Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

sự ra đời của sản xuất hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.66 KB, 7 trang )

Đại Học Y Dược – Đại Học Huế.
BÀI TẬP
Câu hỏi: Tại sao nói sản xuất hàng hóa ra đời là một bước
ngoặc lớn của nhân loại, ở nước ta có tồn tại nên sản xuất hàng
hóa không, chỉ rõ những mặc tích cực và hạn chế của nó.
Sinh viên : Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp : D1B
Huế, Tháng 5 Năm 2013
BÀI LÀM
Trước hết ta nhắc lại thế nào là sản xuất hàng hóa và một số đặt trưng
của nó:
 Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị
Marx-Lenin dùng để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản
xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực
tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác,
thông qua việc trao đổi, mua bán. Hay nói một cách khác, sản xuất hàng hóa
là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất ra là để bán.
 Đặc trưng:
Dựa theo đó ta thấy sự ra đời của sản xuất hàng hóa là một bước ngoặc
lớn của nhân loại. Thật vậy:
 Sản xuất hàng hóa ra đời giải quyết những mâu thuẫn của xã hội hiện tại,
đảm bảo sự thích ứng giữa cung và cầu của xã hội:
 Sản xuất hàng hóa ra đời yêu cầu phải có hai điều kiện Phân công lao
động xã hội và Sự tách biệt kinh tế. Hai điều kiện đó chính là những mâu
thuẫn của sản xuất tự cung tự cấp khi mà cung và cầu không đảm bảo.
Cho nên sự ra đời của sản xuất hàng hóa đã giải quyết những mâu thuẩn
đó đảm bảo sự thích ứng giữa cung và cầu cho xã hội. Ta biết rằng trong
sản xuất tự cung tự cấp thì mỗi người sản xuất ra những thứ phục vụ nhu
cầu sử dụng của chính người đó, mà thực tế mỗi một người rất khó để đáp
ứng toàn bộ nhu cầu của chính mình, thường mỗi người chỉ có thể sản
xuất để đáp ứng một số nhu cầu nào đó, cho nên sự ra đời của sản xuất


hàng hóa đã giải quyết được những vấn đề đó, mỗi người không cần thiết
phải đáp ứng toàn bộ những nhu cầu tiêu dùng của bản thân mà thay vào
đó chỉ cần sản xuất một lĩnh vực nhất định rồi trao đổi với người khác.
 Sản xuất hàng hóa ra đời mang những ưu thế vượt trội so với nền sản xuất tự
cung tự cấp cụ thể:

 Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân công lao động xã hội,
chuyên môn hóa sản xuất chính vì thế, nó khai thác được những lợi thế về
tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở sản xuất cũng như
từng vùng, từng địa phương. Bên cạnh đó, sự phát triển của sản xuất hàng
hóa lại có tác động trở lại, thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động
xã hội, làm cho chuyên môn hóa lao động ngày càng tăng, mối liên hệ giữa
các ngành, các vùng ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc. Phá vỡ tính tự
cấp tự túc, bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa phương làm
cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của xã hội
được đáp ứng đầy đủ hơn. Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa mở rộng
giữa các quốc gia, thì nó còn khai thác được lợi thế của các quốc gia với
nhau. Chế độ tư hữu làm cho những người sản xuất độc lập với nhau, còn
phân công lao động xã hội lại làm cho họ phụ thuộc vào nhau. Sản xuất
hàng hóa ra đời chính là để giải quyết mâu thuẫn này.
 Những hình thức đầu tiên của sản xuất hàng hóa xuất hiện từ thời kỳ tan rã
của chế độ công xã nguyên thủy, tồn tại và phát triển ở các phương thức sản
xuất tiếp theo.
 Sản xuất hàng hóa phát triển cao nhất, phổ biến nhất trong chủ nghĩa tư bản
và trở thành hình thức sản xuất hàng hóa điển hình, nổi bật trong lịch sử.
 Sản xuất hàng hóa tiếp tục tồn tại và phát triển dưới chủ nghĩa xã hội vì dưới
chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau và trình độ
phân công lao động xa ähội ngày càng phát triển. Như vậy, sản xuất hàng hóa
xuất hiện rồi tồn tại và phát triển ở nhiều xã hội, là sản phẩm của lịch sử phát
triển sản xuất của loài người. No ácó nhiều ưu thế, tiến bộ so với sản xuất tự

