Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

tình hình triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.37 KB, 34 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Tính đến năm 2010, có hơn 70% dân số Việt Nam sống ở nông thôn và lấy
sản xuất nông nghiệp (SXNN) làm nghề chính phục vụ đời sống. Cũng trong năm
này, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 20,6% GDP. Do vị trí địa lý đặc thù thiệt
hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra ở nước ta hàng năm lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Tính riêng năm 2010, 30.000 ha lúa và hoa màu bị mất trắng, tổng giá trị thiệt hại
do thiên tai gây ra ước tính là 11.700 tỷ đồng. Nông nghiệp, nông thôn có vị trí và
tầm quan trọng đặc biệt đến an ninh chính trị, kinh tế - xã hội Việt Nam. Đảng và
Nhà nước đã xác định dịch vụ sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp mang tính chất là
dịch vụ (hàng hoá) công. Được triển khai từ năm 1982, nhưng nhìn chung, kết quả
bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam rất hạn chế.
Để hạn chế những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định 315/QĐ-TTg thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai
đoạn 2011 - 2013 tại 21 tỉnh, thành phố. Quyết định này đang được hàng triệu
nông dân kỳ vọng, giúp bà con chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại do thiên tai,
dịch bệnh gây ra. Quyết định 135/TTg quy định đối tượng được bảo hiểm và khu
vực được thực hiện thí điểm BHNN bao gồm: Thực hiện bảo hiểm đối với cây lúa
tại Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp;
Thực hiện bảo hiểm đối với trâu, bò, lợn, gia cầm tại Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng
Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Bình Dương và Hà Nội; Thực
hiện bảo hiểm đối với nuôi cá tra, ba sa, tôm sú, tôm chân trắng tại Bến Tre, Sóc
Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.
Mặc dù BHNN đã được triển khai ở Việt Nam từ rất lâu nhưng đều không
mở rộng được. Nguyên nhân là do doanh nghiệp bảo hiểm thì thua lỗ, người nông
dân thì không mấy mặn mà, thêm vào đó là chưa tìm ra được phương pháp đánh
1
giá bảo hiểm cho phù hợp. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc
không hiệu quả của việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp là do sản phẩm bảo hiểm
thiết kế không phù hợp với đặc điểm nền sản suất nông nghiệp ở Việt Nam.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó, em đã lấy đề tài: “Tình hình
triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam” làm đề án nghiên cứu của mình.


Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ths. Nguyễn Thị Ngọc Hương
giúp em hoàn thành đề án này.
Bố cục bài gồm có 3 phần:
Chương I: Tổng quan về bảo hiểm nông nghiệp
Chương II: Việc thực hiện bảo hiểm nông nghiệp trên thế giới và Việt
Nam và một số đánh giá.
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện việc triển khai nghiệp vụ bảo
hiểm nông nghiệp ở Việt Nam.

2
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP.
I. Giới thiệu chung về Bảo hiểm Nông nghiệp:
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng, cung cấp lương thực,
thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực
phẩm và hàng hoá để xuất khẩu. Nông nghiệp cũng là ngành thu hút nhiều lao
động xã hội, góp phần giải quyết công ăn việc làm và còn là một ngành đóng góp
không nhỏ vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nhưng sản xuất nông nghiệp
thường không ổn định. Hằng năm thiên tai đã làm cho sản xuất nông nghiệp thiệt
hại từ 15 đến 20% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Hằng năm ngân sách nhà
nước và quỹ lương thực quốc gia phải dành ra những khoản lương thực và những
khoản tiền lớn để cứu trợ nông dân bị thiên tai, miễn giảm thuế cho những nơi bị
mất mùa.
Để chủ động đối phó và có quỹ dự trữ, dự phòng bồi thường kịp thời những tổn
thất do thiên tai gây ra, biện pháp tốt nhất và hữu hiệu nhất là tiến hành Bảo hiểm
Nông nghiệp. Bảo hiểm Nông nghiệp ra đời là cần thiết khách quan, góp phần bảo
vệ an toàn cho các loại tài sản và quá trình sản xuất nông nghiệp; ổn định cuộc
sống cho người dân, ổn định giá cả trên thị trường.
3
Trên góc độ kinh tế - xã hội việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp có tác dụng

rất lớn. Dịch vụ tài chính vững chắc là cơ sở để có được sự tăng trưởng kinh tế bền
vững. Phát triển, củng cố và làm sâu rộng thị trường tài chính nông thôn là thành tố
chính giúp mang lại sức sống cho kinh tế nông thôn và là cơ sở giúp người nông
dân thoát được cảnh nghèo đói. Bảo hiểm và chuyển giao rủi ro là những bộ phận
quan trọng của dịch vụ tài chính nông thôn vững chắc. Áp dụng bảo hiểm nông
nghiệp nhằm quản lý các rủi ro trong quá trình sản xuất sẽ giúp thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế thông qua việc nâng cao tính ổn định và cơ hội tăng trưởng cho
ngành tài chính và nông nghiệp. Một số lợi ích tích cực của quản lý rủi ro trong
nông ngiệp có thể là:
• Bảo vệ sinh kế của người nông dân, do vậy giúp giảm đói nghèo;
• Giữ vững năng suất lao động của các doanh nghiệp nông nghiệp và các hộ
gia đình nông dân;
• Bảo vệ các tổ chức tài chính trước tình trạng không thể thanh toán nợ do thời
tiết xấu gây ra;
• Bảo đảm đủ tài chính cho công tác cứu trợ thiên tai và khuyến khích những
chính sách xây dựng mạng lưới an toàn có kết cấu chặt chẽ.
Theo thời gian, những lợi ích tiềm tàng khác có thể được mang đến giúp thúc
đẩy sự phát triển. Chúng có thể là:
• Khuyến khích các hộ nông dân đầu tư vào các hoạt động mang lại lợi nhuận
cao hơn;
• Mở rộng tài chính nông thôn thông qua cách thức đảm bảo cho người nông
dân và các doanh nghiệp nông nghiệp được tiếp cận tốt hơn với dịch vụ tài
chính và được hưởng những điều khoản tín dụng thuận lợi hơn;
• Xây dựng cơ chế kiểm soát nguồn rủi ro gây thiệt hại nhiều nhất để làm sao
các quỹ của chính phủ được huy động vào những mục tiêu xã hội khác thay
vì phải tiến hành trợ cấp trong điều kiện thiên tai.
4
Bảo hiểm nông nghiệp gồm 2 loại hình là bảo hiểm cây trồng và bảo hiểm chăn
nuôi:
1.1. Bảo hiểm cây trồng:

