Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế và quốc
tế hoá các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng, hoạt
động kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp. Thực tế đó đòi hỏi hệ thống
các ngân hàng (NH) phải có những cải cách mạnh mẽ để nâng cao năng lực
quản trị rủi ro. Rủi ro là một điều rất phổ biến và gần như mang tính tất yếu
đối với mọi hiện tượng cả trong tự nhiên lẫn trong đời sống kinh tế, xã hội
của con người. Vì vậy, chấp nhận và đối đầu với rủi ro là một điều bình
thường, không tránh khỏi, nhưng vấn đề đặt ra ở đây không phải có hay
không có rủi ro, mà ở chỗ phải phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro ở mức chấp
nhận được.Thực tiễn hoạt động kinh doanh của các NH đã cho thấy, rủi ro
đối với NH trong điều kiện kinh tế thị trường gồm nhiều loại như rủi ro tín
dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái
Chính vì lẽ đó mà pháp luật giờ đây đóng một vai trò quan trọng
trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro đối với hoạt động của ngân
hàng.Xuất phát từ vấn đề quan tâm trên bài viết này đi vào nội dung: “Tìm
hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi
ro trong hoạt động ngân hàng”. Với tầm hiểu biết còn hạn chế nên không
tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý và chỉ dẫn của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!!
Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
B.NỘI DUNG
I.Khái quát về rủi ro trong hoạt động ngân hàng
-Trong đời sống kinh tế hàng ngày, rủi ro thường được coi là những bất trắc,
những biến cố không có lợi, ngoài sự mong đợi. Hoạt động ngân hàng cũng
không thể tránh khỏi được những rủi ro đó.Cho nên, cần phải có những biện
pháp, cách thức làm triệt để hoặc làm giảm sự rủi ro, sự mất an toàn đó. Như
vậy, việc đưa ra những biện pháp an toàn phòng ngừa rủi ro là tránh cho
ngân hàng cũng như khách hàng những thiệt hại tổn thất mà ngành kinh
doanh này rất dễ gặp phải khi đi vào hoật động cũng như khi các mối quan
hệ được thiết lập.
-Rủi ro trong hoạt động ngân hàng có những đặc điểm,bản chất riêng mà về
cơ bản người ta chia làm mấy loại chủ yếu sau:
+ Rủi ro tự nhiên (còn gọi là rủi ro bất khả kháng) như lũ lụt, hoả
hoạn, động đất thiệt hại của các loại rủi ro này thường rất lớn.trong lịch sự
đã chứng kiến nhiều vụ hoả hoạn thiêu cháy các ngân hàng với toàn bộ tài
sản.
+ Rủi ro về điều chỉnh: là loại rủi ro có thể gây thiệt hại lớn cho nền
kinh tế, do thiếu các luật lệ hay các quy định cần thiết thường xảy ra ở các
nước đang phát triển như ở Việt Nam trong một thời gian dàikhông hề có
quy chế về bảo hiểm tiền gửi khiến khách hàng không yên tâm đầu tư, không
được bảo đảm triệt để khi có bất trắc xảy ra.
+ Rủi ro về kinh tế liên quan đến sự vận động của nền kinh tế, và chu
kỳ kinh doanh. Các rủi ro xảy ra có thể do các yếu tố: lạm phát, thất nghiệp,
Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
suy thoái kinh tế ảnh hưởng của các yếu tố này tới hoạt động của ngân
hàng là rất lớn.
+ Rủi ro hoạt động: đó là những yếu tố thuộc về con người như kiến
thức tổng quát, kiến thức chuyên môn, khả năng phân tích, sức khỏe, trạng
thái, yếu tố tâm lý, ngôn ngữ, phẩm chất, môi trường làm việc. Những yếu tố
thuộc về máy móc: thiếu trang thiết bị, máy móc nghiệp vụ nên thiếu thông
tin và cơ cấu tổ chức chưa phù hợp, nhiều nhân viên giao dịch không có khả
năng thích ứng khi hoạt động KDNT phát triển.
+ Rủi ro kiểm soát: rủi ro khi kiểm soát viên sai sót trong quá trình
kiểm tra chứng từ, lập thiếu chừng từ trong mua bán ngoại tệ làm cho trạng
thái ngoại tệ khác với thực tế, không quản lý được chính xác trạng thái ngoại
tệ. Rủi ro có thể là do sự thay đổi quá nhanh của giá cả mà cũng có thể là rủi
ro do thấu chi tài khoản.
+Rủi ro tín dụng quốc tế: Đây là rủi ro xuất hiện khi bên đ
ối tác không
thực hiện trách nhiệm. Rủi ro tín dụng quốc tế gồm có rủi ro thực hiện và rủi
ro thanh toán (đối tác không thực hiện trách nhiệm khi đến hạn thanh toán).
Do sự chênh lệch về thời gian thanh toán giữa các đồng tiền nên các NH khó
kiểm soát được khoản tiền khách hàng đã vào tài khoản của mình hay chưa.
Trong khi đó, NH đã phải chuyển tiền cho khách hàng theo như hợp đồng đã
thoả thuận. Thời gian cut off time (đóng cửa) của các giao dịch cũng là trở
ngại của NH trong quá trình chuyển tiền. Tuy nhiên, rủi ro này có thể tránh
khỏi nếu các bên đều sử dụng hệ thống thanh toán bù trừ CLS (Clearing
Systems).
Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
+Rủi ro tài chính ( Financial risk): khi trạng thái ngoại tệ không cân
bằng thì rủi ro này xuất hiện. Trong trường hợp, trạng thái ngoại tệ cân bằng
nhưng khác nhau về thời gian thì rủi ro tỷ lệ Swap xảy ra. Nhu cầu khách
hàng rất đa dạng và phong phú, khách hàng cần loại ngoại tệ khác nhau, thời
gian mua bán khác nhau nên rủi ro này thường xảy ra. Đôi khi, rủi ro xảy ra
chỉ vì tại thời điểm giao dịch của khách hàng, các đối tác của NH không giao
dịch vì thế NH phải tự yết giá cho khách hàng. Khi tỷ giá thay đổi, mua hay
bán các đồng ngoại tệ đều sẽ bộc lộ rủi ro ngoại tệ.
Rủi ro tài chính là rủi ro dẫn đến tổn thất do thị trường tài chính mang lại
như rủi ro về lãi suất, tỷ giá, rủi ro về biến động giá chứng khoán, rủi ro tín
dụng, rủi ro thanh khoản. Trừ rủi ro kinh doanh là bất khả kháng, rủi ro về
tài chính thường được kiểm soát chặt chẽ để hạn chế rủi ro phát sinh từ hoạt
động kinh doanh do chính ngân hàng không phòng ngừa.
=> Tóm lại, trong kinh doanh ngoại tệ, rủi ro rất dễ dàng xảy ra. Một biến
động về kinh tế, chính trị hay tin đồn bất lợi nào đó của các quốc gia cũng là
nguyên nhân gây đến sự thay đổi nhanh chóng của tỷ giá . Nếu như trạng
thái lúc đó của NH đi ngược với xu hướng của thị trường thì RR là điều
không thể tránh khỏi. Rủi ro trong KDNT là điều không thể lường trước
được nó có thể làm phá sản một NH nếu không có biện pháp phòng ngừa rủi
ro.
II.Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng
Bitõ
p nhúm 3A1-Lut ngõn hng
I
[Year]
Tỡm hiu thc trng phỏp lut v thc tin ỏp dng phỏp lut v phũng nga ri ro
trong hot ng ngõn hng.
1.Cỏc qui nh phỏp lut v phũng nga ri ro trong hot ng ngõn
hng
.C s phỏp lý:
-Cn c vo iu 82,Lut cỏc t chc tớn dng ban hnh ngy12/12/1997
qui nh v vn d phũng ri ro:
1. Tổ chức tín dụng phải dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Khoản dự phòng rủi ro này phải đợc hạch toán vào chi phí hoạt động.
2. Việc phân loại tài sản "Có", mức trích, phơng pháp lập khoản dự
phòng và việc sử dụng khoản dự phòng để xử lý các rủi ro trong hoạt động
ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nớc quy định sau khi thống nhất
với Bộ trởng Bộ tài chính.
3. Trong trờng hợp tổ chức tín dụng thu hồi đợc vốn đã đợc xử
lý bằng khoản dự phòng rủi ro, số tiền thu hồi này đợc coi là doanh thu
của tổ chức tín dụng.
- Cn c vo Quyt nh s 03/2007/Q-NHNN ngy 19 thỏng 01 nm 2007
ca Thng c Ngõn hng Nh nc v vic sa i, b sung mt s iu
ca Quy nh v cỏc t l bo m an ton trong hot ng ca t chc tớn
dng ban hnh kốm theo Quyt nh s 457/2005/Q-NHNN.
_Cn c vo Ch th s 03/2007/CT-NHNN ngy 28 thỏng 5 nm 2007 ca
Thng c Ngõn hng Nh nc v kim soỏt qui mụ, cht lng tớn dng
v cho vay u t, kinh doanh chng khoỏn nhm kim soỏt lm phỏt, thỳc
y tng trng kinh t.
2. Thc tin phỏp lut v phũng nga ri ro trong hot ng ngõn hng
núi chung
a) S giỏm sỏt cht ch t bờn ngoi thụng qua chc nng qun lý Nh nc
- Cp giy phộp thnh lp vi vic bo ton hot ng ngõn hng
Theo Lut t chc tớn dng Vit Nam (khon 1 iu 22) vic cp giy phộp
phi tho món nhng iu kin sau:
Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
Trước hết, tổ chức đó phải có nhu cầu hoạt động ngân hàng trên địa bàn xin
hoạt động. Việc địa bàn đó không cần có tổ chức tín dụng (do quá nhiều
hoặc chưa cần thiết mà lại thành lấp thì đã là dấu hiệu nguy hiểm đầu tiên
cho những khó khăn, tổn thất cho sự phá sản sau này, dễ gây cạnh tranh lớn
dễ dẫn tới mất an toàn cho cả hệ thống.
