thu sóng vô tuyến. Khi dùng cho
máy thu GPS, ăngten xoắn ốc bốn dây
thường có kích thước bắng 1/2 hoặc 1/4
chiều dài bước sóng và được đặt trong
một hộp nhựa hình trụ để tăng độ bền.
âm bản X. bản âm.
âm học biển Môn học nghiên cứu sự
truyền các dao động âm trong nước biển.
Ở đây, âm truyền nhanh hơn trong không
khí khoảng 4,4 lần. Sự truyền âm này phụ
thuộc chủ yếu vào sự phân bố nhiệt độ, độ
muối, sự thay đổi áp suất, độ sâu của biển,
tính chất đất đáy biển, trạng thái mặt biển,
độ vẩn đục của nước do các tạp chất hữu
cơ, vô cơ hoà tan tạo ra. Sự truyền âm
trong nước biển tuân theo các quy luật
về
hấp thụ, tán xạ, khúc xạ. Âm học biển có
nhiều ứng dụng quan trọng: các máy thuỷ
âm, đo sâu, thăm d
ò các lớp đất đáy biển,
các đàn cá, liên lạc dưới nước
ấn bản Tất cả những bản của một tác
phẩm được sản xuất và phát hành với
cùng một khuôn mẫu và do cùng một thực
thể.
ấn hiệu nhà xuất bản Hình tượng nghệ
thuật có ghi tên, chữ đầu tên hoặc kí hiệu
tượng trưng của nhà xuất bản; là yếu tố

thuộc chi tiết xuất bản, trình bày sách, do
nhà xuất bản chọn. Vị trí ấn hiệu NXB do
nhà xuất bản định cho từng cuốn sách ở
trên bìa, trang tít sách, áo bìa và trên gáy
sách Phần lớn các nhà xuất bản đều có
ấn hiệu để dễ nhận biết trên các xuất bản
phẩm do nhà xuất bản phát hành.
ấn loát X. in
ấn phẩm Sản phẩm của ngành in, được
chia thành nhiều loại: 1) Ấn phẩm là xuất
bản phẩm bao gồm các loại như sách,
báo, tạp chí (xuất bản định kì, nhiều kì,
không định kì); ấn phẩm tờ rời như bản
nhạc, bản đồ, tranh ảnh 2) Ấn phẩm
không phải là xuất bản phẩm bao gồm các
loại như nhãn hiệu, bao bì, mẫu biểu, tài
liệu thống kê, thiếp mời, danh thiếp
ấn xuất Số lượng bản in thành phẩm
để sử dụng hoặc phát hành. Đối với bản
đồ địa hình, ấn xuất hiện nay thường quy
định từ 100 – 500 bản. Đối với những bản
đồ có tính chất sử dụng rộng rãi như bản
đồ du lịch các thành phố lớn (Hà Nội, TP.
Hồ Chí Minh) hoặc bản đồ Việt Nam in trên
khổ Ao, ấn xuất có thể
tới hàng chục nghìn
bản.
14
bạc brômua Tinh thể hình lập
phương màu vàng nhạt, biến thành màu

xám khi tiếp xúc với ánh sáng; khối lượng
riêng 6,453 g/cm
3
(ở 25
o
C); t
nc
= 424
o
C; t
s
= 1 505
o
C. Rất nhạy với ánh sáng, tia X
hoặc tia phóng xạ. Hầu như không tan
trong nước (1,65.10
–6
% ở 25
o
C) và trong
các axit loãng; ít tan trong dung d
ịch NH
3
(0,4% trong dung dịch NH
3
10% ở 20
o
C).
Điều chế từ dung dịch muối bromua của
kim loại kiềm. Dùng tráng lớp trên phim

