Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

BÀI GIẢNG MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.92 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TÊ

BÀI GIẢNG MÔN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KINH TẾ
Ts. Lê Đức Niêm
NĂM 2011
i
Chương I:
Chương I 1
KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1
1.1 Một số vấn đề cơ bản 1
1.1.1 Khoa học 1
1.1.2 Nghiên cứu khoa học 3
1.1.3 Phương pháp nghiên cứu khoa học 4
1.2 Quá trình nghiên cứu khoa học: 6
1.2.1 Xác định đề tài nghiên cứu 7
1.2.2 Xây dựng đề cương nghiên cứu 7
1.2.3 Tổ chức công tác nghiên cứu 10
1.2.4 Công bố kết quả nghiên cứu 11
Chương II 11
SUY LUẬN KHOA HỌC 11
2.1. Lý thuyết khoa học 11
2.1.1 Lý thuyết khoa học 11
2.1.2 Thế nào là “khái niệm” 11
2.1.3 Mối quan hệ giữa các khái niệm 12
2.2. Giả thuyết nghiên cứu (hypothesis) và phương pháp suy luận 12
2.2.1 Phán đoán 12
2.2.2 Suy luận 12
2.3. Cấu trúc của phương pháp luận nghiên cứu khoa học 14


2.3.1 Luận đề 14
2.3.2 Luận cứ 14
2.3.3 Luận chứng 14
2.4. Phương pháp khoa học 15
2.4.1Phương pháp khoa học (PPKH) 15
Chương III 16
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ 16
3.1 Tích luỹ tài liệu trong nghiên cứu kinh tế 16
3.1.1 Tích luỹ tài liệu từ nguồn sẵn có trong sách báo 16
3.1.2 Tổ chức điều tra để thu thập số liệu 18
3.1.3 Tổng kết kinh nghiệm của các đơn vị tiên tiến 21
3.2 Xử lý số liệu 21
3.2.1 Đối với số liệu thứ cấp 22
3.2.2 Đối với số liệu sơ cấp 22
3.3 Sử dụng phương pháp thống kê trong mô tả và so sánh 24
3.3.1 Phản ánh và phân tích mức độ của hiện tượng 24
3.3.2 Phản ánh và phân tích tình biến động của hiện tượng 26
3.3.3 Phản ánh và phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng 26
3.3.4 Phương pháp so sánh 28
2.4 Một số ứng dụng của toán học trong nghiên cứu kinh tế 28
2.4.1 Mô hình toán 28
3.4.2 Ứng dụng hàm sản xuất trong nghiên cứu kinh tế 29
3.4.3 Ứng dụng mô hình quy hoạch tuyến tính trong nghiên cứu kinh tế 30
3.4.4 Lý thuyết trò chơi 30
ii
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 31
4.1. Sự cần thiết phải thực tập tốt nghiệp và viết luận văn tốt nghiệp đại học 31
4.2. Yêu cầu của một luận văn tốt nghiệp đại học 32
4.3 Nội dung cơ bản của một luận văn tốt nghiệp đại học 33
4.4 Các bước tiến hành một luận văn tốt nghiệp 34

4.4.1 Xác định đề tài nghiên cứu 34
4.4.2 Xây dựng đề cương nghiên cứu 35
iii
Chương I
KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1 Một số vấn đề cơ bản
1.1.1 Khoa học.
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu về khái niệm khoa học xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau.
• Quan điểm xem khoa học là một hệ thống tri thức:
Theo quan điểm này, “khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận
động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy”.
1

Hệ thống tri thức này là hệ thống tri thức khoa học, hình thành trong lịch sử và không ngừng phát
triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.
Khi nói đến tri thức khoa học chúng ta cần phân biệt nó với tri thức kinh nghiệm
- Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ
giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên.
- Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH, các hoạt
động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học.
Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua
những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa
học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế
học, toán học, sinh học…
2
• Khoa học là một hoạt động xã hội
Với tư cách là một hoạt động xã hội, khoa học hướng vào các mục tiêu sau:
Phát hiện bản chất các sự vật, phát triển nhật thức về thế giới
Dự báo quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng
Sáng tạo ra các sự vật mới phục vụ cho các mục tiêu tồn tại và phát triển của con người.

• Khoa học là một hình thái ý thức xã hội
Triết học xem khoa học là một hình thái ý thức xã hội.
3
Với tư cách này, khoa học cùng tồn tại bên cạnh các
hình thức ý thức xã hội khác. Chính vì vậy, mỗi lần khoa học có hiện mới thường va chạm với các định kiến
xã hội khác. Ví dụ tiêu biểu là mối quan hệ giữa khoa học và chính trị.
a) Quy luật hình thành và phát triển của khoa học.
1
Piere Auger (1961). Vũ Cao Đàm (1999).
2
Vũ Cao Đàm (1999).
3
Rozental M. M. (1975); Vũ Cao Đàm (1999).
1
Khoa học được hình thành do một số nguyên nhân sau:
- Do sự phát kiến ra các tiên đề (một tri thức khoa học mặc nhiên được thừa nhận không cần phải
chứng minh). Ví dụ: Từ tiên đề Ơclit đã hình thành nên hình học phẳng (hình học Ơclit).
- Do sự phân lập các bộ môn khoa học: Từ một bộ môn khoa học đang tồn tại tách ra thành một hoặc
một số bộ môn khoa học mới có đối tượng nghiên cứu hẹp hơn. Ví dụ: Triết học tách ra khoa học tự nhiên và
khoa học xã hội.Từ toán học hình thành các bộ môn khoa học như số học, đại số học, hình học, lượng
giác bản chất của quá trình này là do sự phát triển của khoa học dẫn đến phân lập đối tượng nghiên cứu và
hình thành nên những bộ môn khoa học mới.
- Do sự tích hợp các khoa học: Do sự phát triển của khoa học, phương pháp luận riêng của một bộ
môn khoa học không đủ giải quyết vấn đề, cần có sự kết hợp giữa các bộ môn khoa học, từ đó hình thành nên
bộ môn khoa học mới: Ví dụ toán-lý, hoá – sinh, toán – kinh tế.
b) Cơ sở để phân biệt một khoa học.
- Có một đối tượng nghiên cứu.
- Có một hệ thống lý thuyết.
- Có hệ thống phương pháp luận.
- Có mục đích ứng dụng.

- Có một lịch sử nghiên cứu.
Ta có thể phân loại khoa học theo các tiêu thức sau:
• Theo phương pháp hình thành:
+ Khoa học tiền nghiệm (được hình thành trên cơ sở tiên đề hay hệ tiên đề: Hình học ).
+ Khoa học hậu nghiệm: Được hình thành trên cơ sở quan sát thực nghiệm: Khoa học xã hội, kỹ thuật
trồng trọt, kỹ thật chăn nuôi.
• Theo đối tượng nghiên cứu của khoa học:
+ Khoa học tự nhiên.
+ Khoa học xã hội.
+ Khoa học kỹ thuật.
+ Khoa học nhân văn.
• Theo cơ cấu kiến trúc:
+ Khoa học cơ bản.
+ Khoa học cơ sở.
+ Khoa học chuyên môn.
2
1.1.2 Nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu khoa học là quá trình hoạt động nhằm hình thành các hiểu biết khoa học để nhận thức và biến
đổi thế giới khách quan.
4
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm nhằm phát hiện bản chất
sự vật hay nhận thức về thế giới. Cái đạt được từ các NCKH là cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự
nhiên và xã hội hay việc sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn.
Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lãnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn
luyện cách làm việc khoa học, có phương pháp ngay ở trường học.
a. Mục đích của nghiên cứu khoa học.
- Nhận thức thế giới khách quan:
+ Phát hiện các thuộc tính, bản chất của sự vật, hiên tượng, các mối quan hệ.
+ Phát hiện quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Cải tạo và biến đổi thế giới khách quan:

+ Khám phá ra con đường, cách thức vận dụng các tri thức khoa học vào thực tiễn sản xuất và đời
sống.
Chú ý mối quan hệ giữa nhận thức và cải tạo thế giới khách quan:
+ Nếu không nhận thức đúng thì không thể có hành động đúng.
+ Nếu chỉ dừng ở nhận thức mà không hành động thì kết quả của nghiên cứu khoa học rất hạn chế,
thiếu tác dụng thiết thực.
+ Có một sự khác biệt lớn giữa các quan điểm cải tạo thế giới khách quan trước đây và hiện tại: ví dụ
như khái niệm phát triển bền vững.
b. Chức năng của khoa học.
- Quan sát: là xem xét một cách tỉ mỉ và cặn kẽ về sự vật hay hiện tượng. Quan sát là khâu đầu tiên
giúp ta thu thập được các sự kiện, từ đó hình thành nên nhận thức.
- Mô tả: là trình bày rõ về hiện tượng.Nó giúp cho nhận dạng sự vật, hiện tượng. Mô tả có hai mặt:
mô tả định tính (chỉ rõ đặc trưng về chất) và mô tả định lượng (chỉ rõ đặc trưng về lượng).Ví Dụ: mô tả về sự
quay của trái đất, tình hình cơ bản của một địa phương.
- Giải thích: là làm rõ nguồn gốc, các mối quan hệ, qui luật chi phối quá trình vận động và phát
triển.giải thích cho nhận thức đi từ nhận thức hiện tượng bên ngoài đến bản chất bên trong của sự vật, hiện
tượng.
- Sáng tạo: là đưa ra những cái mới chưa từng có.Đó chính là những đề xuất về giải pháp để cải tạo,
biến đổi thế giới khách quan phục vụ thực tiễn sản xuất và đời sống.
4
Tô Dũng Tiến (2005).
3
- Tiên đoán: là nhìn thấy trước sự hình thành,vận động, phát triển, tiêu vong của sự vật hiện tương.
c. Phân loại nghiên cứu khoa học.
Có nhiều tiêu thức phân loại khoa học nhưng về đại thể có thể chia thành ba loại sau đây:
- Nghiên cứu cơ bản: là những nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái của sự vật,
tương tác của sự vật cũng như mối liên hệ giữa sự vật này với sự vật khác.
Nghiên cứu cơ bản nhằm trước hết phát triển khoa học và làm cơ sở cho các nghiên cứu khoa học
khác.
- Nghiên cứu ứng dụng: là vận dụng qui luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để đề ra những

nguyên lý và giải pháp trong điều kiện ứng dụng cụ thể.Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu ứng dụng thì chưa
ứng dụng được.Để có thể đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn còn phải tiến hành nghiên cứu triển
khai.
- Nghiên cứu triển khai: là vận dụng các qui luật từ kết quả nghiên cứu ứng dụng và các nguyên lý
thu được từ nghiên cứu triển khai để xây dựng mô hình trong thực tiễn.

Đối với nghiên cứu triển khai, cần chú ý:
+ Các nguyên lý và các giải pháp của nghiên cứu triển khai vừa phải đảm bảo tính khoa học, nhưng
phải khả thi (khả thi về kỹ thuật và tài chính).
+ Các nguyên lý và các giải pháp của nghiên cứu triển khai vừa phải đảm bảo sự phát triển trước mắt
nhưng phải ổn định và bền vững về lâu dài. Muốn vậy cần phải kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với xã hội và
môi trường.
1.1.3 Phương pháp nghiên cứu khoa học.
Phương pháp nghiên cứu khoa học là tập hợp tất cả những biện pháp, cách thức để nhận thức hiện
tượng và sự vật.
5
Cơ sở để xây dựng lên các phương pháp nghiên cứu khoa học gọi là phương pháp luận nghiên cứu
khoa học. Đó là học thuyết về các phương pháp nghiên cứu khoa học, là cơ sở lý luận để xây dựng phương
pháp, hình thành các giải pháp trong tất cả các giai đoạn của hoạt động nghiên cứu khoa học.
Cơ sở của phương pháp luận nghiên cứu khoa học là triết học Mác Lênin, bao gồm Chủ nghĩa duy vật biện
chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, mà một số quan điểm cơ bản có liên quan tới nghiên cứu khoa học là:
- Xem xét sự vật không phải trong trạng thái tĩnh mà trong trạng thái vận động, biến đổi và phát triển
không ngừng.
- Xem xét sự vật không phải trong trạng thái cô lập mà trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau.
- Coi sự phát triển của hiện tượng là sự thay đổi dần dần từ số lượng sang sự thay đổi về chất lượng.
- Coi sự phát triển của hiện tượng là sự thống nhất và đấu trnh giữa các mặt đối lập.
5
Tô Dũng Tiến (2005).
4
- Coi thực tiễn là cơ sở, là động lực của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức.

a- Phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học.
Phương pháp nghiên cứu khoa học được phân loại theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo yêu cầu nghiên
cứu. Xét một cách khái quát, phương pháp nghiên cứu khoa học được chia làm ba loại sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Là phương pháp nghiên cứu khoa học thuần tuý dựa trên cơ
sở tính toán,suy luận và phán đoán mà không qua bất kỳ một thực nghiệm khoa học nào.
Ví dụ việc tính toán để phát hiện các hành tinh xa xôi của hệ mặt trời trước khi quan sát thấy hay việc
phát hiện ra phản hạt (của Paul Dirắc) trước khi phát hiện thấy qua thực nghiệm trên máy gia tốc.
Điều thú vị nhất đó là từ trong trí tưởng tượng, phản vật chất trở thành hiện thực, và mang tính
thuyết phục. Năm 1928, nhà vật lý người Anh Paul Dirac đã đặt ra một vấn đề: làm sao để kết hợp các định
luật trong thuyết lượng tử vào trong thuyết tương đối đặc biệt của Albert Einstein. Thông qua các bước tính
toán phức tạp, Dirac đã vạch định ra hướng để tổng quát hóa hai thuyết hoàn toàn riêng rẽ này. Ông đã giải
thích việc làm sao mọi vật càng nhỏ thì vận tốc càng lớn; trong trường hợp đó, các electron có vận tốc gần
bằng vận tốc ánh sáng. Đó là một thành công đáng kể, nhưng Dirac không chỉ dừng lại ở đó, ông nhận ra
rằng các bước tính toán của ông vẫn hợp lệ nếu electron vừa có thể có điện tích âm, vừa có thể có điện tích
dương - đây là một kết quả ngoài tầm mong đợi.
Dirac biện luận rằng, kết quả khác thường này chỉ ra sự tồn tại của một "đối hạt", hay "phản hạt" của
electron, chúng hình thành nên một "cặp ma quỷ". Trên thực tế, ông quả quyết rằng mọi hạt đều có "đối hạt"
của nó, cùng với những tính chất tương đồng, duy chỉ có sự đối lập về mặt điện tích. Và giống như proton,
neutron và electron hình thành nên các nguyên tử và vật chất, các phản proton, phản neutron, phản electron
(còn được gọi là positron) hình thành nên phản nguyên tử và phản vật chất. Nghiên cứu của ông dẫn đến
một suy đoán rằng có thể tồn tại một vũ trụ “ảo” tạo bởi các phản vật chất này.
Và dự đoán của ông đã được kiểm chứng trong thí nghiệm của Carl Anderson vào năm 1932, cả hai ông đều
được giải Nobel cho thành tựu ấy.
- Phương pháp thực nghiệm: Là phương pháp nghiên cứu khoa học dựa trên những thực nghiệm, theo
những mô hình, trong đó các yếu tố được theo dõi là khống chế.Ví dụ nghiên cứu kỹ thuật trồng trọt, kỹ
thuật chăn nuôi. Trong kinh tế cũng áp dụng phương pháp nghiêm cứu thực nghiêm tuy ít. Ví dụ bố trí về
thực nghiệm dây truyền sản xuất, xây dựng mô hình quỹ tín dụng nhân dân. Đây là phương pháp nghiên cứu
khoa học trên cơ sở tổ chức các thực nghiêm khoa học (như trên đã trình bày). Để áp dụng phương pháp này
phải tiến hành:
- Tổ chức thực nghiệm theo nhiệm vụ đã đặt ra