- Phải có mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ; tuỳ thuộc vào
loại hình tổ chức.Mặc dù một nguyên tắc hoạt động của tổ chức tín dụng là
đi vay tuy nhiên nếu không có một mức vốn lớn nhất định thì tổ chức kinh
doanh tiền tệ này sẽ không hoạt động được, không tạo được uy tín cho khách
hàng
Vì thế, Chính phủ căn cứ vào từng giai đoạn cũng như từng loại hình tổ
chức tín dụng để ban hành các quy định về mức vốn pháp định đảm bảo sự
hợp lý, hiệu quả, an toàn trong kinh doanh ngân hàng
- Về thành viên sáng lập và người quản trị điều hành
Mặc dù thành viên sáng lập không hẳn là người sẽ quản trị điều hành hoạt
động cảu tổ chức tín dụng sau này nhưng lại giữ ý nghĩa rất lớn cho việc tạo
dựng uy tín, sức hút cho ngân hàng. Thực tế ở nước ta đã chứng minh nhiều
trường hợp ngân hàng gặp tổn thất hay thậm chí phải giải thể cũng chỉ bởi
trình độ còn yếu hoặc đạo đức nghề nghiệp kém của những người lãnh
đao,quản lý như ngân hàng Công thương Nghệ An do khâu tuển chọn sắp
xếp cán bộ không đẩm bảo 2 tiêu chuẩn: giỏi chuyên môn và phẩm chất tốt
nên đã tạo ra 1 lượng lớn các khoản nợ khó đồi,còn Epco-Minh Phụng gần
đây lại là một minh chứng điển hình cho sự sa sứt về đạo đức của người
quản lý với những hành vi thông đồng,hối lộ Qua kết luận của kiểm tra,
Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
kiểm toán nội bộ các ngân hàng, thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà
nước cho thấy, nhiều món vay kém chất lượng, tồn đọng không có khả năng
thu hồi và có nguy cơ mất trắng đều có nguyên nhân thẩm định sơ sài, hồ sơ
có vấn đề, thiếu kiểm tra kiểm soát. Điều đó một phần là do năng lực của
cán bộ liên quan, nhưng một phần không nhỏ gây nên tình trạng đó là một
bộ phận cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định liên quan đến công tác cho vay
bị sa sút về phẩm chất, đạo đức, thiếu trách nhiệm. Chúng ta phải thừa nhận
rằng ở đâu chú trọng đến công tác tín dụng, luôn tuân thủ các quy trình từ
xét duyệt cho vay, kiểm tra giám sát việc sử dụng tiền vay, thu hồi nợ, xử lý
nợ nghi ngờ, nợ xấu luôn nêu cao phẩm chất đạo đức, tinh thần trách
nhiệm của cán bộ thì ở đó, chất lượng tín dụng cao và kiểm soát tốt, giảm
thiểu rủi ro. Ngược lại, ở đâu sự quan tâm chú trọng không đầy đủ đúng mức
thì ở đó, chất lượng tín dụng thấp, rủi ro cao và thậm chí mất cả cán bộ.
Vì thế, hiện nay Luật tổ chức tín dụng Việt Nam quy định những người
trong Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hay Tổng giám đốc, Phó giám đốc
của tổ chức tín dụng phải đủ 5 tiêu chuẩn cơ bản sau: có uy tín đạo đức, có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết về hoạt động ngân hàng, phải cư
trú ở Việt Nam trong thời gian đương nhiệm và có năng lực điều hành.
- Phải có phương án kinh doanh khả thi.mọi tổ chức tín dụng đều hoạt động
vì mục tiêu lợi nhuận nên việc kiểm tra tính khả thi, hợp pháp, hiệu quả,
khoa học các phương án kinh doanh có ý nghĩa rất lớn với cơ quan có thẩm
quyền trong việc xét duyệt để phát hiện ngăn chặn những bất cập rủi ro có
thể xảy ra trong suốt quá trình hoạt động sau này.
- Vấn đề giám sát, kiểm tra
Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của ngân hàng Nhà nước cũng như kiểm
toán định kỳ trong hoạt động ngân hàng của các cơ quan kiểm toán độc lập
là giải pháp mạnh mẽ và có ý nghĩa quyết định với việc phát hiện những rủi
ro, ngăn chặn và xử lý các vi phạm, từ đó có những biện pháp phù hợp.
Trức kia phần nhiều hoạt động thanh tra tập trung vào thanh tra xét khiếu nại
tố cáo và chống tham nhũng nên nhiều vụ việc nghiêm trọng xảy ra nhưng
hệ thống thanh tra ngân hàng lại không phát hiện ra được. Điều đó đã làm
hạn chế được vai trò của thanh tra ngân hàng trong bảo đảm an toàn,phòng
ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.
b) Quản lý nghiêm ngặt từ nội bộ
Xuất phát từ tính chất quan trọng cũng như nguy cơ rủi ro cao trong lĩnh vực
kinh doanh này nên pháp luật còn quy định về hệ thống kiểm tra, kiểm toán
nội bộ trong mỗi tổ chức tín dụng cụ thể: các tổ chức tín dụng sẽ phải kiểm
tra thường xuyên việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ, trực tiếp
kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại sở giao dịch, chi
nhánh, văn phòng đại diện và các công ty trực thuộc.
3 Thực trạng pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cụ thể của
ngân hàng
a) Đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng
Chúng ta đều nhận thấy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không chỉ ảnh hưởng
tới kết quả kinh doanh của ngân hàng mà kéo theo là một quá trình xử lý
phức tạp, kéo dài thậm chí gây ra sự mệt mỏi về tâm lý. Do vậy, giải pháp
phòng ngừa rủi ro tín dụng là biện pháp tối ưu mà mỗi ngân hàng cần lựa
chọn.
Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
+Thứ nhất, ngân hàng phải luôn coi trọng công tác tín dụng và phẩm
chất cán bộ tín dụng. Có chính sách tín dụng chi tiết rõ ràng, phân quyền
phán quyết cụ thể, quy định rõ chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận liên
quan đến việc cho vay, thu nợ thậm chí là xử lý nợ Hiện nay, một số ngân
hàng đã ban hành Sổ tay tín dụng có chất lượng, mang lại hiệu quả tốt trong
hoạt động tín dụng, tạo điều kiện tốt cho hoạt động tín dụng.
+Thứ hai, thực hiện đúng quy trình, nghiệp vụ từ khi xét duyệt cho vay
tới khi thu hồi nợ, xử lý nợ. Luôn coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát, tại
các tổ chức tín dụng, thậm chí nội bộ chi nhánh nên tổ chức các đoàn kiểm
tra chéo, thực tế việc tổ chức kiểm tra chéo đã cho kết quả tích cực.
+Thứ ba, luôn nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.