ảnh, giấy ảnh, chất xúc tác khi điều chế
axit béo
bạc clorua Tinh thể hình lập phương,
màu trắng; khối lượng riêng 5,56 g/cm
3
; t
nc
= 455
o
C; t
s
= 1 550
o
C. Không tan trong
nước và trong các axit loãng; tan nhiều
trong axit clohiđric đặc, sôi; dễ tan trong
dung dịch amoniac đặc, KCN, Na
2
S
2
O
3

do xảy ra quá trình tạo phức. Bị phân huỷ
dưới tác dụng của ánh sáng trở thành màu
đen; bị khử bởi chì (Pb), magie (Mg), kẽm
(Zn), thuỷ ngân (Hg), đồng (Cu). Điều chế
từ dung dịch có chứa ion Ag
+
và dung dịch

có chứa ion Cl

. Được dùng nhiều trong
công nghiệp làm phim ảnh, giấy ảnh
bài toán bản đồ bốn màu Bài toán bản
đồ bốn màu đặt vấn đề: cần ít nhất bao
nhiêu màu để tô màu các quốc gia hoặc
các khu vực lân cận có chung biên giới.
Đây là bài toán khó nổi tiếng đã hấp dẫn
nhiều nhà toán học xuất sắc. Bài toán bản
đồ bốn màu chính thức đặt ra vào năm
1852 do một học sinh của Trường đại học
Luânđôn hỏi thầy giáo là giáo sư toán học
Môngan. Ông không giải được và đã thảo
luận với các nhà toán học khác nhưng
cũng không giải quyết được, do đó đã trở
thành bài toán khó và lưu truyền cho đời
sau. Sau đó, đã có nhà toán học cho rằng:
với bất kì một tấm bản đồ nào, chỉ cần
dùng 4 màu là đủ. Đến tháng 9 năm 1976
“Thông báo c
ủa hội toán học Hoa Kì” đã
đưa ra một tuyên bố làm chấn động giới
toán học toàn thế giới: hai giáo sư của
Trường đại học Ilinôi là Abel và Hagan đã
dùng máy tính điện tử chứng minh là bài
toán bản đồ bốn màu là chính xác. Họ đã
xem xét bài toán b
ốn màu cho 2000 bản
B

15
đồ đặc thù và đã dùng 1200 giờ máy tính
để chứng minh bài toán trên.
bài toán bảy cái cầu Một bài toán cổ
trong lí thuyết đồ thị: một con sông chảy
qua thành phố Quênichxbec, giữa sông có
hai đảo. Có bảy cái cầu nối hai bờ sông
với hai đảo và nối hai đảo với nhau. Liệu
có thể xuất phát từ một điểm trong thành
phố rồi lại trở về điểm đó bằng cách đi qua
đủ bảy cái cầu và mỗi cái cầu chỉ được
phép đi q
ua một lần mà thôi hay không?
Năm 1736, Ơle đã chứng minh bài toán
này không có lời giải, tức là không tồn tại
một hành trình như trên.
bài toán cơ bản thứ hai X. bài toán
ngược.
bài toán cơ bản thứ nhất X. bài toán
thu
ận.
bài toán đảo X. bài toán ngược.
bài toán ngược (cg. bài toán nghịch, bài
toán đảo, bài toán cơ bản thứ hai), bài
toán trắc địa điển hình, khi biết toạ độ (x
1
,
y
1
) của điểm thứ nhất và toạ độ (x

2
, y
2
) của
điểm thứ hai thì sẽ tính được góc định
hướng

12
của đoạn thẳng d
12
và khoảng
cách nằm ngang d
12
giữa hai điểm đó. Bài
toán ngược thường sử dụng khi tính
những số liệu cần thiết để bố trí công trình,
định hướng phương tiện trong giao thông
vận tải. Trong quân sự được sử dụng tính
các phần tử bắn của pháo binh, tên lửa;
định hướ
ng trong hành quân, tìm kiếm
mục tiêu,
bài toán thuận (cg. bài toán cơ bản thứ
nhất), bài toán trắc địa điển hình, khi biết
toạ độ (x
1
, y
1
) của điểm thứ nhất và
kho

