Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BÁO CÁO MÔN HỌC BẠC MÀU VÀ BẢO TỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.38 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Bộ môn Tài nguyên đất đai
BÁO CÁO MÔN HỌC:
BẠC MÀU VÀ BẢO TỒN TÀI NGUYÊN
ĐẤT ĐAI
Chuyên đề 1:
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG BẠC MÀU CỦA VÙNG
ĐẤT THÂM CANH TĂNG VỤ LÚA Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG
Giảng viên hướng dẫn: Nhóm 01:
TS. LÊ VĂN KHOA

1
Tháng 04/2013
1. Mai Linh Cảnh M000536
2. Trần Quốc Cường M000538
3. Nguyễn Minh Quân M000563
4. Lê Tấn Vũ M000575
MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đất đai là yếu tố rất quan trọng và hết sức
cần thiết. Đất đai tự nó không làm nên giá trị nhưng khi con người tác động vào nó,
đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật sẽ làm cho phần giá trị của đất tăng lên và mang lại
nguồn lợi to lớn cho con người. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu
không thể thiếu được. Ngoài ra đất đai còn là địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh,
kinh tế - xã hội, an ninh và quốc phòng.
Ngày nay, trước sự phát triển của kinh tế xã hội ngày càng cao và quá trình đô
thị hóa đang diễn ra làm cho lượng đất giảm, lượng nhu cầu sử dụng cho quá trình đô
thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng nhiều hơn. Mặt khác tình trạng tăng dân số, nhu
cầu lương thực ngày càng cao nên việc khai thác sử dụng đất trong năm rất cao, nhiều
nơi khai thác đất rất triệt để, trồng lúa 3 vụ/năm…Từ đó đã đưa đến sự bạc màu về mặt


lý hóa học và dinh dưỡng trong đất. Người dân lạm dụng quá nhiều phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật đã khiến đất bị ô nhiễm trầm trọng, mất đi độ phì nhiêu, ô nghiểm đất,

ĐBSCL là một trong những vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất của cả nước. Tuy
nhiên, những năm gần đây, năng suất lúa ở những vùng thâm canh lúa 3 vụ hoặc có đê
bao chống lũ có chiều hướng suy giảm. Những nghiên cứu gần đây nhất của các nhà
khoa học cho thấy nguyên nhân chính là do đất bị bạc màu, suy thoái dẫn đến nâng
suất trồng lúa ngày càng giảm dần do đó cần phải “Đánh giá tình trạng bạc màu của
vùng đất thâm canh tăng vụ lúa ở ĐBSCL” để thấy rõ thực trạng bạc màu đất hiện
nay ở ĐBSCL.
2
Chương 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Đất và đất đai
- Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên
dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật. (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2009).
- Luật Đất đai 2003 của Việt Nam quy định: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô
cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa,
xã hội, an ninh và quốc phòng.
1.2 Bạc màu đất
1.2.1. Nguyên lý của bạc màu đất
Bạc màu đất làm cho đất mất dần các chức năng:
- Tiềm năng và sức sản xuất của đất đai
- Hoạt động của các quần thể động và thực vật
- Điều tiết chất và lượng của nguồn nước mặt cũng như nước ngầm.
1.2.2. Các dạng bạc màu đất
- Bạc màu đất tự nhiên: Dạng bạc màu đất này xảy ra do:
+ Biến đổi của khí hậu
+ Các tiến trình địa chất