1.1.1.Đối tượng bảo hiểm cây trồng:
Đối tượng bảo hiểm cây trồng có thể là bản thân cây trồng trong suốt quá trình sinh
trưởng và phát triển hoặc cũng là sản phẩm cuối cùng do cây trồng đem lại tuỳ theo
mục đích trồng trọt. Chia ra:
• Đối với cây hằng năm, đối tượng bảo hiểm là sản lượng thu hoạch.
• Đối với cây lâu năm, đối tượng bảo hiểm là giá trị của các loại cây đó hoặc
sản lượng từng năm của mỗi loại cây.
• Đối với vườn ươm, đối tượng bảo hiểm là giá trị cây giống trong suốt thời
gian nuôi trồng đến khi nhổ đi trồng nơi khác.
Do thời gian sinh trưởng của các cây khác nhau nên mỗi loại đối tượng nêu trên
có thời gian bảo hiểm khác nhau. Thời gian bảo hiểm cho cây hằng năm thường
tính từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch sản phẩm. Còn cây lâu năm, thời gian bảo
hiểm có thể kéo dài 1 năm sau đó được tái tụng qua các năm. Thời gian bảo hiểm
vườn ươm bắt đầu từ lúc gieo trồng đến khi cây đủ tuổi nhổ đi gieo trồng nơi khác.
Đối với tất cả các loại cây trồng, đơn vị bảo hiểm thường là đơn vị diện tích tự
nhiên để tính năng suất cây trồng như: ha, mẫu, sào…. Tuy nhiên, đối với cây lâu
năm do giá trị lớn và chu kì sinh trưởng kéo dài cho nên còn có thể bảo hiểm đến
từng cây hoặc lô cây.
1.1.2.Phạm vi bảo hiểm:
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây trồng thường gặp nhiều rủi ro
khác nhau ( cùng một lúc có thể gặp 1 hoặc 1 số rủi ro gây thiệt hại).
Rủi ro được bảo hiểm đảm bảo những điều kiện sau:
5
• Là hiện tượng bất ngờ mà con người chưa lường trước được hoặc hoàn toàn
không khống chế và loại trừ được.
• Dù đã áp dụng các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất nhưng không có kết
quả hoặc không thể tránh khỏi tổn thất.
• Là hiện tượng bất ngờ đối với nơi xảy ra, có cường độ phá hoại, hủy hoại
lớn hơn hoặc xảy ra sớm hơn hay muộn hơn hàng năm.
1.1.3.Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm:

GTBH cây trồng là giá trị của bản thân cây trồng hoặc giá trị sản lượng cây
trồng trên một đơn vị bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu bảo hiểm theo sản lượng thu hoạch
thì phải căn cứ vào giá trị sản lượng thực thu của những năm trước để xác định
được STBH của năm báo cáo. Cụ thể:
- STBH vườn ươm cây đc xác định bằng cách lấy giá cả của 1 cây nhân với số
cây trên một đơn vị bảo hiểm. Hoặc giá trị của 1 m2 cây giống nhân với số m2
trên 1 đơn vị bảo hiểm. Giá cả cây giống hoặc 1m2 cây giống được xác định căn
cứ vào giá bán bình quân của 1 năm trước đó.
- STBH đối với cây hằng năm được xác định căn cứ vào sản lượng thu hoạch
thực tế của từng loại cây và giá cả 1 đơn vị sản phẩm trong một số năm trước đó.
Sở dĩ phải căn cứ vào một số năm để xác định vì sản xuất nông nghiệp chịu ảnh
hưởng lớn bởi điều kiện tự nhiên và còn nhằm để loại trừ những nhân tố chủ quan
như: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn và lao động… đồng thời còn
làm cho xác xuất mà thiên tai xuất hiện vừa đủ rõ để xác định phí bảo hiểm. Thông
thường số năm lựa chọn để xác định GTBH khoảng từ 3 đến 5 năm là phù hợp vói
thực tế.
- STBH cây lâu năm là giá trị của từng cây, từng lô cây hoặc từng đơn vị bảo
hiểm. Nhưng cây lâu năm là tài sản cố định, giá trị ban dầu của loại tài sản này
6
được xác định tại thời điểm vườn cây đưa vào kinh doanh. Vì thế, STBH chính là
giá trị ban đầu của cây (hay vườn cây) đó trừ đi khấu hao cơ bản nếu có.
các chế độ bảo hiểm cây trồng:
Trong sản xuất nông nghiệp, năng suất chất lượng sản phẩm và giá trị bản thân
cây trồng phụ thuộc rất lớn vào sự cố gắng chủ quan của người trồng trọt, bao gồm
cả việc đầu tư thâm canh, trình độ áp dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác và cả ý
thức bảo vệ cây khi gặp rủi ro … Vì thế, các công ty bảo hiểm thường áp dụng một
số chê dộ bảo hiểm sau đây:
- Chế độ bảo hiểm bồi thường theo tỷ lệ: khi tổn thất sảy ra, người bảo hiểm chỉ
bồi thường cho người trồng trọt theo một tỷ lệ nhất định so với toàn bộ giá trị tổn
thất. Tỷ lệ bồi thường do các bên thỏa thuận. Thông thường ở nhiều nước tỷ lệ bồi