ảng cách nằm ngang (d
12
) giữa điểm
đó với một điểm thứ hai, góc định hướng

12
của đoạn thẳng d
12
thì sẽ tính được toạ
độ (x
2
, y
2
) của điểm thứ hai đó. Bài toán
thuận thường sử dụng khi tính toán toạ độ
khống chế trắc địa. Có hai trường hợp giải
bài toán trắc địa thuận: giải trên mặt
phẳng; giải trên mặt cầu.
bản âm (cg. âm bản, bản âm phim, ảnh
âm), ảnh chụp của một đối tượng, trong đó
những chỗ trắng trên vật chụp sẽ có màu
đen, còn những chố đen trên vật chụp sẽ
có màu trắng. Bản âm thu trên phim có thể
in trên giấy ảnh thành bản dương với số
lượng bất kì. Màu của ảnh trên bản âm
phim màu là màu phụ của màu tương ứng
trên vật được chụp
.
bản âm phim X. âm bản.
ban biên tập (cg. bộ biên tập), 1. Tập

thể lãnh đạo, quản lí các mặt hoạt động
của tờ báo, hoặc tạp chí, hoặc nhà xuất
bản ở Việt Nam.
2. Tập thể những người thực hiện một số
công việc phục vụ cho quá trình tiến hành
một công trình nghiên cứu khoa học, hoặc
một đề án về nghiên cứu lí luận, tổng kết
thực tiễn, do ban chủ nhiệm đề tài, hoặc
ban chủ nhiệm đề án lập ra với các tên gọi
như ban hoặc tổ biên tập. Tập thể này có
nhiệm vụ thu thập, chọn lọc, sắp xếp,
chỉnh lí tài liệu, cùng với tác giả biên soạn
thành những báo cáo tổng kết đề tài
nghiên cứu trình hội đồng nghiệm thu hoặc
trình cơ quan chủ quản xem xét.
bản can Tài liệu, sách, văn hoá phẩm,
hình vẽ, bản đồ được thực hiện trên giấy
can. Cơ sở để lập bản can l
à bản gốc. Từ
bản can có thể in ra nhiều bản sao bằng
những phương tiện kĩ thuật khác nhau.
bàn đạc Tấm gỗ vuông có kích thước
thay đổi từ 35 × 35 cm đến 70 × 70 cm,
dày 2 - 4 cm, dùng kết hợp với máy bàn
đạc trong đo vẽ bản đồ ngoài thực địa. Khi
đo vẽ, bàn đạc được vặn chặt vào một giá
16
ba chân và có thể quay xung quanh trục
đứng.
bàn độ Một bộ phận của máy kinh vĩ

có cấu tạo vành đĩa hình tròn bằng kim loại
hoặc thuỷ tinh, có khắc các vạch từ 0 đến
360
o
, dùng để đo góc. Tuỳ theo độ chính
xác của máy kinh vĩ, vạch khắc trên bàn độ
có thể chia ra phút , độ hoặc grad. Có bàn
độ nằm dùng để đo góc nằm ngang; bàn
độ đứng để đo góc nằm nghiêng.
bản đồ Hình ảnh tổng quát của bề mặt
Trái Đất, các thiên thể hoặc không gian vũ
trụ trên mặt phẳng theo những quy tắc
toán học xác định, được thu nhỏ theo quy
ước và khái quát hoá để phản ánh sự
phân bố, trạng thái và những mối liên hệ
của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, xã
hội được chọn lọc và thể hiện bằng hệ
thống kí hiệu và màu sắc. Có thể coi bản
đồ là mô hình kí hiệu tượng hình có tính
thông tin cao, có sự tương ứng không gian
– thời gian so với nguyên gốc, có tính bao
quát lớn và tính rõ ràng, có khả năng đo
đạc. Vì vậy, bản đồ trở thành phương tiện
nhận thức quan trọng nhất về các khoa
học Trái Đất và các khoa học về kinh tế –
xã hội, dùng để phản ánh trực quan những
tri thức đã tích luỹ được cũng như để nhận
biết những tri thức mới. Về tỉ lệ, có thể
phân biệt: bản đồ tỉ lệ lớn (≥1:100 000),
bản đồ tỉ lệ trung bình (từ 1:200 000 đến

