Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Đề cương ôn thi môn kỹ thuật chiếu sáng đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.61 KB, 25 trang )

Câu hỏi thi
Môn: Kỹ thuật chiếu sáng đô thị
Chương 1 và Chương 2
1. Định nghĩa, công thức tính toán của các đại lượng:
- Thông lượng bức xạ của ánh sáng đơn sắc
- Độ nhạy của mắt trước ánh sáng đơn sắc
- Quang thông của ánh sáng đơn sắc và quang thông toàn phần của chùm ánh sáng phức
tạp F.
2. Định nghĩa, công thức tính toán, tên gọi, đơn vị đo và ý nghĩa của các đại lượng:
- Góc khối ω, steradiant Sr.
- Cường độ sáng I
- Độ rọi E
- Độ trưng R
- Độ chói B
3. Phân biệt các đại lượng cường độ sáng, độ rọi, độ trưng, độ chói qua ý nghĩa vật lý và ứng
dụng trong thiết kế chiếu sáng.
4. Phân biệt thị giác ban ngày và thị giác hoàng hôn ? ảnh hưởng của chúng tới việc cảm
nhận ánh sáng của mắt người?
5. Tính ba màu của ánh sáng, tính ba biến của thị giác ? ứng dụng trong thiết kế chiếu sáng?
6. Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến độ nhìn? Trong số đó, trình bày ảnh hưởng của các nhân
tố chủ quan? Nhân tố chủ quan nào có tính quyết định?
7. Trình bày khái niệm về nhiệt độ màu và chỉ số độ hiện màu CRI. Ý nghĩa của các đại
lượng này trong thiết kế chiếu sáng.
8. Trình bày các phương pháp tạo ra ánh sáng? Cho ví dụ về các loại đèn tương ứng với các
phương pháp tạo ra ánh sáng.
9. Phân loại bóng đèn? Các chỉ tiêu kỹ thuật của đèn? Phạm vi ứng dụng của các loại đèn?
10. Cấu tạo và chức năng của bộ đèn?
11. Trình bày các chỉ tiêu kỹ thuật của bộ đèn?
Chương 3: Chiếu sáng công trình giao thông
12. Yêu cầu chung về thiết kế, xây dựng và duy trì hệ thống chiếu sáng đô thị?
13. Quy hoạch chiếu sáng đô thị: yêu cầu, nội dung và hồ sơ quy hoạch?


Chương 4: Chiếu sáng công trình giao thông
14. Mục đích và các yêu cầu cơ bản của chiếu sáng công trình giao thông?
15. Trình bày các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế chiếu sáng đường giao thông?
16. Nội dung thiết kế chiếu sáng đường giao thông theo phương pháp tỷ số R?
17. Nội dung thiết kế chiếu sáng đường giao thông theo phương pháp độ chói điểm?
18. Trình bày những hiểu biết về vấn đề chiếu sáng cho công trình cầu?
1
Chương 5: Chiếu sáng công trình và không gian đô thị
19. Trình bày vai trò và nội dung của chiếu sáng công trình và không gian đô thị ban đêm?
20. Nội dung thiết kế chiếu sáng công trình và không gian đô thị vào ban đêm? (Lựa chọn vị
trí bố trí chiếu sáng; loại nguồn sáng – loại đèn, mầu sắc, …; kiểm tra các tiêu chuẩn cần
đạt được; …)
Chương 6: Hệ thống cung cấp điện và điều khiển chiếu sáng
21. Khái niệm chung về hệ thống cung cấp điện đô thị?
22. Lựa chọn dây dẫn cho hệ thống cung cấp điện chiếu sáng?
23. Các loại máy biến áp cho chiếu sáng đô thị: ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng
Chương 7: Quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng đô thị
24. Nội dung chính của công tác quản lý hệ thống chiếu sáng đô thị
25. Sự cần thiết và các nội dung chính của công tác bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng đường đô
thị?
26. Sự cần thiết của tiết kiệm điện trong chiếu sáng đô thị? Các giải pháp tiết kiệm điện trong
chiếu sáng đường đô thị?
Trả lời
Câu 1: Định nghĩa công thức tính toán của các đại
1. Thông lượng bức xạ của ánh sang đơn sắc
Xét 1 miếng kim loại diện tích S m
2
, nếu chùm bức xạ rọi tới mặt S là chum bức xạ đơn
sắc , ứng với bước song
λ

xác định, thì gọi là thông lượng bức xạ đơn sắc , kí hiệu là
λ
φ
Thông lượng bức xạ của miền bức xạ khả kiến
φ
bằng
φ φλ
=

2. Độ nhạy của mắt trước ánh sang đơn sắc:
- Hai chùm bức xạ có cùng thoogn lượng bức xạ nhưng có bước sóng khác nhau thì sẽ
gây cho mắt người những cảm giác không giống nhau về cường độ ánh sáng
- Vì vậy , muốn đặc trưng cho khả năng kích thích của thần kinh thị giác của các chum
bức xạ , phải xét độ nhạy của mắt đối với từng bức xạ đơn sắc có bước sóng khác
nhau
2
độ nhạy của măt là nghịch đảo của ngưỡng thấy:

1
(1/ w)V
λ
λ
φ
=
3. Quang thông ánh sáng đơn sắc:
Thông lượng bức xạ trong miền khả kiến có điều chỉnh bởi hệ số độ nhạy
V
λ
được gọi là
quang thông , kí hiệu là F

F=
.V
λ λ
φ

Câu 2: Định nghĩa , công thức tính toán , tên gọi , đơn vị đo và í nghĩa của các đại lượng :
a. góc khối: ( góc không gian , góc đặc )
- đinh nghĩa :
từ điểm O ngoài diện tích dS , dựng những đường sinh tựa trên chu vi của mặt dS, ta có
góc khối dw. Phần không gian giới hạn trong hình đỉnh nón tại O, có các đường sinh tựa trên
chu vi mặt dS gọi là góc khối nhìn từ O tới mặt dS
- kí hiệu , đơn vị :
( )Sr steradiant
Ω −
- ý nghĩa :
góc khối đặc trưng cho góc nhìn từ 1 điểm đến 1 vật thể , trong kĩ thuật chiếu sáng , góc
khối biểu thị cho không gian mà nguồn sáng bức xạ NL của nó
b. cường độ sáng I
- định nghĩa :
cường độ sáng I là đại lượng đặc trưng cho khả năng phát sáng của nguồn điểm trên từng
phương
- công thức:
( )
dF
I canleda cd
d
ω
ω
= −
- ý nghĩa:

cường độ sáng là đại lượng quang học cơ bản, các đại lượng quang học khác đều là đại
lượng dẫn suất xác định qua cường độ sáng.
3
c.độ rọi E:
- định nghĩa :
độ rọi E là đai lượng đặc trưng cho mức độ được rọi sáng trên mặt dS, do nguồn sáng từ
ngoài rọi tới
- công thức:
dF
E
dS
=
( Lux )
-ý nghĩa:
thể hiện lượng quang thông chiếu đến 1 đơn vị diện tích của 1 bề mặt được chiếu sáng,
hay là mật độ phân bố quang thông trên bề mặt chiếu sáng
d. độ trưng R:
- định nghĩa:
là đại lượng đặc trưng cho độ sáng toàn phần của nguồn khối hay nguồn mặt
- công thức:
( / 2)
dF
R Lm m
dS
=
- ý nghĩa :
độ trưng đặc trưng cho sư phát sáng theo mọi phương của vật phát sáng
e.độ chói B
- định nghĩa :
độ chói B là đại lượng đặc trưng cho khả năng phát sáng theo từng phương của nguồn

mặt hay nguồn khối
- công thức
. os . . os
dI dF
dB
dS c d dS c
θ ω θ
= =
(cd/m2= Nít)
- ý nghĩa:
4
+Độ chói vừa biểu thị mật độ quang thông theo góc khối , vừa biểu thi mật độ quang
thông theo diện tích bề mặt của nguồn sáng
+cơ sở khái niệm về tri giác và tiện nghi nhìn
+thể hiện mật độ phân bố cường độ sáng phát ra từ 1 đơn vị diện tích của bề mặt đó théo
1 hướng xđ đến người quan sát
Câu 3 : phân biệt các đại lượng cường độ sáng, độ rọi, độ trưng, độ chói qua í nghĩa vật lí
và ứng dụng trong TK chiếu sáng???
Câu 4 : phân biệt thị giác ban ngày và thị giác hoàng hôn , ảnh hưởng của chúng tới việc
cảm nhận as của mắt người ?
a. thị giác ban ngày và thị giác hoàng hôn :
thị giác ban ngày liên hệ với sự kích thích tế bào hữu sắc , khi độ rọi E

