Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ & HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CHÈ SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 22 trang )

Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh GVHD: Th.S.Ngô Thò Hải Xuân

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ THƯƠNG MẠI




BÀI TIỂU LUẬN
MƠN: KINH TẾ & PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Đề tài :
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ & HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CƠNG TY CHÈ SÀI GỊN
GVHD: Ths. Ngơ Thị Hải Xn
Lớp : NT3
Nhóm thực hiện:
1. Lê Đức Trí
2. Lê Phương Nhã
3. Đặng Thị Ngọc Nhân
4. Tơ Thị Minh Ngọc
5. Võ Hồng Khương

TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2014
Trang 1
Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh GVHD: Th.S.Ngô Thò Hải Xuân

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, hòa cùng với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế thò trường nước ta đang
trên đà phát triển mạnh mẽ, thò trường cả trong và ngoài nước ngày càng cạnh tranh gay gắt mang lại


nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển lâu dài, các doanh nghiệp
đã, đang và sẽ phải huy động cả tài lực, trí lực và vật lực để tìm được hướng đi đúng đắn, phù hợp với
xu thế phát triển của nền kinh tế, đáp ứng được nhu cầu thò trường và khẳng đònh vò thế trên thương
trường.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được kết
quả cao nhất vì mục tiêu hàng đầu của kinh doanh là hiệu quả. Làm thế nào để đạt doanh thu cao,
giảm thiểu chi phí để có được lợi nhuận cao nhất là vấn đề mà các doanh nghiệp rất mực quan tâm.
Và Công ty Chè Sài Gòn cũng không là ngoại lệ. Chính vì thế, chúng em đã chọn đề tài “Phân tích
kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Vinatea - HCM” cho bài tiểu luận của mình.
Bố cục bài tiểu luận gồm:
Phần I: Giới thiệu tổng quan về Tổng Công ty Chè Việt Nam và Công ty Chè Sài Gòn.
Phần II: Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Chè Sài Gòn.
Phần III: Nhũng thuận lợi và khó khăn – Đề xuất – Kết luận.
Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thiện bài tiểu luận này nhưng do hạn chế về thời gian, kinh
nghiệm nên khó có thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự đóng góp chân
thành của cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Trang 2
Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh GVHD: Th.S.Ngô Thò Hải Xuân

Phần I:
GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
VÀ CÔNG TY CHÈ SÀI GÒN
I. Tổng quan về Tổng Công ty Chè Việt Nam:
1 - Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Chè Việt Nam:
Thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế Nhà nước bằng quyết đònh số 220/HĐBT
của Hội đồng Bộ trưởng về việc thống nhất quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu theo ngành kinh tế kó
thuật trong phạm vi cả nước, nhằm tạo điều kiện thúc đẩy ngành chè phát triển phục vụ nhu cầu trong
nước và đẩy mạnh xuất khẩu, Tổng Công ty Chè Việt Nam đã được thành lập vào năm 1987 theo
quyết đònh của Bộ Nông nghiệp - Công nghiệp và Thực phẩm.
Tên giao dòch: Viet Nam National Tea Corporation, viết tắt là Vinatea Corp.

Trụ sở chính: 46 Tăng Bạt Hổ, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Vốn điều lệ: 13.000.000.000 VNĐ.
Điện thoại: 84-4.8211690
Telex: 411559
Fax: 84-4.8252756.
Tổng Công ty Chè Việt Nam là một doanh nghiệp hoạt động với quy mô lớn, đòa bàn hoạt động
rộng rãi, quan hệ tốt với các đơn vò kinh doanh chè khác trong nước và thế giới. Hoạt động kinh doanh
của Vinatea không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước, mà còn là đầu mối thực hiện xuất khẩu chè ra
nước ngoài với sản lượng hàng năm từ 20.000 tấn đến 22.000 tấn, đạt trò giá kim ngạch 18 triệu đến
20 triệu USD. Ngoài ra, công ty còn nhập khẩu vật tư, hàng hoá, thiết bò dùng đạt trò giá 12 triệu; tăng
cường quan hệ hợp tác - đầu tư - liên doanh với các tổ chức kinh doanh chè trong và ngoài nước nhằm
tiếp thu kòp thời thiết bò công nghệ mới và tăng thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển ngành chè.
Thông qua công tác lưu thông đối ngoại chuyên ngành của Vinatea đã tạo điều kiện cho nguồn
sản xuất kinh doanh chè trong nước nhanh chóng tiếp cận thò trường tiêu thụ, kòp thời nắm bắt thông
tin về thiết bò công nghệ chế biến tiên tiến, về những sản phẩm chè hợp thò hiếu người tiêu dùng. Từ
đó, khuyến khích người sản xuất điều chỉnh quá trình sản xuất như tìm những giống chè tốt, cải tiến
thiết bò công nghệ chế biến, tăng cường chế độ quản lý để tạo ra những sản phẩm đa dạng, chất lượng
cao, phù hợp thò hiếu của từng thò trường, từng khách hàng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2 - Chức năng và nhiệm vụ:
- Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng chè.
- Bán buôn cho mọi thành phần kinh tế.
- Hợp tác với các tổ chức khác trong và ngoài nước nhằm khai thác thò trường tiêu thụ.
- Thực hiện đúng đắn và đầy đủ các chế độ thống kê, hạch toán và kinh doanh.
Trang 3
Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh GVHD: Th.S.Ngô Thò Hải Xuân

- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ,
công nhân viên, kết hợp đúng đắn, hài hòa lợi ích theo chính sách và quy đònh của Nhà nước.
- Thực hiện tốt bảo vệ tài sản và con người do công ty quản lý, thực hiện tốt việc bảo vệ môi

trường và trật tự an toàn xã hội.
3 - Tổ chức bộ máy Tổng Công ty Chè Việt Nam:
Nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh, hợp tác đầu tư liên doanh có hiệu quả, góp phần phát
triển ngành nghề cả nước, thỏa mãn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, Vinatea đã không
ngừng mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư, liên doanh với nước ngoài trên cơ sở đôi bên cùng có lợi,
làm tròn nghóa vụ ngân sách Nhà nước và thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ có liên quan khác
của Đảng và Nhà nước.
Sơ đồ Bộ máy quản lý của VINATEA
II. Công ty Chè Sài Gòn:
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại lớn nhất nước và là một trung tâm giao dòch
thuận lợi cho các ngành sản xuất trong nước, trong đó có ngành chè. Do đó, chính sách thành lập
Công ty Chè Sài Gòn là điều kiện tất yếu theo quyết đònh số 25/CVN-TC ngày 03/06/1996 của Tổng
Công ty Chè Việt Nam.
Công ty Chè Sài Gòn hoạt động theo chế độ phụ thuộc, có con dấu riêng và được mở tài khoản
tại ngân hàng, được tự chủ trong vấn đề sản xuất kinh doanh.
Trụ sở: 225 Nam Kỳ Khởi Nghóa, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh.
Tên giao dòch: Viet Nam National Tea Corporation, Ho Chi Minh City Branch, viết tắt là:
Vinatea-HCM.
Điện thoại: 84-8.8439603.
Fax: 84-8.8484326.
Trang 4
Phòng kinh
doanh 1
Phòng Kinh
doanh 2
Phòng Hành
chính-Tổng hợp
Phòng Kế
toán-Tài chính
Phòng Hợp

tác - Đầu tư
Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc
phụ trách kinh doanh
Phó Tổng Giám đốc
phụ trách hợp tác đầu tư
Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh GVHD: Th.S.Ngô Thò Hải Xuân

1 - Chức năng và nhiệm vụ:
- Công ty được ủy quyền hoạt động theo giấy phép kinh doanh của Tổng Công ty, có nhiệm vụ
kinh doanh xuất nhập khẩu các loại chè nông sản, lâm sản, chế biến hàng thủ công mỹ nghệ và hàng
tiêu dùng theo đúng pháp luật.
- Nhập khẩu các loại vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bò, phụ tùng sản xuất phương tiện vận
tải và hàng tiêu dùng.
- Thực hiện kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu do Tổng Công ty Chè Việt Nam giao, ký hợp
đồng ngoại thương theo sự ủy nhiệm của Tổng Công ty.
- Bán buôn cho các thành phần kinh tế và bán lẻ.
- Chấp hành đúng chính sách về quản lý kinh tế, tổ chức của Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, sử dụng, quản lý tốt lao động, tiền vốn, tài sản, trang thiết bò của công ty, đảm
bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao và thực hiện đầy đủ các nghóa vụ với ngân sách Nhà nước.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê đònh kỳ và đột xuất theo quy đònh của Nhà nước và quy
đònh của Tổng Công ty Chè Việt Nam.
- Quản lý toàn bộ công nhân viên theo chính sách hiện hành của Nhà nước, thường xuyên giáo
dục chính trò, tư tưởng, thái độ phục vụ, nâng cao trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ, chăm lo
đời sống vật chất lẫn tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
2- Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Chè Sài Gòn:
2.1 - Sơ đồ bộ máy quản lý:
2.2 - Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:

Giám đốc Công ty:

 Là người đứng đầu công ty, chòu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh, phân
phối sản phẩm, quyết đònh mọi vấn đề liên quan đến quản lý kinh doanh và đầu tư của công ty
theo đúng pháp luật Nhà nước quy đònh và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của công ty.
 Chòu trách nhiẹâm về toàn bộ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty trước pháp luật
và cơ quan chủ quản cấp trên.
Trang 5
Giám đốc Công ty
Phòng Tổ chức
– Hành chính
Phòng Kinh
doanh XNK
Bộ phận
KD nội tiêu
Phân xưởng
sản xuất
Phòng Kế toán -
Tài vụ
Phòng
KCS
Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh GVHD: Th.S.Ngô Thò Hải Xuân

 Trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động về công tác kế toán, công tác kế hoạch kinh doanh xuất nhập
khẩu, ký kết hợp đồng kinh tế.
 Quyết đònh công tác tổ chức nhân sự và mạng lưới kinh doanh.

Phòng Kinh doanh:
 Có nhiệm vụ kinh doanh, mua bán hàng hoá tạo lợi nhuận cho công ty và quản lý một số cửa
hàng trực tiếp kinh doanh chè.
 Nghiên cứu thông tin về thò trường, giá cả trong và ngoài nước, tiến hành giao dòch với các tổ
chức, cá nhân nước ngoài để chào bán và ký hợp đồng xuất khẩu chè, nhập khẩu các loại hàng

thuộc phạm vi kinh doanh của công ty.
 Xây dựng giá mua hàng và giá xuất khẩu chè theo từng nhu cầu thò trường và cùng phòng Kế
toán xây dựng giá mua của đơn vò cung ứng.
 Tham gia quản lý số lượng, chất lượng hàng hoá nhập kho.
 Đa dạng hoá sản phẩm chè và mở rộng thò trường tiêu thụ, tổ chức mạng lưới giới thiệu, phân
phối, tiêu thụ sản phẩm.

