Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu nguyên nhân hư hỏng do thấm và đề xuất biện pháp sửa chữa, nâng cấp một số đập đất vừa và nhỏ miền Trung - Tây Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 98 trang )

LỜI CẢM ƠN

Luận văn “Nghiên cứu nguyên nhân hư hỏng do thấm và đề xuất biện
pháp sửa chữa, nâng cấp một số đập đất vừa và nhỏ Miền Trung - Tây
Nguyên” được hoàn thành tại Trường Đại học Thuỷ Lợi.
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thành Công đã tận
tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này. Xin chân thành c
ảm ơn các giảng
viên Khoa Công Trình - Trường Đại học Thuỷ lợi, các đồng nghiệp trong và ngoài
ngành đã cung cấp các tài liệu phục vụ cho luận văn này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Nhà xuất bản, các tổ chức, cá nhân cho
phép sử dụng tài liệu đã công bố.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Trung tâm
Công trình Hồ đập - Viện Thủy công - Viện Khoa học Thủy lợ
i Việt Nam; bạn bè
và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình thực hiện và
hoàn thành luận văn này.
Trong nội dung của luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả
rất mong nhận được những nhận xét và đóng góp của các nhà chuyên môn.

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2013
Tác giả



Hoàng Thanh Thiên

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là Hoàng Thanh Thiên. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Những nội dung và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực


và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Tác giả



Hoàng Thanh Thiên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích của đề tài: 1
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: 2
4. Kết quả dự kiến đạt được: 2
1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA KHU VỰC MIỀN TRUNG – TÂY
NGUYÊN 3

1.1. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG HỒ CHỨA CỦA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC
MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN NÓI RIÊNG. 3

1.1.1. Tình hình xây dựng hồ chứa ở Việt Nam. 3
1.1.2. Tình hình phát triển đập đất khu vực Miền Trung – Tây Nguyên 5
1.2. TÌNH HÌNH LÀM VIỆC CỦA ĐẬP ĐẤT VÀ NHỮNG HƯ HỎNG
THƯỜNG GẶP. 6

1.2.1. Tình hình làm việc của đập đất. 6
1.2.2. Những hư hỏng thường xảy ra đối với đập đất 9
1.3. Ảnh hưởng của thấm đến ổn định của đập đất. 10
1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 11

2. CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG THẤM CỦA
MỘT SỐ ĐẬP ĐẤT MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP CHỐNG THẤM 12

2.1. CÔNG TÁC THỰC HIỆN KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG THẤM CỦA MỘT SỐ
ĐẬP ĐẤT MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN. 12

2.1.1. Tiêu chí thực hiện điều tra 12
2.1.2. Phạm vi thực hiện điều tra 12
2.1.3. Biện pháp tổ chức thực hiện 14
2.1.4. Các giải pháp kỹ thuật thực hiện 15
2.1.5. Các công việc đã thực hiện 17
2.2. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 18
2.3. NHẬN XÉT VỀ CÁC SỰ CỐ, HƯ HỎNG ĐỐI VỚI ĐẬP ĐẤT VÀ
NGUYÊN NHÂN GÂY RA 22

2.3.1. Thấm nước mạnh trong phạm vi nền đập, thân đập 22
2.3.2. Thấm nước mạnh ở vai đập 25
2.3.3. Lớp gia cố mái bị hỏng 27
2.3.4. Nứt nẻ sâu, bào xói ở đỉnh hoặc mái đập 27
2.3.5. Mối hại đập 29
2.4. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 30
2.5. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM CHO ĐẬP ĐẤT 31
2.5.1. Các công nghệ chống thấm hiện nay 31
2.5.2. Khả năng ứng dụng các công nghệ chống thấm cho đập đất khu vực Miền
Trung - Tây Nguyên 37

2.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 38
3. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT THẤM, ỔN ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN
MÔ HÌNH TOÁN 39


3.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN THẤM 39
3.1.1. Môi trường thấm và nguyên nhân gây ra thấm 39
3.1.2. Cơ sở lý thuyết tính toán 41
3.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH MÁI ĐẬP 50
3.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 53
4. CHƯƠNG 4: ÁP DỤNG TÍNH TOÁN NÂNG CẤP, SỬA CHỮA ĐẬP DIÊN
TRƯỜNG – TỈNH QUẢNG NGÃI 54

4.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỒ CHỨA NƯỚC DIÊN TRƯỜNG 54
4.1.1. Vị trí địa lý 54
4.1.2. Nhiệm vụ công trình và quá trình xây dựng 54
4.1.3. Các thông số chính của hồ Diên Trường 55
4.1.4. Điều kiện địa chất đập đất hồ Diên Trường 56
4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THẤM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỐNG
THẤM CHO ĐẬP DIÊN TRƯỜNG 59

4.2.1. Hiện trạng thấm qua đập đất hồ Diên Trường 59
4.2.2. Phân tích lựa chọn giải pháp chống thấm cho đập Diên Trường 62
4.3. THIẾT KẾ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM CHO ĐẬP DIÊN TRƯỜNG 63
4.3.1. Phạm vi xử lý thấm 63
4.3.2. Thiết kế khoan phụt màn chống thấm 64
4.4. TÍNH TOÁN THẤM QUA ĐẬP ĐẤT HỒ DIÊN TRƯỜNG 65
4.4.1. Mặt cắt và trường hợp tính toán 65
4.4.2. Kết quả tính toán 67
4.5. TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH MÁI ĐẬP HẠ LƯU 67
4.5.1. Mặt cắt và trường hợp tính toán 67
4.5.2. Kết quả tính toán 68
4.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 69
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 70

1. Những kết quả đạt được: 70
2. Những tồn tại và hạn chế 71
3. Kiến nghị về hướng nghiên cứu tiếp theo 71
6. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
7. PHỤ LỤC TÍNH TOÁN 74


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Một số tỉnh thành có số lượng hồ chứa nhiều với dung tích trên 200.000
m3 3

Bảng 1.2 Một số hồ đập lớn ở Việt Nam (Không kể các hồ thủy điện) 4
Bảng 1.3 Số lượng hồ chứa cần xử lý thấm 7
Bảng 1.4 Số lượng hồ chứa cần sửa chữa cống lấy nước 8
Bảng 1.5 Số lượng hồ chứa cần sửa chữa tràn xả lũ 8
Bảng 2.1 Danh mục hồ chứa (đập) lựa chọn điều tra, đánh giá thấm 12
Bảng 2.2 Tổng hợp tình trạng hư hỏng do thấm 18
Bảng 4.1 Bảng tổng hợp thông số công trình 55
Bảng 4.2 Chỉ tiêu cơ lý của đất thân và nền đập 58
Bảng 4.3 Chỉ tiêu cơ lý của đất đắp đập 58
Bảng 4.4 Kết quả tính toán thấm mặt cắt đập hiện trạng 61
Bảng 4.5 Lưu lượng thấm và gradient thấm 67
Bảng 4.6 Kết quả phân tích ổn định mái hạ lưu 68