10 lux thì tế bào
hữu sắc cho cảm giác sáng đi kèm ới màu sắc và phân biệt được chi tiết vật quan sát
Thị giác hoàng hôn liên hệ với sự kích thích tb vô sắc , khi độ rọi E

0,01 lux chỉ có tb vô
sắc làm việc, khi E= 0,01-10 lux thì cả 2 tb cung làm việc. thị giac hoàng hôn chỉ cho màu xanh
xám như nhau đối với mọi anh sáng đơn sắc khác nhau mặc dù độ nhạy của mắt đối với các as

đơn sắc khác nhau là khác nhau
- ảnh hưởng của chúng đến việc cảm nhận as của mắt người :
với thị giác ban ngày độ rọi ko nên lớn quá E

250 lux sẽ làm hại võng mạc , cũng ko nên
chuyển ngay từ mt sáng ít sang mt sáng nhiều , mặc dù quang thông trong mt sáng nhiều vẫn
chưa vượt qua giới hạn
Khi chuyển mt độ rọi lớn sang mt độ rọi nhỏ , tb vô sắc cần có time để làm quen dần –
quá trình thích nghi – quá trình ngược lại diễn ra nhanh hơn , thường chỉ vài giây . khi mắt đã
thích nghi hoàn toàn sẽ cho độ nhạy rất lớn
Câu 5: tính ba màu của ánh sáng, tính ba biến của thị giác ? ứng dụng trong TK chiếu
sáng?
- tính chất ba màu :
5
Khi để 2 hay 3 màu đơn sắc trên nền trắng , mắt người vừa cảm nhận được mầu của từng
ánh sáng đơn sắc đó , vừa cảm nhận được màu của hỗn hợp as đơn sắc có bước sóng trung gian
giữa các màu đơn sắc tphan.
nếu chọn được 3 màu trong đó có 2 màu nằm ở đầu cùng của phổ nhìn thấy để khi hoà cả
3 màu đó sẽ đủ cho 1 cảm nhận của mắt người tất cả những màu sắc mong muốn thì 3 màu đó
gọi là 3 màu cơ bản. UB chiếu sáng QT qui ước : màu đỏ , màu xanh lá cây , màu xanh da trời .
hệ màu RGB là viết tắt của 3 màu cơ bản là Red, Green và Blue là ba màu chính của ánh
sáng trắng sau khi được tách ra nhờ lăng kính. Những màu này khi kết hợp theo tỉ lệ nhất định
sẽ tạo ra rất nhiều màu khác nhau trong dải ảnh sáng nhìn thấy, và khi kết hợp cả 3 màu lại với
nhau với tỉ lệ 1 : 1 : 1 chúng ta sẽ được màu trắng.
- ứng dụng trong thiết kế chiếu sáng:
câu 6 : kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến độ nhìn? Trong số đó trình bày ảnh hưởng của
các nhân tố chủ quan ? nhân tố chủ quan nào có tính quyết định ?
khái niệm:
độ nhìn là chỉ mức độ nhìn rõ vật quan sát , là mục đích của chiếu sáng
a. các nhân tố ảnh hưởng đến độ nhìn :

- góc nhìn và năng suất phân li
- độ tương phản
- độ chói của vật quan sát
-khoảng cách giữa vật và mắt
- thời gian quan sát
- hiện tượng loá mắt
b. những nhân tố chủ quan :
-
-
6
câu 7 : tình bày kn về nhiệt độ màu và chỉ số hiện màu CRI ? ý nghĩa của các đại lượng
trong TK chiếu sáng?
a.nhiệt độ màu :
-khái niệm:
khi cảm thụ as con người chịu tác động tâm lí của màu sắc ánh sáng do cơ chế lên tưởng ,
sự liên tưởng tạo ra mối liên hệ nhiệt độ- màu , có nghĩa là tương ứng với mỗi màu có 1 nhiệt
độ
nhiệt độ màu của nguồn sáng được tính theo thang độ K , nó diễn tả màu của nguồn sáng
so với vật đen được nung nóng từ 2000K đến 0 K
b.chỉ số hiện màu CRI
-khái niệm :
chỉ số độ hiện màu của 1 nguồn sáng là đại lượng đánh giá mức độ trung thực về màu sắc
của vật được chiếu sáng bằng nguồn sáng ấy , so với trường hợp được chiếu sáng bằng ánh sáng
ban ngày
-ý nghĩa
chỉ số độ hiện màu CRI là 1 chỉ tiêu rất quan trọng của nguồn sáng, nó phản ánh chất
lượng của nguồn sáng thông qua sự cảm nhận đúng hay ko đúng màu sắc của đối tượng được
chiếu sáng
CRI <50 , màu bị biến đổi nhiều
CRI-= 50-70 màu bị biến đổi

CRI= 70 – 85 màu ít bị biến đổi
CRI > 85 , sự thể hiện màu rất tốt sd trong các công trình yêu cầu chất lượng màu cao
Câu 8: Trình bày các phương pháp tạo ra ánh sáng? Cho ví dụ về các loại đèn tương ứng
với phương pháp tạo ra ánh sáng?
1. Kích thích nhiệt: Khi có điện áp đặt vào hai đầu dây tóc, các điện tử ở các lớp ngoài của
nguyên tử được phóng khỏi nguyên tử và dịch chuyển trong mạng tinh thể kim loại.
Trong quá trình di chuyển, điện tử luôn luôn có va chạm với các nguyên tử, do đó động
7
năng của điện tử đã truyền một phần cho nguyên tử. Kết quả là các nguyên tử bị kích
thích và một số điện tử lớp trong nhảy ra lớp ngoài. Điện tử này có xu hướng trở về vị trí
trống gần hạt nhân hơn, và khi đó điện tử sẽ mất một lượng năng lượng E và đồng thời
giải phóng một photon có bước sóng có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy. Năng lượng
bức xạ có thể gồm: Quang năng, nhiệt năng, hồng ngoại….Ứng dụng hiện tượng này
người ta chế tạo ra đèn sợi đốt chân không, đèn sợi đốt halogen
2. Kích thích điện: Tạo ra bởi va chạm của các hạt mang điện được gia tốc trong điện
trường. Đây là nguyên lý làm việc cảu các đèn phóng điện chất khí. Phổ ánh sáng gián
đoạn và phụ thuộc vào chất cũng như nồng độ chất khí. Mặc dù mắt người không cảm
nhận được nhưng ánh áng do đèn tạo ra nhấp nháy liên tục. Năng lượng bức xạ gồm:
Quang năng, nhiệt năng, bức xạ hồng ngoại, tử ngoại… Ứng dụng hiện tượng này để chế
tạo đèn hơi phóng điện Natri áp suất thấp, áp suất cao, đèn halogen kim loại( hơi thủy
ngân cao áp).
3. Kích thích quang: Ánh sáng được tạo ra bở sự hấp thụ photon (bức xạ thứ cấp). Khi
phóng điện, các điện tử phát xạ từ điện cực bị kích thích nguyên tử thủy ngân và tạo ra tia
tử ngoại, các tia tử ngoại này đập vào thành ống có quét bột huỳnh quang ( halophosphat
canxi 3Ca(PO
4
)
2
.CaF
2

