Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Đồ án môn học điều khiển khả trình Dùng s7 200 đo tốc độ động cơ sử dụng ENCODER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 29 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
__KHOA ĐIỆN__
ĐỒ ÁN
MÔN HỌC : ĐIỀU KHIỂN KHẢ TRÌNH
ĐỀ TÀI: DÙNG S7_200 ĐO TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG ENCODER.
HỌ VÀ TÊN SV:
1.BÙI ĐỨC TOẢN
2. HÀ CÔNG CHÍNH
3. ĐÀO TRUNG HÙNG
4. NGUYỄN VIỆT ANH
5.NGUYỄN VIẾT THIỆP
5.NÔNG VĂN TRỌNG
6.THÂN NGỌC THẾ
7.NGUYỄN VĂN THIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Page 1
Giáo Viên Hướng Dẫn: NGUYỄN THU HÀ
Lớp: CĐ_KTĐ9_K13
Khoa: Điện
HÀ NỘI
ĐỒ ÁN ĐIỀU KHIỂN KHẢ TRÌNH
Bài Toán : Dùng s7-200 đo tốc độ động cơ sử dụng encoder ,tham số
-Encoder có 100 xung / vòng
-Dải đo (0-1500) vòng / phút
Yêu cầu trình bày:
Chương 1 : Bộ đếm tốc độ cao của S7-200
1.1- Tổng quan về PLC-S7-200 (ngắn gọn)
1.2- Các loại bộ đếm của S7-200 (ngắn gọn dạng liệt kê)
1.3- Bộ đếm tốc độ cao S7-200 (chi tiết)
Chương 2: Thực hiện bài toán đo tốc độ động cơ
2.1- Các phương pháp đo tốc độ động cơ (liệt kê ngắn gọn)


2.2- Đo tốc độ động cơ dùng Encoder và PLC
2.2.1 – Phân tích bài toán
2.2.2 – Xây dựng thuật toán đo dùng S7-200
2.2.3 – Xây dựng chương trình
2.3 - Đánh giá kết quả thực hiện
= các hạn chế ( nếu có)
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay trong công nghiệp hóa đất nước.yêu cầu ứng dụng tự động
hóa ngày càng cao vào trong đời sống sinh hoạt,sản xuất (yêu cầu điều
khiển tự động,gọn nhẹ,linh hoạt và hiệu quả….) mặt khác nhờ các công
nghệ thong tin,công nghệ điện tử đã phát triển nhanh chóng làm xuất hiện
một loại thiết bị điều khiển khả trình là PLC.
Để thực hiện công việc một cách khoa học nhằm đạt được số lượng
sản phẩm lớn,nhanh mà lại tiện lợi cho kinh tế. Các công ty,xí nghiệp sản
xuất thường sử dụng công nghệ lập trình PLC S7-200 sử dụng các loại
phần mềm tự động.Dây truyền sản xuất có sư dụng PLC S7-200 để giảm
sức lao động của công nhân mà sản xuất đạt hiệu quả cao đáp ứng kịp thời
cho đời sống xã hội.qua đó để thể hiện thêm vai trò của các phần mềm ứng
dụng tốt cho công việc. Qua bài tập lớn của đồ án môn học chúng em đã
hiểu thêm phần nào đó về lập trình của PLC S7-200và những ứng dụng cụ
thể của nó vào sử dụng sản xuất cũng như các ứng dụng khác.
Trong lúc thực hiện bài tập lớn dưới sự chỉ dẫn của cô NGUYỄN THU
HÀ còn gặp nhiều khó khăn về tài liệu cũng như hiểu biết,mặc dù đã cố
gắng nhưng khả năng,thời gian và kinh nghiệm còn thiếu nhiều nên không
thể tránh khỏi những sai sót rất mong sự đóng góp ý kiến bổ xung của cô
giáo để đồ án này được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 1: BỘ ĐẾM TỐC ĐỘ CAO CỦA S7-200
1.1) Tổng quan về PLC S7-200
1.1.1, Giới thiệu chung