câpë tự túc mà cho tới nay chưa có hình thức sản xuất xã hội nào có ưu thế
hơn nó. Tuy nhiên, ở các xã hội khác nhau, sản xuất hàng hóa có vai trò và
giới hạn khác nhau.
 Trong nền sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi
nhu cầu và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi
cơ sở, mỗi vùng, mỗi địa phương, mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở
nhu cầu và nguồn lực của xã hội. Điều đó lại tạo điều kiện thuận lợi cho
việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất thúc
đẩy sản xuất phát triển.
 Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của quy luật vốn có của sản
xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật
cạnh tranh buộc người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn năng động,
nhạy bén, biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải tiến hình thức, quy cách và
chủng loại hàng hóa, làm cho chi phí sản xuất hạ xuống đáp ứng nhu cầu,
thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao hơn.
 Trong nền sản xuất hàng hóa, sự phát triển của sản xuất, sự mở rộng và
giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng, giữa các nước không
chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần cũng
được nâng cao hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn.
 Là cơ sở thúc đẩy quá trình dân chủ hóa, bình đẳng, tiến bộ xã hội, phá vỡ
tính bảo thủ, trì trệ, phường hội của kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc.
 Sản xuất hàng hoá tiếp tục tồn tại và phát triển ở nhiều xã hội là sản
phẩm của lịch sử phát triển sản xuất của loài người. Bởi vậy nó có nhiều
ưu thế, và là một phương thức hoạt động kinh tế tiến bộ hơn hẳn so với
sản xuất tự cấp tự túc :
 Nó làm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng
suất lao động xã hội .Nó thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất nhanh
tróng làm cho sự phân công chuyên môn hoá sản xuất ngày càng sâu
sắc, hợp tác hoá chặt chẽ hình thành các mối liên hệ kinh tế và sự phụ

thuộc lẫn nhau của những người sản xuất hình thành thị trường trong
nước và thế giới.
 Nó thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, đó là cơ sở
để thúc đẩy quá trình dân chủ hoá, bình đẳng và tiến bộ xã hội
Sản xuất hàng hóa ở nước ta hiện nay.
 Trong giai đoạn quá độ lên CNXH, ở nước ta những đIều kiện chung của kinh
tế hàng hoá vẫn còn bởi vậy nền kinh tế hàng hoá tồn tại là một tất yếu khách
quan:
 Phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở của trao đổi chẳng những
không mất đi, trái lại ngày một phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá lao động đã vượt khỏi biên giới quốc
gia và ngày càng mang tính quốc tế.
 Phân công lao động xã hội đã phá vỡ các mối quan hệ truyền thống của
nền kinh tế tự nhiên khép kín, tạo cơ sở thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau
giữa những người sản xuất vào hệ thống của hợp tác lao động. Sự phân
công lao động của ta đã ngày càng chi tiết hơn đến từng ngành, từng cơ
sở và ở phạm vi rộng hơn nữa là toàn bộ nền kinh tế quốc dân. hiện nay ta
đã có hàng loạt các thị trường được hình thành từ sự phan công lao động
đó là: Thị trường công nghệ, thị trường các yếu tố sản xuất,…Tạo đà cho
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển giúp ta nhanh chóng
hoà nhập được với kinh tế trong khu vực và thế giới.
 Trong nền kinh tế đã và đang tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về
tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể
của những người sản xuất hàng hoá nhỏ, sở hữu tư nhân TBCN, sở hữu
hỗn hợp, đồng sở hữu,…Chế độ xã hội hoá sản xuất giữa các ngành, các xí
nghiệp trong cùng một hình thức sở hữu vẫn chưa đều nhau. Sở dĩ như
vậy là do cơ cấu kinh tế của ta giờ là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, sự
tồn tại của các thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan .
 Sản xuất hàng hoá là để trao đổi đáp ứng nhu cầu của xã hội nên người
sản xuất có điều kiện để chuyên môn hoá cao. Trình độ tay nghề được

