Tải bản đầy đủ (.pptx) (26 trang)

giai đoạn nảy mầm cây cỏ ngọt.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 26 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM
TIỂU LUẬN
Cây thuốc
NHÓM 5
giảng viên: Ninh Thị Phíp
Thành viên trong nhóm gồm
Trần Thị Thủy K57BVTVA 570095
Mẫn Thị Xã K57BVTVA 570118
Nguyễn Tiến Thành K56KHCTE 562602
Nội dung tiểu luận
Trình bày đặc điểm giai đoạn nảy mầm của
cây cỏ ngọt? Các biện pháp kỹ thuật tác động
để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao?
I. Đặc điểm của giai đoạn nảy mầm
Hạt của cây Stevia sau khi gieo khoảng 9-10 ngày thì
mọc, nhiệt độ thích hợp cho việc nẩy mầm từ 20-250C,
ẩm độ 60-85%, nhiệt độ dưới 150C hạt không nẩy
mầm, trên 350C hạt sẽ chết. Cây con có độ tuổi 50-60
ngày từ khi gieo mới đủ khoẻ đẻ cấy ra ruộng. Cây con
mọc từ hạt yếu dẫn đến sự sinh trưởng kém, độ ngọt
trong lá giảm, tỷ lệ hạt nảy mầm nhỏ chỉ đạt 2-2.5%.
Sản xuất cây con bằng phương pháp dâm
cành, rút ngắn thời gian trong vườn ươm
xuống còn 14-20 ngày. Sau dâm 5-10 ngày,
cành con bắt đầu ra rễ. Giai đoạn dâm
cành yêu cầu nhiệt độ từ 25-300C, độ ẩm
từ 70-80% thì cành dâm có tỷ lệ sống cao
và cây con có chất lượng tốt. Nhiệt độ quá
cao hoặc quá thấp đều không thuận lợi cho
sự phát triển của cành dâm.


II.Các biện pháp kỹ thuật tác động
để đảm bảo tỷ lệ nảy cây sống cao
Chính vì tỷ lệ này mầm của hạt quá thấp, thời
gian kéo dài và quy trình kỹ thuật cho việc giâm
bằng hạt cũng khó hơn, nên hiện nay chúng ta
đang sử dụng phần lớn phương pháp nhân
giống vô tính để làm cây con, cho năng xuất và
hiệu quả cao hơn rất nhiều
Nhân giống vô tính
Phương pháp nuôi cấy mô phân sinh Meris Tema
Môi trường thích hợp nuôi cấy cỏ ngọt Invitro là môi trường MS lỏng. hỗn hợp
có Indositol. Sacaro.VTM tổng hợp và Adenin. Dùng phương pháp Mereslema
có hiệu quả hơn so với phương pháp tạo mô sẹo, ra rễ sao khi cấy 7-10 ngày.
Những cành ngọn lớn nhanh sẽ giữ làm cành mẹ để nuôi cấy đợt sau. Những
cành còn lại đưa ra đất cần có chế độ chăm sóc tốt mới có tỷ lệ sống cao.
Khoảng 25 ngày sau khi cấy, cây đã tốt thì đem trồng ra ruộng. tuổi cây con từ
30-35 ngày. Ưu điểm của phương pháp này là phân nhánh hàng loạt và nhân
được cây con trong suốt mùa đông để có cây cung cấp cho vụ sớm.
Phương pháp
nuôi cấy mô
kỹ sư đang quan sát sự phát triển của cây con
Nhân giống vô tinh

. Chuẩn bị nguồn cây mẹ sạch bệnh:

. Tiêu chuẩn mầm giâm

Xử lý mầm trước khi giâm


Xử lý thuốc kích thích ra rễ

Gía thể giâm cây

Điều kiện giâm cây

Kỹ thuật giâm cây con

Chế độ dinh dưỡng cho cây con trong vườn
giâm:

Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trong vườn
giâm:
Phương
pháp giâm
cành
Chuẩn bị nguồn cây mẹ sạch bệnh:
Cây mẹ sạch bệnh là cơ sở đầu tiên và rất quan trọng để có
được những mầm cây khỏe mạnh đưa vào làm giống. Vườn cây
mẹ cần được trồng cách xa những cây trồng khác, tránh trường
hợp dễ lây lan bệnh qua gió, hoặc các nguy cơ khác. Việc chăm
sóc vườn cây mẹ để làm giống tuân thủ kỹ thuật phức tạp hơn so
với trồng cây thương phẩm, tuy nhiên, điều quan trọng nhất
trong vườn cây mẹ làm giống là phương pháp kỹ thuật nhằm tạo
tán cho cây ngay từ khi sau trồng khoảng 15 ngày
Tiêu chuẩn mầm giâm
Mầm tiêu chuẩn là mầm khoẻ mạnh; bánh tẻ (tức là
không quá non và quá già); không bị nhiễm sâu bệnh;
không có nụ hoa. Chiều dài mầm cắt từ 5cm-7cm, tương

đương với 4-5 cặp lá/mầm. Mầm để giâm phải được cắt
vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tránh cho mầm
không bị héo nước. Mầm sau khi cắt xong phải xử lý để
giâm ngay, bảo quản nơi râm mát. 1 tuần trước khi có kế
hoạch cắt mầm không được bón phân hoặc phun phân
bón lá, hoặc tưới đạm loãng vì mầm tích nước sẽ không
tốt cho quá trình giâm cây con.
Với cây đạt tiêu chuẩn ta
có thể cắt ở 3 vị trí
Xử lý mầm trước khi giâm
Sử dụng kéo để cắt mầm, chú ý trước khi sử dụng vào
từng công đoạn cần khử trùng kéo bằng nước muối nhẹ tránh
việc gây bệnh qua các vết thương cơ giới của mầm giâm. Bó
mầm thành từng bó vừa tay, tuốt các cặp lá phía thân
dưới , chỉ để lại 2 đôi lá thật ở phần ngọn, tránh làm tổn
thương đến những mầm nhỏ ở nách lá và làm bầm dập những
đôi lá còn lại. Sau khi cắt mầm để tạo độ đồng đều cho mầm
giâm, nhúng phần cắt vào dung dịch khủ trùng ngay.
Xử lý thuốc kích thích ra rễ

Nhằm mục đích
xử lý Auxin ngoại
sinh cho mầm,
kích thích mầm
hình thành và
phát sinh rễ mới
ở vị trí được
nhúng thuốc. Các
loại thuốc ra rễ
thường dùng:

Super Roots
Điều kiện giâm cây

Vườn giâm có thể làm dạng các
luống dài, có thể giâm trong các
túi bầu, giâm trong khay giâm
hoặc giâm trực tiếp xuống đất
phù xa. Ở mỗi điều kiện giâm cây,
chúng ta cần có những chế độ
chăm sóc và dinh dưỡng khác
nhau để cây con xuất vườn đạt
tiêu chuẩn. Nhiệt độ thích hợp
cho cành giâm ra rễ là 25-300C.
độ ẩm không khí là 80-85% ánh
sang khoảng 2000lux
Một cây con hoàn chỉnh. Rễ
đủ dài để hút dinh dưỡng nuôi
cây
Ta có thể giâm cành theo
luống dài (công nghiệp) hoặc
có thể giâm tại nhà với các vật
dụng đơn giản dễ kiếm
Kỹ thuật giâm cây con:

Bước 1: Tưới ẩm cho bề mặt luống
giâm.

Bước 2: Dùng giầm rạch tạo hàng
trên mặt luống.


Bước 3: Cắm từng mầm xuống hàng
vừa rạch, mầm đứng thẳng, sau khi
cắm hết hàng thì ta dùng cườm tay
ấn chặt giá thể chỗ gốc mầm, tránh
làm dập gãy mầm.
Thời gian giâm mầm tốt
nhất là vào buổi sáng
sớm hoặc buổi chiều mát, tránh
thời điểm trưa nắng vì lúc nầy
mầm đã tách khỏi cây mẹ rất
yếu, rất dễ bị thương tổn như
héo nước, nấm bệnh… khó
phục hồi và khó ra rễ
Mật độ giâm:
Mầm cách mầm từ 1,5-2 cm,
hàng cách hàng 3-5 cm. Tùy vào
kích thước mầm và vụ giâm mà
ta thay đổi mật độ cũng như
cách tuốt lá.
Chế độ dinh dưỡng cho cây
con trong vườn giâm