Phòng Kế toán – Tài vụ:
 Thực hiện chức năng hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư, liên
doanh, hợp tác kinh tế của công ty.
 Quản lý vốn, tài sản, thu chi và hướng dẫn sử dụng nguồn vốn.
 Phản ánh, giám sát và kiểm tra tình hình tài chính của công ty cũng như cố vấn cho Ban Giám
đốc một số vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
 Hướng dẫn chế độ thực hiện biên bản, chứng từ hạch toán, thống kê, quản lý các chứng từ
thanh toán theo đúng quy chế, quy đònh hiện hành.
 Được quyền yêu cầu các ban ngành, các đơn vò cơ sở cung cấp các số liệu liên quan đến kế
toán.
 Tổng kết thu chi, báo cáo quyết toán nhanh chóng, kòp thời, trung thực để nắm bắt kòp tình hình
tài chính và kinh doanh của công ty.
 Tham mưu cho Giám đốc duyệt các Báo cáo tài chính của công ty.
 Tham gia tư vấn một số hợp đồng kinh tế.
 Tham gia các cuộc họp liên quan đến kế toán.

Phòng KCS:
 Kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa nhập, xuất kho.
 Tham mưu cho Ban Giám đốc và các phòng ban khác về chất lượng sản phẩm.

Phòng Tổ chức – Hành chính:
 Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác quản lý cán bộ, công nhân viên, tiền lương, chính
sách của Nhà nước liên quan đến hoạt động của công ty.

 Xây dựng, triển khai kế hoạch về tiền lương, bảo hiểm, chi phí hành chính sự nghiệp.
 Nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện, bổ sung cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
Trang 6
Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh GVHD: Th.S.Ngô Thò Hải Xuân

 Kiểm tra, xác minh các thư khiếu nại và chuẩn bò tài liệu có liên quan để trả lời, giải đáp thắc
mắc, giúp cho Ban Giám đốc bảo vệ quyền lợi của người lao động và của công ty theo quy đònh
của Nhà nước.
 Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ, tài liệu.
 Tổ chức theo dõi, quản lý chi phí hành chính sự nghiệp.
3. Cơ cấu mặt hàng của Công ty Chè Sài Gòn:
Vinatea-HCM là một tổ chức thương mại chuyên sản xuất, buôn bán và đầu tư phát triển ngành
chè Việt Nam, có quan hệ buôn bán với trên 100 tổ chức kinh tế Nhà nước và các công ty tư nhân
trong nước và hầu hết các khu vực trên thế giới.
Xuất khẩu và tiêu thụ nội đòa các sản phẩm chè sau:
+ Chè đen: OP, FBOP, P, PS, BPS, F, D.
+ Chè đen ướp các loại hương thảo mộc: PE, PD, BP1.
+ Chè xanh xô, chè xanh máy: OP, P, BP, BPS, F.
+ Chè vàng các loại: HG111, HG222, HG333, 64, 156.
Các loại chè trên được đóng gói khác nhau: 1.5gr, 2gr, 5gr, 10gr, 50gr,100gr, 200gr, 500gr … với
các loại bao bì khác nhau được vận chuyển, bảo quản, sử dụng theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài
ra, Vinatea- HCM còn nhập khẩu vật tư, thiết bò, hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống người làm
chè như: phân hóa học, thuốc trừ sâu, thiết bò canh tác chế biến chè,Thép không rỉ, phương tiện vận
tải, vật liệu sản xuất bao bì, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, bí quyết kó thuật.
Vinatea còn tiếp tục kinh doanh các mặt hàng nông-lâm-thổ sản, nhận ủy thác xuất khẩu cho tất
cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, trực tiếp tổ chức các cơ sở kinh doanh của mình, trực tiếp
đầu tư cho các cơ sở kinh doanh chè trong cả nước, sẵn sàng hợp tác với các tổ chức cá nhân trong và
ngoài nước để buôn bán và đầu tư phát triển trên cơ sở xác đònh các bên cùng có lợi.
Trang 7
Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh GVHD: Th.S.Ngô Thò Hải Xuân


Phần II:
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CHÈ SÀI GÒN (VINATEA – HCM)
I - CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vò tính: đồng
Diễn giải Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dòch vụ 20,245,365,515 22,992,101,263 14,866,185,586
2. Các khoản giảm trừ 0 0 0
- Chiết khấu thương mại
- Giảm giá hàng bán
- Hàng bán bò trả lại
- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu,
thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dòch vụ 20,245,365,515 22,992,101,263 14,866,185,586
4. Giá vốn hàng bán 15,864,654,345 18,613,782,399 11,209,867,895
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dòch vụ 4,380,711,170 4,378,318,864 3,656,317,691
6. Doanh thu hoạt động tài chính 46,854,454 41,942,833 15,851,187
7. Chi phí tài chính 274,567,897 264,134,633 149,337,112
- Trong đó: Lãi vay phải trả 274,567,897 264,134,633 149,337,112
8. Chi phí bán hàng 2,799,461,597 2,872,148,776 2,788,309,601
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,137,465,164 1,040,475,092 275,901,041
10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 216,070,966 243,503,196 458,621,124
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác 0 0 0

14. Tổng lợi nhuận trước thuế phải nộp 216,070,966 243,503,196 458,621,124
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 60,499,870 68,180,895 128,413,915
16. Lợi nhuận sau thuế 155,571,096 175,322,301 330,207,209
Trang 8
Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh GVHD: Th.S.Ngô Thò Hải Xuân