)làm đèn phát sáng. Năng lượng bức xạ ngoài tia tử ngoại còn có
tia hồng ngoại…Ứng dụng hiện tượng này để tạo ra bóng đèn huỳnh quang.
4. Kích thích trong chất bán dẫn: Khi lớp chuyển tiếp p-n của một số chất bán dẫn được đặt
vào điện trường ngoài theo chiều thuận sẽ phát ra các photon. Trong kỹ thuật chiếu sáng
ta thường quan tâm đến cấu trúc nguyên tử của các nguyên tố: heli, neon, argon, kripton,
xenon, sodium,…Ứng dụng hiện tượng này để chế tạo ra đèn bán dẫn ( điot phát quang
LED).
5. Kích thích sáng thứ cấp: Đây không phải là nguồn sáng thực sự như các hiện tượng đã
nêu ở trên. Khi một vậ được chiếu áng thì bản thân nó cũng có thể phản xạ một phần ánh
sáng gọi là phát sáng thứ cấp (chỉ có vật đen tuyệt đối mới hấp thụ toàn bộ ánh sáng).
Dựa vào hiện tượng này để nghiên cứu chế tạo bộ phận của đèn ( tấm phản quang) nhằm
điều khiển sự phân bố ánh sáng.
6. Kích thích lân quang: Các phân tử của lân quang hấp thụ ánh sáng, chuyển hóa năng
lượng của các photon thành năng lượng của các electron sang trạng thái lượng tử có mức
năng lượng cao nhưng khá bền vững. Sau đó electron chậm chạp rơi về trạng thái lượng
tử ở mức năng lượng thấp hơn và giải phóng một phần năng lượng trở lại dưới dạng các
photon. Do lân quang có electron trở về trạng thái cũ kèm theo nhả photon rất chậm chạm
nên chất lân quang hoạt động như những bộ lưu trữ ánh sáng: thu nhận ánh sáng và chậm
chạp nhả ra sánh sáng sau đó. Hiện tượng lân quang phụ thuộc vào nhiệt độ: Nhiệt độ
càng lạnh thì sự bảo tồn lân quang càng lâu hơn. Hiện tượng lân quang không được áp
dụng trong chiếu sáng vì hiệu quả thấp, trạng thái không bền, nó được dùng trong chế tạo
đồ chơi cho trẻ em
8
Câu 9: Phân loại bóng đèn, các chỉ tiêu kỹ thuật của bóng đèn? Phạm vi ứng dụng của các
loại đèn?
1. Phân loại bóng đèn: Theo nguyên lý hoạt động đèn được phân chia làm 2 loại: Đèn sợi
đốt và đèn phóng điện
2. Các chỉ tiêu kỹ thuật của đèn:
a. Hiệu suất của bóng đèn: được định nghĩa là tỷ số quang thông mà đèn phát ra và công
suất điện mà nó tiêu thụ. Đơn vị đo hiệu suất ánh sáng : lm/W. Quá trình biến đổi điện

năng thành ánh sáng trong các loại đèn dựa theo các nguyên lý vật lý khác nhau. Xét
về hiệu suất ánh sáng thì đèn Sodium áp suất thấp là tốt nhất, đèn sợi đốt là thấp nhất.
b. Sự duy trì quang thông: Sự già hóa của vật liệu theo thời gian sử dụng và các tác nhân
vật lý khác nhau khiến quang thông của đèn bị suy giảm. Sự suy giảm này phụ thuộc
vào nhiều yếu tố quan trọng như: sự tương tích giữa đèn và chấn lưu, số lần bật tắt,
9
CÁC LOẠI
ĐÈN
ĐÈN
SODIUM
ÁP SUẤT
CAO
ĐÈN
SODIUM
ÁP SUẤT
THẤP
ĐÈN
HUỲNH
QUANG
ỐNG
CAO
ĐÈN
HUỲNH
QUANG
COMPACT
ĐÈN
THỦY
NGÂN
ĐÈN
HUỲNH

QUANG
ĐÈN
METAL
HALIDE
ĐÈN
SODIUM
ĐÈN SỢI
ĐỐT
THƯỜNG
ĐÈN SỢI
ĐỐT
HALOGEN
ĐÈN PHÓNG
ĐIỆN
ĐÈN SỢI
ĐỐT
ĐÈN PHÓNG
ĐIỆN
nhiệt độ môi trường… Đèn sợi đốt có quang thông gần như không thay đổi trong suốt
tuổi thọ của đèn, đèn phóng điện suy giảm quang thông rất nhanh.
c. Tuổi thọ của đèn: Được đánh giá có tính chất thống kê, là khoảng thời gian tính bằng
giờ mà số lượng đèn trong nhóm còn có thể hoạt động trước khi 50% số đèn bị hỏng.
Yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ: Sự biến thiên điện áp, số lần bật đát, cách bố trí đèn,
nhiệt độ môi trường…
d. Nhiệt độ màu (CCT): Được thể hiện theo thang Kelvin là biểu hiện màu sắc ánh sáng
do nó phát ra. Cảm giác của nhiệt độ màu là nguồn sáng ấm, trung tính, mát. Khi thiết
kế chiếu sáng cần chọn nhiệt độ màu phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý người. Nếu
không có thể gây tổn hại đến sức khỏe.
e. Độ hoàn màu (CRI): Chất lượng của ánh sáng phát ra của nguồn sáng còn phải được
đánh giá qua chất lượng nhìn màu. Nguyên nhân sự thể hiện màu của vật bị biến đổi là

do sự phát xạ phổ ánh sáng khác nhau giữa nguồn sáng và vật được chiếu sáng. Chỉ số
CRI của nguồn sáng được chia thang từ 0-100 (CRI=100 ứng với ánh sáng mặt trời).
Đối với chiếu sáng công trình GT chỉ có mục đích đảm bảo an toàn giao thông, và chi
phí rất lớn nên ta gần như không quan tâm đến chỉ số CRI.
Câu 10: Cấu tạo và chức năng của bộ đèn?
1. Chức năng của bộ đèn:
Bộ đèn liên hệ với lưới điện, nối với các linh kiện mồi, đầu nối và điều chỉnh ánh sáng.
Nó còn bảo đảm chống các tác nhân bên ngoài như mưa, gió, bụi… Quan trọng hơn cả,
bộ đèn đảm bảo sự phân bố ánh sáng trong không gian, thực hiện các kiểu chiếu sáng
gián tiếp đến trực tiếp tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng. Bộ đèn cũng hạn chế
nguyên nhân gây lóa mắt nhằm đảm bảo tiện nghi tốt nhất. Hiện nay bộ đèn được sản
xuất đồng bộ với nhau.
2. Cấu tạo của bộ đèn: Gồm các bộ phận sau:
- Đầu dây điện vào đèn
- Tấm đế lắp linh kiện
- Lỗ lắp cần đèn
- Lỗ đui đèn lắp nguồn sáng
- Roăng cao su làm kín
- Kính bảo vệ
- Bản lề bằng thép không gỉ
- Tấm pản quan mạ nhôm
- Vỏ đẻn có 2 ngăn
- Nắp bảo vệ ngăn điện
a. Tấm phản quang: để phân bố ánh sáng của nguồn sáng bằng cách ứng dụng định luật
phản xạ đều. Nhiệm vụ của nó là điều khiển ánh sáng phát ra phù hợp với mục đích sử
dụng. Nó được làm bằng gương hoặc mạ nhôm hoặc bạc.
10
b. Thiết bị mồi đèn: Các đèn phóng điện cần phải có thiết bị mồi để tạo điện áp ban đầu đủ
lớn để tạo ra hiện tượng phóng điện. Sau khi xảy ra phóng điện ban đầu, dòng điện tăng
lên, điện áp giảm, và hiện tượng phóng điện tiếp tục được duy trì ở điện áp của lưới điện.