PLC là viết tắt của programable logic controler là thiết bị điều khiển
logic lập trình được, cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển
logic thông qua một ngôn ngữ lập trình . S7 -200 là thiết bị của hãng
Siemens (Đức) – bộ thiết bị nhỏ gọn có thể dễ dàng thay đổi thuật toán
điều khiển và trao đổi thông tin với máy tính hoặc PLC khác. Lại được
tích hợp sẵn các tính năng phong phú, do vậy nó có khả năng đáp ứng
được các yêu khác nhau của máy móc, thiết bị công nghiệp.
Dòng PLC S7-200 có hai họ là 21X ( loại cũ ) và 22X ( loại mới ),
trong đó họ 21X không còn sản xuất nữa. Họ 21X có các đời sau: 210, 212,
214, 215-2DP, 216; họ 22X có các đời sau:221,222,224,224XP,226XM
Hình ảnh : PLC S7-200 (CPU 224 )
1.1.2. Cấu trúc phần cứng
• Nguồn vào : nguồn 24 VDC .
• Module đơn vị xử lý trung tâm.
• Module bộ nhớ chương trình và dữ liệu.
• Module đầu vào : có từ 6 đầu vào/4 đầu ra số (CPU221) đến 24
đầu vào/16 đầu ra số (CPU226). Có thể mở rộng số đầu vào ra
nhờ các module mở rộng. Các đầu vào của S7-200 sử dụng
mức 24 VDC rất thích hợp cho việc kết nối với các cảm biến tiệm cận hay
cảm biến quang.
• Module đầu ra : Đầu ra có hai sự lựa chọn: đầu ra transistor cho ra điện áp
DC phù hợp với các ứng dụng như hút van 24 VDC chiều công suất nhỏ,
relay trung gian.
 Nổi bật nhất là dòng CPU 224 với nhiều đặc điểm ưu việt.
Hình 1.5: Hình ảnh của PLC S7-200 dùng CPU 224
1.2. Các loại bộ đếm của S7 -200
Chia làm 2 loại : bộ đếm thường và bộ đếm tốc đọ cao
• Bộ đếm thường: chỉ đếm được các sự kiện xảy ra với tần số thấp (Chu kì
xuất hiện của sự kiện nhỏ hơn chu kì quét của PLC). Bao gồm :
- Bộ đếm sườn lên Counter up (CTU)

- Bộ đếm sườn xuống Couter Up Down (CTUD)
- đếm đếm sườn lên xuống (CTUD)
• Bộ đếm tốc độ cao ( high speed counter – HSC ) : được sử dụng để đếm
những sự kiện xảy ra với tần số lớn mà các bộ đếm thông thường trong
PLC không đếm được ,Bao gồm :
- HCS0
- HSC1
- HSC2
- HSC3
- HSC4
- HSC5
Riêng bộ đếm HSC0 có 1 mod đếm (Mod 0 ) còn lại các bộ dếm kia có 12
mod đếm.
1.3. Bộ đếm tốc độ cao của S7 – 200
1.3.1 Định nghĩa bộ đếm tốc độ cao
Lệnh dùng định nghĩa bộ đếm tốc độ cao HDEF (High-speed counter
definition ) sẽ cho phép chế độ hoat động của một bộ đếm tốc độ cao cụ
thể (HSCx). Chế độ hoạt động sẽ quyết định xung vào, chiều đếm, tín hiệu
bắt đầu, và chức năng reset của một bộ đếm tóc độ cao.
Bạn sử dụng một lệnh định nghĩa bộ đếm tốc độ cao cho mỗi bộ đếm
tốc độ cao. Các điều kiện gây ra lỗi sẽ set bit ENO =0
0003 ( đầu vào xung đột )
0004 ( lệnh trong chương trình ngắt không hợp lệ )
000A ( bộ đếm cần định nghĩa lại )
1.3.2,Bộ đếm tốc độ cao (high speed counter – HSC ):
Lệnh khai báo bộ đếm tốc độ cao HSC cấu hình và điều khiển bộ đếm
tốc độ cao nhờ vào các bit nhớ đặc biệt của bộ đếm tốc độ cao đó. Tham số
N chỉ ra bộ đếm tóc độ cao đang sử dụng là bộ đếm bao nhiêu. Bộ đém tốc
độ cao có thể được câu hình lên tới 12 chế độ hoạt động khác nhau
Mỗi bộ đếm được cung cấp đầu vào cho xung clock, điều khiển hướng