1 – Kim ngạch xuất nhập khẩu của Cơng ty qua các năm:
Hoạt động về xuất khẩu của cơng ty Vinatea trong 3 năm (2005-2007) có những biến
động khá rõ nét thơng qua số liệu của kim ngạch xuất khẩu
Bảng kim ngạch xuất nhập khẩu của Cơng ty Vinatea – HCM qua các năm:
Đơn vò tính: đồng
Năm 2005 2006 2007
Kim ngạch 15,945,587,156 18,467,978,121 12,468,795,147
Tăng tuyệt đối 2,522,390,965 (5,999,182,974)
Tốc độ tăng tương đối 115.82% 67.52%
Nguồn: Phòng kinh doanh xu ấ t nh ậ p kh ẩ u
Nhận xét:
Qua bảng kim ngach xuất nhập khẩu của Cơng ty qua các năm ta thấy:
Hoạt động về xuất khẩu của cơng ty Vinatea trong 3 năm (2005-2007) có những biến
động khá rõ nét thơng qua số liệu của kim ngạch xuất khẩu tăng giảm giữa các năm.
Cụ thể là năm 2006 Kim ngạch xuất khẩu của cơng ty đạt 18,467,978,121 đồng tăng so với năm
2005 là 15,82% tương ứng 2.522.390.965 đồng nhưng năm 2007 Kim ngạch xuất khẩu của
cơng ty lại giảm sút rõ rệt, kim ngạch năm này chỉ đạt 12.468.795.147 đồng và đã giảm 32.48%
tương ứng giảm là 5.999.182.974 đồng so với năm 2006.
Với việc tăng giảm Kim ngạch một cách q rõ rệt như vậy thì cơng ty Vinatea cần phải tìm hiểu
ngun nhân có thể gây ra việc tăng kim ngạch để củng cố và phát huy hoặc giảm để khắc
phục.
2 – Doanh thu:
Bảng phân tích doanh thu bán hàng
Đơn vị tính: đồng

Doanh
thu Năm 2005
Tỷ
trọng
Năm 2006
Tỷ
trọng
Năm 2007
Tỷ
trọng
So sánh năm 2006-2005 So sánh năm 2007-2006
Tuyệt đối
Tương
đối Tuyệt đối
1.Kim
ngạch
XK 15,945,587,156 78.76% 18,467,978,121 80.32% 12,468,795,147 83.87% 2,522,390,965 115.82% -5,999,182,974 67.52%
2.Bán
hàng
nội địa 4,299,778,359 21.24% 4,524,123,142 19.68% 2,397,390,439 16.13% 224,344,783 105.22% -2,126,732,703 52.99%
Tổng
cộng 20,245,365,515 100% 22,992,101,263 100% 14,866,185,586 100% 2,746,735,748 113.57% -8,125,915,677 64.66%
Nguồn: Phòng kinh doanh xu ấ t nh ậ p kh ẩ u
Trang 9
Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh GVHD: Th.S.Ngô Thò Hải Xuân

Nhận xét:
Tổng doanh thu bán hàng của cơng ty Vinatea - HCM tăng giảm khơng đều và ngun nhân
việc tăng giảm doanh thu này là do tác động rất lớn từ việc tăng giảm Kim ngạch xuất khẩu. Năm
2005 doanh thu đạt 20,245,365,515 đồng, đến năm 2006 doanh thu đạt 22,992,101,263 đồng tăng

so với năm 2005 là 2,746,735,748 đồng (tương ứng 13.57%) và năm 2007 doanh thu đạt
14,866,185,586 đồng giảm so với năm 2006 là - 8,125,915,677 đồng tương ứng 35.34%.
Trong tổng doanh thu của cơng ty Vinatea, Kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất
( trung bình 80%/năm ) qua các năm và tỷ trọng này tăng dần qua các năm mặc dù có sự giảm sút
trong năm 2007.
Năm 2006 có thể xem là một năm tương đối tốt của cơng ty Vinatea về mặt doanh thu khi mà
doanh thu tăng được 13.57% so với năm 2005 tương ứng là 2,746,735,748 đồng. Riêng kim ngạch
xuất khẩu đã tăng 15.82% tương ứng 2.522.390.965 đồng, và bán hàng nội địa cũng tăng được
5.22% tương đương 224.344.783 đồng.
Năm 2007 là năm có doanh thu giảm đáng kể do có sự sụt giảm của cả kim ngạch xuất khẩu
( giảm 5,999,182,974 đồng tương ứng giảm 32.48%so với năm 2006) và bán hàng nội địa ( giảm
2,126,732,703 đồng tương ứng 47.01% so với 2006). Do vậy cơng ty Vinatea cần xem xét lại những
ngun nhân có thể gây ra việc giảm doanh thu trên và khắc phục kịp thời.
3 – Chi phí kinh doanh:
Bảng phân tích chi phí kinh doanh
Đơn vị tính: đồng, %
Các chỉ
tiêu
chi phí
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006
Giá trị
Tỷ
trọng Giá trị
Tỷ
trọng Giá trị
Tỷ
trọng Tuyệt đối
Tương
đối Tuyệt đối
Tương

đối
1. Giá
vốn
hàng bán
15,864,654,345 79.02% 18,613,782,399 81.67% 11,209,867,895 77.72%
2,749,128,054 117.33%
-
7,403,914,504
60.22%
2. Chi phí
tài chính
274,567,897 1.37% 264,134,633 1.16% 149,337,112 1.04%
-10,433,264 96.20% -114,797,521
56.54%
- Trong
đó:
lãi vay
phải trả
274,567,897 100% 264,134,633 100% 149,337,112 100%
-10,433,264 96.20% -114,797,521
56.54%
3. Chi phí
bán
hàng
2,799,461,597 13.94% 2,872,148,776 12.60% 2,788,309,601 19.33%
72,687,179 102.60% -83,839,175
97.08%
4. Chi phí
quản lý
doanh

nghiệp
1,137,465,164 5.67% 1,040,475,092 4.57% 275,901,041 1.91%
-96,990,072 91.47% -764,574,051
26.52%
Tổng
cộng
20,076,149,003 100% 22,790,540,900 100% 14,423,415,649 100%
2,714,391,897 113.52%
-
8,367,125,251
63.29%
Trang 10
Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh GVHD: Th.S.Ngô Thò Hải Xuân