- Rơ le nhiệt (tắc te): Có nhược điểm mau hỏng, tạo điện áp mồi không đủ lớn, có tiếng
động khi làm việc, khó mồi đèn.
- Chấn lưu: có nhiệm vụ chính là cung cấp điện áp lớn để mồi đèn khi sử dụng, ngoài ra
khi đèn làm việc bình thường nó làm nhiệm vụ ổn định điểm làm việc, tránh sự dao
động điện áp ảnh hưởng đến sự phát sáng của đèn.
c. Kính bảo vệ: Là nắp chụp bảo vệ bộ phận quang học nhưng yêu cầu phải đảm bảo cho
ánh sáng xuyên qua. Nhiệm vụ chính của nó là bảo vệ sự tác động của môi trường đến
bóng đèn, ngoài ra nó còn có tác dụng khi ống phóng điện bị nổ làm ảnh hưởng đến
người tham gia giao thông thậm chí còn hỏa hoạn.
Câu 11: Trình bày chỉ tiêu kỹ thuật của bộ đèn?
1. Hiệu suất sáng của bộ đèn: Việc điều khiển sự phân bố ánh sáng thường hạn chế quang
thông do bóng đèn phát ra làm suy giảm hiệu suất sáng của bộ đèn. Các bộ phản xạ, thấu
kính pha đèn thường gây tổn thất một số quang thông do bóng đèn phát ra. Để đánh giá
hiệu suất của bộ đèn người ta sử dụng chỉ tiêu LER. LER của bộ đèn bằng hiệu suất của
đèn nhân với quang thông và hệ số chấn lưu chia cho công suất tiêu thụ. LER càng cao
chứng tỏ bộ đèn sử dụng tốt quang thông của bóng đèn.
2. Họ đường cong trắc quang: Là đặc tính quan trọng nhất của bộ đèn, cho phép đánh giá sự
phân bố ánh sáng trong không gian của bộ đèn để làm dữ liệu thiết kế chiếu sáng.Các loại
biểu đồ biểu diễn trường sáng của một bộ đèn:
- Đường cong phân bố cường độ sáng: Là tập hợp đầu mút các vecto cường độ sáng của
bộ đèn trong một mặt phẳng kinh tuyến đi qua trục hình học của bộ đèn.
- Các đường đẳng độ rọi: Tập hợp các điểm có cùng độ rọi trong mặt phẳng được chiếu
sangsgoij là đường đẳng độ rọi hay đẳng lux (iso lux)
- Các đường đẳng cường độ sáng: tập hợp các điểm có cùng độ rọi trong mặt phẳng
được chiếu sáng gọi là đường thẳng cường độ sáng ( iso candela)
3. Hiệu suất của bộ đèn: Hiệu suất bộ đèn là tỉ số giữa quang thông phát ra của bộ và quang
thông của nguồn sáng. Giá trị hiệu suất này thường dao động trong khoảng từ 0.5-0.9 do
vật liệu chế tạo bộ đèn thường hấp thụ một lượng quang thông nhất định của nguồn sáng.
Hiệu suất có thể do nhà chế tạo xác định hoặc có thể tính theo đường cong trắc quang.
4. Cấp của bộ đèn: Hiệu suất của bộ đèn càng cao thì chứng tỏ bộ đèn sử dụng tốt quang

thông của bóng đèn. Tuy nhiên không nên chú ý nhiều tới hệ số này vì đối với bộ đèn
ngoài hiệu suất ta còn phải quan tâm đến sự phân bố ánh sáng có đúng mục đích hay
không. Cấp bộ đèn có ý nghĩa rất lớn trong chiếu sáng nghệ thuật, trang trí, kiến trúc,
khách sạn…Với chiếu sáng đường phố do quang thông chỉ chiếu trực tiếp xuống dưới
11
nên cấp của bộ đèn không có ý nghĩa quan trọng nên khi thiết kế ta cũng chỉ quan tâm
đến hiệu suất là đủ.
5. Yêu cầu của bộ đèn: Bộ đèn được lựa chọn khi thiết kế chiếu sáng đô thị phải có tính
năng phù hợp với mục đích sử dụng và tính thẩm mỹ. Và thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Tiện nghi nhìn: Bộ đèn gây mức lóa nhỏ nhất, không làm giảm độ rõ và mất tiện nghi
nhìn, không gây sấp bóng.
- Có màu sắc phù hợp,với phổ màu thích hợp
- Sự phân bố ánh ở nơi sử dụng.
- Để đánh giá hiệu quả kinh tế về ánh sáng ta sử dụng khái niệm về hệ số sử dụng của
bộ đèn.
Câu 12: Yêu cầu chung về thiết kế, xây dựng và duy trì hệ thống chiếu sáng đô thị?
1. Yêu cầu về thiết kế CSĐT
Thiết kế CSĐT cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị với từng loại công trình hoặc từng
khu vực được chiếu sáng;
- Đảm bảo các yếu tố trang trí, mỹ quan và phù hợp với chức năng của công trình hoặc
từng khu vực được chiếu sáng;
- Có giải pháp sử dụng nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện
trong thiết kế từng công trình hoặc từng khu vực được chiếu sáng.
2. Yêu cầu về xây dựng công trình CSĐT
Công tác xây dựng, lắp đặt các công trình CSĐT phải thực hiện theo đúng thiết kế đã được
phê duyệt, trong quá trình thi công phải đảm bảo an toàn, thuận tiện và tuân thủ các quy
định về quản lý xây dựng công trình.
3. Yêu cầu về duy trì hệ thống CSĐT
Công tác duy trì bảo dưỡng CSĐT phải đảm bảo cho hệ thống CSĐT hoạt động ổn định; đạt

hiệu quả cao, tiết kiệm điện và an toàn cho người quản lý, vận hành và sử dụng.
Câu 13:Quy hoạch chiếu sáng đô thị: yêu cầu, nội dung và hồ sơ quy hoạch?
1. Yêu cầu đối với quy hoạch CSĐT
- Phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của quy hoạch đô thị và phát triển đô thị;
- Phù hợp với ĐKTN, đặc điểm KT, XH, tính chất, chức năng, đặc thù của mỗi đô thị;
- Bảo đảm đồng bộ với công trình hạ tầng kỹ thuật và phù hợp với các công trình và
khu vực được chiếu sáng;
- Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về CSĐT;
- Bảo đảm mục đích chiếu sáng sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.
2. Nội dung CSĐT
- Đánh giá hiện trạng về hệ thống CSĐT bao gồm: nguồn cung cấp điện, lưới điện,
nguồn sáng, tình hình tiêu thụ điện năng; tình hình tổ chức và hình thức chiếu sáng tại
12
các công trình giao thông, không gian công cộng, chiếu sáng mặt ngoài công trình,
chiếu sáng quảng cáo; khu vực lễ hội.
- Xác định các chỉ tiêu chiếu sáng cho các đối tượng được chiếu sáng; dự báo nhu cầu
điện năng cho chiếu sáng;
- Đề xuất các giải pháp cs cho các CTGT, không gian công cộng, cs mặt ngoài công
trình, cs quảng cáo, khu vực lễ hội… và các giải pháp về nguồn điện, lưới điện, nguồn
sáng, thiết bị cs;
- Đánh giá môi trường chiến lược;
- Bản đồ hiện trạng và quy hoạch hệ thống cs đô thị tỉ lệ 1/10.000 – 1/25.000.
3. Hồ sơ QHCS
Bao gồm các bản vẽ và thuyết minh tổng hợp
- Thuyết minh tổng hợp: Phân tích, tổng hợp và đánh giá cụ thể hiện trạng về CSĐT;
các giải pháp QHCS, đồng thời cũng phải làm rõ được các chủ đề, ý tưởng CS cho các
khu chức năng đô thị, không gian công cộng, cs mặt ngoài công trình, cs quảng cáo,
khu vực lễ hội. Thuyết minh phải có bản vẽ thu nhỏ khổ A3, biểu bảng phân tích, tính
toán và các hình ảnh minh họa.
- Phần bản vẽ bao gồm:

+ Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vèng thể hiện ranh giới nghiên cứu và phạm vi lập quy
hoạch, tỷ lệ 1/50.000 đến 1/250.000.
+ Bản đồ hiện trạng HTCSĐT thể hiện hiện trạng hệ thống cấp điện chung của đô thị,
lưới điện cs các trục chính đến cấp khu vực, tỷ lệ 1/10.000 đến 1/25.000.
+ Bản đồ quy hoạch CSĐT thể hiện chủ đề, ý tưởng CSĐT theo khu chức năng đô thị,
các không gian công cộng, các trục chính đến cấp khu vực và các điểm nhấn đô thị, tỷ lệ
1/10.000 đến 1/25.000.
+ Các bản vẽ minh họa (nếu có).
Câu 14: Mục đích và các yêu cầu cơ bản của chiếu sáng công trình giao thông?
TL:
1. Mục đích
- Tạo môi trường ánh sáng tốt, giúp người lái xe xử lý nhanh chóng, chính xác các tình
huống xảy ra trên đường đảm bảo lái xe an toàn với tốc độ cho phép theo quy định.
- Đảm bảo an toàn cho mọi phương tiện và con người lưu thông trên đường, giảm đến
mức thấp nhất tai nạn giao thông.
- Đảm bảo an ninh cho người đi bộ, đi xe đạp và đi xe máy lưu thông trên đường phố.
- Làm sáng rõ các biển chỉ dẫn giao thông;
- Làm đẹp môi trường cảnh quan đô thị vào ban đêm.
2. Yêu cầu cơ bản của chiếu sáng CTGT
- Làm rõ tất cả các đặc điểm của đường và dòng giao thông bao gồm các phương tiện
giao thông chạy trên đường, người đi bộ, biển báo, vật chướng ngại.
- Nâng cao tính thẩm mỹ và hiệu quả của chiếu sáng.
13
Câu 15: Trình bày các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế chiếu sáng đường giao thông?
1. Phương và vị trí quan sát của người lái xe
1.5 m
0.5
0
1.5
0