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Đo vẽ sơ họa vùng thấm 15
Hình 2.2 Đo lưu lượng thấm bằng máng tam giác 16
Hình 2.3. Đo lưu lượng thấm bằng bình và đồng hồ bấm giây 16
Hình 2.4 Hình ảnh vùng thấm đập Đá Bạc 23

Hình 2.5 Hình ảnh vùng thấm đập Thiềm Cát 23
Hình 2.6 Hình ảnh vùng thấm đập Đồng Suôn 24
Hình 2.7 Hình ảnh vùng thấm vai trái đập Nội Tranh Thượng 26
Hình 2.8 Hình ảnh dòng thấm vai phải Bàu Da B 26
Hình 2.9 Hình ảnh vùng thấm gây sạt lở mái đập Nhà Đường 28
Hình 2.10 Hình ảnh sạt lở đỉnh đập Sông Quao 28
Hình 3.1 Xác định các tham số cho ma trận [C] 49
Hình 3.2 Sơ đồ tính toán ổn định theo phương pháp cung trượt trụ tròn 52
Hình 4.1 Mặt cắt ngang hiện trạng đập đất - đoạn lòng suối 60
Hình 4.2 Hiện trạng thấm đập Diên Trường 60
Hình 4.3 Kết quả tính toán thấm mặt cắt đập hiện trạng 61
Hình 4.4 Gradient thấm cửa ra đập hiện trạng 61
Hình 4.5 Sơ đồ xác định khoảng cách các lỗ khoan phụt 64
Hình 4.6 Sơ đồ bố trí các lỗ khoan phụt 65
Hình 4.7 Mặt cắt ngang hiện trạng đập đất nâng cấp 66

- 1 -

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồ chứa nước là loại hình công trình thuỷ lợi phổ biến nhất ở nước ta. Các
hồ chứa chủ yếu tập trung ở miền Trung và Tây Nguyên với khoảng 80%, còn lại là
ở miền núi và trung du Bắc Bộ. Trong lịch sử xây dựng các hồ chứa nước ở nước ta
thì những sự cố xảy ra đa số ở những hồ chứa vừa và nhỏ
và với đập dâng nước là
đập đất. Tuy là hồ chứa nhỏ, nhưng khi sự cố xảy ra có sức tàn phá ghê gớm, ví dụ
năm 1978 hồ chứa của một nông trường cà phê ở Đắk Lắk chỉ có dung tích
500.000m3 bị vỡ đã làm chết hơn 30 người, hồ chứa Nhà Trò ở Nghệ An dung tích
2 triệu m3 bị vỡ đã làm chết 27 người và gần đây nhất 1 hồ chứa rất nhỏ ở
Hà Tĩnh

chỉ chứa 250.000m3 nước bị vỡ đã làm trôi hơn 200 m đường sắt Bắc Nam làm tê
liệt hàng chục đoàn tàu trong nhiều ngày [10]. Qua tổng hợp các báo cáo của các cơ
quan quản lý hồ chứa cho thấy tình trạng thấm qua thân đập xảy ra rất phổ biến,
nhiều đập bị thấm nghiên trọng. Điển hình như đập Dầu Tiếng (Tây Ninh) đã phải
xử lý thấm bằng tường Ximă
ng – Bentonit. Hàng loạt các công trình hồ chứa lớn
cũng đã phải xử lý thấm như các hồ chứa: Kim Sơn (Hà Tĩnh), Hoà Trung (Đà
Nẵng), Núi Một, Hội Sơn (Bình Định), Bàu Da (Nghệ An), Cù Lây (Hà Tĩnh),
Theo GS-TSKH Phan Sỹ Kỳ [3], sự cố hư hỏng của công trình do thấm gây
nên chiếm 15,06%. Đây là một con số rất đáng lo ngại vì đối với các đập đất khi
xảy ra sự cố thì hậu quả không thể lườ
ng hết được.
Để đảm bảo an toàn hồ chứa nhất là khu vực miền Trung và Tây Nguyên nơi
có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cường độ mưa lũ cao và thất thường thì việc
nghiên cứu các nguyên nhân hư hỏng của đập đất do thấm và đề xuất biện pháp sửa
chữa nâng cấp các hồ chứa trong khu vực là rất cần thiết và cấp bách.
2. Mục đích của
đề tài:
- Đánh giá được hiện trạng dòng thấm của các đập đất vừa và nhỏ Miền
Trung -Tây Nguyên. Xác định các nguyên nhân hư hỏng của đập đất do thấm
- Đề xuất giải pháp chống thấm cho một đập đất cụ thể tại Miền Trung.
- 2 -

3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
- Cách tiếp cận:
Trên cơ sở kết quả của dự án Điều tra, đánh giá hiện trạng thấm qua thân đập
phục vụ cho an toàn hồ chứa thuộc khu vực Miền Trung – Tây Nguyên do Viện Thủy
Công – Viện KHTL Việt Nam thực hiện trong đó tác giả là một trong những người trực
tiếp thực hiện. Kết hợp tham khảo các tài liệu, báo cáo chuyên ngành liên quan:
Đi

ều tra, thu tập các tài liệu về hiện trạng thấm qua thân đập bằng cách trực
tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc thực hiện dự án Điều tra, đánh giá hiện trạng
thấm qua thân đập phục vụ cho an toàn hồ chứa thuộc khu vực Miền Trung – Tây
Nguyên hoặc số liệu của các tổ chức, cá nhân khoa học hay các phương tiện thông
tin đại chúng; qua các kết quả nghiên cứu cũng như áp dụng các cộng nghệ
chống
thấm cho đập đất đang được áp dụng trong thực tế xây dựng hiện nay đề xuất giải
pháp chống thấm cho đập đất vừa và nhỏ khu vực Miền Trung, Tây Nguyên. Áp
dụng tính toán chống thấm cụ thể cho đập Diên Trường, Quảng Ngãi.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập tổng hợp tài liệu.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp.
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, sử
dụng mô hình toán và các phần
mềm ứng dụng.
4. Kết quả dự kiến đạt được:
- Tổng quan về tình hình phát triển của đập đất vừa và nhỏ khu vực Miền
Trung, Tây Nguyên và hiện trạng thấm qua thân đập hiện nay; xác định các nguyên
nhân do thấm gây hư hỏng đối với đập đất khu vực này;
- Phân tích một số giải pháp chống thấm đang được sử dụng trong thực tế xây
dự
ng hiện nay, lựa chọn giải pháp chống thấm cho đập đất Diên Trường, Quảng Ngãi;
- Lựa chọn mô hình toán, phương pháp tính toán để tính ổn định thấm cho
đập Diên Trường, Quảng Ngãi.