Tùy từng loại giá thể giâm để quyết
định chế độ dinh dưỡng bổ sung cho
cây con trong giai đoạn vườn giâm.
Tuy nhiên, do thời gian trong vườn
giâm ngắn, vào mùa thích hợp
khoảng 15-20 ngày, mùa đông kéo
dài hơn khoảng từ 35-40 ngày,
chính vì vậy, việc bổ sung dinh

dưỡng cho cây chủ yếu sử dụng các
chế phẩm dinh dưỡng qua lá như
phân bón lá 502, Komic…
Sử dụng thuốc Bảo vệ thực
vật trong vườn giâm:

Trong vườn giâm thì cây
con chủ yếu bị nhiễm bệnh
hơn là bị sâu tấn công. Trên
thực tế thì thấy rất ít sâu
trong vườn ươm, nếu có thì
chỉ là rệp vừng và sâu xanh
ăn lá
Nhân giống hữu tính
Nhân giống hữu tính

Vị trí đăt vườn ươm hạt giống phải là những nơi có đủ ánh sáng, gần nguồn nước
sạch, đất pha cát nhẹ, độ PH trung tính, không có độc tố, đất phải được đánh tơi
xốp và làm vệ sinh bề mặt thật tốt đảm bảo cho hạt giống này mầm tốt nhất

Phơi đất khoảng 7-10 ngày trước khi tiến hành, mặt luống có diện tích khoảng 15 x
1.2m để dễ chăm sóc và che chắn khi cần thiết, các rãnh cách nhau tối thiểu 70cm
để việc vận chuyển các công cụ dụng cụ và đi lại không làm ảnh hưởng đến hạt
giống hoặc khi đã nảy mầm thành cây con. Vườn ươm cho hạt giống nhất thiết phải
phủ bằng nilon trắng, một phần tránh thoát hơi nước, một phần đó là điều kiện môi
trường tốt để hạt này mầm, bên cạnh đó, cách ly với môi trường bên ngoài

Hạt giống cỏ ngọt có rất nhiều loại khác nhau nhưng khi giâm bằng hạt cần tuân thủ
chặt chẽ về mặt kỹ thuật. Hạt giống cần được phơi ở nhiệt độ và thời gian nhất định

trước khi đưa vào vườn ươm là phương pháp làm cho các mầm bệnh không còn.

Việc xử lý hạt giống rất quan trọng. Có thể sử dụng một số phương pháp
xử lý để lựa chọn hạt giống như: sử dụng nước hoặc gió để lựa chọn hạt
giống. Thông thường, người ta phải ngâm hạt giống từ 4-5 giờ trong nước
lạnh trước khi đưa ra vườn ươm

Sau khi lựa chọn được hạt giống đủ tiêu chuẩn, có rất nhiều phương pháp
ứng dụng, trong đó, cách hiệu quả nhất là trộn hạt giống với một số giá
thể sạch, đã được bổ sung dinh dưỡng và bổ sung khoáng chất đầy đủ.

Sử dụng rơm rạ khô phủ kín lên mặt luống, không sử dụng rơm rạ ẩm ướt
tránh việc tạo ra mầm bệnh cho vườn ươm

Phủ thêm lên mặt luống một lớp nilon trắng, giữ nhiệt độ và độ ẩm cho
hạt giống. Sau 7-10 ngày, lật nilon để kiểm tra mức độ nảy mầm của hạt
giống, nước và độ ẩm là yếu tố rất quan trọng, tuy nhiên, không được
tưới quá nhiều nước dẫn đến hạt giống không nảy mầm được, hoặc những
mầm mới nảy ra sẽ bị rũ xuống, khi hạt giống nảy được khoảng 3 mầm thì
chú ý tưới phân bón và dinh dưỡng đều đặn ( 15 ngày 1 lần).

Sau khi hạt nảy được khoảng 4-5 cặp lá, tiến hành cho nhổ bỏ những cây
yếu, cây chết, và làm vệ sinh nhẹ nhàng diện tích vườn giâm, lựa chọn
những cây khỏe, nảy mầm tốt để chăm sóc giai đoạn tiếp. Tỷ lệ này mầm
xác định chỉ được tối đa đến 25%. Làm cỏ dại 7 ngày/1 lần, thu gọn những
cây bị bệnh, phơi khô và đốt bỏ tránh việc lây lan cho những cây khỏe

Cây con thu được từ các hạt giống khỏe, trẻ và có mầu lá hơi tía, giống M3
có hình thái lá dài, có răng cưa, giống M2 cho hình thái lá tròn hơn, răng
cưa ít hơn và đậm màu hơn.


Cỏ ngọt được thu hoạch

×