170m 60m
Phạm vi quan sát của người lái xe
Con mắt người lái xe thường cao hơn mặt đường 1,5m nên khi xe đang chạy tầm nhìn của
người lái xe nằm trong khoảng 60-170m trước mắt người lái xe với góc quan sát từ 0.5
0
-1.5
0
.
Mọi tính toán, đo đạc hay kiểm tra các chỉ số quang học đều phải thực hiện trong phạm vi
tầm nhìn của người lái xe như trên.
2. Độ chói mặt đường
Độ chói có ảnh hưởng đến khả năng phân biệt chướng ngại vật trên đường vì khi được chiếu
sáng, mặt đường trở thành nguồn sáng thứ cấp, do đó độ chói của nó phải đạt yêu cầu mới phân
biệt chướng ngại vật được chính xác để người lái xe kịp xử lý.
Độ chói mặt đường là đại lượng dùng để đánh giá chất lượng hệ thống chiếu sáng đường
giao thông và được xem là tiêu chuẩn thứ nhất.
Độ chói trung bình của mặt đường phụ thuộc vào cấp hạng đường (TCXDVN 259-2001)
ngoài ra còn phụ thuộc vào cách bố trí đèn, độ cao treo đèn…
3. Độ đồng đều của độ chói mặt đường
Mặt đường, mặt sàn được cs nói chung không phải là một mặt phản xạ khuếch tán đều mà là
phản xạ khuếch tán hỗn hợp nghĩa là độ chói quan sát theo các hướng khác nhau không bằng
nhau. Như vậy khi thiết kế cs đường phố phải xem xét độ đồng đều của độ chói tại nhiều điểm
trên mặt đường theo cả phương dọc và phương ngang trong tầm nhìn của người lái xe.
Hình vẽ
Để giảm bớt khối lượng tính toán, ta không tính hết mọi điểm trên mặt đường mà chỉ xem
xét các điểm thuộc ô lưới tính toán được quy định như sau: theo phương dọc đường, giữa 2 cột
đèn liền kề khoảng cách ô lưới 3-5 m, còn theo phương ngang thường chọn tối thiểu 2 điểm trên
làn xe chạy đảm bảo khoảng cách 2 điểm theo phương ngang bằng ½ bề rộng làn đường.
Độ đồng đều của độ chói được đánh giá qua 2 chỉ tiêu:
- Độ đồng đều chung:

Trong đó: L
min
, L
tb
lần lượt là độ chói cực tiểu, độ chói trung bình trong ô lưới tính toán. L
tb
lấy
giá trị trung bình cộng độ chói của tất cả các điểm thuộc ô lưới tính toán
- Độ đồng đều dọc
14
Trong đó: L
min(i)
, L
max(i)
lần lượt là độ chói cực tiểu, độ chói cực đại trên trục dọc thứ i của ô lưới
tính toán.
Nếu các giá trị trên không đảm bảo thì người lái xe sẽ bị mỏi mắt.
Độ đồng đều của độ chói được xem là tiêu chuẩn thứ 2 để đánh giá chất lượng của một hệ
thống chiếu sáng đường giao thông.
4. Chỉ số chói lóa G của bộ đèn
Đối với người lái xe, chói lóa gây ra sự mệt mỏi, có thể làm mất cả tri giác nhìn.
Đối với đường giao thông, G không phụ thuộc vào quá trình chuyển động của xe mà chỉ phụ
thuộc vào bộ đèn : Theo TCXDVN 259-2001 thì G ≥ 4 còn tiêu chuẩn CIE thì G ≥ 5.
Chỉ số chói lóa G được xem là tiêu chuẩn thứ ba để đánh giá chất lwongj của hệ thống chiếu
sáng đường giao thông.
5. Hiệu quả dẫn hướng tại các vị trí đặc biệt
Các vị trí đặc biệt như đường cong, trạm thu phí, chỗ giao nhau, chỗ rẽ, đều phải thiết kế
có tính dẫn hướng cho người lái xe chuẩn bị trước.
Câu 16 : Nội dung thiết kế chiếu sáng đường giao thông theo phương pháp tỷ số R?
1. Chiều cao đèn h và phương pháp bố trí đèn

h: chiều cao đèn so với mặt đường (m)
l: bề rộng mặt đường (m)
e: khoảng cách giữa 2 đèn liên tiếp (m)
s: khoảng cách hình chiếu của đèn tới chân cột đèn (m)
a : khoảng cách hình chiếu của đèn tới mép đường (m)
Chiều cao đèn h và phương pháp bố trí đèn sẽ quyết định tới độ đồng đều theo phương
ngang đường. Sau đây là 1 số sơ đồ bố trí đèn:
a. Bố trí đèn 1 bên đường
Áp dụng cho đường hẹp, hay 1 bên có cây xanh, hay vào chỗ uốn cong… Chọn chiều cao
đèn h/l ≥ 1
b. Bố trí đèn 2 bên đường
Khi lòng đường rộng, 2 chiều lưu thông: bố trí đèn so le nhau với h/l≥2/3
15
Khi lòng đường rất rộng: bố trí đèn đối diện với h/l≥0.5
c. Bố trí đèn dọc tim đường
Áp dụng cho đường có dải phân cách giữa.
2. Khoảng cách e giữa các đèn
- Căn cứ xác định e:
+ Độ đồng đều về độ rọi mặt đường theo phương dọc tuyến;
+ Đặc tính bức xạ của đèn;
+ Chiều cao h của đèn.
- Khống chế e qua trị số (e/h)max tra bảng
3. Công suất đèn
a. Độ rọi trung bình trên mặt đường E
tb
E
tb
được xác định gián tiếp qua tỉ số R được định nghĩa như sau:
R : tra bảng theo tính chất lớp phủ mặt đường, loại đèn, cách bố trí.
B

tb
: tra theo cấp đường
b. Hệ số sử dụng đèn F
u
Được tính bằng % quang thông do đèn rọi xuống diện tích hữu ích của mặt đường rộng L.
Với mỗi loại đèn đã chọn, F
u
phụ thuộc góc mở của chùm sáng quét qua mép đường. Trục
tâm của đèn chia chùm sáng là 2 phần :
+ Phần từ trục trung tâm tới mép đường phía chân đèn, phụ thuộc a/h
+ Phần từ trục trung tâm tới mép đường phía đối diện, phụ thuộc (L-a)/h
Tương ứng với 2 phần là 2 hệ số sử dụng của đèn F
ut
(trước) và F
us
(sau), về mặt hình học :
+ a>0 thì F
u
= F
ut
+ F
us
+ a<0 thì F
u
= F
ut
- F
us
F
u

thường được nhà sản xuất biểu diễn dưới dạng đồ thị để tiện tra cứu.
c. Hệ số hóa già đèn V
- Hệ số hóa già xét tới sự hóa già và bám bụi của bóng đèn, pha đèn. Hệ số được xét với
thời gian làm việc của bóng đèn là 1 năm.
- Độ suy giảm quang thông F theo thời gian hoạt động của đèn là V
1
.
- Độ suy giảm quang thông F do đèn bị bám bụi là V
2
.
- Hệ số hóa già : V= V
1
.V
2
= F
sau 1 năm
/ F
bandau
d. Lựa chọn theo quang thông đèn F
đ
Quang thông đèn cần thiết phải có :
Từ F
đ
để lựa chọn đèn, tuy nhiên cần lưu ý thêm với yếu tố tuổi thọ, màu sắc ánh sáng, khả
năng lắp đặt để được lượng đèn ít nhất, giá thành hợp lí nhất.
16
4. Kiểm tra đèn đã chọn
a. Chỉ số tiện nghi G
G = ISL + 0.97 logB
tb

+ 4.41 log h

– 1.46 log P
Trong đó :
ISL = (3÷6), là chỉ số khuếch tán do nhà sản xuất cung cấp.
B
tb
: độ chói trung bình mặt đường;
h

