LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện chủ trương đổi mới, Nhà nước hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động
kinh doanh áp dụng cơ chế hạch toán kinh doanh với doanh nghiệp. Nhà nước
đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh phát triển nhanh chóng và tạo khả
năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ tiên tiến vào thị trường Việt
Nam. Đối với ngành Bưu điện, với chủ trương của Nhà nước coi ngành Bưu
điện là ngành mũi nhọn, trực thuộc sự quản lý hoàn toàn từ Trung ương. Do vậy,
đối mắt với yêu cầu tự mình đảm nhiệm trách nhiệm thực hiện trong hoàn cảnh
thiếu vốn đầu tư và công nghệ hiện đại, ngành Bưu điện Việt Nam đã chọn hình
thức đầu tư BCC (Business Cooperate, Contract) phù hợp với tình hình khách
quan đó. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và thế giới, mạng Bưu chính
Viễn thông ở nước ta còn thấp bé về quy mô. Đặc biệt là trong lĩnh vực Bưu điện
còn ở mức phát triển thấp, nhiều chỉ tiêu còn thua kém mức trung bình của thế
giới và khu vực. Chẳng hạn như số điện thoại cố định bình quân đầu người của
Việt Nam (2000) là 4 người/100 máy trong khi đó ở Mỹ 85 người/100 máy,
Nhật 80 người/100 máy, Thái Lan 12 người/100 máy.
Từ năm 1990 trở lại đây, các cấp lãnh đạo Tổng cục Bưu điện, lãnh đạo
Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã phát động chiến
lược tăng tốc độ phát triển Bưu chính - Viễn thông nhằm đưa trình độ Bưu
chính - Viễn thông Việt Nam lên ngang hàng với các nước trong khu vực, hoà
nhập vào dòng thông tin thế giới, xóa đó cách trở về thông tin, tăng cường các
quan hệ ngoại giao. Trong chiến lược đó, cũng với phương châm đóng góp
một cách tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước theo đường lối
(công nghiệp hóa, hiện đại hóa) ngành Bưu chính Viễn thông đã liên tục ứng
dụng công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới vào chương trường số hoá (digital)
toàn bộ mạng lưới Viễn thông liên doanh hợp tác với các hãng lớn trên thế
giới đưa ra giải pháp Viễn thông ngang hàng, hiện đại tầm cỡ quốc tế. Bưu
1
chính - Viễn thông đang và sẽ luôn là ngành đi đầu để tạo sức mạnh cho các
ngành kinh tế khác. Sự ra đời của Công ty Thông tin di động Việt Nam vào
ngày 16/4/1993 là một sự kiện quan trọng trong việc đa dạng hóa và hiện đại
hóa ngành Viễn thông Việt Nam. Với việc khai thác trên mạng lưới thông tin
di động GSM, cung cấp các dịch vụ thông tin di động kỹ thuật số tiêu chuẩn
toàn cầu. VMS đã thực sự đáp ứng những mong mỏi của khách hàng về nhu
cầu dịch vụ thông tin liên lạc hiện đại, tiện dụng và đa dạng.
Chính vì vậy, nhóm chúng em xin chọn: “VMS- Marketing dành cho sản
phẩm của MOBIFONE.” làm đề tài cho bài tập lớn.
2
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
I- Lời mở đầu
II- Giới thiệu chung.
1. Lịch sử phát triển
2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị văn hóa
3. Các giải thường đã đạt được
4. Định hướng phát triển
5. Mục tiêu.
III- Các nhân tố ảnh hưởng
1. Kinh tế
2. Chính trị-xã hội
3. Công nghệ
4. Đối thủ cạnh tranh
5. Sản phẩm thay thế
6. Nguồn lực công ty
IV- Phân tích SWOT
1. Strength – Thế mạnh
2. Weakness – Điểm yếu
3. Opportunity- Cơ hội
4. Threat – Thách thức
V- Phân đoạn thị trường. Định vị thị trường. Xác định thi trường mục tiêu.
1. Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu.
2. Định vị thị trường.
VI- Chiến lược marketing mix.
1. Product
2. Price
3. Promotion
4. Place
VII- TỔNG KẾT
3
I- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SẢN PHẨM
1. Lịch sử phát triển
Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT). Được thành lập vào ngày
16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác
dịch vụ thông tin di động GMS 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh
dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam. Lĩnh vực hoạt
động của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển
khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động.
1993: Thành lập Công ty Thông tin di động. Giám đốc công ty Ông Đinh
Văn Phước
1994: Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực I & II
1995: Công ty Thông tin di động ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh
(BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển)
Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực III
2005: Công ty Thông tin di động ký thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh
doanh (BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik.
Nhà nước và Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền
thông) có quyết định chính thức về việc cổ phần hoá Công ty Thông tin di
động.
Ông Lê Ngọc Minh lên làm Giám đốc Công ty Thông tin di động thay Ông
Đinh Văn Phước (về nghỉ hưu)
2006: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực IV
2008: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực V. Kỷ niệm 15
năm thành lập Công ty thông tin di động.
Thành lập Trung tâm Dịch vụ Giá trị Gia tăng.
Tính đến tháng 04/2008, MobiFone đang chiếm lĩnh vị trí số 1 về thị
4
phần thuê bao di động tại Việt Nam.
2009: Nhận giải Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ Thông tin
và Truyền thông trao tặng; VMS - MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 3G;
Thành lập Trung tâm Tính cước và Thanh khoản.
7/2010: Chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm
chủ sở hữu.
TĂNG TRƯỞNG THUÊ BAO QUA CÁC NĂM 1993-2010
BIỂU ĐỒ PHÂN CHIA THỊ PHẦN (TÍNH ĐẾN QUÝ I/2009)
5
MobiFone là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất
tại Việt Nam (2005-2008) được khách hàng yêu mến, bình chọn cho giải
thưởng mạng thông tin di động tốt nhất trong năm tại Lễ trao giải Vietnam
Mobile Awards do tạp chí Echip Mobile tổ chức.