- Bạc màu đất do tác động của con người: Dạng bạc màu đất này được kể đến
trong cả hai trường hợp: các hoạt động trong quá khứ và hiện tại.
+ Quá khứ: công trình xây dựng, chiến tranh,…
+ Hiện tại: Sử dụng đất đai không hợp lý, du canh, phá rừng, phát triển công
nghiệp, quản trị kém.
- Phân loại các dạng bạc màu đất:
Bạc màu đất là hậu quả của hoạt động con người và sự tương tác của hoạt động
này với môi trường tự nhiên. Các tiến trình của bạc màu đất có cơ nguyên tương ứng
với sự suy thoái chất lượng đất. Có 3 loại hình bạc màu đất chính như sau:
+ Bạc màu đất lý học
3
+ Bạc màu đất hóa học
+ Bạc màu đất sinh học
Mỗi dạng bạc màu đất có đặc tính và tiến trình riêng biệt cụ thể được thể hiện
qua sơ đồ sau:
Hình 1: Sơ đồ các dạng bạc màu đất
1.3 Bạc màu đất ở đồng bằng Sông Cửu Long
Tài nguyên đất ở ĐBSCL đã được khai thác và sử dụng qua nhiều thế hệ, cùng
với thời gian con người định cư và sinh sống tại đây. Với sự canh tác này, người dân
địa phương đã áp dụng nhiều biện pháp và kinh nghiệm, như: làm đất thủ công, làm
đất bằng cơ giới, ém phèn, rửa phèn, tưới tiêu, bón phân hoặc chỉ thuần túy dựa vào
sức sản xuất tự nhiên của đất trên từng vùng đất khác nhau nhằm đạt hiệu quả cao
nhất.
Ngoài những tác động của con người, đất ĐBSCL vẫn phát triển theo các tiến
trình lý - hóa - sinh học tự nhiên trong đất dưới ảnh hưởng của các điều kiện môi
trường. Kết quả của những quá trình, tiến trình này đã làm cho đất ngày càng thay đổi,
phát triển có khả năng dẫn đến những suy thoái về dinh dưỡng, phèn hóa, mặn hóa, lý
tính kém, nghèo về quần thể vi sinh vật và cuối cùng làm cho đất có tiềm năng bạc
màu toàn diện, đưa đến sự phát triển nông nghiệp không ổn định và lâu bền trên toàn
vùng.

4
BẠC MÀU ĐẤT
VẬT LÝ
SINH HỌC
HÓA HỌC
Sự khô
cứng
và nén
dẽ
Sự
laterite
hóa
Xói
mòn
và sa
mạc
Nghèo
kiệt
dinh
dưỡng
Mất cân
bằng
hóa học
Mất dần
chất hữu

Suy
giảm
quần thể
sinh vật

Xói
mòn do
gió
Xói
mòn do
nước
Sự axit
hóa
Sự
sodic
hóa
Tạo ra
hợp
chất
độc
Theo Lê Văn Khoa (2009), đất ở đồng bằng sông Cửu Long có khả năng bạc
màu theo các dạng sau đây:
- Đất có tiềm năng nén dẽ, hình thành tầng đất tích tụ sét có tính thấm và những
đặc tính vật lý khác kém, làm giới hạn tầng đất canh tác đối với sự phát triển của hệ
thống rễ cây trồng, xảy ra trên các loại đất thuộc nhóm đất phù sa xa sông Tiền và
sông Hậu đang và đã phát triển mạnh.
- Đất có khả năng xảy ra hiện tượng khô cứng trên mặt đất, đối với các nhóm đất
có thành phần cơ giới tầng mặt khá nhẹ thuộc nhóm đất phù sa ven sông Tiền và sông
Hậu.
- Tính cơ học của đất kém trở ngại cho việc làm đất, đất bị phèn hóa sinh ra
nhiều độc chất làm cho đất trở nên thích nghi kém hay không thích nghi tạm thời trong
nông nghiệp, nếu chưa được cải tạo. Bạc màu đất dạng này có thể quan sát thấy ở các
nhóm đất:
+ Đất phèn tiềm tàng (Dạng có tiềm năng axit hóa)
+ Đất phèn hoạt động (Dạng axit hóa hiện tại)