= h – 1.5m là độ cao đèn tính từ tầm mắt
P: số lượng đèn /km
b. Kiểm tra hiện trường
Sau khi đã có thiết kế, tiến hành nghiệm thu kiểm tra lại tại hiện trường các thông tin :
- Độ đồng đều về độ chói và độ rọi trên đường tại các điểm thuộc mắt lưới.
- Độ rọi và độ chói trung bình của tất cả các điểm thuộc mắt lưới kiểm tra.
Câu 17 :Nội dung thiết kế chiếu sáng đường giao thông theo phương pháp độ chói điểm?
1. Độ chói của 1 điểm trên mặt đường
Lớp phủ mặt đường nói chung có tính chất phản xạ hỗn hợp, tức là độ chói nhìn theo
phương khác nhau thì khác nhau.
Xét điểm P trên mặt đường trong tầm quan sát của người lái xe được chiếu sáng bởi 1 đèn.
Hệ số phản xạ tại điểm P phụ thuộc vào các yếu tố :
- Góc nhìn của người lái xe α
- Góc lệch khi quan sát β
- Góc tia sáng tới điểm đó là γ
Độ chói tại điểm P do 1 đèn gây ra là :
Hệ số R(β,γ) = q(β,γ).cos
3
γ gọi là hệ số quy đổi được xác định bằng thực nghiệm.
2. Phân loại các lớp phủ mặt đường

Tính chất phản xạ ánh sáng của mặt đường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như :
- Chất kết dính (nhựa đường, bê tông, BTAP,…)
- Cấp phối mặt đường ;
- Kích thước hạt và màu của các loại cốt liệu ;
- Công nghệ thi công lớp phủ ;
- Sự mài mòn của xe cộ trên đường, bụi phủ mặt đường ;
- Các điều kiện khí hậu.
Theo CIE đưa ra 4 loại lớp phủ mặt đường tiêu chuẩn ký hiệu R
1
÷ R
4
dựa trên 2 chỉ tiêu là
độ nhìn rõ Q
0
và các hệ số sử dụng S
1
, S
2
.
a. Hệ số nhìn rõ Q
0
Q
0
là giá trị trung bình của hệ số độ chói
17
Q
o
đặc trưng cho khả năng phản xạ trung bình của mặt đường, Q
o
= 0.05÷0.11.

b. Các hệ số sử dụng S
1
, S
2
S
1
là tỷ số giữa hệ số độ chói R tại điểm cách hình chiếu của đèn bằng 2 lần chiều cao và tại
điểm hình chiếu của đèn:
chỉ là hệ số trung gian để xđịnh giá trị S
1
.
R(0,0) : ứng với điểm P là hình chiếu của đèn.
R(0,2) : ứng với điểm P nằm trên đường vuông góc với trục đường, đi qua trụ đèn và cách hình
chiếu đèn 2 lần chiều cao.
c. Các lớp phủ mặt đường
Mô tả cấu tạo các lớp phủ mặt đường :
- R
1
:
+ Đường có bitum<15% vật liệu nhân tạo màu sáng hoặc 30% đá rất sáng ;
+ Các viên sỏi đa số màu trắng hoặc 100% đá mà rất sáng ;
+ Đường bê tông xi măng.
- R
2
:
+ Đường có bitum từ 10-15% mà trắng nhân tạo, nhiều hạt kích thước < 10 mm ;
+ Nhựa đường đang ở trạng thái còn mới sau khi thi công.
- R
3
: Bitum nguội có hạt<10mm với kết cấu chắc.

- R
4
: Đường nhựa sau nhiều tháng sử dụng.
3. Tính toán độ chói và độ rọi điểm
Độ rọi tại điểm P đèn 3 gây ra xđịnh theo công thức :
Độ chói tại điểm P do đèn 3 gây ra xđịnh theo công thức:
R : tra bảng tùy theo loại đường.
h: là độ cao treo đèn
I
3
: do nhà chế tạo cung cấp dưới dạng bảng tra hoặc tính từ đường cong trắc quang.
Câu 18: Trình bày những hiểu biết về vấn đề chiếu sáng cho công trình cầu?
1. Vai trò của chiếu sáng cầu
18
- Cầu đường bộ là một bộ phận không thể tách rời khỏi hệ thống giao thông, ngoài chức
năng chính là phục vụ nhu cầu đi lại của phương tiện giao thông thì mỗi cây cầu còn
mang một ý nghĩa văn hóa, kiến trúc, lịch sử của địa phương có cây cầu đó.
- Chiếu sáng đóng vai trò đặc biệt quan trọng như: Đảm bảo an toàn cho các phương
tiện giao thông, đảm bảo an ninh trật tự, giúp người dân đi lại thuận lợi, tăng tính thẩm
mỹ và tạo ra điểm nhấn về ban đêm.
2. Các yêu cầu kỹ thuật – thẩm mỹ
Khi thiết kế cần nghiên cứu kỹ lưỡng các đặ điểm, nhu cầu sử dụng, không gian kiến trúc,
điều kiện tự nhiên… Khi thiết kế cần lưu ý một số yêu cầu sau:
- Đảm bảo nhu cầu sử dụng của tầng khu vực theo tiêu chuẩn;
- Đảm bảo khả năng nhận biết từ xa và khả năng quan sát, các giới hạn, các bảng chỉ
dẫn trên cầu;
- Có tính thẩm mỹ, hài hòa với cảnh quan, môi trường và kiến trúc của công trình và
không gian xung quanh;
- Chất lượng chiếu sáng cao: khả năng hạn chế chói lóa tốt, màu sắc ánh sáng thích hợp;
- Các thiết bị phải đảm bảo có khả năng làm việc được trong các điều kiện như: có khả

năng chống rung động, gió bão tốt, nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, nắng, mưa…;
- Hiệu quả kinh tế cao, an toàn, vận hành tiết kiệm và tiện lợi.
3. Các giải pháp chiếu sáng
Giải pháp chiếu sáng phải phù hợp với từng loại cầu, với từng khu vực: Phương án chiếu
sáng, mức độ chiếu sáng, phong cách hiện đại hay cổ kính, đơn giản hay cầu kỳ…, kiểu dáng
thiết bị, màu sắc ánh sáng phải phù hợp với chức năng, không gian, kiến trúc của cầu và khu
vực đó. Có thể tham khảo một số giải pháp sau:
a. Chiếu sáng chức năng (chiếu sáng phục vụ các p.tiện giao thông trên
cầu)
- Mức độ chiếu sáng trên cầu không được nhỏ hơn mức độ cs đường dẫn vào cầu.
- Thay đổi giải pháp bố trí cs đường dẫn vào cầu, thay đổi cao độ lắp đèn hoặc thay đổi
công suất đèn, màu sắc ánh sáng… để tạo sự khác biệt tăng khả năng nhận biết từ xa.
b. Chiếu sáng đường dành cho người đi bộ
Sử dụng cột đèn thấp, mức độ cs vừa phải, tránh chói lóa và không ảnh hưởng đến việc cs
tổng thể công trình.
c. Đèn tín hiệu báo không, thông thuyền
19
Đối với các cây cầu có chiều cao lớn, bắc qua sông nhiều tàu thuyền cần lắp đặt hệ thống
đèn báo không và thông thuyền theo quy định.
d. Chiếu sáng kiến trúc
Mục đích khắc họa được kiến trúc điển hình và làm nổi bật công trình lúc về đêm.
e. Chiếu sáng sân vườn hai bên mố cầu
Hạn chế sử dụng cột đèn cao, đèn có công suất lớn. Nên sử dụng các cột đèn chùm, đèn
nấm có tính trang trí cao, công suất vừa và nhỏ, nguồn sáng có quang phổ phù hợp với môi
trường có nhiều cây xanh, gam màu sáng lạnh để tạo cảm giác mát mẻ, thư giãn.
Câu 19: Trình bày vai trò và nội dung của chiếu sáng công trình và không gian đô thị ban
đêm?
1. Chiếu sáng đô thị vào ban đêm: hệ thống chiếu sáng công cộng là một thành phần cấu
thành không thể thiếu trong tổng thể hệ thống các công trình kỹ thuật cơ sở hạ tầng đô
thị, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn giao thông, tăng cường trật tự an