2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị văn hóa MobiFone
Điều 1. Tầm nhìn
Trở thành đối tác mạnh và tin cậy nhất của các bên hữu quan trong lĩnh
vực viễn thông ở Việt Nam và Quốc tế
Điều 2. Sứ mệnh
• Mọi công nghệ viễn thông tiên tiến nhất sẽ được ứng dụng vì nhu cầu
của khách hàng.
• Lúc nào cũng sáng tạo để mang tới những dịch vụ giá trị gia tăng mới
cho khách hàng.
• Mọi thông tin đều được chia sẻ một cách minh bạch nhất.
• Nơi gửi gắm và chia sẻ lợi ích tin cậy nhất của cán bộ công nhân viên,
khách hàng, cổ đông và cộng đồng.
Điều 3. Giá trị cốt lõi của Công ty
1. Minh bạch
Sự minh bạch được thể hiện từ nhận thức tới hành động của từng cá thể
trong toàn Công ty. Quản trị minh bạch, hợp tác minh bạch, trách nhiệm minh
bạch và quyền lợi minh bạch
2. Đồng thuận
Đề cao sự đồng thuận và gắn bó trong một môi trường làm việc thân
thiện, chia sẻ để phát triển MobiFone trở thành đối tác mạnh và tin cậy nhất
của các bên hữu quan trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam và Quốc tế.
3. Uy tín
Tự hào về sự vượt trội của một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực
thông tin di động ở Việt Nam. Khách hàng luôn được quan tâm phục vụ và có
6
nhiều sự lựa chọn. Sự gần gũi cùng với bản lĩnh tạo nên sự khác biệt giúp
MobiFone có một vị trí đặc biệt trog lòng khách hàng.
4. Sáng tạo
Không hài lòng với những gì đang có mà luôn mơ ước vươn lên, học tập,
sáng tạo, và đổi mới để thỏa mãn ngày càng tốt hơn những nhu cầu ngày càng
cao và liên tục thay đổi của thị trường.
5. Trách nhiệm
Sự phát triển gắn với trách nhiệm xã hội là truyền thống của MobiFone.
Chúng tôi cam kết cung cấp cho xã hội những sản phẩm và dịch vụ thông tin
di động ưu việt, chia sẻ và gánh vác những trách nhiệm với xã hội vì một
tương lai bền vững.
Điều 4. Các chuẩn mực văn hóa Công ty
1. Dịch vụ chất lượng cao
2. Lịch sự và vui vẻ
3. Minh bạch và hợp tác
4. Nhanh chóng và chính xác
5. Tận tụy và sáng tạo
3.Các giải thưởng của mobifone từ năm 2005 tới nay
* Các giải thưởng năm 2011
- Danh hiệu “Mạng Di Động Được Ưa Chuộng Nhất Năm 2010” do độc
giả báo VietnamNet và tạp chí EchipMobile bình chọn.
- Danh hiệu “Mạng di động có dịch vụ và chăm sóc khách hàng tốt nhất”
do độc giả báo VietnamNet và tạp chí EchipMobile bình chọn.
2. * Các giải thưởng năm 2010
- “Sản phẩm CNTT – TT ưa chuộng nhất 2010” dành cho lĩnh vực Mạng
điện thoại di động do tạp chí PC World bình chọn.
7
3. * Các giải thưởng năm 2009
- “Sản phẩm CNTT – TT ưa chuộng nhất 2009” do tạp chí PC World
bình chọn – Thông báo tháng 6/2009
- Chứng nhận “TIN & DÙNG” do người tiêu dùng bình chọn qua Thời
báo kinh tế Việt nam tổ chức năm 2009
- Danh hiệu Mạng điện thoại di động được ưa chuộng nhất năm 2009 do
độc giả báo VietnamNet và tạp chí EchipMobile bình chọn
- Danh hiệu Mạng điện thoại di động chăm sóc khách hàng tốt nhất 2009
do độc giả báo VietnamNet và tạp chí EchipMobile bình chọn
- Giải thưởng Doanh nghiệp di động chăm sóc khách hàng tốt nhất do Bộ
TT-TT trao tặng trong hệ thống giải thưởng VietNam ICT Awards 2009
4. * Các giải thưởng năm 2008
- Danh hiệu “Doanh nghiệp ICT xuất sắc nhất năm 2008” do độc giả Tạp
chí PC World bình chọn
- Danh hiệu “Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chất lượng nhất năm 2008”
do độc giả Báo Sài gòn thiếp thị bình chọn
- Danh hiệu “Mạng di động được ưa chuộng nhất năm 2008”, “Mạng di
động chăm sóc khách hàng tốt nhất năm 2008” do báo điện tử VietnamNet và
tạp chí EchipMobile tổ chức bình chọn
- Danh hiệu “Doanh nghiệp di động xuất sắc nhất” do Bộ Thông tin
Truyền thông trao tặng tại Lễ trao giải Vietnam ICT Awards 2008
- Danh hiệu “Doanh nghiệp di động chăm sóc khách hàng tốt nhất” năm
2008 do Bộ Thông tin Truyền thông trao tặng tại Lễ trao giải Vietnam ICT
Awards 2008.
5. * Các giải thưởng năm 2007
- Giải thưởng “ Mạng điện thoại được ưa chuộng nhất năm 2007” do độc
8
giả E - Chip Mobile – VietNam Mobile Awards bình chọn
- Xếp hạng Top 20 trong 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do tổ
chức UNDP bình chọn năm 2007.