thường trong khoảng từ 60% đến 80% so với giá trị tổn thất thuộc phạm vi bảo
hiểm. Mục đích áp dụng chế độ này nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của
người tham gia bảo hiểm.
- Chế độ bảo hiểm trên mức miễn thường: có nghĩa từ khi ký kết hợp đồng bảo
hiểm, các bên tham gia thỏa thuận với nhau về mức miễn thường. Chế độ này
thường áp dụng cho cây hằng năm và mức miễn thường có thể bằng 10% dến 15%
STBH.
1.1.4. Phương pháp xác định phí bảo hiểm cây trồng:
Phí bảo hiểm cây trồng bao gồm: phí bồi thường tổn thất (phí thuần) và phụ phí.
Công thức tính phí:
P=f+d
Trong đó: P – phí bảo hiểm cây trồng
7
f- Phí thuần
d – Phụ phí
Phần phụ phí (d) được quy định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với tổng
mức phí (P). Tuy nhiên, rủi ro mà sản xuất nông nghiệp thường gặp đôi khi có hậu
quả thiệt hại rất lớn vì thế nó còn chia ra các loại: Phí đề phòng hạn chế tổn thất,
phí dự trữ, dự phòng, phí quản lý.
Để xác định được tổng mức phí thì phải xác định được mức phí thuần (f). Đối
với vườn ươm và cây lâu năm muốn xác định được mức phí thuần phải xác định
được giá trị thực tế thu được hoặc giá trị ban đầu còn lại của vườn cây và giá trị
thực tế bình quân một số năm để xác định tỷ lệ phí bồi thường bình quân.
1.1.5. Giám định, bồi thường tổn thất:
*Đối với cây hằng năm:
Giá trị tổn thất
được bồi
thường
= Giá trị sản
lượng tổn thất

thực tế
- Giá trị tận
thu(nếu có)
- Giá trị tổn thất
không được bồi
thường (nếu có)
Giá trị sản lượng tổn thất thực tế được căn cứ vào năng xuất bình quân được
bảo hiểm, năng xuất thực tế thu hoạch, giá cả một đơn vị sản phẩm bình quân và
diện tích bị tổn thất từng loại cây. Giá trị tận thu bao gồm: thân, lá, quả…. Giá trị
tổn thất không được bồi thường, thường gặp phải khi áp dụng các chế độ bảo hiểm
khác nhau. Hoặc những tổn thất không thuộc phạm vi bảo hiểm.
Trong nông nghiệp việc sảy ra tổn thất trước khi thu hoạch là phổ biển, lúc này
chưa thể xác định được giá trị tổn thất thực tế mà chỉ là tổn thất ước tính. Để xác
định được số tiền bồi thường thì có các trường hợp:
8
+ Đối với diện tích mất trắng trước khi cây trồng thu hoạch, giá trị tổn thất thực
tế là toàn bộ chi phí bỏ ra từ thời điểm gieo trồng đến thời điểm xảy ra tổn thất,
các khoản chi phí này thường bao gồm: chi phí cây giống, phân bón, vật tư, lao
động…
+ Đối với diện tích chưa bị thiệt hại toàn bộ, có thể chăm sóc tiếp vẫn cho thu
hoạch được sản phẩm, giá trị tổn thất tính theo tỉ lệ phần trăm tổn thất so với toàn
bộ chi phí tính đến thời điểm xảy ra tổn thất.
* Đối với cây lâu năm:
Giá trị tổn thất
được bồi thường
= Giá trị tổn thất
thực tế
- Giá trị tận tổn
thất thực tế
×Tỷ lệ

khấu
hao
Giá trị tổn thất thực tế được tính đến từng cây lâu năm hoặc diện tích gieo trồng
cây đó. Chỉ những cây, những diện tích bị chết hoặc gãy hẳn mới được coi là tổn
thất, tổn thất xảy ra tháng nào thì khấu hao tháng đó.
Khi tiến hành bồi thường, người bảo hiểm phải chú í một số vấn đề như: tỷ lệ
bồi thường, mức miễn thường, giá trị tận thu, chi phí đề phòng hạn chế tổn thất
không được trừ vào số tiền bồi thường và cũng không được thêm vào số tiền bồi
thường thực tế.
1.2. Bảo hiểm chăn nuôi:
1.2.1. Đối tượng bảo hiểm:
- Đối tượng bảo hiểm trong chăn nuôi là các sản phẩm chăn nuôi và các loại vật
nuôi. Đối với vật nuôi là tài sản cố định thường được bảo hiểm đến từng con, đối
với vạt nuôi là tài sản lưu động có thể bảo hiểm cả đàn.
9
- Vật nuôi là tài sản lưu động là những vật nuôi trong thời gian ngắn qua trình
thu sản phẩm gắn liền với quá trình giết mổ hoặc chuyển chúng sang làm tài sản cố
định. Thời hạn bảo hiểm của loại này bắt đầu từ khi con giống tách mẹ nuôi độc
lập đến khi vật nuôi được xuất chuồng.
- Vật nuôi là tài sản cố định thường có thời gian nuôi dưỡng lâu, giá trị lớn và
được chuyển dịch dần vào sản phẩm thu được qua các năm. Thời hạn bảo hiểm của
loại này thường là 1 năm hoặc toàn bộ chu kỳ sản xuất. Nếu thời hạn bảo hiểm là
toàn bộ chu kỳ sản xuất thì nó sẽ được bắt đầu khi vật nuôi được chuyển thành
chức năng tài sản cố định đến khi kết thúc chu kỳ sản xuất (khi đã khấu hao xong).
1.2.2. Phạm vi bảo hiểm:
- Trong chăn nuôi thường gặp rất nhiều rủi ro khác nhau gây tổn thất, có những
rủi ro khách quan, có cả những rủi ro chủ quan như chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng,
thí nghiệm…. Những rủi ro sau thông thường được bảo hiểm:
• Thiên tai, bão lũ, mưa đá, nóng lạnh bất thường, khô cạn nguồn nước.
• Bệnh dich bao gồm cả bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm.