Việc bổ nhiệm các chức danh liên quan đến công tác cho vay phải thực sự
khách quan, đúng quy trình, lựa chọn người có đủ năng lực và phẩm chất
thực sự. Việc bố trí cán bộ tín dụng phải được chọn lọc và phù hợp với năng
lực thực tế cũng như lĩnh vực công việc được phân công.
+Thứ tư, coi trọng công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ: từ nghiệp vụ
chuyên môn tới phẩm chất đạo đức của người cán bộ.
+Thứ năm, một trong những giải pháp hữu hiệu là bản thân cán bộ liên
quan đến công tác cho vay phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức
nghề nghiệp.
+Thứ sáu, Ngân hàng Nhà nước cần quy định cụ thể, chặt chẽ và bắt
buộc các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin như tình hình dư nợ, khả năng
trả nợ, nợ xấu của khách hàng tại các tổ chức tín dụng cho Trung tâm Thông
tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC). CIC cần thường xuyên thông tin về
Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
các doanh nghiệp và cảnh báo những khách hàng vay vốn có vấn đề để các
NHTM biết và phòng ngừa.
b) Hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ
- Đẩy mạnh mua bán ngoại tệ có kỳ hạn:
Nghiệp vụ này giúp tránh được rủi ro kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá thay đổi
theo chiều hướng bất lợi. Giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch hai bên cam
kết sẽ mua bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định
tại thời điểm ký kết hợp đồng.
- Thực hiện hoán đổi trong mua bán ngoại tệ:
Nghiệp vụ bao gồm hai hoạt động giao ngay và kỳ hạn theo hướng ngược
lại với giao ngay. Mua ngoại tệ theo giao ngay và bán ngoại tệ đó theo kỳ
hạn hoặc ngược lại. Mục đích của nghiệp vụ này là cân đối trạng thái tại một
thời điểm, tránh được sự mất cân đối ngoại tệ tại một thời điểm nhất định,
đáp ứng nhu cầu khách hàng và thu lợi nhuận. Swap không làm thay đổi
trạng thái thực của một ngân hàng nhưng Swap có thể kéo dài vị thế của
đồng tiền muốn đầu cơ. Tất nhiên sẽ tiềm ẩn rủi ro rất lớn nếu không đặt
lệnh giới hạn lỗ. Thời hạn để Swap một giao dịch trong đầu cơ không nên
quá 6 tháng.
- Tăng quyền lựa chọn hối đoái phù hợp cho các NHTMCP:
Người mua có thể mua (quyền mua) hay bán (quyền bán) một khối lượng
ngoại tệ nhất định tại một thời điểm theo giá đã ấn định. Điểm khác biệt với
nghiệp vụ kỳ hạn là người mua quyền này phải trả một khoản phí mua quyền
và có thể không thực hiện hợp đồng khi đến ngày giá trị. Mua quyền chọn sẽ
tránh được rủi ro tỷ giá khi giá biến động theo hướng bất lợi, biết trước
Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
khoản lỗ tối đa (là phí mua quyền) và có thể duy trì được khả năng tạo ra lợi
nhuận khi tỷ giá biến động theo đúng hướng đã dự đoán.
- Cần đa dạng hóa các loại tiền tệ:
Đa dạng hóa tiền tệ cũng là cách phòng tránh rủi ro trong hoạt động KDNT.
Đầu cơ chỉ một loại ngoại tệ với một số lượng quá lớn có thể sẽ đem lại lợi
nhuận rất lớn nếu đi đúng với xu hướng biến động của tỷ giá. Bên cạnh đó,
tiềm ẩn một rủi ro rất lớn và cũng sẽ không lường hết hậu quả. Người ta nói
“không nên để tất cả quả trứng trong cùng một rổ” quả thật không sai.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể:
Ngày nay bất cứ ngân hàng nào cũng có chiến lược kinh doanh cụ thể trong
một giai đoạn nhất định. Do dó nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ cũng cần có
hoạch định chiến lược rõ ràng kể cả thị trường ngoài nước và trong nước. Sự
biến động của tỷ giá thường không theo một chu kỳ nào nhất định đôi khi
dao động chỉ vì một tin đồn hay là lòng tin của dân chúng bị giảm sút về nền
kinh tế, về chính phủ. Tuy vậy, sự biến động này cũng có những chu kỳ theo
sự phát triển của nền kinh tế khu vực, giai đoạn phát triển, khả năng phục
hồi, kỳ vọng hay là thời điểm kết sổ của quốc gia như ngày 31.3 là ngày kết
thúc năm tài chính của Nhật, các công ty sẽ chuyển lợi nhuận về nước.
Chính vì thế, NH cần có kế hoạch kinh doanh trong từng giai đoạn. Tùy theo
thời điểm có thể thay đổi phù hợp.
- Xây dựng các hạn mức kinh doanh ngoại tệ, khối lượng giao dịch, giới hạn
loại tiền kinh doanh một cách hợp lý và linh hoạt.
Một biện pháp hạn chế rủi ro hữu hiệu là sử dụng hạn mức trong hoạt động
KDNT. Hạn mức là công cụ để quản lý rủi ro. Hạn mức do mỗi ngân hàng
Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
đặt ra tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro của
ngân hàng. Ngân hàng phải xây dựng và duy trì một hạn mức chi tiết và rõ
ràng.
- Tăng vốn tự có để tăng hạn mức kinh doanh cũng như khả năng trong
thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ khác.
- Nâng mức vốn điều lệ tối thiểu của các NHTMCP.