- Top 10 “Thương hiệu mạnh” năm 2006-2007 do Thời báo kinh tế Việt
nam bình chọn
6. * Các giải thưởng năm 2006
- Giải thưởng “ Mạng điện thoại được ưa chuộng nhất năm 2006”,
“Mạng điện thoại chăm sóc khách hàng tốt nhất năm 2006” do độc giả E -
Chip Mobile bình chọn trong Hệ thống giải VietNam Mobile Awards
- Danh hiệu “Thương hiệu nổi tiếng năm 2006” do VCCI tổ chức bình chọn.
- Xếp hạng 1 trong 10 “Top 10 Thương hiệu mạnh và có tiềm năng của
nền kinh tế Việt nam” năm 2006 do báo Le Courierr du Vietnam bình chọn và
giới thiệu trong Hội nghị thượng đỉnh APEC 2006
7. * Các giải thưởng năm 2005
- Giải thưởng “ Nhà cung cấp mạng điện thoại di động tốt nhất năm
2005” do độc giả E - Chip Mobile bình chọn.
- Danh hiệu “Thương hiệu nổi tiếng năm 2005” do Thời báo Kinh tế bình chọn
3. Đinh hướng phát triển
MobiFone sẽ dồn lực phát triển dịch vụ giá trị gia tăng. MobiFone dự báo
các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền điện thoại di động sẽ phát triển mạnh trong
thời gian tới, đặc biệt sau khi các công nghệ 3G được triển khai rộng rãi.
4. Mục tiêu của mobifone
- MobiFone hướng tới mục tiêu 21 triệu thuê bao
- Tăng cường phát triển thuê bao
- Khẳng định chất lượng dịch vụ
II- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC MARKETING
a, Chính trị- xã hội:
9
- Quá trình phát triển dịch vụ mạng di động tại Việt Nam thời gian qua
đã tạo ra được nhiều tác động xã hội rất đáng chú ý tới nhiều chuyển biến
mạnh mẽ trong hầu hết các lĩnh vực. Ở góc độ quản lý nhà nước, cơ quan
quản lý đã liên tục được nâng cấp, luật viễn thông được xây dựng thay thế cho
Pháp lệnh bưu chính viễn thông để có thể đáp ứng tốt hơn các yêu cầu mới
của thị trường viễn thông cạnh tranh và các cam kết quốc tế sau khi VN gia
nhập WTO. Như chính sách không cho phép khuyến mãi khi nạp thẻ vượt quá
50% của Bộ Công Thương vào năm 2009 đã ảnh hưởng không nhỏ tới các
mạng di động nói chung và mobifone nói riêng, đây được coi là biện pháp
nhằm chấn chỉnh lại thị trường viễn thông đang bị các chương trình khuyến
mãi làm cho "méo mó" trong suốt thời gian qua, đồng thời xóa bỏ tình trạng
đối xử bất bình đẳng của nhà mạng đối với các thuê bao trả sau, chính sách
này khiến khách hàng sẽ yêu thích hơn các mạng di động rẻ và có chất lượng
tốt, các mạng không còn cách nào khác là phải thay đổi chiến lược nhằm duy
trì và tăng lượng khách hàng đang sử dụng.
- Trong năm 2011 Mobifone phải cổ phần hóa nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh, tiến hành đổi mới, cơ cấu lại doanh nghiệp, đồng thời cũng tăng
cường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, qua đó góp phần tái cơ cấu lại nền
kinh tế nhà nước.
- Ngoài ra do MobiFone trực thuộc VNPT nên mọi quyết định về hoạt
động của MobiFone đều phải được VNPT thông qua, không thể tự ý thực hiện
được những chiến lược, kế hoạch của mình.
b, Kinh tế
Sự biến động của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của mạng
MobiFone.
- Vào thời kì đầu khi chỉ có hai mạng MobiFone và Vinaphone hoạt
động với chi phí sử dụng cao chót vót (250 ngàn đồng thuê bao mỗi tháng,
mỗi cuộc gọi dù chỉ 1s cũng làm tròn thành 1’ với giá 1800đ/phút) thì đã xuất
10
hiện hành vi trước đó chưa hề tồn tại đó là nháy máy, khi anh đến chỗ hẹn cứ
nháy máy là tôi biết anh đã đến hay nói ngắn gọn trong vài từ.
- Đến thời điểm ngày nay thì hành vi đó không còn phổ biến khi mà giá
cước dịch vụ di động đã rẻ đi đáng kể và cuộc gọi như trên hoàn toàn khả thi
do mọi tầng lớp dân cư đều có thể sử dụng mạng di động một cách thoải mái.
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, gắn với đó ngành viễn
thong với mảng thị trường cung cấp dịch vụ thông tin di động cũng đang có
những bước tiến đáng kể. Nền kinh tế ngày càng thay đổi và phát triển, nhu
cầu sử dụng mạng điện thoại để liên lạc, giao dịch với đối tác, khách hàng,
tìm kiếm thông tin ngày càng trở nên cần thiết. Thực tế cho thấy những cái
mới sẽ luôn được đón nhận và các dịch vụ viễn thông luôn phát triển mạnh
nhờ vào công nghệ mới. Tính đến đầu năm 2009 Việt Nam đã có khoảng 50
triệu thuê bao di động và đây được coi là một thành tựu phát triển thực sự ấn
tượng, đưa thị trường dịch vụ viễn thông VN trở thành một trong những thị
trường có sức hấp dẫn hàng đầu thế giới.
- Mặt khác, kinh tế thế giới suy thoái trong thời gian qua đã ảnh hưởng
đến tất cả mọi lĩnh vực đời sống của con người, trong đó có cả việc sử dụng
điện thoại di động. Thống kê cho thấy doanh thu bình quân của một thuê bao
tháng đối với người sử dụng di động giảm từ 5% đến 15% trong quí 4/2008.