- Tiến hành thu thập tài liệu về số lượng và chất lượng qua các thực nghiệm.
- Xử lý thông tin thu thập được.
5
- Tiến hành phân tích và rút ra các kết luận khoa học.
-Áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Phương pháp thực nghiệm có tác dụng là rút ra được các kết luận có độ chính xác cao. Tuy nhiên
trong lĩnh vực kinh tế – xã hội, phương pháp này áp dụng có những hạn chế nhất định do tất cả các yếu tố
đều thay đổi nên rất khó cố định các yếu tố không cần nghiên cứu trong thực nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm: Ngoài hai phương pháp trên, trong nghiên cứu khoa học,
người ta còn áp dụng phương pháp điều tra, khảo sát, mô tả. Đó là phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm.
Trong nghiên cứu kinh tế thường áp dụng phương pháp phi thực nghiệm.
Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung đó, mỗi một khoa học lại có những phương
pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với đặc điểm riêng của bộ môn khoa học đó.
Đối với khoa học kinh tế, có nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Trong đó có các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:
1.2 Quá trình nghiên cứu khoa học:
Nghiên cứu khoa học là 1 quá trình phức tạp, nó bao gôm nhiều giai đoạn với nhiều công việc cụ thể
khác nhau. Quá trình nghiên cứu khoa học bao gồm các bước:
6
Bước 1: Lựa chọn vấn đề nghiên cứu
Bước 2: Miêu tả vấn đề, làm rõ và nổi bật
câu hỏi nghiên cứu
Bước 3: Thiết kế hay lập kế hoạch nghiên
cứu
Bước 4: Đo lường, thu thập dữ liệu
Bước 5: Phân tích số liệu
Bước 6: Giải thích làm sáng tỏ số liệu
Bước 7: Viết báo cáo kết quả, các kiến
nghị, thông tin cho người khác
Các giai đoạn cụ thể gốm:

1.2.1 Xác định đề tài nghiên cứu.
Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Một số hình
thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa học, chẳng hạn như: Chương
trình, dự án, đề án. Sự khác biệt giữa các hình thức NCKH nầy như sau:
• Đề tài (topic): được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý đến việc
ứng dụng trong hoạt động thực tế.
• Dự án (project): được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về kinh tế
và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực.
• Đề án (proposal): là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gởi cho một cơ
quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập một tổ chức; tài trợ cho một hoạt
động xã hội Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo yêu
cầu của đề án.
• Chương trình (programme): là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác định.
Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong chương trình không
nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì phải đồng bộ. - Giải quyết thiết thực
1 vấn đề của sản xuất và đời sống.
a. Căn cứ để xác định đề tài:
- Do yêu cầu thực tiễn (yêu cầu nghiên cứu lý luận hoặc yêu cầu cảu thực tiễn sản xuất).
- Do năng lực của người nghiên cứu bao gồm trình đó nghiên cứu, trang thiết bị, khả năng nguồn tài
chính, điều kiện triển khai.
b. Khi xác định đề tài nghiên cứu cần chú ý:
- Tên đề tái phải phản ánh đúng nội dung cần nghiên cứu.
- Tên đề tài phải ngắn, gọn nhưng chính xác và dễ hiểu.
- Tên đề tài phải hấp dẫn.
1.2.2 Xây dựng đề cương nghiên cứu.
Đề cương nghiên cứu là 1 bản kế hoạch chỉ rõ những vấn đề cơ bản cần được giải quyết thuộc phạm
vi đề tài nghiên cứu.
Đề cương nghiên cứu được xây dựng để trình cơ quan và tổ chức tài trợ phê duyệt và làm cơ sở để làm
việc trong nhóm nghiên cứu. Trong đề cương nghiên cứu cần thuyết minh những vấn đề sau:
1- Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài).

7
Khi thuyết minh lý do chọn đề tài, người nghiên cứu cần làm rõ 3 nội dung sau:
- Phân tích được lịch sử nghiên cứu.
- Làm rõ mức độï nghiên cứu của các đồng nghiệp đi trước để chỉ rõ để tài sẽ kế thừa những gì và tiếp
tục nghiên cứu ra sao.
- Giải thích lý do chọn đề tài về lý thuyết cũng như thực tiễn về tính cấp thiết cũng như năng lực
nghiên cứu.
2- Trình bày rõ mục tiêu nghiên cứu.
Khi viết đề cương nghiên cứu, một điều rất quan trọng là làm sao thể hiện được mục tiêu và mục đích
nghiên cứu mà không có sự trùng lấp lẫn nhau. Vì vậy, cần thiết để phân biệt sự khác nhau giữa mục đích và
mục tiêu.
• Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu
mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng. Nói cách
khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời
câu hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “để phục vụ cho điều gì?” và mang ý nghĩa thực tiễn của nghiên
cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu.
• Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn
thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói
cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên
cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”.
Thí dụ: phân biệt giữa mục đích và mục tiêu của đề tài sau đây.
Đề tài: “Ảnh hưởng của phân N đến năng suất lúa Hè thu trồng trên đất phù sa ven sông ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long”.
Mục đích của đề tài: Để tăng thu nhập cho người nông dân trồng lúa.
Ngoài ra có thể có mục đích khác mà tác giả không nói ra. Ví dụ như làm đề tài này để tác giả có công trình
phục vụ cho việc phong học hàm, hay láy bằng tiến sỹ, thạc sỹ…
Mục tiêu của đề tài:
1. Tìm ra được liều lượng bón phân N tối hảo cho lúa Hè thu.
2. Xác định được thời điểm và cách bón phân N thích hợp cho lúa Hè thu.
Lưu ý: Một số tài liệu chia mục tiêu nghiên cứu thành:

Mục tiêu nghiên cứu thường có nục tiêu chung hay mục tiêu tổng quát (mục tiêu cấp 1) và mục tiêu cụ thể
(mục tiêu cấp 2).
8
Cũng có thể mỗi mục tiêu cấp 2 lại bao gồm những mục tiêu chi tiết hơn (mục tiêu cấp 3). Như vậy sẽ hình
thành nên cây mục tiêu, trong đó mục tiêu cấp dưới là công cụ để thực hiện mục tiêu cấp trên, là luận cứ để
chứng minh hoặc bác bỏ giả thiết đã đặt ra ở mục tiêu cấp trên.
Thông thường 1 đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế gồm 1 mục tiêu chung và 3 hay 4 mục tiêu cụ thể (lý
luận, phân tích thực trạng, xác định nguyên nhân hoặc yếu tố ảnh hưởng, nêu lên định hướng và giải pháp).
Khi xây dựng mục tiêu nghiên cứu, người ta thường nói đến tiêu chuẩn SMART (Specific, Measurable,
Achievable, Realistic, and Timable).
Một mục tiêu tốt phải cụ thể (S), đo lường được (M), phải đạt được (A), thực tế (R) và có đủ thời gian (T).
3- Xác định rõ đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu thường bao gồm 2 phạm trù: Khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát (Ví
dụ: Cổ phần hoá doanh ghiệp Nhà nước; huy động và sử dụng vốn tín dụng).
Xác định khách thể nghiên cứu là chỉ rõ nghiên cứu cái gì, nội dung nghiên cứu tập trung vào vấn đề nào.
Còn đối tượng khảo sát chính là thực thể mà trên đó ta điều tra, khảo sát để thu thập tình hình và số liệu.
* Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên
cứu.
4- Xác định phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu là 1 phần giới hạn của nghiên cứu liên quan đến đối tượng khảo sát và nội dung
nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu bao gồm những giới hạn về nội dung, về không gian và về thời gian của đối
tượng khảo sát
* Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian,
không gian và lãnh vực nghiên cứu.
5- Lựa chọn phương pháp nghiên cứu.
Ở đây cần chỉ rõ những phương pháp nào sẽ sử dụng trong nghiên cứu.có những phương pháp dược
sử dụng trong suốt quá trinh nghiên cứu đề tài ở nhiều nội dung khác nhau. Cũng có phương pháp nghiên cứu
chỉ áp dụng để giải quyết 1 vài nội dung riêng biệt của đề tài. Do đó khi xác định phương pháp nghiên cứu
cần chỉ rõ phương pháp đó được áp dụng để nghiên cứu nội dung nào. Cũng cần chứng tỏ được phương pháp
nghiên cứu được áp dụng là đáng tin cậy, do đó các kết luận rút ra là có căn cứ khoa học.