- 3 -

1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA KHU VỰC MIỀN
TRUNG – TÂY NGUYÊN
1.1. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG HỒ CHỨA CỦA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC

MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN NÓI RIÊNG.
1.1.1. Tình hình xây dựng hồ chứa ở Việt Nam.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với đóng góp công sức của
người dân, hàng loạt hồ chứa ở các khu vực trên cả nước đã được xây dựng nhằm
đáp ứng yêu cầu cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Theo số
liệu đi
ều tra nằm trong Chương trình an toàn hồ chứa tính đến năm 2002 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [1], đến nay cả nước đã xây dựng và đưa vào
khai thác 1.959 hồ chứa nước có dung tích trữ từ 0,2 triệu m3 trở lên (chưa kể các
hồ thủy điện) Trong đó có 81 hồ trên 10 triệu m
3
nước; 66 hồ có dung tích từ 5 đến
10 triệu m
3
nước; 442 hồ có dung tích từ 1 đến 5 triệu m
3
nước còn lại dưới 5 triệu
m
3
nước là 1370 với tổng dung tích trữ 5,793 tỷ m
3
nước, tưới ổn định cho 502.883
ha đất canh tác. Trong 64 tỉnh thành, nước ta có 42 tỉnh thành có hồ chứa nước, các
tỉnh có số lượng hồ chứa nước nhiều là Nghệ an (249 hồ); Hà Tĩnh (168 hồ); Thanh
Hóa (123 hồ); Phú Thọ (118 hồ); Đắk Lak (116 hồ); Bình Định (108 hồ); Vĩnh Phúc
(96 hồ); Hòa Bình (88 hồ); Quảng Trị (63 hồ); Quảng Nam (59 hồ)
Bảng 1.1 Một số tỉnh thành có số lượng hồ chứa nhiều với dung tích trên
200.000 m3
TT Tỉnh, thành phố Số lượng TT Tỉnh, thành phố Số lượng
1 Nghệ An 249 10 Quảng Trị 63

2 Hà Tĩnh 168 11 Quảng Nam 59
3 Thanh Hóa 123 12 Quảng Ngãi 53
4 Phú Thọ 118 13 Quảng Ninh 52
5 Đắk Lak 116 14 Yên Bái 51
6 Bình Định 108 15 Bắc Giang 49
- 4 -

TT Tỉnh, thành phố Số lượng TT Tỉnh, thành phố Số lượng
7 Quảng Bình 103 16 Tuyên Quang 49
8 Vĩnh Phúc 96 17 Lạng Sơn 44
9 Hòa Bình 88
Bảng 1.2 Một số hồ đập lớn ở Việt Nam (Không kể các hồ thủy điện)
TT Tên hồ Tỉnh
Dung tích
(10
6
m
3
)
H
max

(m)
Năm XD
Năm
HT
1 Đá Bàn Khánh Hòa 79,20 42,50 1977 1988
2 Cấm Sơn Bắc Giang 555,00 42,50 1966 1974
3 Xạ Hương Vĩnh Phúc 13,43 41,00 1977 1984
4 Yên Lập Quảng Ninh 118,10 40,00 1976 1980

5 Phú Ninh Quảng Nam 414,40 39,40 1977 1982
6 Đa Nhim Lâm Đồng 165,00 38,00 1960 1963
7 Kẻ Gỗ Hà TĨnh 345,00 37,50 1976 1979
8 Tà Keo Lạng Sơn 14,00 35,00 1976 1972
9 Sông Mực Thanh Hóa 314,00 33,40 1977 1983
10 Tiên Lang Quảng Bình 17,90 32,30 1976 1978
11 Tuyền Lâm Lâm Đồng 10,06 32,00 1980 1987
12 Núi Một Bình Định 11,50 30,00 1978 1986
13 Cẩm Ly Quảng Bình 42,00 30,00 1963 1965
14 Vực Tròn Quảng Bình 52,80 29,00 1979 1986
15 Hội Sơn Bình Định 30,50 29,00 1982 1985
16 Liệt Sơn Quảng Ngãi 28,60 29,00 1977 1981
17 Dầu Tiếng Tây Ninh 1580,80 28,00 1979 1985
18 Núi Cốc Thái Nguyên 175,50 26,00 1972 1987
19 Pa Khoang Điện Biên 45,90 26,00 1974 1978
20 Khuôn Thuần Bắc Giang 20,10 26,00 1960 1963
21 Trung Hòa Đà Nẵng 10,30 26,00 1979 1984
22 Khe Chè Quảng Ninh 11,50 25,20 1986 1990
23 Yên Mỹ Thanh Hóa 62,20 25,00 1978 1980
24 Thượng Tuy Hà Tĩnh 19,60 25,00 1961 1964
25 Suối Hai Hà Tây (HN) 46,50 24,00 1958 1963
26 Phú Xuân Phú Yên 12,10 23,70 1994 1996
27 Vĩnh Trinh Quảng Nam 20,30 23,00 1977 1980
- 5 -

TT Tên hồ Tỉnh
Dung tích
(10
6
m

3
)
H
max

(m)
Năm XD
Năm
HT
28 Vực Trống Hà Tĩnh 130,00 22,80 1970 1974
29 Quất Đông Quảng Ninh 11,30 22,60 1978 1983
30 Khe Tân Quảng Nam 43,50 22,40 1985 1989
31 Đồng Mô Hà Tây (HN) 84,00 21,00 1970 1974
32 Biển Hồ Gia Lai 41,50 21,00 1980 1985
33 Kinh Môn Quảng Trị 16,70 21,00 1985 1989

1.1.2. Tình hình phát triển đập đất khu vực Miền Trung – Tây Nguyên
Khu vực Miền Trung – Tây Nguyên với 19 tỉnh, thành kéo dài từ Thanh Hóa
đến Bình Thuận, Lâm Đồng. Với đặc điểm địa hình có độ cao thấp dần từ khu vực
miền núi xuống đồi gò trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía trong dải cồn cát
ven biển rồi ra đến các đảo ven bờ. Địa hình khu vực có thể chia thành 02 dạng địa
hình chính là địa hình núi cao và đồng bằng ven biển, trong đó vùng địa hình vùng
núi cao: N
ằm trên miền đất được tạo thành bởi các đồi núi thuộc sườn phía Đông
của dãy Trường Sơn. Hướng dốc chính từ Tây sang Đông, cao độ trung bình từ
1.000m đến 1.500m, cá biệt có ngọn núi cao trên 2.000 m như núi Phu Hoạt cao
2.452m. Chuyển tiếp giữa vùng núi cao và đồng bằng ven biển là các đồi thấp với
cao độ trung bình khoảng 200 ÷ 300m. Địa hình vùng ven biển bị chia cắt mạnh bởi
các dãy núi thuộc dải núi Trường sơn lấn ra tận biển
Đông phân chia vùng ven biển