Nguồn: Phòng kinh doanh xu ấ t nh ậ p kh ẩ u
Nhận xét:
Tổng chi phí của cơng ty Vinatea - HCM có sự biến động qua các năm từ 2005-2007, nhưng
nhìn chung là chi phí của cơng ty là tương ứng phù hợp với doanh thu đem về bởi vì chi phí tăng
(năm 2006) thì doanh thu cũng tăng.
Trong kết cấu chi phí thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm chiếm gần
80%/năm tỷ trọng chi phí của cơng ty. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng thứ 2 sau giá
vốn hàng bán và năm 2007 có tỷ trọng chi phí bán hàng cao nhất qua 3 năm 2005-2007. kế đến là
chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thứ 3 trong tổng chi phí.
Năm 2006, tổng chi phí tăng 13.52% so với năm 2005 tương ứng là tăng 2,714,391,897
đồng, trong đó giá vốn hàng bán tăng cao với 17,33% tương ứng là 2,749,128,054 đồng và chi phí
bán hàng cũng tăng nhẹ 2.60% tương ứng 72,687,179 đồng. Như vậy có thể thấy rằng việc đầu tư
nguồn ngun vật liệu đầu vào và nhân lực cho bán hàng đã làm đẩy mạnh dẫn đến chi phí tăng
cao. Đồng thời trong năm 2006 này có thể thấy rằng cơng ty đã giảm được chi phí cho quản lý
doanh nghiệp và chi phí tài chính, đây có thế xem là một tác động tốt đối với tổng thể về chi phí của
cơng ty.

Năm 2007, tổng chi phí của cơng ty Vinatea giảm mạnh so với năm 2006 với mức giảm 36.71%
tương ứng là giảm 8,367,125,251 đồng và tất cả các khoản mục chi phí của cơng ty đều giảm.
Trong đó giá vốn hàng bán có mức giảm tuyệt đối mạnh nhất là 7,403,914,504 đồng và chi phí quản
lý doanh nghiệp cũng có mức giảm tuyệt đối là 764,574,051 đồng.
4 – Lợi nhuận:
Bảng phân tích tình hình lợi nhuận của Cơng ty qua các năm:
Đơn vị tính: đồng
Kết cấu LN
của Cty
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
So sánh
2006/2005
So sánh
2007/2006
Giá rị
Tỷ
trọng
(%) Giá rị
Tỷ
trọng
(%) Giá rị
Tỷ
trọng
(%)
Tuyệt đối
Tương
đối
Tuyệt đối
Tương
đối

I/ LN từ hoạt động
kinh doanh

1. LN từ hoạt
động bán hàng và
cung cấp dòch vụ
443,784,409 205 465,694,996 191 592,107,049 129 21,910,587 105 126,412,053 127
2. LN từ hoạt
động tài chính
-227713443
-
105 -222,191,800 -91
-
133,485,925 -29 5,521,643 97.58 88,705,875 60
TỔNG CỘNG
216,070,966 100 243,503,196 100 458,621,124 100 27,432,230 112.7 215,117,928 188
Trang 11
Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh GVHD: Th.S.Ngô Thò Hải Xuân

Nguồn: Phòng kinh doanh xu ấ t nh ậ p kh ẩ u
Nhận xét:
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2006 là 243.503.196 đồng, tăng
27.432.230 đồng so với năm 2005 tương ứng với tỉ lệ tăng là 11,27%. Năm 2007 lợi nhuận đạt
458.621.124 đồng, tăng 215.117.928 đồng so với năm trước, tương ứng tăng 88 %. Nguyên nhân là do
các nhân tố sau:
- Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dòch vụ:
Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dòch vụ của doanh nghiệp năm 2005 là 443.784.409 đồng,
chiếm tỉ trọng 205%, giá trò năm 2006 là 465.694.996 đồng, chiếm tỉ trọng 191% trong tổng lợi nhuận
của doanh nghiệp, tăng so với 2005 là 21.901.587 đồng, với tỉ lệ tăng tương ứng là 5% . Năm 2007 lợi
nhuận đạt 592.107.049 đồng chiếm tỷ trọng 129 %, tăng 126.412.053 đồng so với 2006 tương ứng tăng

27 %.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính:
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bò lỗ vì chi phí vay vốn khá cao trong khi doanh thu rất thấp .
Trong đó,hoạt động tài chính năm 2006 lỗ 222.191.800 đồng , giảm lỗ 5.521.643 đồng so với năm
2005, với tỉ lệ tương ứng là 12%; do khoản chênh lệch tỉ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm 2005 khá
cao. Chi phí tài chính cũng tăng khá cao. Tuy nhiên, doanh thu có giá trò thấp hơn chi phí nên hoạt
động tài chính của doanh nghiệp trong kỳ này bò lỗ.
Hoạt động tài chính năm 2007 lỗ 133.485.925 đồng, giảm lỗ 88.705.875 đồng so với năm 2006,
với tỉ lệ tương ứng là 40%.
Tuy doanh thu bán hàng và cung cấp dòch vụ tăng nhưng chi phí quản lý của doanh nghiệp tăng
mạnh và hoạt động tài chính không có lãi vì công ty phải trả một khoản lãi vay nên làm cho lợi nhuận
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm. Cần hạn chế lãi vay để giảm chi phí hoạt động tài
chính thì lợi nhuận của doanh nghiệp mới tăng cao và giúp doanh nghiệp tự chủ hơn trong quá trình
kinh doanh.
Trang 12
Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh GVHD: Th.S.Ngô Thò Hải Xuân