đến, tín hiệu reset và bắt đầu mà bộ đếm đó hỗ chợ. Đối với những bộ đếm
2 pha thì cả 2 xung có thể chạy ở tốc độ cực đại của chúng. Trong chế độ
nhân tốc thì bạn có thể chọn chế độ nhân 1 hoặc nhân 4 tốc độ cực đại. tất
cả các bộ đếm chạy ở tốc độ cực đại mà không ảnh hưởng tới bộ đếm khác.
Điều kiện gây ra lỗi sẽ set ENO = 0
0001 ( lệnh HSC đặt trước HDEF )
0005 ( sử dụng đồng thời HSC/PLS)
 Bộ đếm tốc độ cao đếm các sự kiện mà tốc độ của nó vượt khỏi tầm
kiểm soát của vòng quét S7-200. Tần số đếm lớn nhất có thể của bộ đếm
tùy thuộc vào loại CPU mà bạn sử dụng. CPU 221 và CPU 222 hỗ trợ 4
bộ đếm tốc độ cao. HSC0, HSC3, HSC4 và HSC5. Hai loại CPU này
không hỗ trợ bộ đếm HSC2 và HSC1 . CPU 224, CPU 224XP và CPU
226 hỗ trợ cả 6 loại bộ đếm tốc độ cao từ HSC0 đến HSC5.
Về cơ bản thì bộ đếm tốc độ cao hoat động tương tự như nguyên lý cơ
bản của bộ đếm trong S7-200. Ở đây có thể tưởng tượng rằng một encoder
sẽ cung cấp đầu vào xung clock cho bộ đếm. Encoder sẽ cho ra một số
lượng xung nhất định trong một vòng quay và một xung reset sẽ được cho
ra sau một vòng quay. Xung clock và xung reset sẽ là 2 đầu vào của bộ
đếm tốc độ cao. Bộ đếm tốc độ cao sẽ được đặt trước với một hằng số và
đầu ra sẽ được tích cực trong khoảng thời gian mà giá trị đếm tức thời nhỏ
hơn giá trị đặt trước của bộ đếm. Bộ đếm được thiết lập để cung cấp một
ngắt khi giá trị đếm tức thời bằng với giá trị đặt trước hoặc là khi ta reset
bộ đêm.
Mỗi khi giá trị đếm tức thời bằng giá trị đặt trước một ngắt xảy ra thì
một giá trị đặt trước mới được nạp vào cho lần hoạt động tiếp theo của bộ
đếm. Còn khi một tín hiệu reset tích cực, một ngắt xảy ra thì giá trị đặt
trước đầu tiên sẽ được nạp vào bộ đếm cho chu kỳ tiếp theo.
1.3.3 Số lượng bộ đếm HSC có trong PLC và tần số tối đa cho phép:
Tùy thuộc vào loại CPU mà số lượng bộ đếm HSC và tốc độ tối đa cho
phép khác nhau.