6- Xác định nội dung nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu được xác định căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu. Việc xác định chính xác nội
dung nghiên cứu không phải là dễ dàng. Nó đòi hỏi người xây dựng đề cương nghiên cứu phải hiểu biết khá
sâu sắc về vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Để xác định được nội dung
nghiên cứu, điều quan trọng là phải nêu lên được khá chinh xác những giả thuyết cần chứng minh hay bác bỏ
trong qua trình nghiên cứu.
9
Nội dung nghiên cứu được phân chia ra các phần tuỳ theo đề tài nghiên cứu. Thông thường nội dung
nghiên cứu được thiết kế gồm các phần bao quát từ trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn đến phân tích thực
trạng tinh hình, tìm nguyên nhân rồi tìm ra định hướng và giải pháp. Mỗi 1 phần lại có nội dung chi tiết phản
ánh từng khía cạnh cụ thể của phần đó (Ví dụ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH).
7- Lập danh sách cộng tác viên.
Danh sách cộng tác viên bao gồm:
- Người chủ trì.
- Người tham gia.
- Trong số những người tham gia có thể phải xác định người chủ trì từng bộ phận nếu câøn thiết.
8- Xây dựng tiến độ thực hiện đề tài.
Kế hoạch được xây dựng căn cứ vào yêu cầu của cơ quan giao đề tài. Kế hoạch này phải rất chi tiết,
trong đó có mấy bước quan trọng là xây dựng đề cương sơ bộ, xây dựng đề cương chi tiết, thu thập tông tin,
xử lý thông tin, viết báo cáo, nghiệm thu sơ bộ, nghiệm thu chính thức. Kế hoạch tiến độ thường được xây
dựng theo bảng theo mẫu sau:
TT Tên công việc Thời gian tiến hành Địa điểm thực hiện Kết quả dự kiến
1
2
9- Dự toán kinh phí nghiên cứu.
Dự toán kinh phí bao gồm: chi phí lương, chi phí nghiên cứu, chi phí mua sắm tài liệu, trang thiết bị.
Các loại chi phí này thường được hướng dẫn khá chi tiết bởi các cơ quan quản lý.
1.2.3 Tổ chức công tác nghiên cứu.
Quá trình nghiên cứu thường bao gồm các bước sau:
1- Thu thập thông tin.

Công việc này được tiến hành ngay từ khi nghiên cứu đêû xác định đề tài và sẽ chi tiết hơn khi xây
dựng đề cương, đặc biệt khi đã có đề cương nghiên cứu, nhất là đề cương chi tiết thì thông tin cần thu thập
càng phải chi tiết và tỉ mỉ hơn. Thông tin này bao gồm cả số liệu và tình hình từ nhiều nguồn khác nhau, chia
ra thông tin thư cấp (tài liệu có sẵn) và thông tin sơ cấp (tài liệu điều tra). Thông tin thu thập phải phù hợp
với nội dung nghiên cứu, tránh thừa thãi và đặc biệt nhất là không được thiếu sót. Muốn đáp ứng được yêu
cầu trên thì viêc thu thập thông tin phải xuất phát từ đề cương chi tiết nghiên cứu đề tài.
2- Xử lý thông tin.
Thông thường, thông tin trong nghiên cứu khoa học được sử lý bằng máy vi tính. Ơû đây cần xác
định công cụ, phương tiện xử lý(máy móc nào, phần mềm gì) và phương pháp xử lý (các loại phân tổ thống
10
kê, các hàm sản xuất, các mô hình toán học. Tài liệu sau khi được xử lý sẽ được phản ánh bằng các bản thống
kê, các biểu đồ, đồ thị, các hàm toán học. Từ đó có thể phân tích để rút ra các kết luận khoa học.
3- Viết báo cáo.
Báo cáo khoa học là sản phẩm cuối cùng và là sản phẩm công bố đầu tiên trước cộng động nghiên
cứu. Nó cũng là sản phẩm được trình bày trước hội đôøng đánh giá và nghiêm thu đề tài. Vì vậy báo cáo cần
được trinh bày một cách có cân nhắc không chỉ về nội dung mà cả hình thức, bố cục
Về cơ bản báo cáo được xây dựng theo yêu cầu đựoc đặt ra ngay từ đầu khi bắt tay vào nghiên cứu.
Báo cáo phải được xây dựng theo đúng yêu cầu của từng loại đề tài nghiên cứu.
1.2.4 Công bố kết quả nghiên cứu.
Công đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, là công bố kết quả nghiên cứu. Trừ những
công trinh liên quan đến bí mật quốc gia, các công trình khoa học phải được công bố.
Một kết quả nghiên cứu khoa học được công bố mang nhiều ý nghĩa như:
- Đóng góp 1 nhận thức mới trong hệ thống tri thức khoa học.
- Mở rộng sự trao đổi để phát triển lĩnh vực nghiên cứu.
- Khẳn định về mặt sở hữu của người nghiên cứu đối với sản phẩm của đề tài nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu có thể được công bố trên báo, tạp chí chuyên ngành, cũng có thể công bố trên
phượng tiện thông tin đại chúng, trong các hội nghị khoa học, hội thảo hoặc in thành sách.
Chương II
SUY LUẬN KHOA HỌC
2.1. Lý thuyết khoa học

Dù nghiên cứu khoa học trong bất kỳ lĩnh vực nào, người nghiên cứu cũng đụng chạm với các cơ sở lý thuyết
của khoa học. Lý thuyết là một đặc trưng cơ bản của khoa học, không có lý thuyết thì không có khoa học.
2.1.1 Lý thuyết khoa học
Lý thuyết được xem là “khuôn mẫu” (paradigm) hiểu biết.
6
Đơn giản hơn, lý thuyết còn được xem là
những phát biểu về bản chất sự vật.
Theo Stephen Hawking: “lý thuyết phải thỏa mãn hai đòi hỏi: phải mô tả mạch lạc một lớp lớn các
quan sát trên cơ sở một mô hình gồm một số rất ít các yếu tố tùy hứng, đồng thời phải có thể sử dụng mô
hình ấy để đoán trước các kết quả quan sát trong tương lai”.
2.1.2 Thế nào là “khái niệm”
“Khái niệm” là quá trình nhận thức hay tư duy của con người bắt đầu từ những tri giác hay bằng những quan
sát sự vật hiện thực tác động vào giác quan. Như vậy, “khái niệm” có thể hiểu là hình thức tư duy của con
người về những thuộc tính, bản chất của sự vật và mối liên hệ của những đặc tính đó với nhau.
6
Vũ Cao Đàm (1999).
11
Người NCKH hình thành các “khái niệm” để tìm hiểu mối quan hệ giữa các khái niệm với nhau, để
phân biệt sự vật này với sự vật khác và để đo lường thuộc tính bản chất của sự vật hay hình thành khái niệm
nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận.
Khái niệm là một trong những đối tượng của logic học và được định nghĩa là một hình thức tư duy
nhằm chỉ rõ bản chất vốn có của sự kiện khoa học. Khía niệm bao gồm hai bộ phận: nội hàm và ngoại diên.
Khái niệm có thể biểu diễn bởi một định nghĩa hoặc không thể định nghĩa được. Định nghĩa chính là
việc tách ngoại diên của khái niệm đó ra khỏi khái niệm gần nó và chỉ rõ nội hàm.
Một khái niệm khoa học không thể hiểu theo nhiều nghĩa.
( Cho ví dụ minh họa)
2.1.3 Mối quan hệ giữa các khái niệm
Lý thuyết khoa học bao gồm những mối quan hệ bản chất của các sự kiện khoa học. Nó có thể là định lý
(toán), định luật (lý), nguyên lý (công nghệ), quy luật (khoa học xã hội)…
2.2. Giả thuyết nghiên cứu (hypothesis) và phương pháp suy luận.