- Đất có thể mặn hóa (dẫn đến Sodic hóa) và úng thủy tạo điều kiện thuận lợi cho
bạc màu lý - hóa học hình thành. Dạng này có thể xảy ra ở các nhóm đất bị nhiễm mặn
và ngập mặn theo triều chưa phát triển hoặc phát triển yếu.
- Đất bị kiệt màu thể tích đất có khả năng bị giới hạn trong tầng đất canh tác, độ
sâu tầng đất hoạt động của rễ cây trồng mỏng dần và bị nước xói mòn. Đây là kiểu bạc
màu lý và hóa học trên nhóm đất xám bạc màu.
5
Chương 2:
THỰC TRẠNG BẠC MÀU ĐẤT TRÊN VÙNG ĐẤT THÂM CANH TĂNG VỤ
LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển, cơ giới hóa nông nghiệp mạnh mẽ, hệ
thống đê bao, tưới tiêu đảm bảo góp phần mạnh mẽ thâm canh tăng vụ lúa. Thâm canh
là cần thiết để có thể gia tăng sản lượng tuy nhiên nếu không kèm theo những biện
pháp hợp lý để bảo vệ đất thì đây sẽ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây
nên bạc màu đất. Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay phải đối mặt với các hiện tượng
bạc màu đất do thâm canh tăng vụ ngày càng nghiêm trọng.
2.1. Nén dẽ và suy thoái cấu trúc đất
Do dân số tăng nhanh, nhu cầu lương thực là một vấn đề cấp thiết được đặt ra. Ở
Đồng bằng Sông Cửu Long, mô hình canh tác thâm canh lúa đang phát triển rất nhanh
chóng, đặc biệt là trên nhóm đất phù sa ven sông Tiền và sông Hậu. Việc áp dụng các
biện pháp kỹ thuật trong canh tác lúa thâm canh như cày ướt, gia tăng cơ giới hóa và
bón phân vô cơ,… làm cho đặc tính vật lý của đất thay đổi đáng kể. Phẫu diện đất ở
các vùng đất phù sa thâm canh 3 vụ lúa dẫn đến sự xuất hiện của tầng canh tác (Ap) và
tầng đế cày bị nén dẽ (Bg) (Nguyễn Minh Phượng, Hubert Verplancke, Lê Văn Khoa
và Võ Thị Gương, 2009).
- Hai loại hình bạc màu vật lý chủ yếu trên đất thâm canh lúa là sự nén dẽ và suy
thoái cấu trúc của tầng bên dưới tầng canh tác do:
+ Sự trực di của sét
+ Thâm canh lúa trong thời gian dài, cày xới nhiều lần cùng độ sâu
+ Gia tăng cơ giới hoá trong cày ướt

+ Suy giảm hàm lượng chất hữu cơ.
- Đặc điểm của đất bị nén dẽ:
+ Độ sâu xuất hiện tầng đế cày từ 40 - 55cm, chiều dày từ 15 - 40cm
+ Tầng đất này chứa nhiều sét, nén dẽ chặt hơn tầng canh tác và tầng đất dưới nó
+ Đất có màu xám sáng đến xám nâu
+ Giảm khả năng trao đổi chất dinh dưỡng và nước
6
Hình 2: Đất bị nén dẽ
- Một vài ảnh hưởng do đất nén dẽ gây ra ở ĐBSCL:
Ở ĐBSCL, do cơ giới hóa trong nông nghiệp và thâm canh tăng vụ nên diện
tích đất bị nén dẽ ngày càng mở rộng, riêng ở tỉnh Vĩnh Long chiếm khoảng 22 nghìn
ha, giảm chất lượng đất, làm tăng nguy cơ xói mòn, rửa trôi và bạc màu đất và giảm
năng suất cây trồng (Lệ Thu, 2007).
Một thí nghiệm trên ruộng ở Cai Lậy (Tiền Giang) trong vụ Thu - Đông cho
thấy: mô hình trồng lúa 3 vụ năng suất khoảng 3,3 tấn/ha, khi năng suất lúa ở mô hình
luân canh lúa - bắp - lúa đạt gần 4,1 tấn/ha, mô hình lúa - đậu xanh - lúa đạt trên 4,5
tấn/ha. Thí nghiệm trong vụ đông xuân 2006 ở Cầu Kè, Trà Vinh cũng có kết quả:
thâm canh lúa chỉ đạt năng suất 2,9 tấn/ha, trong khi năng suất lúa ở mô hình luân
canh lúa - bắp - lúa đạt 4,3 tấn/ha, mô hình lúa - đậu nành - lúa đạt 3,2 tấn/ha (Lệ Thu,
2007).
2.2. Suy giảm dưỡng chất trong đất
Sự thâm canh quá độ làm cạn kiệt dinh dưỡng đất, đặc biệt là giảm dần lượng
hữu cơ trong đất. Những vùng canh tác độc canh lúa, đất ngập nước thường xuyên,
vòng quay của đất cao từ 3 vụ/năm và 7 vụ/2 năm và nhất là những khu vực bao đê
ngăn lũ nguy cơ suy thoái đất rất cao. Trồng lúa liên tục trong năm không có thời gian
phơi khô đất hay cày phơi ải làm mất dần cấu trúc đất và lý tính của đất bị suy thoái.
Qua nghiên cứu, khảo sát những vùng thâm canh lúa ở huyện Vĩnh Ngươn,
Vĩnh Mỹ, Châu Phú, Tịnh Biên (An Giang), huyện Cầu Kè (Trà Vinh), huyện Cai Lậy
(Tiền Giang) và huyện Mộc Hóa (Long An), các nhà khoa học nhận định: đất ở những
vùng này đang bị suy thoái, bạc màu dẫn đến năng suất lúa bị sụt giảm. Nguyên nhân