Để tăng vốn điều lệ tối thiểu, các NHTMCP có thể tự chọn các phương
pháp như tự phát hành cổ phiếu trong thời hạn quy định; hoặc sáp nhập với
một hoặc một số NHTMCP khác; hoặc nếu không thể thực hiện được các
cách trên thì sẽ phải tự giải thể. Nhìn chung, việc tăng vốn điều lệ tối thiểu
có một số ưu điểm khác như xóa sổ bớt một số NH hoạt động yếu kém vốn
là mối đe dọa chung của cả hệ thống ngân hàng. Đồng thời nâng cao sức
mạnh tài chính của từng NH, tạo sự vững chắc chung cho toàn hệ thống.
- Nâng cao hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh, nâng cao uy tín của hệ thống
ngân hàng.
Một ngân hàng có uy tín không chỉ thể hiện qua cơ cấu tổ chức, trình độ
kinh nghiệm làm việc, lợi nhuận, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn tự có, thanh toán
đúng hạn mà còn được đánh giá qua vốn hoạt động. Mức vốn thấp sẽ hạn
chế NH trong việc mở rộng nghiệp vụ như option hay thành lập các công ty
trực thuộc như công ty kiều hối, công ty chứng khoán.
Tăng vốn tự có sẽ giúp tăng hạn mức trong các giao dịch của NH từ hạn
mức trong KDNT đến mức bảo lãnh trong L/C (tín dụng thư).
- Nâng cao trình độ và kỹ năng của đội ngũ cán bộ nhân viên hoạt động
trong các ngân hàng TMCP.
Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
Để NH ngày càng vững mạnh đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh ngày càng
gay gắt của thị trường nội địa và quốc tế đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân
viên giỏi nghiệp vụ, năng động, tìm tòi học hỏi, tuân thủ đúng qui định của
NH và có đạo đức kinh doanh. Để đạt được mục tiêu trên các ngân hàng phải
quan tâm đến công tác quản trị và đào tạo nhân viên về nghiệp vụ, ngoại
ngữ, thực hiện tốt công tác tuyển dụng, chế độ khen thưởng, thường xuyên
tổ chức hội thảo, tập huấn cho nhân viên KDNT đồng thời hỗ trợ của các
phòng nghiên cứu và quan hệ khách hàng trong hoạch định chiến lược.
- Xây dựng mô hình kiểm soát và quản lý hoạt động KDNT hiệu quả.
Hoạt động kiểm soát thật sự chưa được quan tâm đúng mức trong các ngân
hàng. Bổ nhiệm người đúng tiêu chuẩn, đào tạo cán bộ kiểm soát tương
xứng với nhiệm vụ chính là việc cần phải làm ngay nhằm đảm bảo kiểm soát
đúng và dự báo kịp thời rủi ro phát sinh.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và chuyên môn hóa công
tác xử lý rủi ro.
Về cơ cấu quản lý rủi ro, các NH thường không có phòng chuyên trách để
quản lý rủi ro. Nhiệm vụ này đang được phòng kiểm soát nội bộ quản lý.
Trách nhiệm của phòng kiểm soát nội bộ là giám sát việc thực hiện các qui
định kinh doanh của ngân hàng chứ không phải là thực hiện công tác quản lý
rủi ro. Hiện nay các NH còn thiếu cơ chế giám sát, vì thế các NH cần xây
dựng bộ máy quản lý rủi ro. Ngoài yếu tố về nhân sự, các NH cần phải xây
dựng các qui trình, qui chế hoạt động, chỉ tiêu định lượng giá trị rủi ro và
kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động nhất là trạng thái mở trong KDNT.
Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
- Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra kiểm soát. Thực hiện sáp
nhập hoặc mạnh dạn xóa sổ những ngân hàng hoạt động yếu kém.
Công tác thanh tra kiểm tra được tiến hành từ phía NHNN có ý nghĩa rất
quan trọng, qua đó vì những NH hoạt động kém luôn là mối lo không những
của các khách hàng gửi tiền mà còn là nguy cơ chung cho cả hệ thống NH
do tác động dây chuyền của những biến động có thể xảy ra. Vì vậy, xác định
các NH hoạt động kém, có nguy cơ thất bại cao để chuẩn bị các biện pháp
xử lý thích hợp là việc rất cần thiết. để chấn chỉnh hoạt động của các NH
TMCP nhưng cần phải thực hiện nghiêm túc và tích cực hơn nữa trong thời
gian tới.
- Xác định hạn mức hợp lý cho từng khách hàng và thực hiện hoạt động tư
vấn cho khách hàng trong họat động KDNT.
- Trích lập Quỹ rủi ro.
Ngoài một số phương pháp nhằm hạn chế rủi ro, NH cần trích một phần lợi
nhuận để dành làm quỹ rủi ro về KDNT. Cũng giống như, hoạt động tín
dụng, hàng năm đều phải trích một phần lợi nhuận để bù đắp và phòng ngừa
cho những khoản nợ khó đòi hay tiểm ẩn nguy cơ khó thu hồi nợ. Trong
KDNT, rủi ro luôn luôn xuất hiện đồng thời với giao dịch mở nghĩa là trạng
thái ngoại tệ không cần bằng. Trích lập quĩ rủi ro có thể là 10% -20% lợi
nhuận của năm đó về KDNT.
c) Dự phòng rủi ro trong hoạt động thanh toán
Cũng giống như hoạt động cấp tín dụng dù đã có những biện pháp đảm bảo
an toàn nhưng thiệt hại,tổn thất vẫn có thể xảy ra trong khi ngân hàng làm
dịch vụ thanh toán, đòi hỏi phải được bù đắp kịp thời để duy trì hoạt động
Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
bình thường của ngân hàng. Vì thế trong số tiền dự phòng phải được trích
lập cả số tiền dự phòng cho hoạt động thanh toán. tuy nhiên việc trích lập dự
phòng này còn có nhiều điểm chưa hợp lí điển hình là việc trchs dự phòng
cho séc bảo chi. Hơn nữa việc trích lập sử dụng dự phòng cho để bù đắp rủi
ro trong dịch vụ thanh toán chỉ áp dụng với những trường hợp nhất định
trong khi các loại rủi ro lại đa dạng đã hạn chế khả năng phát triển của loại
dự phòng này.