Là một kết luận giả định về mặt bản chất sự vật, do người nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ.
7
2.2.1 Phán đoán
Trong nghiên cứu, người ta thường vận dụng các khái niệm để phán đoán hay tiên đoán. Phán đoán là vận
dụng các khái niệm để phân biệt, so sánh những đặc tính, bản chất của sự vật và tìm mối liên hệ giữa đặc tính
chung và đặc tính riêng của các sự vật đó.
Phán đoán là một thao tác logic luôn được thực hiện trong nghiên cứu khoa học. Phán đoán có thể là
phán đoán trong hiên tại, quá khứ hoặc tương lai. Phán đoán trong tương lai gọi là tiên đoán.
Trong cuộc sống, con người luôn phải đưa ra các phán đoán. Có những phán đoán đơn giản, co những
phán đoán phức tạp.
Ví dụ: Trước khi đi thi sinh viên thường phán đoán giáo viên sẽ ra đề về phần nào trong môn học. Độ
chính xác của phán đoán này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nắm bắt vấn đề cốt lõi của bài giảng, những
điểm nhấn của giáo viên khi giảng bài hay là các đề cũ đã sử dụng trong các năm qua.
Trong nghiên cứu khoa học, phán đoán là tiền đề để tìm ra cái mới hay cái có tính đột phá.
2.2.2 Suy luận
Có 2 cách suy luận: suy luận “suy diễn” (deductive method) và suy luận “qui nạp" (inductive method)
a) Cách suy luận suy diễn
Theo Aristotle, kiến thức đạt được nhờ sự suy luận. Muốn suy luận phải có tiền đề và tiền đề đó đã được
chấp nhận. Vì vậy, một tiền đề có mối quan hệ với kết luận rất rõ ràng.
7
Vũ Cao Đàm (1999).
12
Suy luận suy diễn theo Aristotle là suy luận đi từ cái chung tới cái riêng, về mối quan hệ đặc biệt. Lưu
ý rằng cái chung nằm trong cái riêng.
Thí dụ về suy luận suy diễn của Aristotle trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Thí dụ về suy luận suy diễn
Tiền đề chính: Tất cả sinh viên đi học đều đặn
Tiền đề phụ: Nam là sinh viên
Kết luận: Nam đi học đều đặn
Suy luận trên được diễn giải như sau: vì Nam là một cái riêng nằm trong tổng thể cái chung sinh viên

nên Nam chứa các thuộc tính của tổng thể đó.
b) Suy luận qui nạp
Vào đầu những năm 1600s, Francis Bacon đã đưa ra một phương pháp tiếp cận khác về kiến thức khác
phương pháp suy luận của Aristotle. Ông ta cho rằng, để đạt được kiến thức mới phải đi từ thông tin riêng
đến kết luận chung, phương pháp này gọi là phương pháp qui nạp. Phương pháp này cho phép chúng ta dùng
những tiền đề riêng, là những kiến thức đã được chấp nhận, như là phương tiện để đạt được kiến thức mới.
Bảng 2.2 Thí dụ về suy luận qui nạp
Tiền đề riêng: Nam, Bắc, Đông và Tây tham dự lớp đều đặn
Tiền đề riêng: Nam, Bắc, Đông và Tây đạt được điểm cao
Kết luận: Sinh viên tham dự lớp đều đặn thì đạt được điểm cao
Suy luận quy nạp có thể mổ xẻ như sau: cần phải xác định tiền đề chính (gọi là giả thuyết) và sau đó
phân tích các kiến thức có được (nghiên cứu riêng) một cách logic để kết luận giả thuyết.
13
2.3. Cấu trúc của phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học phải sử dụng phương pháp khoa học:
Phương pháp khoa học bao gồm việc chọn phương pháp thích hợp (hay đó chính là việc xây dựng
luận chứng) để chứng minh mối quan hệ giữa các luận cứ và giữa toàn bộ luận cứ với luận đề.
Phương pháp khoa học cũng liên quan đến cách đặt giả thuyết hay phán đoán sử dụng các luận cứ và
phương pháp thu thập thông tin cũng như xử lý thông tin để xây dựng luận đề.
2.3.1 Luận đề
Luận đề trả lời câu hỏi “cần chứng minh điều gì?” trong nghiên cứu. Như vậy, luận đề thực chất là một
“phán đoán” hay một “giả thuyết” cần được chứng minh.
8
Ví dụ: Ông cha ta có câu: “con hư tại mẹ”
Đây là một luận đề cần phải chứng minh. Để chứng minh luận đề này ta phải tìm kiếm các luận cứ-
đó là chứng cứ khoa học.
2.3.2 Luận cứ
Để chứng minh một luận đề thì nhà khoa học cần đưa ra các bằng chứng hay luận cứ khoa học. Luận cứ bao
gồm các thông tin, tài liệu tham khảo; quan sát và thực nghiệm. Luận cứ trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng
cái gì?”. Các nhà khoa học sử dụng luận cứ làm cơ sở để chứng minh một luận đề. Có hai loại luận cứ được

sử dụng trong nghiên cứu khoa học:
• Luận cứ lý thuyết: bao gồm các lý thuyết, luận điểm, tiền đề, định lý, định luật, qui luật đã được khoa học
chứng minh và xác nhận là đúng. Luận cứ lý thuyết cũng được xem là cơ sở lý luận.
• Luận cứ thực tiễn: dựa trên cơ sở số liệu thu thập, quan sát và làm thí nghiệm.
Trong ví dụ trên, để chứng minh luận đề “con hư tại mẹ” người ta sử dụng phương pháp phỏng vấn các đứa
trẻ hư hỏng (một cách khéo léo). Kết quả cho thấy 30% những đứa trẻ này thừa nhận mình hư hỏng do mẹ
quá nuông chiều, 50% cho rằng mình hư hỏng là do bố rượu chè quá mức, còn 20% cho rằng mình hư hỏng
vì nguyên nhân khác. Như vậy kết quả trên cho thấy luận đề “con hư tại mẹ” là không phù hợp.
2.3.3 Luận chứng
Để chứng minh một luận đề, nhà nghiên cứu khoa học phải đưa ra phương pháp để xác định mối liên hệ giữa
các luận cứ và giữa luận cứ với luận đề. Luận chứng trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng cách nào?”. Trong
nghiên cứu khoa học, để chứng minh một luận đề, một giả thuyết hay sự tiên đoán thì nhà nghiên cứu sử
dụng luận chứng, chẳng hạn kết hợp các phép suy luận, giữa suy luận suy diễn, suy luận qui nạp và loại suy.
Một cách sử dụng luận chứng khác, đó là phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin làm luận cứ khoa học,
thu thập số liệu thống kê trong thực nghiệm hay trong các loại nghiên cứu điều tra.
8
Vũ Cao Đàm (1999).
14
Trong ví dụ trên, nếu có nhiều luận cứ ủng hộ quan điểm “con hư tại mẹ” ta có thể xâu chuỗi nó lại
thành một luận chứng. Ví dụ, kết quả điều tra trên được tiến hành ở vùng nông thôn nhỏ hẹp với mẫu chọn
nhỏ, trong khi đó có cuộc điều tra khác quy mô lớn hơn cho rằng 80% những đứa trẻ hư hỏng là do mẹ quá
nuông chiều.
Về mặt tâm lý học, người ta công nhận rằng thời gian và sự gũi với con cái của người mẹ nhiều hơn
bố vì vậy ảnh hưởng của mẹ đến con cái cũng nhiều hơn bố. Đây được xem là luận cứ lý thuyết cho luận đề
“con hư tại mẹ”.
2.4. Phương pháp khoa học
2.4.1Phương pháp khoa học (PPKH).
Những ngành khoa học khác nhau cũng có thể có những PPKH khác nhau. Ngành khoa học tự nhiên
như vật lý, hoá học, nông nghiệp sử dụng PPKH thực nghiệm, như tiến hành bố trí thí nghiệm để thu thập số
liệu, để giải thích và kết luận. Còn ngành khoa học xã hội như nhân chủng học, kinh tế, lịch sử… sử dụng