là do canh tác lúa 3 vụ liên tục trong năm, đất bị ngập nước từ 8 - 10 tháng, dẫn đến
7
giảm sự phân hủy chất hữu cơ, giảm khả năng cung cấp dưỡng chất từ đất, giảm hoạt
động của vi sinh vật có lợi Những diện tích canh tác lúa có đê bao ngăn lũ không còn
phù sa bồi đắp nên độ phì nhiêu, màu mỡ của đất bị giảm đáng kể (Lệ Thu, 2007).
Ngoài ra, việc đốt rơm, rạ trực tiếp ngay trên đồng ruộng gây bất lợi cho đồng
ruộng lớn hơn nhiều lần so với việc làm phân bón. Các chất hữu cơ trong rơm rạ và
trong đất biến thành các chất vô cơ do nhiệt độ cao. Đồng ruộng bị khô, chai cứng,
một lượng lớn nước bị bốc hơi do nhiệt độ hun đốt trong quá trình cháy rơm, rạ. Quá
trình đốt rơm, rạ ngoài trời không kiểm soát được, lượng dioxit cacbon CO
2
, phát thải
vào khí quyển cùng với cacbon monoxit CO; khí metan CH
4
; các oxit nitơ Nox; và
một ít dioxit sunfua SO
2
.
Theo nghiên cứu, với khoảng 4 triệu hecta đất trồng lúa, hàng năm lượng rơm
rạ thải ra lên tới 76 triệu tấn. Con số này tương đương 20 triệu tấn dầu, nếu đốt bỏ sẽ
gây lãng phí nguồn chất hữu cơ có thể sử dụng làm phân bón. Việc sử dụng rơm rạ
đúng mục đích, không chỉ giúp cải tạo đất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất
nông nghiệp mà còn hạn chế ô nhiễm môi trường. Phân bón hữu cơ từ rơm rạ góp
phần gia tăng độ mùn, bổ sung chất dinh dưỡng, nâng cao chất lượng cây trồng (Trần
Đình Mấn, 2012).
Hình 3: Hiện tượng đốt rơm rạ trên đồng ruộng ()
2.3. Nguy hại do xì phèn
Một ảnh hưởng tai hại khác của hệ thống thủy lợi hiện nay ở ÐBSCL là đất đai
bên trong đê bao không còn màu mỡ như trước, mà báo chí trong nước gọi là “hệ lụy
đê bao”. Theo người dân ở ÐBSCL, đất bạc màu là vì không được bón phù sa do nước