Như vậy bằng những quy định của mình PLVN đã tạo được một môi trường
pháp lý an toàn cho hoạt đọng kinh doanh ngân hàng mà chủ yếu và quan
trọng là hoạt động tín dụng, kinh doanh ngoại tệ và hoạt động thanh toán.
d) Hạn chế rủi ro trong cho thuê tài chính
Trong thực tế các công ty cho thuê tài chính không ưa chuộng tài sản liên
quan đến dây chuyền sản xuấ hoặc hàng hoá thuộc diện đặc chủng. Sở dĩ
như vậy là do tính phức tạp và rủi ro cao khi cần xử lý hay thu hồi tài sản
cho thuê. Những tài sản là dây chuyền công nghệ thường có giá trị lớn, có
hao mòn vô hình cao mà các doanh ngiệp không có nhu cầu sử dụng rộng
rãi. Khi bên thuê không trả tiền thuê hoặc tả tiền thuê không đúng thời hạn
thì công ty cho thuê tài chính có thể thu hồi tài sản để bán hay tiếp tục cho
thuê nhưnng quyền năng này rất khó thực hiện đối với các dây chuyền đặc
biệt. Bởi vì khi máy móc thiết bị đang vận hành thì còn có giá trị kinh tế
thực nhưng khi đã bị đưa vào kho bãi thì giá trị thực của nó bị giảm sút
nhanh chóng. Lợi dụng khó khăn này một số bên thuê chây ỳ trong thanh
toán nợ. vì thế hiện nay bảo hiểm tiền gửi đã được thực hiện ở nước ta nhằm
đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
Ngoài ra để hạn chế rủi ro trong giao dịch cho thuê tài chính các công ty cho
thuê tài chính thường yêu cầu khách hàng thuê phải có tài sản thế chấp hoặc
có người bảo lãnh. Vì thế để hoạt động này trở về đúng bản chất của nó là
loại hình tín dụng không kèm theo các biện pháp bảo đảm và qua nghiên cứu
kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cũng như nghiên cứu một số quỹ
hỗ trợ chống rủi ro tại Việt Nam, chúng ta thấy việc xây dựng mô hình Quỹ
giúp đỡ các công ty cho thuê tài chính nên giao cho ngan hàng Nhà nước
chủ trì kết hợp với các bộ ngành liên quan điều đó đã mang lại hiệu quả cao
nhất là mặt tác nghiệp.
III. Đánh giá về qui định pháp luật về rủi ro trong hoạt động ngân hàng và
hướng kiến nghị
1.Đánh giá tình hình
Các qui định pháp luật trên đã đưa ra được các biện pháp phòng ngừa rủi
ro cũng như cách thức thực hiện theo pháp luật.Đây là cơ sở pháp lí để các
ngân hàng cũng như tổ chức tín dụng thực hiện.Ví dự như Điều 82 Luật các
tổ chức tín dụng qui định việc lập quĩ dự phòng để khắc phục rủi ro trong
hoạt động ngân hàng, tín dụng, tạo sự chủ động trong việc giải quyết rủi ro.
-Tuy nhiên, các qui định trên còn chung chung, chưa có tính khái quát, gây
khó khăn cho hoạt động thực hiện.Đương cử như một số trường hợp sau:
Tại buổi hội thảo khoa học “Hệ thống ngân hàng Việt Nam và các cam kết
WTO: Đánh giá và triển vọng” do Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức ngày 13/5/2008, rất nhiều ý kiến
tập trung phân tích về quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại
(ngân hàng thương mại) hiện nay.
Ths. Phạm Tiến Thành (BIDV) nói: “Có vẻ như rủi ro trong hoạt động
của các ngân hàng Việt Nam đang có xu hướng tăng lên”.
Theo ông Thành, rủi ro dễ nhận biết đầu tiên là rủi ro tác nghiệp. Chẳng hạn:
thông tin sai sự thật về khách hàng, về tình hình tài chính, tình hình kinh
Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
doanh, tính thanh khoản, quản trị điều hành của doanh nghiệp, uy tín của
doanh nghiệp; cán bộ ngân hàng thông đồng với khách hàng lập hồ sơ khống
để vay vốn; cán bộ ngân hàng nâng giá trị tài sản đảm bảo để cho vay mục
đích nhận “thù lao”; cán bộ ngân hàng quản lý khách hàng vay vốn trực tiếp
thu nợ gốc và lãi vay ngân hàng nhưng chỉ nộp lãi vào ngân hàng, nợ gốc
giữ lại chi tiêu cá nhân.
Ông Thành cũng đưa ra một số ví dụ về nhân viên điểm giao dịch
Đông Ngạc (Từ Liêm, Hà Nội) của một ngân hàng quốc doanh đã giả mạo
chữ ký khách hàng để “thụt két” tới 24 tỷ đồng, vụ tổ trưởng tổ kế toán một
ngân hàng thương mại cổ phần biển thủ 7 tỷ đồng cá độ bóng đá, rồi một
trường hợp khác là cán bộ kho quỹ một ngân hàng cổ phần rút ruột 1,28 tỷ
đồng và 8 nghìn USD trái phiếu là tài sản cầm cố của khách hàng để chơi
chứng khoán
-Một trường hợp khác tại một ngân hàng thương mại cổ phần: thanh toán
viên chọn nhầm loại tiền từ VND thành AUD, dẫn tới khách hàng chuyển 4
triệu VND lại hạch toán thành 4 triệu AUD (tương đương 48,5 tỷ VND)
Tuy nhiên, một loại rủi ro cực kỳ nguy hiểm là rủi ro tín dụng và thanh
khoản.