5 - Tổng số lao động:
[Bảng] số lao động của Cơng ty qua các năm
Đơn vò tính: người
Năm 2005 2006 2007
Số lao động
56 60 50
Tăng tuyệt đối 4 (10)
Tốc độ tăng tương đối 107.14% 83.33%
Nguồn: Phòng kinh doanh xu ấ t nh ậ p kh ẩ u
Số lao động của Cơng ty có sự thay đổi qua các năm. Năm 2006 tăng 4 người so với năm
2005, tăng tương ứng 7.14%. Nhưng đến 2007, số lao động đã giảm 10 người, tương ứng giảm
16.67%. Sự thay đổi này cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Cơng ty, cụ thể: Năm 2006 lợi
nhuận của Cơng ty là 243.503.196 đồng, năm 2005 là 216.070.966 đồng, tăng 27.432.230 đồng

so với năm 2005, tăng tương ứng là 12.7%. Năm 2007 lợi nhuận tăng 215.117.928 đồng, tăng
tương ứng là 88,34%. Như vậy, nguồn lực từ lao động chi phối rất ít đến hoạt động kinh doanh
của Cơng ty.
6 - Vốn kinh doanh:
Qua bảng số liệu ta thấy: Trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Cơng ty thì vốn huy động
chiếm nhiều hơn so với vốn chủ sở hữu. Xét về lâu dài thì Cơng ty sẽ bị động rất nhiều nếu
khơng có biện pháp nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu.
II - CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY:
Để phân tích hiệu quả hoạt động ta có các số liệu sau:
Trang 13
Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh GVHD: Th.S.Ngô Thò Hải Xuân

Đơn vò tính: đồng
Nguồn: Phòng kinh doanh xu ấ t nh ậ p kh ẩ u
1 - Tỷ suất lợi nhuận:
Đơn vò tính: đồng
Nguồn: Phòng kinh doanh xu ấ t nh ậ p kh ẩ u
Qua bảng tỷ suất lợi nhuận ta thấy:
Năm 2005 và 2006 thì bỏ ra 1đồng doanh thu và 1 đồng chi phí sẽ thu được gần 0.011 đồng
lợi nhuận, qua năm 2007 thì bỏ ra 1 đồng doanh thu thu được 0.031 đồng lợi nhuận, tăng 0.020
đồng và 1 đồng chi phí thu được 0.032 đồng lợi nhuận, tăng 0.021 đồng so với năm 2006.
Còn về vốn chủ sở hữu thì năm 2005 1 đồng vốn bỏ ra thu được 0.037 đồng lợi nhuận, còn
năm 2006 thì thu được 0.040 đồng lợi nhuận tăng 0.003 đồng, năm 2007 thì thu được 0.077
đồng lợi nhuận tăng 0.037 đồng.
Trang 14
Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh GVHD: Th.S.Ngô Thò Hải Xuân

1 - Sức sản xuất vốn kinh doanh:
Đơn vò tính: đồng
Nguồn: Phòng kinh doanh xu ấ t nh ậ p kh ẩ u

Qua bảng trên ta thấy sức sản xuất của vốn kinh doanh như sau:
Năm 2005 thì 1 đồng vốn bỏ ra thu được 1.39 đồng doanh thu, năm 2006 là 1.44 đồng
doanh thu tăng 0.05 đồng còn năm 2007 thì thu được 1.09 đồng doanh thu giảm 0.35 đồng so
với năm 2007.
3 - Hiệu suất sử dụng chi phí:
Đơn vò tính: đồng
Nguồn: Phòng kinh doanh xu ấ t nh ậ p kh ẩ u
Qua bảng trên ta thấy: năm 2005 và 2006 thì 1 đồng chi phí bỏ ra tạo được gần 1.01
đồng doanh thu, và năm 2007 thì tạo được 1.03 đồng doanh thu tăng 0.02 đồng so với năm
2006.
4 - Năng suất lao động:
Đơn vò tính: đồng
Nguồn: Phòng kinh doanh xu ấ t nh ậ p kh ẩ u
Qua bảng trên ta thấy:
Trang 15
Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh GVHD: Th.S.Ngô Thò Hải Xuân

Năm 2005 thì bình qn 1 lao động thực hiện được 362.361.071đồng doanh thu, qua
năm 2006 thì tạo ra được 383.900.735 đồng doanh thu tăng 21.539.664 đồng, còn năm 2007
thì chỉ tạo ra được 297.640.735 đồng doanh thu giảm 86.259.999 đồng so với năm 2006.
Còn xét về yếu tố lợi nhuận thì năm 2005 bình qn 1 lao động cống hiến 3.858.410 đồng
lợi nhuận, năm 2006 là 4.058.387 đồng lợi nhuận tăng 199.976 đồng, còn năm 2007 thì lên đến
9.172.422 đồng lợi nhuận tăng 5.114.036 so với năm 2006.
5 - Vòng quay của vốn:
Vốn kinh doanh trung bình qua 3 năm là: 14,734,524,953 đồng
Đơn vò tính: lần
Nguồn: Phòng kinh doanh xu ấ t nh ậ p kh ẩ u
Qua bảng trên thì:
Năm 2005 vòng quay của vốn là 1.38 lần qua năm 2006 là 1.56 lần tăng 0.19 lần còn năm
2007 là 1.01 lần giảm 0.55 lần so với năm 2006.


6 - Khả năng thanh tốn của cơng ty VINATEA-HCM:
Đơn vò tính: đồng
Nguồn: Phòng kinh doanh xu ấ t nh ậ p kh ẩ u
Qua bảng trên ta thấy:
Cơng ty có mức độc lập về tài chính khơng cao. Cụ thể là: năm 2005 thì tỉ suất tư tài trợ
chỉ đạt 40% và qua năm 2006 chỉ còn 38% và qua năm 2007 thì có tăng nhưng vẫn chỉ đạt
44%.
Trang 16
Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh GVHD: Th.S.Ngô Thò Hải Xuân