ninh đô thị, làm đẹp cảnh quan đô thị vào ban đêm. Tại các nước phát triển, điện dùng
cho chiếu sáng chiếm từ 8-13% tổng điện năng tiêu thụ. Hệ thống chiếu sáng đô thị bao
gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó có thể kể đến chiếu sáng trang trí, quảng cáo,
chiếu sáng các công trình kiến trúc và di tích văn hóa lịch sử và hệ thống đèn tín hiệu
điều khiển giao thông.
2. Chiếu sáng công trình :Làm cho con người nhìn được công trình vào ban đêm, tăng độ
thẩm mĩ của công trình, làm cho công trình có chiều sâu.
Câu 20: Nội dung thiết kế chiếu sáng công trình và không gian đô thị vào ban đêm?( lựa
chọn vị trí bố trí chiếu sáng, loại nguồn sáng – loại đèn, màu sắc,…; kiểm tra các tiêu chuẩn
cần đạt được)
1. Trong quá trình thiết kế chiếu sáng công viên, vườn hoa ngoài việc đảm bảo đảm mức độ
chiếu sáng theo tiêu chuẩn quy định còn cần phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố trang trí
thẩm mĩ:
- Kiểu dáng thiết bị chiêu sáng phải có phong cách đồng nhất và phù hợp với cảnh quan
môi trường xung quanh
- Đảm bảo yêu cầu chiếu sáng cho từng mục đích sử dụng khác nhau: chiếu sáng cổng
vào, đường dạo, cây xanh, bồn nước, đài phun nước, tiểu cảnh…
- Thiếu bị chiếu sáng được sử dụng có khả năng hạn chế độ chói lóa tốt. Vị trí, cao độ
đặt đèn và góc chiếu cần tính toán để không gây chói cho người sử dụng
- Nguồn sáng lựa chọn nên có thành phân quan phổ phù hợp với môi trường có nhiều
cây xanh gam màu sáng để tạo cảm giác mát mẻ thư giãn
20
2. Trong chiếu sáng kiến trúc mỹ thuật: Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng. Nó
được sử dụng trong các công trình theo nguyên tắc khoa học, nghệ thuật, tôn giáo. Chiếu
sáng sẽ thực sự tạo những hiệu quả thú vị bất ngờ khi việc tổ chức chiếu sngs chú trọng
tập trung làm nổi bật được kiến trúc và các tác phẩm nghệ thuật. Sau khi lắp đặt hệ thống
chiếu sáng sẽ được mở ra lung linh, đầy lôi cuốn, nên mục tiêu của chiếu sáng kiến trúc là
đưa công trình hài hòa vào cảnh quan. Lưu ý thiết kế chiếu sáng kiến trúc cần xác định:
kiểu phong cách kiến trúc, các đường nét kiến trúc, họa tiết, màu sắc công trình, hướng
quan sắt, cảnh quan xung quanh….Cấn tìm ra điểm nhấn của công trình, tạo bậc cho công

trình
Câu 21: Khái niệm chung về hệ thống cung cấp điện đô thị?
1. Khái niệm: Là hệ thống cung cấp điện cho một đô thị, được cấp điện từ hệ thống điện
quốc gia, bao gồm mạng lưới phân phối điện, các trạm biến áp khu vực và trạm biến áp,
hạ áp
- Mạng lưới phân phối điện đô thị được chia làm 2 loại: Cao áp, hạ áp.
- Mạng lưới cao áp ở các đô thị lớn thường được bố trí trành nhiều vòng tròn có tâm là
trung tâm thành phố và cấp điện áp thấp dần khi đi từ ngoại ô và trung tâm.
- Ở ngoại thành là đường dây 220kV lấy điện từ hệ thống điện quốc gia. Vòng thứ hai
là đường dây 110kV. Các trạm biến áp khu vực cấp điện cho các khu phố hoặc các
huyện ngoại thành. Trong trung tâm thành phố dùng cấp điện áp 22-35kV. Để đảm
bảo giao thông thuận tiện và mỹ quan trong thành phố dùng mạng trung áp 22-35kV
trong nội thành thường dùng cáp ngầm
Mạng hạ áp trong đô thị thường bố trí theo nguyên tắc sau:
- Nguồn cung cấp cho khu vực đô thị có lấy từ trạm biến áp trung gian, đường dây cao
áp đi gần hoặc một trạm biến áp phân phối lân cận.
- Trong đô thị nên dùng cáp ngầm
- Bán kính hoạt động của trạm biến áp không lớn quá 250m
- Nên dùng các trạm biến áp công suất nhỏ đưa đến gần phụ tải hơn là dùng trạm biến
áp công suất lớn cho khu vực rộng.
- Nếu có điều kiện về kinh tế nên dùng loại trạm biến áp trọn bộ.
- Tiết diện dây trong trạm biến áp đô thị được chọn theo điều kiện phát nóng và kiểm
tra theo tổn thất điện áp cho phép.
Câu 22: Lựa chọn dây dẫn cho hệ thống cung cấp điện chiếu sáng?
Dây dẫn và dây cáp trong hệ thống cung cấp điện được lựa chọn theo các điều kiện sau đây:
- Lựa chọn theo điều kiện cho phép
21
- Lựa chọn theo điều kiện tổn thất điện cho phép
- Lựa chọn theo kết cấu dây dẫn.
1. Lựa chọn tiết diện dây dẫn và cáp theo điều kiện phát nóng.

- Khi có dòng điện chạy qua dây dẫn và cáp, vật bị nóng lên. Nếu nhiệt độ quá cao sẽ
làm chúng bị hư hỏng hoặc giảm tuổi thọ. Mặt khác độ bền cơ học của kim loại dẫn
điện cũng bị giảm xuống.
- Đối với mỗi loại dây dẫn, cáp điện nhà chế tạo cho trước giá trị dòng điện I
CP
.
- Nếu nhiệt độ của môi trường nơi lắp đạt dây dẫn và cáp khác với nhiệt độ tiêu chuẩn
thì dòng điện phải được điều chỉnh
I
CP (hiệu chỉnh)
= k.I
CP

k- hệ số hiệu chỉnh tra trong sổ tay
- Đối với mạng điện có điện áp dưới 1kV được bảo vệ bằng cầu chì hoặc aptomat, để
thỏa mãn điều kiện phát nóng cũng phải được chọn theo điều kiện và phải phối hợp
với thiết bị bảo vệ.
2. Lựa chọn tiết diện dây dẫn và dây cáp theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép
- Đối với mạng trung áp và hạ áp, do trực tiếp cung cấp điện cho các phụ tải nên vấn đề
đảm bảo điện áp rất quan trọng. Vì vậy người ta lấy điều kiện tổn thất điện áp làm
điều kiện đầu tiên để chọn tiết diện dây dẫn và dây cáp. Điều kiện tổn thất điện áp cho
phép là:
ax
% %
m CP
U U∆ ≤ ∆
Trong đó:
axm
U∆
: tổn thất điện áp lớn nhất trong mạng

CP
U

: tổn thất điện áp cho phép (
±
5% hoặc
±
2.5 tùy loại phụ tải)
3. Hướng dẫn chọn phương pháp chọn dây dẫn và dây cáp
- Khi thiết kế mạng cao áp người ta lựa chọn tiết diện dây cáp theo điều kiện phát nóng,
sau đó kiểm ta theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép. Khi kiểm tra lại nếu tổn thất
điện áp vượt quá giá trị cho phép người ta có thể giải quyết bằng cách tăng tiết diện
dây, hoặc thay đổi đầu phân áp của máy biến áp để điều chỉnh điện áp của mạng.
- Đối với mạng hạ áp người ta chọn theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép sau đó
nhất thiết phải kiểm tra lại điều kiện phát nóng, vì đây là điều kiện đảm bảo an toàn
đối với dây dẫn và dây cáp.
- Các mạng điện chiếu sáng khác, khi chọn tiết diện dây thường chỉ cẩn chọn theo điều
kiện tổn thất điện áp cho phép.
22
Câu 23: Các loại máy biến áp cho chiếu sáng đô thị, ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng.
1. Khái niệm: Trạm biến áp là một trong những phần tử quan trọng nhất của hệ thống cung
cấp điện. Trạm biến áp dùng để biến đổi điện năng từ cấp điện áp này sang cấp điện áp
khác. Các trạm biến áp, trạm phân phối, đường dây tải điện cùng với các nhà máy phát
điện làm thành một hệ thống phát và truyền tải điện năng thống nhất. Thông số quan
trọng nhất của máy biến áp là điện áp định mức và tỷ số biến áp U
1
/U
2
.
2. Phân loại.