miền Trung thành các vùng nhỏ có đặc điểm khí hậu khác nhau. Với vùng canh tác
rộng lớn, nơi đây là một vùng rất phù hợp để xây dựng hồ chứa phục vụ phát triển
nông nghiệp cũng như phát điện.
Sau ngày giải phóng miền Nam, do sức ép của công cuộc phát triển kinh tế
sau chiến tranh và đảm bảo an toàn lương thực nên hàng loạt các hồ chứa đã được
xây dựng ở khu vự
c miền Trung và Tây Nguyên với số lượng chiếm 80% số lượng
hồ chứa của cả nước. Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn về kinh tế và hạn hẹp về
trình độ kỹ thuật cộng thêm yêu cầu tiến độ thi công các công trình gấp dẫn đến tình
trạng lực lượng thi công đập có cả thi công cơ giới và thi công thủ công; công tác
- 6 -

quản lý kỹ thuật bị buông lỏng nên chất lượng thiết kế, đặc biệt chất lượng thi công
công trình kém, dung trọng đất đắp chưa đạt tiêu chuẩn, vật liệu đất đắp đập có
nhiều dăm sạn dẫn đến hầu hết đập đều bị thấm.
Mặt khác, miền Trung và Tây Nguyên là khu vực có khí hậu khắc nghiệt,
mưa lũ bất thường và chịu ảnh h
ưởng nhiều của biến đổi khí hậu. Các hồ chứa nước
vừa và nhỏ trong khu vực phân bố rải rác, phân tán, một phần các công trình trong
số này do các xã, huyện quản lý nhưng người quản lý không được đào tạo về
chuyên môn tối thiểu, thiếu kinh phí duy tu bảo dưỡng , do vậy công trình bị
xuống cấp nhanh chóng.
1.2. TÌNH HÌNH LÀM VIỆC CỦA ĐẬP ĐẤT VÀ NHỮNG HƯ HỎNG
THƯỜNG GẶP.
1.2.1. Tình hình làm việc của đập
đất.
Ở nước ta hiện nay hầu hết các đập ngăn sông, suối thường làm bằng vật liệu
địa phương và chủ yếu là đập đất. Thành phần cụm công trình đầu mối bao gồm:
- Đập đất;
- Tràn xả lũ;

- Cống lấy nước;
- Các công trình phụ trợ (Nhà quản lý; đường quản lý; đường điện và thông
tin liên lạc vv.
Các nguyên nhân chính gây mất an toàn cho hồ chứa bao gồm:
- Lũ lớn tràn qua đỉnh đập gây vỡ đập;
- Dòng thấm qua thân và nền đập, vai đập gây xói ngầm và sạt trượt mái dẫn
đến vỡ đập;
- Sóng, gió gây sạt trượt mái thượng lưu;
- Hư hỏng do mối phá hoại trong thân và nền đập;
- 7 -

- Các hư hỏng về tràn xả lũ do không bảo đảm thoát được lưu lượng lũ thiết
kế; kết cấu bị nứt gãy và bị phá hủy về két cấu;
- Các hư hỏng về cống do lún không đều dẫn đến gãy cống; xói mang cống
làm rỗng đập;
Trong các nguyên nhân trên thì thấm và lũ là các nguyên nhân thường gây ra
mất an toàn hồ chứa và công tác xử lý là hết sức khó khăn và tốn kém.
Theo số li
ệu điều tra nằm trong chương trình an toàn hồ chứa tính đến năm
2002 [1], Bộ Nông nghiệp đã có những đánh giá về tình hình hư hỏng của hồ chứa
trên toàn quốc như sau:
1.2.1.1. Về tình trạng thấm của đập đất
Tình trạng thấm xảy ra khá phổ biến ở các đập đất, ở một số đật đất là rất
nghiêm trọng. Theo thống kê số liệu điều tra [1], s
ố lượng hồ chứa phải tiến hành
xử lý thấm ở các mức độ khác nhau là 366 đập theo bảng 1.3
Bảng 1.3 Số lượng hồ chứa cần xử lý thấm
TT Loại hồ (Theo dung tích) Số hồ cần sửa chữa/Tổng số hồ
1 Wtrữ ≥ 10 triệu m3 39/79
2 Wtrữ = 5 ÷ 10 triệu m3 5/66

3 Wtrữ = 1 ÷ 5 triệu m3 67/442
4 Wtrữ ≤ 1 triệu m3 255/1370

1.2.1.2. Về hư hỏng cống lấy nước
Cống lấy nước thường được xây dựng ở dưới đập đất. Chất lượng cống lấy
nước ảnh hưởng rất lớn đến an toàn của đập. Một số cống do xây dựng từ rất lâu
nên đã xuống cấp, hư hỏng; bê tông bị bong tróc, khớp nối bị gãy như Hồ Kẻ Gỗ
(Hà Tĩ
nh), Tà Keo (Lạng Sơn), Suối hai (Hà Tây cũ), Hòa Trung )Đà Nẵng)… Một
số cống do chất lượng thi công kém cũng đã hư hỏng như cóng hồ Eachu Cáp; Ea
- 8 -

Bông, Ea Knốp (ĐăkLăc)… và thi công phần tiếp giáp giữa cống và đập không tốt
cũng gây thấm mang cống, ảnh hưởng đến an toàn của Đập.
Theo kết quả điều tra năm 2002 [1], số lượng các hồ chứa cần được nâng cấp
sửa chữa công lấy nước theo bảng 1.4
Bảng 1.4 Số lượng hồ chứa cần sửa chữa cống lấy nước
TT Loại hồ
(Theo dung tích) Số hồ cần sửa chữa/Tổng số hồ
1 W
t
r

≥ 10 triệu m
3
21/79
2 W
t
r


= 5 ÷ 10 triệu m
3
27/66
3 W
t
r

= 1 ÷ 5 triệu m
3
160/442
4 W
t
r

≤ 1 triệu m
3
789/1370
1.2.1.3. Về hư hỏng do tràn xả lũ
Nhiều hồ chứa còn thiếu năng lực xả lũ do tính toán lũ thiết kế thiếu tài liệu,
tính thiên nhỏ, mô hình tính toán lũ không phù hợp với tình hình mưa lũ trên lưu
vực, rừng đầu nguồn bị phá nên lũ tập trung về nhanh hơn, nhiều hơn dẫn đến năng
lực phục vụ của tràn xả lũ không đáp ứng đủ gây m
ất an toàn cho đập.
Trong 25 hồ chứa được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép sửa chữa gần
đây có 14 hồ đã phải mở rộng tràn xả lũ, một số hồ phải tăng từ 1,5÷2 lần quy mô
tràn như hồ Pa Khoang (Điện Biên), Chúc Bài Sơn (Quảng Ninh), Núi Một, Hội
Sơn (Bình Định), Phú Ninh (Quảng Nam), … Kết quả điều tra năm 2002 [1], số
lượng hồ chứa còn thiếu về năng lự
c xả lũ và cần được nâng cấp sửa chữa theo bảng
Bảng 1.5 Số lượng hồ chứa cần sửa chữa tràn xả lũ