Khi giá cả leo thang, lạm phát ngày càng nghiêm trọng, nhu cầu sử dụng của
khách hàng vẫn ngày một cao, khách hàng không còn cách nào khác là sẽ
chọn mạng di động giá rẻ hơn, gói cước thấp hơn, có nhiều ưu đãi khuyến mãi
hay có chất lượng vượt trội hơn hẳn. Đối với mobifone mặc dù trong năm
2008 lạm phát ảnh hưởng chung đến nền kinh tế và sức mua của khách hàng
nhưng mạng mobifone vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng kỷ lục do co sự tích
lũy trong quá khứ rất tốt nên những tác động của lạm phát không ảnh hưởng
tới mobifone, bên cạnh đó mobifone đã có sự phát triển vượt bậc về mặt đầu
tư và số lượng thuê bao, cộng với việc triển khai thành công những chương
11
trình khuyến mãi, giảm giá cước. Kinh tế phát triển đồng nghĩa với nhu cầu
sử dụng ngày càng lớn, các mạng di động đồng loạt muốn tăng lượng khách
hàng và doanh thu cho mình.
- Trước đây chỉ có 2 mạng MobiFone và Vinaphone nhưng khi kinh tế
thị trường và VN hội nhập với thế giới đã xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh
tranh muốn nhảy vào lĩnh vực dịch vụ mạng di động đang ngày càng trở nên
hút khách, một loạt các mạng di động khác đã ra đời và hoạt động cạnh tranh
như Viettel, S-phone, Vietnam mobile, beeline, các đối thủ cũng có những
chính sách ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng, dịch vụ tiện ích, đầu tư vào công
nghệ hay nguồn lực tài chính mạnh ảnh hưởng không nhỏ tới lượng khách
hàng của mobifone.
- Tuy nhiên hiện nay mobifone vẫn là 1 trong những mạng di động dẫn
đầu thị trường dịch vụ thông tin di động, chiếm thị phần trên thị trường đứng
thứ 2.
c, Công nghệ
- Tại Việt Nam hệ thống truyền thông di động GSM có Mobifone,
Vinaphone, Viettel thì CDMA có S-phone, EVN Telecom và HaNoi Telecom
song thực tế cho thấy có đến hơn 85% người dùng hiện nay đang là khách
hàng của các nhà cung cấp dịch vụ theo công nghệ GSM. Nhà cung cấp dịch
vụ GSM có mạng phủ sóng toàn cầu do đó đường truyền quốc tế sẽ tốt hơn
nhiều, một lợi ích khác mà người sử dụng ưa thích là nếu đến một nước khác
có thể sử dụng chính điện thoại của bạn cùng dịch vụ GSM đấy ở nơi đó, dịch
vụ GSM phủ trên 218 quốc gia trên thế giới.
- Hiện nay Mobifone rất quyết liệt đầu tư cho mạng lưới để đảm bảo đủ
dung lượng cho những nơi đã phủ sóng đồng thời sẽ phủ sóng tiếp ở những
vùng sâu vùng xa, phát triển thêm nhiều trạm thu phát sóng, tình trạng nghẽn
mạng sẽ được giải quyết triệt để. Với những đầu tư về công nghệ, Mobifone
sẽ tiếp tục tạo dựng hình ảnh dẫn đầu thị trường thông tin di động bằng chất
12
lượng dịch vụ và số lượng dịch vụ tiện ích cung cấp và sự hài lòng của khách
hàng khi sử dụng mạng Mobifone. Thời đại kỹ thuật số, công nghệ phát triển
ngày nay nhu cầu không chỉ dừng lại ở thực hiện cuộc gọi thoại, gửi và nhận
tin nhắn, người sử dụng đòi hỏi phải có những ứng dụng cao cấp hơn.
- MobiFone cam kết sẽ phủ sóng 3G tới 100% đô thị thuộc 63 tỉnh thành
trên cả nước, và trong 3 năm sẽ phủ sóng 3G tới 98% dân số. Theo cấp độ ưu
tiên giảm dần, MobiFone sẽ tiến hành phủ sóng 3G từ đô thị đông dân, đô thị,
ngoại ô, nông thôn và tuyến quốc lộ. MobiFone sẽ tiếp tục thực hiện cam kết
"chất lượng tốt nhất" trong việc triển khai 3G. Việc đầu tư vào công nghệ mới
giúp nâng cao được chất lượng dịch vụ mạng của mobifone, tăng thêm các
dịch vụ đi kèm hấp dẫn, tăng tốc độ đường truyền cũng như giải quyết tình
trạng nghẽn mạng.
d, Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay trên thị trường có 7 nhà cung cấp dịch vụ ĐTDĐ gồm 4 nhà
cung cấp dịch vụ di động sử dụng công nghệ CDMA (VinaPhone, MobiFone,
Viettel và HT Mobile) và 3 nhà cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ GSM (S-
Phone, Hanoi Telecom, và VP Telecom). Bốn nhà cung cấp dịch vụ sử dụng
công nghệ CDMA đang chiếm thị phần khống chế thị trường, trong khi các
nhà cung cấp dịch vụ GSM đang cố gắng tìm kiếm chỗ đứng trong thị trường
với chiến lược kinh doanh chất lượng cao và giá rẻ trước khi các hãng nước
ngoài tham gia vào thị trường di động Việt Nam sau khi nước ta tham gia vào
Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO)
• Viettel
Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty
Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên cở sở sát
nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di
động Viettel.
- Vị thế : Năm 2009, Viettel có khoảng 45 triệu thuê bao và đạt lợi nhuận
13
đạt 10.000 tỷ đồng trên doanh thu 60.054 tỷ đồng.
- Các chiến lược :
+ Tung ra các bộ kit (hòa mạng mới) trả trước có mệnh giá 65.000 đồng.
+ Vào đầu năm học mới, ngoài việc tặng sim miễn phí cho các sinh viên
với số lượng sim lên tới 300.000, nhà khai thác di động 098 -Viettel Telecom
còn tặng thêm các quyền lợi khác khi sử dụng.