a. Trạm kín: có 2 kiểu là trạm xây và trạm kiot:
- Trạm xây: có hệ số an toàn cao,ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, không bị giới hạn về công
suất xây dựng, hiệu suất sử dụng công suất trạm lớn. Nhưng có nhược điểm: điện tích
chiếm dụng lớn, đầu tư cao hơn so với trạm có cùng công suất
- Trạm kiot: An toàn, nhỏ, gọn, đẹp diện tích chiếm ít, vốn đầu tư nhỏ. Nhưng nhược
điểm: giới hạn về công suất xây dựng, thường chỉ từ 1000kVA trở xuống, thoát nhiệt
kém, hiệu suất khai thác công suất khá thấp
b. Trạm hở: Có 2 kiểu là trạm treo và trạm cột:
- Trạm treo:Ưu điểm của trạm này là vốn đầu tư nhỏ, nhưng những loại trạm này lại có
nhược điểm như: hệ số an toàn thấp, không phù hợp với mỹ quan đô thị nên loại trạm
này thược sử dụng ở ngoại thành và tỉnh lẻ, loại trạm này bị giới hạn về công suất xây
dựng, đối với TBA treo thì công xuất XD chỉ cho phép từ 630 kVA trở xuống.
- Trạm 1 cột thường được dùng trong đô thị. Đây cũng là loại trạm hở ngoài trời, nhưng
các thiết bị phía cao thế lại được đạt trong vỏ kín rất an toàn.Ưu điểm lớn nhất của
loại trạm này là nhỏ gọn, phù hợp với mỹ quan đô thị an toàn, hiệu suất sử dụng cao.
Tuy nhiên loại trạm này thường có nhược điểm là: có tổng mức đầu tư lớn hơn so với
trạm cùng công suất, bị giới hạn về công suất xây dựng <750 kVA
Câu 24: Nội dung chính của công tác quản lý hệ thống chiếu sáng đô thị.
Quản lý hệ thống chiếu sáng đô thị là một hoạt động quan trọng để đảm bảo cho hệ thống chiếu
sáng đô thị luôn hoạt động hiệu quả và đúng với mục đích chiếu sáng. Nội dung của công công
tác quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị là:
- Thực hiện tổ chức chiếu sáng công cộng đô thị theo đúng các quy trình kỹ thuật về
chiếu sáng, bảo đảm an toàn và tiết kiệm điện, phòng chống cháy nổ và thời gian vận
hành chiếu sáng công cộng đô thị theo quy định
- Lập kế hoạch hàng năm về xây dựng mới, thay thế, cải tạo, duy trì bảo dưỡng hệ
thống chiếu sáng công cộng đô thị và tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch được
phê duyệt
- Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng nguồn sáng và các thiết bị của hệ thống chiếu
sáng công cộng đô thị để đề xuất phương án sửa chữa và thay thế kịp thời.
- Bảo vệ hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị

23
- Công tác quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng đô thị được được giao cho đơn vị có
đủ năng lực về đội ngũ cán bộ công nhân trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cần thiết
để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý
- Công tác quản lý bao gồm các công tác sau: quản lý lưu trữ hồ sơ, quản lý vận hành
hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị, quản lý vận hành trạm, quản lý trung tâm điều
khiển và giám sát hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị, thay thế vật tư thiết bị duy trì
chiếu sáng, quản lý hệ thống cột đèn, bảo vệ hành lang chiếu sáng công cộng, tiếp
nhận bàn giao công trình chiếu sáng mới…
Câu 25: Sự cần thiết và các nội dung chính của công tác bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng
đường đô thị?
1. Sự cần thiết của công tác bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng đô thị
Thông lượng của đèn giảm với thời gian sử dụng của nó một phần là do bụi bẩn bám lên
bóng và kính chắn làm giảm thông lượng ánh sáng do đèn phát ra.
Hệ thống chiếu sáng thường bị hỏng do bụi bẩn nếu không được bảo dưỡng thường kỳ và
một cách hệ thống. Những hư hỏng làm giảm thông lượng nhưng không làm tăng năng lượng
tiêu thụ. Những hệ thống chiếu sáng hiệu suất cao không thể hoạt động tốt nếu không được làm
vệ sinh định kỳ và thay các phần tử bị hỏng.
Thiếu bảo dưỡng thường xuyên thì những bề mặt bẩn của căn phòng, bóng và chóa đèn bẩn
và già hóa của thông lượng bóng đèn khiến mất mát tổng cộng vượt hơn 40%.
Bảo dưỡng là một trong các phương pháp hiệu quả để tiết kiệm năng lượng. Việc bảo dưỡng
không thích hợp là nguyên nhân gây ra lãng phí năng lượng.
2. Các nội dung chính của công tác bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng đường đô thị
- Bảo dưỡng phòng ngừa: một công việc tối thiểu làm thường xuyên để phòng ngừa sự
hư hỏng của hệ thống gồm sự tra mỡ, điều chỉnh, thay đổi bộ lọc và các kết quả ghi
chép.
- Bảo dưỡng hàng ngày: một công việc tối thiểu được làm theo yêu cầu như thay các
bóng đã hỏng.
- Bảo dưỡng theo kế hoạch: là công việc chính làm theo kế hoạch.
- Bảo dưỡng khẩn cấp: là công việc cần thiết phải làm để đảm bảo độ an toàn, đảm bảo

các tiêu chí yêu cầu hoặc ngăn chặn việc làm hư hại hệ thống. Do bản chất, công việc
bảo dưỡng này không dự đoán trước được và yêu cầu phải có phản ứng nhanh ngay
lập tức.
Câu 26: Sự cần thiết của tiết kiệm điện trong chiếu sáng đô thị? Các giải pháp tiết kiệm điện
trong chiếu sáng đường đô thị?
1. Sự cần thiết của tiết kiệm năng lượng trong CSĐT
Ở Việt Nam, điện năng sử dụng trong chiếu sáng chiếm 25% tổng điện thương phẩm của cả
nước, trong đó chiếu sáng công cộng tiêu thụ khoảng 3%.
24
Ở nước ta,quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ rất nhanh do đó nhu cầu điện năng
cho chiếu sáng công cộng, trong đó có chiếu sáng đô thị cũng ngày càng tăng. Với tình trạng
mất cân đối nghiêm trọng giữa các nguồn cung cấp điện và nhu cầu sử dụng điện năng, tiết
kiệm điện năng trong chiếu sáng công cộng nói chung và chiếu sáng đô thị nói riêng ngày càng
trở lên cấp bách.
2. Các giải pháp tiết kiệm điện trong chiếu sáng đô thị
Có rất nhiều giải pháp tiết kiệm điện năng cho chiếu sáng đô thị đã được triển khai áp dụng
hoặc thử nghiệm ở nhiều nước trên thế giới:
a. Các phải pháp công nghệ về thiết bị chiếu sáng đường đô thị
- Sử dụng đèn chiếu sáng hiệu suất cao
Đèn chiếu sáng hiệu suất cao được xem là các đèn có công suất tiêu thụ nhỏ, tuổi thọ dài,
quang thông lớn.
- Sử dụng các bộ tiết kiệm điện
Bộ tiết kiệm điện có tác dụng giảm công suất tiêu thụ chiếu sáng vào giờ thấp điểm. Có 2
loại bộ tiết kiệm điện chủ yếu: Dimmer, Tủ tiết giảm công suất
- Sử dụng năng lượng mới như gió, mặt trời
- Sử dụng các hệ thống thông minh
Hệ thống này gồm các đèn đường với ánh sáng LED, các cảm biến chuyển động và hệ giao
tiếp không dây. Các đèn sẽ tự động thông báp lỗi đến phòng điều khiển giúp làm chi phí bảo
dưỡng rẻ hơn và hiệu quả hơn hiện nay.
b. Các giải pháp quy hoạch vầ thiết kế hệ thống chiếu sáng đường đô thị

- Quy hoạch hệ thống chiếu sáng hợp lý;
- Thiết kế hệ thống chiếu sáng hợp lý
c. Các giải pháp quản lý và vận hành khai thác
- Lập kế hoạch duy tu, cải tạo lưới điện để giảm tổn hao công suất truyền tải
- Lập kế hoạch duy tu, bảo dưỡng bóng đèn định kỳ để đảm bảo khả năng chiếu sáng
của đèn
- Sử dụng các trung tâm điều khiển chiếu sáng
25

×