1:1 000 000), bản đồ tỉ lệ nhỏ (≤1:1 000
000). Tương ứng với nội dung thể hiện, có
thể phân thành các nhóm bản đồ sau: bản
đồ địa lí chung, bản đồ chuyên đề (trong
đó bao gồm: bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh
tế – xã hội, các bản đồ có sự tác động lẫn
nhau giữa tự nhiên và kinh tế – xã hội, bản
đồ chuyên môn. Tất cả các thể loại bản đồ
trên là bản đồ giải tích, phức hợp hoặc
tổng hợp. Theo sự chuyên môn hóa trong
thực tiễn, có thể phân biệt một số kiểu bản
đồ: bản đồ kiểm kê, phản ánh sự tồn tại và
phân bố của các đối tượng, hiện tượng;
bản đồ đánh giá, phản ánh đặc điểm phù
hợp của các đối tượng đối với một số kiểu
hoạt động kinh tế nào đó; bản đồ đề xuất,
phản ánh sự bố trí các biện pháp được đề
ra để bảo vệ các điều kiện tự nhiên và sử
dụng tối ưu tài nguyên; bản đồ dự báo,
phản ánh sự báo trước mang tính khoa
học về các hiện tượng mà hiện thời chưa
có hoặc chưa rõ ràng.
Bản đồ cổ nhất thế giới mà đến nay còn
biết có từ thiên niên kỷ 5 tCN. Những bản
đồ cổ nhất làm nổi bật các quan hệ địa
hình như sự quan hệ, sự gần kề và sự
ngăn cách. Sự phát triển lớn trong việc lập
bản đồ diễn ra khi hình học ra đời, nó đã
được sử dụng lần đầu tiên ở Babylon vào
khoảng thế kỷ 23 tCN. Bản đồ được khắc

ở thành phố thánh thần Nippur, trong thời
kỳ Kassite (thế kỷ 14 tCN – thế kỷ 12 tCN)
trong lịch sử Babylon, đã được tìm thấy ở
Nippur. Người Ai Cập cổ đại sau này cũng
sử dụng hình học để đo đạc đất đai cũng
như tái đo đạc nó sau những thời kỳ ngập
lụt của Nin do các ranh giới đã bị mất đi.
Người Hy Lạp cổ đại đã bổ sung thêm tính
nghệ thuật và khoa học cho bản đồ học.
Strabo (khoảng 63 tCN – khoảng 21 tCN)
được coi là cha đẻ của địa lí vì ông đã viết
Geographia (Địa lí), trong đó ông dẫn
chứng và phê bình các công trình của
những người khác (phần lớn trong số họ
ngày nay chúng ta không biết do Strabo
không nói đến tên của họ).
Bản đồ thông thường được lập ra bằng
giấy và bút, nhưng sự ra đời và phổ biến
của máy tính đã tạo ra nhiều thay đổi trong
khoa học bản đồ. Phần lớn các bản đồ có
chất lượng thương mại ngày nay được tạo
ra nhờ các phần mềm lập bản đồ. Chúng
có thể là CAD, GIS hay các phần mềm lập
bản đồ chuyên nghiệp nào đó.Các chức
năng của bản đồ như là công cụ trực quan
cho các số liệu không gian. Các số liệu này
thu được từ công việc đo lường và có thể
lưu trữ trong cơ sở dữ liệu, từ đó nó được
xử lí thành các loại bản đồ cho các mục
đích khác nhau. Xu hướng hiện nay trong

lĩnh vực này là chuyển dần từ các phương
17
pháp tương đồng sang các phương pháp
sử dụng kĩ thuật số nhằm tạo ra các bản
đồ có tính động và tương tác cao.
bản đồ 299 (cg. bản đồ giải thửa), bản
đồ được thành lập theo tinh thần Chỉ thị
299/TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của
Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu: phục
vụ cho việc thống kê đất đai, đăng kí đất
đai ban đầu, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất nông nghiệp và đất ở thuộc
khu vực nông thôn trên phạm vi cả nước.
Trên bản đồ thể hiện chi tiết đến từng thửa
đất, vẽ trọn thửa (ranh giới thửa đất phải
kép kín trên mảnh bản đồ) kèm theo bản
đồ gốc có sổ dã ngoại (ghi các thông tin về
thửa đất: chủ sử dụng, loại đất theo hiện
trạng ). Việc thành lập bản đồ 299 theo
các phương pháp: đo đạc mặt đất với các
dụng cụ đơn giản: thước dây, tiêu đo, bàn
đạc cải tiến (dùng định hướng, khoảng
cách đo bằng thước dây); ở các tỉnh vùng
đồng bằng sông Cửu Long sử dụng ảnh
đơn cùng tỉ lệ kết hợp điều vẽ ngoại nghiệp
để thành lập bản đồ. Trong đo đạc mặt đất,
khống chế đo vẽ chủ yếu là khống chế ván
đo (chỉ trong phạm vi từng mảnh bản đồ
gốc, hệ tọa độ độc lập, lưới khống chế
dạng tự do, định hướng bản đồ bằng la