• Buộc phải giết mổ để phòng trừ dịch bệnh lây lan. Hoặc khi vật nuôi bị ốm,
bị tai nạn, bị thương tật không còn tiếp tục nuôi dưỡng sử dụng được.
• Các rủi ro khác như: động vật ăn thịt, phá hoại; đánh cắn lẫn nhau, tai nạn
giao thông, hỏa hoạn….
1.2.3. Số tiền bảo hiểm và chế độ bảo hiểm:
- Đối với súc vật vỗ béo và lấy thịt, STBH thường được căn cứ vào giá trị trọng
lượng xuất chuồng bình quân một số năm trước đó ( thông thường là 3 đến 5 năm)
nhằm loại trừ những nhân tố ngẫu nhiên ảnh hưởng. Đối với vật nuôi là tài sản cố
định, STBH chính là giá trị ban đầu của tài sản cố định trừ đi khấu hao cơ bản nếu
có. Còn STNH sản phẩm chăn nuôi như: trứng, sữa… được xác định căn cứ vào
10
giá trị sản lượng thực tế bình quân thu được những năm trước đó ( thông thường là
3 đến 5 năm).
- Cũng như trong trồng trọt, trong chăn nuôi khi tiến hành bảo hiểm cũng có thể
áp dụng những chế độ bảo hiểm khác nhau nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm
của người tham gia bảo hiểm, làm giảm phí bảo hiểm và phù hợp với tình hình tổ
chức quản lý của công ty bảo hiểm:
• Chế độ bồi thường theo tỷ lệ thường được áp dụng khi bảo hiểm cho súc vật
vỗ béo và lấy thịt.
• Chế độ bảo hiểm miễn thường có khấu trừ thường được áp dụng khi bảo
hiểm cho các sản phẩm chăn nuôi.
• Chế độ bảo hiểm miễn thường không khấu trừ lại được áp dụng khi bảo
hiểm cho từng đầu con trong một đàn gia súc tham gia bảo hiểm.
1.2.4. Phí bảo hiểm chăn nuôi:
Khi tiến hành bảo hiểm các sản phẩm chăn nuôi (sản phẩm tách ròi bản thân
con vật) như: Trứng, sữa…. việc xác định phí bảo hiểm giống như xác định phí
bảo hiểm cây trồng hằng năm.
Xác định phí bảo hiểm với đầu con gia súc gia cầm được tính:
P=f+d
Trong đó: P – Phí bảo hiểm theo đầu con súc vật

f- Phí bồi thường thiệt hại (Phí thuần)
d- Phụ phí
11
Phụ phí được tính bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với tổng mức phí thu
và được chia ra: Phí đề phòng hạn chế tổn thất (chi phí phòng dịch, chống sét,
chống nóng….); phí dự trự dữ dự phòng; phí quản lí.
1.2.5. Giám định bồi thường tổn thất:
Giá trị tổn thất được bồi thường:
Giá trị tổn
thất được
bồi thường
=
Giá trị tổn
thất thực
tế
-
Giá trị tận
thu (nếu
có)
-
Giá trị
khấu hao
(nếu có)
-
Giá trị tổn thất
không được bồi
thường (nếu có)

Về nguyên tắc, bảo hiểm chỉ bồi thường cho tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và
trong thời hạn hợp đồng còn hiệu lực. Mọi chi phí đề phòng hạn chế tổn thất, chi

phí giám định và xử lí vật nuôi sau khi chết không được trừ vào số tiền bồi thường,
nếu tổn thất do người thứ 3 gây ra thì bảo hiểm vẫn bồi thường, nhưng giành quyền
đòi người thứ 3 trả lại.
Những trường hợp cụ thể sau đây, công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi
thường:
+ Không gửi thông báo kịp thời về tình hình tổn thất cho công ty bảo hiểm như
hợp đồng đã ký.
+ Người chăn nuôi không làm hết trách nhiệm khi đề phòng và hạn chế tổn thất.
+ Vật nuôi chết do lỗi của người chăn nuôi.
CHƯƠNGII:
12
VIỆC THỰC HIỆN BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM – MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ
2.1. Tình hình bảo hiểm nông nghiệp trên thế giới
2.1.1. Tình hình kinh doanh bảo hiểm nông nghiệp:
Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, BHNN đã xuất hiện ở nhiều nước trên
thế giới và nhanh chóng được chính phủ các nước ủng hộ. Đến nay, lĩnh vực này
đã trở thành một phần không nhỏ trong thị trường BH nói chung với cách thức tổ
chức rất linh hoạt và chuyên nghiệp.
Tổng phí bảo hiểm cho loại hình bảo hiểm này đã phát triển nhanh chóng trong
các năm gần đây từ US $ 8 tỷ USD trong năm 2005 ước tính khoảng US $ 18,5 tỷ
USD năm 2008.
Biểu đồ 1 : Phí bảo hiểm giai đoạn 2005-2008
Biểu đồ 2: Tổng phí bảo hiểm thu được năm 2008:
Cơ cấu phí bảo hiểm theo vùng:
13
Phần lớn trong tổng số phí bảo hiểm trên thế giới là tại Hoa Kỳ và Canada,
với khoảng 62% thị trường. Tiếp theo là châu Á với 18% và châu Âu với
16%. Còn lại 2% ở Mỹ Latinh và 1% ở Châu Đại Dương và châu Phi.
2.1.2. Vai trò của chính phủ với bảo hiểm nông nghiệp trên thế giới:

Trường hợp chính phủ các nước chọn để can thiệp vào thị trường bảo hiểm
nông nghiệp, họ có thể áp dụng cách tiếp cận khác nhau. Theo một điều tra gần đây
Ngân hàng Thế về sự can thiệp của khu vực công vào bảo hiểm nông nghiệp thực
hiện ở 65 nước, các cơ chế phổ biến nhất cho sự can thiệp công vào thị trường bảo
hiểm nông nghiệp là:
• Trợ cấp phí bảo hiểm - khảo sát cho thấy hình thức hỗ trợ công cộng phổ
biến nhất cho bảo hiểm nông nghiệp là thông qua trợ cấp phí bảo hiểm; 63%
của các nước được khảo sát sử dụng cơ chế này để hỗ trợ bảo hiểm cây trồng
và 35% để hỗ trợ bảo hiểm chăn nuôi.
• Đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R & D), đào tạo và thu thập
thông tin, 41% các quốc gia trong cuộc khảo sát báo cáo đầu tư khu vực
14
công trong việc thu thập đào tạo và R & D, và 37% các nước đào tạo và thu
thập thông tin bảo hiểm cây trồng và bảo hiểm chăn nuôi.
Pháp luật về bảo hiểm nông nghiệp: nghiên cứu cho thấy rằng việc phát triển
những quy định cụ thể của pháp luật về bảo hiểm nông nghiệp cũng là một hình
thức hỗ trợ quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp, khảo sát cho thấy 51% nước có
những quy định cụ thể cho bảo hiểm cây trồng và 33% có quy định cụ thể cho bảo
hiểm vật nuôi.
Khu vực tái bảo hiểm - 32% và 26%. các quốc gia trong cuộc khảo sát báo
cáo có tái bảo hiểm cây trồng và bảo hiểm chăn nuôi.
Trợ cấp chi phí quản lý: nghiên cứu cũng cho thấy rằng hình thức chính phủ
hỗ trợ bảo hiểm cây trồng và chăn nuôi thông qua trợ cấp chi phí quản lý ít phổ
biến, với chỉ có 16% các nước được khảo sát chính quyền có trợ cấp chi phí quản
lý bảo hiểm cây trồng và 11%có trợ cấp chi phí quản lý bảo hiểm chăn nuôi.
Có vẻ như có một mối tương quan giữa mức độ hỗ trợ của khu vực công và
sự can thiệp vào bảo hiểm nông nghiệp. Ở Hoa Kỳ và Canada mức hỗ trợ của
chính phủ cao và chiếm tới 70% phí bảo hiểm trên thị trường. Các chính phủ của
nhiều nước châu Âu cung cấp các khoản hỗ trợ và chiếm 17% phí bảo hiểm. Tại
châu Phi và các quốc gia như Úc và New Zealand, nơi chính phủ ít hoặc không có