PPKH thu thập thông tin từ sự quan sát, phỏng vấn hay điều tra. Tuy nhiên, PPKH có những bước chung
như: Quan sát sự vật hay hiện tượng, đặt vấn đề và lập giả thuyết, thu thập số liệu và dựa trên số liệu để rút ra
kết luận (Bảng 2.4). Nhưng vẫn có sự khác nhau về quá trình thu thập số liệu, xử lý và phân tích số liệu.
Bảng 2.4 Các bước cơ bản trong phương pháp khoa học
Bước Nội dung
1 Quan sát sự vật, hiện
tượng
2 Đặt vấn đề nghiên cứu
3 Đặt giả thuyết hay sự tiên
đoán
4 Thu thập thông tin hay số
liệu thí nghiệm
5 Kết luận
15
Chương III
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ
3.1 Tích luỹ tài liệu trong nghiên cứu kinh tế.
Để nghiên cứu kinh tế, chúng ta cần rất nhiều tài liệu. Tích lũy tài liệu là khâu quan trọng bước đầu trong qúa
trình nghiên cứu khoa học. Tài liệu càng đầy đủ, chính xác, kịp thời thì công việc nghiên cứu càng được
thuận lợi, các kết luận rút ra càng đảm bảo tính khoa học. Tuy nhiên, nếu quá nhiều tài liệu mà không có cách
xắp xếp khoa học có thể làm người nghiên cứu bị nhiễu thông tin. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu, sinh
viên cần chọn lọc các tài liệu tham khảo.
Tài liệu trong nghiên cứu kinh tế có 5 nguồn:
-Từ sách báo.
- Từ điều tra.
- Từ tổng kết kinh nghiệm trong thực tiễn.
- Từ thực nghiệm khoa học.
- Từ tính toán
3.1.1 Tích luỹ tài liệu từ nguồn sẵn có trong sách báo.
Đây là nguồn tài liệu đầu tiên được tiếp cận nghiên cứu nó rất quan trọng vì nó cung cấp cho chúng ta cái

nhìn bao quát về vấn đề nghiên cứu, về những kết quả nghiên cứu cũng như phương pháp tiếp cận đã được
thực hiện. Khi chuẩn bị bắt tay vào nghiên cứu, công việc đầu tiên là phải tìm đọc các sách báo liên quan.
a- Tác dụng của sách báo:
- Cung cấp lý luận cơ bản liên quan đến đề tài.
- Cung cấp thông tin về thực trạng tình hình.
- Cung cấp những định hướng và giải pháp cơ bản.
- Cho biết tình hình nghiên cứu trong lĩnh vực đang quan tâm.
b- Nguồn tài liệu từ sách báo:
- Các nghị định, thông tư, luật … cung cấp các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước từ
Trung ương đến địa phương
- Sách tham khảo hay giáo khoa cung cấp các vấn đề lý luận.
- Các thông tin được công bố trên các báo và các tạp chí (đặc biệt là tạp chí chuyên ngành).
- Các công trình khoa học bao gồm các đề tài nghiên cứu thuộc các cấp, các luận văn, luận án từ cử
nhân đến thạc sĩ tiến sĩ.
- Số liệu thông kê từ các cấp thuộc hệ thống kê Nhà nước và thống kê các ngành.
- Các báo cáo tại địa phương, các cơ quan, các cơ sở sản xuất.
16
- Thông tin trên mạng internet.
c-Cách đọc và ghi chép.
Trong thời kỳ bùng nổ thông tin, tài liệu tham khảo rất phong phú. Vấn đề đặt ra là làm sao đọc được nhanh
chóng và thu thập được những thông tin cần thiết.
Cách đọc: Mỗi người trong quá trình đọc sẽ tự tìm ra cho mình phương pháp đọc sao cho có hiệu quả. Đối
với mỗi ấn phẩm, không nên đọc tràn lan mà cần sớm tìm ra những chỗ cần đọc. Trong quá trình đọc cũng
cần rút ra kinh nghiệm sao cho đọc được nhanh chóng.
d- Phân loại thông tin thu nhập được.
Thông tin thu thập được qua sách báo thương liên quan đến nhiều nội dung khác nhau thuộc đề tài nghiên
cứu. Để thuận lợi cho việc sử dụng cần sớm phân loại. Thông thường những thông tin thu thập được người ta
ghi vào những phiếu riêng biệt đã được phân loại ngay từ đầu hoặc lưu trữ vào máy tính theo thư mục đã
định sẵn.
Việc sớm phân loại thông tin sẽ tránh sự lộn xộn về tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xử lý

thông tin về sau.
e- Tổng hợp tài liệu trong quá trình đọc.
Khi tham khảo được một số tài liệu nhất định cần được tổng hợp lại. Trong quá trình tổng hợp, chúng ta sẽ
biết được các quan điểm của các tác giả khác nhau về lĩnh vực đang quan tâm. Từ đó có thể phân loại ra các
nhóm quan điểm khác nhau, tìm quan điểm cho là phù hợp nhất hoặc có thể suy nghĩ trên những vấn đề đang
xem xét. Làm như vậy người nghiên cứu đã biến kiến thức sách vở thành kiến thức của mình.
(Giải thích kỹ càng cho sinh viên về vấn đề này và nhắc nhỡ sinh viên về vấn đề tích luỹ kiến thức qua đọc
sách báo).
Lưu ý: Với sự hỗ trợ của máy tính, người đọc tài liệu tham khảo có thể ghi chép ngay trên máy tính:
* Mở 1 file trong word processing:
Cách ghi chép thô:
Ghi trích đoạn nguyên văn hoặc tóm lược thô các thông tin liên quan đến đề tài và phải kèm nguồn của thông
tin. Cụ thể, trong khi ghi chép phải ghi nguồn tài liệu đã sử dụng bao gồm tên tác giả, tên tác phẩm, nhà xuất
bản, năm xuất bản, trang sử dụng. Đây là vấn đề quan trọng và là yêu cầu bắt buộc đối với người sử dụng tài
liệu trong nghiên cứu khoa học. Làm như vậy cũng thể hiện sự nghiêm túc của người nghiên cứu, không mập
mờ giữa sáng tạo của mình với sáng tạo của người khác và nhất là không chiếm dụng thành quả lao động
khoa học của người khác.
Ở file này chúng ta không cần xắp xếp theo nội dung mà chỉ liệt kê các nội dung liên quan đến đề tài.
* Xắp xếp theo cấu trúc phần cơ sở lý luận.
Từ file trên chúng ta xắp xếp theo cấu trúc của phần cơ sở lý luận mà ta xây dựng trong một file mới.
17
* Đọc và viết lại các trich dẫn:
Từ file thô trên chúng ta đọc, tổng hợp, tinh lọc và viết lại nhưng phải đảm bảo tính lôgic. Ngoài ra người
viết có thể so sánh, lồng ghép các vấn đề lại với nhau hoặc đưa các nhận định của mình vào bài viết.
Như vậy thông qua ba bước trên, người nghiên cứu sẽ có một cái nhìn tổng quát và có ngay phần
”tổng quan tài liệu”. (Xem kỹ thêm bước d và e).
Hiện nay, internet là một phương tiện tốt để sinh viên khai thác các tài liệu. Tuy nhiên người khai
thác tài liệu trên internet cần lưu ý:
Chọn thông tin chính thống:
Thông thường các tạp chí khoa học được chia thành tạp chí SCI (rất tốt), SCIE (tốt và rất tốt) và các