Bộ Đếm Ngõ Vào Tần số cho phép Loại CPUs
HSCO I0.0 30 KHZ 221,222,224,224XP,226
HSC1 I0.6
30 KHZ
221,222,224,224XP,226
HSC2 I1.2
30 KHZ
221,222,224,224XP,226
HSC3
I0.1 30 KHZ
221,222,224,224XP,226
HSC4
I0.3 200 KHZ
224xp
HSC5
I0.4 200 KHZ
224xp
1.3.4 Vùng nhớ đặc biệt sử dụng để lập trình cho HSC:
Mỗi vùng nhớ HSC có một vùng nhớ riêng đặc biệt, vùng nhớ này được
sử dụng để khai báo chọn mode đếm, đặt giá trị, lưu giá trị cho HSC tương
ứng.
1.3.5 Sự khác nhau giữa các bộ đếm tốc độ cao:
Mọi chức năng của bộ đếm là như nhau cho các chế độ hoạt động giống
nhau. Có tất cả 4 chế độ cơ bản: bộ đếm một pha với tín hiệu hướng đên
bên trong , một pha với tín hiệu điều khiển hướng bên ngoài, hai pha với 2
đầu vào clock, A/B pha cho chế độ nhân tóc. Chú ý rằng không phải tất cả
các chế độ điều được hỗ trợ bởi một bộ đếm. Có thể sử dụng các loại điều
khiển: không sử dụng đầu vào reset và start, có đầu vào reset nhưng không
có start, có cả reset và start.
Khi bạn cấp tín hiệu tích cực vào đầu reset, bộ đếm sẽ bị xóa giá trị đếm

tức thời và sẽ giữ ở trạng thái này cho đến khi bạn vô hiệu hóa đâu reset.
Khi bạn cấp tin hiệu tích cực cho đầu vào start, điều này cho phép bộ
đếm bắt đầu đếm. Trong khi tín hiệu start bị vô hiệu hóa thì giá trị đếm tức
thời sẽ giữ nguyên và tín hiệu clock đầu vào sẽ bị bỏ qua.
Nếu tín hiệu reset tích cực trong khi start không tích cực thì tín hiệu
reset sẽ bi bỏ qua và giá trị đếm không thay đổi. Nếu tín hiệu start tích cực
trong khi reset cũng tích cực thì giá trị đếm sẽ bị xóa.
Trước khi bạn sử dụng một bộ đếm tốc độ cao, bạn sử dụng một lệnh
định nghĩa bộ đếm HDEF để chon chế độ hoạt động. sử dụng bit đặc biệt
SM0.1 ( bit này mở trong chu kỳ quét đầu tiên của PLC và đóng ở các chu
kỳ sau đo ) để gọi một chương trinh con khởi tạo có chứa lệnh HDEF.
1.3.6 Lập trình một bộ đếm tốc độ cao:
Bạn có thể dung HSC winzard để cấu hình cho bộ đếm tốc độ cao . HSC
winzard sử dụng các thông tin: loại và chế độ hoạt động của bộ đếm, giá trị
đặt trước của bộ đếm, giá trị tức thời của bộ đếm và khởi tao bộ đếm.Để sử
dụng HSC winzard bạn vào Tool -> instruction Winzard -> HSC
Để lập trình được một bộ đếm tốc độ cao bạn cần làm những bước sau đây:
B1. Chỉ định bộ đếm và chọn chế độ bộ đếm
B2. Thiết lập byte điều khiển
B3. Nạp giá trị bắt đầu chọ bộ đếm ( starting value )
B4. Nạp giá trị đặt trước cho bộ đếm ( target value )
B5. Gán và cho phép chương trình ngắt
B6. Khởi động bộ đếm ( tích cực bộ đếm )
Chỉ định chế độ hoạt động và các đầu vào:
Sử dụng lệnh định nghĩa bộ đếm tốc độ cao HDEF để chọn chế độ đếm
( mode) và các đầu vào sử dụng .
Bảng 6.26 mô tả các đầu vào sử dụng cho xung clock, điều khiển hướng
và điều khiển bắ đầu được gắn với mỗi bộ đếm cụ thể.
Bảng 6.26 Input for the high-speed couters
Mode Description Inputs