TT
Loại hồ
(Theo dung tích)
Số hồ còn thiếu năng
lực xả/Tổng số hồ
Số hồ cần sửa chữa
tràn/Tổng số hồ
1 W
t
r

≥ 10 triệu m
3
10/79 10/79
2 W
t
r

= 5 ÷ 10 triệu m
3
21/66 20/66
3 W
t
r

= 1 ÷ 5 triệu m
3
118/442 162/442
4 W
t

r

≤ 1 triệu m
3
457/1370 572/1370
- 9 -

1.2.1.4. Về hiện trạng mái thượng lưu đập đất
- Hầu hết các hồ chứa có dung tích dưới 1 triệu m3, đập thấp, do địa phương
tự làm, mái thượng lưu không được gia cố. Phần lớn mái thượng lưu các đập này
đều bị sạt lở cục bộ.
- Tình trạng lớp gia cố mái thượng lưu đập đất bị xô tụt là phổ biến ở các hồ
chứa, mái
đập thượng lưu bị sạt lở, dễ gây mất an toàn cho công trình; có 12 trong
25 hồ chứa lớn đã được thực hiện nâng cấp lớp gia cố chống sóng bảo vệ mái
thượng lưu.
Theo số liệu thống kê năm 2002 [1], tổng số hồ có mái đập thượng lưu không
gia cố là 631 hồ, số hồ có mái đập thượng lưu bị hư hỏng cần sửa chữa là 757 hồ.
1.2.2. Những h
ư hỏng thường xảy ra đối với đập đất
Các đập đất trên thế giới cũng như ở Việt Nam thường bị hư hỏng bởi một số
nguyên nhân chính sau đây:
1.2.2.1. Hư hỏng do thấm
Hiện tượng thấm xảy ra ở đập đất là phổ biến nhất, nó gây ra hậu quả nghiêm
trọng tới sự ổn định của đập đất và sự an toàn c
ủa hồ chứa.
Thấm qua thân đập dẫn tới hiện tượng ở phía hạ lưu có nước gây tổn thất
thấm, xói ngầm, sạt lở mái hạ lưu …
Thấm mạnh dưới đáy đập gây hiện tượng nứt đập, gây mất an toàn.
1.2.2.2. Hư hỏng do trượt mái

Khi đập đất xuất hiện dòng thấm về phía hạ lưu dẫn đến các chỉ tiêu đất đắp
dướ
i đường bão hòa giảm xuống dẫn đến trượt mái, các chỉ tiêu đất đắp đập không
bảo đảm chỉ tiêu cũng có thể gây nên trượt mái đập.
1.2.2.3. Hư hỏng do lũ
Nhiều hồ chứa còn thiếu năng lực xả lũ do tính toán lũ thiết kế thiếu tài liệu,
tính thiên nhỏ, mô hình tính toán lũ không phù hợp với tình hình mưa lũ trên lưu
- 10 -

vực, rừng đầu nguồn bị phá nên lũ tập trung về nhanh hơn, nhiều hơn dẫn đến năng
lực phục vụ của tràn xả lũ không đáp ứng đủ gây mất an toàn cho đập.
1.2.2.4. Hư hỏng do mối
Các đập đất là việc lâu năm thường xuất hiện hiện tượng mối làm tổ trong
thân và nền đập, nếu không có biện pháp xử lý sẽ gây ảnh hưởng nghiêm tr
ọng đến
sự an toàn của đập đất, công tác kiểm tra, xử lý mối cần được thực hiện thường
xuyên.
1.2.2.5. Hư hỏng do công tác xây đúc
Hư hỏng do cống lấy nước, tràn xả lũ hoặc các công trình xây đúc tiếp giáp
với đập đất là tương đối phổ biến. Một phần do các công trình xuống cấp do xây
dựng lâu năm, một phần do việc xử lý tiếp giáp chưa được triệ
t để gây thấm tiếp
xúc làm xuất hiện vùng xói ảnh hưởng đến an toàn đập đất.
1.3. Ảnh hưởng của thấm đến ổn định của đập đất.
Một trong những nguyên nhân chính gây ra hư hỏng đập đất và tổn thất nước
của hồ chứa là hiện tượng thấm.
Hiện tượng thấm qua thân đập, nền đập, thấm vòng quanh vai đập làm mất nước
hồ chứa và
ảnh hưởng đến ổn định của đập đất cụ thể là gây xói ngầm và trượt mái dốc.
Hiện tượng xói ngầm nếu không xử lý kịp thời, dưới tác dụng của dòng thấm trong

thân đập sẽ hình thành những hang thấm tập trung và dẫn đến phá hoại đập.
Ngoài ra thấm còn gây nguy hiểm ở những vùng tiếp xúc của đập với những
công trình khác (bê tông, gỗ ) hoặc ở những vùng dòng thấm ra mái dốc hạ
lưu,
cũng như trường hợp mực nước trong hồ rút đột ngột.
Mục đích nghiên cứu thấm qua thân đập nhằm giải quyết những vấn đề sau
đây:
- Xác định lưu lượng nước thấm qua thân đập, nền và vai đập nhằm đánh giá
những tổn thất nước trong tính toán cân bằng hồ chứa, đồng thời trên cơ sở tính toán
- 11 -

đó quyết định những hình thức chống thấm cho thân và nền đập;
- Xác định vị trí đường bão hòa để bố trí vật liệu xây dựng thân đập và đánh
giá sự ổn định mái đập; Việc xác định vị trí đường bão hòa còn có mục đích lựa
chọn hình thức thoát nước thích hợp cùng kích thước của nó nhằm nâng cao ổn định
mái;
- Tính toán Gradient thấm để đánh giá mức độ xói ngầm chung và xói ng
ầm
cục bộ nhằm mục đích xác định kích thước hợp lý của thân đập và kết cấu chống
thấm, thoát nước và thành phần tầng lọc ngược;
1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Đập đất là một loại hình công trình trữ nước hết sức phổ biến ở nước ta cũng
như trên thế giới hiện nay nhờ những ưu điểm hết sức rõ ràng. Đặc biệt đối với một
nước nông nghiệp như Việt Nam thì công trình hồ chứa có một vai trò to lớn trong
việc cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Miền Trung – Tây Nguyên là
khu vực có số lượng hồ chứa lớn nhất cả nước với hơn 80% . Tuy nhiên, trước đây
do điều kiện khó khăn về kinh tế và hạn hẹp về trình độ kỹ thuật cộng thêm yêu cầu
tiến độ thi công các công trình gấp; công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết kế,
đặc biệt chất lượng thi công công trình còn nhiều hạn chế. Mặt khác miền Trung và

Tây Nguyên là khu vực có khí hậu khắc nghiệt, mưa l
ũ bất thường và chịu ảnh
hưởng nhiều của biến đổi khí hậu; các hồ chứa nước vừa và nhỏ trong khu vực có
phân bố rải rác, phân tán, trình độ quản lý còn yếu, thiếu kinh phí duy tu bảo
dưỡng , do vậy công trình bị xuống cấp nhanh chóng. Một trong những nguyên
nhân chính gây ra hư hỏng đập đất và tổn thất nước của hồ chứa là hiện tượng thấm.