sự can thiệp vào lĩnh vực này thì mức phí bảo hiểm thu được là rất thấp.
Ba mô hình cho việc cung cấp các bảo hiểm nông nghiệp có thể được chia
thành:
+ Hệ thống do Nhà nước kiểm soát (thường được gọi là can thiệp đầy đủ công
cộng cho bảo hiểm nông nghiệp) đặc trưng hệ thống can thiệp hoàn toàn được đặc
15
trưng bởi một mức độ hỗ trợ cao của chính phủ và có một sản phẩm bảo hiểm riêng
thường được thương mại hóa bởi các công ty bảo hiểm nhà nước độc quyền.
+ Hệ thống thị trường thuần túy : đặc trưng là chính phủ hỗ trợ ở mức thấp hoặc
không hỗ trợ cho bảo hiểm nông nghiệp và một số công ty bảo hiểm thì thương
mại hóa các loại hình sản phẩm khác nhau.
+ Hệ thống Đối tác Công-tư nhân là hệ thống cân bằng nhất, cả về hỗ trợ của
chính phủ hỗ trợ và khả năng cung cấp sản phẩm sẵn có. Những tính năng chính,
cũng như các các lợi thế và bất lợi của mỗi mô hình bảo hiểm nông nghiệp.
2.2. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam:
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nước ta:
Việt Nam (tọa độ địa lý: Kinh tuyến: 102°8′ - 109°27′ Đông; Vĩ tuyến: 8°27′
- 23°23′ Bắc) nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương. Diện tích phần đất liền
khoảng 331.698 km². Vùng biển của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000
km². Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và Biển
Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Việt Nam
hình chữ S và khoảng cách từ bắc tới nam là khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo
chiều đông sang tây là 50 km. Với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo.
Việt Nam tuyên bố 12 hải lý ranh giới lãnh hải, thêm 12 hải lý tiếp giáp nữa theo
thông lệ và vùng an ninh, và 200 hải lý làm vùng đặc quyền kinh tế.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm tương đối trung bình 84-
100% cả năm. Tuy nhiên, vì có sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình nên
khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo từng vùng. Trong mùa
đông hay mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa thường thổi
từ phía đông bắc dọc theo bờ biển Trung Quốc, qua vịnh Bắc Bộ, luôn theo các

16
thung lũng sông giữa các cánh cung núi ở Đông Bắc mang theo nhiều hơi ẩm.
Trong thời gian gió mùa tây nam mùa hè, xảy ra từ tháng 5đến tháng 10, không khí
nóng từ sa mạc Gobi phát triển xa về phía bắc, khiến không khí ẩm từ biển tràn vào
trong đất liền gây nên mưa nhiều.
Lượng mưa hàng năm ở mọi vùng đều lớn dao động từ 120 đến
300 xentimét, và ở một số nơi có thể gây lên lũ. Gần 90% lượng mưa đổ xuống vào
mùa hè. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đồng bằng nói chung hơi cao hơn so với
vùng núi và cao nguyên. Dao động nhiệt độ từ mức thấp nhất là 5°C từ tháng
12 đến tháng 1, tháng lạnh nhất, cho tới hơn 37°C vào tháng 4, tháng nóng nhất. Sự
phân chia mùa ở nửa phía bắc rõ rệt hơn nửa phía nam, nơi mà chỉ ngoại trừ vùng
cao nguyên, nhiệt độ mùa chỉ chênh lệch vài độ, thường trong khoảng 21-28°C.
Điều kiện tự nhiên như trên cho phép nước ta phát triển một nền nông
nghiệp nhiệt đới. Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp nông nghiệp, phát triển
nhiều sản phẩm từ cây lương thực như lúa gạo, ngô cho đến các cây công nghiệp
ngắn ngày như mía, lạc, đỗ tương rồi các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su,
điều, cà phê, các cây ăn quả như bưởi, cam…
Bên cạnh những thuận lợi thì nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta cũng
gặp không ít những khó khăn luôn phải đối mặt với những thiên tai. Mỗi năm nước
ta phải gánh chịu từ 7-10 cơn bão tạo sự khắt khe trong mùa vụ hay những đợt sâu
bệnh hại lúa như dịch rãy nâu, đạo ôn, vàng lá… làm giảm năng suất cây trồng
hoặc mất mùa hoàn toàn.
Bảng 1: Rủi ro thiên tai ở Việt Nam
Rủi ro cao Rủi ro trung bình Rủi ro thấp
• Lụt
• Bão
• Ngập lụt do mưa
• Mưa và mưa đá
• Hạn hán
• Lở đất