HSC0 I0.0 I0.1 I0.2
HSC1 I0.6 I0.7 I1.0 I1.1
HSC2 I1.2 I1.3 I1.4 I1.5
HSC3 I0.1
HSC4 I0.3 I0.4 I0.5
HSC5 I0.4
0 Single-phase counter
with internal
direction control
Clock
1 Clock reset
2 Clock reset Start
3 Single-phase counter
with external
direction control
Clock direction
4 Clock direction
5 Clock direction Start
6 Two-phase counter
with 2 clock input
Clock up Clock Down
7 Clock up Clock Down
8 Clock up Clock Down Start
9 A/B phase quadrature
counter
Clock A Clock B
10 Clock A Clock B
11 Clock A Clock B Start
12 Only HSC0 and
HSC3 support

mode12.
HSC0 counts the
number of pulses
going out of Q0.0
HSC3 counts the
number of pulses
going out of Q0.1
1.3.7 Các mode đếm của bộ đếm:
Mode 0,1,2 : dùng để đếm 1 pha với hướng đếm được xác định bởi bit nội

Mode 0:chỉ đếm tăng hoặc giảm không có bit START và RESET
Mode 1: đếm tăng hoặc giảm có bit RESET nhưng không có bit START
Mode 2: : đếm tăng hoặc giảm có bit RESET và bit START để cho phép
bắt đầu đếm cũng như bắt đầu reset.Các bit reset cũng như start là các tín
hiệu INPUT được chọn từ bên ngoài.
Mode 3,4,5 dùng để đếm 1 pha với hướng đếm được xác định bởi bit
ngoại tức là có thể chọn từ ngõ vào input
Mode 3:chỉ đếm tăng hoặc giảm không có bit START và RESET
Mode 4: đếm tăng hoặc giảm có bit RESET nhưng không có bit START
Mode 5: : đếm tăng hoặc giảm có bit RESET và bit START để cho phép
bắt đầu đếm cũng như bắt đầu reset.Các bit reset cũng như start là các tín
hiệu INPUT được chọn từ bên ngoài
Mode 6,7,8: dùng đếm 2 pha với 2 xung vào,1 xung dùng để đếm tăng
và 1 xung dùng để đếm giảm
Mode 6:chỉ đếm tăng hoặc giảm không có bit START và RESET
Mode 7: đếm tăng hoặc giảm có bit RESET nhưng không có bit START
Mode 8: : đếm tăng hoặc giảm có bit RESET và bit START để cho phép
bắt đầu đếm cũng như bắt đầu reset.Các bit reset cũng như start là các tín
hiệu INPUT được chọn từ bên ngoài
Mode 9,10,11 : dùng để đếm xung A/B của ENCODER có 2 dạng

Dạng 1:đếm tăng 1 khi có xung A/B quay theo chiều thuận, giảm1 khi có
xung A/B quay theo chiều nghịch


Dạng 2:đếm tăng 4 khi có xung A/B quay theo chiều thuận, giảm4 khi có
xung A/B quay theo chiều nghịch
Mode 9:chỉ đếm tăng hoặc giảm không có bit START và RESET
Mode 10: đếm tăng hoặc giảm có bit RESET nhưng không có bit START
Mode 11: : đếm tăng hoặc giảm có bit RESET và bit START để cho phép
bắt đầu đếm cũng như bắt đầu reset.Các bit reset cũng như start là các tín
hiệu INPUT được chọn từ bên ngoài
Mode 12:
Chỉ áp dụng với HSC0 và HSC3.HSC0 dùng để đếm xung phát ra từ Q0.0 .
HSC3 dùng để đếm xung phát ra từ Q0.1 .mà không cần phải đấu nối phần
cứng có nghĩa là PLC tự kiểm tra từ bên trong.
1.3.8 Ý nghĩa các bit của byte trạng thái khi lập trình cho HSC:
Các bit không sử dụng được bỏ qua
Byte điều khiển của HSC0 :SMB36
Byte điều khiển của HSC1: SMB46
Byte điều khiển của HSC2: SMB56
1.3.9 Ý nghĩa các bit của byte điều khiển khi lập trình cho
HSC:
Các bit không sử dụng được bỏ qua
Byte điều khiển của HSC0
Byte điều khiển của HSC1
Byte điều khiển của HSC2
2 Chọn kiểu Reset, Start và tần số đếm cho HSC
3 Byte trạng thái và byte điều khiển của HSC3, HSC4, HSC5
4 Giá trị tức thời, giá trị đặt
CHƯƠNG 2 : THỰC HIỆN BÀI TOÁN ĐO TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ

2.1 Các phương pháp đo tốc độ động cơ
Theo cách thức đo và quá trình đo ta có thể phân ra hai phương pháp đo.
 Phương pháp đo trực tiếp:
Khái niệm: Đây là cách đo mà kết quả nhận trực tiếp từ một phép đo duy
nhất.cách đó này cho ta kết quả ngay giá trị của đại lượng cần đo.dụng cụ
đo của phép đo này mang tính chuyên dùng,nó được thiết kế phù hợp với
đại lượng cần đo.
 Phương pháp đo gián tiếp:
Khái niệm: ở phương pháp này đại lượng cần đo được qua bộ cảm biến
chuyển đổi đại lượng cần đo sang một đại lượng điện avf được bộ chế biến
xử lý tín hiệu,chỉnh sửa để tạo ra được quan hệ: giá trị cần đo bằng K nhân
với tín hiệu điện. tín hiệu điện sau đó được chuyển đến cơ cấu chỉ thị dưới
dang kết quả là giá trịc ảu đại lượng cần đo.
2.2, Đo tốc độ động cơ dùng Encoder và PLC
2.2.1 Phân tích bài toán
• Mạch gồm các thiết bị : máy tính, động cơ ba pha không đồng bộ, encoder,
bộ PLC S7 – 200 hãng Siemens , bộ nguồn S, biến tần Siemens M420 .
• Nguyên lý : Ta gắn đĩa quay encoder trên trục động cơ, khi động cơ quay
encoder sẽ lấy tín hiệu xung và đưa lên counter - bộ đếm tốc độ cao của
PLC S7-200 ( cho timer điều khiển đếm xung trong thời gian 1s rồi ngắt )
Kết quả được hiện trên máy tính. Lấy kết quả xung chia cho 100 ta được
tốc độ động cơ ( vòng/ giây) vì là encoder 100 xung/vòng.
2.2.1.1. ENCODER
Giới thiệu và phân loại
Encoder là tên gọi chung để chỉ các thiết bị mã hóa (là cảm biến
quang ). Trong thực tế có rất nhiều loại và hình thức encoder khác nhau.
Thông thường, đối với các chuyển động quay, encoder dùng để quản lý vị
trí góc của một điã quay, bánh xe, hay trục động cơ, hoặc bất kì thiết bị
quay nào cần xác định góc của nó.
 Encoder được chia làm 2 loại: absolute encoder và incremental