nâng lên do tích luỹ kinh nghiệm, tiếp thu được tri thức mới. Công cụ
chuyên dùng được cải tiến, kỹ thuật mới được áp dụng do đó cạnh cạnh
tranh ngày càng gay gắt khiến cho năng suất lao động được nâng lên,
chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện và tốt hơn. Hiệu quả kinh
tế được trú trọng làm mục tiêu đánh giá sự hoạt động của các thành phần
kinh tế. Việc trao đổi hàng hoá dựa trên nguyên tắc ngang giá khiến cho
người sản xuất luôn tìm cách tiết kiệm giảm đến mức tối đa những chi phí
cá biệt, giảm giá trị hàng hoá cá biệt để có lợi nhuận khi trao đổi. Trên cơ
sở phân công lao động, sản xuất hàng hoá phát triển. Khi sản xuất hàng
hoá phát triển sẽ làm phân công lao động ngày càng cao hơn, sâu hơn.
Quan hệ hàng hoá, tiền tệ, quan hệ thị trường ngày càng được chủ thể sản
xuất hàng hoá vận dụng có hiệu quả hơn và từ đó ngoài các quan hệ kinh
tế phát triển mà các quan hệ pháp lý xẫ hội, tập quán, tác phong cũng
thay đổi.
 Ưu thế và nhược điểm của sản xuất hàng hóa ở nước ta:
 Ưu điểm:
 Ưu thế của nền sản xuất hàng hóa của nước ta đó là có nguồn lao động
dồi dào, giá rẻ. Năm 2010, trên 60% người Việt Nam ở độ tuổi lao động
(15-64 tuổi). Giai đoạn 2011-2020, lực lượng lao động Việt Nam tăng
1%/năm, tương ứng mức 47,82 triệu người năm 2011, 50,4 triệu năm
2015 và 53,15 triệu năm 2020. Với mức tăng nguồn lao động hiện nay,
mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động. Người lao động nước
ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn liền với
truyền thống dân tộc được tích luỹ qua nhiều thế hệ. Giá nhân công
của nước ta lại rẻ, đây chính là điều kiện thuận lợi làm cho giá thành
sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam rẻ hơn so với các nước khác.
 Nguyên vật liệu ở nước ta rẻ, lại rất dồi dào,( nhất là nguyên liệu cho
các ngành sản xuất thực phẩm, vật liệu xây dựng…) như vậy, nếu biết
tận dụng sẽ tiết kiệm được chi phí mua nguyên liệu. Giảm chi phí sản
suất sẽ làm giảm giá cả của hàng hóa, sẽ làm cho hàng hóa tăng thêm

sức cạnh tranh về giá.
 * Nhược điểm:
 Nguồn nhân lực của nước ta tuy dồi dào nhưng chất lượng thấp, chủ
yếu là lao động thủ công, tác phong công nghiệp còn hạn chế. Năm
2010, có đến 19,5 triệu lao động Việt Nam đang làm việc trong các
ngành nghề không đòi hỏi trình độ chuyên môn hoặc chuyên môn thấp.
Phần lớn các doanh nghiệp đều phải tự đào tạo nghề cho công nhân.
Công nhân không lành nghề dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, năng
suất lao động không cao, sản phẩm làm ra sẽ không nhiều trong cùng
một đơn vị thời gian.
 Tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều
và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt. Phần lớn các doanh
nghiệp của nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với các nước
trên thế giới từ 2-3 thế hệ. 80-90% công nghệ nước ta đang sử dụng là
công nghệ nhập khẩu, 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập khẩu
thuộc thập niên 50-60, 50% là đồ tân trang…Sự lạc hậu về công nghệ
và kĩ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp, không ổn định. Điều
này sẽ gây cho hàng hoá của chúng ta rất nhiều hạn chế trong cạnh
tranh về giá.
 Sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam có đặc điểm là hàm lượng
tri thức và và công nghệ trong sản phẩm không cao, điều đó làm giảm
đi chất lượng của sản phẩm.
 Chủ yếu các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu nguyên vật liệu
cho sản xuất. Ngay cả các sản phẩm là thế mạnh của nước ta vẫn thì
vẫn phải nhập nguyên liệu như dệt may, da giày, thực phẩm… Nhiều
sản phẩm có giá thành không ổn định cũng là do phụ thuộc vào tính
chất bấp bênh của nguồn nguyên liệu.
 Từ những hạn chế trên cần phải có một số giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường trong
nước và thế giới, nhất là trong thời kì hội nhập như hiện nay.

 Sản xuất hàng hoá có mặt trái của nó như việc làm phân hóa người
sản xuất thành giàu nghèo và nhiêuì hiện tượng tiêu cực như làm hàng
giả, lừa lọc Trong điều kiện của nước ta, một mặt phải đẩy mạnh nền
sản xuất hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường
phù hợp với các quy luật của sản xuất hàng hóa; mătå khác, phải có sự
quản lý của Nhà nước để baỏ đảm sự định hướng xã hội chủ nghĩa và
hanå chế những tiêu cực do cơ chế thị trường sinh ra, thực hiện sự kết
hợp hiệu quả kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.

×