- 12 -

2. CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG
THẤM CỦA MỘT SỐ ĐẬP ĐẤT MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM
2.1. CÔNG TÁC THỰC HIỆN KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG THẤM CỦA MỘT
SỐ ĐẬP ĐẤT MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN.
2.1.1. Tiêu chí thực hiện điều tra
Cơ sở lựa chọn: Nhóm đập được lựa chọn điều tra, khảo sát chi tiết phải bao
gồm các tiêu chí sau:
- Chất lượng đập: Đập có biểu hiện xuống cấp, sạt trượt, lún nứt, thấm mạnh,
mức độ ổn định th
ấp;
- Quy mô: Đập có quy mô lớn, vừa và nhỏ
- Thời gian xây dựng: đập được xây dựng lâu năm (> 10 năm) và đập được
xây dựng gần đây (<= 10 năm);
- Tầm quan trọng: Mức độ ảnh hưởng ở hạ lưu như số dân, các công trình
quan trọng, ; diện tích tưới
2.1.2. Phạm vi thực hiện điều tra
Trên cơ sở các tiêu chí nêu trên, kết hợp rà soát danh sách các công trình
thuộc chương trình an toàn hồ chứa của Bộ
Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn,
đối chiếu với hiện trạng các công trình đầu mối thủy lợi trong khu vực từ việc thu

thập các thông tin từ các cơ quan quản lý hồ chứa tại địa phương, lập danh sách các
đập tiến hành điều tra, khảo sát với số lượng tổng cộng 90 hồ phân bố đều khắp khu
vực Miền Trung – Tây Nguyên như sau [9]:
Bảng 2.1 Danh mục hồ chứa (đập) lựa chọn đ
iều tra, đánh giá thấm
TT
Tên hồ chứa
(đập) Địa điểm XD TT Tên hồ chứa (đập) Địa điểm XD
A KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ
1 Tỉnh Thanh Hóa (05 hồ) 4 Tỉnh Quảng Bình (05 hồ)
1.1 Hồ Kim Giao II Tân Trường, Tĩnh Gia 4.1 Hồ Bưởi Rỏi Quảng Hợp, Quảng Trạch
1.2 Hồ Đồng Bể Triệu Thành, Triệu Sơn 4.2 Hồ Đập Làng Mỹ Thủy, Lệ Thủy
- 13 -

TT
Tên hồ chứa
(đập) Địa điểm XD TT Tên hồ chứa (đập) Địa điểm XD
1.3 Hồ Tây Trác Thành Long, Thạch Thành 4.3 Hồ Đồng Suôn Hưng Trạch, Bố Trạch
1.4 Hồ Mậu Lâm Mậu Lâm, Như Thanh 4.4 Hồ Khe Sụ Quảng Hợp, Quảng Trạch
1.5 Hồ Vũng Sú Thành Minh, Thạch Thành 4.5 Hồ Trung Thuần Quảng Thạch, Quảng Trạch
2 Tỉnh Hà Tĩnh (05 hồ) 5 Tỉnh Quảng Trị (05 hồ)
2.1 Hồ Khe Dẽ Sơn Mai, Hương Sơn 5.1 Hồ Nghĩa Hy TT Cam Lộ, Cam Lộ
2.2 Hồ Nội Tranh Sơn Lễ, Hương Sơn 5.2 Hồ Trúc Kinh Gio Linh, Cam Lộ
2.3 Hồ Đá Bạc Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh 5.3 Hồ Kinh Môn Trung Sơn, Gio Linh
2.4 Hồ An Hùng Thượng Lộc, Can Lộc 5.4 Hồ La Ngà Vĩnh Thủy, Vĩnh Linh
2.5 Hồ Nhà Đường Thiên Lộc, Can Lộc 5.5 Hồ Bảo Đài Vĩnh Long, Vĩnh Linh
3 Tỉnh Nghệ An (05 hồ) 6 Tỉnh Thừa Thiên – Huế (05 hồ)
3.1 Hồ Khe Thị Nghi Công Nam, Nghi Lộc 6.1 Hồ Phú Bài 2 Thủy Phù, Hương Thủy
3.2 Hồ Khe Xiêm Nghi Đồng, Nghi Lộc 6.2 Hồ Truồi Lộc Hòa, Phú Lộc
3.3 Hồ Bàu Gia Yên Thành 6.3 Hồ Hòa Mỹ Phong Mỹ, Phong Điền

3.4 Hồ Nhà Trò Tân Thành,Yên Thành 6.4 Hồ Thiềm Cát Phong Chương, Phong Điền
3.5 Hồ Khe Nậy Đức Sơn, Anh Sơn 6.5 Hồ Nam Giản Quảng Thái, Quảng Điền
II KHU VỰC DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
  