-Hiện nay, hoạt động cho vay trong các ngân hàng vẫn là chủ yếu, chiếm từ
70% đến 90% tổng tài sản có và một tỷ lệ tương đương trong tổng thu nhập
của hệ thống ngân hàng. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu mặc dù đã được cải thiện
song vẫn ở mức cao và đang có xu hướng tăng lên. Sở dĩ có tình trạng này là
do các nguyên nhân:
Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
+Một là, việc cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, trong khi thị
trường bất động sản và thị trường hàng hoá chưa phát triển và có nhiều biến
động phức tạp.
+Hai là, do sức ép cạnh tranh và cơ chế khoán trong kinh doanh dẫn
tới nhiều trường hợp nới lỏng điều kiện vay vốn để giành giật khách hàng,
cho vay không đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn. Công tác thẩm định
dự án đầu tư cho vay không tốt, qua loa và có nhiều trường hợp có hành vi
gian lận, móc ngoặc.
+Ba là, nhiều nợ xấu phát sinh do việc chậm cấp ngân sách Nhà nước
để giải ngân cho các dự án, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ bản dẫn tới nợ
đọng vốn của ngân hàng.
-Lối thoát nào cho kinh doanh ăn xổi?
Ths. Dương Thị Bích Thủy (Trung tâm Thông tin tín dụng - Ngân
hàng Nhà nước) cho biết: năm 2007 được coi là năm “ăn nên làm ra” của hệ
thống ngân hàng thương mại với tốc độ tăng trưởng huy động vốn ước đạt
36,5% và tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 34% (một số nguồn tin khác cho
rằng con số này là 53% - PV).
Hiện có tới 40 ngân hàng thương mại cổ phần tham gia kinh doanh
rất năng động và cạnh tranh thị phần dữ dội với 4 “ông lớn” quốc doanh là
VietinBank, BIDV, Vietcombank và Agribank. Trong số này, không thể
không nhắc tới ACB, Sacombank, VIB Bank, Techcombank, Đông Á
Nhìn vào hào quang tăng trưởng và lợi nhuận của một số ít ngân hàng nêu
trên, đã hình thành một quan niệm: kinh doanh ngân hàng luôn đem lại siêu
lợi nhuận. Do vậy, không ít ngân hàng từ mô hình nông thôn được một số
Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
doanh nghiệp lớn hậu thuẫn đã “nâng đời” lên thành thị, kết hợp với một số
tập đoàn kinh tế nhà nước cũng muốn thành lập ngân hàng hình thành nên
phong trào kinh doanh ngân hàng.
Do những tác nhân về chính sách tiền tệ nới lỏng như tự do hóa về
lãi suất, nới lỏng điều kiện vay vốn đã làm cho con số tăng trưởng tín dụng
tăng tới mức khó tin.
Trong số đó, đáng chú ý là cho vay kinh doanh đầu tư bất động sản và chứng
khoán. Mặc dù, Ngân hàng Nhà nước đã kịp xiết cho vay khu vực này với
giới hạn 3%/tổng dư nợ (Chỉ thị 03/NHNN) và 20%/vốn điều lệ nhưng
(Quyết định 03/NHNN) không ít ngân hàng thương mại đã cho vay lỡ trớn
trước khi ý chí của Ngân hàng Nhà nước được thực thi.
Và để giải quyết việc sai này, không ít ngân hàng thương mại đã
thay thế một sai lầm khác: cố gắng làm giãn nở cơ học tổng dư nợ bằng cách
giải ngân vào bất động sản hay tiêu dùng để hợp lý hóa con số “3%” nói
trên.
Thực sự không thuận lợi cho một số ngân hàng thương mại hiện nay là trong
khi quá tập trung vào tăng trưởng tín dụng thì xuất hiện những diễn biến bất
lợi như giá cả leo thang, doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn do chi phí tăng
và đặc biệt là vấn đề lạm phát.
Trong tình thế này, Chính phủ buộc phải thực hiện chính sách thắt
chặt tiền tệ và từ đây đã đẻ ra không ít hậu quả: lãi suất thực âm, trần lãi suất
huy động bị khống chế đến mức 12%/năm, dẫn đến nguồn tiền trên thị
trường cấp 1 bị cạn, trong khi không ít ngân hàng đã cho vay lỡ trớn và khả
năng trả nợ của doanh nghiệp bị yếu kém.
Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
Nhiều ý kiến cho rằng, trong lúc các ngân hàng thương mại đang gặp khó
khăn về nguồn vốn khả dụng, Chính phủ và bộ ngành sẽ phải có những động
thái điều chỉnh vĩ mô mà trước mắt là tháo dỡ “vòng kim cô” trần lãi suất.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận, các ngân hàng thương mại cũng phải chịu
phần lớn trách nhiệm trong việc giải ngân quá dễ dãi. Có lẽ lối thoát của các
ngân hàng yếu kém là sáp nhập hoặc bị mua lại?
2. Hướng kiến nghị
-Cần có những văn bản pháp luật cụ thể, chi tiết hơn, hướng dẫn các biện
pháp phòng tránh rủi ro cũng như là qui định rõ hơn về các qui trình trong
hoạt động ngân hàng, tín dụng.Qua đó, mới tránh được những rủi ro đáng
tiếc.