encoder.
 Absolute encoder là encoder tuyệt đối, nghĩa là tính hiệu ta nhận
được chỉ rõ ràng vị trí của encoder, không cần phải xử lý thêm.
 Incremetal encoder là encoder mã hóa gia tăng (encoder tương đối),
thường chỉ có tối đa là 3 vòng lỗ. Nếu encoder có càng nhiều lỗ trên đĩa
thì thông tin nhận được càng chính xác.
2. Nguyên lý hoạt động cơ bản của encoder
Nguyên lý cơ bản của encoder là một đĩa tròn xoay quay quanh trục,
trên đĩa có các lỗ (hoặc rãnh). Dùng đèn led chiếu lên mặt đĩa. Khi quay,
chỗ không có lỗ (rãnh) thì đèn không thể chiếu xuyên qua được, chỗ có lỗ
(rãnh) thì đèn sẽ chiếu xuyên qua. Phía mặt bên kia của đĩa được đặt một
cảm biến thu. Với các tín hiệu có hoặc không có ánh sáng chiếu qua, người
ta ghi nhận được đèn led có chiếu qua lỗ hay không.
Giả sử trên đĩa có n lỗ, thì mỗi lần cảm biến thu nhận được n lần tín
hiệu đèn led thì có nghĩa là đĩa đã quay được một vòng.
Nguyên lý hoạt động của incremetal encoder: incremetal encoder sẽ
tăng một đơn vị khi có một lần lên xuống của cạnh xung, nghĩa là khi led
quét qua một lỗ thì encoder sẽ tăng một đơn vị trong biến đếm.
Để đếm được số vòng động cơ đã quay và hạn chế sai số xung tích lũy
(trong trường hợp có rung động không thể kiểm soát có thể gây ra sai số
xung đếm được ở encoder), một lỗ định vị được thêm vào để đếm số vòng
quay của encoder (hình dưới)
Hình 22 . Vòng quay Encoder với lỗ định vị.
Người ta đặt hai đèn led lệch nhau ở vòng lỗ hoặc sử dụng 2 vòng lỗ và 2 cảm
biến thu phát để xác định chiều quay của động cơ.
Hình 23 .Xác định chiều quay bằng cách sử dụng 2 vòng lỗ và 2 bộ
cảm biến thu - phát.
2.2.1.2. Động cơ không đồng bộ 3 pha lồng sóc
• Công suất định mức : P
đm

= 11kW
• Điện áp định mức : U
đm
= 380/220
• Tổ đấu dây : Y/ Δ
• Tần số làm việc : f = 50Hz
• Số đôi cực : 2p = 2
• Hệ số cos φ
đm
= 0.92
• Hiệu suất động cơ η
đm
= 0.875
2.2.1.3. Biến tần Siemens M420
Họ biến tần M420 - có công suất định mức từ 0.37KW đến 11KW đối
với điện áp vào 3 pha AC 380V đến 480V, 0.12 KW đến 5.5KW đối với
điện áp vào 3 pha AC 200V đến 240V và 0.12KW đến 3KW đối với điện
áp vào 1 pha AC 200V đến 0240V tần số ngõ vào 50/60Hz.
Các đặc tính khác:
• Điện áp định mức ngõ ra: 1/3 pha 220VAC và 3 pha 380VAC tuỳ theo
chọn mã hàng, tần số ngõ ra từ 0Hz đến 650Hz .
• Các đầu đấu nối vào và ra: 3 đầu vào số,1 đầu vào tương tự, 1 đầu ra rơle,
1 đầu ra tương tự,1 cổng RS485, có chức năng hãm DC và hảm hổn hợp.
• Phương pháp điều khiển: Phương pháp điều khiển V/F tuyến tính, V/F đa
điểm, V/f bình phương, điều khiển dòng từ thông FCC.
• Chức năng bảo vệ: quá tải, thấp áp, quá áp, chạm đất, ngắn mạch, quá
nhiệt động cơ, quá nhiệt biến tần
• Các tuỳ chọn khác như: Bảng điều khiển BOP, bảng điều khiển AOP, bộ
ghép nối PC, đĩa CD cài đặt, modul profibus, bộ lọc đầu vào, lọc đầu ra .


* Ứng dụng:
Dùng cho các ứng dụng đơn giản có công suất dưới 11KW (Bơm, quạt, băng
chuyền )
- Ứng dụng tốt cho hệ thống quạt
- Ứng dụng tốt các giải pháp tiết kiệm điện trong các hệ thống quạt

×