8
lũ mang về. Nhận xét này rất đúng, nhưng có một yếu tố khác quan trọng hơn, đó là
hiện tượng xì phèn. Vì đất bên trong đê bao tiếp xúc với không khí lâu hơn nên phèn
xì nhiều hơn. Do đó, độ pH trong đất càng ngày càng thấp hơn. Ðộ pH thấp chẳng
những làm giảm hoặc ngừng sự tăng trưởng của cây lúa mà còn có ảnh hưởng đến sự
hấp thu chất đạm, và đây chính là nguyên nhân khiến cho năng suất lúa trong vùng có
đê bao càng ngày càng giảm, mặc dù vẫn bón phân như trước. Theo một nghiên cứu
của Khoa Nông nghiệp thuộc Trường Ðại học An Giang, khi đê bao hoàn tất thì sau 2
năm, năng suất lúa giảm 7,2 tạ/ha trong vụ Đông - Xuân và 3,2 tạ/ha trong vụ Hè -
Thu; sau 4 năm, năng suất lúa giảm 10,9 tạ/ha trong vụ Đông - Xuân và 2,4 tạ/ha trong
vụ Hè - Thu; và sau 6 năm, năng suất lúa giảm 10,9 tạ/ha trong vụ Đông - Xuân và 3,9
tạ/ha trong vụ Hè - Thu (Hồ Vỹ, 2006).
Hình 4: Hiện tượng xì phèn ở Cà Mau ()
2.4. Ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật
Theo Phương Liễu (2006): Ở Việt Nam, theo thống kê của Viện Bảo Vệ Thực
Vật Việt Nam, năm 1990 lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ở Việt Nam từ 10.300
tấn lên 33.000 tấn đến năm 2003 tăng lên 45.000 tấn và năm 2005 đã là 50.000 tấn.
Bên cạnh đó, có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm nhưng vẫn
lưu hành trên thị trường ước còn khoảng 15 - 20% tổng lượng BVTV đang được sử
dụng. Sự lạm dụng hóa chất và sử dụng những loại thuốc BVTV cực độc đã làm cho
độ màu mỡ của đất sụt giảm, các loài sinh vật có ích bị ảnh hưởng, dần dần đất cạn
kiệt chất dinh dưỡng và trở thành đất hoang hóa.
9
Hình 5: Ô nhiễm đất lúa do thuốc BVTV
( />ĐBSCL là vùng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp cao nhất
nước, kết quả điều tra cho thấy các xã ở Đồng Bằng Sông Hồng chỉ sử dụng 9 - 16 loại
trong khi đó ĐBSCL có đến 16 - 35 loại, kể cả các loại thuốc cấm như Wofatox,
Monitor… được nhập lậu từ nước ngoài vào cũng được sử dụng.
Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế người nông dân chỉ chú trọng đến
năng xuất, sử dụng bao đê khép kín đã làm cho dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tích trữ

trên đồng ruộng, thâm canh tăng vụ chạy theo lợi nhuận nên đã sử dụng phân bón
thuốc bảo vệ thực vật ngày càng tăng, mặc dù hiện nay đã có những chương trình như:
ba giảm ba tăng, biện pháp phát trừ dịch hại tổng hợp… nhưng tình trạng sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật không giảm. Đối với các đối tượng như ốc bưu vàng, cỏ dại
người nông dân hiện nay đều sử dụng các loại thuốc để phòng trừ và các loại đều có
tính lưu tồn trên đồng ruộng, khi nước trên đồng đổ ra ngoài sông hòa theo dòng chảy
đã làm nguồn nước tại nơi đó bị ô nhiễm.
Nguyên nhân ô nhiễm do sử dụng thuốc BVTV gây ra:
- Do sử dụng thuốc quá liều so với hướng dẫn.
- Ý thức của người dân chưa cao trong vệ bảo vệ môi trường: vỏ bọc, chai đựng
thuốc còn vứt bừa bải, rửa dụng cụ phun thuốc còn đem xuống dòng sông.
- Sử dụng thuốc nằm trong danh mục cấm và có tính bền vững với môi trường.
10
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN
Trước thực trạng bạc màu đất trên các vùng đất thâm canh tăng vụ lúa như hiện
nay, các nhà khoa học đã tập trung điều tra nghiên cứu tính chất hóa, lý, sinh học của
đất ở ĐBSCL để làm cơ sở khoa học khuyến cáo ngành nông nghiệp và nông dân quản
lý và sử dụng đất một cách hợp lý, hiệu quả.
- Nên bố trí mùa vụ và loại cây trồng khác nhau để cải thiện độ phì của đất và có
thể sử dụng tiềm năng phì nhiêu của đất được lâu dài (Lê Văn Khoa, 2009), ví dụ như:
2 lúa - 1 màu, 2 lúa - cá.
- Nên khuyến cáo người dân không nên đốt rơm rạ trực tiếp trên đồng ruộng,
nhằm hạn chế đất bị khô, chai cứng và làm chết các sinh vật có lợi trong đất.
- Thủy lợi là biện pháp kỹ thuật quan trọng trong việc cải tạo lại đất bạc màu.
Việc tưới tiêu nước chủ động, khoa học bằng một hệ thống kênh mương hoàn chỉnh
nhằm cải thiện độ phì đất bạc màu, tăng độ ẩm, cải thiện được các đặc tính lý hoá
trong đất, làm cho đất tơi xốp hơn, khả năng kết dính tốt hơn, giữ nước tốt hơn, giúp
hệ vi sinh vật trong đất hoạt động tốt hơn tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát
triển tốt hơn.
Hình 6: Hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất Lúa