tạp chí khác. Tạp chí SCI và SCIE do ISI liệt kê (indexing) dựa trên số lượng trích dẫn. Như vậy, các bài báo
thuộc các tạp chí này có chất lượng.
Các tạp chí được liệt kê trong danh mục các tạp chí tính điểm phong hàm GS, PGS theo Quyết định
số 207/QĐ-HĐCDGSNN năm 2009.
- Các tạp chí khoa học của các trường đại học trong nước.
Ghi nhớ: ”Tam sao thất bổn”- nên tham khảo tài liệu gốc!
3.1.2 Tổ chức điều tra để thu thập số liệu.
a) Sự cần thiết phải điều tra để thu thập số liệu
Nguồn tài liệu từ sách báo tuy rất phong phú nhưng không thể bao quát đẩy đủ mọi thông tin cần thiết cho
quá trình nghiên cứu, nhất là các thông tin chi tiết tại địa bàn nghiên cứu. Vì vậy cần phải tổ chức điều tra để
thu thập số liệu.
b) Về hình thức tổ chức điều tra:
Có hai hình thức tổ chức thu thập số liệu:
- Điều tra theo kiểu báo cáo thống kê định kì: Là hình thức tổ chức thu thập tài liệu được tiến hành
trên cơ sở ghi chép thường xuyên theo sổ sách, chứng từ đã được chuẩn bị sẵn.
- Điều tra chuyên môn: Là hình thức tổ chức thu thập số liệu được tiến hành theo một kế hoạch và
phương pháp riêng cho mỗi lần điều tra.
c) Xây dựng phương án điều tra:
Để thu thập số liệu cần phải xây dựng phương án điều tra. Nội dung dung của phương án điều tra bao gồm:
- Xác định mục đích điều tra.
- Xác định đối tượng điều tra và đơn vị điều tra.
- Xác định nội dung điều tra.
- Xây dựng bảng điều tra và bảng giải thích.
- Xác định phương pháp điều tra.
18
- Xây dựng kế hoạch tổ chức điều tra.
d) Xác định phạm vi điều tra:
Xét về phạm vi điều tra, có thể chia làm hai loại:
Điều tra toàn bộ:
Là điều tra tiến hành trên tất cả các đơn vị tổng thể. Điều tra toàn bộ có ưu điểm là cung cấp cho chúng ta số

liệu có độï chính xác cao, độ tin cậy lớn. Tuy nhiên điều tra toàn bộ rất tốn kém và khó đảm bảo tính đầy đủ
và kịp thời của số liệu.
Điều tra bộ phận:
Là điều tra chỉ tiến hành ở một bộ phận tổng thể. Điều tra bộ phận cung cấp cho chúng ta số liệu tuy có độ
chính xác và độ tin cậy kém hơn điều tra toàn bộ nhưng đỡ tốn kém và nâng cao được tính đầy đủ và kịp thời
của số liệu.
Điều quan trọng đối với điều tra bộ phận để thu thập số liệu nghiên cứu khoa học là phải đảm bảo tính đại
biểu của mẫu điều tra. Muốn vậy phải giải quyết hai vấn đề là xác định số đơn vị mẫu và cách lựa chọn đơn
vị mẫu để điều ra.
• Ước lượng kích thước mẫu:
Xuất phát từ công thức:
/ 2 / 2
z z
x x
n n
α α
σ σ
µ
− < < +
Nếu ta gọi
/ 2
z
n
α
σ
∆ =
là một nửa khoảng tin cậy. Khi n đủ lớn, ta đễ dàng xác định công thức tính số đơn vị
mẫu đáp ứng yêu cầu nghiên cứu như sau:
2 2
1, / 2

2
( )
n
t
n
α
σ

=


Như vậy trong điều tra chọn mẫu, số đơn vị mẫu phụ thuộc vào:
-Độ tin cậy: Độ tin cậy càng cao (t lớn, tức xác suất yêu cầu lớn) thì số đơn vị mẫu càng lớn.
- Độ chính xác (

) (1/2 khoảng tin cậy): độ chính xác càng cao, tức

càng nhỏ, thì số đơn vị mẫu càng phải
lớn.
Tuỳ theo yêu cầu của cuộc điều tra mà ta xác định độ chính xác và độ tin cậy sao cho hợp lý dể đảm
bảo được yêu cầu nhưng số mẫu điều tra không quá lớn. Về lý thuyết thì giữa độ chính xác vá độ tin cậy có
sự mâu thuẫn với nhau: Yêu cầu độ chính xác càng cao thì độ tin cậy lại giảm đi và ngược lại. Do đó tuỳ thao
yêu cầu của công tác nghiên cứu mà xác định đọ chính xác và độ tin cậy sao cho phù hợp. Trong trường hợp
đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy đều phải cao thì số đơn vị mẫu điều tra sẽ lớn.
19
Chúng ta chú ý rằng trong các công thức tính trên, ta gặp một khó khăn là không biết trước phương
sai của tổng thể chung
σ
2
. Khó khăn này được giải quyết như sau:

1- Lấy phương sai của lần điều tra trước. Nếu trước đó có nhiều lần điều tra thì lấy
σ
2
lớn nhất.
2- Có thể lấy
σ
2
của cuộc điều tra tương tự tiến hành ở địa phương lân cận.
3- Cũng có thể tiến hành điều tra thử một mẫu, sau đó tính phương sai mẫu (s
2
) thay cho phương sai
tổng thể chung. Người ta đã chứng minh được phương sai chung và phương sai mẫu không khác nhau đáng
kể nếu số đơn vị mẫu không quá nhỏ. Điều đó thể hiện qua công thức về mối liên hệ giữa phương sai chung
và phương sai mẫu mà khoa học thống kê đã xây dựng như sau:
1
22

=
n
n
s
σ
Nếu n càng lớn thi phương sai của tổng thể và phương sai của mẫu càng gần bằng nhau.
+ Phương pháp chọn mẫu điều tra.
Để đảm bảo tính đại diện của mẫu, ngoài việc xác định chính xác số đơn vị mẫu còn phải tiến hành chọn đơn
vị mẫu điều tra theo đúng phương pháp khoa học. Nguyên tắc chung khi chọn đơn vị cụ thể ra để điều tra là
phải đảm bảo tính khách quan. Việc chọn mẫu có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau. Thống kê thường
dùng các cách sau:
- Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
- Chọn mẫu máy móc.