Về tỷ suất thanh tốn thì cơng ty có đủ khả năng về tài chính để trả các khoản nợ ngắn
hạn, năm 2005 tỷ suất này là 1.6 qua năm 2006 là 1.56 giảm 0.04 còn năm 2007 là 1.68 tăng
0.13 so với năm 2006.
Về tỷ suất thanh tốn bằng tiền mặt thì chỉ có năm 2006 là cơng ty có đủ tiền mặt phục vụ
cho nhu cầu kinh doanh ( tỷ suất thanh tốn bằng tiền mặt là 0.15), còn năm 2005 và 2007 thì
cơng ty đang gặp khó khăn về tài chính.
Về tỷ suất thanh tốn ngay thì cơng ty ln gặp khó khăn về tài chính trong việc thanh tốn
cơng nợ. Tỷ suất qua các năm đều nhỏ hơn 0.5.
Nhân xét chung:
Cơng ty hoạt động qua các năm đều có lợi nhuận, nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lãi
suất ngân hàng vì vậy có thể nói cơng ty hoạt động khơng có hiệu quả.
Vòng quay của vốn thấp, và khả năng thanh tốn của cơng ty thấp, khơng chủ động được
khả năng tài chính, chủ yếu là nợ và tài sản của cơng ty chủ yếu cũng là các khoản nợ phải thu
và hàng hóa tồn kho.
Trang 17
Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh GVHD: Th.S.Ngô Thò Hải Xuân

Phần III:
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

CỦA CƠNG TY VINATEA-HCM
I – THUẬN LỢI VÀ KHĨ KHĂN CỦA CƠNG TY VINATEA-HCM:
1 - Thuận lợi:
* Nhân tố khách quan:
- Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế: ASEAN, AFTA, APEC, WTO tạo nhiều cơ
hội cho việc mở rộng thò trường XK che ø- một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của nước ta.
- Khí hậu nước ta rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng cây chè với sản lượng cao: Các tỉnh
phía Bắc (Thái Nguyên), Gia Lai, Lâm Đồng
- Các chiến lược phát triển kinh doanh của công ty luôn nhận được sự hỗ trợ trực tiếp lẫn gián
tiếp từ Tổng công ty chè Việt Nam và Hiệp hội chè Việt Nam trong việc tiếp thu khoa học kó thuật
cũng như những thông tin về thò trường trên thế giới.
* Nhân tố chủ quan:
- Công ty đã xây dựng được một số thò trường ổn đònh và tạo dựng uy tín, thương hiệu với khách
hàng trong và ngoài nước. Đặt biệc là thò trường nước ngoài NK với số lượng lớn như: ẤN ĐỘ, IRĂG,
BALAN, ĐÀI LOAN…
- Tạo mối quan hệ uy tín và ký kết hợp đồng với các nhà máy SX chè đảm bảo nguồn hàng XK.
- Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, kinh nghiệm, nhiệt tình, năng động đã
góp phần không nhỏ vào sự thành công của công ty.
2 - Khó khăn:
* Nhân tố khách quan:
Trang 18
Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh GVHD: Th.S.Ngô Thò Hải Xuân

- Việc hội nhập kinh tế tạo nhiều cơ hội cho hàng XK nhưng mặt khác lại tạo ra sự cạnh tranh
gay gắt giũa các danh nghiệp trong và ngoài nước. Cả nước có hơn 250 DN kinh doanh XK chè trong
khi năng lực của công ty SAIGON TEA còn kém.
- Năm 2006 khí hậu thất thường, hạn hán làm ảnh hưởng sản lượng cây trồng.
- Năm 2007 nhiều DN Đài Loan sang Việt Nam thu mua đại trà chè với giá cao, các DN Việt
Nam nói chung và Saigon Tea nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn hàng, các khách
hàng lớn như n Độ, Ba Lan đặt hàng nhưng công ty lại không có hàng bán do vậy làm giảm KNXK.

- Bên cạnh đó các cơ sở SX nhỏ thu hoạch chè vì lợi nhuận mà không tuân theo trình tự khoa
học nên làm cho sản lượng ngày càng giảm, và do đó sự cạnh tranh thu mua giữa các doanh nghiệp
trong nước ngày càng găy gắt hơn.
- Tình hình giá cả biến động: giá xăng dầu vẫn tăng ở mức cao trong khi giá XK và nội đòa
không tăng đã ảnh hưởng đến chi phí của công ty làm lợi nhuận giảm.
- Các ưu đãi về quyền sử dụng đất và vay tín dụng hạn chế.
* Nhân tố chủ quan:
- Trong nền kinh tế thò trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải có
nguồn vốn dồi dào để đầu tư máy móc, thiết bò hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh,
mở rộng quy mô hoạt động. Cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác, Công ty Chè Sài Gòn cũng
gặp nhiều khó khăn trong việc tăng vốn bổ sung cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh do
nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước rất hạn hẹp.
- Việt Nam chưa tham gia đầy đủ vào các tổ chức kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới
gây khó khăn cho việc mở rộng thò trường tiêu thụ.
- Chất lượng chè mua vào chưa tốt: Nguồn hàng chủ yếu thu mua từ cơ sở SX nhỏ nên chất lượng
không đều, người ung cấp chào mẫu chè rất đẹp nhưng sau đó kéo container đóng hàng thì chè xấu
hơn.
- Tình hình cung cấp nguyên vật liệu không ổn đònh, hạn chế trong việc nắm bắt thông tin thường
xuyên thay đổi của cả thò trường trong lẫn ngoài nước.
Trang 19
Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh GVHD: Th.S.Ngô Thò Hải Xuân

- Công ty chưa có bộ phận chuyên marketing nên còn yếu kém trong công tác tìm kiếm khách
hàng, thò trường.
- Sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng, mẫu mã,… của các loại chè nước ngoài làm cho công ty mất
nhiều thò trường tiêu thụ, đặc biệt là thò trường trong nước.
- Năm 2007 công ty bán đấu giá nhà xưởng số 4 Đông Sơn để góp vốn xây toà nhà cho thuê văn
phòng, buộc công ty phải thuê kho và xưởng chế biến khiến cho chi phí kinh doanh tăng rất cao.
- Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hàng trà ở Việt Nam vẫn chưa tốt, năm 2007 các công ty
nước ngoài ở Irag, n Độ đồng lọat ngưng NK trà Việt Nam và quay sang mua từ các nước như Đài