( />- Biện pháp làm đất: Đặc điểm của đất bạc màu thường là khô, cứng do đó
hạn chế xới xáo để tránh mất nước do bốc hơi, nhất là vào thời kỳ khô hạn. Tiến hành
các biện pháp làm đất thích hợp, không nên xếp ải dễ làm đất mất thêm nước, hệ vi
sinh vật còn sót lại trong đất sẽ bị chết, đất càng trở nên chai cứng hơn, nên sử dụng
các loại máy cày nhỏ trong khâu chuẩn bị đất để hạn chế tác động nén dẽ trong điều
kiện làm đất ướt.
- Chú ý đẩy mạnh công tác xã hội và khuyến nông để giúp người nông dân từng
vùng hiểu nhiều hơn về mảnh đất của chính mình, từ đó sử dụng và quản trị đất đai
đúng hướng.
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2009: Đất là gì? Đất hình thành như thế nào?
/>%C3%A0g%C3%AC%C4%90%E1%BA%A5th%C3%ACnhth%C3%A0nhnh
%C6%B0th%E1%BA%BFn%C3%A0o.
Hồ Vỹ. 2006. Lao động: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): Đê bao làm nghèo vựa lúa.
[truy cập
ngày 04/05/2012].
Lê Văn Khoa. 2009. Giáo trình Bảo tồn tài nguyên đất. Đại học Cần Thơ.
Lệ Thu. 2007. Chợ Nông nghiệp: Cải thiện độ phì nhiêu của đất thâm canh lúa - Những giải
pháp triển vọng. />phi-nhieu-cua-dat-tham-canh-lua-Nhung-giai-phap-trien-vong.aspx. [truy cập ngày
04/05/2012].
Nguyễn Minh Phượng, Hubert Verplancke, Lê Văn Khoa và Võ Thị Gương. 2009. Sự nén dẽ
của đất canh tác lúa ba vụ ở đồng bằng sông cửu long và hiệu quả của luân canh
trong cải thiện độ bền đoàn lạp. Tạp chí Khoa học 2009:11 194-199. NXB. Đại học
Cần Thơ.
Nguyễn Văn Cận. 2010. Báo Nông nghiệp Việt Nam: Cải tạo đất nông nghiệp bạc màu.
[truy cập
ngày 04/05/2012].
Phương Liễu. 2006. Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM: Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật
là đầu độc đất đai. default.aspx?

tabid=210&idmid=&ItemID=14525. [truy cập ngày 03/05/2012].
Quốc hội (2003). Luật Đất đai 2003.
Trần Đình Mấn. 2012. Sản xuất phân bón từ rơm rạ. . [truy cập ngày
04/05/2012]
12

×