1 Thành phố Đà Nẵng (05 hồ) 5 Tỉnh Phú Yên (05 hồ)
1.1 Hồ Đồng Nghệ Hòa Khương, Hòa Vang 5.1 Hồ Phú Xuân Xuân Phước, Đồng Xuân
1.2 Hồ Hòa Trung Hòa Liên, Hòa Vang 5.2 Hồ Đồng Tròn An Nghiệp, Tuy An
1.3 Hồ Trước Đông Hòa Nhơn, Hòa Vang 5.3 Hồ Đồng Khôn Hòa Xuân Tây, Đông Hòa
1.4 Hồ Hố cau Hòa Phú, Hòa Vang 5.4 Hồ Giếng Tiên Sơn Hà, Sơn Hòa
1.5 Hồ Hóc Khế Hòa Phong, Hòa Vang 5.5 Hồ Eadin Thượng EaBa, Sông Hinh
2 Tỉnh Quảng Nam (05 hồ) 6 Tỉnh Khánh Hòa (05 hồ)
2.1 Hồ Hố Mây Tam Nghĩa, Núi Thành 6.1 Hồ Cam Ranh Cam Lâm
2.2 Hồ Nước Rôn Trà Dương, Bắc Trà My 6.2 Hồ Suối Trầu Ninh Xuân, TX Ninh Hòa
2.3 Hồ An Long Quế Phong, Quế Sơn 6.3 Hồ Suối Dầu Suối Tân, Cam Lâm
2.4 Hồ Cao Ngạn Bình Lãnh, Thăng Bình 6.4 Hồ Am Chúa Diên Điền, Diên Khánh
2.5 Hồ Phước Hà Bình Phú, Thăng Bình 6.5 Hồ Tiên Du Ninh Phú, TX Ninh Hòa
3 Tỉnh Quảng Ngãi (05 hồ) 7 Tỉnh Ninh Thuận (05 hồ)
3.1 Hồ Đá Bàn Huyện Mộ Đức 7.1 Hồ CK7 Nhị Hà, Ninh Phước
3.2 Hồ Hốc Sầm Huyện Mộ Đức 7.2 Hồ Suối Lớn Phước Nam, Ninh Phước
3.3 Hồ Di Lăng Huyện Sơn Hà 7.3 Hồ Nước Ngọt Vĩnh Hải, Ninh Hải
3.4 Hồ Cây Quen Huyện Nghĩa Hành 7.4 Hồ Sông Trâu Phước Chiến, Thuận Bắc
3.5 Hồ Vực Thành Huyện Trà Bồng 7.5 Hồ Bầu Ngứ Phước Nam, Ninh Phước
4 Tỉnh Bình Định (05 hồ) 8 Tỉnh Bình Thuận (05 hồ)
4.1 Hồ Hội Sơn Cát Sơn, Phù Cát 8.1 Hồ Sông Quao Hàm Trí, Hàm Thuận Bắc
4.2 Hồ Suối Tre Cát Lâm, Phù Cát 8.2 Hồ Tân Lập Tân Lập, Hàm Thuận Nam
4.3 Hồ Núi Một Nhơn Tân, An Nhơn 8.3 Hồ Đu Đủ Hàm Minh, Hàm Thuận Nam
4.4 Hồ Quang Hiển Canh Hiển, Vân Canh 8.4 Hồ Cà Giây Bình An, Bắc Bình
4.5 Hồ Hội Khánh Mỹ Hòa, Phù Mỹ 8.5 Hồ Đá Bạc Vĩnh Hảo, Tuy Phong
- 14 -


TT
Tên hồ chứa
(đập) Địa điểm XD TT Tên hồ chứa (đập) Địa điểm XD
III KHU VỰC TÂY NGUYÊN
  
1 Tỉnh Kon Tum (05 hồ)
  
1.1 Hồ Đăk Yên Hòa Bình, TP Kon Tum 3.4 Hồ Buôn Joong EaKpam, Cư M'Gar
1.2 Hồ Đăk Uy Đăk Uy, Đăk Hà 3.5 Hồ Ea Kao EaKao, Buôn Mê Thuột
1.3 Hồ IABang thượng Hòa Bình, TP Kon Tum
4 Tỉnh Đăk Nông (05 hồ)
1.4 Hồ Hố Chè Diên Bình, Đắk Tô 4.1 Hồ Hồ Thôn 1 Đắk Ha, Đắk G'Long
1.5 Hồ Đăk PRông Sa Bình, Sa Thầy 4.2 Hồ Thôn 2B Đak Nia, Gia Nghĩa
2 Tỉnh Gia Lai (05 hồ)
4.3 Hồ Nam Dạ Nghĩa Thuận, Đak Nia
2.1 Hồ Biển Hồ Biển Hồ, TP Plei Ku 4.4 Hồ Hồ Tây TT Đăk Mil, Đăk Mil
2.2 Hồ Ayun Hạ A Yun Hạ, Phú Thiện 4.5 Hồ Đăk Săk TT Đăk Mil, Đăk Mil
2.3 Hồ Ia Glai Ia Glai, Chư Sê
5 Tỉnh Lâm Đồng (05 hồ)
2.4 Hồ Ia Ring Ia Tiêm, Chư Sê 5.1 Hồ Ma Đanh Ma Đanh, Đơn Dương
2.5 Hồ Hoàng Ân Ia Phìn, Chư Prông 5.2 Hồ Phúc Thọ Phúc Thọ, Lâm Hà
3 Tỉnh Đăk Lăk (05 hồ)
5.3 Hồ chứa Cam Ly thượng Mê Linh, Lâm Hà
3.1 Hồ Ea Bông1 EaBông, Krong Ana 5.4 Hồ Tuyền Lâm Phường 3, TP. Đà Lạt
3.2 Hồ Ea Uy thượng KrôngPak 5.5 Hồ P'Roh P'Roh, Đơn Dương
3.3 Hồ Ea Soup hạ TT Ea Soup
  
2.1.3. Biện pháp tổ chức thực hiện
- Cử cán bộ đi đến các địa bàn thuộc vùng dự án làm việc với các Sở, ban
ngành liên quan đến quản lý và vận hành tại các đập trong khu vực dự án.

- Làm việc tại các công ty hoặc tổ chức quản lý đập để điều tra các tài liệu
chi tiết về tình hình vận hành đập, cơ chế quản lý, khả năng xuất hiện các điểm
thấm thân đậ
p.
- Tiến hành điều tra khảo sát thực địa từng đập điển hình; đo đạc mặt cắt đập,
đo đạc lưu lượng thấm, đo đạc mực nước thượng và hạ lưu đập để lập đường bão
hoà thấm thân đập, đo áp lực thấm qua thân đập.
- Điều tra những hư hỏng thường gặp do thấm qua thân đập gây ra.
- Điều tra các bi
ện pháp xử lý thấm hiện đang được các cơ quan quản lý áp
dụng.
- Tập hợp xử lý thông tin số liệu, tính toán nội nghiệp để đánh giá thấm qua
thân đập tại khu vực nghiên cứu.


t
h
đ

tr
ì
2
.

t
h
h
ì
l
ư

l
ư
t
h
d

b

đ
o
- Tr
ê
h
ấm qua t
h

p; đề xu

ình.
.
1.4. Các
g
- Cô
n
h
ời điểm
q
ì
nh (như
m

ư
u và hạ l
ư
ư
u và châ
n
h
ấm.
- Cô
n

ng một tr

m giây; h
o
.
ê
n cơ sở k
ế
h
ân đập, đ
á

t các giải
g
iải pháp
k
n
g tác đo
đ

q
uan trắc:
S
m
áy toàn đ

ư
u đập, kh
o
n
đập; mự
c
n
g tác đo
đ
ong các bi
oặc tạo m
á
ế
t quả điề
u
á
nh giá đ
ư
pháp xử l
ý
k
ỹ thuật t
h
đ