-Ngoài các biện pháp pháp lý bắt buộc chung mà tất cả các ngân hàng đều
phải thực hiện, mỗi ngân hàng căn cứ vào từng điều kiện cụ thể của ngân
hàng mình mà đặt ra các biện pháp an toàn trong khuôn khổ pháp luật nhằm
phòn ngừa rủi ro có thể xảy ra
- Phải thực hiện khâu phân loại, đánh giá khách quan vay, khoản vay.
Việc đánh giá và phân loại khách hàng vay là hết sức cần thiết trên cơ sở
đánh giá và phân loại đó ngân hàng sẽ có những chính sách tín dụng cụ
thể áp dụng với từng khách hàng. Do hoạt động kinh doanh của ngân
hàng luôn có nhiều biến động vì vâỵ việc thu thập thông tin, đánh giá
khách hàng phải thường xuyên để có các chính sách linh hoạt, phù hợp
với từng thời kì cụ thể. Ngoài ra các cán bộ tín dụng thường xuyên đánh
giá các khoản vay, không nên căn cứ vào thời gian quá hạn, từ đó đánh
Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
giá được mức độ rủi ro cho từng khoản vay và có biện pháp thích hợp
đảm bảo thu hồi vốn
- Nâng cao chất lượng thẩm định
Để phù hợp với thông lệ quốc tế và học tập kinh nghiệm các nước trên
thế giới, ngân hàng nên chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm các dự án
khả thi, hiệu quả, kinh tế cao, có khả năng thu hồi vốn để cho vay không
có bảo đảm bằng tài sản. Do đó cần nâng cao chất lượng thẩm định dự án
bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm về nghiệp vụ tín dụng.
-Cơ cấu tài chính
Cần tập trung xử lý nợ tồn đọng, nợ xấu trong hoạt động ngân hàng, tuân
thủ các quy định về việc lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế và
pháp luật VN.
Phải xác định cho mình chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả để các
nguồn vốn cho vay của ngân hàng đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp lý
và bảo đảm an toàn cũng như phòng tránh các rủi ro.
Phải nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tiềm lực tài chính thực sự cho
các ngân hàng để ngân hàng vững mạnh khi tiến hành hoạt động kinh
doanh.
Cuối cùng là nâng cao khả năng giám sát hệ thống ngân hàng theo tiêu
chuẩn CAMELS. Việc xây dựng một hệ thống xếp hạng rủi ro theo tiêu
chuẩn CAMELS khộng chỉ hữu ích với thanh tra ngân hàng Nhà nước mà
Còn là công cụ phòng ngừa rủi ro rất tích cực đối với các hoạt động của
ngân hàng. Qua việc xem xét hệ thống xếp hạng theo tiêu chuẩn
CAMELS các chuyên gia có thể đánh giá một cách toàn diện tình hình tài
Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
chính của ngân hàng để từ đó tìm ra biện pháp đối phó cũng như phòng
ngừa các rủi ro tiềm ẩn.
C. KẾT LUẬN
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH xảy ra do nhiều nguyên nhân
khách quan lẫn chủ quan. Nguyên nhân do chính bản thân NH sẽ được
phòng ngừa qua các qui trình nghiệp vụ và kỹ năng kiểm soát. Ngoài ra cần
có sự trợ giúp của Chính phủ và NHNN thông qua các thông tư, quyết định
và nhất là một hành lang pháp lý thông thoáng. Vận dụng một cách linh
hoạt, kịp thời và hợp lý các biện pháp phòng ngừa rủi ro sẽ hạn chế được rủi
ro, giúp các NHTMCP Việt Nam ngày càng vững mạnh nhất là trong quá
trình chuẩn bị hội nhập vào nền kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế hiện nay.
D-TÀI LIỆU THAM KHẢO
1-Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 12/12/1997
2-Luật ngân hàng sửa đổi bổ sung một số điều cảu Luật ngân hàng nhà nước
Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003.
Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
3-Ngô Quốc Kỳ. Một số vấn đề pháp lí cơ bản về hoạt động của ngân
hàng/1995.
4-Luật của tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997.
5-Một số trang wb như:
www.sbv.gov.vn
www.luatvietnam.com.vn
www.wto.org
www.adb.org
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
I-Danh sách thành viên:
1-Nguyễn Việt Hà
2-Nguyễn Phan Giang
3-Hoàng Nhật Huy
4-Ngô Xuân Huy
5-Trần Thị Lan
6-Phạm Bích Liên
7-Nguyễn Mạnh Cườnga
Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
8-Nguyễn Thị Ngân
9-Trịnh Kim Anh
II- Qúa trình thực hiện
-Buổi 1:
+ Số thành viên: 9/9
+ Địa điểm: nhà C102
+Thời gian’: 14h-15h
+Nội dung: Phân công bài, tìm tài liệu trên mạng và thư viện
-Buổi 2:
+ Số thành viên: 9/9
+Địa điểm: nhà B501
+Thời gian: 8h-10h
+Nội dung: thảo luận, làm 1 bài chung từ các bài của từng cá nhân
Buổi 3:
+Số thành viên: 9/9
+Địa điểm: Nhà Hà
+Thời gian: 10h-11h
+Nội dung: thống nhất bài cuối, đi in
III-Đánh giá quá trình làm việc
+Ưu : làm xong bài tập
+Nhược: tài liệu ít
+ Đánh giá thành viên: Tất cả đều A
Ngườiviết báocáo
NguyễnViệt Hà
Bàitâ
̣p nhóm 3A1-Luật ngân hàng
I
[Year]
Tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.