• Động đất
• Tai nạn công nghệ
• Sương giá
17
• Xói mòn/rửa trôi
• Nước biển xâm thực
• Cháy rừng
• Phá rừng
Nguồn: UNDP, 2004
Một lý do khiến thiên tai do nước gây ra trở nên nghiêm trọng là do hầu hết
người dân Việt Nam sống trong những vùng có nguy cơ lũ lụt. Biểu đố 1 chỉ ra
những khu vực chịu ảnh hưởng của nhiều loại thiên tai khác nhau do nước gây
ra.Những khu vực thấp trũng dọc theo bờ biển và ở các đồng bằng ven sông được
tận dụng vào mục đích trồng lúa và nuôi trồng thủy sản, nhưng những khu vực này
lại phải hứng chịu tình trạng lũ lụt, ngập nước, và nước biển dâng cao. Khu vực
miền núi thường phải hứng chịu nạn lũ quét trong mùa mưa.
Thiệt hại về mùa màng thường do nhiều nhân tố gây lên. Những thiệt hại
nghiêm trọng nhất thường do bão gây ra (20-50%), mặc dù khu vực bị tác động bởi
bão dường như không nhiều. Hạn hán và lụt lội đứng thứ 2 (10 -30%) và thường
xảy ra trên diện rộng. Sau đó đến nắng nóng và lạnh bất thường (5-20%) và xảy ra
trên một diện tích không lớn. Trước đây, lượng mưa gây hại nhiều hơn thời tiết.
Những nhân tố trên gây hậu quả nghiêm trọng hơn do tình trạng thay đổi khí hậu
toàn cầu. Việt Nam có một mùa mưa mỗi năm và hiện tượng nước song tràn bờ
gây lụt lội hàng năm là một phần trong chu kỳ thiên nhiên. Người nông dân khi
đưa ra quyết định sản xuất của mình bao giờ cũng tính tới chu kỳ lũ lụt để khắc
phục hiện tượng xảy ra có tính mùa vụ này. Tuy nhiên, rất khó để có thể lập kế
hoạch ứng phó với tình trạng mưa lớn, nước biển dâng cao do bão và lũ lụt đến
sớm, gây thiệt hại nặng nề về mùa màng. Lấy ví dụ, năm 2000, toàn bộ tỉnh Đồng
Tháp bị chìm ngập trong nước lũ. Năm 2003, mưa lớn gây lụt lội ở Thái Bình, phá
hủy 60 nghìn héc ta lúa, một nửa trong số đó bị mất trắng (UNDP, 2004).

2.2.2. Nông nghiệp Việt Nam quy mô nhỏ lẻ và manh mún
18
Có khoảng 80% trong tổng số hơn 80 triệu dân sinh sống tại khu vực nông thôn
và Việt Nam hiện có trên 11 triệu hộ nông dân. Chính sách giao đất nông nghiệp
đã dẫn đến kết quả là ruộng đất nhỏ lẻ và manh mún, đặc biệt là ở miền Bắc.
Nguyên nhân là do ảnh hưởng của quan điểm cần phải phân chia đất đai công
bằng. Mặc dù chính sách giao đất góp phần đem lại những kết quả đáng khích lệ
cho phát triển nông nghiệp và nông thôn trong những năm gần đây nhưng đất đai
manh mún và diện tích nhỏ lẻ là những vấn đề rất lớn hiện nay làm giảm tính hiệu
quả và làm tăng những mâu thuẫn liên quan đến đất đai. Sự nhỏ lẻ và rải rác của
ruộng đất cản trở việc cơ giới hoá, ứng dụng công nghệ và đòi hỏi phải đầu tư
nhiều thời gian và lao động hơn cho các hoạt động bởi khoảng cách quá xa giữa
các mảnh ruộng. Ở khu vực các tỉnh phía Nam, sự manh mún của ruộng đất ít có
hoặc không quá nghiêm trọng, tính trung bình một hộ ở đồng bằng sông Cửu Long
chỉ có từ 1 đến 2 mảnh. Đó là do việc phân chia ruộng đất không quá chú trọng đến
tính công bằng, hơn nữa việc giao đất cho các hộ nông dân dường như được thực
hiện dựa trên tình trạng đất đai mà hộ có trước ngày thống nhấtđất nước năm 1975
Mặc dù quy mô đất đai của nông hộ thay đổi giữa các vùng, miền trên phạm vi
cả nước nhưng nhìn chung vẫn với đặc tính là nhỏ, bình quân đầu người chỉ dao
động khoảng 0,2 hecta (Ngân hàng thế giới 2001a). Quy mô nhỏ đã ảnh hưởng tới
thu nhập tiềm năng của sản xuât nông nghiệp. Trong khuôn khổ Dự án ACIAR,
khoảng 50% số hộ nông dân được điều tra có thu nhập ròng dưới 10 triệu đồng
(khoảng 645 USD) năm 2000.
Bảng 2: Lợi ích – chi phí của việc sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ
Lợi ích của việc nhiều mảnh Chi phí của nhiều mảnh
Lợi ích riêng Lợi ích công
cộng
Chi phí riêng Chi phí công cộng
- Giảm rủi ro
-Ngập lụt

-Công bằng hơn
-Bảo hiểm ẩn
-Tăng chi phí
-Tăng chi phí lao động
-Giải phóng ít lao
động
19
-Sâu bệnh
-Đầu ra/sản lượng
-Dễ thừa kế
-Đa dạng cây trồng
-Dễ thế
chấp/cho/bán
-Sử dụng lao động
mùa vụ tốt hơn
-Tăng đa dạng
sinh học
-Giảm sự phổ
biến của bệnh
-Mất đất do bờ
-Khó khăn đi lại hơn
-Tăng khả năng mâu
thuẫn giữa các hộ
-Công tác thuỷ lợi
-Cơ giới hoá khó
-Khó ứng dụng kỹ
thuật và công nghệ mới
-Chậm cơ giứoi hoá
-Ứng dụng công
nghệ mới chậm