ạc mực n
S
ử dụng c
á

c điện tử
,
o
anh vùng
c
nước bã
o
Hình 2
.
đ
ạc lưu lư

ện pháp s
a
á
ng dẫn dò
n
- 1
5
u
tra, tiến
h
ư
ợc tình tr
ý

thấm q
u
h
ực hiện
n
ước thấm,
ác thiết bị
,
gương s
à
g
, xác định
o
hòa tron
g
1 Đo vẽ s
ơ

ng thấm:
T
a
u: Dùng
x
ng mạch t
h
5
-
h
ành phâ
n

ạng, nguy
ê
u
a thân đậ
p
mực nướ
c
và dụng
c
à
o, thước t
h
chính xác
g
thân đập
ơ
họa vùn
g
T
uỳ theo đ
x
ô thùng h

h
ấm vào
m
n
vùng, ph
â
ê

n nhân h
ư
p
phù hợp
c
thượng l
ư
c
ụ trong c
ô
h
ép ) để
đ
các vị trí
được đo
b
g
thấm

c điểm c


ng nguồn
m
áng để đo
â
n loại về
ư
hỏng d
o

với hiện
t
ư
u, hạ lư
u
ông tác k
h
đ
o mực n
ư
r
ò rỉ thấ
m
b
ằng các
d

a từng đậ
p
n
từ mạch
v
vận tốc b

hiện trạn
g
o
thấm qu
a
t

rạng côn
g
u
đập tron
g
h
ảo sát đị
a
ư
ớc thượn
g
m
ra mái h

d
ụng cụ đ
o
p
có thể s

v
à đồng h


ng thiết b

g

a


g

g

a

g



o









Hình
2.3
.

Đ
2.2 Đo lư
u
Đ
o lưu l
ư


n
- 1
6
u
l
ư
ợng t
h
n
g thấm b

6
-
h
ấm bằng
m

ng bình
v
m
áng tam
g
v
à đồng h

g
iác

bấm giâ

y
y



- 17 -

- Quan trắc áp lực thấm theo quy trình, quy phạm hiện hành (được đo tại
những đập có bố trí thiết bị quan trắc áp lực thấm)
- Công tác điều tra cần được tiến hành theo lộ trình từng tỉnh, thời điểm điều
tra tiến hành vào mùa khô và mùa mưa.
2.1.5. Các công việc đã thực hiện
Trong hai năm 2010 và 2011, nhóm tác giả thực hiện dự án đã tiến hành đến
tất các hồ đã
được xác định trong khu vực dự án để thực hiện công việc điều tra,
khảo sát hiện trạng thấm. Nội dung cụ thể công tác điều tra bao gồm:
2.1.5.1. Công tác ngoại nghiệp
- Lập phiếu điều tra thu thập đầy đủ các thông tin về các hồ chứa trong danh
mục điều tra bao gồm: thời gian xây dựng, nhiệm vụ, quy mô kết cấu của công
trình;
- Thu thập các tài liệu thiết kế, duy tu, sử
a chữa và vận hành của công trình,
cơ chế chính sách về vận hành, bảo vệ an toàn đập;
- Quá trình xây dựng và các vấn đề xảy ra trong công tác vận hành cũng như
sửa chữa đập;
- Các yếu tố về thủy văn, thủy lực cũng như dòng chảy sau khi có hồ, mực
nước khai thác, mực nước lũ lịch sử ;
- Hiện trạng công trình và các hưu hỏng cụ thể của đập đất;
- Điều tra hiện trạng thấm và lập biểu quan trắc thấm đối với đập đất các hồ
cụ thể:

+ Chụp ảnh và sơ họa vị trí xuất hiện hiện tượng thấm của đập
+ Hiện trạng thấm của đập vào mùa lũ và mùa kiệt;
+ Xác định các vị trí xuất hiện dòng thấm trong các mùa và đo lưu
lượng thấm;
+ Kiểm tra mực nước trong các
đập có thiết bị quan trắc để xác định
đường bão hòa.
- 18 -

2.1.5.2. Công tác nội nghiệp
- Tổng hợp các tài liệu thu thập, viết báo cáo tổng hợp kết quả điều tra;
- Lập sơ đồ đường bão hoà của đập và tính áp lực thấm tại các thời điểm điều
tra (Đối với các hồ có hệ thống quan trắc);
- Tổng hợp và đánh giá hiện trạng thấm qua đập đập;
- Tổng hợp và phân loại ưu tiên đầu tư
xử lý thấm tại các đập, mô hình quản
lý đập, hồ chứa phù hợp với từng vùng nghiên cứu
- Lập bản đồ vị trí các đập phục vụ công tác quản lý
2.2. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
Trên cơ sở các kết quả thu thập được từ công tác điều tra, tiến hành tổng hợp
và đánh giá hiện trạng thấm và tình trạng hư hỏng do thấm của từ
ng hồ, kết quả
tổng hợp nêu trong bảng 2.2 [9]:
Bảng 2.2 Tổng hợp tình trạng hư hỏng do thấm
TT Tên hồ chứa (đập) Địa điểm XD
Năm
XD
V
(10
6

m
3
)
H
đập
(m)
F
TK

(ha)
Tình trạng hư hỏng
A KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ
1 Tỉnh Thanh Hóa
1.1 Hồ chứa nước Kim Giao II Tân Trường, Tĩnh Gia 1993 2,41 19,50 250
Thấm mạnh ở nền,vai và thân
đập
1.2 Hồ chứa nước Đồng Bể Triệu Thành, Triệu Sơn 1989 1,97 10,50 255 Thấm mạnh ở nền và thân đập
1.3 Hồ chứa nước Tây Trác
Thành Long, Thạch
Thành
1992 3,17 20,20 520 Thấm mạnh ở nền và thân đập
1.4 Hồ chứa nước Mậu Lâm Mậu Lâm, Như Thanh 1960 0,315 9,50 250 Thấm mạnh ở nền
1.5 Hồ chứa nước Vũng Sú
Thành Minh, Thạch
Thành
2001 1,81 23,00 461 Thấm mạnh ở nền và thân
2 Tỉnh Hà Tĩnh
2.1 Hồ chứa nước Khe Dẽ Sơn Mai, Hương Sơn 1996 1,40 12,00 140 Xói lở, thấm thân đập
2.2 Hồ chứa nước Nội Tranh Sơn Lễ, Hương Sơn 1996 1,30 14,00 40 Thấm mạnh vai trái
2.3 Hồ chứa nước Đá Bạc Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh 2006 2,90 25,70 309 Thấm mạnh ở nền

2.4 Hồ chứa nước An Hùng Thượng Lộc, Can Lộc 2003 1,10 12,60 60 Thấm ướt mái hạ lưu
2.5 Hồ chứa nước Nhà Đường Thiên Lộc, Can Lộc 2001 4,12 14,25 380 Thấm nền, xói lở mái hạ lưu
3 Tỉnh Nghệ An
3.1 Hồ chứa nước Khe Thị
Nghi Công Nam, Nghi
1975 2,65 15,00 180 Thấm nền, ướt mái

×