+Gói cước sinh viên hội tụ tất cả những tính năng ưu việt nhất từ các gói
cước hiện có của Viettel:
* Vina fone
Công ty dịch vụ Viễn thông Vina Fone chính thức đi vào hoạt động này
26/6/96 do Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) thuộc
Tổng cục Bưu điện (GPC) cho ra đời một mạng di động GSM thứ hai cạnh
tranh trực tiếp với VMS.
- Vị thế : Năm 2009, doanh thu toàn mạng của VinaPhone đạt gần
21.000 tỷ đồng, phát triển thêm hơn 10 triệu thuê bao mới.Thị phần tăng lên
30% (năm 2008 đạt 26%).
- Các chiến lược :
+ Cho ra tài khoản của bộ kit mệnh giá 65000 đồng là 105.000 ðồng
cùng với 20 phút gọi và 50 SMS nội mạng miễn phí.
+ Áp dụng một loạt chính sách ưu đãi đối với các thuê bao di động trả
sau như tặng số phút gọi trong ngày, gửi quà tặng, hoặc quay số trúng thưởng.
+ Tạo ra các dịch vụ gia tăng độc đáo,thú vị bên cạnh giá cước rẻ nhằm kích
thích khách hàng trẻ.
* Vietnamobile
- Vị thế : là tân binh trên thị trường viễn thông Việt Nam ( như Beeline).
- Các chiến lược :
Từ cách đây vài tháng, đội quân bán hàng với biệt hiệu "cơn lốc màu
14
cam" của mạng di động
Vietnamobile đã có mặt ở khắp các trường đại học. Không chỉ giới thiệu
sản phẩm, dịch vụ, gói cước,các nhân viên của hãng còn trực tiếp bán thẻ sim,
thậm chí là phát miễn phí cho các sinh viên với thủ tục dễ dàng. Chỉ cần xuất
trình chứng minh thư hoặc thẻ sinh viên là họ có thể sử dụng dịch vụ với số
tiền có sẵn trong tài khoản lên tới vài trăm nghìn đồng.
* Beeline
tháng 7/2009 chính thức ra mắt mạng di động Quốc tế Beeline Việt Nam
và ,khẩu hiệu "Live on thebright side” và gói cước “vô địch rẻ”mang tên “Big
Zero" với cách tính cước “độc nhất vô nhị”: tínhgiá không đồng (0 VND) sau
phút đầu tiên cho tất cả các cuộc gọi nội mạng.
- tiếp sau đó tháng 3/2010 gây sock trên thị trường viễn thông với gói
cước ưu đãi nhất trên thị trườnghiện nay “ big and cool” .
*Evntelecom
Là một doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam,
EVNTelecom được phép cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.
Dựa trên cơ sở hạ tầng vững mạnh, công nghệ tiên tiến, kênh phân phối
rộng khắp, đội ngũ nhân viên năng động và chuyên nghiệp, EVNTelecom đang
không ngừng nỗ lực cung cấp những dịch vụ tiện ích, chất lượng ổn định, giá cả
cạnh tranh , đem đến cho khách hàng nhiều lựa chọn mới.
*Sfone
S-Telecom là đơn vị trực thuộc công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn
thông Sài Gòn (SPT), được hình thành để thực hiện dự án hợp đồng hợp tác
kinh doanh (BCC) giữa Công ty SPT và Công ty SLD (nay được gọi là SK
Telecom Vietnam).
Trong quá trình hoạt động, S-Fone luôn theo đuổi mục tiêu hoạt động
“Tất cả vì lợi ích của khách hàng”. Theo đó, S-Fone là mạng khởi xướng và
dẫn đầu xu hướng đa dạng hoá gói cước. S-Fone cũng rất năng động trong
việc cung cấp những dịch vụ giá trị gia tăng hiện đại, những hoạt động chăm
15
sóc khách hàng mang lại lợi ích thiết thực cho người dùng. Đồng thời, S-Fone
cũng là mạng di động tiên phong triển khai những ứng dụng 3G tại Việt Nam,
thu hẹp khoảng cách về công nghệ di động giữa Việt Nam và thế giới.
e, Sản phẩm thay thế
VNPT là doanh nghiệp thứ 3 sau EVN Telecom và Viettel cung cấp dịch
vụ điện thoại cố định không dây. Sau gần 2 năm triển khai, mạng điện thoại
cố định không dây (E-com) của EVN Telecom đã vượt qua con số 500.000
thuê bao.
Dịch vụ internet. Dịch vụ internet phát triển cao có thể liên lạc với mọi
người một cách dễ dàng bằng email, yahoo….
f.,Bản thân nguồn lực công ty
Nội lực bên trong của công ty: hệ thống quản lý, sản xuất của công ty
được xây dựng có hệ thống và chuyên nghiệp:
Bộ máy quản lý:
- Giám đốc trung tâm và các Phó giám đốc.
- Phòng bán hàng và Marketing, có các cửa hàng trực thuộc và quản lý
Các đại lý, cửa hàng.
- Phòng kỹ thuật - khai thác.
- Phòng kế toán - thống kê - tài chính (KT - TK - TC).
- Có tổ tính cước, thu cước trực thuộc.
III- PHÂN TÍCH SWOT
ĐIỂM MẠNH
1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên có phong cách làm việc chuyên nghiệp,
giàu kinh nghiệm.
Với phương cham “Tất cả vi khách hàng”. Tại Mobifone, mọi thứ đều
xoay xung quanh khách hàng. Câu hỏi: "Khách hàng sẽ được thêm lợi ích gi
khi áp dụng chính sách, công nghệ hoặc giải pháp này?" luôn là câu hỏi đầu
tiên mà các cán bộ, chuyên gia, cũng như nhân viên của MobiFone đặt ra khi
16
xử lý các vấn đề về kỹ thuật cũng như kinh doanh. Cũng chinh vi xử ly mọi
vấn đề theo quan điểm lấy khách hàng làm trung tâm, đặt quyền lợi của khách
hàng lên trên nên việc MobiFone luôn được bình chọn là mạng di động được
ưa chuộng nhất Việt Nam trong nhiều năm liên tục cũng là điều dễ hiểu.