bàn, thiếu khống chế thống nhất cho toàn
khu đo: xã, huyện), ghép biên bản đồ chủ
yếu dựa vào các yếu tố địa vật. Độ chính
xác bản đồ chỉ đảm bảo trong phạm vị
mảnh bản đồ gốc. Bản đồ 299 được biên
tập theo đơn vị hành chính cấp xã, các
mảnh bản đồ gốc được ghép biên với nhau
theo địa vật tạo thành tở bản đồ có kích
thước:100 x 75 cm với yêu cầu vẽ trọn
thửa đất. Hiện nay, tại nhiều địa phương
do chưa có bản đồ địa chính chính quy
nên vẫn phải sử dụng loại bản đồ này để
quản lí đất đai.
bản đồ á địa chất Một loại bản đồ địa
chất, chỉ thể hiện các thành tạo và cấu trúc
nằm trên mặt không chỉnh hợp.
bản đồ ảnh Bình đồ ảnh được in trên
giấy hoặc lưu trong các thiết bị nhớ, được
thể hiện theo một lưới chiếu bản đồ và
kích thước đã định, có đưa lên nội dung
bản đồ (lưới tọa độ, đường bình độ, dân
cư, thủy văn, giao thông và có thể bao
gồm một số nội dung chuyên đề khác. Bản
đồ ảnh được lập trên cơ sở các ảnh vũ trụ
được gọi là bản đồ ảnh vũ trụ. Đối với
những khu vực rộng lớn có độ chênh cao
lớn thường lập bản đồ trực ảnh
(orthophotomaps) nhờ sự thực hiện nắn
ảnh từ phép chiếu xuyên tâm về phép
chiếu thẳng đứng và khử sai số về dáng

đất và độ cong bề mặt Trái Đất. Nhờ sự
chồng khớp nền ảnh và cơ sở bản đồ
chính xác mà bản đồ ảnh đặc biệt thuận lợi
cho việc định hướng trên thực địa, tiến
hành công tác thiết kế và làm cơ sở lập
các bản đồ ảnh chuyên đề và bản đồ ảnh
vũ trụ chuyên đề
. Trong sản xuất, khi lập
bản đồ ảnh, tiến hành in chập kí hiệu các
địa vật, hệ thống đường bình độ và các ghi
chú lên bản in sao từ bình đồ ảnh hàng
không hoặc bình đồ ảnh vệ tinh. Bản đồ
ảnh rất đa dạng về chủ đề như địa hình,
địa chất, kiến tạo, cảnh quan, Mặt Trăng
Nền ảnh trên bản đồ ảnh có thể đen - trắng
hoặc nhiều màu. (A: photographic map).
bản đồ ảo X. bản đồ số.
bản đồ bao đạc Một loại bản đồ địa
chính thời Pháp thuộc, thành lập cho cấp
xã, trên đó vẽ chu vi toàn xã và chu vi các
loại đất khác nhau: đồi, núi, rừng, đất
hoang, nghĩa địa, ruộng 1 vụ, ruộng 2 vụ,
đất hoa màu, hồ ao, giao thông, sông
ngòi
bản đồ biển Những bản đồ nhằm mục
đích đảm bảo hàng hải và giải quyết các
nhiệm vụ liên quan đến nghiên cứu và sử
dụng các tài nguyên của biển và đại
dương. Bản đồ biển được xây dựng trên
cơ sở lí thuyết chung của bản đồ học,

nhưng việc th
ành lập các bản đồ trên biển

×