Loan, Srilanka…
II - ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP:
1- Về nguồn hàng:
Hiện nay mặt hàng xuất khẩu chính của cơng ty là chè. Để có hàng xuất khẩu hầu hết cơng
ty đều thu mua từ các cơ sở sản xuất, chế biến nhỏ lẻ trong cả nước. Trong khi đó sản lượng
chè thu hoạch đươc phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như điều kiện khí hậu, thời tiết
mùa vụ….Vì vậy để có nguồn hàng xuất khẩu ổn định cũng là một vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Do đó cơng ty nên thực hiện chính sách đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu mới nhằm giảm bớt
sự phụ thuộc vào mặt hàng chủ lực là chè như hiện tại. Đồng thời tăng cường hợp tác với các
nhà cung cấp ngun liệu nhằm đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho xt khẩu cả về chất lượng
cũng như số lượng.
Mặt khác, hiện nay nhà nước ta có nhiều chính sách hổ trợ các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng nơng lâm, hải sản. Cho nên cơng ty cũng cần chú ý khai
thác lợi thế này trong chủ chương đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu.
Thực tế cho thấy, cơng ty còn đa phần xuất khẩu chè dưới dạng thơ là chủ yếu. Điều này
khơng những làm giảm doanh thu mà còn đánh mất khách hàng thực sự của mình. Vì khi xuất
khẩu chè thơ qua nước nhập khẩu họ sẽ tính thuế và đóng gói mang bao bì, nhãn hiệu của họ.
Vì vậy khách hàng tiêu dùng khơng biết được chính xác xuất xứ nguồn hàng là của cơng ty. Do
đó cơng ty phải đẩy mạnh hơn nữa việc mua sắm đầu tư trang thiết bị tiên tiến, hiện đại để tinh
chế sản phẩm, đóng gói bao bì mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu nhu cầu tiêu dùng của khách
hàng.
Trang 20
Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh GVHD: Th.S.Ngô Thò Hải Xuân

2 - Về thị trường xuất khẩu:
Ngồi việc tiếp tục duy trì và phát triển thị phần tại một số thị trường truyền thống ở Châu Á
và Châu Âu như: Irac, Đài Loan, Ba Lan, Đức, Ấn Độ…Cơng ty cũng cần chú trọng đến việc mở
rộng và thâm nhập một số thị trường mới ở Châu Mỹ trong đó có thị trường Mỹ. Hiện nay, hàng
của cơng ty cũng có mặt ở thị trường này nhưng thị phần này còn khá khiêm tốn.
Cơng ty cũng nên có kế hoạch tìm hiểu thâm nhập thị trường các nước ASEAN đặc biệt là

các nước Lào, Campuchia, Thái Lan. Vì vậy là những thị trường có mối quan hệ gẫn gũi với
nước ta về địa lý và những nét văn hóa. Nếu cơng ty thâm nhập thị trường này sẽ có lợi lớn là
giảm được phí vận chuyển đáng kể. Điều này sẽ làm cho sản phẩm của cơng ty có tính cạnh
tranh cao hơn và doanh thu sẽ cao hơn.
3 - Thành lập bộ phận Marketing chun biệt:
Như đã nói ở trên hiện tại cơng ty chưa có bộ phận Marketing chun biệt và cơng tác
Marketing nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm, chú trọng gây khó khăn trong việc thu
thập thơng tin tìm kiếm thị trường và khách hàng tiềm năng. Do đó khơng tránh khỏi tình trạng
thơng tin rời rạc, khơng chính xác từ phía cơng ty cũng như từ phía khách hàng dẫn đến hoạt
động kinh doanh kém hiệu quả. Vì vậy, để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả tơt hơn
cơng ty nên thành lập phòng marketing chun biệt có chức năng tìm kiếm khách hàng, thu
thập và phân tích thơng tin một cách chính xác và kịp thời để hổ trợ và tạo điều kiện cho các bộ
phận khác ra quyết định chính xác, linh hoạt.
4. Về nguồn vốn:
Cơng ty cần nâng cao vốn chủ sở hữu để tránh bị động trong hoạt động kinh doanh, đặc
biệt là trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
III - KẾT LUẬN
Cơng ty chè Sài Gòn ( Vinatea HCM) là một chi nhánh trực thuộc tổng cơng ty chè Việt
Nam, là đơn vị hoạch tốn phụ thuộc cho nên nhiệm vụ đặt ra đối với cơng ty khơng chỉ đảm
bảo giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế mà còn đảm bảo kinh doanh có hiệu quả trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay muốn
đứng vững trên thương trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt thật tốt, kịp thời, chính
xác tình hình thực tế trên thi trường, giá cả, chất lượng sản phẩm, mẫu mã và nhu cầu khách
Trang 21
Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh GVHD: Th.S.Ngô Thò Hải Xuân

hàng. Muốn đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn cơng ty phải ln ln phấn đấu khơng
ngừng, nỗ lực cố gắng vươn lên mở rộng phát triển kinh doanh.
Vì vậy tất cả cán bộ nhân viên đều thấy được nhiệm vụ quan trọng của mình là đẩy mạnh
việc kinh doanh xuất nhập khẩu hiệu quả, góp phần tăng thu ngoại tệ theo chủ trương của

Đảng và Nhà Nước nhằm thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Cùng
với sự phát triển của nền kinh tế xã hội và sự đi lên của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,
trong thời gian tới cơng ty sẽ phải đối phó với nhiều khó khăn thách thức và cần phải chú trọng
hơn nữa để tập trung đáp ứng nhu cầu thị trường và tình hình mới.
Trang 22

×