-Khó xây dựng kế
hoạch các vùng
sản xuất lớn
-Chi phí giao dịch
tăng khi thế chấp
Kế hoạch hoá sử
dụng đất
Việc sản xuất nông nghiệp manh mún nhỏ lẻ dẫn đến việc khó triển khai
quản lí rủi ro cho đối tượng bảo hiểm mặt khác sản xuất nhỏ lẻ có thể dẫn đến việc
quy trình sản xuất không đủ điều kiện tiêu chuẩn kĩ thuật để tham gia bảo hiểm.
Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cũng cho rằng: “Việc
thực hiện BHNN như ở vùng ĐBSCL rất khó khăn. Đây là ngành sản xuất nhiều
rủi ro nên từ trước đến nay rất ít công ty bảo hiểm vào đầu tư. Đồng thời tập quán
sản xuất nhỏ lẻ của nông dân gây khó khăn cho việc triển khai BHNN. Hiện nay
mỗi nông dân chỉ làm một vài công đất thì công ty không thể nào ký hợp đồng với
hết cả triệu hộ nông dân. Chưa nói đến chuyện quản lý sao cho có hiệu quả, đem
lại lợi nhuận cho họ”.
Để đủ điều kiện bảo hiểm thì nông dân phải tuân thủ quy trình sản suất kỹ
thuật phù hợp theo quy định, tuy vậy để thực hiện sản xuất đúng quy trình kỹ thuật
thì cần vốn lớn quy mô sản xuất mở rộng hay nói cách khác là triển khai kinh tế
trang trại, hợp tác xã khi đó việc sản xuất sẽ tập chung từ đó tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp bảo hiểm trong việc quản lý kinh doanh cũng như quản lý rủi ro cho
từng hợp đồng và công tác giám định bồi thường tổn thất cũng dễ dàng hơn.
2.2. Đánh giá các sản phẩm bảo hiểm hiện nay:
20
Việt Nam cũng đã từng tiến hành thử nghiệm các sản phẩm bảo hiểm nông
nghiệp, nhưng không thu được nhiều thành công. Đây là vấn đề thường thấy ở
những quốc gia đang phát triển. Trước năm 2011, Bộ Tài Chính cho hay chưa đầy
1% diện tích vùng sản xuất nông nghiệp hay số gia súc được bảo hiểm (theo
Vietnam.net Bridge, ngày 16/11/2005). Năm 2001, chỉ 0,19% diện tích vùng sản

xuất nông nghiệp, 0,24% gia súc, 0,10% lợn và 0,04% gia cầm được bảo hiểm
bằng hình thức nào đó. Năm 1999, FAO đã tiến hành một công việc hữu ích, là tổ
chức tổng kết kinh nghiệm của Bảo Việt với bảo hiểm mùa màng, trong đó nhấn
mạnh vào những vấn đề cố hữu của bảo hiểm nông nghiệp như: chi phí quản lý cao
trong kiểm soát lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, thiệt hại lớn về tài chính do
những rủi ro tương quan nghiêm trọng. Các sản phẩm bảo hiểm thường được triển
khai:
2.3.1. Đối với bảo hiểm cây trồng, các sản phẩm bảo hiểm truyền thống là:
+ Bảo hiểm cây trồng dựa vào Sản lượng (Bảo hiểm Cây trồng Đa Hiểm Họa
hay MPCI). MPCI bảo vệ người nông dân trước nhiều rủi ro khác nhau, có nghĩa là
sản phẩm bảo hiểm này bao trùm nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới thiệt hại
mùa màng. MPCI là một sản phẩm hữu ích khi thiệt hại cho mùa màng là phức hợp
của nhiều nguyên nhân (chẳng hạn như mưa lớn và sâu bệnh) và nó khó có thể gán
cho một rủi ro riêng lẻ. MPCI có thể có nhiều dòng sản phẩm khác nhau, nhưng
hơn cả nó vẫn dựa vào sản lượng tại mỗi thửa ruộng đã được bảo hiểm (ví dụ
tấn/ha) được tính theo phần trăm của sản lượng trung bình từ trước tới giờ của
người nông dân mua bảo hiểm. MPCI sẽ thanh toán tiền bảo hiểm cho người nông
dân nếu sản lượng thực của họ thấp hơn tỷ lệ sản lượng trung bình được xác đinh
cho mảnh đất mà họ canh tác và đã được hai bên đồng ý ký kết vào hợp đồng bảo
hiểm. MPCI yêu cầu từng người nông dân phải được phân loại dựa vào mức độ
ảnh hưởng bởi rủi ro của họ. Theo đó, cần thiết phải đánh giá thiệt hại của từng
21
thửa ruộng để đưa ra mức thiệt hại dự kiến cho từng người nông dân có bảo hiểm
và để tính toán tiền bồi thường bảo hiểm. MPCI được áp dụng lần đầu tiên tại Mỹ
và hiện tại được dùng chủ yếu tại Mỹ, Canada và Tây Ban Nha. Mặc dù nó tỏ ra có
lợi cho những người nông dân, nhưng sản phẩm này lại là một rắc rối lớn cho các
phẩm này lại là một rắc rối lớn cho các hãng bảo hiểm bởi nó ngốn nhiều chi phí
để quản lý và người nôngdân (đặc biệt là các nông hộ nhỏ) thường không sẵn lòng
chi trả phí bảo hiểm để các hãng có đủ tiền trang trải cho hoạt động cung cấp bảo
hiểm tới tay người nông dân.

+ Bảo hiểm Bồi thường dựa trên Thiệt hại (Bảo hiểm cây trồng cho hiểm họa
định danh). Bảo hiểm bồi thường dựa vào thiệt hại là một dạng bảo hiểm vụ mùa
với chi phí thanh toán bảo hiểm dựa trên những thiệt hại tính theo phần trăm cho
cánh đồng do một rủi ro cụ thể gây ra. Bảo hiểm mưa đá là một ví dụ điển hình của
bảo hiểm mùa màng đơn rủi ro. Những thiệt hại theo phần trăm với khoản tiền
người nông dân bỏ ra trước khi lấy tiền bảo hiểm thấp hơn (tính theo phần trăm)
được áp dụng cho một khoản tiền hai bên đồng ý trước được bảo hiểm. Khoản tiền
được bảo hiểm có thể căn cứ vào chi phí sản xuất hoặc doanh thu dự kiến. Sản
phẩm bảo hiểm mùa màng đơn rủi ro là sản phẩm bảo hiểm mùa màng đầu tiên
được áp dụng tại nhiều quốc gia. Chi phí để cung cấp sản phẩm bảo hiểm đơn rủi
ro thấp hơn nhiều so với chi phí của bảo hiểm đa rủi ro. Công tác đánh giá và phân
loại rủi ro được thực hiện một cách dễ dàng hơn, do vậy khả năng lựa chọn nghịch
xảy ra bị giảm đi nhiều và chi phí tính toán thiệt hại thường ít tốn kém hơn.
+ Bảo hiểm Chỉ số dựa vào Sản lượng của Vùng. Bảo hiểm chỉ số dựa vào sản
lượng của vùng là một sản phẩm bảo hiểm mà ở đây tiền thanh toán bảo hiểm được
tính toán dựa trên sản lượng trung bình thu được của một vùng chẳng hạn như một
huyện hay một hạt. Sản lượng được bảo hiểm được tính toán theo tỷ lệ phần trăm
so với sản lượng trung bình của vùng. Người mua bảo hiểm sẽ được thanh toán
22
tiền nếu sản lượng thực của vùng đó thấp hơn sản lượng đã được ghi vào trong bảo
hiểm và không cần tính tới sản lượng thực của từng hộ gia đình trên mảnh đất của
họ. Sản phẩm bảo hiểm chỉ số này cần phải có được dữ liệu về sản lượng của một
vùng ghi lại trong nhiều năm và phải có những tiêu chuẩn để xác định và kiểm
định sản lượng ước tính.
(Nguồn: Skees et al., 2006; Belete et al., 2007)
2.3.2. Trở ngại đối với Bảo hiểm Nông nghiệp ở các nước đang phát triển
2.3.2.1. Đối với bảo hiểm cây trồng
Ở các nước đang phát triển khi trển khai bảo hiểm nông nghiệp thì chủ yếu
phát triển hình thức bảo hiểm truyền thống MPCI và số tiền bảo hiểm dựa trên sản
lượng trung bình của mỗi cá nhân canh tác trên mảnh đất của họ tuy nhiên loại