- Chọn mẫu phân loại.
- Chọn mẫu cả khối.
- Chọn mẫu nhiều cấp.
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: Là phương pháp tổ chức chọn mẫu từ tổng thể chung một cách hết
sức ngẫu nhiên không qua sự sắp xếp nào. Chẳng hạn rút thăm, quay số, hoặc dùng bảng số ngẫu nhiên.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản có thể cho kết quả tốt nếu trị số của các đơn vị tổng thể
không khác nhau nhiều. Nếu tổng thể chung có kết cấu phức tạp thì chọn theo phương pháp này khó đảm bảo
tính đại biểu. Mặt khác, đối với các tổng thể lớn thì việc rút thăm trở nên rất phức tạp.
Chọn mẫu máy móc: là phương pháp tổ chức chọn mẫu, trong đó các đơn vị được lựa chọn từ tổng
thể chung theo khoảng cách thời gian, không gian hoặc thứ hạng bằng nhau. Chẳng hạn xếp theo thứ tự
ABC, theo số nhà, theo ngõ xóm.
Chọn mẫu phân loại: Để chọn mẫu phân loại, trước tiên phân chia tổng thể thành các tổ, nhóm có độ
thuần nhất cao (trong cùng một tổ hay nhóm, các đơn vị phải có tính chất giống nhau). Sau đó chọn các đơn
vị đại diện cho từng tổ theo cách chọn ngẫu nhiên hoặc chọn máy móc. Số đơn vị chọn ra cho mỗi tổ thường
20
tỷ lệ với số đơn vị trong tổ. Khi đó gọi là chọn điển hình theo tỷ lệ. Cách chọn này thường cho mẫu có tính
đại diện cao, nhất là khi phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.
Chọn mẫu cả khối: Là phương pháp tổ chức chọn mẫu mà mỗi lần lấy ra không phải là một đơn vị mà
là một khối đơn vị. Ví dụ: thuốc lá kiểm tra cả tút, sản phẩm hàng hóa lấy ra trong một lô hàng. Ưu thế của
cách chọn này là đơn giản nhưng thường có sai số lớn, nhất là khi có những bất thường xảy ra.
Chọn mẫu nhiều cấp: Trong trường hợp các đơn vị tổng thể phân tán quá rộng và thiếu thông tin về
chúng, người ta tiến hành chọn mẫu nhiều cấp. Chẳng hạn để điều tra đời sống nông dân trong cả nước, có
thể chọn mẫu theo ba cấp như sau:
- Đơn vị mẫu cấp 1: Chọn các tỉnh, thành phố đại diện.
- Đơn vị mẫu cấp 2: Trong các tỉnh, thành phố đã chọn, chọn ra các quận huyện đại diện.
- Đơn vị mẫu cấp 3: Trong các quận, huyện đã chọn, chọn ra các hộ để điều tra.
Việc chọn mẫu ở mỗi cấp có thể tiến hành theo phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản, máy móc hay
phân loại.
3.1.3 Tổng kết kinh nghiệm của các đơn vị tiên tiến.
a) Lý do:

Phương pháp thống kê chỉ dùng để nghiên cứu các thuộc tính của tổng thể, mang tính đại diện. Do đó các
đơn vị cá biệt bị che lấp và thông thường thống kê học loại bỏ các cá thể này như là cá thể dị biệt (outliers).
Bản chất các đơn vị tiên tiến là cá biệt ở hiện tại. Mặc dù các đơn vị tiên tiến không ảnh hưởng đáng kể tới
tổng thể nhưng là nhân tố mới, nhân tố tích cực, trong tương lai có thể sẽ là phổ biến, có tác dụng quyết định
đến sự phát triển của tổng thể. Do đó tổng kết được kinh nghiệm của các đơn vị tiên tiến sẽ giúp ta nhận thức
sâu sắc hơn về bản chất của hiện tượng, từ đó cho phép rút ra các kết luận có căn cứ khoa học.
b) Phương pháp tiến hành
Điều quan trọng là qua tổng kết rút kinh nghiệm của các đơn vị tiên tiến, ta phải phân tích cho được nguyên
nhân hoặc các yếu tố thúc đẩy đơn vị trở thành tiên tiến và từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cần
thiết. Kinh nghiệm của các đơn vị tiên tiến, một mặt giúp người nghiên cứu có cơ sở chắc chắn hơn trong
việc đánh giá thực trạng tình hình, mặt khác là những gợi ý hết sức quan trọng cho việc xác định định hướng
và các giải pháp để giải quyết vấn đề.
3.2 Xử lý số liệu.
Xử lý số liệu là một khâu quan trọng. Số liệu thu thập được trong nghiên cứu kinh tế có nhiều nguồn và giá
trị của các số liệu này cũng rất khác nhau do đó phải xử lý trước khi sử dụng.
21
3.2.1 Đối với số liệu thứ cấp.
Trước tiên chúng ta cần loại bỏ những số liệu kém giá trị. Để đơn giản chúng ta cần so sánh các nguồn số
liệu với nhau. Ví dụ loại bổ những số liệu khác thường (outliers). Việc tính toán lại lại số liệu trên cơ sở tôn
trọng số liệu gốc. Hơn nữa, chúng ta phải thống nhất về mặt đơn vị: chẳng hạn quy đổi sào thước ra ha hoặc
tính toán lại theo cùng một mặt bằng giá.
Ví dụ 1: GDP của Trung Quốc trong thời kỳ 2005 - 2010 như sau:
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
GDP
(tỷ USD )

2.257

2.713


4.494

4.520

4.900

5.000
Trong đó từ 2005 đến 2008 tính theo giá cố định 2004 được lấy từ nguồn WB, trong khi đó số liệu từ
2009 đến năm 2010 tính theo giá cố định năm 2008 lấy từ ADB.
Như vậy, chúng ta không thể so sánh GDP Trung Quốc năm 2010 với GDP của Trung Quốc năm 2005
được. Do đó chúng ta phải đưa chúng về chung một gốc, ví dụ lấy năm gốc là 2004. Để đưa số liệu năm 2009
và 2010 về năm gốc 2004 ta chỉ cần chia số liệu đó với chỉ số giá (chỉ số khử lạm phát) năm 2008 so với năm
2004.
3.2.2 Đối với số liệu sơ cấp.
Đây là số liệu điều tra ban đầu thường được gọi là số liệu thô. Những số liệu này rất phong phú và phản ánh
chi tiết về từng đơn vị của tổng thể, tuy nhiên không nói lên đặc điểm chung của cả hiện tượng nghiên cứu.
Do đó cần được tổng hợp, hệ thống hóa lại mới có thể sử dụng trong phân tích được.
Phương pháp cơ bản để tổng hợp và hệ thống hóa số liệu điều tra là phương pháp phân tổ thống kê.
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một vài tiêu thức nào đó để phân chia tổng thể thành các tổ hoặc
các tiểu tổ có tính chất khác nhau
9
.
Ví dụ: Căn cứ vào tiêu thức giới tính để phân chia sinh viên trong lớp thành hai tổ là nam và nữ; căn cứ vào
trình độ phát triển kinh tế phân chia các hộ nông dân thành năm tổ: đói, nghèo, trung bình, khá và giàu.
Lý luận phân tổ bắt nguồn từ bản thân các hiện tượng kinh tế và xã hội mà thông kê nghiên cứu. Đó là
những hiện tượng phức tạp, luôn bao gồm các nhóm, các bộ phận có quy mô khác nhau, tính chất khác nhau,
phát triển theo những xu hướng khác nhau. Do đó để thông qua mặt lượng hiểu được bản chất và quy luật
phát triển của hiện tượng trong điều kiện và thời gian cụ thể, chúng ta không thể nghiên cứu chung cả tổng
thể mà từng đi sâu xem xét từng bộ phận, từng nhóm, nghiên cứu đặc trưng của chúng cũng như mối liên hệ
của chúng với nhau. Do đó tổng hợp thống kê phải được tiến hành trên cơ sở phân tổ thống kê.

• Những vấn đề cần được giải quyết khi tiến hành phân tổ thống kê
9
Tô Dũng Tiến (2005).
22

×