Là mạng di động ra đời đầu tiên, đội ngũ của MobiFone được đào tạo và
thử thách trong môi trường hợp tác với nước ngoài 10 năm (hợp tác với
Comvik) và MobiFone cũng đồng thời là cái nôi nhân sự của ngành viên của
MobiFone luôn là đội ngũ được đánh giá cao nhất trong số các công ty trong
lĩnh vực thông tin di động.
2. Luôn đi đầu trong áp dụng công nghệ mới.
Không được hạ gia cước bằng với Viettel để cạnh tranh, MobiFone tập
trung mạnh vào nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới công nghệ cũng như
tìm cách tháo gỡ vấn đề đầu tư. MobiFone đã tạo được bước tiến vượt trội về
chất lượng dịch vụ cũng như việc áp dụng thành công công nghệ tiên tiến nhất
của mạng GSM. Điển hình là năm 2008, MobiFone đã công bố việc áp dụng
thành công 2 công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới của mạng GSM la EGDE
và Synthesizer. Với việc ap dụng thành công công nghệ truyền dữ liệu tốc độ
cao EGDE, MobiFone trở thanh mạng GSM duy nhất hiện nay có tốc độ
truyền dữ liệu tương đương với ADSL của mạng cố định (khoảng 384kb/s).
Năm nay, nhân dịp sinh nhật thứ 18, MobiFone sẽ hoàn thành việc phát sóng
16.000 trạm BTS vao cuối thang 12. Bên cạnh đó, MobiFone cũng đầu tư rất
bài bản cho thương hiệu của mình và in dấu trong tâm trí khách hàng về mạng
di động có chất lượng tốt nhất, với hinh ảnh thời thượng và đẳng cấp.
3. Chất lượng dịch vụ tốt nhất trong các mạng di động tại Việt Nam.
MobiFone là mạng di động liên tục trong 3 năm đều đạt chất lượng thoại
của điện thoại cố định và điểm đo kiểm ở chỉ tiêu cực kỳ quan trọng này luôn
đứng đầu trong số tất cả cac mạng di động tại Việt Nam.
Chỉ tiêu Mobifone Vinaphone V
iettel
17
Chất lượng thoại (điểm) 3.54 3.52 3.47
Gọi đến tổng đài thành
công trong 60s (%)
98,82 98,82 96,08
Tỉ lệ thiết lập cuộc gọi
thành công (%)
98,97 99,63 99,08
Khiếu nại của khàch
hàng
(số lượng khiếu nại/100
khách hàng trong 3
tháng)
0,007 0,011
0,013
Theo Cục quản lý chất lượng CNTT và truyền thông thuộc Bộ Thông
tin và Truyền thông
4. Doanh thu bình quân đầu người cao nhất so với các doanh
nghiệpcùng ngành.
So vớicác doanh nghiệp trong cùng ngành, MobiFone có doanh thu bình
quân đầu người/năm cao nhất với gần 5 tỷ/người/năm, nộp ngân sách binh
quân đầu người cao nhất với hơn 1tỷ/người/năm.
Doanh thu của MobiFone cả năm đạt hơn 17.500 tỷ đồng, lợi nhuận đạt
hơn 5.800 tỷ đồng va nộp ngân sách 3.500 tỷ đồng.
Điểm đặc biệt nhất trong kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 của
MobiFone là lợi nhuận. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của mạng di động này
lên tới hơn 33%. Trong khi đó của Viettel là 26%.
ĐIỂM YẾU
1. Kém khả năng cạnh tranh về giá cước.
Do là mạng chiếm thị phần khống chế nên cũng như Vinaphone thì
Mobifone không được phép giảm giá cước để cạnh tranh. Vì vậy trong 1
khoảng thời gian ngắn, sự xuất hiện của Viettel cùng chiến lược về giá và
nhiều hình thức khuyến mại đã nhanh chóng thay đổi thị phần các mạng di
18
động.
Cước trng nước
Loại cuớc (đã
được giảm)
Trả sau
(đồng/phút)
Trả trước
(đồng/phút)
Nội
mạng
Liên
mạng
Nội
mạng
Ngoại
mạng
Viettel (áp dụng
từ 1/12)
1.09 1.190 1.1690 1.890
Vinaphone (áp
dụng từ 15/12)
1.080 1.200 1.750 1.990
Mobifone (áp
dụng từ 15/12)
1.080 1.200 1.750 1.990
- Cước quốc tế
+ Viettel: Cước gọi quốc tế đến mọi quốc gia của Viettel chỉ 3.600
đồng/ phút
+ Mobifone
oĐối với thuê bao trả sau : 4.114 đồng/phút đối với thuê bao sử dụng
một chu kỳ cước đến 1200 giây/ chu kỳ cước. 3.960 đồng/phút đối với thuê
bao sử dụng một chu kỳ cước đến 1201 giây/ chu kỳ cước trở lên.
oĐối với thuê bao trả trước : 4.114 đồng/phút. Ngoài ra mobifone còn áp
dụng block 6 giây đầu tiên và 1 giây tiếp theo.
2. Mạng lưới phủ sóng chưa rộng khắp.
Năm 2007 được đánh giá là năm cả ba mạng đầu tư lớn nhất cho mạng
lưới phủ sóng di động của mình. Trên thực tế, trong năm, Tập đoàn BCVT
Việt Nam VNPT - đơn vị chủ quản mạng MobiFone, Vinaphone đa dồn công
dồn sức tăng tốc phát triển vùng phủ sóng. Tuy nhiên độ phủ sóng của
MobiFone va Vinaphone vẫn thua Viettel do lợi thế của DN thuộc Bộ Quốc
phòng, tận dụng được lực lượng quân đội.