hình này có những thách thức gây khó khăn cho thị trường bảo hiểm ở những nước
đang phát triển. Những thách thức lớn với MPCI đã được phân tích và có thể tổng
kết như sau (Skees, Barnett, và Collier, 2008):
+ MPCI rất dễ dẫn tới tình trạng lựa chọn đối nghịch. Cần nhiều thông tin để có
thể phân loại mức độ rủi ro của khách hàng tiềm năng. Nhìn chung, người nông
dân đã mua bảo hiểm biết rõ hơn hãng bảo hiểm về mức độ rủi ro thực chất của
mình. Những người nông dân thấy rằng họ được lợi từ việc đánh giá rủi ro nhầm
(nghĩa là được mua bảo hiểm với mức phí thấp hơn mức độ rủi ro thực tế rất nhiều)
sẽ có xu hướng mua bảo hiểm, trong khi những người không được lợi từ việc đánh
giá sai sẽ không mua bảo hiểm;
+ MPCI rất dễ dẫn tới rủi ro đạo đức. Trên thực tế, các hãng bảo hiểm không thể
giám sát hết hành vi của tất cả những người mua bảo hiểm. Do vậy, rất khó để biết
liệu tổn thất về sản lượng là do thảm họa không thể tránh được hay là hậu quả của
23
sự quản lý kém ;
+ Đánh giá thiệt hại là một công việc khó và tốn kém. Những nhân viên đánh giá
thiệt hại có trình độ phải xác định tổn thất sản lượng có phải là hậu quả của rủi ro
đã được bảo hiểm hay không, nếu đúng thì xác định mức độ thiệt hại là bao nhiêu;
+ Chi phí phân phối sản phẩm thường khá cao. Người nông dân phải cung cấp
những số liệu trong quá khứ về diện tích gieo trồng và sản lượng thu được. Đại lý
bảo hiểm phải xác minh được những số liệu này dựa vào nguồn dữ liệu khách quan
của bên thứ ba;
+ MPCI đòi hỏi phải có nhiều dữ liệu, nhân viên bảo hiểm có trình độ cao và cần
phải giám sát hành vi của người mua bảo hiểm. Do vậy, chi phí quản lý thường khá
cao;
+ Do sản phẩm bảo hiểm này áp dụng với nhiều loại thảmhọa,,chi phí rủi ro của
MPCI cao hơn so với sản phẩm bảo hiểm thảm họa định danh;
+ Trong số những thảm họa được bảo hiểm bởi MPCI có những loại rủi ro tương
quan không gian , ví dụ như hạn hán. Điều này có nghĩa là tỷ lệ tổn thất trong một
năm bất kỳ có thể quá cao khiến các hãng bảo hiểm phải dựa vào nguồn vốn dự

phòng lớn. Để có thể có được nguồn vốn đó và trang trải chi phí rủi ro lớn như vậy
chi phí bỏ ra có thể rất tốn kém;
+ Do sự thất bại của thị trường cung cấp bảo hiểm nông nghiệp nên MPCI phải
dựa nhiều vào sự hỗ trợ của chính phủ.
24
Từ trước, khi tiến hành bảo hiểm nông nghiệp các công ty bảo hiểm tiến
hành theo hình thức bảo hiểm này và đều không thành công vì những lý do nêu ở
trên mặt khác sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam nhỏ lẻ gây khó khăn trong việc
quản lí rủi ro với loại hình bảo hiểm này.
2.3.2.2. Đối với bảo hiểm chăn nôi:
Bảo hiểm bệnh tật cho gia súc thường chỉ được áp dụng cho những vật nuôi
gia đình hoặc dùng trong thể thao, gia súc giống và những động vật khác có giá trị
cao. Chi phí cao khiến người nông dân khó có thể mua bảo hiểm bệnh tật cho đàn
gia súc hoặc gia cầm phục vụ cho sản xuất. Loại hình bảo hiểm cho vật nuôi chỉ
hạn chế ở hình thức bảo hiểm đơn rủi ro (những căn bệnh nhất định). Sự hạn chế
của các sản phẩm bảo hiểm cho vật nuôi trước những dịch bệnh cho thấy sự phức
tạp của hình thức bảo hiểm vật nuôi và nhu cầu không nhiều đối với sản phẩm này
từ phía người nông dân.
Ở Châu Âu, chính sách bảo hiểm gia súc truyền thống, bảo hiểm cho từng
con vật nuôi bị chết (trừ gia cầm vì bảo hiểm thường giành cho cả đàn) đã hạn chế
sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Giá bán bảo hiểm bằng khoảng 5-10% giá trị
được bảo hiểm và có thể tăng lên với số tiền phải thanh toán trước khi nhận tiền
bảo hiểm cũng cao hơn nếu như bệnh trên vật nuôi được coi là rủi ro có thể bảo
hiểm được. Tỷ lệ người nông dân mua bảo hiểm cũng không cao. Ở Đức chỉ có 5%
nông dân mua bảo hiểm bệnh dịch cho lợn, gia súc lấy sữa, gia súc lấy thịt và
ngựa.
25

×