Hiện nay, Viettel đã phủ sóng đến 64/64 tỉnh/thành cả nước, trong khi
Mobifone còn chưa kịp phủ sóng hết.
3. Chậm chạp trong chiến lược cạnh tranh
Trước khi Viettel Mobile gia nhập thị trường thông tin di động, thị
19
trường này là bức tranh đơn sắc của 2 doanh nghiệp thuộc VNPT là
Vinaphone và Mobiphone chiếm 97% thị phần. Theo đánh giá của nhiều
chuyên gia về viễn thông, Viettel Mobile khó co thể trở thanh một đối thủ
thực sự của Vinaphone va Mobiphone khi nhìn vào bài học đắt gia của S-
Fone. Tuy nhiên, chỉ sau vài tháng Viettel Mobile đi vào hoạt động thị trường
thông tin di động đã có sự thay đổi mạnh mẽ.
Bằng chiến lược cạnh tranh về giá, các chương trình khuyến mại thường
xuyên và hướng đến phục vụ nhiều tầng lớp khách hàng trên khắp mọi miền
Tổ quốc, kể cả vùng nông thôn, biên giới, hải đảo.
Viettel đã trở thành mạng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất chỉ trong một
thời gian ngắn. Trong khi đó Mobifone chưa có động thái tích cực, không đưa
ra được giải pháp hiệu quả, dẫn đến mất thị phần đáng kể.
CƠ HỘI
1. Cơ hội tăng thị phần.
Trên thực tế, thị trường thông tin di động thời điểm này la cuộc cạnh
tranh quyết liệt giữa MobiFone và Viettel Mobile. Viettel Mobile vẫn giữ
được tốc độ tăng trưởng đáng kể và lợi thế cước rẻ. MobiFone, sau khi giải
quyết được vấn đề về thủ tục đầu tư thi việc đầu tư mở rộng mạng lưới đã
được tăng tốc.
Thang 6 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chấp nhận đề nghị
giảm giá cước cho Vinaphone và Mobifone. Đây sẽ là tín hiệu mừng cho 2
nhà mạng của VNPT, đồng thời cũng sẽ khiến cho cuộc cạnh tranh giữa các
“đại gia” trở nên hấp dẫn hơn vì theo tính toán của các nhà mạng thì hiện nay
còn khoảng 30 triệu người chưa sử dụng di động và chủ yếu là những người
có thu nhập thấp.
20
Theo số liệu của Bộ TT&TT quy I/2009
2. Cổ phần hóa.
Trong số 3 mạng di động lớn nhất hiện nay thuộc sở hữu 100 % vốn Nhà
nước, thì MobiFone - mạng di động đầu tiên tại Việt Nam là doanh nghiệp
được chọn làm mạng di động đầu tiên thực hiện cổ phần hóa. Theo dự kiến,
toàn bộ các quy trình và thủ tục cho tiến trình cổ phần hóa đang được hoàn
thành để thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng trong năm nay.
Giới chuyên môn thì nhận định rằng, nếu thực hiện CPH nhanh và tận
dụng được các thay đổi về cơ chế do tiến trình CPH đem lại, thị phần của
MobiFone có thể tăng lên trên 50%. Việc chủ động hơn trong kinh doanh sẽ
cho phép MobiFone thực hiện được điều nay tận dụng được các cơ hội mới
trên thị trường di động vốn đã nóng như hiện nay. Đây cũng sẽ là cơ hội để
doanh nghiệp tiếp cận với những nguồn vốn lớn nhằm đổi mới hơn nữa công
nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng.
Tuy nhiên, theo bao Bưu điện Việt Nam số 110 ra ngay 14/9/2009, do
tình hình kinh tế đang gặp khó khăn, nên việc cổ phần hóa MobiFoneđang
được triển khai chậm lại, vì thế việc tuyen bố phát hành cổ phiếu lần đầu ra
công chúng có thể sẽ sang năm 2010.
3. Mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài.
21
MobiFone vừa hoàn thành ký kết thỏa thuận chuyển vùng quốc tế với
Vodafone Kerela tại Ấn Độ ngày 19/2/2009, nâng số mạng đã có thỏa thuận
chuyển vùng quốc tế lên gần 200 mạng trên toàn thế giới. Chỉ trong tháng
2/2009, MobiFone đã tiến hành ký kết với 12 mạng di động trên thế giới (gồm
các mạng ở Ấn Độ, Indonesia, Israel, Mauritius ) để mở rộng mạng lưới
chuyển vùng quốc tế lên gần 200 mạng. Trong số đó, MobiFone ưu tiên đẩy
mạnh chuyển vùng GPRS, 3G để phục vụ nhu cầu dùng data của khách hàng
và làm tiền đề cho việc triển khai xác dịch vụ 3G thuận lợi. Điều này đã
khẳng định nỗ lực củaMobiFone trong việc tăng cường đầu tư mạng lưới,
công nghệ và đẩy mạnh hợp tác phát triển trong môi trường hội nhập quốc tế.
THÁCH THỨC
1. Đối thủ cạnh tranh
MobiFone bắt đầu cạnh tranh thực sự khi S-Fone - mạng CDMA đầu tiên
tại Việt Nam khai trương vao tháng 7/2003. Đến cuối năm 2004, Viettel
Mobile - mạng di động GSM thứ ba cũng đi vào hoạt động. Kể từ thời điểm
này cho tới gần cuối năm 2006, Viettel Mobile được đánh giá là một hiện
tượng trên thị trường thông tin di động với giá cước rẻ, đầu tư nhanh. Trong 3
năm đó, Viettel Mobile là mạng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Ngoài sự
năng động và sáng tạo trong kinh doanh, một yếu tố quan trọng dẫn tới thành
công la sự chênh lệch về gia cước giữa Viettel Mobile với MobiFone va
VinaPhone khá lớn - trong khi MobiFone, VinaPhone không được phép giảm
giá cước để cạnh tranh vì la mạng chiếm thị phần khống chế. Hơn nữa, cả
MobiFone và VinaPhone đều gặp khó khăn về đầu tư mở rộng mạng lưới do
quy trình, thủ tục kéo dài.
Thị phần các mạng di động Việt Nam qua các năm
Năm Mobifone Vinaphone Viettel Mạng khác
2005 36% 49% 11% 4%
22
2006 31% 33% 30% 6%
2007 28% 25% 32% 15%
2008 29% 21% 37% 13%
Lâu nay, thị phần chiếm áp đảo của Viettel là những người có thu nhập
thấp, như sinh viên, các khách hàng tỉnh lẻ. Thị phần của MobiFone tập trung
chủ yếu là các thành phố lớn có thu nhập cao, các doanh nghiệp trong Nam;
con ưu thế thị phần của VinaPhone là nhóm viên chức, công chức, đặc biệt từ
Bắc Trung Bộ trở ra.
Bên cạnh đó sự ra đời của các nhà mạng di động mới với chiến lược về
giá và nhiều hình thức khuyến mại cũng làm giảm thị phần của MobiFone.
Gần đây nhất là sự ra đời của Beeline với gói cước đầu tiênBigzero đã gây
“sốc” trên thị trường di động với việc miễn phí gọi nộimạng từ phút thứ 2 của
cuộc gọi trong thời gian tối đa 20 phút (kông giới hạn số cuộc gọi miễn phí).
2. Đối thủ tiềm ẩn.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc xuất hiện các mạng di động từ nước
ngoài cũng là những nguy cơ đối với công ty VMS-MobiFone nói riêng và
các mạng di động khác nói chung.
Gần đây nhất là sự ra đời của Beeline (20/7/2009) với goi cước đầu tien
BigZero đã gây “sốc” trên thị trường di động với việc miễn phi gọi nội mạng
từ phút thứ 2 của cuộc gọi trong thời gian tối đa 20 phút (không giới hạn số
cuộc gọi miễn phí). Theo nhận định của Viettel, nếu như Beeline tiếp tục thực
hiện chiến lược về gia nội mạng bằng 0 như hiện tại, doanh thu không chỉ của
Viettel mà của tất cả các mạng di động lớn đều bị ảnh hưởng cỡ 20%. Giám
đốc Công ty VMS - MobiFone - Lê Ngọc Minh cũng có nhận xét tương tự về
việc Beeline cung cấp ra thị trường với goi cước Zero. Việc cung cấp các gói
cước gần như miễn phí gọi nội mạng (không chỉ của Beeline mà cả
Vietnamobile) là hành vi có khả năng làm phá vỡ cấu trúc thị trường. Một
doanh nghiệp mới tham gia thị trường chưa có gì để mất sẽ là đối thủ khó
"nhằn" nhất với các nhà khai thác đã có khách hàng và thị phần nhất định.
23
Vietnamobile và Beeline có chiến lược tập trung vào thị trường "ngon ăn"
như các thành phố lớn, trong khi doanh nghiệp khác lại phải làm thêm phần
công ích là đưa sóng về vùng sâu vung xa, hải đảo miền núi. Chuyện các “đại
gia” lo ngại va kêu cứu khi lính mới gia nhập thị trường nghe qua có vẻ
ngược đời. Song nó la việc tất yếu, bởi doanh nghiệp nhỏ mới ra đời, dung
lượng mạng thì lớn mà không có khách hàng nào, nếu không miễn phí gọi nội
mạng cũng chẳng có doanh thu.
Vì thế, miễn phi nội mạng là cách thức duy nhất để cạnh tranh vừa tận
dụng được năng lực của mạng, vừa thu hút được khách hàng mà lại không
phải bỏ thêm chi phí như khuyến mại.
MA TRẬN SWOT
Các yếu tố thuộc nội
bộ doanh nghiệp
Các yếu tố thuộc môi
trường kinh doanh
I. Các điểm mạnh (S)
1.Chất lượng dịch vụ tốt
2. Doanh thu bình quân
cao
3. Luôn đi đầu trong áp
dụng công nghệ mới.
4. Nguồn nhân lực
chuyên nghiệp, giàu
kinh nghiệm
II. Các điểm yếu (W)
1. Kém khả năng cạnh
tranh về gia cước.
2. Chậm chạp trong
chiến lược cạnh tranh.
3. Mạng lưới phủ sóng
chưa rộng khắp.
I. Cơ hội (O)
1. Tăng thị phần
2. Cổ phần hóa
3. Mở rộng quan hệ hợp
tác với đối tác nước
ngoài.
4. Triển khai mạng 3G.
-Tìm các nhà đầu tư vào
công ty (O2S4)
-Thâm nhập sau hơn vào
thị trường hiện tại
(O1S1)
-Mở rộng ra thị trường
quốc tế (O23S134)
-Tìm kiếm thị trường
(O13W1)
-Tập trung vào những dự
án đem lại lợi nhuận cao
(O34W12)
II. Đe doạ (T)
1.Đối thủ cạnh tranh
- Giữ vững thị phần
(T12S134)
- Thay đổi chiến lược
kinh doanh để tăng
24
2. Đối thủ tiềm năng
- Thâm nhập sau hơn
vào đối thủ tiềm năng va
những khách hàng trung
thành của công ty
(T2S1)
- Tăng cường marketing
(T1S134)
thịphần(T1W1)
III, PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG,THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH
VỊ THỊ TRƯỜNG
1. Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu.
Có 2 cơ sở chính để phân đoạn thị trường đó chính là theo nhân khẩu và theo
hành vi:
A, Theo nhân khẩu học
25